Thursday, April 11, 2019

CÁI CHẾT CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT TÊN NAM.

Đọc bài này mà chảy nước mắt.
Tôi được dịp đi miền Tây trong phái đoàn của ông Thứ Trưởng Nội Vụ Lê Công Chất, được gặp tướng Nguyễn Khoa Nam trong dịp đó. Dưới 10 người ngồi chung một cái bàn gỗ nơi một quận nhỏ vùng quê tỉnh Phong Dinh với bữa ăn trưa có thịt rùa.
Hình ảnh tướng Nam với bộ quân phục và nón sắt vẫn còn rõ trong ký ức, dù là tướng, với khuôn mặt cương nghị, nhưng ăn nói nhỏ nhẹ, đáng yêu mến và ngưỡng phục. Buồn ! Cảm ơn những người đã luân phiên post lại bài viết này.
Tường Giang
***
*** ***

Tôi bắt đầu tháng 4 năm nay, khuya 31/3 - 1/4, bằng giấc ngủ chập chờn. Suốt đêm là như thế ! Lãng vãng trong đầu là khuôn mặt một người đàn ông với hai hàng nước mắt !
Người đàn ông đó là thiếu tướng Nguyễn khoa Nam!

Những ngày này, 44 năm xưa, trong khi phân nửa lãnh thổ "di tản", chiến trường vùng 3 đang sôi động thì "Quân đoàn – Quân khu 4 chưa mất một tấc đất, quân số và vũ khí vẫn còn nguyên vẹn. Chúng ta cứ bình tĩnh chiến đấu, không phải chạy đi đâu cả", đó là những tuyên bố, nhắc nhở của tướng Nam trong các buổi họp tham mưu.
Hai tháng cuối cùng của VNCH, biết bao nhiêu là hình ảnh tang thương, uất hận đã làm ứa máu trái tim, đứt đoạn lòng người, qua những bài viết, lời kể của các chứng nhân: những người lính, người dân có cơ may rời nước đến được bến “tự do”, những người trở về từ trại tập trung, trở về từ cõi chết ... vv Tôi đã thấy, như trước mắt, diễn tiến các cuộc tự sát tập thể của lính mũ xanh, mũ đỏ hay những giây phút cuối cùng của quân nhân các cấp, các binh chủng trên đường lui quân, trong ngày mất nước...
Đó là những hình ảnh làm nước sôi, đá mềm, ngạ quỷ còn phải nhắm mắt, Chúa Phật còn phải thở dài.
Nhưng không biết sao, cái hình ảnh luôn đi về trong tôi, từ gần 20 năm nay, lại là những giọt nước mắt âm thầm của tướng Nguyễn Khoa Nam, trong chiều 30/4 và sáng 1/5, vài mươi phút, trước khi tự sát !
Trung úy Lê Ngọc Danh, tùy viên tướng Nam, thuật lại trong quyển “Nguyễn Khoa Nam" (Hội phát huy văn hóa Việt Nam, 2001).
Chiều 30/4/1975 ( bắt đầu từ 18h30 )
“….. Tư Lệnh đi từ đầu phòng đến cuối phòng hỏi thăm từng bệnh nhân, rồi Tư Lệnh đi qua dãy kế bên và tiếp tục hơn một giờ thăm viếng thương, bệnh binh buồn tẻ và nặng nề. Gần giường một thương binh, anh cụt hai chân, vải băng trắng xóa, máu còn rịn ra lốm đốm đỏ cuối phần chân đã mất. Tư Lệnh đứng sát bên và hỏi:
– Vết thương của em đã lành chưa?
– Thưa Thiếu Tướng, vết thương mới mấy ngày còn ra máu, chưa lành.
Với nét mặt buồn buồn, Tư Lệnh nhíu mày lại làm cặp mắt kiếng đen lay động. Tư Lệnh chưa kịp nói thêm thì anh thương binh này bất chợt chụp tay Tư Lệnh mếu máo:
– Thiếu Tướng đừng bỏ tụi em nhé Thiếu Tướng.
– Qua không bỏ các em đâu. Qua ở lại với các em.
Qua ánh đèn của bệnh viện, tôi thấy Tư Lệnh đưa ta nâng sửa cặp kính đen và hai giọt nước mắt từ từ chảy lăn dài trên khuôn mặt đau thương của ông. Tư Lệnh cố nén xúc động, nhưng người đã khóc, khóc không thành tiếng và những giọt nước mắt tự nhiên tuôn trào. Tư Lệnh vịn vai người thương binh nói trong nghẹn ngào:
– Em cố gắng điều trị… có qua ở đây ….”
Sáng 1/5/1975 ( khoảng 30 phút trước khi tướng Nam tự sát )
“ … Tư Lệnh chầm chậm bước theo nấc thang lên tầng trên, tôi và anh Việt nối bước theo sau. Tư Lệnh ra sân thượng, đứng sát bên lan can, mắt nhìn ra Đại Lộ Hòa Bình trước cửa cửa dinh, tôi đứng bên phải Tư Lệnh, anh Việt ( *) đứng bên trái. Trên lộ, chỉ có vài chiếc xe qua lại, người thưa thớt, khung cảnh vắng vẻ như chiều 30 Tết. Bất chợt, Thiếu Tướng bật khóc. Tư Lệnh cố nén không khóc thành tiếng, nhưng những giọt nước mắt tuôn trào chảy dài trên khuôn mặt đau buồn vì nước mất nhà tan. Tôi cũng khóc theo, anh Việt cũng vậy. Ba người đứng trên sân thượng trước mặt tiền dinh, mặc cho nước mắt tự do tuôn chảy...".
(*) Trung úy Việt : sĩ quan liên lạc
Tối 30/4 , sau lệnh đầu hàng, trong khi nhiều “đại bàng" tìm cách thoát thân, thì tướng Nam là vị chỉ huy quân sự có cấp bậc cao nhất, có lực lượng hùng hậu nhất, (hơn cả quyền Tổng tham mưu trưởng QLVNCH: Chuẩn tướng nằm vùng Nguyễn Hữu (vô ?) Hạnh), lại bỏ ngày giờ đi thăm hết các thương binh, thể hiện tình “huynh đệ chi binh", như môt câu trong bài hát của ns Anh Bằng: “… Sống chết có nhau là / huynh đệ chi binh " !
Nói với người thương binh cụt hai chân: “Qua không bỏ các em đâu. Qua ở lại với các em". Ông Nam nói và ông Nam làm: ông đã ở lại, vĩnh viễn ở lại, “Người ở lại Tây Đô" không chỉ ở lại với Cần Thơ, với “các em" thương binh trong quân y viện Phan thanh Giản, mà còn ở lại trong lòng người dân Việt Nam Cộng Hòa. Mà không chỉ với người Cộng Hòa, theo như lời kể (2014) của "cựu" tù nhân CS, luật sư Lê Công Định.
“Vào ngày 1/5/1980, sau bữa ăn trưa, ba tôi ngồi uống trà và trò chuyện với các anh em chúng tôi về những ngày tháng Tư của 5 năm về trước. Ba tôi, người thuộc bên thắng cuộc phía miền Nam, đã tham gia chiến tranh vì mơ ước hòa bình và, cũng như nhiều người đương thời, ông đã vỡ mộng vài năm sau khi cuộc chiến kết thúc. Ông kể với lòng kính phục về Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân đoàn 4 của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), vị danh tướng đã tuẫn tiết sau khi Sài Gòn thất thủ".
Ông Định viết thêm:
"Trở lại câu chuyện ban đầu, hình ảnh về tướng Nguyễn Khoa Nam do ba tôi kể lại đã khiến tôi lao vào tìm hiểu nhiều hơn về các vị danh tướng VNCH khác, mà thật lòng tôi rất kính trọng, giống ba tôi. Đọc quyển sách “Chân dung các tướng ngụy Sài Gòn” được bên thắng cuộc in và tái bản nhiều lần sau 1975 nhằm mục đích bôi nhọ quân đội và tướng lĩnh của bên thua cuộc, tôi không khỏi bật cười với ý nghĩ rằng chân dung tồi tệ mà tác giả muốn phác họa cho các tướng VNCH thật ra thích hợp và xứng đáng dành cho những sĩ quan Quân Đội Nhân Dân VN thời bình ngày nay hơn. ( https://www.facebook.com/LSLeCongDi…/posts/1412420875698359… ) !
Ở đây, trong một vài buổi dạ tiệc, dạ vũ, với phần đầu chương trình “cùng (?) hát, cùng… chịu trận (!!!)", thỉnh thoảng tôi lại nghe (!) câu hát “nước mắt đàn ông không rơi từng giọt / nước mắt đàn ông chôn sâu trong lòng...", một câu tuy “cải lương" nhưng nghĩ lại cũng không sai .
Đàn ông rất ít ai khóc (trừ… ca sĩ Anh Khoa), nói gì đến “lính Dù lên điểm" Nguyễn khoa Nam, vào sinh ra tử hằng ngày, lon lá đều lên ở chiến trường (ngoài 5 năm “chịu trận" với chức vụ Đại Đội Trưởng Kỹ Thuật Nhảy Dù). 1961 – 1972 từ Đại úy trưởng ban 3 / TĐoàn 3 Dù lên đến Thiếu tướng Tư lệnh sư đoàn 7. Chưa nói Tướng Nam, qua ký ức những người tiếp cận, là một người ăn nói điềm đạm, ít khi biểu lộ tình cảm. Thế mà cuối cùng ông lại khóc trước mặt thuộc cấp ! Khóc những hai lần !

Hình dung buổi chiều ghê rợn ấy, buổi chiều 30/4, không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra, khi đã có lệnh trên buông súng, khi đang ào ào kẻ chạy, người đi. Nhưng xe Tư Lệnh vẫn cắm cờ, hiên ngang, phom phom vào quân y viện. Hình dung buổi sáng 1/5, từ lầu cao tư dinh, 3 thầy trò im lặng đứng bên nhau nhìn ra Hòa Bình, cái đại lộ thường nhật ngựa xe như nước, bây giờ chỉ hớt hãi dăm bóng người qua. Rồi một người bật khóc, hai người khác khóc theo !
Đó là những người đàn ông, những người trai thời loạn, đã quen tiếng đạn bom, đã kề với cái chết. Thế mà bây giờ lại khóc. Sử sách chỉ ghi điều chánh yếu, không ghi chi tiết nhưng ai dám quả quyết rằng, trước khi tự sát, Hoàng Diệu không khóc, Võ Tánh không khóc, Phan thanh Giản không khóc…. Vv ? Khóc không vì sợ, không vì yếu lòng, “xưa nay chinh chiến mấy ai về". Nước mắt này là nước mắt uất hận, tức tối, đau thương… Như muốn cắn lưỡi phun máu hỏi trời “Tại sao lại là như thế ?!"
Cũng những ngày này, 47 năm trước, 12/4/1972: Trung tá Nguyễn Đình Bảo, tiểu đoàn trưởng 11 Dù, đã ở lại “Charlie", sau 5 ngày quần thảo với 1 đối phương đông gấp 6 lần (2 trung đoàn bộ binh + 1 trung đoàn pháo) !
Ông Bảo là đàn em ông Nam. Cả hai ông đều ăn gạo sấy, uống bi-đông Nhảy-Dù từ lúc là sĩ quan mới ra trường lên đến cấp chỉ huy. Khi ông đại tá Nam nắm Lữ Đoàn 3 thì ông thiếu tá Bảo là một tiểu đoàn phó. Bây giờ “người ở lại Charlie", “kẻ ngã xuống Cần Thơ".
Charlie hay Cần Thơ đều bắt đầu bằng “C", khác chăng một bên đồi cao, một bên thành phố !
Khóc anh Bảo, nhạc sĩ Trần thiện Thanh viết: “Nhớ anh trời làm cơn bão". Cơn bão âm ỉ từ 72 biến thành hồng thủy, địa chấn 75: nước mất, nhà tan, với biết bao nhiêu là xác người Nam Việt: xác lính can trường, xác dân vô tộ . Trong số những cái chết can trường, có cái chết tự sát của một người Việt tên Nam.
Tôi đã trãi qua (hầu như) trắng đêm 1/4/2019 ! Lãng vãng trong đầu là khuôn mặt cương ngh , oai nghiêm của một người đàn ông. Với hai hàng nước mắt !
Người đàn ông đó là Thiếu tướng tư lệnh vùng 4 Nguyễn khoa Nam ! Hai hàng nước mắt đó là những giọt lệ cuối đời ông. Một cuối đời đúng nghĩa. Bởi, chỉ vài mươi phút sau, ông đã kê súng bắn vào màng tang tự sát.
“Tư Lệnh thà chết chứ không bàn giao !"
Huỳnh Kim Thu

Wednesday, April 10, 2019

Tháng Tư - Thương về những người lính năm xưa,

Tháng Tư - Thương về những người lính năm xưa, dòng trôi tủi hận, mỗi năm cứ vào độ Tháng Tư, tháng của tang thương và uất hận, tháng của khổ đau, của nước mắt dạt dào, tháng của chia lìa, ly tán, hư hao, bẻ súng gãy gánh trong niềm đau bức tử.

Hôm nay, tháng Tư lại đến sau 44 năm dài hơn nửa đời người, quê hương vẫn nhọc nhằn trong đọa đày, lừa bịp, hung tàn, mụ mị... vẫn còn hiện hữu và ngày càng rõ nét, trước thảm cảnh này, lời thơ là những điệu ru bằng nước mắt cho quê hương, cho chính bản thân mình và cho cả các anh, những gương hùng bất tử Ngụy Văn Thà, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú, Hồ Ngọc Cẩn... và nhiều hơn nữa, nhiều lắm.

Các anh là những đứa con yêu của tổ quốc, của tự do và nhân bản cho dẫu hôm nay các anh còn sống trong sự tàn tạ như một phế nhân hay đã chết trong niềm đau tức tưởi căm hờn thì các anh vẫn luôn là những chàng trai kiêu hùng của nước Việt.

Những đứa em thuộc thế hệ đi sau, nguyện noi bước đàn anh để tiếp tục trên con đường chiến đấu cho một Việt Nam độc lập dân chủ tự do nhân bản và hưng thịnh hầu an ủi cho vong hồn các anh nơi chín suối cũng như ân cần chia sẻ cho những người lính bất hạnh còn lại trong hoang phế nhọc nhằn, sau đây là những vần thơ chân thành của một đứa em, mong tặng các anh thay những lời ru cho những chiến sĩ vị quốc vong thân nhân mùa Tháng Tư Ðen đau thương oan nghiệt.

Nguyện cầu hương hồn hiển linh của các anh phò hộ cho những lớp đàn em, chân cứng đá mềm trên con đường đấu tranh.

