Tuesday, March 6, 2012

NGƯỜI ANH HÙNG THÁNG TƯ 75 HIỂN LINH (Người phi công đền nợ nước sau cùng của cuộc chiến)

 

KQVN  
Di ảnh Thiếu Tá Trương Phùng. Saigon có thể đã tan nát hơn, chết chóc bi thảm hơn, và sẽ không có những chuyến bay di tản ngày cuối cùng, nếu không có người anh hùng này.

Bài của Trần Văn Phúc
Nguyên Đại Uý, pilot Khu Trục Cơ A-1, PĐ 518


Sau hơn 33 năm hoàn toàn mất dấu tích, nhờ sự hiển linh và ngoại cảm, tìm thấy di cốt của Thiếu Tá Không Quân VNCH Trương Phùng bị cộng quân xử bắn ngày 29 Tháng Tư 1975, tức ngày 19-3 Ât Mẹo. Di cốt hiện được thờ tại chùa Bửu Quang.
Ngày 29/4/75, cộng quân khai hoả trận địa pháo lớn nhất cuộc chiến nhắm uy hiếp Saigon. Hàng chục dàn đại pháo, mỗi dàn 4 khẩu, từ Phú Lâm liên tục nhả đạn. Đích nhắm đầu: phi trường Tân Sơn Nhứt, nơi cả ngàn người đang chờ di tản.
Bốn giờ sáng, dưới mưa pháo, 2 khu trục A-1 của Phi Đoàn 518 Phi Long, Không quân VNCH vẫn dũng cảm cất cánh và mau chóng đánh tan trận địa pháo. Nhờ vậy, Saigon đã tránh được thảm hoạ. Nhưng đi hai, về một. Chiếc A1 do Đại Uý Trần Văn Phúc đáp xuống phi trường. Chiếc thứ hai, loại AD-5 Skyraider của phi tuần trưởng là Thiếu Tá Trương Phùng thì biến mất, hơn 33 năm không tìm thấy dấu tích.
Sau cùng, nhờ sự hiển linh của một vị sư già và chính Thiếu tá Phùng, nhờ ngoại cảm, và nhờ tình đồng đội, di cốt người anh hùng bị VC xử bắn trong một vườn xoài đã được trở về với gia đình.
Nhân dịp 30 tháng Tư, tác giả Nguyễn Viết Tân đã giúp Việt Báo sưu tập đầy đủ chi tiết câu chuyện ý nghĩa này. Trước hết, xin mời đọc bài viết của cựu đại uý Trần Văn Phúc, kể về vị đồng đội anh hùng của "phi vụ cuối cùng". Chuyện kể này từng được phổ biến trên trang Không Quân Cánh Thép, được trích đăng với sự cho phép của cựu đại uý Phúc. Vì có những người chưa liên lạc, nên tên của họ trong loạt bài này xin được viết tắt.

Thiếu tá Trương Phùng sanh năm 1943 tại Thừa Thiên-Huế, gia nhập Không Quân vào đầu năm 1964, khóa 64B SVSQ/TTHLKQ Nha-Trang, tốt nghiệp khóa L-5 Quan Sát, sau đó được tuyển chọn xuyên huấn T28 và A-1 Skyraider tại Hoa Kỳ. Trở về nước, anh phục vụ tại Phi Đoàn 110 Quan Sát-Đà Nẵng, sau cùng là Phi Đoàn 518 Phi Long- Khu Trục A-1 , KĐ23CT, SĐ3KQ Biên Hòa. Trong những ngày sau cùng, PĐ 518 dọn về Tân Sơn Nhứt.
... Anh là mẫu người hùng KQ từng tham dự hầu hết các chiến trường: Cam bốt, Quảng Trị, An Lộc. Là một người đầy nhiệt huyết, không bao giờ từ chối bất cứ một phi vụ nào dù là nguy hiểm, anh là một Phi tuần trưởng gương mẫu, lấy phương châm: Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm làm điều tâm niệm.
Trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, khi Phi đoàn Khu Trục từ Biên Hoà tăng phái cho mặt trận Quảng Trị, anh Phùng chính là một trong ba Pilot diệt nhiều xe tăng nhất. Người đầu tiên là Trần Thế Vinh, 20 chiếc, anh Lành 17 chiếc và anh Phùng diệt 15 chiếc.
Tôi được hân hạnh cùng bay chung với anh hai lần...
* Phi vụ đầu tiên: Thả bom CBU-25
Vào tháng 8/1974 VC vi phạm Hiệp Định Ba Lê, pháo kích vào phi trường Biên Hòa. Để trả đũa hành động nầy, Đại Tá Hoàng Thanh Nhã, KĐT KĐ23CT,SĐ3KQ chỉ thị 2 phi tuần Khu Trục A-1 dùng bom CBU-25 để thi hành một nhiệm vụ lịch sử: oanh tạc Tổng Hành Dinh của MTGPMN ở đồn điền Minh Thạnh gần Lộc Ninh. Phi tuần số 1 do Th/tá Phùng và Tr/u Đinh văn Đức. Phi tuần thứ 2 do tôi và Tr/u Nguyễn Tứ Đức. Sau khi nghiên cứu kế hoạch hành quân, tính toán giờ bay, hướng bay một cách rất cẩn thận và để giảm thiểu sự nguy hiểm, Th/tá Phùng đề nghị nhập 2 phi tuần thành 1 hợp đoàn 4 chiếc, dùng chiến thuật truy kích, với yếu tố bất ngờ, chớp nhoáng, bay thấp trên ngọn cây. Với chiến thuật nầy đòi hỏi người Leader một khả năng, kinh nghiệm, bình tĩnh, sáng suốt cũng như gan lì vì thỉnh thoảng Leader phải lên cao 5 hay 7 trăm bộ để nhận dạng những "check point"(điểm chuẩn) tránh bị bay lạc.
Lợi dụng mặt trời sắp lặn, chúng tôi lấy Lai Khê làm điểm xuất phát, bay về hướng Bắc dọc theo Quốc Lộ 13, qua khỏi An Lộc 5 dặm, đổi sang hướng Tây, khi thấy Lộc Ninh thì chuyển hướng Đông Nam để oanh tạc vào bên hông địch. Chúng tôi phải vượt qua hàng rào phòng không dày đặc, trên đường đi, ngay cả đường về. Rất nhiều lần chúng tôi lướt trên những dàn cao xạ, nhìn thấy bọn chúng quay vòng những họng súng và bắn vói theo. Nhờ vào sự can đảm phi thường của Th/tá Phùng nên chúng tôi đã hoàn thành sứ mạng và trở về đáp an toàn lúc 8 giờ tối. Một điều tôi ghi nhận thêm là lần đó, Th/tá Phùng thà ngậm đèn bấm soi sáng những phi cụ để bay (vì phi cơ của anh bị hỏng đèn phi cụ) nhưng nhứt định không chịu hủy bỏ phi vụ dù rằng trong phiên họp buổi trưa Đ/Tá Nhã đã lưu ý 2 lần: "Nếu có gì bất trắc các bạn ráng chịu đựng qua đêm, sáng mai mới có trực thăng rescue".
* Lần thứ hai cũng là "Phi vụ cuối cùng"
Bốn giờ sáng ngày 29/4/75 VC pháo kích hàng loạt vào phi trường Tân Sơn Nhứt. Tôi nhận điện thoại rồi chuyển lịnh cất cánh khẩn cấp đến Th/tá Lê Văn Sang, Trưởng Phòng Hành Quân PĐ 518. Sẵn đó ông kêu tôi đi bay, nhưng vì thấy tôi thiếu wingman nên Th/tá Phùng tình nguyện và thách thức:
- Trâu đạp cũng chết, chó đạp cũng chết! Tao bay với mầy coi có chết thằng tây nào không?
Trên đường ra bãi đậu với tiếng rít, tiếng pháo nổ liên tục nghe rợn người nhưng không làm sờn lòng Th/tá Phùng mà ngược lại anh đã nung đúc tinh thần tôi qua câu nói:
- Đ... tụi nó pháo bằng loại súng gì mà liên tục, kinh người chưa từng thấy! Bằng mọi giá, tụi mình phải lên (cất cánh) cho bằng được, dù phải hy sinh! Hy vọng mình có thể bảo vệ được bao nhiêu người, trong đó có vợ con mình đang ở đây, chẳng lẽ mình nằm ở đây chờ pháo chết cả đám hay sao?
Đến bãi đậu phi cơ, dù trong mưa pháo, các anh em phi đạo đã chờ sẵn từ lúc nào .. Th/tá Phùng dõng dạc ra lịnh:
- Quay máy xong các bạn "choke out" ngay, chạy tìm chỗ núp ngay, mặc kệ chúng tôi. Đừng để chết chùm cả đám nghe chưa!
Tiếng rít, đạn pháo nổ gần đó liên tục, sau khi nổ máy lôi taxi ra khỏi ụ, Th/tá Phùng còn đứng dưới đất và ra dấu bình điện bị hư không quay máy được, buộc lòng tôi phải cất cánh một mình. Đến Phú Lâm, theo sự hướng dẫn của Tr/u Trần Văn Bảo, trưởng phi cơ AC-119K-Tinh Long 06, tôi thả 2 trái bom xuống chỗ có 2 làn khói trắng đang bốc lên.
Xin nói thêm là AC119 là loại vận tải hai đuôi to lớn dềnh dàng, chuyên đi thả trái sáng và yểm trợ Bộ Binh bằng những ụ súng 6 nòng bắn kêu ò ò như bò rống.
Sau đó tôi ngưng lại và tiếp tục bao vùng và nhìn thấy vài ba chiếc trực thăng đang quây quần ở hướng Đông. Độ 15 phút sau, có lẽ bọn VC nghĩ rằng phi cơ của tôi đã hết bom nên pháo trở lại liên tục. Quá nhiều dàn pháo! Bấy giờ tôi mới nhìn rõ và đây là lần đầu tiên trên chiến trường tôi gặp phải, mỗi dàn 4 khẩu, đạn pháo không ngớt bay lên. Nhìn về hướng Sàigòn, những cột lửa bốc cao, lòng đau như cắt, thương thay cho dân lành vô tội! Không do dự, tôi nhào xuống thả bom nhắm vào một trong những làn khói đang bay lên. Hơn bao giờ hết, tôi thấy cần sự trợ giúp, tôi thầm gọi:
- Anh Phùng ơi, anh ở đâu, sao không lên đây giúp tôi một tay, tôi đang cần anh, anh có biết không ?
Chừng 5 phút sau, khi tôi sắp sửa nhào xuống để thả bom, tôi thấy những đám nổ ở dưới đất, tôi nghĩ lầm là do một chiếc trực thăng võ trang nào đó vừa bắn rocket xuống mục tiêu nên cự nự:
-Tinh Long 06, bạn đã cho tôi đánh random attack, sao lại cho trực thăng võ trang vào "ăn có"? Nó bay cao độ thấp, nhỡ tôi không thấy mà nện trên đầu nó thì sao!
- Phi Long 51, tôi đã đuổi tụi nó bay sang hướng Đông của Quốc Lộ 4 rồi, chỉ có một mình bạn làm việc mà thôi, nhưng để tôi quan sát kỹ lại xem có phải là tiếng nổ phụ không?
Vòng kế tiếp, tôi vẫn thấy đám nổ phụ và nghe Tinh Long 06 trong vô tuyến:
- Dường như có thêm một chiếc A-1 nào nữa vào đánh phụ bạn đó Phi Long 51! Tôi không thấy rõ và không liên lạc được trong vô tuyến, nhưng không phải là trực thăng đâu bạn!
Tôi nghĩ ngay tới Th/Tá Phùng.
-OK, có thể Th/Tá Phùng lên giúp chúng ta, có thể ổng hư vô tuyến nên "monkey see monkey do" bạn đừng lo, thấy tôi đánh ở đâu, anh ấy sẽ thả bom ở đó.
Chúng tôi quần thảo và cày nát khu vườn đó và cũng nhờ hàng chục hỏa châu soi sáng nên rất dễ dàng "lượm" những dàn pháo nầy.
Hết 10 trái bom, tôi bay thêm năm bảy vòng trước khi trở về Tân Sơn Nhứt lúc 05 giờ 30 phút, không quên xin Paris (đài Kiểm Báo TSN) điều động thêm 1 phi tuần lên thay. Sang tần số đài Saigon Tower, tôi hỏi sau tôi có chiếc A-1 nào cất cánh không và được trả lời:
- Không biết nữa bạn ơi, nó pháo quá, chúng tôi phải chạy xuống hầm và vừa mới trở lên trên đây!
Tuy nghe vậy nhưng tôi tin chắc với bản tánh can trường, không khuất phục trước mọi khó khăn hay nguy hiểm, Th/Tá Phùng không bao giờ hủy bỏ phi vụ, nhất định là anh đã bay lên cùng tôi chiến đấu bên nhau. Chúng tôi tiếp tục bao vùng trên TSN và vùng phụ cận. Sau đó chiếc chiếc AC-119K Tinh Long 07 do Tr/u Trang Văn Thành, Trưởng phi cơ lên thay thế cho Tinh Long 06 về đáp.
Chiếc ACK 119, Tinh Long 6 đã có công cứu bao nhiêu đồng đội và dân chúng Thủ Đô vào những giờ phút chót, làm giảm bớt những vụ pháo kích tàn sát của Cộng Quân. Bây giờ Tr/úy Bảo đã bay "chuyến bay vĩnh biệt" anh em tại thành phố New Orleans!
Đến 6 giờ, trời mờ mờ sáng, tôi thấy anh Phùng bay bên cánh phải với 2 trái bom, đồng thời nghe trên tần số, một phi tuần 2 chiếc A-1 của PĐ 514 cất cánh từ Cần Thơ do Th/tá Hồ Ngọc Ấn và Đ/U Nguyễn Tiến Thụy đang trên đường tiến về Thủ Đô.
Lúc 6 giờ 25 phút, Tr/U Thành tình nghi một đám CSBV định cắt hàng rào phòng thủ ở hướng Bắc của phi trường, nên hướng dẫn Th/tá Phùng thả 2 trái bom còn lại. Sau đó vô tuyến của Th/Tá Phùng bắt đầu hoạt động tốt và anh gọi tôi đáp xuống TSN.
Vì biết vô tuyến của Th/tá Phùng bất thường nên tôi nhường anh đáp trước. Nhưng trước khi chạm bánh, đột nhiên anh tống ga bay lên và bảo tôi đáp trước rồi chờ anh. Lẽ ra tôi định bay theo nhưng vì lo lắng an nguy của vợ con đang tạm trú gần nơi bị pháo nên tôi đáp xuống TSN lúc 6 giờ 50 phút.
... Khoảng 5 hay 7 phút sau, tôi đứng ngoài phi đạo và theo dõi chiếc Tinh Long 07 đang bắn yểm trợ dọc theo vòng đai phía Bắc. Thình lình động cơ bên phải phi cơ bị hoả tiễn SA7 bắn trúng, kế đó cánh phải đứt lìa, phi cơ cắm đầu, quay như con vụ và rơi xuống đất trong sự ngỡ ngàng, thương tiếc của hàng vạn người trong và ngoài TSN...
Chờ Th/tá Phùng thêm 15 phút nữa mà không thấy anh trở về đáp, tôi quá giang xe xăng để vào biệt đội, trong lòng thầm nghĩ Th/tá Phùng vì thấy chiếc Tinh Long 07 bị bắn nên đã bay đi Cần Thơ? Chiều hôm đó đáp ở Cần Thơ, tôi cũng không thấy Th/tá Phùng! Coi như anh đã mất tích kể từ đó, không ai biết gì ngoài những tin đồn mù mờ.
Hơn 30 năm, lúc nào tôi cũng ưu tư về sự mất tích của Th/tá Phùng. Thông cảm nỗi niềm của tôi, Nguyễn Chí, một người em KQ đã hết lòng truy tìm suốt nhiều tháng và cuối cùng Chí đã tìm được hài cốt của Th/tá Phùng, mang về cho gia đình anh ấy ngày 2/12/2008.

