Thursday, May 23, 2024

Tác phẩm “Kẻ Nằm Vùng” (Sympathizer) của Nguyễn Thanh Việt

DCV: Một tác giả gốc Việt đã được giải thưởng cao quý của Mỹ, Pulitzer, cho hạng mục tiểu thuyết. Đó là ông Việt Thanh Nguyễn. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông. Tác giả sinh ra ở Việt Nam nhưng lớn lên tại Mỹ, hiện giảng dạy tại Đại học Nam California (USC).

Cuốn sách của ông từng được The New York Times chọn đây là một trong 100 tác phẩm văn học quan trọng của năm 2015.

Rất nhiều người Việt chưa được biết tới hay nghe đến tác phẩm này. Để có thể đưa ra một cái nhìn khái quát, chúng tôi xin đăng lại bài giới thiệu sách dưới đây.

———————————————-

ctv1
Đất nước càng mạnh thì người dân càng có xu hướng coi nước mình là nhân vật chính trong những hoạt cảnh đôi khi nhốn nháo, nhưng thường là đầy bi thảm của lịch sử. Chúng ta là như thế, những công dân của một siêu cường, đã coi cuộc chiến tranh Việt Nam là một bi kịch của riêng nước Mỹ, trong đó,những vùng đất hừng hực của voi và hổ chỉ là bối cảnh còn người Việt Nam thì chỉ những diễn viên phụ.

Quan điểm đó được phản ánh trong văn học – và Việt Nam từng là một cuộc chiến văn chương, nó đã tạo ra một thư viện khổng lồ các tác phẩm hư cấu và phi hư cấu. Trong tất cả những tác phẩm đó, bạn sẽ chỉ tìm thấy một ít (tác phẩm A Good Scent From a Strange Mountain của Robert Olen Butler xuất hiện trong đầu) với các nhân vật nói tiếng Việt.

Hollywood còn dĩ Mỹ vi trung (coi Mỹ là trung tâm) hơn nữa. Trong những bộ phim như “Apocalypse Now” và “Platoon”, người Việt Nam (thường thì những người châu Á khác đóng vai người Việt) chỉ là những vai phụ, nhiệm vụ chính dường như chỉ là chết hoặc than khóc giữa những đống tro tàn của ngôi làng đã bị thiêu rụi.

Điều đó đã đưa tôi đến với cuốn tiểu thuyết đầu tay tuyệt vời – “The Sympathizer” của Nguyễn Thanh Việt. Nguyễn, sinh ra ở Việt Nam nhưng lớn lên ở Hoa Kỳ, mang tới cho ta bức tranh đặc biệt về chiến tranh và hậu quả của nó. Cuốn sách của ông lấp đầy khoảng trống trong văn học, cho những người trước đây chưa có tiếng nói lên tiếng, trong khi buộc những người còn lại trong chúng ta nhìn vào các sự kiện cách đây 40 năm với ánh sáng mới.

Nhưng cuốn tiểu thuyết bi hài kịch này vượt ra ngoài bối cảnh lịch sử, đủ sức rọi sáng chủ đề phổ quát hơn: quan niệm sai lầm và sự hiểu lầm liên tục giữa Đông và Tây, và tình trạng tiến thoái lưỡng nan về đạo đức mà người ta buộc phải lựa chọn không phải giữa đúng và sai, mà giữa hai cái đúng. Nhân vật chính là một người vô danh – người kể chuyện, một nhân vật đáng nhớ dù nặc danh, là một người Việt đã Mỹ hóa với một trái tim và tâm trí bị phân chia. Tài khéo của Nguyễn trong việc mô tả tính cách nước đôi này có thể sánh với các bậc thầy văn chương như Conrad, Greene và le Carré.

