Wednesday, July 31, 2024

Hải quân Taiwan đối đầu với Hải Quân Tàu cộng – Trần Lý

 Trong bài Không quân Taiwan, chúng tôi đã gửi đến Quý vị vài điểm chính trong Chiến lược của Taiwan chống lại sự tấn công (có thể xảy ra) sát nhập bằng vũ lực của Trung Cộng, vượt qua Eo biển Taiwan. Bên cạnh KQ, Hải quân Taiwan cũng có những kế hoạch phòng vệ , phối hợp để bảo vệ Đảo quốc nhỏ bé này..

Bàn tin Japan Times (25 tháng 8 năm 2022)

Trong khi Bắc Kinh tăng cường các hoạt động quân sự bao quanh Taiwan; sư phát triển quá nhanh của Hải Quân Trung cộng đã gây những mối quan ngại về hành động sắp đến của Lực lượng HQ Tàu , được xem là lớn nhất  (với con số chiến hạm ) Thế giới hiện nay ?

   HQ Tàu không chỉ có thể đóng vai trò tối quan trọng trong việc phong tỏa và tấn công Taiwan, nhưng cũng có thể ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ và Đồng Minh vào chiến dịch hành quân của Tàu cộng; Quan niệm quân sự này được đặt tên là  “anti-access/area denial”

Vấn đề được lưu ý hiện nay, không chỉ là khả năng của các chiến hạm Tàu cùng thiết bị, nhưng là tốc độ đóng các chiến hạm thật nhanh, ngoài dự trù của giới quân sự Mỹ ? Tàu trở thành quốc gia hạng nhất thế giới về trọng tấn hạ thủy và gần như tự có đủ nguyên liệu nội địa cần thiết, để đóng đủ loại tàu biển..Các xưởng đóng tàu được xây dựng và mở rộng. Không ảnh loan truyền trên Truyền thông, tuần qua, ghi nhận 5 khu trục hạm (destroyers) loại mới phóng phi đạn điều khiển Type 052D đang được đóng tại Xưởng Dalien ở phía Bắc nước Tàu (một trong hai hải xưởng quân sự chính của Tàu)

    (Type 052D được Tàu xem là loại destroyers căn bản của HQ Tàu, hiện đang có 12 chiếc trong Hạm đội)

   HQ Tàu tăng trưởng theo ‘cấp số nhân’, Hạm đội phát triển thêm 132 chiến hạm trong 17 năm qua, để thành lớn nhất thế giới theo số lượng; khoảng 65% tăng trưởng do gia tăng con số các chiến đỉnh tuần tiễn, tốc độ cao,  trang bị phi đạn (missile-armed fast patrol craft) và các corvettes.. Năm 2012 HQ Tàu đưa vào hoạt động 28  chiến hạm (so với HQ.. chỉ vài chiếc) và theo Center for Strategic and International Studies (CSIS), con số chiến hạm sẵn sàng chiến đấu của HQ Tàu sẽ lên đến 425 chiếc vào năm 2030.

  • Hải quân Taiwan đối phó ra sao ?

   Sự phát triển của HQ Tàu tuy chưa đủ, để họ có khả năng hành quân ra xa ngoài hải phận, đến các vùng biển quốc tế xa Tàu, nhưng đủ khả năng để kiểm soát các vùng biển Đông Nam Á, bảo vệ (theo cách của họ) các con đường vận chuyển quan trọng cho kinh tế Tàu và ngăn cản các sư can thiệp của HQ Hoa Kỷtrong các cuộc khủng hoảng (crisis) địa phương như trường hơp Taiwan.., ít nhất là giữ để Hoa Kỳ không thể phản ứng kịp, khi có những biến chuyển xảy ra..

    Con số chiến hạm HQ của Tàu đủ sức ‘bão hòa’ Eo biển Taiwan và vùng biển quanh Taiwan; Phong tỏa hoàn toàn Taiwan và ngăn chặn các can thiệp muốn.. phá phong tỏa Số lượng lớn về chiến hạm, khiến Tàu có thể chịu được các thiệt hại khi xảy ra đụng độ, khác hẳn trường họp HQ Nga tại Ukraine;

Vấn đề chiến lược hiện nay : Tàu có thể phong tỏa Taiwan, chặn các tiếp tế đường biển cho Taiwan nhưng chưa đủ khả năng chuyển quân từ lục địa để tấn công lên đảo (dù tập trung thêm các đoàn thuyền đánh cá, phà chuyển vận ven biển..), và sau khi đưa quân được lên đảo, chưa có được kế hoạch tiếp vận cho đạo quân này.. nếu Taiwan quyết tâm chống cự !

  • Phản ứng ‘bất đối xứng (asymmetric) của Taiwan :

  Trước nguy cơ Tàu, rất có thể dùng vũ lực để ‘sát nhập’ (danh từ Tàu cộng là thu hồi) Taiwan, các nhà lãnh đạo Đảo quốc đâ tăng cường mọi khả năng ‘tự phòng vệ’ và mở rộng các liên hệ ngoại giao với các Quốc gia ‘bạn’ (đặc biệt với Mỹ).

  Theo TT Thái Anh Văn : Chiến thuật của Taiwan chỉ là : Trung cộng cần nghĩ lại ..” tấn công Taiwan sẽ phải trả một giá thật đất.. rất đắt..”

  Để đạt mục tiêu này, Taipei đã gia tăng các chi tiêu quốc phòng từ 2017. Vừa qua , chính phủ Taiwan đã đề nghị một ngân sách lên đến 13.72 tỷ USD cho 2023, tăng khoảng 12.9% so với năm 2022. Ngoài ra TT Thái còn dự trù xin thêm Quốc hội Taiwan  trên 4 tỷ USD để tăng cường riêng về KQ và Hải quân..

  Do mức tài nguyên giới hạn Taipei đã đưa ra phương án Phòng vệ Toàn diện  (Overall Defence Concept=ODC) như một Chiến lược chống và ‘đánh bại’ cuộc xâm lăng (nếu xảy ra) của Tàu cộng.. ODC tập trung vào việc sử dụng các khả năng quy ước (conventional) và ‘bất-đối-xứng=asymmetric). Khả năng asymmetric rất quan trọng khi các nhà quân sự Taiwan, dự trù dùng các phương tiện ‘giới hạn’ để chống đỡ thay vì các phương tiện quy ước để trực tiếp đương đầu với lực lượng Tàu, mạnh hơn quá nhiều..(bài học từ Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979).

  Ý tưởng là dùng mọi loại vũ khí sát thương .. phân tán, khó cho đối phương tìm ra và đối phó : dùng thật nhiều các phi đạn điều khiển giá rẻ và tầm ngắn ; các chiến đỉnh tấn công vận tốc cao, các thuyền máy gắn phi đạn và cả những mìn và thủy lôi do các chiến đỉnh thả mìn.. vượt sóng thật nhanh.. Các phương tiện này sẽ ‘bổ túc’ thêm cho các lực lượng quy ước nhỏ bé mà Taiwan đang có.

   Một số ‘vũ khí asymmetric’ đã được Mỹ cung cấp như các Hệ thống phi đạn phòng không vác vai Stinger, các hệ thống HIMARS (Pháo di động) nổi tiếng khi dùng tại Ukraine, các drones và phi đạn bắn từ drones..