- Tiễn anh người lính năm xưa

Anh nằm đó
Trong căn gác nhỏ
Chết cô đơn, nơi xó góc nhà
Hồn ra đi hơn một tuần qua
Xác cô lạnh, người ta nào biết!

Anh nằm đó
Người trai gốc Việt
Lìa thế gian, tha thiết gì không?
Chẳng có ai chia sẻ nỗi lòng
Trong phút cuối thong dong miên viễn.

Phút anh đi
Ai người đưa tiễn?
Ai vẫy tay biền biệt ngàn thu?
Nhớ ngày xưa chiến trận diệt thù
Cờ phủ ấm, lời ru đồng đội.

Ghé thăm anh, nén nhang tạ lỗi
Quá khứ ơi, dậy nỗi ngậm ngùi
Chiến trường xưa cho dẫu ngược xuôi
Trận xung kích buồn vui bầu bạn

Chốn lưu vong...
Buồn theo năm tháng
Nỗi nhớ nhung, khuất dạng quê hương
Ðời nơi đây, xa vắng người thương
Bởi bận bịu... con đường sự nghiệp.

Chiến chinh tàn, nhưng anh vẫn tiếp
Cuộc đấu tranh, chấp nhận nghiệp nghèo
Mong vần thơ nhiệt huyết anh gieo
Cho thế hệ tiếp theo lĩnh hội...

Giờ tiễn anh, tôi nguyền tiếp nối
Sẽ thay anh tạ tội nước non
Anh yên tâm, mai quê mẹ khải hoàn
Ta không thẹn là con đất Việt.
(Bài thơ gởi anh thay nén hương thương tiếc.)

- Thương dòng kỷ niệm

Bóng trăng chênh chếch xuyên màn lá
Dưới mộ huyệt sâu đất bạc màu
Tôi ghé thăm anh ôn kỷ niệm
Ðôi dòng tâm sự suốt canh thâu.

Lúc tiễn nhau đi tôi trẻ lắm
Ngả bóng thời gian tuổi cũng già
Xưa dắt nhau tìm chim sáo nhỏ
Lính trận về thăm những món quà

Bóng xế dần trôi theo kỷ niệm
Nghiêng ngả quê hương rũ bóng dừa
Cạn ly tôi uống dòng nước mắt
Thuyền vẫn bạt ngàn bão đong đưa.

Anh yên nghỉ nhé lòng đất mẹ
Phò hộ cho tôi cuộc hành trình
Góp sức chí hùng trai thời loạn
Không thẹn với anh chữ nhục vinh

Dưới gốc cội già bên nấm mộ
Ru hời kỷ niệm gởi mây xanh
Dáng ai ẩn hiện hồn dũng sĩ
Ngàn thu yên ngủ giấc mộng lành.
––

Miền đất bạc

Mùa thu cũ nhớ ngày xa lặng lẽ
Tôi viết bài thơ lời tưởng niệm tặng anh
Ngày ra đi không tiếng trống, không nhạc quân hành
Thảm cỏ úa, vài chiếc lá xanh làm phúng điếu.

Anh ra đi... không mang theo giấc mơ huyền diệu
Vỏn vẹn chỉ chiếc áo tù và manh chiếu phủ thân
Hai chiến hữu đồng tù, còng lưng thương tiếc ân cần
Cũng kiệt sức trơ dần theo đói khát.

Mé rừng hoang, nơi anh nằm, miền đất bạc
Sỏi đá khô cằn, tan tác thê lương
Bạn tù khiêng anh, quỵ ngã bên đường.
Anh không nặng nhưng hai thân gầy xương khiêng sao nổi!

Sức kiệt đất cằn bốn tay gầy xới vội
Huyệt không sâu
U uẩn một lối về
Ngày anh đi, không con cháu, không hôn thê
Âm thầm cô lẻ nẻo đường quê từ biệt.

Nước mắt hai bạn tù đã đuối mòn cạn kiệt
Gió vi vu thương tiếc thoảng mênh mang
Anh ra đi hồn lẻ nhập suối ngàn
Ðâu còn nữa... thênh thang đường Tổ Quốc.

Chiều Sơn La, dòng đời trôi tất bật
Khối nhân gian vẫn vờ vật với đời
Giã biệt anh
Người chiến hữu ơi
Theo sau linh cữu chỉ đất trời gió lộng...
Chuyến viễn du ngàn thu nhưng trong tôi anh vẫn sống.

- Quê hương và kỷ niệm

Tôi với anh chung thôn xóm nhỏ
Nơi quê hương có tên gọi Việt Nam
Anh lớn trước, chống quân thù giặc đỏ
Tôi sinh sau, còn đũng ghế trường làng.

Ðêm đêm về bom vẳng âm vang
Miền xa thẳm, anh dặm ngàn chiến tuyến
Hòa tiếng bom... tôi gởi lời cầu nguyện
Chiến trường xa mong trận chiến an lành

Núi thẳm rừng sâu thương quá lớp đàn anh
Hỏa châu chiếu, mắt long lanh lính trận.

Miền Nam của chúng ta, đầy yêu thương, không thù hận
Giặc Bắc tràn về, giặc xâm lấn quê hương
Giặc đến đây, nhuộm máu khắp nẻo đường
Gieo rắc thù hận đau thương tang tóc!

Trai thời loạn... giã biệt áo thư sinh, rời trường học
Những em thơ chiều khóc nhớ anh mình
Sáu tuổi đầu đời, đã sớm nhận hung tin
Người anh ấy đã hy sinh trong chiến trận

Sáu tuổi đời, đã khắc ghi niềm căm hận
Tuổi thơ ơi, sao sớm đón nhận đau thương!
Thế là từ đây...
Ðường làng bước đến trường
Vốn hoang vắng, lại càng thêm trống vắng

Chiều tan học, nhìn ra mộ anh, tôi lẳng lặng
Nước mắt rơi trong tiềm thức ngậm ngùi
Chiến tranh bạo tàn đã cướp lấy anh tôi
Còn đâu nữa những ngày vui chim sáo nhỏ.

Tháng Tư đến đất trời lộng gió
Mùa tang thương cây cỏ cũng tàn theo...

Mẹ anh, mẹ tôi, tất cả đều nghèo
Thương bác quá, ngày dài trông theo bóng nhạn
Sức già mỏi mòn úa theo ngày tháng
Lá vàng đi tìm dạng bóng lá xanh.

Tháng Tư ơi, tôi đã thấu ngọn ngành
Người ở lại tuổi xanh nhưng đầu trắng bạc

Ôi quê hương!
Ðau dân tôi... một đàn cừu ngơ ngác...

- Quên lãng

Dạo Tháng Hai
Em vừa tròn mười chín
Anh chiến trường trót phận kẻ thương binh
Những lá thư xanh ấp ủ trang tình
Còn bỡ ngỡ đời sinh viên đại học.
Tháng Tư đến

Dòng đời theo cơn lốc
Bão giao mùa, tang tóc gợi thương đau
Tuổi trẻ niềm tin... tha thiết dạt dào
Bỗng nhập cuộc chung niềm đau đất nước!

Tôi trở lại cao nguyên miền sơn cước
Ðường mù sương, đẫm ướt nửa tấm thân
Kẻ một chân lê nẻo bước phong trần
Cánh tay phải cũng trọn dâng cho Tổ quốc.

Từ dạo ấy, nỗi niềm tôi chất ngất
Tây Nguyên buồn lất phất giọt thu rơi
Kiếp lang thang, lạnh buốt giữa đất trời
Thầm giã biệt tình ơi, em nào biết.

Mai có về, xin em đừng luyến tiếc
Kẻ phế tàn, đời ngã nghiệt thương đau
Hạnh phúc nào?
Hay tủi thẹn bên nhau?
Tiễn quá khứ
Nhói đau lời vĩnh biệt.

Cũng từ dạo ấy
Tôi làm người thua thiệt
Dĩ vãng buồn... là chiếc võng đong đưa
Chiều tàn hoang, dấu binh lửa tàn chưa?
Ðời hiện nét những lọc lừa căm hận.
Nay còn gì đâu để tôi dấn thân vào thế trận!
Một mối hận thù
Một mối thương đau.

Bao oan khiên, những con tim nguyên vẹn thét gào
Nhân thế đã ném tôi vào quên lãng!

Phận tật nguyền đâu được làm người di tản
Trôi lững lờ, dạ hôm đói sáng lo
Ðêm lạnh về
Một tay ấp ủ một chân co
Còn đâu nữa, những hẹn hò cuộc sống?

Chiều tha hương lần về đôi mắt ngóng
Người yêu xưa, biệt dạng bóng phương nao?
Tím thẫm hoàng hôn, ngã dáng vẫy tay chào
Cô đơn nạn gỗ
Niềm đau...
Thôi từ giã.

Mây ngàn thu
Giọt rơi buồn phiến đá
Gió thu ơi, nghiêng ngả bóng quê hương
Người thương binh lê cuộc sống tha phương
Nửa tấm thân biền biệt chốn sa trường
Nửa còn lại
Bụi vương mờ lối mộng.

- Chiếc áo vàng

Chiếc áo vàng hôm xưa em mặc
Ba đóa hồng hương thắm huyền nhung
Màu áo quê hương, màu nhân bản kiêu hung
Ngời chí khí dũng trung đoàn vệ quốc.

Mùa bảy lăm hóa đời tất bật
Bão giao mùa
Em khoác áo màu đen
Thờ thẫn trong đêm.
Thành phố không đèn
Cây cột điện cũng chưa quen mùi cách mạng!

Dòng cam go... dần trôi theo năm tháng
Khúc tương phùng hút dạng nẻo người đi
Em liễu tơ ngất lịm buổi phân kỳ
Nợ chưa dứt
Lần đi
Lần vĩnh biệt.

Cứ mỗi dạo Tháng Tư về là lòng em thương tiếc
Con gái của chúng mình, giờ cũng biết được chuyện xa xưa
Nó lớn lên, tuy không bom đạn cày xéo đường phố hàng dừa
Nhưng tội nó
Kiếp đong đưa
Vòng khổ lụy.

Tuổi thơ ngây nhưng bản án vô hình đã trùm nó vào vòng lao lý
Là đứa con của tên “ngụy” ác ôn
Nó lớn lên trong tủi hận tâm hồn
Ðường tiến bước, vùi chôn theo lý lịch.

Nơi trại tù
Cha nó vẫn bị xem là địch
Ðảng trả thù... trong chiến dịch phục thù xưa
Chiều Việt Bắc lã chã thấm giọt mưa
Ðủ thắm lạnh cho thân gầy vừa gục xuống.

Nó và em
Hai mảnh đời nơi nương ruộng
Cơn đói về cuồn cuộn rét buốt thân
Nước độc rừng ma
Tuổi mười sáu yếu dần
Nó lên phố bán thân làm đĩ!

Trong thầm kín, nó không bao giờ quên mình là con thằng ngụy!
Ðời giang hồ
Nó bị si-đa
Những lúc hận đời là những khi nó thương nhớ về cha
Càng cương quyết hiến thây ma này cho cán bộ.

Tuổi mười bẩy, hoa phượng đường nở rộ
Quan chức giàu, không ngố cũng phải ham
Nó khắc tên những thằng tham quan sau những chuyến “đi làm”
Vào cây xương rồng đỏ... hồng cam vết máu.

Hôm tiễn con đi
Trong quan tài buồn, em mặc cho nó chiếc vàng màu áo
Của người chiến binh dũng cảm hôm nào
Mong về gặp anh
Vầng sáng một vì sao
Và từ đó... những lần mộng chiêm bao em cười nụ.

Nghiêng ngả quê hương... mưa sa cờ rũ.
Em mơ về... ngày cũ thuở thương yêu
Tháng Tám mùa thu đời ngã muôn chiều...
Em nuối tiếc
Thương yêu mùa nhân bản
Quê hương tuyệt vọng... kể từ ngày có đảng.

30-4-1975
30-4-2019

Monday, April 8, 2019

8 tháng 4 năm 1975 . Tên Phi Công Hèn Phản Bội & Trận đánh cuối cùng .

