Tuesday, March 19, 2013

THỜI GIAN & SỰ KIỆN Section 3


          Ngày 11 tháng 05 năm 1970 (Tai nạn của hai PHÐ VƯỢNG – SANG – TRUẬT & CUNG – ÐẠT – LIÊN ) Lần biệt phái này Biệt Ðội 219 tại B.15 Kontum  chỉ làm việc có 4 PHР gồm có  Flight Leader  Anh Nguyễn Văn Tưởng và Trưởng Phi cơ 3 chiếc còn lại là Anh Ngô Viết Vượng & Anh Ðặng Văn Cung đều là I.P (huấn luyện pilot ) của Phi Ðoàn con Anh Trần Văn Long lúc đó vừa mới ra Hoa Tiêu Chánh , Vì chỉ có  4 Crews và đến 3 người là I.P  nên Anh Tưởng chi cho mỗi ngày bay  3 Crews để  Anh Em còn có thời gian nghỉ ngơi , Hàng ngày 3 PHÐ đều bay lên Ðức Cơ, trực ở đó  chờ Trưởng trại  có việc Họ báo vào Briefing, thời gian này chiến trường Cambốt (CamBuchia) đang sôi động, vì vậy  Bộ Tư Lệnh Không Quân Việt Nam, yêu cầu Phi Ðoàn 219 về Tây Ninh tăng cường làm việc cho Tiểu Khu Tây Ninh, chính vì thế Phi Ðoàn 219 rất bận rộn trong thời gian này.
     Sáng sớm ngày 11 tháng 05 năm 1970 , Anh Tưởng đến phiên được nghỉ Anh cùng Copilot và  Mevo Nguyễn Thanh Cần ra phố sớm để ăn sáng, ba Phi Hành Ðoàn làm việc sửa soạn lên đường bay lên Ðức Cơ, khí hậu lúc này vì là mùa mưa, nên ẩm thấp, mặc dù đã hơn 8 giờ sáng nhưng sương mù lất phất chưa tan, mọi thủ tục check tàu trước khi bay đã hoàn tất, cả ba chiếc lần lượt cất cánh bay thẳng về hướng Ðức Cơ , khi gần đến làng  Pleizơhai trời bắt đầu mưa , và Anh Cung  yêu cầu tất cả Monter  lên cao,  để có thể tránh mưa ở dưới thấp, trời mỗi lúc lại càng mưa lớn hơn, mây mù khắp nơi, càng lên cao càng đen trời , Anh  Trần Văn Long cảm thấy tài năng của mình có giới hạn. Vì mấy tháng vừa qua Anh bị Mevo Công méo trong buổi họp của Phi Ðoàn đã tố cao Anh là “ Ð/U Long đáp LegHorn 2,700 – 2,800 xuống còn 2,350 “  thế là  Ð/U Long bị huấn luyện lại và cho xuống Copil pilot một thời gian nữa. Lần này đáng lẽ Anh bay với  Mevo Trần Văn Liên, vì Liên mới về, nhưng Anh Tưởng xét thấy hai Anh Em không thể bay chung một chiếc được vì vậy đẩy Tôi xuống bay chung với Anh Long. Lúc này Anh Long biết  mình  không đủ khả năng đã lên tiếng trong Interphone  “Ð/U ơi Ð/U tôi bay không nổi tôi muốn quay trở lại  “ Anh Vượng mới trả lời “ Ừ thằng Cung thằng Long thấy đi không được thì quay lại đi… “ Anh Long lập Tức descends xuống. Câu nói của Anh Vượng lúc đó thật là thiếu cẩn thận đối với Anh Cung vì giữa hai  Anh đều là I.P cả  như vậy làm sao Anh Cung quay trở lại được. Nói về Anh Long, khi cho Phi Cơ xuống  mây mưa càng lúc càng nhiều, không thấy đâu là trời đất cả, thình lình Tôi trông thấy những thửa ruông vuông , vuông lờ mờ phía dưới càng lúc càng dâng lên mặt, Tôi vội la lên coi chừng tới đất đó, Anh Long vội recovery và Phi cơ vừa gần chấm mái nhà của người dân tộc thiểu số tại đây , và đây cũng là làng Pleizơhai (mà dân KonTum thường gọi là làng Ma Lai), Phía mặt đất vẫn còn mưa, Anh Long phải vừa bay vừa Hover từ từ , quay về KonTum, trong vô tuyến của Máy bay Tôi nghe được giọng của Anh Cung  nhắc nhở “ Qua trái…núi… Qua phải…núi… “ rồi một lát sau Tôi nghe tiếp cũng giọng của Anh Cung “ Vượng ơi …Mày dắt như vậy là giết hết Anh Em rồi….”. Và đó là tiếng nói cuối cùng của Anh mà Tôi đã được nghe.
