Friday, October 31, 2014

A VILLAGE CALLED VERSAILLES (Documentary - Phim tài liệu)

Mới xem xong cuốn phim này, rất xúc động. Sự kiện có thật xảy ra với một giáo xứ gốc Việt tại ngoại ô thành phố New Orlean, tiểu bang Louisiana. Họ là những giáo dân từ các làng Bùi Chu, Phát Diệm tại miền Bắc. Năm 1954, họ lánh nạn cộng sản, vào Nam. Tuy nhiên một lần nữa phải bỏ nước ra đi vào năm 1975.
Tại Hoa Kỳ, họ đã được đưa về một khu vực tạm trú có tên là Versailles, xung quanh là đất trống bỏ hoang. Chính những giáo dân này đã xây dựng nên một cộng đồng Thiên Chúa Giáo gốc Việt tại đây, một khu vực mà trước đây hầu như không có người Mỹ nào sinh sống. Ba mươi năm sau, dần dà đã có trường học, có trạm xá, có chợ búa. Tất cả như một quê hương Việt Nam thu nhỏ với ao rau muống, chợ cá, chợ rau, chợ chồm hổm, nhà thờ, lớp học Việt Ngữ, hội chợ Tết Nguyên Đán cổ truyền. Một số người da đen cũng dọn đến ở chung gần đó, các em Việt Nam và da đen cùng đến trường học và vui đùa cùng nhau.....Cho đến một ngày vào năm 2005, cơn bão Katrina đổ ập đến, gây thiệt hại rất nhiều ở bờ biển phía nam của Hoa Kỳ cũng như tàn phá toàn bộ cơ ngơi của những người gốc Việt tạo dựng tại đây trong 30 năm.
Sau cơn bão ác nghiệt và chết chóc ấy, chính phủ đã kêu gọi dân chúng từng chạy bão hãy quay về để tái thiết, nhưng khá nhiều người Mỹ ở các khu vực lân cận đã không quay về nữa, những người Mỹ gốc Việt ở khu vực Versailles thì lưỡng lự.... Tuy nhiên các linh mục trở về, và rồi từ từ các giáo dân cũng đã trở về theo. Buổi lễ cầu nguyện đầu tiên bên trong ngôi giáo đường đổ nát đã có 300 người tham dự thật cảm động, buổi thứ hai có 800 người, và rồi các sắc dân khác cũng đến dự lễ cùng với cộng đoàn Việt Nam vì chẳng còn nhà thờ nào khác mở cửa nữa. Từ từ họ giúp nhau sửa lại ngôi giáo đường, dựng lại từng căn bếp, lợp lại từng nóc nhà, sửa lại các cửa tiệm, đắp lại các con đường đi, cuộc sống từ từ hồi sinh, nhưng rất chậm và khó khăn vì tất cả đều hoang tàn, đổ nát. Ba mươi năm trước họ đã đến đây với hai bàn tay trắng, ba mươi năm sau họ lại hoàn toàn mất trắng, và bây giờ họ phải làm lại từ đầu.
Cả nước Mỹ đã dồn hết cứu trợ cho vùng bão, cho New Orlean. Bản đồ tái thiết được thành phố New Orlean vẽ lên và khoanh vùng. Trên bản đồ những vùng cần tái thiết KHÔNG CÓ khu vực Versailles. Tại sao vậy? Có phải thành phố thấy dân chúng ở đây đã tự giúp nhau, tự tái thiết, tự bật dậy quá mãnh liệt nên chính quyền thành phố không muốn rót kinh phí về đây nữa? Hay là họ nghĩ cộng đồng này ít người biết nói tiếng Mỹ, không hội nhập trong cộng đồng bản xứ, không là "người Mỹ" chính hiệu, không biết tranh đấu hay đòi hỏi gì đâu? Hay còn lý do gì khác nữa chăng???
Chưa hết, thị trưởng của thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana là Ray Nagin đã cho đào một khu vực chôn rác (sau cơn bão) ngay sát bên làng Versailles của những người gốc Việt (mặc dù đất trống xung quanh thành phố có rất nhiều). Những chất rác này sẽ phân hủy, thấm vào các dòng kênh trồng rau của người Việt, sẽ gây ô nhiễm. Về lâu dài có nguy cơ cả một cộng đồng gốc Việt sau 30 năm định cư sẽ phải bỏ đi vì vấn đề an toàn cho sức khỏe, thậm chí có thể là một bước chuẩn bị để sau này, với lý do an toàn, thành phố sẽ trục xuất dân chúng khu vực này đi nơi khác. Có thể nhìn ra, đây là một ý đồ muốn triệt hạ một cộng đồng di dân mới tại nước Mỹ....Hàng ngàn người đã kéo đến tòa đô chánh để biểu tình phản đối. Một số vị dân cử cũng đứng cùng người biểu tình gốc Việt. Ông thị trưởng Ray Magin đã ra đối chất, hứa sẽ ngưng không đổ rác ngay gần ngôi làng Versailles nữa, tuy nhiên đó chỉ là lời hứa suông. Năm ngày sau, công ty đổ rác do thành phố thuê lại tiếp tục hoạt động. Dân làng lại một lần nữa kéo ra chặn đường ra vào của các xe rác, không cho các xe di chuyển. Trong khi đó, dưới sự hướng dẫn của các linh mục gốc Việt, hồ sơ dân làng kiện thành phố tại tòa án liên bang đã chiến thắng. Tòa liên bang ra lệnh cho thành phố, cấm không được đổ rác ngay tại khu vực Versailles, nơi có dân cư đang sinh sống !!! Cuối cùng lẽ phải cũng về tay những người biết kiên trì đấu tranh.
- Tự do và dân chủ không phải từ trên trời rớt xuống. Nếu không đấu tranh thì chúng ta sẽ không bao giờ có, cho dù đang sống tại một xứ dân chủ.

