Mưa đêm ray rứt (bài này anh post rồi, đổi qua mục mưa chiến tranh)
Đêm. Mưa ray mưa rứt
Người lính già thao thức
Nhớ những lần dạ hành
Mưa rừng tuôn không dứt
Nhạt nhoà lưng trời đêm
Hỏa châu buồn rưng rức
Nhớ đỉnh đồi dừng quân
Trùm poncho gà gật
Nước lũ tuồn dưới chân
Poncho đau gió quất
Hừng sáng gió mưa tan
Vầng ô lên hồng rực
Ửng vàng lúa đồng xa
Bên làng thôn yên ả…
Người lính già sẽ dậy
Mân mê áo trận xưa
Trong mùng ai ho khẽ
Ngoài trời mưa… hoài mưa!
Hà Nguyên Lãng
Đêm. Mưa ray mưa rứt
Người lính già thao thức
Nhớ những lần dạ hành
Mưa rừng tuôn không dứt
Nhạt nhoà lưng trời đêm
Hỏa châu buồn rưng rức
Nhớ đỉnh đồi dừng quân
Trùm poncho gà gật
Nước lũ tuồn dưới chân
Poncho đau gió quất
Hừng sáng gió mưa tan
Vầng ô lên hồng rực
Ửng vàng lúa đồng xa
Bên làng thôn yên ả…
Người lính già sẽ dậy
Mân mê áo trận xưa
Trong mùng ai ho khẽ
Ngoài trời mưa… hoài mưa!
Hà Nguyên Lãng
Nhạc Chủ Đề Về Người Lính
Hung Tran
Trên quê huơng tự do miền Nam Việt Nam, trong hơn 20 năm chiến tranh, có những nguời nhận lãnh phần thức cho nguời khác ngủ, chết cho nguời khác sống. Đó là những nguời lính Việt Nam Cộng Hoà.
Họ là ai?
Họ là những chàng trai mắt sáng, môi tươi, tâm hồn trẻ trung phơi phới tinh tươm, là học sinh, sinh viên, là con em những gia đình lao động ở thành thị hay nông dân chơn chất ở nông thôn.
Họ là những thanh niên tuổi đôi muơi căng tràn nhựa sống, ăm ắp mộng mơ, là những con nguời rất bình thuờng cũng đầy những thuơng ghét vui buồn …
Sinh ra và lớn lên trong buổi loạn ly, dù không ham chém giết, dù ham sống, sợ chết , nhưng họ bình thản chấp nhận bổn phận được chính quyền, đại diện cho nguời dân giao phó trở thành những nguời lính
Những nguời trẻ, 19, 20, hay “21 tuổi vào quân đội mà lòng chưa hề yêu ai” ấy đã lấy đất làm giường, rừng lá làm màn, bỏ lại sau lưng ánh đèn màu của đô thị phồn hoa, mải miết đêm rồi lại ngày, chỉ rừng và núi, chỉ biết yêu những cánh rừng lá thấp vì đấy là màn che cho họ và đồng đội khỏi mắt quân thù , dù không quên những ngày hoa mộng nhưng chẳng cần những tiếng nỉ non đóng kịch rên rỉ câu yêu đương giả tạo.
Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi
Thành phố sau lưng ôm mộng ước gì
Tôi là người đi chinh chiến dài lâu
Nên mộng ước đầu nghe như đã chìm sâụ
Từ máy thâu thanh cô nàng vừa ca
Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà
Giữa rừng già vang tiếng hát thật cao
Nhưng giữa già tôi có thấy gì đâu?
Sao không hát cho người giết giặc trên cầu
Khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh
Trong khói súng xây thành
Mắt quầng thâm mất ngủ
Tàn đêm chiến cuộc, giờ chỉ còn hai tiếng yêu anh
Sao không hát cho những người còn mải mê
Lá rừng che kín đường về phồn hoa
Không hát cho những bà mẹ hằng đêm nhớ con xa
Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua
Rừng lá xanh xanh núi đồi chạy quanh.
Đời lính quen yêu gian khổ quân hành
Nghe từ ngày thơ khói súng triền miên
Đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên
Lời hát xin gây rung động thật lâu
Đừng hát như chim giữa rừng lá sầu
Xin thật lòng qua câu hát đầu môi
Như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi
(Nhạc: Rừng Lá Thấp- Trần Thiện Thanh)
Hung Tran
Trên quê huơng tự do miền Nam Việt Nam, trong hơn 20 năm chiến tranh, có những nguời nhận lãnh phần thức cho nguời khác ngủ, chết cho nguời khác sống. Đó là những nguời lính Việt Nam Cộng Hoà.
Họ là ai?
Họ là những chàng trai mắt sáng, môi tươi, tâm hồn trẻ trung phơi phới tinh tươm, là học sinh, sinh viên, là con em những gia đình lao động ở thành thị hay nông dân chơn chất ở nông thôn.
Họ là những thanh niên tuổi đôi muơi căng tràn nhựa sống, ăm ắp mộng mơ, là những con nguời rất bình thuờng cũng đầy những thuơng ghét vui buồn …
Sinh ra và lớn lên trong buổi loạn ly, dù không ham chém giết, dù ham sống, sợ chết , nhưng họ bình thản chấp nhận bổn phận được chính quyền, đại diện cho nguời dân giao phó trở thành những nguời lính
Những nguời trẻ, 19, 20, hay “21 tuổi vào quân đội mà lòng chưa hề yêu ai” ấy đã lấy đất làm giường, rừng lá làm màn, bỏ lại sau lưng ánh đèn màu của đô thị phồn hoa, mải miết đêm rồi lại ngày, chỉ rừng và núi, chỉ biết yêu những cánh rừng lá thấp vì đấy là màn che cho họ và đồng đội khỏi mắt quân thù , dù không quên những ngày hoa mộng nhưng chẳng cần những tiếng nỉ non đóng kịch rên rỉ câu yêu đương giả tạo.
Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi
Thành phố sau lưng ôm mộng ước gì
Tôi là người đi chinh chiến dài lâu
Nên mộng ước đầu nghe như đã chìm sâụ
Từ máy thâu thanh cô nàng vừa ca
Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà
Giữa rừng già vang tiếng hát thật cao
Nhưng giữa già tôi có thấy gì đâu?
Sao không hát cho người giết giặc trên cầu
Khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh
Trong khói súng xây thành
Mắt quầng thâm mất ngủ
Tàn đêm chiến cuộc, giờ chỉ còn hai tiếng yêu anh
Sao không hát cho những người còn mải mê
Lá rừng che kín đường về phồn hoa
Không hát cho những bà mẹ hằng đêm nhớ con xa
Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua
Rừng lá xanh xanh núi đồi chạy quanh.
Đời lính quen yêu gian khổ quân hành
Nghe từ ngày thơ khói súng triền miên
Đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên
Lời hát xin gây rung động thật lâu
Đừng hát như chim giữa rừng lá sầu
Xin thật lòng qua câu hát đầu môi
Như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi
(Nhạc: Rừng Lá Thấp- Trần Thiện Thanh)
Trường Vũ hát
Đất anh ở và rừng anh thở
Sớm anh đi chiều lại trở về
Rừng vi vút những đêm gió thổi
Bóng anh chìm với bóng hư vô
Đôi khi đứng bên triền đá dựng
Anh hoang mang sợ núi đẻ mình
Có khi thấy con chồn con cáo
Anh giật mình lòng thoáng hãi kinh
Anh đi qua rừng cao quá đỗi
Anh đi về rừng quá đỗi cao
Anh thấy rồi, anh: con sâu gạo
Nằm rung rinh trong đám lá rì rào
Và buồn thảm ôi những chiều lặng lẽ
Núi và anh thành hai kẻ đăm chiêu
Núi ngó anh và anh ngó núi
Núi đụng trời anh đụng nỗi đìu hiu
Đất anh ở và rừng anh thở
Quá lâu ngày nên thấy hoang mang
Anh sống dở và anh chết dở
Giữa núi rừng cao ngất ngàn năm
(Thơ: Ở trong rừng lâu ngày -Phạm Cao Hoàng)
Những nguời lính Việt Nam Cộng Hoà ấy, trong hai mươi năm dài, hàng hàng lớp lớp, tai nghe tiếng đạn réo, bom rơi mà lòng vẫn mềm như gió, sinh mạng treo đầu súng nhưng tim chẳng hận thù, ngày lội ruộng, đêm băng rừng nhưng mỗi lúc dừng chân lại tha thiết nhớ về mẹ, về em, về quê hương xóm làng, về những ngày thơ ấu
Phải là nguời đã cùng chia với họ túi cơm sấy nguội lạnh, hớp nuớc hố bom, đi cùng họ hàng muời ngày không thấy ánh mặt trời, và khi dừng chân bên trảng trống ở bià rừng, mới vừa tạm ngả lưng vào gốc cây chưa kịp lại sức , đã nghe lệnh tiếp tục lên đường thì mới cảm được trọn vẹn tấm lòng rất đỗi thô sơ nhưng vô cùng tha thiết của nguời lính trẻ ngâm nga câu hát bên rừng
Lội bùn dơ băng lau lách xuyên đêm
Sương trắng rơi vai tôi buốt lạnh mềm
Chim muôn buồn rủ nhau bay về đâu
Ngẩn ngơ lũ vượn gọi nhau
Nào những khi ôm thép súng tê tay
Đắm mắt theo bao hư ảo thở dài
Nơi chốn xa cuộc đời mẹ quẳng gánh
Em còn khều sáng ánh đèn từ sương mai
Mẹ biết bây giờ con ngồi hố nhỏ
Gió hẹn mưa thề một khi con về quê ngoại xưa
Để mẹ nhắn lời thăm
Trường làng cũ năm nào khi con còn bé nhỏ
Theo mẹ đến trường giờ đây con đường xưa còn đó
Tóc liều vờn gió ru hoài ...
Bận hành quân nên chắc khó thăm nhau
Nhưng có nhau như hơi thở vào đời
Tóc em còn có thơm hương cỏ may
Để anh nói chuyện ngày mai
Bạn bè anh theo lớp tuổi ra đi
Dăm đứa thân đôi khi chẳng trở về
Xin có em nguyện cầu cho đời anh
Đá mềm chân cứng để mẹ còn tương lai ...
(Nhạc: Sương Trắng Miền Quê Ngoại - Đinh Miên Vũ)
Duy Khánh hát
“ Lội bùn dơ băng lau lách xuyên đêm…”
bài nhạc đầy cải lương nói về nguời lính
Nam Bắc phân tranh, chiến hào Nguyễn Trịnh
điệu Habanera nón sắt úp trên đầu
“sương trắng rơi vai tôi ướt …” rồi sao?
Vai ai ướt, Bắc kỳ hay Nam bộ?
đời lính thú lưu đồn quên cố thổ
“LÍNH” viết hoa, bao ngôn ngữ đều thừa
gặp lại bạn bè cũ vẫn như xưa
thằng nào cũng hát những bài ca tang chế
điệu Boléro như một lời trách khẽ
tiếng đàn đêm bỗng hoá tiếng than dài
phải rồi tiếng đàn quen thuộc ở Chu Lai
nắp hầm đầy rêu ta ngồi bưng mặt khóc
tay gõ nhịp kiểu sênh tiền lóc cóc
nhạc ngựa reo thấp thỏm giọng nam trầm
phải rồi tiếng đàn quen thuộc ở Chu Prong
dân” sinh Bắc tử Nam” không cần Trương Lương thổi sáo
thằng “ ca sĩ lính Cộng Hoà” cụt đầu cây guitar chảy máu
khan giả hét “xung phong” qua tiếng hát ngậm ngùi
phải rồi tiếng đàn quanh quất đây thôi
thằng Nhái Hải quân, thằng Nhảy dù, thằng Lôi hổ
cũng tiếng đàn ấy xưa mà chẳng cũ
dù đứt một giây, gân cổ vẫn nghẹn ngào
mười năm mới gặp nhau mỗi đứa một cơn đau
cởi áo binh chủng sao hồn còn vằn vện
nói gì đây khi rửa tay gác kiếm
chỉ biết lặng im chờ thái độ tiếng đàn
tiếng đàn của binh nhì không giống sĩ quan
lại habanera, lại bolero, lại những bài hát ấy
không phải tango, không phải valse quý phái
mà rất rưng rưng con mắt kẻ giang hồ
“giải phóng” về ta bỏ súng làm thơ
bạn bè tàn phế phải ăn mày hát dạo
tiếng đàn từ đó trở thành ra giọt máu
máu đã ứa ra không thể ưá hai lần
không thể một gã lính dù đã từng cõng bạn tải thuơng
lại đóng ngược vào đời mình đinh nhọn
cảm ơn lời ca và tiếng đàn chưa muộn
đã đánh thức ta sau mười tuổi công hầu
(Thơ: Đêm lính ngụy – Bùi Chí Vinh)
Người lính ấy suốt hai mươi năm, vai mang balô, tay ghì chặt súng lội qua những cánh đồng sinh lây ở Đồng Tháp Năm Căn , nơi đỉa lội như bánh canh, muỗi kêu như sáo thổi, đi qua những địa danh xa lạ: Ashau, A lưới ,Ia Drang, Toumorong , Pleime... Chu Pao ai oán hờn trong gió, Mỗi tấc khăn tang một khúc đường.
Anh miệt mài những ngày truy lùng địch nơi Cổ Thành Quảng Trị, bên dòng sông Dakbla cuồn cuộn nuớc phù sa đỏ ngầu như máu , đã có những nguời bạn anh nằm yên trong rừng cao su Đồng Xoài, trên bãi cát Sa Huỳnh hay trên cánh đồng miền Tây xanh ngát luống mạ non
trời bỗng xầm đen tóe sấm sét
mặt đất ào ào trận pháo tuôn
trong thành phố tử thần co quắp
viên đạn cuối cùng đã bắn đi
người chết giữa trời - trên đồi cháy
hồn anh thảng thốt bay lên không
suốt dọc Trường Sơn đất run rẩy
mặt trời chưa thấy đêm dài ôi
từng khối lớn mênh mông đặc cứng
qua khe nhìn lại đồi C2
nhớ anh em ta đã nằm xuống
(Thơ: Ngày mưa đọc lại Dấu Binh Lửa- Đỗ Quý Toàn)
Thế nhưng nguời lính ấy, đi chiến đấu với tâm niệm “súng đạn dẫu vô tình nhưng lòng nguời thì độ lượng”, biết quý vô cùng sự sống nhưng cũng không ngại thản nhiên dấn thân vào nơi binh lửa
nửa đêm kẻng giục, quân ra trận
kinh động cả lòng đêm tối bưng
nhận lấy ba ngày cơm gạo sấy
không buồn chỉ một chút bâng khuâng
đời ta là con số không vô tận
may trên đầu còn chiếc mũ rừng
mũ nhẹ nên coi đời cũng nhẹ
chiến tranh. Thì cũng tựa phù vân
(Thơ: Trước Giờ Tiếp Viện - Trần Hoài Thư)
Trong nỗi chịu đựng hy sinh, âm thầm nhưng kỳ vĩ, nguời lính vẫn sống và luôn gắng vượt qua chính mình và số phận, để uớc mơ một giấc mơ hiền hoà về một ngày mai
Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh chiến tàn
Anh chẳng còn chi, chẳng còn chi
Ngoài con tim héo em ơi
Xin trả lại đây, bỏ lại đây
Thép gai giăng với lũy hào sâu
Lổ châu mai với những địa lôi
Ðã bao phen máu anh tuôn, cho còn lại đến mãi bây giờ
Trả súng đạn này, ôi sạch nợ sông núi rồi
Anh trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao
Vui cùng ruộng nương, cùng đàn trâu
Với cây đa khóm trúc hàng cau
Với con đê có chiếc cầu tre
Ðã bao năm vắng chân anh
Nên trở thành hoang phế rong rêu
Rồi anh sẽ dựng căn nhà xưa
Rồi anh sẽ đón cha mẹ về
Rồi anh sẽ sang thăm nhà em
Với miếng cau, với miếng trầu, ta làm lại từ đầu
Rồi anh sẽ dìu em tìm thăm
Mộ bia kín trong nghĩa địa buồn
Bạn anh đó đang say ngủ yên
Xin cám ơn ! Xin cám ơn ! Người nằm xuống
Ðể có một ngày, có một ngày cho chúng mình
Ta lại gặp ta, còn vòng tay mở rộng thương mến bao la
Chuông chùa làng xa, chiều lại vang
Bếp ai lên khói ấm tình thương
Bát cơm rau thắm mối tình quê
Có con trâu, có nương dâu
Thiên đường này mơ ước bao lâu!
