Mười chín năm từ ngày cho xuất bản quyển The Palace File (bản dịch Việt ngữ, Hồ Sơ Mật Dinh Ðộc Lập), một tác phẩm gây được nhiều chú ý lúc đương thời với một số tài liệu mật chưa hề công bố, tháng vừa qua, tác giả Nguyễn Tiến Hưng vừa cho ra mắt một tác phẩm với tựa đề rất hấp dẫn: Khi Ðồng Minh Tháo Chạy (KÐMTC). Nhìn sơ qua, trong khi Hồ Sơ Mật Dinh Ðộc Lập (HSMÐDL) viết cho đối tượng chính là độc giả Mỹ và độc giả quen thuộc sử liệu và cập nhật với tình hình chính trị quân sự Mỹ-Việt 1969-1975, KÐMTC với một văn phong đơn giản, nhắm vào đối tượng độc giả không quen thuộc nhiều với sử liệu hay nội tình chính trị Hoa Kỳ vào những năm cuối cùng của liên hệ Việt-Mỹ. (BBC - qúy vị có thể đọc các phần khác của bài điểm sách trong các bài ở bên tay phải, phía dưới mẫu thư gửi ý kiến) KÐMTC (Cơ Sở Xuất Bản Hứa Chấn Minh, San Jose, California
Mỗi chương là một tiêu đề nhỏ, giải thích ý chánh của chương đề. Tác phẩm có 170 trang phụ lục, gồm bản sao của những tài liệu mật trao đổi giữa ba tổng thống Nixon, Ford và Thiệu. Một số thư từ, tài liệu đó cũng được tác giả dịch lại ở nhiều nơi trong sách để làm sáng tỏ thêm chủ đề của tác giả. Chương Một Người điểm sách nghĩ là chương quan trọng nhất trong KÐMTC- của tác phẩm bắt đầu từ giai đoạn Nixon ra tranh cử cho đến khi được đắc cử tổng thống. Chương này muốn nói nhờ tổng thống Thiệu mà Nixon mới đắc cử tổng thống: Tác giả ghi lại sự ưng thuận và giúp đỡ ngầm của ông Thiệu để giúp Nixon thắng phó tổng thống Hubert Humphrey trong mùa tranh cử 1968. Nhưng sau khi thắng cử trở thành tổng thống, Nixon bội ước, quên ơn của VNCH và ông Thiệu, và bắt đầu kế hoạch rút quân khỏi Việt Nam để chấm dứt sự liên hệ của Hoa Kỳ ở Vịêt Nam bằng mọi giá. Chương Hai, ''Kissinger, Ông Là Ai?'' Chương Hai nói về Henry Kissinger, người mà theo tác giả, đã đơn thân độc mã dàn xếp cuộc thương lượng giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt, và đã ép VNCH ký vào tờ khai tử cho chính mình vào ngày 27 tháng Giêng, 1973. Chương Ba của KÐMTC sơ lược về những liên lạc bí mật đầu tiên giữa Mỹ và Hà Nội và những áp lực Hoa Kỳ đã áp dụng vào VNCH song song trong thời gian thương lượng từ cuối năm 1971 đến ngày ký hiệp định 1973. Chương Bốn nói đến sự suy thoái của Nixon: Vụ đổ bể Watergate; Nixon phải từ chức; và không còn ai ở Mỹ muốn nhắc đến chuyện Việt Nam. Chương Sáu và Chương Bảy nói về sự khủng hoảng quân sự chính trị xảy ra trên toàn thế giới vào năm 1973 khi khối Ả Rập tấn công Do Thái. Nhưng sau khi thua trận các quốc gia sản xuất dầu hỏa của khối Ả Rập dùng dầu như một vũ khí