Hũ tro cốt của tướng Nguyễn khoa Nam ở chùa Già Lam - Bình Thạnh - Sài gòn vẫn có nhiều người đến viếng. Sinh vi tướng, tử vi thần chết vì tổ quốc, dân tộc sẽ mãi mãi được tưởng nhớ. Không ngại điều khó khăn có thể xảy đến, người dân vẫn ngưỡng mộ các anh hùng vị quốc vong thân.
Cô Hồn Chi Mộ
Trần Công Nhung
Từ một gợi ý trong email của một độc giả: “Nếu có dịp, ông ghé qua Thuận An tìm hiểu xem số thương vong của binh lính VNCH trong ngày di tản cuối tháng 3 năm 75 ở Thuận An nay ra sao”. Một email khác: “Nghe nói hơn một trăm ba mươi hài cốt của quân đội CH ở biển Thuận An đã có lăng mộ đàng hoàng, ông tìm xem”. Chuyện hơn 30 năm qua dường như vẫn chưa yên, vẫn còn đây đó, hình ảnh bi tráng ngày tàn binh ám ảnh hàng triệu người Việt hải ngoại cũng như quốc nội. Một chuyến tìm hiểu như vậy rất nên, một cá nhân còn tìm thăm huống là một tập thể cả trăm người, những người đã hy sinh cho một phần tổ quốc đã bị bỏ quên mấy thập kỷ qua.
Huế đi Thuận An khoảng 12km, cùng đường về đình Chuồn năm trước tôi đã đi, có con sông không rộng lắm, chạy song song với đường bộ. Bên kia sông nhà dân ở sát bờ, nhà nào cũng có bến để tắm giặt, đặc biệt có cả bè nuôi cá, hình ảnh gợi nhớ thời kỳ “phát triển kinh tế” sau 75: VAC (1), một thời kỳ hiếm hoi của lịch sử nước nhà. Những lúc dừng chân chụp ảnh, tôi hỏi người đi đường tên con sông, không ai biết, chỉ nói sông đào. Mãi gặp một cụ ông cho hay: “Phổ Lợi Hà, con sông đào từ thời Gia Long, có bia ở đàng kia”. Tìm thấy bia nhưng quá lâu ngày rêu mốc không còn nét chữ. Cụ cũng cho hay con sông chảy về cầu Diên Trường dưới Thuận An là hết. Con sông là nguồn nước sinh hoạt của dân sống hai bên bờ, nhưng về mùa khô lòng sông chỉ còn những vũng nước đục đầy rong rêu, phải dùng lon gạn múc từng ngụm, nửa ngày mới có được xô nước để rửa ráy giặt giũ.
Bên này cầu Diên Trường có một khu Resort khá lớn, hình ảnh phát triển về du lịch của Thuận An. Cầu Diên Trường qua phá Tam Giang, cầu mới xây vững chắc bề thế thay cho chiếc cầu cũ nay bỏ không. Đứng trên cầu nhìn phá Tam Giang có đập ngăn, có nò cá giăng giăng, có thuyền chài, phá rộng mênh mông chạy mãi về Cầu Hai. Tuy nhiên không ai có cảm giác sợ hãi như trước đây “Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”. Ngược lại phá Tam Giang còn cho người nghệ sĩ nhiều sáng tác về thi ca nhạc họa. Dưới chân cầu hai chiếc đò cặp bên nhau, áo quần hong phơi trên mui, không thấy người, nò cá đan chéo mấy đường linh động trong cảnh tĩnh mịch. Nơi này nhà thơ Tô Thùy Yên đã chợt nhớ…
Chiều trên phá Tam Giang
anh chợt nhớ em
nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ
đến bất tận
em ơi
em ơi
(Thơ Tô Thùy Yên)
Bến kia cầu có thêm khu “Siêu thị Thuận An, nơi mua sắm an toàn và tiết kiệm”, một trung tâm thương mãi của đô thị chứ không phải ngôi chợ làng chài. Với mấy nét phác họa về văn minh tiến bộ ngay cửa ngõ vào Thuận An, báo hiệu đây là một thị trấn lớn, tấp nập xa hoa. Kinh Dương Vương là đại lộ chính vào thị trấn, song chỉ được một đoạn rồi chia thành hai ngả, phố xá thưa thớt dần, buôn bán sơ sài. Tôi dừng một lúc ở ngả ba để tìm người hỏi chuyện lăng mộ. Không thấy ai tuổi lớn ngoài sáu bảy mươi, hỏi đàn bà con trẻ thì chỉ mất thì giờ. Cũng may một lát có ông già đạp xe đến quán mua thuốc lá, tôi chào: “Xin lỗi, chắc bác sống ở đây lâu lắm, bác cho tôi hỏi thăm một chuyện”. Ông lão ngờ ngợ một giây rồi hỏi lại:
- Tui sinh đẻ ở đây, chú ở mô mà hỏi chuyện chi rứa?
