Tại
phòng tuyến ngã ba Dầu Giây, đến ngày 15/4/1975, trận chiến tại đây
bước vào ngày thứ 7. Lực lượng bảo vệ phòng tuyến này là Trung đoàn 52
Bộ binh với sự yểm trợ của Thiết giáp và Pháo binh. Từ chiều ngày
14/4/1975 đến sáng ngày 15/4/1975, các tiền đồn, công sự phòng thủ của
các tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 52 từ Kiệm Tân về đến ấp Phan Bội Châu đã
bị Cộng quân tràn ngập. Chiều ngày 15/4/1975, trận chiến đã xảy ra
quyết liệt ngay tại xã Dầu Giây, ở ngã ba Quốc lộ 1 và 20, giữa lực
lượng trú phòng và 2 sư đoàn chính quy và 1 trung đoàn thiết giáp của
Cộng quân.
Thế trận và tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch. Lực
lượng trú phòng còn khoảng 2 ngàn quân sĩ (kể cả các tiểu đoàn Địa
phương quân của Tiểu khu Long Khánh từ Định Quán rút về hợp cùng với các
đơn vị Trung đoàn 52 Bộ binh), trong khi đó lực lượng của Cộng quân đông
gấp 10 lần. Những người lính VNCH tại phòng tuyến ngã ba Dầu Giây đã
phải chiến đấu với thế trận 1 chống 10. Trận chiến đã diễn khốc liệt
ngay từ những phút đầu. Cộng quân pháo kích như mưa xuống các vị trí
công sự của quân trú phòng, sau đó là đợt tấn công biển người.
Sau 3
giờ kịch chiến, Cộng quân đã tràn ngập chia cắt các lực lượng của quân
lực VNCH án ngữ trên quốc lộ 1 và quốc lộ 20. Do trời tối, và 4 chiến xa
M-48 của Lữ đoàn 3 Thiết kỵ bị trúng đạn
Pháo của Cộng quân ngay từ
đầu nên việc yểm trợ của Thiết giáp đã không thực hiện được. Khoảng 8
giờ tối ngày 15/4/1975 thì toàn phòng tuyến ngã ba Dầu Giây vị vỡ. Tất
cả chiến xa và đại bác của quân trú phòng VNCH bị hủy diệt. Về lực
lượng Bộ binh và Địa phương quân, chỉ còn khoảng 200 người rút về tuyến
sau.
Chiếm được ngã ba Dầu Giây, 2 sư đoàn Cộng quân tiến về Xuân
Lộc. Tuy nhiên đại quân của Cộng sản Bắc Việt đã không thể tiến ngay như
Văn Tiến Dũng mong muốn, vì rằng ngay sau khi phòng tuyến Dầu Giây thất
thủ, hai quả bom khổng lồ "Daisy Cutter" (do Mỹ cung cấp vào trung tuần
tháng 4/1975) đã được Không quânVNCH thả xuống khu vực tập trung quân
của Cộng quân, và một đoàn xe dài chở quân lính và đại bác Cộng quân
trên quốc lộ 20. Theo các tài liệu tình báo, hơn 7 ngàn Cộng quân và
hàng trăm vũ khí nặng, quân xa CSVN bị tiêu diệt bởi hai trái bom này.
Theo
hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên, trong cuộc tiếp xúc với vị Phụ tá Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ vào cuối tháng 2/1975, Đại tướng Cao Văn Viên
đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ đặc biệt cung cấp vũ khí nào mà Không quân
Việt Nam có thể sử dụng được. Đó là loại bom 15 ngàn cân Anh có tên là
bom bạch cúc (Daisy Cutter) mà Không quân Hoa Kỳ thường dùng thả bằng
phi cơ C-130 để khai quang dọn bãi đáp trong các khu vực rừng già. Thế
nhưng, gần đến cuối cuộc chiến, Hoa Kỳ mới đáp ứng yêu cầu của Bộ Tổng
Tham Mưu QL.VNCH, sau chuyến viếng thăm của Đại tướng Weyand. Vào giữa
tháng 4/1975, ba trái chuyển đến trước và sau đó ba trái nữa chuyển đến
chỉ hai ngày trước khi cuộc chiến kết thúc. Một chuyên viên Mỹ đi theo
chuyến này để hướng dẫn cho chuyên viên VN cách gắn ngòi nổ và cách gắn
bom lên phi cơ. Thế nhưng chuyên viên Mỹ này không đến kịp. Trước tình
hình khẩn cấp và vì mức độ nguy hiểm nếu tồn trữ thứ bom này tại Tân Sơn
Nhất hay tại Long Bình nên Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư lệnh Không quân
VNCH phải chọn một phi công VNCH kinh nghiệm để bay thả thử trái đầu
tiên.
*Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tại mặt trận Long Khánh
Như đã trình bày
trong phần trước, để tăng viện cho lực lượng phòng thủ tại mặt trận Long
Khánh, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3/Quân khu 3 đã điều động Lữ đoàn 1 Nhảy
Dù, lực lượng trừ bị cuối cùng, nhảy vào mặt trận Xuân Lộc.
Theo kế
hoạch, hai tiểu đoàn Nhảy Dù được trực thăng vận xuống ấp Bảo Bình, cách
Xuân Lộc 5 km về hướng Nam. Theo lệnh hành quân của Bộ Tư lệnh Chiến
trường Long Khánh, sau khi nhảy xuống ấp Bảo Bình, 2 tiểu đoàn Nhảy Dù
mở cuộc tấn công tái chiếm xã Bảo Định, một xã nhỏ bé giữa rừng cao su,
cách ấp này 2 km về hướng Bắc. Tin từ Trung tâm hành quân của bộ Tư lệnh
chiến trường Long Khánh cho biết xã này đã bị một tiểu đoàn Cộng quân
chiếm giữ từ
ngày 10 tháng 4/1975 khi địch tung đợt tấn công thứ hai vào khu vực quanh tỉnh lỵ Long Khánh.
Tiểu
đoàn Nhảy Dù thứ ba được trực thăng vận xuống khu vườn cao su, cách xã
Bảo Định 1 km về phía Bắc. Từ vị trí này tiểu đoàn được lệnh tiến đánh
một tiểu đoàn đặc công Cộng quân đang chiếm giữ vườn cây của cố Thống
tướng Lê Văn Tỵ. Theo sự phối nhiệm tác chiến, tiểu đoàn phải thanh toán
thật nhanh mục tiêu nói trên để giải tỏa áp lực cho 1 tiểu đoàn Địa
phương quân đang bị Cộng quân bao vây. Cùng thời gian này, tiểu đoàn thứ
4 được trực thăng vận xuống ngay trung tâm thị xã Xuân Lộc để đánh bật
các đơn vị Cộng quân đang bao vây bộ Chỉ huy Tiểu khu, để bộ chỉ huy này
có thể rút về phía sau, hoạt động chung với bộ Tư lệnh Hành quân Sư
đoàn
18 Bộ binh. Cuộc tiến quân tái chiếm xã Bảo Định đã có những sự
kiện bất ngờ, lạ lùng. Khi 2 đại đội đầu tiên của Tiểu đoàn 9 Dù tiến
đến gần trụ sở xã Bảo Định thì trời đã về chiều. Điều làm cho các đại
đội trưởng ngạc nhiên là tại phòng Thông tin xã, giáo đường Bảo Định, cờ
Việt Nam Cộng Hòa vẫn bay phất phới, trong khi cả xã im vắng, không một
bóng người, một sinh vật nào ở ngoài đường.
