KHÚC CA ANH HÙNG TỬ
Phút giây Anh liều mình
Quê hương nghiêng mình nhận
Ngày tàn cơn chiến trận
Mũ Nâu ơi ! Hy sinh ...
Tên Anh vào Lịch Sử
Người kiêu hùng hiến dâng
Xây thành bằng xác thân
Khúc ca Anh Hùng Tử ...
Nghe hồn oan Sông Núi
Theo hương khói lặng nhìn
Trên Đất Mẹ oai linh
Bao đớn đau hờn tủi
Đâu hồn xưa vương vấn
Trong thân xác lấp vùi
Đâu người sống ngậm ngùi
Ngập cõi lòng uất hận
Như Thương
Hồ Ngọc Cẩn
Quyết chiến, cùng dân giữ tỉnh nhà
Trả thù, giặc cộng bắt ông ra
Cần Thơ bịt mắt đem hành quyết
"Cứ giết nhưng đừng bịt mắt ta
Để ta nhìn nước, dân lần cuối"
Anh hùng muôn thuở sử hùng ca!
Trả thù, giặc cộng bắt ông ra
Cần Thơ bịt mắt đem hành quyết
"Cứ giết nhưng đừng bịt mắt ta
Để ta nhìn nước, dân lần cuối"
Anh hùng muôn thuở sử hùng ca!
Ngô Minh Hằng
ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN,
TỈNH TRƯỞNG CHƯƠNG THIỆN
VỊ QUỐC VONG THÂN
TỈNH TRƯỞNG CHƯƠNG THIỆN
VỊ QUỐC VONG THÂN
Không đội trời chung với sói lang
Một còn một mất, chẳng đầu hàng
Mắt trừng họng súng, lời danh thép!
Miệng thét quân thù, dạ sắt gang!
"Cộng Sản độc tài, quân cướp nước!"
"Tự do dân chủ ... vẫn hiên ngang!"
Pháp trường nhỏ lệ ngùi thương tiếc
Một tấm trung can tỏ đá vàng !
Một còn một mất, chẳng đầu hàng
Mắt trừng họng súng, lời danh thép!
Miệng thét quân thù, dạ sắt gang!
"Cộng Sản độc tài, quân cướp nước!"
"Tự do dân chủ ... vẫn hiên ngang!"
Pháp trường nhỏ lệ ngùi thương tiếc
Một tấm trung can tỏ đá vàng !
Hồ Công Tâm
[Trích thi phẩm Vịnh 100 Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại]
[Trích thi phẩm Vịnh 100 Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại]
HƠI THỞ VIỆT NAM
( Ðể tưởng niệm Trung Tá Cảnh Sát Long, người đã tuẩn tiết dưới chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến tại Sài Gòn sáng ngày 30-4-1975)
Trên đám cỏ này là nơi anh đã nằm
Trên nắm đất này là nơi máu anh đã nhỏ
Ðất vẫn một màu nâu
Cỏ vẫn một màu xanh muôn thuở
Mặt trời mỗi sớm vẫn rọi vào làm lóng lánh
những giọt sương
Như đôi mắt sáng của anh
Lần cuối cùng ngửa mặt nhìn tổ quốc yêu thương
Dưới chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến.
Trung Tá Long !
Họ của anh là gì vẫn chưa ai biết
Có phải là Ngô, Ðinh, Lý, Trần hay Lê, Nguyễn...Văn Long ?
Không, tên của anh đã bắt đầu
Từ ở núi, ở rừng, ở biển, ở sông
Ở những câu chuyện thần tiên mẹ thường hay kể
Từ thuở Cha Lạc Long dắt năm mươi con xuống bể
Mẹ Âu Cơ dắt một nửa lên ngàn
Từ thuở bầy chim Lạc chắp cánh bay về
vùng nắng ấm phương Nam
Xây tổ bên sông Hồng, sông Cửu
Tên của anh đã bắt đầu khi con rồng Việt Nam
phun lửa đốt rừng dựng nên bờ cõi
Truyền vào lồng ngực anh hơi thở vào đời
Hơi thở Việt Nam hòa trong anh suốt thuở làm người
Sáng ba mươi anh trở về với mẹ
Hồn anh bay giữa trời quê hương
Một màu tang quạnh quẽ
Tổ quốc nghiêng mình tiễn biệt một người con.
