Monday, March 12, 2012

NHỮNG CON CHIM SẮT SKYRAIDER




Những con chim sắt Skyraider sau những ngày tháng chiến đãu để bảo vệ tự do cho Miền Nam Việt Nam đã phải cùng chia sẻ những đau thương của những ngày tháng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa..
Cuộc di tản chiến thuật rút bỏ Quân đoàn 2 đã để lại 64 phi cơ tại Pleku (ngày 16 tháng Ba năm 1975) trong đó có 4 Cessna O-1 và 11 chiếc O-2 cùng 21 chiếc Skyraider A-1.
Cuộc di tản Đà Nẵng (30 tháng Ba) để lại 180 phi cơ trong đó không có chiếc Skyraider nào !
Sau ngày 30 tháng 4, trong tổng số khoảng 1100 chiếc phi cơ bị bỏ lại , có 26 chiếc Skyraiders..
Không Quân CSBV tiếp tục sử dụng lại một số phi cơ khả dụng và đã dùng đến Skyraiders trong những cuộc chiến tranh xâm lấn Cambodia ( dùng chung với các loại F-5 và A-37, tuy nhiên không có hình ảnh nào chứng minh cho việc dùng Skyraiders trong các phi vụ yểm trợ bộ binh) và sau đó trong cuộc chiến tranh với Trung Cộng (Tháng 2 năm 1979), không thấy nhắc đến Skyraiders..

Tháng 4 năm 1988, các báo cáo Tây phương ghi nhận CS VN đã rao bán trên thị trường võ khí khoảng 200 phi cơ đủ loại trong đó có cả các Skyraiders A-1 (Theo Tạp chí AIR COMBAT September 1991)
Trong năm 1990, một số Skyraiders trong tình trạng hư hỏng vẫn được để tại Phi trường Biên Hòa như các chiếc A-1E (132428), A-1H (135344)
Chiếc A-1H (139674) được CSVN tân trang và triển lãm tại Viện Bảo tàng Quân sự TP HCM : Chiếc phi cơ bị sửa đỗi khá nhiều.. gắn ống phóng rocket dưới bụng.. để nếu khi bay thật và bắn thì rocket..sẽ bắn vào..cánh quạt của động cơ (Itstvan Toperczer)

Cũng theo thống kê của các giới chức Hoa Kỳ thì trong những ngày cuối cùng của VNCH, 132 phi cơ đủ loại đã bay được đến Utapao-Thái Lan, trong số này có 11 chiếc Skyraiders A-1 các kiểu E (5 chiếc), G (1 chiếc) và H (5 chiếc)
7 chiếc thuộc Phi đoàn 5143 chiếc thuộc Phi đoàn 518
và 1 thuộc Phi đoàn 530

Chiếc Skyraider A-1H số hiệu 139606, thuộc PĐ 518 là chiếc Skyraider sau cùng bay khỏi VN đến Utapao, phi công điều khiển máy bay đã chở cả gia đình’ nêm’ chật cứng trong phòng lái ( danh từ Mỹ đã gọi đây là một hell hole)..Ngoài ra trong 1 chiếc A-1E, phi công đã cố gắng cất cánh chở theo phi tuần trưởng và 20 người khác nhét cứng trong ‘blue room’ !
Sau đó giữa CSBV và Thái Lan đã xẩy ra một cuộc tranh chấp về chủ quyền của các phi cơ thuộc KQ VNCH.. Do sáng kiến và quyết định táo bạo của Tướng Harry Aderholt, Chỉ huy trưởng Phái bộ Quân Viện Hoa Kỳ tại Thái Lan (MACTHAI) nên đa số các phi cơ này đã trở lại sở hữu của Mỹ..
Sau đây là bài viết về cuộc di tản của các phi cơ VNCH đến Utapao Thái Lan trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến (Escape to Utapao của Ralph Wetterhahn đăng trong Air and Space/ Smithsonian Số Dec-Jan 1997).