để gây khó khăn cho các nước tư bản. Việt Nam cũng bị tai họa lây trong biến động thế giới này. Trong khi đồng minh Hoa Kỳ thắt lưng buột bụng để đối phó với cơn khủng hoảng kinh tế và năng lượng, VNCH bắt đầu nhìn về các quốc gia khác để hy vọng tìm một vị cứu tinh. Ngân Hàng Thế Giới, Pháp, Nhật, và Saudi Arabia là những mục tiêu VNCH muốn cầu viện, để bớt trông cậy vào Hoa Kỳ trong tương lai. Chương Tám, ''Năm Của Ðịnh Mệnh.'' Như tựa đề ghi, năm 1974 là năm định mệnh của VNCH và Nixon-người bảo trợ và cam kết sẽ bảo vệ VNCH. Nếu trước đó VNCH như là một đứa con dưỡng tử của Hoa Kỳ, thì sau khi Nixon từ chức, VNCH trở thành một dưỡng tử mất cha. Từ Chương Chín đến Chương Mười Ba: Sau khi Nixon chết, quốc hội và hành pháp Hoa Kỳ đổ trách nhiệm về Việt Nam qua lại: Không ai thật sự muốn ôm một trách nhiệm mà họ đã muốn khước từ hơn sáu năm về trước. Hoa Kỳ, vào năm 1974 vẫn còn là đồng minh của Việt Nam, nhưng chỉ là một đồng minh trên danh xưng. Khi quốc hội cắt giảm những chương trình viện trợ về quân sự và kinh tế đã chuẩn chi từ trước cho Việt Nam, trừ những tiếng nói phản đối yếu ớt của những viên chức cấp nhỏ Hoa Kỳ còn tình nghĩa với người bạn đồng minh Việt Nam, tất cả những nhân viên cao cấp còn lại ở quốc hội và hành pháp đều lờ đi. Chương 14 đến Chương 18: Tác giả viết về những biến chuyển ở Hoa Thịnh Ðốn và Saigon vào tháng cuối cùng của VNCH; những chi tiết về vấn đề quốc hội chống hay ủng hộ số lượng người Việt được di tản qua Mỹ; các kế hoạch di tản và bảo vệ cuộc di tản; chuyến ra đi của ông Thiệu; của đại sứ Martin; ngày tác giả họp báo ở Hoa Thịnh Ðốn để công bố những mật ước trao đổi giữa hai tổng thống Nixon và Thiệu; và phản ứng của dân Mỹ đối với lớp người di tản đầu tiên. Hai chương sau cùng, 19 và 20 viết về những ngày đầu của đoàn người di tản trên đất Mỹ; nhận định của tác giả về lý do thất bại của VNCH; và cuộc chiến Việt Nam như một kinh nghiệm cho Hoa Kỳ và là một bài học cho những đồng minh của Hoa Kỳ trong tương lai. 'Thất vọng' Ý nghĩ đầu tiên sau khi đọc KÐMTC là những ai đã đọc HSMDÐL rồi, thì sẽ thấy thất vọng sau khi đọc KÐMTC. Buông quyển KÐMTC xuống, người điểm sách có cảm tưởng mình vừa đọc lại bản dịch Việt ngữ của The Palace File-chỉ khác là bản dịch này kém hơn bản dịch HSMDÐL của Cung (Thúc) Tiến trước đây. Trong căn bản, KÐMTC không có gì mới so với HSMDÐL. Nếu có khác thì khác ở chổ KÐMTC không được soạn thảo cẩn thận như HSMDÐL. Nếu để ý độc giả sẽ thấy những gì tác giả nói ở phần giới thiệu hoàn toàn khác xa sự thật khi so sánh nội dung giữa hai tác phẩm cũ và mới.