  • Phòng thủ kiểu.. quần đảo ? (Archipelagic defense )

Phương thức phòng thủ này chưa chắc đã ‘đủ’ để T2u cộng ‘chịu’ suy nghĩ lại trước khi hành động tổng ‘tiến quân’ nhưng lãi là quan điểm chiến lược chính mà các nhà quân sự Mỹ và Đồng minh dự trù trong các chương trình quân viện cho Taiwan. :

  • Kế hoạch anti-access/denial ủng hộ việc trang bị cho Taiwan các dàn phi đạn chống chiến hạm phóng đi từ các thiết bị di động trải dọc ven biển và các hệ thống phi đạn phòng không..
  • Không cần đối đầu với Tàu cộng bằng tính toán theo số lượng chiến hạm, kiểu ‘một chọi một’ vì ngay cả Mỹ cũng không đủ tàu chiến để một-đối-một  với Tàu !

      Dùng Javelin.. phòng thủ ven biển ..Javelin dùng một lần rồi bỏ..

Hải quân Taiwan :

     Bảng so sánh về tương quan lực lượng giữ HQ Tàu và Taiwan  trong khu vực Biển quanh Taiwan, do Ngũ Giác Đài đưa ra (2022) :

    (chỉ ước tính con số các chiến hạm mà Tàu  đang tập trung và hoạt động trong khu vực)

HQ Tàu cộng :

  • 21 trong tổng số 32 destroyers
  • 41 trong số 48 frigates ;  33 trong 56 tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel..
  • 4 trong 6 tàu ngầm nguyên tu63 phóng phi đạn hành trình
  • 49 trong 57 tàu đổ bộ hạng trung cùng các tàu yểm trợ
  • 2 hàng không mẫu hạm..

Đối đầu là HQ Taiwan chỉ có ;

  • 4 destroyers , 22 frigates và 2 tàu ngầm..
  • 23 tuần tuần  duyên Coast Guard / so với Tàu có đến 223 chiếc..

   (Cũng theo Pentagone 2022 thì Taiwan dự trù ‘tự’ đóng 8 tàu ngầm từ 11/2020 , chiếc đầu sẽ hoàn tất vào 2025 )

       Ghi chú :  Theo Naval Technology  Destroyer và Frigate đều là Chiến hạm chỉ khác nhau về kích thước và nhiệm vụ và củng tùy tên gọi của Quốc gia.. ?

  • Destroyer lớn hơn nên có nhiều thiết bị quân sự hơn, radar mạnh hơn và nhiều dàn phi đạn đủ loại, dùng trong các lực lượng hộ tống các Chiến đoàn hàng không mẫu hạm..

US Navy có nhiều destroyer nhất : 68 chiếc đang hoạt động ; Nhật có 37 và Tàu có 33

HQ VNCH gọi Destroyer là khu trục hạm. HQ1 Trần Hưng Đạo là  chiếc DER 251 cũ của HQ HK ; HQ4 Trần Khánh Dư, cũ là DER334

Frigate nhỏ hơn, dùng hộ tống bảo vệ các đường chuyển vận hàng hải hay dùng như chiến hạm phụ thêm cho các Chiến đoàn ..

Trong số 53 quốc gia có frigate : Tàu có 52, Taiwan theo sau với 24,Mỹ chỉ có 22 ?

  • Trên nguyên tắc thì frigate chậm hơn Destroyer , nhưng thực tế hiện nay vận tốc gần như tương đương. Frigate nhanh nhất hiện nay là chiếc Shivalik của Ấn (32kn). Destroyer tân tiến có vận tốc khoảng 33kn riêng chiếc Le Terrible của Pháp chạy tới 45kn ! HQ VNCH không có frigate nên không có tên Việt cho loại chiến hạm này,,
  • Corvette nhỏ hơn frigate và được xem là chiến hạm (warship) nhỏ nhất, trọng tải trung bình từ 500-2000 tấn, trang bị nhẹ gồm đại bác, phi đạn phòng không, đối đất và vũ khí chống tàu ngầm.. nhiệm vụ chính là phòng vệ duyên hải..

 Khác với các quốc gia như Anh, Pháp, Nga, Do thái…HQ Mỹ có loại chiến hạm “littoral combat”, trên thực tế là một corvette loại lớn. HQ Taiwan có 2 corvette loai Tuo-Chiang và dự trù đóng thêm 11 chiếc.. Tàu cộng có 72 chiếc loại Jiangdao. (CSVN có 12 chiếc loại Tarantul và 2 chiếc Pohang mua của Bắc Hàn..)

  • Coast Guard Cutter Chiến hạm dành cho Lực lượng Phòng vệ Duyên hải (Mỹ). Có nhiều loại khác nhau trong đó WHEC. Các (High Endurance Cutters) được xem là  là quan trọng, được sử dụng trong USCG, đa nhiệm và được HK viện trợ cho các Quốc gia ‘bạn’ như VNCH, Taiwan, Nam Hàn và.. sau này cả CSVN. Lớp Hamilton dài 378ft, vũ trang đại bác 76 ly, cùng các vũ khí nhẹ khác.., có sàn đáp cho trực thăng..(HQVNCH  có 7 chiếc, gọi là Tuần đương hạm, trang bị đại bác 122 ly. Các WHEC giao cho VNCH đều đóng trước Thế chiến 2, từ 1942-1944 ; HK ‘tặng’ CSVN 2 chiếc WHEC 722 (2017) và 726  (2021), không trang bị súng đạn,

 WHEC-726 ‘tặng’ HQ CSVN

  • Lực lượng HQ Taiwan

List of Republic of China Navy ships (Wikipedia) ghi :

  • Hạm đội hiện tại có

4 Destroyers

22 Frigates  

  • 6 chiếc Chi Yang, chiến hạm cũ lớp Knox do Mỹ chuyển giao
  • 10 chiếc lớp Chen-Kung
  • 6 chiếc Kan Ding

            2 Corvettes :   loại Tuo-chiang, tự chế tạo

          43 Chiến đỉnh tuần tra (Patrol boat) và phóng phi đạn (Missile ships)

          14 Chiến hạm vớt và thả mìn

          4 chiến hạm đổ bộ

          4 tàu ngầm

          5 chiến hạm yểm trợ

Naval News  ghi một số chi tiết (2022)

   Hiện nay HQ Taiwan có một hạm đội (hoạt động trên mặt biển= surface fleet) gồm

  • 4 destroyers lớp Keelung là những chiến hạm lớp Kidd cũ của Mỹ
  • 10 frigates lớp Chang Kung (gồm 8 chiếc chế tạo nhượng quyền từ lớp frigates Mỹ Oliver Hazard Perry và 2 chiếc do Mỹ chuyển giao trực tiếp)

[Tháng 6-2016 Hoa Kỳ chuyển giao 2 chiếc USS-Taylor và USS Gary cho HQ Taiwan]

  • 6 frigates lớp Kang Ding= (là các frigate cũ,lớp LaFayette, mua của Pháp)
  • 6 frigates lớp Chi-yang ( lớp Knox cũ của Mỹ)

(15 trong số 26 Chiến hạm ‘lớn’ của Taiwan đều đã hoạt động lâu hơn 25 năm; còn 6 chiếc Chi-yang đều đã có 47-51 tuổi.. thọ, trang bị động cơ turbin.. quá cũ để hoạt động hữu hiệu !