(Nhạc: Một mai giã từ vũ khí - Ngân Khánh)
Duy Khánh hát
Nguời lính không mơ uớc lớn lao, chỉ mơ có ngày trả súng đạn , cởi chiến y về với em với mẹ, mơ có ngày sống sót để được đi tạ ơn những đồng đội đã nằm xuống cho anh và cho bao nguời được “ làm lại từ đầu”
Nhưng hôm nay, đã hơn 30 năm, có thật chiến tranh đã kết thúc? nguời lính đã giã từ khẩu súng hôm qua, có thật được an phận sống đời một kẻ thường dân, được gặp lại con trâu bên nuơng dâu và có tìm được chốn thiên đường giản dị mà anh, cũng như bao lớp nguời đã bao lâu mơ uớc?
Hai mươi năm chiến tranh, hơn năm trăm ngàn người lính đã để lại một phần thân thể trên chiến truờng, và một số tuơng đương đã vĩnh viễn gục bên súng mũ bỏ quên đời, có ai trong chúng ta nhớ đến họ?
Từ trong tăm tối hận thù, nguời lính đã thắp sáng ý nghĩa đời người, đã từ cõi chết bước vào sự sống bất tử.
Xin cám ơn và chân thành nguyện cầu cho anh.
Gửi Em...Cô Gái Bình Long !
Nhớ theo Hổ Xám vào An Lộc
Đội pháo trên đầu như đội mưa
Múa kiếm đứng ngăn thù cửa Bắc
Mà tưởng mình là Nguyễn Huệ xưa.
Trong tiếng đạn reo mù khói trận
Bỗng gặp em, cô giáo như mơ
Em ngồi rũ tóc trong hầm tối
Đọc tiếng kinh cầu, như đọc thơ.
Lạy Chúa con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời
Chúa ơi, Biệt Kích là thi sĩ
Thi sĩ cầm gươm như đi chơi.
"An Lộc địa sử lưu chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân"
Lời thơ hôm ấy sao hay quá
Nghĩa trang buồn như tiếng lá rơi.
Pha hỡi, bây chừ em đâu nhỉ ?
Cô giáo hôm xưa đã lấy chồng ?
Chúc em hạnh phúc răng long bạc
Còn anh hôm nay vào Phước Long.
Anh theo quân vào nơi hiểm địa
Hét tiếng xung phong đến vỡ trời
Bắn cháy xe tăng như uống rượu
Mà tưởng em đang rót chén mời.
Bóng địch chập chùng nơi cửa ngõ
Ba trăm quân đánh một sư đoàn
Mãnh hổ nan địch quần hồ bại
Anh thối binh về mà thấy oan.
Nửa chừng lại gặp cơn bão lửa
Toán Delta bị kích giữa đàng
Ôi lại Phước Long lưu chiến tích
Anh bị trúng đạn giữa rừng hoang.
Và chừ giờ đang ngồi bó gối
Tay xích chân xiềng trong trại giam
Máu bụng vẫn tuôn ra như suối
Anh biết mình thôi thế là tan.
Nhưng giây phút cuối anh vẫn nhớ
Màu áo hoa dù nón mũ xanh
Nhớ dáng em xưa cô giáo nhỏ
Họa bút thành thơ như tiếng oanh.
"Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lại chinh chiến kỷ nhân hồi"
Xá gì một cõi đi về đất
Biệt Kích lưu danh, Biệt Kích đời".
Nhớ theo Hổ Xám vào An Lộc
Đội pháo trên đầu như đội mưa
Múa kiếm đứng ngăn thù cửa Bắc
Mà tưởng mình là Nguyễn Huệ xưa.
Trong tiếng đạn reo mù khói trận
Bỗng gặp em, cô giáo như mơ
Em ngồi rũ tóc trong hầm tối
Đọc tiếng kinh cầu, như đọc thơ.
Lạy Chúa con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời
Chúa ơi, Biệt Kích là thi sĩ
Thi sĩ cầm gươm như đi chơi.
"An Lộc địa sử lưu chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân"
Lời thơ hôm ấy sao hay quá
Nghĩa trang buồn như tiếng lá rơi.
Pha hỡi, bây chừ em đâu nhỉ ?
Cô giáo hôm xưa đã lấy chồng ?
Chúc em hạnh phúc răng long bạc
Còn anh hôm nay vào Phước Long.
Anh theo quân vào nơi hiểm địa
Hét tiếng xung phong đến vỡ trời
Bắn cháy xe tăng như uống rượu
Mà tưởng em đang rót chén mời.
Bóng địch chập chùng nơi cửa ngõ
Ba trăm quân đánh một sư đoàn
Mãnh hổ nan địch quần hồ bại
Anh thối binh về mà thấy oan.
Nửa chừng lại gặp cơn bão lửa
Toán Delta bị kích giữa đàng
Ôi lại Phước Long lưu chiến tích
Anh bị trúng đạn giữa rừng hoang.
Và chừ giờ đang ngồi bó gối
Tay xích chân xiềng trong trại giam
Máu bụng vẫn tuôn ra như suối
Anh biết mình thôi thế là tan.
Nhưng giây phút cuối anh vẫn nhớ
Màu áo hoa dù nón mũ xanh
Nhớ dáng em xưa cô giáo nhỏ
Họa bút thành thơ như tiếng oanh.
"Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lại chinh chiến kỷ nhân hồi"
Xá gì một cõi đi về đất
Biệt Kích lưu danh, Biệt Kích đời".
Viết Về Anh Người Chiến Sĩ 43/4 BĐQ
Tháng ba năm một chín bảy lăm
Tôi tròn mười lăm tuổi
Tuổi đời rất non, da thịt ngọt nắng sương
Cha mẹ tôi vui cảnh rẫy nương
Dưới chân đèo Mang Yang, lộng gió
Một xóm thưa dân nằm dài theo con lộ
Một nắng hai sương và kề cận chiến tranh
Rồi một hôm trên những chiếc xe mang đầy bụi đỏ
Ngang qua làng, đám trẻ nhìn theo
Lính mình về đông lắm, chúng hò reo
Trong khoảnh khắc thôi
Các anh biến mình vào đồi núi
Đêm hôm đó khói lửa mịt mù trời
Trên những đỉnh đồi tiếng đạn bom gầm thét
Tôi thấy thương các anh như bản thân mình
Vì các anh chấp nhận hy sinh
Cho dân chúng bình yên sinh sống
Vài hôm sau các anh xuống núi
Rải quân xa xa bảo vệ xóm làng
Tình quân dân sâu đậm muôn vàn
Bỗng dưng, từ hướng Pleiku vọng về nhiều tiếng nổ
Nhìn các anh vội vã ra đi tôi không cầm nước mắt
Một người trong các anh xoa nhẹ đầu tôi
Nín đi em, thôi đừng khóc
Các anh đi chưa biết ngày về
Em phải ngoan đỡ đần cha mẹ
Ngày trở về, các anh ghé lại thăm
Trên vai áo các anh chiếc đầu cọp thêu đen
Với những chiếc râu màu đỏ
Những chữ số 43/4 BĐQ sống mãi trong tôi
Mặc dù tôi không hiểu đó là gì
Chỉ nghe lòng hoang vắng
Bao giờ các anh trở lại
Để cao nguyên đất đỏ mãi trông chờ
Cô bé mười lăm giờ khôn lớn
Dõi mắt về xa, khắt khoải đêm ngày
Thời gian như nhè nhẹ rớt trên vai
Đã làm đổi thay tất cả
Nhưng sao lòng cô bé mãi vấn vương
Nhiều đêm tự hỏi lòng cô quạnh
Hay đã thương rồi anh BĐQ
Giờ nầy các anh ở đâu, còn hay mất
Giọt nước mắt âm thầm thắm mặn bờ môi
Còn lại gì đây sau tháng tư đen, sau cuộc đổi đời
Tất cả chỉ là lừa dối
Rải quân xa xa bảo vệ xóm làng
Tình quân dân sâu đậm muôn vàn
Bỗng dưng, từ hướng Pleiku vọng về nhiều tiếng nổ
Nhìn các anh vội vã ra đi tôi không cầm nước mắt
Một người trong các anh xoa nhẹ đầu tôi
Nín đi em, thôi đừng khóc
Các anh đi chưa biết ngày về
Em phải ngoan đỡ đần cha mẹ
Ngày trở về, các anh ghé lại thăm
Trên vai áo các anh chiếc đầu cọp thêu đen
Với những chiếc râu màu đỏ
Những chữ số 43/4 BĐQ sống mãi trong tôi
Mặc dù tôi không hiểu đó là gì
Chỉ nghe lòng hoang vắng
Bao giờ các anh trở lại
Để cao nguyên đất đỏ mãi trông chờ
Cô bé mười lăm giờ khôn lớn
Dõi mắt về xa, khắt khoải đêm ngày
Thời gian như nhè nhẹ rớt trên vai
Đã làm đổi thay tất cả
Nhưng sao lòng cô bé mãi vấn vương
Nhiều đêm tự hỏi lòng cô quạnh
Hay đã thương rồi anh BĐQ
Giờ nầy các anh ở đâu, còn hay mất
Giọt nước mắt âm thầm thắm mặn bờ môi
Còn lại gì đây sau tháng tư đen, sau cuộc đổi đời
Tất cả chỉ là lừa dối
Cứ mỗi độ tháng tư về lòng như bão nổi
Thương quê hương và tưởng nhớ các anh
HoaMaiViệt
Thương quê hương và tưởng nhớ các anh
HoaMaiViệt
Anh Là Lính !
Giã từ nghiên bút mang đồ trận,
Lưng vác ba lô giữ nước nhà,
Nón sắt như nửa vầng trăng lạnh,
Tay súng - anh giày trận bước ra.
Chân giẫm đường quê giữa bóng đêm,
Rừng khuya sương lạnh ướt vai mềm,
Rền trời đại bác không ngừng nổ,
Anh thức cho người dân ngủ yên.
Mặc cho đạn réo, mặc mưa bom,
Gian khổ theo anh khắp nẻo đường,
Hy vọng, tình yêu và nỗi nhớ,
Đặt trên đầu khẩu súng thân thương.
Xa lạ anh qua những địa danh:
A Shau, A Lưới, La Drang,
Dòng song Thạch Hãn trôi lừng lững,
Ấp Bắc, Đồng Xoài tới Phước Long.
Máu tươi anh đổ cho đồng xanh,
Những long xương khô, những chí tình,
Trải khắp đường quê hương muôn ngã,
Cho người dân no ấm, an lành.
Hạnh phúc của anh rất giản đơn,
Mái gia đình nhỏ để yêu thương,
Tiếng khóc con thơ, người vợ trẻ,
Hình ảnh anh mơ giữa chiến trường.
Dù anh chết trên cao nguyên lộng gió,
Hay bước cuối đời cổng thủ đô,
Cuộc chiến đổi thay không báo trước,
Hàng binh buông súng thật không ngờ.
Trái tim người lính như tan vỡ,
Lịch sử sang trang - nước thái bình,
Ai biết tháng Tư ba mươi ấy,
Cả đất trời vần vũ hãi kinh!
Anh lưu vong giữa lòng dân tộc,
Anh lưu đày ở chính quê hương,
Mẹ Việt Nam đoạn trường tiếng khóc,
Con - hàng binh - chịu kiếp trầm luân.
Chiến trường mới không nghe tiếng súng,
Từ trong tim, trong óc tù nhân,
Người chiến sĩ sức cùng lực kiệt,
Treo cuộc đời trên mốc thời gian.
Đói trên vồng khoai, khát nơi suối sâu,
Anh chết cuộc đời cô đơn buồn tủi,
Chết gữa trùng vây hai chữ căm hờn,
Không!.
Anh sống chờ qua ngày tăm tối.
Trả cho tròn món nợ non song,
Cám ơn anh và các bậc cha ông,
Một phút ngẫng đầu - Vinh danh người lính.
Giã từ nghiên bút mang đồ trận,
Lưng vác ba lô giữ nước nhà,
Nón sắt như nửa vầng trăng lạnh,
Tay súng - anh giày trận bước ra.
Chân giẫm đường quê giữa bóng đêm,
Rừng khuya sương lạnh ướt vai mềm,
Rền trời đại bác không ngừng nổ,
Anh thức cho người dân ngủ yên.
Mặc cho đạn réo, mặc mưa bom,
Gian khổ theo anh khắp nẻo đường,
Hy vọng, tình yêu và nỗi nhớ,
Đặt trên đầu khẩu súng thân thương.
Xa lạ anh qua những địa danh:
A Shau, A Lưới, La Drang,
Dòng song Thạch Hãn trôi lừng lững,
Ấp Bắc, Đồng Xoài tới Phước Long.
Máu tươi anh đổ cho đồng xanh,
Những long xương khô, những chí tình,
Trải khắp đường quê hương muôn ngã,
Cho người dân no ấm, an lành.
Hạnh phúc của anh rất giản đơn,
Mái gia đình nhỏ để yêu thương,
Tiếng khóc con thơ, người vợ trẻ,
Hình ảnh anh mơ giữa chiến trường.
Dù anh chết trên cao nguyên lộng gió,
Hay bước cuối đời cổng thủ đô,
Cuộc chiến đổi thay không báo trước,
Hàng binh buông súng thật không ngờ.
Trái tim người lính như tan vỡ,
Lịch sử sang trang - nước thái bình,
Ai biết tháng Tư ba mươi ấy,
Cả đất trời vần vũ hãi kinh!
Anh lưu vong giữa lòng dân tộc,
Anh lưu đày ở chính quê hương,
Mẹ Việt Nam đoạn trường tiếng khóc,
Con - hàng binh - chịu kiếp trầm luân.
Chiến trường mới không nghe tiếng súng,
Từ trong tim, trong óc tù nhân,
Người chiến sĩ sức cùng lực kiệt,
Treo cuộc đời trên mốc thời gian.
Đói trên vồng khoai, khát nơi suối sâu,
Anh chết cuộc đời cô đơn buồn tủi,
Chết gữa trùng vây hai chữ căm hờn,
Không!.
Anh sống chờ qua ngày tăm tối.
Trả cho tròn món nợ non song,
Cám ơn anh và các bậc cha ông,
Một phút ngẫng đầu - Vinh danh người lính.
Tôi Là Lính ! Tôi là lính, dĩ nhiên, là lính chiến,
Không bon chen, không gian trá, lọc lừa.
Không cầu xin, không trốn tránh, đẩy đưa,
Để được sống yên bình, nơi hậu tuyến.
Năm hai mươi, tôi giã từ thân quyến,
Giấy trắng, mực xanh, mơ ước học trò.
Lệnh động viên khi đất nước xác xơ,
Tôi không thể tập hững hờ, câm lặng.
Nắng gió thao trường, miệt mài năm tháng,
Tôi lớn dần: lòng vững chải, tự tin.
Tổ quốc trên đầu, danh dự trong tim,
Bao trách nhiệm, tôi giang tay đón nhận.
Áo treilis, súng, dao, lựu đạn,
Tôi hiên ngang vùng vẫy với quân thù.
Ấp Bắc, Định Tường - Hồng Ngự, Tầm Vu,
Nông Trường 5, 7, 9... tôi đạp bằng tất cả.
Hai mươi mốt năm đạn bom tàn phá,
Bao anh hùng đã vị quốc vong thân
Đời chinh chiến, con đường tử rất gần,
Mà lính chiến vẫn hững hờ đi tới?
Tôi không điên, không ngu si khờ dại,
Không biết yêu, hay mơ mộng sang giàu...
Không bon chen, không gian trá, lọc lừa.
Không cầu xin, không trốn tránh, đẩy đưa,
Để được sống yên bình, nơi hậu tuyến.
Năm hai mươi, tôi giã từ thân quyến,
Giấy trắng, mực xanh, mơ ước học trò.
Lệnh động viên khi đất nước xác xơ,
Tôi không thể tập hững hờ, câm lặng.
Nắng gió thao trường, miệt mài năm tháng,
Tôi lớn dần: lòng vững chải, tự tin.
Tổ quốc trên đầu, danh dự trong tim,
Bao trách nhiệm, tôi giang tay đón nhận.
Áo treilis, súng, dao, lựu đạn,
Tôi hiên ngang vùng vẫy với quân thù.
Ấp Bắc, Định Tường - Hồng Ngự, Tầm Vu,
Nông Trường 5, 7, 9... tôi đạp bằng tất cả.
Hai mươi mốt năm đạn bom tàn phá,
Bao anh hùng đã vị quốc vong thân
Đời chinh chiến, con đường tử rất gần,
Mà lính chiến vẫn hững hờ đi tới?
Tôi không điên, không ngu si khờ dại,
Không biết yêu, hay mơ mộng sang giàu...