- Thưa bác, tui cũng ở Huế, lúc nhỏ hay về Thuận An tắm biển, xa Huế mấy mươi năm, chừ muốn tìm một vài người quen.
- Người mô tên chi?
Tôi liếc quanh thấy không ai tò mò vào việc mình, vội nói nhỏ với ông già:
- Bác biết khu lăng mô của lính VNCH ở mô chỉ giùm, tui muốn thăm.
Ông già cũng hạ thấp giọng:
- Cái nớ chú xuống đình An Dương hỏi, người ta mới cúng hôm qua.
Có người đi tới tôi nói to:
- Đình An Dương chỗ mô bác?
- Đưới (dưới) ni mấy cây số thôi.
Người đàn ông đi tới nghe thế hưởng ứng ngay:
- Chú cho tui quá giang, tui cũng về An Dương.
Một cuốc xe ôm miễn phí nhưng được việc. Chưa đầy 10 phút tôi đã đến trước ngôi đình khá đồ sộ uy nghi mới mẻ. Đình tọa lạc trên thế đất đồi cao hơn mặt đường gần 2 mét.
Ngôi đình làng An Dương kiến trúc rặt phong cách cổ kính của Huế, đặc biệt 4 trụ biểu mở ra ba lối lên đình thay cho tam quan, được thợ chuyên môn tạo tác vô cùng công phu. Mỗi trụ một Rồng giáng ôm quanh, cẩn bằng miểng chén, bình, lọ xưa, màu sắc rực rỡ, một công trình hiếm thấy. Trên đầu trụ lại đắp tháp ba tầng 12 mái giả, cũng là một kiểu mới thấy lần đầu, lối trang trí 4 trụ biểu toát lên sự tôn nghiêm cẩn trọng và linh ứng của ngôi đình làng. Đúng như lời ông già lúc nãy, đình đang thu dọn bàn ghế, đèn đóm, trống kèn, tôi chưa biết hỏi ai, cứ vờ ngắm cảnh đình, từ 4 trụ biểu đến phương đình có hai câu đối trên hai cột:
An lạc địa linh hải hà chung đúc lưu tú
Dương hòa nhân kiệt cảnh sắc dương quang huy
Trần Công Nhung
Từ một gợi ý trong email của một độc giả: “Nếu có dịp, ông ghé qua Thuận An tìm hiểu xem số thương vong của binh lính VNCH trong ngày di tản cuối tháng 3 năm 75 ở Thuận An nay ra sao”. Một email khác: “Nghe nói hơn một trăm ba mươi hài cốt của quân đội CH ở biển Thuận An đã có lăng mộ đàng hoàng, ông tìm xem”. Chuyện hơn 30 năm qua dường như vẫn chưa yên, vẫn còn đây đó, hình ảnh bi tráng ngày tàn binh ám ảnh hàng triệu người Việt hải ngoại cũng như quốc nội. Một chuyến tìm hiểu như vậy rất nên, một cá nhân còn tìm thăm huống là một tập thể cả trăm người, những người đã hy sinh cho một phần tổ quốc đã bị bỏ quên mấy thập kỷ qua.