     Nói về Anh Long , sau đó gọi nhiều lần cho anh Vượng và Anh Cung , nhưng không nghe ai trả lời cả , Anh vội vàng  lầm lũi bay về , nhưng thật tình không biết tâm trang Anh lúc đó như thế nào , chỉ có Anh Yên là có thể đoán được thôi, vì Anh Yên ngồi kế bên, còn Tôi thì không nghe Anh phát biểu điều gì cả , khi bay về tới KonTum Anh  bay thẳng ra Phố  và cứ thế vòng vòng chung quanh Phố chính, đường Lê Thánh Tôn. Bay nhiều vòng xong, Anh quay về đáp xuống Parking B.15, chờ một lát thì qủa thật PHÐ Anh Tưởng vội  vã quay về trại, Anh chay ngay ra Parking hỏi “ Chuyện gì vậy Long “ Anh Long mếu máo “ Anh  Vượng & Cung bay vô mây  không liên lạc được  “ Anh Tưởng nói  “ Chắc tụi nó bay tới Ðức Cơ rồi chứ gì “Anh Tưởng lên máy bay không mở máy mà chỉ mở vô tuyến gọi thử, cũng không nghe trả lời, Anh Tưởng vội vào  Bộ Chỉ Huy của Chiến Ðoàn, nhờ gọi thẳng lên Ðức Cơ, hỏi xem hai chiếc đã đáp chưa, và được biết chưa có chiếc nào đến Ðức Cơ cả, Bấy giờ anh mới hoảng, chạy thẳng ra Phi Cơ mở máy tiếp tục gọi, Trời bắt đầu Clear và nắng bắt đầu toả xuống vạn vật, Anh Tưởng và Anh Long mỗi người một chiếc bay lên và thi nhau gọi “ Vượng nghe không Vượng … Cung nghe không Cung … “ và cứ thế Hai Anh thi nhau gọi, sau đó Anh Tưởng gọi về Phi Trường  Cù Hanh (PleiKu) hỏi xem có chiếc nào đáp không, Nhưng ở đó họ cũng trả lời không thấy, rồi Anh Tưởng hỏi các Ðài không Lưu ở khắp nơi, nơi nào có thể liên lạc được Anh đều hỏi, nhưng vô vọng, không ai phát hiện thấy hai chiếc trực thăng này cả , Hai Anh cứ tiếp tục hỏi và bay vòng trên núi cao ngăn đôi giữa KonTum và Ðức Cơ, nói rõ hơn dãy núi này ngăn cách giữa làng Pleizơhai và làng PleizơReng ( Ðồn của LL.ÐB  gọi là Lệ Minh ) và cứ thế mà bay vòng cho đến trưa khoảng gần 12 giờ  đang bay trên đỉnh núi, thì bất chợt Tôi nhận thấy có một vài nhánh cây, mới gẫy  trên ngọn  còn tươi, Tôi vội báo ngay cho Anh Long “ Anh Long ơi hướng ba giờ có nhánh cây bị gẫy “ Anh Long hỏi ngay “ Ðâu đâu “ và lập tức Anh quay lại  Anh bay từ từ theo dấu nhánh cây gẫy một đoạn xa, lúc này nhìn xuống phía dưới thấy một máy bay bị gẫy làm ba, nhìn xuống  máy bay rất nhỏ, chứng tỏ cây ở đây rất cao, Anh Long gọi ngay cho Anh Tưởng. Hai Anh cứ từ từ bay vòng, lấy rộng  ra lần lần, chúng tôi 6 người cứ thế mà dán mắt xuống dưới rừng  tìm kiếm , cuối cùng Anh Tưởng trông thấy  một người đang cầm miếng vải đỏ ở dưới thung lũng xâu cách xa chỗ rơi máy bay nhiều cây số, đàu đội nón nâu như lính  Nhẩy Dù hay Biệt Ðộng quân, đang ra tín hiệu, Anh Tưởng và chúng tôi đều  nghĩ , không biết người này đang ra dấu cái gì, vì nếu là Lính hay là NVPH ít nhất cũng phải  biết sử dụng miếng vải Si nhan ( Signal) . Anh ta là ai và muốn gì , Anh ta sử dụng miếng vải đưa lên đưa xuống như vẩy nước ở trong khăn cho khô , Anh Tưởng cũng phải xuống gần xem sao đã … Anh cũng lo vì thung lũng này bao quanh là núi , nếu có tình huống gì rất khó phản ứng , gần xuống đến nơi Anh phát hiện ra Mevo Trần Văn Liên. Anh la lên “ Long ơi Long  … Thằng Liên … Long ơi “  Anh Long hoảng hồn “ Thằng Liên hả Ð/U … “ rồi Anh quay qua Copil Yên nói trong nghẹn ngào “ Yên ơi… Yên …mày bay đi tao chết…” rồi Anh buông cần lái , không biết tâm trạng Anh Long lúc đó thế nào và Anh chẳng nói được gì nữa cả … Trong khi đó Anh Tưởng không thể xuống được nữa vì dưới đó quá xâu, Anh nói với Mevo Nguyễn Thanh Cần ra dấu cho nó ở đó chờ , đi xả bớt xăng cho nhẹ Tàu rồi mới xuống được . Anh bay thẳng về  Buôn Pleizơhai,  đáp xuống ruộng xả bớt hai bình xăng , sau đó Anh bay lên và nói với Mevo Cần buộc giây ba chạc vào Hoist thả xuống , ra dấu cho nó  luồn hai chân vào giây ba chạc , ôm vào sợi giây , Liên lúc đó cũng  quá  căng thẳng, nên Liên chỉ sỏ  một chân, rồi ôm cứng lấy sợi giây, Liên cũng đã được đưa lên tàu, Hai PHÐ bay trở về B.15 , được Liên thuật lại  ( Lúc vào trong mây chi thấy núi và cây , Anh Cung chỉ vừa bay vừa Hover lết theo ngọn cây mà bay , sau đó Anh bị quẹt vào cây , và máy bay cứ lao thẳng tới , va vào những nhánh cây lớn và rơi thẳng xuống) , Liên chỉ đeo cái Headset mà không đội nón bay, thật là may mắn Liên không bị thương chỉ sây sát sơ sơ trên đầu ,Anh ta dùng băng cá nhân màu nâu quấn ngang đầu,  (lúc rơi xuống Anh Cung còn tỉnh táo , leo ra khỏi máy bay , và Liên dìu Anh Cung ra xa khỏi nơi  tai nạn , Anh mệt quá vá yêu cầu Liên , cho Anh ngồi nghỉ dưới một gốc cây , sau đó Anh nói Liên móc  trong túi Anh , lấy ra cái bóp và cái hộp quẹt Zippo , Anh nói Liên đem về cho vợ con Anh , Anh Cung nói là Anh bị tức ngực , một lát sau Anh Cung nẩy người lên , rút hai chân , hai tay cũng co lại trong tư thế  ngồi bay, rồi trút hơi thở cuối cùng , Ð/U  ÐẶNG  VĂN  CUNG  đã Hy Sinh ngày 11/ 05 / 1970 . Trước khi Anh vĩnh viễn  lìa bỏ Gia Ðình và Ðồng Ðội anh đã tức chính bản thân mình “ Tại sao không control được lại để cho rơi” và Anh đã nấc lên co vào tư thế bay để rồi  lịm đi ….. Trong lúc đó  Liên thấy bất lực trước cái chết của vị Chỉ Huy  mình , Liên  bỏ chạy xuống triền núi … và cứ thế Anh ta chay theo  dốc núi  ,càng chạy cây cối càng rậm rạp ,nghe tiếng máy bay , mà không có cách nào ám hiệu cho may bay thấy cả , vì cây cao và tàng cây che kín , sau cùng Anh ta xuống đến gần cuối chân núi , mới có một khỏng trống , cũng may vừa chạy đến đó vừa đói lại vừa lả ,  thì máy bay Anh Tưởng kịp phát hiện và đã đưa Liên về.
     Tiếp tục Anh Tưởng , Anh Long  cùng máy bay quan sát từ Pleiku, đua nhau đi tìm chiếc Anh Vượng , dồng thời Anh Tưởng yêu cầu cho thả Team xuống , để đưa xác Anh Cung và Th/U Ðạt về . Khi thả Team cây quá cao , hoist và thang giây  không thể xuống tới nơi  được , phải cho Team tuột  giây Thụy Sỉ , khi Team  vào đến nơi bị tai nạn , thì không thể nào lấy được xác  của Th/U Ðạt , vì  Transmission đả đè lên Th/U Ðạt ,  chỉ còn thấy có nửa mặt  phải, sáng hôm sau trưc thăng  đã câu được Anh Cung về , cũng vẫn còn tư thế ngồi bay , mọi người vẫn tưởng Anh chết trên máy bay, lập tức xác Anh Cung  được đưa vào trại tắm rửa, và nắn lại tư thế nằm ngủ , Anh đã cài saferty bell nhưng quên cài Harness và  bị Syclic Stick , đập vào ngực và mặt , làm mặt Anh sưng lên và ngực bầm tím, sau đó  thi hài Anh Cung được đưa về Ðà Nẵng, gởi tại Bêng Vien Duy Tân một ngày,  đêm đó Anh Ngọ và một Copil trực xác Anh Cung đến sáng mới dem về  Tân Sơn Nhất , để ngăn lạnh ở Tử Sĩ Ðường ,  gần  cổng trại Hoàng Hoa Thám của Doanh Trại Nhẩy Dù ,  Chờ Thân nhân đến nhận . Nói về Th/U Ðạt sau đó  Anh Tưởng liên lạc với trực thăng  CH53 của Quân Ðội Hoa Kỳ , đến  thả giây  xuông  móc vào Main Rotor,  kéo  Transmission lên để Team lôi xác Th/U Ðạt ra ,thi hài Th/u Ðạt đã được mang về , tuy vậy vì Anh đã bị vùi xuống đất và nửa mặt phải  ở phía trên, nên nửa phần mặt nổi lên trên  bị tím đen.
     Cuộc tìm kiếm vẫn còn tiếp diễn , PÐ 219 cho thêm TT lên tăng  cường tìm kiếm , đến ngày thứ ba , Phi Cơ quan sát đã tìm gặp xác máy bay CH.34 ở phía Tây Bắc, của nơi Anh Cung bị rơi , cách nơi Anh Cung khỏang  mười mấy cây số , một thung lũng cây thưa thớt, Máy bay đã bị cháy thành tro , trên cao nhìn xuống như ai đã vẽ lại chiếc may bay của Anh Vượng . Với nơi trống trải này thì rõ ràng Anh Vượng đã bị  Vertigo rồi , Thả Team xuống chỉ còn hốt tro ba người , chia đều ra ba túi ( Tôi có chụp hình lại ba hài cốt này ) là Anh Ð/U NGÔ VIẾT VƯỢNG – Tr/U SQ.ÐL  LÊ VĂN SANG – Th/S PHẠM VĂN TRUẬT. . Anh Truật là người có tín ngưỡng rất cao , Anh theo đạo Công giáo,  mỗi lần khi đi xe ngang qua nhà thờ , Anh đều xuống xe dẫn bộ , mỗi khi đi bay trông thấy một chiếc TT câu một chiếc khác , Anh đều làm dấu cầu nguyện ơn trên , Phù hộ cho những người bị nạn tai qua nạn khỏi . Bây giờ ngày 11 / 05 / 1970  các Anh đã ra đi , chúng Tôi toàn thể Anh Em  PÐ 219 Ðồng Ðội của các Anh  , luôn luôn mặc niệm và tưởng  nhớ đến các Anh , cùng cung kính cầu nguyện cho các Anh sớm về cõi Vĩnh Hằng .