Phim do đạo diễn trẻ gốc Đài Loan là S. Leo Chiang thực hiện, giành được 8 giải thưởng tại các liên hoan phim, cũng như được đề cử vào giải Emmy Award danh tiếng, giành cho phim truyền hình của Hoa Kỳ.
_____________

Khi đang xem phim, tôi đã ngờ ngợ khuôn mặt ông thị trưởng Ray Nagin sao quen quá. Sau khi xem xong phim, tôi đã tìm hiểu và biết ông ta đã từng bị đưa lên báo nhiều kỳ vì tội tham nhũng. Ông ấy đã dính vào tội rửa tiền cũng như đã nhúng tay vào những hoạt động mờ ám liên quan đến công quỹ tái kiến thiết từ liên bang rót về cho New Orleans sau cơn bão. Cựu thị trưởng Ray Nagin đã bị truy tố với 21 tội danh, ra tòa ông ấy bị kết luận phạm 20 tội. Hiện nay đang chịu án tù 10 năm. Nếu theo dân gian Việt Nam hay nói, thì đây cũng là "quả báo nhãn tiền".
Ai muốn coi phim này thì xách vài ổ bánh mì thịt, gói xôi, củ khoai hay nải chuối chi đó đến nhà tui vừa coi vừa ăn nhé. Chủ nhà mời lại rượu 7 món, gãi lưng cho, ok. Còn không thì nên vào website mua DVD để ủng hộ những nhà làm phim độc lập

Tôn Thất Hùng FB

Phim Alamo Bay

Kỳ thị Kinh nghiệm của Người Việt Tỵ Nạn (2)

Tác Giả
LS Nguyễn Xuân Phước
Đối Phó với KKK

1.