Trung đội đi đầu của đại
đội 2 được lệnh khai hỏa. Ngay khi đó, các loạt đạn từ bên trong bắn
ra. Lại một bất ngờ nữa là tiếng súng từ trong xã bắn ra không phải là
từ loại súng AK 47 của Cộng
quân mà lại là tiếng súng M 16 và đại
liên 30 của Quân lực VNCH. Vị tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 Dù cho lệnh
các đại đội ngưng tấn công và bố trí chờ đợi. Vị tiểu đoàn trưởng gọi về
Trung
tâm Hành quân Sư đoàn 18 Bộ binh xin xác nhận lần chót về tình hình
trước khi tiểu đoàn 9 Dù tấn công. Một sĩ quan có thẩm quyền của trung
tâm hành quân quả quyết là xã Bảo Định đã bị Cộng quân chiếm trước đó
vài ngày và yêu cầu tiểu đoàn 9 Dù thanh toán mục tiêu thật nhanh.
Khi
tiểu đoàn Dù sắp tấn công thì chuông nhà thờ Bảo Định kéo lên, một sĩ
quan Địa phương quân chạy ra hô lớn là lực lượng trong xã không phải là
Việt Cộng. Thế là lệnh tấn công được hủy bỏ, các đại đội Dù tiến hành
cuộc lục soát quanh khu vực đề phòng Cộng quân ẩn núp. Sau khi kiểm soát
xã Bảo Định, các đơn vị Dù tiến nhanh về phía suối Gia Cốp, cũng nằm
trong rừng cao su, gần vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ.
Lại
thêm một bất ngờ là khi lực lượng Dù vừa rời khỏi xã Bảo Định khoảng 200
mét, khi đó trời đã tối, thì "đụng đầu" một tiểu đoàn vũ khí nặng của
Cộng quân. Trận tao ngộ chiến diễn ra hơn một giờ trong rừng cao su,
những người lính Nhảy Dù với kinh nghiệm đánh đêm và cận chiến đã tiêu
diệt gần trọn cả tiểu đoàn này. Theo tài liệu tình báo, tiểu đoàn vũ khí
nặng của Cộng quân từ Định Quán được lệnh băng rừng di chuyển theo tỉnh
lộ 332, bọc xuống phía nam Xuân Lộc để chiếm đóng xã Bảo Định, sau đó
sẽ yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị của sư đoàn có bí số CT6 đang tập
trung tại đồn điền Xuân Lộc. Tuy nhiên vừa đến gần xã Bảo Định thì tiểu
đoàn Cộng quân đã bị Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù tiêu diệt.
Phần 3
Nghe ông Toàn nói, tôi không ngăn nổi sự tức giận, liền lớn tiếng,
– Thưa Trung tướng! Trung tướng có thể làm người bất tín, bất nghĩa!
Nhưng tôi thì không! Tôi không thể làm một Liên đoàn trưởng đem con bỏ
chợ! Yêu cầu Trung tướng cho bốc hết liên đoàn, hay là trả tôi vào rừng
trở lại với thuộc cấp của tôi! Trong hai ngày tới mà Trung tướng không
đem hết những người còn lại ra khỏi vùng thì tôi sẽ cho Tiểu Ðoàn 82
giải tán! Tôi không đánh nhau nữa!
Chắc thái độ của tôi đã làm cho Tướng Toàn tức giận lắm. Ông ta nhảy
xuống đất, tay cầm cái can chỉ huy giơ lên, hạ xuống hai ba lần, như sắp
bổ xuống đầu tôi mấy phát cho hả dạ.
Ông Toàn biết tôi là người dám nói, dám làm. Có lẽ yêu cầu của tôi đã
đưa ông Tư lệnh Vùng 3 vào một tình trạng rất khó xử trí. Bình thường
thì mặt Tướng Toàn đã không hồng hào, sáng sủa gì, giờ đây tôi thấy mặt
ông ấy tím ngắt.
Sau khi cúi đầu đi qua, đi lại, mấy vòng quanh cái đuôi trực thăng,
Tướng Toàn chợt đứng lại, giơ cao cây gậy chỉ huy của ông ta lên, rồi
thẳng tay đập liên tiếp mấy cái trên tấm bảng đỏ 3 sao trắng là dấu hiệu
Trung Tướng, gắn bên hông con tàu.
Lẫn với tiếng “Kịch! Kịch! Kịch!” do cán gậy gỗ chạm mặt tấm bảng thiếc là tiếng chửi thề của ông,
– Ð! M! Mi ép tau vừa thôi! Mi ép tau vừa thôi! Okay! Tau cho bốc! Tau cho bốc!