Ở trang 18 trong phần Lời Nói Ðầu, tác giả viết, ''Sách này dựa vào một phần cuốn HSMDÐL và vào những nghiên cứu thêm của tác giả trong mười năm qua. Trong cả hai cuốn, ngoài phần tài liệu, chúng tôi đã bổ sung bằng những phỏng vấn với các viên chức hữu trách của hai phía Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ ...'' Nhưng khi so sánh hai tác phẩm, chúng ta thấy KÐMTC không có gì khác hơn HSMDÐL-nếu không nói là ít hơn về mặt sử liệu và phụ chú với nhiều lỗi typos. Trong HSMDÐL (The Palace File, New York: Harper & Row, 1986) độc giả thấy HSMDÐL có 113 tài liệu tham khảo liệt kê ở phần thư mục, so với 118 tài liệu trong KÐMTC. Trong năm tài liệu ''mới'' thêm vào KÐMTC, có hai tác phẩm xuất bản năm 2002 và 2003; tên một web site với nội dung cách đây hơn mười năm; bản dịch Việt ngữ của một tác phẩm xuất bản năm từ 1983; và bản tường trình của đại sứ Martin ở quốc hội vào năm 1976. Trong 270 chú thích ghi trong KÐMTC, hơn 230 chú thích được dịch lại từ HSMDÐL. Cũng trong lời giới thiệu, tác giả nói KÐMTC có bổ sung thêm nhiều phỏng vấn mới ... nhưng tất cả phỏng vấn liệt kê trong KÐMTC là từ năm 1986 trở về trước, hoàn toàn giống như trong HSMDÐL.
Nếu để ý, trong khi vài thư liệu có ý nghĩa trong lúc soạn cuốn HSMDÐL, nhưng trong KÐMTC, những cuốn sách như tử vi đẩu số; nhập môn triết học Trung Quốc; hay tư tưởng của Khổng Tử và Mao (Theodora Lau, The Handbook Horoscope; Fung Yu-Lan, History of Chinese Philosophy; và H.G. Creel, Chinese Thought: From Confucius to Mao Tse-tung) thì không có một ý nghĩa nào trong tác phẩm mới nếu tác giả không dùng để chú thích. Mười chín năm từ ngày xuất bản HSMDÐL, với bao nhiêu tài liệu được giải mật, bao nhiêu tác phẩm mới có liên hệ đến chủ đề tác giả viết, nhưng độc giả không thấy một tài liệu nào mới được trích dẫn trong KÐMTC. Một trong nhiều lý do làm người đọc thất vọng là trong tác phẩm HSMDÐL, với sự hợp tác của Jerrol L. Schecter (một thời chủ biên mục ngoại giao của tuần báo Time, mà tác giả có khi ghi là chủ bút), được soạn thảo rất cẩn thận, rất giáo khoa. Trong khi HSMDÐL, mặc dù có nhiều đoạn được dịch thẳng từ HSMDÐ, có nhiều sai lầm và lệch lạc do sự cẩu thả của người đánh máy hay sự bất cẩn của tác giả. Trong khi trong HSMDÐL có những chi tiết có thể gây ra tranh luận, nhưng những chi tiết đó được trình bày với dẫn chứng và bằng sử liệu. Nhưng trong KÐMTC, nhiều chi tiết đã làm độc giả gãi đầu vì tác giả không cung cấp một tài liệu nào để chứng minh cho những nhận định đưa ra.