TRẦN VĂN PHÚC


TÌM LẠI ĐƯỢC HÀI CỐT CỦA THIẾU TÁ TRƯƠNG PHÙNG THÔNG QUA NHÀ NGOẠI CẢM A20 NGUYỄN TOẠI CHÍ

(LTS: Việt Báo trân trọng cảm ơn Đại Úy Trần Văn Phúc đã gửi tới bài đặc biệt này. Và cũng trân trọng cảm ơn Ký giả Lê Anh Dũng-Lê Tam Anh đã giới thiệu.)





 

Thiếu Tá Trương Phùng và phi vụ cuối cùng ngày 29/4/1975 .

Đại Úy Trần Văn Phúc , pilot A-1 , PĐ 518 ( anh Phúc) tình cờ quen biết tôi sau khi anh đọc loạt bài “ Cổ tích Không Quân “ tôi post lên web Cánh Thép . Sau một thời gian hai anh em tôi trở nên thân tình như hai anh em ruột, kể cho nhau nghe những tâm sự vui buồn trong cuộc sống, kể cho nhau nghe những kỷ niệm đời quân ngũ ngày xưa….rồi có một ngày nọ gần 30/4/2007 , anh đã kể cho tôi biết về chuyến bay cuối cùng của đời pilot khu trục của anh : Phi Vụ Cuối Cùng ! ( Xin quý đọc giả đọc bài viết của chính Đại-Úy Trần Văn Phúc viết cũng trong diễn đàn này ) .
Chính nhờ qua chuyện anh kể , tôi mới biết đến một vị anh hùng Không Quân của QLVNCH đã chiến đấu bảo vệ cho đồng bào Sài Gòn & Gia Định và các ban bè chiến hữu cùng gia đình của họ trong căn cứ Tân Sơn Nhứt thoát khỏi những trận mưa pháo kích kinh hoàng của địch quân rạng sáng ngày 29/4/1975 : Thiếu Tá Trương Phùng. Nhưng sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ , Th/Tá Phùng đã “ mất tích “ ngay trong giờ thứ 25 của cuộc chiến trong âm thầm , bí ẩn . Gần như không một ai còn biết hay nhớ đến anh , ngoại trừ duy nhất một người chiến hữu đã sát cánh cùng anh chiến đấu trong “ Phi Vụ Cuối Cùng “ ;
Đại Úy Trần Văn Phúc



Tôi rất thương cãm cho vị anh hùng “ gần như vô danh “ Trương Phùng . Tôi thấy mình đã thọ ơn cứu mạng của anh và muốn làm một điều gì đó cho anh như để đền đáp lại phần nào ơn anh . Và tôi đã hứa với anh Phúc là tôi sẻ truy tìm Th/Tá Phùng , sẻ tìm cho bằng được hài cốt của Th/Tá mang về cho gia đình Th/Tá thờ phụng !
Hai anh em chúng tôi bắt đầu lục lọi , tìm đọc không biết bao nhiêu là bài viết , bút ký , hồi ức của những người cã hai phía Quốc & Cộng đăng trên Net có nói về những ngày sau cùng của VNCH …
Th/Tá Phùng hiển linh
Trong tất cã các tài liệu báo chí , bài viết , hồi ký , bút ký…nói về ngày 30/4/1975 , anh Phúc và tôi chỉ tìm thấy duy nhất một câu đáng chú ý nhưng lại rất mơ hồ nói về một chiếc phi cơ khu trục bị rớt sáng ngày 29/4/1975 . Đó là trong bài “ Tháng tư máu và nước mắt “ đăng trong tập san “bietdongquan.com“ , tác giả là SQ Trưởng Ban 2 /Liên Đoàn 8 /BĐQ Đoàn Trọng Hiếu có viết ( http://bietdongquan.com/baochi/30tha...angtulaive.htm ) :
”Một phi tuấn Skyraider được gởi lên vùng nhưng một chiếc đã bị bắn rớt phía cầu Bình Điền. Riêng chiếc AC119 yểm trơ cho chúng tôi trên đường về bị trúng SA7 bốc cháy trên không. Sau này khi đi tù tôi được biết người phi công dũng cảm ấy là Tr/u Thành tức Thành Kampuchia. Xin được một lần tạ ơn anh. Anh đã không bay sang Thái Lan như một vài người đã làm mà ở lại với chúng tôi. Thân xác anh đã hòa lẫn vào không gian trong giờ phút hấp hối của Miền Nam . “