KKK là viết tắt chữ Ku
Klux Klan, là một tổ chức kỳ thị chủng tộc cực hữu bí mật của người Mỹ gốc da trắng được thành lập trong thời Chiến Tranh Nam Bắc (1860-1865). Theo giải thích của tự điển mạng, chữ Ku Klux trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là vòng tròn, và chữ Klan có nghĩa là bộ tộc, ý nghĩa thông thường KKK có nghĩa là một tổ chức huynh đệ của người da trắng.

KKK chủ trương chủng tộc da trắng ưu việt và coi người da màu là thấp hèn. Khi Tổng Thống Lincoln tuyên bố giải phóng nô lệ sau cuộc chiến Nam Bắc, những người chủ trương nô lệ miền Nam Hoa Kỳ đã thành lập tổ chức KKK để bảo vệ dòng máu ưu việt của người da trắng. KKK chủ trương dùng bạo lực để hạn chế sự tiến thân của người da màu trong xã hội. Họ cho rằng Hoa Kỳ là một đất nước được Chúa Trời ban cho người da trắng và họ có nhiệm vụ bảo vệ đất nước nầy trước những làn sóng di cư của người Châu Phi và Châu Á.


Trong thời kỳ đấu tranh dân quyền của mục sư Martin Luther
King ở thập niên 1960s, KKK đã tổ chức những lễ đốt thánh giá như là một dấu hiệu của sự tuyên chiến, và đánh bom vào nhà của các lãnh tụ dân quyền da đen. Một số lãnh tụ da đen, kể cả MS King, đã bị ám sát trong thời kỳ nầy. Hầu như những vụ ám sát nầy đều có bàn tay của KKK đứng đàng sau.

Từ năm 1871, KKK đã được chính quyền liên bang liệt danh sách các tổ chức khủng bố. Tuy nhiên họ vẫn tồn tại tại các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ.  Sự phát triển của KKK cũng rất thăng trầm. Đầu Thế kỷ thứ 20 KKK có khoảng 6 triệu hội viên. Nhưng đến ngày hôm nay con số hội viên xuống còn khoảng 6000 trên toàn nưóc Mỹ.


Cách tổ chức của KKK là một hội kín như Thiên Địa Hội trong tiểu thuyết Kim Dung.  Người đứng đầu là một Hội Chủ (Grand Dragon - Đại Long) và họ có những thuộc hạ tay chân đặc trách từng vùng, từng miền tương tự như những hương chủ hay đàn chủ của Thiên Địa Hội.



2.


Ngày 2 tháng 11 năm 1979, Nguyễn Văn Sáu và Nguyễn Văn Chính được toà tha bổng vì lý do giết người để tự vệ chính đáng. Sau đó cả Sáu và Chính đều dọn ra khỏi Seadrift.


Cuối tháng 11 năm 1979, tổ chức KKK nạp đơn với thành phố xin phép cho 600 người biểu tình chống người Việt tỵ nạn tại thành phố nhỏ bé nầy. Con số 600 hội viên KKK dự định tham gia biểu tình bằng 1/2 dân số của thành phố Seadrift. Hội đồng thành phố họp và ý kiến phản đối KKK được thành phố hoan nghinh. Kết quả là thành phố đã bác đơn xin biểu tình của KKK.


Sau đó, cha của
Billy Joe Aplin, người bị Nguyễn Văn Chính bắn chết, tuyên bố là ông ta không mời KKK đến Seadrift. Tuy nhiên ông nói... "Tôi sẽ rất hãnh diện nếu họ vì chúng tôi mà đến để chận đứng làn sóng người Á Châu đến thành phố nầy."

Những người da màu tại Seadrift, gồm người Việt và người Mễ, nghe sự xuất hiện của KKK  bắt đầu cảm thấy tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và bắt đầu di cư ra khỏi Seadrift.


