Những tia nắng cuối cùng yếu ớt đang tỏa xuống từ bên kia biên-giới Lào-Việt, căng-thẳng thần kinh, mở mắt to, Tôi đang ghì tay lái bay là sát trên ngọn cây, vừa phải giữ tốc độ, vừa phải o-bế dưỡng bộ-phận máy đang nổ đều-đều dưới bốn cánh quạt uyển-chuyển nhưng cứng rắn, quay tít tạo nên âm-thanh dễ ru-ngủ người Phi-công Biệt-kích. Nhưng làm sao ngủ được…phải dựng tóc gáy lên vì chút nữa đây sẽ có nhiều biến chuyển bất trắc xảy ra!
Bay “Kạ-Càng” trên ngọn cây như vậy đã tám phút trôi qua rồi, làm sao phi-cơ địch biết được giờ nầy có chiếc Trực-thăng không cờ, không số, màu ngụy trang lá rừng đang tiến về hướng đĩnh núi Coroc. Bay sát trên ngọn cây nhìn nó giống như cái chòi canh khổng-lồ của Lào-quốc nhìn chòng-chọc sang Việt-Nam với những sườn đá vôi dốc đứng, trên cao độ hơn ba ngàn bộ với đĩnh chiều dọc ba dặm trải dài chín mươi dặm đến tận chân đèo Mụ-Già.
Tôi phải tính cách nào đây khi thả Toán Strata nầy vào bãi đáp thì trong giây lát màn đêm phải hoàn-toàn bao phủ, có như vậy mới bảo-đảm được cuộc thâm-nhập tuyệt đối bí-mật cho toán Strata nầy có nhiệm vụ thám sát đường mòn Hồ-Chí-Minh, tuyệt đối tránh đụng độ với địch, báo cáo mọi hoạt động trên đường mòn, Binh trạm, Trạm truyền tin, Bệnh xá, Công-xưởng, tuyến đưòng xe vận-tải Molotova, Bải-đậu, nều cần bắt sống tù-binh đi lẻ-tẽ và gọi Trực-thăng bốc ngay. Toán làm việc ngắn ngày, thời hạn từ mười ngày đến tối đa là hai mươi ngày là bốc về ngay.
Bỗng một cơn gió cuốn giật mạnh con tàu rơi xuống sát ngọn cây, tôi vội-vàng kéo lên, thì cũng trong tít-tắc Phi-cơ thoát qua khỏi một cây khô cao lớn nằm chơi vơi giữa đám rừng chồi, thật hú-hồn, hú-vía vì ánh nắng chiều chói mắt… Đã tới điểm chuẩn núi Coroc, tôi bắt đầu bay sát phía cạnh sườn núi tiến về hướng Bắc đèo Ban-Karai, mừng thầm dãy Trưòng-Sơn phía bên nầy trời nắng tốt, nhưng một nữa bên phía Đông Trường-Sơn mây bao phủ dày-đặc, như vậy là bên kia đang bị mưa giông.
Mới vừa hôm qua đang du-hý ở Vũ-Trường Baccarat, thì được lệnh ngày mai phải có mặt ở Khe-Sanh trước mặt trời lặn; Hí-hửng tưởng bở tôi gọi điện thoại cho Thiếu-tá Chỉ-huy-Trưởng:
“Thưa Thiếu-tá…trời đang bão lớn, Phi-trường Nha-Trang ngập nước, tất cả Phi-cơ không được phép đáp, điều kiện thời tiết QGO (về không-lưu ám hiệu cấm đáp, cấm bay).
“Ối ziời, trời thanh mây tạnh gió mát trăng thanh thì còn con Mẹ gì gọi là yếu tố bất ngờ”.
“Moa muốn Toa có mặt ở Khe-Sanh ngày mai càng sớm càng tốt, trước khi mặt trời lặn”.
Thế rồi phía bên kia một tiếng cụp tắt máy khô-khan lạnh-lùng, đổi lại phía bên nầy một sự nực-nội khó tả. Thôi tôi phải gác qua sự vui chơi đi, không thi hành mệnh-lệnh thì bỏ Mẹ ngay.
Nhìn qua bên phải, phía Bắc vùng phi-quân sự… trống-trơn không có dấu vết gì về sự hoạt động của con người, không đường-sá, không làng-mạc, không có dấu vết gì gọi là điểm chuẩn để định hướng cho Phi-công nhờ, chỉ có những đồi Cỏ Voi nằm thoai-thoải dính vào nhau với cao-độ một ngàn năm trăm bộ như những trứng bể úp vào nhau quây quanh bởi những con suối cạn chằng-chịt như ổ Nhện.
Tôi đang bay sát cạnh sườn núi, trên một thung-lủng thật hẹp mà trước đây Toán Strata đã bắt sống được một tù-binh Nguyễn-Tương-Lai-Lai là một Sĩ-quan đặc trách về đường mòn 559, anh cho biết đoạn đường dọc theo suối dưới nầy xuôi về Nam-Lào là con đường thoai-thoải nhỏ vừa đủ để xe đạp Thồ mà thôi, nó cũng là một nhánh nhỏ của hệ-thống đường mòn Hồ-Chí-Minh chạy dọc xuống Nam-Lào, đặc biệt nó là đường mòn tương đối bí-mật nhất, Phi-cơ không thể nào phát hiện dưới lùm cây ba tầng, vô cùng rậm-rạp nầy, không có ánh nắng nào có thễ chui đến mặt đất.
Một chiếc xe-đạp Thồ có thể mang nổi trên hai trăm Kilô quân dụng đạn dược, thồ từ trạm nầy đến trạm kia xong lại đem xe không về trạm cũ để tiếp-tục thồ lại chuyến khác, đôi khi phải thồ luôn cả ban đêm. Tuyến đường xe thồ nầy hoàn toàn được giữ bí mật kể cả quân đội Bắc-Việt cũng không thể biết chĩ trừ toán khuân vác xe thồ là thông thạo.
Ánh nắng chiều bên trái tôi, đang thoi-thóp yếu dần không đủ cho tôi thấy nỗi những cây cao trơ-trọi không cành, lá đang bay ngược lại trước mặt tôi, hoảng-hốt kéo cần lái vút lên không biết bao nhiêu lần; Là phi-công tình báo gián điệp, tôi rất thông-thạo vùng biên-giới Lào-Việt nầy. Nếu bay cao, hiểm-họa bị bắn rớt sẽ không lường được. Theo tin-tức của trạm tiền-phương Đoàn chuyên vận 559 nơi đây có hai Tiểu đoàn phòng không bảo vệ cung che chở hổ tương bởi Trung đoàn 24B/Sư đoàn 304 BV.
Nỗi lo-lắng bồn-chồn khi tôi nhìn thấy đồng-hồ xăng báo hiệu chỉ còn một bình xăng trước mà thôi, như vậy là tôi còn bay được tối đa là một giờ mười lăm phút. Vì lý-do phải đáp trên đĩnh núi với sức nặng tối đa, nên tôi đã tự quyết định, chỉ đổ hai bình xăng để nhẹ-nhàng dễ xoay-xở vào lúc đáp trên cao-độ với áp xuất bất lợi vào một ngày nắng oi-ã bên Lào.
Trước mắt tôi là đèo Bankarai, tôi bắt đầu dùng sức máy đem Phi-cơ qua khỏi ngọn núi bên kia đèo để khi đáp xuống thì quân Bắc-Việt sẽ không biết gì cả.
Vài sợi nắng vàng còn động lại bên bờ Tây, tầm nhìn xa bắt đầu thâu ngắn lại, tôi bảo Chuẩn úy Huệ tạm giữ tay lái, trong khi tôi đạp kéo cần thắng bánh đáp; Nhanh như cắt, chiếc H-34 chúi đầu xoay tròn như một giọt nước khổng-lồ từ không-trung tuôn xuống…tôi bất chợt giữ đứng khựng lại ‘quick-stop’như con chim gõ-kiến: Càng bánh xe bên phải đang gác lên một tảng đá rong rêu trơn trợt, trong khi càng đáp bên trái và bánh đuôi đang lủng-lẳng ngoài không gian, run-rinh theo cơn gió xoấy, một…hai… rồi năm, sáu giây … Toán trưởng Strata Ðèo Văn Ðức nhãy sau chót đang cùng năm toán viên khác ôm chầm lấy nhau cho khỏi rơi xuống vực thẳm.
“Thật là một sự thâm-nhập ngoạn mục và bí-mật vô cùng!”
Tôi cất cánh chúi mũi…chúi mũi lấy tốc lực, phải nhẹ-nhàng tay lái. Tiếc-kiệm xăng tối đa, tôi rán giữ cao độ ba ngàn bộ không lên không xuống, với cao độ nầy tương-đối là an-toàn lướt qua những dãy núi trước mặt và vùng phụ cận hai bên.
Bây giờ màn đêm hoàn-toàn bao phủ, ở vùng núi màn đêm thường ập tối nhanh hơn ở vùng đồng bằng; Tôi vặn đèn hồng nơi phòng lái điều chỉnh vừa đủ sáng để khỏi mau mỏi mắt theo như sách nhà trường đã dạy. Bay phi-cụ là phải hoàn-toàn tin-tưởng vào.
Bây giờ nỗi băn-khoăn ám-ảnh về số xăng có còn đủ về tới Khe-Sanh hay không, nếu không thì phải đáp ở đâu? Dưới đây vẫn còn trên vĩ-tuyến 17, ánh đèn hồng và những nét chữ, số lăn-tinh cứ quay cuồng theo ánh mắt liếc nhìn qua lại không dứt của tôi, khổ nỗi liên-tục ám-ảnh số xăng còn lại cứ xoáy tròn trong óc
“Phải chi đổ đầy ba bình thì bây giờ mình bớt lo…”
Cứ lẩm-bẩm mãi trong miệng như người điên!
“Nhưng đổ xăng đầy thì sức máy làm sao chịu nỗi khi phải đáp trên đĩnh núi cheo-leo kia”
Vừa nghĩ đến đây, trước mắt tôi đen kịch, bỗng chớp sáng lóe trong giây lát rồi tắt lịm để lại một màu đen rợn người. Có tiếng mưa rào-rạt trước mặt kiếng, coi chừng đám mây hình cái đe, cumulonimbus mà mình vừa phát hiện đám mưa giông khi nãy, nếu máy trục-trặc, dưới đây là dãy Trường-Sơn vẫn còn trên vùng địch, làm sao đáp được an-toàn khi máy mất năng xuất, nhất là lúc đêm tối như mực thế nầy. Phía dưới bên phải, Trường-Sơn Tây, theo không ảnh từ U2 chụp được Bắc-Việt đã mở một con đường mòn dài chín trăm cậy số từ đèo Mụ-Già đến Benhet để xử dụng vào mùa gió Bấc, vì Trường-Sơn Đông bất khả dụng, nước đỗ như thác, suốt ngày xoáy cuốn, mọi sinh hoạt đều phải đình động không xoay-xở xê-dịch được.
Phi-cơ bắt đầu lắc mạnh như sắp chui vào đám mây, làm sao biết được trước mắt mình có gì ngoài một màu đen dễ sợ, dẫu sao, bất cứ giá nào mình cũng phải kềm giữ cao độ nầy, không thể đổi hướng qua trái hay phải, vì phải tiết kiệm xăng tối đa. Xuống thì không được rồi, vì sợ đụng vào núi, mà leo lên thì càng không được, vì dùng sức máy tốn nhiều xăng, đỗi hướng qua lại nhiều lần càng bất lợi vì tăng thêm phút bay.
Xa-xa có ánh sáng chớp lóe rồi vụt tắt, phản ảnh cùng lúc trong nón bay tôi nghe được cùng lúc với ánh chớp, những âm thanh parasite “Chiez…iez” của điện từ.
Tiếng máy gầm thét nổ to bất thường dội ngược vào buồn lái, phi-cơ như bị hút cuốn vào đám mây dày-đặc giữ kín âm thanh không cho thoát ra ngoài, ngọn lửa nơi ống thoát màu xanh rồi vàng đỏ, phun ra to rồi nhỏ lại theo vòng máy bị vùi dập trong cơn gió xoáy nhắc tung bốc lên…kéo trì xuống, phi cơ rùn mình kêu răng-rắc, có lúc Phi-cơ như muốn quay ngang, cánh quạt lớn dường như không muốn ở lại với chủ, cánh quạt đuôi cứ dùng-dằng không biết ở hay đi.
Con người chớ thánh-thần sao mà không hồi-hộp, lo-sợ, rồi một cái chớp sáng lóe cả phòng lái, tôi không còn tâm-trí đâu nữa mà nghe tiếng sét, phản xạ trong nón bay, cánh quạt chặt vào nước nặng-nề như muốn giảm bớt vòng quay, có phải khối nước đang vây chặt vào thân tàu? Phi-cơ bị nhồi lên cao… cao nhẹ cả người… rồi giật mạnh xuống quay phải… như muốn quay đầu lại, chịu thua khối nước độc-ác trước mặt; Những cảm giác dính chặt vào ghế lái cũng như thót ruột không còn trong tâm-trí của tôi nữa, áp lực máu đang dồn lên nơi đầu, trán quá nhiều đến độ tôi cảm thấy khô môi, đắng miệng, khô cổ, mặc cho nước mưa thấm vào mặt, sức nóng rồi lạnh vô chừng làm tôi càng thêm choáng-váng. Cố kềm giữ hướng 160 độ! Cao độ ba ngàn bộ, có phải con tàu quá cũ, nên nước đã chui được vào phòng lái, áo bay ướt đẩm, tôi cảm thấy lạnh ớn xương sống, cứ mỗi lần gió đập mạnh, thân phi-cơ run-rẫy lại phải nhẹ-nhàng nương theo làn gió, không dám dùng những động tác mạnh bạo sửa cưởng lại, vì sợ phi-cơ nỗi giận ho to thì nguy. Tôi đang chui vào đám mây giông tăng trưởng với nhiều hiện tượng đổi hình dạng theo chiều đứng “Cumulonimbus”.
Tự nhủ “Hãy bình tỉnh” dán mắt vào những phi-cụ chính, vì những đồng-hồ con quây gyro khác đã bị điện từ đám mây giông phát ra làm sai lạc, quay tít như chân trời giả, con quay phương hướng …rất nhiều đồng-hồ bất khả dụng, nếu tin vào chúng nó, thì chết ngay, mắt tôi đảo lia về những đồng-hồ ít sai lạc để định hướng bay 160 độ, đồng-hồ thăng-bằng và kim định hướng, nhưng phải liếc mắt vào đồng-hồ tốc độ, coi chừng bị trượt nâng ở tốc độ nhanh thì không còn cứu vãn được. Với Phi-cơ có cánh, tốc lực nhanh thì tốt, chậm quá thì sẽ bị ‘trượt-nâng’, còn với Trực-thăng, nhanh cũng bị stall mà chậm cũng bị trượt nâng (blade-stall) Tôi đang hối hặn, tại sao đang bay phi cơ có cánh ngon lành mà đổi chi qua cái phi cơ cối xây nầy thật là nghiệp chướng, nhức đầu nhức óc quá! Hèn chi phi-công USAF, Không Quân Anh, Pháp … muốn bay trực thăng điều kiện tiên quyết phải là phi công có cánh trước đã, rồi mới được tuyển chọn chuyễn qua bay trực thăng; Tuổi trẻ háo thắng nghe ‘ngầu quá’ nên bây giờ phải chịu hậu quả, ôi cũng số ham chịu-chơi giờ nầy mới té đái.
“Tôi đang run vì lạnh hay quá sợ hãi?”
Tiếng máy nổ gần như bình thường, con tàu bắt đầu giảm độ lắc, hy vọng ra khỏi được đám mây! Nhưng làm sao thấy được gì trong đêm tối, Tôi định-thần lang tai nhận định tiếng “Chiez…iez…” nghe được trong nón bay, nhưng không thấy ánh sáng chớp lóe trước mặt… “An-tâm đám mây giông đang ở sau lưng mình?”
Vừa hết lo sợ ở trong đám mây thì lại ám-ảnh về vấn đề số xăng còn lại trong bình bao nhiêu; Có đủ về đến nhà không! Phải quyết định ngay, không thể về Khe-Sanh vì vẫn còn ở trong đám mây chưa thấy được gì ở dưới đất dù là một đóm lửa thật nhỏ, cũng làm cho sắc mặt mình được tươi, hồng-hào ra.
