. CHỈ CÒN LÀ KỶ NIỆM
* Trích Nhật Ký của HD
Phần 1/ Những ngày xanh…
“… Ôi mênh mông tháng ngày vắng anh. Tình như nắng úa vàng vấn vương. Anh ra đi như thoáng gió thầm. Để lại đây thành phố không hồn… Qua con sông nhớ người đã xa. Thành phố vẫn nắng vàng, vẫn mưa. Cây sang Thu lá úa rơi mù. Chuyện ngày xưa heo hút trong mơ…”
( * Nhạc TCS )
Nghe nhạc Trịnh đôi lúc cứ ngỡ như ông viết riêng cho mình (!) thay mình nói lên nỗi u uất những muốn chôn sâu…
Kỷ niệm _ nhất là những kỷ niệm đẹp _ như con dao hai lưỡi, đôi lúc nhờ nó mà tạm cắt đứt những chuyện buồn phiền nhưng ngay sau đó lại bị bề kia của nó cứa vào tim đau nhói vì hiểu rằng sẽ chẳng bao giờ còn có thể thấy lại những gì tươi đẹp đã qua! Nhất là với những ai đang bước vào ngưỡng “Gió heo may đã về” thì KỶ NIỆM là thứ đeo bám dai dẳng và mãnh liệt mà thời gian đành chịu bất lực trước nó! Hôm nào đó tình cờ bước qua một góc phố - thoáng trông thấy một gương mặt tưởng như đã gặp, rồi một điệu nhạc cũ - mùi hương hay màu áo thân quen cũng khiến lòng nao nao tiếc nhớ, cũng khiến kỷ niệm dắt rủ nhau về khuấy động cả giấc mơ…
Ai đã gọi mùa Thu là “quyến rũ” quả không sai bởi cảnh đẹp mê hồn! Không biết bạn cảm nhận thế nào... Với tôi, mùa Thu chỉ gợi đến sự chia ly, mất mát… Tôi sợ những cơn mưa chiều se lạnh, sợ nhìn lá rơi rụng tơi bời và sợ cả màu trời Thu ảm đạm!
Gia đình tôi rời Hà nội năm 48 hay 49 gì đấy... Chị lớn nhất của tôi khi ấy chỉ mới vài tháng tuổi. Chúng tôi đi theo nơi đóng quân của Bố, vì thế mà nơi sinh của mỗi đứa rải rác theo những vùng, miền… Anh kế tôi sinh ở Hội An, tôi Quảng Nam, em trai thứ năm ra đời ở Huế được ít lâu thì gia đình tôi chuyển hẳn vào miền Nam và định cư tại một xóm nhỏ ở chợ Ông Tạ… _ dân nơi đây đa số là người Bắc di cư _ Đó là khoảng cuối năm 1955.
Không hiểu vì tôi quá xinh xắn dễ thương nên hết người này đến người kia đòi nhận làm con nuôi hay "đáng ghét" đến nỗi mẹ đành đoạn giao cho một bà chị họ khi tôi chỉ mới hơn một tuổi… Bà này có chồng nhiều năm mà không có con nên xin tôi về để "đứng đầu số"! Không biết có phải nhờ vía của tôi hay không mà bà đẻ một dọc 6 cô con gái! Sau 75 tôi có gặp lại bà mẹ nuôi đầu tiên này, bà cho biết hồi bé tôi rất dễ chịu, ai ẵm cũng được, ăn gì cũng xong và sở dĩ bà không nuôi tôi đến lớn là vì mẹ ruột đã đến đòi lại tôi chỉ vì một sự hiểu lầm nho nhỏ…
Mẹ bảo tôi có “số lưu lạc”! Khi có chút hiểu biết, tôi đã “soi” rất kỹ cả hai bàn chân để xem cái nốt ruồi lưu lạc nó nằm ở chỗ nào như lời một ông thầy bói đã phán khi xem số cho tôi, nhưng không hề thấy! Rồi năm tôi khoảng 4 - 5 tuổi gì đấy lại có người đến xin tôi về làm con nuôi… Lần này là bà cô họ của Bố tôi!
Mới đầu tôi khoái chí gật lia gật lịa vì được phỉnh rằng về làm con nhà giàu, có nhiều đồ chơi, quần áo đẹp… lại được lên cấp ( đáng lẽ tôi phải gọi bà là bà trẻ, nhưng vì là con nuôi nên tôi gọi bằng mẹ… thế là "vai vế" của tôi đương nhiên trở nên to hơn, sau này khi đã trở về nhà của mình rồi mà tôi vẫn vênh váo xưng "cô" với mấy đứa anh chị em ruột trong một thời gian rất lâu! )
Nhưng đó là chuyện về sau, còn lúc ấy khi nỗi háo hức đã xẹp lép, tôi bắt đầu giở quẻ, liệng hết các thứ, hất tay tất cả những ai đến dỗ dành để chạy như bay ra vườn… Tôi còn nhớ mình đứng cạnh _ hình như là một bụi chuối thì phải _ trong một khu vườn vắng lạnh, dưới chân đầy lá vàng… Tôi khóc ấm ức trong cổ họng và gọi Bố…
Kể cũng lạ, một con bé chỉ mới vài tuổi đầu như tôi khi phải sống xa Gia đình lại không hề nhớ Mẹ, cũng chả nhớ ai ngoài Bố và cái ngõ nhỏ với những người hàng xóm chơn chất hiền hòa, nhớ lũ bạn cùng xóm và những trò chơi tuổi thơ… Sau này lớn lên cũng thế, tôi có thể xa nhà cả năm trời, không lưu luyến, chẳng nhớ thương… nhưng lại quay quắt nghĩ hoài về một nơi chốn, một con đường, về những người tuy không thân thích nhưng đã từng gắn bó với mình trong công việc hay cuộc sống, thậm chí chỉ một mùi hương quen thuộc cũng làm tôi nhớ đến nao lòng!
Dù rằng sau đó chừng vài tháng thì tôi đủ thông minh để tìm cách về lại nhà mình… Nhưng mãi cho đến bây giờ _ khi tuổi đã lớn _ giấc mơ về một đứa bé đứng khóc một mình lâu lâu vẫn trở lại ám ảnh tôi, ám ảnh bằng cái màu vàng vọt lạnh lẽo của đám lá khô phủ dày mặt đất, của màu trời Thu ảm đạm trên đầu!
Tôi về nhà được ít lâu thì bắt đầu đi học. Lúc này gia đình tôi đã dọn về một căn nhà khang trang hơn ở đường Trương Minh Ký. Cô ruột tôi cũng ở sát vách.
Đường TMK dạo ấy còn hoang vắng lắm… Trong hẻm chỉ rải rác vài căn nhà xây, đa số còn mái tôn xập xệ và đầu hẻm vẫn rất nhiều những bụi cây cỏ dại. Chiều mát, tôi dắt lũ em ra đó bắt cho chúng những con cánh cam, bọ rùa bé xíu, bứt những cây lau cột cho mỗi đứa một túm để chia phe đánh nhau… Xóm này có lợi thế là có thể ra vào bằng cả hai đường để tôi có thể “lỉnh” ngay khi cần thiết!
Tôi vào lớp Năm trường Tiểu học Tân Sơn Hòa, nay là NSL Từ nhà tôi nếu đi thẳng đường Trương Minh Ký nối dài thì đến Lăng cha Cả - nếu rẽ trái là đến chợ Ông Tạ - rẽ phải là Nguyễn Minh Chiếu có thể thông ra đường NKKN ( Công Lý cũ ) Trường tôi nằm ngay ngã ba… Như đã nói, con đường này dẫn về cổng sau nhà, cho nên mỗi khi trời mưa to, sân trường ngập mênh mông là mặc cho Bố đợi ở cổng trước, tôi lỉnh ra sân sau lội nước, đùa giỡn chán rồi lẻn về trên con đường NMC, nơi cũng có những vũng nước to nhưng sạch (?) vì nước trong hơn (?) do mặt đường được lát bằng đá dăm… Tôi tung tăng lội nước, dầm trong làn mưa bụi lất phất, dù biết khi về đến nhà sẽ bị mẹ mắng hoặc đét cho vài roi… Lo gì, cùng lắm tôi trốn sang nhà Cô ở sát một bên là xong!
Mùa mưa thì lội nước, còn mùa nắng? Tôi còn nhớ lên lớp Tư tôi học buổi sáng… Vào học lúc 7g30, ra chơi tầm 8 – 9 giờ gì đấy cũng là lúc mẹ hay chị tôi đi chợ bằng xe ngựa ngang qua… Tôi canh me khi xe vừa trờ tới, chậm lại ở ngã ba để rẽ trái thì _ dù không có mẹ hay chị trên xe _ tôi cũng lóc cóc chạy theo và nhảy phắt lên cái bậc lên xuống của xe ngựa. Đâu có ông xà ích nào dám để con bé 7 tuổi đứng cheo meo như vậy nên đành chắt lưỡi cho nó lên, đến chợ Ông Tạ thì nó xuống, tót ngay vào hàng cháo lòng ( của bác Tư hàng xóm cũ ) ăn chịu một tô rồi nó lại trở ra, leo lên đúng chiếc xe ấy để quay lại Trường… hoàn toàn miễn phí! Có hôm vì người ta lên xuống nhiều, khi tôi về lại Trường thì học trò đã vào học từ lâu, thế là tôi chả thèm vào lớp nữa mà chui ngay ra bên hông trường, nơi có bóng mát của nhiều cây trứng cá, leo lên hái trái ăn hoặc nằm đó lim dim đợi trống tan trường thì thập thò đợi cô giáo vừa ra khỏi lớp là phóng qua cửa sổ lấy lại cặp, đe dọa nhỏ lớp trưởng để "mượn" hay nói cho chính xác là "giựt" Sổ luân lưu ( sổ này ghi lại những tiết học của ngày hôm đó ) về nhà chép lại vào vở mình cho đầy đủ hòng che đậy nếu lỡ Bố kiểm tra đột xuất!
Cửa nhà tôi đối diện với nha Khí tượng, chỉ cách một bức tường, Bố tôi lại vô tình trồng mấy cây trứng cá đủ cao để chúng tôi có thể leo lên và dễ dàng nhảy qua bên ấy! Chiều nào người ta cũng bơm một quả bóng to màu trắng đục, có đốt lửa bên dưới rồi thả cho nó bay.. Lũ trẻ chúng tôi hò reo, nhảy cẫng, dõi mắt theo đến khi quả bóng chỉ còn là một chấm mờ mới kéo nhau ra đầu hẻm nơi bán vật liệu xây dựng. Ở đấy có bãi cát rất to để chúng tôi leo lên rồi cứ ngồi trên đỉnh tuột xuống như người ta đi cầu tuột, còn những chiếc ống cống to tướng là nơi ẩn núp lý tưởng khi bốc cát ném nhau!
Cũng nằm trên đường Trương Minh Ký, nhưng xích lên phía trên một chút và đâu lưng với căn bếp của nhà tôi là Ty Canh nông, nơi đó người ta trồng thí nghiệm các loại cây cỏ, bắp, khoai v v… cả dâu đất nữa… và người đầu tiên nghiệm thu những thứ ấy chẳng ai khác ngoài anh em tôi! Nhưng thứ làm tôi ấn tượng nhất là những cái giếng nhỏ đầy bèo _ có lần mải chơi, chạy giật lùi tôi đã bị rơi xuống đấy _ và hương thơm của các loại cỏ mà lúc ấy tôi cứ say sưa hít và tự hỏi “ không biết họ trồng làm gì nhỉ… ” vẫn theo tôi đến tận bây giờ…
Mức độ quậy của tôi tăng dần khi lên lớp Ba… lúc này trở lại học buổi chiều. Mười một rưỡi trưa, sau khi cơm nước xong là tôi lo "lãnh trợ cấp" để làm "lộ phí" đi học! Hôm nào mẹ tôi không có tiền lẻ hoặc có nhưng không đủ một đồng thì một là tôi dặn đi dặn lại rằng "con cho mẹ nợ, tối phải trả đấy!” hai là vừa khóc vừa “lăn” từ nhà đến trường, theo sau là mẹ tôi và cái roi! Vào đến sân trường thì mặt tôi đã ráo hoảnh, bởi tôi chỉ gào lên để áp đảo tinh thần mẹ tôi cho đến khi bà xác nhận là “có nợ, tối trả” hoặc chấp nhận đưa tôi tờ bạc hai hay năm đồng gì đấy để tôi “thối lại”! Sự có mặt của cái roi là thừa đối với tôi, bởi hễ thấy nguy cơ sẽ bị đòn thật thì tôi dzọt nhanh lắm, nhưng hầu như mẹ tôi không đánh con ở ngoài đường bao giờ! Mẹ vừa rời khỏi cổng trường là tôi nhảy vào chơi tạc lon hoặc búng thun ngay lập tức sau khi mua một mớ me xay ( màu đỏ đỏ nâu nâu, ép tròn dẹp, to như đồng xu ) để vừa chơi vừa nhai nhóp nhép! Thắng thì tôi ưng bụng nói cười hỉ hả, có khi còn chọc quê mấy đứa bị thua… Muốn ăn của tôi à? Còn lâu nhé! Nếu lỡ bị thua, tôi sẽ hăm he đủ kiểu để đòi lại cho bằng hết, chiêu của tôi là dọa "không cho xem bài" dọa "đánh và ném cát lên đầu"!
Nhưng cũng có lần tôi bị tổ trác, một đứa con trai đã dũng cảm xô lại làm tôi ngã xuống một cái hố cạn và ngất lịm đi… Khi tỉnh lại tôi thấy mình nằm ở nhà, còn ba má của tên đó thì đang cuống quít xin lỗi cùng một gói quà to tướng!
Sau tai nạn đó là một tai nạn khác do tôi tự chuốc… Hồi ấy gần sân bay TSN người ta đang định xây cất gì đấy nên có một gò đất to, cao ngất! Tôi rủ lũ bạn ra xem mình biểu diễn phóng xe đạp từ trên đỉnh gò đất ấy xuống! Kết quả : xe hỏng bét, còn tôi ngã sấp mặt, bị một mảnh đá mỏng, dẹt cắm chặt vào cằm máu tuôn lai láng… Vậy mà trước sự sợ hãi của đám bạn, tôi bình tĩnh rút phắt mảnh đá, dùng khăn mù xoa bịt chặt vết thương rồi đi một nước về nhà Cô, trốn biệt trong phòng, bỏ cả cơm nước … Chả biết sự việc rồi sẽ ra sao nếu không có đứa bạn nhanh mồm méc với Cô tôi… Cô phi báo với mẹ… Bà hoảng hồn lôi cổ tôi ra phòng khám của ông BS gần nhà. Không may cho tôi, tối hôm ấy ông BS lại hết thuốc tê! Ông ta ái ngại hỏi tôi “có chịu nổi không nếu như ông nạo sống những đất bẩn còn kẹt ở vết thương?”
Dù chẳng hiểu nạo sống là gì, con bé chín tuổi là tôi vẫn can đảm gật đại vì biết nếu không được xử lý thì sẽ không ổn vì vết thương lúc này đã sưng tấy khiến tôi chẳng nhai nuốt nổi thứ gì!! Tôi nằm hé mắt thấy ông BS dùng một vật giống như cái muỗng, mỏng và dẹt để nạo vét trong vết thương… Đau thấu trời xanh, nhưng do biết lỗi của mình, vả lại tánh sĩ diện khiến tôi cắn răng chịu đựng không kêu tiếng nào… đến nỗi sau khi khâu xong vết thương bằng một cái kim cong, ông BS đã nức nở khen tôi quá “chì”!
Tôi đi học lại với ba cọng chỉ còn lủng lẳng trên cái cằm bị thương… Lũ bạn chọc ghẹo, nói “trông mày giống tướng Nguyễn Khánh…” hoặc gọi tôi là “người đàn bà có râu…” Tôi soi gương thì thấy quả là kinh dị! thế là chẳng đợi đến hai tuần quay lại cho BS cắt chỉ, tôi săm soi tự rút mấy cọng chỉ phản mỹ thuật ấy ra ( bây giờ mới biết là liều! ) may mà vết thương cũng lành và chỉ để lại một vết sẹo nhỏ!
Cũng năm lớp Ba, tôi có một kỷ niệm nhớ đời… Đó là lần bị lạc khi theo anh trai đi chơi xa. Là con gái, nhưng tôi không hề chơi trò nấu cơm, chơi búp bê hoặc nhảy dây đánh chuyền mà thích đá banh, thả diều, bắt dế… nói chung là những trò của con trai! Vì vậy bạn thân nhất của tôi là anh trai, thường thì anh đi đâu tôi đi đấy, nhưng chỉ lòng vòng hết bãi cỏ đến những bàu, mương gần nhà, lần này anh và đám bạn rủ nhau đi Thảo cầm viên, nghe là lạ tôi thích quá đòi theo và dù không được chấp nhận nhưng tôi vẫn lẻn theo và khi anh nhìn thấy tôi trên xe Bus thì sự đã rồi! Nơi đầu tiên chúng tôi ghé là Bến Bạch Đằng. Ngồi lóng nhóng ngắm ông đi qua bà đi lại một lúc thì mấy đứa kia nổi hứng đòi xuống tắm… Thuở ấy đâu ai cấm cản, thế nên một, rồi hai, ba, bốn đứa lột áo nhảy xuống! Tôi cũng đâu kém cạnh _ kinh nghiệm bơi lội ở các bàu, mương giúp tôi vững dạ men xuống bờ kè, nhưng chỉ dám ngồi vọc nước và lui cui tìm bắt mấy con cá nhỏ chứ không dám ra xa! _ Tắm lội chán chê, khi lên bờ mới hay nón, áo đã không cánh mà bay, trong đó có cả áo tui! Thế là đành không nón không áo, một lũ lôi thôi lếch thếch kéo nhau đi bộ đến TCV. Sau khi ngồi nghỉ một lát, ăn hết mấy cây kem, chúng tôi bắt đầu tham quan mấy chuồng thú… Thảo cầm viên hồi ấy sạch đẹp, mát mẻ lắm chứ chưa nhiều tệ nạn và dơ bẩn như bây giờ! Chúng tôi nô giỡn, chạy nhảy đã đời, lúc đầu còn ngóng tìm nhau, sau bọn họ biến đâu mất lúc nào chẳng biết, có lẽ vì quên mất trong nhóm còn có nhân vật nữ duy nhất là tôi! Nếu là đứa khác có lẽ đã hoảng hốt khóc lóc ồn ào, nhưng tôi _ do bẩm sinh đã lưu lạc _ rất bình tĩnh chén nốt mớ bánh kẹo mang theo rồi lững thững tìm lối ra cổng. Tại đây, có lẽ thấy có đứa trẻ đặc biệt đi chơi mà không mặc áo… nên một bác chạy xe xích lô máy đã kêu lại hỏi han, và khi biết tôi bị lạc, ông đã đồng ý đưa tôi về, tủm tỉm cười khi nghe tôi hùng hồn hứa chắc nịch “về tới nhà là con có tiền trả bác liền à”!