Huế đi Thuận An khoảng 12km, cùng đường về đình Chuồn năm trước tôi đã đi, có con sông không rộng lắm, chạy song song với đường bộ. Bên kia sông nhà dân ở sát bờ, nhà nào cũng có bến để tắm giặt, đặc biệt có cả bè nuôi cá, hình ảnh gợi nhớ thời kỳ “phát triển kinh tế” sau 75: VAC (1), một thời kỳ hiếm hoi của lịch sử nước nhà. Những lúc dừng chân chụp ảnh, tôi hỏi người đi đường tên con sông, không ai biết, chỉ nói sông đào. Mãi gặp một cụ ông cho hay: “Phổ Lợi Hà, con sông đào từ thời Gia Long, có bia ở đàng kia”. Tìm thấy bia nhưng quá lâu ngày rêu mốc không còn nét chữ. Cụ cũng cho hay con sông chảy về cầu Diên Trường dưới Thuận An là hết. Con sông là nguồn nước sinh hoạt của dân sống hai bên bờ, nhưng về mùa khô lòng sông chỉ còn những vũng nước đục đầy rong rêu, phải dùng lon gạn múc từng ngụm, nửa ngày mới có được xô nước để rửa ráy giặt giũ.
Bên này cầu Diên Trường có một khu Resort khá lớn, hình ảnh phát triển về du lịch của Thuận An. Cầu Diên Trường qua phá Tam Giang, cầu mới xây vững chắc bề thế thay cho chiếc cầu cũ nay bỏ không. Đứng trên cầu nhìn phá Tam Giang có đập ngăn, có nò cá giăng giăng, có thuyền chài, phá rộng mênh mông chạy mãi về Cầu Hai. Tuy nhiên không ai có cảm giác sợ hãi như trước đây “Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”. Ngược lại phá Tam Giang còn cho người nghệ sĩ nhiều sáng tác về thi ca nhạc họa. Dưới chân cầu hai chiếc đò cặp bên nhau, áo quần hong phơi trên mui, không thấy người, nò cá đan chéo mấy đường linh động trong cảnh tĩnh mịch. Nơi này nhà thơ Tô Thùy Yên đã chợt nhớ…
Chiều trên phá Tam Giang
anh chợt nhớ em
nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ
đến bất tận
em ơi
em ơi
(Thơ Tô Thùy Yên)
Bến kia cầu có thêm khu “Siêu thị Thuận An, nơi mua sắm an toàn và tiết kiệm”, một trung tâm thương mãi của đô thị chứ không phải ngôi chợ làng chài. Với mấy nét phác họa về văn minh tiến bộ ngay cửa ngõ vào Thuận An, báo hiệu đây là một thị trấn lớn, tấp nập xa hoa. Kinh Dương Vương là đại lộ chính vào thị trấn, song chỉ được một đoạn rồi chia thành hai ngả, phố xá thưa thớt dần, buôn bán sơ sài. Tôi dừng một lúc ở ngả ba để tìm người hỏi chuyện lăng mộ. Không thấy ai tuổi lớn ngoài sáu bảy mươi, hỏi đàn bà con trẻ thì chỉ mất thì giờ. Cũng may một lát có ông già đạp xe đến quán mua thuốc lá, tôi chào: “Xin lỗi, chắc bác sống ở đây lâu lắm, bác cho tôi hỏi thăm một chuyện”. Ông lão ngờ ngợ một giây rồi hỏi lại:
- Tui sinh đẻ ở đây, chú ở mô mà hỏi chuyện chi rứa?
- Thưa bác, tui cũng ở Huế, lúc nhỏ hay về Thuận An tắm biển, xa Huế mấy mươi năm, chừ muốn tìm một vài người quen.
- Người mô tên chi?
Tôi liếc quanh thấy không ai tò mò vào việc mình, vội nói nhỏ với ông già:
- Bác biết khu lăng mô của lính VNCH ở mô chỉ giùm, tui muốn thăm.
Ông già cũng hạ thấp giọng:
- Cái nớ chú xuống đình An Dương hỏi, người ta mới cúng hôm qua.
Có người đi tới tôi nói to:
- Đình An Dương chỗ mô bác?
- Đưới (dưới) ni mấy cây số thôi.
Người đàn ông đi tới nghe thế hưởng ứng ngay:
- Chú cho tui quá giang, tui cũng về An Dương.
Một cuốc xe ôm miễn phí nhưng được việc. Chưa đầy 10 phút tôi đã đến trước ngôi đình khá đồ sộ uy nghi mới mẻ. Đình tọa lạc trên thế đất đồi cao hơn mặt đường gần 2 mét.