Tôi quyết định về phi-trường Ðồng-Hà đổ xăng, vẫn giữ ba ngàn bộ đổi hướng 145 độ, nếu chẳng may có trục-trặc mình ở vùng đồng bằng cũng bớt đi sự nguy-hiểm, vặn đài Huế để nghe cho bớt căng-thẳng thần-kinh và cũng định-hướng bằng ADF luôn. Sự thật, đang lùng-bùng lỗ tai, tâm trí còn đâu nữa mà nghe đài, chỉ mong vào hướng phát tuyến của đài mà định hướng thôi.
Bỗng Chuan-uy Huệ la lớn lên trong nón bay, tôi giật nẩy người “Thấy lỗ rồi”
Ý của Huệ muốn tôi chui xuống dưới đám mây đi.
Kinh nghiệm về thời tiết, ban ngày mà chui xuống lỗ trống của đám mây cũng không phải là dễ, Tôi tự nhũ thầm: Ngày mai có cơ-hội tôi sẽ dẫn giải cho Huệ về điểm nầy, Phi-Công Biệt-Kích từ khi thành lập đến nay có đến hầu như 100% mất tích vì thời tiết xấu, chưa có anh em nào bị bắn rơi, hoặc chết vì trúng đạn thù cã. Tối mai tôi sẽ check out final test Trưởng phi cơ cho Huệ lần chót là autorotation ban đêm với ánh sáng trăng 30% bắt buộc không được xữ dụng landing light để touch down. Trực-thăng là phi-cơ không có cánh thăng-bằng, nhiều bộ phận quay tích dễ tạo ra điều kiện ảo-giác “Vertigo” và nhất là xử dụng các động tác thô bạo không thích hợp với cơ-học phi-hành chỉ gây thêm nguy-hiểm không thể cứu gở được như phi cơ có cánh thăng bằng.
Hướng 145 độ, cao độ vẫn ba ngàn bộ, quả thật không bao lâu phi-cơ ra khỏi đám mây trước mắt, bên trái là Đông-Hà, Ái-Tử đèn-đóm chi-chít, chệch bên phải là Gió-Linh, Mai-Lộc
Tôi lại đổi ý về lại Khe-Sanh ngủ cho yên giấc và cũng là hoàn tất công-tác .
Bay một vòng trên Quận Hương-Hóa, tôi biết chắc một chiếc xe Jeep, một xe Dodge 4/4 đang rọi đèn cho tôi dáp.
Ánh đèn rọi trên Trực-thăng xuống chưa bao giờ sáng tỏ như hôm nay.
Tôi vội-vã chạy vào tăng lều rửa mặt, nhìn vào kiếng đã thấy mình già đi hơn mười tuổi, cái trò chơi dựng tóc gáy nầy… khỏi cần phải coi tướng số tôi cũng biết, có lẽ không bao lâu mình sẽ không còn tóc mà chải đầu cho vui với người ta nữa.
Chúng tôi bát bộ đi ăn, Quận Hương-Hóa là một quận lỵ rất nhỏ, dân cư rất thưa thớt chỉ có một con đường duy nhất là Quốc-lộ 9 đi sang Lào, về sau vấn đề an-ninh nên Chính-phủ Ngô-Đình-Diệm đã xóa sổ trong bản đồ và để lại cái tên là Khe-Sanh đồi núi.
Nhà cửa san-sát hai bên đường Quốc-lộ 9, người dân ở đây phần đông làm nghề, gặt hái Café của một đồn-điền người Pháp nhưng đã bỏ hoang từ lâu không còn khai-thác vì chiến tranh. Một quán nhỏ duy-nhất mọc ở đây, lợp bằng Tôn vách ván; William Colby, Thiếu-Tá Trần Khắc Kính, Đại-úy Phú (sau nầy trở nên Tư lệnh SÐ-1 và Quân đoàn-2), Ðại-úy Thơm, và Đại-úy Bác-sĩ Trí đã có mặt ở đây tự hồi nào rồi.
Chúng tôi ăn cơm với món Gà xào Xả-ớt rất cay cùng uống một loại rượu mạnh mà là khẩu vị của Thiếu-Tá Kính: Scotland Black and White hình con Mèo trắng và đen.
Mọi người đều mặc một bộ đồ bà ba đen bằng vải tốt nhưng may tại Okinawa xem chẳng giống anh nhà nông tý nào. Riêng Ðại úy Phạm Văn Phú thì hơi giống nhà nông, vì giáng người roi roi khắc khổ, con người óm nhom, với luôn luôn cầm điếu thuốc lá nặng độ trên tay với vết hằng nhựa thuốc dính khăp noi đầu ngón.
Bay “Kạ-Càng” trên ngọn cây như vậy đã tám phút trôi qua rồi, làm sao phi-cơ địch biết được giờ nầy có chiếc Trực-thăng không cờ, không số, màu ngụy trang lá rừng đang tiến về hướng đĩnh núi Coroc. Bay sát trên ngọn cây nhìn nó giống như cái chòi canh khổng-lồ của Lào-quốc nhìn chòng-chọc sang Việt-Nam với những sườn đá vôi dốc đứng, trên cao độ hơn ba ngàn bộ với đĩnh chiều dọc ba dặm trải dài chín mươi dặm đến tận chân đèo Mụ-Già.
Tôi phải tính cách nào đây khi thả Toán Strata nầy vào bãi đáp thì trong giây lát màn đêm phải hoàn-toàn bao phủ, có như vậy mới bảo-đảm được cuộc thâm-nhập tuyệt đối bí-mật cho toán Strata nầy có nhiệm vụ thám sát đường mòn Hồ-Chí-Minh, tuyệt đối tránh đụng độ với địch, báo cáo mọi hoạt động trên đường mòn, Binh trạm, Trạm truyền tin, Bệnh xá, Công-xưởng, tuyến đưòng xe vận-tải Molotova, Bải-đậu, nều cần bắt sống tù-binh đi lẻ-tẽ và gọi Trực-thăng bốc ngay. Toán làm việc ngắn ngày, thời hạn từ mười ngày đến tối đa là hai mươi ngày là bốc về ngay.
Bỗng một cơn gió cuốn giật mạnh con tàu rơi xuống sát ngọn cây, tôi vội-vàng kéo lên, thì cũng trong tít-tắc Phi-cơ thoát qua khỏi một cây khô cao lớn nằm chơi vơi giữa đám rừng chồi, thật hú-hồn, hú-vía vì ánh nắng chiều chói mắt… Đã tới điểm chuẩn núi Coroc, tôi bắt đầu bay sát phía cạnh sườn núi tiến về hướng Bắc đèo Ban-Karai, mừng thầm dãy Trưòng-Sơn phía bên nầy trời nắng tốt, nhưng một nữa bên phía Đông Trường-Sơn mây bao phủ dày-đặc, như vậy là bên kia đang bị mưa giông.
Mới vừa hôm qua đang du-hý ở Vũ-Trường Baccarat, thì được lệnh ngày mai phải có mặt ở Khe-Sanh trước mặt trời lặn; Hí-hửng tưởng bở tôi gọi điện thoại cho Thiếu-tá Chỉ-huy-Trưởng:
“Thưa Thiếu-tá…trời đang bão lớn, Phi-trường Nha-Trang ngập nước, tất cả Phi-cơ không được phép đáp, điều kiện thời tiết QGO (về không-lưu ám hiệu cấm đáp, cấm bay).
“Ối ziời, trời thanh mây tạnh gió mát trăng thanh thì còn con Mẹ gì gọi là yếu tố bất ngờ”.
“Moa muốn Toa có mặt ở Khe-Sanh ngày mai càng sớm càng tốt, trước khi mặt trời lặn”.
Thế rồi phía bên kia một tiếng cụp tắt máy khô-khan lạnh-lùng, đổi lại phía bên nầy một sự nực-nội khó tả. Thôi tôi phải gác qua sự vui chơi đi, không thi hành mệnh-lệnh thì bỏ Mẹ ngay.
Nhìn qua bên phải, phía Bắc vùng phi-quân sự… trống-trơn không có dấu vết gì về sự hoạt động của con người, không đường-sá, không làng-mạc, không có dấu vết gì gọi là điểm chuẩn để định hướng cho Phi-công nhờ, chỉ có những đồi Cỏ Voi nằm thoai-thoải dính vào nhau với cao-độ một ngàn năm trăm bộ như những trứng bể úp vào nhau quây quanh bởi những con suối cạn chằng-chịt như ổ Nhện.
Tôi đang bay sát cạnh sườn núi, trên một thung-lủng thật hẹp mà trước đây Toán Strata đã bắt sống được một tù-binh Nguyễn-Tương-Lai-Lai là một Sĩ-quan đặc trách về đường mòn 559, anh cho biết đoạn đường dọc theo suối dưới nầy xuôi về Nam-Lào là con đường thoai-thoải nhỏ vừa đủ để xe đạp Thồ mà thôi, nó cũng là một nhánh nhỏ của hệ-thống đường mòn Hồ-Chí-Minh chạy dọc xuống Nam-Lào, đặc biệt nó là đường mòn tương đối bí-mật nhất, Phi-cơ không thể nào phát hiện dưới lùm cây ba tầng, vô cùng rậm-rạp nầy, không có ánh nắng nào có thễ chui đến mặt đất.
Một chiếc xe-đạp Thồ có thể mang nổi trên hai trăm Kilô quân dụng đạn dược, thồ từ trạm nầy đến trạm kia xong lại đem xe không về trạm cũ để tiếp-tục thồ lại chuyến khác, đôi khi phải thồ luôn cả ban đêm. Tuyến đường xe thồ nầy hoàn toàn được giữ bí mật kể cả quân đội Bắc-Việt cũng không thể biết chĩ trừ toán khuân vác xe thồ là thông thạo.
Ánh nắng chiều bên trái tôi, đang thoi-thóp yếu dần không đủ cho tôi thấy nỗi những cây cao trơ-trọi không cành, lá đang bay ngược lại trước mặt tôi, hoảng-hốt kéo cần lái vút lên không biết bao nhiêu lần; Là phi-công tình báo gián điệp, tôi rất thông-thạo vùng biên-giới Lào-Việt nầy. Nếu bay cao, hiểm-họa bị bắn rớt sẽ không lường được. Theo tin-tức của trạm tiền-phương Đoàn chuyên vận 559 nơi đây có hai Tiểu đoàn phòng không bảo vệ cung che chở hổ tương bởi Trung đoàn 24B/Sư đoàn 304 BV.
Nỗi lo-lắng bồn-chồn khi tôi nhìn thấy đồng-hồ xăng báo hiệu chỉ còn một bình xăng trước mà thôi, như vậy là tôi còn bay được tối đa là một giờ mười lăm phút. Vì lý-do phải đáp trên đĩnh núi với sức nặng tối đa, nên tôi đã tự quyết định, chỉ đổ hai bình xăng để nhẹ-nhàng dễ xoay-xở vào lúc đáp trên cao-độ với áp xuất bất lợi vào một ngày nắng oi-ã bên Lào.
Trước mắt tôi là đèo Bankarai, tôi bắt đầu dùng sức máy đem Phi-cơ qua khỏi ngọn núi bên kia đèo để khi đáp xuống thì quân Bắc-Việt sẽ không biết gì cả.
Vài sợi nắng vàng còn động lại bên bờ Tây, tầm nhìn xa bắt đầu thâu ngắn lại, tôi bảo Chuẩn úy Huệ tạm giữ tay lái, trong khi tôi đạp kéo cần thắng bánh đáp; Nhanh như cắt, chiếc H-34 chúi đầu xoay tròn như một giọt nước khổng-lồ từ không-trung tuôn xuống…tôi bất chợt giữ đứng khựng lại ‘quick-stop’như con chim gõ-kiến: Càng bánh xe bên phải đang gác lên một tảng đá rong rêu trơn trợt, trong khi càng đáp bên trái và bánh đuôi đang lủng-lẳng ngoài không gian, run-rinh theo cơn gió xoấy, một…hai… rồi năm, sáu giây … Toán trưởng Strata Ðèo Văn Ðức nhãy sau chót đang cùng năm toán viên khác ôm chầm lấy nhau cho khỏi rơi xuống vực thẳm.
“Thật là một sự thâm-nhập ngoạn mục và bí-mật vô cùng!”
Tôi cất cánh chúi mũi…chúi mũi lấy tốc lực, phải nhẹ-nhàng tay lái. Tiếc-kiệm xăng tối đa, tôi rán giữ cao độ ba ngàn bộ không lên không xuống, với cao độ nầy tương-đối là an-toàn lướt qua những dãy núi trước mặt và vùng phụ cận hai bên.
Bây giờ màn đêm hoàn-toàn bao phủ, ở vùng núi màn đêm thường ập tối nhanh hơn ở vùng đồng bằng; Tôi vặn đèn hồng nơi phòng lái điều chỉnh vừa đủ sáng để khỏi mau mỏi mắt theo như sách nhà trường đã dạy. Bay phi-cụ là phải hoàn-toàn tin-tưởng vào.
Bây giờ nỗi băn-khoăn ám-ảnh về số xăng có còn đủ về tới Khe-Sanh hay không, nếu không thì phải đáp ở đâu? Dưới đây vẫn còn trên vĩ-tuyến 17, ánh đèn hồng và những nét chữ, số lăn-tinh cứ quay cuồng theo ánh mắt liếc nhìn qua lại không dứt của tôi, khổ nỗi liên-tục ám-ảnh số xăng còn lại cứ xoáy tròn trong óc
“Phải chi đổ đầy ba bình thì bây giờ mình bớt lo…”
Cứ lẩm-bẩm mãi trong miệng như người điên!
“Nhưng đổ xăng đầy thì sức máy làm sao chịu nỗi khi phải đáp trên đĩnh núi cheo-leo kia”
Vừa nghĩ đến đây, trước mắt tôi đen kịch, bỗng chớp sáng lóe trong giây lát rồi tắt lịm để lại một màu đen rợn người. Có tiếng mưa rào-rạt trước mặt kiếng, coi chừng đám mây hình cái đe, cumulonimbus mà mình vừa phát hiện đám mưa giông khi nãy, nếu máy trục-trặc, dưới đây là dãy Trường-Sơn vẫn còn trên vùng địch, làm sao đáp được an-toàn khi máy mất năng xuất, nhất là lúc đêm tối như mực thế nầy. Phía dưới bên phải, Trường-Sơn Tây, theo không ảnh từ U2 chụp được Bắc-Việt đã mở một con đường mòn dài chín trăm cậy số từ đèo Mụ-Già đến Benhet để xử dụng vào mùa gió Bấc, vì Trường-Sơn Đông bất khả dụng, nước đỗ như thác, suốt ngày xoáy cuốn, mọi sinh hoạt đều phải đình động không xoay-xở xê-dịch được.
Phi-cơ bắt đầu lắc mạnh như sắp chui vào đám mây, làm sao biết được trước mắt mình có gì ngoài một màu đen dễ sợ, dẫu sao, bất cứ giá nào mình cũng phải kềm giữ cao độ nầy, không thể đổi hướng qua trái hay phải, vì phải tiết kiệm xăng tối đa. Xuống thì không được rồi, vì sợ đụng vào núi, mà leo lên thì càng không được, vì dùng sức máy tốn nhiều xăng, đỗi hướng qua lại nhiều lần càng bất lợi vì tăng thêm phút bay.
Xa-xa có ánh sáng chớp lóe rồi vụt tắt, phản ảnh cùng lúc trong nón bay tôi nghe được cùng lúc với ánh chớp, những âm thanh parasite “Chiez…iez” của điện từ.
Tiếng máy gầm thét nổ to bất thường dội ngược vào buồn lái, phi-cơ như bị hút cuốn vào đám mây dày-đặc giữ kín âm thanh không cho thoát ra ngoài, ngọn lửa nơi ống thoát màu xanh rồi vàng đỏ, phun ra to rồi nhỏ lại theo vòng máy bị vùi dập trong cơn gió xoáy nhắc tung bốc lên…kéo trì xuống, phi cơ rùn mình kêu răng-rắc, có lúc Phi-cơ như muốn quay ngang, cánh quạt lớn dường như không muốn ở lại với chủ, cánh quạt đuôi cứ dùng-dằng không biết ở hay đi.