Sau khi bị từ chối cuộc biểu tình tại Seadrift, KKK bắt đầu kế hoạch xâm nhập vùng biển Galveston. Sau 18 tháng KKK đã thiết lập được đường dây hoạt động tại đây.   Tháng 2 năm 1981, nhân ngày lễ Valentine, KKK đã tổ chức buổi meeting tại thành phố Santa Fe, là một thành phố toàn người da trắng ở vùng Galveston với hơn 150 hội viên gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em mặc đồng phục KKK với áo choàng trắng đội mũ vải có chóp. Thủ lĩnh KKK tại Texas, ông Louis Beam tuyên bố: "Thời điểm đã đến để chúng ta giành lại đất nước nầy cho người da trắng".  Ông nói tiếp: "Nếu chúng ta muốn, chúng ta sẽ giành lại đất nước nầy bằng phương cách các tổ phụ chúng ta đã làm: đó là máu máu và máu".


Beam tuyên bố là sẽ cho chính phủ Hoa Kỳ 90 ngày để cưỡng chế người Việt không được đánh tôm ở vùng Vịnh Galveston. Nếu không KKK và những người đánh tôm da trắng sẽ tự thi hành việc cưỡng chế nầy.  Beam nói tiếp là sẽ cho thành lập lực lượng dân quân được huấn luyện chiến đấu tại trại huấn luyện dân quân của KKK. Sau đó, Beam tự tay đốt một tàu đánh cá điển hình mà ông đặt tên là "USS Vietcong" và nói "đây là cách đốt tàu đánh cá đúng nhất".  


Những tuần lễ tiếp theo KKK bắt đầu rải truyền đơn kêu gọi chống người Việt đánh tôm ở vùng vịnh Galveston và bắt đầu giai đoạn khủng bố. Hiện tượng đốt thánh giá như là dấu hiệu khai chiến của KKK tại nhà người Việt trong khu vực xuất hiện khắp nơi. Hai tàu đánh cá của người Việt bị đốt tại thành phố Seabrook. Ngày 15 tháng 3 lực lượng dân quân KKK diễn hành trên tàu đánh cá với hình nộm người Việt bị treo cổ để cho mọi người được thấy.



"They Cannot Mess With Vietnamese..."

Khẩu hiệu của tiểu bang Texas là "Don't Mess with Texas" như một lời khuyến cáo khách du lịch đừng lộn xộn với tiểu bang Texas vì hậu quả không lường được. Qua kinh nghiệm của người Việt đấu tranh chống KKK tại vùng Vịnh Galveston thì người Mỹ cũng có câu nói tương tự để nhắn với tổ chức KKK... Đừng lộn xộn với người Việt Nam.


Trong thời gian KKK bắt đầu gây sự và gây chiến thì cộng đồng người Việt cũng không ngồi yên. Khi một người đàn bà làm việc cho nhà hàng Mỹ nghe hội viên KKK bàn kế hoạch đánh bom tàu đánh cá của người Việt thì bà đã báo cho chồng, và chồng báo cho cộng đồng người Việt. Họ bắt đầu tổ chức vũ trang chống lại sự uy hiếp của KKK và cộng đồng đánh tôm người da trắng. Khi KKK bao vây một trailer park của người Việt thì người Việt đã chống trả quyết liệt.



alt
 
Amy Madigan, Ho Nguyen, Ed Harris trong Alamo Bay 1985 - nguồn cineplex-com


Một thành viên của KKK từng tham chiến ở Việt Nam nói với lãnh đạo KKK rằng "Đừng lộn xộn với người Việt vì họ sẽ bắn và giết quý vị". Và do đó, KKK bắt đầu rút lui.


Theo một giáo sư tại Texas nghiên cứu tình hình lúc bấy giờ, một người đánh tôm da trắng tham gia vụ đốt tàu của người Việt đã bị người Việt đó đến nhà đòi quyết tử với ông ta. Người đánh tôm da trắng đó cuối cùng phải dọn đi nơi khác vì sợ hãi.