Lòng anh đau khi nghe tiếng chiếc xe tăng
Ðang nghiền nát Sài Gòn
Hy vọng chết dưới mỗi lằn xích sắt
Viên đạn Nga bắn vào tim nước Việt
Lưỡi lê Tàu đâm thủng ngực dân Nam
Ôi ! có bao giờ trong suốt bốn nghìn năm
Mà đất trời quê hương ta buồn như hôm ấy
Những mẹ, những cha, những cụ già, em bé
Ngơ ngác nhìn nhau, sợ hải, kinh hoàng.
Một chế độ vừa bắt đầu
Bằng hận thù, khủng bố, lầm than
Bằng tiếng xích T54 đay nghiến hồn dân tộc
Xé nát lòng anh bao hờn căm và tủi nhục
Anh đã chọn cho mình một cách chết quang vinh.
Anh ngã xuống giữa Sài Gòn không để lại đủ họ tên
Nhưng lịch sử nghìn năm sau vẫn nhớ.
Trung Tá Long !
Mây vẫn bay trên đầu anh mỗi chiều, mỗi sớm
Mặt trời mọc mỗi ngày làm lóng lánh giọt sương mai
Như nước mắt mẹ già nhỏ xuống xác con trai
Như ánh mắt chị nhìn chồng trong giờ vĩnh biệt
Ðất vẫn một màu nâu đậm đà như tình người dân Việt
Nơi anh nằm hoa cỏ vẫn xanh tươi.
Máu anh rơi để làm đẹp cuộc đời
Tô thắm đường các em sẽ đến
Các em là thuyền nhờ có anh là bến
Trong cuộc hải hành này anh là ngọn hải đăng soi
Ðường tự do dù còn lắm chông gai
Nhưng đã có anh mang niềm tin đi trước
Cám ơn anh, người con yêu đất nước
Ðã truyền lại cho muôn đời hơi thở Việt Nam.
Trần Trung Ðạo
Trên nắm đất này là nơi máu anh đã nhỏ
Ðất vẫn một màu nâu
Cỏ vẫn một màu xanh muôn thuở
Mặt trời mỗi sớm vẫn rọi vào làm lóng lánh
những giọt sương
Như đôi mắt sáng của anh
Lần cuối cùng ngửa mặt nhìn tổ quốc yêu thương
Dưới chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến.
Trung Tá Long !
Họ của anh là gì vẫn chưa ai biết
Có phải là Ngô, Ðinh, Lý, Trần hay Lê, Nguyễn...Văn Long ?
Không, tên của anh đã bắt đầu
Từ ở núi, ở rừng, ở biển, ở sông
Ở những câu chuyện thần tiên mẹ thường hay kể
Từ thuở Cha Lạc Long dắt năm mươi con xuống bể
Mẹ Âu Cơ dắt một nửa lên ngàn
Từ thuở bầy chim Lạc chắp cánh bay về
vùng nắng ấm phương Nam
Xây tổ bên sông Hồng, sông Cửu
Tên của anh đã bắt đầu khi con rồng Việt Nam
phun lửa đốt rừng dựng nên bờ cõi
Truyền vào lồng ngực anh hơi thở vào đời
Hơi thở Việt Nam hòa trong anh suốt thuở làm người
Sáng ba mươi anh trở về với mẹ
Hồn anh bay giữa trời quê hương
Một màu tang quạnh quẽ
Tổ quốc nghiêng mình tiễn biệt một người con.
Lòng anh đau khi nghe tiếng chiếc xe tăng
Ðang nghiền nát Sài Gòn
Hy vọng chết dưới mỗi lằn xích sắt
Viên đạn Nga bắn vào tim nước Việt
Lưỡi lê Tàu đâm thủng ngực dân Nam
Ôi ! có bao giờ trong suốt bốn nghìn năm
Mà đất trời quê hương ta buồn như hôm ấy
Những mẹ, những cha, những cụ già, em bé
Ngơ ngác nhìn nhau, sợ hải, kinh hoàng.
