Thursday, December 30, 2021

Những Mảnh Đời Rách Nát Chương 1 - Nguyễn Văn Huy & Phan Minh Hiển

 

Bác sĩ Phạm Minh Hiển,
Sinh năm 1956, được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho đi Pháp du học năm 1974, tốt nghiệp Y Khoa tại Pháp.
Là đồng tác giả cuốn: "Những mảnh đời rách nát" viết về TPB VNCH và những người tàn tật tại VN. Năm 1982, BS Hiển đã cùng BS Bernard Kouchner cứu người vượt biển trên tàu Goelo và chiến hạm Le Balny.
Xúc động nhất là thấy ông cầm loa phóng thanh nói bằng tiếng Việt từ trên tàu chiến của Pháp, kêu gọi đồng bào đang trên những chiếc ghe nhỏ như lá tre, trên đại dương mênh mông làm theo sự hướng dẫn của ông. Giữa lúc sinh mạng như ngàn cân treo sợi tóc giữa biển khơi, gặp được một người đồng hương có trái tim nhân hậu, quả là một kỳ công của đấng tối cao.

Ông là tác giả và đồng tác giả của nhiều chương trình giúp đỡ TPB VNCH và người tàn tật tại VN, trong đó có chương trình giúp đỡ xe lăn cho TPB VNCH. 

Ngày 13/12/21, bác sĩ Phạm Minh Hiển đã qua đời tại Pháp.
******

Sau biến cố 30-4-1975, gia đình và bản thân tôi nói riêng và đại gia đình anh em phế binh nói chung sống những ngày đen tối. Vì bị chế độ mới xếp vào loại "thành phần xấu", chúng tôi bị áp bức đủ điều. Nhà cửa của chúng tôi vốn đã không có gì bị cưỡng đoạt, thân thể không nguyên vẹn của chúng tôi cũng bị cưỡng chế và chịu đựng đủ mọi nhục hình. Một số anh em chúng tôi bị cưỡng bức đưa đi "tập trung cải tạo". Tập trung cải tạo ở đây phải hiểu là đi ở tù, tâm hồn và thể xác bị hành hạ. Nhà tù ở đây cũng không phải là nhà tù trong những thành phố mà là giữa chốn rừng sâu, khỉ ho cò gáy, trong những căn cứ của cộng sản cũ, thiếu thốn trăm bề. Nhiều anh em chúng tôi đã bỏ mình, thân thể nằm lại vĩnh viễn tại những chốn này, mồ hoang cỏ lạnh và bị đời quên lãng. 

Gia đình chúng tôi cũng không thoát nạn. Người ta cưỡng bức gia đình chúng tôi ra khỏi thành phố và đưa vào những vùng kinh tế mới giữa chốn rừng thiêng nước độc. Ông già, bà cả, vợ con tay yếu chân mềm, chưa bao giờ biết chặt cây phá rừng, đào mương phát rẫy, đều phải vất vả làm lụng mới có ăn. Những người bị thương tật như chúng tôi, không đủ sức cày sâu cuốc bẩm, khai phá núi rừng, đã bị chói nước rét rừng ngã bệnh nặng trong các vùng kinh tế mới. Tại những nơi này, người ốm đau không có thuốc men chữa trị, người không có sức lao động không có cơm ăn, trẻ em không biết trường học, ông già bà lão thì thiếu ăn thiếu áo. Sau một thời gian, phần lớn những người đi vùng kinh tế mới đều lén trở về thành phố, trong đó có chúng tôi vì không muốn bỏ mình trong chốn rừng sâu. 

Trở về thành phố (Sài Gòn) thân yêu, dù phải hành khất xin ăn, lượm vỏ ve chai hoặc bọc ny lông cũ, sống trong cảnh đói khổ kiệt cùng chúng tôi cũng cam chịu. Vì nhờ đó chúng tôi có tiền mua gạo nấu cơm ăn cho đỡ đói. Đêm đêm chúng tôi phải ngủ bụi ngủ bờ, đầu đường xó chợ, vì không nhà không cửa và không có người quen thân để có chỗ che mưa trú nắng. 

Ngày ngày chúng tôi chống đôi nạng gỗ lê lết tấm thân tàn đi xin ăn hết nơi này đến nơi khác, gặp gì lượm đó. Cũng nhờ bà con cô bác rủ lòng xót thương, bố thí cho chút tiền mọn hay chén cơm bạc, chúng tôi cũng sống tạm qua ngày. Nhiều lúc quá mỏi mệt, sức lực kiệt cùng, anh em chúng tôi bạ đâu ngủ đó, ngủ thiếp đi lúc nào không biết đến khi bị "người của xã hội này" bao vây tứ phía lúc đó mới tỉnh dậy thì quá muộn màng. Người ta lùa anh em chúng tôi lên xe bít bùng, đánh đập những người chống cự và chở vào trại tập trung. Về đến trại, dù với tấm thân tàn phế, anh em chúng tôi cũng bị đày đọa dầm sương, dãi nắng suốt ngày. Từ sáng sớm, từng tốp người chống nạng lò cò, lọt thọt, bị chia toán đi lao động, nhóm thì cuốc đất trồng khoai, tưới nước ở những miền đất xa, nhóm thì ở lại trại rào kẽm gai, nhổ cỏ. Mỗi ngày người ta chỉ cho ăn tiêu chuẫn mỗi bữa một chén cơm bạc với muối hoặc một củ khoai nướng khét. 

Không chịu nổi cảnh khổ cực, đày ải trong các trại tập trung lao động đó, nhiều anh em đã tìm cách trốn trại về lại thành phố. Những ai không may bị phát hiện thì coi như lúa đời, hình phạt dành cho những người trốn trại rất là tàn ác. Mỗi khi nghe tiếng kêu la thảm thiết vọng về từ phòng tra tấn, chúng tôi ai nấy đều xót thương cho những anh em xấu số. Không hiểu tại sao cũng là người như nhau mà người ta có thể tàn ác với nhau đến như vậy, kinh ngạc hơn nữa là tàn ác với những người tàn tật chỉ vì quá sợ họ mà tìm đường trốn thoát. Trưa hôm sau, một vài anh em chúng tôi được gọi lên văn phòng dìu người bạn xấu số về lại phòng giam. Không ai cầm được nước mắt và căm hận khi thấy dáng người phế binh nằm bất động, máu me be bét, hơi thở khó khăn, mặt mũi sưng vù đầy vết tím đen. Những người quản trại dùng báng súng đánh vào đầu anh, dùng chân đá vào người anh và lấy cây đánh cả vào vết thương đã lành nơi khúc chân bị cưa. Máu từ vết thương cũ ở khúc chân cứ ri rỉ theo tiếng rên. Làm sao với một thân hình ốm yếu, cụt què như anh ta chịu nổi đòn thù. Vài ngày sau, anh bạn xấu số kia lìa đời, xác thân bị chôn vùi nơi chốn trại này. Chúng tôi cúi đầu nhìn người ta mang xác anh Thảy vào một hố đất ở bìa rừng. Xét cho cùng, chúng tôi là những người thất trận và thất bại trước bạo tàn. Chúng tôi đã không bỏ xác trên chiến trường nhưng đã ngã gục nhục nhã nơi đây bởi những con người hèn mọn. 

Thời gian cứ trôi qua. Chúng tôi chứng kiến hàng ngày cảnh đời trái ngang và đau lòng đó. Và chúng tôi là một trong những số ít người may mắn sống sót trong những trường trại đó. Chúng tôi sẽ không ngần ngại làm chứng nhân những điều mắt thấy tai nghe và thét lên tiếng kêu cầu cứu giùm những người không còn tiếng nói. Tưởng nhớ lại những người anh em xấu số bị hành hạ và phải bỏ mạng trong nỗi nhục đó, nước mắt chúng tôi cứ tuôn trào. 

Chúng tôi là những nạn nhân thiệt thòi nhất trong cái xã hội này, một xã hội mang tên xã hội chủ nghĩa nhưng bóc lột không ai bằng. Không những thế nó còn tàn ác hơn cả thú dữ, cảnh đánh đập, chửi bới người cùng khổ xảy ra hàng ngày và công khai. Chính quyền cộng sản đã không làm một cử chỉ gì giúp chúng tôi cải thiện cuộc sống mà còn tìm cách vùi dập, đàn áp không cho chúng tôi xuất hiện trước mắt người khác. Họ chỉ muốn chúng tôi chết đi cho khuất mắt họ, họ không muốn lương tâm họ bị dằn vặt bởi cuộc sống khó khăn do chính họ gây ra. Chúng tôi có làm điều gì ác đức đâu để phải bị hành hạ như vậy, chỉ vì quá nghèo đói chúng tôi phải lang thang cầu thực, chúng tôi có cướp bóc, lường gạt ai đâu mà bị đối xử vô nhân đạo như thế? Những người đại diện chế độ này không có tình người, họ không những ăn sung mặc sướng, ỷ lại chức quyền, cướp của công, ăn hối lộ và làm tiền người khác mà còn ruồng bỏ, hất hủi những người đã bị họ lợi dụng. 

Trên bước đường ăn xin, chúng tôi còn chứng kiến bao cảnh trái ngang của những gia đình "cách mạng", có nhiều "liệt sĩ" bị hất hủi, bị bỏ quên bởi chính đồng đội cũ của con cháu mình. Không những thế những đám thanh niên vừa mới lớn lên, a dua theo chế độ này, còn vênh mặt chửi bới những "bà mẹ chiến sĩ" buôn thúng bán bưng lấn chiếm lòng lề đường. Ôi, cảnh đời thật quá bất công! Chúng tôi chỉ là những kẻ sống bên lề cuộc sống, không có quyền gì cả, kể cả quyền đi ăn xin. 

Những khi bị đời hất hủi, chúng tôi chỉ tìm an ủi khi nhớ lại dĩ vãng xa xưa. Dù sao chúng tôi cũng có một thời oanh liệt và đáng tự hào, chúng tôi là những chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã chiến đấu anh dũng với kẻ thù, trừ gian diệt bạo trên khắp nẻo đường Việt Nam thân yêu, đem lại bình yên cho đất nước, yên bình cho muôn dân. Chẳng may khi bị thương, anh em chúng tôi phải bỏ đi một phần thân thể, giã từ vũ khí trở về đời sống dân sự. Trước kia, chúng tôi được mọi người kính mến, nhân phẩm được tôn trọng, nhưng từ sau 30-4-1975 chúng tôi sống trong hỏa ngục. Làm sao có cuộc sống bình thường khi mỗi ngày phải tìm cách đối phó những nanh vuốt, tránh né những đòn thù của kẻ ác. Vũ khí tự vệ của chúng tôi là chịu đựng và niềm tin.
(còn tiếp)

Những Mảnh Đời Rách Nát Chương 1 - Nguyễn Văn Huy & Phan Minh Hiển

 

Bác sĩ Phạm Minh Hiển,
Sinh năm 1956, được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho đi Pháp du học năm 1974, tốt nghiệp Y Khoa tại Pháp.
Là đồng tác giả cuốn: "Những mảnh đời rách nát" viết về TPB VNCH và những người tàn tật tại VN. Năm 1982, BS Hiển đã cùng BS Bernard Kouchner cứu người vượt biển trên tàu Goelo và chiến hạm Le Balny.
Xúc động nhất là thấy ông cầm loa phóng thanh nói bằng tiếng Việt từ trên tàu chiến của Pháp, kêu gọi đồng bào đang trên những chiếc ghe nhỏ như lá tre, trên đại dương mênh mông làm theo sự hướng dẫn của ông. Giữa lúc sinh mạng như ngàn cân treo sợi tóc giữa biển khơi, gặp được một người đồng hương có trái tim nhân hậu, quả là một kỳ công của đấng tối cao.

Ông là tác giả và đồng tác giả của nhiều chương trình giúp đỡ TPB VNCH và người tàn tật tại VN, trong đó có chương trình giúp đỡ xe lăn cho TPB VNCH. 

Ngày 13/12/21, bác sĩ Phạm Minh Hiển đã qua đời tại Pháp.
******

Sau biến cố 30-4-1975, gia đình và bản thân tôi nói riêng và đại gia đình anh em phế binh nói chung sống những ngày đen tối. Vì bị chế độ mới xếp vào loại "thành phần xấu", chúng tôi bị áp bức đủ điều. Nhà cửa của chúng tôi vốn đã không có gì bị cưỡng đoạt, thân thể không nguyên vẹn của chúng tôi cũng bị cưỡng chế và chịu đựng đủ mọi nhục hình. Một số anh em chúng tôi bị cưỡng bức đưa đi "tập trung cải tạo". Tập trung cải tạo ở đây phải hiểu là đi ở tù, tâm hồn và thể xác bị hành hạ. Nhà tù ở đây cũng không phải là nhà tù trong những thành phố mà là giữa chốn rừng sâu, khỉ ho cò gáy, trong những căn cứ của cộng sản cũ, thiếu thốn trăm bề. Nhiều anh em chúng tôi đã bỏ mình, thân thể nằm lại vĩnh viễn tại những chốn này, mồ hoang cỏ lạnh và bị đời quên lãng. 

Gia đình chúng tôi cũng không thoát nạn. Người ta cưỡng bức gia đình chúng tôi ra khỏi thành phố và đưa vào những vùng kinh tế mới giữa chốn rừng thiêng nước độc. Ông già, bà cả, vợ con tay yếu chân mềm, chưa bao giờ biết chặt cây phá rừng, đào mương phát rẫy, đều phải vất vả làm lụng mới có ăn. Những người bị thương tật như chúng tôi, không đủ sức cày sâu cuốc bẩm, khai phá núi rừng, đã bị chói nước rét rừng ngã bệnh nặng trong các vùng kinh tế mới. Tại những nơi này, người ốm đau không có thuốc men chữa trị, người không có sức lao động không có cơm ăn, trẻ em không biết trường học, ông già bà lão thì thiếu ăn thiếu áo. Sau một thời gian, phần lớn những người đi vùng kinh tế mới đều lén trở về thành phố, trong đó có chúng tôi vì không muốn bỏ mình trong chốn rừng sâu. 

Trở về thành phố (Sài Gòn) thân yêu, dù phải hành khất xin ăn, lượm vỏ ve chai hoặc bọc ny lông cũ, sống trong cảnh đói khổ kiệt cùng chúng tôi cũng cam chịu. Vì nhờ đó chúng tôi có tiền mua gạo nấu cơm ăn cho đỡ đói. Đêm đêm chúng tôi phải ngủ bụi ngủ bờ, đầu đường xó chợ, vì không nhà không cửa và không có người quen thân để có chỗ che mưa trú nắng. 

Ngày ngày chúng tôi chống đôi nạng gỗ lê lết tấm thân tàn đi xin ăn hết nơi này đến nơi khác, gặp gì lượm đó. Cũng nhờ bà con cô bác rủ lòng xót thương, bố thí cho chút tiền mọn hay chén cơm bạc, chúng tôi cũng sống tạm qua ngày. Nhiều lúc quá mỏi mệt, sức lực kiệt cùng, anh em chúng tôi bạ đâu ngủ đó, ngủ thiếp đi lúc nào không biết đến khi bị "người của xã hội này" bao vây tứ phía lúc đó mới tỉnh dậy thì quá muộn màng. Người ta lùa anh em chúng tôi lên xe bít bùng, đánh đập những người chống cự và chở vào trại tập trung. Về đến trại, dù với tấm thân tàn phế, anh em chúng tôi cũng bị đày đọa dầm sương, dãi nắng suốt ngày. Từ sáng sớm, từng tốp người chống nạng lò cò, lọt thọt, bị chia toán đi lao động, nhóm thì cuốc đất trồng khoai, tưới nước ở những miền đất xa, nhóm thì ở lại trại rào kẽm gai, nhổ cỏ. Mỗi ngày người ta chỉ cho ăn tiêu chuẫn mỗi bữa một chén cơm bạc với muối hoặc một củ khoai nướng khét. 

Không chịu nổi cảnh khổ cực, đày ải trong các trại tập trung lao động đó, nhiều anh em đã tìm cách trốn trại về lại thành phố. Những ai không may bị phát hiện thì coi như lúa đời, hình phạt dành cho những người trốn trại rất là tàn ác. Mỗi khi nghe tiếng kêu la thảm thiết vọng về từ phòng tra tấn, chúng tôi ai nấy đều xót thương cho những anh em xấu số. Không hiểu tại sao cũng là người như nhau mà người ta có thể tàn ác với nhau đến như vậy, kinh ngạc hơn nữa là tàn ác với những người tàn tật chỉ vì quá sợ họ mà tìm đường trốn thoát. Trưa hôm sau, một vài anh em chúng tôi được gọi lên văn phòng dìu người bạn xấu số về lại phòng giam. Không ai cầm được nước mắt và căm hận khi thấy dáng người phế binh nằm bất động, máu me be bét, hơi thở khó khăn, mặt mũi sưng vù đầy vết tím đen. Những người quản trại dùng báng súng đánh vào đầu anh, dùng chân đá vào người anh và lấy cây đánh cả vào vết thương đã lành nơi khúc chân bị cưa. Máu từ vết thương cũ ở khúc chân cứ ri rỉ theo tiếng rên. Làm sao với một thân hình ốm yếu, cụt què như anh ta chịu nổi đòn thù. Vài ngày sau, anh bạn xấu số kia lìa đời, xác thân bị chôn vùi nơi chốn trại này. Chúng tôi cúi đầu nhìn người ta mang xác anh Thảy vào một hố đất ở bìa rừng. Xét cho cùng, chúng tôi là những người thất trận và thất bại trước bạo tàn. Chúng tôi đã không bỏ xác trên chiến trường nhưng đã ngã gục nhục nhã nơi đây bởi những con người hèn mọn. 

Thời gian cứ trôi qua. Chúng tôi chứng kiến hàng ngày cảnh đời trái ngang và đau lòng đó. Và chúng tôi là một trong những số ít người may mắn sống sót trong những trường trại đó. Chúng tôi sẽ không ngần ngại làm chứng nhân những điều mắt thấy tai nghe và thét lên tiếng kêu cầu cứu giùm những người không còn tiếng nói. Tưởng nhớ lại những người anh em xấu số bị hành hạ và phải bỏ mạng trong nỗi nhục đó, nước mắt chúng tôi cứ tuôn trào. 

Chúng tôi là những nạn nhân thiệt thòi nhất trong cái xã hội này, một xã hội mang tên xã hội chủ nghĩa nhưng bóc lột không ai bằng. Không những thế nó còn tàn ác hơn cả thú dữ, cảnh đánh đập, chửi bới người cùng khổ xảy ra hàng ngày và công khai. Chính quyền cộng sản đã không làm một cử chỉ gì giúp chúng tôi cải thiện cuộc sống mà còn tìm cách vùi dập, đàn áp không cho chúng tôi xuất hiện trước mắt người khác. Họ chỉ muốn chúng tôi chết đi cho khuất mắt họ, họ không muốn lương tâm họ bị dằn vặt bởi cuộc sống khó khăn do chính họ gây ra. Chúng tôi có làm điều gì ác đức đâu để phải bị hành hạ như vậy, chỉ vì quá nghèo đói chúng tôi phải lang thang cầu thực, chúng tôi có cướp bóc, lường gạt ai đâu mà bị đối xử vô nhân đạo như thế? Những người đại diện chế độ này không có tình người, họ không những ăn sung mặc sướng, ỷ lại chức quyền, cướp của công, ăn hối lộ và làm tiền người khác mà còn ruồng bỏ, hất hủi những người đã bị họ lợi dụng. 

Trên bước đường ăn xin, chúng tôi còn chứng kiến bao cảnh trái ngang của những gia đình "cách mạng", có nhiều "liệt sĩ" bị hất hủi, bị bỏ quên bởi chính đồng đội cũ của con cháu mình. Không những thế những đám thanh niên vừa mới lớn lên, a dua theo chế độ này, còn vênh mặt chửi bới những "bà mẹ chiến sĩ" buôn thúng bán bưng lấn chiếm lòng lề đường. Ôi, cảnh đời thật quá bất công! Chúng tôi chỉ là những kẻ sống bên lề cuộc sống, không có quyền gì cả, kể cả quyền đi ăn xin. 