Tôi ngồi lọt thỏm trên chiếc xích lô máy rộng rinh, máy kêu phành phạch, tuôn khói mịt mù, luôn cho người ngồi trên nó cái cảm giác bị đưa về phía trước hoặc sắp bị rơi xuống đất… Ông lại cười tủm tỉm khi nghe tôi ngoái cổ lại phía sau mà nói lý lẽ “tại vì con không biết đường nào để đi từ đây về chợ Trương minh Giảng thôi, chứ qua khỏi chợ, rồi qua khỏi nhà thờ Ba chuông mé bên tay phải có chút xíu là tới nhà con rồi, hổng ấy bác cho con xuống ngay chợ TMG thôi, từ đó con đi bộ về nhà cũng được!”
"Đâu được mậy! Xuống đó tiền đâu mày trả tao?!” Ờ hén!
Vậy là cứ túc tắc theo hướng dẫn của tôi, cuối cùng rồi cũng về đến nhà. Lớn lên một chút, tôi mới hiểu ông làm mặt bặm trợn thế để đưa tôi về tận nhà cho chắc, vì khi tôi cầm tiền ra trả thì ông đã đi mất!
( * Con nợ bác một lời cám ơn, ôi bác tài tốt bụng! Đã mấy mươi năm, giờ có lẽ bác đã về một cõi khác… )
Kể cũng lạ, tuy quậy nhưng tôi luôn đứng đầu lớp, nhất là về môn Văn, Toán và Sử… Ấy thế mà lại rớt kỳ thi Tiểu học chỉ vì môn Văn! Quên béng giờ thi có hạn, tôi mải mê chọn lựa câu cú, viết ra nháp đàng hoàng… Kết quả là không kịp chép hết vào bài thi, đúng là học tài thi phận!
* Trích Nhật Ký của HD
Phần 1/ Những ngày xanh…
“… Ôi mênh mông tháng ngày vắng anh. Tình như nắng úa vàng vấn vương. Anh ra đi như thoáng gió thầm. Để lại đây thành phố không hồn… Qua con sông nhớ người đã xa. Thành phố vẫn nắng vàng, vẫn mưa. Cây sang Thu lá úa rơi mù. Chuyện ngày xưa heo hút trong mơ…”
( * Nhạc TCS )
Nghe nhạc Trịnh đôi lúc cứ ngỡ như ông viết riêng cho mình (!) thay mình nói lên nỗi u uất những muốn chôn sâu…
Kỷ niệm _ nhất là những kỷ niệm đẹp _ như con dao hai lưỡi, đôi lúc nhờ nó mà tạm cắt đứt những chuyện buồn phiền nhưng ngay sau đó lại bị bề kia của nó cứa vào tim đau nhói vì hiểu rằng sẽ chẳng bao giờ còn có thể thấy lại những gì tươi đẹp đã qua! Nhất là với những ai đang bước vào ngưỡng “Gió heo may đã về” thì KỶ NIỆM là thứ đeo bám dai dẳng và mãnh liệt mà thời gian đành chịu bất lực trước nó! Hôm nào đó tình cờ bước qua một góc phố - thoáng trông thấy một gương mặt tưởng như đã gặp, rồi một điệu nhạc cũ - mùi hương hay màu áo thân quen cũng khiến lòng nao nao tiếc nhớ, cũng khiến kỷ niệm dắt rủ nhau về khuấy động cả giấc mơ…
Ai đã gọi mùa Thu là “quyến rũ” quả không sai bởi cảnh đẹp mê hồn! Không biết bạn cảm nhận thế nào... Với tôi, mùa Thu chỉ gợi đến sự chia ly, mất mát… Tôi sợ những cơn mưa chiều se lạnh, sợ nhìn lá rơi rụng tơi bời và sợ cả màu trời Thu ảm đạm!
Gia đình tôi rời Hà nội năm 48 hay 49 gì đấy... Chị lớn nhất của tôi khi ấy chỉ mới vài tháng tuổi. Chúng tôi đi theo nơi đóng quân của Bố, vì thế mà nơi sinh của mỗi đứa rải rác theo những vùng, miền… Anh kế tôi sinh ở Hội An, tôi Quảng Nam, em trai thứ năm ra đời ở Huế được ít lâu thì gia đình tôi chuyển hẳn vào miền Nam và định cư tại một xóm nhỏ ở chợ Ông Tạ… _ dân nơi đây đa số là người Bắc di cư _ Đó là khoảng cuối năm 1955.
Không hiểu vì tôi quá xinh xắn dễ thương nên hết người này đến người kia đòi nhận làm con nuôi hay "đáng ghét" đến nỗi mẹ đành đoạn giao cho một bà chị họ khi tôi chỉ mới hơn một tuổi… Bà này có chồng nhiều năm mà không có con nên xin tôi về để "đứng đầu số"! Không biết có phải nhờ vía của tôi hay không mà bà đẻ một dọc 6 cô con gái! Sau 75 tôi có gặp lại bà mẹ nuôi đầu tiên này, bà cho biết hồi bé tôi rất dễ chịu, ai ẵm cũng được, ăn gì cũng xong và sở dĩ bà không nuôi tôi đến lớn là vì mẹ ruột đã đến đòi lại tôi chỉ vì một sự hiểu lầm nho nhỏ…
Mẹ bảo tôi có “số lưu lạc”! Khi có chút hiểu biết, tôi đã “soi” rất kỹ cả hai bàn chân để xem cái nốt ruồi lưu lạc nó nằm ở chỗ nào như lời một ông thầy bói đã phán khi xem số cho tôi, nhưng không hề thấy! Rồi năm tôi khoảng 4 - 5 tuổi gì đấy lại có người đến xin tôi về làm con nuôi… Lần này là bà cô họ của Bố tôi!
Mới đầu tôi khoái chí gật lia gật lịa vì được phỉnh rằng về làm con nhà giàu, có nhiều đồ chơi, quần áo đẹp… lại được lên cấp ( đáng lẽ tôi phải gọi bà là bà trẻ, nhưng vì là con nuôi nên tôi gọi bằng mẹ… thế là "vai vế" của tôi đương nhiên trở nên to hơn, sau này khi đã trở về nhà của mình rồi mà tôi vẫn vênh váo xưng "cô" với mấy đứa anh chị em ruột trong một thời gian rất lâu! )
Nhưng đó là chuyện về sau, còn lúc ấy khi nỗi háo hức đã xẹp lép, tôi bắt đầu giở quẻ, liệng hết các thứ, hất tay tất cả những ai đến dỗ dành để chạy như bay ra vườn… Tôi còn nhớ mình đứng cạnh _ hình như là một bụi chuối thì phải _ trong một khu vườn vắng lạnh, dưới chân đầy lá vàng… Tôi khóc ấm ức trong cổ họng và gọi Bố…
Kể cũng lạ, một con bé chỉ mới vài tuổi đầu như tôi khi phải sống xa Gia đình lại không hề nhớ Mẹ, cũng chả nhớ ai ngoài Bố và cái ngõ nhỏ với những người hàng xóm chơn chất hiền hòa, nhớ lũ bạn cùng xóm và những trò chơi tuổi thơ… Sau này lớn lên cũng thế, tôi có thể xa nhà cả năm trời, không lưu luyến, chẳng nhớ thương… nhưng lại quay quắt nghĩ hoài về một nơi chốn, một con đường, về những người tuy không thân thích nhưng đã từng gắn bó với mình trong công việc hay cuộc sống, thậm chí chỉ một mùi hương quen thuộc cũng làm tôi nhớ đến nao lòng!
Dù rằng sau đó chừng vài tháng thì tôi đủ thông minh để tìm cách về lại nhà mình… Nhưng mãi cho đến bây giờ _ khi tuổi đã lớn _ giấc mơ về một đứa bé đứng khóc một mình lâu lâu vẫn trở lại ám ảnh tôi, ám ảnh bằng cái màu vàng vọt lạnh lẽo của đám lá khô phủ dày mặt đất, của màu trời Thu ảm đạm trên đầu!
Tôi về nhà được ít lâu thì bắt đầu đi học. Lúc này gia đình tôi đã dọn về một căn nhà khang trang hơn ở đường Trương Minh Ký. Cô ruột tôi cũng ở sát vách.
Đường TMK dạo ấy còn hoang vắng lắm… Trong hẻm chỉ rải rác vài căn nhà xây, đa số còn mái tôn xập xệ và đầu hẻm vẫn rất nhiều những bụi cây cỏ dại. Chiều mát, tôi dắt lũ em ra đó bắt cho chúng những con cánh cam, bọ rùa bé xíu, bứt những cây lau cột cho mỗi đứa một túm để chia phe đánh nhau… Xóm này có lợi thế là có thể ra vào bằng cả hai đường để tôi có thể “lỉnh” ngay khi cần thiết!
Cầu Thị Nghè
Tôi vào lớp Năm trường Tiểu học Tân Sơn Hòa, nay là NSL Từ nhà tôi nếu đi thẳng đường Trương Minh Ký nối dài thì đến Lăng cha Cả - nếu rẽ trái là đến chợ Ông Tạ - rẽ phải là Nguyễn Minh Chiếu có thể thông ra đường NKKN ( Công Lý cũ ) Trường tôi nằm ngay ngã ba… Như đã nói, con đường này dẫn về cổng sau nhà, cho nên mỗi khi trời mưa to, sân trường ngập mênh mông là mặc cho Bố đợi ở cổng trước, tôi lỉnh ra sân sau lội nước, đùa giỡn chán rồi lẻn về trên con đường NMC, nơi cũng có những vũng nước to nhưng sạch (?) vì nước trong hơn (?) do mặt đường được lát bằng đá dăm… Tôi tung tăng lội nước, dầm trong làn mưa bụi lất phất, dù biết khi về đến nhà sẽ bị mẹ mắng hoặc đét cho vài roi… Lo gì, cùng lắm tôi trốn sang nhà Cô ở sát một bên là xong!
Mùa mưa thì lội nước, còn mùa nắng? Tôi còn nhớ lên lớp Tư tôi học buổi sáng… Vào học lúc 7g30, ra chơi tầm 8 – 9 giờ gì đấy cũng là lúc mẹ hay chị tôi đi chợ bằng xe ngựa ngang qua… Tôi canh me khi xe vừa trờ tới, chậm lại ở ngã ba để rẽ trái thì _ dù không có mẹ hay chị trên xe _ tôi cũng lóc cóc chạy theo và nhảy phắt lên cái bậc lên xuống của xe ngựa. Đâu có ông xà ích nào dám để con bé 7 tuổi đứng cheo meo như vậy nên đành chắt lưỡi cho nó lên, đến chợ Ông Tạ thì nó xuống, tót ngay vào hàng cháo lòng ( của bác Tư hàng xóm cũ ) ăn chịu một tô rồi nó lại trở ra, leo lên đúng chiếc xe ấy để quay lại Trường… hoàn toàn miễn phí! Có hôm vì người ta lên xuống nhiều, khi tôi về lại Trường thì học trò đã vào học từ lâu, thế là tôi chả thèm vào lớp nữa mà chui ngay ra bên hông trường, nơi có bóng mát của nhiều cây trứng cá, leo lên hái trái ăn hoặc nằm đó lim dim đợi trống tan trường thì thập thò đợi cô giáo vừa ra khỏi lớp là phóng qua cửa sổ lấy lại cặp, đe dọa nhỏ lớp trưởng để "mượn" hay nói cho chính xác là "giựt" Sổ luân lưu ( sổ này ghi lại những tiết học của ngày hôm đó ) về nhà chép lại vào vở mình cho đầy đủ hòng che đậy nếu lỡ Bố kiểm tra đột xuất!
Cửa nhà tôi đối diện với nha Khí tượng, chỉ cách một bức tường, Bố tôi lại vô tình trồng mấy cây trứng cá đủ cao để chúng tôi có thể leo lên và dễ dàng nhảy qua bên ấy! Chiều nào người ta cũng bơm một quả bóng to màu trắng đục, có đốt lửa bên dưới rồi thả cho nó bay.. Lũ trẻ chúng tôi hò reo, nhảy cẫng, dõi mắt theo đến khi quả bóng chỉ còn là một chấm mờ mới kéo nhau ra đầu hẻm nơi bán vật liệu xây dựng. Ở đấy có bãi cát rất to để chúng tôi leo lên rồi cứ ngồi trên đỉnh tuột xuống như người ta đi cầu tuột, còn những chiếc ống cống to tướng là nơi ẩn núp lý tưởng khi bốc cát ném nhau!
Cũng nằm trên đường Trương Minh Ký, nhưng xích lên phía trên một chút và đâu lưng với căn bếp của nhà tôi là Ty Canh nông, nơi đó người ta trồng thí nghiệm các loại cây cỏ, bắp, khoai v v… cả dâu đất nữa… và người đầu tiên nghiệm thu những thứ ấy chẳng ai khác ngoài anh em tôi! Nhưng thứ làm tôi ấn tượng nhất là những cái giếng nhỏ đầy bèo _ có lần mải chơi, chạy giật lùi tôi đã bị rơi xuống đấy _ và hương thơm của các loại cỏ mà lúc ấy tôi cứ say sưa hít và tự hỏi “ không biết họ trồng làm gì nhỉ… ” vẫn theo tôi đến tận bây giờ…
Mức độ quậy của tôi tăng dần khi lên lớp Ba… lúc này trở lại học buổi chiều. Mười một rưỡi trưa, sau khi cơm nước xong là tôi lo "lãnh trợ cấp" để làm "lộ phí" đi học! Hôm nào mẹ tôi không có tiền lẻ hoặc có nhưng không đủ một đồng thì một là tôi dặn đi dặn lại rằng "con cho mẹ nợ, tối phải trả đấy!” hai là vừa khóc vừa “lăn” từ nhà đến trường, theo sau là mẹ tôi và cái roi! Vào đến sân trường thì mặt tôi đã ráo hoảnh, bởi tôi chỉ gào lên để áp đảo tinh thần mẹ tôi cho đến khi bà xác nhận là “có nợ, tối trả” hoặc chấp nhận đưa tôi tờ bạc hai hay năm đồng gì đấy để tôi “thối lại”! Sự có mặt của cái roi là thừa đối với tôi, bởi hễ thấy nguy cơ sẽ bị đòn thật thì tôi dzọt nhanh lắm, nhưng hầu như mẹ tôi không đánh con ở ngoài đường bao giờ! Mẹ vừa rời khỏi cổng trường là tôi nhảy vào chơi tạc lon hoặc búng thun ngay lập tức sau khi mua một mớ me xay ( màu đỏ đỏ nâu nâu, ép tròn dẹp, to như đồng xu ) để vừa chơi vừa nhai nhóp nhép! Thắng thì tôi ưng bụng nói cười hỉ hả, có khi còn chọc quê mấy đứa bị thua… Muốn ăn của tôi à? Còn lâu nhé! Nếu lỡ bị thua, tôi sẽ hăm he đủ kiểu để đòi lại cho bằng hết, chiêu của tôi là dọa "không cho xem bài" dọa "đánh và ném cát lên đầu"!
Nhưng cũng có lần tôi bị tổ trác, một đứa con trai đã dũng cảm xô lại làm tôi ngã xuống một cái hố cạn và ngất lịm đi… Khi tỉnh lại tôi thấy mình nằm ở nhà, còn ba má của tên đó thì đang cuống quít xin lỗi cùng một gói quà to tướng!
Sau tai nạn đó là một tai nạn khác do tôi tự chuốc… Hồi ấy gần sân bay TSN người ta đang định xây cất gì đấy nên có một gò đất to, cao ngất! Tôi rủ lũ bạn ra xem mình biểu diễn phóng xe đạp từ trên đỉnh gò đất ấy xuống! Kết quả : xe hỏng bét, còn tôi ngã sấp mặt, bị một mảnh đá mỏng, dẹt cắm chặt vào cằm máu tuôn lai láng… Vậy mà trước sự sợ hãi của đám bạn, tôi bình tĩnh rút phắt mảnh đá, dùng khăn mù xoa bịt chặt vết thương rồi đi một nước về nhà Cô, trốn biệt trong phòng, bỏ cả cơm nước … Chả biết sự việc rồi sẽ ra sao nếu không có đứa bạn nhanh mồm méc với Cô tôi… Cô phi báo với mẹ… Bà hoảng hồn lôi cổ tôi ra phòng khám của ông BS gần nhà. Không may cho tôi, tối hôm ấy ông BS lại hết thuốc tê! Ông ta ái ngại hỏi tôi “có chịu nổi không nếu như ông nạo sống những đất bẩn còn kẹt ở vết thương?”
Dù chẳng hiểu nạo sống là gì, con bé chín tuổi là tôi vẫn can đảm gật đại vì biết nếu không được xử lý thì sẽ không ổn vì vết thương lúc này đã sưng tấy khiến tôi chẳng nhai nuốt nổi thứ gì!! Tôi nằm hé mắt thấy ông BS dùng một vật giống như cái muỗng, mỏng và dẹt để nạo vét trong vết thương… Đau thấu trời xanh, nhưng do biết lỗi của mình, vả lại tánh sĩ diện khiến tôi cắn răng chịu đựng không kêu tiếng nào… đến nỗi sau khi khâu xong vết thương bằng một cái kim cong, ông BS đã nức nở khen tôi quá “chì”!
Tôi đi học lại với ba cọng chỉ còn lủng lẳng trên cái cằm bị thương… Lũ bạn chọc ghẹo, nói “trông mày giống tướng Nguyễn Khánh…” hoặc gọi tôi là “người đàn bà có râu…” Tôi soi gương thì thấy quả là kinh dị! thế là chẳng đợi đến hai tuần quay lại cho BS cắt chỉ, tôi săm soi tự rút mấy cọng chỉ phản mỹ thuật ấy ra ( bây giờ mới biết là liều! ) may mà vết thương cũng lành và chỉ để lại một vết sẹo nhỏ!
Cũng năm lớp Ba, tôi có một kỷ niệm nhớ đời… Đó là lần bị lạc khi theo anh trai đi chơi xa. Là con gái, nhưng tôi không hề chơi trò nấu cơm, chơi búp bê hoặc nhảy dây đánh chuyền mà thích đá banh, thả diều, bắt dế… nói chung là những trò của con trai! Vì vậy bạn thân nhất của tôi là anh trai, thường thì anh đi đâu tôi đi đấy, nhưng chỉ lòng vòng hết bãi cỏ đến những bàu, mương gần nhà, lần này anh và đám bạn rủ nhau đi Thảo cầm viên, nghe là lạ tôi thích quá đòi theo và dù không được chấp nhận nhưng tôi vẫn lẻn theo và khi anh nhìn thấy tôi trên xe Bus thì sự đã rồi! Nơi đầu tiên chúng tôi ghé là Bến Bạch Đằng. Ngồi lóng nhóng ngắm ông đi qua bà đi lại một lúc thì mấy đứa kia nổi hứng đòi xuống tắm… Thuở ấy đâu ai cấm cản, thế nên một, rồi hai, ba, bốn đứa lột áo nhảy xuống! Tôi cũng đâu kém cạnh _ kinh nghiệm bơi lội ở các bàu, mương giúp tôi vững dạ men xuống bờ kè, nhưng chỉ dám ngồi vọc nước và lui cui tìm bắt mấy con cá nhỏ chứ không dám ra xa! _ Tắm lội chán chê, khi lên bờ mới hay nón, áo đã không cánh mà bay, trong đó có cả áo tui! Thế là đành không nón không áo, một lũ lôi thôi lếch thếch kéo nhau đi bộ đến TCV. Sau khi ngồi nghỉ một lát, ăn hết mấy cây kem, chúng tôi bắt đầu tham quan mấy chuồng thú… Thảo cầm viên hồi ấy sạch đẹp, mát mẻ lắm chứ chưa nhiều tệ nạn và dơ bẩn như bây giờ! Chúng tôi nô giỡn, chạy nhảy đã đời, lúc đầu còn ngóng tìm nhau, sau bọn họ biến đâu mất lúc nào chẳng biết, có lẽ vì quên mất trong nhóm còn có nhân vật nữ duy nhất là tôi! Nếu là đứa khác có lẽ đã hoảng hốt khóc lóc ồn ào, nhưng tôi _ do bẩm sinh đã lưu lạc _ rất bình tĩnh chén nốt mớ bánh kẹo mang theo rồi lững thững tìm lối ra cổng. Tại đây, có lẽ thấy có đứa trẻ đặc biệt đi chơi mà không mặc áo… nên một bác chạy xe xích lô máy đã kêu lại hỏi han, và khi biết tôi bị lạc, ông đã đồng ý đưa tôi về, tủm tỉm cười khi nghe tôi hùng hồn hứa chắc nịch “về tới nhà là con có tiền trả bác liền à”!