Một chế độ vừa bắt đầu
Bằng hận thù, khủng bố, lầm than
Bằng tiếng xích T54 đay nghiến hồn dân tộc
Xé nát lòng anh bao hờn căm và tủi nhục
Anh đã chọn cho mình một cách chết quang vinh.
Anh ngã xuống giữa Sài Gòn không để lại đủ họ tên
Nhưng lịch sử nghìn năm sau vẫn nhớ.
Trung Tá Long !
Mây vẫn bay trên đầu anh mỗi chiều, mỗi sớm
Mặt trời mọc mỗi ngày làm lóng lánh giọt sương mai
Như nước mắt mẹ già nhỏ xuống xác con trai
Như ánh mắt chị nhìn chồng trong giờ vĩnh biệt
Ðất vẫn một màu nâu đậm đà như tình người dân Việt
Nơi anh nằm hoa cỏ vẫn xanh tươi.
Máu anh rơi để làm đẹp cuộc đời
Tô thắm đường các em sẽ đến
Các em là thuyền nhờ có anh là bến
Trong cuộc hải hành này anh là ngọn hải đăng soi
Ðường tự do dù còn lắm chông gai
Nhưng đã có anh mang niềm tin đi trước
Cám ơn anh, người con yêu đất nước
Ðã truyền lại cho muôn đời hơi thở Việt Nam.
Trần Trung Ðạo
KHÓC NGUYỄN MẠNH DŨNG
Mày lại nhắc tới thằng con nhà Dũng
Làm tao buồn lệ ứa thấm mặn môi
Đếm ngón tay thôi thế nó xa rồi
Đi vĩnh viễn vào vòng tay Mẹ đợi
Thế là nó đã một đời oanh liệt
Kiếp phù du đã trả nợ non sông
Tao vất vưởng cùng mày trên xứ lạ
Xót lòng thay dòng máu Lạc con Rồng...!
Thế là hết một đời trai đất Việt
Nó hiên ngang bước thẳng tới quân thù
Máu đã tan vào không gian bất tận
Xác nhập vào lòng mẹ đến thiên thu
Dũng ơi ! Tao khóc mày 30 năm muộn
Lòng tao đau và lệ ứa tràn mi
Nói gì đây đời trai vào chinh chiến
Tao vẫn còn nhưng mày đã ra đi...!
Chinh Nguyên
Kỷ Niệm Tháng 4 Đen 2006
Làm tao buồn lệ ứa thấm mặn môi
Đếm ngón tay thôi thế nó xa rồi
Đi vĩnh viễn vào vòng tay Mẹ đợi
Thế là nó đã một đời oanh liệt
Kiếp phù du đã trả nợ non sông
Tao vất vưởng cùng mày trên xứ lạ
Xót lòng thay dòng máu Lạc con Rồng...!
Thế là hết một đời trai đất Việt
Nó hiên ngang bước thẳng tới quân thù
Máu đã tan vào không gian bất tận
Xác nhập vào lòng mẹ đến thiên thu
Dũng ơi ! Tao khóc mày 30 năm muộn
Lòng tao đau và lệ ứa tràn mi
Nói gì đây đời trai vào chinh chiến
Tao vẫn còn nhưng mày đã ra đi...!