Con người chớ thánh-thần sao mà không hồi-hộp, lo-sợ, rồi một cái chớp sáng lóe cả phòng lái, tôi không còn tâm-trí đâu nữa mà nghe tiếng sét, phản xạ trong nón bay, cánh quạt chặt vào nước nặng-nề như muốn giảm bớt vòng quay, có phải khối nước đang vây chặt vào thân tàu? Phi-cơ bị nhồi lên cao… cao nhẹ cả người… rồi giật mạnh xuống quay phải… như muốn quay đầu lại, chịu thua khối nước độc-ác trước mặt; Những cảm giác dính chặt vào ghế lái cũng như thót ruột không còn trong tâm-trí của tôi nữa, áp lực máu đang dồn lên nơi đầu, trán quá nhiều đến độ tôi cảm thấy khô môi, đắng miệng, khô cổ, mặc cho nước mưa thấm vào mặt, sức nóng rồi lạnh vô chừng làm tôi càng thêm choáng-váng. Cố kềm giữ hướng 160 độ! Cao độ ba ngàn bộ, có phải con tàu quá cũ, nên nước đã chui được vào phòng lái, áo bay ướt đẩm, tôi cảm thấy lạnh ớn xương sống, cứ mỗi lần gió đập mạnh, thân phi-cơ run-rẫy lại phải nhẹ-nhàng nương theo làn gió, không dám dùng những động tác mạnh bạo sửa cưởng lại, vì sợ phi-cơ nỗi giận ho to thì nguy. Tôi đang chui vào đám mây giông tăng trưởng với nhiều hiện tượng đổi hình dạng theo chiều đứng “Cumulonimbus”.
Tự nhủ “Hãy bình tỉnh” dán mắt vào những phi-cụ chính, vì những đồng-hồ con quây gyro khác đã bị điện từ đám mây giông phát ra làm sai lạc, quay tít như chân trời giả, con quay phương hướng …rất nhiều đồng-hồ bất khả dụng, nếu tin vào chúng nó, thì chết ngay, mắt tôi đảo lia về những đồng-hồ ít sai lạc để định hướng bay 160 độ, đồng-hồ thăng-bằng và kim định hướng, nhưng phải liếc mắt vào đồng-hồ tốc độ, coi chừng bị trượt nâng ở tốc độ nhanh thì không còn cứu vãn được. Với Phi-cơ có cánh, tốc lực nhanh thì tốt, chậm quá thì sẽ bị ‘trượt-nâng’, còn với Trực-thăng, nhanh cũng bị stall mà chậm cũng bị trượt nâng (blade-stall) Tôi đang hối hặn, tại sao đang bay phi cơ có cánh ngon lành mà đổi chi qua cái phi cơ cối xây nầy thật là nghiệp chướng, nhức đầu nhức óc quá! Hèn chi phi-công USAF, Không Quân Anh, Pháp … muốn bay trực thăng điều kiện tiên quyết phải là phi công có cánh trước đã, rồi mới được tuyển chọn chuyễn qua bay trực thăng; Tuổi trẻ háo thắng nghe ‘ngầu quá’ nên bây giờ phải chịu hậu quả, ôi cũng số ham chịu-chơi giờ nầy mới té đái.
“Tôi đang run vì lạnh hay quá sợ hãi?”
Tiếng máy nổ gần như bình thường, con tàu bắt đầu giảm độ lắc, hy vọng ra khỏi được đám mây! Nhưng làm sao thấy được gì trong đêm tối, Tôi định-thần lang tai nhận định tiếng “Chiez…iez…” nghe được trong nón bay, nhưng không thấy ánh sáng chớp lóe trước mặt… “An-tâm đám mây giông đang ở sau lưng mình?”
Vừa hết lo sợ ở trong đám mây thì lại ám-ảnh về vấn đề số xăng còn lại trong bình bao nhiêu; Có đủ về đến nhà không! Phải quyết định ngay, không thể về Khe-Sanh vì vẫn còn ở trong đám mây chưa thấy được gì ở dưới đất dù là một đóm lửa thật nhỏ, cũng làm cho sắc mặt mình được tươi, hồng-hào ra.
Tôi quyết định về phi-trường Ðồng-Hà đổ xăng, vẫn giữ ba ngàn bộ đổi hướng 145 độ, nếu chẳng may có trục-trặc mình ở vùng đồng bằng cũng bớt đi sự nguy-hiểm, vặn đài Huế để nghe cho bớt căng-thẳng thần-kinh và cũng định-hướng bằng ADF luôn. Sự thật, đang lùng-bùng lỗ tai, tâm trí còn đâu nữa mà nghe đài, chỉ mong vào hướng phát tuyến của đài mà định hướng thôi.
Bỗng Chuan-uy Huệ la lớn lên trong nón bay, tôi giật nẩy người “Thấy lỗ rồi”
Ý của Huệ muốn tôi chui xuống dưới đám mây đi.
Kinh nghiệm về thời tiết, ban ngày mà chui xuống lỗ trống của đám mây cũng không phải là dễ, Tôi tự nhũ thầm: Ngày mai có cơ-hội tôi sẽ dẫn giải cho Huệ về điểm nầy, Phi-Công Biệt-Kích từ khi thành lập đến nay có đến hầu như 100% mất tích vì thời tiết xấu, chưa có anh em nào bị bắn rơi, hoặc chết vì trúng đạn thù cã. Tối mai tôi sẽ check out final test Trưởng phi cơ cho Huệ lần chót là autorotation ban đêm với ánh sáng trăng 30% bắt buộc không được xữ dụng landing light để touch down. Trực-thăng là phi-cơ không có cánh thăng-bằng, nhiều bộ phận quay tích dễ tạo ra điều kiện ảo-giác “Vertigo” và nhất là xử dụng các động tác thô bạo không thích hợp với cơ-học phi-hành chỉ gây thêm nguy-hiểm không thể cứu gở được như phi cơ có cánh thăng bằng.
Hướng 145 độ, cao độ vẫn ba ngàn bộ, quả thật không bao lâu phi-cơ ra khỏi đám mây trước mắt, bên trái là Đông-Hà, Ái-Tử đèn-đóm chi-chít, chệch bên phải là Gió-Linh, Mai-Lộc
Tôi lại đổi ý về lại Khe-Sanh ngủ cho yên giấc và cũng là hoàn tất công-tác .
Bay một vòng trên Quận Hương-Hóa, tôi biết chắc một chiếc xe Jeep, một xe Dodge 4/4 đang rọi đèn cho tôi dáp.
Ánh đèn rọi trên Trực-thăng xuống chưa bao giờ sáng tỏ như hôm nay.
Tôi vội-vã chạy vào tăng lều rửa mặt, nhìn vào kiếng đã thấy mình già đi hơn mười tuổi, cái trò chơi dựng tóc gáy nầy… khỏi cần phải coi tướng số tôi cũng biết, có lẽ không bao lâu mình sẽ không còn tóc mà chải đầu cho vui với người ta nữa.
Chúng tôi bát bộ đi ăn, Quận Hương-Hóa là một quận lỵ rất nhỏ, dân cư rất thưa thớt chỉ có một con đường duy nhất là Quốc-lộ 9 đi sang Lào, về sau vấn đề an-ninh nên Chính-phủ Ngô-Đình-Diệm đã xóa sổ trong bản đồ và để lại cái tên là Khe-Sanh đồi núi.
Nhà cửa san-sát hai bên đường Quốc-lộ 9, người dân ở đây phần đông làm nghề, gặt hái Café của một đồn-điền người Pháp nhưng đã bỏ hoang từ lâu không còn khai-thác vì chiến tranh. Một quán nhỏ duy-nhất mọc ở đây, lợp bằng Tôn vách ván; William Colby, Thiếu-Tá Trần Khắc Kính, Đại-úy Phú (sau nầy trở nên Tư lệnh SÐ-1 và Quân đoàn-2), Ðại-úy Thơm, và Đại-úy Bác-sĩ Trí đã có mặt ở đây tự hồi nào rồi.
Chúng tôi ăn cơm với món Gà xào Xả-ớt rất cay cùng uống một loại rượu mạnh mà là khẩu vị của Thiếu-Tá Kính: Scotland Black and White hình con Mèo trắng và đen.
Mọi người đều mặc một bộ đồ bà ba đen bằng vải tốt nhưng may tại Okinawa xem chẳng giống anh nhà nông tý nào. Riêng Ðại úy Phạm Văn Phú thì hơi giống nhà nông, vì giáng người roi roi khắc khổ, con người óm nhom, với luôn luôn cầm điếu thuốc lá nặng độ trên tay với vết hằng nhựa thuốc dính khăp noi đầu ngón.
Phi công trực thăng và Sơn nữ
Chuẩn-Úy Mai, người Cơ-phi mà tôi nhận-xét không những chỉ giõi trong tay nghề mà là phản ứng nhanh-nhẹn khi bị trường hợp khẩn cấp, vì thế tôi đã để trong đầu chọn anh làm Trưởng Cơ-phi của Phi-đội Trực-thăng Project-Delta Force nầy ngay sau khi tôi từ Hàng Không Mễu Hạm Okinawa trở về đơn vị. Kể từ giờ phút nầy, tôi được quyền tuyễn chọn phi hành đoàn cũa bất cứ phi đoàn nào (211 và 213) để thành lập Phi đội Delta Force (CAS Flight Group) nhưng tôi lại ích-kỹ muốn chọn người tại PÐ-211, vì hiểu biết được tánh tinh nên dễ điều hành hơn, dĩ nhiên tôi sẽ chọn người bạn cùng khoá là Nguyễn Minh Vui làm Phi-đội-phó
Tôi là người HLV độc nhứt trong số các huynh trưởng cũa tôi đã bị wash-out vì họ bay quá cẩn thận, an-phi nên không đạt yêu cầu đòi hỏi cũa các chuyên viên Seal, Delta Force và SOG Agent đi theo khảo xác, ngồi dưới cabin chấm điẽm (trích một đoạn nhỏ trong sách “The New Legion”: I was checked out by Master Sergeant Donald-Duncan Duncan (CAS) Captain Richarson, J.3 Operation of 1st Observation Group Commandos, and Major Johnson (Seal/Navy Commando) To explore the growing Ho Chi Minh Trail for becoming a Flight-Group-Commander of Combined Area Studies/Project-Delta Forces. I recalled this very Master-Sergeant Duncan, specialist agent instructor selected me become the leader, due to recently all my fellow senior pilots were washed-out because to much hesitation and so much faltered safety flying. During two weeks checking-out operational flight-maneuvers at western area of Dong Ba Thin Camp, and open-sea, Nha Trang were the mountainous, jungle-covered terrain, natural clearings for helicopter landing zones were scarce and likely don’t have any in the most crest-ridge of mountain. Suddenly, while flying, in down cabin, Captain Richarson radioed “infiltration right here”. I didn’t see any LZ available around, my spontaneous reflection, quickly I idled the engine RPM, made a spin autorotation with falling-steep descendent…At last, I made accuracy precise ‘quick stop’ and putting one wheel right landing gear on a big rock, but I forgot used parking brake; that’s okay, meanwhile left landing gear and tail wheel agitated in the air. I still keep steady high power 2,800 RPM about 10 second, I hear the echoed voice from Richarson: “Touch and go 10 seconds that’s good enough, we go home now”. Shortly, I was passed this tough-hard flight examination. From now on the 1st Observation Group Commandos in Project Delta put my nickname “The Cowboy Pilot”)
Trên HKMH Okinawa có 200 chiếc H-34 và một Lữ đoàn TQLC, Sau khi tôi đi check các chiếc H-34 để đem về, sơ khởi chọn 4 chiếc cho Phi đội tân lập Delta Force, cùng đi nhận lãnh với Thượng Si Donald Duncan, để rồi tôi vô cùng thất vọng là không có chiếc nào đũ tiêu chuẫn cho công tác đặc trách thã toán STRATA, vì phi cơ trang bị quá nặng với đồng hồ phi trang cã hai bên cộng thêm bức bững sắt dầy cợm chống đạn bao bọc phía dướii bộ phận máy và phi công, cho nên rất khó để hover thã người nhái vì vị thế trọng lượng C.G nằm tuốt phía sau. Duncan chìu theo ý cũa tôi là lấy phi cơ H-34 loại US Army nhẹ hơn, đồng hồ chĩ có bên TPC ma thôi, nên mạnh hơn đang có sẳn tại PD-211; Ducan nói Marine sẽ chuyễn hoáng giao cho PÐ-211 cấp số hai đỗi một để thành lập phi đội Delta Force … no sweat!
Mới ngày hôm qua, Toán Lôi-Vũ thám báo chụp được một tù binh, tôi liền được lệnh nổ máy, bay lên bốc đem về; Máy bị mất năng-xuất vòng quay, nổ không đều, ho sặc-sụa như muốn tắt; Mai đưa cánh tay ngang cổ ra dấu tắt máy. Tôi vẫn ngồi ỳ trên ghế lái chờ đợi, Hắn mở cửa buồng máy trước mũi, loay quoay gì vào khoảng hơn năm phút rồi ra dấu tôi quay máy lại; Quả thật giỏi như thần, máy nổ rất đều, rất tốt; Tôi đang thắc-mắc nhưng phải thi-hành xong phi-vụ rồi hỏi lại sau cũng không muộn, hắn ta có bí quyết gì mà hay quá vậy?
Bốn mươi lăm phút sau tôi về, đáp với một tù-binh rất trẻ, hắn mặc đồ Kaki Nam-Định nhưng mang giày chớ không phải dép râu.
Mai đứng xớ-rớ ngó về hướng tù-binh đang bị áp giải lên xe Dodge. Tôi chạy tới Mai hỏi giật ngược, mà cũng đễ tỏ lòng biết ơn: “Ê Mai, Bác-sĩ cho thuốc gì mà trị bệnh con Lạc-đà nầy hay quá vậy?”
Hắn mau-mắn: “Ồ dể ợt, có gì khó đâu…rờ xung quanh Cylinder chỗ nào nguội thì thay Bougies có thế thôi là tốt ngay” Vì ở đây mình chơi toàn xăng thùng phuy hoài nên có rắc rối.
Không đợi cho tôi hỏi thêm câu nào, hắn nắm tay kéo tôi đi lần vào gốc cây, nói nhỏ: “Anh với Cô Ni có gì không mà Nàng hỏi tôi lung-tung về đời tư…vợ con anh…đủ thứ”.
Tôi mau mắn: “Rồi anh trả lời sao?”
“Tôi nói anh chưa vợ, hai mươi lăm tuổi, độc thân vui tính, không bị ràng buộc…dại gì nói anh có Bà-Xã”.
Cô nàng cũng hỏi tôi: “Có phải mốt các anh về, nhưng bao giờ trở lại?”
Tôi trả lời: “Có lẽ không trở lại nữa, vì chúng tôi đổi công-tác và vùng hoạt động”.
Cô nàng có đưa cho tôi mãnh giấy nầy đây, dặn khi nào anh đáp xuống thì đưa cho anh ngay;
“Đâu… đưa cho tôi”
“Anh Vinh! Em cần gặp anh ngày mai đúng chín giờ sáng, tại bờ suối chúng mình thường hẹn…nhé anh!”
Chỉ vỏn-vẹn có mấy chữ mà tôi đọc đi đọc lại, mà còn muốn đọc thêm một lần nữa
Nhà cô chỉ cách chỗ Trực-thăng đậu vào khoảng năm trăm thước. Tôi thấy thằng Cu-Ty, đứa em Út của nàng đang chạy chơi trước sân, tôi liền ngoắt nó lại; Cứ mỗi lần tôi lên đây, thường cho nó kẹo Chocolat M/M, nhưng lần nầy gấp quá không có thì giờ ghé qua Quãng-Trị để mua, cho nên tôi đành phải lấy cục Chocolat ở trong túi cấp-cứu đi rừng khi thoát hiểm cho nó, cục Chocolat nầy nó ăn thế nào cũng bị bón, vì sức dinh-dưỡng nuôi sống được một người trong bốn ngày dài.
“Em đưa mãnh giấy nầy cho chị Ni…Hỷ” Vừa nói tôi vừa dí cục Chocolat cho nó
Trong thư tôi hẹn nàng mười giờ, thay vì chín giờ như ý nàng, vì tôi phải bay tập tái xác định-chuẩn cho Chuẩn-úy Tống Phước Hão, tôi dặn rõ khi nào tôi bay tập xong, khi về đáp sẽ bay ngang nhà lắc cánh thì nàng chuẩn bị xong là vừa.