Ngôi đình làng An Dương kiến trúc rặt phong cách cổ kính của Huế, đặc biệt 4 trụ biểu mở ra ba lối lên đình thay cho tam quan, được thợ chuyên môn tạo tác vô cùng công phu. Mỗi trụ một Rồng giáng ôm quanh, cẩn bằng miểng chén, bình, lọ xưa, màu sắc rực rỡ, một công trình hiếm thấy. Trên đầu trụ lại đắp tháp ba tầng 12 mái giả, cũng là một kiểu mới thấy lần đầu, lối trang trí 4 trụ biểu toát lên sự tôn nghiêm cẩn trọng và linh ứng của ngôi đình làng. Đúng như lời ông già lúc nãy, đình đang thu dọn bàn ghế, đèn đóm, trống kèn, tôi chưa biết hỏi ai, cứ vờ ngắm cảnh đình, từ 4 trụ biểu đến phương đình có hai câu đối trên hai cột:
An lạc địa linh hải hà chung đúc lưu tú
Dương hòa nhân kiệt cảnh sắc dương quang huy
(Tạm dịch: Song biển đất thiêng An bình hun viên ngọc quí – Người hùng cảnh đẹp tỏa hào quang xứ Dương hiền).
Chiếc lư đồng vĩ đại trang trí theo lối cung đình, quai lư tạc 2 con rồng, 2 hạc vàng cao bằng đầu người chầu hai bên. Mặt sau có khắc 10 câu “tâm nguyện”, không phải thơ cũng không phải “bia ký”, nôm na là:
Đinh Hợi mùa xuân niên canh không bảy
Đón xuân dân làng hội tụ báo ân
Tưởng nhớ công lao tiền nhân khai dựng
An Dương làng Phước Lộc duyên- khai
Trẻ già trai gái trong ngoài nước
Góp của góp công chung ý nguyện
Bền bỉ chung sức đại tu ngôi đình
Thỏa lòng mong đợi bao năm tháng
Dựng đỉnh lư đồng phát nguyện tâm
Cung tiến Tiên Linh lưu truyền hậu thế.
Lời ghi trên lư đồng cho thấy dù đời sống thế nào, dân làng An Dương cũng không quên công ơn Tiên Tổ. Trong khi tôi đang loay hoay ghi chép thì có người đến hỏi:
- Xin lỗi chú là nhà báo?
- Dạ không, tôi chỉ là khách qua đường, thấy ngôi đình đẹp dừng lại xem.
- Đình cũng mới xây mấy năm nay.
Người đàn ông tỏ ra thân thiện của tôi thăm dò:
- Ngôi đình to ri chắc tốn kém lắm bác hỉ?
- Nói thiệt, cũng nhờ bà con bên tê giúp chớ dân đây nghèo lắm.
Được thể tôi hỏi nhỏ:
- Bác à, nghe nói An Dương có lăng mộ của lính miền Nam chết trận hồi 75, ở mô bác?
Ông già không trả lời mà nhìn quanh một vòng rồi hỏi lại:
- Rứa chú ở mô tới, vấn đề ni là nhạy cảm đó, chú hỏi mần chi?
Tôi phân trần một lúc ông già mới thông cảm, kéo tôi đến bên gốc bồ đề rồi tâm tình:
- Chuyện ni dài dòng lắm và phải qua nhiều năm dân An Dương mới làm được. Nhưng chính cũng nhờ bà con bên kia vận động tiền bạc chớ dân An Dương thì chỉ có tấm lòng thôi. Bên nớ có chị Thuận người An Dương mỗi lần về thăm đều nhờ bà con tìm kiếm hài cốt. Tháng 3 năm 75 số lính không ra được tàu bị bắn chết la liệt. Dân làng chỉ kịp moi cát lấp xuống ở mé biển.Về sau bị sóng lớn tràn vào lùa cát, hài cốt lòi ra, có cái trôi đi nơi khác. Một số dân gặp mang về âm thầm chôn trong vườn nơi vài ba bộ chứ không dám làm mả. Nhờ bên nớ quyên góp nên năm ngoái (2010) mới có điều kiện mở trai đàn cầu siêu và xây lăng. Mà cũng khó khăn lắm chớ không dễ mô. Chính quyền không cho làm, về sau phải nói trong số có cả hài cốt dân và bộ đội mới được phép làm, mà cũng nhỏ thôi, cũng không tên tuổi chi, phải ghi “Thập loại cô hồn”. Thôi thì có chỗ êm ấm là được rồi. (2)
- Bác có thể chỉ chỗ cho tôi đến thắp một nén nhang?