Những khi bị đời hất hủi, chúng tôi chỉ tìm an ủi khi nhớ lại dĩ vãng xa xưa. Dù sao chúng tôi cũng có một thời oanh liệt và đáng tự hào, chúng tôi là những chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã chiến đấu anh dũng với kẻ thù, trừ gian diệt bạo trên khắp nẻo đường Việt Nam thân yêu, đem lại bình yên cho đất nước, yên bình cho muôn dân. Chẳng may khi bị thương, anh em chúng tôi phải bỏ đi một phần thân thể, giã từ vũ khí trở về đời sống dân sự. Trước kia, chúng tôi được mọi người kính mến, nhân phẩm được tôn trọng, nhưng từ sau 30-4-1975 chúng tôi sống trong hỏa ngục. Làm sao có cuộc sống bình thường khi mỗi ngày phải tìm cách đối phó những nanh vuốt, tránh né những đòn thù của kẻ ác. Vũ khí tự vệ của chúng tôi là chịu đựng và niềm tin.
(còn tiếp)

Đơn Vị 101: Thề chết cho quê hương - Anh vẫn sống

  Cựu chỉ huy trưởng Lê Đình Luân, hội trưởng danh dự, vinh danh anh hùng tuẫn tiết Nguyễn Văn Hoàn (trái) và Vũ Đình Duy (phải) trên sân khấu hội ngộ ái hữu Đơn Vị 101 - ảnh: Quốc Hương/Viễn Đông

GARDEN GROVE - “Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, Chỉ Huy Trưởng Đoàn 67-Đơn Vị 101, tuẫn tiết bằng súng lục ngày 30-4-1975 tại Bộ Chỉ Huy Đoàn 67 Bến Hàm Tử-Sài Gòn, và Trung Tá Vũ Đình Duy, Chỉ Huy Trưởng Đoàn 66-Đơn Vị 101, tuẫn tiết bằng độc dược ngày 30-4-1975 tại Bộ Chỉ Huy Đơn Vị 101 đường Nguyễn Tri Phương-Sài Gòn”. Hội Trưởng Danh Dự, cựu Đại Tá Lê Đình Luân, Chỉ Huy Trưởng Đơn Vị 101 đến từ Dallas, Texas, cựu tù chính trị cộng sản 17 năm, xúc động nhắc nhở vinh danh lần nữa hai anh hùng chiến hữu trên sân khấu hội ngộ Hội Ái Hữu Đơn Vị 101 tại nhà hàng Diamond chiều tối ngày 6-8-2011. “Tôi tin vào tâm linh”, ông nói, và nhân dịp hội ngộ là “lời chúc sức khỏe”. Nhạc phẩm Đáp Lời Sông Núi “ta thề chết cho quê hương” của nhạc sĩ Trúc Hồ (Asia Entertainment) cũng được ông nhắc đến với ban nhạc chi nhánh Dallas của hội từng hòa âm trình diễn.
Ngày 30-4-1975, ngay chính Chỉ Huy Trưởng Đơn Vị 101, Đại Tá Lê Đình Luân, và Chỉ Huy Phó Đơn Vị 101, Trung Tá Trương Văn Tỷ, cũng tuẫn tiết bằng độc dược nhưng được cứu sống. Cựu Đại Tá Lê Đình Luân đến dự hội ngộ ngồi cạnh cựu Thiếu Tá Võ Thành Tường (Los Angeles), người kịp thời ngăn cản cứu sống ông ngày xưa. “Bấy giờ vùng trời Sài Gòn Chợ Lớn trở nên âm u, ảm đạm và đổ trận mưa xuân 1975 cách biệt vào sáng sớm. Mọi người tại Bộ Chỉ Huy Đơn Vị 101 hốt hoảng ngược xuôi và đầy lệ với một số sĩ quan quặn đau, ói mửa vì ngấm độc dược tự tử do Ban Y Tá Đơn Vị 101 phân phát sau 10 giờ sáng ngày 30-4-1975. Lá Quốc Kỳ nền vàng, ba giòng huyết quản Nam Trung Bắc bị ướt rũ rượi, cuốn chặt trên đỉnh cột cờ tại sân chào cờ của Bộ Chỉ Huy Đơn Vị 101 vào mỗi buổi sáng Thứ Hai không chịu bay theo chiều gió sầu từ phương Bắc vào” (“Những Ngày Cuối Cùng”-Nội San 22 Hội Ái Hữu Đơn Vị 101).
Hội cũng tưởng niệm Đại Tá Lê Quang Nhơn, cựu chỉ huy trưởng Đơn Vị 101; Trung Tá Bùi Ngọc Chơn, cựu chỉ huy phó Đơn Vị 101; Trung Tá Trương Văn Tỷ, cựu chỉ huy phó Đơn Vị 101; Thiếu Tá Nguyễn Văn Viên, cựu chỉ huy phó Đơn Vị 101 Biệt Đoàn 300, Trung Tá Võ Văn Hai, cựu trưởng Đoàn 60, Trung Tá Lục Phương Ninh, cựu trưởng Đoàn 69; cùng hơn cả trăm chiến hữu Đơn Vị 101.
Đơn vị chúng ta xưa kia là một đơn vị đặc biệt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Chúng ta luôn tự hào là những chiến sĩ âm thầm chiến đấu và hy sinh trong bóng tối như những chiến sĩ vô danh, trong cuộc chiến tranh bí mật chống cộng sản bảo vệ tổ quốc VNCH. Chúng ta tự hào là gia đình 101, một gia đình cũng rất đặc biệt vì con cái, anh em trong nhà, chẳng ai biết ai, và cũng không nên mà cũng chẳng cần biết nhau. Nay thì chúng ta thật sự là một gia đình: Hội Ái Hữu 101. Chúng ta đã nhận anh, nhận em, nhận thầy, nhận đệ tử qua các buổi họp mặt tân niên, đại hội, đám cưới, đám tang… và qua Công Ty Bách Hóa và Quán Phượng group mail” - Hội trưởng của ban chấp hành được bầu lưu nhiệm Lưu Anh Dũng (Los Angeles) chào mừng hội ngộ nhân đại hội 3 năm một lần ra mắt ban chấp hành nhiệm kỳ mới từ tháng 8-2011 đến 8-2014. Các quý vị trong ban chấp hành ra mắt trên sân khấu, ngoài vị hội trưởng, còn có Trần Ngọc Điềm, Châu Cứ Thành, Đặng Ngọc Nhàn, Trần Đức Vịnh, Vũ Bảo.
Hội trưởng Lưu Anh Dũng trong ban nhạc The Soldiers cùng phu nhân là ca sĩ Tuyết Dung của ban nhạc Ba Trái Táo cũng là những nghệ sĩ cùng với các cựu chiến sĩ Hội Ái Hữu 101 tham gia Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH kỳ 5 ngày 7-8-2011 tại sân vận động trường Trung Học Bolsa Grande. Hội cũng từng tưởng niệm Quốc Hận 30-4 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (Westminster), tham gia diễn hành Ngày Quân Lực Hoa Kỳ 19-6 (Torrance), diễn hành Tết Việt Nam trên đại lộ Bolsa (Westminster), liên lạc tương trợ giữa chiến hữu 101 ở hải ngoại và quê nhà… Hội có các chi hội ở San Jose, Oakland, Los Angeles, Orange County, San Diego, Washington, Colorado, Virginia, Tennessee, Massachusetts, Pennsylvania, Minnesota, Houston, Dallas, Canada, Pháp, Úc. Cùng với hội trưởng Lưu Anh Dũng và ban chấp hành và một số chiến hữu phụ giúp ban chấp hành (Nguyễn Trọng Minh, Huỳnh Tấn Lộc, Trương Đình Liêm, Lâm Thủ, Phạm Minh Đức), hội đặc biệt có hội trưởng danh dự (Lê Đình Luân và Phạm Văn Hai), ban cố vấn (Phan Hồng Điệt, Huỳnh Văn Phú, Nguyễn Thiện Sang, Lê Xuân Quang, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Văn Đột, Lê Trị). Cố vấn Lê Trị nay là một nhiếp ảnh gia nhưng còn là cựu Trưởng Lưới Tình Báo tại Long An 1966-1975 tổ chức mật báo nội tuyến đường dây giao liên Đồng Tháp-Long An ngụy tích giáo sư, 5 lần Ưu Dũng Bội Tinh.
 
 
Ngày xưa 101 với những biệt danh Hai Lửa, Ba Mu Rùa, Tư Gấu, Năm Sói, Bảy Teo, Bò Cạp, Hổ Cáp… Nay hội lại có các nghệ sĩ nhiếp ảnh gia Hoàng Liên người bên cạnh các giải nhiếp ảnh còn từng nhiều lần liên tiếp chiếm giải nhất trang trí đèn Giáng Sinh cho ngôi nhà ở Laguna Niguel, có nhiếp ảnh gia Thảo Đỗ, ca sĩ cộng đồng Ái Liên, ban nhạc Trương Ngọc Thanh… cùng giúp vui văn nghệ hội ngộ. Hội Ái Hữu Đơn Vị 101 tương thân tương trợ lẫn nhau để lưu niêm dĩ vãng - những anh hùng Đơn Vị 101 thề chết cho quê hương nhưng vẫn sống trong lòng ái hữu, quê hương.

* Tiểu Sử Đơn Vị 101 (nguồn gốc của Biệt Đoàn Sưu Tập)
Thành lập: Sau khi Nha Tổng Nghiên Huấn (cơ quan phản gián Bộ Quốc Phòng) giải tán vào năm 1956, Sở Liên Lạc thay thế trực thuộc Phủ Tổng Thống do Đại Úy Lê Quang Trung chỉ huy. Đến tháng 8-1960, một cơ quan tình báo đặc biệt được thành lập mang tên Biệt Đội Sưu Tập (BĐST) trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH do Đại Úy Nguyễn Văn Trọng chỉ huy. Bộ chỉ huy BĐST tạm thời đặt tại Trường Quân Báo Cây Mai, sau lần lượt dời về đường Mặc Thiên Tích, đường Nguyễn Tri Phương cạnh Trung Tâm Quân Báo, cuối cùng đối diện Trung Tâm Quân Báo gồm có cơ sở toán thông dịch cố vấn, một trại gia binh và phòng huấn luyện võ Teakwondo.

Nhiệm vụ: Cơ quan tự trị yểm trợ nhân viên tài chánh, huấn luyện với nhiệm vụ sưu tầm tin tức chiến lược và chiến thuật trong quần chúng tại chiến trường tại các quốc gia lân bang Lào, Kampuchea, Hồng Kông; trinh sát, khám phá các mục tiêu mới trong vùng địch, phối kiểm các tin tức do mật báo viên tại hậu tuyến địch cung cấp và toán dù xâm nhập chuyển về.

Huấn luyện: Đầu năm 1961, Hoa Kỳ phối hợp với BĐST bắt đầu huấn luyện ngành sưu tập tin tức chiến trường Field Operation Intelligence (FOI) tại Quân Báo Cây Mai do các huấn luyện viên Hoa Kỳ giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Việt. Mỗi khóa 2 tháng. Khóa 1 gồm 16 sĩ quan, khóa 2 gồm 25 sĩ quan. Các khóa kế tiếp về sau được gởi đi du học tại Okinawa, Nhật Bản, trường FOI USARPACINT, do toán thông dịch BĐST hướng dẫn. Hàng hạ sĩ quan, binh sĩ, mật báo viên và một số sĩ quan trưởng lưới được huấn luyện bổ túc kỹ thuật tại Căn Cứ 49 tại Núi Nhỏ Vũng Tàu.
 

Anh vẫn sống cùng ái hữu, quê hương - ảnh: Quốc Hương/Viễn Đông
Tổ chức: Hệ thống chỉ huy điều hành BĐST từ trung ương đến địa phương có chỉ huy trưởng cấp đại tá ở Bộ Chỉ Huy bên cạnh Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu; trưởng đoàn sưu tập cấp trung tá bên cạnh mỗi vùng chiến thuật gồm các đoàn 60, đoàn 65, đoàn 66, đoàn 67, đoàn 68, đoàn 69; trưởng đoàn sưu tập cấp thiếu tá bên cạnh mỗi tỉnh, thị trấn, tại các quốc gia lân bang, trưởng toán dù xâm nhập, trưởng Căn Cứ 49/ BĐST huấn luyện; trưởng lưới sưu tập cấp đại úy bên cạnh mỗi quận, vùng hậu tuyến địch.

Chỉ huy: Đệ I Cộng Hòa bị đảo chánh, Đại Úy Trọng ra đi năm 1963, Đại Úy Triệu tạm quyền. Thiếu Tá Lung và Thiếu Tá Lời tạm thời thay nhau chỉ huy BĐST. Thiếu Tá Lời bàn giao BĐST cho Thiếu Tá Kiệt và BĐST đổi tên thành Biệt Đoàn 300, trực thuộc Phủ Tổng Thống thay vì Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu. Sau cuộc chỉnh lý, Thiếu Tá Kiệt ra đi năm 1965, Đại Tá Nhơn thay thế và đổi tên Biệt Đoàn 300 thành Liên Đoàn Yểm Trợ 924, lại trực thuộc Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu, không còn trực thuộc Phủ Tổng Thống. Đầu năm 1972, Đại Tá Nhơn sau khi học khóa Cao Đẳng Quốc Phòng, đi làm phụ tá đặc trách AN/TB cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, đã soạn thảo kế hoạch hành quân tái chiếm Quảng Trị. Liêm Đoàn Yểm Trợ 924 một lần nữa đổi tên thành Đơn Vị 101. Trung Tá Luân (sau lên Đại Tá) từ Đoàn 65 về làm Chỉ Huy Trưởng từ tháng 8-1970 cho đến ngày 30-4-1975.

Nhân viên: Tất cả sĩ quan và hạ sĩ quan được tuyển chọn về BĐST là căn cứ vào hồ sưu tra lý lịch tại quân trường hoặc sở an ninh liên hệ và phải có bằng FOI mới chính thức hoạt động. Đa số được phân phối về địa phương cư ngụ để hoạt động trong quần chúng. Tại vùng hậu tuyến địch phải cải trang và bảo mật tối đa. Tại các quốc gia lân bang phải thạo ngôn ngữ và tập quán của quốc gia liên hệ. Toán Dù xâm nhập phải có thêm bằng nhảy dù và xung phong tình nguyện.

Những Mảnh Đời Rách Nát Chương 5 - Nguyễn Văn Huy & Phan Minh Hiển - Chương 5: Nỗi đau vẫn còn đây ( Viết lại theo lời thuật của Đặng Thanh Trang)

Cuộc chiến đã kết thúc cách đây đã gần một phần tư thế kỷ rồi, tiếng súng đã thực sự chấm dứt nhưng thanh bình vẫn chưa trở về trên quê hương. Màu xanh của lá phủ lại núi rừng, hố bom biến thành ao cá, bông lúa trổ đầy ruộng nương nhưng cuộc sống người dân vẫn còn tăm tối. Hình ảnh cuộc chiến vẫn còn lai vãng nơi đây mặc dù tên những trận địa nổi tiếng không ai buồn nhắc tới. Đáng lẽ mọi người phải mừng rỡ khi không còn cảnh bồng bế dẫn nhau đi chạy giặc, không ai còn hồi hộp hay lo âu đạn pháo lạc vào nhà nhưng thực tế đã không phải vậy, lòng người vẫn chưa bình yên và mỗi ngày là một cuộc chiến mới… trên mặt trận cơm áo.
Trong bối cảnh này, tập thể thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa chịu nhiều bất hạnh nhất, đau thương nhất. Cuộc đời của những anh em này mất mát nhiều quá. Mỗi người nếu không cụt cả hai chân, mất cả hai tay hay mù cả hai mắt thì cũng mất một khúc chân, một khúc tay hay một con mắt, đó là chưa kể những mảnh đạn bom ghim đầy trong người giấu dưới những vết sẹo. Phải làm gì với tấm thân tàn phế này trong cuộc sống mà ngay chính những người có đầy đủ cả tứ chi, còn có cả gia đình đứng sau lưng làm hậu thuẫn, vẫn không sống nổi. Thêm vào đó là nỗi khổ tinh thần. Bị gia đình bỏ rơi, xã hội ruồng rẫy, phải có một ý chí sắt đá lắm mới kéo dài cuộc sống cho tới ngày nay. Sắt đá thì lòng dạ có sắt đá nhưng tập thể anh em phế binh không chống chọi nổi với thời gian khi gia đình và con cái thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu học. Thân xác các anh bệ rạc, tinh thần các anh hao mòn, mặc cảm thua thiệt và bị bỏ rơi chiếm ngự mọi suy nghĩ của các anh. Hình ảnh tiều tụy, đau thương và đói khổ của các anh em thương phế binh không được chế độ này thương xót. Không những không được cứu giúp, những người của chế độ này còn muốn xóa sổ luôn những người lính tàn phế đã một thời dám chống lại họ.
Đời sống của các anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa do đó cần được nhiều người biết tới, biết để đánh giá mức độ nhân đạo mà chế độ này thường rêu rao và biết để đừng quên những người đã từng cống hiến xương máu để xã hội miền Nam được bình yên. Sở dĩ phải nhắc lại quá khứ đau buồn này chỉ vì muốn kêu gọi lòng từ tâm của những người Việt Nam, những người có thể đã trải qua những tháng ngày gian khổ trong nước nhưng đã vượt thoát ra được và hiện nay đang ở hải ngoại, thương cảm và đoái hoài đến hoàn cảnh và nỗi lòng của những anh em thương phế binh trong nước. Ở đây tôi chỉ mạn phép kể lại một vài cuộc sống mà tôi có cơ hội gần gũi và chứng kiến. Những hình ảnh tuy nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa, mà ý nghĩa lớn nhất là sức sống mãnh liệt của những con người đã mất tất cả và không còn gì để mất nữa.
Sống để làm gì? Đó là câu hỏi mà các anh em thương phế binh thường tự đặt ra cho mình. Có người tìm được câu trả lời bằng cách tự sát, treo cổ, nhảy xuống sông hay uống thuốc ngủ. Người khác thì muốn tiếp tục sống để nhìn ánh sáng của thông điệp tình yêu một ngày nào đó soi sáng khắp mọi miền đất nước. Những người còn lại chỉ muốn sống để làm chứng nhân, chứng nhân cho chính mình và chứng nhân cho một cách đối xử. Hình ảnh của những người què cụt, đui mù dắt díu nhau đi khắp nẻo đường bán từng bó nhang, van xin từng chén cơm bị hành hạ chỉ vì mang tội tàn phế, không đủ sức lao động. Ghi lại những hình ảnh này để các thế hệ mai sau đừng quên rằng đất nước Việt Nam đã có một thời con người đã quá tàn ác đối với con người, đó là dưới chế độ cộng sản hiện nay.

Cũng nên nhắc lại là trước tháng 4-1975, nơi qui tụ đông đảo nhất gia đình các anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa là "Làng thương phế binh Thủ Đức". Gọi là làng vì lối tổ chức nơi này không khác gì một làng xã bình thường, chỉ khác một điều là dân làng chỉ toàn thương phế binh. Cũng có trường học, chợ búa, nhà thờ, chùa chiền như mọi nơi khác. Làng này chỉ khác với các ghetto thời Đức Quốc Xã là mọi người đều sống tự do, ai muốn đi đâu cũng được và muốn làm gì thì làm. Hai điều kiện này hiện nay không còn hiện thực nữa vì "Làng thương phế binh Thủ Đức" đã bị chính quyền cộng sản xóa bỏ ngay khi vừa tiến chiếm Sài Gòn. Những kỷ vật của một thời chinh chiến đã qua đều bị đập phá như bức tượng Thương Tiếc, kể cả mộ phần những người đã vì tổ quốc hy sinh.
Mức sống người dân trong "Làng thương phế binh Thủ Đức" trước kia sung túc là nhờ tiền trợ cấp của chính phủ, mỗi anh em thương phế binh đều có sổ cấp dưỡng và cứ đến kỳ lãnh tiền thì lên Sài Gòn vào ngân khố lãnh tiền. Nhiều người gọi đây là tiền lương vì được trả đều mỗi tháng hay mỗi tam cá nguyệt. Tùy theo quyết định của hội đồng giám định y khoa, số tiền lãnh được thường cao hơn mức tiền đã lãnh khi còn ở trong quân ngũ, do đó đời sống vật chất của các anh em thương phế binh trong "Làng thương phế binh Thủ Đức" không có gì đáng để phàn nàn.