Tôi ngồi lọt thỏm trên chiếc xích lô máy rộng rinh, máy kêu phành phạch, tuôn khói mịt mù, luôn cho người ngồi trên nó cái cảm giác bị đưa về phía trước hoặc sắp bị rơi xuống đất… Ông lại cười tủm tỉm khi nghe tôi ngoái cổ lại phía sau mà nói lý lẽ “tại vì con không biết đường nào để đi từ đây về chợ Trương minh Giảng thôi, chứ qua khỏi chợ, rồi qua khỏi nhà thờ Ba chuông mé bên tay phải có chút xíu là tới nhà con rồi, hổng ấy bác cho con xuống ngay chợ TMG thôi, từ đó con đi bộ về nhà cũng được!”
"Đâu được mậy! Xuống đó tiền đâu mày trả tao?!” Ờ hén!
Vậy là cứ túc tắc theo hướng dẫn của tôi, cuối cùng rồi cũng về đến nhà. Lớn lên một chút, tôi mới hiểu ông làm mặt bặm trợn thế để đưa tôi về tận nhà cho chắc, vì khi tôi cầm tiền ra trả thì ông đã đi mất!
( * Con nợ bác một lời cám ơn, ôi bác tài tốt bụng! Đã mấy mươi năm, giờ có lẽ bác đã về một cõi khác… )
Kể cũng lạ, tuy quậy nhưng tôi luôn đứng đầu lớp, nhất là về môn Văn, Toán và Sử… Ấy thế mà lại rớt kỳ thi Tiểu học chỉ vì môn Văn! Quên béng giờ thi có hạn, tôi mải mê chọn lựa câu cú, viết ra nháp đàng hoàng… Kết quả là không kịp chép hết vào bài thi, đúng là học tài thi phận!
An Lộc 1972 Mùa Hè Đỏ Lữa
Phần 2 : Những ký ức không thể xóa mờ.
1963, rớt Tiểu học, tôi vào Đệ Thất trường tư! Trường Nguyễn Khuyến.
Cũng trong năm đó, Bố tôi mua thêm được căn nhà ở Cư xá HSQ Phú thọ Hòa, chuyển cả gia đình về đấy, còn căn nhà cũ thì cho hai người Mỹ thuê. Một tay đi vắng suốt ngày, tay kia thường xuyên có mặt ở nhà. Tay người Mỹ rảnh rang này chẳng biết làm nghề ngỗng gì mà rất rành tiếng Việt…
Hắn còn phân tích : Khi gặp chuyện bất ngờ, người miền Nam sẽ kêu lên rằng “úy mẹt mẻ ông bà ông vải ơi!” – Người Bắc thì : “Ối giời đất thiên địa ơi!” Còn câu “Đồng đình tý sửu tiên nhơn tổ đường ơi!” là của người miền Trung, miệt Bình Định v v…
Chẳng những rành tiếng Việt, hắn ta còn “giỏi” cả… tiếng Mỹ bồi khi có bà cụ nhà kế bên vỗ vai hắn mà bảo rằng : “du í, thì năm bờ oăn, mà phen ( friend ) du í, nại năm bờ ten! Hôm qua í, nó dắt gơ ( girl ) về đây, mà nại nà gơ cà chớn nữa mới chết chứ! Uống riệu xong hai đứa na nối om xòm… Má ma san bẩu nó thôi đi thì nó nại còn nàm thế lày lày ( ra dấu sừng sộ…) thế có náo không cơ chứ lị! ”
( Ý cụ muốn méc thằng bạn ở chung với hắn hư đốn dẫn gái về nhậu say rồi quậy phá ) Hoặc : “này này, chiều nay í, du gô bi ếch ( PX ) du bai pho mi oăn xịt xịt Ờ me ri can
( dang thẳng hai tay ra dấu đang bay ) E Việt Nam chít chít đai... du ân-xì ten?”
Tên này cười cười, gật gật đầu, rồi vào nhà đem ra một bình xịt muỗi dứ dứ vào mặt bà cụ ra điều hỏi xem “có phải…?”!
Cả xóm được mẻ cười đau bụng, hắn và bà cụ cũng vui vẻ toe toét, người vui vì được đáp ứng đúng thứ mình cần, kẻ vui vì thấy mình quá giỏi! Nói như thế mà cũng hiểu, chả giỏi thì là gì!
Nhắc đến bà cụ này thì không thể không nhắc đến “mối tình đầu” của tôi với thằng cháu của bà… Nó học cùng lớp Năm với tôi. Con nhà giàu, trắng như cục bột, tối ngày đeo theo tôi, tặng tôi tất cả những gì nó có, nhiều nhất là Sôcôla… Chả biết nó theo vì “mê” tôi hay vì học dốt nên nịnh để tôi cho xem bài!?
Mối tình đó sớm chấm dứt vì bà nội của nó là một bà già nanh nọc, lắm lời, nói suốt ngày, nói đủ thứ chuyện, nói thay cho mụ con dâu đần thối lại cà lăm! Còn Bố nó ỷ là Liên gia trưởng, tối ngày dò la soi mói chỉ vẽ chuyện này chuyện nọ, sục vào nhà người ta bất cứ khi nào muốn! Một hôm, chỉ vì nghi ngờ thằng em trai út của tôi bấm chuông rồi chạy mà cả nhà nó kéo sang đòi đánh em tôi, nói thế nào cũng không tin. Tưởng đâu dễ ăn hiếp mấy đứa trẻ con, nào ngờ mụ cà lăm bị con bé đáo để là tôi úp cho cả một cái sọt rác lên đầu, bởi tôi biết chắc em mình không bao giờ rắn mắt như vậy! Dĩ nhiên, sau chuyện ấy thì nó và tôi đành chia tay!
Ngôi nhà Bố tôi mua thêm được ở Phú thọ Hòa là một ngôi nhà đơn sơ, cất theo kiểu cư xá bán rẻ cho HSQ… lại còn được trả góp! Vì thế nó tuềnh toàng với vỏn vẹn một gian ngoài để làm phòng khách, một gian bếp bé tí tẹo và một phòng ngủ cũng chẳng lớn hơn là bao!
Bù lại, lợi thế của căn nhà này là có cả lối sau, và rộng những 8 x 20 . Đây đó rải rác những con kênh thoát nước, nước rất trong lại nhiều cá… Đặc biệt là có ai đó trồng sẵn bụi tre dày bịt làm hàng rào thiên nhiên cho lối đi sau nhà và một cây me keo đầy trái ngọt! Cả một khoảng trời riêng để cái đứa hiếu động, giàu tưởng tượng và hay đầu têu trò quái quỉ là tôi tha hồ giở trò nghịch ngợm vào những ngày Chủ nhật!
Bố mua gạch, cát, xi măng về tự xây thêm vào những lúc rảnh rỗi. Với sự tháo vát của ông, chỉ ít lâu sau căn nhà từ từ dài rộng thêm ra! Chỉ tiếc tay nghề và óc Mỹ thuật của Bố không chịu “hợp tác” với nhau cho nên rộng thì có rộng, dài cũng có dài nhưng mỗi thứ đi một nhẽ! Tuy nhiên, với tôi thì đây là ngôi nhà thân thương suốt đời tôi mãi tiếc nhớ vì nó được hình thành bằng cả tấm lòng thương vợ quí con và đôi bàn tay lao động cần cù của người Bố kính yêu.
Tôi không theo Mẹ và các em về nhà mới mà ở lại với Cô ( lúc này đã dọn về gần chợ Vườn Chuối ) để tiện việc đi học. Cô có người giúp việc nên tôi chả phải làm gì ngoài việc “quản lý” lũ nhóc và chạy đi thuê truyện Kiếm hiệp Kim Dung cho Cô khi Cô nằm nhà không đi đánh bài. Dĩ nhiên là tôi cũng nấn ná xem xong rồi mới chịu chạy đi đổi… và vì nhiễm Kim Dung nên hành vi, ngôn ngữ của tôi cũng phộng phạo sặc mùi Kiếm hiệp! Tôi lấy bớt một tấm rèm treo cửa sổ, cột rút quanh cổ cho giống những nhân vật Võ lâm trong truyện, và vì chẳng biết ra oai với ai nên tôi đem áp dụng với lũ nhóc con Cô, xưng là "Ta" với chúng! Lúc ấy tôi tự hào về trọng trách của mình lắm nên ra sức đàn áp tụi nhỏ! Trưa nào tôi cũng bắt chúng nằm sắp lớp, đậy lên mặt mỗi đứa một tờ báo cho dễ ngủ, còn mình thì lăm lăm cây roi trong tay!
Hơn 40 năm rồi mà bây giờ mỗi lần gặp cậu Tư thì tôi vẫn muốn bật cười vì thấy nó chẳng có gì khác cái thằng bé 4 tuổi ngày xưa không chịu ngủ trưa, cứ hé mắt xem báo _ dù chả biết chữ nào _ lại vẫn còn cái tật hễ muốn nói gì là cứ phải gân cổ, trợn trợn mắt mất vài giây rồi mới nói được! Tôi ép chúng vào khuôn khổ, ăn ngủ gì cũng phải đúng giờ như trong trường nội trú mà tôi đã học ở đấy năm lớp Nhì. Thế mà chúng không hề tỏ ra oán trách, không dám mách mẹ khi bị tôi đánh, vẫn nghe tôi răm rắp, hưởng ứng mọi trò ma mãnh tôi đề xuất và thương yêu nể trọng tôi cho đến bây giờ… Chỉ là chị em cô cậu mà cư xử rất nghĩa tình! Cô thấy lũ con mình ngoan hẳn ra từ khi có tôi về ở luôn thì hài lòng lắm, tin tôi sái cổ! Dượng cũng rất quí tôi, coi tôi như người lớn… Tôi biết uống bia cũng do Dượng “bắt” tôi đối ẩm! Dượng uống 4 ve thì tôi cũng dzứt được một ly chứ đâu có tệ! Thế là ông cười khoái chí vỗ vai tôi bồm bộp … À con này khá, con này khá!
Tôi theo gia đình Cô chuyển chỗ ở liên tục, vì thế mà không học trường nào được lâu… Lạ một điều là nhà nào cô dọn đến cũng gần chợ! Đầu tiên là chợ Thị Nghè. Nhớ khi còn nhỏ xíu, một lần đến nhà cô chơi, đứng trước cửa nhà nhìn lên cầu TN, đứa bé con như tôi có cảm tưởng bên kia cây cầu ấy là một thế giới khác. Tôi nôn nóng mong có dịp đặt chân lên đó xem thử… Thế nhưng chưa thực hiện được điều ấy thì Cô lại chuyển nhà đến chợ Vườn Chuối và ở đó khá lâu mới quay lại chợ Trương Minh Giảng. Mãi đến năm 69 _ khi ấy tôi đã lớn, đã đi làm _ thì Cô dọn về Cư xá Đô Thành _ nơi này cũng có một cái chợ nho nhỏ cạnh đường rầy xe lửa…
Trạm cuối Cô dừng chân là Cầu Bông, muốn vào nhà phải bước xuống cái cầu thang khuất hẳn dưới lòng đường, sàn nhà lót ván, bên dưới là dòng sông nước đen kịt, có mùi thum thủm… Chỉ được cái là quanh năm mát rượi _ sát bên có chợ Dakao _ Sau này mấy đứa nhỏ làm ăn khá, xây ngôi biệt thự ở gần chợ Đường rầy thì Cô sống ở đấy đến khi qua đời.
Hồi ấy cô có chiếc xe Suzuki dame, mỗi sáng Cô dùng nó đi đánh bài, tối khuya mới về, “mẫn cán” hơn công chức! Thường thì tôi đi học bằng xế điếc hoặc có bạn qua chở, nhưng lại thích phóng xe máy cho oai, thế là _ vài ngày một lần _ tối đến sau khi mọi người ngủ hết, tôi lẻn dậy xì bánh xe để hôm sau cô lười, sẽ sai tôi đi vá! Chỉ chờ có thế, tôi kiếm cớ này cớ nọ rề rà thật lâu để Cô sốt ruột kêu xích lô đi trước, vậy là tôi toàn quyền sử dụng xe suốt cả ngày!
Cũng cần nói thêm về tài lái xe của tôi… Mỗi Chủ nhật, tôi thường về Phú Thọ Hòa để tập chạy xe vì ở đấy đường rộng lại vắng vẻ. Hồi ấy nhà tôi có chiếc Honda dame của Bố - Mobilette - cả Vélo Solex của chị tôi nữa, bất cứ chiếc xe nào lọt vào tay tôi cũng đều được nhúng nước mương ít nhất là một lần! Đến nỗi sau khi tôi bị té xe vài lần, Bố tôi phải đổi thành Suzuki M15 vì ông nghĩ, tôi sẽ không sử dụng được bởi loại xe này phải bóp Ambrayza, nhưng ông đã lầm, chiếc Su này cũng không lọt khỏi vòng “kiểm soát” của tôi!
Mậu Thân 1968...
Cái số tôi nó cực… Quanh năm mãn mùa, ngay cả Tết cũng không thèm về nhà, tự dưng ăn Tết xong lại mò về để rồi dính ngay vào cái vụ tổng tấn công đợt 2!
Không có một chút tin tức gì về Bố, cả về chị lớn và 2 đứa em gái đang ở nhà bà con! Một mình tôi xoay sở với bé út gái gần ba tuổi, lúc nào cũng đòi ăn, với út trai 7 tuổi, với anh và đứa em trai kế đang độ tuổi quân dịch! Bom đạn nổ ầm ầm, quân GP kéo đến ở đầy trong vườn nhà dân, làm lô cốt chắn ngang cổng trước, vác cả súng ống lên trụ trên mái nhà, rất nhiều người chỉ trạc 14, 15 tuổi. Cũng may, họ không đòi hỏi xin xỏ gì, cũng chẳng thắc mắc nhiều khi thấy nhà chỉ toàn đàn bà, trẻ nhỏ ( vừa nhác trông thấy họ tiến vào cổng tôi đã kịp đẩy anh và em trai xuống gầm giường! )
Kể cũng lạ, đứng trước tình huống như vậy mà tôi vẫn bình tĩnh tìm cách xử trí vì mẹ tôi sợ đạn lạc, sợ người ta bắt mất hai thằng con trai cứ khóc suốt! Chẳng biết tôi lấy đâu ra khôn ngoan và can đảm để sắp đặt mọi việc thay mẹ…Việc đầu tiên tôi làm là quét thật sạch dưới gầm giường, có bao nhiêu mền gối chất hết cả lên nhằm tạo một chỗ trú ẩn cho anh và em trai, bên ngoài là hai đứa bé rồi tới mẹ, còn tôi nằm ở giường bên kia… Ngoài tôi thì không ai được ra vườn để khỏi gây sự chú ý, mọi sinh hoạt đều gói gọn bên trong. Cầm cự như thế được khoảng mươi ngày thì nhà hết gạo, thức ăn, kể cả đồ hộp cũng chẳng còn, em gái út suốt ngày khóc, chửi thề vì không được ăn hủ tíu và uống nước ngọt! Thế là tôi đánh liều, một mình hì hục dắt xe đạp luồn qua lối đi bí mật của bụi tre sau nhà để đi tìm mua lương thực mặc cho tay súng ở lô cốt gần đó chĩa nòng hướng về phía mình… Còn nhớ lúc ấy cả khu chợ vắng tanh, chẳng ai buôn bán gì, hàng xóm cũng kéo nhau đi hết _ có lẽ chỉ gia đình tôi có nhiều trẻ con không chạy đi đâu được là còn ở lại mà thôi _ Chả biết nhờ ông bà độ mạng hay sao mà tôi lên tới nhà Cô an toàn, mặc dù cô hết lời khuyên đừng có trở về đó nữa, rồi cô sẽ thuê người mang thức ăn cho họ sau, nhưng nóng lòng vì mẹ và lũ em nhỏ, tôi vẫn cố sống cố chết đèo lủ khủ mọi thứ chạy trở về!
Chỉ trong vòng nửa ngày tôi vắng mặt mà mọi sự thay đổi không ngờ! Tôi về, để rồi chứng kiến xác người la liệt khắp nơi trước ngõ, trong vườn… Chết điếng, tôi quăng chiếc xe và số lương thực lao như bay vào nhà… Ơn Trời, các em tôi _ một phần gia đình tôi _ vẫn còn nguyên, chỉ tái dại đi vì sợ và đói khát, vì bị giam lỏng!
Đến lúc này thì dù có muốn cũng không thể ở lại khi chung quanh nhà toàn xác người, lũ chó đói tha cánh tay, chân của những xác chết bỏ vương vãi khắp nơi… mùi hôi thối xông lên nồng nặc, nhà tôi còn bị một trái bom rơi ngay phòng khách nhưng không nổ! Tốp người lạ trụ trong nhà đã bỏ đi hết.
Tôi dùng mấy cái khăn tắm lớn, bọc cho mỗi người vài bộ đồ, mì gói..v v…của ai nấy mang, còn số lương thực vừa mua được tôi chất cả lên xe đạp cho anh trai đẩy… Chúng tôi đi theo dòng người xa lạ không biết từ đâu đến chạy lên phía Hóc môn. Còn nhớ có hôm mua được mấy ổ bánh mì không mà ăn ngấu nghiến như đồ chết đói! Mà đúng là ma đói thật, có tiền nhưng chẳng có ai bán buôn gì để mà mua, vì người dân ai cũng phải lo đùm túm nhau chạy loạn! Có lẽ đó là lần tôi gặm mẩu bánh mì khô khốc mà thấy ngon vô cùng!
Ở Hóc môn độ một tuần thì chạy tiếp, lần này lên tới Viện Hóa Đạo và tị nạn tại đó bởi mẹ tôi vì chút tự ái vặt, không thèm nhờ vả cô tôi, làm khổ cả bầy con mệt mỏi, đói khát, dơ bẩn… Tôi vì không nỡ bỏ Mẹ và các em để hưởng an nhàn cho riêng mình nên cũng trụ lại chịu khổ chung, dù nhà Cô cách đó chẳng bao xa!