Thường-thường tôi ra suối đợi nàng, nhưng hôm nay tôi vừa đến suối thì đã thấy dáng nàng đứng đó tự bao giờ
“Em đợi anh có lâu lắm không” Nàng gượng cười: “Em vừa mới ra”.
Tôi nghe thoang-thoáng mùi nước hoa Soir de Paris mà tôi vừa tặng nàng, nhưng thật mâu-thuẩn cho chính tôi, tôi lại không thích nàng xức nước hoa, tôi chỉ thích mùi nguyên thủy của da thịt nàng
Tự dưng tôi cảm thấy sợ hãi không dám nhìn mặt nàng. Hôm nay vẽ mặt nàng nghiêm trang, buồn đăm chiêu, trông già ra năm, sáu tuổi, mắt sâu, má hóp mất đi sự hồng-hào khác hẳn với những lần trước, Nàng nhìn tôi với đôi mắt dịu hiền ngời sáng, yến lên sự nhí-nhãnh, nũng-nịu. Trong lòng tôi, cảm giác sợ hải dồn-dập bộc phát mạnh hơn hồi nảy khi tôi bay huấn luyện với Hão để tái xác định hành-quân, vì Hão đã nghĩ bay trên hai tuần. Đây là quy luật định-chuẩn Phi hành của Không-Quân chúng tôi
Tôi vẫn còn hồi-hộp nhiều hơn, dẩu rằng sau những động tác mạnh thô bạo để luyện tập những trường hợp khẩn cấp như tắt máy đáp ép buộc, hệ thống dòng thủy điều hỏng, phải điều khiển bằng sức người… Giờ nầy lại thấy nàng nghiêm trang buồn tẻ, tôi lại toát thêm mồ-hôi, vừa sợ vừa lo cho cái gì bất ổn trong lòng nàng và mình
-----------------
Tôi làm quen được với nàng hơn sáu tháng, tuy là thời gian có hơi dài nhưng sự thật chúng tôi chỉ ghé lại đây có vài ngày để túc-trực hành-quân khẩn-cấp ngay sau khi toán Lôi-Vũ thảm sát được thả xuống bên kia biên-giới Lào-Việt. Những ngày đầu chúng tôi túc trực hành-quân tại quận Hương-Hóa nầy, những giờ phút rổi-rảnh, tôi đi lang-thang ngắm cảnh rừng núi; Một hôm, Đại-úy Bác-sĩ Trí, thuộc lực-lượng của Sở-Khai-Thác-Địa-Hình có rủ tôi cùng đi săn cho vui, tôi vào lều lấy vội khẩu Tiểu-liên Tiệp-khắc (Swedish) và vài băng đạn chín ly. Khi qua con suối cạn, không biết đây có phải là cơ-duyên hay nghiệp chướng không! Tôi nhìn thấy một cô gái đang giặt áo bên bờ suối, mái tóc đen huyền tỏa xuống lấp đôi vai bé nhỏ của nàng; bỗng nàng có lẽ nghe âm thanh xào-xạc ở sau lưng nên chợt quay lại, bốn mắt nhìn nhau như hào-quang kỳ quái, làm tôi hồi-hộp…tôi thấy đôi mắt nàng long-lanh nhìn tôi làm tôi mất tự chủ, mất thăng-bằng như người lạc hướng, quờ-quạng, như trong giây lác lấy lại được bình tỉnh. Tôi tự động dừng lại, dở cái nón lưởi trai chào nàng theo kiểu xưa rít. Tôi mĩm cười: “Chào O ạ”. Tôi thấy cô bẻn-lẻn, mặt đỏ ửng lí-nhí gì trong miệng rồi quay lại nhúng nước tiếp-tục giặt; Tôi bèn đến nơi phát biểu vài câu không dính-dấp vào đâu và dường như dư thừa: “O giặt áo …hả”?
“Em giặt áo cho Thầy Mạ”
“Nước suối trong ghê há”
“Dạ, vào mùa ni nắng ráo, ít mưa, nên nước trên nguồn không bị nhuộm đỏ”
Tôi cảm thấy đi săn có vẽ không vui mà lại thêm mỏi chân, nên tôi thối-thác xin về; Mục đích là lấy cục xà bông Cadum ra tặng nàng làm quà giao tiếp; Tôi đi thật nhanh như bay trở về Trại, sợ ra không kịp, hoặc nếu ra đến nơi mà nàng đã về, coi như công cóc dã-tràng.
Tôi ra đến nơi, thì nàng cũng đang chuẩn bị xách thau về, tôi nhanh-nhẹn chạy lại gần nàng xúm-xít, nhưng tôi cảm thấy mình hơi vô-duyên
“A …! Về nhà khi nào O tắm, thì dùng cục xà-bông nầy, nó thơm lắm đấy”. Tôi đưa cho nàng, nhưng hai tay nàng đang bận ôm thau quần-áo, nên tôi bèn bỏ vào trong thau cho nàng. Tôi thấy nàng lúng-túng như sợ người qua lại trông thấy; Tôi nói lí-nhí: “Ngày mai em có ra suối giặt nữa không? Tôi lẩm-bẩm, mới giặt hôm nay, ngày mai còn đồ đâu nữa mà giặt! Tôi mừng thầm, bỗng cô nàng trả lời:
“Ngày mai cũng giờ nầy, em sẽ ra suối giặt nữa!” mừng gần chết mà còn làm tài khôn:
“Rủi Ba-Má hỏi, đi giặt gì mà ngày nào cũng giặt, em trả lời ra sao”
“Em phải lợi dụng trời đang nắng, nước còn trong, em đi giặt như vậy là thường, vì nhà em đông người lắm”
“Ngày mai anh ra đây sớm nói chuyện với O được không” Nàng ngó xuống đất, đôi má đỏ hồng rồi bước nhanh hơn về nhà; Tôi phải tế-nhị vì biết nàng không thích tôi đi bên cạnh sợ người ta thấy, nên tôi lủi-thủi chậm bước lui xa dần về phía sau đến khi khuất dạng bóng nàng ở phía trước
-------------------------
Lần hẹn thứ Chín, tôi còn nhớ ngày hôm đó sương mù bao phủ dày đặc vùng Khe-Sanh đồi-núi; Nhờ am-tường được đường đi nước bước, nên dù rằng tầm nhìn xa bị hạn hẹp lại vào khoảng vài thước, nhưng tôi cũng mò ra được nơi hẹn, chúng tôi không làm sao quên được những đoạn đường từ phố vào đây, từ những thân cây to nằm dọc hai bên đường, cho đến những tảng đá chắn ngang lối đi, nơi chằng-chịt những dây gai mắc-cở của loài hoa trinh nử, những bụi cây chùm bao rải-rác trong những bụi cây nhỏ chằng-chịt lẩn-lộn những trái cây rừng đỏ tía, đôi khi chúng tôi ngắt bỏ vào mìệng nếm được mùi chua ngọt của đời người, nhưng mong rằng đây không phải là trái-Cấm tội-lỗi của Adam và Eve. Trên lối mòn thoai-thoải xuống bờ suối, ngoằn-ngèo, chợt tôi hồi tưởng một đoạn thơ: “Bóng đêm là đồng lõa của ái-tình, sương mù dày-đặc như vậy thì sao? Không một nhà thơ nào nghĩ đến: “Sương mù rán đừng gây ra tội-lỗi!”
Tôi đang ngồi trên một tảng đá như vậy hơi lâu, đưa mắt về hướng nàng sẽ đến, sương mai vẫn còn vương-vấn núi rừng chưa chịu tan, Tôi đang lo cho nàng có đi được đến đây hay đã té ngã giữa đường. Hơi sương đậm đặc làm ướt đẩm chiếc áo bay, Tôi lắng tai để nghe có gì động-đậy ở xa không…cảnh vật lắng động, tỉnh-mịch bao trùm cả không gian, hơi sương xuống nhiều quá làm tôi cay mắt, gở nhẹ chiếc khăn quàng tím lau trên trán, trên mặt, nhưng mắt vẫn hướng về nơi nàng sẽ đến. Tôi đang mừng vì mới nghe được tiếng động đâu đây, có lẽ một con thú rừng nào đang đi trên lá! Dù vậy tôi vẫn nghiêng vành tai về hướng đó…à có tiếng động hình như bước chân người đang bước tới, nhưng chưa chắc…tiếng bước nhanh hơn và lớn dần về hướng tôi…Thôi đúng rồi nàng chớ không ai khác. Tôi bèn chụm hai bàn tay hú như Tarzan ở rừng núi. Nhưng tôi hú theo kiểu con chim Cu-đất: “Hù-hú…hù-hú…hù-hú”. Tôi nghe bước chân không còn bước mà chạy ù đến Tôi:
“Em đây…em đây…Anh đó hả”
Tôi mừng quá chắc ăn rồi, nhưng cũng dí-dỏm không chịu trả lời, mà hú đáp lễ “Hù-hú…Hù-hú”
Tôi nghĩ nàng sẽ không bao giờ đi lạc, vì chính nơi đây là chỗ nàng chọn rất là đẹp và trữ tình; Sương mù ở Khe-Sanh tan rất trễ ít nhất cũng phải chờ đúng ngọ thì mới hy vọng được thấy trong suốt và sau đó thì nắng chói-chang, nóng bức không có một ngọn gió nào thổi ngang. Thời tiết vùng nầy là vậy, sau sương mù thì lại nắng gắt; Nếu có những cơn gió Lào thì càng khó chịu hơn, những cơn gió đem khí nóng; Đó là một điều khác lạ về gió, người ta xem gió có nghĩa là mát, nhưng đây gió có nghĩa là nóng. Khí hậu khắc nghiệt nên ngày xưa, tù mà bị tội nặng, thực dân Pháp đem nhốt ở Lao-Bảo, mà người dân thường gọi là bị đày đi Lao-Bảo
Hôm nay nàng ăn mặc rất đẹp, mình tự nhủ thầm có lẽ nàng giống mẹ hay sao đây? Gương mặt trái soan, mắt long-lanh ngời sáng đầy trử tình, với chiếc mũi nhỏ cao nhẹ-nhàng giống như Đức-Mẹ. Có lẽ khi mang thai Mẹ nàng thường quỳ dưới chân Đức-Mẹ Maria để cầu nguyện sự an-lành cho nàng, nên gương mặt nàng hao-hao giống Đức-Mẹ chăng? Tính-tình nàng lại hiền-hòa giống Ma-Sơ, đặc biệt má chỉ có lúm đồng tiền bên phải, bù lại bên trái trang điểm được chiếc răng khểnh làm duyên. Nàng đang mặc một cái váy Maxi màu đen kiểu trang điểm như người Thái trắng, trên chiếc áo vải trắng ôm bó sát vào da nằm gọn xuôi theo đôi vai nhỏ bé nỏn nà; Khó mà đếm được từ cổ áo xuống tới rún có bao nhiêu chiếc nút cách nhau chừng một phân. Mái tóc chia hai lọn lớn, thắt bính xõa xuống ôm đôi vai thon-thon; Gương mặt hôm nay trông rất ngây thơ, nhí-nhảnh như con nít so với tuổi đời mới qua mười bảy tuổi. Ni nhìn tôi với đôi mắt ngời sáng vì nàng biết Tôi đang chiêm ngưởng thần-tượng về vẽ đẹp của nàng, Tôi nghĩ thật không bỏ công nàng dậy sớm chắt-chiu từng búi tóc, nỗi hẳn trong bộ đồ sắc tộc Thái rất tuyệt vời, trên ngực trang điểm một chuổi dây Thánh-giá trang nghiêm chứng tỏ con người mộ đạo.
“Hôm nay em đẹp quá, anh cứ tưởng em như là cô bé đang học bậc tiểu học nhí-nhảnh, nũng-nịu đòi quà!”
“Vậy anh cho em quà gì…nì”
Câu nói bất thình lình, mình đâu có chuẩn bị quà gì đâu, tôi đã có ý định kỳ tới sẽ tặng Ni một chai dầu-thơm Soir de Paris, còn bây giờ thì đột ngột quá…!”
“Anh đâu có gì ở đây… anh chưa sẳn-sàng… thôi đợi kỳ sau đi…hỉ!”
“Em thích cái khăn quàng Tím mà anh đang đeo trên cổ”
“Ấy chết…mồi-hôi không hà”
“Mặc kệ em… em thích như vậy”
Tự nhiên tôi riu-ríu cởi ra trao cho Ni mà trong lòng không yên, sợ nàng chê mình ở dơ hôi-hám. Biết bao nhiêu là mồ-hôi đất-đai ướp nơi đó, tôi có bao giờ giặt nó đâu… thấy ốt-dột quá! Vừa trao tôi vừa mau mắn nhắn Ni:
“Em nhớ giặt kỷ… nhiều xà bông nghe, có mùi hôi dữ lắm đó”
Ni bèn nhanh tay chụp lấy quàng một vòng nơi cổ rồi cột chặt thắt lại một vòng, tôi ái ngại không biết nàng có chịu nỗi mùi tục-lụy nầy không?
Sương mù bắt đầu tan dần, mọi vật hiện ra trước mắt chúng tôi, mờ-mờ, ảo-ảo như nơi tiên cảnh, tôi tự nghĩ: sao trên trời nhìn xuống thấy cảnh vật bình thường, nhưng ở dưới đất mới phát hiện được cảnh thần tiên thật sự.
“Mình xuống suối vọc nước đi…cho nó mát anh …hỷ” Tôi đi xuống theo Ni, lủm-bủm trên mặt nước lấp-xấp tạo nên âm thanh êm dịu như reo vang cuốn xoáy tròn trên phím đá nằm rải-rác thoai-thoải theo dòng nước.
Nàng bước trên đá thoan-thoáng như tiên nữ lượn trên mây, mặc dù trời đứng gió nhưng tôi vẩn thấy chiếc váy Maxi của nàng nhún nhẩy theo những đường cong tuyệt đẹp, uốn khúc, xoay tròn nhảy múa lướt qua trên những tảng đá. Tôi cảm thấy hồi hộp trong cái sợ tội-lỗi, tôi lẩm-bẩm: “Sương mù rán đừng gây nên tộì-lỗi”…Nhưng bây giờ sương mù đã tan đi rồi mà?
Con người tôi, giữa cái thiện và cái ác cứ quay cuồng đối chọi nhau liên-miên trong tâm não. Có những đêm dài trằn-trọc, trăn-trở, tôi nghĩ rất nhiều về cuộc đời của một Phi-công gián-điệp, một cuộc sống vội-vàng “bạc mạng” như Mẹ cô Ni thường khuyên nàng: “Con không nên quen với mấy thằng Phi-công bạc mạng đó!” Thật ra Mẹ Ni nói đúng; Tôi đã mất rất nhiều công đi hỏi nơi người bản xứ, như bác Tài của tôi về cái nghĩa chữ bạc mạng nầy; Tôi mới nhận thức: Không có bà Mẹ nào mà không lưu tâm đến hạnh phúc của con gái mình.
Tôi lại hồi tưởng, cũng không lâu lắm, sau hai tuần thi tuyển, trắc nghiệm khảo sát tài lái, khả năng chuyên môn, tôi đã được Cơ-quan tình báo CIA, ở Việt-Nam gọi là CAS (Combined Area Studies) chọn tôi làm Phi-đội Trưởng Delta-Force; Kể từ lúc nầy, tôi được toàn quyền tuyển chọn bất cứ nhân viên phi hành nào; bất cứ Phi-đoàn nào mà tôi thích. Tôi đã chọn ngay những Phi-hành đoàn có cái tính “Bạc-Mạng” như Mẹ Ni đã nói: Sống vội-vàng, không nghĩ đến ngày mai, bê-tha, thích cảm giác mạnh, hư-thân, mất nết… có nghĩa là còn độc thân không ràng buộc, nhưng phải có sự can đảm và tay nghề giỏi, vì chúng tôi sẽ đi vào chỗ chết nhiều hơn chỗ sống.
“Anh đi chi mà chậm rứa: Tôi giật mình trở về thực tế khi nghe tiếng thôi-thúc của Ni. Tôi cũng muốn đi theo cho kịp với nàng, nhưng khổ nổi đôi giày đế cứng chạm vào đá cũng cứng mà lại rông-rêu trơn-trợt, đã biết bao lần tôi gượng lại, sợ té, phải bước từng bước rất thận trọng.