Ông Khang Bùi, một cư dân tại vùng vịnh Galveston, nói với phóng viên báo chí rằng KKK đã không hiểu được người Việt là những người đã sống trong chiến tranh, họ biết dùng súng đạn để đối phó và bắn trả lại KKK. Ông ta nói tiếp... sau khi KKK nhận thức được việc dùng bạo lực để khủng bố tinh thần người Việt là vô ích, họ đã âm thầm ra đi và không còn người da trắng nào lộn xộn với người Việt.



Cuộc Chiến Pháp Lý

Tháng 4 năm 1981 Hội Ngư Phủ Người Việt cùng với Southern Poverty Law Center tại Montgomery Alabama nạp đơn kiện KKK vì cạnh tranh thương mãi không công bằng. Tháng 5 năm 1981 bà Gabrielle Kirk McDonald, vị quan tòa liên bang đầu tiên của người da đen quyết định thuận lợi cho người Việt Nam và ra lệnh cấm chỉ hoạt động của KKK tại vùng vịnh; và đóng cửa trung tâm huấn luyện dân quân và các tổ chức võ trang của họ.


Được đánh tôm với sự bảo vệ của chính quyền liên bang, người Việt dần dần ổn định và thành công. Từ những căn nhà trong khu trailer chật hẹp tối tăm, ngày nay người Việt dọn vào những biệt thự nguy nga đồ sộ. Người Việt làm chủ hầu hết các bến tàu tại Galveston; và tại Port Arthur, Texas ngày nay 95% ngư dân đánh tôm là người Việt.


Kinh nghiệm cuộc chiến chống kỳ thị tại vùng vịnh Galveston, Texas đã được làm thành phim Alamo Bay.


Movie Review

Alamo Bay (1985)