Tôi không nhớ chính xác đã ở VHĐ bao lâu, chỉ biết được ít lâu sau mọi việc lại đâu vào đấy! Tôi lại về nhà Cô tiếp tục đi học, tiếp tục sự nghiệp chăn dắt lũ nhóc… lạ một điều là chúng chào đón tôi trở lại bằng sự vui mừng như chưa bao giờ bị tôi đe nẹt! Có lẽ vì chúng nhận ra rằng ngoài những giờ phút cần sự nghiêm khắc thì tôi là một "bạn chơi" tuyệt vời, luôn nghĩ ra những trò mới lạ và rất thương yêu chiều chuộng khi chúng đau ốm, dành cho chúng những gì tốt đẹp nhất và không bao giờ để chúng bị ai bắt nạt! Cũng chỉ có tôi mới có thể vẽ hình Công chúa Hoàng tử _ nhái theo mấy tấm bìa cứng người ta bán cho học trò chơi tạc lon _ để chúng đem vào bán cho đám bạn cùng lớp lấy tiền mua bánh kẹo, những thứ bánh kẹo “vớ vẩn, ăn vào đau bụng” như lời Cô nói! Nhuung cái thứ mà Cô cấm tiệt, không bao giờ cho tiền để mua dù thằng nhóc có khóc lóc mè nheo khan cổ lại là thứ bọn trẻ con chúng tôi rất thích! Nào là me ngào + bánh tráng, bánh vòng giòn rụm được xỏ xâu bằng sợi dây chuối. Càng về sau thức ăn càng phong phú với bánh chữ ngòn ngọt, bánh rế cay xè của ông cụ người Ấn đội trên đầu đi bán dạo… Rồi thì bánh bi don don _ có lẽ là giòn giòn, nhưng người rao cố ý đọc trại để gợi sự chú ý của bọn trẻ con _ Tuy nhiên, món mà tôi mê nhất vẫn là bông cỏ… Người bán múc bông cỏ từ cái nồi nhôm to, sáng loáng vào ly, đổ lên trên ít hột lựu màu đỏ cam nhìn vui mắt, nhai dai dai, bùi bùi… kế tiếp là vá nước đường, thêm một tí dầu chuối thơm thơm. Nước đá bào là thứ cuối cùng được cho vào ly… Ôi, kể sao cho hết những thứ ngon lành của tuổi thơ ngày ấy!
Tháng 4.68…
Bố quyết định thưởng cho tôi một chiếc xe mới vì đã “bảo vệ” an toàn cho Mẹ và các em, mà một phần cũng là để thay cho chiếc Suzuki dame cũ xì bỏ vạ vật ở nơi tị nạn đã bị ai đó nẫng mất, và chắc cũng là để tôi “tha” cho những chiếc xe của mấy người trong nhà, trong số đó có cả ông!
Lúc ấy giá một chiếc Honda dame là 31.500 nhưng tôi không chịu mà đòi mua chiếc Yamaha dame màu xanh giá chỉ 30.000! Chẳng phải tôi hà tiện giùm Bố mà vì tôi ao ước vẻ đẹp đài các và màu sơn tươi sáng của mẫu xe này từ lâu! Mặc cho Bố ra sức giải thích rằng “ừ thì Bố sẽ mua cho nếu con thích, nhưng xe này không bền bằng Honda, nếu hỏng lại rất khó sửa vì...” tôi vẫn khăng khăng không bỏ ý định, thế là Bố phải chịu thua!
Có xe mới, việc đầu tiên của tôi là tót ngay sang nhà D. _ nhỏ bạn thân học chung trường VHQĐ với tôi. Nhỏ này luôn là Fan trung thành với những trò nghịch ngợm đấu đá của tôi trong lớp dù hai đứa chẳng có điểm nào giống nhau… nó học giỏi mọi môn, nhu mì xinh xắn, còn tôi ngổ ngáo bặm trợn, hay gây sự đánh nhau, hay trốn những môn Lý – Hóa. Nhiệm vụ của nhỏ là viện ra một lý do gì đấy khi Thầy cô hỏi về sự vắng mặt của tôi, giữ cặp để trả cho tôi sau giờ học mỗi khi tôi trốn tiết, giữ dép để tôi chơi đá banh tạc lon với đám con trai, chép bài cho tôi v v.. Nhà nhỏ ở ngay đường vô khám Chí Hòa, gần nhà GK _ bây giờ mỗi lần qua uống Café với K. tôi vẫn như còn thấy đâu đó dáng dấp bé nhỏ, khuôn mặt hiền hậu dễ thương cùng nụ cười e ấp của D. _ nhưng tôi chịu, không tìm được ngôi nhà cũ của nhỏ dù chúng tôi cùng chung lớp mấy năm trời! Kể cả khi tôi đã nghỉ học thì nhỏ vẫn thường xuyên qua lại thăm tôi dù hiếm khi gặp tôi ở nhà. Có khi nhỏ đến chỉ để quét dùm cái nhà, dẹp gọn gàng những thứ tôi quăng bừa bãi rồi lại lặng lẽ ra về… Làm sao nói hết nỗi trăn trở của tôi với đứa bạn hiền lành tử tế, lại học giỏi chẳng hiểu vì sao lại ( bồ ) kết một đứa trật búa như tôi! Giờ bạn về đâu D. ơi? Có thoát được đạn bom của những ngày cuối tháng Tư khốc liệt ấy!?
Có mới nới cũ…Tôi còn nhớ hôm ấy đã “lịnh” cho D. vứt ở nhà chiếc Chaly cũ xì _ vẫn thường đón tôi đi học, đưa tôi về nhà gần như mỗi ngày _ leo lên chiếc xe mới tinh lộng lẫy của mình và dĩ nhiên, hôm ấy chúng tôi trốn học đi ăn khô bò, uống nước mía Viễn Đông. Sau đó, tôi chở nó chạy vi vu không mục đích, chỉ để khoe chiếc xe mới và tay lái lụa!
Canh gần đến giờ tan học, tôi chở nó về, hai đứa nói cười tíu tít, không để ý một xe máy khác từ trong hẻm đâm ra… Khi tôi hoảng hồn thắng gấp thì đã muộn… Bịch! D. té sấp mặt xuống đường, sóng soài, bất động! Thấy bạn như vậy, tôi quên mình cũng bị xây sướt, máu chảy ròng ròng, áo dài rách nát… cứ ôm lấy nó mà gào choáng, không để ý thằng xe kia bỏ chạy mất từ lúc nào!
Cũng may, nó chỉ ngất đi vì sợ chứ không bị chấn thương sọ não! Bấy giờ tôi mới bình tâm nhìn lại con ngựa sắt mới của mình… Trời ạ, gãy mất hai cây căm, tệ nhất là cái giỏ xe bẹp dúm… Thế này thì tôi biết ăn nói sao với Bố đây!! Lại là mới buổi đầu “ra quân” nữa mới chết chứ! Bị cấm chạy xe là chắc luôn nếu không tìm cách khắc phục hậu quả này… Tôi vét hết túi, đánh liều dắt vào một tiệm sửa xe, tên thợ liến thoắng bảo đảm Bố tôi sẽ không cách nào biết xe bị va chạm nếu tôi đồng ý thay một cái giỏ mới toanh vào đấy.
Thế nhưng, chỉ có tôi bị lừa chứ một người như Bố đâu dễ gì ai qua mặt được! Rất may, ông không tịch thu xe mà chỉ nhẹ nhàng khuyên tôi chỉ nên chạy chậm và phải chú ý quan sát hơn khi đi đến giao lộ hoặc những con hẻm. Ông còn chỉ cho tôi biết sự khác biệt giữa giỏ xịn và giỏ lô, dặn tôi "sau này bất cứ xe bị hỏng hóc gì cũng phải dắt về cho Bố sửa, không được tin người thợ sửa xe nào!” Lời dặn dò ấy đến giờ tôi vẫn nghiêm chỉnh chấp hành dù Bố thì chẳng còn nữa!
Sau sự cố này, tôi ngoan hẳn ra, còn D. thì cũng nhẹ nhõm hơn vì không phải cả nể mà trốn học theo tôi nữa! Chúng tôi cùng nhau học xong lớp Đệ Nhị
1963, rớt Tiểu học, tôi vào Đệ Thất trường tư! Trường Nguyễn Khuyến.
Cũng trong năm đó, Bố tôi mua thêm được căn nhà ở Cư xá HSQ Phú thọ Hòa, chuyển cả gia đình về đấy, còn căn nhà cũ thì cho hai người Mỹ thuê. Một tay đi vắng suốt ngày, tay kia thường xuyên có mặt ở nhà. Tay người Mỹ rảnh rang này chẳng biết làm nghề ngỗng gì mà rất rành tiếng Việt…
Xe Sinh Tố Đậu Đỏ Bánh Lọt
Trong xóm lúc ấy mỗi buổi trưa thường có một bà bán bún gánh. Bún Ốc - bún Riêu - Canh bún bà nấu ngon cực kỳ! Tay người Mỹ này là một Fan hâm mộ không mệt mỏi của bà! Chẳng những trưa nào cũng xơi một lúc hai tô, hắn còn giúp vui cho khách của bà bằng cách kể tràng giang đại hải những chuyện tào lao bằng cái miệng liến thoắng, phát âm lơ lớ ngọng nghịu và cặp mắt nheo nheo… Hắn chứng tỏ sự sành điệu khi giảng giải “ăn bún này mà không bỏ mắm tôm vào thì thà đừng có ăn!” khi có ai đó cắc cớ hỏi “có biết ăn mắm tôm không?”Hắn còn phân tích : Khi gặp chuyện bất ngờ, người miền Nam sẽ kêu lên rằng “úy mẹt mẻ ông bà ông vải ơi!” – Người Bắc thì : “Ối giời đất thiên địa ơi!” Còn câu “Đồng đình tý sửu tiên nhơn tổ đường ơi!” là của người miền Trung, miệt Bình Định v v…
Chẳng những rành tiếng Việt, hắn ta còn “giỏi” cả… tiếng Mỹ bồi khi có bà cụ nhà kế bên vỗ vai hắn mà bảo rằng : “du í, thì năm bờ oăn, mà phen ( friend ) du í, nại năm bờ ten! Hôm qua í, nó dắt gơ ( girl ) về đây, mà nại nà gơ cà chớn nữa mới chết chứ! Uống riệu xong hai đứa na nối om xòm… Má ma san bẩu nó thôi đi thì nó nại còn nàm thế lày lày ( ra dấu sừng sộ…) thế có náo không cơ chứ lị! ”
( Ý cụ muốn méc thằng bạn ở chung với hắn hư đốn dẫn gái về nhậu say rồi quậy phá ) Hoặc : “này này, chiều nay í, du gô bi ếch ( PX ) du bai pho mi oăn xịt xịt Ờ me ri can
( dang thẳng hai tay ra dấu đang bay ) E Việt Nam chít chít đai... du ân-xì ten?”
Tên này cười cười, gật gật đầu, rồi vào nhà đem ra một bình xịt muỗi dứ dứ vào mặt bà cụ ra điều hỏi xem “có phải…?”!
Cả xóm được mẻ cười đau bụng, hắn và bà cụ cũng vui vẻ toe toét, người vui vì được đáp ứng đúng thứ mình cần, kẻ vui vì thấy mình quá giỏi! Nói như thế mà cũng hiểu, chả giỏi thì là gì!
Nhắc đến bà cụ này thì không thể không nhắc đến “mối tình đầu” của tôi với thằng cháu của bà… Nó học cùng lớp Năm với tôi. Con nhà giàu, trắng như cục bột, tối ngày đeo theo tôi, tặng tôi tất cả những gì nó có, nhiều nhất là Sôcôla… Chả biết nó theo vì “mê” tôi hay vì học dốt nên nịnh để tôi cho xem bài!?
Mối tình đó sớm chấm dứt vì bà nội của nó là một bà già nanh nọc, lắm lời, nói suốt ngày, nói đủ thứ chuyện, nói thay cho mụ con dâu đần thối lại cà lăm! Còn Bố nó ỷ là Liên gia trưởng, tối ngày dò la soi mói chỉ vẽ chuyện này chuyện nọ, sục vào nhà người ta bất cứ khi nào muốn! Một hôm, chỉ vì nghi ngờ thằng em trai út của tôi bấm chuông rồi chạy mà cả nhà nó kéo sang đòi đánh em tôi, nói thế nào cũng không tin. Tưởng đâu dễ ăn hiếp mấy đứa trẻ con, nào ngờ mụ cà lăm bị con bé đáo để là tôi úp cho cả một cái sọt rác lên đầu, bởi tôi biết chắc em mình không bao giờ rắn mắt như vậy! Dĩ nhiên, sau chuyện ấy thì nó và tôi đành chia tay!
Ngôi nhà Bố tôi mua thêm được ở Phú thọ Hòa là một ngôi nhà đơn sơ, cất theo kiểu cư xá bán rẻ cho HSQ… lại còn được trả góp! Vì thế nó tuềnh toàng với vỏn vẹn một gian ngoài để làm phòng khách, một gian bếp bé tí tẹo và một phòng ngủ cũng chẳng lớn hơn là bao!
Bù lại, lợi thế của căn nhà này là có cả lối sau, và rộng những 8 x 20 . Đây đó rải rác những con kênh thoát nước, nước rất trong lại nhiều cá… Đặc biệt là có ai đó trồng sẵn bụi tre dày bịt làm hàng rào thiên nhiên cho lối đi sau nhà và một cây me keo đầy trái ngọt! Cả một khoảng trời riêng để cái đứa hiếu động, giàu tưởng tượng và hay đầu têu trò quái quỉ là tôi tha hồ giở trò nghịch ngợm vào những ngày Chủ nhật!
Bố mua gạch, cát, xi măng về tự xây thêm vào những lúc rảnh rỗi. Với sự tháo vát của ông, chỉ ít lâu sau căn nhà từ từ dài rộng thêm ra! Chỉ tiếc tay nghề và óc Mỹ thuật của Bố không chịu “hợp tác” với nhau cho nên rộng thì có rộng, dài cũng có dài nhưng mỗi thứ đi một nhẽ! Tuy nhiên, với tôi thì đây là ngôi nhà thân thương suốt đời tôi mãi tiếc nhớ vì nó được hình thành bằng cả tấm lòng thương vợ quí con và đôi bàn tay lao động cần cù của người Bố kính yêu.
Tôi không theo Mẹ và các em về nhà mới mà ở lại với Cô ( lúc này đã dọn về gần chợ Vườn Chuối ) để tiện việc đi học. Cô có người giúp việc nên tôi chả phải làm gì ngoài việc “quản lý” lũ nhóc và chạy đi thuê truyện Kiếm hiệp Kim Dung cho Cô khi Cô nằm nhà không đi đánh bài. Dĩ nhiên là tôi cũng nấn ná xem xong rồi mới chịu chạy đi đổi… và vì nhiễm Kim Dung nên hành vi, ngôn ngữ của tôi cũng phộng phạo sặc mùi Kiếm hiệp! Tôi lấy bớt một tấm rèm treo cửa sổ, cột rút quanh cổ cho giống những nhân vật Võ lâm trong truyện, và vì chẳng biết ra oai với ai nên tôi đem áp dụng với lũ nhóc con Cô, xưng là "Ta" với chúng! Lúc ấy tôi tự hào về trọng trách của mình lắm nên ra sức đàn áp tụi nhỏ! Trưa nào tôi cũng bắt chúng nằm sắp lớp, đậy lên mặt mỗi đứa một tờ báo cho dễ ngủ, còn mình thì lăm lăm cây roi trong tay!
Hơn 40 năm rồi mà bây giờ mỗi lần gặp cậu Tư thì tôi vẫn muốn bật cười vì thấy nó chẳng có gì khác cái thằng bé 4 tuổi ngày xưa không chịu ngủ trưa, cứ hé mắt xem báo _ dù chả biết chữ nào _ lại vẫn còn cái tật hễ muốn nói gì là cứ phải gân cổ, trợn trợn mắt mất vài giây rồi mới nói được! Tôi ép chúng vào khuôn khổ, ăn ngủ gì cũng phải đúng giờ như trong trường nội trú mà tôi đã học ở đấy năm lớp Nhì. Thế mà chúng không hề tỏ ra oán trách, không dám mách mẹ khi bị tôi đánh, vẫn nghe tôi răm rắp, hưởng ứng mọi trò ma mãnh tôi đề xuất và thương yêu nể trọng tôi cho đến bây giờ… Chỉ là chị em cô cậu mà cư xử rất nghĩa tình! Cô thấy lũ con mình ngoan hẳn ra từ khi có tôi về ở luôn thì hài lòng lắm, tin tôi sái cổ! Dượng cũng rất quí tôi, coi tôi như người lớn… Tôi biết uống bia cũng do Dượng “bắt” tôi đối ẩm! Dượng uống 4 ve thì tôi cũng dzứt được một ly chứ đâu có tệ! Thế là ông cười khoái chí vỗ vai tôi bồm bộp … À con này khá, con này khá!
Tôi theo gia đình Cô chuyển chỗ ở liên tục, vì thế mà không học trường nào được lâu… Lạ một điều là nhà nào cô dọn đến cũng gần chợ! Đầu tiên là chợ Thị Nghè. Nhớ khi còn nhỏ xíu, một lần đến nhà cô chơi, đứng trước cửa nhà nhìn lên cầu TN, đứa bé con như tôi có cảm tưởng bên kia cây cầu ấy là một thế giới khác. Tôi nôn nóng mong có dịp đặt chân lên đó xem thử… Thế nhưng chưa thực hiện được điều ấy thì Cô lại chuyển nhà đến chợ Vườn Chuối và ở đó khá lâu mới quay lại chợ Trương Minh Giảng. Mãi đến năm 69 _ khi ấy tôi đã lớn, đã đi làm _ thì Cô dọn về Cư xá Đô Thành _ nơi này cũng có một cái chợ nho nhỏ cạnh đường rầy xe lửa…
Trạm cuối Cô dừng chân là Cầu Bông, muốn vào nhà phải bước xuống cái cầu thang khuất hẳn dưới lòng đường, sàn nhà lót ván, bên dưới là dòng sông nước đen kịt, có mùi thum thủm… Chỉ được cái là quanh năm mát rượi _ sát bên có chợ Dakao _ Sau này mấy đứa nhỏ làm ăn khá, xây ngôi biệt thự ở gần chợ Đường rầy thì Cô sống ở đấy đến khi qua đời.
Hồi ấy cô có chiếc xe Suzuki dame, mỗi sáng Cô dùng nó đi đánh bài, tối khuya mới về, “mẫn cán” hơn công chức! Thường thì tôi đi học bằng xế điếc hoặc có bạn qua chở, nhưng lại thích phóng xe máy cho oai, thế là _ vài ngày một lần _ tối đến sau khi mọi người ngủ hết, tôi lẻn dậy xì bánh xe để hôm sau cô lười, sẽ sai tôi đi vá! Chỉ chờ có thế, tôi kiếm cớ này cớ nọ rề rà thật lâu để Cô sốt ruột kêu xích lô đi trước, vậy là tôi toàn quyền sử dụng xe suốt cả ngày!