Rồi chẳng thèm nhìn mặt tôi, ông Tư lệnh leo lên trực thăng. Cánh quạt quay nhanh, con tàu bay đi.
Tới lúc chiếc trực thăng bay lẫn vào trong đám mây trắng hướng Ðông Bắc,
tôi mới chợt nghĩ lại, tự thấy rằng mình vừa làm một việc quá nóng nảy,
quá hồ đồ. Nhưng ngay sau đó, tôi lại tự an ủi, biết đâu vì cái hồ đồ,
nóng nảy của tôi mà Tướng Toàn nghĩ lại, sẽ ra tay cứu vớt những anh em
đồng ngũ của tôi còn đang nguy khốn ở trong rừng.
Tướng Toàn đi rồi, tôi theo xe của Chiến Ðoàn 43 vào gặp mặt ông Chiến
đoàn trưởng. Ðại tá Lê Xuân Hiếu nói rằng tạm thời Tiểu Ðoàn 82 Biệt
Ðộng Quân giữ vai trò trừ bị cho Chiến Ðoàn 43 và có nhiệm vụ phòng thủ
doanh trại 181 Pháo Binh của Sư Ðoàn.
Muốn có một ý niệm thích hợp để bố quân và điều quân, phòng khi biến động, thì tôi phải đích thân đi quan sát địa thế.
Tôi thấy trại 181 Pháo Binh nằm về hướng Tây của Núi Chứa Chan và cách
xa ngọn núi này đúng 12 cây số đường chim bay. Doanh trại này có hình
vuông, mỗi chiều cỡ hơn trăm mét.
Hướng Tây trại này cách bờ đất phòng thủ của thị trấn Xuân-Lộc một con
đường rộng chừng bốn thước, hướng Bắc và Ðông là đồng cỏ tranh um tùm,
hướng Nam là đường hương lộ lát đá kéo dài từ sân bay Xuân-Lộc tới Quốc
lộ số 1.
Xung quanh căn cứ này có hàng rào tre đực, với dây thép gai, cùng giao thông hào, thiết trí như một Ấp Chiến Lược.
Trong vòng đai và cổng chính của căn cứ có gần chục cái lô cốt xi măng, cốt sắt.
Nếu có giao chiến, căn cứ này sẽ là một cứ điểm vô cùng lợi hại. Vậy mà nó đang bị bỏ trống.
Trên khuôn viên của trại có năm cái nhà vòm bằng tôn, bốn nhà không có
tường vách, cái thứ năm nằm sát bờ rào hướng Ðông thì được vây bằng ván
kín mít, hiện có ba gia đình binh sĩ với vài cháu bé cỡ năm sáu tuổi
đang trú ngụ trong đó.
Giờ này không biết Tiểu Ðoàn 181 Pháo Binh đang ở đâu.
Hiện thời Bộ chỉ huy Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân còn tôi (Thiếu tá Vương
Mộng Long), Ðại úy Ngũ Văn Hoàn, Trung úy Nguyễn Văn Trâm, Chuẩn úy Lê
Văn Phước.
Trung đội vũ khí nặng của Ðại Ðội Chỉ Huy coi như đã triệt tiêu, không
súng cối, không đại liên. Sáu toán Viễn Thám, thì còn ba toán.
Ðại Ðội 1/ 82 của Thiếu úy Ðặng Thành Học trở thành đơn vị vững chãi
nhứt của Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân từ sau trận Ðạo-Trung, Quảng-Ðức
cuối tháng 9 năm 1974. Suốt thời gian lui binh từ Quảng-Ðức về Blao tôi
đã đi sát với đại đội này.
Ðại Ðội 2/ 82 hiện thời không có đại đội trưởng vì Trung úy Võ Hữu Danh
coi như mất tích trên đường rút lui theo chân Tiểu Khu Quảng- Ðức nên
tôi đặt đại đội này dưới quyền chỉ huy của Chuẩn úy Gấm là một sĩ quan
lớn tuổi, và có nhiều kinh nghiệm trận mạc.
