Tuesday, September 30, 2014

Thương Lính Từ Dạo Ấy

THƯƠNG LÍNH TỪ DẠO ẤY - Nguyễn Thị Thanh Dương


(Tặng Nguyễn Thị Hợp)
 
Tôi và Hợp,
Là hai đứa bạn cùng xóm,
Tuổi trẻ con mới lớn,
Tuổi mười bốn, mười lăm,
Cùng vui chơi nghịch ngợm,
Những buổi chiều rủ nhau đi chơi xa,
Hai đứa thay phiên chở nhau trên chiếc xe đạp cũ,
Tìm chỗ bắt bướm hái hoa.…
Qua chợ Hạnh Thông Tây,
Một bên là trại Tả Ao,
Một bên là chùa Huỳnh Kim,
Qua một ngôi nhà thờ cổ,
Và chùa Thới Hoà,
Hướng về phía Chợ Cầu,
Con đường chạy dài,
Dẫn đến một vườn xoài rộng,
Hai đứa đứng ngoài cổng ,
Nhìn ngôi biệt thự nằm giữa vườn xoài, *
Chẳng mơ được vào trong ngôi biệt thự,
Chỉ mơ được trèo vào hái qủa,
Những qủa xoài xanh non,
Về nhà chấm muối ớt ăn ngon.
 
Đối diện bên kia đường là một nghĩa trang,
Nghĩa trang quân đội,
Có con đường trải sỏi,
Có những ngôi mộ cũ mới,
Nằm im trong nắng chiều rơi,
Hai đứa cùng nhát gan mà cùng thích “phiêu lưu”,
Đi vào nghĩa trang ,
Thăm những ngôi mộ không quen,
Lướt qua từng hình ảnh tử sĩ,
Đọc những họ tên,
Đọc ngày sinh, ngày tử,
Thương người lính,
Tuổi đời còn trẻ,
Tuổi yêu đời mà đã phải lìa đời..
Đứng trước mộ bia hai đứa thành tâm khấn nguyện đôi lời:
“Hai chúng em không có hoa thơm,
Không có bó nhang,
Nhưng chúng em sẽ cúng lạy mười phương,
Cho vong hồn các anh chiến sĩ,
Ngàn đời yên nghỉ ”
 
Những lần đến nghĩa trang,
Tôi và Hợp đã chứng kiến những chuyến xe nhà binh,
Chở quan tài phủ lá cờ vàng,
Chầm chậm vào nghĩa trang,
Và người ta cử hành tang lễ..
Người mẹ, người vợ khóc lóc kể lể,
Những vành khăn trắng quấn trên đầu đứa trẻ thơ ngây,
Hai chúng tôi biết buồn từ đây,
Hai chúng tôi thương người lính từ đây.
 
Cuộc chiến tranh càng ngày càng khốc liệt,
Nghĩa trang quân đội Hạnh Thông Tây, Gò Vấp,
Hàng hàng lớp lớp,
Ngội mộ chưa kịp khô đất,
Ngôi mộ chưa kịp xây cất,
Như nỗi đau của người thân các anh chưa thể nào nguôi.
Tôi và Hợp,
Đã rưng rưng cảm xúc,
Đã khăn tay đưa lên chậm nước mắt,
Khi đứng trước bàn thờ người lính “Vị quốc.vong thân”,
Tất cả các tử sĩ, tất cả các anh,
Tôi và Hợp đều nhận là người thân của mình.
 
Sau nghĩa trang quân đội Hạnh Thông Tây,Gò Vấp, **
Là nghĩa trang quân đội Biên Hòa,
Bao nhiêu người vào cuộc chiến,
Bao nhiêu người đã buông tay rời cuộc chiến,
Để bức tượng  “ Thương Tiếc”
Mãi mãi là bức tượng buồn.
 
Tôi và Hợp,
Thời con gái lớn lên cùng với chiến tranh,
Hai đứa cùng mơ chuyện xa xăm,
Mơ người lính đi ngoài sương gío.
Như ngày xưa còn nhỏ,
Hai đứa có nhiều điểm chung,
Khi đến tuổi lấy chồng,
Cả hai đứa đều là vợ lính.  

Nguyễn Thị Thanh Dương
    ( August, 28, 2014 )

Saturday, September 27, 2014

TẠI SAO NGƯỜI MỸ CHIẾN ĐẤU Ở VIỆT NAM ?



GS Mark Moyar
Giảng Sư tại Đại Học Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ?


    
     Di ảnh những vị Tổng thống Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng trong CTVN
    

Đây quả là một vinh dự và cũng là một niềm vui đối với tôi khi được nói chuyện trước một số đông đảo cử tọa cựu chiến binh, những người đã tham dự vào cuộc chiến đấu chống lại Cộng sản ở Việt nam trước đây. Tôi tin chắc là phần đông quý vị lúc ấy đều có cùng một quyết tâm là chống lại Cộng sản và đã phải hy sinh rất nhiều trong khi thực hiện quyết tâm này. Riêng tôi cũng đang theo đuổi một cuộc chiến nhằm trả lại sự thật cho lịch sử của Chiến Tranh Việt nam (CTVN).

Cuộc chiến của tôi đang phải đương đầu chống lại những quan điềm xuyên tạc về CTVN của một số người Mỹ. Vì trong rất nhiều trường hợp, những người Mỹ này đã đưa ra các quan điểm hoàn toàn sai lạc, không khác gì luận điệu tuyên truyền của Cộng sản Việt nam. Trong cuộc chiến này, họ không dùng đến súng đạn mà chỉ sử dụng sách vở và tài nguyên của các trường đại học.

Cho nên dù Chiến Tranh Việt Nam đã thật sự chấm dứt hơn 35 năm rồi, đối với chúng tôi nó vẫn còn tiếp diễn. Dĩ nhiên chúng tôi biết lúc đó quý vị đã bị bắt buộc phải lìa bỏ quê cha đất tổ. Nhưng đối với chúng tôi CTVN vẫn còn đây khi nhìn vào cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan hiện nay, ở đó những chàng trai trẻ Hoa Kỳ, bao gồm cả những chàng thanh niên mang dòng máu Việt Nam, đang hăng say tích cực chiến đấu. Tướng David Petraeus, người đã dẫn đầu cuộc tấn công Iraq, hiện nay là Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung Ương của quân đội Hoa Kỳ, đã viết một luận án tiến sĩ về CTVN. Tướng George Casey, một vị Tư lệnh thâm niên của quân đội Hoa Kỳ tại Iraq từ 2004 đến 2006, là con trai của một sĩ quan Hoa Kỳ có nhiều thâm niên quân vụ nhất đã tử trận tại Việt Nam. Tướng Stanley Mc Christal, hiện thời là Tư lệnh của quân đội Hoa Kỳ tại Afghanistan, là con của một cựu chiến binh Hoa Kỳ trong CTVN. Tôi được biết rằng ông này vẫn ao ước tìm hiểu thêm về CTVN. Những vị Tư lệnh quân đội này đều muốn tìm hiểu để học hỏi từ CTVN, nhằm phát triển thêm các ưu điểm và tránh né những lỗi lầm mà họ đã mắc phải.

Hiện nay hầu hết dân chúng Mỹ đều tỏ ra nghi ngờ cái lý do đã thúc đẩy Hoa Kỳ tấn công Iraq hồi năm 2003. Bởi vì người ta đã không tìm được bất cứ một loại vũ khí giết người tập thể nào ở Iraq. Mặt khác, hầu hết dân chúng Mỹ đều cho rằng lý do mà Hoa Kỳ chiến đấu tại Afghanistan rất chính đáng. Bởi vì Afghanistan nuôi dưỡng các tên khủng bố đã tham dự vào biến cố Ngày 11 Tháng 9. Còn đối với CTVN, dư luận của dân chúng Hoa Kỳ lúc đó chia làm đôi. Những người theo Phe Hữu đều tin rằng CTVN là một cuộc chiến cần thiết và với lý do rất chính đáng. Trong khi đó những người Mỹ theo Phe Tả thì cho rằng CTVN là một cuộc chiến không cần thiết và không chính đáng. Với tư cách là một người đã nhiều năm nghiên cứu về CTVN hôm nay tôi muốn trình bầy với quý vị câu hỏi, là “Thật sự là có cần thiết và chính đáng để Chính phủ Hoa Kỳ phải sát cánh với Chính phủ Ngô Đình Diệm và những người Việt quốc gia chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam không?”

Vì phần đông những người Mỹ và Việt Nam thuộc các thế hệ trẻ không hiểu biết nhiều về đề tài này, nên tôi đề nghị chúng ta hãy bắt đầu bài tham luận với vài nhận định về Phong trào quốc tế Cộng sản trong hai thập niên 40 và 50. Sau Thế chiến Thứ II, Liên bang Xô viết đã trở thành một trong hai Siêu cường của thế giới. Nhân danh Chủ nghĩa Marxist Leninist, Lãnh tụ Joseph Stalin đã tiêu diệt hàng chục triệu người dân Nga. Và sau khi Thế chiến II chấm dứt, ông ta còn nuôi tham vọng bành trướng ý thức hệ Cộng sản này trên toàn cầu. Trong giai đoạn từ giữa thập niên 40 đến những này cuối thập niên, ông Stalin bắt đầu ủng hộ quân đôì Cộng sản của Mao trạch Đông trong cuộc nội chiến ở Trung hoa trong khi siêu cường Hoa Kỳ ủng hộ phe Trung hoa Quốc gia do Tưởng giới Thạch lãnh đạo. Nhưng đến năm 1947 Hoa Kỳ lại quyết đinh cắt giảm viện trợ cho Tưởng giới Thạch vì sự thối nát và tham nhũng đang lan tràn trong hàng ngũ quân đội quốc gia. Nhờ vậy mà Cộng sản Trung hoa toàn thắng vào năm 1949.

Dù đã biết có phải giết hại hàng chục triệu mạng người đi nữa nhưng Mao cũng nhất định đi theo bước chân của Stalin, là bành trướng Chủ nghĩa Cộng sản đến khắp nơi trên thế gtới. Cho nên sau khi củng cố được quyền lực tại Trung quốc Mao liền gởi viện trợ quân sự và cố vấn đến các đảng Cộng sản Á Châu, trong đó có đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ chí Minh lãnh đạo. Bắt đầu từ năm 1946, đảng Cộng sản Việt Nam phát động cuộc chiến tranh chống Pháp.

Có rất nhiều sử liệu của Tây phương cho rằng Hồ chí Minh quả thực là một người quốc gia chân chính, lúc nào cũng đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết. Họ phủ nhận quan điểm của các nhà lãnh đạo Tây phương cáo buộc Hồ chí Minh là một phần tử của Tổ chức Quốc tế Cộng sản. Các sử gia này tin rằng nếu Hoa Kỳ đã thỏa mãn yêu cầu của Hồ chí Minh, cho ông ta lên nắm quyền cai trị Vỉệt Nam thì Hồ chí Minh chắc đã trở thành một Tito của Á Châu rồi và chắc hẳn ông ta đã không hợp tác với Trung cộng và Liên bang Xô viết.

Luận điệu này của các sử gia Tây phương thật ra xuất phát từ chính miệng lưỡi của Hồ chí Minh. Ông Hồ lúc nào cũng lớn tiếng cho rằng mình và các đồng chí của ông ta đều là những người quốc gia chứ không phải là Cộng sản. Tuy nhiên khi điều tra một cách tỉ mỉ hơn thì mới biết rõ ràng là những lời tuyên bố này của Hồ chí Minh đều là những lời tuyên truyền lừa bịp nhằm mục đích dụ dỗ những người Việt yêu nước, nhưng lại “rất dễ tin”, gia nhập vào hàng ngũ của mình đồng thời ngăn ngừa những phản ứng bất lợi mà Hoa Kỳ có thể gây ra cho tổ chức của mình. Rất tiếc là có rất nhiều trí thức, Việt có, Mỹ có, đã tin vào những lời lừa bịp này của Hồ chí Minh, mà không hề có một thắc mắc nhỏ nào.

Hồ chí Minh và những cán bộ trong tổ chức của ông ta lúc nào cũng là Cộng sản. Vì họ luôn luôn tin tưởng triệt để rằng công cuộc “cách mạng của Quốc tế Cộng sản” phải đứng trước mọi quyền lợi của quốc gia dân tộc. Niềm tin này đã được nhắc đi nhắc lại trong sách vở trong các bài diễn văn, và ngay cả trong hành động của ông Hồ. Hồ chí Minh và những người Cộng sản Việt Nam khác đồng nhất ủng hộ hành động của Liên bang Xô Viết đối với ông Tito ở Yugoslavia. Họ còn ca ngợi những người Xô Viết đã thẳng tay diệt trừ Đảng Cộng sản Hung-ga-ri khi đảng này đòi độc lập vào năm 1956. Ông Hồ đã có một thời gian làm việc cho Cộng sản Quốc tế, một tổ chức do người Xô Viết dựng lên để tiến hành cuộc cách mạng thế giới. Ông Hồ còn phục vụ trong quân đội của Trung hoa Cộng sản hồi Thế chiến thứ Hai. Cuối cùng, chính quyền mà ông Hồ dựng lên ở Miền Bắc Việt Nam giống hệt như các chế độ Cộng sản đã được thiết lập tại các quốc gia khác trên thế giới. Chính quyền của ông Hồ cũng rất tích cực trong việc tiêu diệt những tổ chức chính trị đối lập và những phần tử họ gọi là phản động nằm trong các tầng lớp xã hội.

Có một điều chắc chắn là Hồ chí Minh đã không thể nào nắm được chính quyền nếu ông ta không có một mối quan hệ mật thiết với đảng Cộng sản Tầu. Chiến thắng của Cộng sản Việt Nam tại Điện Biên Phủ vào năm 1954 là nhờ vào sự hiên diện của các cố vấn quân sự Tầu. Nhờ vào một lực lượng khổng lồ quân tiếp vận Trung cộng, và vô số các chuyến hàng chở đầy vũ khí và tiếp liệu từ Trung hoa đến Điện biên Phủ. Sau năm 1954, các cố vấn Tầu còn giúp đảng Cộng sản Việt Nam thiết lập cơ cấu của chế độ và họ đã đóng một vai trò then chốt trong việc tổ chức và thực hiện chương trình Cải cách Ruộng Đất tại miền Bắc, giết hại khoảng 32,000 người Việt Nam. Trung cộng còn điều động bảy sư đoàn đến miền Bắc vào năm 1965 đề giúp đảng Cộng sản có thể rảnh tay, gởi thêm một số lớn bộ đội chính quy vào chiến đấu tại Miền Nam Việt Nam.

Chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp mạnh mẽ vào Việt Nam ngay khi Trung hoa bị rơi vào tay Cộng sản. Người Mỹ lo ngại Cộng sản sẽ bành trướng và Trung cộng sẽ kiểm soát toàn bộ Á Châu. Tổng thống Harry S. Truman, và các vị Tổng thống Mỹ kế tiếp, đều ủng hộ Lý thuyết Domino. Lý thuyết này cho rằng “Nếu Việt Nam rơi vào tay Cộng sản thì những nước Á Châu khác cũng sẽ bị rơi vào tay Cộng sản. Trung cộng đã hỗ trợ cho các lực lượng Cộng sản phiến loạn tại Mã Lai, Miến Điện, và Nam Dương, cũng như Đông Dương và sự sụp đổ của một quốc gia sẽ thành cái bàn đạp để Cộng sản tiến chiếm các quốc gia lân cận”.

Ở vào cao điểm của cuộc chiến giữa Pháp và Cộng sản Việt Nam tại mặt trận Điện biên Phủ năm 1954, Tổng thống Eisenhower hy vọng có thể ngăn chận không cho Cộng sản Việt Nam chiến thắng vì tin tưởng vào Lý thuyết Domino. Ông đã cố gắng lôi kéo Anh Quốc nhập cuộc để giải cứu Pháp tại Điện biên Phủ. Nhưng khi Anh Quốc từ chối thì TT Eisenhower quyết định không can thiệp nữa. Rốt cuộc Cộng sản đã thắng. TT Eisenhower phải chọn lựa giải pháp chia đôi Việt Nam, để Cộng sản cai trị ở miền Bắc và phe không Cộng sản ở Miền Nam. Vì TT Eisenhower tin rằng chỉ có chủ nghĩa quốc gia mới có thể đương đầu được với Cộng sản nên ông muốn hỗ trợ chính quyền Nam Việt Nam, một chính quyền quốc gia thuần túy. Tuy nhiên Tổng thống Eisenhower không chắc chắn là mình sẽ có thể tìm được một chính phủ như ý hay không.

Mặc dầu guồng máy tuyên truyền của Cộng sản và những người Tây phương cả tin luôn cho rằng Hoa Kỳ đã chọn lựa Ngô Đình Diệm để lãnh đạo một chính phủ mới ở Nam Việt Nam hồi năm 1954, sự thật là chính Bảo Đại đã bổ nhiệm Ngô Đình Diệm vào chức vị Thủ tướng chỉ vì uy tín của ông Diệm nổi bật trong hàng ngũ những người quốc gia. Lúc ấy người Mỹ không biết gì nhiều về ông Diệm. Nhưng buồn cười là trong số này lại có những người tin rằng Diệm không phải là người thích hợp cho trọng trách lãnh đạo một chính quyền theo ý của Tổng thống Eisenhower. Các viên chức thâm niên trong Bộ Ngoại Giao, bao gồm cả hai vị Đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam đều kịch liệt phản đối các biện pháp cai trị mà ông Diệm đã sử dụng đặc biệt đối với các giáo phái trong cuộc khủng hoảng 1955. Nhưng Tổng thống Eisenhower và Ngoại trưởng Foster Dulles lại cho rằng ông Diệm là người có một lòng yêu nước bất khoan nhượng. Nên họ đã đi đến quyết định ủng hộ Ông Diệm nhưng chỉ sau khi Ông ta chiến thắng Mặt trận Quốc gia Thống nhất các Giáo phái.

Chỉ có bốn năm ngắn ngủi, từ năm 1955 đến năm 1959, mà lực lượng an ninh của Nam Việt Nam đã tiêu diệt hầu hết những tên Cộng sản nằm vùng được cài lại ở Miền Nam sau ngày ký kết Hiệp định Đình chiến Genève 1954. Hà Nội lo lắng các cơ sở cài lại đã bị phá vỡ, nên từ 1959, đã bắt đầu cho xâm nhập vào Nam hàng ngàn lính du kích võ trang. Sau đó, vào năm 1960 họ bắt đầu xúi giục các cuộc nổi loạn tại nông thôn Miền Nam. Quân đội Vệt Nam Cộng Hòa đã cắt đứt đường chuyển vận vũ khí và lương thực của Cộng sản Bắc Việt, xuyên qua vùng Phi Quân sự ngăn cách hai Miền Nam Bắc. Vì thế vào cuối năm 1960 bộ đội chính quy Bắc Việt phải xây dựng những đường tiếp vận mới nằm trong lãnh thổ Lào. Đó chính là Đường Mòn Hồ chí Minh. Năm 1961, nhiệm kỳ của Tống thống Eisenhower chấm dứt và ông đã khuyến cáo ông John F. Kenndy, vị Tổng thống kế nhiệm, rằng can thiệp vào Lào là một điều bắt buộc và nên làm, kể cả bằng quân sự nếu cần. Nếu không thì toàn bộ Viễn Đông sẽ mất vào tay Cộng sản.

Nhưng TT Kennedy đã không nghe theo lời khuyên của Eisenhower.

Tổng thống Kennedy chủ trương rằng khi Hoa Kỳ can thiệp vào nơi nào thì ở đó cần phải có một đồng minh mạnh, chứ không phải đám quân trói gà không chặt của Lào quốc. TT Kennedy chủ trương giữ vững phòng tuyến Nam Việt Nam, ông tuyên bố: “Nếu chúng ta cần phải chiến đấu ở Đông Nam Á vậy thì hãy chiến đấu ngay ở Vlệt Nam. Ít ra ở đó người Vìệt Nam còn có quyết tâm và ý chí chiến đấu để tiêu diệt Cộng sản. Có đến một triệu người tỵ nạn Cộng sản đang ở tại Miền Nam Việt Nam chính là nơi mà chúng ta muốn”. TT Kennedy lập tức gởi viện trợ ào ạt đến Nam Việt Nam và tăng thêm số lượng cố vấn từ khoảng gần 1,000 lên đến 16,000 người. Kennedy còn nhờ Nga làm áp lực buộc bộ đội chính quy Bắc Việt phải rút khỏi Lào; đổi lại Hoa Kỳ sẽ rút hết cố vấn ra khỏi Lào. Rồi TT Kennedy đơn phương rút hết cố vấn Mỹ ra khỏi Lào. Trong khi đó các lực lượng chính quy Bắc Việt vẫn án binh bất động.

Mặc dù các lực lượng phiến loạn Cộng sản vào năm 1960 có gây được một số tiếng vang, nhưng vào năm 1962 Tổng Thống Diệm cũng đã thành công chấn chỉnh và làm hồi sinh lại tổ chức Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa; đồng thời ban hành Quốc sách Ấp Chiến Lược và cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong khi sưu tầm tài liệu để viết cuốn Triumph Forsaken, tôi đã phát giác một tài liệu của Cộng sản xác nhận rằng Chính phủ Ngô Đình Diệm liên tục chiến thắng Cộng sản trong các năm 1962 và năm 1963, cho đến khi Tổng Thống Diệm bị ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963.

Cái thảm họa lật đổ chính quyền của Tổng Thống Diệm là lỗi lầm của một nhóm nhỏ người Mỹ có thể bắt đầu với ba tác giả viết về Chiến tranh Việt Nam, đó là David Halberstam, Neil Sheehan và Stanley Kamow. Là những ký giả trẻ làm việc ở Sài Gòn vào năm 1963, ba người này dầu cho rằng Diệm phải được thay thế vì lý do là đã nặng tay đàn áp đối lập chính trị, nhất là khi đối xử với những người Phật giáo đối lập. Những ký giả này hoàn toàn sai lầm khi nhận định rằng chính trị của Việt Nam cũng giống của Hoa Kỳ. Và vì ba người này đã căn cứ vào những nguồn tin sai lạc do hai gián điệp Cộng sản và các lãnh đạo trong phong trào Phật giáo đấu tranh. Sự thật là trong nhóm Phật giáo chống đối có rất nhiều cán bộ Cộng sản và những nhân vật thời cơ. Những người này chủ trương kéo dài các cuộc biểu tình và tung ra những lời cáo buộc vô căn cứ cho đến khi Diệm bị lật đổ. Báo chí Mỹ đã thuyết phục được Đại sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge khiến ông này phải xúi dục các tướng lãnh trong quân đội VNCH đứng ra làm đảo chánh.

Giả sử Tổng thống Diệm không bị đảo chánh và sát hại, tôi tin là hầu hết các thính giả ngồi đây đều đang ngồi ở Việt Nam ngay lúc này chứ không phải ngồi trên đất Mỹ.”

Và chẳng có ai phải đặt câu hỏi là tại sao Hoa Kỳ phải gởi nửa triệu binh sĩ sang chiến đấu ở Việt Nam. Nếu không có cuộc ám sát phản phúc và cái hậu quả thảm khốc do cuộc đảo chánh đem lại, thì chắc chắn Bắc Việt sẽ không bao giờ dám leo thang cuộc chiến một cách vũ bão giống như họ đã làm, hồi năm 1965 và những năm sau đó. Và chắc cũng không có nhu cầu cấp thiết phải cần đến một số lượng khổng lồ binh sĩ Hoa Kỳ. Lý do đơn giản là vì dưới sự lãnh đạo của TT Diệm, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tỏ ra mạnh mẽ và hữu hiệu hơn là lúc quân Mỹ bắt đầu vào tham chiến năm 1965.

Tiếp theo sau cuộc lật đổ TT Diệm, lãnh đạo Miền Nam chẳng làm được gì ngoài việc thanh trừng những viên chức và sĩ quan tài giỏi. Guồng máy của chính phủ chống lại âm mưu nổi dậy của Cộng sản cũng bị sụp đổ hoàn toàn. Trong năm 1964, sự yếu kém của các chính phủ mới trong Miền Nam và sự nhút nhát của TT Lyndon B. Johnson đã khuyến khích Hà Nội đi đến quyết định mở cuộc tổng công kích xâm chiếm Miền Nam. Một sư đoàn Bắc việt với trang bị đầy đủ đã xâm nhập vào Miền Nam hồi đầu năm 1965, và đến giữa năm thì tình hình quân sự đã trở nên nghiêm trọng đến nỗi Tống thống Lyndon Johnson phải chọn lựa giữa việc gởi quân tác chiến vào chiến trường hoặc là để Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng sản. Vì TT Johnson tin vào Lý thuyết Domino nên Ông quyết định chọn giải pháp đem quân vào Nam Việt Nam.

Có vô số các giáo sư và ký giả lập luận rằng Lý thuyết Domino Hoàn toàn sai lầm vào năm 1965. Họ cho rằng Cộng sản Tầu và Việt Nam không có tham vọng nhuộm đỏ toàn bộ các quốc gia Á Châu và các quốc gia Á Châu khác cũng không muốn người Mỹ can thiệp vào Việt Nam. Nhưng những tiết lộ mới đây cho thấy Mao và Hồ chí Minh đã coi việc chiếm đóng Miền Nam sẽ là bàn đạp để tiến chiếm toàn vùng Đông Nam Á. Trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng tìm thấy chứng cớ cụ thể là các chính phủ không Cộng sản của các quốc gia trong vùng, vì lo sợ sự bành trướng của Cộng sản, đều muốn Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam. Rất nhiều chính phủ trong vùng mong mỏi được Hoa Kỳ yêu cầu đem quân vào giúp đồng minh. Một số nước như Nam Hàn, Úc Đại Lợi, và Thái Lan, đã gởi quân đến tham chiến tại Việt Nam. Những nước khác như Đài Loan và Phi luật Tân, có đề nghị gởi quân nhưng Hoa Kỳ đã từ chối. Ngoài ra trong năm 1965, lãnh đạo quân sự Nam dương đã khẩn khoản yêu cầu Hoa Kỳ tấn công mạnh mẽ Bắc Việt. Họ tin rằng khi Hoa Kỳ làm như vậy thì cán cân quyền lực trong quân lực Nam dương sẽ nghiêng hẳn về phe chống Cộng sản, vào đúng lúc Tổng thống Sukarno của Nam dương muốn đưa đất nước vào tay Cộng sản. Nhờ Hoa Kỳ cứu vãn Nam Việt Nam vào năm 1965, mà các vị tướng lãnh chống Cộng sản đã tiêu diệt được toàn bộ Đảng Cộng sản Nam Dương vào cuối năm 1965 và dần dần đẩy Tổng thống Sukarno ra ngoài chính quyền.

Nhưng thật không may mắn, vì Tống thống Johnson quá mềm yếu, không chịu chấp nhận một chiến lược quân sự mạnh mẽ đã được các tướng lãnh Hoa Kỳ đề nghị. Trong số các khuyến cáo tối quan trọng, TT Johnson từ chối can thiệp vào Lào để chận đứng các hoạt động của Bắc Việt trên đường mòn Hồ chí Minh.

Các tài liệu của Cộng sản thời hậu chiến xác nhận rằng Việt cộng (MTGPMN) và quân chính quy Bắc Việt không thể sống sót ở trong Miền Nam nếu không có tiếp liệu đến từ đường mòn Hồ Chí Minh. Các nguồn tài liệu của Nga sô, Bắc việt và Hoa Kỳ đều đồng ý với nhau rằng Hoa Kỳ chỉ cần từ ba đến năm sư đoàn là có thể ngăn chận mọi con đường xâm nhập vào Nam một số lượng quân quá nhỏ nhoi so với số lượng quân đội mà cuối cùng Hoa kỷ đã phải gởi đến Việt Nam.