Tình yêu Người Lính
Nhớ có lần về phép ghé thăm em
Ta lúng túng trong bộ đồ lính trận
Cỗng nhà em, ngập ngừng qua mấy bận
Lòng muốn vô, nhưng chân bước lệch dần
Gót giày saut, khua nẽo vắng âm thầm
Gã lính thú lang thang chiều phố lạ
Bước chân xiêu gõ nhịp đời nghiệt ngã
Em vô tình giữa kín cỗng tường cao
Khói thuốc buồn nhẹ tỏa trắng...tan mau
Làm lính trận, đời cầm bằng điếu thuốc
Xin lời nguyện : một mai khi tàn cuộc
Em vẫn là mây trắng giữa trời xanh
Ta lại về, qua chốn cũ thanh bình
Ngõ nhà em đã ngập đầy xác pháo
Bước chân quen, nghe lòng tràn dông bão
Chuyện ngày xưa, thành cổ tích trong hồn
Em ngày xưa, chừng đã nhạt môi son
Ta tay trắng, nữa khỏang đời lính tráng
Ôi kỷ niệm phủ lên từng năm tháng
Gã thạch sùng tắc lưỡi nhớ tình xưa...
Nhớ có lần về phép ghé thăm em
Ta lúng túng trong bộ đồ lính trận
Cỗng nhà em, ngập ngừng qua mấy bận
Lòng muốn vô, nhưng chân bước lệch dần
Gót giày saut, khua nẽo vắng âm thầm
Gã lính thú lang thang chiều phố lạ
Bước chân xiêu gõ nhịp đời nghiệt ngã
Em vô tình giữa kín cỗng tường cao
Khói thuốc buồn nhẹ tỏa trắng...tan mau
Làm lính trận, đời cầm bằng điếu thuốc
Xin lời nguyện : một mai khi tàn cuộc
Em vẫn là mây trắng giữa trời xanh
Ta lại về, qua chốn cũ thanh bình
Ngõ nhà em đã ngập đầy xác pháo
Bước chân quen, nghe lòng tràn dông bão
Chuyện ngày xưa, thành cổ tích trong hồn
Em ngày xưa, chừng đã nhạt môi son
Ta tay trắng, nữa khỏang đời lính tráng
Ôi kỷ niệm phủ lên từng năm tháng
Gã thạch sùng tắc lưỡi nhớ tình xưa...
TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH DÙ !
Lòng đã nguyện với hồn thiêng sông núi :
Hiến dâng đời khi đất nước lâm nguy
Anh bỏ nhà mười chín tuổi ra đi
Ôm chí lớn trong tầm tay súng nhỏ
Những tháng quân trường mồ hôi tháo đổ
Và sa trường là khắp nẻo biên khu
Tính đến hôm nay năm tuổi lính dù
Ba lần chiến công, hai lần chiến tích
Một buổi xung phong vào lòng đất địch
Anh ôm dù lao xuống giữa mật khu
Những chiếc dù to chụp xác quân thù
Tin chiến thắng bốn phương về rộn rã:
Ấp Bắc, Băng Lăng, Ðức Cơ, Bình Gĩa...
Khói súng cay nòng lấm áo chiến binh
Những chuyến đi dài nuốt trọn đời anh
Không kịp nhớ, kịp thương một lần lấy đẹp !
Súng gác lưng đèo đêm ba mươi tết
Sương rơi rơi kín lạnh nẻo rừng già
Sờ đế giày mòn tính quảng đường xa
Anh mới thấy đi đã trọn vòng đất nước
Sao lòng chiều nay buồn lên côi cút ?
Hay anh si tình anh lính dù ơi !
Có phải một lần qua xứ dừa rồi
Anh gởi trọn tình theo tà áo đó ?
Ai đứng bên bờ kinh xóm lạ
Nắng lưng chiều soi mái tóc nghiêng nghiêng
Anh đến nơi đây bản thảo, thôn hiền
Xin dừng bước, vì em thơ mộng quá !
Gối chiếc ba lô nằm nhìn cây lá
Nghe lũ chim rừng ríu rít gọi nhau
Anh chợt buồn, chợt nhớ đâu đâu...
Hiến dâng đời khi đất nước lâm nguy
Anh bỏ nhà mười chín tuổi ra đi
Ôm chí lớn trong tầm tay súng nhỏ
Những tháng quân trường mồ hôi tháo đổ
Và sa trường là khắp nẻo biên khu
Tính đến hôm nay năm tuổi lính dù
Ba lần chiến công, hai lần chiến tích
Một buổi xung phong vào lòng đất địch
Anh ôm dù lao xuống giữa mật khu
Những chiếc dù to chụp xác quân thù
Tin chiến thắng bốn phương về rộn rã:
Ấp Bắc, Băng Lăng, Ðức Cơ, Bình Gĩa...
Khói súng cay nòng lấm áo chiến binh
Những chuyến đi dài nuốt trọn đời anh
Không kịp nhớ, kịp thương một lần lấy đẹp !
Súng gác lưng đèo đêm ba mươi tết
Sương rơi rơi kín lạnh nẻo rừng già
Sờ đế giày mòn tính quảng đường xa
Anh mới thấy đi đã trọn vòng đất nước
Sao lòng chiều nay buồn lên côi cút ?
Hay anh si tình anh lính dù ơi !
Có phải một lần qua xứ dừa rồi
Anh gởi trọn tình theo tà áo đó ?
Ai đứng bên bờ kinh xóm lạ
Nắng lưng chiều soi mái tóc nghiêng nghiêng
Anh đến nơi đây bản thảo, thôn hiền
Xin dừng bước, vì em thơ mộng quá !
Gối chiếc ba lô nằm nhìn cây lá
Nghe lũ chim rừng ríu rít gọi nhau
Anh chợt buồn, chợt nhớ đâu đâu...
Đêm Cuối !
Ánh trăng khuya khi mờ khi tỏ
Làm ngọn đèn soi rõ mọi người
Cùng nhau tề tựu đêm sau cuối
Chẳng biết tình hình sẽ ra sao?
Từ chập tối tình hình nghiêm trọng
Giặc quân đã hướng mũi về đây
Kẻ đến người lui lo phòng thủ
Cửa phòng rộn rịp kẻ vào ra
Đông Tây Nam Bắc không yểm trợ
Tất cả lui binh thật bất ngờ
Giờ đây quận nhỏ mang trọng trách
Cảng đoàn quân thẳng tiến về Thành
Lòng cương quyết mọi người chống giặc
Dù biết rằng nhiều rủi ít may
Lòng tử thủ mọi người đã quyết
Vai sát vai đúng nghĩa chi binh
Máy truyền tin không ngừng liên lạc
Dò đó đây ai mất ai còn
Tìm đơn vị bạn bè quanh đó
Báo tình hình nhờ bạn yểm quân
Mọi sự việc xếp xong đâu đó
Tề tựu nhau quanh giữa sân cờ
Đêm không ngủ hay đêm từ giã
Vì rạng mai chẳng biết đi đâu?
Đớn đau thay cho chế độ này
Cấp lãnh đạo bôn ba đào tẩu
Chẳng nghĩ gì sự việc sau lưng
Phải chăng vận nước đến hồi tận
Cấp chỉ huy phủi bỏ nhẹ nhàng
Cùng phó mặc ra sao chịu vậy
Trời càng khuya, sương rơi nhiều lạnh
Lòng mọi người trăm việc ngổn ngang
Cùng xích lại mà quên vì lạnh
Ánh trăng khuya, lơ lững trên trời
Mặc nhân thế tranh nhau lợi lộc
Máy truyền tin đều đều phát tiếng
Lúc gần, lúc tỏ, lại lúc xa
Mọi người trong tư thế sẵn sàng
Thật im lặng đêm khuya canh vắng
Bỗng chốc người người biết được tin
Đoàn giặc quân lạc lối đêm trường
Nay đổi hướng Bình Dương tiến thẳng
May may, rủi rủi, đâu biết được
Mọi sự theo sắp đặt của Trời
Tiếp tục chờ rạng sáng bình minh
Đài phát thanh phát lệnh đầu hàng
Vô điều kiện quá ư nhục nhã
Ôi đau đớn không ngăn dòng lệ
Lệ hờn căm uất ức nghẹn ngào
Lòng nhi nữ uất trào như vậy
Đấng anh hùng biết nói ra sao...?
Một Thời Để Nhớ .
Ta cũng mười năm làm lính chiến
Rừng hoang phố thị dấu muôn nơi
Giày sault mỏi gót mòn áo trận
Máu lửa một thời nhập cuộc chơi .
Trường xưa áo trắng vào quá khứ
Sách vỡ bạn bè đã lãng quên
Chiến trường ngùn ngụt mùa lửa dậy
Khói súng hoà theo tiếng thét rền .
Lúc ấy hình như ta không nhớ
Cũng chẳng có gì để mộng mơ
Ta ném chữ tình vào một xó
Chẳng thèm suy nghĩ chẳng buồn lo .
Ta cũng trải qua những cuộc tình
Thoáng qua ngắn ngũi buổi điêu linh
Tình yêu phút chốc tình yêu lính
Bỏ lại đàng sau những bóng hình .
Dừng quân phố thị chiều say sĩn
Tìm gái mua vui một cuộc tình
Mai lại hành quân vùng đất lạ .
Nằm chết ven rừng ai khóc ta .
Mười năm đủ giết tuổi xuân xanh
Ta đã già theo bước quân hành
Chàng thư sinh nọ không còn nữa
Nắng sạm vai gầy đôi mắt thâm .
Ta lột xác ta tự lúc nào
Máu lạnh lòng căm nỗi đớn đau
Thèm mùi chiến trận hơn mùi gái
Giường mộng của ta những chiến hào .
Mười năm chấm dứt đời chinh chiến
Lại trả ta về một chốn xưa
Ta đã một thời chưa chiến bại
Sao lại lất lây một kiếp thừa .
PT.937
Chiều Biên Khu - Nhạc: Tuấn Khanh ; Lời: Châu NgânChiều nao anh đứng gác ngoài biên khu
Gió xa về dâng sương khói mịt mù
Đàn chim tung cánh bay về tổ ấm
Đêm xuống phai nhòa quê hương yêu dấuBiệt ly qua bao tháng ngày anh đi
Lắng nghe thời gian giây phút hẹn về
Đời anh như cánh chim bằng theo gió
Mơ bốn phương trời vọng một tình thươngĐây núi đồi âm uChiều nay khi nghe xóm làng xôn xao
Suối rừng vi vu
Khói lam u huyền lững lờ buông trên thôn vắng
Đây những chiều hành quân
Xóm nghèo dừng chân
Nhớ thương mẹ già nơi quê nhà xa xôi lắm
Đón anh mừng vui ôi phút nghẹn ngào
Ngồi bên lửa bếp gia đình êm ấm
Lặng nghe anh kể cuộc đời buồn vui
Thanh Tuyền hát
Đây An Lộc !
"An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân"
Ai từng đi qua An Lộc một lần
Mỗi lớp đất là một từng máu thắm
Rừng cao su hai bên đường xanh thẳm
Từng được tưới bằng bao dòng máu đỏ tươi
An Lộc đã có lúc không còn tiếng nói cười
Không sự sống dù con giun con dế
An Lộc đó , mồ chôn trai thế hệ
Bao gia đình tan nát của cả 2 bên
Bị vướng vào cơn bão lửa kinh thiên
Tất cả đều gom vào đây ... An Lộc
Những vũ khí bạo tàn kinh khiếp nhất
Ðều được đem vào và thử lửa tại đây
Bao tuổi thanh xuân tràn nhựa sống căng đầy
Tất cả đều lên đường vào An Lộc
An Lộc , An Lộc ơi trận thư hùng tàn khốc
Vượt quá xa mọi khái niệm chiến trường
Và những gì là cuộc chiến đau thương
Không thể hiểu , nếu chưa vào ... An Lộc
Những con số làm người ta chóng mặt
Và cho dù giàu tưởng tượng đến đâu
Cũng khó hình dung sao trên mặt địa cầu
Lại có một bãi chiến trường như thế
Từ lon CoCa chí đến con búp bê
Cả lọ hoa đến đôi guốc gầm giường
Tất cả đều in hằn dấu vết tang thương
Vì chúng đã ở nơi đây ... An Lộc
Ðá chẳng thể lăn, cây không còn mọc
Tất cả đều như đang chìm đắm cõi âm
Vạn vật im lìm , nghiệt ngã , âm thầm
Kinh hoàng trùng trùng dấu còn in đậm
Tất cả ngôn từ đều đã dùng sạch nhẵn
Chỉ còn biết kêu lên hai tiếng ... than ôi !
Giấy mực không sao diễn đạt hết ý người
Khi bạn đứng ở trong lòng ... An Lộc
Từ mắt bạn thu những gì là tàn khốc
Từ tai bạn nghe những rên xiết khóc than
Từ mũi bạn ngửi mùi tử khí mang mang
Từ da rờn rợn những âm hồn ma quỷ
Ở An Lộc mọi giác quan không ngừng nghỉ
Cuối mắt đầu môi chí đến kẽ tay chân
Tất cả đều dựng lên cảnh giác âm thầm
Và tiếp nhận những gì từ ... An Lộc
Giống như bao thứ làm ra trên mặt đất
Những thứ nào từ An Lộc đem ra
Tất cả đều có dấu binh lửa in qua
Ðồ An Lộc có dấu hiệu riêng như thế
Lửa An Lộc không phải lửa lò rèn ống bễ
Lửa cháy bùng không do củi do than
Mà lửa cháy là do thịt do xương
Lửa Napalm , lửa xặc mùi tử khí
Mưa thì sao , mưa An Lộc cũng thế
Chẳng phải mưa phùn , lất phất gợi tình yêu
Chẳng phải mưa rào làm tươi mát buổi xế chiều
Mưa tan tác , mênh mông , cơn ... " mưa pháo ".
Mưa không đếm bằng 2 , 3 hay 5 , 6.
Mà đếm bằng hàng chục , với hàng trăm
Người đi mưa không mặc áo ny lông
Mà phải chui sâu thật sâu xuống đất
Pháo không đến từ 1 , 2 đại bác
Mà đến từ rải rác khắp nơi nơi
Pháo dọc, pháo ngang, pháo chéo, pháo liên hồi
" Hoả tập tiểu liên " , khắp đông , tây , nam , bắc.
An Lộc không được giữ bởi những người rô bô sắt
Mà giữ bằng những người lính rất bình thường
Biết yêu gia đình và yêu tha thiết quê hương
Biết mê mệt , đắm say , trong vòng tay con gái
Những buổi chia tay làm lòng người ái ngại
Chiến tranh ơi sao thật lắm gian lao
Những cánh tay đưa vẫy vẫy nuốt nghẹn ngào
Tiễn các anh lên đường vào lửa đạn
Những cánh Dù nằm trên vai ngạo mạn
Tuổi trẻ các anh sừng sững một đời trai
Những câu đùa pha lẫn chút mỉa mai
Của anh lính Nhảy Dù trong đơn vị
" Rớt tú tài thì anh đi trung sĩ
Em ở nhà em lấy Mỹ nuôi con
Ðến khi nào mà hết giặc nước non
Anh về anh có Mỹ con anh bồng … "
Những thiếu nữ đang tiễn chồng đỏ mặt
Rúc đầu vào trong ngực áo người trai
Rừng Lai Khê còn văng vẳng tiếng ai
Ðang nghêu ngao bài ca "Rừng Lá Thấp".
Ai biết các anh chờ hành quân trước mắt
Mới nhìn qua tưởng đang cắm trại thôi
Sân bay này chứng kiến triệu lần rồi
Những nụ hôn đắm say giờ tiễn biệt
Những chia ly của tình yêu tha thiết
Ai cảm tình bằng người lính Việt Nam
Tôi tin rằng bên kia nửa giang san
Cũng có những cuộc chia tay như thế
Anh bộ đội lên đường vào đây để
Quyết một lòng chiếm trọn được miền nam
Rặng Trường Sơn bao thử thách gian nan
Không chặn nổi bước đoàn quân thiện chiến
Nhưng An Lộc , các anh không thể tiến
Vì ở đây có một thứ lính rất người
Biết yêu đương , biết đùa nghịch , khóc , cười
Sư đoàn 5 , Biệt Kích , và lính Nhảy Dù Nam Việt
Ðây An Lộc, chiến trường đầy cay nghiệt
Các công trường nhất quyết tiến mới thôi
Còn quân Nam, cũng nhất định chết không lui
Và An Lộc , trận thư hùng khủng khiếp
Một bên chiến đoàn 202 , 203 tùng thiết
Một bên thì cũng Lôi Vũ , Lôi Vân
Công trường 5, 7, 9 và Bình Long của Bắc Việt
Sư đoàn 5 , Biệt Kích , Lữ Ðoàn Dù vào trận địa
Những thây người thi đua nhau ngã quỵ
Những thịt xương vụn tan nát rã rời
Những quyết tâm của hàng chục vạn con người
Tất cả đều dồn vào cơn binh biến
Từng xe tăng bị loại ra ngoài vòng chiến
Các đại bàng cũng tơi tả xác thân rơi
Ôi ! động địa kinh thiên , lở đất long trời
Hoá thành bụi cũng chỉ vì ... AN LỘC.