Anh Phúc có phone cho anh Đ.T.Hiếu và được anh Hiếu cho biết tin này do một vị đại đội trưởng BĐQ đóng quân ở Chợ Đệm , Long An báo cáo về BCH liển đoàn sáng ngày 29/4/75 .
Dù tin tức đó rất mơ hồ nhưng đó là tất cã những gì mà hai anh em chúng tôi có được về Th/Tá Phùng ! Vì sáng ngày 29/4/1975 , duy nhất chỉ có một chiếc A-1 Skyraider của Th/Tá Phùng là bị “ mất tích “ chứ không còn một chiếc A-1 nào khác bị rớt hoặc “ mất tích “ nữa ! Vậy là dựa vào tin tức này , tôi quyết định sẻ lên đường đi qua Bình Chánh (nơi có cầu Bình Điền) để tìm tung tích của chiếc A-1 Skyraider đã rơi hơn ba mươi ba năm trước ! Nhưng tôi cũng chưa biết phải đi tới nơi nào , hỏi ai…vì vậy tôi quyết định chấm một bán kính 4 km xoay quanh tâm điểm là cầu Bình Điền để tìm hỏi thăm người dân . Cã tháng trước ngày tôi lên dường qua Bình Chánh , tôi đã có một giấc mơ mà sau nầy tôi mới biết là Th/Tá Phùng đã hiển linh , chỉ vẽ cho tôi phải tới đâu , hỏi ai để có thể tìm ra Th/Tá:......; " Tôi chạy xe trên một con đường rất rộng nhưng hoang vắng , không có một chiếc xe nào ngoài tôi ra. Tôi thấy một ngôi chùa bên đường và chợt nghỉ là mình nên vào hỏi vị sư trụ trì cao niên , có thể ông sẻ biết và kể lại cho tôi câu chuyện hơn ba mươi ba năm về trước, về một chiếc máy bay khu trục bị rớt gần đâu đó ? Tiếp tôi đúng là một vị đại sư trụ trì cao niên , rất cao đạo với phong thái đạo mạo và một ánh mắt thật nhân từ . Ngài hỏi tôi tìm ai , tôi nói tôi tìm một vị phi công khu trục , bị bắn rơi và đã hy sinh ngày 29/4/1975 ngay tại vùng Bình Điền này ! Ông nhìn tôi thậtchăm chú như để tìm hiểu sự chân thật của tôi rồi ông hạ giọng nói nhỏ: - Ông Th/Tá Phùng đâu có bị chết ,chính tôi đã cứu ông ấy và đem ông ấy về tá túc tại chùa này từ ngày đó cho tới nay luôn đó ! ' Tôi sửng sờ kinh ngạc và quá mừng rở trước một cái tin bất ngờ ngoài sự tưởng tượng của tôi , của biết bao nhiêu anh em VNAF và gia đình của Th/Tá như vậy ! Tôi xin phép được gặp Th/Tá , vị sư già đồng ý và kêu chú tiểu vào trong hậu liêu gọi Th/Tá ra .
Một chú thanh niên dong dỏng cao , da trắng , rất đẹp trai với mái tóc hơi quăn dợn sóng (rất giống với di ảnh của Th/Tá Phùng mà anh Phúc đã gởi cho tôi) vận bộ đồ bà ba màu nâu sòng của nhà chùa bước ra, lại thật gần rồi nhìn tôi chăm chú , hỏi tôi bằng một giọng người Huế :
' -Chú em là ai mà biết tôi?'
Dù tôi đang mặc quần áo civil nhưng không hiểu sao tự nhiên tôi đứng nghiêm lại , chào tay , trình diện như tôi đang là một quân nhân chào kính & trình diện SQ cấp trên:
-"Tôi , Binh Nhì N-T-C , số quân 74/605.54......phụ trách Phép & Sự Vụ Lệnh & CB thuộc Ban Văn Thư LĐTL / KĐ30 BTTL/SĐ3KQ xin trình diện Th/Tá ! "
Th/Tá Phùng gật nhẹ đầu rồi nói ; " Anh tới tìm tôi có chuyện gì không ? "
Tôi không trả lời anh hỏi mà lại nói :
Sao Th/Tá trẻ quá vậy , em nhớ không lầm thì thì năm nay Th/Tá đã hơn sáu mươi rồi , sao em thấy Th/Tá như chỉ mới ngoải ba mươi thôi vậy ? "
Th/Tá cười rất tươi : " Ở trong chùa này ba mươi mấy năm nay , anh đâu có lo lắng gì chuyện cơm áo , sinh kế , vợ con gì đâu mà bị già vậy em ? "
Tôi rơm rớm nước mắt : "- Trời ơi Th/Tá ơi , sao Th/Tá không trở về nhà , ba muoi mấy năm qua gia đình Th/Tá trông đợi Th/Tá từng ngày mà ! "
Th/Tá Phùng chợt trở nên thật buồn , anh nhìn tôi với ánh mắt thật sâu lắng :
" Anh cũng muốn về lắm mà không về được em à ! "
"- Sao vậy , Th/Tá đừng sợ gì hết , ba mươi mấy năm đã qua rồi , không còn ai bắt Th/Tá đi ở tù " cãi tạo "đâu ! Ông Kỳ mà còn hiên ngang trở về thăm quê nhà nữa đó Th/Tá ! "
Gương mặt anh càng buồn hơn , anh nói chậm rãi nhưng thật rỏ ràng từng lời :
" - Anh phải ở lại nơi này , đến khi nào anh gặp được em, anh mới trở về với gia đình được ! "
................Tôi giật mình tỉnh giấc , nổi gai ốc toàn thân , tai như vẫn còn văng vẵng lời anh nói !....
Lên đường !