           Sau khi thi hài của Ba Anh được đem về ÐNG , Phi Ðoàn phân công chia nhau đưa các Anh về với thân  nhân  Gia Ðinh , Tôi và một số Sĩ Quan trong Phi Ðoàn , được  phân công  đi theo Anh Lộc , đưa thi Hài Anh Phạm Văn Truật  về với gia đình , Anh ở Giáo Sứ BÙI MÔN  gần TT.HL Quang Trung , Khi Quan Tài Anh được đặt đúng chỗ trong nhà theo yêu cầu của Gia Ðình Anh . Anh Lộc cho làm lễ truy điệu , Mặc niệm trước Linh Cửu Anh Phạm Văn Truật , Khi Anh Lộc Hô to “ một phút mặc niệm bắt dầu “ Tôi thấy người nhà bưng một cái rổ to tướng từ ngoài cửa đi vào trong nhà ,  trong rổ là hai chú chó to lớn, đã được thui sẵn vàng rụm và bóng lưỡng, lúc đó không biết tôi có tinh thần hay tấm lòng hoài niệm trước linh cửu hay không , nhưng thật lòng mà nói, Tôi cố bấm bùng nhịn cười , chua bao giờ Tôi thấy cảnh này,Tôi nghĩ Anh Lộc cùng các Anh Em khác cũng vậy . Nhưng tới ngày nay mỗi năm vào ngày một Tết  , Tôi đều đến viếng mộ Anh Truật ,Trên Mộ ghi là Phạm Văn Thành. Còn về Thi Hài Anh Vượng ,Tôi được nghe nói  đến ngày đưa  đám Anh,  có 4 chiếc CH.34 bay lượn trên bầu trời Huế,  tiễn đưa Anh Ngô Viết Vượng đi về nơi an nghỉ cuối cùng . Còn Anh Sang có Anh  Ngọ và một số Anh Em khác đưa Anh Sang về Saigon  với thân nhân.
      Ngày 03 tháng 07 năm 1970  (Tai nạn PHР NGỌ – LỄ – MẪN) Phi hành đoàn chúng tôi bay từ ÐNG đi Kontum,  xuống Ðắc Tô, khi máy bay tiến gần Phi đạo thì phát nổ một tiếng lớn (BÙM) ở phía trước động cơ, Anh Ngọ cố gắng đáp, đưa máy bay vô đến Parking, mở  carbo máy ra  phát hiện  bị sút cánh bướm nơi Carburetor Air Duct, thật là may mắn nếu  trên đường đi mà bị sút thì Ba thầy trò chúng tôi  đã xanh cỏ rồi. Sau này được biết là có một số phần tử phá hoại trà trộn trong đám kỹ thuật, tháo lỏng một số cơ phận của máy bay, An Ninh sư đoàn đã  phát hiện, theo dõi bắt được những tên phá hoại này.
          Ngày 17 tháng 09 năm 1970  (Tai nạn của PHÐ AN – LỘC – NỮU )  CÂU CHUYỆN NÀY ÐỢI ANH AN KỂ LẠI  ÐOẠN ÐẦU ….
     Sau khi máy bay phát hỏa, từ độ cao Anh Nguyễn Quý  An cố gắng  descends xuống, máy bay  xuống càng nhanh, gió lại đẩy  lửa cuốn vào Carbin càng mạnh, Anh An cố gắng chịu đựng để control cho máy bay xuống an toàn , trong khi đó Mevo Ðặng Văn Nữu, bị lửa cuốn vào carbin qúa nhiều, Anh không thể chịu nổi , đã leo ra ngoài bánh  đáp, khi máy bay chạm mạnh xuống đất Anh đã bị văng ra ngoài, Trong lúc đó Anh An từ Cockpit, với  tay vào tay vịn  bên ngoài cockpit để leo xuống, vừa nghiêng người , Anh đã bị ngã ngay xuông đất, Anh cho biết “ khi tôi  vịn tay để leo xuống , tôi thấy mình rơi ngay, nhưng cảm tưởng tay mình vẫn còn vịn phía trên máy bay, lúc  Anh An đáp khẩn cấp, Anh Nguyễn Thanh Giang lập tức kè theo anh An, khi Anh An và Nữu đã xuống đất Anh Giang đã ở kế bên, Mevo Lại Công Chính trên chiếc Anh Giang, vội nhẩy ngay xuống khỏi máy bay, tức tốc bế Anh An lên máy bay  mình, Nữu cũng chạy theo, trong lúc khẩn cấp không ai kịp trông thấy Copil Nguyễn Hải Lộc, khi tới đất không biết Th/u Nguyễn hải Lộc nhẩy xuống ,chạy về hướng nào. Anh Giang nhìn bao quát chung quanh , cũng không thể chờ đợi lâu được , vội  vã cất cánh đưa Anh An và Nữu đi cấp cứu , để cho Anh Phước (đạo dừa) Leader  tìm kiếm , Anh Phước bay nhiều vòng cũng không thấy tín hiệu gì của  Nguyễn Hải Lộc , sau đó Anh Phước liên lạc với Quảng Lợi , xin thả Team vào tìm kiếm , nhưng Team lùng sục khắp khu vực suốt một ngày trời , vẫn không tìm ra dấu tích của anh Nguyễn Hải Lộc , cuối cùng Phi Ðoàn đánh phải báo cáo Mất tích . Anh An vì bị  phỏng nặng nên bất tỉnh mê man , chính vì điều này Bệnh viện dã chiến Hoa Kỳ có cơ hội chỉnh hình, bào lớp thịt chín trên mặt, cấy da mới lên mặt cho Anh, họ bào da ngực, da đùi đắp lên mặt cho anh An ,vì vậy ngày nay trên mặt Anh An không bị sẹo vẫn đẹp trai như xưa, nhưng anh cũng phải mất đi một phần trên đôi cánh tay, vì phải cố gắng control cho may bay xuống đất, nên đã bị chín hai bàn tay.  