Tính nước đôi, theo nghĩa đen, nằm ngay trong máu của nhân vật chính, vì đấy là một người con lai, con trai ngoài giá thú của một bà mẹ người Việt, tuổi teen (người mà anh ta yêu thương) và một linh mục Công giáo người Pháp (người mà anh ta ghét). Việc anh được giáo dục ở Hoa Kỳ, nơi anh ta học nói tiếng Anh đúng điệu và có thêm một mối quan hệ yêu-ghét khác, đấy là đất nước mà anh ta cảm thấy đã đặt ra quá nhiều từ “siêu” (siêu thị, siêu cao tốc, Super Bow, v.v.) “từ ngân hàng liên bang của tính tự đại của mình” – càng mở rộng thêm sự chia rẽ trong tính cách của anh ta.

Khả năng làm xiếc của người kể chuyện nhằm tạo ra sự cân bằng giữa hai thế giới là điểm mạnh và cũng là điểm yếu của tác giả, như ông đã làm cho rõ trong dòng mở đầu:

Tôi là gián điệp, một người đang ngủ, một con quỷ, một người có hai bộ mặt. Có lẽ, không có gì ngạc nhiên, tôi còn là một người có hai bộ óc, … có thể nhìn thấy mọi vấn đề từ cả hai phía. Đôi khi tôi tâng bốc mình rằng đây là một tài năng”, anh ta tiếp tục, nhưng “tôi tự hỏi, tôi có cái gì để được gọi là tài năng. Nói cho cùng, tài năng là cái mà bạn sử dụng, chứ không phải cái sử dụng bạn. Bạn không thể không sử dụng tài năng, tài năng sở hữu bạn – đó là một mối nguy”.

Câu chuyện của nhân vật chính, dưới hình thức một lời thú tội được viết cho một người đàn ông bí ẩn, được gọi là “người chỉ huy”, bắt đầu vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi lực lượng Cộng sản đã tiến sát Sài Gòn. Người kể chuyện là sĩ quan phụ tá cho “viên tướng”, (một trong mấy nhân vật, tương tự như người kể chuyện, không bao giờ được nhắc đến tên), giám đốc cảnh sát quốc gia của Nam Việt Nam và cùng với nó, Lực lưọng đặc nhiệm, tức là cảnh sát mật.

Nhưng người kể chuyện còn là một gián điệp hai mang, một điệp viên bí mật của Cộng sản, có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của viên tướng và Lực lượng đặc nhiệm. Người bạn thân nhất của anh ta là Bon, một sát thủ hoạt động trong chương trình Phượng hoàng (Phoenix) của CIA, “một người yêu nước chân chính”, tình nguyện tham gia chiến đấu sau khi Cộng sản giết bố của anh ta vì tội làm trưởng thôn. Người chỉ huy của người kể chuyện là người miền Bắc, tên là Man, cũng là một người bạn cũ. Thật vậy, người kể chuyện, Bon và Man là bạn cùng trường từ thời trung học, đã từng thề thốt trung thành với nhau bằng cách trích máu ăn thề. Mối quan hệ phức tạp này, với người kể chuyện đứng ở giữa, bị giằng xé bởi lòng trung thành đầy xung đột, là thực đơn cho những vụ phản bội bi thảm, hết lần này đến lần khác.

Thông qua một nhân viên C.I.A., tên Claude, người kể chuyện đã hối lộ để chuẩn bị cho viên tướng, vợ của ông và đại gia đình của họ di tản sang Mỹ bằng đường hàng không. Bon và vợ con cũng sẽ được đưa đi. Người kể chuyện muốn ở lại và giữ địa vị của mình trong nước Việt Nam thống nhất, nhưng Man, tin rằng viên tướng và nhóm của ông ta sẽ tiến hành cuộc phản cách mạng từ nước ngoài, đã giao cho anh ta nhiệm vụ mới, thực ra là tiếp tục nhiệm vụ cũ: “Viên tướng không phải là người duy nhất có kế hoạch tiếp tục chiến đấu”, anh ta giải thích. “Chiến tranh đã diễn ra quá lâu, họ không thể dừng lại một cách đơn giản như thế được. Chúng ta cần phải có người theo dõi chúng”.

Nguyễn cho ta thấy hình ảnh cực kỳ hấp dẫn về sự sụp đổ của Sài Gòn, hỗn loạn, lộn xộn và khủng bố, khi người kể chuyện cùng với những người khác chạy trốn dưới cơn bão hoả lực của Việt Cộng và quân đội Bắc Việt. Vợ và con của Bon bị giết trước khi máy bay cất cánh, thêm hai cái chết nữa để anh ta báo thù.