Chinh Nguyên
Kỷ Niệm Tháng 4 Đen 2006
GIỜ ÐÂY SÔNG NÚI VẪN TANG THƯƠNG
tháng tư năm đó ta còn nhớ
Phan Thiết chìm trong lửa bạo tàn
mười chín giặc về gieo khổ hận
đạn tăng nghiền nát vạn con tim
tháng tư hè tới ve rền hát
hoa vẫn vô tư nhuộm đất trời
xác phượng nằm bên thây lính trận
máu đào hòa lẫn cánh hoa tươi
tháng tư bỏ mẹ ta ra biển
mười chín ngày nao chẳng xóa mờ
trên khắp nẻo đường quê lửa đạn
tay người biền mẫu vẫy con thơ
tháng tư mất nước sầu ly xứ
ta viết thơ say giữa cuộc say
với bạn với tình pha máu lệ
với đời thương hận úa sông mây
tháng tư biển lộng màu xanh gió
tiếng nhạn làm ta khóc nhớ nhà
mùi muối thấm vào da chát mặn
khiến càng héo hắt bước quê xa
tháng tư trong quán bên đường vắng
chờ bạn mình ta uống rượu suông
soi mặt vào ly thêm thấy lạ
sau bao nhieu năm hận miên trường
tháng tư lại tới buồn hơn trước
bạn bỏ ta đi tận cuối trời
đứa chết nghèo buồn nơi xóm biển
thằng phơi xác lạnh với đơn côi
tháng tư mất nước sao quên được
đồng đội năm nao xác ngập đường
nơi bến, trên tàu, trong xóm nhỏ
những ngày tù ngục sống thê lương
mấy mươi năm sầu trăng cổ mộ
mình hẹn nhau trong cõi tuyệt mù
quê cũ em lên cầu ngóng gió
bên này ta đợi chắc thiên thu
tháng ba giặc chiếm Ban Mê Thuộc
Phan Thiết tháng tư xác ngập đường
cả nước tháng năm thành địa ngục
giờ đây sông núi vận đau thương
mường giang
tháng tư năm đó ta còn nhớ
Phan Thiết chìm trong lửa bạo tàn
mười chín giặc về gieo khổ hận
đạn tăng nghiền nát vạn con tim
tháng tư hè tới ve rền hát
hoa vẫn vô tư nhuộm đất trời
xác phượng nằm bên thây lính trận
máu đào hòa lẫn cánh hoa tươi
tháng tư bỏ mẹ ta ra biển
mười chín ngày nao chẳng xóa mờ
trên khắp nẻo đường quê lửa đạn
tay người biền mẫu vẫy con thơ
tháng tư mất nước sầu ly xứ
ta viết thơ say giữa cuộc say
với bạn với tình pha máu lệ
với đời thương hận úa sông mây
tháng tư biển lộng màu xanh gió
tiếng nhạn làm ta khóc nhớ nhà
mùi muối thấm vào da chát mặn
khiến càng héo hắt bước quê xa
tháng tư trong quán bên đường vắng
chờ bạn mình ta uống rượu suông
soi mặt vào ly thêm thấy lạ
sau bao nhieu năm hận miên trường
tháng tư lại tới buồn hơn trước
bạn bỏ ta đi tận cuối trời
đứa chết nghèo buồn nơi xóm biển
thằng phơi xác lạnh với đơn côi
tháng tư mất nước sao quên được
đồng đội năm nao xác ngập đường
nơi bến, trên tàu, trong xóm nhỏ
những ngày tù ngục sống thê lương
mấy mươi năm sầu trăng cổ mộ
mình hẹn nhau trong cõi tuyệt mù
quê cũ em lên cầu ngóng gió
bên này ta đợi chắc thiên thu
tháng ba giặc chiếm Ban Mê Thuộc
Phan Thiết tháng tư xác ngập đường
cả nước tháng năm thành địa ngục
giờ đây sông núi vận đau thương
mường giang
Những Người Lính Năm Xưa
nhạc: Văn Sơn Trường
thơ : Nguyễn Thị Thanh Dương
Tiếng hát: Hiếu Trang
http://www.youtube.com/watch?v=WBBSdYeDtcI
Năm xưa chồng tôi là người lính,
Nơi vùng lửa đạn,
Mồ hôi anh đã đổ,
Từ Hố Bò Bình Dương, Bình Long,
Đến Thừa Thiên, Quảng Trị.
Rồi một ngày anh gục ngã,
Tại chiến trường Tây Ninh.
Tôi góa phụ xuân xanh,
Con thơ chưa tròn tuổi,
Tiễn đưa anh lần cuối,
Về nghĩa trang quân đọi Biên Hòa
Đã bao nhiêu năm qua,....
Bây giờ,
Tôi ở nơi xa,
Đã có cuộc đời khác.
Nhưng đôi lúc nghĩ đến anh tôi vẫn khóc,
Thương tiếc xa xăm.
Tôi về tìm mộ bia anh giữa chập chùng cỏ dại cây hoang,
Để thắp một nén nhang,
Nhớ người lính của một thời chinh chiến,
Nhớ người chồng của một thuở gối chăn.
Năm xưa chồng tôi là người lính,
Một lần hành quân,
Anh đã bị thương,
Máu anh loang ướt vạt cỏ ven đường.