Cũng cần nói thêm về tài lái xe của tôi… Mỗi Chủ nhật, tôi thường về Phú Thọ Hòa để tập chạy xe vì ở đấy đường rộng lại vắng vẻ. Hồi ấy nhà tôi có chiếc Honda dame của Bố - Mobilette - cả Vélo Solex của chị tôi nữa, bất cứ chiếc xe nào lọt vào tay tôi cũng đều được nhúng nước mương ít nhất là một lần! Đến nỗi sau khi tôi bị té xe vài lần, Bố tôi phải đổi thành Suzuki M15 vì ông nghĩ, tôi sẽ không sử dụng được bởi loại xe này phải bóp Ambrayza, nhưng ông đã lầm, chiếc Su này cũng không lọt khỏi vòng “kiểm soát” của tôi!
Mậu Thân 1968...
Cái số tôi nó cực… Quanh năm mãn mùa, ngay cả Tết cũng không thèm về nhà, tự dưng ăn Tết xong lại mò về để rồi dính ngay vào cái vụ tổng tấn công đợt 2!
Không có một chút tin tức gì về Bố, cả về chị lớn và 2 đứa em gái đang ở nhà bà con! Một mình tôi xoay sở với bé út gái gần ba tuổi, lúc nào cũng đòi ăn, với út trai 7 tuổi, với anh và đứa em trai kế đang độ tuổi quân dịch! Bom đạn nổ ầm ầm, quân GP kéo đến ở đầy trong vườn nhà dân, làm lô cốt chắn ngang cổng trước, vác cả súng ống lên trụ trên mái nhà, rất nhiều người chỉ trạc 14, 15 tuổi. Cũng may, họ không đòi hỏi xin xỏ gì, cũng chẳng thắc mắc nhiều khi thấy nhà chỉ toàn đàn bà, trẻ nhỏ ( vừa nhác trông thấy họ tiến vào cổng tôi đã kịp đẩy anh và em trai xuống gầm giường! )
Kể cũng lạ, đứng trước tình huống như vậy mà tôi vẫn bình tĩnh tìm cách xử trí vì mẹ tôi sợ đạn lạc, sợ người ta bắt mất hai thằng con trai cứ khóc suốt! Chẳng biết tôi lấy đâu ra khôn ngoan và can đảm để sắp đặt mọi việc thay mẹ…Việc đầu tiên tôi làm là quét thật sạch dưới gầm giường, có bao nhiêu mền gối chất hết cả lên nhằm tạo một chỗ trú ẩn cho anh và em trai, bên ngoài là hai đứa bé rồi tới mẹ, còn tôi nằm ở giường bên kia… Ngoài tôi thì không ai được ra vườn để khỏi gây sự chú ý, mọi sinh hoạt đều gói gọn bên trong. Cầm cự như thế được khoảng mươi ngày thì nhà hết gạo, thức ăn, kể cả đồ hộp cũng chẳng còn, em gái út suốt ngày khóc, chửi thề vì không được ăn hủ tíu và uống nước ngọt! Thế là tôi đánh liều, một mình hì hục dắt xe đạp luồn qua lối đi bí mật của bụi tre sau nhà để đi tìm mua lương thực mặc cho tay súng ở lô cốt gần đó chĩa nòng hướng về phía mình… Còn nhớ lúc ấy cả khu chợ vắng tanh, chẳng ai buôn bán gì, hàng xóm cũng kéo nhau đi hết _ có lẽ chỉ gia đình tôi có nhiều trẻ con không chạy đi đâu được là còn ở lại mà thôi _ Chả biết nhờ ông bà độ mạng hay sao mà tôi lên tới nhà Cô an toàn, mặc dù cô hết lời khuyên đừng có trở về đó nữa, rồi cô sẽ thuê người mang thức ăn cho họ sau, nhưng nóng lòng vì mẹ và lũ em nhỏ, tôi vẫn cố sống cố chết đèo lủ khủ mọi thứ chạy trở về!
Chỉ trong vòng nửa ngày tôi vắng mặt mà mọi sự thay đổi không ngờ! Tôi về, để rồi chứng kiến xác người la liệt khắp nơi trước ngõ, trong vườn… Chết điếng, tôi quăng chiếc xe và số lương thực lao như bay vào nhà… Ơn Trời, các em tôi _ một phần gia đình tôi _ vẫn còn nguyên, chỉ tái dại đi vì sợ và đói khát, vì bị giam lỏng!
Đến lúc này thì dù có muốn cũng không thể ở lại khi chung quanh nhà toàn xác người, lũ chó đói tha cánh tay, chân của những xác chết bỏ vương vãi khắp nơi… mùi hôi thối xông lên nồng nặc, nhà tôi còn bị một trái bom rơi ngay phòng khách nhưng không nổ! Tốp người lạ trụ trong nhà đã bỏ đi hết.
Tôi dùng mấy cái khăn tắm lớn, bọc cho mỗi người vài bộ đồ, mì gói..v v…của ai nấy mang, còn số lương thực vừa mua được tôi chất cả lên xe đạp cho anh trai đẩy… Chúng tôi đi theo dòng người xa lạ không biết từ đâu đến chạy lên phía Hóc môn. Còn nhớ có hôm mua được mấy ổ bánh mì không mà ăn ngấu nghiến như đồ chết đói! Mà đúng là ma đói thật, có tiền nhưng chẳng có ai bán buôn gì để mà mua, vì người dân ai cũng phải lo đùm túm nhau chạy loạn! Có lẽ đó là lần tôi gặm mẩu bánh mì khô khốc mà thấy ngon vô cùng!
Ở Hóc môn độ một tuần thì chạy tiếp, lần này lên tới Viện Hóa Đạo và tị nạn tại đó bởi mẹ tôi vì chút tự ái vặt, không thèm nhờ vả cô tôi, làm khổ cả bầy con mệt mỏi, đói khát, dơ bẩn… Tôi vì không nỡ bỏ Mẹ và các em để hưởng an nhàn cho riêng mình nên cũng trụ lại chịu khổ chung, dù nhà Cô cách đó chẳng bao xa!
Tôi không nhớ chính xác đã ở VHĐ bao lâu, chỉ biết được ít lâu sau mọi việc lại đâu vào đấy! Tôi lại về nhà Cô tiếp tục đi học, tiếp tục sự nghiệp chăn dắt lũ nhóc… lạ một điều là chúng chào đón tôi trở lại bằng sự vui mừng như chưa bao giờ bị tôi đe nẹt! Có lẽ vì chúng nhận ra rằng ngoài những giờ phút cần sự nghiêm khắc thì tôi là một "bạn chơi" tuyệt vời, luôn nghĩ ra những trò mới lạ và rất thương yêu chiều chuộng khi chúng đau ốm, dành cho chúng những gì tốt đẹp nhất và không bao giờ để chúng bị ai bắt nạt! Cũng chỉ có tôi mới có thể vẽ hình Công chúa Hoàng tử _ nhái theo mấy tấm bìa cứng người ta bán cho học trò chơi tạc lon _ để chúng đem vào bán cho đám bạn cùng lớp lấy tiền mua bánh kẹo, những thứ bánh kẹo “vớ vẩn, ăn vào đau bụng” như lời Cô nói! Nhuung cái thứ mà Cô cấm tiệt, không bao giờ cho tiền để mua dù thằng nhóc có khóc lóc mè nheo khan cổ lại là thứ bọn trẻ con chúng tôi rất thích! Nào là me ngào + bánh tráng, bánh vòng giòn rụm được xỏ xâu bằng sợi dây chuối. Càng về sau thức ăn càng phong phú với bánh chữ ngòn ngọt, bánh rế cay xè của ông cụ người Ấn đội trên đầu đi bán dạo… Rồi thì bánh bi don don _ có lẽ là giòn giòn, nhưng người rao cố ý đọc trại để gợi sự chú ý của bọn trẻ con _ Tuy nhiên, món mà tôi mê nhất vẫn là bông cỏ… Người bán múc bông cỏ từ cái nồi nhôm to, sáng loáng vào ly, đổ lên trên ít hột lựu màu đỏ cam nhìn vui mắt, nhai dai dai, bùi bùi… kế tiếp là vá nước đường, thêm một tí dầu chuối thơm thơm. Nước đá bào là thứ cuối cùng được cho vào ly… Ôi, kể sao cho hết những thứ ngon lành của tuổi thơ ngày ấy!
Tháng 4.68…
Bố quyết định thưởng cho tôi một chiếc xe mới vì đã “bảo vệ” an toàn cho Mẹ và các em, mà một phần cũng là để thay cho chiếc Suzuki dame cũ xì bỏ vạ vật ở nơi tị nạn đã bị ai đó nẫng mất, và chắc cũng là để tôi “tha” cho những chiếc xe của mấy người trong nhà, trong số đó có cả ông!
Lúc ấy giá một chiếc Honda dame là 31.500 nhưng tôi không chịu mà đòi mua chiếc Yamaha dame màu xanh giá chỉ 30.000! Chẳng phải tôi hà tiện giùm Bố mà vì tôi ao ước vẻ đẹp đài các và màu sơn tươi sáng của mẫu xe này từ lâu! Mặc cho Bố ra sức giải thích rằng “ừ thì Bố sẽ mua cho nếu con thích, nhưng xe này không bền bằng Honda, nếu hỏng lại rất khó sửa vì...” tôi vẫn khăng khăng không bỏ ý định, thế là Bố phải chịu thua!
Có xe mới, việc đầu tiên của tôi là tót ngay sang nhà D. _ nhỏ bạn thân học chung trường VHQĐ với tôi. Nhỏ này luôn là Fan trung thành với những trò nghịch ngợm đấu đá của tôi trong lớp dù hai đứa chẳng có điểm nào giống nhau… nó học giỏi mọi môn, nhu mì xinh xắn, còn tôi ngổ ngáo bặm trợn, hay gây sự đánh nhau, hay trốn những môn Lý – Hóa. Nhiệm vụ của nhỏ là viện ra một lý do gì đấy khi Thầy cô hỏi về sự vắng mặt của tôi, giữ cặp để trả cho tôi sau giờ học mỗi khi tôi trốn tiết, giữ dép để tôi chơi đá banh tạc lon với đám con trai, chép bài cho tôi v v.. Nhà nhỏ ở ngay đường vô khám Chí Hòa, gần nhà GK _ bây giờ mỗi lần qua uống Café với K. tôi vẫn như còn thấy đâu đó dáng dấp bé nhỏ, khuôn mặt hiền hậu dễ thương cùng nụ cười e ấp của D. _ nhưng tôi chịu, không tìm được ngôi nhà cũ của nhỏ dù chúng tôi cùng chung lớp mấy năm trời! Kể cả khi tôi đã nghỉ học thì nhỏ vẫn thường xuyên qua lại thăm tôi dù hiếm khi gặp tôi ở nhà. Có khi nhỏ đến chỉ để quét dùm cái nhà, dẹp gọn gàng những thứ tôi quăng bừa bãi rồi lại lặng lẽ ra về… Làm sao nói hết nỗi trăn trở của tôi với đứa bạn hiền lành tử tế, lại học giỏi chẳng hiểu vì sao lại ( bồ ) kết một đứa trật búa như tôi! Giờ bạn về đâu D. ơi? Có thoát được đạn bom của những ngày cuối tháng Tư khốc liệt ấy!?
Có mới nới cũ…Tôi còn nhớ hôm ấy đã “lịnh” cho D. vứt ở nhà chiếc Chaly cũ xì _ vẫn thường đón tôi đi học, đưa tôi về nhà gần như mỗi ngày _ leo lên chiếc xe mới tinh lộng lẫy của mình và dĩ nhiên, hôm ấy chúng tôi trốn học đi ăn khô bò, uống nước mía Viễn Đông. Sau đó, tôi chở nó chạy vi vu không mục đích, chỉ để khoe chiếc xe mới và tay lái lụa!
Canh gần đến giờ tan học, tôi chở nó về, hai đứa nói cười tíu tít, không để ý một xe máy khác từ trong hẻm đâm ra… Khi tôi hoảng hồn thắng gấp thì đã muộn… Bịch! D. té sấp mặt xuống đường, sóng soài, bất động! Thấy bạn như vậy, tôi quên mình cũng bị xây sướt, máu chảy ròng ròng, áo dài rách nát… cứ ôm lấy nó mà gào choáng, không để ý thằng xe kia bỏ chạy mất từ lúc nào!
Cũng may, nó chỉ ngất đi vì sợ chứ không bị chấn thương sọ não! Bấy giờ tôi mới bình tâm nhìn lại con ngựa sắt mới của mình… Trời ạ, gãy mất hai cây căm, tệ nhất là cái giỏ xe bẹp dúm… Thế này thì tôi biết ăn nói sao với Bố đây!! Lại là mới buổi đầu “ra quân” nữa mới chết chứ! Bị cấm chạy xe là chắc luôn nếu không tìm cách khắc phục hậu quả này… Tôi vét hết túi, đánh liều dắt vào một tiệm sửa xe, tên thợ liến thoắng bảo đảm Bố tôi sẽ không cách nào biết xe bị va chạm nếu tôi đồng ý thay một cái giỏ mới toanh vào đấy.
Thế nhưng, chỉ có tôi bị lừa chứ một người như Bố đâu dễ gì ai qua mặt được! Rất may, ông không tịch thu xe mà chỉ nhẹ nhàng khuyên tôi chỉ nên chạy chậm và phải chú ý quan sát hơn khi đi đến giao lộ hoặc những con hẻm. Ông còn chỉ cho tôi biết sự khác biệt giữa giỏ xịn và giỏ lô, dặn tôi "sau này bất cứ xe bị hỏng hóc gì cũng phải dắt về cho Bố sửa, không được tin người thợ sửa xe nào!” Lời dặn dò ấy đến giờ tôi vẫn nghiêm chỉnh chấp hành dù Bố thì chẳng còn nữa!
Sau sự cố này, tôi ngoan hẳn ra, còn D. thì cũng nhẹ nhõm hơn vì không phải cả nể mà trốn học theo tôi nữa! Chúng tôi cùng nhau học xong lớp Đệ Nhị
* Phần 3 : Từ giã tuổi học trò
“… Đôi khi nắng trên phố xưa làm tôi nhớ …
Đôi khi bỗng nghe bước chân về đâu đó của em…”
( * Nhạc Trịnh )
Tuổi bây giờ chuyện vừa nói xong đã quên béng, mỗi ngày cuốc bộ ra chợ nên hôm nào có việc đi đâu bằng xe máy, lúc về ngang qua chợ tiện thể tạt vào gửi xe mua xong vài món là y như rằng quên không lấy xe về! Lâu lâu cần làm chuyện gì hay muốn đi đâu vào sáng sớm thì phải ghi cụ thể vào lịch của Điện thoại để nhờ cái vật vô tri vô giác ấy nhắc nhở… Có lần bị lỡ việc đã chửi um, trách cái ĐT vô dụng cứ im như thóc chả thấy báo cáo báo chồn gì cả! Chừng coi lại thì ra là lỗi của mình ( mỗi đêm trước khi đi ngủ hay để ĐT ở chế độ Im lặng, nay cài đặt báo thức mà không khởi động lại Bình thường thì nó báo thế quái nào được! )
Hay quên thế đấy, nhưng chẳng hiểu tại sao cứ quay quắt nhớ mãi ngày xưa… Có những chuyện cách đây đã mấy mươi năm mà vẫn cứ nhớ, nhớ đến từng chi tiết như vừa mới xảy ra hôm qua, nhất là những kỷ niệm về xóm cũ… Thời gian dường như đã đứng lại từ khi tôi rời xa nơi ấy để ngày nay dù tóc đã pha sương, chân đã bước qua muôn vạn nẻo đường vẫn mong quay về tìm lại tuổi thơ trong trẻo, luôn khắc khoải nhớ về những diễn biến cuộc đời từng xảy ra trong cái ngõ nhỏ bé thân thương ấy!
Năm 1958… Ngõ 38 Trương Minh Ký sâu hun hút vẫn còn là đường đất, còn vắng vẻ lắm…Ban đầu chỉ rải rác vài căn nhà tạm bợ của những gia đình người Bắc tản cư, ngoài đường cái còn mọc đầy những khóm lau, những lùm cây bụi cỏ mà mỗi chiều tôi hay dắt lũ em ra đó hái hoa dại, bắt những con Dế, Bọ Rùa hoặc Cánh Cam bé xíu về lấy chỉ cột lại cho chúng chơi… mấy chị em túm tụm với nhau nghe tiếng vù vù của đôi cánh nhỏ đang vùng vẫy trong tuyệt vọng…
Ít lâu sau dân tứ xứ đổ về, lắm người chẳng biết là ở vùng miền nào mà giọng nói trọ trẹ rất buồn cười, thường là đối tượng cho bọn trẻ chúng tôi trêu ghẹo! Ngoài rất nhiều những gia đình hiền lành, sống chan hòa tối lửa tắt đèn có nhau kiểu dân quê miền Bắc thì còn có một số nhân vật nổi cộm…
Ngự ngay đầu ngõ là bà cô không chồng, mặt mũi lúc nào cũng quàu quạu, luôn mồm chửi mắng không cho bọn trẻ con tụ tập trước cửa nhưng hễ cứ bà mắng xong, bỏ vào nhà là ở đây chúng lại tiếp tục trèo lên tuột xuống cây trứng cá, chơi giỡn hò hét om xòm! Mỗi lần như thế bà lại hầm hầm trở ra, tay lăm lăm cây chổi, miệng chì chiết : "cha bố cái lũ trôi sông lạc chợ kia! Rõ đúng là ngưu tầm ngưu - mã tầm mã! Cái ngữ chúng mày sau này chỉ có nước đi trèo me trèo sấu!"
Hay : "con vua thì mới là vua..."
Khổ, lũ trẻ ranh chưa đi học biết quái gì là ngưu là mã là tầm! Bọn chúng thấy mấy câu chửi ngồ ngộ thì dỏng tai nghe, rộ lên cười và khi bà ta điên tiết quơ chổi vụt lấy vụt để thì le lưỡi nhại rồi bỏ chạy tán loạn!
Bà này có người em dâu góa bụa ở chung sân. Mẹ đẻ của chị ấy bán bún gánh. Bà cụ hiền lành vui vẻ, dáng dấp nhỏ bé, ưa mặc áo nâu, chít khăn mỏ quạ và nhuộm răng đen nhánh đúng kiểu Bắc kỳ! Còn bún bà nấu thì ngon phải biết nên dù ghét thói ngoa ngoắt của bà cô khó tính nhưng tôi vẫn là một Fan cuồng của gánh bún! Tôi ăn từ nhỏ đến lớn mà vẫn không chán, trưa nào đi học hay đi làm về muộn cũng bắn một phát hai tô để trừ cơm!