Món hổ lốn nhiều tình tiết của câu chuyện được trình bày trong 50 trang đầu của cuốn tiểu thuyết, sau đó thì diễn ra chậm hơn. Từ khởi đầu ngắn gọn, dữ dội như thế, chúng ta sẽ chuyển sang trải nghiệm của người kể chuyện trong vai của người tị nạn kiêm điệp viên ở Los Angeles. Anh ta làm công việc văn phòng với vị giáo sư cũ của mình, có tình cảm với một người phụ nữ Mỹ gốc Nhật đã lớn tuổi và gửi thư cho Man (viết bằng mực hoá học), qua trung gian ở Paris. Ở đây, cuốn tiểu thuyết trở thành vừa kinh dị vừa có tính châm biếm xã hội. Nếu bạn thích tác phẩm khôi hài được vẽ bằng than củi, thì đây là phần vui nhất của cuốn sách, mặc dù nó đôi khi bị mất giá vì những nhận xét đáng lẽ nên dành cho những show diễn trên truyền hình chứ không phải dành cho một cuốn tiểu thuyết nghiêm túc.

Hoạt động gián điệp của người kể chuyện dẫn anh ta đến một bước đột phá vào ngành công nghiệp điện ảnh. Anh ta được một đạo diễn thuê, (ông đạo diễn này có nét giống Francis Ford Coppola), để tìm người Việt trong một trại tị nạn ở Philippines đóng những vai phụ trong bộ phim (gần giống với Apocalypse Now). Nguyễn khéo léo xử lý âm thanh luôn biến đổi của các trường đoạn, lúc vui, lúc buồn, trong quá trình người kể chuyện tìm cách làm những việc mà Nguyễn đã làm: phi Mỹ hóa bức tranh về chiến tranh. Nhưng, khác Nguyễn, anh ta đã thất bại.

Sau đó, không khí trở nên buồn bã hơn. Người kể chuyện rơi vào mạng lưới của sự lừa dối và phản bội, do vai trò kép và sự phân li trong tâm hồn anh ta giăng ra. Sự nghi ngờ của Man chứng tỏ là chính xác: Viên tướng và một số người cứng rắn khác, cảm thấy có tội vì đã không chiến đấu cho đến chết, kéo lê cuộc đời nhàm chán của họ ở Mỹ (viên tướng là chủ một cửa hàng bán rượu), lập kế hoạch cho một cuộc đổ bộ phản cách mạng, với sự giúp đỡ của một nghị sĩ cánh hữu.

Người kể chuyện giúp lập kế hoạch, nhưng lại gửi báo cáo cho Man. Tuy nhiên, để tránh bị lộ, anh ta buộc phải tham gia vào hai vụ ám sát. Một nạn nhân là “thiếu tá nhậu nhẹt”, sĩ quan cũ của Lực lương đặc nhiệm trước đây, người kia là một nhà báo người Việt, làm cho một tờ báo ở California. Những đoạn mô tả các vụ giết người căng thẳng, phức tạp về mặt tâm lý, đầy mê hoặc. Lương tâm của người kể chuyện trở nên rách nát như toàn bộ con người của anh ta. “Sự ăn năn về cái chết của viên thiếu tá nhậu nhẹt rung lên trong tôi vài lần một ngày, kiên trì như người đòi nợ”, ông nghĩ.

Cuối cùng, viên tướng cũng tập hợp một đội quân khố rách áo ôm, xuất thân từ những cựu chiến binh của Nam Việt Nam, được người Mỹ vũ trang và tài trợ. Man, biết rõ kế hoạch, ông ta ra lệnh cho người kể chuyện ở lại Mỹ, ngay cả khi đội quân này quay trở lại châu Á, nhưng, một lần nữa, anh ta lại bị lòng trung thành đã bị chia đôi vò xé. Anh ta cảm thấy phải đi để cứu Bon, người anh em kết nghĩa của mình, khỏi chết trong một nhiệm vụ mà anh ta tin chắc là một nhiệm vụ có tính tự sát. Anh ta thấy mình rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan quen thuộc, “không biết làm sao tôi có thể phản bội Bon, đồng thời lại có thể cứu anh”.