Ðổ nát , tan hoang , kinh hoàng , tàn khốc
Những thiệt hại làm nhức óc cả đôi bên
Một cánh quân Dù vừa mới bị xoá tên
Gần một công trường cũng phơi thây chật đất
Lưới lửa phòng không lừng danh Nam Bắc
Vẫn hàng ngày " tiếp đón " các đại bàng
Những cánh chim rơi , gần hết cả phi đoàn
Nhiều ụ phòng không cũng tan tành xác pháo
Ðêm Sài Gòn vẫn vui chơi tỉnh táo
Em ca ve ngồi lọt thỏm trong lòng
Vui đêm nay , mai em biết có còn không
Cô vũ nữ cúi đầu rưng nước mắt
Chuyện ngày maỉ Ôi! chuyện còn xa lắc
Lo làm chi cứ để đó tính sau
Rót rượu đi em , cho anh giải cơn sầu
Trước khi cất bước lên đường vào đơn vị
Và cứ thế , dòng dời trôi không ngừng nghỉ
Ai hay đâu những trắc ẩn chiến trường
Súng đạn , giai nhân , là những chuyện bình thường
Sao biết được cuộc đời mình tốt , xấu ?
Phi hành đoàn rơi , số phận càng đẫm máu
Xoa bột thuỷ tinh , viên phi công hỏng con ngươi
Lưỡi lê rọc quanh đầu người xạ thủ thét thấu trời
Khi mảnh tóc lẫn da đầu lột ngược
Trận địa nào mà người lính lo từ trước
Viên đạn sau cùng để dành lại chính anh
Ðược chết đi để khỏi bị hành hình
Chuyện chỉ có ở nơi đây ... AN LỘC
Hôm nay ngồi nhớ lại vùng địa ngục
Nhớ bạn bè thân xác đã tan hoang
Nhớ đến câu : " trai tuý ngoạ sa trường "
Chợt bỗng thấy trong tim mình đau thấu
Ngọn cỏ bụi cây , còn tanh tanh mùi máu
Góc núi ven rừng rợn tử khí vương vương
Nếu bạn dừng xe , bốc nắm đất vệ đường
Chắc cũng có bụi xương người trong đó
Ði vào rừng có thể đạp nhằm xương sọ
Hay cũng còn nhặt được khúc xương chân
Những dấu tích kia sẽ là những chứng nhân
Của vùng đất một thời là địa ngục ... !
Ôi ... An Lộc !
ST./.
"An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân"
Ai từng đi qua An Lộc một lần
Mỗi lớp đất là một từng máu thắm
Rừng cao su hai bên đường xanh thẳm
Từng được tưới bằng bao dòng máu đỏ tươi
An Lộc đã có lúc không còn tiếng nói cười
Không sự sống dù con giun con dế
An Lộc đó , mồ chôn trai thế hệ
Bao gia đình tan nát của cả 2 bên
Bị vướng vào cơn bão lửa kinh thiên
Tất cả đều gom vào đây ... An Lộc
Những vũ khí bạo tàn kinh khiếp nhất
Ðều được đem vào và thử lửa tại đây
Bao tuổi thanh xuân tràn nhựa sống căng đầy
Tất cả đều lên đường vào An Lộc
An Lộc , An Lộc ơi trận thư hùng tàn khốc
Vượt quá xa mọi khái niệm chiến trường
Và những gì là cuộc chiến đau thương
Không thể hiểu , nếu chưa vào ... An Lộc
Những con số làm người ta chóng mặt
Và cho dù giàu tưởng tượng đến đâu
Cũng khó hình dung sao trên mặt địa cầu
Lại có một bãi chiến trường như thế
Từ lon CoCa chí đến con búp bê
Cả lọ hoa đến đôi guốc gầm giường
Tất cả đều in hằn dấu vết tang thương
Vì chúng đã ở nơi đây ... An Lộc
Ðá chẳng thể lăn, cây không còn mọc
Tất cả đều như đang chìm đắm cõi âm
Vạn vật im lìm , nghiệt ngã , âm thầm
Kinh hoàng trùng trùng dấu còn in đậm
Tất cả ngôn từ đều đã dùng sạch nhẵn
Chỉ còn biết kêu lên hai tiếng ... than ôi !
Giấy mực không sao diễn đạt hết ý người
Khi bạn đứng ở trong lòng ... An Lộc
Từ mắt bạn thu những gì là tàn khốc
Từ tai bạn nghe những rên xiết khóc than
Từ mũi bạn ngửi mùi tử khí mang mang
Từ da rờn rợn những âm hồn ma quỷ
Ở An Lộc mọi giác quan không ngừng nghỉ
Cuối mắt đầu môi chí đến kẽ tay chân
Tất cả đều dựng lên cảnh giác âm thầm
Và tiếp nhận những gì từ ... An Lộc
Giống như bao thứ làm ra trên mặt đất
Những thứ nào từ An Lộc đem ra
Tất cả đều có dấu binh lửa in qua
Ðồ An Lộc có dấu hiệu riêng như thế
Lửa An Lộc không phải lửa lò rèn ống bễ
Lửa cháy bùng không do củi do than
Mà lửa cháy là do thịt do xương
Lửa Napalm , lửa xặc mùi tử khí
Mưa thì sao , mưa An Lộc cũng thế
Chẳng phải mưa phùn , lất phất gợi tình yêu
Chẳng phải mưa rào làm tươi mát buổi xế chiều
Mưa tan tác , mênh mông , cơn ... " mưa pháo ".
Mưa không đếm bằng 2 , 3 hay 5 , 6.
Mà đếm bằng hàng chục , với hàng trăm
Người đi mưa không mặc áo ny lông
Mà phải chui sâu thật sâu xuống đất
Pháo không đến từ 1 , 2 đại bác
Mà đến từ rải rác khắp nơi nơi
Pháo dọc, pháo ngang, pháo chéo, pháo liên hồi
" Hoả tập tiểu liên " , khắp đông , tây , nam , bắc.
An Lộc không được giữ bởi những người rô bô sắt
Mà giữ bằng những người lính rất bình thường
Biết yêu gia đình và yêu tha thiết quê hương
Biết mê mệt , đắm say , trong vòng tay con gái
Những buổi chia tay làm lòng người ái ngại
Chiến tranh ơi sao thật lắm gian lao
Những cánh tay đưa vẫy vẫy nuốt nghẹn ngào
Tiễn các anh lên đường vào lửa đạn
Những cánh Dù nằm trên vai ngạo mạn
Tuổi trẻ các anh sừng sững một đời trai
Những câu đùa pha lẫn chút mỉa mai
Của anh lính Nhảy Dù trong đơn vị
" Rớt tú tài thì anh đi trung sĩ
Em ở nhà em lấy Mỹ nuôi con
Ðến khi nào mà hết giặc nước non
Anh về anh có Mỹ con anh bồng … "
Những thiếu nữ đang tiễn chồng đỏ mặt
Rúc đầu vào trong ngực áo người trai
Rừng Lai Khê còn văng vẳng tiếng ai
Ðang nghêu ngao bài ca "Rừng Lá Thấp".
Ai biết các anh chờ hành quân trước mắt
Mới nhìn qua tưởng đang cắm trại thôi
Sân bay này chứng kiến triệu lần rồi
Những nụ hôn đắm say giờ tiễn biệt
Những chia ly của tình yêu tha thiết
Ai cảm tình bằng người lính Việt Nam
Tôi tin rằng bên kia nửa giang san
Cũng có những cuộc chia tay như thế
Anh bộ đội lên đường vào đây để
Quyết một lòng chiếm trọn được miền nam
Rặng Trường Sơn bao thử thách gian nan
Không chặn nổi bước đoàn quân thiện chiến
Nhưng An Lộc , các anh không thể tiến
Vì ở đây có một thứ lính rất người
Biết yêu đương , biết đùa nghịch , khóc , cười
Sư đoàn 5 , Biệt Kích , và lính Nhảy Dù Nam Việt
Ðây An Lộc, chiến trường đầy cay nghiệt
Các công trường nhất quyết tiến mới thôi
Còn quân Nam, cũng nhất định chết không lui
Và An Lộc , trận thư hùng khủng khiếp
Một bên chiến đoàn 202 , 203 tùng thiết
Một bên thì cũng Lôi Vũ , Lôi Vân
Công trường 5, 7, 9 và Bình Long của Bắc Việt
Sư đoàn 5 , Biệt Kích , Lữ Ðoàn Dù vào trận địa
Những thây người thi đua nhau ngã quỵ
Những thịt xương vụn tan nát rã rời
Những quyết tâm của hàng chục vạn con người
Tất cả đều dồn vào cơn binh biến
Từng xe tăng bị loại ra ngoài vòng chiến
Các đại bàng cũng tơi tả xác thân rơi
Ôi ! động địa kinh thiên , lở đất long trời
Hoá thành bụi cũng chỉ vì ... AN LỘC.
Ðổ nát , tan hoang , kinh hoàng , tàn khốc
Những thiệt hại làm nhức óc cả đôi bên
Một cánh quân Dù vừa mới bị xoá tên
Gần một công trường cũng phơi thây chật đất
Lưới lửa phòng không lừng danh Nam Bắc
Vẫn hàng ngày " tiếp đón " các đại bàng
Những cánh chim rơi , gần hết cả phi đoàn
Nhiều ụ phòng không cũng tan tành xác pháo
Ðêm Sài Gòn vẫn vui chơi tỉnh táo
Em ca ve ngồi lọt thỏm trong lòng
Vui đêm nay , mai em biết có còn không
Cô vũ nữ cúi đầu rưng nước mắt
Chuyện ngày maỉ Ôi! chuyện còn xa lắc
Lo làm chi cứ để đó tính sau
Rót rượu đi em , cho anh giải cơn sầu
Trước khi cất bước lên đường vào đơn vị
Và cứ thế , dòng dời trôi không ngừng nghỉ
Ai hay đâu những trắc ẩn chiến trường
Súng đạn , giai nhân , là những chuyện bình thường
Sao biết được cuộc đời mình tốt , xấu ?
Phi hành đoàn rơi , số phận càng đẫm máu
Xoa bột thuỷ tinh , viên phi công hỏng con ngươi
Lưỡi lê rọc quanh đầu người xạ thủ thét thấu trời
Khi mảnh tóc lẫn da đầu lột ngược
Trận địa nào mà người lính lo từ trước
Viên đạn sau cùng để dành lại chính anh
Ðược chết đi để khỏi bị hành hình
Chuyện chỉ có ở nơi đây ... AN LỘC
Hôm nay ngồi nhớ lại vùng địa ngục
Nhớ bạn bè thân xác đã tan hoang
Nhớ đến câu : " trai tuý ngoạ sa trường "
Chợt bỗng thấy trong tim mình đau thấu
Ngọn cỏ bụi cây , còn tanh tanh mùi máu
Góc núi ven rừng rợn tử khí vương vương
Nếu bạn dừng xe , bốc nắm đất vệ đường
Chắc cũng có bụi xương người trong đó
Ði vào rừng có thể đạp nhằm xương sọ
Hay cũng còn nhặt được khúc xương chân
Những dấu tích kia sẽ là những chứng nhân
Của vùng đất một thời là địa ngục ... !
Ôi ... An Lộc !
ST./.
Ðêm đóng quân ở Ðịnh Quán
nằm dây thương những con đường
kể em nghe chuyện chiến trường được chưa
lòng anh thơ dại bóng cờ
ngủ yên đâu dám định giờ xuất quân
đã lâu võ nghiệp quen dần
thấy người đi cũng ân cần muốn đi
hỏi người: ai chết đêm khuya
bảo: không, ngựa lạc đường về cõi xưa
Hoàng Lộc
KHI Ở TÂY NINH
Rời chiến trận ta về qua Bến Sỏi
Bụi đỏ au trên vai áo chinh nhân
Ngang Thanh Điền ta bỗng ngập ngừng chân
Vì cô bé Bắc kỳ xinh quá sức
Tà áo trắng bay bay, thơ rất mực
Khiến cho hồn lính chiến bỗng bâng khuâng
Anh bộ binh về hậu cứ dưỡng quân
Vẫn lội bộ mỏi chân quanh phố chợ
Từ Kim Ánh, Phú Lai say tở mở
Lại quay về nhậu đế ở Long Hoa
Đêm quán Mường, ôi nước mắt chan hoà
Nghe tin bạn bỏ thây ngoài trận tuyến
Đời trai trẻ sống giữa muà chinh chiến
Mấy người đi mà có mạng quay về (1)
Ta gục đầu thương bạn chết xa quê
Giữa lúc tuổi thanh xuân vui hớn hở
Xác tan tác vì mìn trên giao lộ
Tận Svay Rieng xa lơ lắc ngút ngàn
Cho ấm êm của dân chúng Sàigòn
Trước làn sóng xâm lăng từ phương Bắc
Và cũng chẳng cần được ai mạc mặt (2)
Chẳng vinh danh và cũng chẳng nhớ tên
Ôi Tây Ninh ta vẫn nhớ triền miên
Từ một thuở xa xưa làm lính chiến...
Vũ Uyên Giang
(1) Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?
(2) "nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn" trong Chinh Phụ Ngâm
MỘT CHUYẾN HÀNH QUÂN LONG AN-HẬU NGHĨA
Một buổi sáng hành quân ngang Bến Lức
Nghe mùi thơm sực nức của lúa non
Đồng ruộng xanh bát ngát trổ đòng đòng
Chân chiến sĩ ngập ngừng bên ruộng lúa
Hây hây đỏ má hồng cô thôn nữ
Đời chiến binh tình tứ mộng đơm hoa
Quên mệt nhọc, quên chiến trận mù xa
Vui nhịp bước trên nẻo đường chiến đấu
Diệt giặc cỏ ở vườn thơm sáu mẫu (1)
Phá trùng vây kinh Trà Cú, Bo Bo
Đám lá tối trời, ngủ bụi ngủ bờ
Sông Vàm Cỏ ngụy trang ta phá địch
Ôi Long An những đêm dài tịch mịch
Trong bóng đen ẩn náu những hình ma
Muỗi mòng thêm đỉa vắt quấy rầy ta
Vượt sông rạch về Đức Hòa, Đức Huệ
Tạm dừng quân nhậu vài chai lẻ tẻ
Xóm Bàu Trai ai bắc nhịp Cầu Duyên (2)
Đi trên cầu lại nhớ Mã Sanh Nhơn (3)
Tìm hình bóng em Tha La Xóm Đạo
Rời Lộc Giang, Trảng Bàng ta khờ khạo
Lỡ sa vào cô giáo trẻ sớm mai
Chỉ vài hôm là tơi tả hình hài
Chân vui bước nhưng lòng còn để lại
Ôi đời lính ta vẫn còn đi mãi
Nay Long An, mai Hậu Nghĩa, Tây Ninh…
Mỗi nơi qua để lại những ân tình
Chân bối rối luyến lưu không nỡ bước.
Vũ Uyên Giang
(1) Vườn thơm Lý Văn Mạnh ở Long An
(2) Bàu Trai là thị xã của tỉnh Hậu Nghĩa nơi có chiếc Cầu Duyên
(3) Đại tá Mã Sanh Nhơn, Tỉnh trưởng Hậu Nghĩa người đặt tên chiếc Cầu Duyên
nằm dây thương những con đường
kể em nghe chuyện chiến trường được chưa
lòng anh thơ dại bóng cờ
ngủ yên đâu dám định giờ xuất quân
đã lâu võ nghiệp quen dần
thấy người đi cũng ân cần muốn đi
hỏi người: ai chết đêm khuya
bảo: không, ngựa lạc đường về cõi xưa
Hoàng Lộc
KHI Ở TÂY NINH
Rời chiến trận ta về qua Bến Sỏi
Bụi đỏ au trên vai áo chinh nhân
Ngang Thanh Điền ta bỗng ngập ngừng chân
Vì cô bé Bắc kỳ xinh quá sức
Tà áo trắng bay bay, thơ rất mực
Khiến cho hồn lính chiến bỗng bâng khuâng
Anh bộ binh về hậu cứ dưỡng quân
Vẫn lội bộ mỏi chân quanh phố chợ
Từ Kim Ánh, Phú Lai say tở mở
Lại quay về nhậu đế ở Long Hoa
Đêm quán Mường, ôi nước mắt chan hoà
Nghe tin bạn bỏ thây ngoài trận tuyến
Đời trai trẻ sống giữa muà chinh chiến
Mấy người đi mà có mạng quay về (1)
Ta gục đầu thương bạn chết xa quê
Giữa lúc tuổi thanh xuân vui hớn hở
Xác tan tác vì mìn trên giao lộ
Tận Svay Rieng xa lơ lắc ngút ngàn
Cho ấm êm của dân chúng Sàigòn
Trước làn sóng xâm lăng từ phương Bắc
Và cũng chẳng cần được ai mạc mặt (2)
Chẳng vinh danh và cũng chẳng nhớ tên
Ôi Tây Ninh ta vẫn nhớ triền miên
Từ một thuở xa xưa làm lính chiến...
Vũ Uyên Giang
(1) Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?