Mevo Nữu vì còn tỉnh táo nên không thể giải phẫu trên mặt được , chính vì vậy Nữu phải mang vết sẹo trên mặt. Sau khi Phi Ðoàn bàn bạc,  đã cử Anh Nguyễn Hữu lộc cùng một số Anh Em ra Huế, đến gia đình Anh Nguyễn Hải Lộc báo tin mất tích. Gia đình Anh Nguyễn Hải Lộc là một căn nhà ngói nhỏ, nhưng  được thiết kế rất đẹp, bên cạnh đường, qua một mương  nước đào dọc theo đường để dẫn thủy nhập điền , chung quanh nhà trồng rất nhiều cây an trái , cây cảnh, Khi chúng tôi vào nhà , được thân sinh của Anh Nguyễn Hải Lộc ra đón một cách rất lịch sự và  thân mật, Anh Nguyễn Hữu Lộc  thông báo tình trạng về tai nạn của Anh Nguyễn Hải Lộc ,Oâng tỏ ra rất thản nhiên , trả lời một cách  rất tự tin ,“ Tôi biết con tôi hiện nay chưa chết, có thể nó đang ở một nơi nào đó , mà các Anh chưa tìm ra “ Oâng cho biết ông là một thầy tướng số rất khoa học, ông đã từng xem tử vi cho gia đình Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, ông tin tưởng vào số của con ông hiện nay chưa chết . Lúc đó có lẽ Anh Nguyễn Hữu Lộc, chắc phải lúng túng, nhưng công văn cầm nơi tay, Anh vẫn phải làm tròn trách nhiệm , nói  đưa đẩy cho gia đình yên lòng.
     Sự việc tưởng như  êm xuôi nhưng ba tháng sau, một trực thăng từ Không Ðoàn 23 Biên Hòa , tình cờ đi săn bắn, gần khu vực nơi Anh An đáp máy bay, họ phát hiện một xác chết mặc đồ bay, gần nơi máy bay bị cháy , thi hài anh Nguyễn Hải Lộc  đã được mang về, trong mình Anh còn quyển nhật ký, viết được 7 ngày trước khi kiệt sức, trong đó Anh kể lại khi xuống tới đất, Anh vội nhẩy  ra ,vì quá nóng và bị phỏng, nên Anh theo quáng tính mà chạy,không kịp thấy máy bay của Anh Giang đáp ,Anh vội lao ngay vào trong rừng, khi thấy kịp thì Anh Giang đã bay lên, Anh sợ quá trốn vào trong bụi, khi thấy máy bay lùng tìm, lúc đó Anh bò ra không nổi, khi Team xuống lục lọi , Anh lại tưởng địch quân, nên không dám lộ diện, vì bị phỏng nặng kèm theo bị kiệt sức , Anh cố gắng cầm cự được gần 7 ngày , cố  lết ra chỗ  máy bay rồi chết gấn đó. Thi hái Anh sau khi được đem về Ðơn Vị, đưa ra Huế cho thân nhân , Anh Nguyễn Hữu Lộc đứng trước quan tài đọc điếu văn , làm lễ truy điệu cho Anh Nguyễn Hải Lộc song , Anh trao lại cho ông Thân sinh Anh Nguyễn Hải Lộc,  lá cờ Tổ Quốc đã phủ trên quan tài. Oâng cụ Thân sinh cũng rất bình thản  nhận lá cờ  , cầm nơi tay , dõng dạc nói  một cách lưu loát “ Gia đình chúng tôi rất  hân hạnh ,  nhận lá cờ  Tổ Quốc,  mà đơn vị đã giao lại cho chúng tôi , Gia đình chúng tôi cũng rất hãnh diện , trong gia đình có một người con hy sinh cho Tổ Quốc ,  gia đình  xin cám ơn toàn thể Bạn hữu , chiến hữu của Lộc  , đã tiễn đưa Em về nơi an nghỉ cuối cùng “. Tôi thật cảm kích trước  sự cứng rắn đầy tình cảm của ông .
     Ngày 26 tháng 11 năm 1970   ( Tai nạn của PHР NGỌ – KHÁNH – HƯNG )  Sáng  hôm đó Biệt Ðội 219 tại B.15 như  thường lệ  bay thẳng lên Ðức Cơ trực , làm việc tại  đó 5 chiếc TT của PÐ 219  do Ð/U Phước ( Ðạo dừa ) Leader  , chiếc thứ nhi là Anh Nguyễn Tấn Hiền , chiếc thứ ba là Anh Long (đen) và hai chiếc nữa không nhớ tên sửa soạn cất cánh , Ð/U Hiền bị chột bụng , vì vậy Anh  Vương Văn Ngọ hôm đó  được nghỉ ra bay thế , Copil vá Mevo vẫn giữ nguyên , khi  5 PHÐ bay lên đến Ðức Cơ , lật tức Anh Phước và các trưởng Phi Cơ vào nghe Briefing ngay, sau đó nhận lệnh đi đón một  Trung đội Biệt Kích  ( chắc hẳn không ai quên được Tiểu Ðội có 11 Troops , Trung Ðội gấp 3 tiểu đội , Ðại đôi gấp 3 trung đội như vậy là đón hơn 30 Troops. ) về  hướng Tây của Ðức Cơ  khoảng 30 phút bay , nơi đây là mật khu 701 .