  • Chiến hạm do Taiwan tự đóng

 1- Frigate đóng theo nhượng quyền :

   Frigate lớp Cheng Kung đang được HQ Taiwan sử dụng, dựa theo thiết kế căn bản của Chiến hạm (frigate) lớp Oliver Hazard Perry (Mỹ). Theo dự án “Quang Hoa 1″ (Kuang Hua), các chiến hạm sẽ được đóng theo nhượng quyền,  tại Xưởng đóng tàu China Shipbuilding Corporation tại Kaohsiung,Taiwan. Chi phí cho dự án lên đến 5 tỷ USD. Chiến hạm được dự trù sẽ là lực lượng HQ phòng không chính của Taiwan trong những năm 1990s, trong khi chờ Mỹ bàn giao các destroyers (2005). Chiến hạm được xếp vào loại PFG (Patrol Frigate Guided missile). Chiếc đầu tiên PFG-1101 lên giàn đóng vào tháng Giêng 1990, hạ thủy 10-1991 và chính thức nhận nhiệm vụ trong HQ Taiwan tháng 10-1991; Các chiếc kế tiếp lần lượt lên giàn đóng PGF-1103 (12-1990); PGF-1105 (9-1993 ..) dự định cứ 11 tháng sẽ đóng xong 1 chiếc và có 8 chiếc được hoàn tất (từ 1993-2004)

  Các đặc điểm chính : Trọng tải 4100 tấn ; dài 138m , beam 14.3m; vận tốc 29kn (54km/h) ; trang bị các hệ thống radar AN/SPS-49 , SPS-55 và kiểm soát hỏa lực Mk 92 Sonar ; Hệ thống Chiến tranh điện tử ; Dàn phóng phi đạn Mk13 phóng các phi đạn tiêu chuẩn 40-TIM-66 ; Hệ thống phóng ngư lôi Mark 32; Hải pháo OTO Melara 76 mm ; Đại bác Bofors 40mm ; Đại bác phòng không Phalanx CIWS; Phi đạn tự chế Hsiung Feng II và III loại SSM và Phi đạn phòng không Sky Bow SMM. Thủy thủ đoàn : 235 Sĩ quan và Nhân viên . Có thể tiếp nhận 2 trực thăng S-70C-M có khả năng săn tàu ngầm.

   Frigate lớp Cheng Kung dự trù sẽ thay thế các chiến hạm quá cũ destroyers mang phi đạn điều khiển, lớp Kang do HQ Hoa Kỳ chuyển giao. Nhiệm vụ chính của các chiến hạm Cheng Kung là hộ tống và chống tàu ngầm

PFG 1101 và 1105 ,lớp Cheng-Kung của HQ Taiwan

2 – Corvette Tuo Chiang

Chương trình tự đóng các frigatte trọng tải 4500tấn, thế hệ mới, của Taiwan đã bị chậm trễ vì lý do ngân sách. Kế hoạch soạn ra từ 2016, tự thiết kế, đóng và trang bị các loại vũ khí do chính Taiwan sản xuất, được khởi động vào năm 2017 : Trở ngại cần vượt là Hệ thống radar AESA (tự chế Của National Chung-Shan Institute & Technology) gặp trục trặc không đạt kết quả mong muốn, để sau cùng Taiwan phải quyết định mua một hệ thống ngoại quốc để thay thế.

   Chương trình tự đóng loại Corvette tối tân được Bộ Quốc Phòng Taiwan loan báo vào ngày 12 tháng 4, 2010. Corvette lớp Tuo Chiang được thiết kế do nhu cầu cần có loại chiến hạm nhỏ (nhưng lớn hơn các chiến đỉnh tuần phòng=patrol boat) có khả năng hải hành trong thời gian biển động..Kế hoạch dự trù đóng 12 chiếc;  Đến 2014 thành hình, và tháng Giêng 2016 Bộ QP Taiwan chấp thuận cho đóng 3 chiếc đầu tiên, trong thời gian đóng, có những thay đổi khá nhiều về các loại vũ khí trang bị cho chiến hạm..

  Thiết kế đặc biệt cùng vận tốc và vũ khí được trang bị đã mệnh danh cho Chiến hạm là “Carriers killers” chuyên trách chống HKMH của Tàu ? Quan niệm chiến thuật ‘hit and run’ (đánh và chạy), không cần đối đầu trực diện với các chiến hạm lớn hơn

[Corvette Tuo-Chiang được thiết kế thật đặc biệt : loại ‘wave-piercing catamaran’ = tàu có thân đôi chẻ sóng, Trọng tải 567 tấn; dài 60m x ngang 14m; vận tốc đến 45kn và tầm hoạt động 2000 hải lý; trang bị 8 phi đạn subsonic Hsiung Feng II và 8 phi đạn chống tàu địch Hsiung Feng III, Hệ thống vũ khí Phalanx phòng thủ gần và Đại bác 76mm. Corvette hoạt động được khi biển động cấp 7, sóng cao 6-9m. Có khả năng ‘tàng hình =stealth, hình dạng khó bị radar địch nhận ra, hệ thống thoát nhiệt của động cơ được làm nguội để tránh bị phát hiện do hồng ngoại. Trang bị riêng một Hệ thống điều khiển vũ khí  (Aegis-Taiwan) do các nhà kỹ thuật Taiwan sáng chế. Thủy thủ đoàn 41 nhân viên..

  • Tháng 3-2014  , chiếc đầu PGG-618 được hạ thủy và chính thức hoạt động vào tháng 12-2014
  • tháng 12-2020 : PGG-619 hạ thủy, hoạt động từ tháng 7-2021
  • Tháng 9-2022, PGG- ?  khởi công

Đến 2023.. HQ Taiwan dự trù sẽ có tổng cộng 7 chiếc ‘carrier-killers’ loại này

 Hình Corvette Tuo-chiang   và TT Thái Anh Văn trong ngày chính thức khởi động chiến hạm

3- Chiến hạm Yểm trợ Hành quân Thủy bộ LPD (Landing Platform Dock)

   Naval News ghi : Cơ xưởng Đóng tàu Taiwan (China Shipbuilding Corporation (CSBC) ngày 6- tháng 7-2022 Taiwan đã thử nghiệm hải hành  cùng các hoạt động trên biển (sea trials) cho chiến hạm Yu Shan (LPD-1401), một LPD  “nội hóa” vừa hoàn tất.

   Chiếc LPD này hạ thủy tháng 4-2021, và chính thức thử nghiệm hải hành một năm sau. Chiến hạm trọng tải 10 ngàn tấn này, được giao cho HQ Taiwan vào tháng 4-2022.Chiếc LPD này là một dự án quan trọng của CSBC trong kế hoạch tự đóng các chiến hạm của Taiwan.

  LPD-1401 dài 153m, beam 23m , hull draugt 6m và trọng tải 10,600 tấn; Nhiệm vụ chính thức là yểm trợ các hành quân thủy bộ. như một đơn vị chính trong các cuộc hành quân đổ bộ bảo vệ các hải đảo xa xôi của Taiwan; dùng như một bệnh viện HQ dã chiến lưu động, và ngoài ra làm một tàu chuyên cứu trợ các trường hợp thiên tai..

  LPD có thể chở theo các Chiến xa lội nước AAV-7, các tàu đổ bộ nhỏ (landing craft), quân xa và 670 quân. Trang bị 6 đại bác tác xạ nhanh, một Hệ thống điều hành tác xạ (Aquire Array Rapid Artillery) và hai giàn phi đạn Sea Sword để tự vệ ; Hệ thống phòng không TC-2N tầm trung; các đại bác 76mm và hai giàn Phalanx CIWS

   Taiwan dự trù đóng tất cả 4 chiếc LPD. Chiếc Yu Shan này sẽ thay thế cho chiếc LPD cũ USS Pensacola mà Mỹ đã chuyển giao cho Taiwan từ hơn 50 năm trước ..

4- Tàu ngầm

   Theo Defense Post (15 tháng 7-2022) Taiwan sẻ hạ thủy chiếc tàu ngầm đầu tiên ‘tự đóng’ vào tháng 9-2022 và sẽ chính thức hành quân vào 2025.. Chiếc tàu ngầm mới này thay thế cho 4 chiếc cũ mà HQ Taiwan đang sử dụng. 7 chiếc kế tiếp sẽ lần lượt gia nhập HQ Taiwan khi hoàn tất.