Mặc dầu các ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ nắm được chính quyền vào tháng Năm năm 1965 và chấm dứt được các cuộc tranh giành quyền lực giữa các lãnh tụ của Nam Việt Nam, chính phủ của Nam việt Nam không thể tìm lại sức mạnh của nó như những năm trước kia cho đến những năm cuối của thập niên 60. Từ 1969 đến 1971, chính phủ Nam Việt Nam đã giành lại được quyền kiểm soát hầu hết miền quê và quét sạch phiến loạn Việt cộng. Vào năm 1972, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã đẩy lui đợt tấn công qui mô của Bắc Việt vào mùa Phục Sinh với sự trợ giúp của không lực Hoa Kỳ. Nhưng vào lúc đó một số chính trị gia thiển cận của Hoa Kỳ đã cắt đứt viện trợ cho Nam Việt Nam vào đúng lúc mà tình hình có nhiều hứa hẹn nhất. Tôi và hàng triệu người Mỹ khác coi đây là một nỗi tủi nhục khi chính phủ của chúng tôi đã cắt đứt viện trợ quân sự và yểm trợ không lực cho Nam Việt Nam trong năm 1974 và 1975. Việc này vi phạm những gì mà TT Nixon đã hứa hẹn và cũng chính vì thế đã cướp đi cái cơ hội giúp Nam Việt Nam đầy lui cuộc tổng tấn công xâm lược của Cộng sản Bắc Việt vào năm 1975.

Trong những năm gần đây Việt Nam đã đi theo nền kinh tế thị trường. Vì thế có một số người Mỹ sáng giá đã lập luận rằng việc Việt Nam đi theo nền kinh tế tư bản là một cái “duyên tiền định” dù đang bị cai trị bởi Cộng sản. Như vậy cuộc chiến tranh trong những năm của thập niên 1960 rõ ràng là không cần thiết. Lập luận này đã bỏ quên thực tế là chính cuộc chiến tranh đã làm cho Việt Nam dễ dàng lôi cuốn vào nền kinh tế tư bản vì chiến tranh Việt Nam đã ngăn chận Cộng sản chiếm đóng các nước láng giềng và phá vỡ liên minh giữa Trung cộng với Việt Nam.

Lập luận này cũng quên cả những tội phạm và sự nghèo đói do Cộng sản Việt Nam gây ra, và hàng trăm ngàn thường dân cũng đã bị sát hại bởi chính quyền Cộng sản. Cuối cùng, lập luận này còn bỏ qua tất cả những bất công xã hội do chế độ Cộng sản hiện thời gây ra. Nếu so với các chính phủ Ngô Đình Diệm và Nguyễn Vản Thiệu trước đó thì chế độ này đàn áp dân chúng hơn nhiều và về mặt nhân đạo cũng không thể sánh kịp.

Không phải Hoa Kỳ cũng không phải Nam Việt Nam mà chính là Bắc Việt Nam đã khởi đầu cuộc chiến tranh không cần thiết này. Người Cộng sản Bắc Việt đã xâm lăng Miền Nam Việt Nam với mục đích diệt trừ chủ nghĩa tư bản để áp đặt chủ nghĩa Cộng sản, một loại ý thức hệ phi nhân. Vào thời đó, họ đã giết hại hàng triệu người. Nam Việt Nam và Hoa Kỳ đã hành động rất chính đáng khi đứng lên chống lại bạo quyền chuyên chế. Cho nên hôm nay chúng ta long trọng vinh danh những người chiến binh trong cuộc chiến này. Đây là một nghĩa cử không những hoàn toàn đúng đắn mà còn cao đẹp nữa.
 
 
GS Mark Moyar

Friday, September 19, 2014

( Pleiku - Phố Núi ) Trần Ngọc Nguyên Vũ - Pleiku Trong Nỗi Nhớ / Nguyễn Văn Đáng


TG. Trần Ngọc Nguyên Vũ .

(Để gởi về Thiếu Tá Phong, Thiếu Tá Long, Đại Úy Bình, Đại Uý Chánh, Trung Uý Hậu, Thủy, Cầu, Trung Uý Quán và những người của một thời ly-loạn, đã từng gắn bó đời mình với vùng trời Tây-Nguyên mịt mù khói lửa.)


Trần Ngọc Nguyên Vũ (Một thời ly-loạn!)
PleiKu bây giờ trời nắng hay mưa
Cho tôi gởi lời thăm hỏi
Phố xá quanh co
Thương nhớ mấy cho vừa
Nhớ những tháng ngày cơn mưa phùn con đường lầy đất đỏ
Quán nhỏ thưa người
Dăm lon bia đắng giọt sầu dăng
Đêm Phượng-Hoàng ánh đèn khuya hiu-hắt
Điệu nhạc nào đưa nhau lạc bước tới cung Hằng.
Mai này ai lại ra biên-giới
Đạp sóng PoKor vượt núi rừng
Đường lên Lệ-Khánh xa thăm-thẳm
Có thấy thương thầm thị-trấn sau lưng

Có nghe gió thoảng lời em gởi
Khi nào về ghé lại PleiKu
Xin ngắt giùm em chùm phượng-vỹ
Hong khô môi má đẫm sương mù.
Chợt buổi chiều nao tung cát bụi
Gặp gỡ nhau đây lũ bạn giang-hồ
Lôi-Hổ Kontum
Biệt-Động-Quân biên-trấn
Mấy thằng lính Không-Quân
An-Ninh Khu-Trục Vận-Tải Trực-Thăng Quan-Sát
Cùng mấy thằng Biệt-Kích B50
Thêm toán Nhẩy-Dù vừa đổ tới
Nắm tay nhau cười nghiêng-ngả đất trời
Phố núi bừng lên đêm Cao-Nguyên mở hội
Tia nhìn bốc lửa dáng em chơi vơi…
Trượng-phu lòng cũng mềm tâm-sự
Dốc cạn men cay ngất-ngưởng quên đời
Ngày mai vào trận ai nào biết
Tráng sỹ quay cuồng bom đạn rơi
Xưa kia chỉ một lần sông Dịch
Mà cả triều Yên đưa tiếc thương
Ta sẽ qua sông bao lần nữa
Chỉ mắt em thôi khuất nẻo đường.
Ở đây gió núi mưa rừng đổ
Người đến rồi đi như bóng mây
Bỏ lại những chiều nơi phố thị
Thung lũng buồn thung lũng ngóng mưa bay.



Trại LLĐB Lệ Khánh
Trại LLDB Lệ Khánh
Pleiku, Trong nổi nhớ

30 tháng 4, ngày nầy 37 năm về trước, như một cơn “Đại Hồng Thuỷ”, Cộng Sản Đỏ miền Bắc xua quân vượt vùng giới tuyến với đại “cuồng binh” trang bị xe tăng, thần công súng lớn súng nhỏ đủ loại khí giới giết người, huỷ hoại những cái gì tốt đẹp và đời sống thanh bình, đem đến cho dân miền Nam những tang tóc, đổ nát, chia lìa...Một ngày đau buồn khốn khổ nhứt cho đại gia đình miền Nam. Hàng triệu người dân phải từ bỏ tất cả tung ra những cuộc di cư tìm một thế giới tự do; biết là một sự mạo hiểm đầy gian nguy nhưng họ vẫn thử thách với số phận. Có người may mắn đến được bến bờ Tự Do, ngược lại phải bỏ mình trên Biển Đông hoặc trong mảnh đất hoan du rừng sâu nào đó trên hành trình. Số phận những người còn kẹt lại trong nước đã phải gánh chịu một sự trã thù vô cùng tàn nhẩn. Cộng Sản dùng từ “ mỹ miều”, để che đậy cái “ác tâm” mà chúng gọi là “đăng ký học tập ngắn ngày”. Học tập ở đây chỉ là bị chúng bỏ tù biệt xứ, đài đoạ, lao động khổ sai trong đói khát, không thuốc men khi bịnh tật, khác nào một sự “trả thù”! hèn.

30 tháng 4 nầy nhớ về ngày 30.4.75. Là những người may mắn thoát khỏi Cộng Sản Đỏ; chúng ta hãy cùng dành một phút nghiêng mình mặc niệm tưởng đến các vị danh tướng anh hùng, đã noi gương “Võ Tánh” tử tiết theo thành, đến các chiến sĩ anh hùng cầm súng chiến đấu thà chết không hàng giặc Cộng, đến các đồng bào gan dạ thà hy sinh mạng mình còn hơn sống với Cộng sản.

Chúng ta nguời dân Việt Nam đang có đòi sống Tự Do trên thế giới hãy lên án “Những kẻ vô liêm sĩ" đã từng bị giặc Cộng rượt đuổi trốn chui nhủi, được thần Tự Do ra tay nâng đở cho được một đời sống sung túc hạnh phúc, nay quây lưng trở mặt với chúng ta, vì chút lợi nhuận, đi tưng bốc hùa theo Cộng Sản, ca ngợi ngày nầy, (30/4) là ngày “Chiến thắng”. Nhứt là số nam nữ ca sĩ, doanh thương qua đường văn nghệ, họ vì tiền bạc mà quên đi cái ngày nào bị Cộng Sản lên án, phân biệt “nhạc xanh nhạc vàng”, văn nghệ đồi truỵ, bây giờ có ca sĩ vác mặt đến ca tụng cái “Nghĩa địa hoành tráng” của Cộng Sản, mà không hổ thẹn.

Vô luân thay ! Cho những kẻ “phản bội” nầy, lại ngu muội “nghe những gì Cộng Sản nói”.

Kính mời quí vị
xem tiếp : Cộng Sản đã thí mạng bao nhiêu sanh
linh, để đổi lấy Tỉnh Kontun - Pleiku (Vùng 2) để mở đường tấn công chiếm lấy miền Nam thân yêu của chúng.ta.

Công Tác Pleiku

Rời Phù Cát từ sáng sớm, đoàn tăng cường thêm 2 chiếc xe (GMC), lấy từ Phù Cát, theo Quốc Lộ (QL) 19 lên An Khê, trên đường còn lưu lại nhiều dấu vết chiến tranh, nhiều nhà bị vết đạn trên tường, xác xe nhà binh bị đốt cháy nằm ngả nghiêng bên lề đường.

An Khê nằm trên QL 19, giữa Quy Nhơn và Pleiku, là một địa điểm chiến lược quan trọng trong thời chiến tranh. Quân Lực Hoa Kỳ lập một căn cứ Lục quân, Sư Đoàn Đệ Nhứt Kỵ Binh đóng quân tại đây vào năm 1965, đến năm 1968, Lữ Đoàn 173 Dù Hoa Kỳ tiếp tục đóng chốt tại đây để ngăn chặn sự xâm nhập của quân đội Cộng Sản Bắc Việt xuống miền biển và đồng bằng. Từ trên cao nhìn xuống căn cứ còn thấy được đường bay và vô số doanh trại nằm phía dưới triền đèo.

Qua An Khê, đường tiếp tục đi lên, lên cao dần, xuyên qua nhiều vách đá núi. Khí hậu trở nên lạnh hơn, càng lên cao, càng thấy nhiều dấu tích tàn phá, huỷ hoại của cuộc rút quân khỏi Pleiku vừa qua. Bây giờ, chúng tôi bắt đầu lên xứ Thượng. Đường lên vùng cao có nhiều thung lũng và cầu bắc qua suối, phần nhiều cầu hư hỏng, ván lót bị long lở, hoặc bị mất, gãy gập ghềnh. Mỗi lần đi qua, phải thật hết sức cẩn thận, cứ lên cao rồi lại xuống ghềnh là một con suối chạy ngang, một lần đang đổ đèo, xe đang ngon trớn tuôn xuống gần hết đèo, bất ngờ, trước mặt chúng tôi là một cây cầu không còn ván lót, chỉ còn hai khung thành cầu chơ vơ trên con suối, tất cả chúng tôi đều hốt hoảng, vì với sức tuôn mạnh của xe đang đổ dốc ngon trớn mà đâm ầm vào thành cầu, lọt xuống suối, chắc không còn ai có thể trở về với vợ con, anh tài xế rà chân vào bàn thắng, tiếng xe gầm, lẫn mùi khét của bố thắng bốc khói, còn độ vài thước là đụng đầu cầu, anh tài xế nhanh mắt, bẻ tay lái sang lề phải vô đám rừng thưa, thì ra, ở đây đã có một con đường mòn vừa vặn cho chiếc xe tuôn vào. Cành cây, chồi quẹt vào thành xe bần bật, xe chậm rãi chạy bình thường, từ từ lăn bánh trên cát, băng qua suối, theo vết của những người đi trước, lên lề an toàn. Thật may mắn, thoát được hiểm nguy, chúng tôi ra khỏi xe, thở phào thư thả, mọi căng thẳng vừa rồi đã tạm qua, anh trưởng đoàn đến vỗ vai khen ngợi anh tài xế vài lời rồi mời anh điếu thuốc lá “hành khách”, chúng tôi tìm chỗ ngồi tựa nghỉ lưng, phì phà thuốc lá, trong khi anh tài xế chui xuống gầm xe, kiểm tra an toàn để còn phải tiếp tục leo đèo nữa.

Chợt đâu trong bụi rừng chồi, từ hướng suối đi lên, một người đàn ông Thượng, da đen xạm, chỉ đóng chiếc khố, người để trần, tay xách một con cá giống loài cá bông ở miền đồng bằng, tay kia anh cầm một cái “nôm”, chúng tôi vây quanh vừa xem cá, vừa xem người, đó là một con cá thật lớn, mà tôi chưa từng thấy bao giờ, nó to gần bằng bắp về người thường, một anh bạn tôi hỏi:

- Có bán không?

Với giọng miền Thượng “lơ lớ”, anh ta đáp:

- Không bán ! Không bán, đổi muối!

Sau
khi anh
tài xế, kiểm tra xe xong, đoàn cũng tranh thủ …giải khát, lót lòng, chúng tôi tiếp tục lên đường, xe chạy không xa bao lâu bắt kịp người Thượng lúc nãy, tay vẫn xách con cá nặng nề, qua khỏi khu rừng chồi, đến một cánh đồng láng, một làng của dân Thượng, đồng loạt nhà sàn sát nhau, mái chóp cao, vách tháp bằng nẹp tre mây, một cái thang bắc ngay cửa ra vào để đi lên xuống, vài đứa bé trần truồng chạy đùa giỡn, cạnh cái cầu thang, hai cô gái Thượng, vào tuổi cập kê, đang cùng nhau giã thóc trong một cái cối bằng hai cái chày gỗ, ngực trần, đôi “non bồng" cùng nhịp nhàng theo động tác lên xuống.