Tôi có kể lại cho anh Phúc biết giấc mơ của tôi . Anh Phúc nói như vậy là anh linh của anh Phùng đã chỉ điểm cho tôi phải tìm tới những ngôi chùa có những vị sư già trụ trì thì may ra các vị này mới biết chuyện hơn ba mươi ba năm về trước ! Hai anh em cùng mở bản đồ wikimapia ra, tìm những ngôi chùa nằm trong bán kính 4 km quanh cầu Bình Điền thì thấy có hai ngôi chùa , một là chùa Pháp Truyền thuộc xã An-Phú-Tây, Bình Chánh, hai là chùa Từ Quang thuộc xã Tân-Kiên, Bình Chánh !
Chùa Pháp Truyền là ngôi chùa tôi tìm đến đầu tiên , Nhưng vị sư già trụ trì hoàn toàn không biết gì và ngài chỉ cho tôi qua xã Tân Kiên hỏi thăm vì theo ngài được biết có một chiếc máy bay khu trục bị rơi bên xã đó sáng 29/4/75 !
Tôi qua chùa Từ Quang tìm vị sư trụ trì nhưng chỉ gặp ông từ giử chùa vì vị sư trụ trì đã có chuyến xuất ngoại lo chuyện Phật Sự , chuẩn bị cho đại lễ Vu Lan , rằm tháng 7 sắp đến ! Ông từ cho biết ngài trụ trì hiện giờ còn rất trẻ , chỉ mới ngoài 30 tuổi ! Còn vị sư trụ trì trước đã viên tịch hồi năm trước , 2007 , khi ngài đã hơn 80 tuổi ! Ngay ông từ chỉ mới hơn 40 và chỉ mới đến ngụ trong chừa mới 7 năm nay nên những chuyện trước đó ông không được biế!
Ra khỏi chùa Từ Quang , tôi không biết là tôi sẻ lại bắt đầu từ nơi nào và hỏi những ai đây? Chợt nhớ tới trong giấc mơ đêm hôm qua , Th/Tá Phùng có “ chỉ dẫn “ cho tôi đi tìm Th/Tá trong chùa , tôi lại đi tìm hỏi người dân địa phương về các ngôi chùa trong xã Tân Kiên . Nhờ người dân tận tình chỉ dẫn , tôi đã tìm tới gần như tất cã các ngôi chùa , đình thần .v.v..để hỏi thăm . Tình cờ tôi tìm được một ngôi chùa không tên của hai chị em ni sư trụ trì . Có điều lạ lùng sau khi các cô ni sư tiếp tôi , tôi mới biết tôi là người Phật tử đầu tiên được các ni sư cho phép viếng chùa từ hơn ba mươi ba năm qua , kể từ ngày 30/4/1975 ! Sau hơn một giờ tiếp chuyện cùng các cô ni sư, khi các cô biết tôi đã từng là một quân nhân của KQ VNCH , các cô mới cho tôi biết lý do tại sao các cô không mở cửa đón tiếp khách thập phương . Vì ngôi chùa này là nơi thờ phụng người anh của các cô , một vị danh tướng của QL VNCH : Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh , nguyên Tư Lệnh Quân Khu 4 / Vùng 4 Chiến Thuật . Thật là một cơ duyên cho tôi mà không phải ai cũng có được ! Theo lời khẩn cầu của tôi , các cô đưa tôi trở vào hậu liêu để được lạy Tướng Thanh . Trước linh vị của Tướng , tôi thầm cầu khấn xin Tướng linh thiêng phù hộ cho tôi tìm được hài cốt Th/Tá Phùng . Và có thể Tướng đã hiển linh nên khi chia tay tôi , cô Hai trụ trì bổng nhiên (?) nới với theo : “ Gần đây có một thánh thất Cao Đài , con vô đó hỏi thăm đi ! “ Và chính tại ngôi Thánh Thất Cao Đài này , tôi đã tìm được một người đạo hữu là nhân chứng duy nhất đã tận mắt chứng kiến những hình ảnh sau cùng của Th/Tá Phùng sáng ngày 29/4/1975 : Chú Tư Hườn .
Đại-Bàng gãy cánh .
Khi tôi hỏi thăm những người đạo hữu trong thánh thất Cao Đài , có gần hai mươi người nhưng không một ai biết chuyện chiếc máy bay khu trục rơi sáng ngày 29/4/75 . Chợt ông Giáo Hữu chánh quản của thánh thất nói có thể chú Tư Hườn sẻ biết vì Chú Tư là dân cố cựu tại xã Tân Kiên này từ xưa đến nay ! Tôi được một dì đạo hữu trong thánh thât đưa tới tận nhà của chú Tư Hườn vì chú đang bị cãm sốt mấy ngày qua . Nghe có người hỏi thăm , chú Tư chui ra khỏi mùng , tiếp tôi ngay nơi chú đang nằm dưỡng bệnh . Tôi thăm hỏi bệnh tình của chú và sau khi biết chú Tư đã hồi phục gần như hoàn toàn , tôi mới hỏi thăm chú biết gì chuyện sáng ngày 29/4/75 có một chiếc khu trục bị rơi ở xã Tân Liên này không ? Chú Tư trả lời thật gọn , rỏ ràng :
“- Có ! Có một chiếc “ avion de chasse “ đã đáp xuống ngã ba Bờ Ngựa sáng ngày 29/4/75 ! “
Tim tôi như ngừng đập khi nghe lời xác nhận của chú Tư ! Tôi run run hỏi lại :”- Thưa chú Tư , chú có biết tại sao cái máy bay đó bị rớt không?“ .
Chú Tư :”-Không phải bị rớt mà nó đã đáp xuống vì bị bắn hư máy ! Nhà tôi hồi đó là ngay ở phía sau chùa Từ Quang , chỉ cách ngã ba Bờ Ngựa có hơn một trăm thước . Tôi thấy nó ( chiếc khu trục) bị bắn cháy máy , khói bốc mù mịt , từ từ hạ xuống ngã ba Bờ Ngựa . Khi máy bayđã hạ xuống an toàn , từ trong máy bay có một người lái chui ra khỏi máy bay . Từ đàng xa có mấy thằng du kích VC chạy lại , có một thằng xã súng bắn bừa về hướng chiếc máy bay ! Tay chỉ huy đã bợp tai thằng du kích này rồi chữi nó :”- Tại sao mầy cố sát quá vậy ? Người ta đã hạ xuống rồi sao mày còn bắn ? Vùng này đã là vùng “ giãi phóng “ rồi mà ! “ Rồi toán du kích này đã bắt trói cái ông lái máy bay , bịt mắt lại , dẫn đi đâu tui không biết ! “ . Khi chú Tư kể tới đây , tôi có linh cảm Th/Tá Phùng đã gặp dữ nhiều, lành ít !
Vì thấy chú Tư đã quá lớn tuổi (Chú Tư Hườn đã 94 tuổi) phần nghỉ chú đang còn cảm sốt chưa tỉnh táo hẳn nên có thể chú Tư nhầm lẫn các loại máy bay , hai tuần sau tôi trở lại nhà chú Tư và bày ra trước mặt chú một bộ ảnh chụp các loại máy bay khác nhau chụp ở mọi góc độ thì chú chỉ ngay vào ảnh chiếc AD-5 Skyraider và xác định chính là chiếc máy bay “ avion de chasse “ này !
Hai nhà ngoại cảm Nguyễn-Thanh-Mẫn và Bé Năm xuất hiện .
Khi chú Tư Huờn kể tới đoạn Th/Tá Phùng đã forced landing ( đáp khẩn cấp ) chiếc AD-5 xuống ngã ba Bờ Ngựa , vừa chui ra khỏi máy bay thì liền bị bắt , bịt mắt , dẫn đi đâu chú không biết , tôi đã thấy ánh sáng như vút tắt cuối đường hầm , không còn hy vọng gì tìm thấy hài cốt của Th/Tá được nữa ! Sau đó , tôi vẫn tiếp tục kiên trì lui tới Bình Chánh , lân la , dò hỏi hết bô lão này , đến bô lão nọ , với hy vọng mong manh là sẻ tìm thấy những kẻ thủ ác , hay nhân chứng...có thể cho tôi chút manh mối nào về vị trí Th/Tá Phùng bị vùi thân hay không ?! Ngày qua ngày , mọi cố gắng của tôi gần như sắp đến lúc phải kiệt sức mà chấm dứt trong ray rứt của lòng tôi . Tôi qua lại ngã ba Bờ Ngựa rất nhiều lần , hơn hai mươi lần , nhưng không hiểu tại sao tôi lại rất thường ghé lại , dừng chân ngay ngã ba Bờ Ngựa , đứng nhìn mông lung như đang tìm kiếm một ai đó mà tôi nghỉ có thể hỏi thăm được chuyện Th/Tá Phùng ! Nhưng cũng có rất nhiều lần tôi dừng chân lại đó , đứng giửa trời nắng chan chan , nhìn mông lung mà trong lòng trống lỗng, không biết mình dừng lại ở ngã ba Bờ Ngựa này để làm gì nữa ?!? Lúc đó , tôi nào có biết được tôi đang đứng là rất gần , chỉ cách nơi Th/Tá Phùng đang nằm chỉ có vài mét !!! Phải chăng anh linh Th/Tá Phùng đang giử tôi lại nơi đó và Th/Tá muốn chỉ cho tôi nơi tôi sẻ tìm được nắm xương tàn của Th/Tá đã bị vùi dập hơn ba mươi ba năm qua ?!?
Và ngay trong thời điểm mà tôi gần như hết hy vọng tìm được Th/Tá Phùng thì thật bất ngờ anh Nguyễn Thanh Mẫn ( nickname trong web Cánh Thép là : Phi Yến 51 , nguyên Tr/Úy huấn luyện viên phi cơ T-41 của TTHLKQ Nha Trang , hiện đang định cư tại Australia từ hơn 28 năm qua ) liên lạc với tôi và hứa sẻ đưa nhà ngoại cảm Bé Năm từ Nha Trang vào giúp tôi tìm Th/Tá Phùng ! Tôi rất mừng vì trước đó , tôi có đọc bài của anh Mẫn viết trong Cánh Thép kể chuyện anh cùng nhà ngoại cảm Bé Năm tìm được hài cốt của hai cố NT Tr/Úy Nguyễn Văn Lộc và Tr/Úy Lê Văn Bé ( Xin quý vị tìm đọc hai bài viết : “ Những mảnh đời còn lại “ và “ Vết đạn thù “ của tác giả Phi Yến 51 trong web Cánh Thép.com).
7 giờ chiều ngày 24/10/2008 tôi đưa một “ phái đoàn “ gồm anh Mẫn , Bé Năm , con trai trưởng của Th/Tá Phùng là Trương Phú Sĩ cùng các anh đại niên trưởng VNAF đã không quản ngại mưa giông , đường xa …đã cùng đến tham gia “ phi vụ “ tìm lại chiến hữu này ! Khi tôi chỉ cho “ phái đoàn “ nơi Th/Tá Phùng đã hạ cánh chiếc AD-5 xuống ngày 29/4/75 , Bé Năm đã thay đổi sắc diện từ lúc nào không biết , từ bình thường vui vẻ trở nên rất kỳ lạ , gương mặt lạnh tanh với đôi mắt như “ đứng tròng “ , nhìn xung quanh nơi hiện trường mà như đang nhìn về một nơi nào đó thật xa ở chân trời ! Sau một hồi quan sát , miệng lẩm bẩm điều gì đó không nghe rỏ được , bổng nhiên Bé Năm hỏi tôi có biết Th/Tá Phùng tuổi gì không ? Tôi không biết nên chở Bé Năm trở vào quán nước nơi cã phái đoàn đang ngồi chờ kết quả khảo sát , hỏi con trai Phú Sĩ của Th/Tá Phùng .. Khi Phú Sĩ cho biết cha mình tuổi Quý Mùi , Bé Năm cười ngất rồi chỉ ra hướng ngã ba Bờ Ngựa , chỉ ngay con bò con đang đứng sát bờ tường bằng tôn của công trường làm đường , nói : “- Bác Phùng đang núp sau con bò kia kìa ! Và nơi con bò đang đứng chính là nơi bác Phùng nằm ! “ . Sau khi mọi người trong phái đoàn đã ghi nhận kỷ nơi đó , chúng tôi chia tay và hẹn ngày tái ngộ để thật sự bốc cốt Th/Tá Phùng .
Ngày 30/11/2008 , chúng tôi đón anh Mẫn từ Mỹ trở về và đưa thẳng anh cùng Bé Năm ra Bình Chánh để quan sát lại hiện trường một lần cuối và làm lễ khấn vái cho ngày mai sẻ khởi công động thổ .
Bốc cốt Th/Tá Phùng , ngày thứ nhất , 1/12/2008 .
Từ sáng sớm , các Đại NT Ngân C-119 & Xuân C-7 , KQ Thanh và phu nhân , KQ Hùng “ cao “ HSQ IO PĐ 821 , gia đình của Th/Tá Phùng gồm chị Lộc , phu nhân của Th/Tá , trưởng nam Trương Phú Sĩ , thứ nữ Trương Thủy Tiên đã có mặt tại hiện trường .