   Các kỹ sư Taiwan dùng kỹ thuật đóng tàu ngầm của Nhật trong việc lắp đa75t các động cơ diesel-điện. Hệ thống bánh lái hình chữ X được dựa theo kiểu của bánh lái gắn ở các tàu ngầm Nhật lớp Soryu và Oyashio..

  Hệ thống chiến đấu ngầm dưới nước AN/BYG-1 , dùng trên các tàu ngầm nguyên tử Mỹ, đã được Taiwan lắp trên chiếc tàu ngầm đầu tiên này. Một số chi tiết thiết kế được áp dụng theo kỹ thuật Hòa Lan. Tàu ngầm Taiwan có trọng tải khoảng 2500 tấn, dài 70m

  Chiếc đầu tiên được trang bị các thủy lôi tối tân hạng nặng loại Mk-48 Mod 6 và dàn phóng phi đạn trong khi lặn UGM-84L Harpoon Block II. Chi phí đóng khoảng 1.6 tỷ USD

5- Các Chiến đỉnh (Surface Combattants)

   Ngoài các chương tu65 đóng các Chiến hạm ‘lớn” hoạt động viễn dương,Taiwan còn tự đóng nhiều chiến đỉnh (kích thước và trọng tải chưa đủ tiêu chuẩn để được gọi là Chiến hạm);  nhằm các mục tiêu chiến lược phòng vễ duyên hải, chống cuộc xâm lăng đổ bộ, rất có thể xảy ra, do Tàu cộng. Các chiến đỉnh được thiết kế nhỏ gọn, trọng tải thấp và tốc độ cao, trang bị phi đạn tấn công, thủy lôi và chỉ cần ít nhân viên điều khiển..’đánh nhanh và rút thật lẹ..

  • PatrolCorvette lớp Ching chiang :

    Ngay từ Thập niên 1990s, Taiwan đã tự đóng các chiến hạm ( phân trong  hạng giữa Corvette và Patrol boat) Tất cả 12 chiếc được đóng tại nhiều công xưởng khác nhau thuộc CSBC; Trong số 12 chiếc này, đến 2021 ,  còn 11 chiếc đang hoạt động.

   Tiến trình đóng loại Ching Chiang này kéo dài từ 1994 đến 2000 : Chiến hạm (đỉnh) trọng tải 580 tấn, dài 65m, ngang 10m..draught 9.5ft . Tỷ số draught/height lý tưởng giúp chiến hạm có khả năng hoạt động gần bờ trong khi các chiến hạm lớn không vào được. Vận tốc trung bình khoảng 25kn.. Vũ trang tương đối hùng hậu : Ban đầu gồm 1 đại bác 20mm tự động + 1 đại bác 40mm phòng không; + 1 giàn phóng Phi Đạn chống tàu ASM (Anti-ship missile) Hsiung Féng 1) . Qua 2012, một số Chiến đỉnh được biến đổi trang bị các hệ thống vũ khí chống tàu ngầm ASM như gắn 4 đơn vị HF-3 ASM ở phía đuôi . Đại bác 40mm được thay bằng hệ thống hải pháo 76mm OTO-Melara của Ý, tăng thêm khả năng tấn công.(Hình dưới PGG-603, chiếc đầu của Ching chang đã đình động

  • Offshore Patrol vessels Anping

  Chiến đỉnh lớp này được đóng, dựa theo các thiết kế của Corvette lớp Tuo-chang, không trang bị Đại bác 76mm và được biến đổi nhằm sử dụng trong việc Phòng thủ Duyên hải, do Coast Guard đảm trách.

  Kế hoạch dự trù (từ 2019) đóng 12 chiếc tại Xưởng đóng tàu Jong Shyn, 7 chiếc được đặt hàng và 4 chiếc đã hoàn tất, đang hoạt động.

Chiến đỉnh đạt vận tốc 44kn, trang bị đại bác 20mm,  hệ thống phóng rocket nhiều nòng Zhenhai ; gắn sẵn các giàn phóng phi đạn chống tàu (Trung cộng) kể cả Hsiung Feng II

Chiến đỉnh Anping .. phóng Hsiung-Feng

  • Chiến đỉnh thả mìn lớp Min Jiang

  4 chiếc được đóng tại Xưởng Lung Teh trong thời gian 2019-2021 .Trọng tải 350 tấn. Dài 41m; beam 8.8m; draft 1.7m . vân tốc 14kn .Vũ khí 1 đại bác T-75 và 2 đại liên-74 Quan trọng nhất là Hệ thống thả mìn tự động; mục đích chính là dùng phòng không và ngăn chặn các chiến hạm của Trung Cộng khi vượt Eo biển Taiwan. Chiếc đầu hạ thủy 8-2020; 3 chiếc kế tiếp từ tháng 9 đến tháng 12-2021

  • Chiến hạm dành cho ‘Phòng vệ Duyên hải”

   Tuy có những danh xưng khác nhau nhưng LL Phòng vệ Duyên hải ( CGA) cũng ‘liên hệ mật thiết’ với Hải quân Taiwan.Một số chiến hạm  tự đóng cho Taiwan CG được trang bị các vũ khí (không kém các Chiến hạm HQ) nhằm chống lại các lực lượng HQ và KQ của Tàu cộng..CGA trang bị một số chiến hạm, chiến đỉnh và cả thuyền máy nhỏ, con số lên đến trên 200 chiếc (2021)

  • Chiến hạm Phòng vệ/Tuần tra lớp Chiayi

  Taiwan dự trù đóng 4 chiếc tàu tuần tra hạng nặng thuộc lớp này, từ 2018 và 2 chiếc đã hoàn tất, đang sử dụng. Trọng tải 5000 tấn. Dài 125m; beam 16.5 m; Vận tốc 24kn, Tầm xa hoạt động trên 10 ngàn hải lý. Trang bị 1 giàn phóng rocket tầm xa 2.75in + 2 đại bác 20mm..1 trực thăng UH-60/s-70C Black Hawk .

 Trên chiến hạm có một Bệnh viện, có phòng mổ và các thiết bị giải phẫu, quang tuyến..

Hai chiếc Chiayi (CG5001) và Hsinchu (CG5002) thường được dùng trong các chuyến hải hành xa, kể cả đến vùng Trường Sa..(hình dưới)

  • Chiến hạm tuần tra lớp Yilian

 CGA có 2 chiếc thuộc lớp này, đóng tại xưởng Jong Shyn, trong các tháng 2 và 4-2014, gia nhập Lực lương vào tháng 6-2015.

         Trị giá của 2 chiếc khoảng 172 triệu USD.

  Thuộc loại tàu tuần hạng nặng : Trọng tải 3700 tấn; Dài 120m; beam 15.2 m. mang theo trực thăng UH-60/s. Trang bị 1 đại bác 40mm và 2 đại bác 20mm. Tuy nhiên các thiết bị ‘khác’ như radar.. giàn phi đạn (đều giữ kín)

  Chiến hạm có thêm các nhiệm vũ ‘tìm và cứu nạn’, bảo vệ các tàu đánh cá Taiwan.. Một chiếc được giao nhiệm vụ tuần tra vùng Nam của Biển Đông và một chiếc tại vùng phía Đông. Chiến hạm từng được ghi nhận là cập bến tại Đảo An Bình (Quần đảo Trường Sa)

CG-129 Kaohsiung chiếc thứ nhì của lớp Yilian   

  • Lực lượng Không quân của Hải Quân Taiwan   

  Như một số quốc gia , HQ Taiwan có một lực lượng không quân riêng trực tiếp do HQ điều khiển (Naval aviation) trang bị một số máy bay sử dụng trong chiến tranh chống tàu ngầm(anti-submarine warfare). Phi cơ chuyên dụng chia thành 2 nhóm : Tuần tra và Trực thăng chống tàu ngầm :

  • Tuần tra : gồm các loại

-Grumman S-2 Tracker (Gốc Mỹ) : 27 chiếc, 13 đang hoạt động, được cải biến thành S-2T

-Lockheed P-3 Orion  12 chiếc

      –     Trực thăng:

           – Sikorsky S-70 loại S-70C(M) Thunderhawk ,19 chiếc..