Ôi, mảnh đất không tên,
Đã giữ chút máu xương người lính trẻ.
Đã bao nhiêu năm qua,
Bây giờ,
Anh thương binh tàn tạ.
Sống trên quê hương đôi khi vẫn thấy mình xa lạ,
Bạn bè anh,
Kẻ mất người còn,
Kẻ quên người nhớ,
Kẻ vô tình giữa dòng đời vất vả.
Năm xưa chồng tôi là người lính,
Nồng nhiệt tuổi đôi mươi,
Lần đầu tiên ra chiến trường,
Anh mất tích không tìm thấy xác.
Mẹ anh khóc cạn khô dòng nước mắt,
Lòng tôi nát tan.
Đã bao nhiêu năm,
Vẫn không có tin anh,
Anh ơi, dù quê hương mình đã hết chiến tranh,
Tàn cơn khói lửa,
Nhưng không phải là một quê hương như anh ước mơ.
Anh đã biết chưa?
Hỡi người tử sĩ không tên không một nấm mồ.!!!
Năm xưa chồng tôi là người lính,
Sống sót trở về sau cuộc đao binh,
Sau những tháng năm tù tội,
Bây giờ anh không còn trẻ nữa.
Lìa xa quê hương,
Sống ở xứ người.
Những năm thánh chinh chiến đã đi qua,
Nhưng vết thương đời còn ở lại,
Trong lòng anh,
Trong lòng những người lính năm xưa.
Nguyễn Thị Thanh Dương
Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân."
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân."
Sào Nam PHAN BỘI CHÂU
Nén Hương Chiến Sĩ Vô Danh
Quê hương anh triền miên trong khói lửa
Hết Tàu,Tây rồi "Hồ-Cộng-Liên Sô"
Làm thân trai anh đáp nợ hải hồ
Soi gương sáng của tiền nhân thuở trước.
Anh chiến sĩ vô danh tình non nước
Bảo Quốc,an dân,trăm họ ấm êm
Hơn hai mươi năm,suốt mấy ngàn đêm
Anh gian khổ âm thầm trong khói lửa.
Đã bao trận cuồng phong anh quyết tử
Như Huế Đô,An Lộc,Bình Trị Thiên...
Dù tàn hơi,dù máu đổ triền miên
Vẫn chiến đấu cho "Tự Do-Công Lý"
Tổ Quốc nguy tay súng anh không nghỉ
Trấn Cao Nguyên rồi án ngự Dầu Giây
Thủ Sài Gòn dù thịt nát tan thây
Lòng nức nở Tây Ninh và Quảng Trị
Anh chiến sĩ vô danh người tri kỷ
Chết không mồ cũng không nén hương nhang
Không vòng hoa cũng không tiếng chuông than
Ôi ! Bức tử một chiều xuân tan tác
Anh nằm xuống là nước nhà đổ nát
Cảnh tù đày, áp bức kể từ đây
Mẹ Việt đau lệ nhỏ rót đong đầy
Trên xác lạnh người vô danh Vị Quốc !
Hết Tàu,Tây rồi "Hồ-Cộng-Liên Sô"
Làm thân trai anh đáp nợ hải hồ
Soi gương sáng của tiền nhân thuở trước.
Anh chiến sĩ vô danh tình non nước
Bảo Quốc,an dân,trăm họ ấm êm
Hơn hai mươi năm,suốt mấy ngàn đêm
Anh gian khổ âm thầm trong khói lửa.
Đã bao trận cuồng phong anh quyết tử
Như Huế Đô,An Lộc,Bình Trị Thiên...
Dù tàn hơi,dù máu đổ triền miên
Vẫn chiến đấu cho "Tự Do-Công Lý"
Tổ Quốc nguy tay súng anh không nghỉ
Trấn Cao Nguyên rồi án ngự Dầu Giây
Thủ Sài Gòn dù thịt nát tan thây
Lòng nức nở Tây Ninh và Quảng Trị
Anh chiến sĩ vô danh người tri kỷ
Chết không mồ cũng không nén hương nhang
Không vòng hoa cũng không tiếng chuông than
Ôi ! Bức tử một chiều xuân tan tác
Anh nằm xuống là nước nhà đổ nát
Cảnh tù đày, áp bức kể từ đây
Mẹ Việt đau lệ nhỏ rót đong đầy
Trên xác lạnh người vô danh Vị Quốc !