Ðại Ðội 3/82 được giao cho ông sĩ quan Ban 2 là Trung úy Trần Văn Phước.
Phụ tá cho Trung úy Phước là một ông sĩ quan vừa đẹp trai, vừa đánh
giặc giỏi là Chuẩn úy Phan Quốc Thiều.
Ðại Ðội 4 vẫn còn dưới quyền Thiếu úy Phạm Văn Thủy. Hiện nay Thiếu úy
Thủy là sĩ quan đại đội trưởng thâm niên nhất của tiểu đoàn tôi.
Quân số của các Ðại Ðội 1,2,3 còn khoảng trên 50 người một đại đội. Ðại
Ðội 4 thiếu một trung đội của Chuẩn úy Bảo, quân số hiện giờ là hơn 40
tay súng.
Tôi cho các Ðại đội 1, 2 và 3 bố trí trong vòng rào trại 181 Pháo Binh.
Còn Ðại Ðội 4 có nhiệm vụ giữ cổng chính và cây cầu bắc ngang qua con
suối khá lớn, các chị vợ lính Pháo Binh gọi con suối này là suối Rét,
nhưng trên bản đồ thì tên của nó lại là suối Gia Lêu.
Khi biết rằng tôi được giao nhiệm vụ phòng thủ doanh trại 181 Pháo Binh
thì Ðại tá Phúc chở theo một ông Ðại úy và một ông Trung úy Ðịa Phương
Quân ra tận đầu phi đạo gặp mặt tôi, rồi vừa cười cầu tài, vừa nói,
– Chú cho anh nhờ chút được không?
Hóa ra ông Tỉnh trưởng đề nghị “bán cái” cho tôi cái nhiệm vụ phòng thủ phi trường Xuân-Lộc!
Lúc này trên sân bay có hai đại đội Ðịa Phương Quân do Quân-Khu 3 tăng
cường cho Long -Khánh, nhưng không có sĩ quan liên đội trưởng, nên Ðại
tá Tỉnh trưởng muốn đặt hai đại đội Ðịa Phương Quân này dưới quyền chỉ
huy của tôi.
Liên đội này có một đại đội của Tiểu Khu Long-An, do ông đại úy tên là
Ðức làm đại đội trưởng. Ông đại úy này là người Nam, cao, to, oai vệ,
nhìn không khác gì Trung tướng Nguyễn Văn Toàn.
Ðại đội thứ nhì thì di tản từ Bình-Long về do một trung úy chỉ huy, tôi
đã quên tên. Ông này là người Bắc, nhỏ con nhưng rất nhanh nhẹn, ăn nói
thực thà, dễ có cảm tình, gia đình ông này ở Cái Sắn.
Tôi đang thiếu quân giữ an ninh phía sau lưng, nên vui vẻ nhận lời của
ông Tỉnh trưởng, rồi giao cho đại đội của Long-An phòng thủ nửa phần
hướng Tây phi trường, còn đại đội của Bình-Long phòng thủ nửa phần hướng
Ðông, tiếp giáp với Biệt Ðộng Quân.
Ðể khép kín vòng đai phòng thủ tuyến, tôi cho một tiểu đội Ðịa Phương
Quân của Bình-Long và một tiểu đội Biệt Ðộng Quân đóng quân chung trên
một cái chốt chặn ngay đầu con hẻm đất nằm giữa hàng rào căn cứ 181 Pháo
Binh và tường đất bao quanh Bộ Tư Lệnh và hậu cứ Trung Ðoàn 43 Bộ Binh.
Tôi hỏi thăm các chị vợ lính Pháo Binh rằng có đơn vị bạn nào hoạt động ngoài vòng đai không, thì các chị nói không.
Tôi hỏi ông Trung úy đại đội trưởng đại đội Ðịa Phương Quân Bình-Long về
tình hình bạn và địch ở ngoài kia, ông ta cũng không biết gì.