“Coi chừng bổ!” Có phải nàng la lớn làm tôi hết hồn sợ hải, nên bị té! Lưng ngã đập vào phiến đá đau điếng; Tôi trợt chân nhanh đến độ mà khi lưng tôi đập vào phiến đá, lúc đó dây thần kinh mới chuyển lên tới óc cho tôi biết là tôi bị té, cả cuộc đời tôi chưa bao giờ bị té nhanh đến như vậy. Khi nàng chạy đến Tôi nhăn mặt đau đớn:
“Anh có răng không”? Tôi nằm yên không trả lời, nhắm mắt yên lặng
Có lẽ nàng tự trách vì hối thúc tôi đi nhanh lên, nên cớ sự mới như vậy!
“Ối chào … tội anh chưa tề!” nàng dìu tôi đứng dậy, tôi khoác tay “để anh nằm yên…một tí cho khỏe, anh đang đau lắm”
Bây giờ tôi mới cảm giác thấy đau ở nơi đầu; sau phía ót đang sưng lên, có lẽ máu bầm đang tụ ở đó. Tôi mặc một chiếc áo bay nên nàng không thấy những gì ở sau lưng tôi, nhưng nàng chỉ phát hiện trên đầu phía sau ót của tôi bị sưng một cục và đang rướm máu. Nàng chắt lưởi lắc đầu có vẽ thiểu não
“Ôi-chao đầu anh bị sưng “Tôi khoát tay” không sao đâu, anh sẽ khỏe ngay, đừng lo”
Ni ngồi xuống nâng nhẹ đầu tôi lên sờ chỗ bầm chạm vào đá…Chiếc đầu tôi được nhẹ-nhàng âu-yếm gối nhẹ trên bắp vế nàng, tự nhiên tôi cảm thấy cơn đau dịu hẳn, nhưng dường như trong tôi có điều gì tiếc rẽ, tôi lại làm bộ nhăn mặt như còn đau nằm yên đôi mắt nhắm nghiền lại.
Có phải trời nóng-nực, hay là quá lo-lắng, hồi hợp cho tôi…mà mồ-hôi của nàng tỏa ra khắp mặt mũi, Tôi tiếp-tục nhắm mắt để thưởng-thức…không ngọt, không mặn, không thơm, không hôi, không chua, không đắng, không cay, không tanh…tôi không thể tả được nhưng chắc-chắn là tôi sẽ không bao giờ quên được cái mùi kinh dị quyến rủ nầy!
Tôi nheo mắt nhìn nàng, vẽ mặt nàng đăm-chiêu lo-lắng, càng khiêu gợi tăng thêm vẽ đẹp mà tôi đang khao-khát. “Con mắt vô tội, khối óc mới đáng sợ” lòng nhủ lòng đừng gây nên tội; Khi tôi ở bên cạnh nàng con người tôi luôn luôn lương-thiện; Tôi tâm niệm đừng làm khổ nàng, nhưng tôi lại cứ muốn luôn luôn ở bên cạnh nàng, thật con người của tôi vô cùng mâu thuẩn!
Tôi ngồi nhổm dậy, nhưng nàng vội ấn tay giữ tôi nằm yên:
“Anh nằm thêm chút nữa cho khỏe”
“Anh sợ em bị tê chân, anh nằm như vậy đã lâu rồi”
Nàng đứng sau lưng, xốc nách dìu tôi đứng dậy, một cảm giác lâng-lâng là lạ như có hai vật gì như trái cam nhưng mềm dịu hơn, âm-ấm cưng-cứng dán sau lưng tôi; Tôi đang ước gì thời gian ngừng lại nơi đây
“Để anh cởi giày” Tôi tháo đôi giày Bốt cột giây nối lại với nhau, đeo quàng qua cổ, hai chiếc tòng-teng hai bên ngực; Phải tỏ ra mình còn khỏe mạnh ngon lành, tôi nắm tay dìu nàng lên bờ cát
“Em có nóng không…mình xuống suối tắm đi em, nàng gật đầu”
Hồi sáng nầy tôi đã chuẩn bị, mặc một cái Xì-líp cột dây vải, chặt sát vào mình, ở ngoài mặc thêm một cái quần xà-lỏn cho nó đàng-hoàng tử-tế. Khi tôi cởi chiếc áo bay để trên phiến đá, tôi gọi nàng: “Ni, em có thay gì không” nàng đỏ mặt:
“Em mặc như vậy được rồi”
“Rồi ướt đẩm như vậy làm sao mà về”
“Mùa ni mau khô…em về tới nhà là khô rang liền”
Chúng tôi cầm tay nhau đi lấp-xấp, lỏm-bỏm trên mặt nước hướng về nơi sâu hơn để lội. Tôi nhìn nàng lội bướm rất đẹp, lội ra tận chỗ thật sâu, nghĩ mình thật xấu hổ, tôi lấy tay quạt quạt cà bơi, cà bơi lủm-bủm theo kiểu lội chó, nghĩ tức, tại sao hồi nhỏ mình không chịu tập nhiều kiểu bơi để bây giờ thật là quê. Mình lội dở quá nên uống nước cũng không ít, thật là mất mặt; Dù vậy, nhưng cũng rán lội theo nàng, tôi cố lặn xuống dưới chân nàng, nước thật trong nhưng tôi cũng chẳng thấy được gì ngoài hai chân nàng trắng nuốt quạt lên, đập xuống, trên mặt nước cái váy Maxi phùng nỗi chập-chờn như con Thiên-nga cổ trắng. Tự cảm nhận xấu hổ khi lội chung với nàng, tôi muốn lên bờ nên giả bộ:
“Ni…em ơi tự nhiên anh thấy đau đầu, choáng váng, có lẽ chỗ sưng ở nơi đầu nó hành anh”
“Anh đi được không;” Đi được, nhưng em dìu anh thì tốt hơn; Nàng mau-mắn đi nhanh tới dìu tôi; Tôi cố làm bộ đi khó-khăn để nàng dìu tôi chặt thêm một chút nữa, nhưng nghĩ kỷ chẳng lẽ mình cứ làm bộ như vậy mãi sao, nhưng sự thật thân-thể nàng chạm vào da thịt tôi, làm tôi đi không nổi thật
Tôi dỏng-dạc đi nhanh lên bờ cát, nằm giữa nước, giữa cát cho mát
“Anh thấy răng”
“Chỉ còn ê nơi đầu thôi”
“Anh nằm kê lên bắp vế em…nì”
“Anh sợ em tê chân”
“Không răng mô”, rồi nàng nhẹ-nhàng đở đầu tôi lên kê trên bắp vế nàng. Lại mồ-hôi quen thuộc của nàng tỏa ra làm tôi đê-mê ngất lịm nhắm nghiền đôi mắt
Lúc nầy tôi không nên nhắm mắt mà phải mở mắt để nhìn nàng, gương mặt nàng ửng hồng như tôi chưa từng thấy trên chốn trần gian nầy, tôi nhìn kỷ dưới cổ nàng có một nốt ruồi son to bằng hạt cam
“Anh nhìn nốt ruồi của em …hỷ”
“À đẹp lắm…đó là điềm tốt cho cuộc đời của em”
“Bộ anh biết xem tướng số … hỷ”
Anh không biết nhiều nhưng anh có đọc hai cuốn sách của Bác-sĩ Pascal, ông là Bác-sĩ nhưng ông lại thích nghiên cứu chỉ tay tướng số, ông có sáng tác rồi xuất bản ra hai tập truyện nói về tướng số chỉ tay. Anh có đọc về trang nốt ruồi, Ông cho nốt ruồi son như là những cây gỗ quý, nhưng phải mọc ở chỗ kín mới thật là tốt
Nàng tự nhiên hỏi: “à…ở nơi Bụ em có mọc một nốt ruồi son, như vậy có phải là kín…và tốt không anh?”
“Như vậy là tốt”
Tôi nói tiếp, ngày xưa Nữ Hoàng Cleopatre có đưa khoe cái Vú nàng cho Vua Cesar
xem và nói rằng: “Núm vú em đỏ hồng như vậy nè, về sau em sanh cho anh một Hoàng-tử thông-minh khôi-ngô tuấn-tú để nó sẽ làm Vua cho một Tiểu-quốc.”
“Ờ…nì, núm vú của em cũng đỏ au như vậy đó…anh thấy có sướng không”
“Nữa sau nầy em sẽ làm vợ Tổng-Thống”
“Xí anh xạo”
Con mắt là cửa sổ, tầm nhìn bình thản tuy có đôi chút sổ-sàng nhưng khối óc mới suy diễn, phong-phú, tế-nhị có khi đi đến tội-lỗi.
Lần trước cũng trên bờ suối nầy, hai đứa giành nhau tắm dưới dòng nước để được hưởng những hơi-hám của người thương, lấp-xấp những mạng nước nhấp-nhô quanh nơi ngực nàng, tôi đã cố mở mắt nhìn kỷ, thử khảo sát lại đôi mắt Phi-công 100% của mình có đúng như lời Bác-sĩ Phi-hành khám nghiệm không?. Dưới lớp vải thô thấm ướt bó sát vào vòng ngực no-tròn, điểm ngay trung tâm lú lên một hột tròn-tròn như hột chanh giữa một vòng tròn như núm cau lốm-đốm nhiều hột nho-nhỏ rải-rác chung-quanh đó. Lúc ấy tôi chỉ tưởng-tượng ra rằng: Dưới đó, không biết phải màu nâu, màu đen, màu hồng trắng nhạt…những hạt nhỏ li-ti nầy…có lẽ giống như da gà hay lớn hơn da vịt da ngỗng gì đó thôi…
Sự thật, hôm nay tôi lại tưởng-tượng theo cách khác, Nàng đẹp tuyệt vời như tôi chưa từng thấy trên trần gian nầy. Vú nàng hồng đỏ…những hạt cườm li-ti thuộc loại đá quý nằm rải-rác trang điểm trên thạch động vươn lên tròn trịa như một quả táo thời Adam và Eve; Tôi ước gì được cắn vào trái Táo đỏ nầy…rồi có xuống tận cùng Hỏa-ngục cũng mãn nguyện; Tư-tưởng chỉ đạo hành động tội-lỗi; Ngày mới quen nàng, tôi cho nàng chỉ dễ thương thôi, nhưng không có vẽ đẹp cao sang như vợ mình, nhưng bây giờ thì trái lại, cái gì của nàng cũng hơn vợ mình, ngay đến mồ-hôi trong người nàng, mình cũng cảm thấy như là một loại nước hoa huyền-ảo, quyến-rũ khó kiếm được.
“Em có tê chân không, anh ngồi dậy …hỷ”
“Nàng âu-yếm: “Anh đang mệt, anh cứ nằm yên, em chịu đựng được mà!”
Mình cảm thấy vô lý, quá lợi dụng sự nuông chiều của nàng, tôi ngồi phóc dậy, nàng đè đầu tôi xuống lại bắp vế nàng
“Nằm yên, em kể chuyện đời xưa cho anh nghe…hỷ”
Tôi lẩm-bẩm: “Rồi lại chuyện đời xưa nữa, mỗi lần nàng kể, lắng nghe âm thanh Miền-trung trọ-trẹ thật là khổ cho cái lỗ tai, và đầu óc của tôi. Nhiều khi tôi không hiểu nàng muốn nói gì, chữ hiểu chữ không, tôi góp lại đoán mò; nhưng riết rồi cũng hiểu và ghiền giọng nói của nàng không biết từ lúc nào
Tôi bèn xuống nước nhỏ năn-nỉ nàng: “Ni…em cho anh đứng dậy đi lấy cái áo bay gấp lại làm gối kê nơi đầu rồi nằm lại nghe em kể chuyện…chịu không…Hỷ?” Ni khe-khẻ gật đầu
Tôi nằm im thinh-thích lắng tai như đứa trẻ nghe bà-nội kể chuyện đời xưa. Nàng trọ-trẹ cất tiếng:
“Ngày xưa có một ông Vua đi săn qua một khu rừng, sau khi săn đuổi thú rừng, nhà vua thấm mệt mà trời thì nắng oi-ả; Nhà vua tình cờ bắt gặp bên đường có một giây leo dài, lần mò đến cuối giây, nhà vua tìm thấy một trái dưa Hấu rừng rất hấp-dẩn. Nhà vua bèn bứt và bẻ làm đôi ngấu-nghiến ăn nhanh cho đở khát…xong nhà vua “tiểu” vào đó và quăng qua bên kia đường. Sáng hôm sau, lúc tờ-mờ, nàng Út ra rừng mót củi, sau khi lặn-lội tìm kiếm các cành cây gãy đổ, bó được một bó củi khô; Nàng Út thấm mệt mồ-hôi nhuể-nhoải, bèn đứng lại ngồi tạm bên đường, bất chợt nàng Út thấy trái dưa Hấu ai ăn bỏ dở-dang, vừa khát, vừa tiếc, nàng bèn nhặt lên ăn cho đở khát. Vài tháng sau nàng đau bụng mà cái bụng mỗi ngày mỗi lớn dần, có lẽ mang thai. Cuối cùng nàng sanh ra được một đứa bé trai rất là kháu-khỉnh.
Bảy năm sau, nhà vua lại tiếp-tục đi săn ở vùng nầy, đi cả ngày mà không thấy được một con thú nào, đến gần xế chiều, nhà vua đổi hướng đến một đám rừng chồi gần đó, cơ may nhà vua bắn được một con chim Trích-Phụng, chim trúng tên quằn-quại từ trên cây rơi xuống, nhà vua mừng quá bèn xuống ngựa chạy tới, thì gặp thằng bé trạc độ sáu tuổi, đem con chim còn dính máu lẫn mũi tên dâng cho vua “Ông bắn trúng con nầy…hỷ”
Các quan đại thần, có ông dạy võ, có ông dạy văn, có ông dạy đàn cho nhà vua hồi còn thơ-ấu, mỗi ông quan đều trầm trồ và cùng buột miệng một lượt: “thằng bé giống Bệ-hạ khi còn bé quá!”
Như thần giao cách cảm, nhà vua vừa thấy nó đã đem lòng thương yêu liền, Nhà vua bèn ẩm thằng bé con nhà ai dìu lên lưng ngựa sảy nhịp về hướng nhà thằng bé.
Nàng Út hoảng-hồn sợ quan quân bắt con mình bèn chạy ra.
Đứa bé chỉ vào mặt: “ông nầy là Vua đó mẹ”
Nhà vua hỏi cha đứa bé ở đâu? Nàng Út mới ôn tồn kể lại, “cách đây bảy năm, nàng đi mót củi, khi qua khu rừng, thấy ai ăn bỏ dở trái dưa Hấu bên đường, vừa tiếc, vừa khát, nàng nhặt lên ăn nên bị mang thai và sanh ra đứa bé nầy.
Nhà vua suy nghĩ một hồi lâu rồi mừng thầm: “Ta sẽ về tâu với vua cha…âu cũng là số Trời, để xin rước nàng về triều đình làm hoàng-hậu.
Ngày xưa, đường tiêu hóa mà bị mang thai, người ta cho là chuyện thần-thoại, đời nay, trên dòng suối nước chảy xuống vào bộ phận sinh lý, đứng trên cơ sở khoa-học có thể thụ thai không?
Nàng thích tắm ở dưới dòng nước thì nàng được gì; Còn mình thích thì được gì; Tại sao đứa nào cũng thích! Cái nầy chỉ có Trời biết
Có lẽ nàng nhường cho mình dòng nước trên nguồn là vì sạch-sẽ hơn! Tư-tưởng con người quá dồi-dào suy diễn phong-phú, con người có tư-tưởng đẹp thì cuộc sống sẽ đẹp, con người có tính đam-mê lãng-mạng thì cuộc đời càng có ý nhị hơn người phàm-phu tục-tử, quả thật đam-mê là có tội nhưng con người không có đam-mê thì cuộc sống lại vô nghĩa. Tôi rất trân-trọng nàng, xem nàng như một chiếc chén kiểu quý giá chỉ để nhìn ngắm, không nên xử dụng sợ nó bể vở tan-tác; Thật sự tôi là người Hùng chớ, nhưng sao đối với nàng tôi cảm thấy nhỏ bé ái ngại, Phi-công rất bình-tỉnh mỗi khi máy bị trục-trặc khẩn cấp, nhưng trái lại quá yếu đuối, dễ mất bình-tỉnh trong tình yêu. “Vũ-trụ rộng lớn nhưng lại nhở hẹp trong tay Phi-Công”, nhưng trong tay nàng tôi thấy quá rộng lớn, thênh-thang, tôi đang chới-với giữa thinh-không.