Nhân vật gây ấn tượng nhất ở căn thứ tư sát cạnh nhà tôi. Đó là mụ đàn bà rất đẹp nhưng không có nết! Lâu lâu tôi lại thấy mụ ngồi ngoài sân, đang trộn quần áo dơ trong thau xà-bông bằng đôi đũa cả ( mà trộn rồi cũng để đó chiều ông chồng đi làm về giặt ) vì sợ hư móng tay! Tất tần tật đều giao phó cho chồng hoặc người giúp việc, khi chẳng còn tiền thuê mướn ai thì bỏ mặc con cái với những suất cơm tháng giao đến tận nhà! Suốt ngày mụ chỉ lo chưng diện rồi đi bài bạc ( nghe đâu trước kia họ giàu có lắm, ông chồng làm cấp bậc khá cao trong ngành Cảnh sát… Cũng vì mụ cờ bạc sinh nợ nần mới phải bán đi ngôi nhà lớn… ) Về ở trong xóm nghèo này rồi mà vẫn chứng nào tật nấy nên đến một ngày mụ nhẫn tâm bỏ lại ba đứa con chưa đến tuổi đi học nheo nhóc tự lo cho nhau, mặc xác chồng với những chủ nợ đến chửi bới mỗi ngày, đẩy người đàn ông tội nghiệp ấy đến chỗ tự bắn vào đầu! Đến bây giờ trong trí tôi còn in đậm hình ảnh ông ta nằm vật ngửa dưới sàn nhà với cái đầu vỡ toác, máu và óc bắn đầy mấy bức tường, một con mắt bị văng đâu đó, còn lại một con cứ mở trừng như tiếc nuối những đứa con, như oán hận mụ đàn bà lăng loàn đốn mạt… Bị ám ảnh từ những sự việc đau lòng này, tôi đã viết Tiểu phẩm "Tại sao tui nói không với cờ bịch" với mong muốn cảnh tỉnh những ai coi nhẹ Hạnh Phúc gia đình! Chỉ có điều tôi cố thêm thắt vài tình tiết vui vui vào để người xem không quá căng thẳng bởi hậu quả thảm thương của thói đam mê cờ bạc!
Cách nhà tôi hai căn là nhà lão Liên gia trưởng. Thằng con lão dại gái, bao nhiêu đồ chơi kẹo bánh mua bằng thứ tiền lão bóp nặn của thiên hạ đem về nó đều dâng cả cho tôi để được tôi cho ngồi cạnh, cho xem bài làm! Mụ vợ béo quay béo cút, nói cà lăm, rặn nửa ngày mới xong một câu nhưng rất hay đưa chuyện! Người lão nung núc mỡ, cái áo thun ba lỗ ngả màu cháo lòng đi đôi với cái quần Pyjama kẻ sọc ngang như đồ tù! Lão khăng khăng gọi là "Ba-la-ma" dù có người bảo cho lão biết gọi như thế là sai! Hình như bộ "ba-la-ma" ấy là thứ duy nhất đồng hành cùng lão trong mười mấy năm tôi còn ở xóm! Lúc nào cũng thấy lão cười hềnh hệch ra vẻ dễ dãi, nhưng vẫn có một vẻ gì đó rất gian ác ẩn hiện nơi bộ mặt bì bì tai tái và đôi mi mắt sùm sụp! Chớ có mà lầm! Lão và bà mẹ vợ quắt queo như con khô là cặp bài trùng được coi như sát thủ của xóm bởi hay soi mói rình mò mắt láo liên như cú vọ, thấy ai có gì là không ngượng miệng hỏi xin hoặc tự nhiên xồng xộc lao thẳng vào nhà người ta mà lùng sục! Ai vô phúc có chuyện xích mích với hai kẻ ấy lập tức bị cả mấy thế hệ trong đại gia đình đó sồ ra tranh nhau chửi!
Trong xóm có ngôi chùa nhỏ, sau khi vị trụ trì hiền lành đi đâu không rõ, thay vào đó là một sư cô xấu người dữ nết, luôn dùng câu “đây rồi tao bảo Phật bà bẻ cổ chúng mày!" để răn đe lũ trẻ con nghịch ngợm hay trèo rào bẻ mận! Ngày nào cũng có chuyện cãi cọ giữa bà và lũ con lão Mật vụ ở sát bên cạnh, và bà ta luôn là kẻ thua cuộc bởi khi đuối lý, bọn trẻ hư hỏng đó sẵn sàng lấy gạch đá, có khi cả những thứ dơ bẩn chọi vào chùa! Mẹ chúng mất sớm, để lại lũ con bốn đứa hỗn hào, nghịch như quỉ sứ lại hay ăn cắp vặt cho lão chồng mặt như đâm lê, sáng tối gì cũng mang cặp kính đen sì, đi suốt từ sáng sớm đến tối mịt, mặc xác con cái muốn ra sao thì ra! Lão vẫn thường lê la đến BQP nơi Bố tôi làm việc để đệ trình công văn hoặc lo chạy án nên đâu lạ gì mặt ông… Vậy mà có lần biết Bố tôi bị bắt oan, bị giam giữ cả tháng trời vì tội “có liên lạc với CS” và biết mẹ con chúng tôi lo lắng, nháo nhào tìm kiếm, vậy mà lão chả làm phúc bảo giúp một lời! Khi Bố tôi được thả về mới kể khi gặp nhau trong trại tạm giam, lão đã lờ tịt như không quen! Có lẽ lão sợ vạ lây hoặc thù vặt chuyện trước đó đứa con gái lớn của lão bị tôi nện cho nhừ tử về cái tội đã chôm chĩa còn bố láo chửi nhăng!
Còn bà Sáu trung _ tôi độ chừng trước kia bà ở vùng biển nào đó ngoài miền Trung vì bà có ba đứa con tên Tép - Mực – Chuồn! Đứa nào cũng đen trũi, tròn như củ khoai, bất kể là trai hay gái đều chỉ đánh độc mỗi cái côn-đui ( quần đùi ) suốt năm này qua tháng nọ _ Bà còn có tên Sáu truyền tin hoặc Trưởng đài Truyền thanh & Truyền hình Phát ói ( Pháp Á _ nhái theo giọng miền Trung…) vì chuyện gì bí mật đến đâu mà để bà biết rồi thì chỉ hôm sau đầu trên xóm dưới đều rành rẽ đến từng chi tiết, tất nhiên là đã được phóng đại tô màu để thêm phần hấp dẫn! Dáng bà Sáu cao to, bước đi huỳnh huỵch, mặt mũi bặm trợn, giọng rổn rảng như chuông đồng, cứ vài bữa lại xách tai tôi lôi về tận nhà mắng vốn về tội dám nhượợaa ( nhại ) tiếng bà… Bà nói oang oang một thôi một hồi, nói đến sùi cả bọt mép! Mẹ tôi đứng ngẩn tò te, chẳng hiểu hết những lời bà nói! Nhưng nhờ động tác bà hùng hổ chỉ chỏ vào tôi mà Mẹ đoán được chắc là tôi lại gây ra sự cố gì đó nên vờ vịt mắng vài câu chiếu lệ, tôi cũng giả bộ "đóng phim buồn" nhưng khi bà Sáu hài lòng quay lưng thì đóng cửa, ôm bụng cười rũ rượi…
Ký ức tuổi thơ tôi còn có bạn B.Tr.T.H. nhà ở đầu hẻm đền Sòng Sơn - bạn Th. A. nhà ở hẻm Nhà thờ Ba chuông… Chẳng biết bây giờ các bạn đã trôi giạt về đâu? Có ai tình cờ nhận ra mình có điểm chung trong nỗi nhớ của tôi? Có còn nhớ trường Tiểu học Tân Sơn Hòa? ( nay là NSL nằm ngay ngã tư TMK – Lăng Cha Cả ) Riêng tôi nhắm mắt lại vẫn mường tượng ra… Lúc tôi mới bắt đầu vào lớp Năm thì Trường đã cũ kỹ lắm rồi! Phòng ốc xập xệ, bàn ghế lung lay… bãi cỏ sân trước sân sau lại trũng, mỗi lần mưa to thì ngập mênh mông nhưng với óc tưởng tượng của trẻ con thì đó là một cái Pit-sin vô cùng thú vị! Hôm nào tan học nhằm lúc đang mưa là bọn trẻ chúng tôi vui sướng nhào ra tắm táp lội nước hò reo inh ỏi! Bên hông trường mát rượi bóng cây trứng cá là khoảng trời riêng của chúng tôi mỗi khi chán học hoặc cúp cua về sớm! Thích nhất là tầm 4 giờ chiều có người chở nguyên xe bánh mì vào phân phát mỗi đứa một ổ to đùng, có hôm còn được cả sữa… tôi hoan hỉ bưng về chia đều cho lũ em!
Thầy cô hiền và tận tâm, chả bao giờ có chuyện đòi hỏi quà cáp hay dạy thêm. Tôi cũng không quên chuyện đáng xấu hổ là lần cả nửa lớp Ba kéo đến nhà thăm cô giáo ốm… Gặp lúc Mẹ cô vừa dọn cơm lên, với truyền thống khách sáo của người quê miền Bắc nên bà lên tiếng mời lơi nào dè bọn trẻ chúng tôi tưởng thật nhảy vào ăn sạch mâm cơm!
Suốt mấy năm học ở TSH dù ngồi lớp nào tôi cũng xí chỗ ngay cửa sổ, chả phải để mơ mộng ngắm mây trôi bướm lượn mà chỉ để hôm nào lỡ đi học trễ thì phóc vào qua lối cửa sổ cho gọn hoặc khi tiếng trống tan trường đầu tiên vừa vang lên là tôi đã có thể phóng vèo ra tham gia ngay vào đám tạc lon hay những trò nghịch ngợm! Ra cũng leo - vào cũng leo nên cái bàn tôi học năm cuối đã sụm bà chè trong một lần tôi vừa co giò nhảy lên nó, chẳng hề có một câu từ giã ( hay ít ra cũng phải biết nhận lỗi vì đã không thể phục vụ tôi cho đến cuối niên học còn làm cho tôi xém ngã vỡ mặt! ) Cháu gái tôi bây giờ sao y bản chánh… hic! Nó chẳng mấy khi thèm ngó tới mặt con búp bê mà chỉ chăm chú với trái banh - với cờ-lê mỏ lết, mà cả những thứ tưởng như khó làm cho hư hỏng ấy cũng chả có cái nào còn nguyên lành khi đã qua tay nó! Đôi lúc rất muốn mắng “đồ cái thứ con gái gì…” nhưng…
Khoảng năm 1959 nhà xây bắt đầu rải rác mọc lên. Cô ruột tôi mua lại căn nhà của mụ vợ Cảnh sát rồi xây mới ( ? ) Nhà cô trang trí rất đẹp chứ không thiết kế kiểu tùy tiện như nhà tôi, vì vậy con bé thích sự hoàn mỹ như tôi ở tịt bên ấy để được mặc sức bày biện trang hoàng theo ý mình! Tôi ưa quấn khăn, mặc áo dài, mang guốc cao gót của cô õng ẹo múa tới múa lui trước tấm kiếng nơi bàn phấn, khán giả là lũ em ngô nghê khoái chí cổ vũ rân nhà! Tôi còn thích nhảy lên giường cô, lăn lộn trên đó, hít lấy hít để hương thơm khó tả mà mãi sau này tôi mới biết là mùi nước hoa Chanel no5…
Sau đó Cô sinh thêm đứa em gái thứ ba, rồi thằng út…Tôi trở thành người trợ lý cai quản mấy đứa tụi nó lúc nào không biết! Dượng tôi đi làm ăn xa, mỗi tháng về đôi lần, cô cũng đi suốt, giao nhà cửa cho bà Vú, cho chị giúp việc và tôi. Trưa nào cũng vậy, cơm nước xong xuôi là tôi bắt bọn trẻ nằm sắp lớp, đậy trên mặt mỗi đứa một tờ báo… Trong không gian im ắng của ngôi nhà chỉ có tiếng vù vù của quạt máy và tiếng rên nho nhỏ của thằng út!
Cuối ngõ sau ( đâm ra đường Nguyễn Minh Chiếu ) có một căn biệt thự xinh đẹp nhưng cổng cao rào kín. Ban đầu nó rất được sự ngưỡng mộ của lũ trẻ chúng tôi. Mỗi lần đi qua đứa nào cũng cố nhón chân để dòm vào nhưng chả thấy gì khác ngoài những rèm cửa sổ rất đẹp, trong vườn có xích đu, có trồng nhiều hoa và treo những lồng chim…
Nhưng có một lần tôi đang dán mắt nhìn qua khe hở của cửa rào thì bở cả vía khi trông thấy một khuôn mặt nhăn nheo gớm ghiếc, nụ cười móm mém đen ngòm của một bà lão _ chả biết là người hay ma _ đột ngột ló ra ở cửa sau! Úi cha mẹ ơi! Với đứa bé giàu trí tưởng tượng như tôi thì đấy nhất định là ma! Chỉ có ma trông mới kinh dị thế chứ! Và điều đó với trẻ con thì rất ư là khủng khiếp… Tôi hào hễn bỏ chạy về nhà kể cho lũ em nghe, không quên "cắm" thêm cho "con ma" ấy hai cái răng nanh và quả quyết là "giống y chang mụ phù thủy" lúc đang chế tạo quả táo độc để hại nàng Bạch Tuyết, rồi khoái chí ngó mặt mấy đứa xanh như đít nhái, ôm chầm lấy nhau hét toáng!
Chuyện hoang đường tôi kể mang lại hậu quả là chả đứa nào dám đi ngang “nhà ma”! Tan học, một lũ đùm túm, níu kéo nhau ù té chạy về nhà, tất nhiên là theo đường vòng!
Cả năm sau có dịp đi qua, thấy cổng rào không còn đóng kín mít như trước tôi mới biết nhà đấy đã đổi chủ. Đó là một ông khoảng 40 dáng bệ vệ, mang kính trắng, hay mặc bộ quần áo bằng lụa màu kem sáng nào cũng ngồi xích đu xem báo, trước mặt có cái bàn nhỏ để ly Café và một vật lạ có khói bay ra, sau này tôi mới biết tên vật lạ đó là Pip! Bà vợ người phốp pháp, phấn son rạng rỡ, ra vào nói cười xởi lởi với hàng xóm nhưng mấy cô con gái thì lại có vẻ kiêu kỳ!
Dù dọn nhà tới đâu Cô cũng mang tôi theo tới đó. Nhớ sao là nhớ những tháng năm sống với Cô ở Thị Nghè, sau đó là Trương Minh Ký, chợ Trương Minh Giảng, rồi chợ Vườn Chuối, quay trở lại chợ Trương minh Giảng ( ủa! sao mà toàn ở gần chợ không vậy ta?! ) kế tiếp là Cư xá Đô Thành, cuối cùng là Cầu Bông... Nhớ mấy đứa em con Cô trưa nào cũng bị tôi bắt nằm sắp lớp, đậy lên mặt mỗi đứa một tờ báo cho dễ ngủ! Tôi bắt ne bắt nét từng li từng tí nhưng chẳng đứa nào hờn giận mà vẫn rất yêu mến tôi, tình cảm ấy đến giờ vẫn vẹn nguyên! Mấy mươi năm rồi mà mỗi lần gặp cậu Tư thì tôi chỉ muốn bật cười vì thấy bây giờ nó cũng chẳng khác gì cái thằng bé ngày xưa ko chịu ngủ trưa, cứ mở hí mắt xem báo dù chưa biết chữ nào! Vẫn cái tật muốn nói gì là cứ phải gân cổ mất mấy giây, mắt trợn trợn lên rồi mới nói được, hở chút là rên hừ hừ nên bây giờ tuổi U50 vẫn xài Nick name Tư Rên! (xin lỗi Cậu Tư nhé!)
Tôi nhớ cả những người giúp việc (đa số là người miền Trung) hiền lành, bảo gì nghe nấy chả dám ý kiến ý cò nên quyền sinh sát nằm trong tay tôi… Chẳng biết tại sao tôi ưa bày biểu, kêu họ làm những chuyện không giống ai như rau muống phải chẻ đôi chẻ ba rồi mới xào, lại còn rắc tiêu vào khiến mấy đứa nhỏ không ăn được, tội nghiệp mấy chị giúp việc bị Cô mắng cũng nín thinh không dám chỉ ra kẻ đầu têu! Tôi cũng không thể quên những hôm cô đi đánh bài về sớm trong chiến thắng thì bữa đó bọn trẻ chúng tôi tha hồ mà vòi vĩnh!
Cũng nhớ hoài những lần Dượng về bất ngờ, con bé 10 tuổi là tôi phải nghĩ ra những lời nói dối hợp lô-gíc về sự vắng mặt của Cô! Đầu tiên, để làm dịu cơn nóng giận, tôi lấy Beer cho ông uống – vờ vịt uống với ông một tí để câu giờ rồi tùy theo còn sớm hay đã muộn mà bí mật chạy bộ đến tụ điểm "xoa" ( mạt chược ) cách đó khá xa để gọi Cô về… ( ôi, giá như hồi ấy mà có ĐTDĐ thì hay biết bao!) Chạy đến nơi còn phải lên tới lầu ba, qua mấy lần cửa mới gặp được Cô, lúc ấy thì mồ hôi mồ kê nhễ nhại - tai muốn xì khói - nói chẳng nên lời… Nhưng đã là “tri kỷ” thì cần gì phải nói! Cô vừa thấy bản mặt tôi là hiểu ngay lý do! Trên đường về hai cô cháu lên kế hoạch dàn dựng một kịch bản sao cho thật hợp lý để đối phó với Dượng nhưng thường là uổng công lo xa vì uống hết 6, 7 ve thì ông đã ngáy như cưa gỗ, tỉnh dậy lại vui vẻ như thường!
Năm 1962… không nhớ lý do vì sao Bố mẹ tống cả ba anh chị em tôi vào trường nội trú Ma-sơ Thiện Tâm ở đường Hòa Hưng… Khoảng thời gian ít ỏi ở ngôi trường đó không để lại ấn tượng gì sâu sắc ngoài cái cây to đùng cao ngất ngưởng có thứ trái màu đỏ nom hơi giống trái dâu tây. Cây mọc ngoài đường cái, trái to đẹp như vậy mà chả ai thèm hái để rụng đầy dưới gốc nên tôi nghĩ chắc là không ăn được!
Hai năm sau, Bố mẹ đem hết mấy đứa bé về nhà mới ở PTH, cho hai gã người Mỹ thuê lại căn nhà cũ. Cô tôi cũng bán nhà, mang theo cả tôi khi ấy đang học Đệ Lục trường Nguyễn Khuyến… Ngày ấy xin học rất dễ nên tôi liên tục đổi qua trường Kiến Thiết ở chợ Vườn Chuối - rồi trường Văn Lang khi Cô chuyển đến Cầu Bông! Vì cứ đổi trường xoành xoạch nên thời Trung học tôi chẳng có đứa bạn nào gọi là thân thiết!