Đúng 7 giờ sáng 1/12/’08 , anh Mẫn đứng chủ lễ cùng với nhà ngoại cảm Bé Năm lập một bàn lể vật cúng vái anh linh Th/Tá Phùng , xin phép bốc cốt của Th/Tá . Sau đó , anh Mẫn dùng hai cây căm xe đạp ( đã được bẻ cong thành chử L ) làm hai que cảm xạ , đặt trong lòng hai bàn tay lật ngữa ngay trước ngực của anh , dò tìm vị trí chính xác của hài cốt Th/Tá Phùng . Anh Mẫn rất nhẹ nhàng , rón rén , di chuyễn vòng quanh giới hạn trong chu vi vị trí Bé Năm đã cắm những bó nhang để chỉ dấu vị trí tương đối của hài cốt , chậm thật là chậm , nín thở để tránh làm ảnh hưỡng tới hai que sắt . Hai que sắt bắt đầu dao động song song qua lại như hai con lắc nhưng chỉ một chút sau , lạ một điều là chỉ có một que sắt tiếp tục dao động , một que sắt còn lại đứng im , hướng thẳng xuống đất như đang bị hút bởi lực từ tính ( nam châm ) vậy ! Bối rối trước hiện tượng lạ chưa từng thấy này , anh Mẫn ngừng dò tìm , dùng cellphone gọi cho Thầy Mạc Đìa bên Mỹ để hỏi thì Thầy cho biết : Th/Tá Phùng bị chôn ở tư thế đầu ở trên cao , có thể là ngồi hoặc đứng ! Khi đào nên cẩn thận vì sẻ gặp phần đầu của Th/Tá Phùng trước ! Được Thầy Mạc Đìa giải tỏa thắc mắc , anh Mẫn lại tiếp tục dò tìm và sau đó , xác định vị trí hài cốt của Th/Tá Phùng nằm gọn trong một vòng tròn đường kính khoảng 60cm ! Máy đào đất được điều tới và bắt đầu đào với sự trực tiếp chỉ huy của Bé Năm vì chỉ có Bé Năm mới biết phải đào xuống sâu bao nhiêu ?! ( Vì không được phép hiện diện lúc động thổ , Phú Sĩ chỉ dám lãng vãng gần đó , một lúc sau do quá xúc cảm , Phú Sĩ bỏ ra xa xa hiện trường , ngồi khóc ! ) Một mét , hai rồi ba mét ! Nếu tôi không được Bé Năm báo trước chiều tối thiểu là 5 m , hẳn là tôi sẻ rất hoang mang vì làm gì có huyệt mộ nào mà lại sâu như vậy ?! Khi tới độ sâu chừng 5 mét , tôi thấy mới hiện ra mặt đất thật sự của hơn ba mươi ba năm trước , khác hẳn với tầng đất đã được san lấp hiện nay ! Gần trung tâm của hố đào , có một gốc cây xoài bị cưa ngang , đường kính gần 30cm . Sau đó , người dân cho biết nơi này đã có ba lần đổ đất để nâng cao bởi vùng này khi xưa rất thấp . Bé Năm ra lệnh cho máy đào ngưng không đào sâu nữa và chuyễn qua mở rộng hố đào xung quanh một điểm biểu kiến đã được anh Mẫn đánh dấu từ trên mặt đất . Vì hố đào quá dốc , dựng đứng nên đất bắt đầu rỉ nước ra và sụp xuống . Tôi chạy đi mua cừ tràm và mướn người đóng cừ , chặn phên tre để tránh đất bị sụp lở ! Vì lúc đó đã chiều tối , phải tạm ngưng công việc qua ngày mai , mọi người chia tay , riêng tôi vẫn nán lại để trông coi đóng cừ chặn vách đất . Bổng có một anh kỷ sư công chánh mặc quần áo lao động của cán bộ công trường làm đường (ngay gần đó) tới nhìn xuống cái hố mà chúng tôi mới đào , hỏi tôi các chú tìm gì vậy ? Sau khi nghe tôi trả lời là nhà ngoại cảm chỉ cho chúng tôi đào tìm hài cốt người thân , bị mất năm 1975, anh ta chợt hỏi tôi :”- Có phải mấy chú tìm một ông phi công không ? “ Tôi tròn xoe mắt nhìn anh ta , ngạc nhiên đến nổi không nói nên lời ! Anh ta tiếp tục :- “ Cháu là con của hai ông bà chủ đất này , hồi xưa là một vườn xoài . Ba của cháu kể lại sáng sớm ngày 30/4/75 , ba cháu ra thăm vườn thì thấy có một xác người phi công của “quân lực Sài Gòn “ bị bắn chết hồi đêm . Ba má cháu đã già quá nên không đủ sức đào mồ chôn nên đã kéo xác ông phi công này cho xuống một cái hố cá nhân ( của lính SG đào đầy trong vườn xoài ) và lấp đất lại ! Sau đó ba cháu cưa luôn cây xoài gần đó để không cho rể cây xâm phạm vào xác ông phi công , củng như để đánh dấu nơi ba cháu đã chôn ông ấy ! Chú có thấy cái gốc cây xoài dưới đó không , chú cho đào qua bên tay trái chừng 1,5 mét là ngay chổ ông ấy đó chú ! “
Sau khi anh kỷ sư này đi thì lại có một tay mặt mày bặm trợn , ra vẻ như một cán bộ cấp cở của chính quyền , chạy xe tới , sau một hồi trầm ngâm , im lặng nhìn cái hố , anh ta lại gần tôi nói nhỏ : “- Anh cho đào qua tay trái từ cái gốc xoài đó chừng 1,5 mét là sẻ thấy xương cốt người anh muốn tìm ! “ Nói xong , chưa kịp cho tôi hỏi gì hay nói một lời cảm ơn , anh ta lên xe chạy đi mất !
……….., ngày thứ nhì, 2/12/2008 .
Sáng sớm ngày thứ nhì của cuộc đào tìm hài cốt Th/Tá Phùng , tôi và Bé Năm đến chùa Từ Quang , xin diện kiến vị sư trụ trì chùa . Ra tiếp chúng tôi là một vị trụ trì còn rất trẻ , chưa tới 40 tuổi nhưng chúng tôi đã được biết ngài là một vị cao tăng với rất nhiều công đức cho chúng sinh . Chính ngài đã đặt ra cho nhà chùa một lệ là cúng cơm và cầu siêu mỗi ngày sáng chiều cho các oan hồn , tử sĩ . Tại khuôn viên nhà chùa , ngài cho xây dựng một cơ sở từ thiện rất lớn , dạy nghề thêu may , điện tử , vi tính , cơ khí sửa chửa xe hơi , xe gắn máy..v..v.. hoàn toàn miễn phí cho mọi người , bất kể Lương , Phật hay Công giáo . Chúng tôi có trình bày sơ lược chuyện đào tìm hài cốt của Th/Tá Phùng và tôi kể cho ngài biết giấc mơ báo mộng của tôi , biết ý nguyện của chúng tôi xin ngài giúp cho một hồi kinh cầu siêu tại hiện trường khi chúng tôi tìm thấy cốt Th/Tá Phùng , ngài cho biết chính ngài sẻ ra tận nơi để cầu siêu cho Th/Tá ! Trước khi trở lại hiện trường , chúng tôi ra chính điện để lạy Phật . Khi nhìn lên bàn thờ , trông thấy di ảnh của vị đại sư sáng lập chùa đã viên tịch hồi năm ngoái , tôi đứng chết lặng , sửng sờ , toàn thân nổi gai ốc…vì vị đại sư trong di ảnh chính là vị sư trụ trì ngôi chùa mà tôi đã diện kiến trong giấc mơ !
Anh Mẫn cho tôi biết , khi bốc cốt thì có một quy luật bất biến , nếu muốn thành công thì phải tuân theo , đó là: con số chẳn 2 , 4 , 6 , 8 .v..v…ngày thứ nhất , thứ ba …thì khó lòng thành công , chỉ có ngày thứ hai , thứ tư…thì tỷ lệ thành công là cao nhất ! Và số người thợ trực tiếp đào tìm phải là số chẳn , 2 , 4 , 6 , 8…người ! Vì là ngày thứ nhì ( số chẳn ) nên anh Mẫn nói trước là hôm nay sẻ tìm thấy hài cốt Th/Tá Phùng nên anh chia nhóm thơ 10 người ra thành hai tốp nhỏ , một tốp 6 người và một tốp 4 người , thay phiên nhau xuống hố đào tìm. Anh Mẫn lại dùng hai que sắt cảm xạ để định vị thật chính xác một lần cuối trước khi tiếp tục cho đào . Anh lấy dây cột làm dấu trên cây đà sắt vách tôn , ngay tâm của hố tròn biểu kiến ( thật sự còn nằm sâu cở hơn 2 m phía dưới chân anh do đất lở , phải kè bằng cừ tràm ) .
11 giờ 30 máy đào đất tới và bắt đầu mở rộng miệng hố đào hôm qua ra cho đất đá không bị sụp lở chứ không đào sâu nữa . Khi thấy hố đào đã an toàn , không còn sụt lở đất gây nguy hiểm cho công nhân , Bé Năm cho ngừng máy , kêu anh em công nhân lấy một tấm vải bạt nylon lớn che hết cã diện tích hố đào khỏi bị ánh nắng rọi xuống , lệnh cho sáu người xuống hố , bắt đầu đào tìm bằng tay . 12 giờ 30 thì thấy dần dần hiện ra một hố tròn đường kính khoảng 60 cm đúng như anh Mẫn đã định vị từ hôm qua ! Đây là một hố cá nhân của lính đào trước kia . Toán thợ tập trung đào tìm trong hố cá nhân này , từng xẻng bùn đất mang lên khỏi hố đều được các anh công nhân mò , bóp cẩn thận . Đúng 12 giờ 45’ , tìm thấy được mảnh xương sọ đầu tiên ! Rồi lại xương sọ… Ngừng tay ngay lập tức , một tấm vải điều màu đỏ được đem xuống , che kín hố tròn , chờ Bé Năm chạy đến chùa , mời vị sư trụ trì chùa Từ Quang đến cầu siêu và đồng thời mời gia đình của Th/Tá Phùng đến chứng kiến việc bốc cốt . Khi vị sư trụ trì bắt đầu đọc kinh cầu siêu và Phú Sĩ , con trai trưởng của Th/Tá Phùng đến , toán công nhân được lệnh tiếp tục . Từng mảnh xương được đem lên rửa sạch bằng rượu rồi cho vào hủ sành . Ngoài xương cốt ra , còn tìm thấy một đoạn dây TAB đeo súng P-38, một mảnh nỉ mousse màu đen lót trong helmet ( nón bay ) + những mảnh vở helmet + những mảnh phi bào ( áo bay ) bị mủn nát , mảnh lớn nhất chỉ bằng cở bàn tay , khi tôi và anh KQ Thanh cố nhẹ nhàng rửa rượu cho sạch thì những mảnh phi bào bị tan rã ra như bánh tráng ngâm nước . Anh Mân mang mảnh nỉ mousse lót nón helmet tới cho chị Lộc phu nhân Th/Tá xem , chị đã khóc ngất , nức nở vuốt ve mảnh nỉ nhu muốn sờ lại hình hài của người chồng yêu thương nay đã không còn nữa …Theo yêu cầu của chúng tôi , các anh công nhân cố tìm thêm thẻ kim bài , giấy tờ tùy thân của Th/Tá Phùng…dù các anh em công nhân rất cố gắng nhưng đã không còn tìm thấy được gì nữa sau ngần ấy năm bị vùi lấp . Sau cùng , tất cã các mảnh hài cốt tìm lại được khoảng chừng 8/10 cái hủ sành 10 lít . Tôi xin phép phu nhân và con trai của Th/Tá Phùng cho tôi được vinh dự ôm hủ hài cốt chụp ảnh lưu niệm cùng hai người và giúp mang ra tận xe cho gia đình chở về , ngay trong buổi chiều hôm 2/12/2008 hỏa thiêu lấy tro , đựng vào tiểu sành , thờ phụng tại chùa Bửu Quang gần nhà của gia đình Th/Tá .
Tôi đã thực hiện được lời hứa của tôi với người anh kết nghĩa, Đại-Úy Trần-Văn-Phúc . Tôi cũng đã giúp hoàn thành ước nguyện được “ đoàn tụ “ với gia đình của anh linh vị anh hùng Thiếu-Tá Trương-Phùng . Tôi cũng tự cãm thấy nhẹ lòng khi đã đền đáp được phần nào ơn hy sinh cứu tử của Th/Tá Phùng. Xin chân thành cảm ơn Niên-Trưởng ( NT ) KQ Mạc-Đìa , NT KQ Nguyễn Thanh Mẫn , nhà ngoại cảm Bé Năm và tất cã các anh em đã tham gia góp phần vào thành công việc tìm lại hài cốt của Th/Tá Phùng . Xin chân thành cám ơn anh BĐQ Đoàn-Trọng-Hiếu , Aiudu , LuuVong đã quan tâm và chia sẻ những thông tin quý báu . Xin chân thành cảm ơn các vị NT VNAF , các vị Mạnh Thường Quân đã hết lòng hổ trợ tinh thần & vật chất cho chúng tôi hoàn thành công việc . Và trên hết, xin cúi lạy tạ Ơn Trên cùng anh linh các vị anh hùng liệt sĩ đã phò hộ giúp đở cho chúng con . / .
Nguyễn-Toại-Chí .Viết xong ngày 20/12/2008.




