Ông Musk nói cuộc phỏng vấn với ông Trump bị trễ do X bị tấn công DDOS
Cuộc phỏng vấn của tỷ phú Elon Musk với cựu Tổng thống, đề cử viên Tổng thống 2024 của Đảng Cộng hòa Donald Trump vào tối thứ Hai (giờ Mỹ) đã bị trễ hơn 40 phút sau khi mạng X bị tấn công DDOS, theo tuyên bố của ông Musk trên X.
Theo Fox News, người dùng X vào trước 8 giờ tối thứ Hai (12/8, giờ Mỹ) tức trước 7 giờ sáng thứ Ba (13/8, giờ Việt Nam) đã nhanh chóng vào “Space” của ông Trump trên X để nghe cuộc phỏng vấn trực tiếp của cựu tổng thống với tỷ phú Musk. Tuy nhiên, “Space” trên X của ông Trump đã lập tức bị sập, có thể do quá nhiều người cùng truy cập, nó hiện lên dòng thông báo bằng tiếng Anh, “Space này không có”.
Một lát sau, ông Musk đã viết trên X, loan báo với người dùng rằng, “dường như là một vụ tấn công DDOS (từ chối dịch vụ) vào X. Đang làm việc để đóng hệ thống. Trong trường hợp xấu nhất, chúng ta sẽ bắt đầu với số lượng người nghe ít hơn và đăng lại cuộc đối thoại này sau”.
Trả lời một người dùng X đưa ra nhận định rằng Đảng Dân chủ liên quan đến sự cố kỹ thuật này, ông Musk viết, “Đúng”.
Phát ngôn viên chiến dịch Trump Steven Cheung sau đó đăng lên X ảnh ông Trump đang nhìn vào điện thoại, kèm dòng chữ in hoa: “LÀM CHAO ĐẢO THẾ GIỚI MẠNG!”
Ông Musk sau đó khẳng định rằng X đã chuẩn bị kỹ về mặt kỹ thuật cho cuộc phỏng vấn với ông Trump, ông viết: “Vào sáng nay, chúng tôi đã kiểm tra hệ thống này với 8 triệu người nghe đồng thời”.
Ông Musk sau đó viết: “Chúng ta sẽ bắt đầu với số lượng người nghe đồng thời ít hơn vào 8:30, giờ miền đông Mỹ và sau đó sẽ lập tức đăng lại audio không chỉnh sửa”.
Cuộc phỏng vấn giữa ông Musk và ông Trump trên X sau đó đã chính thức lên sóng vào lúc 8:41. Khoảng hơn 1 triệu người dùng X đã vào Space trên X của ông Trump để nghe cuộc đối thoại này.
Ông Musk khi bắt đầu cuộc đối thoại với ông Trump đã nói “một vụ tấn công diện rộng” đã làm “nghẽn” các đường kết nối vào X.
Vụ sập mạng này là tương tự với vụ việc xảy ra trên X vào năm ngoái khi ông Musk phỏng vấn Thống đốc Florida Ron DeSantis khi đó cũng đang là ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ.
Theo Fox News, người dùng X vào trước 8 giờ tối thứ Hai (12/8, giờ Mỹ) tức trước 7 giờ sáng thứ Ba (13/8, giờ Việt Nam) đã nhanh chóng vào “Space” của ông Trump trên X để nghe cuộc phỏng vấn trực tiếp của cựu tổng thống với tỷ phú Musk. Tuy nhiên, “Space” trên X của ông Trump đã lập tức bị sập, có thể do quá nhiều người cùng truy cập, nó hiện lên dòng thông báo bằng tiếng Anh, “Space này không có”.
Một lát sau, ông Musk đã viết trên X, loan báo với người dùng rằng, “dường như là một vụ tấn công DDOS (từ chối dịch vụ) vào X. Đang làm việc để đóng hệ thống. Trong trường hợp xấu nhất, chúng ta sẽ bắt đầu với số lượng người nghe ít hơn và đăng lại cuộc đối thoại này sau”.
Trả lời một người dùng X đưa ra nhận định rằng Đảng Dân chủ liên quan đến sự cố kỹ thuật này, ông Musk viết, “Đúng”.
Phát ngôn viên chiến dịch Trump Steven Cheung sau đó đăng lên X ảnh ông Trump đang nhìn vào điện thoại, kèm dòng chữ in hoa: “LÀM CHAO ĐẢO THẾ GIỚI MẠNG!”
Ông Musk sau đó khẳng định rằng X đã chuẩn bị kỹ về mặt kỹ thuật cho cuộc phỏng vấn với ông Trump, ông viết: “Vào sáng nay, chúng tôi đã kiểm tra hệ thống này với 8 triệu người nghe đồng thời”.
