Từ sáng sớm mình đã đón xe điện ngầm đi vào phố cổ Amsterdam, đứng xếp
hàng trên 3 tiếng đồng hồ. Đoàn người từ khắp nơi trên thế giới đã đến
đây đứng chờ và xếp hàng uốn lượn qua mấy dãy phố. Mình xếp hàng gần 2
tiếng đồng hồ mà vẫn chưa vào được bên trong, có những gia đình đem con
đến, thấy xếp hàng dài quá, họ đã ngần ngừ, do dự. Mình đã động viên họ
và nói dối chỉ mới xếp hàng được 1 tiếng thôi, và hàng di chuyển rất
nhanh. Nhìn các em bé 9 tuổi, 10 tuổi được cha mẹ đưa đến, mình không
muốn các em phải ra về. Các em phải được chứng kiến tận mắt để bổ sung
cho bài lịch sử đã học. Bởi vì như một sử gia đã nói: "Những ai không
học lịch sử, sẽ để cho lịch sử lặp lại"
Trong hình, căn nhà thứ 4 (đếm từ trái qua phải) là nơi Anne Frank đã cùng gia đình trốn trong 2 năm trời. Tòa nhà này cũng từng là cửa tiệm bán gia vị của gia đình cô bé. Khi Đức Quốc Xã truy lùng và tiêu diệt người Do Thái, cả gia đình đã trốn lên tầng trên, có cửa bí mật được ngụy trang bằng một kệ sách. Bên dưới cửa hàng vẫn buôn bán bình thường và được các nhân viên thân tín điều hành, mỗi ngày họ tiếp tế thức ăn lên, và mọi chuyện đều được giữ bí mật đối với các công nhân khác đang làm việc tại đây. Cô bé Ann Frank mỗi ngày đều viết nhật ký cho đến một ngày có kẻ tố cáo, cả gia đình cô đã bị lính Đức đến bắt, đưa vào trại tập trung. Khi dằn co và bị lôi đi, một số đồ đạc đã bị rơi ra, trong đó có một cuốn sổ với những nét chữ và hình vẽ nghệch ngoạc của Anne Frank. Một nhân viên của cửa hàng đã giữ lại làm kỷ niệm. Cả gia đình họ Frank đã bị tách ra khi vào trại tập trung. Khi Phát Xít Đức đầu hàng quân đồng minh, những người tù được giải thoát, chỉ có người cha là ông Otto Frank còn sống, bé Anne Frank, chị gái, cùng mẹ đã không trở về...Người cha đau khổ đã nhận lại cuốn nhật ký của con gái út. Vài năm sau (1947) ông đã quyết định xuất bản cuốn nhật ký của con gái và dành trọn cuộc đời còn lại đấu tranh cho nhân quyền, ông qua đời năm 1980 tại Thụy Sỹ.
Cuốn sách ngay lập tức nổi tiếng và được dịch ra nhiều thứ tiếng, được dựng lại nhiều lần trên sân khấu và quay thành phim, kể cả sân khấu Broadway và màn ảnh đại vĩ tuyến Hollywood. Năm 1960, ông Otto Frank quyết định biến căn nhà của ông tại Amsterdam, Hòa Lan trở thành một bảo tàng, mỗi năm đón trên 1 triệu khách vào xem từ khắp thế giới, và con số mỗi năm mỗi gia tăng.
Trong hình, căn nhà thứ 4 (đếm từ trái qua phải) là nơi Anne Frank đã cùng gia đình trốn trong 2 năm trời. Tòa nhà này cũng từng là cửa tiệm bán gia vị của gia đình cô bé. Khi Đức Quốc Xã truy lùng và tiêu diệt người Do Thái, cả gia đình đã trốn lên tầng trên, có cửa bí mật được ngụy trang bằng một kệ sách. Bên dưới cửa hàng vẫn buôn bán bình thường và được các nhân viên thân tín điều hành, mỗi ngày họ tiếp tế thức ăn lên, và mọi chuyện đều được giữ bí mật đối với các công nhân khác đang làm việc tại đây. Cô bé Ann Frank mỗi ngày đều viết nhật ký cho đến một ngày có kẻ tố cáo, cả gia đình cô đã bị lính Đức đến bắt, đưa vào trại tập trung. Khi dằn co và bị lôi đi, một số đồ đạc đã bị rơi ra, trong đó có một cuốn sổ với những nét chữ và hình vẽ nghệch ngoạc của Anne Frank. Một nhân viên của cửa hàng đã giữ lại làm kỷ niệm. Cả gia đình họ Frank đã bị tách ra khi vào trại tập trung. Khi Phát Xít Đức đầu hàng quân đồng minh, những người tù được giải thoát, chỉ có người cha là ông Otto Frank còn sống, bé Anne Frank, chị gái, cùng mẹ đã không trở về...Người cha đau khổ đã nhận lại cuốn nhật ký của con gái út. Vài năm sau (1947) ông đã quyết định xuất bản cuốn nhật ký của con gái và dành trọn cuộc đời còn lại đấu tranh cho nhân quyền, ông qua đời năm 1980 tại Thụy Sỹ.
Cuốn sách ngay lập tức nổi tiếng và được dịch ra nhiều thứ tiếng, được dựng lại nhiều lần trên sân khấu và quay thành phim, kể cả sân khấu Broadway và màn ảnh đại vĩ tuyến Hollywood. Năm 1960, ông Otto Frank quyết định biến căn nhà của ông tại Amsterdam, Hòa Lan trở thành một bảo tàng, mỗi năm đón trên 1 triệu khách vào xem từ khắp thế giới, và con số mỗi năm mỗi gia tăng.
No comments:
Post a Comment