           – Hughes 500MD/ASW  : 9 chiếc ( trong số 13 đặt hàng)

  • Vai trò của Hải quân Taiwan trong chiến thuật phòng thủ

Chiến thuật phòng thủ Taiwan chống lại cuộc tấn công của Trung cộng được mệnh danh là..”Phòng thủ kiểu con nhím”  

  Taiwan phụ thuộc cho đến gần đây, gần như hoàn toàn vào Hoa Kỳ trong công việc quốc phòng từ phòng thủ đến vũ khí trang bị. Taiwan Relations Act (QH Hoa Kỳ) buộc Hoa Kỳ bảo vệ (defend) Taiwan và cung cấp các vũ khí loại tự vệ (arms of defensive character). Quân đội Taiwan  dược tổ chức theo ‘mẫu’ Mỹ.. gửi các quân nhân theo học các Trường quân sự Mỹ và sử dụng các vũ khí mới và cũ do Mỹ cung cấp ! và ngày nay gồm một mớ ‘hỗn độn’ vũ khí Mỹ và vũ khí tự chế tạo chưa kể có loại mua của các nước Âu châu ?. Vũ khí Mỹ , có những loại rất tân tiến và có những loại thuộc ‘đồ cổ’  Trực thăng tấn công Apache AH-64E của Taiwan , loại mới nhất, hơn các loại Lục quân Mỹ đang dùng tại Khu vực Ấn độ-Thái bình Dương ! Các F-16s cải biến , tối tân hôn mà các phi công Mỹ đang mong có? Nhưng bên cạnh đó là các vũ khí từ thời Chiến tranh như xe tăng M-60, Frigate lớp Knox, máy bay F-5.. vẫn còn được sử dụng. 

  Vấn đề đang đặt ra :   

  • Vũ khí Mỹ, giá đắt, chế tạo phần lớn dùng hỏa lực tấn công tầm xa, di động tối đa dùng các liên hệ nối kết được các hệ thống chiến trường để Bộ Chỉ huy có khả năng quyết định trong việc dùng hoả lực cần thiết..  
  • Taiwan, ngược lại, rất cần các hệ thống vũ khí gọn và nhẹ, phòng thủ tầm gần; chịu đ7ụng sống còn qua đợt oanh kích phủ đầu, rồi chống trả các đi75t đỗ bộ của Tàu cọng lên Đảo..

   Và dù vẫn còn bị  ảnh hưởng của binh thuyết Mỹ, Taiwan đã phải thay đổi để phù hợp với tình hình.

    Quan niệm chiến thuật phòng thủ ‘mới’ của Taiwan là dùng “asymmetric defense”  (xem phần trên) giúp Taiwan phát huy tối đa lợi điểm phòng thủ, tấn công lại đối phương vào các điểm yếu nhất.. Kế hoạch ‘cũ’ đối đầu trực tiếp từ xa dọc Eo biển, được đổi thành :  Chiến dịch chống xâm lăng gồm 2 giai đoạn quân sự , gần bờ biển với lôi điểm của hệ thống giao thông gần và Quân lực Taiwan có thể dùng các hệ thống hải-lục và không quân chống đỡ từ các căn cứ trên bờ..  

  • Giai đoạn 1 : Cuộc chiến quyết định dọc ven biển. có thề xa bo82 trong vòng 100 km. Vũ khí chính được dùng là mìn và thủy lôi, chiến hạm lớn trang bị các loại phi đạn tự chế chống tàu của Taiwan : Hsiung Feng 2 và 3 (Hạm đội Taiwan có thể tập trung toàn bộ các chiến hạm lớn như frigatte, destroyers..xem trên)  Taiwan cũng đặt các dàn phóng Hsiung Feng trên các xe vận tải quân sự, phấn tán để tránh đợt oanh kích phủ đầu và các dàn này sẽ chống trả hạm đội xâm lược..
  • Giai đoạn 2 : Tiêu diệt địch quân tại vùng bờ biển, vùng cách bờ lãnh thổ Taiwan trong vòng 40km. HQ Taiwan thả mìn đủ loại tại các vùng biển nông và sâu nơi các bãi biển quân Trung cộng có thể đổ bộ..(Các chiến đỉnh thả mỉm tự động tân tiến nhất của Taiwan sẽ thực hiện công tác này, các hệ thống thả mìn kiểu cũ cũng đã được lắp sẵn trên nhiều loại chiến đỉnh đang có của Taiwan). Khi các chiến hạm Tàu buộc phải chậm tiến do mìn, các chiến đỉnh và thuyền nhỏ phóng phi đạn, các xe vận tải trang bị phi đạn (từ bờ) sẽ đồng loạt tiến công, mưa phi đạn vào đoàn chiến hạm xâm lược, nhắm vào các tàu đổ bộ chở quân lính, quân cụ và tiếp liệu..
  • Giai đoạn 2 này cũng có kế hoạch ‘riêng’ của Lục quân Taiwan cùng phối hợp..

* Về mìn và phi đạn :

   Trong kế hoạch phòng vệ của Taiwan, mìn và phi đạn chống tàu là những vũ khí chính và những vũ khí này hoàn toàn do Taiwan tự chế (không cần thông qua chờ Đồng Minh” cung cấp (bài học VNCH còn đó) :

  • Min (biển) sea mines

Trọng điểm của Hệ thống phòng thủ. Lịch sử chiến tranh  đạ ghi lại : “Mìn biển là vũ khí khó đối phó’ và đạ chứng minh khả năng làm chậm các cuộc tiến quân của đối phương  ( Trong chiến tranh Triều Tiên, Đạo quân đổ bộ của Mỹ lên Incheon tiến được vào bờ khi Bắc Hàn chưa kịp rải mìn biển, nhưng 1 tháng sau tại Wonson, Bắc Hàn rải mìn trước và  tàu vớt mìn Mỹ phải mất 2 tuần để mở một thủy đạo, để Mỹ có thể đổ quân và chờ tiếp 5 ngày trên bờ biển để các tàu chở tiếp liệu vào được bãi biển, thời gian đủ để quân Bắc Hàn rút bỏ vị trí..)

  Viện Nghiên cứu National Chung Shan Institute for Science & Technology của Taiwan đã nghiên cứu và thiết kế, đưa ra sản xuất  từ 2021 hai loại mìn ‘riêng’ thả tại vùng nước cạn, và sâu và một loại mìn ‘tự di động =self-propelled.”, có thể.. dùng vào 2025. Hiện nay Taiwan đã dự trữ và tồn kho nhiều loại mìn cải biến từ loại mìn Mũ MK-6 đến mìn biển nội hóa Wan Xiang. Taiwan cũng xin mua thêm loại mìn Mỹ MK62 (Quickstrike air-deployed) thả nhanh từ các C-130s (KQ Taiwan) và PC-3Cs (HQ)

  • Phi đạn chống tàu

 Các phi đạn ‘nội hóa’ Hsiung Feng 2 3 là vũ khí chính trong Overall Defense Concept, có thể phóng từ các chiến hạm, chiến đỉnh và các dàn phóng lưu động di chuyển trên đất liền.. Các chiến đĩnh Kuang Hwa, gắn 4 dàn phóng, bắn rồi chạy, kiểu du kích trên biển, rút nhanh về tái trang bị tại các bến đánh cá rải rác dọc duyên hải.., trở lại và tấn công tiếp..HQ Taiwan còn có các ‘thuyền nhỏ võ trang , chạy nhanh , chỉ gắn 2 dàn phi đạn, có khả năng đánh du kích..                  