(2) "nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn" trong Chinh Phụ Ngâm
MỘT CHUYẾN HÀNH QUÂN LONG AN-HẬU NGHĨA
Một buổi sáng hành quân ngang Bến Lức
Nghe mùi thơm sực nức của lúa non
Đồng ruộng xanh bát ngát trổ đòng đòng
Chân chiến sĩ ngập ngừng bên ruộng lúa
Hây hây đỏ má hồng cô thôn nữ
Đời chiến binh tình tứ mộng đơm hoa
Quên mệt nhọc, quên chiến trận mù xa
Vui nhịp bước trên nẻo đường chiến đấu
Diệt giặc cỏ ở vườn thơm sáu mẫu (1)
Phá trùng vây kinh Trà Cú, Bo Bo
Đám lá tối trời, ngủ bụi ngủ bờ
Sông Vàm Cỏ ngụy trang ta phá địch
Ôi Long An những đêm dài tịch mịch
Trong bóng đen ẩn náu những hình ma
Muỗi mòng thêm đỉa vắt quấy rầy ta
Vượt sông rạch về Đức Hòa, Đức Huệ
Tạm dừng quân nhậu vài chai lẻ tẻ
Xóm Bàu Trai ai bắc nhịp Cầu Duyên (2)
Đi trên cầu lại nhớ Mã Sanh Nhơn (3)
Tìm hình bóng em Tha La Xóm Đạo
Rời Lộc Giang, Trảng Bàng ta khờ khạo
Lỡ sa vào cô giáo trẻ sớm mai
Chỉ vài hôm là tơi tả hình hài
Chân vui bước nhưng lòng còn để lại
Ôi đời lính ta vẫn còn đi mãi
Nay Long An, mai Hậu Nghĩa, Tây Ninh…
Mỗi nơi qua để lại những ân tình
Chân bối rối luyến lưu không nỡ bước.
Vũ Uyên Giang
(1) Vườn thơm Lý Văn Mạnh ở Long An
(2) Bàu Trai là thị xã của tỉnh Hậu Nghĩa nơi có chiếc Cầu Duyên
(3) Đại tá Mã Sanh Nhơn, Tỉnh trưởng Hậu Nghĩa người đặt tên chiếc Cầu Duyên
Xuân Lộc không lộc xuân
Có bao giờ em nghĩ
Xuân Lộc không lộc xuân
Có bao giờ chiến trận
Xóm đạo chuông vang lừng
Ðại pháo nát góc rừng
Vẫn chuông chiều Bảo Ðịnh
Rrung rưng về, rưng rưng
Rừng cao su cúi thấp
Vườn cây trái bâng khuâng
Có bao giờ đôi lần
Ngồi ăn cơm nón sắt
Nghe chuông hồi xa xăm
Ðâu trời và đâu đất
Chúa Phật bạn ân tình
Em, giữa lòng chiến trận
Vẫn lời nguyện, câu kinh
Xin cho mai còn sống
Những bè bạn, bạn bè
Vào vùng và đang tấp
Quê hương giờ tháng tư
Coi như lá tình thư
Bao lâu rồi chưa gởi
Chuông xóm đạo bồi hồi
Lộc xuân buồn Xuân Lộc
Em có buồn gì tôi
Nguyễn Nam An
Tàu Đêm Năm Cũ
Trúc Phương
Thanh Thúy hát
http://www.youtube.com/watch?v=300BksEKFDk
Trúc Phương
Thanh Thúy hát
http://www.youtube.com/watch?v=300BksEKFDk
Trời đêm dần tàn tôi đến sân ga
Đưa tiễn người trai lính về ngàn
Cầm chắc đôi tay ghi vào đời tâm tư ngày nay
Gió khuya ôi lạnh sao, ướt nhẹ đôi tà áo
Tàu xa dần rồi, thôi tiếc thương chi khi biết người ra đi vì đời
Trở gót bâng khuâng, em hỏi lòng đêm nay buồn không,
chuyến xe đêm lạnh không
Để người yêu vừa lòng
Đêm nay lặng nghe gió lùa qua phố vắng,
Trăng rằm về xa xăm
Trong giây phút này, em mơ ước sao nằm trọn vào tay nhau
Ngày tháng đợi chờ, em đến sân ga nơi tiễn người trai lính ngày nào
Tàu cũ năm xưa mang người tình biên khu về chưa?
Trắng đêm em chờ nghe tiếng tàu đêm tìm về
Dù xa vời vợi
Em vẫn tin anh qua bước đường tha hương còn dài
Nợ nước đôi vai, khi người tìm tương lai đời trai
Nhớ thư anh hẹn tôi, sẽ về thăm một tối
Và câu chuyện đời e ấp trong tim
Đêm ước hẹn cho nhau nụ cười
Hình bóng thương yêu
Anh để vào tâm tư còn không?
Giữ trong tim được không
Những chuyện xưa của lòng?
Đêm qua nằm mơ thấy người trai lính chiến xuôi tàu về quê hương
Vui đêm phố phường quên đi phút giây
Gió lạnh ngoài biên cương
Một đêm mùa hè em đến sân ga
Vui đón người trai lính trở về
Tàu cũ năm xưa mang về trả cho tôi người xưa
Để đêm nay ngồi đây
Viết lại tâm tình này...
Tôi vẫn biết em buồn bên mái lá
tôi vẫn biết em buồn bên mái lá
hàng bụp thưa đôi búp nhú ơ hờ
đất xa trời bao năm mà đất nhớ
những ngày giông đêm tối hẹn hò mưa
em có mắt của một đời xa xứ
thương hàng cau ngan ngát mấy chân vườn
thương chết được nhưng bao giờ thấy lại
bóng hình tôi về ngủ giữa hồn em
tiếng chim hót sao nghe buồn quá đỗi
bởi ngày qua nắng tắt sợi thu vàng
em hãy cắn giùm tôi vài quả ổi
chùm mận tươi khi gío chuyển mùa sang
tôi vẫn biết em buồn trên mái lá
hỏi giòng sông đưa nước đến bao giờ
sông xa nguồn chắc sông sầu muốn khóc
nhớ đầu doi cuối vịnh mái chèo khua
đâu chỗ vá trên áo người cô phụ
một thời xưa duyên dáng cuốn qua rồi
nghe đứt ruột tưởng chừng trong đáy cốc
hồn Trương Chi lãng đãng ấy là tôi
và tất cả bờ ao kinh rạch ấy
thoảng hương trầm hay hoa tím bằng lăng
cũng não nùng vì muôn đời không thấy
lũ ong xưa đàn bướm giỡn tung tăng
tôi nhớ mùa xuân ấy Biển Hồ
khí trời tôi thở khí trời thơ
tôi nghe tôi rất thèm yêu lắm
dù chỉ vu vơ chỉ hững hờ
tôi hẹn chờ em ở Suối Con
(cái tên nghe dễ ghét vô cùng)
ngồi đây ta ngắm trời cao thấp
mặt sóng lô nhô lượn nổi vòng
tóc em dài chắc biết tôi thương
cánh hoa chùm gởi nở bên đường
giục tôi quay quắt hồn quê cũ
(rồi cũng đau tê biệt núi rừng)
tôi lữ hành ngủ đậu nơi đây
mai đi về biển mốt đồi tây
khi đêm bên thác sầu cây cối
thèm bát canh rau , dáng mẹ gầy
ôi giữa mùa xuân, bên gái xuân
sao tôi lãng mạn rất đau lòng
nhà ai khói lượn mà tôi ngỡ
khói súng rền vang tết mậu thân
tôi nhớ mùa xuân ấy Biển Hồ
trong hồn thanh tịnh bóng mây đưa
một bầy con gái đi giung giẻ
để tóc ơ hờ kết mộng chưa ?
đất đỏ miền cao in dấu chân
đời bôn ba mấy cũng yêu lầm
có khi mưa ướt trên vai áo
còn ngỡ sương đêm gọi tiếng thầm
dốc sõi đồi cao nắng mới lên
em duyên dáng mộng để tôi nhìn
hôm nay ngày hẹn mây và gío
đừng để trăng buồn mưa giữa xuân
em ở đầu kia cuộn chỉ thần
thoáng nghe tàn bạo tiếng thời gian
chừng đôi năm nữa khi rời lính
tôi sẽ lên rừng sống ẩn thân
khoảng cách là con tim nhát gan
cứ đêm đề ngắm để hoang mang
hoa trôi còn gởi hương cho nước
em gởi cho tôi chiếc lá vàng
từ ấy xuân sầu trong trí tôi
cái đời trận mạc cũng xa xôi
về xuôi ngó lại bàn tay trắng
chỉ thấy lơ mơ bóng một ngừơi
xe đổ đèo ở dốc Mang Yang
tìm đâu trong kỷ niệm điêu tàn
cơm nhà binh ấy nuôi tôi sống
tình của em cho sưởi ấm lòng
Lâm Hão Dũng
Tưởng Niệm Người Lính VNCH
NGƯỜI LÍNH THỜI CHIẾN
Ý Nga
Tưởng niệm những người lính V.N.C.H. đã nằm xuống cho quê-hương
Đưa tay chị vuốt mặt chồng
Bờ môi anh nhận, ròng ròng lệ rơi
Lau cho anh, chị nghẹn lời,
Câu kinh đưa tiễn: “Thảnh thơi Anh về!”
Mặt anh nước mắt dầm dề
Giọt thương, vợ khóc tràn-trề… tim anh.
Bàn tay âu-yếm dỗ dành
Thêm lần chăm-sóc rất thành-thật yêu.
Khóc anh, chị khóc đã nhiều
Xác anh tẩm lệ bao nhiêu cho đầy?
Đàn con đôi mắt thơ ngây
Vây quanh linh-cữu một ngày rất…”mưa”
Bây giờ dù sáng, dù trưa
Cuộc đời chị vẫn đong đưa xứ người
Vẫn chờ, vẫn đợi nụ cười
Của ngày đẹp Nắng, sáng tươi Quê Nhà
Sau anh là chị: Hoàng Hoa,
Lính Thời Chiến vẫn bôn ba giữ thù
Dạy con từ một Chiến Khu
Với lòng Cứu Quốc lời ru lưu đày:
“Ơn Nhà, nợ nước đã vay
Trả sao cho đáng là tay anh hùng!”
Tưởng niệm những người lính V.N.C.H. đã nằm xuống cho quê-hương
Đưa tay chị vuốt mặt chồng
Bờ môi anh nhận, ròng ròng lệ rơi
Lau cho anh, chị nghẹn lời,
Câu kinh đưa tiễn: “Thảnh thơi Anh về!”
Mặt anh nước mắt dầm dề
Giọt thương, vợ khóc tràn-trề… tim anh.
Bàn tay âu-yếm dỗ dành
Thêm lần chăm-sóc rất thành-thật yêu.
Khóc anh, chị khóc đã nhiều
Xác anh tẩm lệ bao nhiêu cho đầy?
Đàn con đôi mắt thơ ngây
Vây quanh linh-cữu một ngày rất…”mưa”
Bây giờ dù sáng, dù trưa
Cuộc đời chị vẫn đong đưa xứ người
Vẫn chờ, vẫn đợi nụ cười
Của ngày đẹp Nắng, sáng tươi Quê Nhà
Sau anh là chị: Hoàng Hoa,
Lính Thời Chiến vẫn bôn ba giữ thù
Dạy con từ một Chiến Khu
Với lòng Cứu Quốc lời ru lưu đày:
“Ơn Nhà, nợ nước đã vay
Trả sao cho đáng là tay anh hùng!”
TRẬN HẠ LÀO
Kính tặng những quân-nhân Quân-Lực Việt- Nam Cộng-Hòa (QL VNCH) đã chiến-đấu trận Hạ Lào 1971
Âm vang kèn trận Hạ Lào
Thúc quân vượt khỏi chiến hào: -Tiến Lên!
Thiên anh-hùng sử khó quên
Máu xương đọ sức, tuổi tên so tài.
Bên mình chỉ bốn trăm hai [420]
Mà oanh liệt phá vòng đai trung đoàn.
Đương đầu với những ba ngàn,
Địch quân “Tiền pháo” sẵn-sàng “Hậu xung”.
Thiếu người: sức kiệt, lực cùng
Anh-hùng ở chỗ: Chết không đầu hàng!
Trông chờ tiếp-tế, dùng dằng,
Tả xung hữu đột… cầm bằng tay… không!!!
Cưu mang đồng đội thương vong,
Ai còn sống sót, phá vòng trùng vây.
Không tiếp viện, chẳng bó tay:
Trên sáu trăm giặc phơi thây chiến trường! [*]
Cùng cực chưa hẳn cùng… đường
Những người vì nước coi thường đời riêng
Đạn tầm cao, máy bay lên
Khó-khăn tiếp liệu, trời nghiêng khói mù [*]
Tử thủ trước quân tử… thù
Hạ Lào trận đánh ngàn thu oai hùng.
(Làm rầu cả nồi canh chung?
Dăm con sâu nhỏ thật không đáng gì!) [**]
Bao nhiêu chiến-sĩ uy nghi
Có đâu như tiếng thị phi quấy rầy [***]
Quân kèn âm vọng còn đây!
Hồn thiêng tử sĩ, gió lay ngọn cờ!
Chú thích:
Theo Hary F. Noyes, tạp chí Việt-Nam, Mỹ Quốc thì:
*Hoa Kỳ đã thất-bại trong việc yểm-trợ như đã dự trù vì hỏa lực phòng quân của địch quá mạnh. Đã có những báo-cáo về việc các trực thăng tiếp-tế, từ trên cao 5.000 bộ (hơn 1.500m), phải đạp những thùng đạn đại bác xuống, với hy-vọng chúng sẽ rơi vào trong vòng đai của Quân-Lực VNCH. Các trực thăng đã không thể xuống thấp hơn đuợc nữa.
**Khoảng 17 người trong 1 tiểu đoàn của QL VNCH đã bị khủng-hoảng, cố bám vào càng trực thăng để đào thoát, số còn lại vẫn bình-tĩnh chiến-đấu.
***Có 1 tấm ảnh lưu lại cảnh 1 người lính VNCH bám vào càng máy bay trực thăng để thoát khỏi chiến-trường, đã được phe phản chiến & thân Cộng đem đi rêu-rao khắp nước Mỹ, như 1 bằng-chứng về sự khiếp nhược của cả QL VNCH.
Âm vang kèn trận Hạ Lào
Thúc quân vượt khỏi chiến hào: -Tiến Lên!
Thiên anh-hùng sử khó quên
Máu xương đọ sức, tuổi tên so tài.
Bên mình chỉ bốn trăm hai [420]
Mà oanh liệt phá vòng đai trung đoàn.
Đương đầu với những ba ngàn,
Địch quân “Tiền pháo” sẵn-sàng “Hậu xung”.
Thiếu người: sức kiệt, lực cùng
Anh-hùng ở chỗ: Chết không đầu hàng!
Trông chờ tiếp-tế, dùng dằng,
Tả xung hữu đột… cầm bằng tay… không!!!
Cưu mang đồng đội thương vong,
Ai còn sống sót, phá vòng trùng vây.
Không tiếp viện, chẳng bó tay:
Trên sáu trăm giặc phơi thây chiến trường! [*]
Cùng cực chưa hẳn cùng… đường
Những người vì nước coi thường đời riêng
Đạn tầm cao, máy bay lên
Khó-khăn tiếp liệu, trời nghiêng khói mù [*]
Tử thủ trước quân tử… thù
Hạ Lào trận đánh ngàn thu oai hùng.
(Làm rầu cả nồi canh chung?
Dăm con sâu nhỏ thật không đáng gì!) [**]
Bao nhiêu chiến-sĩ uy nghi
Có đâu như tiếng thị phi quấy rầy [***]
Quân kèn âm vọng còn đây!
Hồn thiêng tử sĩ, gió lay ngọn cờ!
Chú thích:
Theo Hary F. Noyes, tạp chí Việt-Nam, Mỹ Quốc thì:
*Hoa Kỳ đã thất-bại trong việc yểm-trợ như đã dự trù vì hỏa lực phòng quân của địch quá mạnh. Đã có những báo-cáo về việc các trực thăng tiếp-tế, từ trên cao 5.000 bộ (hơn 1.500m), phải đạp những thùng đạn đại bác xuống, với hy-vọng chúng sẽ rơi vào trong vòng đai của Quân-Lực VNCH. Các trực thăng đã không thể xuống thấp hơn đuợc nữa.
**Khoảng 17 người trong 1 tiểu đoàn của QL VNCH đã bị khủng-hoảng, cố bám vào càng trực thăng để đào thoát, số còn lại vẫn bình-tĩnh chiến-đấu.
***Có 1 tấm ảnh lưu lại cảnh 1 người lính VNCH bám vào càng máy bay trực thăng để thoát khỏi chiến-trường, đã được phe phản chiến & thân Cộng đem đi rêu-rao khắp nước Mỹ, như 1 bằng-chứng về sự khiếp nhược của cả QL VNCH.