Ông Musk sau đó viết: “Chúng ta sẽ bắt đầu với số lượng người nghe đồng thời ít hơn vào 8:30, giờ miền đông Mỹ và sau đó sẽ lập tức đăng lại audio không chỉnh sửa”.
Cuộc phỏng vấn giữa ông Musk và ông Trump trên X sau đó đã chính thức lên sóng vào lúc 8:41. Khoảng hơn 1 triệu người dùng X đã vào Space trên X của ông Trump để nghe cuộc đối thoại này.
Ông Musk khi bắt đầu cuộc đối thoại với ông Trump đã nói “một vụ tấn công diện rộng” đã làm “nghẽn” các đường kết nối vào X.
Vụ sập mạng này là tương tự với vụ việc xảy ra trên X vào năm ngoái khi ông Musk phỏng vấn Thống đốc Florida Ron DeSantis khi đó cũng đang là ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ.
Tom Cruise ‘bay xuống’ tại lễ bế mạc Olympic
Ngôi
sao điện ảnh Tom Cruise đã mang hơi hướng Hollywood đến lễ bế mạc Thế
vận hội Paris bằng cách ‘bay’ từ trên nóc Sân vận động Quốc gia Pháp,
chộp lấy lá cờ Olympic và sau đó phóng đi với tốc độ cao. Lễ bàn giao
đầy kịch tính này bắt đầu thời gian đếm ngược đến Thế vận hội Los
Angeles 2028.Đầu tháng 8, có tin nam diễn viên Tom Cruise (62 tuổi) đề xuất ý tưởng với Ủy ban Olympic quốc tế thực hiện các pha nguy hiểm tại địa điểm tổ chức. Trong video lễ bế mạc Thế vận hội Olympic Paris, Tom Cruise đã thực hiện những pha hành động thú vị để mang lá cờ năm vòng Olympic từ Sân vận động Olympic Paris đến địa điểm đăng cai Thế vận hội Olympic 2028 ở Los Angeles, Mỹ, vẽ nên một hình ảnh đẹp kết thúc Thế vận hội Olympic 2024.
Khi Tom Cruise nhảy từ độ cao 50 mét, nhạc nền của phim “Nhiệm vụ bất khả thi” vang lên khiến khán giả thích thú. Sau khi hạ cánh, Tom đập tay với các vận động viên và nhận lá cờ Olympic từ Thị trưởng Los Angeles Karen Bass. Đi cùng nam diễn viên là vận động viên thể dục dụng cụ người Mỹ Simone Biles.
Tom Cruise sau đó cưỡi trên một chiếc mô tô với lá cờ Olympic phía sau, xuất hiện trong sự cổ vũ của đám đông sân vận động. Lễ bế mạc sau đó được đổi thành một đoạn video ghi sẵn cảnh tài tử Mỹ nhảy dù xuống một địa danh ở Hollywood, với một cảnh quay góc rộng cho thấy các vòng tròn Olympic hòa vào địa danh nổi tiếng của Los Angeles.
Lá cờ sau đó được các vận động viên Olympic Mỹ trong quá khứ và hiện tại truyền qua thành phố Los Angeles và cuối cùng đến bữa tiệc trên bãi biển.
Paris tận dụng các tòa nhà mang tính biểu tượng như Tháp Eiffel và Cung điện Versailles để thu hút các vận động viên Olympic và khán giả, trong khi Los Angeles chuyển sang sức hút của các minh tinh.
Theo tờ People đưa tin, Tom Cruise luôn hâm mộ và ủng hộ Thế vận hội Olympic từ lâu. Trong Thế vận hội Olympic 2004 ở Athens, Hy Lạp, Tom đã mang ngọn đuốc Olympic từ Sân vận động Dodger ở Los Angeles như một phần của cuộc chạy tiếp sức toàn cầu. Gần đây, nam diễn viên cũng tham gia nhiều sự kiện cổ vũ cho đội tuyển Mỹ, trong đó có một số nội dung thi đấu bơi lội ngày 27/7, vòng loại thể dục dụng cụ nữ ngày 28/7 và trận tranh huy chương vàng bóng đá nữ Mỹ gặp Brazil ngày 10/8.
Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành vị trí đầu bảng huy chương cho đến trận thi đấu cuối cùng, trong sự kiện thể thao kéo dài 2 tuần tại Thế vận hội Paris. Chung cuộc, đội tuyển Mỹ đã thắng đội Pháp với 1 điểm sít sao trong trận chung kết bóng rổ nữ và giành huy chương vàng cuối cùng của kỳ Thế vận hội này, qua đó giữ mức ngang với đội Trung Quốc với 40 huy chương vàng. Dựa vào lợi thế số lượng huy chương bạc, Mỹ đã đứng đầu trong bảng xếp hạng huy chương tại kỳ Thế vận hội lần này.