KÐMTC, theo tác giả, được viết cho độc giả Việt Nam. Nhưng độc giả nào cũng có hai loại: độc giả tương đối cập nhật và độc giả không cập nhật với những gì được trình bày trong sách. Cái caveat mà những độc giả thông thạo nhìn thấy trong KÐMTC là: một số chi tiết, và nhận định trong KÐMTC sẽ làm nhiều người đọc chưa thông thạo trở nên hoang mang nếu họ không được hướng dẫn sử liệu hay bị hướng dẫn trật. Ðó là một trong những khiếm khuyết của KÐMTC. Bài điểm sách dưới đây có hai phần. Một phần nói đến những điểm quan trọng đáng chú ý, có thể đưa đến nhiều tranh luận về phương diện xử dụng sử liệu ; phần kia là những lỗi typos/bất cẩn mà người điểm sách nhận ra trong tác phẩm Khi Ðồng Minh Tháo Chạy tác giả Nguyễn Tiến Hưng. (BBC - quý vị có thể đọc các phần khác của bài điểm sách trong các bài ở bên tay phải, phía dưới mẫu thư gửi ý kiến) ----------------------------------------------- Tam Tung-Garden Grove Quang Diệu, Hoa Kỳ Tác giả không nhất thiết phải thêm vào đoạn này mà không có chứng cớ." --> Chứng cứ là lời tâm sự duy nhất (posibility) của ông Đại Sứ Hoa Kỳ Martin với tác giả NTH những điều thầm kín chưa bao tâm sự với ai trong những ngày tháng cuối cuộc đời mình; Frank Snepp chưa được nghe lời tâm sự này cũng không ý nghĩa là chuyện này không có hay vô căn cứ . Còn việc McNamara có tham vọng vao chiếc ghế của World Bank hay không thì chỉ một minh McNamara tự biết ... không có hồi ký nào, sách vở nào có thể chứng minh điều này chính xác . Bởi vì ngay cả McNamara có viết hồi ký (hồi ký không hẵn là lời xưng tội và tiết lộ 100% những điều hay ý đồ tham vọng mình đã có). Vì không lý lẽ nào mình nói lên tham vọng cá nhân của mình cho sự hy sinh cả hàng chục ngàn sinh linh người lính Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam? Vụ án nổi tiếng giết vợ và tinh nhân của OJ Simpson tại Hoa Kỳ: có ai bảo đảm rằng OJ Simpson là thủ phạm chính tay giết vợ? Bài kiểm sách của ông Phong dầu sao cũng có sự đóng góp và chia sẻ vì cuộc chiến Việt Nam có quá nhiều sự kiện phức tạp . Và chỉ có nhân chứng lịch sự mới chia sẽ và hiểu được phần nào đó của cuộc chiến. Lịch sử thì cần có nhân chứng và di tích ghi lại nhưng điều sách vở hay nhân chứng ghi lại cũng là chừng mực, giới hạn thôi. Nguyen Diep, Houston, Texas Nguyen Nam, Sài Gòn Nguyen Vi, Vancouver, Canada Chúng ta nên cho mọi người có liên quan đến lịch sử có tiếng nói để đóng góp cho chính xác. Lịch sử cần chính xác chứ không cần viết cho người đọc thích thú. Lịch sử không phải là tiểu thuyết. Về lịch sử, tôi đọc tất cả, luôn cả lời bình luận. Cám ơn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Kỳ Phong Tran Minh, Việt Nam Có lẽ tôi là người trẻ lớn lên sau cuộc chiến đứng ngoài chăng? Cũng có thể! nhưng có chắc là thế hệ sau chiến tranh như tôi không thể nghe hoặc đọc những gì mình muốn biết về cuộc chiến hay không? Khi nào thì ta có thể cho đó là một "mamo", tức là thông tin nội bộ? Một tờ báo như tờ báo Time có phải bị kết tội không khi để rò thông tin nội bộ ra bên ngoài khi mà tin tức ấy thông tư ấy chỉ được lưu hành ở mức độ hạn chế?