Vào giữa tháng 5-1975, chính quyền cộng sản ra lệnh giải tán "Làng thương phế binh Thủ Đức" và đưa bộ đội vào chiếm đóng. Các gia đình thương phế binh một số di tản về quê, số còn lại đi vùng kinh tế mới. Gọi là vùng kinh tế mới nhưng chẳng có gì là kinh tế, nơi đây đúng là địa ngục trần gian, không có nhà cửa, điện nước, nhà thương hay trường học, chỉ toàn là rừng với cỏ. Những tấm thân què cụt không thể chặt cây phá rừng, vợ con của họ cũng không thành thạo công việc làm rẫy. Miếng ăn trở nên quí hiếm, con người trở thành ích kỷ. Nhiều người đã chết vì bệnh sốt rét rừng, vì dẫm phải mìn bom còn sót lại hay vì suy dinh dưỡng. Không sống được nơi chốn rừng sâu, từng đoàn người đã kéo nhau trở về thành phố.

Vì bản năng sinh tồn, tất cả phải tìm một nghề gì đó sinh sống. Những người may mắn, thân thể còn nguyên vẹn thì làm những nghề khuân vác hay đạp xích lô còn những anh em thương phế binh? Người nào may mắn tìm được gia đình tại thành phố thì được nuôi ăn, những anh em còn lại phải lê lết xin ăn, thật là nhục nhã. Nếu có đầy đủ chân tay bình thường, cho dù có nghèo khổ đến đâu ai cũng muốn xoay sở để có miếng ăn qua ngày, nhưng với tấm thân què cụt không còn giải pháp nào khác ngoài đi xin. Nhiều anh em còn cố làm ra vẻ thảm thương để người ta thương hại cho tiền.

Nhưng anh Thương, phế binh cụt hai chân, không muốn làm vậy. Anh có niềm tự hào của anh. Ngày trước anh là con một gia đình tương đối khá, khi còn ở "Làng phế binh Thủ Đức" gia đình anh không muốn xuống thăm anh, lâu rồi không còn ai trong gia đình anh biết anh đang ở đó. Chính gia đình anh đã quên anh. Những ngày đầu tháng 4-1975, anh về Sài Gòn thăm nhà trách móc không ai còn nhớ đến anh, cha mẹ anh giả lã nói đường sá bây giờ nguy hiểm thấy anh về là vui mừng rồi, cuộc sống bây giờ quá khó nên ít có thì giờ. Khi bị đuổi ra khỏi làng anh về lại Sài Gòn tìm gia đình thì mới biết nhà anh đã bị ủy ban quân quản chiếm đóng, nói là nhà vô chủ. Gia đình anh đã đi di tản từ hồi nào, bỏ lại anh ở đây. Lần này anh về lại Sài Gòn nhưng từ vùng kinh tế mới và sống kiếp ăn xin. Anh Thương rất ngượng ngùng khi lần đầu chìa tay xin tiền một phụ nữ ngoài chợ Vườn Chuối. Anh sửa lại áo quần rồi cúi đầu nói lí rí trong miệng, tay chìa nón ra xin, cũng may người phụ nữ tốt bụng đã cho anh một ít tiền. Lâu dần thành quen, anh ít ngại ngùng hơn nhưng vẫn không dám cónhững hành vi "khó coi" như những anh bạn đồng cảnh ngộ.

Những lúc ngồi một mình ăn một gói xôi trong công viên buổi trưa, anh Thương xót xa nhớ về những ngày tháng cũ, lúc còn cắp sách đến trường… rồi khi vào trong quân ngũ. Anh tình nguyện ghi tên binh chủng Nhảy Dù, một binh chủng đã từng một thời oanh liệt. Cũng chính vì quá oanh liệt nên binh chủng Dù làm tăng mật độ trong các nghĩa trang và cung cấp nhiều thương binh nhất, anh Thương chẳng may có tên trong số người đó. Có lúc chán đời, anh tự an ủi bằng cách tựa lưng vào một góc tường, châm một điếu thuốc thơm lim dim nhớ nếp sống hùng của thời trai trẻ và đôi khi… mơ thấy một tương lai đầy sáng lạng. Giấc mộng nào cũng sớm tàn, khi tỉnh lại anh Thương thấy mắt mình cay cay. Thì ra anh đã khóc, khóc cho thân phận và khóc cho hoàn cảnh của những bạn phế binh. Hôm nay anh chỉ trơ trọi một mình, một khách độc hành trên con đường không có đích tới. Từ nay mỗi ngày anh phải lê lết tấm thân tàn tạ trên khắp nẻo đường mà có một thời anh đã hiên ngang, hùng dũng đi qua…

Anh Qườn thì khá hơn. Vì chỉ cụt một chân, anh sắm một ít đồ nghề, ra vỉa hè sửa và vá ruột xe đạp. Tuy là một nghề bất đắc dĩ nhưng ít ra anh không phải sống kiếp ăn xin như phần lớn nh¨ững bạn bè khác. Anh Quờn có cái may là tìm được một người thân, anh còn ông chú ở Khánh Hội, nên khi vừa từ kinh tế mới trở về anh tìm đến nhà và được chú anh nhận lại. Vì cha anh mất lúc anh còn ở trong quân ngũ, chú anh Quờn thương anh nhiệt tình. Chính ông chú này chỉ cho anh nghề sửa và vá ruột xe đạp. Những đứa em con người chú đôi khi còn ra ngoài đường phụ giúp anh, đứa cháu gái thì ra ngồi bán thuốc lá lẻ bên cạnh chỗ anh sửa xe đạp cho vui.

Những khi vắng khách, anh Quờn trải chiếu ra nằm nghỉ và nhớ lại chuyện ngày xưa lúc còn đi học. Anh muốn trở thành giáo sư hay kỹ sư nên đã cố gắng học tập nhưng lệnh tổng động viên năm 1972, mặc dù học khá nhưng vì đi học trễ anh đã quá tuổi để học tiếp lớp mười hai, anh vào quân đội học khóa hạ sĩ quan bộ binh Thủ Đức. Khi ra trường anh được đưa về Sư Đoàn 23 Bộ Binh đóng ở An Khê. Trong một trận đánh anh bị trúng đạn bễ đầu gối phải cưa chân phải và được giải ngũ sau đó. Giờ đây với khúc chân cụt này anh ngồi bơm bánh xe đạp. Anh loay hoay với công việc hoàn toàn xa lạ và khó khăn. Khi thì ngồi xuống, khi thì đứng lên, khi phải vặn hết sức mình một con ốc, nhiều lúc mệt lã anh ngồi lết luôn dưới đất. Công việc này một người bình thường chỉ mất từ năm đến mười phút là xong, nhưng với anh phải mất gấp đôi thì giờ. Vừa làm để kiếm cơm vừa học thêm nghề, đây cũng là một cố gắng phi thường.

Rồi nghề dạy nghề, anh Quờn quen dần với công việc và có một cuộc sống tương đối khá. Nhiều người thương mến anh đề cập đến chuyện vợ con, anh chỉ ngao ngán lắc đầu. Nhớ lại chuyện tình năm xưa, anh có quen một người con gái tên là Hạnh Thảo. Hai đứa yêu nhau, thề non hẹn biển, gia đình hai bên đã gặp mặt nhau bàn bạc chuyện cưới xin, có thể gọi Hạnh Thảo là vợ chưa cưới cũng được. Nhưng ngày anh bị thương cũng là ngày hai đưa chia tay. Hạnh Thảo chỉ đến thăm anh một lần tại quân y viện rồi ra đi vĩnh biệt. Lần gặp đó, Hạnh Thảo đã khóc rất nhiều và anh Quờn cũng nước mắt không thua. Anh nằm ở quân y viện một mình, buồn cho thân phận. Từ đó lòng trở nên chai đá, anh càng thấm thía khi nghe bản nhạc "Kỷ vật cho em": Đây kỷ vật, viên đạn đồng đen, em sang sông mang làm kỷ niệm…, bên người yêu tật nguyền chai đá…, cố quên đi một lần dang dối…

Nghe đâu Hạnh Thảo đã lấy chồng, một công chức nhỏ ở nha thuế vụ, bây giờ đã bốn mặt con. Sau 30-4-1975, chồng Hạnh Thảo không bị đi học tập và ra buôn bán chợ trời, nghe nói khá lắm trong khi anh Qườn vẫn ngồi đây hẩm hiu một mình. Nhiều lúc nghĩ về "hậu tự", anh ngậm ngùi chua xót cho đời trai. "Thân mình lo còn chưa xong, nghĩ gì đến gia đình". Năm này qua năm nọ, tuổi đời chồng chất, anh Qườn chỉ biết nhìn người đời vui vẻ đi qua nỗi đau của mình. Anh không dám nghĩ ngợi xa xôi mặc dù cũng có nhiều cô gái có ý trêu chọc anh. Có cô giả bộ xì bánh xe rồi tới nhờ anh bơm hộ, có cô đến nhờ anh giữ hộ xe đạp để đi chợ rồi mua bánh trái và thuốc lá mang đến tặng anh. Anh Quờn tuy có thích thú nhưng không dám tiến xa hơn, chẳng hạn như rủ đi coi hát hay ăn chè, v.v… Anh biết thân phận mình, cho dù các cô gái đó có chịu đi chơi với anh nhưng gia đình các cô chắc chắn sẽ không tán đồng. Cuộc đời đã dạy anh một bài học cay đắng, không nên mơ tưởng những chuyện quá tầm tay. Các cháu của anh lớn dần theo thời gian, đến tuổi cập kê rồi lập gia đình, không còn đứa nào ra ngồi với anh cho ngày tháng bớt dài. Thời gian càng tiến tới, thân xác anh cứ lụi dần, lụi đến mức không thể trở về lứa tuổi thanh xuân. Tuổi 20 của anh đã bị bức tử trong quân y viện, năm nay đã ngoài 40, bệnh lao đang hành hạ, bệnh sốt rét rừng ăn cơm tháng trong thân hình tiều tụy, anh Quờn buông xuôi tất cả chờ ngày đi vào lòng đất.

Cảm động nhất là những anh bị mù lòa, suốt ngày ngo ngoe chiếc gậy đi trong tăm tối. Anh Thông không chịu đầu hàng số mệnh, suốt ngày anh dọ dẫm từ đầu đường này đến phố chợ khác để bán từng tờ vé số, tối về thì ngủ nhờ vỉa hè nhà người ta. Thật sự thì đời anh lúc nào cũng tối. Đời anh Thông là cả một thảm kịch, người vợ thân thương nhất cũng đã qua đời khi hai vợ chồng vừa rời vùng kinh tế mới trở về lại Sài Gòn. Không biết chị đã ăn và uống thứ gì ngoài chợ, anh chỉ nghe vợ mình rên siết, tiêu chảy suốt hai ngày đêm rồi chết. Người ta nói chị chết vì bệnh kiết lị, anh Thông buồn bã nghe tiếng xe của sở vệ sinh đến chở xác chị đi, thế là hết. Cũng may hai vợ chồng anh không có con, nhưng đó cũng là niềm bất hạnh. Kể từ nay anh Thông trở thành "tứ cố vô thân", không người thân thích và chẳng ai đỡ đần. Lắm lúc anh muốn đi ăn xin qua ngày nhưng vì lòng tự trọng và cái "chất lính" hào hùng vẫn còn mãnh liệt nên anh đã không làm thế. Anh Thông gom góp vốn liếng còn lại kinh doanh, anh mua vé số ở các ty tài chánh rồi đi bán dạo. Anh bán sự may mắn cho người ta trong khi chính anh rất cần may mắn. Từ đó anh không quản nắng ngại mưa, sớm tối tự mình chiến đấu với "mặt trận cơm áo". Sáng gói xôi, trưa cơm chợ, chiều về tìm quên trong chút mùi men.

Tôi tình cờ gặp lại anh Thông đang bán vé số dạo trên đường Nguyễn Tri Phương. Hai anh em tay bắt mặt mừng, tôi mời anh vào một quán cóc. Hai chúng tôi mỗi người ăn vài trứng vịt lộn, húp một tô cháo lòng và "độp" một xị đế. Thật là vui sướng. Ăn uống xong xuôi, tôi hỏi anh:
– Anh có nghĩ gì về tương lai anh không?
– Có chứ anh. Chỉ có buồn thôi anh ạ, lắm lúc tôi đã khóc cho thân phận không may của mình. Năm nay cũng năm mươi mấy rồi, không vợ không con, không nhà không cửa. Tối ngày cứ đi lang thang kiếm sống, nếu chẳng may bị bệnh đau thì ráng mà chịu, tứ cố vô thân mà. Do đó còn sức "cày" được ngày nào thì hay ngày đó, cày không nổi thì chịu chết chứ biết sao bây giờ.

Tương lai là nỗi ám ảnh kinh khiếp đối với các anh em thương phế binh trên vỉa hè. Ai cũng muốn được ăn no, mặc ấm nhưng không phải ai cũng có may mắn đó. Đối với những người sống thường trực trên các lề đường, hàng ngày đối diện với cái đói cái lạnh, cuộc sống là một cuộc chiến đấu không ngừng. Ai cũng muốn sống trong danh dự, kể cả những người đang ăn xin ngoài đường, nhưng vì thân thể tật nguyền không cạnh tranh với những người khỏe mạnh hơn, họ đành bỏ rơi danh dự. Đói quá thì phải ăn xin. Ăn xin thì bữa no bữa đói, tất cả bị suy dinh dưỡng rồi sinh ra bệnh tật. Mang bệnh mắc tật lại không tiền mua thuốc, mạng sống của những người sống trên vỉa hè thành phố như chỉ mành treo chuông, chỉ một cơn gió nhỏ là tiêu tan cuộc đời. Không ai trông mong tìm được ánh sáng trong một đường hầm không có lối ra. Đối với họ, tương lai đồng nghĩa với bóng đêm và ngỏ cụt.

Ý thức được sự mong manh của cuộc đời, nhiều anh em tìm quên trong men rượu. Men rượu có giúp quên đi thực tại khó khăn nhưng cũng cướp đi nhiều cuộc đời. Đồng tiền khó nhọc kiếm được đều trút vào men rượu, mặc cho vợ khóc con than. Nhiều gia đình vốn đã tan nát lại càng nát tan thêm. Tất cả chỉ vì nghèo khổ, càng khổ các anh càng muốn tìm quên, cái vòng luẩn quẩn đó đã lôi kéo nhiều gia đình xuống hố sâu vực thẳm… nếu không có một phép lạ.

Để biện minh cho sự hư thân của mình, anh Sơn thường ngâm các bài thơ say của Vũ Hoàng Chương hay của Trần Tế Xương cho tôi nghe: 

Say sưa nghĩ cũng hư đời,
Hư thời hư vậy ta thời cứ say.
Đất say đất cũng lăn quay.
Trời say trời cũng đỏ gay ai cười.


Hoặc thơ của Nguyễn Tất Nhiên lúc còn ở Biên Hòa: 

Tình cũng khó theo thời cơm áo khó,
Ta dìu nhau đi dưới bóng nợ nần.
Em bắt đầu ân hận chưa em?
Vì đã trót yêu anh, cái thằng quanh năm túng thiếu,
Ân hận đó em cũng đành cam chịu.
Cứ xem như sự kiện đã lâu ngày,
Như địa cầu không thể ngược vòng quay.

Anh Sơn thích nhất là bài "Ta đội nón mời em uống rượu" của Cao Thoại Châu, người Quảng Nam: 

Ta đội nón mời em đi uống rượu,
Cuộc tình sầu xin tạm gác qua bên,
Vì lát nữa đây mặt trời sẽ chết.
Mùa đông về không có chỗ dung thân,
Ta đứng run trong giá lạnh.
Dáng bơ vơ như một kẻ thất tình,
Để ta trông thấy em như một bờ dốc đứng.
Còn ta là chiếc xe đò nổ lốp đứng chơ vơ!
Vậy thì xin em hãy uống,
Uống cho tàn, cho mạt kiếp nhân sinh.
Em không uống nên ta lẻ bạn,
Ta tủi hờn bóp nát chiếc ly không!…

Bài thơ của Cao Thoại Châu còn rất dài, nhưng anh Sơn chỉ chép lại cho tôi tới đây vì bài thơ đó đã lâu ngày và nhất là sau những cơn say đầu óc anh lú lẫn, không còn minh mẫn như ngày xưa. Vợ con anh Sơn tuy rất thông cảm hoàn cảnh và tinh thần của anh nhưng điều đó lại chính là nỗi lo của gia đình.

Anh Sơn bị cụt hai chân, thân hình ốm yếu giờ thêm men rượu tàn phá nên đã trút nợ đời sau một đêm bí tỉ. Trước khi lâm chung, anh trăn trối: "Thế là thoát được nợ đời, thoát cảnh tật nguyền, thoát hết nợ nần và thoát sự nghèo đói". Anh dặn vợ hãy gắng sức nuôi hai đứa con. Chị vợ chỉ biết khóc lóc và ôm hai con vào lòng. Con không cha như nhà không nóc, trước kia mặc dù chồng bị tật nguyền nhưng luôn luôn ở bên cạnh nên chị Sơn cảm thấy yên tâm, nay không có anh chị phải xoay sở ra sao giữa dòng đời nghiệt ngã? Anh Sơn ra đi cũng không giải quyết việc gì, anh chỉ giải thoát cho riêng bản thân anh, còn vợ con anh thì vẫn đối diện cái nghèo muôn thuở. Tội nghiệp nhất là con cái của họ, đứa thì ở đợ, đứa thì làm thuê, có đứa ra chợ móc túi giựt dây chuyền rồi vào tù ra khám, nhiều đứa con gái thì đêm đêm rủ nhau đứng đường tìm khách mua hoa.

Có chuyện trớ trêu như sau. Phế binh Long, cụt một chân, thường đứng bán nhang trước một tiệm vàng ở chợ Bàn Cờ. Ngày nào cũng thế, ông chủ tiệm vàng thường ra đuổi anh Long đi nơi khác vì sợ sự hiện diện của anh sẽ làm mất khách. Anh Long cố gắng kỳ kèo để ông này mua nhang mới chịu đi nơi khác, nhưng không những không được mua nhang mà còn bị chửi bới tục tằng. Một hôm cô con gái của phế binh Long, lúc đó 17 tuổi rất xinh đẹp, thay cha vào chợ bán nhang tình cờ gặp ông chủ tiệm vàng. Ông này liền nổi máu "dê", không những đã mua hết nhang mà còn mời cô ta đi ăn cơm tối. Đêm hôm đó, ông dẫn cô con gái "đi lạc" vào khách sạn rồi muốn giữ luôn làm vợ… bé. Cô này có hiếu, bắt ông chủ tiệm vàng phải làm lễ ra mắt cha mẹ mới chịu. Ông chủ tiệm vàng mới giật mình vỡ lẽ cô này là con của phế binh Long. Lúc đầu ông có hơi ngỡ ngàng và bối rối nhưng vì siêu lòng bởi cô con gái xinh đẹp đã gọi anh Long bằng "ba" ngọt xớt, mặc dù lớn hơn anh Long đến 10 tuổi rồi còn tặng thêm hai chỉ vàng 24 cara để được phép đưa cô con gái lên Đà Lạt hưởng tuần trăng mật.