            ( Xin dành một bài riêng về các phi đạn của Taiwan )

 Tầm xa của các Phi đạn Taiwan

        Hsiung Feng 3 : 400km (220 hải lý) ; H-F 2 block 1 : 160km ; block 2 : 250km

Viện Nghiên cứu vũ khí Taiwan còn tự thiết kế và tự chế các loại phi đạn cải biến : anti-ship cruise missile, land attack cruise missiles và surface to air missiles

  • Vài vấn đề.. ‘chưa nói’ nhưng đang xảy ra ?

  Một số vấn đề ‘chiến thuật’ chưa được ‘bàn’ vì còn được giữ rất kín như vai trò của tàu ngầm Taiwan, các drones ‘tự sát’ và bí mật nhất là các drones ngầm (unmanned submerged) Xin được bàn trong bài tiếp.

Phi đạn mới ? tầm xa 500km bắn đến đâu trên đất Tàu ?

               được dự trù là bắn đến .. Thượng Hải !

                                                                           Trần Lý 9/2022

Vài danh từ chuyên môn của Hải quân

Beam = Đà ngang , bề ngang của tàu, đo tại 2 điểm rộng nhất (width at its widest point

Draft, Draught = Độ chìm, tầm nước (vertical distance between the waterline anh the bottom of the hull (keel)

Subsonic : cận âm, vận tốc gần bằng vận tốc của âm thanh ; khác nhau giữa trên không và dưới nước . Dùng cho máy bay thường là 768 mph (343m/giây), dùng cho thủy lôi dưới nước là 1484m/ giây. Âm thanh di chuyển dưới nước nhanh hơn trong không khí gấp 4 lần.

Ballistic missile : Phi đạn đạn đạo

Cruise missile : Phi đàn hành trình

Nguồn: Cảm ơn Mr. TL chuyển.

Monday, July 29, 2024

Trung cộng và Taiwan : Đánh hay không đánh ? Nhật có mối lo gì ? Trần Lý

 

    Chiến tranh Ukraine đi vào hồi kết cục ? Vấn đề Ukraine không còn là bận tâm của các Thế lực Dầu-Khí và Buôn bán vũ khí Mỹ !  Đến lúc quay sang Taiwan ?

 

  • Đánh hay không ? Chừng nào đánh ?

   ‘Trung Cộng đánh Taiwan’, cứ theo báo chí Hoa Lục kể cả các Báo ‘chính thống’ như Renmin Ribao (Nhân dân Nhật báo) của Trung Ương Đảng; Jiefangjun Bao (Giải phóng Báo), và các báo tuyên truyền  ‘không chính thức’ thì ‘dễ dàng như lấy đồ trong túi' và muốn đánh lúc nào cũng được !

   So sánh lực lượng quân sự giữa đôi bên, thì quả thật Tàu cộng tất thắng. Báo chí Tàu trong lục địa khẳng định Tàu sẽ thắng dễ dàng, nuốt trọn Taiwan trong vài ngày, chỉ cần phóng hàng ngàn hỏa tiễn quy ước, sẵn có trong kho vũ khí của Tàu, bắn như mưa, san bằng các cơ sở phòng thủ của Đảo Taiwan, phá hủy các cơ sở hạ tầng, sau đó thoải mái vượt eo biển bằng thuyền đánh cá  và cắm cờ Tàu cộng trên Taipei.. !

 

     Thật quá dễ dàng khi Tàu cộng đang có hàng chục ngàn phi đạn ‘đạn đạo' (ballistic) có thể dùng để ‘bão hỏa’, đánh phủ các 'hệ thống phòng không Taiwan và tàn phá mọi mục tiêu bố phòng tại Taiwan (nếu nhìn thấy vị trí) và Tàu thật sự có những ưu thế vượt trội về Hải, Lục, Không quân và cả về quân số khổng lồ, so với Taiwan.

 

  Nhưng tuyên truyền và thực tế lại không ..giống nhau ?

 

Các chuyên gia quân sự lại có những nhận định khác hơn:

1- Taiwan không phải là một mục tiêu cố định, chịu ‘đòn' mà không đánh trả ?.Tuy không ‘dư' nhân lực so với Tàu công, nhưng Taiwan lại có khả năng ‘vượt trội hơn về chiến tranh điện tử, gây rối và chuyển hướng các phi đạn Tàu cộng, để không đánh trúng được mục tiêu? và khi bị tấn công cũng có khả năng đánh trả lại bằng các phi đạn lưu động, công phá cao và chính xác, tấn công các cơ sở Tàu cộng tại các hải cảng ven biển và các cơ sở quân sự Tàu bên trong đất liền..

2- Tàu cần phải đặt chân lên Taiwan, chiếm và giữ lãnh thổ .. Để chiếm đóng Hòn đảo Taiwan đang được phòng thủ khá vững chắc, Lực lượng viễn chinh Tàu cần phải chiếm hết các tiền đồn dọc ven biển, giữ chắc được các bãi biển nơi đã đổ quân, thiết lập các điểm tập trung tiếp liệu..Lực lượng tấn công của Tàu Cộng cần phải có tỷ lệ ít nhất 10:1 so với quân phòng thủ (ước tính của US DoD). Sau đó sẽ cần đưa thêm 1 triệu quân vào Taiwan để có thể giữ  an ninh và cai trị sau khi chiếm đóng toàn đảo ?

3- Taiwan có nhiều lợi điểm về phòng thủ : Vùng ven biển phía Đông của Taiwan có nhiều rặng núi thô sơ cheo leo, vách dựng và chỉ có 14 bãi biển để có thể thực hiện hành quân đổ bộ ! Bảy trong số 14 bãi này có thể bị gây ngập lụt bằng cách phá hủy các đập nước nhân tạo, 7 bãi còn lại đã được Taiwan xây dựng các cứ điểm vững chắc hoặc đang có những hệ thống ngoài khơi, xây dựng để nuôi cá , cản trở được các cuộc hành quân cơ-giới biển. Trung tâm đảo là những vùng núi có tàng cây, che giấu được các di chuyển của các lực lượng phòng thủ, khó quan sát được từ trên không.. nhưng lại giúp lực lượng phòng thủ quan sát được các hoạt động dọc bờ biển..

4- Không thể giữ được bí mật để tạo yếu tố bất ngờ khi tấn công quy mô lớn.. Tấn công quy mô lớn đòi hỏi phải có những sửa soạn, có thể hàng tháng trước, và không thể che giấu bằng các cuộc tập trận (tuy giả) đơn giản..Bài học Thế chiến 2, cho thấy Đồng Minh không thể ngăn Đức  tập trung quân củng cố các vị trí ven biển, chờ quân đổ bộ.

5- Quân-dân Taiwan.. đón quân Tàu lục địa ?. Các cường quốc khi xâm lăng các quốc gia nhỏ bé láng giềng thường ‘nghĩ' là khi họ chiến thắng bằng quân lực hùng mạnh, quốc gia bị ngoại xâm sẽ chấp nhận, không kháng cự và cộng tác với quân xâm lược ?

Các diễn biến lịch sử đã chứng minh ngược lại !