'ALAMO BAY,' ETHNIC STRIFE IN TEXAS

Published: April 3, 1985
AFTER the collapse of the United States-backed Government in Saigon in 1975, more than half a million Vietnamese refugees made their way to this country, approximately 100,000 settling in Texas and many of these along the coast of the Gulf of Mexico. They fished and shrimped and, by being willing to work harder and put in longer hours than the white Texan - or ''Anglo'' - boatmen, they prospered.
Because of the language barrier, the Vietnamese, most of them Roman Catholics, kept to themselves in their own makeshift communities. Initially times were good, but as prices for fish and shrimp fell, competition between the Vietnamese and the Anglos intensified until, in 1979, an undeclared war broke out. It was an ideal situation for the Ku Klux Klan. The next couple of years were marked by firebombings of Vietnamese boats and houses and the destruction of their fish-traps, with the Vietnamese retaliating in kind. There was no denying the urgency of the confrontations when, in 1980, a young Vietnamese shot and killed an Anglo fisherman named Billy Joe Aplin.
To the economically beleaguered Anglos, of lot of whom had fought in Vietnam, the refugees were ''gooks'' and Communists who, according to the Anglo way of seeing things, had been saved by the United States Government - and by American blood - only to be able to take the food out of the mouths of good, solid, native-born patriots. To the Vietnamese, America had become a nightmare of violence and bigotry.
These are the sad, complex, real- life events that serve as the source material for ''Alamo Bay,'' directed by Louis Malle from an original screenplay by Alice Arlen, who, with Nora Ephron, wrote the excellent screenplay for ''Silkwood.'' The film opens today at Loew's New York Twin Theater.
Like many other movies that have their origins in a general idea, which characters and their story, ''Alamo Bay'' is almost shamefully clumsy and superficial - it's manufactured ''art.'' Watching it is an unhappy experience that never becomes illuminating.
Its mediocrity is especially surprising when one realizes that it comes from a director who, in the past, has virtually made a personal style by evoking humane comedy and drama from the most unlikely situations, including incest (''Murmur of the Heart''), child prostitution (''Pretty Baby'') and a couple of white guys sitting around talking (''My Dinner With Andre''). This movie discovers nothing in the real-life events that wouldn't be immediately apparent in the newspaper accounts of what actually happened. It's a rule of literature that second-rate fiction diminishes fact.
That ''Alamo Bay'' is a well-intentioned melodrama can't be denied. It wouldn't have been made otherwise. Mr. Malle and Mrs. Arlen can be certified as concerned citizens. It's also apparent that they appreciate the terrible bind in which both the native Texans and the Vietnamese find themselves. Where they fail is in making something moving and comprehensible of the contradictory impulses within their fictional characters. They try, from time to time, but the essential nastiness of the situation overwhelms them.
At the heart of the film are three potentially interesting people. Glory (Amy Madigan) is a pretty, tough, headstrong young woman who has returned to the small fishing town of Port Alamo to help her ailing father in his shrimp-shipping business.
Shang (Ed Harris), who used to ''spark'' Glory when they were in high school but is now married to a shrew who lives in hair curlers, is a Vietnam vet having trouble meeting the bank loan on his boat. Shang has the manners and mentality of a redneck bigot, but he also has a lot of primitive charm. One is meant to believe, I think, that under any other circumstances he'd be a fairly decent guy, but even before the confrontation with the Vietnamese, he's such a mean-spirited boor it's difficult to see how any woman not bent on self-destruction could stick with him.
Dinh (Ho Nguyen) is a bright, shining-faced, optimistic young Vietnamese refugee, newly arrived in Port Alamo, who goes to work for Glory and, in almost no time, is in a position to purchase his own boat. Dinh is a very rare creature, too good, you might say, to be true or, more important, to be effectively dramatic. He accepts the racial slurs of the Anglo fishermen without expression. His sunny nature eventually wins over the skeptical Glory, who stands by him when the white fishermen declare their war on the ''gooks,'' as he stood by her when the Anglos threatened to close down her business because she dealt with the Vietnamese.
At the same time, Glory's private life has become a mess. She has resumed her affair with Shang, only to have him leave her when she cannot produce the money to save his boat from foreclosure.
Miss Madigan and Mr. Harris (who are married in real life) are good performers, but their characters here are not as complex as they are. There's only one moment in the entire film when it seems as if ''Alamo Bay'' is taking on a life of its own, when we understand that behavior might be growing out of character and not simply imposed on character. This is a sexy, mostly wordless love scene, set in a Port Alamo barroom, when Glory and Shang are dancing together and, what with the music and the body heat, realize simultaneously that each is ready to chuck everything to be able to make love to the other.
That events overtake them is no particular surprise, nor are the events themselves, including the film's bloody climax, which are regularly telegraphed before their arrival. It's unfortunate for a film when its most lifelike character is a smooth- talking Klan organizer. The movie's attempts to give identity to its stereotypes sometimes are ludicrous, as in a scene when Glory and Dinh, having a late-evening drink together in a bar far away from Port Alamo, are trading the stories of their lives.
''What was the worst thing that ever happened to you?'' Glory asks Dinh. He tells her that after the Vietcong attacked his village, murdering almost everybody, he hid for a week in the jungle, where, to stay alive, he was forced to eat grass. Glory is appalled: ''You had to eat GRASS!''
Much like a movie inspired by events and not character, Glory gets the priorities wrong.

A War Continued
ALAMO BAY, directed by Louis Malle; written by Alice Arlen; director of photography, Curtis Clark; edited by James Bruce; music by Ry Cooder; produced by Mr. Malle and Vincent Malle; released by Tri Star Pictures. At Loews New York Twin, Second Avenue between 66th and 67th Streets. Running time: 105 minutes. This film is rated R.

Glory . . . . . Amy Madigan
Shang . . . . . Ed Harris
Dinh . . . . . Ho Nguyen
Wally . . . . . Donald Moffat
Ben . . . . . Truyen V. Tran
Skinner . . . . . Rudy Young
Honey . . . . . Cynthia Carle
Luis . . . . . Martino Lasalle
Mac . . . . . William Frankfather
Ab Crankshaw . . . . . Lucky Mosley
Sheriff . . . . . Bill Thurman
Wendell . . . . . Michael Ballard

No comments:

Post a Comment