Theo tôi thì địch chỉ có thể tấn công phi trường Xuân-Lộc bằng hai đường, một là từ hướng Ðông Nam, hai là từ hướng chính Ðông.
Nếu tiến từ Ðông Nam thì địch có lợi thế là đường đi rộng thênh thang,
rất thuận tiện cho cơ giới và đại quân bộ chiến tiến hàng ngang. Nhưng
theo hướng này thì phải dùng Quốc Lộ 1 chắc chắn sẽ dễ bị lộ, dễ làm mồi
cho không quân oanh kích.
Mặt khác, ngay trên ngã ba Quốc lộ 1, muốn vào Xuân-Lộc, địch phải vượt
qua xã Bảo Ðịnh là một thành đồng chống Cộng của dân Công-Giáo.
Qua cái tiền đồn này, còn phải vượt hai cây số hương lộ cùng ba cây cầu nữa mới tới đầu phi trường Xuân-Lộc.
Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân đang ở ngay bờ Bắc của cây cầu thứ ba.
Còn tiến từ chính Ðông thì có nhiều lợi thế hơn về mặt chiến thuật.
Tôi thấy trên bản đồ thì, vùng Ðông Nam của Thành phố Xuân-Lộc có một
con lộ đất, con lộ này bắt nguồn từ khu vực rừng lá dưới chân núi Chứa
Chan.
Ra khỏi rừng, và sau khi len lỏi qua những đồn điền cao su và vườn
chuối, vườn xoài, thì con lộ đất này đâm thẳng vào một ngõ hẻm.
Ngõ hẻm này ở ngay đầu phi trường, chỗ tôi đặt cái chốt hỗn hợp của Biệt Ðộng Quân và Ðịa Phương Quân.
Thế là, chiều ngày 7 tháng Tư tôi cứ đi đi, lại lại nhiều lần trên con hẻm này.
Dưới mắt tôi, một người lính nhà nghề, một người từ khi vừa lên lớp Ðệ
Thất đã thuộc nằm lòng “Tôn Ngô Binh Pháp” thì con lộ đất này ví như một
lưỡi dao găm kề cổ thị trấn Xuân-Lộc.
Muốn giết Xuân-Lộc, chỉ cần một cú đâm cực nhanh, cực mạnh, xuyên qua
con hẻm dài chưa tới hai trăm thước này, rồi cho lưỡi dao lách về bên
phải thì trái tim của thành phố sẽ bị mũi dao đó đâm xuyên qua ngay.
Tôi ước tính, nếu một đoàn chiến xa T54 mà xuất phát từ điểm mà tôi đang
đứng, thì chỉ ba phút sau chúng đã có mặt trong sân Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn
18 Bộ Binh và Tòa Hành Chánh tỉnh Long-Khánh rồi!
Dinh cơ của Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh chính là trái tim của thị trấn
Xuân-Lộc. Nơi đó có Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn, sau lưng Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn là
chỉ huy sở và hậu cứ của các đơn vị giữ nhiệm vụ phòng thủ Xuân-Lộc.
Nếu Bộ Tư Lệnh mà bị chiến xa Cộng-Sản chiếm giữ, thì các đơn vị phòng
thủ trong vòng đai của Bộ Tư Lệnh sẽ bị địch đánh từ phía sau; trước mặt
họ là bờ đất cao, cùng rào kẽm gai chằng chịt, đầy mìn bẫy, không đường
thoát chạy. Chiến đấu trong tình thế này chắc chắn họ sẽ bị tiêu diệt.
Cũng trong tình huống ấy, tòa hành chánh cũng sẽ bị địch uy hiếp, các
đơn vị Ðịa Phương Quân và Cảnh Sát Dã Chiến của Long-Khánh sẽ trở thành
rắn mất đầu.
Tôi không hiểu tại sao yếu điểm này lại không có người canh gác hay rào giậu.