Hãy đọc bài báo Pháp Luật của Việt Cộng nói về cuộc sống hiện nay lam lũ, nghèo đói, khổ sở của tên Phi Công A.37 Trần Văn On đã phản bội Tổ Quốc, phản bội QLVNCH để theo Cộng Sản VN cùng với Nguyễn Thành Trung dẫn máy bay về không kích bắn phá phi trường TSN đã được nhà nước CSVN ưu đãi như thế đấy. ĐÁNG ĐỜI tên Phản Bội !
Ông nông dân từng ném bom Tân Sơn Nhất
Giác ngộ cách mạng vỏn vẹn hai tuần, anh Trần Văn On là một trong năm phi công đảm nhận trận oanh tạc vào sân bay Tân Sơn Nhất cách đây 36 năm. Sau ngày giải phóng đất nước anh trở thành một nông dân thực thụ.
Một ngày cuối tháng 4-2011, chúng tôi về xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang, tìm gặp anh Trần Văn On, người cầm lái một trong năm chiếc máy bay A-37 ném bom sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28-4-1975.
Được chọn vào Phi đội Quyết Thắng
Cuối tháng 3-1975, ta giải phóng Đà Nẵng, ngày 16-4-1975 thì giải phóng Phan Rang. Trong những máy bay thu được ở Đà Nẵng và Phan Rang có sáu chiếc phản lực ném bom A-37 với đầy đủ đạn dược.
Với quyết tâm sớm chấm dứt chiến tranh, ngày 19-4-1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh chỉ đạo Quân chủng Phòng không-Không quân tham gia chiến dịch, mở thêm mặt trận trên không. Bộ Tư lệnh Phòng không-Không quân quyết định sử dụng phương án dùng số máy bay thu được của Mỹ đánh bom vào Sài Gòn để gây bất ngờ.
Tuy nhiên, nhóm phi công lúc bấy giờ chỉ có Nguyễn Thành Trung từng lái máy bay Mỹ. Các phi công từ miền Bắc chỉ quen lái máy bay MiG của Liên Xô.
Trong nhóm hàng binh tại Đà Nẵng, Trung úy Trần Văn On tỏ thái độ giác ngộ cách mạng. Đó là một phi công A-37 được đào tạo bài bản ở Mỹ. Ngay trong đêm 19-4, Trần Văn On và một số thợ lái vừa ra trình diện bắt tay ngay vào việc sửa chữa chiếc máy bay A-37 mà ta thu được ở Đà Nẵng. Đến chiều ngày 20-4, chiếc A-37 đã nổ máy và có thể cất cánh. Ngày 21-4, Quân chủng Phòng không-Không quân quyết định chọn Trần Văn On cùng Nguyễn Thành Trung huấn luyện một số phi công vừa từ Hà Nội vào lái A-37.
Bước đầu các phi công lúng túng với kiểu máy bay hoàn toàn khác lạ. Trước đây, họ chủ yếu sử dụng máy bay tiêm kích chiến đấu trên không để đánh chặn. Lần này nhiệm vụ của họ là phải sử dụng thành thạo những “con chim sắt” A-37 mà trước đó còn là đối thủ của MiG trên bầu trời để làm nhiệm vụ oanh tạc mục tiêu. Những nút điều khiển bằng tiếng Anh trên chiếc A-37 được thay bằng tiếng Việt cắt dán lên. Chỉ sau hai ngày huấn luyện, các phi công lần lượt bay thử thành công.
Trận ném bom chiến lược
Trưa 27-4-1975, các phi công chuyển vào sân bay Phù Cát - Bình Định với nhiệm vụ hoàn toàn bí mật. Tại đây, phi đội chiến đấu được thành lập lấy tên “Phi đội Quyết Thắng”, gồm các phi công Nguyễn Thành Trung, Từ Để, Mai Xuân Vượng, Hán Văn Quảng và Trần Văn On. Phi đội nhận năm máy bay A-37, mỗi chiếc được lắp bốn quả bom 500 kg, hai quả bom phá 250 kg và bốn thùng dầu phụ chuẩn bị cho chuyến bay xa. Đúng 9 giờ 30 ngày 28-4-1975, cả phi đội rời sân bay Phù Cát hạ cánh xuống sân bay Thành Sơn (Phan Rang) sau 1 giờ bay để rút ngắn khoảng cách với Sài Gòn.
“Đến sân bay Thành Sơn chúng tôi mới nhận nhiệm vụ, mục tiêu tấn công là khu vực để máy bay chiến đấu, đường băng, kho bom đạn của không quân ngụy tại sân bay Tân Sơn Nhất. Phải ném bom chính xác vào mục tiêu, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho nhân dân và hai đoàn đại biểu của ta trong ủy ban quân sự bốn bên đang ở trại David tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nguyễn Thành Trung thay mặt phi đội hứa với Quân chủng sẽ thực hiện nghiêm mệnh lệnh, bảo đảm bí mật, bất ngờ, công kích mãnh liệt, chính xác, trở về an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó” - anh On hồi tưởng.
Cả phi đội thảo luận tác chiến, phân công vị trí bay trong đội hình, tổ chức hiệp đồng, dự kiến tình huống, cách xử trí. Đường bay được chọn là từ Thành Sơn hướng ra Vũng Tàu rồi vòng về Sài Gòn. “Trong quá trình bay, tất cả chúng tôi không được dùng bộ đàm buồng lái được trang bị sẵn trên máy bay mà phải dùng vô tuyến đối không vừa trang bị thêm để đảm bảo tuyệt đối bí mật” - anh On kể lại.
Đúng 16 giờ 30 ngày 28-4-1975, Phi đội Quyết Thắng xuất kích. Để tránh tiêu hao nhiên liệu, tốc độ bay khoảng 230 knot/giờ (tương đương 370 km/giờ, 1 knot = 1,6 km - PV). Đối với loại máy bay cường kích đây là tầm bay thấp để tránh rađa địch.
Chập choạng tối, cả phi đội đã đến Tân Sơn Nhất mà địch không hề hay biết. Từng dãy máy bay quân sự, dân sự, ôtô, nhà kho hiện rõ phía dưới. Nguyễn Thành Trung phát lệnh tấn công, cả phi đội lần lượt bổ nhào xuống nhằm vào khu đỗ máy bay quân sự, đường băng, kho xăng cắt bom. Hoàn thành nhiệm vụ, cả năm chiếc máy bay trở về sân bay Thành Sơn an toàn.
Phi công làm ruộng
Sau giải phóng, Trần Văn On tiếp tục tham gia chiến đấu trong chiến tranh biên giới Tây Nam. “Tôi có ba lần oanh tạc đảo Vai, mở đường cho bộ binh của ta chiếm lại đảo” - anh On kể. Sau chiến tranh biên giới, anh xin ra quân, lặng lẽ về xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang, trở thành một nông dân thực thụ, tỉ mẩn cần cù chăm sóc vợ con.
Cuộc sống khó khăn, vợ anh nghỉ nghề giáo viên, ở nhà cùng anh cày cấy bốn công ruộng để nuôi sáu mặt con. Những ngày nông nhàn, anh On làm thuê đủ nghề để kiếm tiền. Hôm chúng tôi đến, vợ chồng anh On đang tất bật với đàn heo nái. Anh On cho biết mảnh ruộng nhỏ xíu anh đã chia một phần cho người con trai ra riêng. Lâu nay, anh phải chăn nuôi thêm mới đủ sức lo cho các con ăn học. Ngay trận dịch cúm gia cầm đầu tiên, cả nhà anh lao đao vì toàn bộ đàn gà bị tiêu hủy. Sau bận đó, vợ chồng anh chuyển sang nuôi heo. Giá cả thị trường lên xuống thất thường nhưng người chiến binh năm nào vẫn kiên trì bám trụ.
Dẫn chúng tôi đi thăm căn nhà cấp bốn nhỏ xíu, anh On khoe, đây là thành quả lao động suốt mấy chục năm qua của vợ chồng anh, còn “tài sản” lớn nhất bây giờ là các con. Sáu người con đều rất ngoan hiền, hiếu thảo và thương yêu nhau.
Mân mê chiếc A-37 mô hình bằng nhôm nhỏ xíu mà đồng đội tặng làm kỷ niệm, anh On kể về quãng đường “đăng lính” của anh ngày xưa. Học xong tú tài, lệnh tổng động viên năm 1968 buộc anh dẹp bỏ giấc mơ kỹ sư cơ khí chế tạo để cầm súng ra trận. “Những tháng ngày quân ngũ, rồi 18 tháng đào tạo lái máy bay ở Mỹ, quay về Việt Nam trong màu áo quân lực Việt Nam Cộng hòa, tôi quá sức chán chường khi phải tham gia cuộc chiến và chỉ mong nó kết thúc!” - anh On tâm sự. Chúng tôi hỏi khi cầm lái chiếc A-37 tham gia ném bom sân bay Tân Sơn Nhất trong lúc Sài Gòn chưa được giải phóng, ở vị trí bay cuối, anh có thể rời bỏ đội hình, anh có ý nghĩ quay về với chế độ cũ không. Anh trả lời rất nhanh “Không! Khi quyết định ra trình diện quân cách mạng và đề đạt nguyện vọng xin được tham gia chiến đấu là mong sớm chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa!”.
Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhất mà anh nhận vào đúng ngày 30-4-1975 được treo trang trọng giữa nhà, ghi: “Đồng chí Trần Văn On đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống Mỹ cứu nước”. Đây là chứng vật chứng minh anh là người lính quân giải phóng. Nhưng sau hơn 36 năm với chiến tích oai hùng, từng tham gia trận ném bom lịch sử vào sân bay Tân Sơn Nhất và nhiều trận ném bom khác trên chiến trường biên giới Tây Nam, Trần Văn On vẫn chưa được công nhận là cựu chiến binh.
Và xin mời đọc lại "Trận Đánh Cuối Cùng" của dvah để biết rõ hơn về khả năng của bọn "giặc lái" Việt Cộng:


TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG
Đào Vũ Anh Hùng
Ngày 13-6-96, hãng thông tấn Reuter đánh đi một bản tin về Nguyễn Thành Trung, phi công A-37 của Không Lực VNCH đã lấy máy bay xạ kích dinh Độc Lập và hướng dẫn hai chiếc A-37 khác đánh phá phi trường Tân Sơn Nhất chiều ngày 24-4-75, ngày hấp hối của miền Nam Việt Nam.
Bản tin cho biết, Nguyễn Thành Trung, phi công chiến đấu của KLVNCH được huấn luyện tại Hoa Kỳ từ năm 69 tới 72, là hoa tiêu trưởng phi cơ của Hàng Không Việt Cộng, năm 1995, đã lái chiếc Boeing 767 chở tên chủ tịch nhà nước Lê Đức Anh qua New York dự ngày kỷ niệm thứ 50 của Liên Hiệp Quốc. Trả lời cuộc phỏng vấn của thông tín viên Reuter tại Tân Sơn Nhất, Nguyễn Thành Trung kiêu hãnh nói, “Năm ngoái tôi bay trở lại Hoa Kỳ, đến Nữu Ước bằng chiếc phi cơ này, đáp tại phi trường Kennedy với máy bay riêng của chúng tôi, mang huy hiệu và sơn cờ riêng của chúng tôi, đến thẳng đất Mỹ!” (Last year, I flew back to America , to New York , in this aircraft, with our logo, with our flag, to the American land, he says proudly - Reuter).
Nguyễn Thành Trung, tên Việt Cộng nằm vùng được địch gài trong hàng ngũ chúng ta. Trung đã góp phần gây hoang mang, làm sụp đổ tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam, gián tiếp đầy đọa, giết hại anh em đồng đội trong các trại tù cải tạo để đổi lấy vinh thân, được Việt cộng tưởng thưởng công lao phản nghịch đó bằng địa vị hôm nay.
Cuộc oanh kích dinh Độc Lập và sau đó, phi trường Tân Sơn Nhất chiều 28-4-75 của năm chiếc phi cơ A-37, đã được Việt cộng tuyên dương như một chiến tích anh hùng. Hàng năm, đến ngày 30-4, báo chí của chúng đều nhắc đến cái gọi là ”thành tích lịch sử” của Phi Đội Quyết Thắng do Nguyễn Thành Trung dẫn đầu với một phi công A-37 khác của Không Lực VNCH là Trần Văn On, cùng bọn giặc lái Việt cộng Từ Đễ, Mai Vượng, Nguyễn Văn Lục, Hán Văn Quảng. On và Xanh là hai phi công VNCH, tù binh bị Việt cộng bắt ở Đà Nẵng, ép buộc phải thi hành công tác huấn luyện cấp tốc cho giặc lái MIG Việt cộng, để theo Nguyễn Thành Trung bay vào đánh Saigon.
Bài tường thuật đăng trên tờ Lao Động của Việt cộng xuất bản ngày 2-5-96 cho biết Phi Đội Quyết Thắng do Nguyễn Thành Trung bay ở vị trí số một, vừa là chỉ huy “Biên đội” (Phi đội), vừa là người dẫn đường. Bay số hai là Từ Đễ (con trai giáo sư Từ Giấy, Đại học Tổng Hợp Hà Nội), hiện đeo quân hàm Đại tá ở Bộ Tham Mưu Không Quân Cộng sản. Bay số ba là Nguyễn Văn Lục, Phó chỉ huy Biên đội. Số bốn là Hán Văn Quảng, hiện là Đại tá Sư trưởng Sư đoàn Không Quân của chúng. Máy bay số năm có hai người: Mai Vượng, quê ở Diễn Châu, Nghệ An (đã chết năm 1976) và Trung úy phi công “Ngụy” Trần Văn On.
Bọn giặc lái Việt cộng (Lục, Đễ, Quảng, Vượng) từ trước đến nay chỉ quen với máy bay MIG-17 của Nga, chưa từng biết tới A-37 của Mỹ bao giờ. Giặc lái Việt cộng vào Đà Nẵng từ ngày 22-4-75 để học lái A-37 cấp tốc trong vòng năm ngày. Nguyễn Văn Lục cho biết y chỉ bay tập được ba chuyến trong năm ngày đó. Lục nói, “Các bộ phận điều khiển của máy bay A-37 toàn là tiếng Anh, anh em chúng tôi nhờ người dịch ra tiếng Việt, rồi cắt giấy dán đè lên tiếng Anh để biết mà xử dụng…”
Tư Lệnh Không Quân Việt cộng thời đó là Lê Văn Tri, Thiếu tướng, đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho bọn Lục. Y khoe, “Sau chiến thắng trở về, đồng chí Đinh Đức Thiện gặp chúng tôi, nói rất vui, “Chúng mày rất giỏi. Lính tao chuyển loại xe ô-tô cũng phải mất năm ngày, huống gì là máy bay của chúng mày... Giỏi, giỏi lắm!”…”
Cái “giỏi lắm” của bọn giặc lái Việt cộng Từ Đễ, Nguyễn Văn Lục, Hán Văn Quảng là cái giỏi… “nói phét”! Việt cộng tổ sư nói phét không biết ngượng là gì trong bất cứ ngành nghề, giai cấp nào của chúng. Tên tướng Không quân Việt cộng xuất thân từ giới lơ xe đò Đinh Đức Thiện khen ngợi bọn Lục “giỏi lắm” chỉ là thói quen “mèo khen mèo dài đuôi” của bọn “đỉnh cao trí tuệ” mà anh em tù cải tạo ai cũng biết. Việt cộng làm gì cũng tự cho là giỏi. Không thấy ai khen, chúng tự vỗ tay khen chính mình, khen líu lo nồng nhiệt không biết ngượng thì cái chuyện anh Thiện khen em Lục chẳng có gì là lạ!
Để biết rõ cái “giỏi lắm” của những chiến sĩ “người lái anh hùng” nhãn hiệu Vi-Xi thế nào, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi đọc truyện ngắn “Trận Đánh Cuối Cùng” của văn sĩ Hữu Mai viết ca tụng “anh hùng” Nguyễn Thành Trung và các đồng chí giặc lái Vi-Xi của y một cách trơ trẽn vô duyên trong tuyển tập “Văn 1957-1982” do Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số kỷ niệm lần thứ 25, xuất bản năm 82, để thấy trình độ nói phét của Vi-Xi nó “siêu” đến chừng nào mà cười đau khóc hận cho vận số hẩm hiu đất nước…
* *
Hữu Mai mở đầu “Trận Đánh Cuối Cùng” bằng câu “Một ngày thật dài…”. Y cho biết buổi sáng hôm đó còn ở Gia Lâm, có lệnh đi công tác ngay bằng chiếc IL-18. Đi người không và một giờ sau đáp phi trường Đà Nẵng. Hữu Mai viết theo thể văn tự thuật, dùng chữ “chúng tôi” nên người ta có thể hiểu y chính là một trong những tên giặc lái Vi-Xi được cử vào Nam làm cái “Mission Impossible” này và viết bài tường thuật. IL-18 là phi cơ vận tải như C-47 của Không Quân miền Nam . Y nói “lần này chúng tôi đi công tác người không” - chắc là cho nhẹ, để chuyến về còn chở theo chiến lợi phẩm “hia” được của miền Nam “phồn vinh giả tạo”. Có lẽ bọn y không mang theo cả vỏ cau khô đánh răng, khăn mặt hay cơm nắm muối vừng làm chi cho nặng. Hữu Mai chắc ăn, không cần bắt chước đàn anh Khổng Văn Tuyết ngày xưa… tay đôi không chiến với máy bay “Con Ma” (Phantom) hay “Thần Sấm” (Thunderbolt) của đế quốc Mỹ xâm lược. Anh hùng Khổng Văn Tuyết bay phi cơ MIG đem theo cơm nắm muối vừng, một ấm nước vối và cả cái điếu cầy lên trời, tắt máy phây phả nằm gác chân chữ ngũ mai phục trong mây, đợi từ sáng tới chiều cho khỏi tốn xăng, khi thấy phi cơ Mỹ tới là mở máy nhào xuống bắn hạ cái một…!
Bọn giặc lái Vi-Xi hạ cánh xuống phi trường Đà Nẵng sau một giờ bay. Sân bay Đà Nẵng “rộng và dài hun hút” được Hữu Mai mô tả là “siêu cấp”, hơn gấp bội phi trường Gia Lâm của miền Bắc anh hùng. Cái phi trường Gia Lâm của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc, theo lời cậu Trác “Thuốc Lào” phi công C-130 kẹt lại, đã từng bay chở cán bộ, bộ đội Vi-Xi từ Bắc vào Nam công tác và chở đồ thổ phỉ gồm cả kẽm gai, tôn gỗ và… ghế đá công viên từ Nam ra Bắc; sau còn được trưng dụng dạy bay và dạy Địa huấn cho bọn giặc lái Việt cộng trước khi “thầy” bị cho đi tù cải tạo. Hồi vượt biển qua Mỹ, cậu Trác đã kể lại với kẻ hèn này rằng:
- Phi trường Gia Lâm vắng như nghĩa địa bỏ hoang, cỏ tranh mọc cỡ đầu người… Tớ đáp xuống, thấy bộ đội lũ lượt từng đoàn vác liềm vào cắt cỏ tranh rồi gồng gánh đi ra… Sau đó lại một bầy dân chúng kéo vào mót những đám tranh còn sót lại! Phi trường này cũng như phi trường Bạch Mai không có đài Kiểm soát Không Lưu. Mỗi lần có máy bay ngoại quốc đến, chúng nó mướn một thằng Air Traffic Control người Nhật nói tiếng Anh vào hướng dẫn cho phi cơ đáp hoặc cất cánh xong rồi về.
Nên chi nhìn thấy phi trường “siêu cấp” Đà Nẵng, bọn pilot Việt cộng cứ nghệt mặt ra. Hữu Mai cho biết, “Ngay sau khi đáp xuống Đà Nẵng, có đồng chí Tham Mưu trưởng đứng đợi bên chiếc A-37 sơn màu vằn vện, hình thù dữ dội, giống như một con thú rừng chưa thuần hóa”. Đàn anh ra lệnh cho các đàn em tập buồng máy ngay, “chỉ có từ ba đến năm ngày chuẩn bị”.
Màn tập tành “ba đến năm ngày” này quả là chuyện phong thần. Nhưng ai không làm được chứ Vi-Xi cái gì mà làm không được? Không làm được bằng chân tay, trí óc, các con làm bằng… mồm! Hữu Mai viết, “Nếu trước đây có ai nói như vậy thì đó là nói đùa. Trong chiến tranh, những lần chuyển loại máy bay gấp gáp nhất cũng phải mất ba tháng. Không thể đùa với máy bay. Ở trên không, không có điều kiện để rút kinh nghiệm cho những sai lầm…”
Nói vậy cho nổi bật cái khả năng thần thánh của con người cộng sản ”siêu cấp” và để bọn Ngụy nghe mà sợ chơi. Câu nói trên là áp dụng cho việc chuyển loại phi cơ cộng sản thôi đấy, mà cũng cần tới ba tháng là tối thiểu. Vậy mà các “đỉnh cao trí tuệ” chỉ cần từ ba tới năm ngày, nghe phát rét. Huống hồ bọn giặc lái Vi-Xi tiếng Anh tiếng U không biết một mẩu, ngoài ba tiếng “oẳn tù tì”…! Hữu Mai viết, “Mỗi feet bằng bao nhiêu đơn vị đo lường của ta nhỉ? Làm thế nào hiểu được hết những tiếng Anh trong buồng lái để khỏi phải nhớ các công-tắc, các đồng hồ bằng vị trí của chúng?...”
Cái này phải hỏi cậu Trác Thuốc Lào, tự nhà văn KQ Trác Vũ. Cậu Trác Thuốc Lào một lần chịu không nổi những quả… ngu của lũ giặc lái con cháu lão Hồ, đã buột miệng chửi thề, xém bị mất cái chỗ đội mũ vì lỡ “hỗn”, lỡ coi thường các đấng đỉnh cao trí tuệ. Cậu Trác kể:
- Phi công Việt cộng, chúng nó từng qua Nga học bay MIG. Nhiều đứa ở Nga đến 6, 7 năm mà khi về nước vưỡn đếch biết nói tiếng Nga La Tư mới tếu! Bọn chúng nó đi học, có thông dịch viên đi kèm theo để theo dõi, kiểm soát… Trong lớp thầy dạy gì, kệ bố thầy, chúng không cần nghe vì khi về phòng có thằng thông dịch lại… Tớ bỏ công dịch tất cả sách kỹ thuật tiếng Anh ra tiếng Việt, dạy chúng nó hoàn toàn bằng tiếng Việt. Thế mà mình đọc, chúng không hiểu. Đánh vần đi đánh vần lại từng chữ như dạy trẻ con i-tờ-rít, chúng nó vẫn không biết viết ra làm sao. Tớ lập đi lập lại, bọn chúng vẫn ngớ ra như chúa tàu nghe kèn, mặt đần độn trông phát giận… Một lần, nhịn không được, tớ buột miệng chửi thề, “ĐM, sao các anh ăn gì mà ngu quá vậy?” Mình quen mồm như trước đây đùa rỡn với bạn bè… Chúng nó sừng sộ hỏi tội làm tớ xanh mặt.
Kẻ hèn này hồi đó nghe cứ tưởng cậu Trác bôi bác Vi-Xi, không tin nổi, nghĩ rằng cậu phịa ra để tếu chơi. Lạ gì cái giống Không Quân, bạn bè gặp nhau, đúng tần số là tha hồ đấu hót vung vít, hư thực khó lường… nên bèn hỏi đểu một câu:
- Thế hả? Thì ra chúng nó là bọn ngu cả lũ. Nhưng “ngu” mà chúng nó bay MIG, dám chơi “dog fight” tay đôi với pilot Mỹ? Cậu Trác nói vậy thì chúng tôi biết vậy...
“Dog fight” có nghĩa là “không chiến”, là vác máy bay uýnh lộn trên mây, giữa từng trời. Cậu Trác Thuốc Lào được coi là một pilot vận tải hiền nhất nước Không quân, thật thà như đếm. Nghe kẻ hèn này nói câu móc lò, cậu chỉ cười cười, phô hai hàm răng đầy nhựa thuốc lào, kể tiếp:
- Đằng ấy tưởng chúng nó bay MIG thật đấy hả? Mình lầm hết. Mấy cậu Mẽo đồng minh mặc cảm, sợ quốc tế chê cười nên nhiệt liệt thổi phồng pilot Vi-Xi là ghê gớm để tăng giá trị của mình và để khỏi mang tiếng người nhớn bắt nạt ranh con. Chúng nó có đi Nga thật, học tới sáu, bẩy năm lận. Nhưng chúng chỉ lo buôn lậu “quần bò” đem về nước bán kiếm lời, bay với bổng mẹ gì. Toàn là bọn con ông cháu cha hay thành phần chăn trâu gánh nước có thành tích đấu tranh giai cấp tích cực, đấu cha, tố mẹ, dò la hàng xóm, được phong làm “anh hùng”, cho đi học lái nhưng chữ nghĩa đâu mà học?… Các cuộc không chiến với phi cơ Mỹ đều do pilot Bắc Hàn hay Trung cộng lái. Pilot Vi-Xi được cho đi theo, nhiều đứa thú thật với tớ chỉ là… “thợ vịn”! Ngoài Bắc chúng gọi bằng danh từ rất kêu, là “tháp tùng tử”!
“Người lái” kiêm nhà văn Hữu Mai, hôm đầu tiên khi từ Bắc vô Nam tay không (cầm bó rau), mô tả rằng bọn y đêm đó lo cóc ngủ nghê gì được. Phần vì cấp trên giao phó cho nhiệm vụ học bay A-37 chỉ trong vài ngày – với sức các cậu – “sỏi đá làm thành cơm” tương đối dễ ợt, chứ bay bổng loạng quạng là tan nát đời huê ngay. Cậu tả oán, lý do mất ngủ thứ hai là do… không khí. Mùi máy lạnh và vì cái nệm mút dầy êm quá, các cậu ngủ không quen… “Không khí hơi ngột ngạt. Chắc là còn phải một thời gian mới quen được với cái mùi nhân tạo của máy điều hòa nhiệt độ. Một mùi hăng hắc, nồng nồng. Mùi gì vậy?... Ngoài kia, ở thành phố đang tỏa một vùng ánh sáng xanh trong lên bầu trời đêm, chắc còn nhiều thứ chúng tôi còn phải lạ lắm!”
Đúng dzậy! Các con sẽ còn thấy nhiều thứ “lọa” hơn nữa ở miền Nam . Cái mùi đó là mùi “hăm-bơ-gơ” của đế quốc, khi đã quen rồi, các con sẽ ghiền và khi ghiền tới độ nặng là các con sẽ chết không kịp ngáp đấy. Mất ngủ, suy nghĩ đến gần phát hoảng, Hữu Mai dẹp tự ái “đỉnh cao trí tuệ”, ao ước, “Giá có mấy anh nhân viên lái cũ của Ngụy ở gần đây để yêu cầu họ ghi lại cho những hàng chữ Anh ở trong buồng lái thì hay quá. Mỗi tối trước khi ngủ say sẽ in luôn nó vào trí nhớ…”