Năm 1964, tôi chuyển qua trường VHQĐ! Chả hiểu Bố chạy chọt thế nào mà tôi được vào học Trường này!? Lúc đầu tôi học Đệ Ngũ lớp bổ túc vào buổi tối… Mới vào học được vài hôm thì Mẹ sinh em gái út nên tôi phải về PTH ở để phụ giúp Mẹ chăm em! Mỗi chiều, lo cơm nước xong là tôi cưỡi xe Mobylette đi học, tối về sợ ma gần chết, vì khu vực đó vắng vẻ, mênh mông những khoảnh đất rộng trồng toàn bông Lài, còn mấy bụi tre ở hai bên đường ban ngày trông hiền hòa là thế mà đêm xuống lại như đang ẩn chứa những điều kinh dị đến rợn người! Chịu đựng cả một niên học như vậy đến năm sau tôi mới được đổi qua lớp Đệ Tứ buổi sáng và tiếp tục quay về sống ở nhà Cô. Trường này có một vị Giám thị rất hắc xì dầu, đeo lon Trung úy. Ông này trẻ, khá điển trai, suốt niên học cứ theo soi tôi về cái tội mang giày cao, áo hơi mỏng hơn so với nội qui v v…
Khi bị chiếc áo dài trắng kéo chậm sự đi đứng, cản trở việc vui đùa, tôi xắn tay áo quá cùi chỏ, cột hai vạt vào nhau để thỏa sức quậy… Vào học chưa bao lâu nhưng nói đến tên tôi thì ai cũng biết vì trò quậy phá cũng có, mà vì “tiếng hát Họa mi” cũng có! Tôi có mỗi một cái đầu thôi mà thầy Sáu giám thị lúc thì gõ gõ lên để nhắc nhở “nghịch in ít thôi con, con gái lớn rồi mà cứ…” Lúc thì lại xoa xoa để biểu dương khi tôi đem giải Nhất - Nhì trong những cuộc thi Văn nghệ hoặc viết Báo tường về cho trường! ( nghĩ đến ông, tôi như thấy lại bóng dáng của người Bố kính yêu đã khuất…) Phía trước của trường là đường gì tôi quên béng vì tên đường đã bị đổi, chỉ nhớ nằm gần cái rạp hát gì có Xổ số Kiến thiết, đi bộ một chút thì đến Sở thú… Mé sau là đường Nguyễn Du, có mấy xe đậu đỏ bánh lọt ngon tuyệt cú mèo! Thầy cô trường này lái xe hơi đi dạy, lạ một điều là cô giáo nào cũng xinh như mộng! Học sinh toàn con ông cháu cha, đi học bằng xe đưa rước, chỉ có một số ít chạy xe gắn máy _ trong đó có tôi _ và đây cũng là ngôi trường cuối cùng vì cuối năm 68 thì tôi nghỉ sau khi học xong lớp Đệ nhị.
Từ khi rất nhiều người Mỹ đổ xô đến con ngõ nhỏ thì nhiều cô gái phấn son cũng kéo đến, người trong xóm có thêm việc để làm. Nhà nào rộng thì ngăn phòng cho thuê. Ai không có nhà để cho thuê thì tăng thu nhập bằng “nghề” đưa rước mấy cô đi làm ở những quán Bar hoặc dùng thứ tiếng Anh giả cầy để giao tiếp mua đi bán lại hàng PX hoặc trao đổi mớ đô la xanh – đỏ… Mấy hộ nghèo nhất xóm cũng sắm được Tivi tủ lạnh, cũng rủng rỉnh mớ bơ sữa trái cây lính Mỹ mang về bán rẻ như cho!
Khoảng cuối năm 70, tôi lưu luyến giã từ đám em họ con Cô, rời ngôi nhà xinh xắn có ban-công, có những dây leo và hoa hồng ở Cư xá Đô thành để về lại xóm cũ vì sau khi hai người Mỹ trả nhà thì có mấy cô bán Bar thuê để ở, nhưng khi Bố tôi phát hiện mấy cô thường tụ tập chơi "xì ke" thì không cho thuê nữa! Nhà không người trông coi thì không được nên tôi dọn về đó, có chị tôi và cô bạn của chị đến ở chung. Cô bạn của chị tôi tự nhận là Sinh viên nhưng xảy chút chuyện là xăn tay áo, ngôn ngữ sử dụng toàn đệm thêm tiếng Đan Mạch!
Làm việc hai nơi, công tác lu bù, trách nhiệm với ba đứa em còn nhỏ dại khiến tôi chạy muốn hụt hơi, nhưng căn nhà lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười. Còn nhớ một sáng đi chợ mua được rổ ốc gạo + ốc bươu rất ngon…Chưa kịp gì thì có công tác đột xuất, đành xách vali lên đường mà tiếc hùi hụi, leo lên xe rồi còn dặn với : ở nhà nhớ rọng mấy con ốc bằng lá ổi cho nó nhả nhớt giùm tui, mà cấm không ai được ăn trước đâu đấy!
Hai hôm sau về đến nhà thì đã nửa đêm, việc đầu tiên là thăm mấy con ốc xem "chúng mày có khỏe không?" Định đâm tô nước mắm xong mới luộc ốc nhưng sờ đến ớt đến chanh thì mấy mụ chị xài hết béng, chả có lấy nửa quả! Bỏ mẹ, làm thế nào bi giờ?! Hậm hực đi vào đi ra, bạn bà chị thấy tôi quạu quá rụt rè hiến kế : “Ra tiệm phở đầu hẻm coi!”
- Ừ nhể, sao không nói sớm!?
Ra tới nơi thì tiệm phở đã đóng cửa! Chẳng lẽ quay về, chả lẽ phụ niềm tin của mấy cái "tàu há mồm" đang thèm thuồng chờ ăn ốc? Đánh liều đập cửa…
- Aiii đớới?
- Dạ, cháu Y bạn TL đây ạ…
- Gì đớớii?
- Phiền bác tí ạ, làm ơn, cháu xin củ gừng… Ngay lập tức cánh cửa bật mở, bà cụ hỏi dồn, sốt sắng : Sao, sao, có đứa nào bị làm sao à?
Chỉ định muối mặt xin chanh xin ớt, không dè sự việc lại được bà cụ hiểu nhầm theo chiều hướng hợp Lô-gíc như vậy… Mừng quá, tôi vội gật như chày máy : - Vơơng, chị cháu chả biết ăn phải cái gì mà… Chưa dứt câu bà cụ đã chìa cho củ gừng to đùng và mấy quả chanh : - Đây này, gừng giã ra chắt nước cho nó uống còn chanh thì để cạo gió, khổ thân con bé _ trước khi định khép cửa, bà cụ chép chép miệng ra điều thông cảm, ái ngại _
Ối, hình như còn thiêu thiếu thứ gì ấy nhỉ… à đúng rồi, ớt! Tôi ngăn bà cụ lại, nhỏ nhẻ :
- Cháu xin quả ớt nữa ạ! Bị bất ngờ, bà cụ nhón ngay nhúm ớt trên bàn đưa cho, nhưng khi tôi lí nhí cảm ơn rồi quay bước thì nghe bà lẩm bẩm “Quái, mấy cái con bé này, sao cạo gió mà lại phải có ớt nhỉ?!” Về nhà kể lại, mấy mụ kia nghe cười sặc cả ớt…
Sau 75, cả con đường TMK biến thành chợ trời… Tôi vẫn ở nơi xóm nhỏ cùng một cô bạn khác. Nhưng sau lần chúng tôi bị trộm vào khoắng sạch ( tất tần tật, đến cái quần lót cũng chẳng còn! ) thì cô bạn dọn đi và căn nhà cũng đổi chủ vì Bố tôi cần một số vốn để buôn bán đồ Lạc-soong. Từ đó tôi dấn thân vào quãng đời gió bụi…
“… Đôi khi nắng trên phố xưa làm tôi nhớ …
Đôi khi bỗng nghe bước chân về đâu đó của em…”
( * Nhạc Trịnh )
Tuổi bây giờ chuyện vừa nói xong đã quên béng, mỗi ngày cuốc bộ ra chợ nên hôm nào có việc đi đâu bằng xe máy, lúc về ngang qua chợ tiện thể tạt vào gửi xe mua xong vài món là y như rằng quên không lấy xe về! Lâu lâu cần làm chuyện gì hay muốn đi đâu vào sáng sớm thì phải ghi cụ thể vào lịch của Điện thoại để nhờ cái vật vô tri vô giác ấy nhắc nhở… Có lần bị lỡ việc đã chửi um, trách cái ĐT vô dụng cứ im như thóc chả thấy báo cáo báo chồn gì cả! Chừng coi lại thì ra là lỗi của mình ( mỗi đêm trước khi đi ngủ hay để ĐT ở chế độ Im lặng, nay cài đặt báo thức mà không khởi động lại Bình thường thì nó báo thế quái nào được! )
Hay quên thế đấy, nhưng chẳng hiểu tại sao cứ quay quắt nhớ mãi ngày xưa… Có những chuyện cách đây đã mấy mươi năm mà vẫn cứ nhớ, nhớ đến từng chi tiết như vừa mới xảy ra hôm qua, nhất là những kỷ niệm về xóm cũ… Thời gian dường như đã đứng lại từ khi tôi rời xa nơi ấy để ngày nay dù tóc đã pha sương, chân đã bước qua muôn vạn nẻo đường vẫn mong quay về tìm lại tuổi thơ trong trẻo, luôn khắc khoải nhớ về những diễn biến cuộc đời từng xảy ra trong cái ngõ nhỏ bé thân thương ấy!
Năm 1958… Ngõ 38 Trương Minh Ký sâu hun hút vẫn còn là đường đất, còn vắng vẻ lắm…Ban đầu chỉ rải rác vài căn nhà tạm bợ của những gia đình người Bắc tản cư, ngoài đường cái còn mọc đầy những khóm lau, những lùm cây bụi cỏ mà mỗi chiều tôi hay dắt lũ em ra đó hái hoa dại, bắt những con Dế, Bọ Rùa hoặc Cánh Cam bé xíu về lấy chỉ cột lại cho chúng chơi… mấy chị em túm tụm với nhau nghe tiếng vù vù của đôi cánh nhỏ đang vùng vẫy trong tuyệt vọng…
Ít lâu sau dân tứ xứ đổ về, lắm người chẳng biết là ở vùng miền nào mà giọng nói trọ trẹ rất buồn cười, thường là đối tượng cho bọn trẻ chúng tôi trêu ghẹo! Ngoài rất nhiều những gia đình hiền lành, sống chan hòa tối lửa tắt đèn có nhau kiểu dân quê miền Bắc thì còn có một số nhân vật nổi cộm…
Ngự ngay đầu ngõ là bà cô không chồng, mặt mũi lúc nào cũng quàu quạu, luôn mồm chửi mắng không cho bọn trẻ con tụ tập trước cửa nhưng hễ cứ bà mắng xong, bỏ vào nhà là ở đây chúng lại tiếp tục trèo lên tuột xuống cây trứng cá, chơi giỡn hò hét om xòm! Mỗi lần như thế bà lại hầm hầm trở ra, tay lăm lăm cây chổi, miệng chì chiết : "cha bố cái lũ trôi sông lạc chợ kia! Rõ đúng là ngưu tầm ngưu - mã tầm mã! Cái ngữ chúng mày sau này chỉ có nước đi trèo me trèo sấu!"
Hay : "con vua thì mới là vua..."
Khổ, lũ trẻ ranh chưa đi học biết quái gì là ngưu là mã là tầm! Bọn chúng thấy mấy câu chửi ngồ ngộ thì dỏng tai nghe, rộ lên cười và khi bà ta điên tiết quơ chổi vụt lấy vụt để thì le lưỡi nhại rồi bỏ chạy tán loạn!
Bà này có người em dâu góa bụa ở chung sân. Mẹ đẻ của chị ấy bán bún gánh. Bà cụ hiền lành vui vẻ, dáng dấp nhỏ bé, ưa mặc áo nâu, chít khăn mỏ quạ và nhuộm răng đen nhánh đúng kiểu Bắc kỳ! Còn bún bà nấu thì ngon phải biết nên dù ghét thói ngoa ngoắt của bà cô khó tính nhưng tôi vẫn là một Fan cuồng của gánh bún! Tôi ăn từ nhỏ đến lớn mà vẫn không chán, trưa nào đi học hay đi làm về muộn cũng bắn một phát hai tô để trừ cơm!
Nhân vật gây ấn tượng nhất ở căn thứ tư sát cạnh nhà tôi. Đó là mụ đàn bà rất đẹp nhưng không có nết! Lâu lâu tôi lại thấy mụ ngồi ngoài sân, đang trộn quần áo dơ trong thau xà-bông bằng đôi đũa cả ( mà trộn rồi cũng để đó chiều ông chồng đi làm về giặt ) vì sợ hư móng tay! Tất tần tật đều giao phó cho chồng hoặc người giúp việc, khi chẳng còn tiền thuê mướn ai thì bỏ mặc con cái với những suất cơm tháng giao đến tận nhà! Suốt ngày mụ chỉ lo chưng diện rồi đi bài bạc ( nghe đâu trước kia họ giàu có lắm, ông chồng làm cấp bậc khá cao trong ngành Cảnh sát… Cũng vì mụ cờ bạc sinh nợ nần mới phải bán đi ngôi nhà lớn… ) Về ở trong xóm nghèo này rồi mà vẫn chứng nào tật nấy nên đến một ngày mụ nhẫn tâm bỏ lại ba đứa con chưa đến tuổi đi học nheo nhóc tự lo cho nhau, mặc xác chồng với những chủ nợ đến chửi bới mỗi ngày, đẩy người đàn ông tội nghiệp ấy đến chỗ tự bắn vào đầu! Đến bây giờ trong trí tôi còn in đậm hình ảnh ông ta nằm vật ngửa dưới sàn nhà với cái đầu vỡ toác, máu và óc bắn đầy mấy bức tường, một con mắt bị văng đâu đó, còn lại một con cứ mở trừng như tiếc nuối những đứa con, như oán hận mụ đàn bà lăng loàn đốn mạt… Bị ám ảnh từ những sự việc đau lòng này, tôi đã viết Tiểu phẩm "Tại sao tui nói không với cờ bịch" với mong muốn cảnh tỉnh những ai coi nhẹ Hạnh Phúc gia đình! Chỉ có điều tôi cố thêm thắt vài tình tiết vui vui vào để người xem không quá căng thẳng bởi hậu quả thảm thương của thói đam mê cờ bạc!
Cách nhà tôi hai căn là nhà lão Liên gia trưởng. Thằng con lão dại gái, bao nhiêu đồ chơi kẹo bánh mua bằng thứ tiền lão bóp nặn của thiên hạ đem về nó đều dâng cả cho tôi để được tôi cho ngồi cạnh, cho xem bài làm! Mụ vợ béo quay béo cút, nói cà lăm, rặn nửa ngày mới xong một câu nhưng rất hay đưa chuyện! Người lão nung núc mỡ, cái áo thun ba lỗ ngả màu cháo lòng đi đôi với cái quần Pyjama kẻ sọc ngang như đồ tù! Lão khăng khăng gọi là "Ba-la-ma" dù có người bảo cho lão biết gọi như thế là sai! Hình như bộ "ba-la-ma" ấy là thứ duy nhất đồng hành cùng lão trong mười mấy năm tôi còn ở xóm! Lúc nào cũng thấy lão cười hềnh hệch ra vẻ dễ dãi, nhưng vẫn có một vẻ gì đó rất gian ác ẩn hiện nơi bộ mặt bì bì tai tái và đôi mi mắt sùm sụp! Chớ có mà lầm! Lão và bà mẹ vợ quắt queo như con khô là cặp bài trùng được coi như sát thủ của xóm bởi hay soi mói rình mò mắt láo liên như cú vọ, thấy ai có gì là không ngượng miệng hỏi xin hoặc tự nhiên xồng xộc lao thẳng vào nhà người ta mà lùng sục! Ai vô phúc có chuyện xích mích với hai kẻ ấy lập tức bị cả mấy thế hệ trong đại gia đình đó sồ ra tranh nhau chửi!
Trong xóm có ngôi chùa nhỏ, sau khi vị trụ trì hiền lành đi đâu không rõ, thay vào đó là một sư cô xấu người dữ nết, luôn dùng câu “đây rồi tao bảo Phật bà bẻ cổ chúng mày!" để răn đe lũ trẻ con nghịch ngợm hay trèo rào bẻ mận! Ngày nào cũng có chuyện cãi cọ giữa bà và lũ con lão Mật vụ ở sát bên cạnh, và bà ta luôn là kẻ thua cuộc bởi khi đuối lý, bọn trẻ hư hỏng đó sẵn sàng lấy gạch đá, có khi cả những thứ dơ bẩn chọi vào chùa! Mẹ chúng mất sớm, để lại lũ con bốn đứa hỗn hào, nghịch như quỉ sứ lại hay ăn cắp vặt cho lão chồng mặt như đâm lê, sáng tối gì cũng mang cặp kính đen sì, đi suốt từ sáng sớm đến tối mịt, mặc xác con cái muốn ra sao thì ra! Lão vẫn thường lê la đến BQP nơi Bố tôi làm việc để đệ trình công văn hoặc lo chạy án nên đâu lạ gì mặt ông… Vậy mà có lần biết Bố tôi bị bắt oan, bị giam giữ cả tháng trời vì tội “có liên lạc với CS” và biết mẹ con chúng tôi lo lắng, nháo nhào tìm kiếm, vậy mà lão chả làm phúc bảo giúp một lời! Khi Bố tôi được thả về mới kể khi gặp nhau trong trại tạm giam, lão đã lờ tịt như không quen! Có lẽ lão sợ vạ lây hoặc thù vặt chuyện trước đó đứa con gái lớn của lão bị tôi nện cho nhừ tử về cái tội đã chôm chĩa còn bố láo chửi nhăng!
Còn bà Sáu trung _ tôi độ chừng trước kia bà ở vùng biển nào đó ngoài miền Trung vì bà có ba đứa con tên Tép - Mực – Chuồn! Đứa nào cũng đen trũi, tròn như củ khoai, bất kể là trai hay gái đều chỉ đánh độc mỗi cái côn-đui ( quần đùi ) suốt năm này qua tháng nọ _ Bà còn có tên Sáu truyền tin hoặc Trưởng đài Truyền thanh & Truyền hình Phát ói ( Pháp Á _ nhái theo giọng miền Trung…) vì chuyện gì bí mật đến đâu mà để bà biết rồi thì chỉ hôm sau đầu trên xóm dưới đều rành rẽ đến từng chi tiết, tất nhiên là đã được phóng đại tô màu để thêm phần hấp dẫn! Dáng bà Sáu cao to, bước đi huỳnh huỵch, mặt mũi bặm trợn, giọng rổn rảng như chuông đồng, cứ vài bữa lại xách tai tôi lôi về tận nhà mắng vốn về tội dám nhượợaa ( nhại ) tiếng bà… Bà nói oang oang một thôi một hồi, nói đến sùi cả bọt mép! Mẹ tôi đứng ngẩn tò te, chẳng hiểu hết những lời bà nói! Nhưng nhờ động tác bà hùng hổ chỉ chỏ vào tôi mà Mẹ đoán được chắc là tôi lại gây ra sự cố gì đó nên vờ vịt mắng vài câu chiếu lệ, tôi cũng giả bộ "đóng phim buồn" nhưng khi bà Sáu hài lòng quay lưng thì đóng cửa, ôm bụng cười rũ rượi…
Ký ức tuổi thơ tôi còn có bạn B.Tr.T.H. nhà ở đầu hẻm đền Sòng Sơn - bạn Th. A. nhà ở hẻm Nhà thờ Ba chuông… Chẳng biết bây giờ các bạn đã trôi giạt về đâu? Có ai tình cờ nhận ra mình có điểm chung trong nỗi nhớ của tôi? Có còn nhớ trường Tiểu học Tân Sơn Hòa? ( nay là NSL nằm ngay ngã tư TMK – Lăng Cha Cả ) Riêng tôi nhắm mắt lại vẫn mường tượng ra… Lúc tôi mới bắt đầu vào lớp Năm thì Trường đã cũ kỹ lắm rồi! Phòng ốc xập xệ, bàn ghế lung lay… bãi cỏ sân trước sân sau lại trũng, mỗi lần mưa to thì ngập mênh mông nhưng với óc tưởng tượng của trẻ con thì đó là một cái Pit-sin vô cùng thú vị! Hôm nào tan học nhằm lúc đang mưa là bọn trẻ chúng tôi vui sướng nhào ra tắm táp lội nước hò reo inh ỏi! Bên hông trường mát rượi bóng cây trứng cá là khoảng trời riêng của chúng tôi mỗi khi chán học hoặc cúp cua về sớm! Thích nhất là tầm 4 giờ chiều có người chở nguyên xe bánh mì vào phân phát mỗi đứa một ổ to đùng, có hôm còn được cả sữa… tôi hoan hỉ bưng về chia đều cho lũ em!