Anh Phúc có phone cho anh Đ.T.Hiếu và được anh Hiếu cho biết tin này do một vị đại đội trưởng BĐQ đóng quân ở Chợ Đệm , Long An báo cáo về BCH liển đoàn sáng ngày 29/4/75 .
Dù tin tức đó rất mơ hồ nhưng đó là tất cã những gì mà hai anh em chúng tôi có được về Th/Tá Phùng ! Vì sáng ngày 29/4/1975 , duy nhất chỉ có một chiếc A-1 Skyraider của Th/Tá Phùng là bị “ mất tích “ chứ không còn một chiếc A-1 nào khác bị rớt hoặc “ mất tích “ nữa ! Vậy là dựa vào tin tức này , tôi quyết định sẻ lên đường đi qua Bình Chánh (nơi có cầu Bình Điền) để tìm tung tích của chiếc A-1 Skyraider đã rơi hơn ba mươi ba năm trước ! Nhưng tôi cũng chưa biết phải đi tới nơi nào , hỏi ai…vì vậy tôi quyết định chấm một bán kính 4 km xoay quanh tâm điểm là cầu Bình Điền để tìm hỏi thăm người dân . Cã tháng trước ngày tôi lên dường qua Bình Chánh , tôi đã có một giấc mơ mà sau nầy tôi mới biết là Th/Tá Phùng đã hiển linh , chỉ vẽ cho tôi phải tới đâu , hỏi ai để có thể tìm ra Th/Tá:......; " Tôi chạy xe trên một con đường rất rộng nhưng hoang vắng , không có một chiếc xe nào ngoài tôi ra. Tôi thấy một ngôi chùa bên đường và chợt nghỉ là mình nên vào hỏi vị sư trụ trì cao niên , có thể ông sẻ biết và kể lại cho tôi câu chuyện hơn ba mươi ba năm về trước, về một chiếc máy bay khu trục bị rớt gần đâu đó ? Tiếp tôi đúng là một vị đại sư trụ trì cao niên , rất cao đạo với phong thái đạo mạo và một ánh mắt thật nhân từ . Ngài hỏi tôi tìm ai , tôi nói tôi tìm một vị phi công khu trục , bị bắn rơi và đã hy sinh ngày 29/4/1975 ngay tại vùng Bình Điền này ! Ông nhìn tôi thậtchăm chú như để tìm hiểu sự chân thật của tôi rồi ông hạ giọng nói nhỏ: - Ông Th/Tá Phùng đâu có bị chết ,chính tôi đã cứu ông ấy và đem ông ấy về tá túc tại chùa này từ ngày đó cho tới nay luôn đó ! ' Tôi sửng sờ kinh ngạc và quá mừng rở trước một cái tin bất ngờ ngoài sự tưởng tượng của tôi , của biết bao nhiêu anh em VNAF và gia đình của Th/Tá như vậy ! Tôi xin phép được gặp Th/Tá , vị sư già đồng ý và kêu chú tiểu vào trong hậu liêu gọi Th/Tá ra .
Một chú thanh niên dong dỏng cao , da trắng , rất đẹp trai với mái tóc hơi quăn dợn sóng (rất giống với di ảnh của Th/Tá Phùng mà anh Phúc đã gởi cho tôi) vận bộ đồ bà ba màu nâu sòng của nhà chùa bước ra, lại thật gần rồi nhìn tôi chăm chú , hỏi tôi bằng một giọng người Huế :
' -Chú em là ai mà biết tôi?'
Dù tôi đang mặc quần áo civil nhưng không hiểu sao tự nhiên tôi đứng nghiêm lại , chào tay , trình diện như tôi đang là một quân nhân chào kính & trình diện SQ cấp trên:
-"Tôi , Binh Nhì N-T-C , số quân 74/605.54......phụ trách Phép & Sự Vụ Lệnh & CB thuộc Ban Văn Thư LĐTL / KĐ30 BTTL/SĐ3KQ xin trình diện Th/Tá ! "
Th/Tá Phùng gật nhẹ đầu rồi nói ; " Anh tới tìm tôi có chuyện gì không ? "
Tôi không trả lời anh hỏi mà lại nói :
Sao Th/Tá trẻ quá vậy , em nhớ không lầm thì thì năm nay Th/Tá đã hơn sáu mươi rồi , sao em thấy Th/Tá như chỉ mới ngoải ba mươi thôi vậy ? "
Th/Tá cười rất tươi : " Ở trong chùa này ba mươi mấy năm nay , anh đâu có lo lắng gì chuyện cơm áo , sinh kế , vợ con gì đâu mà bị già vậy em ? "
Tôi rơm rớm nước mắt : "- Trời ơi Th/Tá ơi , sao Th/Tá không trở về nhà , ba muoi mấy năm qua gia đình Th/Tá trông đợi Th/Tá từng ngày mà ! "
Th/Tá Phùng chợt trở nên thật buồn , anh nhìn tôi với ánh mắt thật sâu lắng :
" Anh cũng muốn về lắm mà không về được em à ! "
"- Sao vậy , Th/Tá đừng sợ gì hết , ba mươi mấy năm đã qua rồi , không còn ai bắt Th/Tá đi ở tù " cãi tạo "đâu ! Ông Kỳ mà còn hiên ngang trở về thăm quê nhà nữa đó Th/Tá ! "
Gương mặt anh càng buồn hơn , anh nói chậm rãi nhưng thật rỏ ràng từng lời :
" - Anh phải ở lại nơi này , đến khi nào anh gặp được em, anh mới trở về với gia đình được ! "
................Tôi giật mình tỉnh giấc , nổi gai ốc toàn thân , tai như vẫn còn văng vẵng lời anh nói !....
Lên đường !