NOI GUƠNG CÁC ANH
Kính tặng những gia-đình có thân-nhân đã bỏ mình trong các trại tù cộng-sản
Ra đi không có ngày về
Tập trung bao trại não nề, oan khiên
Nam Hà, Yên-Bái, Thái Nguyên,
Sơn La, Suối Máu… lò chuyên nhốt tù
Phong Quang, Nghệ-Tỉnh mịt-mù,
Xác người bó chiếu; hận thù vùi nông
Chiến-tranh không tử trận vong,
Hòa-bình sao lại long-đong đọa-đày?
-“Ngụy quân học-tập vài ngày
Khoan hồng, ơn Đảng rất đầy tình thâm.
Xưa: quân sinh Bắc, tử Nam
Nay ngươi tử Bắc bởi là ngụy Nam !”
Bên trong những bức tường giam
Bao Anh-Hùng Tận sống làm… bóng ma
Nặng lòng nợ Nước, tình Nhà
Thác không mồ mả cũng là… chí trai!
Tiếc đời sức rộng vai dài
Đôi giòng thơ nhỏ như vài bông hoa
Tạm xem như Người Đi Xa
Những Hồn Tử Sĩ, quốc-gia nợ đền
Người nằm xuống, trẻ tiến lên
Vẫn vầng chính-khí y nguyên thưở nào!
Ra đi không có ngày về
Tập trung bao trại não nề, oan khiên
Nam Hà, Yên-Bái, Thái Nguyên,
Sơn La, Suối Máu… lò chuyên nhốt tù
Phong Quang, Nghệ-Tỉnh mịt-mù,
Xác người bó chiếu; hận thù vùi nông
Chiến-tranh không tử trận vong,
Hòa-bình sao lại long-đong đọa-đày?
-“Ngụy quân học-tập vài ngày
Khoan hồng, ơn Đảng rất đầy tình thâm.
Xưa: quân sinh Bắc, tử Nam
Nay ngươi tử Bắc bởi là ngụy Nam !”
Bên trong những bức tường giam
Bao Anh-Hùng Tận sống làm… bóng ma
Nặng lòng nợ Nước, tình Nhà
Thác không mồ mả cũng là… chí trai!
Tiếc đời sức rộng vai dài
Đôi giòng thơ nhỏ như vài bông hoa
Tạm xem như Người Đi Xa
Những Hồn Tử Sĩ, quốc-gia nợ đền
Người nằm xuống, trẻ tiến lên
Vẫn vầng chính-khí y nguyên thưở nào!
GIÀNH CÔNG
Tiến quân nhịp bước hùng hồn,
Hàng hàng lớp lớp bồn chồn súng gươm,
Chiến sĩ góp trang sử thơm
Dù “đồng minh” bỏ vẫn luôn kiêu hùng,
Địch quân vũ khí điệp trùng,
Cán cân quân số vô cùng khác nhau,
Sả thân bảo vệ đồng bào,
Hy-sinh mạng sống, anh hào lừng danh
Hỏi ông-trốn-lính đất lành,
Ở đâu lúc ấy? Chiến-tranh không… giành.
Bây giờ viết sách, nhe nanh
Bút vung, phỉ báng những Anh Hùng nhà?
Hàng hàng lớp lớp bồn chồn súng gươm,
Chiến sĩ góp trang sử thơm
Dù “đồng minh” bỏ vẫn luôn kiêu hùng,
Địch quân vũ khí điệp trùng,
Cán cân quân số vô cùng khác nhau,
Sả thân bảo vệ đồng bào,
Hy-sinh mạng sống, anh hào lừng danh
Hỏi ông-trốn-lính đất lành,
Ở đâu lúc ấy? Chiến-tranh không… giành.
Bây giờ viết sách, nhe nanh
Bút vung, phỉ báng những Anh Hùng nhà?
THƯƠNG BINH
Viết cho người thương binh
Một mình, chỉ một mình
Từ Bảy Lăm lặng-lẽ ,
Nhìn kẻ thù xem khinh
Sau cuộc đời chiến chinh
Anh mất cả chữ tình
Đời đau thương nghiệt-ngã
“Cáo Già” chết, còn “tinh”…
Ngày lê-la hè phố,
Đêm lạnh-lùng nghĩa trang,
Thắp hương từng ngôi mộ,
Dọc ngang như xóm làng
Tôi từng ví anh là thơ
Người chiến-sĩ, tôi mơ suốt đời
Tôi từng muốn được tiếp hơi
Để anh chiến-đấu cho đời sáng hơn
Để dân thôi những căm hờn
Để quê-hương bớt những cơn bão-bùng.
Một mình, chỉ một mình
Từ Bảy Lăm lặng-lẽ ,
Nhìn kẻ thù xem khinh
Sau cuộc đời chiến chinh
Anh mất cả chữ tình
Đời đau thương nghiệt-ngã
“Cáo Già” chết, còn “tinh”…
Ngày lê-la hè phố,
Đêm lạnh-lùng nghĩa trang,
Thắp hương từng ngôi mộ,
Dọc ngang như xóm làng
Tôi từng ví anh là thơ
Người chiến-sĩ, tôi mơ suốt đời
Tôi từng muốn được tiếp hơi
Để anh chiến-đấu cho đời sáng hơn
Để dân thôi những căm hờn
Để quê-hương bớt những cơn bão-bùng.
UẤT-ỨC VIỆT-NAM
Viết cho những Người Vợ Lính VN Cộng-Hòa
-Buồn ơi dai dẳng sầu không dứt
Bứt-rứt chiều qua với nắng hanh
Buổi sáng bướm vàng đâu mất cả?
Mình em hong tóc nhớ về anh
1975
Em ngồi hong tóc đón anh
Người Ta quên hẹn, nắng hanh em buồn
Tóc khô, mi ướt giọt tuôn
Thôi không thèm đón, ra vườn ngắm hoa
Người Ta rất khéo làm hòa
Chớ nên gây chiến kẻo ra… vụng-về
Khéo yêu em đợi nhiêu khê
Một chiều rồi lại lê-thê bao chiều
Em đợi, mái dột tường xiêu
Mẹ đợi, đôi mắt đăm-chiêu tuổi già
1985
Ai ngờ giặc quyết không tha
“Đã lính thời chiến thì … ma thời bình”
Bây giờ cỏ mộ anh xanh
Bây giờ em phải… loanh quanh đầu đường,
Mới kinh-tế, mới thị trường
Đuổi dân, đánh cướp… có nhường chi đâu!
Đợi anh tóc Mẹ bạc màu
Cả dân-tộc đợi, bao lâu hết… chờ?
1986
Giỗ anh, này một bài thơ
Tâm trinh chung thủy mắt mờ trầm hương
Anh ơi chỉ một đoạn đường
Ngỡ rằng tạm-biệt mà thương vô cùng
Bao nhiêu năm, chẳng tương phùng
Nào thân tù tội… nghìn trùng đã xa!
1987
Thêm lần chôn cất: Mẹ Cha.
Đưa con vượt biển, bôn ba nát hồn
Bởi chàng trăn-trối: -Vì con,
Hãy lo nuôi-nấng bảo-tồn tinh anh
2005
Xác anh mỏng mảnh, mong-manh
Hồn anh tức-tưởi trời xanh có về?
Đường dài em bước lê-thê
Nuôi con cho vẹn lời thề với anh.
-Buồn ơi dai dẳng sầu không dứt
Bứt-rứt chiều qua với nắng hanh
Buổi sáng bướm vàng đâu mất cả?
Mình em hong tóc nhớ về anh
1975
Em ngồi hong tóc đón anh
Người Ta quên hẹn, nắng hanh em buồn
Tóc khô, mi ướt giọt tuôn
Thôi không thèm đón, ra vườn ngắm hoa
Người Ta rất khéo làm hòa
Chớ nên gây chiến kẻo ra… vụng-về
Khéo yêu em đợi nhiêu khê
Một chiều rồi lại lê-thê bao chiều
Em đợi, mái dột tường xiêu
Mẹ đợi, đôi mắt đăm-chiêu tuổi già
1985
Ai ngờ giặc quyết không tha
“Đã lính thời chiến thì … ma thời bình”
Bây giờ cỏ mộ anh xanh
Bây giờ em phải… loanh quanh đầu đường,
Mới kinh-tế, mới thị trường
Đuổi dân, đánh cướp… có nhường chi đâu!
Đợi anh tóc Mẹ bạc màu
Cả dân-tộc đợi, bao lâu hết… chờ?
1986
Giỗ anh, này một bài thơ
Tâm trinh chung thủy mắt mờ trầm hương
Anh ơi chỉ một đoạn đường
Ngỡ rằng tạm-biệt mà thương vô cùng
Bao nhiêu năm, chẳng tương phùng
Nào thân tù tội… nghìn trùng đã xa!
1987
Thêm lần chôn cất: Mẹ Cha.
Đưa con vượt biển, bôn ba nát hồn
Bởi chàng trăn-trối: -Vì con,
Hãy lo nuôi-nấng bảo-tồn tinh anh
2005
Xác anh mỏng mảnh, mong-manh
Hồn anh tức-tưởi trời xanh có về?
Đường dài em bước lê-thê
Nuôi con cho vẹn lời thề với anh.
SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH HÀO HÙNG và KONTUM tháng 5,6-1972
Kính tặng tất cả những QLVNCH đã chiến đấu trong trận đánh Kontum hào hùng.
Môt Sư Đoàn chọi ba*
Từ dòng sông Dabla,
Thuộc tỉnh lộ mười bốn:
Sư Đoàn Hai Mươi Ba,
Gồm: Chi Đoàn Chiến Xa,
Ba Trung Đoàn Cơ Hữu.
Bốn mươi ngày tự cứu,
Địch đọ sức với ta.
Nhận tiếp tế thả dù
Địch và ta… cùng khu,
Cách nhau một con lộ,
Một dãy phố dân cư.
*
Trừ Bị** được tung ra,
Tank 41 quân ta,
Dưới đất có Đội Pháo,
Mục tiêu quyết không tha.
Trên trời có phi công,
AD6*** anh hùng.
Đạn từ trên bắn xuống,
Đưa giặc vào đường cùng.
Màn oanh kích tuyệt vời,
Ngoạn mục cùng đất, trời;
Ta tha hồ biễu diễn,
Giặc tha hồ… xác phơi!
Làm mồi cho phi pháo,
Hoặc dơ tay đầu hàng!
*
Dân lấy lại tinh thần,
Quân chủ động tình thế,
Dù bị địch bao vây,
Bộ Binh vẫn dạn dày,
Tuyến kháng cự phòng thủ,
Làm chủ tình hình ngay.
Một ngàn xác Việt Cộng,
Năm trăm súng tịch thu,
Chiến xa cháy khói mù.
Dân reo hò: CHIẾN THẮNG!
Chú thích:
Môt Sư Đoàn chọi ba*
Từ dòng sông Dabla,
Thuộc tỉnh lộ mười bốn:
Sư Đoàn Hai Mươi Ba,
Gồm: Chi Đoàn Chiến Xa,
Ba Trung Đoàn Cơ Hữu.
Bốn mươi ngày tự cứu,
Địch đọ sức với ta.
Nhận tiếp tế thả dù
Địch và ta… cùng khu,
Cách nhau một con lộ,
Một dãy phố dân cư.
*
Trừ Bị** được tung ra,
Tank 41 quân ta,
Dưới đất có Đội Pháo,
Mục tiêu quyết không tha.
Trên trời có phi công,
AD6*** anh hùng.
Đạn từ trên bắn xuống,
Đưa giặc vào đường cùng.
Màn oanh kích tuyệt vời,
Ngoạn mục cùng đất, trời;
Ta tha hồ biễu diễn,
Giặc tha hồ… xác phơi!
Làm mồi cho phi pháo,
Hoặc dơ tay đầu hàng!
*
Dân lấy lại tinh thần,
Quân chủ động tình thế,
Dù bị địch bao vây,
Bộ Binh vẫn dạn dày,
Tuyến kháng cự phòng thủ,
Làm chủ tình hình ngay.
Một ngàn xác Việt Cộng,
Năm trăm súng tịch thu,
Chiến xa cháy khói mù.
Dân reo hò: CHIẾN THẮNG!
Chú thích:
*Dựa theo “Hồi ký 25 Năm Khói Lửa” [trang 129-132] của vị tướng đã cầm quân tại mặt trận: Tướng Lý Tòng Bá: 1 Sư Đoàn 23 BB/QLVNCH bị cả 3 Sư Đoàn khét tiếng của địch là SĐ 2 Sao Vàng , SĐ 10 và SĐ320 bao vây tại Kontum từ 14.5 đến hết tháng 6.1972
**LựcLượng Trừ Bị
***Khu Trục AD6 của Không Quân ALVNCH
**LựcLượng Trừ Bị
***Khu Trục AD6 của Không Quân ALVNCH
NGƯỜI LÍNH LUÔN HÀO HÙNG
“Ngoktu”, Huế, khe Sanh…
Đã ghi bước chân Anh
Thật kiêu hùng, ngạo nghễ
Bao chiến tích lừng danh.
Cánh dù còn lơ lửng
Đạn veo véo xuyên đầu,
Dù kiên gan chịu đựng,
Cái chết cũng thật… mau!
Từ “Trị Thiên vùng dậy”
Dân vẫn hằng biết ơn
Cuộc hành quân Lam Sơn
Rồi “Mùa hè đỏ lửa”:
Lửa nháng, mắt Anh… cay
Đạn nổ, rồi ... miễng bay
Tiền Sát Viên bị… pháo
Áo trấn thủ máu nhầy
Lính Mủ Đỏ oai hùng
Đến viên đạn cuối cùng
Anh vẫn còn chiến đấu
Trong bom đạn mù tung
Dù tử thần cận kề,
Anh tung “Em 26” (lựu đạn M26)
Mở đường máu chở che
Cho bạn bè được thoát
Tử thần vẫn còn… chê
Bàn tay anh can đảm
Quăng thêm nữa, ngược về
Vị trí vừa xuất phát
Ống liên hợp ép tai
Miệng vẫn còn van nài,
Gọi: “Tăng cường yểm trợ!”
Anh đã chết bi ai
Bao trận chiến ác liệt:
Từ Quảng Trị, Nhị Bình,
Sông Pô Kơ, Tân Cảnh,
Đều nhuộm máu chiến binh
Bao anh hùng Khinh Binh
Giành giật từng sự sống
Gương can đảm, hy sinh
Chiến đấu cho dân lành
Ơn các anh khôn cùng
Từ “Kon tum kiêu hùng”
Đến “Bình Long, anh dũng”
Vì dân đã hết lòng
Câu thơ viết cho Anh
Những người đã nằm xuống
Bài thơ hóa… long lanh
Nhang tàn, vòng một hướng.
Hướng Quê Nhà xa xăm
Có bao người âm thầm
Lời cầu kinh đêm vắng
Cho những người thác oan.
Đã ghi bước chân Anh
Thật kiêu hùng, ngạo nghễ
Bao chiến tích lừng danh.
Cánh dù còn lơ lửng
Đạn veo véo xuyên đầu,
Dù kiên gan chịu đựng,
Cái chết cũng thật… mau!
Từ “Trị Thiên vùng dậy”
Dân vẫn hằng biết ơn
Cuộc hành quân Lam Sơn
Rồi “Mùa hè đỏ lửa”:
Lửa nháng, mắt Anh… cay
Đạn nổ, rồi ... miễng bay
Tiền Sát Viên bị… pháo
Áo trấn thủ máu nhầy
Lính Mủ Đỏ oai hùng
Đến viên đạn cuối cùng
Anh vẫn còn chiến đấu
Trong bom đạn mù tung
Dù tử thần cận kề,
Anh tung “Em 26” (lựu đạn M26)
Mở đường máu chở che
Cho bạn bè được thoát
Tử thần vẫn còn… chê
Bàn tay anh can đảm
Quăng thêm nữa, ngược về
Vị trí vừa xuất phát
Ống liên hợp ép tai
Miệng vẫn còn van nài,
Gọi: “Tăng cường yểm trợ!”
Anh đã chết bi ai
Bao trận chiến ác liệt:
Từ Quảng Trị, Nhị Bình,
Sông Pô Kơ, Tân Cảnh,
Đều nhuộm máu chiến binh
Bao anh hùng Khinh Binh
Giành giật từng sự sống
Gương can đảm, hy sinh
Chiến đấu cho dân lành
Ơn các anh khôn cùng
Từ “Kon tum kiêu hùng”
Đến “Bình Long, anh dũng”
Vì dân đã hết lòng
Câu thơ viết cho Anh
Những người đã nằm xuống
Bài thơ hóa… long lanh
Nhang tàn, vòng một hướng.
Hướng Quê Nhà xa xăm
Có bao người âm thầm
Lời cầu kinh đêm vắng
Cho những người thác oan.
MAI CHỊ VỀ (CÂY ÚA CHỜ XUÂN)
-Chị về, cưng gửi gì không?