     Chiếc  Kingbee lead thứ nhất xuống  vừa đón 6 troops cất cánh lean,  chiếc thứ hai Anh Ngọ vội vàng  thế chỗ , khi Anh Ngọ còn đang Hovering cách mặt đất khoảng 10 feet bị một  tràng  AK.47 của Ðịch quân , Anh Ngọ bị trúng ngay giữa lòng bàn chân trái , chân Anh lúc bấy giờ nghe như tê  rần , không thể Control được nữa , Anh báo cáo lên cho Anh Phước , Lập tức chiếc thứ Ba Anh Long (đen) vội vàng kè xuống ngay kế bên ,đón PHÐ Anh Ngọ về ngay lập tức , Anh Long đưa Anh Ngọ về Pleiku , sau khi băng bó , đưa thẳng Anh Ngọ về Bệnh viện dã chiến Kon Tum , Những PHÐ còn lại vẫn tiếp tục hoàn thành Mission được giao phó . và phá hủy Máy bay bỏ lại tại LZ .
     Anh Ngọ về điều trị tại KonTum cùng  nằm chung với  Ð/u Quý Pđ 219 bị thương  nơi bụng . Lại nói về việc Ð/U Phạm Văn Quý , Tại biệt Ðội Kontum hôm đó  Th/u Nguyễn Văn Vang lên Club chơi về tới phòng , có vẻ như lớn tiếng bị Anh Quý chỉnh , Anh Vang móc súng ra doạ , Anh Quý nghĩ là không dám , nên lón tiến nói lại Anh Vang ,  thế là cơn  nóng nổi lên,  Anh Vang không tự chủ được bắn luôn  6 phát vào  bụng  Anh Quý , Anh Vang bị nhốt tại Quân Cảnh Tư Pháp Tỉnh Kon Tum, Với đức tính nhân hậu của anh Quý , khi đã thật sự qua khỏi cơn nguy hiểm , sau cuộc phẫu thuật, gắp đạn ra ( vì bao tử Anh không tiêu hóa được đạn )  Anh đã vội vàng làm đơn bãi nại cho Anh Vang , và cũng từ dạo đó Anh Vang vẫn còn mang thiếu uý  trong khi bạn bè đồng khóa đã lên Ðại uý ,  không biết sau này Anh Vang có hối hận  , nhớ mãi  chuyện này không…
     Khoảng gần cuối năm 1970 Anh Nguyễn Văn Nghĩa trở về Phi Ðoàn 219 nắm chức vụ Phi Ðoàn Trưởng thay thế Oâng Ðặng Văn Phước , lên làm Không Ðoàn Trưởng Tân Lập Không Ðoàn 51 Tác Chiến thuộc Sư Ðoàn I không Quân.
     Ngày 16 tháng 12 năm 1970Anh LÊ HỮU KHIÊM  bị mảnh bom pháo kích của địch quân  ở Quảng Lợi , bị thương nơi  đầu gối  và được giải ngũ ( câu chuyện này Tôi  không nắm được chi tiết ).
     Ðầu Năm 1971  Anh Tống Phước Hảo hết nhiệm kỳ  Sĩ Quan Liên lạc ở Hoa Kỳ , Anh Trở về Phi Ðoàn 219 , nắm chức vụ Phi Ðoàn Phó PÐ 219 cùng giúp Anh Nghĩa điều hành Phi Ðoàn.
    Tháng 02 năm 1971 ( tai nạn  của hai PHР GIANG – ON – SƠN & BỬU – KHÁNH – EM  Tại đồi 31  trong mặt trận Lam Sơn 719 ).
     Ðối  với mặt trận này , hầu như tất cả những thanh niên thời đó , ai cũng đều biết không ít thì nhiều về cuộc  chiến  mặt trận  LAM SƠN  719. Và sự hiểu biết của mỗi người , đều khác nhau , vì  đều nghe truyền miệng , và sự  thêu dệt của những người tự cho là hiểu biết rộng , cộng với sự phóng đại những tin hành lang , của những chàng nhà báo làm cho tin tức nóng hổi và giật gân mà thôi . Thật ra có mấy ai biết nhiều về cuộc chiến trên mặt trận đó , nguyên nhân sảy  ra  như  thế nào , tại sao lại say ra vào thời  điểm đó … Việc  này   có lẽ đợi Lịch sử phán quyết . Còn ngay như chúng Tôi , những người đã từng tham chiến , cũng chỉ được biết cuộc chiến ở những khu vực ,trực tiếp chúng Tôi tham dự , mục kích thấy trước mắt ,  hoặc tình cờ  nghe trong vô tuyến , những gì sảy  ra ngay trong lúc đó mà thôi .