Đó là số phận của những anh em mà tôi cho là còn nhiều may mắn. Trong thực tế, còn nhiều hoàn cảnh nghiệt ngã hơn nhiều, phần lớn là những anh em bị thương tật nặng không thể tự mình làm những động tác bình thường nhất. Các anh luôn phải có người đứng bên phục vụ, từ việc ăn uống cho đến phần vệ sinh. Đời các anh em này gắn liền với chiếc xe lăn hay trên giường bố. Có anh không những bị mất hai chân lại còn mất luôn cả một cánh tay. Riêng hoàn cảnh của anh Trần Văn Xuyên là thê thảm nhất. Anh Xuyên bị mù hai mắt, cụt hai chân và cả hai tay nữa. Ôi không còn nỗi bất hạnh nào đau đớn hơn hoàn cảnh này. Nhưng trong nỗi đau ông trời vẫn còn có mắt. Anh Xuyên thật là có phước, anh may mắn có người vợ thương anh nhiệt tình, hai đứa con anh luôn hãnh diện có người cha bị thương tật. Bất cứ nơi đâu hai em nhỏ này cũng nhắc đến cha, nào là cha hai em đã anh dũng chiến đấu trước kẻ thù cho đến khi không còn chiến đấu được nữa, nào là cha hai em can đảm chịu đựng nỗi đau tàn phế mà không than van lời nào. Cũng hiếm hoi có được người đàn bà chịu thương, chịu khó và thủy chung đến như vậy. Mặc dầu họ ăn bữa đói bữa no nhờ sự bố thí của thiên hạ nhưng không bao giờ trong gia đình có sự xào xáo, hai vợ chồng ăn ở thuận hòa và hai đứa con một lòng hiếu thảo. Kể cũng tội nghiệp, họ sống để mà sống vì không thể chết được.

Ôi, kể sao cho hết những những mảnh đời đau thương rách nát cùng cực này, những mảnh đời của những thương phế binh và cô nhi quả phụ trong cuộc sống hiện nay. Họ bị liệt vào hàng cặn bã xã hội, sự hiện diện của họ trong cuộc sống này không cần thiết. Những người của bộ máy cầm quyền cộng sản đã muốn những người này chết đi để thưởng thức trọn vẹn chiến thắng, họ không muốn nhìn thấy vết thương do chính họ gây ra trong thời chiến tranh. Những kẻ chiến bại không có quyền tồn tại trong chế độ này. Chính sách "tập trung cải tạo" dầu sao cũng thể hiện được tính chất trả thù, như đưa người lên vùng kinh tế mới để họ chết dần chết mòn trong chốn rừng sâu là một chính sách thâm độc loại trừ những người mà chế độ này không muốn nhìn thấy. Nhiều người lãnh đạo cộng sản còn rêu rao tha cho được sống là nhân đạo lắm rồi.

Ai có quyền tha ai và nhân đạo chỗ nào? Làm người ai không muốn được sống bình yên, người cộng sản lấy quyền gì tước bỏ đời sống người khác. Hơn nữa đất nước đã thống nhất mọi người Việt đều là công dân Việt Nam, người cộng sản lấy quyền gì để cho người này được ở, người kia đuổi đi. Cho dù miền Nam có bị thua trận nhưng đất nước này vẫn là của chung, mọi người Việt Nam đều có quyền sinh sống và góp phần xây dựng đất nước. Người lành lặn góp phần theo kiểu người lành lặn, người tàn tật góp phần theo kiểu người tàn tật, ai có phận sự nấy. Dân tộc Việt Nam đau khổ quá nhiều rồi, ai cũng muốn được sống yên ấm tự do.

Tại sao lại có công dân hạng một và công dân hạng hai? Tại sao chỉ những người cúc cung phụng sự chế độ thì được quyền đè đầu đè cổ nhân dân, còn những người khác chỉ có nhiệm vụ cúi đầu? Không, không thể chấp nhận được. Chế độ này nuôi dưỡng quá nhiều bất công, chỉ cần một tia lửa nhỏ đám rơm thịnh nộ sẽ bốc bùng lên, lúc đó thì đã quá muộn. Không ai muốn tình trạng này xảy ra trên đất nước. Nếu có tình trạng hỗn loạn xảy ra lỗi đó không phải là phía nhân dân, những người gieo ác sẽ gặt quả ác, luật bù trừ của đấng tạo hóa muôn đời bất diệt. Tập thể anh em thương phế binh và cô nhi quả phụ trong nước hiểu rất rõ điều đó nên cố gắng chịu đựng, sống sót chờ ngày quê hương bừng sáng.

* * *
Sau đây tôi xin được bộc bạch về cuộc đời của tôi, cuộc đời trôi giạt lang thang, từ Sài Gòn ra miền Trung, rồi từ miền Trung phiêu bạt về Sài Gòn. Trên những đoạn đường đi qua, những cảnh mắt thấy tai nghe khiến tôi trở thành chứng nhân của thời đại. Những điều nghe thấy đó đã ghi đậm vào tâm trí tôi nên thường toát ra trong mọi diễn giải. Tôi thấy cái chết nhiều hơn sự sống, nỗi khổ nhiều hơn niềm vui, nước mắt nhiều hơn nụ cười và bất công nhiều hơn hạnh phúc. Tôi khổ vì những điều đã nghe và thấy đó.
Khắp nơi trên toàn cõi miền Nam sau ngày 30-4-1975 đều trở thành hỏa ngục. Hỏa ngục cho những người như chúng tôi, những người bại trận. Thật vậy, không có chỗ đứng cho những người thua trận. Mọi tội lỗi xấu xa đều trút đổ lên đầu chúng tôi. Những người còn lành lặn thì bị đưa đi "học tập cải tạo", những người tàn phế hay có dính líu đến chế độ cũ thì bị đưa lên "vùng kinh tế mới". Tuy là hai danh xưng nhưng chỉ một mục đích, loại trừ những thành phần "nguy hiểm" và "cặn bã" ra khỏi cuộc sống. Nguy hiểm được gán cho những thành phần quân nhân công chức của chế độ cũ, cặn bã là những thương phế binh, cô nhi quả phụ nghèo khó, vô gia cư và vô nghề nghiệp.

Tôi chẳng may bị xếp vào thành phần cặn bã của xã hội vì là một thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc sống của chúng tôi không có giá trị, chỉ cần một cái lắc đầu nhẹ của bất cứ người nào trong chính quyền, từ công an khu vực đến anh quản lý chợ, là cuộc đời chúng tôi thay đổi ngay. Không bị đuổi ra khỏi khu vực buôn bán thì cũng bị đẩy lên xe đưa vào "nhà nuôi". Gọi là "nhà nuôi" nhưng chính là "nhà tù" vì trại viên tại đây bị giam giữ và hành hạ như những tội phạm.

May mắn duy nhất trong đời tôi là giữ được mạng sống cho đến ngày nay. Trong suốt thời gian qua, từ lúc thiếu thời cho đến tuổi trung niên, tôi đã chứng kiến biết bao nhiêu cảnh chết. Cha tôi mất sớm lúc tôi vừa tròn 8 tuổi, tôi đã đứng khóc bên quan tài tài cha tôi hai ngày đêm liền. Mẹ tôi một mình thức khuya dậy sớm nuôi tôi ăn học nên người. Sống tại miền quê Quảng Ngãi, vào tuổi thiếu thời tôi đã thấy gia đình cậu mợ tôi, cô chú tôi khóc cậu, khóc cậu chú tôi bị sát hại dã man. Trong đêm tối, quân du kích cộng sản vào làng bắt cóc cậu chú tôi dẫn vào rừng, sáng hôm sau dân làng thấy xác hai người nằm ở bìa rừng, ngực bị đâm lủng nát, lòi ruột ra ngoài với bản án ghim trên ngực: "thành phần ác ôn gây tội ác với nhân dân".

Cậu chú tôi nào có gây nên tội tình gì, chẳng qua được dân chúng bầu làm ấp trưởng, xã trưởng chuyên lo việc giấy tờ cho dân mà cũng bị sát hại. Căm tức và muốn trả thù cho cậu chú tôi nên vừa tới tuổi trưởng thành, tôi xin phép mẹ tôi đi vào quân đội. Tôi quyết cầm súng bảo vệ quê hương, bảo vệ gia đình vì các em mợ cô tôi còn quá nhỏ để có thể trả thù cho cha.

Trong một trận đánh ngày 20-2-1975 trên quốc lộ 14 gần Buôn Hô, tôi đạp phải mìn bị thương nặng, phải cưa hai chân. Lúc đầu tôi được đưa về quân y viện Nha Trang, sau về Tổng Y Viện Cộng Hòa. Chiều ngày 30-4-1975, bộ đội cộng sản vào quân y viện đuổi hết nhân viên quân sự và dân sự ra khỏi viện. Anh em thương phế binh chúng tôi nhận được lệnh xuất viện ngày hôm sau, 1-5. Vết thương tuy chưa lành hẳn, hai khúc chân còn quấn trong băng, hai tay, đầu và một mắt cũng bị băng, tôi cố chống lết ra được ngoài cổng Tổng Y Viện đón xe cùng với anh lính nuôi tôi và anh Nhơn, người quê Bình Định, bị cụt hai giò như tôi. Chờ từ 7 giờ đến 9 giờ sáng mới đón được một chiếc xe xích lô máy chở chúng tôi về địa chỉ 112/12 Lê Văn Duyệt, Gia Định (nay là Đinh Tiên Hoàng, trên Lăng Ông Lê Văn Duyệt một đoạn), nơi mẹ tôi ở trọ. Trên đường đi là một rừng người tấp nập, hỗn độn, bát nháo.

Về tới nhà nhà mẹ tôi mừng rỡ. Tôi được mẹ già ẵm vào nhà, còn người lính nuôi tôi, tôi để nó phụ giúp anh Nhơn vì anh bị đệ tử ôm tiền trốn biệt mấy ngày trước đó nên rất bơ vơ, đúng là nước có loạn mới biết tôi trung. Ở được mấy hôm, vết thương của tôi và của anh Nhơn làm mủ, mẹ tôi đi tìm y tá về chích thuốc và băng bó vết thương. Đến ngày 6-5 chúng tôi được lệnh gọi ra trình diện xã Bình Hòa, Ấp I. Nơi đây, ban quân quản đề nghị chúng tôi trở về nguyên quán. Quê tôi ở Quảng Ngãi thì phải trở về Quảng Ngãi, anh Nhơn quê ở Bình Định thì phải về Bình Định, thật là giản dị. Tối hôm đó, mẹ tôi đi quyên góp lối xóm được một ít tiền và quần áo chia cho anh Nhơn. Thật là tội nghiệp, anh lính mà tôi nhường để giúp anh Nhơn quê ở Vĩnh Long, không thể theo anh Nhơn về Bình Định được nên chỉ đưa anh ra bến xe mà thôi, vì anh này cũng muốn về lại quê nhà ở xã Tân Long. Cảnh chia tay thật là buồn bã, tôi bắt tay anh Nhơn và anh lính phục dịch nước mắt lưng tròng. Cụt hai chân, vết thương chưa lành đã phải tự túc về quê, tôi chỉ biết thương xót cho anh Nhơn mà không làm gì hơn được. Anh Nhơn đi ngày mùng 6-5, còn tôi và mẹ tôi ngày mùng 7.

Sau một ngày chật vật đón xe trên xa lộ Biên Hòa, hai mẹ con tôi được một chiếc xe tải chở hàng ra miền Trung chịu chở về quê. Mẹ tôi phải nhờ những người hành khách phụ đỡ tôi lên xe, hai bên ván gỗ bít bùng và một tấm bạt che ở phía sau. Trên xe tôi thấy có sẵn một đám người đã ngồi trong đó từ hồi nào, khó khăn lắm hai mẹ con tôi mới tìm được chỗ ngồi trên những gói hàng trên sàn xe. Tôi có cảm tưởng đây là xe áp tải tù nhân vì chật chội, hôi thối và ngộp thở. Nhưng chính vì điều này cũng đỡ đi phần nào, du kích không dám leo vào trong xe xét hỏi giấy tờ. Đến chỗ cầu gãy, xe phải chạy băng qua những khúc sông cạn rồi đi tiếp. Thỉnh thoảng đi ngang qua những dãy nhà cháy, mùi khét bay vào xe nồng nặc. Có lúc ngộp quá, một vài hành khách tháo tấm bạt che phía sau xe để hít không khí, chúng tôi mới nhìn thấy cảnh tang thương đổ nát hai bên đường, nhà cửa loang lỗ đầy những vết đạn. Nhiều đoạn đường bị cấm, xe phải đi lòng vòng qua các ruộng hoang hay các thôn xóm. Tất cả đều hoang vắng đến rợn người, cả tiếng chim kêu cũng không có. Xe càng lúc lắc, vết thương tôi bị động, máu cứ ri rỉ chảy ra, tôi mệt lã người.

Bình thường xe chỉ đi mất hai ngày một đêm, nhưng chuyến đi này mất một tuần lễ. Một tuần lễ mệt nhọc, mẹ tôi phải bồng ẵm, đút cho tôi từng muỗng cháo, muỗng nước, đỡ tôi đi cầu, đi tiểu. Xe tải thì cao mẹ già thì yếu nên có lúc tôi phải nhờ một số khách đồng hành phụ giúp đỡ tôi lên xuống xe. Nhớ mãi là thịnh tình của chị Bùi Thị Cẩm, người đã đắc lực giúp mẹ tôi chăm sóc tôi suốt đoạn đường dài. Lúc này toàn thân tôi hoàn toàn bị băng bó, trông giống như một xác chết đã lịm rồi. Sau chuyến đi này tôi không gặp lại chị Cẩm nữa, không biết bây giờ chị ở đâu. Tôi nguyện nếu ngày nào gặp lại chị Cẩm tôi sẽ làm hết sức để tạ ơn chị những ngày đã qua. Tôi chỉ biết chị quê ở Quảng Ngãi về tìm cha là một quân nhân như tôi.

Vừa đặt chân đến làng quê là bà con lối xóm giúp tôi đi trình diện ủy ban quân quản địa phương ngay. Người ta cho tôi về nhà điều trị vết thương nhưng mỗi sáng thứ bảy phải đến trình diện một lần. Độ hai tuần sau, tôi được lệnh tập trung "học tập cải tạo" tại chỗ trong thời gian 17 ngày. Tội nghiệp cho thân già mẹ tôi, suốt đời tần tảo nuôi con ăn học những mong lớn khôn đặng nhờ tuổi già. Nào ngờ giờ đây bà phải tất bật sớm hôm gánh gồng đôi thúng ra chợ bán buôn nuôi con tật nguyền. Thấm thoát một tháng trôi qua, vết thương tôi cũng khô lành dần. Hai tay tôi lành trước, kế là đầu và mắt, tiếp theo là khúc chân trái và sau cùng khúc chân phải. Quả mìn thật quái ác, nó không sát hại mạng người mà chỉ gây thương tật. Ai may mắn lắm khi đạp phải nó chỉ bị cụt một chân, thường thì cụt cả hai chân. Sức ép của nó không mạnh lắm, chỉ những ai không may bị va vào vách đá hay thân cây thì mới bị chết. Nhiều lúc tôi ước ao có lại đôi chân để ra đồng ngắm nhìn ruộng nương, hoặc dạo mát trên những bờ đê như những ngày thơ ấu. Ước ao này không bao giờ đến.

Bức xúc với hoàn cảnh mới, tôi mở lớp dạy kèm và dạy vẽ chân dung cho trẻ em trong xóm để phụ giúp mẹ tôi. Nhưng dạy kèm trong thời buổi này thật là khó khăn, không phải vì thiếu vắng học trò mà là phải có giấy phép của ty thông tin văn hóa. Tôi bị mời lên, mời xuống nhiều lần về việc này. Cuối cùng tôi phải nghỉ dạy chữ mà chỉ dạy vẽ chân dung và nhận hình họa, cuộc sống cũng tạm ổn định.

Thấy tôi bị thương tật mà vẫn còn minh mẫn, một gia đình hàng xóm có người con gái muốn gả cho tôi. Thế là tôi lập gia đình năm 1977, đó không những là niềm mơ ước của riêng tôi mà còn là ước muốn của mẹ tôi nữa, vì tôi là con trai độc nhất. Quan niệm phong kiến mà. Tôi là con một, nhưng bà lại thích con đàn cháu đống. Chưa bao giờ tôi thấy mẹ tôi vui sướng như lúc này, điều này càng làm hai vợ chồng tôi thêm hạnh phúc nên sinh cho bà bốn trai, một gái. Nhưng chính con đàn cháu đống này đã làm hại tôi, thân tàn ma dại mà con đông quá chỉ có nghèo nàn và dốt nát. Biết suy nghĩ thì việc đã rồi. Đến năm 1987, vợ tôi phải triệt sản gấp. Cuộc sống trở nên khó khăn, chỗ vợ tôi bán chè bị cấm, mẹ tôi lại đau ốm thường xuyên. Đã thiếu ăn còn lo chạy thuốc, nợ nần mỗi ngày mỗi chồng chất. Thế là cuộc đời đi vào bế tắc.

Năm 1989, vì kế mưu sinh cho gia đình, tôi phải liều mạng đưa cả nhà vào Nam sinh sống. Sài Gòn đúng là miền Đất Hứa. Thuê được nhà xong, vợ và các con tôi đi bán vé số, còn tôi ở nhà lo cơm nước, giặt giũ áo quần. Lạ đất lạ người, vợ và các con bị người ta lừa hết vé số, mất hết vốn. Không đủ tiền trả tiền thuê nhà, tiền điện tiền nước, gia đình tôi đành phải tạm ra sống bụi đời ở bến xe Gia Định (nay là Văn Thánh). Cả nhà che tấm ny lông ra ngủ ban đêm, ban ngày phải cất xuống nếu không thì sẽ bị phạt về tội làm mất mỹ quan thành phố. Tôi tìm được một chỗ che dù bán trà đá, còn vợ và các con vẫn tiếp tục đi bán "may rủi". Con cái đều thất học, chúng không những đói cơm mà còn đói cả chữ. Sống chung với bọn du thủ du thực, cướp bóc tại bến xe lòng tôi không yên chút nào. Nhiều đêm cả nhà phải ngồi bó gối chờ trời dứt cơn mưa, những trận mưa xối xả hất tung cả lều, ướt cả chỗ nằm… Lắm khi sáng ra, quần áo, đồ đạc, nồi niêu bị chúng nó "cuỗm" đi mất. Nhiều lúc nghĩ lại giai đoạn ấy thấy kinh hồn khiếp vía.
Thời gian sau tôi lại đi xin được một chỗ ở tạm dưới mái hiên một người mới quen. Người này giới thiệu cho tôi đi dạy kèm. Vợ tôi thì mở quán cóc bán thức ăn bên đường. Dần dà cuộc sống tạm ổn định lại, tôi cho hai đứa nhỏ đi học. Nhưng rồi thành phố phát triển theo nhu cầu đổi mới, chỗ tôi ở bị chủ nhà đòi lại để xây dựng thêm. Thật là gian nan, tôi đâu có tiền để thuê nhà khác. Cả nhà lại rời đi nơi khác, cuộc đời chúng tôi không khác gì dân Do Thái, cứ bị xua đuổi liên miên, không biết đâu là nhà.

Năm 1994, gia đình tôi lại trôi giạt từ Sài Gòn về làng Phước Bình vì có người giới thiệu bán cho một căn nhà lá rẻ tiền trên nghĩa địa, giá 12 chỉ vàng cho trả góp. Vì quá sốt ruột tìm chỗ che mưa trú nắng cho vợ cho con, "một liều ba bảy cũng liều cầm bằng như trẻ chơi diều đứt dây" tôi tự nhủ với lòng mình như vậy, tôi nhắm mắt đưa chân về khu nghĩa địa này. Vợ con tôi không đi bán vé số dạo nữa vì dân cư nơi đây quá nghèo, lại thưa thớt nên bắt đầu làm quen với môi trường sống mới. Hàng ngày cả nhà đi làm mướn, kể cả ở đợ, bưng phở cho quán ăn, tối về nhà ngủ. Tôi cố gắng đi xin việc làm. Thật là đau đớn, nhiều chỗ nói thẳng vào mặt tôi: "Què cụt mà làm được gì?". Tôi cảm thấy tủi thân, mắt lại cay cay, vội quay mặt trốn đi.