Chị cho em biếu Thương Binh ít quà
Vui xuân, quên cảnh… mù lòa
Sang năm em lại bánh, trà gửi thêm
Chị hỏi: -Em đi có nhớ nhà?
Chị ơi em nhớ mỗi đài hoa
Thẹn-thùng trinh nữ bờ mi khép
Nghịch-ngợm mỗi lần tay lén thoa
Chị hỏi: -Em đem theo những gì?
Chị ơi theo mỗi bước em đi
Bụi tre, bó mạ xanh mùa cấy
Đất Mẹ thương hoài lắm lụy bi!
Chị bảo :-Sao em chẳng trở về?
Chờ xuân! Em nhắc lại lời thề
Bao năm rễ bứng lìa như thế
Xứ lạ đem trồng úa tái tê.
Chị cho em biếu Thương Binh ít quà
Vui xuân, quên cảnh… mù lòa
Sang năm em lại bánh, trà gửi thêm
Chị hỏi: -Em đi có nhớ nhà?
Chị ơi em nhớ mỗi đài hoa
Thẹn-thùng trinh nữ bờ mi khép
Nghịch-ngợm mỗi lần tay lén thoa
Chị hỏi: -Em đem theo những gì?
Chị ơi theo mỗi bước em đi
Bụi tre, bó mạ xanh mùa cấy
Đất Mẹ thương hoài lắm lụy bi!
Chị bảo :-Sao em chẳng trở về?
Chờ xuân! Em nhắc lại lời thề
Bao năm rễ bứng lìa như thế
Xứ lạ đem trồng úa tái tê.
CHIẾN-SĨ
Người ra bưng, lên núi,
Nguời âm-thầm trở về,
Mặc vợ con tiếc nuối
Đường chiến-đấu nhiêu khê!
Gom ước mơ, lý tưởng
Người chọn đường hy-sinh
Dù đang hưởng thanh-bình
Quyết khước từ không hưởng
Vì bụng đảng hẹp-hòi
Đánh người không bằng roi
“Rộng lượng”* đem tẩy não
Nên tự-do phải đòi!
Vì tự-do không có
Chữ thúc ép em ghi
Cho đồng-bào cố quốc
Lời của Người- Đã- Đi
Mấy ai đọc bằng hồn?
Lời người viết cô-đơn,
Gần nửa đời kêu cứu,
Khi dân ngày… khổ hơn?
Mấy kẻ nghe bằng tim,
Những uất nghẹn im-lìm,
Đã chôn vùi đáy biển,
Hoặc núi rừng Việt Nam ?
Nguời âm-thầm trở về,
Mặc vợ con tiếc nuối
Đường chiến-đấu nhiêu khê!
Gom ước mơ, lý tưởng
Người chọn đường hy-sinh
Dù đang hưởng thanh-bình
Quyết khước từ không hưởng
Vì bụng đảng hẹp-hòi
Đánh người không bằng roi
“Rộng lượng”* đem tẩy não
Nên tự-do phải đòi!
Vì tự-do không có
Chữ thúc ép em ghi
Cho đồng-bào cố quốc
Lời của Người- Đã- Đi
Mấy ai đọc bằng hồn?
Lời người viết cô-đơn,
Gần nửa đời kêu cứu,
Khi dân ngày… khổ hơn?
Mấy kẻ nghe bằng tim,
Những uất nghẹn im-lìm,
Đã chôn vùi đáy biển,
Hoặc núi rừng Việt Nam ?
*Chính sách khoan hồng vô nhân đạo nhất thế giới: “cãi tạo”
LÍNH MŨ ĐỎ
Câu thơ viết, tặng anh Lính Mũ Đỏ
Từng ôm dù tung cánh rợp đường bay
Cánh Hoa Dù tô đẹp sắc màu mây
Từng chiến đấu hào hùng cho cờ thắm
Cơn “sóng đỏ” nhuộm bao nhiêu oan khuất
Cơm chiến trường, lửa đạn nếm, vì dân
Dẫu gian nan cách mấy chẳng sờn gan
Đem thân xác lót đường cho tổ quốc.
Từng ôm dù tung cánh rợp đường bay
Cánh Hoa Dù tô đẹp sắc màu mây
Từng chiến đấu hào hùng cho cờ thắm
Cơn “sóng đỏ” nhuộm bao nhiêu oan khuất
Cơm chiến trường, lửa đạn nếm, vì dân
Dẫu gian nan cách mấy chẳng sờn gan
Đem thân xác lót đường cho tổ quốc.
Anh đi chinh chiến khắp nơi ,
Mỹ Tho, Phú Quốc, Đầm Dơi, Định Tường .
Anh đi dãi nắng dầm sương ,
Vùng Bốn Chiến thuật dậm đường đã qua .
Gò Công, Bà Rịa, Biên Hoà ,
Tây Ninh, Bà Rá, Đức Hoà, Long An .
Anh đi mưa gió chẳng màng ,
Vùng Ba Chiến thuật gian nan không sờn .
Pleime, Phú Bổn, Qui Nhơn ,
Tam Quan, An Lão, Bồng Sơn, Chợ Bồng .
Anh đi trèo núi băng sông ,
Vùng hai Chiến thuật cũng không vắng chàng .
Ba Gia, Quảng Ngải, Việt An ,
Khe Sanh, Quảng Trị, Hội An, Phong Điền .
Anh đi đánh giặc triền miên ,
Vùng Một Chiến Thuật đảo điên kinh hoàng .
Anh đi bảo vệ giang san,
Một đời lính chiến vẻ vang tung hoành .
Em thương anh Lính Mũ Xanh ,
Bốn vùng Chiến thuật chân anh bước mòn .
Mỹ Tho, Phú Quốc, Đầm Dơi, Định Tường .
Anh đi dãi nắng dầm sương ,
Vùng Bốn Chiến thuật dậm đường đã qua .
Gò Công, Bà Rịa, Biên Hoà ,
Tây Ninh, Bà Rá, Đức Hoà, Long An .
Anh đi mưa gió chẳng màng ,
Vùng Ba Chiến thuật gian nan không sờn .
Pleime, Phú Bổn, Qui Nhơn ,
Tam Quan, An Lão, Bồng Sơn, Chợ Bồng .
Anh đi trèo núi băng sông ,
Vùng hai Chiến thuật cũng không vắng chàng .
Ba Gia, Quảng Ngải, Việt An ,
Khe Sanh, Quảng Trị, Hội An, Phong Điền .
Anh đi đánh giặc triền miên ,
Vùng Một Chiến Thuật đảo điên kinh hoàng .
Anh đi bảo vệ giang san,
Một đời lính chiến vẻ vang tung hoành .
Em thương anh Lính Mũ Xanh ,
Bốn vùng Chiến thuật chân anh bước mòn .
Lính mà em
Em trách anh sao gửi thư chậm thế,
Em đợi hoài sẽ giận cho xem.
Biên thư cho em bao giờ anh muốn thế,
Hành quân đường dài đấy chứ.
Lính mà em!
Anh gửi cho em mấy cành hoa dại,
Để làm quà, không về được em ơi,
Không dạo mát nửa đêm cùng em được,
Thôi đừng buồn em nhé.
Lính mà em!
Hẹn nghỉ phép, anh cùng em dạo phố,
Tay chiến binh đan đầu ngón tay mềm,
Em xót xa đời anh nhiều gian khổ,
Anh chỉ cười và nói:
Lính mà em!
Qua xóm nhỏ anh ghi dòng lưu niệm,
Trời mưa hai đứa đứng bên thềm,
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím,
Anh quen rồi, không lạnh.
Lính mà em!
Anh kể chuyện hành quân và gối súng,
Trăng đêm đầu không đủ viết thư đâu,
Biên thư cho em nét nhòe như vụng.
Hiểu giùm anh, em nhé!
Lính mà em.
Ghét anh ghê, chỉ có tài biện luận,
Làm người ta thêm nhớ thương nhiều.
Em xa lánh những ngày vui trên phố,
Để nhớ người hay nói
“Lính mà em”.
Em trách anh sao gửi thư chậm thế,
Em đợi hoài sẽ giận cho xem.
Biên thư cho em bao giờ anh muốn thế,
Hành quân đường dài đấy chứ.
Lính mà em!
Anh gửi cho em mấy cành hoa dại,
Để làm quà, không về được em ơi,
Không dạo mát nửa đêm cùng em được,
Thôi đừng buồn em nhé.
Lính mà em!
Hẹn nghỉ phép, anh cùng em dạo phố,
Tay chiến binh đan đầu ngón tay mềm,
Em xót xa đời anh nhiều gian khổ,
Anh chỉ cười và nói:
Lính mà em!
Qua xóm nhỏ anh ghi dòng lưu niệm,
Trời mưa hai đứa đứng bên thềm,
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím,
Anh quen rồi, không lạnh.
Lính mà em!
Anh kể chuyện hành quân và gối súng,
Trăng đêm đầu không đủ viết thư đâu,
Biên thư cho em nét nhòe như vụng.
Hiểu giùm anh, em nhé!
Lính mà em.
Ghét anh ghê, chỉ có tài biện luận,
Làm người ta thêm nhớ thương nhiều.
Em xa lánh những ngày vui trên phố,
Để nhớ người hay nói
“Lính mà em”.
Thùy Hương. Evan, Spencer, James hát
Thanh Phong hát
Mình ba đứa hôm nay gặp nhau
Nâng ly cà phê ngát mùi hương ngọt ngào
Chiều thu về gió lạnh đìu hiu
Thấy tâm tư dạt dào, thấy buồn buồn làm sao
Quán mơ xinh xinh lặng lẽ
Mưa tí tách bên hiên, nghe như ngàn lời não nề
Tay vàng, môi vàng đưa theo làn khói
Thuốc thơm, khói thơm bay lên tầng cao
Cuốn theo bao sầu thương
Tôi xông pha biên cương đã nhiều
Thương quê phận nghèo, nguyện đem chí hùng tranh đấu
Tôi lênh đênh trên khơi từng giờ
Ngăn quân giặc thù, chị mong tự do vương lên
Tôi hiên ngang bay trên bầu trời
Say sưa miệt mài, đường mây gió là muôn lối
Mình cùng là người trai sông núi
Gặp thời binh khói, tranh đấu là niềm vui
Đời như cánh chim bay ngàn phương
Chia ly rồi đây, mỗi người đi một đường
Chuyện tâm tình thôi đành dở dang
siết tay nhau một lần, kết chặt tình bạn thân
Chúc nhau nâng ly lần cuối
Cầu cho bọn mình, tuy xa mà tình chẳng rời
Quên buồn, quên sầu tìm vui mà sống
Nhớ nhau, mỗi năm thu sang về đây
Ba đứa nghe mưa chiều thu
Nâng ly cà phê ngát mùi hương ngọt ngào
Chiều thu về gió lạnh đìu hiu
Thấy tâm tư dạt dào, thấy buồn buồn làm sao
Quán mơ xinh xinh lặng lẽ
Mưa tí tách bên hiên, nghe như ngàn lời não nề
Tay vàng, môi vàng đưa theo làn khói
Thuốc thơm, khói thơm bay lên tầng cao
Cuốn theo bao sầu thương
Tôi xông pha biên cương đã nhiều
Thương quê phận nghèo, nguyện đem chí hùng tranh đấu
Tôi lênh đênh trên khơi từng giờ
Ngăn quân giặc thù, chị mong tự do vương lên
Tôi hiên ngang bay trên bầu trời
Say sưa miệt mài, đường mây gió là muôn lối
Mình cùng là người trai sông núi
Gặp thời binh khói, tranh đấu là niềm vui
Đời như cánh chim bay ngàn phương
Chia ly rồi đây, mỗi người đi một đường
Chuyện tâm tình thôi đành dở dang
siết tay nhau một lần, kết chặt tình bạn thân
Chúc nhau nâng ly lần cuối
Cầu cho bọn mình, tuy xa mà tình chẳng rời
Quên buồn, quên sầu tìm vui mà sống
Nhớ nhau, mỗi năm thu sang về đây
Ba đứa nghe mưa chiều thu
Hoàng Oanh hát
Sau ngày hành quân anh về vui trong chiến thăng
súng còn đeo vai đã viết thư cho người yêu
Em ơi! Thư vắng hơn tình
xin em đừng buồn, xin em đừng hờn
chớ bảo không thèm không đọc thư anh
Hay thôi anh đền em,
đền em anh dũng bội tinh
hay anh đền em
bằng chữ yêu mình vào cánh thư tình
Hôm qua hành quân dừng chân trên dãy đồi sim
anh vui nhiều hơn vì đọc thêm lá thư em
lời thư đẹp quá đọc đã bao nhiêu lần rồi
mà lòng vẫn còn vui
Sao còn giận anh hay là em anh đã thấu
chiến trường gian lao ít viết thư cho người yêu
Em ơi! Thư nếu chưa về
xin em đừng buồn, xin em đừng hờn
chớ bảo không thèm không nhận thư anh
Tâm Sự Người Lính Trẻ
Sáng tác Trần Thiện Thanh
Sáng tác Trần Thiện Thanh
Tuấn vũ hát
Từ khi anh thôi học, từ khi đôi lứa đôi đường
Từ sông ngăn núi trở tạ từ không nói nên lời
Từ khi gót sông hồ ngược xuôi,
Ôi những đêm thật dài hồn nghe thương nhớ ai
Một năm tìm vui nơi quan tái chưa về một lần,
dù chỉ một lần thôi
Tàn đêm anh chưa ngủ, lều sương in bóng trăng gầy
Đời trai chưa biết mỏi, ngại gì giông tố trong đời
Người ơi nếu hay rằng vì yêu
Vai áo tôi bạc màu để yên vui lối xưa.
Tình yêu vừa nhen tim đôi lứa xin hẹn một lời,
dù chỉ một lời thôi
Đầu Xuân mình yêu nhau, cuối hạ mình giã từ.
Mùa thu xuôi quân về biên khu
cho đến đông tàn chỉ nhận một lần thư.
Mong sau em anh hiểu đời lính dẫu phong trần
Nhưng yêu như yêu nhân tình và đậm đà như chúng mình
Những đêm hẹn hò, giận hờn rồi yêu nhau hơn
Từ khi anh thôi học, lòng thương biết mấy cho vừa
Từ khi ta cách trở, kỷ niệm chưa xóa bao giờ
Cầu xin tóc em còn màu xanh
Xin má em còn hồng, và môi em vẫn nồng
Đại đương tình yêu dâng cao sóng
Xin về ngập tràn lòng chúng mình chờ mong
Từ sông ngăn núi trở tạ từ không nói nên lời
Từ khi gót sông hồ ngược xuôi,
Ôi những đêm thật dài hồn nghe thương nhớ ai
Một năm tìm vui nơi quan tái chưa về một lần,
dù chỉ một lần thôi
Tàn đêm anh chưa ngủ, lều sương in bóng trăng gầy
Đời trai chưa biết mỏi, ngại gì giông tố trong đời
Người ơi nếu hay rằng vì yêu
Vai áo tôi bạc màu để yên vui lối xưa.
Tình yêu vừa nhen tim đôi lứa xin hẹn một lời,
dù chỉ một lời thôi
Đầu Xuân mình yêu nhau, cuối hạ mình giã từ.
Mùa thu xuôi quân về biên khu
cho đến đông tàn chỉ nhận một lần thư.