Mẹ kiếp, khi tỉnh học còn cóc vô, học theo lối “ngủ say” thì học với hành thế chó nào được? Mà chỉ có từ ba tới năm ngày để bay cho được chiếc A-37. Ngụy chúng nó trước khi học lái, phải tới Lackland trụ trì ít nhất vài tháng học Anh ngữ. Hữu Mai sau đó kể rằng y và đồng bọn được hai “nhân viên lái” mới được lựa chọn từ trại tập trung về kèm cho các cậu học Anh văn và học bay. “Cả hai đều gầy nhom. Người cao để râu tên là Xanh, người Quảng Bình, theo gia đình di cư vào Nam năm 1954. Người thấp nhỏ là On, quê ở Gò Công. Cả hai người đều ngạc nhiên khi thấy chúng tôi không hỏi đến vấn đề cơ bản, không hỏi về cách xử trí trong trường hợp máy móc hỏng hóc, mà hỏi ngay vào công-tắc điều khiển những đồng hồ bay…”
Cái này phải xét lại ạ. “Những vấn đề cơ bản” nghĩa là cần điều khiển phi cơ, là những nút bấm, nút bật để mở máy, để chỉnh động cơ, để điều khiển bánh đáp, góc dựng cánh lái đuôi, vv… các con không cần hỏi tới thì bay cái củ gì? Các con muốn chứng tỏ ta đã ránh nghề, đâu cần biết tới vài ba cái lẻ tẻ, hay hỏi những cái “cơ bản” sợ quê xệ với bọn giặc lái Ngụy? Bọn giặc lái Ngụy, phi công phản lực A-37 bị các con khi dễ, chê là “gầy nhom”, đâu phải vì miền Nam đói khổ, thiếu dinh dưỡng? Mà vì họ mới được móc từ trong “tù cộng sản” ra đấy!
Cậu Trác Thuốc Lào kể chuyện hồi đó trong chuyến bay chở đồ thổ phỉ ra Bắc, có một thằng đại tá Không quân Việt cộng đi theo, đòi lên phòng lái ngồi ghế copil thay thằng công an “bảo vệ” như thường lệ. Trên đường bay, trời êm ả, cậu Trác lên cơn ghiền, móc cái điếu cầy ra, rít một bi thuốc lào. Đang phê phê khoái tỉ thì anh đại tá Không quân Nhân dân tò mò hỏi chàng giặc lái miền Nam :
- Cái đồng hồ này là đồng hồ gì, có mỗi một cánh tay?
- Dạ, nó là cái đồng hồ “ây-đi-ép” (ADF), dùng để bay phi cụ khi trời xấu không thấy đường, từ điểm này tới vị trí khác. Có nó mới lấy đúng hướng được, không sợ phi cơ mất hướng, bay lạc…
ADF là “Automatic Directional Finding”. Tên Đại tá Vi-Xi nhìn cậu Trác Thuốc Lào với vẻ nghi hoặc kỳ cục:
- Anh nói thật chứ? Đề nghị anh giải thích thêm cho tôi được đả thông. Tôi không hiểu sao lại có thứ đồng hồ gì lạ như vậy?
Cậu Trác nhà ta cũng nhìn tên Đại tá bằng vẻ nghi hoặc kỳ cục không kém:
- Phi cơ có ba cái đồng hồ phi cụ căn bản là đồng hồ chỉ cao độ, vận tốc và đồng hồ chỉ hướng, hay la bàn. ADF là đồng hồ tìm hướng khác, dùng tần số đài phát tuyến cố định dưới đất.
Khi thấy thằmg cha Đại tá hỏi, tớ tưởng nó muốn thử, muốn khảo sát trình độ và khả năng của mình, nên tớ ậm ừ không nói. Nhưng sau thấy nó có vẻ không biết thật ông ạ. Nó đưa tay sờ sờ cái đồng hồ, trầm ngâm nghĩ ngợi rồi hỏi nữa, “Anh nói bị mất hướng, dùng đồng hồ này lấy lại được đúng hướng à?”. Nó bảo tớ biểu diễn thử, lúc bấy giờ tớ mới tin là nó không biết thật! Tớ cho phi cơ vòng trái vòng phải, nhào lên chúi xuống, quẹo tới quẹo lui, tăng giảm cao độ lung tung xong mới đem về bình phi, lấy cao độ cũ và chỉnh mũi phi cơ bay theo đúng hướng cũ của đồng hồ ADF. Thằng Đại tá ngồi bên bị vertigo, mặt cứ thộn ra. Mãi nó mới hoàn hồn, tấm tắc:
- Hiện đại thật…! Đúng là Mỹ có khác!
Pilot C-130 Trác Thuốc Lào sau đó mới cảm thấy tự nhiên, thấy hân hoan vì mình “nhớn” hơn anh Đại tá Vi-Xi nhiều – ở tài bay và kiến thức phi hành. Trác Thuốc Lào từ hôm đó mới biết rõ:
- Mất miền Nam đau quá. Chúng nó ngu hơn chó chứ tài giỏi gì. Chúng chỉ giỏi lừa bịp và nói phét! Trình độ một thằng Đại tá, khả năng và kiến thức không bằng một Thiếu úy của mình. Tớ có hỏi nó, ở ngoài Bắc phi cơ của các ông không có đồng hồ giống như ADF của chúng tôi, làm sao mà bay từ tỉnh này tới tỉnh kia khi thời tiết xấu hay bay đêm được?
Xin bà con Không Quân lắng nghe câu trả lời của cậu Đại tá Không quân Hà Nội rất đáng đồng tiền bát gạo như thế này:
- Ngoài Bắc chúng tôi dứt khoát không bay đêm. Chúng tôi có khẩu hiệu “Tự Đi, Tự Đến, Tự Về”. Nghĩa là khi nhìn thấy rõ đường đất làng mạc bên dưới thì người lái cứ việc tự mình bay theo con đường lúc đi và khi về cũng bay theo đường cũ mà về, vừa an toàn mà vừa không cần có người dưới đất điều hành chỉ đạo đường bay như các anh!
- Hèn chi, cậu Trác nói, có lần tớ để cho một thằng giặc lái Vi-Xi lái từ Hà nội đi Tuyên Quang. Nó bay như thằng say rượu, bay rất thấp dưới mây và cứ lò dò bay theo đường lộ. Buổi chiều, theo lời dặn, bốn giờ rưỡi phải trở về Hà nội, tớ ra mở máy… Đang loay hoay check máy thì ba thằng Vi-Xi xách súng AK chĩa vào tớ quát tớ tắt máy đi xuống…
Lúc đó trời mưa lâm râm. Thằng cán bộ xếp xòng xừng sộ hỏi Trác:
- Đi đâu? Ai cho anh mở máy?
Trác phân bua:
- Cán bộ bảo bốn rưỡi về mà?
- Không về. Trời mưa. Ở lại đây tối nay.
- Nhưng mưa nhỏ… Mưa phùn bay đâu có sao?
Y trợn mắt nhìn Trác:
- Anh không biết bay trong mưa nguy hiểm sao? Tôi nói ở lại hôm nay!
Khả năng của cậu Đại tá Không quân ngành bay Việt cộng là như thế. Hữu Mai cấp bậc gì, y không giới thiệu, nhưng khả năng chắc cũng chẳng khá hơn đàn anh Đại tá với tiết lộ về khẩu hiệu “tự đi, tự đến, tự về” làm té ngửa bà con Không Quân Ngụy, thoạt nghe tưởng phi cơ được trang bị hệ thống ô-tô-pai-lốt “hiện đại”, tự nổ máy, tự cất cánh, tự bình phi, tự tìm lấy đường về căn cứ, tự hạ cánh, tự lồm cồm bò đi đổ xăng, và tự di chuyển vào bãi đậu…!
Đêm đầu tiên không ngủ. Đêm sau bớt lo vì đã có hai anh giặc lái Ngụy tên Xanh và On đến giúp nhưng cũng khó ngủ vì cái mùi “hăm-bơ-gơ” của đế quốc nó ám ảnh quá trời trời. Hữu Mai thuật lại rằng, Xanh và On đã rụt rè hỏi chúng tôi, “Chúng em muốn đề nghị các anh cho đi theo trong trận đánh được không? Chúng em sẽ không phụ lòng tin cậy của các anh…” Mẹ kiếp, toàn dân Không Quân chúng ta có ai tin được không, cái giọng “điếu đóm” sặc mùi Vi-Xi nghe hèn không tả được. Pilot Không Lực Việt Nam Cộng Hòa làm gì có thói quen xưng hô “anh, em” với cấp trên và cấp trên “mày, tao” với cấp dưới như anh tướng lơ xe Đinh Đức Thiện của quân đội Vi-Xi? Nhờ các cậu một tí. Viết gì thì viết nhưng cũng phải gần với sự thật người ta mới tin. Đem bôi bác địch kiểu đó chỉ làm cho địch nó cười!
Sau đó Hữu Mai tường thuật đến kế hoạch dùng phi cơ A-37 của VNCH để tấn công bất ngờ phi trường Tân Sơn Nhất nhằm gây chấn động tâm lý và hoang mang quần chúng, đẩy nhanh đà di tản của Mỹ. Y nói đến những mối lo, cốt tăng phần nghiêm trọng cho phi vụ “Biên đội không có máy bay tiêm kích đi kèm để bảo vệ. Nếu kẻ địch phát hiện máy bay lạ từ phía Bắc bay xuống, chắc chắn chúng sẽ dùng bọn F-5 để ngăn chặn…” Và “Làm thế nào để lọt qua mạng lưới ra-đa tối tân của địch trên suốt chặng đường dài từ nơi máy bay cất cánh đến Tân Sơn Nhất? Lần này lại không có đài dẫn đường, chúng tôi đều chưa thuộc địa hình, làm sao bay đến đúng mục tiêu?”
Hữu Mai còn nói đến nguy hiểm thời tiết, mưa bất ngờ và kể ra nào hệ thống cao xạ phòng không của cả hai phía nhắm bắn vì không biết phi cơ phe nào. Y kể ra một lô những trở ngại nhưng sau đó kết luận, “Mọi trở ngại đều được lần lượt giải quyết (?)”.
Vai trò của Nguyễn Thành Trung bấy giờ mới được nói đến, “Đồng chí Nguyễn Thành Trung bảo đảm sẽ đưa toàn Biên đội đến mục tiêu. Anh là người của ta hoạt động trong hàng ngũ Không Quân Ngụy, mới từ bên kia chiến tuyến trở về sau khi đã trút hai trái bom xuống dinh Độc Lập. Ta sẽ cố tránh các trận địa cao xạ cả của ta và của địch được chừng nào hay chừng ấy… Chúng tôi sẽ cố giáng cho kẻ địch một đòn thật bất ngờ…”
Nguyễn Thành Trung dẫn đầu Biên đội tới mục tiêu, với On được tham gia trận đánh. Trung là kẻ đã tích cực đóng góp ý kiến vào kế hoạch đánh Tân Sơn Nhất bởi tên phi công phản quốc này nằm vùng, nắm rất rõ tình hình và địa hình cùng các yếu tố quan trọng khác. Chúng dùng phi cơ A-37 phát xuất từ phi trường “siêu cấp” Phan Rang, sân bay Thành Sơn. Theo kế hoạch, Trung sẽ xuống đầu tiên “cắt” bốn lần bốn trái bom thành một vệt dài làm chuẩn cho những máy bay sau oanh kích.
Dù có khả năng siêu việt “tự đi, tự đến, tự về” nhưng bọn giặc lái Vi-Xi cũng thập phần vất vả từ Phan Rang bay vào vì… trời mưa! Để chứng tỏ trời mưa nguy hiểm đến độ phi công Ngụy cũng teo bu-di cho đỡ mất mặt bầu cua, Hữu Mai viết, “Sau này, đồng chí Nguyễn Thành Trung nói lại với chúng tôi, trên đường bay có lúc anh nẩy sinh ra ý nghĩ đưa Biên đội quay trở về vì thấy thời tiết quá xấu.” Y mô tả cảnh rùng rợn, khi chiếc A-37 dẫn đầu của Nguyễn Thành Trung chui vào mây, các anh con giặc lái Vi-Xi tí nữa thì… xón đái, thần kinh căng thẳng, bởi như anh Đại tá Vi-Xi đã nói, “Ngoài Bắc trời mưa, chúng tôi không bay!”
Cũng may cơn mưa nhẹ hều và cục mưa bé tí xíu nên chưa đầy ba mươi giây đồng hồ bọn không tặc Vi-Xi đã bay ra vùng trời sáng rỡ… “Chúng tôi đã ra khỏi mây. Không phải mất nhiều công tìm kiếm, lại nhìn thấy máy bay của Biên đội trưởng…”
Hú vía. Vừa thoát nạn là các con lại yên tâm nói phét ngay. Hữu Mai, có lẽ là tên giặc lái Mai Vượng viết thế này, “Chúng tôi nhìn xuống mặt đất. Phía trước không xa, hai dãy nhà thấp cao lố nhố nằm dọc theo một trục đường. Đúng là một thị trấn. Bà Rịa đây rồi! Người bỗng cảm thấy nhẹ nhõm hẳn. Đồng bào đi lại rất đông trên mặt đường. Đột nhiên những đám người đông đặc ấy vỡ ra, tóe sang hai bên đường và bỗng chốc quang hẳn đi. Chúng tôi hiểu ngay… Đồng bào tưởng nhầm chúng tôi là những máy bay từ Saigon đến oanh tạc. Lòng chúng tôi se lại với ý nghĩ có hàng ngàn cặp mắt đang ném về phía mình những cái nhìn căm ghét và sợ hãi…”
Nhờ cậu tí. Saigon ở hướng Nam của Bà Rịa, phi cơ các cậu bay từ hướng Bắc xuống, đồng bào “tưởng nhầm” thế quái nào được? Đoàn người suôi Nam để chạy các cậu đấy, sợ các cậu đấy, căm ghét các cậu đấy. Không Quân miền Nam, trong chiến tranh, đôi khi xảy ra chuyện “ném chuột vỡ đồ”, đồng bào có thể lâm vào cảnh tên bay đạn lạc nhưng con số thật ít nhưng không ai thù ghét Không Quân bằng thù ghét cái bọn đi đến đâu là đem tang tóc điêu linh đến đó như lũ cha con đồng chí của các cậu. Vụ chôn sống mười ngàn người hồi Tết Mậu Thân 68 ở Huế mới khiến đồng bào dẫm đạp lên nhau mà chạy, gây nên thảm trạng “Đại Lộ Kinh Hoàng” hồi mùa hè đỏ lửa 72 và cảnh di tản “Con Đường Máu” từ Pleiku về Tuy Hòa tháng 3, năm 1975…
Hữu Mai lòng thòng kể chi tiết “Trận Đánh Cuối Cùng” vào Tân Sơn Nhất với đầy đủ tính chất ly kỳ gay cấn và đầy phét lác kiểu Vẹm ăn không nói có cực kỳ trơ trẽn và nham nhở, ba xạo không thể tả. Chẳng hạn bay hành quân đột kích Tân Sơn Nhất “hoàn tòan bí mật và bất ngờ” nhưng lại dùng tần số hành quân của Không Quân VNCH để nói chuyện với nhau và nghe được “một giọng thất thanh, một giọng nói bằng tiếng Bắc”:
- Số Bốn đi đâu thế kia? Sao lại thế kia? Nhảy dù đi chứ?
Trái tim chúng tôi thắt lại. Có lẽ nào chưa kịp làm nhiệm vụ mà một người trong chúng tôi đã phải nhảy dù? Nhưng nhìn nhau, vẫn thấy đủ năm chiếc A-37 trên một đường bay ổn định.
Cái giọng Bắc ban nãy thét to:
- Cháy rồi…! Số Bốn nhảy dù đi!
Nhìn lại hai tên địch (?), chúng tôi chợt hiểu ra. Một chiếc AD-6 đang bùng cháy. Chắc nó trúng đạn của bộ đội ta tại nơi nó tới oanh kích, cố lê về đến đây, nhưng nó vẫn không thoát. Tên lái chiếc AD-6 này không nhảy dù. Chiếc máy bay lao xuống đất…
Bố khỉ. Cứ như trong xi-nê-ma! Phải có những chi tiết gay cấn ấy mới nổi bật chiến công vĩ đại của bọn Hữu Mai. Rồi cảnh đánh phá Tân Sơn Nhất cũng được mô tả y hệt cảnh những người hùng trong phim “Bla Bla Black Ship” vừa bay bỏ bom, bắn cà nông, vừa cười vui vẻ ra cái điều ngon lành dũng cảm. Nguyễn Thành Trung đánh trước, bom không ra, làm vòng tiếp. Đại đội phó Từ Đễ theo sau Trung, nhắm hangar A-37 nhưng bom rơi mẹ nó sát chiếc C-130 vừa hạ cánh ở tuốt luốt bên này bãi đậu Whiskey Five (W-5). Rồi Đại đội trưởng Lục thả bốn trái nhưng lóng ngóng chỉ rơi có hai. Sau đó là Vượng và On, nhắm vào hangar A-37 nhưng đều trật lất!
Hữu Mai viết, “Những việc trên đã diễn ra hết sức nhanh chóng.” Chúng ta hãy đọc tiếp những đoạn văn dưới đây để xét giá trị toàn bộ bài viết “Trận Đánh Cuối Cùng”…
Đến lúc đó mới nghe thấy tên trực ở sân bay bắt đầu kêu lên:
- Tân Sơn Nhất bị pháo kích…!
Một tên khác, nghe giọng nói có vẻ là một tên chỉ huy, lập lại:
- Tân Sơn Nhất bị pháo kích! Rồi hắn hỏi tiếp – A-37 của Phi Đoàn nào, xin cho biết tên?
Giữa lúc đó, Biên đội trưởng đã lao xuống sân bay lần thứ hai. Nhưng rồi thấy anh kéo lên, tiếp tục lượn vòng. Những trái bom vẫn chưa chịu ra.