Thình lình, Tôi nghe tiếng Trực-thăng ở đằng xa…đang lớn dần, tôi đoán biết có điều gì khẩn cấp nên Trung-Úy Khôi mới cất cánh để gọi tôi về Trại gấp, như hồi sáng, trước khi đi tôi có dặn vì tôi không muốn đem máy truyền-tin tí-hon HT-1 theo, sợ rơi xuống nước thì hỏng.
“Em ơi…mình phải về gấp…chắc anh có Phi-vụ khẩn cấp”
- -------------
“Mình tới phiến đá ngồi đi anh…Em cần hỏi anh nhiều chuyện” Sự hồi-hộp lo-lắng càng tăng thêm, giống như ai đem mình đi tử hình, vẫn đôi mắt u-buồn, nàng chăm-chăm nhìn…như muốn tìm hiểu những gì trong tôi, làm bộ lánh mắt ngó đi chỗ khác, nhưng không che lấp nỗi đắn-đo chuyện gì xảy ra cho mình đây?
Nàng âu-yếm rờ xoa chung quanh vành tai và màng tang bên phải của tôi, buông lời rất nhỏ nhẹ: “Tai anh sao đỏ rứa…hè” nghe âm thanh của nàng tôi cảm thấy nhẹ-nhàng như bay bổng lên mây.
“Anh vừa đội chiếc nón bay mới, có lẽ hơi chật nên mới bị đỏ như vậy”
Như mắng yêu, nhỏ nhẹ càm-ràm: “Ở trên trời có ai thấy chi mô mà đẹp với đẻ”
“Có chứ…! Có Nàng Hằng-Nga nhìn ngắm anh, khi anh đang bay lả-lướt dưới ánh mắt Nàng”
“Xí…Anh chỉ có tài nói xạo”
Cái nón bay kiểu mới nầy, mắt kiếng mát được kéo che kín vào trong nên không bị trầy, còn cái nón bay cũ thì mắt kiếng nằm trơ-trọi ở ngoài nên dễ bị trầy-xước, nhưng thôi nàng nói sao mình nghe vậy cho nó dễ chịu cái tâm của mình.
Mấy ngón tay Ni bắt đầu vuốt lên mái tóc, tôi cảm thấy đê-mê dễ chịu.
“Tóc anh ướt đẩm mồ-hôi không hà…chắc anh vừa mới bay xuống mệt lắm…hỷ”
Tự nhiên cơn hồi-hộp biến mất, tôi cảm thấy nhẹ hẳn. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi mới biết sợi tóc rất gợi cảm, nó như dòng-điện hai chiều chạy đi rồi trở lại từ tay nàng đến tim óc tôi, những ngón tay mềm-mại gợi cảm làm tôi nóng bừng, tim đập mạnh, mồ-hôi toát ra như đang bị một cuộc tra-tấn êm-dịu, tôi lim-dim đôi mắt dựa vào nàng thưởng-thức, nhưng không được bao lâu bị nàng đưa hai tay áp vào má, tôi quay lại đối diện với mặt nàng. Bỗng tôi hồi-hộp trở lại, chuyện gì đây!?
“Đêm hôm em ngủ không được, trăn-trở hoài đợi mau sáng…cứ mong gặp anh, em sẽ nói nhiều chuyện, nhưng khi thấy anh rồi thì em lại quên hết”
Tôi nhìn nơi hai cườm tay nàng, những sợi lông tơ rất dễ thương trang điểm trên làn da trắng nuốt, tôi nhẹ-nhàng ấn cườm tay nàng lên má tôi cọ qua cọ lại, tôi lim-dim nghe nàng nói.
“Đêm hôm qua em “nằm-chộ” (mơ)…Tôi mau-mắn: “Em nằm chỗ nào?”
“Không phải…em nằm chộ thấy anh ở sau nhà hú em như mọi khi”
À thôi tôi hiểu rồi, nằm chộ là nằm chiêm bao, nằm mơ, những ngày đầu tiên nói chuyện với nàng, mà tôi cứ tưởng như nói chuyện với người ngoại-quốc, bây chừ thì nghe và hiểu được tàm-tạm rồi.
À rồi sao nữa…?”Em luôn-luôn bị ám-ảnh rằng: “Anh đang hú gọi em, nên Em chạy ù ra và bị vấp cái bể nước sau hè, em bổ sấp, ống quyển bị chạm vào đó sưng vù đây nì”
“Ôi chao tội chưa tề…đâu đưa anh xem” Tôi thoa nhẹ chung quanh vết bầm mà tâm hồn cứ bồn-chồn lo-lắng, tôi lại quên đem theo túi cứu thương cá nhân, nên làm sao săn-sóc cho nàng?
“Ôi chao…ôi chao tội chưa tề” Mục đích Tôi nói cho nàng dễ hiểu, chứ lòng dạ nào tôi dám đùa giởn trên sự đau-đớn của nàng
Bắp vế của bất cứ cô gái ở vùng sơn cước nào cũng to đi đôi với cái mông cũng vậy, vì phải leo đồi xuống núi hằng ngày, nhưng rắn chắc và khỏe vô cùng; bỗng dưng tôi suy diễn người ở rừng đẹp hơn người ở thành phố, như vậy có phải là trí óc tôi tưởng-tượng kỳ quái của riêng tôi?
Tôi đã từng chiêm ngưỡng Ni mặc váy Maxi ôm cái mông no-tròn mà hơi de ra sau một tí, đi trông rất dễ thương; tôi nhìn theo không thấy chóng mặt mà lại thích nhìn. Nếu Ni mặc áo đầm đi giày cao gót với dáng đi nhún-nhảy thì thật đẹp tuyệt vời như một cô đầm Pháp ở bờ biển nghĩ mát Canne đang đi dạo phố; ước gì mình có một tuần trăng-mật ở bãi biển nầy với nàng.
Vướng bận nhìn mãi bắp chuối trắng nỏn-nà của nàng như bị thôi miên, tôi giật mình bỏ tay ra. Rờ thoa gì mà lâu quá vậy!
“À quên, em muốn hỏi anh một chuyện…hôm qua anh Mai có cho em biết, gia đình anh đang đi hỏi vợ cho anh, nghe nói…cô đó vừa đẹp…nì, vừa giàu…nì, mà lại còn học giỏi nữa nì…có phải vậy không anh?”
Mình nghĩ thầm: Cô nầy chế chuyện, đặt điều chớ anh Mai nào mà nói; tôi yên tâm trả lời, cốt cho nàng quên lãng mình đi, vì lần nầy có lẽ là lần cuối. Như chạy tội, tôi buông lời dài-giòng tiểu-thuyết: “Cuộc đời làm Phi-Công gián-điệp với cuộc sống bấp-bênh, vội-vàng, rày đây mai đó như gánh hát xiệc đi lưu diễn khắp nơi nên có bao giờ anh nghĩ đến chuyện nợ duyên…sợ người mình yêu phải dang-dở đời hoa, khi đại bàng chẳng may gãy cánh giữa đường bay”
Bất chợt tôi nghe một tiếng thét lên như trách móc thương yêu trong tuyệt vọng:
“Anh chọn nghề chi lạ rứa...! Sao anh không chọn nghề thầy-giáo cho đở nguy-hiểm”
Tôi thấy gương mặt nàng buồn thiu như hối tiếc một điều gì, tôi bèn dã-lã nói bông đùa:
“Nếu anh chọn nghề dạy học thì đâu có cơ duyên gặp em”
Nàng tiếp: “Anh Mai còn nói…Các Anh sắp đổi công tác và vùng hoạt-động có phải không hỷ”
“Đúng, bọn anh sắp sửa không còn là Phi-Công gián-điệp mà là Phi-Công biệt-kích”
Nàng cau mày: “Thế Phi-công gián-điệp và biệt kích khác nhau ở chỗ nào?”
Tôi chậm rải giải thích cho nàng rõ: “Máy bay gián-điệp luôn-luôn có đặt chất nỗ sẳn trên đó, nếu bị rớt xuống vùng đất có địch, thì phải phá cho nỗ ngay; máy bay không số, không cờ, sơn màu ngụy trang lá rừng, để Phi-cơ ở trên cao ngó xuống không thấy, vì tiệp với núi rừng; Phi-hành đoàn không được mang theo giấy tờ tùy thân; nếu bị địch bắt cũng không nhận mình là người của nước nào; kể cả nước nơi mình sanh ra và lớn lên cũng không nhận mình là công dân của nước họ, không được mang theo thuốc lá của Mỹ, đoàn viên trang bị súng tí-hon 6 ly 35, súng lục và Tiểu-liên 9 ly của Thụy-Điển, cán có thể xếp gọn, hay nói cách khác là không được dùng súng của Mỹ; áo quần Bà-Ba đen đi dép râu hoặc là giày tùy-tiện. Còn Phi-công Biệt-kích là bay trong vòng đất của mình, nên phải mặc quân-phục của Việt-Nam Cộng-Hòa, chỉ có khác bấy nhiêu đó thôi!
Nàng thở dài buồn-bả buông ra lời thều-thào như van xin:
“Hàng đêm em cầu nguyện với Đức Mẹ Maria, xin Mẹ theo dỏi, che-chở các chuyến bay của anh được bình-an yên-lành…bay đến nơi về đến chốn”
Thấy vẽ mặt buồn rười-rượi của nàng, tôi nhanh miệng nói tếu một câu cho bớt đi sự căng-thẳng, “Anh bay trên trời, gần thiên-đàng có gì anh lên trước, thò tay xuống kéo em lên sau…có gì mà em phải lo”
“Xí...anh cứ đùa hoài…lên thiên-đàng bộ dễ…hỷ”
“Anh nói đổi vùng hoạt động…chắc chẳng bao giờ anh trở lại …hỷ”
Tại sao nàng cũng có giác-quan như vậy! Hay là tại anh Mai nói…?
Như muốn cho nàng nuôi hy-vọng, hay ít ra làm cho nàng vơi đi sự suy-tư buồn-bã. Tôi tiếp: “Tuy đổi vùng hoạt-động, nhưng Quận Hương-Hóa nầy là lãnh thổ trong đất nước mình, vẫn còn là vùng hoạt-động của các anh. Đường mòn Hồ-Chí-Minh là trọng điểm mục tiêu phải trinh sát! Không-gian tuy rộng lớn nhưng chi thu nhỏ lai trong tay Phi-công Trực-thăng ma thoi, vi em o dau anh cung dap xuong ngoi ben canh em duoc ma … nang Son Nu Khe Sanh hay tin anh di! Vì các anh đáp đâu lại chẳng được…em lo gì anh không trở lại…chỉ sợ lòng người ngại núi e sông mà thôi”
Mình tự chép miệng nhủ thầm: “Đã đổi được không khí rồi, sắc mặt nàng bắt đầu hồng-hào vui trở lại, yến lên nét nhí-nhảnh thơ-ngây của tuổi còn con gái, nhưng lòng mình lại tiềm ẩn xót-xa nỗi buồn vô hạn.
Như đọc được ý nghĩ của mình:
“Dường như anh có gì đang suy-tư lo-lắng”
Tôi giật mình tỉnh giấc:
“Anh đang lo-lắng cho cuộc hành-quân ngày mai”
Nàng nhanh miệng: “Ngày mai các anh rời nơi đây mà?”
Để che lấp sự sơ hở, tôi tiếp: “Anh đang lo cho cuộc hành-quân sắp tới”
“Anh quá cẩn-thận”
“Không cẩn-thận thì chết cả lủ”
Mình không che dấu được nỗi khổ tâm khi sắp xa nàng vã lại những ngày gần đây mình không ngủ được, nên trên vành trán thường có những vết nhăn đăm-chiêu nhiều tội vạ
Nàng sơn-nử nầy chưa đầy mười tám tuổi, nhưng nàng rất lịch-lảm, tế-nhị hơn dân thành, thấy nét mặt tôi lo buồn nên vỗ-về:
“Mình đi chơi “đôi thác-lác” đi anh”
“À…em liệng trước đi…rồi tới phiên anh liệng sau”
Thỏi đá sỏi bay ra từ tay nàng chạm tưng trên mặt nước lên xuống ba lần, tạo nên ba vòng tròn lan dần ra xa rồi biến mất.
Tôi lấy cục đá-sỏi lớn hơn, rồi lấy đà quăng mạnh…Viên đá-sỏi rơi xuống nước một cái “Tủm” rồi chìm mất
“Anh thua em rồi…Anh không được “Tưng” một cái nào…em ‘đôi’… tưng được ba cái”
Tự-ái bị dồn-dập: “Mình là Phi-công, ăn cơm dưới đất làm việc trên trời, mà không lẽ thua cô sơn-nữ quê mùa nầy”
Thôi mình suy nghĩ ra rồi: “Đây là khoa cơ-học phi-hành, qua định-lý “½@SV2 đây mà”
Tôi bèn cẩn-thận tìm kiếm cho bằng được một viên sỏi-đá mõng dẹp có nhiều diện tích mặt bằng hơn:
“Em coi đây, anh sẽ bắt chước em nì…nì” Tôi lấy đà ‘đôi’ (quăng) thỏi đá-sỏi nó bay trên mặt nước thật xa…nhảy tưng bốn cái trông rất đẹp mắt. Nàng vỗ tay: “Phi-công có khác!”
Lỗ mũi tôi dường như nở ra trong hãnh diện với niềm tự-hào
“À Ni, anh thấy em lúc nầy gầy mà xanh ra…không biết em có bệnh hoạn gì không?
“Không biết sao, lúc nầy hằng đêm em trăn-trở không ngủ được…em nghĩ…chắc tại vì em lo đọc kinh nhiều … lâu …hơn”
“Trong người em cảm thấy ra sao! có gì không?”
Nàng lắc đầu đưa đôi mắt buồn rười-rượi nhìn mong lung trên dòng nước như thầm trách một ai!
Cũng may, như chạy tội, chưa lần nào, từ ngày quen nàng đến nay, tôi chưa bao giờ thổ-lộ lời tỏ-tình với nàng, như vậy là tôi vô tội?! Tôi chỉ xem nàng như một người em gái hậu-phương miền sơn-cước; Có đôi khi tôi tự nhủ: “Ước gì mình không bị ràng buộc” Tư-tưởng nầy bỗng biến mất ngay lập tức. Tôi rất yêu thương đứa con gái đầu long, mỗi lần thi hành xong công tác mission impossible trở về nhà, nó thường đeo theo tôi tâm-sự rối-rít: nào là Má nó cứ rầy la nó hoài, đi chợ không chịu mua chuối chưng bột bán cho nó…bắt nó uống sửa hoài…ăn nho chua quá…chỉ chỏ vào trán nó chưởi: Cá thúi mà rắn xương…v.v.
Tôi phải trở về bổn phận, không được mơ-hoa trăng-bướm; Lại giằng-co trong tư-tưởng thiện-ác đáo đầu:
“Tại sao ngày xưa khi mình được quyền chọn lựa Phi-hành đoàn, mình bày đặt ra cái tiêu chuẩn…phải là Phi-công bạc mạng, sống cuộc sống vội-vàng, không màng đến ngày mai, mà mình lại cứ khăng-khăng khe-khắt với bản thân, phải là người mẫu-mực? Nhưng chính mình đã chọn Nguyễn Minh Vui là con người gương mẫu để thay mình, nếu chẳng may mình gãy cánh giữa đường.
Đây là tư-tưởng đứng-đắn, mình cũng không bao giờ để Vui thi hành những phi-vụ nguy-hiểm vì gánh nặng gia-đình, cố gìn-giữ như món hàng dự-phòng, chỉ dùng khi thật cần thiết
“Cám ơn Thượng-Đế đã ban cho con nhiều nghị-lực sáng-suốt để tránh lầm-lẫn ăn vào trái cấm” với tâm niệm: “Trân-trọng xem nàng như một bảo vật quý-giá, không được đụng đến sẽ vở, mà chỉ để vào lồng kín, để ngắm nhìn, thưởng-thức…mà thôi!”