Mãi mấy tháng sau tôi được vào làm ở một sở sản xuất hàng gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, khâu chà nhám và pha màu. Trong thời gian làm việc tôi mắc bệnh trỉ, sa hậu môn nặng, ra máu nhiều nên phải nghỉ làm. Chẳng bao lâu sau, cơ sở này cũng đóng cửa vì không có hợp đồng. Sống ở khu nghĩa địa này, ngoài cái lo đói rét, bệnh tật, còn nỗi kinh hoàng khác là vợ và các con tôi luôn luôn sợ hãi, vì nhìn đâu cũng thấy mồ mả. Đúng là người sống ở chung với người chết. Những đêm mưa sấm lập lòe, những trưa nắng gắt, khu nghĩa địa này bốc lên một mùi hôi thối lợm người. Nếu ở mãi với cảnh này, tâm sinh lý các con tôi sẽ bị khủng hoảng nặng. Biết vậy nhưng biết làm sao hơn, "lực bất tòng tâm" là vậy. Có người hỏi tôi sao giỏi chịu đựng vậy? Phi thường quá, bản lãnh quá. Xin thưa là "quân tử cố cùng".

Rồi tai họa giáng xuống cho tôi. Mẹ tôi ngoài quê qua đời. Khi tôi đi, bà chị tôi xin nhận phụng dưỡng mẹ già. Nhận được điện tín mẹ mất mà không có tiền mua vé xe về quê chịu tang mẹ, thật là buồn tủi. Vợ tôi thương tình đã phải chạy lại tìm người quen vay. Năm lần, bảy lượt mới vay được một ít tiền làm lộ phí. Đau khổ làm sao, đường sá xa xôi ba ngày sau tôi mới về tới. Ngoài quê nghèo khó quá nên xác mẹ tôi không để lâu nên tôi không được nhìn mặt mẹ lần cuối cùng. Mẹ tôi đã mất một phần vì sức yếu, bệnh đau không có thuốc, một phần vì đói nghèo và thương con tật nguyền nên đã sớm tắt.

Hình như bất hạnh chưa buông tha tôi. Khu nghĩa địa nơi chúng tôi cư trú được lệnh giải tỏa. Ruột gan tôi rối bời. Buồn quá, biết ở đâu bây giờ, tiền nhà ở đây cũng chưa trả hết. Công ăn việc làm của vợ con ngày càng bấp bênh, ban quản lý chợ và đội truy quét đường phố đuổi chạy suốt ngày, không bị tịch thu bàn ghế, nồi niêu chén bát là may rồi. May thì có may nhưng đói thì vẫn đói. Quán cơm bình dân đó đã nuôi sống gia đình tôi từ bấy lâu nay, bây giờ cứ lo chạy trốn thì cả nhà lấy gì mà ăn. Thêm vào đó, chúng tôi còn phải lo nuôi mẹ vợ hay bị đau ốm và em trai vợ bị bệnh tâm thần. Gánh gia đình đã nặng nay càng nặng thêm. Lúc này tôi khủng hoảng vô cùng. Rồi một phép lạ chợt đến.

Tôi được bạn bè, cũng là thương phế binh cho biết hiện nay ở hải ngoại có nhiều mạnh thường quân đang phát động chương trình cứu trợ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Tôi liền kính thư gởi đi khắp nơi. Thật là may mắn, đúng như lời thánh kinh: tìm thì gặp, xin thì cho, gõ thì mở. Một số mạnh thường quân đã nghe tiếng gõ, mở rộng cửa lòng ban cho chúng tôi quà tiền. Nhờ vậy, tinh thần tôi đỡ căng thẳng, nhất là có người thương tình bán cho một chỗ đất trả góp. Tôi cảm thấy lòng mình thật bình an và tràn đầy hạnh phước. Đến cuối năm 1996, tôi được một số anh em bạn bè cho vay không phải trả lãi nên đã hoàn tất được một căn nhà nhỏ đủ che mưa trú nắng cho cả gia đình gồm 9 người. Tôi đã dọn về đây từ đầu năm 1997.

Mặc dầu nỗi đau vẫn còn đây, gia đình chúng tôi và tập thể anh em thương phế binh thành kính cảm tạ thịnh tình của những hội cứu trợ, hội thiện nguyện, hội nhân đạo, hội cựu quân nhân, những mạnh thường quân, những con người luôn sống theo mệnh lệnh của trái tim tại Pháp, Mỹ, Úc, Canada, Tân Tay Lan, Đức… Để tỏ lòng tri ân đối với những con người có tấm lòng vàng này, tôi xin đại diện tập thể anh em thương phế binh trân trọng cảm ơn những tập thể, những cá nhân, những chiến hữu vô danh (dấu tên) đã hy sinh tiền của, công sức, tâm huyết mình trong thời gian qua, ngay trong hiện tại và cả tương lai nữa cho tập thể thương phế binh ở quê nhà.

* * *
Sau đây là danh sách tham khảo của đa số anh em thương phế binh đã nhận tiền và phẩm vật trong suốt thời gian qua. Cá nhân tôi vì không thể gom nhặt đầy đủ những tư liệu nên có thể thiếu sót, kính mong quý vị mạnh thường quân, vốn đã giàu lòng từ ái, niệm tình tha thứ cho. Chúng tôi xin ghi ân quí vị ân nhân ở khắp năm châu bốn bể như sau:

Ở Pháp:
– Bác sĩ Phan Minh Hiển, người đã năng nổ đóng góp trong công tác thiện nguyện rất nhiều. Năm 1986, ông đã thành lập Hội Médecins du Vietnam cùng với một số bác sĩ Việt Nam thiện chí để giúp các thuyền nhân trên Biển Đông. Từ năm 1992, hội hoạt động thêm ở quốc nội: mở một số chẩn y viện, cấp học bổng cho các em học sinh nghèo, mở nhiều lớp học tình thương cho trẻ em mồ côi, bụi đời, giúp nạng và xe lăn cho người tàn tật, phong cùi. Năm 1994, ông thành lập lập Hội Giúp Đỡ Những Người Tàn Tật Vì Chiến Tranh để đánh động dư luận cộng đồng Việt Nam hải ngoại về thảm trạng của những phế binh không nuôi sống được bản thân và gia đình. Anh em thương phế binh ở đây hầu như ai cũng nhận được tiền cứu giúp của bác sĩ Hiển từ năm 1994 đến 1997. Có anh mỗi năm nhận được hai lần, mỗi lần ít nhất 300 ngàn đến một triệu đồng Việt Nam.
Về sau, bác sĩ Hiển đã giúp chúng tôi bằng cách giới thiệu cho các nhà mạnh thường quân có lòng từ tâm trực tiếp gởi cho từng cá nhân thương phế binh và hiện nay ông cũng đang vận động gây quỹ để tiếp tục giúp đỡ những anh em thương phế binh chưa được trợ cấp bên nhà. Lúc trước cùng cộng tác với ông có bác sĩ Trần Quang Lộc và ông Nguyễn Quang Hạnh.
– Giáo sư Lương Thị Nga, người đã đứng ra vận động bênh vực cho quyền lợi anh em thương phế binh ở Việt Nam rất lớn. Bà đã cưu mang, giúp đỡ tiền bạc cho nhiều thương phế binh.
Nhưng người chúng tôi mang ơn nhiều nhất là nhà báo Nguyễn Văn Huy ở Paris, mặc dù chưa bao giờ được dịp liên lạc trực tiếp với anh. Những bài viết của anh đã gây xúc động lòng người và làm phong trào cứu trợ thương phế binh trong nước có được tầm vóc như ngày nay. Ơn này chúng tôi không bao giờ quên.

Ở Mỹ:
– Hội Huynh Đệ Chi Binh của ông Lê Đình Vọng ở San José. Ông cũng đã giúp đỡ cho một số anh em thương phế binh ở Sài Gòn mỗi người 50 USD. Hiện nay ông vẫn tiếp tục công tác từ thiện này. Anh em chúng tôi cũng đang trông chờ ở ông lắm đấy.
– Ngoài ra, còn có một hội – tên gì anh em chúng tôi không rõ lắm, có lúc ghi là bác Tổng, có lúc là bác Cả tặng – nhưng cứ mỗi năm một lần gởi tặng một số anh em mỗi người 50 USD, mỗi lần giúp chừng 20-30 người. Xin có lời chân thành cảm tạ.
(Ghi chú: đây là Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức và Nam Định ở San José do cựu đại tá Ngô Thế Linh và ông Cao Thiện Chánh điều hành)
– Gia đình Mũ Đỏ ở San José, tổng thư ký Hải Âu và mạnh thường quân giúp đỡ.
– Bà Hoàng Minh Thúy (tạp chí Xây Dựng, Texas). Bà đã giúp đỡ các anh em thương phế binh thuộc miền Nam, Sài Gòn. Mỗi anh em tệ nhất cũng nhận được của bà một hai đợt tiền, mỗi đợt là 50 USD từ năm 1994 đến nay. Bây giờ chương trình trợ giúp của bà vẫn còn tiếp tục.
– Ông Ngô Văn Tuyên, thành viên ban chấp hành Hội thiện nguyện HO (New Orleans, Mỹ), đã giúp đỡ cho mỗi anh em 50 USD vào năm 1995.
– Ông Nguyễn Văn Quởn ở Houston đã giúp cho một số anh em thương phế binh mỗi người 50 USD.
– Ông Vũ Trọng Mục, hội trưởng Hội Cứu Trợ Thương Phế Binh và Cô Nhi Quả Phụ, bà Hạnh Nhân, hội phó (Santa Clara) đã và đang vận động cứu giúp cho anh em thương phế binh và cô nhi quả phụ mỗi người 50 USD.
– Hai bà Bích Huyền – Quỳnh Lưu (chồng là Phó Thịnh Việt) và quý ông Chu Tất Tiến, ông Toàn, những con người thường xuyên quan tâm đến đời sống anh em thương phế binh ở quê nhà bằng cách vận động trong chương trình phát thanh "Tâm tình bạn gái" ở California, những tấm lòng vàng có tâm tình nhường cơm xẻ áo cho anh em thương phế binh. Chính hai bà đã tiên phong trong cuộc vận động này. Hai bà đã giúp cho một số thương phế binh mỗi người 50 USD và có gởi tặng băng cassette "Tâm tình bạn gái".
Trong chương trình này, phải nhắc đến bà Thủy ở Costa Mesa đã âm thầm giúp cho một số anh em thương phế binh và số anh em này cũng đã kính thư cảm tạ tấm lòng vàng của bà.
– Cô Võ Thị Mỹ Lan (Santa Clara) có giúp cho một số anh em ở Sài Gòn – Thủ Đức mỗi người từ 50 đến 100 USD vào các dịp lễ lạc và ngày Tết.
– Bà Trần Thị Mận ở Westminster có giúp cho một số anh em thương phế binh mỗi người 30 USD vào dịp Tết qua.

Ở Úc:
– Đại tá Vũ Ngọc Hướng, hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trung Ương. Ông đã thực hiện chuyến đi quanh Châu Âu và Hoa Kỳ đến ba tháng, mục đích vận động các nước thành lập hội cựu quân nhân ngõ hầu có điều kiện giúp đỡ các anh em thương phế binh ở quê nhà và tìm gặp các chiến hữu cũ và các hội đoàn thiện nguyện vào năm 1996.
Hiện nay, ông Phạm Văn Quát thay ông vì năm nay sức khỏe của ông có phần sa sút. Tuy thế ông Hướng vẫn hết mình vận động bênh vực quyền lợi, giúp đỡ anh em thương phế binh trong nước. Ngoài ra trong ban chấp hành hội gồm có ông Nguyễn Dân Cường, phó chủ tịch nội vụ, chiến hữu Lê Văn Thắng phó chủ tịch, Tạ Quang Hải, phó chủ tịch nguyên vụ kiêm chủ tịch chi hội KSL.
– Các anh Nguyễn Cảnh Tân, Đặng Văn Đạt cùng các anh trong Gia Đình Mũ Đỏ ở Úc. Anh Lê Minh Phó, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Văn Rạng, Phùng Hoàng Tuyết, Trương Đăng Sĩ, Trần Văn Đức, đã giúp cho một số anh em thương phế binh mỗi người 100 Úc kim.

Ở Canada:
– Ông Dương Ngọc Hướng (Ottawa) thành lập Quỹ Yểm Trợ Người Khuyết Tật có giúp cho anh em thương phế binh mỗi người từ 50 USD đến 100 USD. Ông cũng giúp đỡ xe lăn và tiền bạc ở khu vực miền Trung: Quảng Nam- Đà Nẵng.

Xin có lời cảm tạ Gia Đình Mũ Đỏ Canada.
– Hội Viet Can Philanthropy Foundation do ông Nguyễn Cao Cảo, Phạm Kim Hưng, Đỗ Quang Trọng (đại diện), cùng các bác sĩ, kỹ sư, nhà doanh nghiệp, thương gia, nhà hảo tâm, những vị mạnh thường quân giúp cho một số thương phế binh nặng mỗi người 300 CAD. Hiện nay hội vẫn tiếp tục làm việc để tiếp tục giải quyết số hồ sơ của thương phế binh chưa được giúp.
– Ông Nguyễn Hữu Lương (Québec) có giúp cho một số anh em thương phế binh ở Sài Gòn mỗi người 50 USD.
Ở Đức có bác sĩ Bùi Văn Nghiệm. Vào cuối năm 1995 ông có giúp cho một số thương phế binh mỗi người 50 DEM. Ông có nhã ý giúp cho anh em thương phế binh tự tạo cuộc sống lâu dài.

Ở Tân Tây Lan (New Zealand), vào tháng 5-1997 anh Lê Quang Long đại diện có giúp cho một số thương phế binh ở Sài Gòn và Thủ Đức mỗi người 500 ngàn đồng Việt Nam (50 USD). Ngoài ra tôi có ba vị ân nhân tôi không thể nào quên đó là ông Bách, bà Hồ Bích Vân và ông Nguyễn Công Thành ở Mỹ. Xin chân thành ghi lòng tạc dạ quí vị ân nhân kính ái.

Theo lời bác sĩ Phan Minh Hiển, cộng đồng người Việt hải ngoại đã quyên góp hơn 500 ngàn USD gởi về giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa trong suốt 5 năm qua.

* * *
Tôi còn biết, ngoài việc cứu trợ các anh em thương phế binh như chúng tôi, quý ân nhân và hội đoàn thiện người Việt hải ngoại còn ưu ái giúp đỡ một số đồng bào bất hạnh khác trong nước nhà qua các tu sĩ hai tôn giáo lớn tại Việt Nam, Công giáo và Phật giáo. Công đức này Trời cao sẽ đền đáp xứng đáng. Chúng tôi, những con người trần thế không toàn vẹn thân thể, chỉ ghi nhận nơi tấm lòng vàng của quý ân nhân và cầu nguyện cho chương trình cứu trợ được lâu bền.

Chính việc làm bằng con tim và khối óc nhân ái của tất cả quý vị ở hải ngoại đó đã đem đến cho tất cả tập thể thương phế binh chúng tôi hơi thở của sự sống, hàn gắn được nhiều rạn nứt, đổ vỡ, cứu được nhiều gia đình có cơm ăn, áo mặc, con cái học hành và có cơ hội chữa lành được bệnh tật và nhất là đã an ủi, khích lệ chúng tôi về đời sống tinh thần rất lớn lao và đầy ý nghĩa, khiến anh em chúng tôi sống cuộc sống vui thỏa, bình an và quên đi phần nào nỗi đơn độc trong cuộc sống đầy đau thương và bất hạnh này.

Mong ngày càng có nhiều hơn những con người, những tấm lòng nhân hậu, biết thương xót anh em, đồng loại, đang vô cùng cơ cực, chết dở sống dở, chờ mong sự giúp đỡ của tất cả quý vị từng ngày từng giờ hầu sống nốt những ngày của quãng đời còn lại. Chúng tôi nguyện ghi lòng tạc dạ.

Dẫu mai đây có qua đời, chúng tôi cũng lấy làm mãn nguyện mà ngậm cười nơi chín suối. Xin mượn những trang giấy này làm bia lòng, bia miệng ghi tạc những quả tim nhân ái luôn tha thiết hướng về những nỗi đau thương của đồng loại, trên tinh thần "lá lành đùm lá rách", "thương người như thể thương thân".

Hy vọng sợi dây thân ái giữa trong và ngoài nước ngày càng thắt chặt và đất nước này sẽ vươn lên. Hy vọng quê hương rộn lại tiếng chim, nụ cười nở rộ trên môi trẻ thơ và các cụ già vui sướng nhìn đàn con cháu khôn ngoan nên người. Hy vọng mọi người chia sẻ niềm hãnh diện là người Việt Nam.

(còn tiếp)

Những Mảnh Đời Rách Nát Chương 5 - Nguyễn Văn Huy & Phan Minh Hiển - Chương 5: Nỗi đau vẫn còn đây ( Viết lại theo lời thuật của Đặng Thanh Trang)

Cuộc chiến đã kết thúc cách đây đã gần một phần tư thế kỷ rồi, tiếng súng đã thực sự chấm dứt nhưng thanh bình vẫn chưa trở về trên quê hương. Màu xanh của lá phủ lại núi rừng, hố bom biến thành ao cá, bông lúa trổ đầy ruộng nương nhưng cuộc sống người dân vẫn còn tăm tối. Hình ảnh cuộc chiến vẫn còn lai vãng nơi đây mặc dù tên những trận địa nổi tiếng không ai buồn nhắc tới. Đáng lẽ mọi người phải mừng rỡ khi không còn cảnh bồng bế dẫn nhau đi chạy giặc, không ai còn hồi hộp hay lo âu đạn pháo lạc vào nhà nhưng thực tế đã không phải vậy, lòng người vẫn chưa bình yên và mỗi ngày là một cuộc chiến mới… trên mặt trận cơm áo.
Trong bối cảnh này, tập thể thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa chịu nhiều bất hạnh nhất, đau thương nhất. Cuộc đời của những anh em này mất mát nhiều quá. Mỗi người nếu không cụt cả hai chân, mất cả hai tay hay mù cả hai mắt thì cũng mất một khúc chân, một khúc tay hay một con mắt, đó là chưa kể những mảnh đạn bom ghim đầy trong người giấu dưới những vết sẹo. Phải làm gì với tấm thân tàn phế này trong cuộc sống mà ngay chính những người có đầy đủ cả tứ chi, còn có cả gia đình đứng sau lưng làm hậu thuẫn, vẫn không sống nổi. Thêm vào đó là nỗi khổ tinh thần. Bị gia đình bỏ rơi, xã hội ruồng rẫy, phải có một ý chí sắt đá lắm mới kéo dài cuộc sống cho tới ngày nay. Sắt đá thì lòng dạ có sắt đá nhưng tập thể anh em phế binh không chống chọi nổi với thời gian khi gia đình và con cái thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu học. Thân xác các anh bệ rạc, tinh thần các anh hao mòn, mặc cảm thua thiệt và bị bỏ rơi chiếm ngự mọi suy nghĩ của các anh. Hình ảnh tiều tụy, đau thương và đói khổ của các anh em thương phế binh không được chế độ này thương xót. Không những không được cứu giúp, những người của chế độ này còn muốn xóa sổ luôn những người lính tàn phế đã một thời dám chống lại họ.
Đời sống của các anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa do đó cần được nhiều người biết tới, biết để đánh giá mức độ nhân đạo mà chế độ này thường rêu rao và biết để đừng quên những người đã từng cống hiến xương máu để xã hội miền Nam được bình yên. Sở dĩ phải nhắc lại quá khứ đau buồn này chỉ vì muốn kêu gọi lòng từ tâm của những người Việt Nam, những người có thể đã trải qua những tháng ngày gian khổ trong nước nhưng đã vượt thoát ra được và hiện nay đang ở hải ngoại, thương cảm và đoái hoài đến hoàn cảnh và nỗi lòng của những anh em thương phế binh trong nước. Ở đây tôi chỉ mạn phép kể lại một vài cuộc sống mà tôi có cơ hội gần gũi và chứng kiến. Những hình ảnh tuy nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa, mà ý nghĩa lớn nhất là sức sống mãnh liệt của những con người đã mất tất cả và không còn gì để mất nữa.
Sống để làm gì? Đó là câu hỏi mà các anh em thương phế binh thường tự đặt ra cho mình. Có người tìm được câu trả lời bằng cách tự sát, treo cổ, nhảy xuống sông hay uống thuốc ngủ. Người khác thì muốn tiếp tục sống để nhìn ánh sáng của thông điệp tình yêu một ngày nào đó soi sáng khắp mọi miền đất nước. Những người còn lại chỉ muốn sống để làm chứng nhân, chứng nhân cho chính mình và chứng nhân cho một cách đối xử. Hình ảnh của những người què cụt, đui mù dắt díu nhau đi khắp nẻo đường bán từng bó nhang, van xin từng chén cơm bị hành hạ chỉ vì mang tội tàn phế, không đủ sức lao động. Ghi lại những hình ảnh này để các thế hệ mai sau đừng quên rằng đất nước Việt Nam đã có một thời con người đã quá tàn ác đối với con người, đó là dưới chế độ cộng sản hiện nay.