Trong tất cả các thông tin mà Time có lúc bấy giờ có vô số những điều nhảm nhí mà cũng kèm theo những tin tức vô giá từ Nhà Trắng, Quốc Hội và Lầu Năm Góc. Rồi những thông tư ấy lại được lưu hành tới các văn phòng của Time trên khắp thế giới và lẽ dĩ nhiên là tới văn phòng của họ ở Sàigòn. Trong tờ báo "The Newyorker" ra ngày 4-7-2005 có đăng một số tranh cãi của độc giả trước kia đã từng làm cho Time ở Sàigòn, tả lại những hành động của một điệp viên VC trá hình làm nhà báo là Pham Xuan An khi anh ta bí mật thu thập tin tức bao gồm những thông tư mật từ tướng William Westmoreland, Creighton Abrams, Cabot-Lodge, Ellsworth Bunker và thường là những lịch trình của các cuộc hành quân và chiến lược cho những tuần sắp tới. Time có tội lỗi gì không khi tự biến mạng lưới thông tin báo chí của mình thành mạng tình báo không công cho VC? Khi đã là điệp viên lý do gì mà sau này Time còn hỗ trợ cho con của Pham Xuan An 32.000 đôla để học ngành báo chí ở đại học North Carolina? Độc giả của tờ báo The Newyorker đã chất vấn như thế và hỏi ngược lại tại sao những người Mỹ phục vụ tại VN đã hy sinh trong cuộc chiến con cái gặp khó khăn về tài chính lại không được giúp đỡ mà lại giúp con kẻ thù người gián điệp khoác áo nhà báo chứ không mang phẩm cách của một nhà báo thực thụ? Hành động ấy theo tôi một ngườ VN phải chăng là để lấp liếm những tội lỗi hớ hênh sai lầm của họ với chính tổ quốc của mình, cũng như những người Mỹ và VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến? Trần Minh. Tôi không viết tên ông An có dấu vì tôi đọc bài báo từ tiếng Anh nên không rõ là An hay Ân nên để nguyên hiện trạng. Dạo này tải BBC rất chậm và khó. Cho nên không chắc tôi sẽ vào thường xuyên và đóng góp ý kiến thường xuyên được. Mong các bạn vui và có hứng khởi để phục vụ độc giả. |
Văn Lan/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Buổi ra mắt sách “Khi Ðồng Minh Nhảy Vào” của tác giả Nguyễn Tiến Hưng vừa được tổ chức vào lúc 2 giờ 30 chiều Chủ Nhật, ngày 15 Tháng Năm tại Rose Center, Westminster, với đông đảo đồng hương tham dự.
Dòng người đứng xếp hàng dài đến tận cửa chờ tác giả ký tên tặng trên quyển sách, nhiều đến nỗi ban tổ chức phải xin lỗi và hoãn đến hai lần giờ khai mạc cho buổi gặp gỡ đầy thú vị này.
Cuối cùng, MC Ðinh Quang Anh Thái cũng khai mạc buổi ra mắt sách với
lời giới thiệu khách đến tham dự gồm tất cả những người hâm mộ tác giả
và tác phẩm “Khi Ðồng Minh Nhảy Vào,” bao gồm đồng hương và các vị dân
cử.
Ông Tạ Ðức Trí, thị trưởng Westminster, được mời nói lời chào mừng người tham dự và là người đầu tiên nhận xét về cuốn sách.
Ông nói đây là một tác phẩm biên khảo lịch sử khá công phu, không những đòi hỏi người viết phải có kinh nghiệm về chính trị mà còn phải là người đã từng sống qua những biến cố thăng trầm lịch sử của đất nước. Với những chức vụ quan trọng từng nắm giữ, Giáo Sư Nguyễn Tiến Hưng hiểu rõ hơn ai hết những yếu tố đã đưa đến biến cố 30 Tháng Tư, 1975.
Cuộc chiến Việt Nam tuy kết thúc đã 41 năm nhưng những uẩn khúc chính trị vẫn còn bàn luận, tranh cãi cho đến ngày hôm nay. Trong tác phẩm “Khi Ðồng Minh Nhảy Vào,” tác giả đã tạo cơ hội để độc giả hiểu biết hơn về những cuộc thương thảo giữa các thế lực quốc tế liên quan đến Việt Nam, đã có lúc những quyền lực này đẩy Việt Nam vào những giờ phút nguy hiểm đầy thử thách.
Từng con chữ, từng chương trong tác phẩm này như một cuốn phim lịch sử, độc giả có cảm tưởng như chính mình đã từng sống trong đó. Cảm giác vui buồn lẫn lộn khi các hình ảnh lịch sử từ từ hiện về, những quyền lợi của các cường quốc đã đẩy dân tộc Việt Nam, đúng hơn là miền Nam Việt Nam, đi từ hy vọng đến thất vọng.