Anh bạn ngồi cạnh chợt hỏi tôi:
- Đố bồ, tại sao mấy cô gái đó để trần ?
- Nóng nực
- Không phải đâu, người Thượng có phong tục là “xấu che, tốt khoe”, mấy cô chưa chồng, họ tự hào là “của” họ đẹp, còn mấy người đã có chồng, có con, họ cho là xấu nên đem giấu đi, khác với dân miền quê của tụi mình, có con đem ra ngoài sân, ngoài ngõ, vác vú cho con bú. Còn độc hơn nữa là mấy bà mê "ông Tướng" (bài Tứ sắc) đang trong cuộc chơi, có cả đàn ông mà mấy bà cũng tự nhiên vạch vú cho con bú, rất tự nhiên.

- Vậy chắc mấy ông thua "Đứt Chến"!

Trong xe, mọi người lục đục tìm áo ấm mặc thêm, xe bắt đầu nặng nề leo dốc, tiếng máy nổ gầm gừ to hơn, bây giờ thì đi lên, đường rất nguy hiểm, nhiều khúc quẹo rất nhặt, hai bên vách núi càng lên cao, càng cảm thấy lạnh hơn, gió và khí lạnh bắt đầu thổi đến, gió giựt từng cơn, tạt rào rào qua khung cửa xe đóng kín. Chúng tôi lên đến đỉnh cao nguyên, ngọn núi cao Mang-Yang là một huyện thuộc Tỉnh Gia Lai, Kontum, dân số độ 45,000 phần đông là người thiểu số, Gia Rai và Barma, có diện tích 1,226 Km2. Tên Mang-Yang có từ tiếng người Gia Rai (có nghĩa là Cổng Trời). Mang -Yang nơi thường xuyên bị địch phục kích đánh trộm, bên đường còn nhiều xác xe nhà binh, xe đò, xe dân sự, nằm nghiêng ngửa bên triền núi.

Lợi dụng địa thế hiểm hóc này, nơi đây quân đội Pháp cũng có nhiều lần bị phục kích, lần nặng nhứt vào ngày 24-7-54. Một trung đoàn quân đội Pháp được lệnh từ bỏ đồn An Khê, rút về Pleiku. Đoàn công-voa di chuyển trên Quốc Lộ 19, lên đèo Mang Yang, cách Pleiku khoảng 80km bị Việt Minh phục kích, chận đường nơi cây số 15, trận chiến diễn ra trong 5 ngày, quân đội Pháp chống trả quyết liệt, để giải vây, mở đường tiến về Pleiku, suốt con đường dài 55 km dầy đặt quân Việt-Minh, sau 5 ngày trung đoàn binh Pháp thua nặng số binh sĩ còn sống thoát chạy về Pleiku. Hiện nay quanh ngọn đồi nầy có nhiều “Am thờ cô hồn” cho những người đã chết trong hai lần chiến tranh

Chúng tôi an toàn qua khỏi đèo Mang-Yang đang tiến dần đến Pleiku, nếu không biết trên đỉnh núi cao vút kia đang có một thành phố thì chắc chắn không bao giờ tôi có thể tưởng tượng được là có sự sung túc của một thành phố. Từ dưới nhìn lên chỉ thấy một phong cảnh đẹp như trong tranh vẽ của một hoạ sĩ lừng danh, từng chùm mây trắng đục như khói sương vần vũ trên đỉnh núi chen lẫn với rừng thông xanh mượt trải dài theo triền núi. “Ôi ! đẹp làm sao”. Một thành phố núi cao, thành phố đầy sương, quả là một nơi tuyệt vời cho những ai muốn sống gần thiên nhiên.

Pleiku một thành phố nằm trên đồng bằng của những ngọn núi cao ở Trung Tâm Tây-Nguyên, Trung Phần Việt Nam thuộc tỉnh Gia Lai-Kuntom, cao hơn mặt biển 750m, có mặt bằng là 261 km2, nằm trên trục lộ đường Liên Tỉnh 19, hướng Đông giáp Tỉnh Bình Định, hướng Tây giáp nước Cambochia và đường Liên Tỉnh 14, hướng Bắc giáp Kontum và hướng Nam giáp Ban-Mê-Thuộc, có dân số là 186.763 người, sắc dân chính là người Kinh, Balma, và Jarai.

Sau hơn một giờ đoàn xe chúng tôi đi vào cửa ngõ thành phố, nhằm tháng Mười trời cuối Thu nên đêm xuống mau. Những tia nắng chiều ẻo lả vẫn còn đủ cho chúng tôi nhìn quanh thành phố là một vùng đẹp của quê hương, cây xanh đang chuyển mình thay lá, những chiếc lá úa vàng hồng nhiều màu sắc một cơn gió vô tình cuốn lá rơi lã chã trên đường phố vắng người qua lại. Đánh một vòng qua cái giếng nước (fountain), trên con đường chánh của thành phố, những cây phượng vĩ cũng đang chuyển mình thay lá với cành còn đầy nụ hoa đỏ, giống như những tàn lọng to vươn ra như đôi tay khổng lồ dang rộng che chở cho mái Nhà Thờ cao ngất nóc hình chữ “V” ngược, xây cất theo kiểu Châu Âu vào thời Pháp Thuộc.

Đoàn xe ra ngoại ô đi về hướng Phi Trường Cù Hanh, cách thành phố 10km, dọc hai bên đường nhìn thấy nhiều trái xu-xu xanh mướt lủng lẳng đeo theo những dây leo kết chằng chịt quanh hàng rào. Nhà nào cũng có trồng xu xu, đu đủ, đậu rồng trái to, nơi đây (Pleiku) đất đỏ và dẻo mưa trơn trợt như trét “mỡ bò” lại rất thích hơp với loại rau trái nầy, người ta nói “chỉ cần bỏ hột giống xuống tự nó mộc lên và sinh quả”. Đi ngang qua một vườn trồng khoai mì (sắn), có lẽ đang đúng mùa thu hoạch vô số thân cây bật gốc nằm ngả nghiêng trên mặt đất, nhìn cảnh nầy nhắc tôi nhớ lại lời của một anh cố vấn “xây dựng nông thôn” lúc làm công tác về miệt thôn quê ở Xã Hiệp Hoà, Biên Hoà, anh nói: “Đất ở xứ nầy tốt lắm , chỉ cần cắm một cái "que" xuống là có ăn”. Ý anh nói “que” ở đây là một khúc thân cây khoai mì (sắn).

Xe chúng tôi tiếp tục đi về hướng phi trường, trước mặt chúng tôi từ xa, bốn giàn ‘radar” có hình bầu dục, trắng như bạch kim, to lớn khổng lồ sừng sững vượt lên như thi đua cùng núi cao, phản ánh nắng mặt trời lấp lánh như hàng vạn tấm gương phát ra ánh sáng lập loè. Ngừng xe ngay trước cổng phi trường, anh bộ đội nhảy xuống làm thủ tuc an ninh; nhìn qua cửa sổ, bỗng tôi thấy có bốn thanh niên trên người chỉ mặt cái quần “xà lỏn” che thân, họ đang ngồi chồm hổm hai cùi chỏ gác lên hai đầu gối, đầu cuối thấp, thân người co cụp lại để tránh những mũi nhọn kẽm gai đang lơm chởm trên đầu và chung quanh họ, các anh nầy bị nhốt trong cái rọ “hay chuồng cọp” chiều cao độ một mét, ở giữa ban ngày nắng nóng, đêm xuống thì rất lạnh của núi rừng Cao Nguyên. Tại sao họ lãnh cái hinh phạt tàn nhẫn như thế! Giữa người với con người sao nỡ đối xử tàn tệ như thuở còn man di, lạc hậu! Chúng tôi chỉ biết nhìn họ mà ái ngại, ! tội nghiệp, không ai dám mở lời hỏi tai sao?

(Phi Trường Pleiku còn có tên gọi là Phi Trường Cù Hanh. Vào thời gian Cộng Sản Bắc Việt mở màn những đợt phá hoại, tung ra nhiều trận tấn công lớn vào miền Nam Việt Nam. Vào năm 1962, Phi Trường Pleiku là Căn Cứ 62 Phi Đoàn Quan Sát của Không Quân Việt Nam, với loại phi cơ L19 Cessna, tình hình chiến tranh ngày càng leo thang, đến 1964, một phân-Đoàn chiến đấu cơ A1 Skyraiders từ phi trường Biên Hoà được đưa ra yểm trợ. Từ đấy, Căn Cứ 62 được tăng cấp số lên gọi là: Không Đoàn Tác Chiến 62. Binh đội Cộng Sản Bắc Việt càng tăng cường, xâm nhập vào miền Nam qua biên giới Lào, Cambochia. Pleiku là tuyến đầu chận sự tràn qua biên giới của quân Cộng Sản Bắc Việt. Do đó phi trường được nâng cấp, bành trường lớn hơn. Không Quân Hoa Kỳ xây lại mặt bằng nối dài đường bay lên 1,829m, và các hạ tầng cơ sở được xử dụng chung giữa Không Quân Việt Nam và Không Quân Hoa Kỳ.

Ngày 6-2-1965, Phi trường bị tấn công, pháo kích nặng, cộng quân bám sát vào hàng rào Phi trường, nhưng bị hoả lực phòng thủ vòng đai chận đứng. Không có trận nổ súng nào mà không đổ máu. Kết quả Không Quân Hoa Kỳ bị 9 tử trận, 128 bị thương. Thua keo này, VC bầy keo khác, chỉ chực ăn tươi nuốt sống Pleiku, vì nơi này là một chướng ngại lớn cho ý đồ đưa binh đội Bắc Việt đi xuyên qua Lào và Cambochia, theo Đường Mòn Hồ Chí Minh (xưa Việt Minh gọi là Đường Trường Sơn) tràn xuống đồng bằng và tiến xa hơn nữa là vào miền Nam. Quan sát tình hình chuyển động quân sự của Bắc Việt quanh vùng, Cố Vấn Trưởng của Vùng II, Quân Đoàn II Chiến Thuật và Trung Tướng Ngô Dzu, Tư Lệnh Quân Đoàn II cho biết tình hình trở nên nguy kịch trầm trọng, Cộng Sản Bắc Việt điều động đến khoảng 60,000 quân di chuyển vào vùng tam biên “Việt-Miên-Lào”, dùng chiến thuật “biển ngườ” công đồn, đả viện để biến Cao Nguyên và Kontum thành một Điện Biên Phủ thứ II, ông John Paul Vann, Cố Vấn Quân Sự Cao Cấp của Hoa Kỳ tiên đoán: “Cộng Sản sẵn sàng hy sinh 10,000 binh để chiếm cho được vùng Cao Nguyên, trận chiến sẽ trải dài từ thành phố Kontum đến Pleiku, tràn đến Bình Định…Mở màn cho ý đồ nầy, Cộng Sản Bắc Việt chọn một ngọn đồi cao nhứt trong vùng là Đồi 937. Sau tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968), Bắc Việt đưa binh đội chính quy vào Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam, chiếm những ngọn đồi cao nhứt để làm căn cứ chiến lược, ngọn 937, cao 937 mét, tính từ độ mức mặt biển, đứng riêng rẽ với các ngọn đồi khác, ngọn đồi này được bao quanh bởi những rừng cây dày đặc và tre rừng cao ngất trời, vì thế mà nơi đây rất khó dò tìm được mục tiêu, là một địa hình rất thuận lợi để lập căn cứ. Biết được ý dồ của Bắc Việt, quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà mở cuộc hành quân tiểu trừ.

Sau lần đụng trận đầu tiên với binh Cộng Sản, do địa hình nhiều cây cao không tiện cho Trực thăng vận đổ quân, vì vậy quân đội đồng minh Hoa Kỳ và Việt Nam phải bám lấy địch quân từng bước từ dưới chân đồi tiến lên, những trận chiến đấu cày răng lược, giáp lá cà... quyết liệt đến tàn nhẫn. Được sự yểm trợ mạnh của pháo binh và oanh tạc cơ, sau 15 ngày chiến đấu Cộng Sản rút binh chạy sang biên giới Lào. Đại đội C (Charlie là mật mã liên lạc qua vô tuyến) tiến chiếm ngọn đồi đầu tiên, lấy tên “Charlie” đặt cho Đồi 937. Kiểm diểm sau cuộc chiến tìm thấy: 65 xác binh sĩ Bắc Việt rải rác quanh vùng, nhiều nón cối, súng AK47, lựu đạn chày và nhiều cuộn băng cứu thương đẫm máu; vô đến trung tâm đồi đếm được 15 binh Bắc Việt chết treo lửng lờ từ ngọn cây, những người nầy là xạ thủ đại liên, bị xích chân vào súng lớn. Sau khi kiểm điểm ngọn đồi có tất cả 633 xác chết binh Bắc Việt, nhưng không thể đoán biết đươc bao nhiêu người bị thương được mang đi, và số người chết vùi dập bởi đại pháo làm sập hầm trú ẩn. Thiệt hại về phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà :73 người chết, 372 người bị thương. Sau khi làm chủ ngọn đồi, quân đội Hoa Kỳ còn đặt thêm một tên cho ngọn đồi là “Hamburger”.

Trận chiến thắng đồi Charlie đã chứng tỏ sự vững mạnh của Quân lục Việt Nam Cộng Hoà và Đồng Minh Hoa Kỳ, nhưng trái lại đã gặp không ít khó khăn ở truyền thông báo chí và Quốc Hội Hoa Kỳ, gây trong dân chúng Hoa Kỳ có phản ứng không tốt cho sự chiến đấu chống Cộng Sản ở miền Nam Việt Nam. Do nhiều áp lực, nên Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ ở Việt Nam quyết định bỏ Đồi Charlie, bàn giao lại cho Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù, từ đây đảm đang việc phòng thủ giữ Đồi Charlie.