Tình anh em kết nghĩa mạnh hơn hệ tư tưởng. Người kể chuyện tham gia đội quân của viên tướng. Có thể đoán trước được những chuyện sẽ xảy ra; mọi chuyện đều có thể xảy ra với người kể chuyện và Bon, nhưng Tôi không muốn đưa ra bất cứ điều gì, trừ việc nói rằng trong chương cuối cùng, “Cảm tình viên” là một thành công của thể loại phi lý, có thể đã được viết bởi Kafka hay Genet.

Khi câu chuyện dần được hé mở, nhân vật chính đưa ra nhiều khám phá đáng ngạc nhiên, trong đó có bản sắc của ông chủ của chính viên chỉ huy – chính ủy. Trong những cuộc thẩm vấn, người kể chuyện tạm thời bị mất trí; nhưng trong cơn điên loạn tâm trí của anh ta lại trở nên rõ ràng. Anh ta thấy rằng cuộc cách mạng mà anh ta đã hy sinh quá nhiều đã phản bội lại anh và phản bội tất cả những người đã chiến đấu vì nó – như tất cả các cuộc cách mạng vẫn thường làm.

Ngay cả những người chỉ huy cũng phải thừa nhận rằng thành quả của chiến thắng đã bị thối rữa và đến lượt mình, người kể chuyện phải nhận ra “câu chuyện đùa này, về việc làm sao mà một cuộc cách mạng chiến đấu vì độc lập tự do lại có thể làm ra những điều còn ít giá trị hơn cả số không”.

Nhưng mặc khải đã tạo được một sự hiểu biết sâu sắc, nó đã cứu anh ta khỏi tuyệt vọng hoàn toàn: “Bất chấp tất cả – vâng, bất chấp tất cả mọi thứ, khi đối mặt với không có gì”, anh ta viết ở cuối lời “thú nhận” – cũng là cuối tác phẩm này, “chúng tôi vẫn coi mình là người cách mạng. Chúng tôi vẫn là những người hy vọng nhất, người cách mạng tìm kiếm cuộc cách mạng, mặc dù chúng tôi sẽ không cãi khi được gọi là người mơ mộng bị bỏ bùa mê… Chúng tôi không thể là những người đơn độc! Hàng ngàn người khác phải nhìn chằm chằm vào bóng tối như chúng tôi, bị những ý nghĩ đầy tai tiếng, những hy vọng ngông cuồng và kế hoạch bị cấm đoán kẹp chặt. Chúng tôi nằm đợi thời điểm thích hợp và sự nghiệp chính nghĩa, mà ở thời điểm này, chỉ đơn giản là muốn sống”.

Philip Caputo là tác giả cuốn “A Rumor of War” và 14 tác phẩm khác.

Phạm Nguyên Trường dịch từ nguyên bản nytimes.com

8 comments:

  1. trích => Philip Caputo là tác giả cuốn “A Rumor of War” và 14 tác phẩm khác.
    Phạm Nguyên Trường dịch từ nguyên bản nytimes.com
    ----------------------------------
    STD_SOG
    Đó chỉ là chuyện Tiểu thyết để...câu khách.
    Còn sau đây là chuyện thật, đã đưa được TC lên vị thế hôm nay!:


    Gián Điệp Tàu – Yudhijist Bhattacharjee
    Bài đọc suy gẫm: Tuần qua, cơ quan FBI Hoa Kỳ tố cáo và kết án 5 tin tặc Trung Cộng thâm nhập các hãng tư, ăn cắp kỷ thuật và bí mật nội bộ thương mại. Nhân câu truyện còn thời sự râm ran, Blog 16 hân hạnh trích đăng bài điều tra của Yudhijist Bhattacharjee “Bằng cách nào Trung Cộng lấy được những bí mật kỹ thuật của Mỹ?” hay “Gián Điệp Tàu”. Người dịch Nguyễn Minh Tâm.