"Anh Hùng Vô Danh"
Tác giả Đằng Phương - Nguyễn Hgọc Huy viết tặng những chiến sĩ anh hùng vô danh của QLVNCH.
Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước
Họ là những kẻ tự nghìn muôn thuở trước
Ðã phá rừng xẻ núi lấp đồng sâu
Và làm cho những đất cát hoang vu
Biến thành những giải sơn hà gấm vóc
Họ là những kẻ không nài đường hiểm hóc
Không ngại xa hăng hái vượt trùng sơn
Ðể âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn
Cuộc Nam tiến mở giang sơn lớn rộng
Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng
Ðã xông vào khói lửa, quyết liều thân
Ðể bảo vệ Tự-Do cho Tổ-Quốc
Trong chiến đấu không nài muôn khó nhọc
Cười hiểm nguy, bất chấp nổi gian nan
Người thất cơ đành thịt nát xương tan
Những kẻ sống, lòng son không biến chuyển
Và đến lúc nước nhà vui, thoát hiểm
Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa
Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà
Ðể sống lại cuộc đời trong bóng tối
Họ là những kẻ anh hùng không tên tuổi
Trong loạn ly, như giữa lúc thanh bình
Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh
Dâng Ðất Nước cả cuộc đời trong sạch
Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lể vật
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông
Và anh hùng chung với tấm tình trung
Ðã hoà hợp làm linh hồn giống Việt.
Ðằng-Phương Nguyễn Ngọc Huy
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước
Họ là những kẻ tự nghìn muôn thuở trước
Ðã phá rừng xẻ núi lấp đồng sâu
Và làm cho những đất cát hoang vu
Biến thành những giải sơn hà gấm vóc
Họ là những kẻ không nài đường hiểm hóc
Không ngại xa hăng hái vượt trùng sơn
Ðể âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn
Cuộc Nam tiến mở giang sơn lớn rộng
Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng
Ðã xông vào khói lửa, quyết liều thân
Ðể bảo vệ Tự-Do cho Tổ-Quốc
Trong chiến đấu không nài muôn khó nhọc
Cười hiểm nguy, bất chấp nổi gian nan
Người thất cơ đành thịt nát xương tan
Những kẻ sống, lòng son không biến chuyển
Và đến lúc nước nhà vui, thoát hiểm
Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa
Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà
Ðể sống lại cuộc đời trong bóng tối
Họ là những kẻ anh hùng không tên tuổi
Trong loạn ly, như giữa lúc thanh bình
Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh
Dâng Ðất Nước cả cuộc đời trong sạch
Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lể vật
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông
Và anh hùng chung với tấm tình trung
Ðã hoà hợp làm linh hồn giống Việt.
Ðằng-Phương Nguyễn Ngọc Huy
TƯỞNG NHỚ
(Nén hương lòng, kính dâng những Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà
đã anh dũng hy sinh cho chính nghĩa, cho Tổ Quốc Việt Nam)
đã anh dũng hy sinh cho chính nghĩa, cho Tổ Quốc Việt Nam)
Lòng tôi, một nén hương, thành kính
Xin thắp và xin tưởng nhớ Người
Hỡi những Anh Hùng dân tộc Việt
Máu xương Anh hiến dựng xây đời
Vì yêu dân, nước nên Anh nhận
Trách nhiệm người trai buổi nhiễu nhương
Tôi cảm ơn Anh, tôi ngưỡng phục
Tấm lòng son sắt với quê hương!
Anh đem dũng cảm, đem kinh lược
Chiến đấu, Anh ngăn bước giặc thù
Nguy hiểm không sờn, không nhụt chí
Cho dầu gục ngã giữa âm u ...
Dakto, An Lộc hay Rừng Sát
Quảng Trị, Pleime hoặc Hạ Lào
Anh đã hào hùng trong chiến thắng
Hào hùng trong cả bước gian lao!
Từ bờ Bến Hải xuôi Đồng Tháp
Có dấu chân Anh khắp bốn vùng
Xương máu Anh trong từng mạch đất
Trong từng nhịp thở của non sông!