Chợt mắt tôi nhìn thấy dọc theo lề đường có những cái hố trũng với lá
khô phủ lên trên, hố này cách hố kia chừng năm thước. Tôi tò mò cào lá
khô sang bên thì phát giác ra đó là những hố mìn chống chiến xa, có tất
cả mười trái mìn đã được gài. Chắc những quả mìn này mới được chôn cách
đây không lâu nên chưa bị cát sạn che lấp vì mưa gió.
Tôi giật mình khi thấy trên lưng những quả mìn này chỉ là những lỗ tròn trống rỗng! Không quả mìn nào còn ngòi nổ cả!
Chắc lực lượng phòng thủ thấy bãi mìn của họ nằm sát phi trường, nên
không cần cho người canh giữ. Nhưng nào có ai hay? Quân trinh sát của
Cộng-Sản đã khôn ngoan lẻn vào gỡ hết ngòi nổ của mìn mà vứt đi rồi!
Chắc chắn chiến xa của chúng sẽ dùng con hẻm này để thọc sâu vào giữa phòng tuyến của Việt-Nam Cộng-Hòa.
Tôi đoan chắc điều này chỉ vì tôi nghĩ rằng nếu họ tấn công bằng bộ
binh, thì họ không cần cho lính trinh sát mạo hiểm len lỏi vào đây gỡ đi
những cái ngòi nổ.
Nay ngòi nổ đã được gỡ, nhưng mìn thì vẫn còn, tức là địch đã tương kế tựu kế để đánh lừa người giăng bẫy.
Người đặt mìn, nếu có bỏ công rà soát lại, cũng lười biếng, không lật lá
khô lên kiểm soát xem ngòi nổ có còn hay không? Rồi cứ tưởng mìn còn
đó, chiến xa địch chạy vào thì mìn nổ. Ðâu ngờ mười quả mìn giờ này đã
thành vô dụng không khác gì mười cục gạch!
Vừa phát giác ra mười quả mìn không còn ngòi nổ thì tôi chột dạ, vội
vàng gọi Thiếu úy Phạm Văn Thủy đem theo một tiểu đội bảo vệ rồi đi ra
ngoài vòng đai doanh trại để thám sát địa thế vùng xung quanh.
Ði giữa lòng con lộ đất, một bên là tường đất cao nghệu của hệ thống
phòng thủ quanh Bộ Tư Lệnh, một bên là hàng rào tre đực của căn cứ 181
Pháo Binh, tôi có cảm tưởng đang đi trong Lạc Phụng Ba của Phụng Sồ thời
Tam Quốc!
Ra khỏi con lộ đất, tôi tiến vào một vùng lòng chảo cỏ tranh cao quá đầu
người hướng chính Ðông của doanh trại. Tiếp tục theo đường, là vườn
xoài, rừng chuối ngút ngàn, rồi con đường bị cỏ tranh che phủ, không còn
rộng nữa.
Chợt mắt tôi thấy thấp thoáng hình như có những cột mốc cắm thành hai
hàng song song, hàng này cách hàng kia chừng bốn thước, như dấu mốc mà
Công-Binh Bắc-Việt đã đánh dấu để phóng đường cho xe đi trong tương lai.
Tôi rẽ cỏ tranh bước tới gần, thì đúng là địch đã cắm mốc! Cột mốc là
một khúc nứa, cao cỡ ba mét, mỗi ngọn cột đều buộc một mảnh vải tai nheo
màu xanh, đỏ, tím, vàng rất dễ nhận ra!
Tôi nhớ lại, cuối năm 1973, Công-Binh Việt-Cộng cũng đã đánh dấu một con
đường như thế này nối dài từ thung lũng Ia Drang tiến về vùng 10 cây số
Bắc Pleime; cây lớn mọc trên mặt đường có đánh dấu đều bị cưa nửa vời.
Tới tháng Tư năm 1974, khi triển khai chiến dịch, chiến xa địch chỉ cần
chạy ngay giữa hai hàng mốc thì những cây cối này sẽ gãy ngay, xe tank
cứ thế, đè lên cây mà lao tới.
Như thế thì trong tương lai, nếu có chuyện đánh nhau, chắc chắn con
đường đã đánh mốc này sẽ được địch dùng cho chiến xa tiến vào vùng Ðông
Nam của thị xã.