Tôi có kể lại cho anh Phúc biết giấc mơ của tôi . Anh Phúc nói như vậy là anh linh của anh Phùng đã chỉ điểm cho tôi phải tìm tới những ngôi chùa có những vị sư già trụ trì thì may ra các vị này mới biết chuyện hơn ba mươi ba năm về trước ! Hai anh em cùng mở bản đồ wikimapia ra, tìm những ngôi chùa nằm trong bán kính 4 km quanh cầu Bình Điền thì thấy có hai ngôi chùa , một là chùa Pháp Truyền thuộc xã An-Phú-Tây, Bình Chánh, hai là chùa Từ Quang thuộc xã Tân-Kiên, Bình Chánh !
Chùa Pháp Truyền là ngôi chùa tôi tìm đến đầu tiên , Nhưng vị sư già trụ trì hoàn toàn không biết gì và ngài chỉ cho tôi qua xã Tân Kiên hỏi thăm vì theo ngài được biết có một chiếc máy bay khu trục bị rơi bên xã đó sáng 29/4/75 !
Tôi qua chùa Từ Quang tìm vị sư trụ trì nhưng chỉ gặp ông từ giử chùa vì vị sư trụ trì đã có chuyến xuất ngoại lo chuyện Phật Sự , chuẩn bị cho đại lễ Vu Lan , rằm tháng 7 sắp đến ! Ông từ cho biết ngài trụ trì hiện giờ còn rất trẻ , chỉ mới ngoài 30 tuổi ! Còn vị sư trụ trì trước đã viên tịch hồi năm trước , 2007 , khi ngài đã hơn 80 tuổi ! Ngay ông từ chỉ mới hơn 40 và chỉ mới đến ngụ trong chừa mới 7 năm nay nên những chuyện trước đó ông không được biế!
Ra khỏi chùa Từ Quang , tôi không biết là tôi sẻ lại bắt đầu từ nơi nào và hỏi những ai đây? Chợt nhớ tới trong giấc mơ đêm hôm qua , Th/Tá Phùng có “ chỉ dẫn “ cho tôi đi tìm Th/Tá trong chùa , tôi lại đi tìm hỏi người dân địa phương về các ngôi chùa trong xã Tân Kiên . Nhờ người dân tận tình chỉ dẫn , tôi đã tìm tới gần như tất cã các ngôi chùa , đình thần .v.v..để hỏi thăm . Tình cờ tôi tìm được một ngôi chùa không tên của hai chị em ni sư trụ trì . Có điều lạ lùng sau khi các cô ni sư tiếp tôi , tôi mới biết tôi là người Phật tử đầu tiên được các ni sư cho phép viếng chùa từ hơn ba mươi ba năm qua , kể từ ngày 30/4/1975 ! Sau hơn một giờ tiếp chuyện cùng các cô ni sư, khi các cô biết tôi đã từng là một quân nhân của KQ VNCH , các cô mới cho tôi biết lý do tại sao các cô không mở cửa đón tiếp khách thập phương . Vì ngôi chùa này là nơi thờ phụng người anh của các cô , một vị danh tướng của QL VNCH : Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh , nguyên Tư Lệnh Quân Khu 4 / Vùng 4 Chiến Thuật . Thật là một cơ duyên cho tôi mà không phải ai cũng có được ! Theo lời khẩn cầu của tôi , các cô đưa tôi trở vào hậu liêu để được lạy Tướng Thanh . Trước linh vị của Tướng , tôi thầm cầu khấn xin Tướng linh thiêng phù hộ cho tôi tìm được hài cốt Th/Tá Phùng . Và có thể Tướng đã hiển linh nên khi chia tay tôi , cô Hai trụ trì bổng nhiên (?) nới với theo : “ Gần đây có một thánh thất Cao Đài , con vô đó hỏi thăm đi ! “ Và chính tại ngôi Thánh Thất Cao Đài này , tôi đã tìm được một người đạo hữu là nhân chứng duy nhất đã tận mắt chứng kiến những hình ảnh sau cùng của Th/Tá Phùng sáng ngày 29/4/1975 : Chú Tư Hườn .
Đại-Bàng gãy cánh .
Khi tôi hỏi thăm những người đạo hữu trong thánh thất Cao Đài , có gần hai mươi người nhưng không một ai biết chuyện chiếc máy bay khu trục rơi sáng ngày 29/4/75 . Chợt ông Giáo Hữu chánh quản của thánh thất nói có thể chú Tư Hườn sẻ biết vì Chú Tư là dân cố cựu tại xã Tân Kiên này từ xưa đến nay ! Tôi được một dì đạo hữu trong thánh thât đưa tới tận nhà của chú Tư Hườn vì chú đang bị cãm sốt mấy ngày qua . Nghe có người hỏi thăm , chú Tư chui ra khỏi mùng , tiếp tôi ngay nơi chú đang nằm dưỡng bệnh . Tôi thăm hỏi bệnh tình của chú và sau khi biết chú Tư đã hồi phục gần như hoàn toàn , tôi mới hỏi thăm chú biết gì chuyện sáng ngày 29/4/75 có một chiếc khu trục bị rơi ở xã Tân Liên này không ? Chú Tư trả lời thật gọn , rỏ ràng :
“- Có ! Có một chiếc “ avion de chasse “ đã đáp xuống ngã ba Bờ Ngựa sáng ngày 29/4/75 ! “
Tim tôi như ngừng đập khi nghe lời xác nhận của chú Tư ! Tôi run run hỏi lại :”- Thưa chú Tư , chú có biết tại sao cái máy bay đó bị rớt không?“ .
Chú Tư :”-Không phải bị rớt mà nó đã đáp xuống vì bị bắn hư máy ! Nhà tôi hồi đó là ngay ở phía sau chùa Từ Quang , chỉ cách ngã ba Bờ Ngựa có hơn một trăm thước . Tôi thấy nó ( chiếc khu trục) bị bắn cháy máy , khói bốc mù mịt , từ từ hạ xuống ngã ba Bờ Ngựa . Khi máy bayđã hạ xuống an toàn , từ trong máy bay có một người lái chui ra khỏi máy bay . Từ đàng xa có mấy thằng du kích VC chạy lại , có một thằng xã súng bắn bừa về hướng chiếc máy bay ! Tay chỉ huy đã bợp tai thằng du kích này rồi chữi nó :”- Tại sao mầy cố sát quá vậy ? Người ta đã hạ xuống rồi sao mày còn bắn ? Vùng này đã là vùng “ giãi phóng “ rồi mà ! “ Rồi toán du kích này đã bắt trói cái ông lái máy bay , bịt mắt lại , dẫn đi đâu tui không biết ! “ . Khi chú Tư kể tới đây , tôi có linh cảm Th/Tá Phùng đã gặp dữ nhiều, lành ít !
Vì thấy chú Tư đã quá lớn tuổi (Chú Tư Hườn đã 94 tuổi) phần nghỉ chú đang còn cảm sốt chưa tỉnh táo hẳn nên có thể chú Tư nhầm lẫn các loại máy bay , hai tuần sau tôi trở lại nhà chú Tư và bày ra trước mặt chú một bộ ảnh chụp các loại máy bay khác nhau chụp ở mọi góc độ thì chú chỉ ngay vào ảnh chiếc AD-5 Skyraider và xác định chính là chiếc máy bay “ avion de chasse “ này !
Hai nhà ngoại cảm Nguyễn-Thanh-Mẫn và Bé Năm xuất hiện .
Khi chú Tư Huờn kể tới đoạn Th/Tá Phùng đã forced landing ( đáp khẩn cấp ) chiếc AD-5 xuống ngã ba Bờ Ngựa , vừa chui ra khỏi máy bay thì liền bị bắt , bịt mắt , dẫn đi đâu chú không biết , tôi đã thấy ánh sáng như vút tắt cuối đường hầm , không còn hy vọng gì tìm thấy hài cốt của Th/Tá được nữa ! Sau đó , tôi vẫn tiếp tục kiên trì lui tới Bình Chánh , lân la , dò hỏi hết bô lão này , đến bô lão nọ , với hy vọng mong manh là sẻ tìm thấy những kẻ thủ ác , hay nhân chứng...có thể cho tôi chút manh mối nào về vị trí Th/Tá Phùng bị vùi thân hay không ?! Ngày qua ngày , mọi cố gắng của tôi gần như sắp đến lúc phải kiệt sức mà chấm dứt trong ray rứt của lòng tôi . Tôi qua lại ngã ba Bờ Ngựa rất nhiều lần , hơn hai mươi lần , nhưng không hiểu tại sao tôi lại rất thường ghé lại , dừng chân ngay ngã ba Bờ Ngựa , đứng nhìn mông lung như đang tìm kiếm một ai đó mà tôi nghỉ có thể hỏi thăm được chuyện Th/Tá Phùng ! Nhưng cũng có rất nhiều lần tôi dừng chân lại đó , đứng giửa trời nắng chan chan , nhìn mông lung mà trong lòng trống lỗng, không biết mình dừng lại ở ngã ba Bờ Ngựa này để làm gì nữa ?!? Lúc đó , tôi nào có biết được tôi đang đứng là rất gần , chỉ cách nơi Th/Tá Phùng đang nằm chỉ có vài mét !!! Phải chăng anh linh Th/Tá Phùng đang giử tôi lại nơi đó và Th/Tá muốn chỉ cho tôi nơi tôi sẻ tìm được nắm xương tàn của Th/Tá đã bị vùi dập hơn ba mươi ba năm qua ?!?
Và ngay trong thời điểm mà tôi gần như hết hy vọng tìm được Th/Tá Phùng thì thật bất ngờ anh Nguyễn Thanh Mẫn ( nickname trong web Cánh Thép là : Phi Yến 51 , nguyên Tr/Úy huấn luyện viên phi cơ T-41 của TTHLKQ Nha Trang , hiện đang định cư tại Australia từ hơn 28 năm qua ) liên lạc với tôi và hứa sẻ đưa nhà ngoại cảm Bé Năm từ Nha Trang vào giúp tôi tìm Th/Tá Phùng ! Tôi rất mừng vì trước đó , tôi có đọc bài của anh Mẫn viết trong Cánh Thép kể chuyện anh cùng nhà ngoại cảm Bé Năm tìm được hài cốt của hai cố NT Tr/Úy Nguyễn Văn Lộc và Tr/Úy Lê Văn Bé ( Xin quý vị tìm đọc hai bài viết : “ Những mảnh đời còn lại “ và “ Vết đạn thù “ của tác giả Phi Yến 51 trong web Cánh Thép.com).
7 giờ chiều ngày 24/10/2008 tôi đưa một “ phái đoàn “ gồm anh Mẫn , Bé Năm , con trai trưởng của Th/Tá Phùng là Trương Phú Sĩ cùng các anh đại niên trưởng VNAF đã không quản ngại mưa giông , đường xa …đã cùng đến tham gia “ phi vụ “ tìm lại chiến hữu này ! Khi tôi chỉ cho “ phái đoàn “ nơi Th/Tá Phùng đã hạ cánh chiếc AD-5 xuống ngày 29/4/75 , Bé Năm đã thay đổi sắc diện từ lúc nào không biết , từ bình thường vui vẻ trở nên rất kỳ lạ , gương mặt lạnh tanh với đôi mắt như “ đứng tròng “ , nhìn xung quanh nơi hiện trường mà như đang nhìn về một nơi nào đó thật xa ở chân trời ! Sau một hồi quan sát , miệng lẩm bẩm điều gì đó không nghe rỏ được , bổng nhiên Bé Năm hỏi tôi có biết Th/Tá Phùng tuổi gì không ? Tôi không biết nên chở Bé Năm trở vào quán nước nơi cã phái đoàn đang ngồi chờ kết quả khảo sát , hỏi con trai Phú Sĩ của Th/Tá Phùng .. Khi Phú Sĩ cho biết cha mình tuổi Quý Mùi , Bé Năm cười ngất rồi chỉ ra hướng ngã ba Bờ Ngựa , chỉ ngay con bò con đang đứng sát bờ tường bằng tôn của công trường làm đường , nói : “- Bác Phùng đang núp sau con bò kia kìa ! Và nơi con bò đang đứng chính là nơi bác Phùng nằm ! “ . Sau khi mọi người trong phái đoàn đã ghi nhận kỷ nơi đó , chúng tôi chia tay và hẹn ngày tái ngộ để thật sự bốc cốt Th/Tá Phùng .
Ngày 30/11/2008 , chúng tôi đón anh Mẫn từ Mỹ trở về và đưa thẳng anh cùng Bé Năm ra Bình Chánh để quan sát lại hiện trường một lần cuối và làm lễ khấn vái cho ngày mai sẻ khởi công động thổ .
Bốc cốt Th/Tá Phùng , ngày thứ nhất , 1/12/2008 .
Từ sáng sớm , các Đại NT Ngân C-119 & Xuân C-7 , KQ Thanh và phu nhân , KQ Hùng “ cao “ HSQ IO PĐ 821 , gia đình của Th/Tá Phùng gồm chị Lộc , phu nhân của Th/Tá , trưởng nam Trương Phú Sĩ , thứ nữ Trương Thủy Tiên đã có mặt tại hiện trường .
Đúng 7 giờ sáng 1/12/’08 , anh Mẫn đứng chủ lễ cùng với nhà ngoại cảm Bé Năm lập một bàn lể vật cúng vái anh linh Th/Tá Phùng , xin phép bốc cốt của Th/Tá . Sau đó , anh Mẫn dùng hai cây căm xe đạp ( đã được bẻ cong thành chử L ) làm hai que cảm xạ , đặt trong lòng hai bàn tay lật ngữa ngay trước ngực của anh , dò tìm vị trí chính xác của hài cốt Th/Tá Phùng . Anh Mẫn rất nhẹ nhàng , rón rén , di chuyễn vòng quanh giới hạn trong chu vi vị trí Bé Năm đã cắm những bó nhang để chỉ dấu vị trí tương đối của hài cốt , chậm thật là chậm , nín thở để tránh làm ảnh hưỡng tới hai que sắt . Hai que sắt bắt đầu dao động song song qua lại như hai con lắc nhưng chỉ một chút sau , lạ một điều là chỉ có một que sắt tiếp tục dao động , một que sắt còn lại đứng im , hướng thẳng xuống đất như đang bị hút bởi lực từ tính ( nam châm ) vậy ! Bối rối trước hiện tượng lạ chưa từng thấy này , anh Mẫn ngừng dò tìm , dùng cellphone gọi cho Thầy Mạc Đìa bên Mỹ để hỏi thì Thầy cho biết : Th/Tá Phùng bị chôn ở tư thế đầu ở trên cao , có thể là ngồi hoặc đứng ! Khi đào nên cẩn thận vì sẻ gặp phần đầu của Th/Tá Phùng trước ! Được Thầy Mạc Đìa giải tỏa thắc mắc , anh Mẫn lại tiếp tục dò tìm và sau đó , xác định vị trí hài cốt của Th/Tá Phùng nằm gọn trong một vòng tròn đường kính khoảng 60cm ! Máy đào đất được điều tới và bắt đầu đào với sự trực tiếp chỉ huy của Bé Năm vì chỉ có Bé Năm mới biết phải đào xuống sâu bao nhiêu ?! ( Vì không được phép hiện diện lúc động thổ , Phú Sĩ chỉ dám lãng vãng gần đó , một lúc sau do quá xúc cảm , Phú Sĩ bỏ ra xa xa hiện trường , ngồi khóc ! ) Một mét , hai rồi ba mét ! Nếu tôi không được Bé Năm báo trước chiều tối thiểu là 5 m , hẳn là tôi sẻ rất hoang mang vì làm gì có huyệt mộ nào mà lại sâu như vậy ?! Khi tới độ sâu chừng 5 mét , tôi thấy mới hiện ra mặt đất thật sự của hơn ba mươi ba năm trước , khác hẳn với tầng đất đã được san lấp hiện nay ! Gần trung tâm của hố đào , có một gốc cây xoài bị cưa ngang , đường kính gần 30cm . Sau đó , người dân cho biết nơi này đã có ba lần đổ đất để nâng cao bởi vùng này khi xưa rất thấp . Bé Năm ra lệnh cho máy đào ngưng không đào sâu nữa và chuyễn qua mở rộng hố đào xung quanh một điểm biểu kiến đã được anh Mẫn đánh dấu từ trên mặt đất . Vì hố đào quá dốc , dựng đứng nên đất bắt đầu rỉ nước ra và sụp xuống . Tôi chạy đi mua cừ tràm và mướn người đóng cừ , chặn phên tre để tránh đất bị sụp lở ! Vì lúc đó đã chiều tối , phải tạm ngưng công việc qua ngày mai , mọi người chia tay , riêng tôi vẫn nán lại để trông coi đóng cừ chặn vách đất . Bổng có một anh kỷ sư công chánh mặc quần áo lao động của cán bộ công trường làm đường (ngay gần đó) tới nhìn xuống cái hố mà chúng tôi mới đào , hỏi tôi các chú tìm gì vậy ? Sau khi nghe tôi trả lời là nhà ngoại cảm chỉ cho chúng tôi đào tìm hài cốt người thân , bị mất năm 1975, anh ta chợt hỏi tôi :”- Có phải mấy chú tìm một ông phi công không ? “ Tôi tròn xoe mắt nhìn anh ta , ngạc nhiên đến nổi không nói nên lời ! Anh ta tiếp tục :- “ Cháu là con của hai ông bà chủ đất này , hồi xưa là một vườn xoài . Ba của cháu kể lại sáng sớm ngày 30/4/75 , ba cháu ra thăm vườn thì thấy có một xác người phi công của “quân lực Sài Gòn “ bị bắn chết hồi đêm . Ba má cháu đã già quá nên không đủ sức đào mồ chôn nên đã kéo xác ông phi công này cho xuống một cái hố cá nhân ( của lính SG đào đầy trong vườn xoài ) và lấp đất lại ! Sau đó ba cháu cưa luôn cây xoài gần đó để không cho rể cây xâm phạm vào xác ông phi công , củng như để đánh dấu nơi ba cháu đã chôn ông ấy ! Chú có thấy cái gốc cây xoài dưới đó không , chú cho đào qua bên tay trái chừng 1,5 mét là ngay chổ ông ấy đó chú ! “
Sau khi anh kỷ sư này đi thì lại có một tay mặt mày bặm trợn , ra vẻ như một cán bộ cấp cở của chính quyền , chạy xe tới , sau một hồi trầm ngâm , im lặng nhìn cái hố , anh ta lại gần tôi nói nhỏ : “- Anh cho đào qua tay trái từ cái gốc xoài đó chừng 1,5 mét là sẻ thấy xương cốt người anh muốn tìm ! “ Nói xong , chưa kịp cho tôi hỏi gì hay nói một lời cảm ơn , anh ta lên xe chạy đi mất !
……….., ngày thứ nhì, 2/12/2008 .