     Sau đây Tôi xin kể lại vài kỷ niệm chính Tôi,  đã gặp phài trong mặt trận này . Mặt trận LAM SƠN 719  Những đơn vị tham chiến gồm nhiều Binh Chủng  Hải Lục Không Quân và Lực Lượng Ðặc biệt , Nhưng nổi trội lúc bấy giờ là hai Binh Chủng  thiện chiến của Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa  là NHẨY DÙ & THỦY QUÂN LỤC CHIẾN . Hai binh chủng này có truyền thống là kỷ luật tác chiến cao, dũng mãnh trong chiến đấu , Hầu như những người Lính từ cấp bậc Trung Sĩ trở lên , đa số là người Nùng và người Bắc Việt , Họ có kinh nghiệm chỉ huy tác chiến và rất kỷ luật , từ  những truyền thống , những cái nếp đó , tầng lớp đàn Em cứ thế tiếp bước noi theo. Tuy vây cũng  có  một số ít đơn vị , vì nhu cầu chiến tranh , và vì thiếu hụt quân số , đã bổ sung không kén chọn những chỉ huy trẻ thiếu kinh nghiệm , nên đã gây ra những tác hại vô kỷ luật trong tác chiến , làm ảnh hưởng tư tưởng chiến đấu đến những đồng đội khác , nhưng cũng chỉ là số ít mà thôi .
     Một ngày nọ Tôi bay với Anh Thạnh và Anh Yên lên tải thương trên đồi 28 hoặc 29 gì đó , nói là đồi nhưng đây là một đỉnh núi ,  nằm về hướng đông đông  nam  của đồi 31 . nơi đây cao , nhọn,   chung quanh là vực sâu , không  có đường bộ lên , Anh Thạnh bay một vòng báo hiệu cho Bộ Binh ở dưới  biết máy bay sắp sửa đáp , thì thấy những chàng chiến sĩ  đang ngồi trên miệng hầm , vội tụt xuống  chui vào hết trong hầm . Tôi lấy làm lạ hỏi anh Thạnh sao họ trốn khi thấy máy bay , hay là địch quân đã chiếm  nơi này rồi . Anh Thạnh nói coi chừng nó pháo kích đó , quả  nhiên khi máy bay vừa đáp xuống LZ  thì lập tức địch quân pháo ngay một quả để định hướng , trái pháo rớt vào triền dốc ngay sau đuôi máy bay , vì vậy nó tạt ra ngoài không văng về phía máy bay , trong lúc đó tại miệng hầm trú ần , các thương binh bò về phía máy bay , Tôi thấy có một thương binh vừa được khiêng ra khỏi miệng hầm  thì bị bỏ ngay tại đó , Tôi định nhẩy xuống lôi Anh Ta về may bay , nhưng Anh Thạnh đã la lên “ Mẫn ơi chú không được nhẩy xuống nghe chưa “ và như đã có kinh nghiệm , Anh Thạnh vội vàng cất cánh , ngay khi máy bay vừa ra khỏi LZ  , lập tức trái pháo thứ hai rớt ngay tại chỗ máy bay đậu …. Hú hồn… chỉ trong tích tắc , nếu Anh Thạnh không cất cánh ngay , máy bay đã bị trúng pháo nổ tung  ( Những người dày dạn chiến trường dã tích lũy một số vốn kinh nghiệm …chính những kinh nghiệm đó  đã cứu được  bản thân mình , cả những  sinh mạng của đồng  đội mà Anh ta chi huy họ ) . Ðúng là địch quân đã bắn định hướng trái đầu . Khi bay trở về dọc theo đường mòn từ  Lao Bảo – Tà Bạt – Khe Sanh … máy bay oanh tạc thả bom napal dọc theo hai bên đường ,  những cột nấm khói khổng lồ cứ thi nhau bốc lên  , và dưới mặt trận , hôm nay chỗ này địch quân chỗ kia là  quân bạn  và Ðồng Minh  cứ vài giờ hay qua một ngày  lại sáo trộn , không biết đâu là bạn đâu là thù.
     Vài ngày sau vào ngày 21 tháng 02 năm 1971 hôm đó PÐ219 có Ba PHÐ biệt phái lên Khe sanh làm việc cho Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Binh Chủng Nhẩy Dù  là :
                HIỀN – HOÀN – MẪN
                GIANG – ON – SƠN
                THẬN – YÊN  – HÙNG
     Tại đây ba trưởng Phi cơ vào làm việc với BCH,  nhận  lệnh vào đồi 31 , khi bay gần đến nơi thì vô tuyến trên máy bay Anh Hiền bị hỏng , không thể liên lạc được , tất cả phải quay  trở về , khi về Khe Sanh  , Anh Hiền  điện về yêu cầu kỹ thuật lên sửa chữa , Anh Giang muốn đi trước , Anh Hiền đồng ý. Anh Giang và anh Thận bay lên , khi bay đến nơi Fantom của Hoa Kỳ yểm trợ  đánh bom chung quanh , nã đạn cối xuống phía dưới , hầu làm phân tán lực lượng chiến đấu của địch quân, vì vậy địch quân không còn thì giờ bắn theo máy bay của Anh Giang , nhưng khi máy bay đáp xuống LZ  máy bay bị ngay một trái pháo , Anh Giang đành phải ở lại đồi 31 chớ Pickup, Trong lúc đó Anh Giang liên lạc lên , không cho Anh Thận xuống , vì bãi đáp đã bị địch quân nắm rõ tọa độ , Anh Thận đành phải quay về , Anh Hiền nhận được tin ,vô BCH liên lạc thẳng đến đồi 31, hỏi tình hình PHÐ của Anh Giang ,  Anh Giang cho biết PHÐ vô sự,   chỉ bị muỗi cắn sơ sơ mà thôi , bãi đáp không thể xuống được , Anh đang yêu cầu BCH Ðồi 31 , chuẩn bị  làm một bãi đáp dã chiến khác , không ngay tọa độ của địch quân . Và đêm đó PHÐ Anh Giang đành phải ở lại trên đồi .Ðến  chiều  chúng Tôi bay trở về Thạch Hãn , Anh Thận  đưa kỹ thuật trở về Ðà nẵng , qua sáng ngày hôm sau ,  chờ mãi cũng không thấy Anh Thận  và PHÐ tăng cường  đâu cả , Anh Hiền bay lên Khe Sanh trước , nơi đây trong khi chờ đợi BCH tiền phương yêu cầu Anh Hiền đi tải thương ,  những khu vực quanh đó , cho đến chiều ( Về  thời gian này thì Tôi quên mất và theo lời kể lại của Anh Bùi tá Khánh thì Hai PHÐ tới chiều mới ra tới nơi , không hiểu tại sao mà tới chiều mới ra đến khe sanh . Nếu Anh Hiền nhớ , xin bổ sung cho mạch lạc ).