Cộng Sản vẫn nuôi mộng đánh chiếm vùng Cao Nguyên Trung Phần để làm bàn đạp đánh xuống vùng đồng bằng, kế đó là miền Nam Việt Nam. Vào đầu tháng 2 năm 1972, binh Cộng Sản Bắc Việt theo con đường mà chúng đã mở sẵn từ tam biên (Việt-Miên-Lào) xuyên qua vùng đồi núi phía Nam Đồn Tân-Cảnh, cách QL14 độ 2km để tiến về Quân Đoàn II. Trong lúc nầy tình hình mặt trận Tây Bắc tỉnh Tây Ninh bị áp lực mạnh của Cộng Sản và An Lộc đang bị địch bao vây, nên Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù được điều động về giải vây. Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn II xin tiếp viện, Sư Đoàn Dù phái Tiểu Đoàn 11 Dù, chỉ huy bởi Trung Tá Nguyễn Đình Bảo lên thế chổ trấn thủ Đồi Charlie. Binh Cộng Sản đoán được sự phân tán lớn của Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, chúng liền cho mở mặt trận tấn công thăm dò, chiến sĩ VNCH ở đồi Charlie phải nhiều ngày oanh liệt “cắn răng” giáp chiến chống lại với chiến thuật “biển người” của binh Cộng Sản Bắc Việt để cố gắng giữ căn cứ. Nhưng cuối cùng, tất cả đã vĩnh viễn ở lại Charlie với cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, vị Chỉ huy trưởng anh hùng cùng nằm lại với các chiến sĩ anh em đã anh dũng hy sinh.

Sau Charlie, binh Cộng Sản tiếp tục trên đường tấn công, nằm trong chiến dịch “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Sư Đoàn 2 Cộng Sản được yểm trợ bởi chiến xa T54 ào ạt mở trận chiến vào hướng Tây của Bộ Tư Lịnh Tiền Phương của Sư Đoàn 22 Bộ Binh tại Tân Cảnh, cách biên giới Viêt-Miên-Lào 5km, là nơi mở màn “Chiến Dịch Mùa Xuân" của Bắc Việt Cộng Sản. Mưa pháo 82 ly, hoả tiễn 122 ly kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ, lúc 10:30 ngày 23-4-72 thì hầm chỉ huy hành quân bị trúng hoả tiễn, hệ thống điều khiển chỉ huy bị thiêu huỷ, nhiều sĩ quan chỉ huy bị thương nặng, đến 11:00 giờ đêm, cánh quân tiền phương của Cộng Sản bị Sư Đoàn 22 Bộ Binh phát hiện, cách Đakto 1km, có 3 chiến xa T54 yểm trợ, lập tức yêu cầu Phi Trường Nha Trang cho tăng cường phi cơ hoả lực (AC130 gunship) lên bắn cháy tất cả chiến xa T54 của Cộng Quân nhưng vẫn không chận được sự tấn công của binh Cộng Sản. Đến nửa đêm, độ một trung đoàn binh Cộng Sản ào ạt tràn vào tiền đồn Tân Cảnh, mặt khác một trung đoàn binh Cộng Sản thứ hai xuất hiện cách Tân Cảnh độ 3 km về hướng Tây Bắc, chúng tiến hành đánh chiếm QL14 cắt đường giao thông giữa Dakto và Tân Cảnh làm bốn đoạn, khiến cho sư liên lạc giữa hai thành phố bây giờ chỉ nhờ vào máy vô tuyến. Mặc dầu thời tiết xấu các phi cơ chiến đấu Skyraider A1E, A37 xuất phát từ Phi Trường Cù Hanh lên oanh kích Cộng Quân đang chiếm giữ QL14. Gần sáng Cộng Quân vừa pháo kích vừa xua quân vào Đồn Tân Cảnh, gặp phải hoả lực mạnh của các chiến sĩ Trung Đoàn 42 mãnh liệt chống trả, nhờ vậy Tân Cảnh đứng vững đến khi trời sáng. Trời sáng sương mù nhiều lại thấp không thuận lợi cho phi cỏ yểm trợ. Trước tình thế quân địch quá đông, về phía ta thì bất lợi vì thời tiết xấu, tướng Ngô-Dzu ra lệnh di tản chiến thuật Đồn Tân Cảnh và các đồn phía Tây QL 14. Cùng với đông bào lui về tái lập giới tuyến cách Kontum 20 km, chiến đấu dũng cảm của Trung Đoàn 42 Bộ Binh đẩy lui nhiều đợt tấn công “biển người” của Cộng Quân với khối bộ binh gấp ba lần và thêm 60 chiến xa T54 yểm trợ. Trận chiến kéo dài suốt 24 tiếng đồng hồ không ngừng nghỉ; ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 liên lạc được với căn cứ đến 8:00 tối ngày 24-4-72 thì mất liên lạc. Một số quân sĩ thoát khỏi quận Dakto về cho biết Căn Cứ Tân Cảnh đã bị Cộng Sản tràn ngập đêm 24 tháng 4 năm 1972. Sau khi hai quận Dakto và Tân Cảnh bỏ ngỏ cho Cộng Sản, thành phố Kontum càng bị áp lực nặng nề của quân Bắc Việt; con đường QL 14 nối liền giữa Kontum và Pleiku bị cắt đứt, Kontum bị cô lập, thiếu dầu thiếu điện, lương thực tiếp tế không đến được, phi cơ không đủ để chuyển lương thực, ngày càng khó khăn dân chúng phải di tản về Pleiku bằng phi cơ và đường bộ cách giữa Kontum và Pleiku 45 km


Lệ Khánh
Lần lượt Cộng Sản Bắc Việt chiếm các căn cứ quan trọng tiền đồn phòng thủ Kontum và Pleiku. Muốn tiến chiếm Kontum và Pleiku thì chúng phải triệt hạ một chướng ngại vật lớn là : Lệ Khánh, căn cứ nầy còn có tên là (Polei-Kleng.) Lệ-Khánh là tên một con đồi lớn, nằm về phía Tây Bắc, cách Thành Phố Kontum khoảng 22 km, chung quanh Đồi Lệ-Khánh có những đồi thông khác, nằm rải rác, tạo nên một khung cảnh thật thơ mộng. Để ngăn ngừa mọi áp lưc của Cộng-sản đối với Kontum và Pleiku, trên đồi Lệ-Khánh quân đội Hoa Kỳ đặt một căn cứ hoả lực kiên cố. Doanh trại căn cứ xây theo hình tam giác, có một hệ thống giao thông hào chìm lẫn nổi, có 13 lô cốt phòng thủ quanh trại, căn cứ Lê Khánh có chức năng chận đứng mọi xâm nhập của Cộng Quân từ biên giới Lào-Việt-Miên qua Đường Mòn Hồ Chí Minh. Vì vậy, bất cứ giá nào CS Bắc Việt cũng quyết tâm san bằng Lệ Khánh. Cộng Quân Bắc Việt khơi mào tấn công Lệ Khánh vào những ngày đầu tháng 5/72 bằng những trận pháo không ngừng nghỉ, với những đại pháo 82 ly và 122 ly, suốt tuần dồn dập rót đại pháo vào đồn Lệ Khánh.

Đến ngày 7-5-72 cộng quân tăng cường độ pháo kích nặng hơn, từ 8:00 sáng đến nửa đêm, chúng chuyển sang tấn công ở sườn phải vòng đai. Biệt động quân giữ vững vị trí, đánh trả nhiều đợt tấn công trong đêm, đến sáng Cộng binh lui binh để phục hồi lực lượng, để lại trên 300 xác treo rải rác quanh vòng đai phòng thủ. Sau một giờ kiểm binh, cộng quân tăng cường, tấn công tới tấp. Lần này, chúng dùng đại pháo 105 ly, rót hàng ngàn quả vào căn cứ hàng nhiều giờ, trước khi thả 20 chiến xa T54 yểm trợ bộ binh tấn công căn cứ. Mặc dù đã hết sức mệt mỏi, sau nhiều giờ chiến đấu không nghỉ, Biệt Động Quân sẵn sàng với M-72 chống chiến xa, đợt tấn công lần 2 này có 5 chiến xa T-54 bị bắn cháy, nhiều xác cộng quân ngã gục tại chỗ. Lần nữa cộng quân tháo lui, chiến trận giằng co mãi đến 20 ngày, binh sĩ BĐQ phải sống ẩn núp dưới những giao thông hào chìm để tránh mưa pháo liền tay của binh Cộng Sản. Quang cảnh đồi Lệ Khánh không còn được đẹp như tranh vẽ của trời Cao Nguyên nữa, căn cứ Lệ Khánh bi bầm dập thành mảnh bởi đạn pháo của cộng quân, kho đạn của đồn bị trúng pháo nổ tanh banh, trung tâm hành quân xụp đổ, những binh sĩ BĐQ vẫn cô đơn kiên cường chống giặc, lương thực, nước uống dự trữ chỉ dùng đủ 3 tháng. Căn Cứ Lệ Khánh hoàn toàn bị cô lập, không tiếp tế, không tải lương được. Biệt phòng BĐQ vẫn chiến đấu, ai bị thương nặng thì nằm bệnh xá, còn cầm súng được, vẫn tiếp tục bắn địch quân, vợ con binh sĩ cũng tham gia chiến đấu, người tay súng, người tải thương, người tải đạn, người quan sát canh phòng, v.v.

Cả tháng trời, Lệ Khánh không có ban đêm, khi mặt trời vừa khuất bóng, những trái hoả châu thả xuống liên tục soi sáng cả một vùng quanh căn cứ, một tiểu đoàn pháo binh của Sư Đoàn 22 bộ binh bên kia sông Poko bắn pháo yểm trợ cánh quân trú phòng chỉ độ 20km, xác địch quân rải dãy hàng rào phòng thủ hơn 20 ngày trước, giờ thì sình thúi, pha trộn mùi khói thuốc súng, làm cho căn cứ nặc nồng mùi tử khí. Từ ngày 20 cho đến về sau, căn cứ mất liên lạc với QĐ II, các đội cao điểm bị quân CS chiếm đặt cao xạ trực chỉ vào căn cứ, cây ăn-ten (antenna) dù căng lên lại là đích cho súng pháo của địch. Chỉ huy căn cứ Lệ Khánh quyết định rút lui khỏi căn cứ. Trong số các lô cốt, lô cốt số 13 là an toàn hơn, tiểu đoàn được lệnh sẵn sàng lên đường, đến gần sáng, phá hàng rào kẽm gai chằng chịt của lô cốt số 13, trong khi quân CS vẫn tiếp tục nã pháo như mưa vào trại. Toán tiền phong mở đường máu tiến ra ngoài, toán trước, trợ cho toán sau, dẫn dắt gia đình, binh sĩ và thương binh… thoát được ra ngoài vòng pháo của địch, hai toán chia nhau đi hai hướng khác nhau, nhờ liên lạc được vô tuyến gọi phi cơ quan sát vị trí địch quân, đem phi cơ oanh tạc cộng quân đang vây căn cứ. Hai cánh quân rút lui mãi đến chiều hôm sau mới đến con sông Poko, một cánh quân bảo vệ cho gia đình binh sĩ cố gắng qua sông để đến tạm trú tại căn cứ Liên Đội 385 Địa Phương Quân, một cánh vừa rút lui vừa chống đỡ yểm trợ cho đoàn qua sông, tiếng con nít khóc làm lộ mục tiêu, Việt Cộng rượt đuổi theo đoàn đang vượt qua sông, nhờ mùa khô, nước cạn ngang ngực nên cả đoàn và gia đình cũng lướt băng qua sông, một bà mẹ người Thượng đai đứa con còn trong nôi trước ngực, bị trúng đạn chết tức khắc nằm thả ngửa trên mặt nước, trong khi đứa con còn đang ngậm vú mẹ. Cộng Quân đuổi kịp đến bờ sông, chúng dùng súng cối 61 ly nã đạn, không chút thương tiếc vào đoàn vượt sông, thật dã man, giết chết cả đàn bà con nít, mặt nước sông Poka nhuộm đỏ máu của những người dân vô tội, 360 người cùng vượt sông, sang đến bờ chỉ còn lại 97 người sống sót.

Từ đồi Charlie, Dakto, Tân Cảnh, nay đến Lệ Khánh thất thủ, mục tiêu của CS là Pleiku, bây giờ còn lại Kontum, đầu giới tuyến, binh CS bắt đầu tấn công căn cứ 41 và 42 ,là hai căn cứ then chốt cho an ninh của QL 14 giữa Pleiku và Kontum cách nhau 15km, âm mưu của CS là cắt đứt mối tiếp tế, liên lạc, lưu thông giữa 2 thành phố, nếu 2 căn cứ then chốt nầy mất thì Pleiku sẽ rơi vào sự kiểm soát của CS Bắc Việt, vì vậy, một bên trong tư thế tấn công, một bên trong thế thủ, dù cho có bao nhiêu thân xác phải hy sinh. Vào lúc nửa đêm, cộng quân pháo hàng trăm quả vào căn cứ, sau đó một đại đội đặc công của Sư Đoàn 2 Sao Vàng và một trung đoàn trợ chiến, đặc công của Việt Cộng còn rất trẻ tuổi khoảng từ 15-16… đã bị chích thuốc kích thích, nên rất liều mạng sống, chúng đeo vào người khoảng 50 kg chất nổ, nhào vô hàng rào căn cứ tấn công, phá rào dọn đường cho trung đoàn bộ binh, có trung đoàn pháo yểm trợ, tấn công đẫm máu vào căn cứ ở hướng Đông, chiến sĩ của Sư Đoàn 23 Bộ Binh từ hướng Tây đánh lên, nhờ sự quan sát tốt trên không của L19 và C7 chỉ điểm cho pháo binh yểm trợ rất chính xác, thêm hoả châu soi sáng vùng chiến địa, nhờ đó mà phi cơ C130 vũ trang (C130 gunship) và phi cơ oanh tạc F104 trực xạ chính xác vào các cánh quân Cộng Sản, trận chiến kéo dài đến sáng, Cộng Quân lơi tiếng súng, dần dần rút lui, biến mất vào các triền núi. Chiến sĩ các căn cứ hoả lực phải đi chôn 160 xác Cộng Quân quanh vòng rào phòng thủ và 40 xác khác trên bờ suối, nhiều xác đặc công CS còn trẻ trong lứa tuổi học sinh nhưng lại bị đem xử dụng liều mạng chết thật thảm thương. Sư Đoàn 23 Bộ Binh cho tăng viện về Kontum, cả một đoàn xe vận chuyển và các đơn vị Thiết Giáp đều bị phục kích trên tuyến đường dài từ Sơn Trà cho đến đồi Chu Pao. Vào đầu tháng 6, 1972 quyền kiểm soát đỉnh đồi Chư Pao bị rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt.)