Sáng sớm ngày thứ nhì của cuộc đào tìm hài cốt Th/Tá Phùng , tôi và Bé Năm đến chùa Từ Quang , xin diện kiến vị sư trụ trì chùa . Ra tiếp chúng tôi là một vị trụ trì còn rất trẻ , chưa tới 40 tuổi nhưng chúng tôi đã được biết ngài là một vị cao tăng với rất nhiều công đức cho chúng sinh . Chính ngài đã đặt ra cho nhà chùa một lệ là cúng cơm và cầu siêu mỗi ngày sáng chiều cho các oan hồn , tử sĩ . Tại khuôn viên nhà chùa , ngài cho xây dựng một cơ sở từ thiện rất lớn , dạy nghề thêu may , điện tử , vi tính , cơ khí sửa chửa xe hơi , xe gắn máy..v..v.. hoàn toàn miễn phí cho mọi người , bất kể Lương , Phật hay Công giáo . Chúng tôi có trình bày sơ lược chuyện đào tìm hài cốt của Th/Tá Phùng và tôi kể cho ngài biết giấc mơ báo mộng của tôi , biết ý nguyện của chúng tôi xin ngài giúp cho một hồi kinh cầu siêu tại hiện trường khi chúng tôi tìm thấy cốt Th/Tá Phùng , ngài cho biết chính ngài sẻ ra tận nơi để cầu siêu cho Th/Tá ! Trước khi trở lại hiện trường , chúng tôi ra chính điện để lạy Phật . Khi nhìn lên bàn thờ , trông thấy di ảnh của vị đại sư sáng lập chùa đã viên tịch hồi năm ngoái , tôi đứng chết lặng , sửng sờ , toàn thân nổi gai ốc…vì vị đại sư trong di ảnh chính là vị sư trụ trì ngôi chùa mà tôi đã diện kiến trong giấc mơ !
Anh Mẫn cho tôi biết , khi bốc cốt thì có một quy luật bất biến , nếu muốn thành công thì phải tuân theo , đó là: con số chẳn 2 , 4 , 6 , 8 .v..v…ngày thứ nhất , thứ ba …thì khó lòng thành công , chỉ có ngày thứ hai , thứ tư…thì tỷ lệ thành công là cao nhất ! Và số người thợ trực tiếp đào tìm phải là số chẳn , 2 , 4 , 6 , 8…người ! Vì là ngày thứ nhì ( số chẳn ) nên anh Mẫn nói trước là hôm nay sẻ tìm thấy hài cốt Th/Tá Phùng nên anh chia nhóm thơ 10 người ra thành hai tốp nhỏ , một tốp 6 người và một tốp 4 người , thay phiên nhau xuống hố đào tìm. Anh Mẫn lại dùng hai que sắt cảm xạ để định vị thật chính xác một lần cuối trước khi tiếp tục cho đào . Anh lấy dây cột làm dấu trên cây đà sắt vách tôn , ngay tâm của hố tròn biểu kiến ( thật sự còn nằm sâu cở hơn 2 m phía dưới chân anh do đất lở , phải kè bằng cừ tràm ) .
11 giờ 30 máy đào đất tới và bắt đầu mở rộng miệng hố đào hôm qua ra cho đất đá không bị sụp lở chứ không đào sâu nữa . Khi thấy hố đào đã an toàn , không còn sụt lở đất gây nguy hiểm cho công nhân , Bé Năm cho ngừng máy , kêu anh em công nhân lấy một tấm vải bạt nylon lớn che hết cã diện tích hố đào khỏi bị ánh nắng rọi xuống , lệnh cho sáu người xuống hố , bắt đầu đào tìm bằng tay . 12 giờ 30 thì thấy dần dần hiện ra một hố tròn đường kính khoảng 60 cm đúng như anh Mẫn đã định vị từ hôm qua ! Đây là một hố cá nhân của lính đào trước kia . Toán thợ tập trung đào tìm trong hố cá nhân này , từng xẻng bùn đất mang lên khỏi hố đều được các anh công nhân mò , bóp cẩn thận . Đúng 12 giờ 45’ , tìm thấy được mảnh xương sọ đầu tiên ! Rồi lại xương sọ… Ngừng tay ngay lập tức , một tấm vải điều màu đỏ được đem xuống , che kín hố tròn , chờ Bé Năm chạy đến chùa , mời vị sư trụ trì chùa Từ Quang đến cầu siêu và đồng thời mời gia đình của Th/Tá Phùng đến chứng kiến việc bốc cốt . Khi vị sư trụ trì bắt đầu đọc kinh cầu siêu và Phú Sĩ , con trai trưởng của Th/Tá Phùng đến , toán công nhân được lệnh tiếp tục . Từng mảnh xương được đem lên rửa sạch bằng rượu rồi cho vào hủ sành . Ngoài xương cốt ra , còn tìm thấy một đoạn dây TAB đeo súng P-38, một mảnh nỉ mousse màu đen lót trong helmet ( nón bay ) + những mảnh vở helmet + những mảnh phi bào ( áo bay ) bị mủn nát , mảnh lớn nhất chỉ bằng cở bàn tay , khi tôi và anh KQ Thanh cố nhẹ nhàng rửa rượu cho sạch thì những mảnh phi bào bị tan rã ra như bánh tráng ngâm nước . Anh Mân mang mảnh nỉ mousse lót nón helmet tới cho chị Lộc phu nhân Th/Tá xem , chị đã khóc ngất , nức nở vuốt ve mảnh nỉ nhu muốn sờ lại hình hài của người chồng yêu thương nay đã không còn nữa …Theo yêu cầu của chúng tôi , các anh công nhân cố tìm thêm thẻ kim bài , giấy tờ tùy thân của Th/Tá Phùng…dù các anh em công nhân rất cố gắng nhưng đã không còn tìm thấy được gì nữa sau ngần ấy năm bị vùi lấp . Sau cùng , tất cã các mảnh hài cốt tìm lại được khoảng chừng 8/10 cái hủ sành 10 lít . Tôi xin phép phu nhân và con trai của Th/Tá Phùng cho tôi được vinh dự ôm hủ hài cốt chụp ảnh lưu niệm cùng hai người và giúp mang ra tận xe cho gia đình chở về , ngay trong buổi chiều hôm 2/12/2008 hỏa thiêu lấy tro , đựng vào tiểu sành , thờ phụng tại chùa Bửu Quang gần nhà của gia đình Th/Tá .
Tôi đã thực hiện được lời hứa của tôi với người anh kết nghĩa, Đại-Úy Trần-Văn-Phúc . Tôi cũng đã giúp hoàn thành ước nguyện được “ đoàn tụ “ với gia đình của anh linh vị anh hùng Thiếu-Tá Trương-Phùng . Tôi cũng tự cãm thấy nhẹ lòng khi đã đền đáp được phần nào ơn hy sinh cứu tử của Th/Tá Phùng. Xin chân thành cảm ơn Niên-Trưởng ( NT ) KQ Mạc-Đìa , NT KQ Nguyễn Thanh Mẫn , nhà ngoại cảm Bé Năm và tất cã các anh em đã tham gia góp phần vào thành công việc tìm lại hài cốt của Th/Tá Phùng . Xin chân thành cám ơn anh BĐQ Đoàn-Trọng-Hiếu , Aiudu , LuuVong đã quan tâm và chia sẻ những thông tin quý báu . Xin chân thành cảm ơn các vị NT VNAF , các vị Mạnh Thường Quân đã hết lòng hổ trợ tinh thần & vật chất cho chúng tôi hoàn thành công việc . Và trên hết, xin cúi lạy tạ Ơn Trên cùng anh linh các vị anh hùng liệt sĩ đã phò hộ giúp đở cho chúng con . / .
Nguyễn-Toại-Chí .Viết xong ngày 20/12/2008.
( Biên Hùng chuyển )

2 comments:

  1. Chính những người lính đã hy sinh chiến đấu đến giờ phút cuối ,Chết trong giây phút ngày cuối cuộc, chiến hoac sống bị đầy đọa trong thiên đường ảo ảnh bánh vẽ ,bị tù ,chết trong tù mà giúp thêm 1số đông người kịp di tãn ra nước ngoài , Xin hãy tri Ân nhữngnguòi đã hy sinh chiến đấu cho những nguuời khác tìm đường ra đi

    ReplyDelete
  2. Xin hãy thương họ ,thông cảm họ , nhất là những người còn kẹt lại thien dương không thật , vì đa sô` , số` phận , gia đình , con cái họ không thể bằng những nguòi đã maymắn thoát đi được trước 30/4/75

    ReplyDelete