Cũng nên nhắc lại là trước tháng 4-1975, nơi qui tụ đông đảo nhất gia đình các anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa là "Làng thương phế binh Thủ Đức". Gọi là làng vì lối tổ chức nơi này không khác gì một làng xã bình thường, chỉ khác một điều là dân làng chỉ toàn thương phế binh. Cũng có trường học, chợ búa, nhà thờ, chùa chiền như mọi nơi khác. Làng này chỉ khác với các ghetto thời Đức Quốc Xã là mọi người đều sống tự do, ai muốn đi đâu cũng được và muốn làm gì thì làm. Hai điều kiện này hiện nay không còn hiện thực nữa vì "Làng thương phế binh Thủ Đức" đã bị chính quyền cộng sản xóa bỏ ngay khi vừa tiến chiếm Sài Gòn. Những kỷ vật của một thời chinh chiến đã qua đều bị đập phá như bức tượng Thương Tiếc, kể cả mộ phần những người đã vì tổ quốc hy sinh.
Mức sống người dân trong "Làng thương phế binh Thủ Đức" trước kia sung túc là nhờ tiền trợ cấp của chính phủ, mỗi anh em thương phế binh đều có sổ cấp dưỡng và cứ đến kỳ lãnh tiền thì lên Sài Gòn vào ngân khố lãnh tiền. Nhiều người gọi đây là tiền lương vì được trả đều mỗi tháng hay mỗi tam cá nguyệt. Tùy theo quyết định của hội đồng giám định y khoa, số tiền lãnh được thường cao hơn mức tiền đã lãnh khi còn ở trong quân ngũ, do đó đời sống vật chất của các anh em thương phế binh trong "Làng thương phế binh Thủ Đức" không có gì đáng để phàn nàn.

Vào giữa tháng 5-1975, chính quyền cộng sản ra lệnh giải tán "Làng thương phế binh Thủ Đức" và đưa bộ đội vào chiếm đóng. Các gia đình thương phế binh một số di tản về quê, số còn lại đi vùng kinh tế mới. Gọi là vùng kinh tế mới nhưng chẳng có gì là kinh tế, nơi đây đúng là địa ngục trần gian, không có nhà cửa, điện nước, nhà thương hay trường học, chỉ toàn là rừng với cỏ. Những tấm thân què cụt không thể chặt cây phá rừng, vợ con của họ cũng không thành thạo công việc làm rẫy. Miếng ăn trở nên quí hiếm, con người trở thành ích kỷ. Nhiều người đã chết vì bệnh sốt rét rừng, vì dẫm phải mìn bom còn sót lại hay vì suy dinh dưỡng. Không sống được nơi chốn rừng sâu, từng đoàn người đã kéo nhau trở về thành phố.

Vì bản năng sinh tồn, tất cả phải tìm một nghề gì đó sinh sống. Những người may mắn, thân thể còn nguyên vẹn thì làm những nghề khuân vác hay đạp xích lô còn những anh em thương phế binh? Người nào may mắn tìm được gia đình tại thành phố thì được nuôi ăn, những anh em còn lại phải lê lết xin ăn, thật là nhục nhã. Nếu có đầy đủ chân tay bình thường, cho dù có nghèo khổ đến đâu ai cũng muốn xoay sở để có miếng ăn qua ngày, nhưng với tấm thân què cụt không còn giải pháp nào khác ngoài đi xin. Nhiều anh em còn cố làm ra vẻ thảm thương để người ta thương hại cho tiền.

Nhưng anh Thương, phế binh cụt hai chân, không muốn làm vậy. Anh có niềm tự hào của anh. Ngày trước anh là con một gia đình tương đối khá, khi còn ở "Làng phế binh Thủ Đức" gia đình anh không muốn xuống thăm anh, lâu rồi không còn ai trong gia đình anh biết anh đang ở đó. Chính gia đình anh đã quên anh. Những ngày đầu tháng 4-1975, anh về Sài Gòn thăm nhà trách móc không ai còn nhớ đến anh, cha mẹ anh giả lã nói đường sá bây giờ nguy hiểm thấy anh về là vui mừng rồi, cuộc sống bây giờ quá khó nên ít có thì giờ. Khi bị đuổi ra khỏi làng anh về lại Sài Gòn tìm gia đình thì mới biết nhà anh đã bị ủy ban quân quản chiếm đóng, nói là nhà vô chủ. Gia đình anh đã đi di tản từ hồi nào, bỏ lại anh ở đây. Lần này anh về lại Sài Gòn nhưng từ vùng kinh tế mới và sống kiếp ăn xin. Anh Thương rất ngượng ngùng khi lần đầu chìa tay xin tiền một phụ nữ ngoài chợ Vườn Chuối. Anh sửa lại áo quần rồi cúi đầu nói lí rí trong miệng, tay chìa nón ra xin, cũng may người phụ nữ tốt bụng đã cho anh một ít tiền. Lâu dần thành quen, anh ít ngại ngùng hơn nhưng vẫn không dám cónhững hành vi "khó coi" như những anh bạn đồng cảnh ngộ.

Những lúc ngồi một mình ăn một gói xôi trong công viên buổi trưa, anh Thương xót xa nhớ về những ngày tháng cũ, lúc còn cắp sách đến trường… rồi khi vào trong quân ngũ. Anh tình nguyện ghi tên binh chủng Nhảy Dù, một binh chủng đã từng một thời oanh liệt. Cũng chính vì quá oanh liệt nên binh chủng Dù làm tăng mật độ trong các nghĩa trang và cung cấp nhiều thương binh nhất, anh Thương chẳng may có tên trong số người đó. Có lúc chán đời, anh tự an ủi bằng cách tựa lưng vào một góc tường, châm một điếu thuốc thơm lim dim nhớ nếp sống hùng của thời trai trẻ và đôi khi… mơ thấy một tương lai đầy sáng lạng. Giấc mộng nào cũng sớm tàn, khi tỉnh lại anh Thương thấy mắt mình cay cay. Thì ra anh đã khóc, khóc cho thân phận và khóc cho hoàn cảnh của những bạn phế binh. Hôm nay anh chỉ trơ trọi một mình, một khách độc hành trên con đường không có đích tới. Từ nay mỗi ngày anh phải lê lết tấm thân tàn tạ trên khắp nẻo đường mà có một thời anh đã hiên ngang, hùng dũng đi qua…

Anh Qườn thì khá hơn. Vì chỉ cụt một chân, anh sắm một ít đồ nghề, ra vỉa hè sửa và vá ruột xe đạp. Tuy là một nghề bất đắc dĩ nhưng ít ra anh không phải sống kiếp ăn xin như phần lớn nh¨ững bạn bè khác. Anh Quờn có cái may là tìm được một người thân, anh còn ông chú ở Khánh Hội, nên khi vừa từ kinh tế mới trở về anh tìm đến nhà và được chú anh nhận lại. Vì cha anh mất lúc anh còn ở trong quân ngũ, chú anh Quờn thương anh nhiệt tình. Chính ông chú này chỉ cho anh nghề sửa và vá ruột xe đạp. Những đứa em con người chú đôi khi còn ra ngoài đường phụ giúp anh, đứa cháu gái thì ra ngồi bán thuốc lá lẻ bên cạnh chỗ anh sửa xe đạp cho vui.

Những khi vắng khách, anh Quờn trải chiếu ra nằm nghỉ và nhớ lại chuyện ngày xưa lúc còn đi học. Anh muốn trở thành giáo sư hay kỹ sư nên đã cố gắng học tập nhưng lệnh tổng động viên năm 1972, mặc dù học khá nhưng vì đi học trễ anh đã quá tuổi để học tiếp lớp mười hai, anh vào quân đội học khóa hạ sĩ quan bộ binh Thủ Đức. Khi ra trường anh được đưa về Sư Đoàn 23 Bộ Binh đóng ở An Khê. Trong một trận đánh anh bị trúng đạn bễ đầu gối phải cưa chân phải và được giải ngũ sau đó. Giờ đây với khúc chân cụt này anh ngồi bơm bánh xe đạp. Anh loay hoay với công việc hoàn toàn xa lạ và khó khăn. Khi thì ngồi xuống, khi thì đứng lên, khi phải vặn hết sức mình một con ốc, nhiều lúc mệt lã anh ngồi lết luôn dưới đất. Công việc này một người bình thường chỉ mất từ năm đến mười phút là xong, nhưng với anh phải mất gấp đôi thì giờ. Vừa làm để kiếm cơm vừa học thêm nghề, đây cũng là một cố gắng phi thường.

Rồi nghề dạy nghề, anh Quờn quen dần với công việc và có một cuộc sống tương đối khá. Nhiều người thương mến anh đề cập đến chuyện vợ con, anh chỉ ngao ngán lắc đầu. Nhớ lại chuyện tình năm xưa, anh có quen một người con gái tên là Hạnh Thảo. Hai đứa yêu nhau, thề non hẹn biển, gia đình hai bên đã gặp mặt nhau bàn bạc chuyện cưới xin, có thể gọi Hạnh Thảo là vợ chưa cưới cũng được. Nhưng ngày anh bị thương cũng là ngày hai đưa chia tay. Hạnh Thảo chỉ đến thăm anh một lần tại quân y viện rồi ra đi vĩnh biệt. Lần gặp đó, Hạnh Thảo đã khóc rất nhiều và anh Quờn cũng nước mắt không thua. Anh nằm ở quân y viện một mình, buồn cho thân phận. Từ đó lòng trở nên chai đá, anh càng thấm thía khi nghe bản nhạc "Kỷ vật cho em": Đây kỷ vật, viên đạn đồng đen, em sang sông mang làm kỷ niệm…, bên người yêu tật nguyền chai đá…, cố quên đi một lần dang dối…

Nghe đâu Hạnh Thảo đã lấy chồng, một công chức nhỏ ở nha thuế vụ, bây giờ đã bốn mặt con. Sau 30-4-1975, chồng Hạnh Thảo không bị đi học tập và ra buôn bán chợ trời, nghe nói khá lắm trong khi anh Qườn vẫn ngồi đây hẩm hiu một mình. Nhiều lúc nghĩ về "hậu tự", anh ngậm ngùi chua xót cho đời trai. "Thân mình lo còn chưa xong, nghĩ gì đến gia đình". Năm này qua năm nọ, tuổi đời chồng chất, anh Qườn chỉ biết nhìn người đời vui vẻ đi qua nỗi đau của mình. Anh không dám nghĩ ngợi xa xôi mặc dù cũng có nhiều cô gái có ý trêu chọc anh. Có cô giả bộ xì bánh xe rồi tới nhờ anh bơm hộ, có cô đến nhờ anh giữ hộ xe đạp để đi chợ rồi mua bánh trái và thuốc lá mang đến tặng anh. Anh Quờn tuy có thích thú nhưng không dám tiến xa hơn, chẳng hạn như rủ đi coi hát hay ăn chè, v.v… Anh biết thân phận mình, cho dù các cô gái đó có chịu đi chơi với anh nhưng gia đình các cô chắc chắn sẽ không tán đồng. Cuộc đời đã dạy anh một bài học cay đắng, không nên mơ tưởng những chuyện quá tầm tay. Các cháu của anh lớn dần theo thời gian, đến tuổi cập kê rồi lập gia đình, không còn đứa nào ra ngồi với anh cho ngày tháng bớt dài. Thời gian càng tiến tới, thân xác anh cứ lụi dần, lụi đến mức không thể trở về lứa tuổi thanh xuân. Tuổi 20 của anh đã bị bức tử trong quân y viện, năm nay đã ngoài 40, bệnh lao đang hành hạ, bệnh sốt rét rừng ăn cơm tháng trong thân hình tiều tụy, anh Quờn buông xuôi tất cả chờ ngày đi vào lòng đất.

Cảm động nhất là những anh bị mù lòa, suốt ngày ngo ngoe chiếc gậy đi trong tăm tối. Anh Thông không chịu đầu hàng số mệnh, suốt ngày anh dọ dẫm từ đầu đường này đến phố chợ khác để bán từng tờ vé số, tối về thì ngủ nhờ vỉa hè nhà người ta. Thật sự thì đời anh lúc nào cũng tối. Đời anh Thông là cả một thảm kịch, người vợ thân thương nhất cũng đã qua đời khi hai vợ chồng vừa rời vùng kinh tế mới trở về lại Sài Gòn. Không biết chị đã ăn và uống thứ gì ngoài chợ, anh chỉ nghe vợ mình rên siết, tiêu chảy suốt hai ngày đêm rồi chết. Người ta nói chị chết vì bệnh kiết lị, anh Thông buồn bã nghe tiếng xe của sở vệ sinh đến chở xác chị đi, thế là hết. Cũng may hai vợ chồng anh không có con, nhưng đó cũng là niềm bất hạnh. Kể từ nay anh Thông trở thành "tứ cố vô thân", không người thân thích và chẳng ai đỡ đần. Lắm lúc anh muốn đi ăn xin qua ngày nhưng vì lòng tự trọng và cái "chất lính" hào hùng vẫn còn mãnh liệt nên anh đã không làm thế. Anh Thông gom góp vốn liếng còn lại kinh doanh, anh mua vé số ở các ty tài chánh rồi đi bán dạo. Anh bán sự may mắn cho người ta trong khi chính anh rất cần may mắn. Từ đó anh không quản nắng ngại mưa, sớm tối tự mình chiến đấu với "mặt trận cơm áo". Sáng gói xôi, trưa cơm chợ, chiều về tìm quên trong chút mùi men.

Tôi tình cờ gặp lại anh Thông đang bán vé số dạo trên đường Nguyễn Tri Phương. Hai anh em tay bắt mặt mừng, tôi mời anh vào một quán cóc. Hai chúng tôi mỗi người ăn vài trứng vịt lộn, húp một tô cháo lòng và "độp" một xị đế. Thật là vui sướng. Ăn uống xong xuôi, tôi hỏi anh:
– Anh có nghĩ gì về tương lai anh không?
– Có chứ anh. Chỉ có buồn thôi anh ạ, lắm lúc tôi đã khóc cho thân phận không may của mình. Năm nay cũng năm mươi mấy rồi, không vợ không con, không nhà không cửa. Tối ngày cứ đi lang thang kiếm sống, nếu chẳng may bị bệnh đau thì ráng mà chịu, tứ cố vô thân mà. Do đó còn sức "cày" được ngày nào thì hay ngày đó, cày không nổi thì chịu chết chứ biết sao bây giờ.

Tương lai là nỗi ám ảnh kinh khiếp đối với các anh em thương phế binh trên vỉa hè. Ai cũng muốn được ăn no, mặc ấm nhưng không phải ai cũng có may mắn đó. Đối với những người sống thường trực trên các lề đường, hàng ngày đối diện với cái đói cái lạnh, cuộc sống là một cuộc chiến đấu không ngừng. Ai cũng muốn sống trong danh dự, kể cả những người đang ăn xin ngoài đường, nhưng vì thân thể tật nguyền không cạnh tranh với những người khỏe mạnh hơn, họ đành bỏ rơi danh dự. Đói quá thì phải ăn xin. Ăn xin thì bữa no bữa đói, tất cả bị suy dinh dưỡng rồi sinh ra bệnh tật. Mang bệnh mắc tật lại không tiền mua thuốc, mạng sống của những người sống trên vỉa hè thành phố như chỉ mành treo chuông, chỉ một cơn gió nhỏ là tiêu tan cuộc đời. Không ai trông mong tìm được ánh sáng trong một đường hầm không có lối ra. Đối với họ, tương lai đồng nghĩa với bóng đêm và ngỏ cụt.

Ý thức được sự mong manh của cuộc đời, nhiều anh em tìm quên trong men rượu. Men rượu có giúp quên đi thực tại khó khăn nhưng cũng cướp đi nhiều cuộc đời. Đồng tiền khó nhọc kiếm được đều trút vào men rượu, mặc cho vợ khóc con than. Nhiều gia đình vốn đã tan nát lại càng nát tan thêm. Tất cả chỉ vì nghèo khổ, càng khổ các anh càng muốn tìm quên, cái vòng luẩn quẩn đó đã lôi kéo nhiều gia đình xuống hố sâu vực thẳm… nếu không có một phép lạ.

Để biện minh cho sự hư thân của mình, anh Sơn thường ngâm các bài thơ say của Vũ Hoàng Chương hay của Trần Tế Xương cho tôi nghe: 

Say sưa nghĩ cũng hư đời,
Hư thời hư vậy ta thời cứ say.
Đất say đất cũng lăn quay.
Trời say trời cũng đỏ gay ai cười.


Hoặc thơ của Nguyễn Tất Nhiên lúc còn ở Biên Hòa: 

Tình cũng khó theo thời cơm áo khó,
Ta dìu nhau đi dưới bóng nợ nần.
Em bắt đầu ân hận chưa em?
Vì đã trót yêu anh, cái thằng quanh năm túng thiếu,
Ân hận đó em cũng đành cam chịu.
Cứ xem như sự kiện đã lâu ngày,
Như địa cầu không thể ngược vòng quay.

Anh Sơn thích nhất là bài "Ta đội nón mời em uống rượu" của Cao Thoại Châu, người Quảng Nam: 

Ta đội nón mời em đi uống rượu,
Cuộc tình sầu xin tạm gác qua bên,
Vì lát nữa đây mặt trời sẽ chết.
Mùa đông về không có chỗ dung thân,
Ta đứng run trong giá lạnh.
Dáng bơ vơ như một kẻ thất tình,
Để ta trông thấy em như một bờ dốc đứng.
Còn ta là chiếc xe đò nổ lốp đứng chơ vơ!
Vậy thì xin em hãy uống,
Uống cho tàn, cho mạt kiếp nhân sinh.
Em không uống nên ta lẻ bạn,
Ta tủi hờn bóp nát chiếc ly không!…

Bài thơ của Cao Thoại Châu còn rất dài, nhưng anh Sơn chỉ chép lại cho tôi tới đây vì bài thơ đó đã lâu ngày và nhất là sau những cơn say đầu óc anh lú lẫn, không còn minh mẫn như ngày xưa. Vợ con anh Sơn tuy rất thông cảm hoàn cảnh và tinh thần của anh nhưng điều đó lại chính là nỗi lo của gia đình.