8 tháng 4 năm 1975 . Tên Phi Công Hèn Phản Bội & Trận đánh cuối cùng .

Hãy đọc bài báo Pháp Luật của Việt Cộng nói về cuộc sống hiện nay lam lũ, nghèo đói, khổ sở của tên Phi Công A.37 Trần Văn On đã phản bội Tổ Quốc, phản bội QLVNCH để theo Cộng Sản VN cùng với Nguyễn Thành Trung dẫn máy bay về không kích bắn phá phi trường TSN đã được nhà nước CSVN ưu đãi như thế đấy. ĐÁNG ĐỜI tên Phản Bội !
Ông nông dân từng ném bom Tân Sơn Nhất
Giác ngộ cách mạng vỏn vẹn hai tuần, anh Trần Văn On là một trong năm phi công đảm nhận trận oanh tạc vào sân bay Tân Sơn Nhất cách đây 36 năm. Sau ngày giải phóng đất nước anh trở thành một nông dân thực thụ.
Một ngày cuối tháng 4-2011, chúng tôi về xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang, tìm gặp anh Trần Văn On, người cầm lái một trong năm chiếc máy bay A-37 ném bom sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28-4-1975.
Được chọn vào Phi đội Quyết Thắng
Cuối tháng 3-1975, ta giải phóng Đà Nẵng, ngày 16-4-1975 thì giải phóng Phan Rang. Trong những máy bay thu được ở Đà Nẵng và Phan Rang có sáu chiếc phản lực ném bom A-37 với đầy đủ đạn dược.
Với quyết tâm sớm chấm dứt chiến tranh, ngày 19-4-1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh chỉ đạo Quân chủng Phòng không-Không quân tham gia chiến dịch, mở thêm mặt trận trên không. Bộ Tư lệnh Phòng không-Không quân quyết định sử dụng phương án dùng số máy bay thu được của Mỹ đánh bom vào Sài Gòn để gây bất ngờ.
Tuy nhiên, nhóm phi công lúc bấy giờ chỉ có Nguyễn Thành Trung từng lái máy bay Mỹ. Các phi công từ miền Bắc chỉ quen lái máy bay MiG của Liên Xô.
Trong nhóm hàng binh tại Đà Nẵng, Trung úy Trần Văn On tỏ thái độ giác ngộ cách mạng. Đó là một phi công A-37 được đào tạo bài bản ở Mỹ. Ngay trong đêm 19-4, Trần Văn On và một số thợ lái vừa ra trình diện bắt tay ngay vào việc sửa chữa chiếc máy bay A-37 mà ta thu được ở Đà Nẵng. Đến chiều ngày 20-4, chiếc A-37 đã nổ máy và có thể cất cánh. Ngày 21-4, Quân chủng Phòng không-Không quân quyết định chọn Trần Văn On cùng Nguyễn Thành Trung huấn luyện một số phi công vừa từ Hà Nội vào lái A-37.
Bước đầu các phi công lúng túng với kiểu máy bay hoàn toàn khác lạ. Trước đây, họ chủ yếu sử dụng máy bay tiêm kích chiến đấu trên không để đánh chặn. Lần này nhiệm vụ của họ là phải sử dụng thành thạo những “con chim sắt” A-37 mà trước đó còn là đối thủ của MiG trên bầu trời để làm nhiệm vụ oanh tạc mục tiêu. Những nút điều khiển bằng tiếng Anh trên chiếc A-37 được thay bằng tiếng Việt cắt dán lên. Chỉ sau hai ngày huấn luyện, các phi công lần lượt bay thử thành công.
Trận ném bom chiến lược
Trưa 27-4-1975, các phi công chuyển vào sân bay Phù Cát - Bình Định với nhiệm vụ hoàn toàn bí mật. Tại đây, phi đội chiến đấu được thành lập lấy tên “Phi đội Quyết Thắng”, gồm các phi công Nguyễn Thành Trung, Từ Để, Mai Xuân Vượng, Hán Văn Quảng và Trần Văn On. Phi đội nhận năm máy bay A-37, mỗi chiếc được lắp bốn quả bom 500 kg, hai quả bom phá 250 kg và bốn thùng dầu phụ chuẩn bị cho chuyến bay xa. Đúng 9 giờ 30 ngày 28-4-1975, cả phi đội rời sân bay Phù Cát hạ cánh xuống sân bay Thành Sơn (Phan Rang) sau 1 giờ bay để rút ngắn khoảng cách với Sài Gòn.
“Đến sân bay Thành Sơn chúng tôi mới nhận nhiệm vụ, mục tiêu tấn công là khu vực để máy bay chiến đấu, đường băng, kho bom đạn của không quân ngụy tại sân bay Tân Sơn Nhất. Phải ném bom chính xác vào mục tiêu, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho nhân dân và hai đoàn đại biểu của ta trong ủy ban quân sự bốn bên đang ở trại David tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nguyễn Thành Trung thay mặt phi đội hứa với Quân chủng sẽ thực hiện nghiêm mệnh lệnh, bảo đảm bí mật, bất ngờ, công kích mãnh liệt, chính xác, trở về an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó” - anh On hồi tưởng.
Cả phi đội thảo luận tác chiến, phân công vị trí bay trong đội hình, tổ chức hiệp đồng, dự kiến tình huống, cách xử trí. Đường bay được chọn là từ Thành Sơn hướng ra Vũng Tàu rồi vòng về Sài Gòn. “Trong quá trình bay, tất cả chúng tôi không được dùng bộ đàm buồng lái được trang bị sẵn trên máy bay mà phải dùng vô tuyến đối không vừa trang bị thêm để đảm bảo tuyệt đối bí mật” - anh On kể lại.
Đúng 16 giờ 30 ngày 28-4-1975, Phi đội Quyết Thắng xuất kích. Để tránh tiêu hao nhiên liệu, tốc độ bay khoảng 230 knot/giờ (tương đương 370 km/giờ, 1 knot = 1,6 km - PV). Đối với loại máy bay cường kích đây là tầm bay thấp để tránh rađa địch.
Chập choạng tối, cả phi đội đã đến Tân Sơn Nhất mà địch không hề hay biết. Từng dãy máy bay quân sự, dân sự, ôtô, nhà kho hiện rõ phía dưới. Nguyễn Thành Trung phát lệnh tấn công, cả phi đội lần lượt bổ nhào xuống nhằm vào khu đỗ máy bay quân sự, đường băng, kho xăng cắt bom. Hoàn thành nhiệm vụ, cả năm chiếc máy bay trở về sân bay Thành Sơn an toàn.
Phi công làm ruộng
Sau giải phóng, Trần Văn On tiếp tục tham gia chiến đấu trong chiến tranh biên giới Tây Nam. “Tôi có ba lần oanh tạc đảo Vai, mở đường cho bộ binh của ta chiếm lại đảo” - anh On kể. Sau chiến tranh biên giới, anh xin ra quân, lặng lẽ về xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang, trở thành một nông dân thực thụ, tỉ mẩn cần cù chăm sóc vợ con.
Cuộc sống khó khăn, vợ anh nghỉ nghề giáo viên, ở nhà cùng anh cày cấy bốn công ruộng để nuôi sáu mặt con. Những ngày nông nhàn, anh On làm thuê đủ nghề để kiếm tiền. Hôm chúng tôi đến, vợ chồng anh On đang tất bật với đàn heo nái. Anh On cho biết mảnh ruộng nhỏ xíu anh đã chia một phần cho người con trai ra riêng. Lâu nay, anh phải chăn nuôi thêm mới đủ sức lo cho các con ăn học. Ngay trận dịch cúm gia cầm đầu tiên, cả nhà anh lao đao vì toàn bộ đàn gà bị tiêu hủy. Sau bận đó, vợ chồng anh chuyển sang nuôi heo. Giá cả thị trường lên xuống thất thường nhưng người chiến binh năm nào vẫn kiên trì bám trụ.
Dẫn chúng tôi đi thăm căn nhà cấp bốn nhỏ xíu, anh On khoe, đây là thành quả lao động suốt mấy chục năm qua của vợ chồng anh, còn “tài sản” lớn nhất bây giờ là các con. Sáu người con đều rất ngoan hiền, hiếu thảo và thương yêu nhau.
Mân mê chiếc A-37 mô hình bằng nhôm nhỏ xíu mà đồng đội tặng làm kỷ niệm, anh On kể về quãng đường “đăng lính” của anh ngày xưa. Học xong tú tài, lệnh tổng động viên năm 1968 buộc anh dẹp bỏ giấc mơ kỹ sư cơ khí chế tạo để cầm súng ra trận. “Những tháng ngày quân ngũ, rồi 18 tháng đào tạo lái máy bay ở Mỹ, quay về Việt Nam trong màu áo quân lực Việt Nam Cộng hòa, tôi quá sức chán chường khi phải tham gia cuộc chiến và chỉ mong nó kết thúc!” - anh On tâm sự. Chúng tôi hỏi khi cầm lái chiếc A-37 tham gia ném bom sân bay Tân Sơn Nhất trong lúc Sài Gòn chưa được giải phóng, ở vị trí bay cuối, anh có thể rời bỏ đội hình, anh có ý nghĩ quay về với chế độ cũ không. Anh trả lời rất nhanh “Không! Khi quyết định ra trình diện quân cách mạng và đề đạt nguyện vọng xin được tham gia chiến đấu là mong sớm chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa!”.
Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhất mà anh nhận vào đúng ngày 30-4-1975 được treo trang trọng giữa nhà, ghi: “Đồng chí Trần Văn On đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống Mỹ cứu nước”. Đây là chứng vật chứng minh anh là người lính quân giải phóng. Nhưng sau hơn 36 năm với chiến tích oai hùng, từng tham gia trận ném bom lịch sử vào sân bay Tân Sơn Nhất và nhiều trận ném bom khác trên chiến trường biên giới Tây Nam, Trần Văn On vẫn chưa được công nhận là cựu chiến binh.
Và xin mời đọc lại "Trận Đánh Cuối Cùng" của dvah để biết rõ hơn về khả năng của bọn "giặc lái" Việt Cộng:


TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG
Đào Vũ Anh Hùng
Ngày 13-6-96, hãng thông tấn Reuter đánh đi một bản tin về Nguyễn Thành Trung, phi công A-37 của Không Lực VNCH đã lấy máy bay xạ kích dinh Độc Lập và hướng dẫn hai chiếc A-37 khác đánh phá phi trường Tân Sơn Nhất chiều ngày 24-4-75, ngày hấp hối của miền Nam Việt Nam.
Bản tin cho biết, Nguyễn Thành Trung, phi công chiến đấu của KLVNCH được huấn luyện tại Hoa Kỳ từ năm 69 tới 72, là hoa tiêu trưởng phi cơ của Hàng Không Việt Cộng, năm 1995, đã lái chiếc Boeing 767 chở tên chủ tịch nhà nước Lê Đức Anh qua New York dự ngày kỷ niệm thứ 50 của Liên Hiệp Quốc. Trả lời cuộc phỏng vấn của thông tín viên Reuter tại Tân Sơn Nhất, Nguyễn Thành Trung kiêu hãnh nói, “Năm ngoái tôi bay trở lại Hoa Kỳ, đến Nữu Ước bằng chiếc phi cơ này, đáp tại phi trường Kennedy với máy bay riêng của chúng tôi, mang huy hiệu và sơn cờ riêng của chúng tôi, đến thẳng đất Mỹ!” (Last year, I flew back to America , to New York , in this aircraft, with our logo, with our flag, to the American land, he says proudly - Reuter).
Nguyễn Thành Trung, tên Việt Cộng nằm vùng được địch gài trong hàng ngũ chúng ta. Trung đã góp phần gây hoang mang, làm sụp đổ tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam, gián tiếp đầy đọa, giết hại anh em đồng đội trong các trại tù cải tạo để đổi lấy vinh thân, được Việt cộng tưởng thưởng công lao phản nghịch đó bằng địa vị hôm nay.
Cuộc oanh kích dinh Độc Lập và sau đó, phi trường Tân Sơn Nhất chiều 28-4-75 của năm chiếc phi cơ A-37, đã được Việt cộng tuyên dương như một chiến tích anh hùng. Hàng năm, đến ngày 30-4, báo chí của chúng đều nhắc đến cái gọi là ”thành tích lịch sử” của Phi Đội Quyết Thắng do Nguyễn Thành Trung dẫn đầu với một phi công A-37 khác của Không Lực VNCH là Trần Văn On, cùng bọn giặc lái Việt cộng Từ Đễ, Mai Vượng, Nguyễn Văn Lục, Hán Văn Quảng. On và Xanh là hai phi công VNCH, tù binh bị Việt cộng bắt ở Đà Nẵng, ép buộc phải thi hành công tác huấn luyện cấp tốc cho giặc lái MIG Việt cộng, để theo Nguyễn Thành Trung bay vào đánh Saigon.
Bài tường thuật đăng trên tờ Lao Động của Việt cộng xuất bản ngày 2-5-96 cho biết Phi Đội Quyết Thắng do Nguyễn Thành Trung bay ở vị trí số một, vừa là chỉ huy “Biên đội” (Phi đội), vừa là người dẫn đường. Bay số hai là Từ Đễ (con trai giáo sư Từ Giấy, Đại học Tổng Hợp Hà Nội), hiện đeo quân hàm Đại tá ở Bộ Tham Mưu Không Quân Cộng sản. Bay số ba là Nguyễn Văn Lục, Phó chỉ huy Biên đội. Số bốn là Hán Văn Quảng, hiện là Đại tá Sư trưởng Sư đoàn Không Quân của chúng. Máy bay số năm có hai người: Mai Vượng, quê ở Diễn Châu, Nghệ An (đã chết năm 1976) và Trung úy phi công “Ngụy” Trần Văn On.
Bọn giặc lái Việt cộng (Lục, Đễ, Quảng, Vượng) từ trước đến nay chỉ quen với máy bay MIG-17 của Nga, chưa từng biết tới A-37 của Mỹ bao giờ. Giặc lái Việt cộng vào Đà Nẵng từ ngày 22-4-75 để học lái A-37 cấp tốc trong vòng năm ngày. Nguyễn Văn Lục cho biết y chỉ bay tập được ba chuyến trong năm ngày đó. Lục nói, “Các bộ phận điều khiển của máy bay A-37 toàn là tiếng Anh, anh em chúng tôi nhờ người dịch ra tiếng Việt, rồi cắt giấy dán đè lên tiếng Anh để biết mà xử dụng…”
Tư Lệnh Không Quân Việt cộng thời đó là Lê Văn Tri, Thiếu tướng, đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho bọn Lục. Y khoe, “Sau chiến thắng trở về, đồng chí Đinh Đức Thiện gặp chúng tôi, nói rất vui, “Chúng mày rất giỏi. Lính tao chuyển loại xe ô-tô cũng phải mất năm ngày, huống gì là máy bay của chúng mày... Giỏi, giỏi lắm!”…”
Cái “giỏi lắm” của bọn giặc lái Việt cộng Từ Đễ, Nguyễn Văn Lục, Hán Văn Quảng là cái giỏi… “nói phét”! Việt cộng tổ sư nói phét không biết ngượng là gì trong bất cứ ngành nghề, giai cấp nào của chúng. Tên tướng Không quân Việt cộng xuất thân từ giới lơ xe đò Đinh Đức Thiện khen ngợi bọn Lục “giỏi lắm” chỉ là thói quen “mèo khen mèo dài đuôi” của bọn “đỉnh cao trí tuệ” mà anh em tù cải tạo ai cũng biết. Việt cộng làm gì cũng tự cho là giỏi. Không thấy ai khen, chúng tự vỗ tay khen chính mình, khen líu lo nồng nhiệt không biết ngượng thì cái chuyện anh Thiện khen em Lục chẳng có gì là lạ!
Để biết rõ cái “giỏi lắm” của những chiến sĩ “người lái anh hùng” nhãn hiệu Vi-Xi thế nào, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi đọc truyện ngắn “Trận Đánh Cuối Cùng” của văn sĩ Hữu Mai viết ca tụng “anh hùng” Nguyễn Thành Trung và các đồng chí giặc lái Vi-Xi của y một cách trơ trẽn vô duyên trong tuyển tập “Văn 1957-1982” do Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số kỷ niệm lần thứ 25, xuất bản năm 82, để thấy trình độ nói phét của Vi-Xi nó “siêu” đến chừng nào mà cười đau khóc hận cho vận số hẩm hiu đất nước…
* *
Hữu Mai mở đầu “Trận Đánh Cuối Cùng” bằng câu “Một ngày thật dài…”. Y cho biết buổi sáng hôm đó còn ở Gia Lâm, có lệnh đi công tác ngay bằng chiếc IL-18. Đi người không và một giờ sau đáp phi trường Đà Nẵng. Hữu Mai viết theo thể văn tự thuật, dùng chữ “chúng tôi” nên người ta có thể hiểu y chính là một trong những tên giặc lái Vi-Xi được cử vào Nam làm cái “Mission Impossible” này và viết bài tường thuật. IL-18 là phi cơ vận tải như C-47 của Không Quân miền Nam . Y nói “lần này chúng tôi đi công tác người không” - chắc là cho nhẹ, để chuyến về còn chở theo chiến lợi phẩm “hia” được của miền Nam “phồn vinh giả tạo”. Có lẽ bọn y không mang theo cả vỏ cau khô đánh răng, khăn mặt hay cơm nắm muối vừng làm chi cho nặng. Hữu Mai chắc ăn, không cần bắt chước đàn anh Khổng Văn Tuyết ngày xưa… tay đôi không chiến với máy bay “Con Ma” (Phantom) hay “Thần Sấm” (Thunderbolt) của đế quốc Mỹ xâm lược. Anh hùng Khổng Văn Tuyết bay phi cơ MIG đem theo cơm nắm muối vừng, một ấm nước vối và cả cái điếu cầy lên trời, tắt máy phây phả nằm gác chân chữ ngũ mai phục trong mây, đợi từ sáng tới chiều cho khỏi tốn xăng, khi thấy phi cơ Mỹ tới là mở máy nhào xuống bắn hạ cái một…!
Bọn giặc lái Vi-Xi hạ cánh xuống phi trường Đà Nẵng sau một giờ bay. Sân bay Đà Nẵng “rộng và dài hun hút” được Hữu Mai mô tả là “siêu cấp”, hơn gấp bội phi trường Gia Lâm của miền Bắc anh hùng. Cái phi trường Gia Lâm của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc, theo lời cậu Trác “Thuốc Lào” phi công C-130 kẹt lại, đã từng bay chở cán bộ, bộ đội Vi-Xi từ Bắc vào Nam công tác và chở đồ thổ phỉ gồm cả kẽm gai, tôn gỗ và… ghế đá công viên từ Nam ra Bắc; sau còn được trưng dụng dạy bay và dạy Địa huấn cho bọn giặc lái Việt cộng trước khi “thầy” bị cho đi tù cải tạo. Hồi vượt biển qua Mỹ, cậu Trác đã kể lại với kẻ hèn này rằng:
- Phi trường Gia Lâm vắng như nghĩa địa bỏ hoang, cỏ tranh mọc cỡ đầu người… Tớ đáp xuống, thấy bộ đội lũ lượt từng đoàn vác liềm vào cắt cỏ tranh rồi gồng gánh đi ra… Sau đó lại một bầy dân chúng kéo vào mót những đám tranh còn sót lại! Phi trường này cũng như phi trường Bạch Mai không có đài Kiểm soát Không Lưu. Mỗi lần có máy bay ngoại quốc đến, chúng nó mướn một thằng Air Traffic Control người Nhật nói tiếng Anh vào hướng dẫn cho phi cơ đáp hoặc cất cánh xong rồi về.
Nên chi nhìn thấy phi trường “siêu cấp” Đà Nẵng, bọn pilot Việt cộng cứ nghệt mặt ra. Hữu Mai cho biết, “Ngay sau khi đáp xuống Đà Nẵng, có đồng chí Tham Mưu trưởng đứng đợi bên chiếc A-37 sơn màu vằn vện, hình thù dữ dội, giống như một con thú rừng chưa thuần hóa”. Đàn anh ra lệnh cho các đàn em tập buồng máy ngay, “chỉ có từ ba đến năm ngày chuẩn bị”.
Màn tập tành “ba đến năm ngày” này quả là chuyện phong thần. Nhưng ai không làm được chứ Vi-Xi cái gì mà làm không được? Không làm được bằng chân tay, trí óc, các con làm bằng… mồm! Hữu Mai viết, “Nếu trước đây có ai nói như vậy thì đó là nói đùa. Trong chiến tranh, những lần chuyển loại máy bay gấp gáp nhất cũng phải mất ba tháng. Không thể đùa với máy bay. Ở trên không, không có điều kiện để rút kinh nghiệm cho những sai lầm…”
Nói vậy cho nổi bật cái khả năng thần thánh của con người cộng sản ”siêu cấp” và để bọn Ngụy nghe mà sợ chơi. Câu nói trên là áp dụng cho việc chuyển loại phi cơ cộng sản thôi đấy, mà cũng cần tới ba tháng là tối thiểu. Vậy mà các “đỉnh cao trí tuệ” chỉ cần từ ba tới năm ngày, nghe phát rét. Huống hồ bọn giặc lái Vi-Xi tiếng Anh tiếng U không biết một mẩu, ngoài ba tiếng “oẳn tù tì”…! Hữu Mai viết, “Mỗi feet bằng bao nhiêu đơn vị đo lường của ta nhỉ? Làm thế nào hiểu được hết những tiếng Anh trong buồng lái để khỏi phải nhớ các công-tắc, các đồng hồ bằng vị trí của chúng?...”
Cái này phải hỏi cậu Trác Thuốc Lào, tự nhà văn KQ Trác Vũ. Cậu Trác Thuốc Lào một lần chịu không nổi những quả… ngu của lũ giặc lái con cháu lão Hồ, đã buột miệng chửi thề, xém bị mất cái chỗ đội mũ vì lỡ “hỗn”, lỡ coi thường các đấng đỉnh cao trí tuệ. Cậu Trác kể:
- Phi công Việt cộng, chúng nó từng qua Nga học bay MIG. Nhiều đứa ở Nga đến 6, 7 năm mà khi về nước vưỡn đếch biết nói tiếng Nga La Tư mới tếu! Bọn chúng nó đi học, có thông dịch viên đi kèm theo để theo dõi, kiểm soát… Trong lớp thầy dạy gì, kệ bố thầy, chúng không cần nghe vì khi về phòng có thằng thông dịch lại… Tớ bỏ công dịch tất cả sách kỹ thuật tiếng Anh ra tiếng Việt, dạy chúng nó hoàn toàn bằng tiếng Việt. Thế mà mình đọc, chúng không hiểu. Đánh vần đi đánh vần lại từng chữ như dạy trẻ con i-tờ-rít, chúng nó vẫn không biết viết ra làm sao. Tớ lập đi lập lại, bọn chúng vẫn ngớ ra như chúa tàu nghe kèn, mặt đần độn trông phát giận… Một lần, nhịn không được, tớ buột miệng chửi thề, “ĐM, sao các anh ăn gì mà ngu quá vậy?” Mình quen mồm như trước đây đùa rỡn với bạn bè… Chúng nó sừng sộ hỏi tội làm tớ xanh mặt.
Kẻ hèn này hồi đó nghe cứ tưởng cậu Trác bôi bác Vi-Xi, không tin nổi, nghĩ rằng cậu phịa ra để tếu chơi. Lạ gì cái giống Không Quân, bạn bè gặp nhau, đúng tần số là tha hồ đấu hót vung vít, hư thực khó lường… nên bèn hỏi đểu một câu:
- Thế hả? Thì ra chúng nó là bọn ngu cả lũ. Nhưng “ngu” mà chúng nó bay MIG, dám chơi “dog fight” tay đôi với pilot Mỹ? Cậu Trác nói vậy thì chúng tôi biết vậy...
“Dog fight” có nghĩa là “không chiến”, là vác máy bay uýnh lộn trên mây, giữa từng trời. Cậu Trác Thuốc Lào được coi là một pilot vận tải hiền nhất nước Không quân, thật thà như đếm. Nghe kẻ hèn này nói câu móc lò, cậu chỉ cười cười, phô hai hàm răng đầy nhựa thuốc lào, kể tiếp:
- Đằng ấy tưởng chúng nó bay MIG thật đấy hả? Mình lầm hết. Mấy cậu Mẽo đồng minh mặc cảm, sợ quốc tế chê cười nên nhiệt liệt thổi phồng pilot Vi-Xi là ghê gớm để tăng giá trị của mình và để khỏi mang tiếng người nhớn bắt nạt ranh con. Chúng nó có đi Nga thật, học tới sáu, bẩy năm lận. Nhưng chúng chỉ lo buôn lậu “quần bò” đem về nước bán kiếm lời, bay với bổng mẹ gì. Toàn là bọn con ông cháu cha hay thành phần chăn trâu gánh nước có thành tích đấu tranh giai cấp tích cực, đấu cha, tố mẹ, dò la hàng xóm, được phong làm “anh hùng”, cho đi học lái nhưng chữ nghĩa đâu mà học?… Các cuộc không chiến với phi cơ Mỹ đều do pilot Bắc Hàn hay Trung cộng lái. Pilot Vi-Xi được cho đi theo, nhiều đứa thú thật với tớ chỉ là… “thợ vịn”! Ngoài Bắc chúng gọi bằng danh từ rất kêu, là “tháp tùng tử”!
“Người lái” kiêm nhà văn Hữu Mai, hôm đầu tiên khi từ Bắc vô Nam tay không (cầm bó rau), mô tả rằng bọn y đêm đó lo cóc ngủ nghê gì được. Phần vì cấp trên giao phó cho nhiệm vụ học bay A-37 chỉ trong vài ngày – với sức các cậu – “sỏi đá làm thành cơm” tương đối dễ ợt, chứ bay bổng loạng quạng là tan nát đời huê ngay. Cậu tả oán, lý do mất ngủ thứ hai là do… không khí. Mùi máy lạnh và vì cái nệm mút dầy êm quá, các cậu ngủ không quen… “Không khí hơi ngột ngạt. Chắc là còn phải một thời gian mới quen được với cái mùi nhân tạo của máy điều hòa nhiệt độ. Một mùi hăng hắc, nồng nồng. Mùi gì vậy?... Ngoài kia, ở thành phố đang tỏa một vùng ánh sáng xanh trong lên bầu trời đêm, chắc còn nhiều thứ chúng tôi còn phải lạ lắm!”
Đúng dzậy! Các con sẽ còn thấy nhiều thứ “lọa” hơn nữa ở miền Nam . Cái mùi đó là mùi “hăm-bơ-gơ” của đế quốc, khi đã quen rồi, các con sẽ ghiền và khi ghiền tới độ nặng là các con sẽ chết không kịp ngáp đấy. Mất ngủ, suy nghĩ đến gần phát hoảng, Hữu Mai dẹp tự ái “đỉnh cao trí tuệ”, ao ước, “Giá có mấy anh nhân viên lái cũ của Ngụy ở gần đây để yêu cầu họ ghi lại cho những hàng chữ Anh ở trong buồng lái thì hay quá. Mỗi tối trước khi ngủ say sẽ in luôn nó vào trí nhớ…”