      Buổi sáng  ngày 22 tháng 02 năm 1971 ,Khi Anh Hiền đi tải thương về , Hai PHÐ tăng cường đã vào Ðồi 31, Anh liên  lạc vô tuyến ,vội vã bay theo ngay , khi bay gần đến nơi , Anh Bửu đã đáp xuống , đã bị phòng không địch quân bắn  cháy  , trong lúc đó  hai chiếc gunship của PÐ 233 do Tr/u Thục  leader  đang dánh phá chung quanh LZ , Fantom của  HK, cũng  đua nhau nhả đạn xuống những nơi được báo là có địch quân,  Anh Hiền cũng vừa đến nơi , lúc đó Anh Thận bay chung với anh Yên và Mevo Phạm Xuân Hùng , Anh Thận muốn xuống đáp cứu hai PHÐ ở dưới nhưng fantom của Hoa Kỳ yêu cầu anh Thận quay trở về,  vì họ và hai Gunship không còn đủ đạn dược để yểm trợ nữa , theo yêu cầu ở tại BCH Ðồi 31 Ðại tá Thọ cũng không muốn tổn thất thêm máy bay,  nên Oâng cũng yêu cầu Hai PHÐ quay trở về , Anh Phạm văn Thận lúc bấy giờ rất ấm ức, vì không có cách nào xuống cứu đồng đội cả, Anh Thận rất tức tối và vì quá  căng thẳng, không ngờ khi về đến Khe Sanh chứa  kịp đáp xuống, Anh đã ngất ngay trên máy bay,  khi còn Hover trên hàng rào, may mà Anh Yên  đã tiên đoán trước, nhưng Anh Yên  vẫn lúng túng đáp ngay trên hàng rào phía bên trong, Anh Hiền phải lên bay đem ra, bấy giờ mới biết Anh Thận có máu hay bị ngất …. Sau  chính vì bệnh này Anh Thận không còn  bay nữa , mặc dù bị bệnh như vậy nhưng Anh Phan Văn Thận đã chứng tỏ một tinh thần đồng đội thật tuyệt vời .
     Sau khi đáp xuống Khe Sanh , Anh Hiền vào thẳng BCH tiền Phương , yêu cầu xin liên lạc với đồi 31 để được nắm rõ tình hình về Hai PHÐ ,được biết Hai PHÐ vô sự Anh Nguyễn Thanh Giang nhắc lại là  cứ yên tâm đừng vô nữa khi nào tình hình lắng dịu hãy vào ( Lúc này PÐ 219  tổn thấn 2  chiếc Phi cơ H.34 )
     Qua ngày hôm sau Hiền – Hoàn – Mẫn lại tiếp tục lên Khe Sanh,  cùng với hai PHÐ khác lên tăng cường mà Tôi đã quên mất tên  . Tất cả đều biệt phái nhiều ngày , nghỉ tại một căn cứ gần Sông Thạch Hãn , cũng như  những ngày trước Anh Hiền liên lạc với anh Giang , anh Giang vẫn không cho lên . Và cho đến sáng ngày 25 tháng 02 năm 1971  Tôi còn nhớ  Anh Hiền Anh Hoàn và Tôi vào phòng Chỉ Huy , nghe trong vô tuyến  báo cáo diến tiến cuộc chiến tại Ðối 31  “ Một chiếc xe tăng lên …Cháy …Chiếc thứ hai …Lên… Cháy … Chiếc thứ ba lên…quay đầu chạy lui … chiếc thứ tư lên…cháy …  Ðịch quân tràn lên tấn công “ Rồi im lặng hoàn toàn mất khoảng 20 phút thì Tôi nghe trong vô tuyến một giọng nói bằng tiếng gió nghe  như  khào khào  “ Ðịch quân tràn ngập phòng chi huy , và bây giờ chúng tôi liên lạc bằng một máy nhỏ … Tất cả các hầm đều bị chiếm giữ … Báo cáo Ðồi 31 đã bị thất thủ …” Trong khi đó Tướng Hoàng Xuân Lãm Tư lệnh vùng I  Chiến Thuật  bước vô ông cầm trên tay một cây can nhỏ, ông đến gần một Ðại tá nhẩy Dù, mập mạp đầu hói, cây can trên tay Ông gõ vào đầu Viên Ðại tá “ Ngu…Ngu…Ngu…” Anh Hiền, Hoàn và Tôi thấy mình thật trơ trẽn, từ từ rút êm ra ngoài và Từ lúc đó Phi Ðoàn 219 lại mất thêm Hai Phi Hành Ðoàn không rõ tin tức. Câu chuyện về Hai Phi Hành Ðoàn rớt tại Ðồi 31 được Anh BÙI TÁ KHÁNH Kể lại như sau:

Xem tiep Thoi Gian va Su Kien Section 4

No comments:

Post a Comment