- Ê! Ê! Nó đang dòm bồ cà.

Anh bạn khều vai trong khi tôi đang suy tư nhìn những người đang bị đối xử tàn tệ trong cũi kia. Anh bộ đội mặc đồ chiến đấu màu xanh ô-liu, nón cối, đeo sao vàng nền đỏ trên vai đang đếm từng người chúng tôi. Xe tiến vô Phi trường, đến khu nhà độc thân, đó là những dãy nhà tiền chế, sơn phết màu trắng, sạch sẽ phân ranh đều đặn bằng những hàng cây đu đủ hoặc chuối, đang được mùa sai quả, trước, sau, không một bóng người, cả một căn cứ mênh mông, lạnh tanh như nơi hoang phế, rác rến, giấy báo, gỗ ván, bàn ghế nghiêng ngửa, bàn ngồi cầu tiêu lăn lóc ngoài sân, chén đĩa bể tung tóe, có lẽ đó là dấu vết của cuộc tháo chạy, bị phá hoại, hôi của dữ dội vừa qua, sau khi QĐ II bỏ ngỏ.

Chúng tôi được phân cho một căn nhà để nghỉ tại đây, thời gian là bao lâu thì không biết, phải xong hết việc mới biết có được về hay không. Ra công quét dọn, chúng tôi nhặt được nhiều sách, sách học tiếng Anh, văn thơ, tiểu thuyết, nhứt là loại tự luyện văn hoá, tự học. Tôi nghĩ, nơi đây, cảnh vật tịch mịch, quanh năm với núi rừng - một thành phố buồn - các anh chàng “hào hoa” lấy sách để tự trao đổi kiến thức, giải khuây. Vuốt lại tờ giấy còn dán ở vách, một câu thơ của ai đó còn lưu lại :
Bây giờ anh ở Pleiku
Cỏ xanh là núi, mây mù là sương….


Kẻng cơm reng lên. Chúng tôi tập họp để gặp trưởng đoàn, dặn dò những điều cần phải làm để giữ an toàn khi có báo động. Anh ta cho biết :

- Vì bọn địch “FULRO” (Lực Lượng Biệt Kích người Thượng, được trợ cấp bởi Chính Phủ Hoa Kỳ) còn đang lẩn náo gần đây, âm mưu phá hoại chúng ta, nếu có báo động, các anh ở đâu thì cứ ở tại chỗ, không chạy lộn xộn ra ngoài, tránh lẫn lộn, nếu không bị địch đâm chết thì cũng bị bạn ta bắn lầm.

Cơm xong trời đã tối, không đèn, phải nhờ mấy cây đèn bin, lấy đầy bi-đông nước chín, chúng tôi quay về chỗ nghỉ, tạm yên tâm và hy vọng sẽ có được một giấc ngủ ngon lành. Đã 3 đêm xa nhà, thật không nỗi buồn nào hơn! Những giọt mưa rơi chạm vào mái tôn ngân tiếng ton…ton… đều đều như nhịp đệm cho một bản nhạc buồn đưa tôi vào giấc ngủ lúc nào mà không hay. Đang chập chờn, nửa tỉnh, nửa mê, bỗng tiếng còi “tu hít" rít lên vang dội, tiếng kẻng chất chứa xé màn đêm, chúng tôi tung mền ngồi dậy nghe ngóng. Im lặng, nhớ lời dặn ban chiều “Ở đâu, ở đó”, thì bên ngoài, tiếng chân chạy thình thịch, tiếng người la ó, tiếng cò súng lên đạn róc rách :

- Đừng ra ngoài.

Anh bạn tôi nhắc nhở khẽ. Không có chuyện gì xảy ra tiếp, báo động độ nửa tiếng đồng hồ kết thúc, có lẽ cũng gần sáng, tiếng chim rừng ríu rít vừa đánh thức chúng tôi dậy. Sau đêm nghỉ ngơi, thì bắt tay vào việc. Nhờ tập trung vào công việc, nên cũng tạm quên nỗi nhớ nhà, toán Biên Hoà chúng tôi được giao việc thống kê vật liệu trong các kho, các nhóm khác được phân công phục hồi máy điện, phục hồi cơ khí và phi đạo tháo gỡ vũ khí trên các phi cơ có vũ trang. Bây giờ, chúng tôi mới có cơ hội nhìn qua cảnh vật, còn nhiều phi cơ nằm ụ, nằm rải rác trên phi đạo, những C-48, C-130, C-141, trực thăng UH-1, nhìn thấy những chiếc phi cơ này còn “đứng vững” trên các “bánh đáp”, chứng tỏ chúng chỉ bị hư hỏng nhẹ, hoặc có cái con tốt. Có lẽ do vội vàng rút chạy chỉ được phá huỷ không triệt để, số phi cơ và các tài sản còn lại này đáng giá hàng khối "dollars" khổng lồ, đang chờ “chủ mới”! Những ngày nghỉ cuối tuần, chúng tôi thả nhau đi mọt sách cũ trong trại, hoặc đi bộ ra hàng rào phòng thủ, từ các vọng gác cao, nhìn xuống các cô gái Thượng tắm suối, giặt đồ, họ chỉ mặc độc nhứt chiếc xà rong, để ngực trần, vui đùa, tát nước lẫn nhau, đặc biệt không có đàn ông.

Công việc tiến triển thật tốt, hàng thu nhặt được chuyển dần về Phi Trường Phù Cát, có lẽ những người “chủ mới” nầy xài lại hay bán đi các tài sản bạc tỷ đồng dollar nầy. Trong những chuyến vận chuyển tài sản về Phù Cát, ban đầu suông sẻ, bất ngờ, một hôm có tin xảy ra tai nạn, một chiếc xe tải GMC từ Pleiku đổ đèo Mang-Yang, xe đúng vào vách núi ở khúc quẹo ngặt, anh tài xế (Lính KQ cũ) bị hất tung qua chỗ ngồi của người tháp tùng áp tải, anh cán bộ áp tải, bị văng qua thế chỗ người tài xế, anh bị cái "vô-lăng”(Volant) đập chết, người tài xế bị thương, tất cả đều được đem về Phi Trường Phù Cát, “Tử đâu, táng đó”, anh cán bộ được chôn tại đây, anh lính (KQVNCH) nằm điều trị đến ngày bình phục.

Tính ra, thời gian công tác đã ngoài 2 tháng, một hôm cuối tuần, chúng tôi được lệnh áp tải lương thực, theo xe đi chợ thị xã, nơi mà ngày xưa, Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn II, Vùng II Chiến Thuật trú đóng, ngày nào, đường phố rộn rịp, xe cộ nhà binh, dân sự, dân chúng và binh sĩ sinh hoạt tấp nập, vui vẻ, đời sống an lành, sung túc của thành phố màu xanh, bây giờ phố mưa buồn, ướt át, những con đường trơn trượt như trét mỡ bò mà vắng vẻ người qua lại, chẳng bù cho ngày xưa, khu vực này là Trung Tâm Thương Mại sầm uất, ồn ào..

Nơi cái bồn binh phun nước (fountain) ở đầu con đường chánh, thẳng tắp, chúng tôi đang mệt mỏi với cái cần xé đầy rau quả trên vai, thì thấy bên vỉa hè gần đường có một cái quán lộ thiên, kê vài cái bàn, ghế con thấp lè tè gần mặt đất, một cô gái trẻ độ tuổi trăng tròn, trong bộ đồ bà ba, ngoắt tay, miệng mời chúng tôi:

- Ngồi nghỉ chân, uống cà phê đi các anh. Tiện nơi ngồi nghỉ mệt, chờ xe đón.
 Chúng tôi ngó lẫn nhau như hỏi ý. Cô gái tiếp tục mời vồn vã luôn tay, luôn miệng:
- Vô ngồi nghỉ mệt đi các anh, ở đây có cà phê cứt chồn. Đặc biệt ngon lắm.

Người con gái miền cao nguyên, thanh nhã. Dáng cao, làn da trắng mịn, giọng nói miền Nam thanh tao, dịu dàng rất để gây cảm tình, không ai bảo ai, chúng tôi đồng loạt đặt cái “ của nợ ” trên vai xuống, kéo ghế ngồi quanh cái bàn con vuông vứt, anh bạn hỏi :

- Cà phê cứt chồn là sao hả cô ?
- Là con chồn ăn hột cà phê, sau đó “ị” ra, người đi rừng lượm về phơi khô, rang lên rồi xay ra cà phê.
- Ở đây chắc có nhiều chồn lắm phải không cô ?

Chúng tôi cùng cười rộ, làm hai má của cô gái đã hồng lại hồng thêm. Lần lượt, cô bưng 5 tách cà phê đặt lên bàn, trong thao tác nhẹ nhàng, lịch sự, với những ngón tay thon thon, dong dài, búp măng.

- Các anh người Miền Nam, Sài Gòn?
- Còn cô quê ở đây? Cô có biết Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II ở chỗ nào không?

Không chút ngập ngừng, chứng tỏ là rất quen thuộc địa phương này, Cô chỉ về hướng xa xa trên con đường nối dài với nơi chúng tôi đang ngồi:

- Đằng kia kìa, chỗ mấy ngôi nhà sập nát bình địa, còn lại mấy tấm tường vôi vàng lẫn trong đám cây, nơi đó là Quân Đoàn II, họ đánh nhau dữ quá, năm 72, rồi năm 75, họ bỏ hết không còn gì.

- Rồi bây giờ còn lại cô.

Cô gái lại thẹn thùng, cười mỉm, quay chiếc lưng “ong” vội vã vào trong. Nhìn thân hình người con gái cao nguyên với mái tóc dài kẹp thả lỏng tận thắt lưng, chiếc áo bà ba trắng chật vừa phải, ôm xát thân mình cô nổi bật những đường nét mà những phụ nữ thi Hoa hậu cần phải có, chiếc quần đen láng lóng lánh, bóng lộn, ôm gọn cả thân mình tròn trịa, cân đối. Tôi nghĩ: Giá mà cô ta mặc bộ đồ tắm, thì chắc chắn không thua gì các nàng dự thi "Hoa hậu" trên sân khấu để giám khảo ngắm nhìn, cho điểm, đôi má hồng, đôi môi đỏ tự nhiên hiện trên khuôn mặt tròn trái soan, đôi chân mày vòng cung hình lá liễu cân đối trên cặp mắt hạt huyền tròn xoe, ẩn hiện dưới cặp lông nheo cong vút, nhấp nháy, mỗi lần cô chớp mắt thì : Ôi! Thật tuyệt vời.

Thảo nào, lúc đang vào thời chiến tranh nóng bỏng ở vùng Cao Nguyên, một vị cố vấn trưởng đầy quyền lực trong tay đã phải luỵ vì tình với một phụ nữ của Thị Xã Pleiku.

Ông
John Paul Vann, trong thời gian làm cố vấn cho Tướng Ngô Dzu, Tư Lệnh Quân Đoàn II, Vùng II Chiến Thuật, phải lòng một cô gái “má đỏ môi hồng” nên đã thay đổi cuộc đời của Ông. Sóng gió của mối tình muộn và đầy ngang trái nầy, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tận “Tòa Nhà Trắng ở Hoa Thịnh Đốn”, vì Ông đang là một nhân vật quyền thế đương thời, tình yêu này sẽ ảnh hưởng lớn trên vận mạng quốc gia bạn, mà giữa lúc Cao Nguyên trong cảnh khói lửa ngút trời chiến tranh, Ông đã nói lên tâm sự của mình, thổ lộ cùng mọi người về sự lựa chọn cho đời Ông: “Sau khi tình hình của Cao Nguyên sáng sủa, tôi sẽ làm đám cưới với nàng, tôi sẽ ở lại đây với nàng cho hết cuộc đời và Việt Nam sẽ là quê hương thứ hai của tôi”.

Vì thế, từ lúc đó bạn bè của ông đều nghĩ rằng: ông đang phục vụ một cách hăng say cho quê hương Việt Nam của ông, chớ không phải làm cố vấn cho một quốc gia bạn. Sự ước nguyện của ông chẳng bao giờ thành. Vào “Mùa Hè Đỏ Lửa”, Bắc Việt Cộng Sản cho mở cuộc tấn công vào tận Thị Xã Kontum, Ông cùng người quan sát viên Hoa Kỳ trên chiếc phi cơ trực thăng, rời Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II ở Pleiku đi quan sát mặt trận. Trên đường bay đi Kontum, chiếc trực thăng OH-58 bỗng phát nổ cháy trên bầu trời Pleiku, lúc đó là 9:20 đêm 09-6-1972, ông Vann, người quan sát viên và phi công đều chết. Tai nạn gây ra là lúc trực thăng bay trong mưa, sương mù, máy bay đang bay ở cao độ thấp nên đụng phải cây rừng mà nổ.

Ông
Vann
được đưa về Hoa Kỳ, an táng tại Arlington National Cemetery, Tiểu Bang Virginia. Ông thọ 48 tuổi. Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon thăng cấp cho ông từ Đại Tá lên Cố Thiếu Tướng.
 Sau buổi tiệc chia tay vào ngày cuối tuần, chúng tôi hớn hở thu dọn hành trang, nhìn lại lần nữa quang cảnh điêu tàn, xơ xác, vắng tanh, những chiếc phi cơ phơi mình, dầm mưa, dãi nắng, lòng chua xót cho những chiến lợi phẩm đáng giá bị bỏ phế này.