    ...{còn tiếp}

    ReplyDelete
  2. p.2/- Ngày 1 tháng Hai năm 2003, khi phi thuyền con thoi Columbia rơi trên không trung, ông Greg Chung đang ngồi ở nhà. Con trai của ông gọi điện thoại báo tin cho bố biết về tai nạn này. Chiếc phi thuyền bị vỡ tung trên đường trở về Trái đất, và bảy phi hành gia trên phi thuyền bị chết hết. Ông Chung mắng đứa con trai: “Đây không phải là chuyện đùa. Con đừng có báo tin bậy.” Ông Chung là một công dân Mỹ sinh đẻ ở Trung Hoa. Ông đang sống với vợ, bà Ling, trong một khu gia cư khá xinh đẹp, ở thành phố Orange , tiểu bang California . Ông mới về hưu được chừng vài tháng. Trước khi về hưu, ông làm việc cho NASA, cơ quan phụ trách Chương Trình Không Gian của Hoa Kỳ. Ông từng đóng góp vào việc thiết kế phòng lái cho phi hành đoàn trong chiếc phi thuyền Columbia, chưa kể là ông đã làm nhiều việc khác đóng góp cho chuyến bay của phi thuyền. Khi biết rõ cậu con trai, Jeffrey, báo tin là đúng. Ông cúp điện thoại, và ngồi ôm mặt khóc một mình.

    ReplyDelete
  3. p.3/-Hồi năm 1972, cơ quan NASA giao việc thiết kế, và thực hiện phi thuyền con thoi cho công ty tư Rockwell làm. Công ty này sau đó đã bị công ty Boeing mua lại. Trong hơn 30 năm, ông Chung là kỹ sư của công ty Boeing, làm việc trong nhóm“stress-analysis”, thử sức chịu đựng của vật dụng thiết kế. Việc làm của ông hết sức tỉ mỉ, và đòi hỏi nhiều kiên nhẫn, thử đi thử lại không biết là bao nhiêu lần. Nhưng đó lại là việc làm sở trường của ông Chung. Ông làm việc miệt mài, ít khi nào bỏ sở ra về, thậm chí ông cũng ít khi nghỉ giải lao. Ông cứ ngồi miết ở máy vi tính, thử đi thử lại đủ mọi loại mô hình, xem coi chất liệu nào thích hợp để làm vỏ phi thuyền, chịu đựng nổi độ nóng, và áp suất va chạm vào phi thuyền.
    Sau khi phi thuyền Columbia bị nổ tung trên không trung, cơ quan NASA yêu cầu hãng Boeing thiết kế một phi thuyền con thoi khác. Ông Chung là nhà thiết kế giỏi nhất trong nhóm. Xếp cũ của ông Chung điện thoại yêu cầu công ty ký hợp đồng nên mướn ông Chung làm công việc này. Mặc dù ông đã ở tuổi 70, song ông hoãn nghỉ hưu, và tiếp tục đi làm. Thế là ông lại quanh trở về thói quen siêng năng cũ, về nhà trễ ăn cơm tối, sau đó lại ngồi vào bàn làm việc cho đến khuya. Ông làm việc say sưa không phải vì người ta hứa thăng chức, hay tăng lương cho ông, mà chỉ vì cái thú làm việc có sẵn trong người của ông Chung. Vợ ông, bà Ling, kể lại về thói quen say mê làm việc của ông. Ông khoe ông đã giúp hãng Boeing tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Ông nói nhiều về việc làm của ông đến nỗi bà Long phải bực mình, và nói: “Suốt ngày cứ nói mãi về công ty Boeing của ông. Bộ ông không còn chuyện gì khác để nói với tôi hay sao?”.