Hôm qua, anh ra sau hàng rào nhà em, định cho em biết, mốt anh về; anh đang xòe hai bàn tay đưa lên miệng để làm cái loa, vừa lấy hơi định hú em ra, ngay lúc đó Mẹ em lú dạng nơi cửa sau, anh giật mình thắng gấp, báo hại hơi nó đổi hướng đi lên đường mũi…óc, làm anh phải ù chạy ra xa để ho sặc-sụa, khó chịu vì không gặp được em, nên đêm rồi anh trăn-trở không ngủ được.
“Bây chừ, anh răng…đở chưa?”
“Anh được bình thường rồi…không sao”
Tôi âu-yếm xoa tay lên cái kẹp trên mái tóc Ni.
“Sao anh thấy lần nào em cũng cài cái kẹp bông Cúc nầy, để lần sau anh mua cho em cái khác nghe hỷ…em thích nó ra sao”
“Hễ anh thích là em thích…Cũng như anh quên rồi, lần đầu anh gặp em, anh khen: “Em cài cái kẹp bông Cúc trắng nầy đẹp quá! Nên em thường kẹp nó, chớ em có thiếu gì kẹp”
“Hay là lần sau, anh có mua thì mua cho em cái kẹp có hai cái bông Cúc trắng nằm gần khắn khít bên nhau…hỷ, em thích kiểu như rứa”
Nàng nũng-nịu: “Nãy chừ mình đứng hơi mỏi cẳng…thôi mình trở về tảng đá ngồi đi anh…em sẽ cho anh ăn một món ni ngon lắm”
Nghe nói ăn là mình sợ rồi, Tôi đang lo nghĩ vừa rồi nàng cho tôi ăn bánh bột-lọc, rồi đến lần sau cùng là bánh quai-vạc, không biết tại sao mỗi lần ăn nó vào là tôi bị sình bụng, trúng thực bốn mươi tám tiếng đồng-hồ không ăn uống gì được cả.
Cứ mỗi lần xách máy bay ra Quãng-Trị ăn cơm tại nhà hàng lớn nhất, vì chúng tôi đi ăn có một hạ Sỹ-quan Mỹ đi theo để đến quầy trả tiền, thì tội gì mà không kêu những mòn ngon vật-lạ để ăn cho sướng cái miệng; nhưng riêng tôi cứ ngồi chầu rìa ngó các bạn mình ăn ngon lành, thỉnh-thoảng có người đưa mắt ngó tôi mĩm cười. Họ tưởng tôi thất tình nên biếng ăn, biếng ngủ chớ có ai hiểu biết mô-tê gì đâu! Hôm nay tôi nhất quyết phải nói thiệt cho nàng biết, vì cũng đã quen lâu rồi, nên dễ tâm-tình thông-cảm nhau hơn
Tôi bèn chậm rải thành-thật thổ-lộ cùng nàng:
“Em ơi…kỳ ni em có nhớ đưa đủa không”
Nàng nhanh-nhẩu, vui-vẽ rút ra từ cái bị đan bằng lác:
“Em đem hai đôi đủa…nì, một cái đọi để đựng nước mắm…một chai nước Mắm…và sáu cái bánh …nì, nhân tôm khô em chấy ra đó”
Thấy nàng dứt lời, Mình mừng thầm chắc nàng quên đem ớt trái, nhưng cho chắc ăn tôi tà-lanh tà-lọt hỏi nàng:
“Bộ lần nầy em quên đem ớt hả”
“Có chứ…nó là gia-vị chính, xí nữa em bẻ trái ớt xanh dầm trong đọi nước mắm…nó cay thơm thanh-thao”.
Tôi nghe chữ thanh-thao mà ớn da gà, nỗi cả da vịt, Tôi in trí nên tỏ bày thành-thật với nàng:
“Anh thú thật chuyện nầy cho Ni nghe hỷ”
Sở dĩ anh nhắc em có đem đủa không là vì: Em lấy tay cầm bánh chấm nhiều nước mắm quá, anh nhắm mắt, nhắm mũi hả-họng cho em đút vào…mặn quá, anh về trại uống không biết bao nhiêu là nước, bột khoai mì nó nở ra làm anh bị sình bụng, no hơi; anh không ăn gì được trong hai ngày trời, đã vậy thỉnh-thoảng em kèm theo miếng ớt xanh gọi là cay thanh-tao gì đâu mà nó cay muốn xé cả ruột gan, bao tử…bây chừ…”
Bỗng Tôi thấy sắc mặt nàng se lại hờn-dỗi, nước mắt trào ra chảy nhanh xuống đôi má,
Tôi hoảng-hồn, hoảng-ví, vũ-trụ trước mắt tôi như sụp tối lại, quờ-quạng, cà-lăm, bập-bẹ…nói đi nói lại những câu vô nghĩa dư thừa
Tôi lắc vai nàng, nàng hất tay tôi ra.
“Em ơi…em ơi, anh phải làm răng đây? Anh không biết phải làm răng…Em bày vẽ cho anh đi?...bi chừ anh phải làm răng…em vẽ cho anh đi…? Không biết sao, hay trời cứu mà tôi nói được những tiếng miền trung cho nàng dễ hiễu!
Tôi tự trách mình: Phi-cơ bị tình trạng khẩn cấp đến đâu, tôi cũng rất bình-tỉnh đối phó, nhưng bên cạnh nàng mình lại mất đi cả bình tỉnh, bấn-loạn…có đúng mình quá yếu đuối trong tình-cảm? Chỉ có anh hùng khi trực diện với kẻ thù… “Chả lẽ mình là một Nã-Phá-Luân thời đại?”
Nàng nhìn tôi đang trong bối cảnh bấn-loạn đến tội nghiệp, tự-ái được xoa dịu trước đối tượng đang tỏ bày sự ăn-năn, hối-hận, nàng gạt nước mắt buông tiếng như để trách móc:
“Em sợ anh dơ tay…nên mới đút cho anh ăn chớ bộ”
Rồi nũng-nịu trong nghẹn-ngào:
“Ai vẽ anh không biết ơn…mà còn trách em ni-tê nữa”
Trong đầu tôi lẩm-bẩm: có suối bên cạnh mà lo gì, lúc nào rửa tay lại không được, nhưng thôi nín khe là vàng …
Sẳn đà nàng càu-nhàu: “Từ ngày quen anh đến chừ…chỉ có em là săn-sóc anh thôi…còn anh thì….”
Tôi cướp lời ngay: “Hôm bửa em “bổ” (té) sưng ống quyển anh cũng…”
Nàng cắt ngang: “Anh chỉ rờ thôi, chớ có thuốc men chi mô”
“Thường-thường người ta nói xoa dịu vết thương…thì anh cũng thoa qua thoa lại chung quanh vết bầm...cho nó tan máu, đỡ đau, chớ chả lẽ đi chơi suối mà đem theo túi cứu thương.
“Thôi lần sau anh chừa…anh không nói gì cả…em biểu anh uống nước mắm, anh
cũng làm theo ý em, về trại anh uống nước đã đời, bể bụng chết bỏ cho em vui lòng”
“Anh làm như là em ác lắm không bằng, em chỉ muốn anh ăn được ngon để khen tài Em nấu…chớ bộ”
Tôi trộm nhìn thấy nàng gạt nước mắt một lần nữa, Tôi yên tâm vui-mừng như người vừa mới trúng số độc-đắc; Người con gái miền sơn-cước nầy quả thật bảo-thủ, quá nhạy cảm, không giống như con gái thành-thị, nàng sơn-nữ nầy tự-hào như muốn khoe tài nội-trợ. À mà cũng là lạ, ở rừng núi mà sao có được những ngón tay búp măng thon-thon đang nhẹ-nhàng mở từng chiếc bánh lá, gói bằng lá chuối rất công phu, tay bẻ đôi trái ớt xanh đưa lên mũi ngữi, nàng vừa gật đầu như thích-thú mùi cay thanh-thanh.
Tôi lặng người nín thinh ái-ngại, không biết mình có chịu nỗi sức cay…sẽ hành-hạ ruột gan…có miệng mà chẳng dám nói nên lời! thật tội nghiệp cho tôi!
“Em làm tỉ-mỉ công-phu quá, Má có thấy không”
“Có chứ, mấy lúc sau nầy, Mạ em theo dỏi em, biết em làm bánh cho anh…người
thông cảm sợ em buồn…nên cũng chẳng nói chi…chỉ nhìn em mĩm cười…đôi khi
còn nhắc-nhở em bỏ đúng gia-vị…như tôm khô phải bỏ ra chấy cho thật nhuyển”
“Kỳ ni em nhớ đem theo đủa, nên có lạt mặn gì tuỳ theo khẩu vị của anh…hỷ! Bánh làm bằng bột gạo ăn dể tiêu, anh yên trí không có sình bụng như mấy lần trước mô
mà lo”
Đúng vậy kỳ nầy tôi mới được an-tâm thưởng-thức:
“Ngon quá em ơi…ngon quá”
Ngồi lâu trên tảng đá không quen, giờ cái bàn tọa cảm thấy ê-ẩm hết cảm giác
“Em ơi…mình xuống suối rửa tay, rồi đi bát bộ cho giản gân”
Tôi dang tay kéo, nàng ngoan-ngoản đứng dậy, tiếng suối chảy róc-rách hòa với nhịp chân người, chậm rải, xào-xạc trên sỏi cát, gợi cho tôi biết bao thanh-thản êm-đềm, quên đi những giây phút nghẹt thở khi thả cũng như bốc Toán về từ trong lòng địch, xa-xa có tiếng chim hót líu-lo với âm thanh thảnh-thót nghe vui tai làm tôi chạnh lòng hồi tưởng đến khóa học Mưu Sinh Thoát Hiểm ở Okinawa: phải tự tìm kiếm lá rừng, trái cây như được in hình trong mỗi lá bài của một bộ bài dày cộm.
“Ở đây có trái Sim tím không…Ni”
“Không anh ạ…chỉ có trái Chùm-Bao và Dâu rừng thôi”
“Đâu mình đi kiếm nó ăn chơi cho biết”
“Đừng ăn nhiều…ăn nhiều anh bị rắc-rối…đi bay không nỗi mô”
Nàng đang tìm được cây dâu rừng đầy trái đỏ-ối
“Ôi chào…chua quá đừng ăn anh!”
“Hèn chi ngoài đời người ta kêu cô Dâu, chứ người ta không kêu cô Chuối hoặc cô Xoài’
“Sao vậy anh”
“Vì cô Dâu nào cũng chanh-chua như nhau”
“Anh nói vậy về sau em đi làm Dâu cũng chanh-chua à”
“Em thì chát chớ không chua”
“Thế chát với chua cái thứ mô…anh thích”
“Anh thích chát hơn vì chát chắc bụng, còn chua dễ đau bụng”
Anh biết không, Chúa Mẹ La-Vang, Quảng Trị ban phước, cũng như thiên-nhiên ưu-đải cho dân làng nầy, vì Chùm-bao và Dâu rừng ăn rất mát và nên thuốc nữa, vào mùa nóng dân làng ngủ dậy thấy nuốt nước miếng đau ở cổ, mà ăn nó vào thì đở ngay, lại nhuận trường nữa, đặc biệt trong mùa nắng nầy đâu đâu cũng có, chúng mọc xen kẻ với bụi rậm. Nhưng Trái nầy là của Chúa cho người trong miền núi của chúng em đó!
Hồi xưa anh đi học khóa mưu sinh thoát hiểm, nhà trường có dạy: “Hễ trái nào hoặc lá nào mà Khỉ và Chim ăn là người ta ăn được.
“Sáng nay em chộ Phi-cơ anh bay ngang nhà em, một chặp sau anh đáp rồi lại cất cánh liền, em nghĩ chắc anh quên cái gì nên về lấy…phải không anh?”
Mình nghĩ thầm: “O nầy theo dõi mình dữ quá, nếu nàng làm vợ mình thì đừng có hòng mà bay với bướm, thiên hạ thường nói, khi yêu người ta hay dõi dấu đường đi nước về, nhưng đây mình bay mà cũng bị theo dõi nữa sao?”
“Hôm qua anh bị Phi-cơ khu-trục Hoa-Kỳ F-100 Super-Sabre đuổi phải về lại không phận của mình, mới vừa đáp xuống Đại-Úy Richarson chạy ra biểu phải cất cánh lại ngay, Toán đang bị một Trung-đoàn Bắc-Việt vây đang kẹt cứng trên đĩnh núi, nếu trễ họ có thể bị bắt sống, cho nên em thấy anh cất cánh là vậy đó”
“Thường-thường, các chuyến bay phải báo-cáo cho Tổng Đài Radar biết phi-vụ…”
“Đài đó nằm ở mô anh”
“Trên núi Khỉ-Sơn-Chà, Đà-Nẳng…người chuyên viên đặc-trách Đài khi phát hiện phi-cơ anh, một chấm trắng trên màn Radar mà không thấy ám số nỗi lên liền liên-lạc phối-hợp để biết nguyên nhân từ đâu xuất phát điểm sáng nầy. Họ hỏi Đệ-thất Hạm-đội, Sư-đoàn-2 Không-quân Hoa-kỳ đặc trách Thái-Bình-Dương và Không-quân Việt-Nam Cộng-Hòa, tất cả đều phủ nhận không có phi-cơ của họ ở vùng đó, theo huấn-lệnh điều hành, họ phải cho Phi-cơ Khu-trục lên nghênh cản, trước tiên họ làm thủ tục ép-buộc phi-cơ lạ phải đáp xuống Phi-trường gần nhất, làm theo thủ tục nghênh cản giao-ước quốc-tế xong, phi-cơ lạ vẫn không chịu đáp, lúc đó họ sẽ bắn hỏa-tiển không-không hủy-diệt.
“Ám số trên màn Radar…là gì anh?”
“Ám số là IFF (Identication Friends and Foes) có nghĩa là xác định Bạn hay Địch, người chuyên viên của Đài sẽ cho mỗi phi-vụ một ám số thứ-tự để dễ bề theo dõi vì trên trời rất có nhiều phi-cơ, phi-vụ của anh rất đặc biệt và bí mật, nên anh được lệnh, lúc cất cánh cũng như lúc về đáp không được báo cáo cho ai cả, trong khi cứ mỗi phi-tuần, sau khi cất cánh phải báo-cáo ngay phi-vụ, lệnh hành quân, số phi tác. Vì lý do đó mà anh bị phi-cơ khu-trục F-100 của mỹ đuổi về, khi trên màn Radar có một đóm sáng nỗi lên, nhưng lại không có ám số hành quân.
Ở dưới buồng hành-khách, anh nghe Ông Duncan xổ một tràng văn tục, rồi thúc-dục anh cứ tiếp-tục, vì nếu chậm trễ sẽ vô cùng nguy-hiểm cho Toán, họ có thể sẽ bị bắt sống hoặc khi đáp bốc Toán, phi-hành-đoàn sẽ bị nguy-khốn”
“Thôi bay về cho khỏe…đi anh!”
“Anh bay nữa mà không chịu quay về, khu-trục cơ sẽ bắn hạ anh ngay, vì họ đã làm tất cả thủ-tục ép-buộc không cản rồi, nếu phi-cơ lạ cứ tiếp tục bay thì họ sẽ bắn phi-tiển hạ ngay.
“Thôi họ bảo về …thì cứ về phức đi cho khỏe…anh”
“Khỏe gì được… đáp xuống, bánh xe chưa ngừng hẳn, thì Đại-úy Richarson chạy đến leo lên cho anh biết, có mật lệnh phải cất cánh ngay, dĩ nhiên hai chiếc F-100 cũng đưọc lệnh biết phi-vụ gián-điệp bí-mật của anh cho nên họ bay thẳng một mạch về căn-cứ Udon ở Thái-Lan.