Hồn Anh hoà với hồn sông núi
Dẫu chẳng bia xanh, chẳng sử vàng
Nhưng đã muôn đơì dân tộc Việt
Nhớ ơn bồi đắp, giữ giang san!
Trong từng giọt nước, từng thân cỏ
Phảng phất như Anh đã mỉm cười
Có tháng Tư nào loang máu đỏ
Quê buồn như mắt lệ Anh rơi !!!
Tháng Tư, ôi tháng Tư oan nghiệt
Ai xé mà tan những mảnh đời
Những gói poncho không đất phủ
Những đau buồn muôn kiếp khôn nguôi
Tháng Tư, ôi tháng Tư đau xót
Có những người trai chết vội vàng
Và có những người không sống nhục
Chọn cho mình cái chết vinh quang!
Anh hy sinh thế vì dân, nước
Tôi biết ơn và thương tiếc anh
Anh, đã Anh Hùng dân tộc Việt
Cho dù hoang mộ có VÔ DANH !
Ngô Minh Hằng
Xin thắp và xin tưởng nhớ Người
Hỡi những Anh Hùng dân tộc Việt
Máu xương Anh hiến dựng xây đời
Vì yêu dân, nước nên Anh nhận
Trách nhiệm người trai buổi nhiễu nhương
Tôi cảm ơn Anh, tôi ngưỡng phục
Tấm lòng son sắt với quê hương!
Anh đem dũng cảm, đem kinh lược
Chiến đấu, Anh ngăn bước giặc thù
Nguy hiểm không sờn, không nhụt chí
Cho dầu gục ngã giữa âm u ...
Dakto, An Lộc hay Rừng Sát
Quảng Trị, Pleime hoặc Hạ Lào
Anh đã hào hùng trong chiến thắng
Hào hùng trong cả bước gian lao!
Từ bờ Bến Hải xuôi Đồng Tháp
Có dấu chân Anh khắp bốn vùng
Xương máu Anh trong từng mạch đất
Trong từng nhịp thở của non sông!
Hồn Anh hoà với hồn sông núi
Dẫu chẳng bia xanh, chẳng sử vàng
Nhưng đã muôn đơì dân tộc Việt
Nhớ ơn bồi đắp, giữ giang san!
Trong từng giọt nước, từng thân cỏ
Phảng phất như Anh đã mỉm cười
Có tháng Tư nào loang máu đỏ
Quê buồn như mắt lệ Anh rơi !!!
Tháng Tư, ôi tháng Tư oan nghiệt
Ai xé mà tan những mảnh đời
Những gói poncho không đất phủ
Những đau buồn muôn kiếp khôn nguôi
Tháng Tư, ôi tháng Tư đau xót
Có những người trai chết vội vàng
Và có những người không sống nhục
Chọn cho mình cái chết vinh quang!
Anh hy sinh thế vì dân, nước
Tôi biết ơn và thương tiếc anh
Anh, đã Anh Hùng dân tộc Việt
Cho dù hoang mộ có VÔ DANH !
Ngô Minh Hằng
ANH HÙNG VÔ DANH
( Một nén hương tưởng niệm vị anh hùng vô danh trong lịch
sử . Xin cảm ơn một người bạn đã kể lại câu chuyện thương
tâm nhưng hào hùng này của người đàn bà Việt nam, vợ một
vị Trung sĩ của quân lực VNCH. Bà đã sát cánh với chồng để
chiến đấu chống lại cuộc tấn công xâm lược khốc liệt
của CSVN tại một căn cứ ở Phước Tuỵ Và chính bà cũng là
người phủ lá cờ vàng lên thi thể của chồng sau khi vị anh
hùng tuẫn tiết vì lệnh đầu hàng ngày 30/4.1975. Trong giai
đoạn lịch sử này, có thể đây chỉ là một trường hợp trong
nhiều trường hợp tương tự mà chúng ta không biết vì không
có người kể lạị Mong rằng bài thơ nhỏ bé này là một bông
hồng, là những lời tôn vinh của tác giả gởi đến người
phụ nữ Việt Nam can đảm khả kính hiện ở vùng đất nào đó
trên quả điạ cầu.)
Hai tay nâng mảnh khăn tang
Trăm năm thôi vĩnh biệt Chàng từ đây!