Từ bìa rừng, quay đầu nhìn lại, tôi thấy hệ thống tường đất cao với
nhiều lớp rào phòng thủ dư sức ngăn cản chiến xa; như vậy, muốn vào thị
xã, xe tank của địch bắt buộc phải dùng con hẻm độc đạo bên rào Trại 181
Pháo Binh.
Muốn chặn chúng lại, ta chỉ còn cách duy nhất là thắt nút ngõ hẻm này bằng mìn chống chiến xa và thép gai vòng loại concertina.
Nhưng để cho chắc ăn, tôi vẫn tiếp tục dẫn quân đi vòng quanh rào để
thăm dò thêm. Tôi thấy mặt Ðông Nam của căn cứ là một dải đất sình lầy,
tiếp giáp với bờ suối; khu vực đất thấp này bộ binh di chuyển còn khó
khăn, chắc chắn chiến xa không thể vượt qua được.
Sau khi hoàn tất công tác thám sát địa thế, về tới cổng trại, tôi mới nghĩ lại, thật là may mắn cho tôi, đêm qua địch chưa đánh!
Ðêm qua, tôi chưa chuẩn bị, mà địch ra tay thì chắc chắn đơn vị tôi tan tành rồi.
Tôi cấp tốc gọi cho Ðại tá Tỉnh trưởng cho xe đón tôi vào để báo cho ông một phát giác thật quan trọng.
Sau khi nghe tôi trình bày chi tiết những gì vừa chứng kiến, ông Ðại tá vỗ vai tôi rồi hối thúc,
– Lẹ lên! Lẹ lên! Chú lấy một chiếc Dodge rồi chạy xuống Trung Tâm
Yểm Trợ Tiếp Vận Tiểu Khu lấy tất cả những gì chú cần! Mau lên! Mau lên!
Sau hai chuyến chuyển vận, tôi nhận được mười lăm cuộn concertina, hai chục khẩu M72 và trên một chục quả mìn chống chiến xa.
Ba toán Viễn Thám đã lãnh 6 khẩu M72 rồi; số còn lại tôi chia đều cho
các đại đội. Mỗi đại đội đều có ba toán chống tank do chính tay tôi huấn
luyện trong thời gian phòng thủ Kiến-Ðức.
Thực ra thì chúng tôi bắn XM 202 giỏi hơn M72. Gần nửa năm trấn thủ
Kiến-Ðức, kho đạn của Tiểu Khu Quảng-Ðức có bao nhiêu XM 202 đều bị tôi
trưng dụng hết.
Súng chống tank hữu hiệu nhứt là XM202 với đạn màu đỏ, tức là đạn khói,
đạn lân tinh. Trúng đạn lân tinh, xe tank sẽ cháy ngay. Còn bắn đạn với
liều thuốc lõm màu đen thì chỉ làm cho nó đứt xích hay lủng bộ phận phun
khói sau lưng; bắn ngang hông cũng có hy vọng; còn bắn trúng pháo tháp
T54 thì coi như “gãi ngứa” cho nó mà thôi.
Thế là từ chiều cho tới tối, hai ông Thiếu úy Ðặng Thành Học và Phạm Văn
Thủy phải nhịn đói, vất vả căng kẽm gai và moi lỗ gài mìn trên con hẻm.
Mười quả mìn mới có ngòi, nằm đè lên mười quả mìn cũ đã bị Việt-Cộng
tháo ngòi, thế là mình có mười lỗ mìn đôi. Nếu dính một lỗ mìn đôi, chắc
chắn chiếc T54 cán mìn sẽ banh xác!
Công việc thiết trí trận địa của tôi coi như đã hoàn tất.
Và tôi có thể yên tâm là, từ tối ngày 7 tháng Tư năm 1975, Tiểu Ðoàn 82
Biệt Ðộng Quân của tôi đã ở trong tư thế sẵn sàng đương cự với bất cứ
địch thủ nào.
No comments:
Post a Comment