- Chú không tìm được mô, để tui coi có đứa mô biểu nó đưa chú đi.
Ông già đang dòm tìm người thì có một anh đi tới, ông thì thầm gì đó tôi không nghe, ông quay qua tôi:
- Chú chở thằng ni nó chỉ đường cho.
Ông cũng dặn hờ “đừng nói chi với nó nghe”.
Tôi vui vẻ chở người kia đi và hứa sẽ “bồi dưỡng”. Chạy ngược về thị trấn một đoạn rồi rẽ vào trong, quanh co qua mấy xóm, đồng bào ở đây thật rõ nghèo, không sáng sủa như ngoài đường cái. Tới rìa động cát, men theo đường mòn chạy qua khu nghĩa trang nhà giàu (không rõ của dân hay của cán bộ). Nhà mồ mà sang trọng hơn nhà ở. Đến chỗ đồi cát có vẻ hoang lạnh (mồ mả lơ thơ), tôi dừng xe, đi theo người dẫn đường. Lên đồi cát cao, mồ mả xuyềnh xoàng chả có vẻ gì là lăng mộ. Chỉ mấy phút tôi đến trước một khu lăng không lớn, có thành xây quanh cao chừng 1 mét, lên mấy bậc tam cấp, chính giữa có nhà bia vừa phải, bốn trụ đắp rồng, mái hai tầng có lưỡng long chầu nguyệt. Nhà bia không lớn nhưng công phu và đặc biệt hoa văn trang trí bằng nét khắc đơn giản, mạnh, không cẩn kiểng màu mè. Phần chữ khắc trên mặt bia màu nhũ hồng, nét chữ chân phương ngay ngắn, đúng chính tả chứ không nhếch nhác sai lạc như phần lớn thường thấy ở các “di tích văn hóa” được nhà nước công nhận. Nội dung bia ghi hàng dọc:
Hàng giữa: Phụng vị: Thập loại cô hồn hiển hách chi mộ
Bên phải: Mùa Xuân năm Canh Dần 2010
Bên trái: Nhân dân thôn An Dương phụng lập
Trong khuôn viên lăng có 6 hộc mộ xây, rộng hơn mét, dài chừng 10 mét. Bốn hộc mộ mặt rải đá dăm, 2 hộc còn khỏa đất. Bốn hộc mộ tập thể này có dựng hai bia nội dung và kích thước giống như bia đã mô tả.
Nhìn chung khu lăng mộ, nhà bia, từ mẫu thiết kế, xây dựng, trình bày, mang nét riêng biệt mạnh mẽ, sắc nét và ý nghĩa. Thử suy gẫm về một vài họa tiết trang trí: Biểu tượng ngọn lửa trên đầu bia, trúc mai hai bên cạnh bia….
Tôi đốt bó nhang vừa mua dưới xóm, đưa cho người dẫn đường một nửa, một nửa tôi khấn trước mộ bia: “… Kính bái liệt vị hương linh, những anh hùng vô danh đã cống hiến đời mình cho quê hương, nhờ các anh mà bao nhiêu người còn được sống đến hôm nay, nhờ các anh mà sử nước nhà có thêm những trang sáng ngời. Kính nguyện cầu quí liệt vị hương linh sớm được về nơi Tiên cảnh”. Tôi cắm hương xuống mộ bia trong khi khói nhang chan hòa với nước mắt.
Bây giờ mới thấy trời nắng gắt, nắng miền cát biển chói chang. Tôi trở lại chỗ để xe, trong trí vẫn còn đôi điều lắng đọng: Tiếng rằng lăng mộ anh hồn tử sĩ nhưng tên của “thập loại cô hồn”, nghĩa là nơi nằm của hồn oan giun dế, của chim muông dã thú… tuy nhiên là “cô hồn hiển hách” chứ không là “cô hồn các đảng” như lời nguyền rủa của thế gian. Thế cũng là niềm an ủi. Ai lìa dương thế cũng đều là cô hồn cả, nếu có tái ngộ gặp gỡ ai thì đó là chuyện cõi âm, còn có Diêm chúa chứ không phải muốn mà được.(1) VAC= Vườn ao chuồng: Trồng rau nuôi cá, chăn lợn. Hè phố cuốc lên trồng rau, bắp, chung cư nuôi heo, hồ nuôi cá…. Phát triển kinh tế theo XHCN.