Tác giả đã dành nhiều công sức để nghiên cứu những tài liệu lịch sử cho thấy mối liên hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không chỉ bắt đầu trong thế kỷ 20 với nỗ lực thoát ly khỏi sự kiểm soát của Pháp mà ngay từ thế kỷ 18 và 19, các triều đại vua nước Việt đã từng phái sứ thần sang Mỹ cầu viện và Hoa Kỳ đã nhảy vào Việt Nam trong thế kỷ 20 vì các quyền lợi thiết thực, vì tài nguyên chiến lược tại vùng Ðông Nam Á.
Tác giả cũng cho thấy nền Ðệ Nhất Cộng Hòa đã được thành lập trong bối cảnh hết sức khó khăn, đã chịu đựng áp lực của nhiều thế lực trong và ngoài nước để lèo lái con thuyền quốc gia, nay đã được giải mật trong tác phẩm này.
Là một tài liệu lịch sử cho những người muốn tìm hiểu và nghiên cứu về cuộc chiến Việt Nam, càng đọc càng ngậm ngùi tiếc thương cho sự hy sinh của hàng trăm ngàn chiến sĩ VNCH và hàng triệu đồng bào vì lý tưởng tự do đã bỏ nước ra đi.
Lời kết của thị trưởng Tạ Ðức Trí là muốn thấy sự đoàn kết của người Việt tại hải ngoại và ông cho biết sẽ tiếp tục đồng hành cùng dân tộc trong sứ mạng tranh đấu cho một Việt Nam dân chủ và tự do.
Quang cảnh buổi ra mắt sách “Khi Ðồng Minh Nhảy Vào.”
(Hình: Văn Lan/Người Việt)
Giám Sát Viên Orange County Andrew Ðỗ tiếp nối chương trình bằng bài phát biểu với tính cách là một thế hệ đi sau. Ông cho biết rất cảm kích khi đón nhận tác phẩm “Khi Ðồng Minh Nhảy Vào,” một trong ba pho lịch sử đồ sộ nhất của lịch sử cận đại Việt Nam, là một nghiên cứu trung thực về quá khứ và tình huống của đất nước.
Sự kiện người Việt tranh đấu để bảo vệ cho miền Nam Việt Nam là một nỗ lực chính nghĩa, thực tế ngày nay tại Việt Nam đã chứng minh cho vấn đề này. Tác phẩm này đã đưa ra những bằng chứng xác thực và hiển nhiên vào thời điểm vàng son 1955-1960, Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia có chủ quyền, độc lập và dân chủ. Việt Nam từng tân tiến hơn các nước láng giềng, nhưng điều bất hạnh là người dân đã mất đi cơ hội kiến quốc duy nhất trong lịch sử.
Ông Andrew Ðỗ cho biết: “Qua tài liệu nghiên cứu biên soạn hết sức công phu của tác phẩm này, chúng ta nhận thức được từ tiềm năng, ý chí chống Cộng, bảo vệ tự do dân chủ và nhất là quyền tự chủ của người dân miền Nam đã thể hiện qua quyết tâm của những nhà lãnh đạo của nền Ðệ Nhất Cộng Hòa. Từ sự xâm phạm vào quyền tự quyết của chính quyền miền Nam, cho đến báo chí truyền thông Mỹ đã bóp méo sự thật về cuộc chiến cho chính nghĩa tự do, đây là những mầm mống cho sự sụp đổ của miền Nam năm 1975…”
Nhân dịp này, Giám Sát Viên Andrew Ðỗ cũng trao tặng Giáo Sư Nguyễn Tiến Hưng một bằng tưởng lục để vinh danh những đóng góp to lớn và quý giá về công trình biên khảo tác phẩm “Khi Ðồng Minh Nhảy Vào.”