Từ giả Phi trường chúng tôi phải đi qua một vòng nữa : xuyên qua thành phố, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II nơi bị san thành bình địa, chỉ còn lại những đống gạch vụn to tướng. Nơi đây ngày xưa, đã từng là đầu não chỉ huy chống lại những cuộc lan tràn xuống miền Nam của Cộng Sản Bắc Việt. Nhưng bây giờ thời oanh liệt nay còn đâu ? Tất cả đã tan tành trong khói lửa, máu và chết chóc. Con lộ dẫn chúng tôi quanh trở lại vùng bồn binh, nơi quán cóc bên đường mà anh em chúng tôi đã có được một lần cùng ngồi uống tách cà phê thơm có cô chủ xinh đẹp. Cuộc gặp gỡ như bèo nước, mây trôi, rồi vĩnh viễn không còn gặp nhau nữa.

Mặt trời vẫn mọc trên cao, sinh hoạt đời sống con người vẫn tiếp tục bình thường, dáng điệu dịu dàng của cô gái Pleiku đang loay hoay chuẩn bị cho một ngày mới, “ Giã Từ Pleiku ” của “ còn chút gì để nhớ, để quên …”
Không phải chỉ có Ông Tướng Cố vấn cảm nhận được cái đẹp, cái thuỳ mỵ dễ thương của người con gái Pleiku, mà nhiều du khách đến đây, dù chỉ một lần thôi, cũng phải cảm xúc trước cái đẹp của người, của cảnh vật thiên nhiên, của cây xanh, núi cao mây phủ mù mờ. Trước những cảnh đẹp xúc tích, hữu tình này, nhà thơ Vũ Hữu Định đã không cầm lòng, bộc phát một bài thơ mô tả gần như thật của sự quyến rũ ở đây:
Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương

Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa Đông
Nên tóc em ướt và mắt em ướt
Nên em mềm như mây chiều trong

Phố núi cao phố núi trời gần
Phố xá không xa nên phố tình thân
Đi dăm phút đã về chốn cũ
Một buổi chiều nào lòng vẫn bâng khuâng

Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
Mai xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên


Thơ : Vũ Hữu Định, Phạm Duy : phổ nhạc

 Sách Tham Khảo :

· “Chinh Chiến Điêu Linh”: Kiều Mỹ Duyên
· A Bright Shinning Live: Neil Sheelan
· Việt Nam War
Cáo lỗi : Về tên họ nhân vật trong bài chuyện kể này là những tên họ không thật, nếu có sự trùng hợp, thành thật ngoài ý muốn.
- Thành thật cám ơn, những chỉ dẩn bổ ích.


Nguyễn văn Đáng.