(2) Như vậy là lăng mộ cho tập thể tử sĩ VNCH ở Thuận An là có thật, chuyện quyên góp tiền bạc chi tiêu xây cất, độc giả có thể tham khảo trên báo chí hoặc ở các tổ chức chuyên vấn đề này.
Tháng 6 - 2011
Chiếc lư đồng vĩ đại trang trí theo lối cung đình, quai lư tạc 2 con rồng, 2 hạc vàng cao bằng đầu người chầu hai bên. Mặt sau có khắc 10 câu “tâm nguyện”, không phải thơ cũng không phải “bia ký”, nôm na là:
Đinh Hợi mùa xuân niên canh không bảy
Đón xuân dân làng hội tụ báo ân
Tưởng nhớ công lao tiền nhân khai dựng
An Dương làng Phước Lộc duyên- khai
Trẻ già trai gái trong ngoài nước
Góp của góp công chung ý nguyện
Bền bỉ chung sức đại tu ngôi đình
Thỏa lòng mong đợi bao năm tháng
Dựng đỉnh lư đồng phát nguyện tâm
Cung tiến Tiên Linh lưu truyền hậu thế.
Lời ghi trên lư đồng cho thấy dù đời sống thế nào, dân làng An Dương cũng không quên công ơn Tiên Tổ. Trong khi tôi đang loay hoay ghi chép thì có người đến hỏi:
- Xin lỗi chú là nhà báo?
- Dạ không, tôi chỉ là khách qua đường, thấy ngôi đình đẹp dừng lại xem.
- Đình cũng mới xây mấy năm nay.
Người đàn ông tỏ ra thân thiện của tôi thăm dò:
- Ngôi đình to ri chắc tốn kém lắm bác hỉ?
- Nói thiệt, cũng nhờ bà con bên tê giúp chớ dân đây nghèo lắm.
Được thể tôi hỏi nhỏ:
- Bác à, nghe nói An Dương có lăng mộ của lính miền Nam chết trận hồi 75, ở mô bác?
Ông già không trả lời mà nhìn quanh một vòng rồi hỏi lại:
- Rứa chú ở mô tới, vấn đề ni là nhạy cảm đó, chú hỏi mần chi?
Tôi phân trần một lúc ông già mới thông cảm, kéo tôi đến bên gốc bồ đề rồi tâm tình:
- Chuyện ni dài dòng lắm và phải qua nhiều năm dân An Dương mới làm được. Nhưng chính cũng nhờ bà con bên kia vận động tiền bạc chớ dân An Dương thì chỉ có tấm lòng thôi. Bên nớ có chị Thuận người An Dương mỗi lần về thăm đều nhờ bà con tìm kiếm hài cốt. Tháng 3 năm 75 số lính không ra được tàu bị bắn chết la liệt. Dân làng chỉ kịp moi cát lấp xuống ở mé biển.Về sau bị sóng lớn tràn vào lùa cát, hài cốt lòi ra, có cái trôi đi nơi khác. Một số dân gặp mang về âm thầm chôn trong vườn nơi vài ba bộ chứ không dám làm mả. Nhờ bên nớ quyên góp nên năm ngoái (2010) mới có điều kiện mở trai đàn cầu siêu và xây lăng. Mà cũng khó khăn lắm chớ không dễ mô. Chính quyền không cho làm, về sau phải nói trong số có cả hài cốt dân và bộ đội mới được phép làm, mà cũng nhỏ thôi, cũng không tên tuổi chi, phải ghi “Thập loại cô hồn”. Thôi thì có chỗ êm ấm là được rồi. (2)
- Bác có thể chỉ chỗ cho tôi đến thắp một nén nhang?
- Chú không tìm được mô, để tui coi có đứa mô biểu nó đưa chú đi.
Ông già đang dòm tìm người thì có một anh đi tới, ông thì thầm gì đó tôi không nghe, ông quay qua tôi:
- Chú chở thằng ni nó chỉ đường cho.
Ông cũng dặn hờ “đừng nói chi với nó nghe”.