6- Taiwan sẽ không chiến đấu đơn độc ? Taiwan đơn độc chắc chắn sẽ bị Tàu cộng thanh toán, nhanh hay chậm mà thôi..Thiệt hại cho Tàu và Taiwan cũng sẽ rất cao ? Không có gì chắc là  Mỹ, Nhật và Nam Hàn.. Úc , Phương Tây (nói chung) sẽ khoanh tay đứng nhìn. Lý do khá đơn giản khoanh tay, Mỹ sẽ bị mất tin tưởng về vai trò cường quốc lãnh đạo?, Nhật và Nam Hàn sẽ phải đối mặt với sự đe dọa trực tiếp của Tàu và không một quốc gia nào muốn Tàu sẽ kiểm soát toàn Biển Đông  sau khi chiếm Taiwan.

 

  • Giá phải trả ?

 

   Chiếm đóng Taiwan, và khi Taiwan trở thành lãnh thổ Tàu, ước vọng của Tàu Cộng  nếu được thực hiện, Tàu sẽ kiểm soát toàn bộ phía Nam Biển Đông, và những đường vận chuyển trên biển trong khu vực. Chính phủ Tàu cộng sẽ được sự ủng hộ của dân Hoa lục vẫn còn tinh thần Đại Hán, Tàu trở thành một  siêu cường quốc tại khu vực và đẩy Mỹ ra khỏi vùng này..

   Nhưng giá phải trả cũng sẽ khó chịu đựng và chấp nhận nổi ?

  • Trước mắt sẽ xảy ra một cuộc Suy thoái kinh tế toàn cầu ? Các Công ty vận chuyển đường biển sẽ phải thay đổi phương thức hoạt động, không thể đưa tàu của mình vào khu vực đang có chiến tranh (bài học trước mắt của Houthi tại Trung Đông). Chỉ cần Eo Taiwan bị đóng cửa, không cần cấm vận hoặc tẩy chay của bất kỳ thế lực nào, cũng chắc chắn sẽ xảy ra  suy thoái kinh tế toàn cầu ? Các đảo lộn về cung cấp nguyên liệu như bán dẫn, nhiên liệu.. ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, nhất là Nhật, Nam Hàn.. cùng các phản ứng dây chuyền liên hệ. Ngay như Tàu cũng sẽ bị nhiều ảnh hưởng trong công nghiệp sản xuất.. !
  • Quân đội Taiwan, tuy nhỏ, nhưng có khả năng gây được một số thiệt hại ‘chiến lược' cho Tàu, khi đứng trước nguy cơ bị diệt vong ?. Với số lượng giới hạn phi đạn, Taiwan vẫn có thể phản công , tổng bắn phá các cơ sở quân sự chiến lược của Tàu, bên trong nội địa..Mục tiêu được bàn khá nhiều là Three Gorge Dam (!)

 

                                             

             Khoảng cách Taiwan-Three Gorge Dam là 1262km

   

 Đập nước khổng lồ, lớn nhất thế giới này dài 2335m, cao 181m , rất có thể bị đánh sập khi bị tấn công bằng ‘mưa' phi đạn hành trình phóng đi từ Taiwan, tập trung vào Đập ?

    Quân đội Tàu đã ‘quyết tâm' bảo vệ Đập bằng rất nhiều hệ thống phi đạn phòng không tối tân nhất của Tàu, không chỉ quanh Đập và còn nhiều lớp phòng thủ từ xa..nhưng không dám đoan chắc là sẽ bảo vệ được Đập khi bị mưa phi đạn và chỉ cần 3-4 phi đạn lọt lưới là đủ gây ra thảm họa ? (Xin đọc bài riêng về Đập này và các thảm họa có thể xảy ra khi đạp bị phá ?))

       Các chuyên gia quân sự tại ĐH Tamkang đã đề nghị Taiwan  nên trữ khoảng 1000 phi đạn tầm trung trị giá 1 tỷ USD để làm vũ khí ‘răn đe' bảo vệ Taiwan khỏi mưu định tấn công của Tàu cộng ? Con số phi đạn này, tầm xa 1000-1500 km, bao trùm 30 căn cứ KQ của Tàu và gây tê liệt hoạt động của các căn cứ này. Tất cả các vị trí chiến lược của Tàu tại phía Đông, Đông-Nam  và Trung tâm nước Tàu (kể cả Đập ) đều nằm trong tầm 1500km cách Taipei..

  (Các phi đạn ‘nội hóa của Taiwan như Hsiung Feng IIE ,có tầm khoảng 600km chỉ tấn công được các cơ sở dọc bờ biển, xa nhất là ShangHai. Phi đạn Yun-Feng mới nhất  có tầm xa 1200km và còn được cải biến để bắn xa 2000km (có thể tấn công đến Three Gorge Dam, Bắc Kinh...Taiwan chính thức sử dụng từ 4/2020 và năm 2024 có sẵn khoảng > 150 phi đạn này ..)

 

  • Tàu đánh Taiwan..Nhật lo gì ?

    Ngày 29 tháng Giêng 2024, một bài báo trên tờ Yomiuri Shimbun đề cập đến việc Quân đội Tàu cộng (PLA) giàn thường trực 4 chiến hạm tại những trọng điểm quanh vùng biển Taiwan, (kể từ sau ngày Bà Nancy Pelosi, lúc đó là  Chủ tịch Quốc Hội Mỹ,  đến thăm Taiwan trong không khí căng thẳng)

   Giữ sự hiện diện thường xuyên tại Eo biển Taiwan, và phía Đông Đảo Taiwan, PLA tạo áp lực quân sự lên Taiwan từ nhiều hướng; Các chiến hạm Tàu còn tạo ra một màn chắn giữa Taiwan và các hòn đảo nhỏ hiện do Nhật quản trị. đồng thời sẽ gây khó cho các lực lượng hải quân muốn đến giúp Taiwan khi xảy ra chiến tranh..

 

  • Anti-access/ area denial - Chống xâm nhập / khu vực không cho vào

    Tàu cộng xem Taiwan như một phần của lãnh thổ Tàu, và là tàn tích của một quốc gia bất hợp pháp (Trung Hoa Dân quốc=Republic of China, ROC) chiếm ngụ, sau khi thua CS lục địa CCP (Communist Party of China) từ  1949..

   Ngoài khơi phía Đông-Bắc của đảo Taiwan là chuỗi đảo nhỏ Senkaku, hiện do Nhật quản trị, chuỗi đảo này đang bị Tàu và Taiwan cùng tranh chấp chủ quyền với Nhật, Tàu gọi là Diaoyu = Điếu ngư..Taiwan gọi là Tiaoyutai

 

                                   

           (Senkaku là nhóm đảo không người ở, do Hoa Kỳ quản lý từ 1945-1972 như một phần của chuỗi đảo Ryukyu (của Nhật từ 1895), Senkaku nằm gần hải trình qua lại của thương thuyền  và vùng biển quanh nhóm đảo là khu vực đánh cá, giàu tài nguyên hải sản. Đảo lớn nhất Uotsuri-shima có diện tích 4.3 km vuông. Hoa Kỳ liên tục qua nhiều đời Tổng thống, từ Eisenhower đến nay, ủng hộ chủ quyền của Nhật tại Senkaku, và lãnh thổ này này được bảo vệ do Hiệp ước Phòng thủ liên minh Mỹ-Nhật..

 

    Tháng 11, 2013 Tàu cộng đơn phương tuyên bố thiết lập một Vùng Nhận diện và Phòng thủ Không phận tại vùng phía Đông của China Sea = East China Sea Air Defense Identification Zone (ADIZ) tại biển Đông, khu vực Tàu đòi  thiết lập, bao gồm cả không phận Điếu ngư và chồng chéo với Vùng ADIZ của Nhật..