    ReplyDelete
  4. p.4/-Tháng Tư năm 2006, nhân viên FBI đến gặp ông Chung tại nhà riêng của ông ở thành phố Orange . Chính tay ông Chung là người thiết kế căn nhà ông đang ở. Căn nhà có một hàng ba để ông và bà Ling ngồi nhìn ra vườn hoa lớn phía trước. Ông Chung trồng cây chanh, và cà chua. Hàng ngày ông hay dùng nước tái dụng để tưới hoa, tưới cây. Hai ông bà có hai người con trai đã trưởng thành là Shane, cậu con lớn, và Jeffrey, cậu con nhỏ. Hai cậu con cũng sống ở gần cha mẹ.
    Ông Chung dáng người cao, gầy, với khuôn mặt trầm tĩnh, mở cửa mời khách bước vào trong nhà. Họ mở đầu câu chuyện bằng cách hỏi thăm ông Chung về một người tên là Chi Mak, bạn của ông Chung. Ông này đã bị bắt trước đó vài tháng. Chi Mak là người Hoa gốc Hong Kong đến California định cư vào thập niên 1970, và làm kỹ sư cho công ty Power Paragon, một công ty xây cất hệ thống phân phối điện lực cho Hải Quân. Từ nhiều năm nay, Trung quốc cố tìm cách canh tân hạm đội hải quân của họ. Cơ quan FBI nghi ngờ rằng Mak đã được tình báo Trung quốc huấn luyện, gửi sang Hoa Kỳ để làm gián điệp.
    Sau hơn một năm điều tra, đưa đến việc bắt giữ Chi Mak, cơ quan FBI nghe lén điện thoại của Chi Mak, và bám sát y để theo dõi những giao du hàng ngày của Chi Mak. Có một lần trong lúc Chi Mak và vợ đi nghỉ mát ở Alaska , thám tử Mỹ lẻn vào nhà lục soát suốt đêm. Họ cố gắng không để lại một dấu vết nào, thậm chí màng nhện ở phòng khách họ cũng cố tình giữ nguyên. Vào trong nhà, họ chụp hình hàng trăm tài liệu liên quan đến hoạt động của Chi Mak. Trong đó, có cuốn sổ ghi điạ chỉ, số điện thoại người quen của Chi Mak, vài người là kỹ sư Mỹ gốc Hoa. Một trong những người này là Greg D. Chung. {còn tiếp kỳ sau....}
    Nữa ổ bánh mỳ thì vẫn là bánh mỳ.
    Nhưng 1/2 Sự thật thì 0 còn là Sự thật!.
    2024<<<<<1996<<<<<1968

    Những Người Vượt Gian Khổ
    ----------------------------------------------
    Bài hát này đưa VN trở lại thời jan 1968 VNCH?
    2024<<<<<1996<<<<<1968
    link => https://youtu.be/KMNhYUMpAls?si=CmjzrS7ejBwBrq3a

    .l'OO'k => OK ¯\_;(ツ);_/¯ OK <= l'OO'k
    B50/CCS/BMT

    ReplyDelete
  5. WEDNESDAY, SEPTEMBER 17, 2014
    Gián Điệp Tàu
    (trích từ => https://hoinhakythuat.blogspot.com) fần còn tiếp cho đến hết)STD_SOG

    ReplyDelete

  6. STD_SOG

    List of Chinese spy cases in the United States

    The following is a list of cases which the government of the United States has filed against individuals that it says have been spying against the United States on behalf of the People's Republic of China while on American soil.

    Accused
    Xudong Yao
    Xudong Yao, also known as "William Yao", 57, is a naturalized United States Citizen wanted for his alleged involvement in the theft of proprietary information from a locomotive manufacturer in Chicago, Illinois.[1] Yao is currently at large and believed to be residing in China.[2] On November 18, 2015, Yao traveled from China to O’Hare International Airport in Chicago. At the time, he had in his possession the stolen trade secret information, including nine complete copies of the suburban Chicago company's control system source code and the systems specifications that explained how the code worked, the federal indictment states.[3] Yao is charged with nine counts of theft of electronic files.[4]