Tôi vui vẻ chở người kia đi và hứa sẽ “bồi dưỡng”. Chạy ngược về thị trấn một đoạn rồi rẽ vào trong, quanh co qua mấy xóm, đồng bào ở đây thật rõ nghèo, không sáng sủa như ngoài đường cái. Tới rìa động cát, men theo đường mòn chạy qua khu nghĩa trang nhà giàu (không rõ của dân hay của cán bộ). Nhà mồ mà sang trọng hơn nhà ở. Đến chỗ đồi cát có vẻ hoang lạnh (mồ mả lơ thơ), tôi dừng xe, đi theo người dẫn đường. Lên đồi cát cao, mồ mả xuyềnh xoàng chả có vẻ gì là lăng mộ. Chỉ mấy phút tôi đến trước một khu lăng không lớn, có thành xây quanh cao chừng 1 mét, lên mấy bậc tam cấp, chính giữa có nhà bia vừa phải, bốn trụ đắp rồng, mái hai tầng có lưỡng long chầu nguyệt. Nhà bia không lớn nhưng công phu và đặc biệt hoa văn trang trí bằng nét khắc đơn giản, mạnh, không cẩn kiểng màu mè. Phần chữ khắc trên mặt bia màu nhũ hồng, nét chữ chân phương ngay ngắn, đúng chính tả chứ không nhếch nhác sai lạc như phần lớn thường thấy ở các “di tích văn hóa” được nhà nước công nhận. Nội dung bia ghi hàng dọc:
Hàng giữa: Phụng vị: Thập loại cô hồn hiển hách chi mộ
Bên phải: Mùa Xuân năm Canh Dần 2010
Bên trái: Nhân dân thôn An Dương phụng lập
Trong khuôn viên lăng có 6 hộc mộ xây, rộng hơn mét, dài chừng 10 mét. Bốn hộc mộ mặt rải đá dăm, 2 hộc còn khỏa đất. Bốn hộc mộ tập thể này có dựng hai bia nội dung và kích thước giống như bia đã mô tả.
Nhìn chung khu lăng mộ, nhà bia, từ mẫu thiết kế, xây dựng, trình bày, mang nét riêng biệt mạnh mẽ, sắc nét và ý nghĩa. Thử suy gẫm về một vài họa tiết trang trí: Biểu tượng ngọn lửa trên đầu bia, trúc mai hai bên cạnh bia….
Tôi đốt bó nhang vừa mua dưới xóm, đưa cho người dẫn đường một nửa, một nửa tôi khấn trước mộ bia: “… Kính bái liệt vị hương linh, những anh hùng vô danh đã cống hiến đời mình cho quê hương, nhờ các anh mà bao nhiêu người còn được sống đến hôm nay, nhờ các anh mà sử nước nhà có thêm những trang sáng ngời. Kính nguyện cầu quí liệt vị hương linh sớm được về nơi Tiên cảnh”. Tôi cắm hương xuống mộ bia trong khi khói nhang chan hòa với nước mắt.
Bây giờ mới thấy trời nắng gắt, nắng miền cát biển chói chang. Tôi trở lại chỗ để xe, trong trí vẫn còn đôi điều lắng đọng: Tiếng rằng lăng mộ anh hồn tử sĩ nhưng tên của “thập loại cô hồn”, nghĩa là nơi nằm của hồn oan giun dế, của chim muông dã thú… tuy nhiên là “cô hồn hiển hách” chứ không là “cô hồn các đảng” như lời nguyền rủa của thế gian. Thế cũng là niềm an ủi. Ai lìa dương thế cũng đều là cô hồn cả, nếu có tái ngộ gặp gỡ ai thì đó là chuyện cõi âm, còn có Diêm chúa chứ không phải muốn mà được.(1) VAC= Vườn ao chuồng: Trồng rau nuôi cá, chăn lợn. Hè phố cuốc lên trồng rau, bắp, chung cư nuôi heo, hồ nuôi cá…. Phát triển kinh tế theo XHCN.
(2) Như vậy là lăng mộ cho tập thể tử sĩ VNCH ở Thuận An là có thật, chuyện quyên góp tiền bạc chi tiêu xây cất, độc giả có thể tham khảo trên báo chí hoặc ở các tổ chức chuyên vấn đề này.
Tháng 6 - 2011
No comments:
Post a Comment