   Hiện nay, ít nhất có 3 chiến hạm của HQ Tàu hoạt động, tuần tra tại vùng ADIZ Tàu tự công bố. Sự có mặt của chiến hạm Tàu quanh Điếu ngư, liên tục từ 2020 được xem như để ngăn ngừa sự can thiệp của Nhật và Mỹ khi có rắc rối tại vùng Eo biển Taiwan ?

   Một vấn đề cần lưu tâm là Tàu đang củng cố Chiến thuật ‘Anti-Access/Area Denial (A2AD) trong khu vực, nhằm ngăn cản Hoa Kỳ xâm nhập vùng bên trong của "First Island Chain' (nối kết các đảo phía Tây Nam của Nhật với Philippine)..Chiến hạm Tàu thường xuyên có mặt tại các biên giới biển trong vùng ADIZ Biển Đông

 

                 Chồng chéo ADIZ giữa Tàu và Nhật

 

 East China Sea Air Defense Identification Zone (ADIZ) là Vùng Phòng thủ Không phận do Tàu công bố, giới hạn không lưu, bao gồm không phận rộng lớn, kể cả không phận Senkaku mà Tàu gọi là Diaoyu; không phận mở rộng về phía Bắc, phủ một vùng nhỏ của Nam Hàn gồm Rặng Socotra. Một nửa của Vùng Tàu áp đặt, chồng lên vùng ADIZ của Nhật. Tàu tự đặt ra các quy định riêng, đòi các phi cơ hoạt động trong ADIZ phải thông báo phi trình; các liên lạc viễn thông phải nối thường xuyên (hai-chiều) với đài kiểm soát của Tàu, xác định ‘quốc tịch' theo Tàu đòi hỏi, tuân theo mọi sự chỉ dẫn của Tàu và chịu trách nhiệm khi bất tuân, kể cả bị bắn hạ

   Do không có một thỏa ước quốc tế nào về ADIZ và quyền hạn liên hệ, nên các quốc gia có thể từ chối luật lệ do Tàu áp đặt ? Ngay sau khi Tàu công bố Vùng ADIZ này, phi cơ chiến đấu Nhật đã chặn và đuổi hai phi cơ Tàu bay vào không phận Senkaku.. Mỹ, dĩ nhiên không quan tâm đến các đòi hỏi đơn phương của Tàu và tuyên bố bảo vệ Quyền tự do bay trên không phận quốc tế theo đúng Hiến chương của Liên Hiệp Quốc..và để chứng minh (26/11), Mỹ đã gửi 2 B52 từ Guam bay vào Vùng..Để tránh các đối đầu không cần thiết các phi cơ hành khách dân dụng, thường thông báo phi trình cho Giới chức Hàng Không Tàu nhưng không cần thay đổi đường bay và thời gian, khi bay trên không phận quốc tế xuyên qua ADIZ Tàu !

 

                        First - island chain  tại Biển Đông

 

            Anti-Access/Area Denial (A2/AD) là một chiến thuật quân sự nhằm kiểm soát sự tiếp cận của đối phương đến, và xâm nhập được vào một vùng hành quân..

    Định nghĩa ban đầu, anti-access là các phương tiện và khả năng, thường xếp đặt từ xa (long-range), ngăn ngừa đối phương tiếp cận và xâm nhập khu vực hành quân ; area-denial, là dùng các phương tiện trên, trong tẩm ngắn (short-range), không cho đối phương hoạt trọng ‘bên trong' khu vực..Có thể tóm lược  A2 có ảnh hưởng trên toàn bộ khu vực hành quân , còn AD giới hạn hơn, liên hệ đến các hoạt động ‘bên trong' khu vực. A2/AD thường là chiến thuật của một nước ‘yếu hơn', ít phương tiện, để chống lại đối phương mạnh hơn, nhiều phương tiện hơn..

    Tại Biển Động,  Tàu là nước đang dùng chiến thuật này để đối phó với Lực lượng HQ Mỹ (Mỹ có hai Hạm đội (Chiến đoàn HQ với 2 HKMH và nhiều chiến hạm bảo vệ, trợ lực, hoạt động tại Thái Bình Dương)..

    Sau khi tự công bố ‘Đường 9 đoạn' Tàu áp dụng A2/AD để ngăn cản các hoạt động của HQ Mỹ trong vùng biển tự nhận chủ quyền; đặt nhiều phi đạn (cả trên các đạo nhận tạo, bồi đắp tại Trường Sa), dùng tàu ngầm và cả phi cơ chiến đấu để canh chừng HQ Mỹ. .A2/AD của Tàu trong trường hợp Tán công Taiwan  giúp  phong tọa vùng biển quanh Taiwan, đóng chốt tại các trọng điểm ‘yết hầu' chokepoint trên hải trình  như  Eo Malacca..; chặn HQ Mỹ, Nhật từ xa.

   (Ukraine rất thành công trong kế hoạch AD tại không phận chiến trường, ngăn KQ Nga) 

 

Taiwan gặp nguy , Nhật cũng nguy theo ?

“If Taiwan is in danger, Japan is in danger”

 

  Bên cạnh vấn đề ADIZ, tham vọng của Tàu khi đòi chủ quyền về Senkaku=Điếu ngư còn có lý do kinh tế về “Khu vực Độc quyền kinh tế biển, Exclusive Economic Zone

 

    Giới chức quân sự Nhật và Taiwan đồng ý với ‘định để 'này, và giải thích thêm (30 tháng Giêng 2024): “Nếu hôm nay Tàu tấn công Taiwan, chắc chắn Tàu sẽ khởi động các hoạt động quân sự để ngăn chặn các sự can thiệp của Nhật, Mỹ giúp đỡ cho Taiwan, nhằm vào các lực lượng Mỹ, Nhật tại Senkaku, Ryukyu gồm cả Okinawa ?

  Cựu Thủ tướng Nhật Shintaro Abe đã chú trọng đặc biệt đến việc ủng hộ Taiwan…

   Việc xâm nhập ADIZ của Nhật, đã diễn ra trong cuộc Tập trận Nga-Tàu lần thứ 7 vừa qua, chiến hạm Nga đã vào vùng biển Hualien, phía Đông đảo Taiwan ngày 26 tháng Giêng, chứng tỏ Tàu rất có thể sẽ xâm nhập ADIZ của Nhật khi họ tấn công Taiwan ?

   Sau khi Ông Lai Ching -Te (Lại Thế Đức) được bầu làm TT Taiwan, kế nhiệm Bà Thái Anh Văn, Ông  Hsiao Bi-khim cùng liên danh ứng cử, trở thành Phó TT. Ông Hsiao  từng làm ‘đại sứ' Taiwan tại Hoa Kỳ..Liên minh chiến lược Mỹ Taiwan càng thêm vững..Tàu cộng phản ứng bằng ‘ve vãn' các Đảng Đối lập tại Taiwan như Kuomingtang (Quốc Dân đảng), TPP (Đảng Nhân dân Taiwan).. hy vọng tạo được phong trào ‘hợp tác’ với Hoa lục !.Tàu tiếp tục dùng các áp lực kinh tế , quân sự trên Taiwan và công khai tuyên bố  không bỏ ý định tấn công chiếm đóng Taiwan..

    Để bảo vệ vùng ADIZ , bao gồm Senkaku, Nhật đã đóng khẩn cấp 12 chiến hạm Lớp Mogami FFM , trọng tải 5000 tấn .. tại Xưởng đóng tàu Mitsubishi Heavy Industries.

 

  Trần Lý /2024