Vài ngày trước khi xẩy ra cuộc di tàn của KQVN ra khỏi Saigon, Aderholt đã gửi Đại Úy KQ Roger L YoungBlood bay đến Phi trường Trat nằm sát biên giới Thái-Miên. Bay trên một chiếc phi cơ AU-23 của Không lực Thái (AU-23 là một phi cơ cải biến từ loại Pilatus PC-6, có khả năng đáp xuống được các sân bay có phi đạo ngắn như Trat). Youngblood đã bay vòng vòng trên không phận cùng một phi công phụ VNCH. Phi công phụ này giữ tần số vô tuyến và hướng dẫn các phi cơ VNCH bay về Utapao.. nhưng không phải tất cả phi công VN đều đến được Utapao..
Trong đêm 29 tháng Tư, Aderholt, có những cố vấn hoạt động tại khắp Thái Lan, bắt đầu nhận được các báo cáo về các phi cơ VN đáp xuống ruộng, xuống đường lộ hoặc bất cứ khoảng trống nào mà phi công tìm thấy. Một chiếc A-37 đã đáp ngay xuống xa lộ gần Căn cứ KQ Korat, phía Bắc Bangkok, gần một trừng học. Máy bay hãy còn đeo bom dưới cánh. Aderholt đã gửi một Đại Úy Không quân HK đến để bay chiếc A-37 này về Utapao..
Ngày 1 tháng 5 ,Aderholt đã phải gửi các phi cơ trực thăng của Lục quân HK chuyển các phi công và các thùng nhiên liệu loại 55 gallons đến nhiều điểm ở Thái Lan và cả Cambodia nơi các máy bay (kể cã trực thăng) đã đáp xuống..

Sau đó để thu hồi các phi cơ có giá trị cao như F-5, A-37..Aderholt đã dùng các trực thăng HH-53 để đüa các phi cơ này ra Mẫu hạm Midway đang đậu trong Vịnh Thái Lan, riêng các A-1, trị giá thấp hơn.. nên đành bỏ lại. Nhưng Aderholt không muốn mất những chiếc A-1 này nên Ông đã tìm các phương thức khác :

Aderholt đã ra lệnh cho Youngblood và Thiếu tá Jack Drummond, cả hai đều từng bay Skyraiders, đến Utapao để bay các A-1 về ‘một địa điểm kín đáo ‘ hơn.
Họ đưa 2 chiếc A-1 về Căn cứ Ta Khli ở Trung Thái và đậu trong các nhà kho kín, sau đó đưa được thêm 2 chiếc nữa, còn 7 chiếc kẹt lại tại Utapao..

Trong lúc Hoa Kỳ, Hà Nội và Thái Lan tranh cãi về chủ quyến các phi cơ thì 142 chiếc đã được đưa về Guam trên chiến hạm Midway và các tàu khác của Hạm đội 7.
Aderholt về hưu năm 1976, nhưng Ông ở lại Thái thêm 4 năm, thời gian đủ dài để Ông tìm cách đưa 4 chiếc A-1 giấu ở Takli về Mỹ :
‘ Aderholt thuê xe kéo các phi cơ từ Takli ra sông Chao Prya, và chất 4 phi cơ trên 4 chiếc xà lan chở về Bangkok, nhưng bị mắc cạn. Ông đã hối lộ cho người giữ Đập Chainat 1000 đô la để mỡ nước..Sà lan đã chở các phi cơ đến thương cảng, bốc lên tàu hàng để chở về Hoa Kỳ..’

Sau đó nhà sưu tập máy bay chiến đấu Dave Tallìchet đã đưa 4 chiếc này về Los Angeles và tồn trữ tại Phi trường Orange County cho đến 1986. Tallichet tiếp tục bay 1 chiếc A-1H (Số hiệu 135332, thuộc PĐ 514) tại Phi trường Chino Field (California). Một chiếc khác đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Phi cơ Santa Monica.. Chiếc A-1H khác (Số hiệu 139718, thuộc PĐ 514) cũng đang còn bay được..

Trần Lý


Một phi tuần Khu trục cơ A-1H PĐ 514, Không đoàn 23, trong phi vụ yểm trợ tiếp cận


Một phi tuần Khu trục cơ A-1H PĐ 518, Không đoàn 23


Khu truc cơ A-1H Phi đoàn 518, Không đoàn 23.


Các Phi công Phi đoàn khu trục 516 và cố vấn Không quân Hoa Kỳ

No comments:

Post a Comment