Anh Sơn bị cụt hai chân, thân hình ốm yếu giờ thêm men rượu tàn phá nên đã trút nợ đời sau một đêm bí tỉ. Trước khi lâm chung, anh trăn trối: "Thế là thoát được nợ đời, thoát cảnh tật nguyền, thoát hết nợ nần và thoát sự nghèo đói". Anh dặn vợ hãy gắng sức nuôi hai đứa con. Chị vợ chỉ biết khóc lóc và ôm hai con vào lòng. Con không cha như nhà không nóc, trước kia mặc dù chồng bị tật nguyền nhưng luôn luôn ở bên cạnh nên chị Sơn cảm thấy yên tâm, nay không có anh chị phải xoay sở ra sao giữa dòng đời nghiệt ngã? Anh Sơn ra đi cũng không giải quyết việc gì, anh chỉ giải thoát cho riêng bản thân anh, còn vợ con anh thì vẫn đối diện cái nghèo muôn thuở. Tội nghiệp nhất là con cái của họ, đứa thì ở đợ, đứa thì làm thuê, có đứa ra chợ móc túi giựt dây chuyền rồi vào tù ra khám, nhiều đứa con gái thì đêm đêm rủ nhau đứng đường tìm khách mua hoa.

Có chuyện trớ trêu như sau. Phế binh Long, cụt một chân, thường đứng bán nhang trước một tiệm vàng ở chợ Bàn Cờ. Ngày nào cũng thế, ông chủ tiệm vàng thường ra đuổi anh Long đi nơi khác vì sợ sự hiện diện của anh sẽ làm mất khách. Anh Long cố gắng kỳ kèo để ông này mua nhang mới chịu đi nơi khác, nhưng không những không được mua nhang mà còn bị chửi bới tục tằng. Một hôm cô con gái của phế binh Long, lúc đó 17 tuổi rất xinh đẹp, thay cha vào chợ bán nhang tình cờ gặp ông chủ tiệm vàng. Ông này liền nổi máu "dê", không những đã mua hết nhang mà còn mời cô ta đi ăn cơm tối. Đêm hôm đó, ông dẫn cô con gái "đi lạc" vào khách sạn rồi muốn giữ luôn làm vợ… bé. Cô này có hiếu, bắt ông chủ tiệm vàng phải làm lễ ra mắt cha mẹ mới chịu. Ông chủ tiệm vàng mới giật mình vỡ lẽ cô này là con của phế binh Long. Lúc đầu ông có hơi ngỡ ngàng và bối rối nhưng vì siêu lòng bởi cô con gái xinh đẹp đã gọi anh Long bằng "ba" ngọt xớt, mặc dù lớn hơn anh Long đến 10 tuổi rồi còn tặng thêm hai chỉ vàng 24 cara để được phép đưa cô con gái lên Đà Lạt hưởng tuần trăng mật.

Đó là số phận của những anh em mà tôi cho là còn nhiều may mắn. Trong thực tế, còn nhiều hoàn cảnh nghiệt ngã hơn nhiều, phần lớn là những anh em bị thương tật nặng không thể tự mình làm những động tác bình thường nhất. Các anh luôn phải có người đứng bên phục vụ, từ việc ăn uống cho đến phần vệ sinh. Đời các anh em này gắn liền với chiếc xe lăn hay trên giường bố. Có anh không những bị mất hai chân lại còn mất luôn cả một cánh tay. Riêng hoàn cảnh của anh Trần Văn Xuyên là thê thảm nhất. Anh Xuyên bị mù hai mắt, cụt hai chân và cả hai tay nữa. Ôi không còn nỗi bất hạnh nào đau đớn hơn hoàn cảnh này. Nhưng trong nỗi đau ông trời vẫn còn có mắt. Anh Xuyên thật là có phước, anh may mắn có người vợ thương anh nhiệt tình, hai đứa con anh luôn hãnh diện có người cha bị thương tật. Bất cứ nơi đâu hai em nhỏ này cũng nhắc đến cha, nào là cha hai em đã anh dũng chiến đấu trước kẻ thù cho đến khi không còn chiến đấu được nữa, nào là cha hai em can đảm chịu đựng nỗi đau tàn phế mà không than van lời nào. Cũng hiếm hoi có được người đàn bà chịu thương, chịu khó và thủy chung đến như vậy. Mặc dầu họ ăn bữa đói bữa no nhờ sự bố thí của thiên hạ nhưng không bao giờ trong gia đình có sự xào xáo, hai vợ chồng ăn ở thuận hòa và hai đứa con một lòng hiếu thảo. Kể cũng tội nghiệp, họ sống để mà sống vì không thể chết được.

Ôi, kể sao cho hết những những mảnh đời đau thương rách nát cùng cực này, những mảnh đời của những thương phế binh và cô nhi quả phụ trong cuộc sống hiện nay. Họ bị liệt vào hàng cặn bã xã hội, sự hiện diện của họ trong cuộc sống này không cần thiết. Những người của bộ máy cầm quyền cộng sản đã muốn những người này chết đi để thưởng thức trọn vẹn chiến thắng, họ không muốn nhìn thấy vết thương do chính họ gây ra trong thời chiến tranh. Những kẻ chiến bại không có quyền tồn tại trong chế độ này. Chính sách "tập trung cải tạo" dầu sao cũng thể hiện được tính chất trả thù, như đưa người lên vùng kinh tế mới để họ chết dần chết mòn trong chốn rừng sâu là một chính sách thâm độc loại trừ những người mà chế độ này không muốn nhìn thấy. Nhiều người lãnh đạo cộng sản còn rêu rao tha cho được sống là nhân đạo lắm rồi.

Ai có quyền tha ai và nhân đạo chỗ nào? Làm người ai không muốn được sống bình yên, người cộng sản lấy quyền gì tước bỏ đời sống người khác. Hơn nữa đất nước đã thống nhất mọi người Việt đều là công dân Việt Nam, người cộng sản lấy quyền gì để cho người này được ở, người kia đuổi đi. Cho dù miền Nam có bị thua trận nhưng đất nước này vẫn là của chung, mọi người Việt Nam đều có quyền sinh sống và góp phần xây dựng đất nước. Người lành lặn góp phần theo kiểu người lành lặn, người tàn tật góp phần theo kiểu người tàn tật, ai có phận sự nấy. Dân tộc Việt Nam đau khổ quá nhiều rồi, ai cũng muốn được sống yên ấm tự do.

Tại sao lại có công dân hạng một và công dân hạng hai? Tại sao chỉ những người cúc cung phụng sự chế độ thì được quyền đè đầu đè cổ nhân dân, còn những người khác chỉ có nhiệm vụ cúi đầu? Không, không thể chấp nhận được. Chế độ này nuôi dưỡng quá nhiều bất công, chỉ cần một tia lửa nhỏ đám rơm thịnh nộ sẽ bốc bùng lên, lúc đó thì đã quá muộn. Không ai muốn tình trạng này xảy ra trên đất nước. Nếu có tình trạng hỗn loạn xảy ra lỗi đó không phải là phía nhân dân, những người gieo ác sẽ gặt quả ác, luật bù trừ của đấng tạo hóa muôn đời bất diệt. Tập thể anh em thương phế binh và cô nhi quả phụ trong nước hiểu rất rõ điều đó nên cố gắng chịu đựng, sống sót chờ ngày quê hương bừng sáng.

* * *
Sau đây tôi xin được bộc bạch về cuộc đời của tôi, cuộc đời trôi giạt lang thang, từ Sài Gòn ra miền Trung, rồi từ miền Trung phiêu bạt về Sài Gòn. Trên những đoạn đường đi qua, những cảnh mắt thấy tai nghe khiến tôi trở thành chứng nhân của thời đại. Những điều nghe thấy đó đã ghi đậm vào tâm trí tôi nên thường toát ra trong mọi diễn giải. Tôi thấy cái chết nhiều hơn sự sống, nỗi khổ nhiều hơn niềm vui, nước mắt nhiều hơn nụ cười và bất công nhiều hơn hạnh phúc. Tôi khổ vì những điều đã nghe và thấy đó.
Khắp nơi trên toàn cõi miền Nam sau ngày 30-4-1975 đều trở thành hỏa ngục. Hỏa ngục cho những người như chúng tôi, những người bại trận. Thật vậy, không có chỗ đứng cho những người thua trận. Mọi tội lỗi xấu xa đều trút đổ lên đầu chúng tôi. Những người còn lành lặn thì bị đưa đi "học tập cải tạo", những người tàn phế hay có dính líu đến chế độ cũ thì bị đưa lên "vùng kinh tế mới". Tuy là hai danh xưng nhưng chỉ một mục đích, loại trừ những thành phần "nguy hiểm" và "cặn bã" ra khỏi cuộc sống. Nguy hiểm được gán cho những thành phần quân nhân công chức của chế độ cũ, cặn bã là những thương phế binh, cô nhi quả phụ nghèo khó, vô gia cư và vô nghề nghiệp.

Tôi chẳng may bị xếp vào thành phần cặn bã của xã hội vì là một thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc sống của chúng tôi không có giá trị, chỉ cần một cái lắc đầu nhẹ của bất cứ người nào trong chính quyền, từ công an khu vực đến anh quản lý chợ, là cuộc đời chúng tôi thay đổi ngay. Không bị đuổi ra khỏi khu vực buôn bán thì cũng bị đẩy lên xe đưa vào "nhà nuôi". Gọi là "nhà nuôi" nhưng chính là "nhà tù" vì trại viên tại đây bị giam giữ và hành hạ như những tội phạm.

May mắn duy nhất trong đời tôi là giữ được mạng sống cho đến ngày nay. Trong suốt thời gian qua, từ lúc thiếu thời cho đến tuổi trung niên, tôi đã chứng kiến biết bao nhiêu cảnh chết. Cha tôi mất sớm lúc tôi vừa tròn 8 tuổi, tôi đã đứng khóc bên quan tài tài cha tôi hai ngày đêm liền. Mẹ tôi một mình thức khuya dậy sớm nuôi tôi ăn học nên người. Sống tại miền quê Quảng Ngãi, vào tuổi thiếu thời tôi đã thấy gia đình cậu mợ tôi, cô chú tôi khóc cậu, khóc cậu chú tôi bị sát hại dã man. Trong đêm tối, quân du kích cộng sản vào làng bắt cóc cậu chú tôi dẫn vào rừng, sáng hôm sau dân làng thấy xác hai người nằm ở bìa rừng, ngực bị đâm lủng nát, lòi ruột ra ngoài với bản án ghim trên ngực: "thành phần ác ôn gây tội ác với nhân dân".

Cậu chú tôi nào có gây nên tội tình gì, chẳng qua được dân chúng bầu làm ấp trưởng, xã trưởng chuyên lo việc giấy tờ cho dân mà cũng bị sát hại. Căm tức và muốn trả thù cho cậu chú tôi nên vừa tới tuổi trưởng thành, tôi xin phép mẹ tôi đi vào quân đội. Tôi quyết cầm súng bảo vệ quê hương, bảo vệ gia đình vì các em mợ cô tôi còn quá nhỏ để có thể trả thù cho cha.

Trong một trận đánh ngày 20-2-1975 trên quốc lộ 14 gần Buôn Hô, tôi đạp phải mìn bị thương nặng, phải cưa hai chân. Lúc đầu tôi được đưa về quân y viện Nha Trang, sau về Tổng Y Viện Cộng Hòa. Chiều ngày 30-4-1975, bộ đội cộng sản vào quân y viện đuổi hết nhân viên quân sự và dân sự ra khỏi viện. Anh em thương phế binh chúng tôi nhận được lệnh xuất viện ngày hôm sau, 1-5. Vết thương tuy chưa lành hẳn, hai khúc chân còn quấn trong băng, hai tay, đầu và một mắt cũng bị băng, tôi cố chống lết ra được ngoài cổng Tổng Y Viện đón xe cùng với anh lính nuôi tôi và anh Nhơn, người quê Bình Định, bị cụt hai giò như tôi. Chờ từ 7 giờ đến 9 giờ sáng mới đón được một chiếc xe xích lô máy chở chúng tôi về địa chỉ 112/12 Lê Văn Duyệt, Gia Định (nay là Đinh Tiên Hoàng, trên Lăng Ông Lê Văn Duyệt một đoạn), nơi mẹ tôi ở trọ. Trên đường đi là một rừng người tấp nập, hỗn độn, bát nháo.

Về tới nhà nhà mẹ tôi mừng rỡ. Tôi được mẹ già ẵm vào nhà, còn người lính nuôi tôi, tôi để nó phụ giúp anh Nhơn vì anh bị đệ tử ôm tiền trốn biệt mấy ngày trước đó nên rất bơ vơ, đúng là nước có loạn mới biết tôi trung. Ở được mấy hôm, vết thương của tôi và của anh Nhơn làm mủ, mẹ tôi đi tìm y tá về chích thuốc và băng bó vết thương. Đến ngày 6-5 chúng tôi được lệnh gọi ra trình diện xã Bình Hòa, Ấp I. Nơi đây, ban quân quản đề nghị chúng tôi trở về nguyên quán. Quê tôi ở Quảng Ngãi thì phải trở về Quảng Ngãi, anh Nhơn quê ở Bình Định thì phải về Bình Định, thật là giản dị. Tối hôm đó, mẹ tôi đi quyên góp lối xóm được một ít tiền và quần áo chia cho anh Nhơn. Thật là tội nghiệp, anh lính mà tôi nhường để giúp anh Nhơn quê ở Vĩnh Long, không thể theo anh Nhơn về Bình Định được nên chỉ đưa anh ra bến xe mà thôi, vì anh này cũng muốn về lại quê nhà ở xã Tân Long. Cảnh chia tay thật là buồn bã, tôi bắt tay anh Nhơn và anh lính phục dịch nước mắt lưng tròng. Cụt hai chân, vết thương chưa lành đã phải tự túc về quê, tôi chỉ biết thương xót cho anh Nhơn mà không làm gì hơn được. Anh Nhơn đi ngày mùng 6-5, còn tôi và mẹ tôi ngày mùng 7.

Sau một ngày chật vật đón xe trên xa lộ Biên Hòa, hai mẹ con tôi được một chiếc xe tải chở hàng ra miền Trung chịu chở về quê. Mẹ tôi phải nhờ những người hành khách phụ đỡ tôi lên xe, hai bên ván gỗ bít bùng và một tấm bạt che ở phía sau. Trên xe tôi thấy có sẵn một đám người đã ngồi trong đó từ hồi nào, khó khăn lắm hai mẹ con tôi mới tìm được chỗ ngồi trên những gói hàng trên sàn xe. Tôi có cảm tưởng đây là xe áp tải tù nhân vì chật chội, hôi thối và ngộp thở. Nhưng chính vì điều này cũng đỡ đi phần nào, du kích không dám leo vào trong xe xét hỏi giấy tờ. Đến chỗ cầu gãy, xe phải chạy băng qua những khúc sông cạn rồi đi tiếp. Thỉnh thoảng đi ngang qua những dãy nhà cháy, mùi khét bay vào xe nồng nặc. Có lúc ngộp quá, một vài hành khách tháo tấm bạt che phía sau xe để hít không khí, chúng tôi mới nhìn thấy cảnh tang thương đổ nát hai bên đường, nhà cửa loang lỗ đầy những vết đạn. Nhiều đoạn đường bị cấm, xe phải đi lòng vòng qua các ruộng hoang hay các thôn xóm. Tất cả đều hoang vắng đến rợn người, cả tiếng chim kêu cũng không có. Xe càng lúc lắc, vết thương tôi bị động, máu cứ ri rỉ chảy ra, tôi mệt lã người.

Bình thường xe chỉ đi mất hai ngày một đêm, nhưng chuyến đi này mất một tuần lễ. Một tuần lễ mệt nhọc, mẹ tôi phải bồng ẵm, đút cho tôi từng muỗng cháo, muỗng nước, đỡ tôi đi cầu, đi tiểu. Xe tải thì cao mẹ già thì yếu nên có lúc tôi phải nhờ một số khách đồng hành phụ giúp đỡ tôi lên xuống xe. Nhớ mãi là thịnh tình của chị Bùi Thị Cẩm, người đã đắc lực giúp mẹ tôi chăm sóc tôi suốt đoạn đường dài. Lúc này toàn thân tôi hoàn toàn bị băng bó, trông giống như một xác chết đã lịm rồi. Sau chuyến đi này tôi không gặp lại chị Cẩm nữa, không biết bây giờ chị ở đâu. Tôi nguyện nếu ngày nào gặp lại chị Cẩm tôi sẽ làm hết sức để tạ ơn chị những ngày đã qua. Tôi chỉ biết chị quê ở Quảng Ngãi về tìm cha là một quân nhân như tôi.

Vừa đặt chân đến làng quê là bà con lối xóm giúp tôi đi trình diện ủy ban quân quản địa phương ngay. Người ta cho tôi về nhà điều trị vết thương nhưng mỗi sáng thứ bảy phải đến trình diện một lần. Độ hai tuần sau, tôi được lệnh tập trung "học tập cải tạo" tại chỗ trong thời gian 17 ngày. Tội nghiệp cho thân già mẹ tôi, suốt đời tần tảo nuôi con ăn học những mong lớn khôn đặng nhờ tuổi già. Nào ngờ giờ đây bà phải tất bật sớm hôm gánh gồng đôi thúng ra chợ bán buôn nuôi con tật nguyền. Thấm thoát một tháng trôi qua, vết thương tôi cũng khô lành dần. Hai tay tôi lành trước, kế là đầu và mắt, tiếp theo là khúc chân trái và sau cùng khúc chân phải. Quả mìn thật quái ác, nó không sát hại mạng người mà chỉ gây thương tật. Ai may mắn lắm khi đạp phải nó chỉ bị cụt một chân, thường thì cụt cả hai chân. Sức ép của nó không mạnh lắm, chỉ những ai không may bị va vào vách đá hay thân cây thì mới bị chết. Nhiều lúc tôi ước ao có lại đôi chân để ra đồng ngắm nhìn ruộng nương, hoặc dạo mát trên những bờ đê như những ngày thơ ấu. Ước ao này không bao giờ đến.

Bức xúc với hoàn cảnh mới, tôi mở lớp dạy kèm và dạy vẽ chân dung cho trẻ em trong xóm để phụ giúp mẹ tôi. Nhưng dạy kèm trong thời buổi này thật là khó khăn, không phải vì thiếu vắng học trò mà là phải có giấy phép của ty thông tin văn hóa. Tôi bị mời lên, mời xuống nhiều lần về việc này. Cuối cùng tôi phải nghỉ dạy chữ mà chỉ dạy vẽ chân dung và nhận hình họa, cuộc sống cũng tạm ổn định.

Thấy tôi bị thương tật mà vẫn còn minh mẫn, một gia đình hàng xóm có người con gái muốn gả cho tôi. Thế là tôi lập gia đình năm 1977, đó không những là niềm mơ ước của riêng tôi mà còn là ước muốn của mẹ tôi nữa, vì tôi là con trai độc nhất. Quan niệm phong kiến mà. Tôi là con một, nhưng bà lại thích con đàn cháu đống. Chưa bao giờ tôi thấy mẹ tôi vui sướng như lúc này, điều này càng làm hai vợ chồng tôi thêm hạnh phúc nên sinh cho bà bốn trai, một gái. Nhưng chính con đàn cháu đống này đã làm hại tôi, thân tàn ma dại mà con đông quá chỉ có nghèo nàn và dốt nát. Biết suy nghĩ thì việc đã rồi. Đến năm 1987, vợ tôi phải triệt sản gấp. Cuộc sống trở nên khó khăn, chỗ vợ tôi bán chè bị cấm, mẹ tôi lại đau ốm thường xuyên. Đã thiếu ăn còn lo chạy thuốc, nợ nần mỗi ngày mỗi chồng chất. Thế là cuộc đời đi vào bế tắc.