Mong sau em anh hiểu đời lính dẫu phong trần
Nhưng yêu như yêu nhân tình và đậm đà như chúng mình
Những đêm hẹn hò, giận hờn rồi yêu nhau hơn
Từ khi anh thôi học, lòng thương biết mấy cho vừa
Từ khi ta cách trở, kỷ niệm chưa xóa bao giờ
Cầu xin tóc em còn màu xanh
Xin má em còn hồng, và môi em vẫn nồng
Đại đương tình yêu dâng cao sóng
Xin về ngập tràn lòng chúng mình chờ mong
| ||||||||
(Nhạc và lời: Phạm Thế Mỹ) Phương Diễm Hạnh hát Tôi lại gặp anh người trai nơi chiến tuyến Súng trên vai bước lê qua đường phố Tôi lại gặp anh giờ đây nơi quán nhỏ Tuổi ba mươi mà ngỡ như trẻ thơ Nhớ gì từ ngày anh xa mái trường Nhớ gì từ ngày anh vui lên đường Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm Màu xanh áo người thương Nắng chiều đẹp quê hương Hay nhạc buồn đêm sương Tôi lại gặp anh trời đêm nay sáng quá Ánh trăng như hé cười sau ngàn lá Tôi lại gặp anh đường khuya vui bước nhỏ Kể nhau nghe chuyện cũ bao ngày qua Lối gầy về nhà anh hoa vẫn nở Kỷ niệm từ ngày xưa chưa xóa mờ Ánh đèn vàng ngoài ô vẫn còn đó Bạn anh vẫn còn đây Sống cuộc đời hôm nay Với bọn mình đêm nay Anh sống đời trai giữa núi đồi Tôi viết bài ca xây đời mới Bờ tre quê hương Tay súng anh gìn giữ Tôi hát vang giữa đời để người vui Thôi mình chia tay cầu mong anh chiến thắng Ánh trăng khuya sắp tàn trên hè phố Thôi mình chia tay rồi mai đây có về Quà cho tôi anh nhớ ghi bài thơ Nắng đẹp của bình minh đang hé chờ Nỗi buồn vui biệt ly chưa xóa mờ Súng thù từ rừng sâu vẫn còn đó Đừng lưu luyến gì đây Thôi bọn mình chia tay Thôi bọn mình chia tay Cho người vào cuộc chiến Sáng tác : Phan Trần trình bày : Thanh Thuý http://www.youtube.com/w...p8M&feature=related Anh bỏ trường xưa, bỏ áo thư sinh theo tiếng gọi lên đường Anh đi vì đất nước khổ đau Anh đi ... anh quên thân mình Em vì anh tóc bới chẳng lược cài Thôi điểm trang, má phấn chẳng cần dồi Xa phồn hoa với những chiều dập dìu Cho anh vững lòng ... anh đi Đêm rồi lại đêm, một bóng đơn côi em nhớ người phương trời Tâm tư chẳng biết nói cùng ai Đơn sơ ... em ghi đôi dòng Mong người đi giữa súng đạn chập chùng Xin hiểu cho giữa cát bụi thị thành Bao giờ em cũng vẫn bền một lòng Thương anh suốt đời ... anh ơi ! Mai kia anh trở về, anh trở về Dẫu rằng .... dẫu rằng không còn vẹn như xưa Dù anh trở về trên đôi nạng gỗ Dù anh trở về bằng chiếc xe lăn Hoặc anh trở về bằng chiến công đầy Tình em vẫn chẳng đổi thay Anh giờ ở đâu, Đồi núi cao nguyên hay cuối miền sông Hậu ? Đêm nay ở đó gió lạnh không ? Sương khuya có giăng giăng đầy Phương này em với những lời nguyện cầu Cho người đi sẽ có ngày trở về Cho tình ta thắm thiết tựa ngày đầu Xin cho chúng mình .... còn nhau HOA TRINH NỮ Một sáng, về thăm lại quê nhà, đặt chân trên con đường làng, hít hà mùi thơm nồng nàn của rơm rạ mới, chợt bâng khuâng nhớ về một thời thơ bé. Thủa đó, không có những con đường bê tông thẳng tắp mà là những con đường đất trầy trụt, rợp bóng của luỹ tre làng. Những con đường mòn chỉ quen thuộc với trung du có sim mua hoang dại, cằn cỗi, nở một chút tím để tự an ủi nỗi cô đơn. Con đường làng là sợi chỉ nâu, chỉ hồng khâu liền những thôn xóm, mảnh đất xa xôi cho cách biệt hoá nên gần. Không sầm uất đông vui nhưng nó là một phần cơ thể đất đai, phơi mình trong nắng ngút ngàn, dầm thân vào mưa chan lụt lội. Nó có đọng tiếng sấm tháng ba, tiếng giông tháng bảy, cho hạt nhãn bên vệ cỏ nẩy mầm, cho hoa cỏ mây xào xạc găm bước chân người, là những con ngõ nhỏ, lượn theo bờ ao, có cây dừa, cây vối, cây sung, ngã bóng xuống ao cho con rô, con trê bắt bóng làm Những con ngõ nhỏ, đường làng rợp bóng đều cong cong, đi giữa hai thảm cỏ, hai bên chỉ có cây dại và loài cỏ ven đường cũng đặc biệt lạ lùng. Trinh nữ và cỏ mây là hai loại cây hầu như ven đường nào cũng có. Trinh nữ bò lan mặt đất, lá như lá me, hoa nở từng chùm. Loài cây hay thẹn thùng, e lệ, hễ ai động bàn tay vào, lá trinh nữ cụp lại, héo rũ, tái nhợt như người con gái lần đầu chạm phải tay chàng trai... Thân và cuống lá trinh nữ cũng có gai, để tự vệ một cách yếu đuối, thiên nhiên đã tạo ra cho phù hợp với loại cây này. Còn cỏ mây, loài cỏ không bò lan như những loại cỏ khác, cây cỏ cao hơn đầu gối người, lá như lá lúa tẻ. Hoa cỏ mây tím như màu mây chiều. Mùa thu, hoa nở tím biếc như nhung, trải dài ra tít tắp. Trai gái yêu nhau, ngồi bên đường làng đều được hoa cỏ ghim vào áo quần, để khi họ chia tay nhau ra về, ngồi nhặt hoa cỏ, cầm cái màu tim tim trên tay cho lòng càng nhớ nhau. Rong ruổi trên mọi nẻo đường, ai có còn nhớ, một thời mình đã giấu cha, giấu mẹ, ngồi bên ngọn đèn dầu bên góc buồng nhặt hoa cỏ mây cho dài nỗi nhớ. Ai có lần xuýt xoa khi ngắt bông trinh nữ gai cào xước da tay. Bây giờ hoa cỏ mây vẫn cài nổi nhớ thương, tim tím chung thuỷ vào áo quần những trai gái mới tìm nhau. Hoa trinh nữ vẫn thẹn thùng, e lệ như xưa, cái nữ tính của loài cây dại trời phú cho ngàn đời vẫn thế. Ta về giẫm bàn chân trần trên cỏ, nghe bâng khuâng nhớ lại bao kỷ niệm của thời tấm bé. Nghe tiếng ai hò khoan mà thèm khát những lần hẹn hò trên những triền đê, cho cây trinh nữ xấu hổ thay người, cho hoa cỏ mây ghim cài nỗi nhớ. Phan Thị Mến Qua một rừng hoang gió núi theo sang rũ bụi đường trên vai Hái cây hoa dại lẻ loi bên đường gọi hoa Trinh Nữ Hoa Trinh Nữ không mặn mà bằng nàng hồng kiêu sa Hoa đâu dám khoe màu cùng một nàng cúc vàng tươi Hoa không bán hương thơm như nàng dạ lý trong vườn Nhưng hoa trinh nữ đẹp tựa chuyện tình 2 chúng ta Xưa thật là xưa, nhớ mấy cho vừa, nhớ mẹ kể đêm mưa Có ông vua trẻ xuất binh qua rừng dẹp quân xâm lấn Khi vua kéo quân về tình cờ gặp một giai nhân Vua xao xuyến tâm hồn mời nàng về chốn hoàng cung Truyền cho khắp dân gian đem lụa là đến cho nàng Trên ngôi cao chín tầng hoàng hậu đẹp hơn ánh sao Tôi không phải là vua nên mộng ước thật bình thường Như yêu một loài hoa trên vùng đá sỏi buồn phiền Loài hoa ko hương ko sắc màu Nhưng loài hoa biết xếp lá ngây thơ Tôi không phải là vua nên nào biết đến xa hoa Không ngọc ngà kiệu hoa ko nệm gấm ko cung son Tôi chỉ là người lính xa nhà Thấy hoa nhớ người yêu rất xa Nâng nhẹ một cây lá xếp trong tay lá ngủ thật mê say Ngỡ đôi mi gầy khép đêm trăng đầy cài theo cung ái Tôi nghe thoáng qua hồn mình vừa thành 1 quân vương Quân vương giữa hoa rừng lòng bàng hoàng nhớ người thương Và mong ước mai sau khi tan giặc nước vua về Cho giai nhân ngóng đợi chỉ một cành trinh nữ thôi Như Quỳnh hát Đốt Lá Trên Sân Phạm Duy Thái Hiền hát Nếu bé yêu anh, anh mời đến ở ! Dưới mái thô sơ, nơi vườn xanh cỏ Ngày thì chia nhau sách đọc, mới cũ Để chiều còn ra tưới vườn, quét lá Quét lá trên sân, vun thành đống nhỏ Bé sẽ cho anh cái quyền nhóm lửa Mặt trời đã tan, giữa chiều êm gió Một ngày ra đi với một chiều mơ. ĐIỆP KHÚC Khói, khói lên nhỏ nhoi Khói lên nhẹ hơi, khói lên lả lơi Khói, khói lên đầy vơi Khói lên tả tơi, khói lên mù khơi Khói, khói lên đẹp ngời. Bé có biết không khói mờ sắc huệ Khói trắng khơi lên kỷ niệm êm nhẹ Ngày nào xa xôi, cũng nhỏ như bé Ngày còn mẹ cha, những chiều đốt lá Khói nhắc cho anh những ngày vui khoẻ Bóng dáng quê hương, những chàng trai trẻ Hình ảnh quay tơ, cánh đồng thơm lúa Nhạc hành quân xa, trên nẻo đường ta. (repeat ĐIỆP KHÚC) + Đốt lá trên sân, nhớ từng đóm lửa Bến nước đêm xưa, chuyến đò neo ngủ Một bài dân ca ấm lòng quê cũ Ngọt ngào lời ru, mối tình ngàn xưa Đốt lá trên sân, khói mờ cay toả Nước mắt rưng rưng, anh nhiều mắc cở Ngọn lửa làm anh mắt mờ thương nhớ Chỉ làm cho em má hồng đẹp thêm. Huy Văn Mùa Sao Sáng Một mùa sao sáng đêm Noel Chúa sinh ra đời Người hẹn cùng tôi ngày về khi đất nước yên vui Quỳ lạy Mẹ Maria lòng Mẹ từ bi bao la Tấu khúc nhạc lên xin ơn trên ban cho nhà Nam Từ mùa đông trước qua mùa đông tiếp theo sau này Người bạn còn đi mà niềm tin vẫn thắm trên môi Giặc tràn về quê hương tôi giặc diệt niềm tin Ki-tô Lớp lớp đoàn chiên quyết sáng danh Chúa trên trời cao Ðêm nay tôi nhớ người xưa trở lại Chênh chếch mùa sao lạc loài Ôi những mùa sao lẻ loi Cho tôi thương nhớ mùa sao ngày nào Thương nhớ mùa sao hồng đào Ôi những mùa sao cách xa Một mùa đông giá hang Bêlem Chúa sinh ra đời Một trời đầy sao nghìn hào quang chiếu sáng ngôi cao Lạy Mẹ đồng trinh ban ơn người việt càng thương nhau hơn Ðất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao Mùa Sao Sáng Sáng tác: NGuyễn Văn Đông, Trình bày: Lệ Hằng http://youtu.be/VQS6Pumwbu0 TRẬN CHIẾN CÔ ĐƠN (thơ) ( Xin đặc biệt tặng anh Lê-phi-Ô và những chiến-sĩ kiêu hùng của Tiểu-đoàn 344/ĐP) . NXV ( Ustralia ) Trận chiến cô đơn anh hùng vẫn sống Giang sơn này từng giọt máu đào rơi Vẫn uy dũng giữa đất trời lồng lộng Trung hiếu* này da ngựa bọc xác phơi. Người biết chết vẫn ôm lòng chiến đấu Giử non sông xanh mạ giữa đông tàn Giữa thê lương trái tim còn nung nấu Diệt giặc thù dù thân thể nát tan. Người đã sống cho đất trời được sống Cùng dân lành bám đất giữ quê hương Cho đồng nương rợp lúa vàng xanh mộng Cho mắt người em gái bớt lệ vương. Anh chỉ còn phút giây này tử thủ 7 viên còn sót lại rửa hờn anh 6 viên kia dành trả thù cho nước Viên cuối cùng anh viết nốt sử xanh. NXVạn (Úc Châu) *Trung-hiếu cũng là danh hiệu truyền tin của anh LêphiÔ. Hoàng Oanh - Trung Chỉnh hát Đêm nay núi rừng gió nhẹ sang xuân Thoáng mùi mai nở đâu đây Nghe lòng lạc loài chơi vơi Khi xưa, những ngày binh lửa chưa sang Bếp hồng quây quần bên nhau Nghe Mẹ kể chuyện đời xưa Mẹ ơi con hứa con sẽ trở về Dù cho, dù cho xuân đã đi qua Dù cho én từng bầy bay về ngàn Dẫu gì rồi con cũng về Chỉ bên Mẹ là mùa xuân thôi. (Mùa Xuân Của Mẹ của nhạc sĩ Nhật Ngân) Chế Linh hát Nhớ xuân sang năm nào, bên bếp lửa vui, ngồi đan áo cho anh đôi mắt anh dịu buồn, nói anh sẽ về khi máu sương thôi ngừng rơi. Để giờ mình em và manh áo xám trên tay Dù rằng ngoài kia vang tiếng pháo đón giao thừa Bánh chưng rất xanh, với hoa rất vàng mà ngỡ là giấc mơ thanh bình. (Đan Áo Mùa Xuân, Phạm Thế Mỹ) Phương Hồng Quế hát Tôi đến đơn vị lại đi, nhọc hơi đâu đếm mỏi tháng ngày Khi cánh dù mang tin lại những cánh thư xinh hậu tuyến Tôi ngẩn ngơ biết mùa Xuân sang ... Ở đây không có hoa Mai, không có hoa Đào trang điểm trần ai Những lá khô rơi suốt năm dài như trong một chiều lòng tôi biết yêu ai. (Mùa Xuân Lá Khô của Ns Trần Thiện Thanh) Tuấn Vũ - Mỹ Huyền hát http://www.youtube.com/watch?v=-cNRC3KFwPs Quê hương trong thời đau thương Mùa Xuân chia ly là thường bao nhiêu khổ nhục tủi hờn Hát lên nhân loại, Trả buồn cho đông. (Mùa Xuân Trên Cao của Ns Trầm Tử Thiêng) Giao Linh hát Đầu xuân năm đó anh ra đi Mùa xuân này đến anh chưa về Những hôm vừa xong phiên gác chiều Ven rừng kín hoa mai vàng Chợt nhớ tới sắc áo năm nào em đến thăm gác nhỏ. (Đồn Vắng Đầu Xuân của Ns Trần Thiện Thanh) Nhật Trường hát Con biết bây giờ mẹ chờ em trông nhưng nếu con về bạn bè thương mong bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường không lẻ riêng mình êm ấm Mẹ ơi con xuân này vắng nhà Mẹ thương con xin đợi ngày mai... (Xuân này con không về của NS Trịnh Lâm Ngân) Duy Khánh hát http://www.youtube.com/watch?v=1Q6lD5WXqKI Bước sông hồ như đắm như mơ Trở về đây khi gió sang mùa Mong ước tìm cô gái Xuân xưa, cho vơi bao niềm nhớ Có ngờ đâu Xuân vắng người thơ. (Đón Xuân này nhớ Xuân kia của Ns Châu Kỳ ) Thanh Tuyền hát http://www.youtube.com/watch?v=2QdjWMN7TRM Tôi chúc muôn người mọi đều ước muốn Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình Để người anh yêu dấu quay về gia đình Tìm vui bên lửa ấm Tôi chúc yên lành người người khắp chốn Mong gió đưa duyên cho cô gái Xuân thì ước nguyện sao chóng thành rượu hồng xe duyên. (Cánh Thiệp Đầu Xuân của Lê Dinh & Minh Kỳ) Hương Lan hát Bảo Tuấn hát Đón Giao Thừa một phiên gác đêm Chào xuân đến súng xa vang rền Xác hoa tàn rơi trên báng súng Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi Bấy nhiêu tình là bao nước sông Trời thương nhớ cũng vương mây hồng Trách chi người đem thân giúp nước Đôi lần nhớ bâng khuâng, gượng cười hái hoa xuân Ngồi ngắm mấy nóc chòi tranh Mơ rằng đây mái nhà tranh Mà ước chiếc bánh ngày xuân Cùng hương khói vương niềm thuơng Ước mong nhiều đời không bấy nhiêu Vì mơ ước trắng như mây chiều Tủi duyên người năm năm tháng tháng Mong chờ ánh xuân sang, ngờ đâu đêm cứ đi Chốn biên thùy này xuân tới chi? Tình lính chiến khác chi bao người Nếu xuân về tang thương khắp lối Thương này khó cho vơi, thì đừng đến xuân ơi! Người Phế Binh Đêm Giao Thừa Người phế binh đêm giao thừa tôi và anh dìu nhau trong đêm tối tìm chổ ngồi trên chuyến bắc Cần Thơ Tôi một chân, anh đôi mắt đã mù... phà rời bến, anh đàn cho tôi hát * Anh dạo nhạc tiếng đàn như ai oán tôi cất lời nghe nghèn nghẹn trong tim "Em hỏi anh: "Bao giờ anh trở lại ?" Xin trả lời: "Mai mốt anh sẽ về" * Anh trở về kèm theo cây nạng gỗ, từ trại tù suối máu cuối tuần qua một cái chân đã bị đánh gãy lìa bởi một lũ mang danh là Giải Phóng * Phà cập bến tôi dìu anh cất bước bước về đâu đêm tối mịt mù xa... kiếp phế nhân với cuộc sống không nhà Tôi, Anh khóc... khi đời vừa đón tết !!! Hoàng Nhật Thơ
|
No comments:
Post a Comment