Tiếp theo, Giáo Sư Nguyễn Tiến Hưng dẫn dắt người nghe qua bảy phần, trong đó gồm 28 chương, đi từ: Miền Ðất Xa Lạ Thành Ðịa Ðiểm Chiến Lược,” “Tiếng Gọi Sang Phía Tự Do,” “Khi Ðồng Minh Nhảy Vào,” “Chọn Nơi Ðọ Sức,” “Ðường Về Nghĩa Trang,” “Tôi Sẽ Không Ðể Mất Việt Nam,” và “Cập Nhật Cuốn Khi Ðồng Minh Tháo Chạy,” từ đó mới hiểu được ngày nay tại sao “Mỹ đi rồi Mỹ lại về?”
Trong sách “Khi Ðồng Minh Nhảy Vào” có phần phụ lục, từ văn thư của cố Tổng Thống Harry Truman gởi cựu hoàng Bảo Ðại, những văn thư giữa các tổng thống Dwight Eisenhower, John Kennedy và Ngô Ðình Diệm, cho đến các điện tín do Ðại Sứ Cabot Lodge, Tướng Paul Harkins và những chỉ thị gởi qua lại từ Washington và Sài Gòn và nhiều văn thư khác đã được giải mật.
“Khi Ðồng Minh Nhảy Vào” đưa dẫn độc giả vào những câu hỏi và tình tiết lịch sử như “Ai đã ngăn chặn Tổng Thống Roosevelt giúp Việt Nam tiến tới độc lập ngay từ 1945?” “Bảy quyền lợi của Hoa Kỳ ở Biển Ðông là những gì?” hay “Ðảo chính: Có phải vì Tổng Thống Diệm không cho Mỹ mang quân vào Việt Nam không?” “Xáo trộn sau cái chết của Tổng Thống Diệm (1963) và của Vua Ngô Xương Văn (963) cách nhau đúng 1,000 năm, nhưng lại giống nhau?” “Sau Hiệp Ðịnh Paris, cửa thứ hai vào Biển Ðông đã được mở tung từ trận Hoàng Sa?” “Những bài học nào cho tiểu quốc từ cuộc chiến Việt Nam?”…
Một số lớn hình ảnh tư liệu lịch sử trong “Khi Ðồng Minh Nhảy Vào” cũng đóng góp rất nhiều vào tính giá trị lịch sử của cuốn sách.
Người nghe đã ngồi suốt từ đầu đến cuối buổi ra mắt sách để được nghe về những vấn đề lịch sử từ Ðệ Nhất Cộng Hòa đến về sau, nếu muốn tìm hiểu hết chắc phải mất nhiều thì giờ lắm như một bác trai đến từ sớm để mua sách nói. Ðặc biệt có một em học sinh lớp 12 tại một trường trung học ở Orange County cũng đến dự thính.
Nói với nhật báo Người Việt, em cho biết là một du học sinh từ Việt Nam, được anh trai từ trong nước cho biết có buổi ra mắt sách ngày hôm nay, sau khi nghe Giáo Sư Nguyễn Tiến Hưng trình bày, em nhận xét rằng rất lạ và khác với những gì em được học ở trong nước và theo lời dặn của anh trai, em đã mua ba quyển “Khi Ðồng Minh Nhảy Vào” để gởi về Việt Nam.
Ðược biên soạn rất công phu trên 7,000 trang tài liệu nguyên thủy của nội bộ Hoa Kỳ (tất cả đã được giải mật ngày 13 Tháng Sáu, 2011), cơ sở xuất bản Hứa Chấn Minh ấn hành 2016, tác phẩm “Khi Ðồng Minh Nhảy Vào” là một quyển biên khảo lịch sử với 860 trang đã góp phần đưa ra được những sự thật trong cuộc chiến Việt Nam, để thấy tính chính danh của hai nền Cộng Hòa nhất là sự hy sinh vô bờ bến của quân dân cán chính VNCH và theo tác giả thì “Cuốn sách này giúp độc giả tìm hiểu thêm nữa về lịch sử tuy cay đắng nhưng đầy dũng cảm của VNCH. Từ đó ta có thể soi sáng cho con cháu và những thế hệ mai sau, cũng như nói lại với bạn bè người Mỹ.”