Vì đâu đến nước non này
Lệnh kia sao lại trói tay anh hùng ?
Trước hờn bức tử non sông
Thiên thu đâu lẽ thẹn cùng cỏ cây !?
Mịt mù bốn phía trời mây
Tiếng gầm đại bác, tiếng cày xe tăng
Phút giây oan nghiệt bất bằng
Giận cơn hồng thủy cuốn phăng sơn hà
Âm thầm, Chàng bỏ lại ta...
Giữa trăm ngàn nỗi xót xa nghẹn ngào!
Kỳ đài, cờ rũ trên cao
Ngỡ ngàng nghe lệnh chiến hào bỏ không
Đau thương, nhìn lại xác chồng
Chàng đi theo nước, em không trách Chàng!
Xé manh áo, quấn khăn tang
Lên đầu con trẻ, hai hàng lệ rơi
Xa nhau! ... Vĩnh biệt nhau rồi ...
Mà không nói được một lời từ ly !
Mắt thần chẳng khép làn mi
Một dòng máu đỏ, tứ chi lạnh dần
Ôm chồng, thân ngã vào thân
Tứ bề pháo giặc xa gần ầm vang
Hai tay nâng lá cờ vàng
Phủ lên cho ấm lòng Chàng, lòng ta!
Tên Chàng dù chẳng sử hoa
Nhưng hồn Chàng đã nhập hòa núi sông
VÔ DANH VẠN THUỞ ANH HÙNG!!!
Ngô Minh Hằng
( Một nén hương tưởng niệm vị anh hùng vô danh trong lịch
sử . Xin cảm ơn một người bạn đã kể lại câu chuyện thương
tâm nhưng hào hùng này của người đàn bà Việt nam, vợ một
vị Trung sĩ của quân lực VNCH. Bà đã sát cánh với chồng để
chiến đấu chống lại cuộc tấn công xâm lược khốc liệt
của CSVN tại một căn cứ ở Phước Tuỵ Và chính bà cũng là
người phủ lá cờ vàng lên thi thể của chồng sau khi vị anh
hùng tuẫn tiết vì lệnh đầu hàng ngày 30/4.1975. Trong giai
đoạn lịch sử này, có thể đây chỉ là một trường hợp trong
nhiều trường hợp tương tự mà chúng ta không biết vì không
có người kể lạị Mong rằng bài thơ nhỏ bé này là một bông
hồng, là những lời tôn vinh của tác giả gởi đến người
phụ nữ Việt Nam can đảm khả kính hiện ở vùng đất nào đó
trên quả điạ cầu.)
Hai tay nâng mảnh khăn tang
Trăm năm thôi vĩnh biệt Chàng từ đây!
Vì đâu đến nước non này
Lệnh kia sao lại trói tay anh hùng ?
Trước hờn bức tử non sông
Thiên thu đâu lẽ thẹn cùng cỏ cây !?
Mịt mù bốn phía trời mây
Tiếng gầm đại bác, tiếng cày xe tăng
Phút giây oan nghiệt bất bằng
Giận cơn hồng thủy cuốn phăng sơn hà
Âm thầm, Chàng bỏ lại ta...
Giữa trăm ngàn nỗi xót xa nghẹn ngào!
Kỳ đài, cờ rũ trên cao
Ngỡ ngàng nghe lệnh chiến hào bỏ không
Đau thương, nhìn lại xác chồng
Chàng đi theo nước, em không trách Chàng!
Xé manh áo, quấn khăn tang
Lên đầu con trẻ, hai hàng lệ rơi
Xa nhau! ... Vĩnh biệt nhau rồi ...
Mà không nói được một lời từ ly !
Mắt thần chẳng khép làn mi
Một dòng máu đỏ, tứ chi lạnh dần
Ôm chồng, thân ngã vào thân
Tứ bề pháo giặc xa gần ầm vang
Hai tay nâng lá cờ vàng
Phủ lên cho ấm lòng Chàng, lòng ta!
Tên Chàng dù chẳng sử hoa
Nhưng hồn Chàng đã nhập hòa núi sông
VÔ DANH VẠN THUỞ ANH HÙNG!!!
Ngô Minh Hằng
No comments:
Post a Comment