Thầy cô hiền và tận tâm, chả bao giờ có chuyện đòi hỏi quà cáp hay dạy thêm. Tôi cũng không quên chuyện đáng xấu hổ là lần cả nửa lớp Ba kéo đến nhà thăm cô giáo ốm… Gặp lúc Mẹ cô vừa dọn cơm lên, với truyền thống khách sáo của người quê miền Bắc nên bà lên tiếng mời lơi nào dè bọn trẻ chúng tôi tưởng thật nhảy vào ăn sạch mâm cơm!
Suốt mấy năm học ở TSH dù ngồi lớp nào tôi cũng xí chỗ ngay cửa sổ, chả phải để mơ mộng ngắm mây trôi bướm lượn mà chỉ để hôm nào lỡ đi học trễ thì phóc vào qua lối cửa sổ cho gọn hoặc khi tiếng trống tan trường đầu tiên vừa vang lên là tôi đã có thể phóng vèo ra tham gia ngay vào đám tạc lon hay những trò nghịch ngợm! Ra cũng leo - vào cũng leo nên cái bàn tôi học năm cuối đã sụm bà chè trong một lần tôi vừa co giò nhảy lên nó, chẳng hề có một câu từ giã ( hay ít ra cũng phải biết nhận lỗi vì đã không thể phục vụ tôi cho đến cuối niên học còn làm cho tôi xém ngã vỡ mặt! ) Cháu gái tôi bây giờ sao y bản chánh… hic! Nó chẳng mấy khi thèm ngó tới mặt con búp bê mà chỉ chăm chú với trái banh - với cờ-lê mỏ lết, mà cả những thứ tưởng như khó làm cho hư hỏng ấy cũng chả có cái nào còn nguyên lành khi đã qua tay nó! Đôi lúc rất muốn mắng “đồ cái thứ con gái gì…” nhưng…
Khoảng năm 1959 nhà xây bắt đầu rải rác mọc lên. Cô ruột tôi mua lại căn nhà của mụ vợ Cảnh sát rồi xây mới ( ? ) Nhà cô trang trí rất đẹp chứ không thiết kế kiểu tùy tiện như nhà tôi, vì vậy con bé thích sự hoàn mỹ như tôi ở tịt bên ấy để được mặc sức bày biện trang hoàng theo ý mình! Tôi ưa quấn khăn, mặc áo dài, mang guốc cao gót của cô õng ẹo múa tới múa lui trước tấm kiếng nơi bàn phấn, khán giả là lũ em ngô nghê khoái chí cổ vũ rân nhà! Tôi còn thích nhảy lên giường cô, lăn lộn trên đó, hít lấy hít để hương thơm khó tả mà mãi sau này tôi mới biết là mùi nước hoa Chanel no5…
Sau đó Cô sinh thêm đứa em gái thứ ba, rồi thằng út…Tôi trở thành người trợ lý cai quản mấy đứa tụi nó lúc nào không biết! Dượng tôi đi làm ăn xa, mỗi tháng về đôi lần, cô cũng đi suốt, giao nhà cửa cho bà Vú, cho chị giúp việc và tôi. Trưa nào cũng vậy, cơm nước xong xuôi là tôi bắt bọn trẻ nằm sắp lớp, đậy trên mặt mỗi đứa một tờ báo… Trong không gian im ắng của ngôi nhà chỉ có tiếng vù vù của quạt máy và tiếng rên nho nhỏ của thằng út!
Cuối ngõ sau ( đâm ra đường Nguyễn Minh Chiếu ) có một căn biệt thự xinh đẹp nhưng cổng cao rào kín. Ban đầu nó rất được sự ngưỡng mộ của lũ trẻ chúng tôi. Mỗi lần đi qua đứa nào cũng cố nhón chân để dòm vào nhưng chả thấy gì khác ngoài những rèm cửa sổ rất đẹp, trong vườn có xích đu, có trồng nhiều hoa và treo những lồng chim…
Nhưng có một lần tôi đang dán mắt nhìn qua khe hở của cửa rào thì bở cả vía khi trông thấy một khuôn mặt nhăn nheo gớm ghiếc, nụ cười móm mém đen ngòm của một bà lão _ chả biết là người hay ma _ đột ngột ló ra ở cửa sau! Úi cha mẹ ơi! Với đứa bé giàu trí tưởng tượng như tôi thì đấy nhất định là ma! Chỉ có ma trông mới kinh dị thế chứ! Và điều đó với trẻ con thì rất ư là khủng khiếp… Tôi hào hễn bỏ chạy về nhà kể cho lũ em nghe, không quên "cắm" thêm cho "con ma" ấy hai cái răng nanh và quả quyết là "giống y chang mụ phù thủy" lúc đang chế tạo quả táo độc để hại nàng Bạch Tuyết, rồi khoái chí ngó mặt mấy đứa xanh như đít nhái, ôm chầm lấy nhau hét toáng!
Chuyện hoang đường tôi kể mang lại hậu quả là chả đứa nào dám đi ngang “nhà ma”! Tan học, một lũ đùm túm, níu kéo nhau ù té chạy về nhà, tất nhiên là theo đường vòng!
Cả năm sau có dịp đi qua, thấy cổng rào không còn đóng kín mít như trước tôi mới biết nhà đấy đã đổi chủ. Đó là một ông khoảng 40 dáng bệ vệ, mang kính trắng, hay mặc bộ quần áo bằng lụa màu kem sáng nào cũng ngồi xích đu xem báo, trước mặt có cái bàn nhỏ để ly Café và một vật lạ có khói bay ra, sau này tôi mới biết tên vật lạ đó là Pip! Bà vợ người phốp pháp, phấn son rạng rỡ, ra vào nói cười xởi lởi với hàng xóm nhưng mấy cô con gái thì lại có vẻ kiêu kỳ!
Dù dọn nhà tới đâu Cô cũng mang tôi theo tới đó. Nhớ sao là nhớ những tháng năm sống với Cô ở Thị Nghè, sau đó là Trương Minh Ký, chợ Trương Minh Giảng, rồi chợ Vườn Chuối, quay trở lại chợ Trương minh Giảng ( ủa! sao mà toàn ở gần chợ không vậy ta?! ) kế tiếp là Cư xá Đô Thành, cuối cùng là Cầu Bông... Nhớ mấy đứa em con Cô trưa nào cũng bị tôi bắt nằm sắp lớp, đậy lên mặt mỗi đứa một tờ báo cho dễ ngủ! Tôi bắt ne bắt nét từng li từng tí nhưng chẳng đứa nào hờn giận mà vẫn rất yêu mến tôi, tình cảm ấy đến giờ vẫn vẹn nguyên! Mấy mươi năm rồi mà mỗi lần gặp cậu Tư thì tôi chỉ muốn bật cười vì thấy bây giờ nó cũng chẳng khác gì cái thằng bé ngày xưa ko chịu ngủ trưa, cứ mở hí mắt xem báo dù chưa biết chữ nào! Vẫn cái tật muốn nói gì là cứ phải gân cổ mất mấy giây, mắt trợn trợn lên rồi mới nói được, hở chút là rên hừ hừ nên bây giờ tuổi U50 vẫn xài Nick name Tư Rên! (xin lỗi Cậu Tư nhé!)
Tôi nhớ cả những người giúp việc (đa số là người miền Trung) hiền lành, bảo gì nghe nấy chả dám ý kiến ý cò nên quyền sinh sát nằm trong tay tôi… Chẳng biết tại sao tôi ưa bày biểu, kêu họ làm những chuyện không giống ai như rau muống phải chẻ đôi chẻ ba rồi mới xào, lại còn rắc tiêu vào khiến mấy đứa nhỏ không ăn được, tội nghiệp mấy chị giúp việc bị Cô mắng cũng nín thinh không dám chỉ ra kẻ đầu têu! Tôi cũng không thể quên những hôm cô đi đánh bài về sớm trong chiến thắng thì bữa đó bọn trẻ chúng tôi tha hồ mà vòi vĩnh!
Cũng nhớ hoài những lần Dượng về bất ngờ, con bé 10 tuổi là tôi phải nghĩ ra những lời nói dối hợp lô-gíc về sự vắng mặt của Cô! Đầu tiên, để làm dịu cơn nóng giận, tôi lấy Beer cho ông uống – vờ vịt uống với ông một tí để câu giờ rồi tùy theo còn sớm hay đã muộn mà bí mật chạy bộ đến tụ điểm "xoa" ( mạt chược ) cách đó khá xa để gọi Cô về… ( ôi, giá như hồi ấy mà có ĐTDĐ thì hay biết bao!) Chạy đến nơi còn phải lên tới lầu ba, qua mấy lần cửa mới gặp được Cô, lúc ấy thì mồ hôi mồ kê nhễ nhại - tai muốn xì khói - nói chẳng nên lời… Nhưng đã là “tri kỷ” thì cần gì phải nói! Cô vừa thấy bản mặt tôi là hiểu ngay lý do! Trên đường về hai cô cháu lên kế hoạch dàn dựng một kịch bản sao cho thật hợp lý để đối phó với Dượng nhưng thường là uổng công lo xa vì uống hết 6, 7 ve thì ông đã ngáy như cưa gỗ, tỉnh dậy lại vui vẻ như thường!
Năm 1962… không nhớ lý do vì sao Bố mẹ tống cả ba anh chị em tôi vào trường nội trú Ma-sơ Thiện Tâm ở đường Hòa Hưng… Khoảng thời gian ít ỏi ở ngôi trường đó không để lại ấn tượng gì sâu sắc ngoài cái cây to đùng cao ngất ngưởng có thứ trái màu đỏ nom hơi giống trái dâu tây. Cây mọc ngoài đường cái, trái to đẹp như vậy mà chả ai thèm hái để rụng đầy dưới gốc nên tôi nghĩ chắc là không ăn được!
Hai năm sau, Bố mẹ đem hết mấy đứa bé về nhà mới ở PTH, cho hai gã người Mỹ thuê lại căn nhà cũ. Cô tôi cũng bán nhà, mang theo cả tôi khi ấy đang học Đệ Lục trường Nguyễn Khuyến… Ngày ấy xin học rất dễ nên tôi liên tục đổi qua trường Kiến Thiết ở chợ Vườn Chuối - rồi trường Văn Lang khi Cô chuyển đến Cầu Bông! Vì cứ đổi trường xoành xoạch nên thời Trung học tôi chẳng có đứa bạn nào gọi là thân thiết!
Năm 1964, tôi chuyển qua trường VHQĐ! Chả hiểu Bố chạy chọt thế nào mà tôi được vào học Trường này!? Lúc đầu tôi học Đệ Ngũ lớp bổ túc vào buổi tối… Mới vào học được vài hôm thì Mẹ sinh em gái út nên tôi phải về PTH ở để phụ giúp Mẹ chăm em! Mỗi chiều, lo cơm nước xong là tôi cưỡi xe Mobylette đi học, tối về sợ ma gần chết, vì khu vực đó vắng vẻ, mênh mông những khoảnh đất rộng trồng toàn bông Lài, còn mấy bụi tre ở hai bên đường ban ngày trông hiền hòa là thế mà đêm xuống lại như đang ẩn chứa những điều kinh dị đến rợn người! Chịu đựng cả một niên học như vậy đến năm sau tôi mới được đổi qua lớp Đệ Tứ buổi sáng và tiếp tục quay về sống ở nhà Cô. Trường này có một vị Giám thị rất hắc xì dầu, đeo lon Trung úy. Ông này trẻ, khá điển trai, suốt niên học cứ theo soi tôi về cái tội mang giày cao, áo hơi mỏng hơn so với nội qui v v…
Khi bị chiếc áo dài trắng kéo chậm sự đi đứng, cản trở việc vui đùa, tôi xắn tay áo quá cùi chỏ, cột hai vạt vào nhau để thỏa sức quậy… Vào học chưa bao lâu nhưng nói đến tên tôi thì ai cũng biết vì trò quậy phá cũng có, mà vì “tiếng hát Họa mi” cũng có! Tôi có mỗi một cái đầu thôi mà thầy Sáu giám thị lúc thì gõ gõ lên để nhắc nhở “nghịch in ít thôi con, con gái lớn rồi mà cứ…” Lúc thì lại xoa xoa để biểu dương khi tôi đem giải Nhất - Nhì trong những cuộc thi Văn nghệ hoặc viết Báo tường về cho trường! ( nghĩ đến ông, tôi như thấy lại bóng dáng của người Bố kính yêu đã khuất…) Phía trước của trường là đường gì tôi quên béng vì tên đường đã bị đổi, chỉ nhớ nằm gần cái rạp hát gì có Xổ số Kiến thiết, đi bộ một chút thì đến Sở thú… Mé sau là đường Nguyễn Du, có mấy xe đậu đỏ bánh lọt ngon tuyệt cú mèo! Thầy cô trường này lái xe hơi đi dạy, lạ một điều là cô giáo nào cũng xinh như mộng! Học sinh toàn con ông cháu cha, đi học bằng xe đưa rước, chỉ có một số ít chạy xe gắn máy _ trong đó có tôi _ và đây cũng là ngôi trường cuối cùng vì cuối năm 68 thì tôi nghỉ sau khi học xong lớp Đệ nhị.
Từ khi rất nhiều người Mỹ đổ xô đến con ngõ nhỏ thì nhiều cô gái phấn son cũng kéo đến, người trong xóm có thêm việc để làm. Nhà nào rộng thì ngăn phòng cho thuê. Ai không có nhà để cho thuê thì tăng thu nhập bằng “nghề” đưa rước mấy cô đi làm ở những quán Bar hoặc dùng thứ tiếng Anh giả cầy để giao tiếp mua đi bán lại hàng PX hoặc trao đổi mớ đô la xanh – đỏ… Mấy hộ nghèo nhất xóm cũng sắm được Tivi tủ lạnh, cũng rủng rỉnh mớ bơ sữa trái cây lính Mỹ mang về bán rẻ như cho!
Khoảng cuối năm 70, tôi lưu luyến giã từ đám em họ con Cô, rời ngôi nhà xinh xắn có ban-công, có những dây leo và hoa hồng ở Cư xá Đô thành để về lại xóm cũ vì sau khi hai người Mỹ trả nhà thì có mấy cô bán Bar thuê để ở, nhưng khi Bố tôi phát hiện mấy cô thường tụ tập chơi "xì ke" thì không cho thuê nữa! Nhà không người trông coi thì không được nên tôi dọn về đó, có chị tôi và cô bạn của chị đến ở chung. Cô bạn của chị tôi tự nhận là Sinh viên nhưng xảy chút chuyện là xăn tay áo, ngôn ngữ sử dụng toàn đệm thêm tiếng Đan Mạch!
Làm việc hai nơi, công tác lu bù, trách nhiệm với ba đứa em còn nhỏ dại khiến tôi chạy muốn hụt hơi, nhưng căn nhà lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười. Còn nhớ một sáng đi chợ mua được rổ ốc gạo + ốc bươu rất ngon…Chưa kịp gì thì có công tác đột xuất, đành xách vali lên đường mà tiếc hùi hụi, leo lên xe rồi còn dặn với : ở nhà nhớ rọng mấy con ốc bằng lá ổi cho nó nhả nhớt giùm tui, mà cấm không ai được ăn trước đâu đấy!
Hai hôm sau về đến nhà thì đã nửa đêm, việc đầu tiên là thăm mấy con ốc xem "chúng mày có khỏe không?" Định đâm tô nước mắm xong mới luộc ốc nhưng sờ đến ớt đến chanh thì mấy mụ chị xài hết béng, chả có lấy nửa quả! Bỏ mẹ, làm thế nào bi giờ?! Hậm hực đi vào đi ra, bạn bà chị thấy tôi quạu quá rụt rè hiến kế : “Ra tiệm phở đầu hẻm coi!”
- Ừ nhể, sao không nói sớm!?
Ra tới nơi thì tiệm phở đã đóng cửa! Chẳng lẽ quay về, chả lẽ phụ niềm tin của mấy cái "tàu há mồm" đang thèm thuồng chờ ăn ốc? Đánh liều đập cửa…
- Aiii đớới?
- Dạ, cháu Y bạn TL đây ạ…
- Gì đớớii?
- Phiền bác tí ạ, làm ơn, cháu xin củ gừng… Ngay lập tức cánh cửa bật mở, bà cụ hỏi dồn, sốt sắng : Sao, sao, có đứa nào bị làm sao à?
Chỉ định muối mặt xin chanh xin ớt, không dè sự việc lại được bà cụ hiểu nhầm theo chiều hướng hợp Lô-gíc như vậy… Mừng quá, tôi vội gật như chày máy : - Vơơng, chị cháu chả biết ăn phải cái gì mà… Chưa dứt câu bà cụ đã chìa cho củ gừng to đùng và mấy quả chanh : - Đây này, gừng giã ra chắt nước cho nó uống còn chanh thì để cạo gió, khổ thân con bé _ trước khi định khép cửa, bà cụ chép chép miệng ra điều thông cảm, ái ngại _
Ối, hình như còn thiêu thiếu thứ gì ấy nhỉ… à đúng rồi, ớt! Tôi ngăn bà cụ lại, nhỏ nhẻ :
- Cháu xin quả ớt nữa ạ! Bị bất ngờ, bà cụ nhón ngay nhúm ớt trên bàn đưa cho, nhưng khi tôi lí nhí cảm ơn rồi quay bước thì nghe bà lẩm bẩm “Quái, mấy cái con bé này, sao cạo gió mà lại phải có ớt nhỉ?!” Về nhà kể lại, mấy mụ kia nghe cười sặc cả ớt…
Sau 75, cả con đường TMK biến thành chợ trời… Tôi vẫn ở nơi xóm nhỏ cùng một cô bạn khác. Nhưng sau lần chúng tôi bị trộm vào khoắng sạch ( tất tần tật, đến cái quần lót cũng chẳng còn! ) thì cô bạn dọn đi và căn nhà cũng đổi chủ vì Bố tôi cần một số vốn để buôn bán đồ Lạc-soong. Từ đó tôi dấn thân vào quãng đời gió bụi…
No comments:
Post a Comment