Trại Lệ Khánh LLDB/BDQ/BP

Polei Kleng
(Lệ Khanh)
Polei Kleng là tên của một ngọn đồi lớn nằm về phía Tây Bắc của thành phố Kontum khoảng 22 cây số. Chung quanh Polei Kleng có những đồi thông nhỏ khác nằm rải rác, tạo nên một khung cảnh thật mơ mộng. Trên đồi Polei Kleng, có căn cứ hỏa lực do quân đội Mỹ thiết lập rất kiên cố. Doanh trại của căn cứ xây theo hình tam giác, hệ thống giao thông hào chìm, nổi 13 lô cốt bao chung quanh trại, từ trên máy bay nhìn xuống rất đẹp. Căn cứ này cũng mang tên là Polei Kleng, và tên Việt là Lệ Khánh.
Sau khi quân đội Hoa Kỳ rút về nước, căn cứ này giao lại cho Việt Nam và hiện do Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân Biên Phòng trấn giữ. Phía Tây Bắc của Lệ Khánh, có một làng thượng chừng 100 nóc nhà, và hầu hết những đàn ông Thượng trong làng này đều là lính của Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân. Có thể nói hết hai phần ba quân số của Tiểu Đoàn là người Thượng. Đại đội I là đại đội nòng cốt của tiểu đoàn do Thiếu Úy Kchong làm Đại Đội Trưởng. Thiếu Úy Kchong từ lực lượng Dân Sự Chiến Đấu do Hoa Kỳ thành lập và huấn luyện, sau chuyển qua Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân Biên Phòng. Kchong mới 22 tuổi, anh là một sĩ quan can trường và hành quân rất giỏi.
Chỉ huy Tiểu Đoàn 62 là Đại Úy Bửu Chuyển, dáng người cao lớn, nước da trắng hồng. Một lần Tướng Lam Sơn đến thăm trại, gọi ông theo kiểu Huế: “Mệ Chuyển”. Tiểu Đoàn Phó là Trung Úy Phan Thái Bình, dáng người dong dỏng cao, rắn rỏi, đôi mắt linh động, và các sĩ quan khác của tiểu đoàn như Thiếu Úy Lê Văn Anh, Thiếu Úy Nguyễn Văn Tám…, đều là những sĩ quan trẻ rất kiên cường.
Lệ Khánh được tổ chức như một làng nhỏ, có bệnh xá khám bệnh cho các gia đình Thượng ở chung quanh trại. Có trường học, thầy giáo là người Thượng. Có trại gia binh, không phải nhà, mà là những căn hầm như công sự phòng thủ, nhưng rộng rãi cho vợ con của một số quân nhân Thượng. Trại cũng có những vườn rau xanh, có câu lạc bộ nằm trên đồi rất thơ mộng, người trong trại gọi là câu lạc bộ Mây Trên Đồi.
Trong những ngày làm phóng sự chiến trường ở Cao Nguyên, hôm qua tôi xin tháp tùng theo một chuyến bay nào đó để nhảy xuống Lệ Khánh nhưng bị từ chối. Lý do từ chối là vì sau khi bị đẩy lui trong một cuộc tấn công đẫm máu vào Lệ Khánh, Cộng quân nhất định muốn san bằng căn cứ này, nên mỗi ngày tiếp tục pháo vào từ 3 đến 4 ngàn quả đạn đủ loại. Bởi vậy, trực thăng khó có thể đáp xuống được.
Tôi xin thẳng với Trung Tướng Ngô Dzu, đương kim Tư Lệnh Quân Đoàn II, nhưng ông cũng từ chối và hứa đợi đến lúc nào tình hình khả quan hơn. Tôi cảm ơn hảo ý của ông và trong lòng tự hứa, không đến được hôm nay, thì cũng sẽ đến một ngày nào đó để gặp và viết về những người chiến sĩ đã đánh những trận đánh để đời trong Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa.
Cộng quân đã pháo vào trại Lệ Khánh suốt tuần nay với hàng ngàn đạn 82 ly và hỏa tiễn 122 ly. Vào lúc 20 giờ 15 phút ngày 7 tháng 5, sau một đợt pháo dữ dội hơn những ngày vừa qua và kéo dài đến nửa đêm, liền sau đó Cộng quân đã ào ạt xung phong vào ba mặt: Đông, Đông Bắc và Đông Nam.
Ngay lúc trận chiến khởi đầu, Đại Tá Nguyễn Văn Đương, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân của Quân Khu II bay trực thăng vòng vòng trên trời, vừa đề quan sát trận đánh vừa để khích lệ tinh thần binh sĩ. Sau khi liên lạc với Tướng Ngô Dzu, Đại Tá Đương gọi máy cho Đại Úy Bửu Chuyển, Chỉ Huy Trưởng trại Lệ Khánh, đang chỉ huy trận đánh bên dưới:
- Tất cả Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn đang theo dõi sự chiến đấu của anh em. Kể từ giờ phút này, anh đã được Quân Đoàn thăng cấp Thiếu Tá.
Suốt đêm đó, Tướng Dzu, Đại Tá Lê Quang Bình, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II và ông John Paul Vann, Cố Vấn Trường Quân Đoàn II bay trực thăng trên căn cứ để quan sát những diễn biến của trận đánh.
Từ nửa đêm cho đến 6 giờ sáng, Cộng quân xung phong trên 10 lần, quyết tâm tràn ngập căn cứ này, nhưng cuối cùng phải rút lui, bỏ lại hơn 300 xác rải rác trên khắp các hàng rào phòng thủ. Đến 7 giờ sáng, Cộng quân dội tiếp vào một trận mưa pháo kéo dài hơn một tiếng đồng hồ để mở đầu cho đợt xung phong lần thứ hai. Lần này có 20 chiến xa T54 dẫn đầu tràn vào các công sự phòng thủ của những chiến sĩ Biệt Động Quân Biên Phòng đang anh dũng chống trả từ lúc nửa đêm đến giờ chưa một giây ngừng nghỉ.
Một toán 5 chiếc T54 tiến vào từ hướng Tây Bắc đã lọt vào bãi mìn chống chiến xa. Cuối cùng, đợt tấn công thứ hai này, Cộng quân cũng bị thiệt hại nặng nề nên phải rút lui. Và theo những tài liệu tịch thu được tại chiến trường, Cộng quân đã chọn Lệ Khánh để đánh chiếm làm quà kỷ niệm cho ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. Bởi vậy một tuần trước đây, địch quân đã gia tăng áp lực chung quanh căn cứ này một cách rõ rệt.
Buổi chiều cùng ngày, lúc 18 giờ 20 phút, Trung Tướng Ngô Dzu bay trực thăng trên trại Lệ Khánh để “gắn lon” cho Đại Úy Bửu Chuyển, Chỉ Huy Trưởng trại Lệ Khánh. Cặp lon Thiếu Tá mới toanh và hai chai rượu champagne được thả từ phi cơ xuống. Trung Úy Phan Thái Bình, Tiểu Đoàn Phó cùng 20 chiến sĩ Biệt Động Quân Biên Phòng khác cũng được thăng cấp và tưởng thưởng tại mặt trận.
Tôi nghĩ rằng trong lịch sử chiến tranh của nhiều quốc gia, chắc chưa bao giờ có một cảnh “gắn lon” độc đáo như vậy. Hai bông mai bạc từ trên trời rơi xuống, xuyên qua làn mưa pháo của địch quân, nở trên vai áo của người hùng biên trấn Tây Nguyên. Ông John Paul Vann là cố vấn quân sự Hoa Kỳ của Quân Đoàn II. Ông mang cấp bậc Đại Tá, nhưng vì giữ chức vụ cố vấn bên cạnh Tư Lệnh Quân Đoàn, nên Bộ Quốc Phòng Mỹ cho ông giải ngũ để khỏi trở ngại về vấn đề cấp bậc. Ông Vann là một cố vấn quân sự có một vị thế và cuộc sống riêng tư rất đặc biệt. Người ta đồn rằng ông là bạn thân của Tổng Thống Nixon, có uy tín ngang hàng với Kissinger, cho nên ông là cố vấn quân sự có nhiều quyền hạn đặc biệt trong những quyết định về sự yểm trợ của quân đội Hoa Kỳ.
Nhưng miền Nam Việt Nam và cả Hoa Kỳ nói nhiều đến ông, không phải vì chức vụ cố vấn, mà vì đời sống tình cảm riêng tư của ông nhiều hơn. Trong thời gian ở Cao Nguyên này, một người con gái má đỏ, môi hồng đã thay đổi cuộc đời của ông. Sóng gió của mối tình muộn và đầy ngang trái này đã âm hưởng mạnh mẽ tận Hoa Thịnh Đốn, vì ông là nhân vật quyền thế đương thời.
Và một ngày, giữa lúc Cao Nguyên khói lửa ngút trời, ông Vann đã nói lên tâm sự của mình, sự thổ lộ cũng xem như là một chọn lựa:
- Sau khi tình hình ở Cao Nguyên sáng sủa, tôi sẽ làm đám cưới với nàng. Tôi sẽ ở đây với nàng cho hết cuộc đời, và Việt Nam sẽ là quê hương thứ hai của tôi.
Bởi vậy, bạn bè của ông thường nói rằng, ông đang phục vụ một cách hăng say cho quê hương Việt Nam của ông, chứ không phải đang làm cố vấn cho một quốc gia bạn.Tôi gặp ông John Paul Vann trong một buổi sáng tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II khi đến đây cùng với một ký giả người Anh của tờ Sunday Times để xin phương tiện ra chiến trường.
Ông Vann khoản chừng 50 tuổi, dáng người cao lớn, ông không nói tiếng Việt nhưng hình như hiểu tiếng Việt, bởi vì khi nghe một sĩ quan của Phòng Báo Chí nói với tôi sáng nay không còn chiếc trực thăng nào cho báo chí, ông Vann đã vui vẻ hỏi tôi có muốn dùng chiếc trực thăng của ông không. Ông vẫn được tiếng là người rất niềm nở với giới ký giả. Tôi đã có lần nhìn thấy chiếc trực thăng riêng của ông Vann trên bãi đáp. Chiếc trực thăng này sơn màu trắng, mũi nhọn, thân dài, có hình dạng khác hẳn với những chiếc trực thăng của quân đội thường dùng. Chưa quen biết nhiều, nên tôi không muốn nhận sự giúp đỡ của ông, cũng một phần tôi nghĩ rằng, một chiếc máy bay đặc biệt như vậy, chắc súng và hỏa tiễn phòng không của địch thích nhắm vào để lập chiến công.
Sau này, một lần về Sài Gòn, ông có đến tòa soạn báo Hòa Bình thăm tôi, nhưng lúc đó tôi đang về làm phóng sự ở miền Tây. Ông Vann trước là cố vấn quân sự của Vùng IV, nên ông gọi điện thoại về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV để nhờ những người quen tìm đến gặp và chuyển lời thăm tôi. Một thời gian sau, tôi nghe tin ông tử nạn vì máy bay bị bắn trong lúc bay thị sát mặt trận ở Cao Nguyên.
Trại Lệ Khánh vẫn anh dũng chống trả trước bao nhiêu đợt tấn công của địch quân ròng rã gần một tháng trời. Lần lượt Charlie, Tân Cảnh rồi Dakto thất thủ. Muốn tiến vào Kontum, địch quân phải san bằng Lệ Khánh. Khi mở đầu cuộc tổng công kích vào toàn vùng Cao Nguyên, giai đoạn đầu tiên là một chiến dịch mà Cộng quân đặt tên có tính cách kích động tâm lý là chiến dịch “Poko dậy sóng”. Poko là một dòng sông nằm phía Tây Quốc Lộ 14, cách Lệ Khánh khoảng 7 cây số vả cách Kontum chừng 20 cây số. “Poko Dậy Sóng” là chiến dịch đánh chiếm một loạt các căn cứ trong vùng Tam Biên, mà Lệ Khánh là điểm cuối cùng.
Một buổi sáng, khi nắng ban mai chưa đủ ấm để làm tan hết sương mù của miền rừng núi, trại Lệ Khánh lại một lần nữa rung chuyển vừa bởi đạn pháo, vừa bởi tiếng động cơ của một đoàn chiến xa T54 của địch quân. Pháo phủ đầu rồi khinh binh của địch theo chiến xa tiến và như thác lũ. Địch quân dùng cả những đại pháo cùa ta mà chúng lấy được ở Dakto như đại bác 105 ly, 155 ly đề bắn vào Lệ Khánh.
Thiếu Tá Bửu Chuyển và tất cả chiến sĩ của Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân không hề nao núng. Đã đội lên đầu chiếc Mũ Nâu, mặc bộ đồ trận màu ho rừng là đã sẵn sang chờ đợi những giây phút như ngày hôm nay. Và tiểu đoàn đã anh dũng chiến đấu, chiến đấu cho đến giây phút mà người chiến sĩ còn có thể chiến đấu.
Những ngày mở đầu, địch chỉ pháo từ 500 đến 1000 quả 82 ly và 105 ly. Những ngày về sau, cường độ pháo kích tăng lên đến mức khủng khiếp, từ 10 ngàn đến 15 ngàn quả, Đại Tá Nguyễn Văn Đương, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân của Quân Khu II, Đại Tá Nguyễn Bá Thìn, Tỉnh Trưởng Kontum và Tướng Lý Bá Tòng, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã thường xuyên bay trên Lệ Khánh, cố gắng đáp xuống nhưng không thể nào thực hiện được. Nhất là Đại Tá Đương, ông lo lắng cho các binh sĩ của mình đang ngày đêm chịu đựng từng đợt tấn công nặng nề của địch.
Ngày thứ 20, tính từ ngày đẩy lui địch quân đợt đầu, pháo của địch dội vào tới mức không thể đếm được nữa. Kho đạn đã bị cháy. Trung Tâm Hành Quân bị đạn 155 ly phá sập. Đạn dược, lương thực và nước chỉ dự trữ đủ dùng trong 3 tháng. Lệ Khánh hoàn toàn bị cô lập. Không tiếp tế, không tải thương được. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn hỏi trên máy:
- Các anh còn chịu được không?
Thiếu Tá Chuyển trả lời:
- Chúng tôi vẫn chiến đấu.
Mấy ngày sau, toán cố vấn quân sự liên lạc khẩn về Kontum. Một cuộc oanh kích dữ dội do máy bay của Không Quân Mỹ đảm trách để dọn một bãi đáp cấp thời ngay trong trại. Hai chiếc trực thăng loại nhỏ, từ bên ngoài luồng vào Lệ Khánh với một độ bay thật thấp để tránh pháo, và không một lời giã từ, toán cố vấn Mỹ vội vã lên trực thăng bay ra khỏi trại an toàn.
Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân vẫn tiếp tục chiến đấu. Những người bị thương nặng thì nằm ở bệnh xá. Những người bị thương nhẹ được băng bó rồi tiếp tục cầm súng trở lại phòng tuyến của mình. Vợ con của các binh sĩ cũng được phát súng, phụ giúp quan sát, canh phòng, trải đạn, tải thương…
Có thể nói gần một tháng trời, Lệ Khánh không có ban đêm. Mỗi ngày khi mặt trời khuất bóng, những trái hỏa châu được máy bay thả xuống liên tục soi sáng cả một vùng chung quanh trại. Tướng Lý Tòng Bá đưa một tiểu đoàn Pháo Binh nằm tại hướng Đông Lệ Khánh, bên kia sông Poki, để yểm trợ cho căn cứ này.
Pháo yểm trợ bắn trùm chỉ cách quân trú phòng có 20 thước. Xác của địch quân rải đầy chung quanh hàng rào phòng thủ đã hơn 20 ngày nay. Thây người chết sình thối và mùi thuốc súng pha trộn với nhau làm cho Lệ Khánh đầy đặc cả tử khí.
Từ ngày thứ 20 về sau, Quân Đoàn II cho lệnh Lệ Khánh được xử trí tùy theo tình hình. Liên lạc truyền tin khó khăn vì ăng ten dù không căng lên được. Các cao điểm chung quanh Lệ Khánh đã bị chiếm và đặt súng lớn. Ăng ten dù căn lên là bị pháo trúng ngay.
Ngày thứ 25, Thiếu Tá Bửu Chuyển và Đại Úy Phan Thái Bình bàn thảo với nhau. Cuối cùng Thiếu Tá Chuyển quyết định rút. Đại Úy Bình đồng ý nhưng cảnh giác:
- Ra là đụng nặng lắm.
Trong suốt thời gian này, Đại Úy Bình đã nhận xét kỹ và thấy rằng, trong 13 lô cốt chung quanh trại, chỉ có lô cốt số 13 là khu vực tương đối ít bị pháo nhất. Bởi vậy anh đề nghị, nếu có ra, nên ra hướng này.
Một hạ sĩ quan thủ kho đạn dược được lệnh kiểm xem còn có bao nhiêu đoạn Bangalo. Còn đúng 13 đoạn. Tất cả tiểu đoàn được lệnh chuẩn bị sẵn sàng, kể cả gia đình binh sĩ. Hành trang gọn và nhẹ, chủ yếu là súng đạn. Tất cả những tài liệu cần thiết đều được hủy.
Đúng 4 giờ sáng, 3 đoạn Bangalo nối thành một ống dài xuyên qua những lớp hàng rào kẽm gai chằng chịt ở hướng lô cốt số 3. Địch vẫn pháo như mưa vào trại.
Thiếu Tá Chuyển ra lệnh. Tiếng nổ của Bangalo chìm mất trong tiếng pháo ầm ầm của địch. Một ánh lửa xanh biếc chói mắt bừng lên, cả chục lớp hàng rào kẻm gai đã bị Bangalo xé ra một đường dài.
Thiếu Úy Kchong, Đại Đội Trưởng Đại Đội I được lệnh dẫn đại đội mở đường máu tiến ra trước. Thiếu Tá Chuyển cùng Bộ Chỉ Huy theo sau, tiến về hướng Đông. Đại Úy Bình dẫn một cánh với gia đình binh sĩ vừa tiến ra là đánh chiếm ngay một ngọn đồi nhỏ gần đó, phá được ổ đại liên của địch để yểm trợ cho cánh của Thiếu Tá Chuyển. Sau đó hai bên tách ra, cánh của Đại Úy Bình đi về hướng Bắc.
L19 vẫn bay quan sát trên cao. Người phi công gọi:
- Nam Bình, anh ở đâu trả lời.
Đại Úy Bình:
- Tôi vừa ra khỏi trại.
Máy bay L19:
- Tăng địch đã vào trại, đông như kiến.
Đại Úy Bình hét lên:
- Cho bom dập xuống.
Máy bay L19:
- Nhận rõ. Chờ xem.
Từng chiếc phản lực theo nhau bay đến. Lượn trên cao vì phòng không của địch như đan lưới. Những cánh chim bằng của Không Đoàn Biên Trấn đã từng vào sanh ra tử nên biết bao kinh nghiệm. Những chiếc phản lực nối đuôi nhau chúi xuống. Những tiếng nổ rung chuyển cả một vùng đồi núi. Lệ Khánh chìm trong biển lửa.
Đại Úy Bình gọi L19 nhờ dẫn đường. Không nghe trả lời, nhìn lên, thấy máy bay đã trúng đạn đang bốc cháy. Một cánh dù bung ra. Cầu cho anh đừng rơi vào tay địch. Ngày hôm sau, khoảng 4 giờ chiều, cánh của Thiếu Tá Chuyển và cánh của Đại Úy Bình gặp nhau. Họ mới rời Lệ Khánh được chừng 5 cây số. Địch bám theo sát, vừa đi vừa đánh. Đàn bà và trẻ con di chuyển rất chậm. Trẻ con khóc to nên bị địch theo hoài. Còn chừng hai cây số nửa mới đến sông Poko. Thiếu Tá Chuyển ra lệnh đi tiếp và nói với Đại Úy Bình:
- Anh vẫn theo hướng Bắc và giữ mặt Bắc cho tôi.
Hai cánh chia tay. Vừa đi chừng 500 thước thì Đại Úy Bình nghe bên cánh của Thiếu Tá Chuyển có tiếng súng nổ rền. Đại Úy Bình chụp máy hỏi:
- Anh đụng nặng không?
Thiếu Tá Chuyển:
- Tôi bị tụi nó vây rồi.
Đại Úy Bình:
- Cần tôi tiếp không?
Thiếu Tá Chuyển:
- Không. Dẫn anh em đi đi.
Sau đó Đại Úy Bình không còn liên lạc được với Thiếu Tá Chuyển nữa. Và bây giờ cánh của anh bị chận đánh. Hình như ở đâu cũng có địch. Anh dàn quân, vừa đánh vừa di chuyển. Ra tới bờ sông Poko, gặp lúc mùa khô, nước cạn ngang ngực. Cả đoàn người cố băng qua sông. Đại Úy Bình cùng với một toán còn đứng lại trên bờ đánh cản hậu. Một người đàn bà Thượng đai đứa con trước ngực trúng đạn nằm chết bên bờ sông, đứa bé vẫn còn ngậm vú mẹ mà bú sữa. Cái hình ảnh đó làm cho người chiến sĩ kiên cường như Đại Úy Phan Thái Bình cũng thấy tim mình se lại. Anh ra lệnh cho một người lính Thượng ẵm đứa bé đưa qua sông, tìm cách gửi vào một làng Thượng gần đó. Địch đuổi tới, dàn súng cối 61 ly trên bờ bắn như mưa xuống đoàn người đang vượt qua. Sông Poko không dậy sóng, mà nước sông Poko chỉ nhuộm đỏ bởi máu của đàn bà và trẻ con vô tội.
Bờ bên kia có căn cứ của Liên Đội 385 Địa Phương Quân. Đơn vị này yểm trợ cho đoàn người qua sông. Khi ra đi, cánh của Đại Úy Bình gồm có 360 người. Qua khỏi sông Poko, chỉ còn 97 người. Phần thất lạc, phần chết, phần bị địch bắt. Đại Tá Đương, Đại Tá Thìn và Tướng Bá đã đợi sẵn. Đại Tá Đương ôm chầm Đại Úy Bình an ủi và ngạc nhiên khi thấy anh vẫn mang lon Trung Úy. Đại Úy Bình giải thích:
- Cặp lon rơi giữa hàng rào nên không lấy ra được.
Đại Tá Thìn đích thân mở một lon nước ngọt cho Đại Úy Bình, và mọi người vào Trung Tâm Hành Quân nghe Đại Úy Bình thuyết trình diễn tiến trận đánh Lệ Khánh, cùng chỉ rõ những đường nào mà chiến xa của địch có thể tiến vào Kontum. Sau đó Đại Tá Đương gắn lon cho Đại Úy Bình và ra lệnh cho xe đưa 97 người về Kontum, nhưng Đại Úy Bình thỉnh cầu:
- Tôi và các anh em xin ở lại đây vài hôm nữa để chờ đón những người thất lạc. Tôi tin tưởng thế nào cũng có người trở về được.
Những ngày kế đó, bên bờ sông Poko, từ sang khi trời còn mờ sương cho đến tối khi sương mù lại xuống dày đặc, một người đứng bên này nhìn qua bờ bên kia để mong ngóng, mặc cho pháo của địch từ bên kia bắn qua. Đại Úy Phan Thái Bình vẫn kiên nhẫn đứng chờ trong sương lạnh. Đã ba ngày qua, nhưng anh tin rằng thế nào cũng đón được anh em. Khi bóng đêm buông xuống, Đại Úy Bình nghe có tiếng nước khua động, có người đang lội qua sông. Một, hai, rồi ba, rồi bốn… Đại Úy Bình nép mình sau gốc cây, chờ cho mấy bóng người vừa lên bờ, hỏi nhỏ:
- Biệt Động Quân?
Mấy cây súng châu lại định bắn, nhưng tiếng nói quen qua, một người hỏi lại:
- Đại Úy hả?
Đại Úy Bình bước ra. Hai bên chạy ào đến ôm nhau. Một người với giọng còn xúc động:
- Em tưởng Đại Úy chết rồi. Núp trong rừng, nghe tụi nó đi ngang nói chuyện với nhau: “Đã giết được tiểu đoàn trưởng và tiểu đoàn phó ác ôn rồi”.
Người này là hạ sĩ quan Truyền Tin của Thiếu Tá Bửu Chuyển. Anh kể:
- Thiếu Tá bị thương. Chúng bắt dẫn đi, ông không chịu đi, bị chúng bắn chết tại chỗ.
Khi địch lục ba lô trên xác một người lính, thấy bộ đồ trận có gắn lon và bảng tên của Đại Úy Bình và khuôn dấu của tiểu đoàn, nên tưởng tiểu đoàn phó cũng đã tử thương.
Gọi báo tin cho Đại Tá Đương ở Kontum, Đại Úy Bình nghẹn ngào:
- Bửu Chuyển chết rồi.
Đại Tá Đương sững sờ, ông hy vọng Bửu Chuyển sẽ về. Nhưng bây giờ ông biết, ông đã mất đi một sĩ quan ưu tú, gan lì nhất trong binh chủng.
Tháng 4 năm 1975, Đại Tá Nguyễn Văn Đương chung số phận với những đồng đội của mình. Sau 13 năm tù cải tạo, ông cùng gia đình đến Hoa Kỳ ngày 26 tháng 5 năm 1992 trong đợt HO10, hai tuần trước ngày tác phẩm “Dai Uy” đưa đến nhà in. “Dai Uy” là cuốn hồi ký dày gần 300 trang của Trung Tá hồi hưu James E. Behnke, viết về cuộc chiến đấu anh dũng của Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà hồi đó, Đại Úy Nguyễn Văn Đương là Tiểu Đoàn Trưởng, và Đại Úy James E. Behnke là cố vấn của tiểu đoàn. Cho đến năm 1992, hai người bạn cũ mới gặp lại nhau, hai người vẫn gọi nhau một cách thân mật là Đại Úy như ngày nào còn bên nhau, cùng vào sinh ra tử.