Du học Mỹ từ năm 1958, Giáo Sư Nguyễn Tiến Hưng giảng dạy kinh tế tại các đại học Hoa Kỳ từ năm 1963, và là kinh tế gia cho Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) từ năm 1966 đến 1970. Dưới thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ông làm phụ tá tổng thống về tái thiết năm 1973, tổng trưởng Kế Hoạch và Phát Triển, đồng thời là người điều phối viện trợ trong phương diện kinh tế vĩ mô, từ năm 1973 đến năm 1975.
Trong số quan khách đến tham dự ra mắt sách còn có Bác Sĩ Tôn Thất Niệm, cựu tổng trưởng y tế VNCH, và cựu Ðại Tá Lê Khắc Lý, cựu tham mưu trưởng Quân Ðoàn 1, cựu tỉnh trưởng Quảng Ngãi.
trích => Tác giả Nguyễn Tiến Hưng Khi Đồng Minh Tháo Chạy có thực sự mới? Nguyễn Kỳ Phong -
ReplyDelete‘Khi Ðồng Minh Nhảy Vào’
---------------------------------
STD_SOG
Trong những tháng ngày cuối cùng của VNCH, tay GS-TS NgT Hưng đã lợi zụng "công vụ" để "chuồn" và trốn lại ở HCQ Mỹ còn trước cã cựu TT NgV Thiệu {Ô.Thiệu đến Đài Loan trước rồi sau mới đến Mẽo; khi là sóng chỉ trích các
Lảnh đạo 'tồi' của VNCH lắng xuống (Tướng NgV Toàn "heo" fải chạy về XHCN để lánh mặt {đây là cánh tay mặt của TT Thiệu, đã làm Ngân Hàng QĐ trống rổng}. Sau đó PTT TV Hương chỉ thị Tướng Hiếu điều tra và đã bị bắn chết ngay tại VP QĐ3-QK3 (Tướng LT Tường là người cuối cùng hôm đó vào VP Tướng Hiếu, để cửa 0 khóa cho "sát thủ" lẽn vào; từ trong nhóm QC mới được đưa đến hôm đó.Tướng LT Tường là thân tín của Tướng Toàn "heo" từ lúc còn ở QĐ2-QK2, Lúc đó cã QĐ2-QK2 đều 'lách', chỉ zám kêu là: Quế Tướng công, trùm Tham nhũng ,buôn lậu!; khi Tướng Hiếu chết thì Tướng Toàn "heo" đang là CHT QĐ3-QK3 (nếu 0 có ngày 30/04/75 thì sẽ có rất nhiều vụ bê bối của VNCH sẽ được khui ra!!!.
Những gì mà NgT Hưng đưa ra chỉ để show off, cho đám trẻ con sinh ra {hay lớn lên tại HCQ Mẽo}. Còn những người lớn lên ở VNCH thì 0 ai tin tay này và HĐ Nhã! (trừ nhũng người mới ở Bv Biên Hòa ra)!
STD_SOG
Những thành fần 'tráo bài 3 lá, cò mồi' tại HCQ Mẽo thì lấy mấy chiếc GMC chở mới đủ?!!!
Nữa ổ bánh mỳ thì vẫn là bánh mỳ.
Nhưng 1/2 Sự thật thì 0 còn là Sự thật!.
2024<<<<<1996<<<<<1968
Những Người Vượt Gian Khổ
----------------------------------------------
Bài hát này đưa VN trở lại thời jan 1968 VNCH?
2024<<<<<1996<<<<<1968
link => https://youtu.be/KMNhYUMpAls?si=CmjzrS7ejBwBrq3a
.l'OO'k => OK ¯\_;(ツ);_/¯ OK <= l'OO'k
B50/CCS/BMT
Chúng đi buôn
link => https://youtu.be/J8o2UcnoOBU
link => https://youtu.be/fcG6sAbxgYw
^ ^
.l'OO'k => OK ¯\_;(ツ);_/¯ OK <= l'OO'k