Mẹ kiếp, khi tỉnh học còn cóc vô, học theo lối “ngủ say” thì học với hành thế chó nào được? Mà chỉ có từ ba tới năm ngày để bay cho được chiếc A-37. Ngụy chúng nó trước khi học lái, phải tới Lackland trụ trì ít nhất vài tháng học Anh ngữ. Hữu Mai sau đó kể rằng y và đồng bọn được hai “nhân viên lái” mới được lựa chọn từ trại tập trung về kèm cho các cậu học Anh văn và học bay. “Cả hai đều gầy nhom. Người cao để râu tên là Xanh, người Quảng Bình, theo gia đình di cư vào Nam năm 1954. Người thấp nhỏ là On, quê ở Gò Công. Cả hai người đều ngạc nhiên khi thấy chúng tôi không hỏi đến vấn đề cơ bản, không hỏi về cách xử trí trong trường hợp máy móc hỏng hóc, mà hỏi ngay vào công-tắc điều khiển những đồng hồ bay…”
Cái này phải xét lại ạ. “Những vấn đề cơ bản” nghĩa là cần điều khiển phi cơ, là những nút bấm, nút bật để mở máy, để chỉnh động cơ, để điều khiển bánh đáp, góc dựng cánh lái đuôi, vv… các con không cần hỏi tới thì bay cái củ gì? Các con muốn chứng tỏ ta đã ránh nghề, đâu cần biết tới vài ba cái lẻ tẻ, hay hỏi những cái “cơ bản” sợ quê xệ với bọn giặc lái Ngụy? Bọn giặc lái Ngụy, phi công phản lực A-37 bị các con khi dễ, chê là “gầy nhom”, đâu phải vì miền Nam đói khổ, thiếu dinh dưỡng? Mà vì họ mới được móc từ trong “tù cộng sản” ra đấy!
Cậu Trác Thuốc Lào kể chuyện hồi đó trong chuyến bay chở đồ thổ phỉ ra Bắc, có một thằng đại tá Không quân Việt cộng đi theo, đòi lên phòng lái ngồi ghế copil thay thằng công an “bảo vệ” như thường lệ. Trên đường bay, trời êm ả, cậu Trác lên cơn ghiền, móc cái điếu cầy ra, rít một bi thuốc lào. Đang phê phê khoái tỉ thì anh đại tá Không quân Nhân dân tò mò hỏi chàng giặc lái miền Nam :
- Cái đồng hồ này là đồng hồ gì, có mỗi một cánh tay?
- Dạ, nó là cái đồng hồ “ây-đi-ép” (ADF), dùng để bay phi cụ khi trời xấu không thấy đường, từ điểm này tới vị trí khác. Có nó mới lấy đúng hướng được, không sợ phi cơ mất hướng, bay lạc…
ADF là “Automatic Directional Finding”. Tên Đại tá Vi-Xi nhìn cậu Trác Thuốc Lào với vẻ nghi hoặc kỳ cục:
- Anh nói thật chứ? Đề nghị anh giải thích thêm cho tôi được đả thông. Tôi không hiểu sao lại có thứ đồng hồ gì lạ như vậy?
Cậu Trác nhà ta cũng nhìn tên Đại tá bằng vẻ nghi hoặc kỳ cục không kém:
- Phi cơ có ba cái đồng hồ phi cụ căn bản là đồng hồ chỉ cao độ, vận tốc và đồng hồ chỉ hướng, hay la bàn. ADF là đồng hồ tìm hướng khác, dùng tần số đài phát tuyến cố định dưới đất.
Khi thấy thằmg cha Đại tá hỏi, tớ tưởng nó muốn thử, muốn khảo sát trình độ và khả năng của mình, nên tớ ậm ừ không nói. Nhưng sau thấy nó có vẻ không biết thật ông ạ. Nó đưa tay sờ sờ cái đồng hồ, trầm ngâm nghĩ ngợi rồi hỏi nữa, “Anh nói bị mất hướng, dùng đồng hồ này lấy lại được đúng hướng à?”. Nó bảo tớ biểu diễn thử, lúc bấy giờ tớ mới tin là nó không biết thật! Tớ cho phi cơ vòng trái vòng phải, nhào lên chúi xuống, quẹo tới quẹo lui, tăng giảm cao độ lung tung xong mới đem về bình phi, lấy cao độ cũ và chỉnh mũi phi cơ bay theo đúng hướng cũ của đồng hồ ADF. Thằng Đại tá ngồi bên bị vertigo, mặt cứ thộn ra. Mãi nó mới hoàn hồn, tấm tắc:
- Hiện đại thật…! Đúng là Mỹ có khác!
Pilot C-130 Trác Thuốc Lào sau đó mới cảm thấy tự nhiên, thấy hân hoan vì mình “nhớn” hơn anh Đại tá Vi-Xi nhiều – ở tài bay và kiến thức phi hành. Trác Thuốc Lào từ hôm đó mới biết rõ:
- Mất miền Nam đau quá. Chúng nó ngu hơn chó chứ tài giỏi gì. Chúng chỉ giỏi lừa bịp và nói phét! Trình độ một thằng Đại tá, khả năng và kiến thức không bằng một Thiếu úy của mình. Tớ có hỏi nó, ở ngoài Bắc phi cơ của các ông không có đồng hồ giống như ADF của chúng tôi, làm sao mà bay từ tỉnh này tới tỉnh kia khi thời tiết xấu hay bay đêm được?
Xin bà con Không Quân lắng nghe câu trả lời của cậu Đại tá Không quân Hà Nội rất đáng đồng tiền bát gạo như thế này:
- Ngoài Bắc chúng tôi dứt khoát không bay đêm. Chúng tôi có khẩu hiệu “Tự Đi, Tự Đến, Tự Về”. Nghĩa là khi nhìn thấy rõ đường đất làng mạc bên dưới thì người lái cứ việc tự mình bay theo con đường lúc đi và khi về cũng bay theo đường cũ mà về, vừa an toàn mà vừa không cần có người dưới đất điều hành chỉ đạo đường bay như các anh!
- Hèn chi, cậu Trác nói, có lần tớ để cho một thằng giặc lái Vi-Xi lái từ Hà nội đi Tuyên Quang. Nó bay như thằng say rượu, bay rất thấp dưới mây và cứ lò dò bay theo đường lộ. Buổi chiều, theo lời dặn, bốn giờ rưỡi phải trở về Hà nội, tớ ra mở máy… Đang loay hoay check máy thì ba thằng Vi-Xi xách súng AK chĩa vào tớ quát tớ tắt máy đi xuống…
Lúc đó trời mưa lâm râm. Thằng cán bộ xếp xòng xừng sộ hỏi Trác:
- Đi đâu? Ai cho anh mở máy?
Trác phân bua:
- Cán bộ bảo bốn rưỡi về mà?
- Không về. Trời mưa. Ở lại đây tối nay.
- Nhưng mưa nhỏ… Mưa phùn bay đâu có sao?
Y trợn mắt nhìn Trác:
- Anh không biết bay trong mưa nguy hiểm sao? Tôi nói ở lại hôm nay!
Khả năng của cậu Đại tá Không quân ngành bay Việt cộng là như thế. Hữu Mai cấp bậc gì, y không giới thiệu, nhưng khả năng chắc cũng chẳng khá hơn đàn anh Đại tá với tiết lộ về khẩu hiệu “tự đi, tự đến, tự về” làm té ngửa bà con Không Quân Ngụy, thoạt nghe tưởng phi cơ được trang bị hệ thống ô-tô-pai-lốt “hiện đại”, tự nổ máy, tự cất cánh, tự bình phi, tự tìm lấy đường về căn cứ, tự hạ cánh, tự lồm cồm bò đi đổ xăng, và tự di chuyển vào bãi đậu…!
Đêm đầu tiên không ngủ. Đêm sau bớt lo vì đã có hai anh giặc lái Ngụy tên Xanh và On đến giúp nhưng cũng khó ngủ vì cái mùi “hăm-bơ-gơ” của đế quốc nó ám ảnh quá trời trời. Hữu Mai thuật lại rằng, Xanh và On đã rụt rè hỏi chúng tôi, “Chúng em muốn đề nghị các anh cho đi theo trong trận đánh được không? Chúng em sẽ không phụ lòng tin cậy của các anh…” Mẹ kiếp, toàn dân Không Quân chúng ta có ai tin được không, cái giọng “điếu đóm” sặc mùi Vi-Xi nghe hèn không tả được. Pilot Không Lực Việt Nam Cộng Hòa làm gì có thói quen xưng hô “anh, em” với cấp trên và cấp trên “mày, tao” với cấp dưới như anh tướng lơ xe Đinh Đức Thiện của quân đội Vi-Xi? Nhờ các cậu một tí. Viết gì thì viết nhưng cũng phải gần với sự thật người ta mới tin. Đem bôi bác địch kiểu đó chỉ làm cho địch nó cười!
Sau đó Hữu Mai tường thuật đến kế hoạch dùng phi cơ A-37 của VNCH để tấn công bất ngờ phi trường Tân Sơn Nhất nhằm gây chấn động tâm lý và hoang mang quần chúng, đẩy nhanh đà di tản của Mỹ. Y nói đến những mối lo, cốt tăng phần nghiêm trọng cho phi vụ “Biên đội không có máy bay tiêm kích đi kèm để bảo vệ. Nếu kẻ địch phát hiện máy bay lạ từ phía Bắc bay xuống, chắc chắn chúng sẽ dùng bọn F-5 để ngăn chặn…” Và “Làm thế nào để lọt qua mạng lưới ra-đa tối tân của địch trên suốt chặng đường dài từ nơi máy bay cất cánh đến Tân Sơn Nhất? Lần này lại không có đài dẫn đường, chúng tôi đều chưa thuộc địa hình, làm sao bay đến đúng mục tiêu?”
Hữu Mai còn nói đến nguy hiểm thời tiết, mưa bất ngờ và kể ra nào hệ thống cao xạ phòng không của cả hai phía nhắm bắn vì không biết phi cơ phe nào. Y kể ra một lô những trở ngại nhưng sau đó kết luận, “Mọi trở ngại đều được lần lượt giải quyết (?)”.
Vai trò của Nguyễn Thành Trung bấy giờ mới được nói đến, “Đồng chí Nguyễn Thành Trung bảo đảm sẽ đưa toàn Biên đội đến mục tiêu. Anh là người của ta hoạt động trong hàng ngũ Không Quân Ngụy, mới từ bên kia chiến tuyến trở về sau khi đã trút hai trái bom xuống dinh Độc Lập. Ta sẽ cố tránh các trận địa cao xạ cả của ta và của địch được chừng nào hay chừng ấy… Chúng tôi sẽ cố giáng cho kẻ địch một đòn thật bất ngờ…”
Nguyễn Thành Trung dẫn đầu Biên đội tới mục tiêu, với On được tham gia trận đánh. Trung là kẻ đã tích cực đóng góp ý kiến vào kế hoạch đánh Tân Sơn Nhất bởi tên phi công phản quốc này nằm vùng, nắm rất rõ tình hình và địa hình cùng các yếu tố quan trọng khác. Chúng dùng phi cơ A-37 phát xuất từ phi trường “siêu cấp” Phan Rang, sân bay Thành Sơn. Theo kế hoạch, Trung sẽ xuống đầu tiên “cắt” bốn lần bốn trái bom thành một vệt dài làm chuẩn cho những máy bay sau oanh kích.
Dù có khả năng siêu việt “tự đi, tự đến, tự về” nhưng bọn giặc lái Vi-Xi cũng thập phần vất vả từ Phan Rang bay vào vì… trời mưa! Để chứng tỏ trời mưa nguy hiểm đến độ phi công Ngụy cũng teo bu-di cho đỡ mất mặt bầu cua, Hữu Mai viết, “Sau này, đồng chí Nguyễn Thành Trung nói lại với chúng tôi, trên đường bay có lúc anh nẩy sinh ra ý nghĩ đưa Biên đội quay trở về vì thấy thời tiết quá xấu.” Y mô tả cảnh rùng rợn, khi chiếc A-37 dẫn đầu của Nguyễn Thành Trung chui vào mây, các anh con giặc lái Vi-Xi tí nữa thì… xón đái, thần kinh căng thẳng, bởi như anh Đại tá Vi-Xi đã nói, “Ngoài Bắc trời mưa, chúng tôi không bay!”
Cũng may cơn mưa nhẹ hều và cục mưa bé tí xíu nên chưa đầy ba mươi giây đồng hồ bọn không tặc Vi-Xi đã bay ra vùng trời sáng rỡ… “Chúng tôi đã ra khỏi mây. Không phải mất nhiều công tìm kiếm, lại nhìn thấy máy bay của Biên đội trưởng…”
Hú vía. Vừa thoát nạn là các con lại yên tâm nói phét ngay. Hữu Mai, có lẽ là tên giặc lái Mai Vượng viết thế này, “Chúng tôi nhìn xuống mặt đất. Phía trước không xa, hai dãy nhà thấp cao lố nhố nằm dọc theo một trục đường. Đúng là một thị trấn. Bà Rịa đây rồi! Người bỗng cảm thấy nhẹ nhõm hẳn. Đồng bào đi lại rất đông trên mặt đường. Đột nhiên những đám người đông đặc ấy vỡ ra, tóe sang hai bên đường và bỗng chốc quang hẳn đi. Chúng tôi hiểu ngay… Đồng bào tưởng nhầm chúng tôi là những máy bay từ Saigon đến oanh tạc. Lòng chúng tôi se lại với ý nghĩ có hàng ngàn cặp mắt đang ném về phía mình những cái nhìn căm ghét và sợ hãi…”
Nhờ cậu tí. Saigon ở hướng Nam của Bà Rịa, phi cơ các cậu bay từ hướng Bắc xuống, đồng bào “tưởng nhầm” thế quái nào được? Đoàn người suôi Nam để chạy các cậu đấy, sợ các cậu đấy, căm ghét các cậu đấy. Không Quân miền Nam, trong chiến tranh, đôi khi xảy ra chuyện “ném chuột vỡ đồ”, đồng bào có thể lâm vào cảnh tên bay đạn lạc nhưng con số thật ít nhưng không ai thù ghét Không Quân bằng thù ghét cái bọn đi đến đâu là đem tang tóc điêu linh đến đó như lũ cha con đồng chí của các cậu. Vụ chôn sống mười ngàn người hồi Tết Mậu Thân 68 ở Huế mới khiến đồng bào dẫm đạp lên nhau mà chạy, gây nên thảm trạng “Đại Lộ Kinh Hoàng” hồi mùa hè đỏ lửa 72 và cảnh di tản “Con Đường Máu” từ Pleiku về Tuy Hòa tháng 3, năm 1975…
Hữu Mai lòng thòng kể chi tiết “Trận Đánh Cuối Cùng” vào Tân Sơn Nhất với đầy đủ tính chất ly kỳ gay cấn và đầy phét lác kiểu Vẹm ăn không nói có cực kỳ trơ trẽn và nham nhở, ba xạo không thể tả. Chẳng hạn bay hành quân đột kích Tân Sơn Nhất “hoàn tòan bí mật và bất ngờ” nhưng lại dùng tần số hành quân của Không Quân VNCH để nói chuyện với nhau và nghe được “một giọng thất thanh, một giọng nói bằng tiếng Bắc”:
- Số Bốn đi đâu thế kia? Sao lại thế kia? Nhảy dù đi chứ?
Trái tim chúng tôi thắt lại. Có lẽ nào chưa kịp làm nhiệm vụ mà một người trong chúng tôi đã phải nhảy dù? Nhưng nhìn nhau, vẫn thấy đủ năm chiếc A-37 trên một đường bay ổn định.
Cái giọng Bắc ban nãy thét to:
- Cháy rồi…! Số Bốn nhảy dù đi!
Nhìn lại hai tên địch (?), chúng tôi chợt hiểu ra. Một chiếc AD-6 đang bùng cháy. Chắc nó trúng đạn của bộ đội ta tại nơi nó tới oanh kích, cố lê về đến đây, nhưng nó vẫn không thoát. Tên lái chiếc AD-6 này không nhảy dù. Chiếc máy bay lao xuống đất…
Bố khỉ. Cứ như trong xi-nê-ma! Phải có những chi tiết gay cấn ấy mới nổi bật chiến công vĩ đại của bọn Hữu Mai. Rồi cảnh đánh phá Tân Sơn Nhất cũng được mô tả y hệt cảnh những người hùng trong phim “Bla Bla Black Ship” vừa bay bỏ bom, bắn cà nông, vừa cười vui vẻ ra cái điều ngon lành dũng cảm. Nguyễn Thành Trung đánh trước, bom không ra, làm vòng tiếp. Đại đội phó Từ Đễ theo sau Trung, nhắm hangar A-37 nhưng bom rơi mẹ nó sát chiếc C-130 vừa hạ cánh ở tuốt luốt bên này bãi đậu Whiskey Five (W-5). Rồi Đại đội trưởng Lục thả bốn trái nhưng lóng ngóng chỉ rơi có hai. Sau đó là Vượng và On, nhắm vào hangar A-37 nhưng đều trật lất!
Hữu Mai viết, “Những việc trên đã diễn ra hết sức nhanh chóng.” Chúng ta hãy đọc tiếp những đoạn văn dưới đây để xét giá trị toàn bộ bài viết “Trận Đánh Cuối Cùng”…
Đến lúc đó mới nghe thấy tên trực ở sân bay bắt đầu kêu lên:
- Tân Sơn Nhất bị pháo kích…!
Một tên khác, nghe giọng nói có vẻ là một tên chỉ huy, lập lại:
- Tân Sơn Nhất bị pháo kích! Rồi hắn hỏi tiếp – A-37 của Phi Đoàn nào, xin cho biết tên?
Giữa lúc đó, Biên đội trưởng đã lao xuống sân bay lần thứ hai. Nhưng rồi thấy anh kéo lên, tiếp tục lượn vòng. Những trái bom vẫn chưa chịu ra.