Năm 1989, vì kế mưu sinh cho gia đình, tôi phải liều mạng đưa cả nhà vào Nam sinh sống. Sài Gòn đúng là miền Đất Hứa. Thuê được nhà xong, vợ và các con tôi đi bán vé số, còn tôi ở nhà lo cơm nước, giặt giũ áo quần. Lạ đất lạ người, vợ và các con bị người ta lừa hết vé số, mất hết vốn. Không đủ tiền trả tiền thuê nhà, tiền điện tiền nước, gia đình tôi đành phải tạm ra sống bụi đời ở bến xe Gia Định (nay là Văn Thánh). Cả nhà che tấm ny lông ra ngủ ban đêm, ban ngày phải cất xuống nếu không thì sẽ bị phạt về tội làm mất mỹ quan thành phố. Tôi tìm được một chỗ che dù bán trà đá, còn vợ và các con vẫn tiếp tục đi bán "may rủi". Con cái đều thất học, chúng không những đói cơm mà còn đói cả chữ. Sống chung với bọn du thủ du thực, cướp bóc tại bến xe lòng tôi không yên chút nào. Nhiều đêm cả nhà phải ngồi bó gối chờ trời dứt cơn mưa, những trận mưa xối xả hất tung cả lều, ướt cả chỗ nằm… Lắm khi sáng ra, quần áo, đồ đạc, nồi niêu bị chúng nó "cuỗm" đi mất. Nhiều lúc nghĩ lại giai đoạn ấy thấy kinh hồn khiếp vía.
Thời gian sau tôi lại đi xin được một chỗ ở tạm dưới mái hiên một người mới quen. Người này giới thiệu cho tôi đi dạy kèm. Vợ tôi thì mở quán cóc bán thức ăn bên đường. Dần dà cuộc sống tạm ổn định lại, tôi cho hai đứa nhỏ đi học. Nhưng rồi thành phố phát triển theo nhu cầu đổi mới, chỗ tôi ở bị chủ nhà đòi lại để xây dựng thêm. Thật là gian nan, tôi đâu có tiền để thuê nhà khác. Cả nhà lại rời đi nơi khác, cuộc đời chúng tôi không khác gì dân Do Thái, cứ bị xua đuổi liên miên, không biết đâu là nhà.

Năm 1994, gia đình tôi lại trôi giạt từ Sài Gòn về làng Phước Bình vì có người giới thiệu bán cho một căn nhà lá rẻ tiền trên nghĩa địa, giá 12 chỉ vàng cho trả góp. Vì quá sốt ruột tìm chỗ che mưa trú nắng cho vợ cho con, "một liều ba bảy cũng liều cầm bằng như trẻ chơi diều đứt dây" tôi tự nhủ với lòng mình như vậy, tôi nhắm mắt đưa chân về khu nghĩa địa này. Vợ con tôi không đi bán vé số dạo nữa vì dân cư nơi đây quá nghèo, lại thưa thớt nên bắt đầu làm quen với môi trường sống mới. Hàng ngày cả nhà đi làm mướn, kể cả ở đợ, bưng phở cho quán ăn, tối về nhà ngủ. Tôi cố gắng đi xin việc làm. Thật là đau đớn, nhiều chỗ nói thẳng vào mặt tôi: "Què cụt mà làm được gì?". Tôi cảm thấy tủi thân, mắt lại cay cay, vội quay mặt trốn đi.

Mãi mấy tháng sau tôi được vào làm ở một sở sản xuất hàng gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, khâu chà nhám và pha màu. Trong thời gian làm việc tôi mắc bệnh trỉ, sa hậu môn nặng, ra máu nhiều nên phải nghỉ làm. Chẳng bao lâu sau, cơ sở này cũng đóng cửa vì không có hợp đồng. Sống ở khu nghĩa địa này, ngoài cái lo đói rét, bệnh tật, còn nỗi kinh hoàng khác là vợ và các con tôi luôn luôn sợ hãi, vì nhìn đâu cũng thấy mồ mả. Đúng là người sống ở chung với người chết. Những đêm mưa sấm lập lòe, những trưa nắng gắt, khu nghĩa địa này bốc lên một mùi hôi thối lợm người. Nếu ở mãi với cảnh này, tâm sinh lý các con tôi sẽ bị khủng hoảng nặng. Biết vậy nhưng biết làm sao hơn, "lực bất tòng tâm" là vậy. Có người hỏi tôi sao giỏi chịu đựng vậy? Phi thường quá, bản lãnh quá. Xin thưa là "quân tử cố cùng".

Rồi tai họa giáng xuống cho tôi. Mẹ tôi ngoài quê qua đời. Khi tôi đi, bà chị tôi xin nhận phụng dưỡng mẹ già. Nhận được điện tín mẹ mất mà không có tiền mua vé xe về quê chịu tang mẹ, thật là buồn tủi. Vợ tôi thương tình đã phải chạy lại tìm người quen vay. Năm lần, bảy lượt mới vay được một ít tiền làm lộ phí. Đau khổ làm sao, đường sá xa xôi ba ngày sau tôi mới về tới. Ngoài quê nghèo khó quá nên xác mẹ tôi không để lâu nên tôi không được nhìn mặt mẹ lần cuối cùng. Mẹ tôi đã mất một phần vì sức yếu, bệnh đau không có thuốc, một phần vì đói nghèo và thương con tật nguyền nên đã sớm tắt.

Hình như bất hạnh chưa buông tha tôi. Khu nghĩa địa nơi chúng tôi cư trú được lệnh giải tỏa. Ruột gan tôi rối bời. Buồn quá, biết ở đâu bây giờ, tiền nhà ở đây cũng chưa trả hết. Công ăn việc làm của vợ con ngày càng bấp bênh, ban quản lý chợ và đội truy quét đường phố đuổi chạy suốt ngày, không bị tịch thu bàn ghế, nồi niêu chén bát là may rồi. May thì có may nhưng đói thì vẫn đói. Quán cơm bình dân đó đã nuôi sống gia đình tôi từ bấy lâu nay, bây giờ cứ lo chạy trốn thì cả nhà lấy gì mà ăn. Thêm vào đó, chúng tôi còn phải lo nuôi mẹ vợ hay bị đau ốm và em trai vợ bị bệnh tâm thần. Gánh gia đình đã nặng nay càng nặng thêm. Lúc này tôi khủng hoảng vô cùng. Rồi một phép lạ chợt đến.

Tôi được bạn bè, cũng là thương phế binh cho biết hiện nay ở hải ngoại có nhiều mạnh thường quân đang phát động chương trình cứu trợ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Tôi liền kính thư gởi đi khắp nơi. Thật là may mắn, đúng như lời thánh kinh: tìm thì gặp, xin thì cho, gõ thì mở. Một số mạnh thường quân đã nghe tiếng gõ, mở rộng cửa lòng ban cho chúng tôi quà tiền. Nhờ vậy, tinh thần tôi đỡ căng thẳng, nhất là có người thương tình bán cho một chỗ đất trả góp. Tôi cảm thấy lòng mình thật bình an và tràn đầy hạnh phước. Đến cuối năm 1996, tôi được một số anh em bạn bè cho vay không phải trả lãi nên đã hoàn tất được một căn nhà nhỏ đủ che mưa trú nắng cho cả gia đình gồm 9 người. Tôi đã dọn về đây từ đầu năm 1997.

Mặc dầu nỗi đau vẫn còn đây, gia đình chúng tôi và tập thể anh em thương phế binh thành kính cảm tạ thịnh tình của những hội cứu trợ, hội thiện nguyện, hội nhân đạo, hội cựu quân nhân, những mạnh thường quân, những con người luôn sống theo mệnh lệnh của trái tim tại Pháp, Mỹ, Úc, Canada, Tân Tay Lan, Đức… Để tỏ lòng tri ân đối với những con người có tấm lòng vàng này, tôi xin đại diện tập thể anh em thương phế binh trân trọng cảm ơn những tập thể, những cá nhân, những chiến hữu vô danh (dấu tên) đã hy sinh tiền của, công sức, tâm huyết mình trong thời gian qua, ngay trong hiện tại và cả tương lai nữa cho tập thể thương phế binh ở quê nhà.

* * *
Sau đây là danh sách tham khảo của đa số anh em thương phế binh đã nhận tiền và phẩm vật trong suốt thời gian qua. Cá nhân tôi vì không thể gom nhặt đầy đủ những tư liệu nên có thể thiếu sót, kính mong quý vị mạnh thường quân, vốn đã giàu lòng từ ái, niệm tình tha thứ cho. Chúng tôi xin ghi ân quí vị ân nhân ở khắp năm châu bốn bể như sau:

Ở Pháp:
– Bác sĩ Phan Minh Hiển, người đã năng nổ đóng góp trong công tác thiện nguyện rất nhiều. Năm 1986, ông đã thành lập Hội Médecins du Vietnam cùng với một số bác sĩ Việt Nam thiện chí để giúp các thuyền nhân trên Biển Đông. Từ năm 1992, hội hoạt động thêm ở quốc nội: mở một số chẩn y viện, cấp học bổng cho các em học sinh nghèo, mở nhiều lớp học tình thương cho trẻ em mồ côi, bụi đời, giúp nạng và xe lăn cho người tàn tật, phong cùi. Năm 1994, ông thành lập lập Hội Giúp Đỡ Những Người Tàn Tật Vì Chiến Tranh để đánh động dư luận cộng đồng Việt Nam hải ngoại về thảm trạng của những phế binh không nuôi sống được bản thân và gia đình. Anh em thương phế binh ở đây hầu như ai cũng nhận được tiền cứu giúp của bác sĩ Hiển từ năm 1994 đến 1997. Có anh mỗi năm nhận được hai lần, mỗi lần ít nhất 300 ngàn đến một triệu đồng Việt Nam.
Về sau, bác sĩ Hiển đã giúp chúng tôi bằng cách giới thiệu cho các nhà mạnh thường quân có lòng từ tâm trực tiếp gởi cho từng cá nhân thương phế binh và hiện nay ông cũng đang vận động gây quỹ để tiếp tục giúp đỡ những anh em thương phế binh chưa được trợ cấp bên nhà. Lúc trước cùng cộng tác với ông có bác sĩ Trần Quang Lộc và ông Nguyễn Quang Hạnh.
– Giáo sư Lương Thị Nga, người đã đứng ra vận động bênh vực cho quyền lợi anh em thương phế binh ở Việt Nam rất lớn. Bà đã cưu mang, giúp đỡ tiền bạc cho nhiều thương phế binh.
Nhưng người chúng tôi mang ơn nhiều nhất là nhà báo Nguyễn Văn Huy ở Paris, mặc dù chưa bao giờ được dịp liên lạc trực tiếp với anh. Những bài viết của anh đã gây xúc động lòng người và làm phong trào cứu trợ thương phế binh trong nước có được tầm vóc như ngày nay. Ơn này chúng tôi không bao giờ quên.

Ở Mỹ:
– Hội Huynh Đệ Chi Binh của ông Lê Đình Vọng ở San José. Ông cũng đã giúp đỡ cho một số anh em thương phế binh ở Sài Gòn mỗi người 50 USD. Hiện nay ông vẫn tiếp tục công tác từ thiện này. Anh em chúng tôi cũng đang trông chờ ở ông lắm đấy.
– Ngoài ra, còn có một hội – tên gì anh em chúng tôi không rõ lắm, có lúc ghi là bác Tổng, có lúc là bác Cả tặng – nhưng cứ mỗi năm một lần gởi tặng một số anh em mỗi người 50 USD, mỗi lần giúp chừng 20-30 người. Xin có lời chân thành cảm tạ.
(Ghi chú: đây là Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức và Nam Định ở San José do cựu đại tá Ngô Thế Linh và ông Cao Thiện Chánh điều hành)
– Gia đình Mũ Đỏ ở San José, tổng thư ký Hải Âu và mạnh thường quân giúp đỡ.
– Bà Hoàng Minh Thúy (tạp chí Xây Dựng, Texas). Bà đã giúp đỡ các anh em thương phế binh thuộc miền Nam, Sài Gòn. Mỗi anh em tệ nhất cũng nhận được của bà một hai đợt tiền, mỗi đợt là 50 USD từ năm 1994 đến nay. Bây giờ chương trình trợ giúp của bà vẫn còn tiếp tục.
– Ông Ngô Văn Tuyên, thành viên ban chấp hành Hội thiện nguyện HO (New Orleans, Mỹ), đã giúp đỡ cho mỗi anh em 50 USD vào năm 1995.
– Ông Nguyễn Văn Quởn ở Houston đã giúp cho một số anh em thương phế binh mỗi người 50 USD.
– Ông Vũ Trọng Mục, hội trưởng Hội Cứu Trợ Thương Phế Binh và Cô Nhi Quả Phụ, bà Hạnh Nhân, hội phó (Santa Clara) đã và đang vận động cứu giúp cho anh em thương phế binh và cô nhi quả phụ mỗi người 50 USD.
– Hai bà Bích Huyền – Quỳnh Lưu (chồng là Phó Thịnh Việt) và quý ông Chu Tất Tiến, ông Toàn, những con người thường xuyên quan tâm đến đời sống anh em thương phế binh ở quê nhà bằng cách vận động trong chương trình phát thanh "Tâm tình bạn gái" ở California, những tấm lòng vàng có tâm tình nhường cơm xẻ áo cho anh em thương phế binh. Chính hai bà đã tiên phong trong cuộc vận động này. Hai bà đã giúp cho một số thương phế binh mỗi người 50 USD và có gởi tặng băng cassette "Tâm tình bạn gái".
Trong chương trình này, phải nhắc đến bà Thủy ở Costa Mesa đã âm thầm giúp cho một số anh em thương phế binh và số anh em này cũng đã kính thư cảm tạ tấm lòng vàng của bà.
– Cô Võ Thị Mỹ Lan (Santa Clara) có giúp cho một số anh em ở Sài Gòn – Thủ Đức mỗi người từ 50 đến 100 USD vào các dịp lễ lạc và ngày Tết.
– Bà Trần Thị Mận ở Westminster có giúp cho một số anh em thương phế binh mỗi người 30 USD vào dịp Tết qua.

Ở Úc:
– Đại tá Vũ Ngọc Hướng, hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trung Ương. Ông đã thực hiện chuyến đi quanh Châu Âu và Hoa Kỳ đến ba tháng, mục đích vận động các nước thành lập hội cựu quân nhân ngõ hầu có điều kiện giúp đỡ các anh em thương phế binh ở quê nhà và tìm gặp các chiến hữu cũ và các hội đoàn thiện nguyện vào năm 1996.
Hiện nay, ông Phạm Văn Quát thay ông vì năm nay sức khỏe của ông có phần sa sút. Tuy thế ông Hướng vẫn hết mình vận động bênh vực quyền lợi, giúp đỡ anh em thương phế binh trong nước. Ngoài ra trong ban chấp hành hội gồm có ông Nguyễn Dân Cường, phó chủ tịch nội vụ, chiến hữu Lê Văn Thắng phó chủ tịch, Tạ Quang Hải, phó chủ tịch nguyên vụ kiêm chủ tịch chi hội KSL.
– Các anh Nguyễn Cảnh Tân, Đặng Văn Đạt cùng các anh trong Gia Đình Mũ Đỏ ở Úc. Anh Lê Minh Phó, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Văn Rạng, Phùng Hoàng Tuyết, Trương Đăng Sĩ, Trần Văn Đức, đã giúp cho một số anh em thương phế binh mỗi người 100 Úc kim.

Ở Canada:
– Ông Dương Ngọc Hướng (Ottawa) thành lập Quỹ Yểm Trợ Người Khuyết Tật có giúp cho anh em thương phế binh mỗi người từ 50 USD đến 100 USD. Ông cũng giúp đỡ xe lăn và tiền bạc ở khu vực miền Trung: Quảng Nam- Đà Nẵng.

Xin có lời cảm tạ Gia Đình Mũ Đỏ Canada.
– Hội Viet Can Philanthropy Foundation do ông Nguyễn Cao Cảo, Phạm Kim Hưng, Đỗ Quang Trọng (đại diện), cùng các bác sĩ, kỹ sư, nhà doanh nghiệp, thương gia, nhà hảo tâm, những vị mạnh thường quân giúp cho một số thương phế binh nặng mỗi người 300 CAD. Hiện nay hội vẫn tiếp tục làm việc để tiếp tục giải quyết số hồ sơ của thương phế binh chưa được giúp.
– Ông Nguyễn Hữu Lương (Québec) có giúp cho một số anh em thương phế binh ở Sài Gòn mỗi người 50 USD.
Ở Đức có bác sĩ Bùi Văn Nghiệm. Vào cuối năm 1995 ông có giúp cho một số thương phế binh mỗi người 50 DEM. Ông có nhã ý giúp cho anh em thương phế binh tự tạo cuộc sống lâu dài.

Ở Tân Tây Lan (New Zealand), vào tháng 5-1997 anh Lê Quang Long đại diện có giúp cho một số thương phế binh ở Sài Gòn và Thủ Đức mỗi người 500 ngàn đồng Việt Nam (50 USD). Ngoài ra tôi có ba vị ân nhân tôi không thể nào quên đó là ông Bách, bà Hồ Bích Vân và ông Nguyễn Công Thành ở Mỹ. Xin chân thành ghi lòng tạc dạ quí vị ân nhân kính ái.

Theo lời bác sĩ Phan Minh Hiển, cộng đồng người Việt hải ngoại đã quyên góp hơn 500 ngàn USD gởi về giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa trong suốt 5 năm qua.

* * *
Tôi còn biết, ngoài việc cứu trợ các anh em thương phế binh như chúng tôi, quý ân nhân và hội đoàn thiện người Việt hải ngoại còn ưu ái giúp đỡ một số đồng bào bất hạnh khác trong nước nhà qua các tu sĩ hai tôn giáo lớn tại Việt Nam, Công giáo và Phật giáo. Công đức này Trời cao sẽ đền đáp xứng đáng. Chúng tôi, những con người trần thế không toàn vẹn thân thể, chỉ ghi nhận nơi tấm lòng vàng của quý ân nhân và cầu nguyện cho chương trình cứu trợ được lâu bền.

Chính việc làm bằng con tim và khối óc nhân ái của tất cả quý vị ở hải ngoại đó đã đem đến cho tất cả tập thể thương phế binh chúng tôi hơi thở của sự sống, hàn gắn được nhiều rạn nứt, đổ vỡ, cứu được nhiều gia đình có cơm ăn, áo mặc, con cái học hành và có cơ hội chữa lành được bệnh tật và nhất là đã an ủi, khích lệ chúng tôi về đời sống tinh thần rất lớn lao và đầy ý nghĩa, khiến anh em chúng tôi sống cuộc sống vui thỏa, bình an và quên đi phần nào nỗi đơn độc trong cuộc sống đầy đau thương và bất hạnh này.

Mong ngày càng có nhiều hơn những con người, những tấm lòng nhân hậu, biết thương xót anh em, đồng loại, đang vô cùng cơ cực, chết dở sống dở, chờ mong sự giúp đỡ của tất cả quý vị từng ngày từng giờ hầu sống nốt những ngày của quãng đời còn lại. Chúng tôi nguyện ghi lòng tạc dạ.

Dẫu mai đây có qua đời, chúng tôi cũng lấy làm mãn nguyện mà ngậm cười nơi chín suối. Xin mượn những trang giấy này làm bia lòng, bia miệng ghi tạc những quả tim nhân ái luôn tha thiết hướng về những nỗi đau thương của đồng loại, trên tinh thần "lá lành đùm lá rách", "thương người như thể thương thân".

Hy vọng sợi dây thân ái giữa trong và ngoài nước ngày càng thắt chặt và đất nước này sẽ vươn lên. Hy vọng quê hương rộn lại tiếng chim, nụ cười nở rộ trên môi trẻ thơ và các cụ già vui sướng nhìn đàn con cháu khôn ngoan nên người. Hy vọng mọi người chia sẻ niềm hãnh diện là người Việt Nam.

(còn tiếp)