Nữ vận động viên Mỹ Simone Biles gác lại nỗi đau Thế vận hội Tokyo để trở lại Thế vận hội Paris và giành 3 huy chương vàng.
Pháp cũng đã đạt được thành tích lớn ở Thế vận hội này. Vận động viên bơi lội Leon Marchand trở thành vua môn bơi lội, theo sau là vận động viên Judo người Pháp Teddy Riner, giành huy được huy chương vàng Olympic lần thứ 5.
Thị trưởng Los Angeles Karen Bass thừa nhận rằng các tiêu chuẩn để đăng cai Thế vận hội 2028 rất cao, nhưng Los Angeles tự xem mình là ngọn hải đăng của sự đa dạng và Hollywood sẽ hậu thuẫn cho điều đó.
Zelensky: Tấn công vào lãnh thổ Nga là “công bằng”
Trong bài nói chuyện hàng tối của mình vào tối Thứ Hai 12/8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định “Thật công bằng khi tiêu diệt bọn khủng bố Nga chính tại nơi mà chúng đang ở.” Câu nói này cũng được dùng làm tiêu đề cho bài diễn văn ấy.
Blogger phe Ukraine đăng video rằng Roman Kostenko, một Đại biểu Quốc hội Ukraine, đã hiện diện tại vùng Kursk trong lãnh thổ Nga:
Ông Zelensky nhắc lại “thảm họa” Kursk cùng ngày vào 24 năm trước, khi tàu ngầm K-141 Kursk bị đắm trong tai nạn ngày 12/8/2000, để đối chiếu với chiến dịch quân sự của quân Ukraine hôm nay. Trong diễn văn, ông ví von những sự kiện đó như là đại biểu cho số phận nước Nga cùng sự nghiệp của Tổng thống Vladimir Putin, người bắt đầu lên làm tổng thống Liên bang Nga vào tháng 5/2000.
“Chúng ta thấy Nga đang diễn biến như thế nào vào thời của Putin: 24 năm trước là thảm họa Kursk, điềm gở biểu hiện lúc khởi đầu sự nghiệp của ông ta,” ông Zelensky nói. “Và hôm nay, chúng ta có thể nhìn thấy sự kết thúc sự nghiệp của ông ta. Nó cũng là ở Kursk. Nó là thảm họa chiến tranh của chính ông ta […] Nga reo rắc chiến tranh cho nước khác, và giờ chiến tranh quay lại chính họ.”
Trong cuộc họp với các quan chức cao cấp của mình vào đầu tuần cũng hôm Thứ Hai 12/8, Tổng thống Putin nói “Kẻ thù chắc chắn sẽ bị đáp trả thích đáng và Nga chắc chắn sẽ đạt được tất cả mục tiêu đang hướng tới.”
Ông cũng nói rằng quân Ukraine đang bị tổn thất đáng kể: “Thiệt hại của đối phương đang tăng lên đáng kể, bao gồm cả những đơn vị sẵn sàng chiến đấu nhất, các đơn vị mà kẻ thù đang đưa đến biên giới chúng ta.”
Ông lên án mạnh mẽ cách làm của Kiev, đặc biệt là tấn công gây thiệt hại cho dân thường, và các cơ sở dân sự. Ông cho rằng hành động của Kiev đang đi ngược lại những bày tỏ về mong muốn hòa bình và đàm phán kết thúc chiến tranh của chính họ.
“Hiển nhiên rằng kẻ thù, với hậu thuẫn của các ông bà chủ phương Tây của nó…, đang cố gắng cải thiện điều kiện trên bàn đàm phán trong tương lai. Nhưng mà, chúng ta có thể đàm phán kiểu gì với những kẻ đang tấn công bừa bãi vào dân thường, cơ sở dân sự hoặc cố gắng đe dọa các cơ sở năng lượng hạt nhân?”, ông Putin nói.
Quân Ukraine khai hỏa tấn công và Kursk Oblast của Nga vào tuần trước. Đây là xung đột xuyên biên giới lớn nhất do quân Ukraine tiến hành kể từ đầu cuộc chiến cuối tháng 2/2022. Theo truyền thông Nga, 1.600 lính Ukraine cùng 200 xe bọc thép đã bị tiêu diệt.
Tấn công vào Kursk, dường như Kiev kỳ vọng sẽ làm dao động lòng dân Nga. Tuy nhiên, theo ông Putin, thì kết quả là ngược lại, khi dòng người Nga đăng ký nhập ngũ gia tăng.
Theo truyền thông phe Ukraine đăng hôm 12/8, quân Ukraine đang giành thắng lợi với hơn 1.000 km2 của lãnh thổ Nga rơi vào kiểm soát của họ, trích nguồn thông tin từ Tổng tư lệnh Vũ trang Ukraine Oleksandr Syrsky.
No comments:
Post a Comment