    Zhongsan Liu
    On September 16, 2019, Zhongsan Liu was arrested in Fort Lee, New Jersey by federal agents and charged with conspiracy to commit visa fraud for his involvement in a conspiracy to fraudulently obtain U.S. visas for Chinese government employees. U.S. Attorney Geoffrey S. Berman stated: "As alleged Zhongsan Liu conspired to obtain research scholar visas fraudulently for people whose actual purpose was not research but recruitment. Rather than helping to bring students to the U.S., Liu allegedly conspired to defraud this country’s visa system to advance his efforts to attract U.S. experts to China. Thanks to the Federal Bureau of Investigation (FBI), this alleged abuse of the visa system has been halted."[5] Liu was released on bail and has not entered a formal plea.[6]

    Zaosong Zheng
    In December 2019 Zaosong Zheng, a medical student from China, was arrested at Logan Airport for stealing 21 vials of biological research and attempting to smuggle them out of the United States aboard a flight destined for China. Zheng stated that he intended to bring the vials to China to use them to conduct research in his own laboratory and publish the results under his own name.[7] Zheng is charged with making false statements, visa fraud, acting as an agent of a foreign government, conspiracy, and smuggling goods from the United States. As of March 2020, Zheng is free on $100,000 bond.[8]...............continued...p2....


    ReplyDelete
  7. p.2/-Yanqing Ye
    On January 28, 2020, the FBI issued an arrest warrant for Yanqing Ye on charges of being an agent of a foreign government, visa fraud, making false statements, and conspiracy. Ye is a Lieutenant of the People's Liberation Army (PLA), the armed forces of the People's Republic of China (PRC) and member of the Chinese Communist Party (CCP). While studying at Boston University's Department of Physics, Chemistry and Biomedical Engineering from October 2017 to April 2019, Ye allegedly continued to work as a PLA Lieutenant completing numerous assignments from PLA officers such as conducting research, assessing United States military websites, and sending United States documents and information to China.[7] Ye is believed to currently be in China.[9]....continued...p.3....

    ReplyDelete
  8. Chinese
    Arthur Chung (1918–2008), first President of Guyana
    Alexa Chung (born 1983), British writer, television presenter, model and fashion designer
    Betty Chung (born 1947), Hong Kong singer and actress
    Cecilia Chung (born 1965), Hong Kong LGBT rights activist
    Charlet Chung (born 1983), American actress
    Cherie Chung (born 1960), Hong Kong actress
    Chipo Chung (born 1977), Zimbabwean actress and activist
    Christopher Chung (politician) (born 1957), Hong Kong politician
    Christopher Chung (actor) (born 1988), Australian actor and singer
    Christy Chung (born 1970), Canadian actress
    Chung Thye Phin (1879–1935), Malaysian farmer and businessman
    Chung Yung-chi (born 1957), Taiwanese weightlifter
    Connie Chung (born 1946), American journalist
    David Chung (disambiguation), multiple people
    Deborah Chung (born 1952), Chinese–American materials scientist and academic
    Doreen Chung (c. 1932–2009), Guyanese public figure and wife of President President Arthur Chung
    Fan Chung (born 1949), Taiwanese–American mathematician and academic
    Fay Chung (born 1941), Zimbabwean politician and educator
    Foy Gordon Chung (born 1975), Fijian swimmer
    Geoffrey Chung (1950–1995), Jamaican musician and record producer
    Iris Chung (born 1987), Hong Kong model and actress
    Kadin Chung (born 1998), Canadian soccer player
    Lily Chung (born 1969), Hong Kong actress
    Linda Chung (born 1984), Canadian actress, singer and songwriter
    Margaret Chung (actress) (born 1976), Canadian model, actress and yoga instructor
    Mikey Chung (1950–2021), Jamaican musician and record producer
    Patrick Chung (born 1987), American football player
    Paul Chung (1959–1989), Hong Kong actor and disc jockey
    Sammy Chung (1932–2022), English footballer and manager
    Stella Chung (born 1981), Malaysian actress and singer
    Tiffany Chung (born 1969), American artist
    Wallace Chung (born 1974), Hong Kong actor
    -----------------------------------------------------------

    STD_SOG
    VC và TC tuy hai mà một. Vì cùng chung chính sách Tam vô CSQT.
    TC và VC tuy 1 mà 2. Vì cã 2 nói - viết khác ngôn ngữ. Tuy cùng là Châu Á!
    B50_CCS/BMT

    ReplyDelete