Thọat đầu, bất chợt anh đưa mắt nhìn qua hướng trái, dưới ánh nắng ban mai ở ngoài biển rọi vào, hai vật loang-loáng sang-sáng phản ảnh ở xa xa…dường như hai vật bằng nhôm lóng-lánh dưới ánh mặt trời. Theo phản-xạ, anh định giảm sức máy, chúi mũi xuống núp dưới thung-lủng, vì trong thâm-tâm anh cứ nghĩ rằng Mig-21; nhưng không kịp rồi, anh thấy thân phi-cơ bằng nhôm óng-ánh chần-dần trước mắt anh, gần đến nỗi anh thấy rõ chữ USAF nơi thân phi-cơ, lúc nầy anh mới yên tâm vì biết rằng phi-cơ F-100 của Không-quân Hoa-kỳ. Cho nên khi anh trở về đáp ở Trại, hai chiếc nầy chào anh bằng cách dùng sức máy tạo ra vượt bức tường âm-thanh, rồi vút về hướng Thái-Lan
“Phi vụ của anh là đi cứu, bốc về cho bằng được Toán Strata đã bị thất lạc hơn hai tháng nay, Toán đang bị một Trung-đoàn lính BV bao vây dưới chân núi và họ đang bị mắc kẹt trên chóp núi không xê-dịch được, ngồi đâu lưng với nhau để tử-thủ. Tin mới nhất nhận được trong đó có một toán-viên thất lạc sau khi đụng địch nên chạy lạc lẩn-quẩn đâu đó, anh không có máy HT1 liên-lạc, mà chỉ có độc nhất tấm vải màu da-cam, còn năm toán viên còn lại thì đóng chốt trên đỉnh núi chờ được cấp-cứu, chân cẳng giày mang đều bị rách bươm, tơi-tả…có vài toán-viên bàn chân bị làm độc, nên đã bị sình thối đến nỗi sanh ra con Giòi lúc-nhúc dưới lòng bàn chân.”
Nhận thức phi-vụ nầy vô cùng nguy-hiểm, anh quyết định bay một mình với Duncan: Tôi bổng nghe một tiếng thét lên như mắng yêu trong tức-tối:
“Sao anh chi lạ rứa…bộ điên rồi hả…rủi anh trúng đạn bị thương rồi ai đem phi-cơ về”
“Em nói có lý, nhưng anh cũng cần phi-cơ thật là nhẹ để dễ bề xoay-xở khi đáp ở trên cao độ trong điều kiện khó-khăn và khẩn-cấp nầy” Anh không muốn chuyện đáng tiếc khi đáp xuống mà không còn đũ sức máy để cất cánh lại, vì ở trường Sơn núi cao mà lại trời nóng rát, không khí quá loản không cho phép anh dể dàng cất cánh lại mà sẽ bị power-settling thì nguy cho cã lũ!
“Trước tiên, nhân lúc phi-cơ còn nhẹ, anh nên tìm cách cứu một toán-viên đơn-độc trước, vì anh ta chỉ có một tấm vải màu đỏ cam duy nhất và lẩn-quẩn ở đâu gần đó, sau khi đụng độ với lính Bắc-Việt, anh ta sơ-ý đánh mất máy truyền tin HT1; anh đang cố liên-lạc với Toán-trưởng Strata thì nghe trong nón bay có tiếng la của Duncan át hẳn các tiếng khác:
“Tôi thấy có chữ SOS trên sườn núi, giữa đám cỏ tranh”
Anh mau-mắn la lên: “Ở đâu…ở đâu?”
Duncan la lớn: “Ở hướng bốn giờ”
Anh liền quẹo gắt chúi mũi về bên phải, thấy ngay chữ SOS trước mặt; có lẽ trước đó hắn chui vào đám cỏ tranh rồi chạy vòng thành chữ và dùng dao cắt gốc thành chữ SOS, Anh tăng sức máy phóng tới thì cũng vừa nghe Toán năm người kêu cứu ơi-ới,
Anh dặn họ bình tỉnh đợi anh đi cứu toán-viên thất lạc trước rồi sẽ đón các anh sau
Anh vặn âm thanh vô tuyến nhỏ lại chỉ vừa đủ nghe, dành ưu tiên liên-lạc intertone với Duncan để lo chuyện cứu người, nhưng anh vẫn nghe tiếng la-làng thất thanh của Toán-trưởng báo cáo tọa độ bãi đáp, anh bèn tắt máy vô-tuyến để dễ điều-động
Nàng ngắt lời: “Anh kể em nghe hấp-dẫn quá…nhưng lại càng làm cho em hồi-hộp lo sợ cho tánh mạng của anh…Đêm nào em cũng cầu nguyện vời Đức-Mẹ Maria cho những chuyến bay của anh được bình-an vô-sự trong tay Chúa-Mẹ!”
“Thôi, vậy từ bây chừ trở đi anh không kể chuyện nầy cho em nghe nữa mô…!”
Nàng nài-nỉ: “Anh cứ tiếp-tục kể đi…người càng sợ Ma thì càng thích nghe chuyện Ma”
Vừa bay một vòng thì thấy tấm vải Đỏ hiện rất rõ trên màu xanh của lá rừng, nằm trên một ngọn cây cao nhất ở vùng đó. Anh sà xuống bay thấp sạt qua ngọn cây thì phát hiện có một người đang vẩy tay, đúng ám-hiệu giao-ước trước khi thả, cũng bộ đồ rằn-ri đó trước khi lên Trực-thăng.
Chắc-chắn toán-viên của mình rồi, vì gió giật và cao-độ quá cao, anh phải làm cận tiến thật nhẹ-nhàng…anh rán kềm giữ sức máy hơi cao 2700 vòng/phút, giữ đứng yên một chỗ trên ngọn cây; gió núi xoáy tròn giật mạnh quá làm cho Phi-cơ bị chòng-chành rất khó giữ yên một chỗ; anh bắt đầu thả dây Cáp Cần-trục xuống hối thúc Duncan móc vòng-phao an-toàn vào khớp trục, dây phao bắt đầu chạy xuống, nhưng bỗng dưng nó dỡ-chứng khựng lại, không xuống nữa, anh bấn quá không biết phải giải quyết ra sao, thôi rồi, làm sao cứu hắn ta đây; liền đó, anh nghe có tiếng AK dòn như bắp rang từ bên kia sườn núi có chữ SOS bắn qua, yên tâm…còn lâu đạn AK mới qua tới đây, rồi thình-lình có tiếng AK ở sau đuôi bắn tới nhưng nhịp độ có rời-rạc hơn, vừa cố giữ Phi-cơ đứng yên một chỗ, nhẹ-nhàng từ-từ quay mũi chín mươi độ qua phải để quan-sát địch-tình như thế nào, chúng ở dưới cạnh sườn thẳng-đứng, khó mà leo lên đây dễ-dàng được. Dường như có vài viên đạn trúng vào thân tàu, anh rất có nhiều kinh-nghiệm với âm-thanh đạn xuyên qua thân tàu: “âm-thanh nghe như bánh tráng (đa) bẻ đôi, anh thét lên hối thúc Duncan, “ông nịt dây lưng an-toàn thòng người ra khỏi Phi-cơ đứng trên càng bánh xe…máy cần trục hư rồi…bất cứ giá nào cũng phải đem hắn lên, không nó sẽ bị bắt ngay” Anh bắm nút cắt bỏ dây cáp cần trục để khỏi bị vướn khi cất cánh.
Anh ló đầu ngó ra đã thấy Duncan đứng vững chắc trên càng bánh xe trong vị thế sẳn-sàng. Tiếng AK lại nghe gần hơn, chát-chúa như bắp rang, bên kia Toán năm người cũng phát hiện nên kêu cứu rối-rít…lại thêm vài viên đạn trúng thân tàu nữa, rồi phi-cơ bắt đầu run-rẩy chắc trúng vào cánh quạt chính, mong đừng trúng vào chỗ nhược nơi đầu cánh chạm gió, gió núi bắt đầu giật xoáy tròn Phi-cơ chao đảo rất khó mà kềm giữ cho nó ở yên một chỗ.
Anh tăng sức máy lên 2800 vòng/phút, sức máy càng tăng hắn ta càng bị sức gió đẩy mạnh xuống cho nên hắn càng ôm cứng vào cành cây rồi làm sao mà cứu đây, cánh quạt chính đang cắt ngọt những cành cây nhỏ quanh dưới đó.
Anh thét to… “Duncan, Tôi ấn xuống anh rán kéo hắn lên…O.Kay!”
Bây giờ phải chấp nhận dùng cánh quạt chém những cành cây nhỏ để cứu hắn, Tôi lại ló đầu ra cửa sổ…phải thật chính xác, nhìn hắn đang ôm cành cây lao-chao dưới thân tàu, anh ấn xuống đều tay lái vừa đúng tầm tay của Duncan, lúc nầy anh cảm thấy vô cùng lo-sợ và hồi-hộp…tai nghe những âm thanh các cành cây bị cắt gọn, mắt không dám nhìn vào đó, tâm trí chú ý vào Hắn và Duncan.
Anh đang lẩm-bẩm: Duncan khỏe mạnh thật, hắn ta dang tay kéo hắn lên như xách một con Nhái.
Anh kéo nhẹ phi-cơ lên rồi nhúi mũi cất cánh, trực chỉ bay qua cứu Toán năm người
Bỗng nghe trong nón bay, Duncan la hoảng “hắn chảy máu ở nơi đầu nhiều lắm không biết có sao không, Tôi thấy hắn nhắm mắt nhưng còn thở”
“Ông kiểm soát nơi đầu hắn coi sao kỳ vậy”
“Có lẽ lúc tôi kéo hắn lên mạnh quá nên đầu hắn đụng mạnh vào ổ cần trục cấp-cứu…”
“Không sao…Ông kéo hắn gần lên phía trước mũi Phi-cơ, cho nằm ở đó, trọng lực máy bay sẽ nhẹ bớt, tụi mình đi qua bên kia liền để cứu Toán năm người, O.Kay?”
Anh bắt đầu mở vô tuyến âm thanh lớn hơn, thì đã nghe Toán gào thét ơi-ới
“Chúng tôi đã chuẩn bị bãi đáp rồi, chúng tôi đang thả khói màu Vàng”
Anh hoảng-hốt thét lên: “Đừng, đừng lính Bắc-Việt sẽ thấy…”
“Không sao…vì chúng đã biết chúng tôi ở đây lâu rồi…chúng tôi ngồi đâu lưng với nhau tử-thủ… cố gắng nhanh-nhanh cứu chúng tôi…”
Hắn vừa dứt câu thì anh đã thấy màu khói Vàng bung lên cuộn theo chiều gió trông rất đẹp mắt nhưng không đẹp mắt chút nào trong giờ phút nầy. Anh nhìn xuống mừng thầm và lẩm-bẩm:
“Chắc trời thương thêm một lần nữa!” bây giờ bãi đáp thật lý tưởng, một mõm đá nằm cheo-leo trên đĩnh núi dốc đứng, lính Bắc-Việt muốn bắt họ cũng phải hy-sinh ít nhất một Tieu-đội hoặc hơn thế nữa”
Anh bắt đầu nghe tiếng trung-liên rồi Đại-liên hòa lẫn từ dưới chân núi bắn lên mỗi lúc lại càng tăng cường độ ác-liệt hơn, nhưng anh rất yên tâm vì còn quá xa, đạn không thế nào đến đây được! Thường-thường đáp ở trên núi Phi-công không những rất thận trọng trong tay lái mà còn phải làm cận-tiến thật uyển-chuyển nhẹ-nhàng, ở đây vào lúc nầy anh làm đảo lộn cả sách vở nhà trường dạy. Anh bay ù tới thật nhanh…không từ trên tà-tà xuống mà từ dưới phóng nhanh lên, một cuộc đáp cận-tiến không tiền khoáng hậu, có như thế mới tránh được những tràng đạn của địch, rồi Phi-cơ anh đang lướt trên ngọn cây, trên đầu địch, tai anh nghe thật rõ-ràng tiếng AK dòn như bắp rang dưới cạnh sườn bên kia, trên đà Phi-cơ lướt nhanh, anh phải dùng một động-tác vô cùng nguy-hiểm là “đứng-khựng” (quick-stop) thật nhanh trên không gian, đây là một động-tác vô cùng nguy-hiểm, Trực-thăng có thể bị “trược-nâng” cánh quạt có thể bị gãy và xếp lại thẵng đứng.
“Lại Trời thương một lần nữa…Anh làm động tác “đứng khựng” quá chính xác, liền sau đó anh nhẹ-nhàng gác càng bánh xe lên tảng đá với sức máy tối đa, có một điều thiếu sót là không có Phi-công phụ giúp đỡ để thắng đứng bánh xe khi đáp, chắc có lẽ Trời thương một lần nữa nên Phi-cơ không bị tuột dốc mà chĩ cà nhẹ qua lại trên tãng đá”
Anh đang dùng sức máy tối-đa, không được giữ tình trạng nầy quá một phút, máy sẽ mất năng-xuất vòng máy và cơ nguy sẽ bị rơi; Dường như tiếng AK đang tiến tới gần hơn, Anh ngoáy đầu ra cửa sổ, thấy Duncan đang giúp kéo từng Toán-viên lên…bốn người đã vào Phi-cơ rất khó khăn vì chân cẵng bị sưng phù-thúi, anh thấy người cuối cùng là Toán-trưởng Đèo-Văn-Đức đang nhe hàm răng nhìn lên cười nhăn-nheo như chó mếu.
Tiếng súng đủ loại bắt đầu nổ khắp nơi, anh chúi mũi cất cánh dựa vào các chướng ngại vật thiên-nhiên, e-ấp xạc vào sườn núi với cây cao dày-đặc, ôm-sát những tựa-điểm cũng như những vùng không có dấu vết sinh hoạt của loài người.
Anh vẫn còn trên phần đất địch, cạnh Đông dãy Trường-Sơn, trên đường mòn Hồ-Chí-Minh hướng cận Bắc, tiến về hướng Nam-Đông-Nam, bên trái là Xã Hóa-Sơn, Huyện Minh-Hóa, Tỉnh Quãng-Bình, vùng nầy rất hiểm trở, đồi núi dốc đứng muốn tìm kiếm hoặc rượt bắt Toán không phải dễ. Nơi đây lại có rất nhiều kho báu từ đời Vua Hàm-Nghi được chôn dấu vào những hang-hốc của Rặng Mã-Cú thuộc địa phận Hòa-Sơn trên vĩ tuyến 17
Vừa đáp xuống phi-trường Phú-Bài thì đã có vận-tải cơ C-130 đưa Toán về Nha-Trang, rồi đưa họ ra an-dưỡng trên một Trại nhỏ ở trên đảo Bích-Đầm…đích thân Bác-sĩ Trí săn-sóc cho họ, mỗi bửa chỉ ăn được vài muỗng cháo, mặc dầu rất thèm ăn nhưng Bác-sĩ không cho ăn nhiều. Dù vậy, nhưng đói quá, họ cứ đòi ăn hoài nhưng lại bị cự tuyệt. Một thời gian rất ngắn sau đó, họ phục hồi rất nhanh, lúc nầy họ mới được đưa vào đất liền trở lại với cuộc sống bình thưòng
“Em thấy tội nghiệp họ quá…người ta đói mà không cho người ta ăn ác quá!”
“Bộ em muốn họ chết à, ăn nhiều đứt ruột sao!” Bác-sĩ có lý chớ”
“Nếu giao họ cho em chắc chết ngắt hết, uổng công anh cố gắng trong lằn tên mũi đạn đem họ về.
Cô nàng chỉ biết cười trừ!
“Thôi về anh ơi…đã chiều rồi…sợ Mạ em lo”
“À thôi cũng đã chiều tối rồi, chúng mình về đi em”
Tôi nắm tay nàng đi theo những lối mòn quen thuộc mà ruột gan như đứt từng khúc. Khác hẳn những lần trước chúng tôi nắm tay nhau tung-tăng lượn khúc như hai đứa trẻ vô tư; nhưng khi sắp sửa tới đường cái Quốc-lộ 9. Tôi và nàng ngồi xổm trên lối mòn, gỡ ra những gai mắc-cở, những bông cỏ vướng mắc, phủi những bụi phấn còn luyến tiếc không muốn bay đi trên chiếc váy sắc-tộc Thái-trắng của nàng. Nàng rất ái ngại sợ không tươm-tất, thiên hạ nhìn thấy họ cười, nàng sợ nhất là người ta sẽ mách với Thầy Mạ của nàng, thì nàng sẽ bị một trận đòn thích đáng
Tôi đưa tay kéo nàng đứng dậy để theo ra đường cái về nhà; Như đọc được trong tư-tưởng của tôi.
“Sao hôm nay em thấy anh ít nói và gương mặt buồn vời-vợi…rứa”
Tôi dối lòng, cười khô, giật mình lấy lại bình tỉnh: “Anh đang suy-nghĩ về kế-hoạch và trách nhiệm trong phi-vụ sắp tới, nhưng thực ra linh-tính báo trước, tôi sắp xa nàng không biết bao giờ gặp lại nhưng tôi lại không dám nói sự thật cho nàng biết sợ nàng thất vọng; thà để cho thời gian lắng dần, nàng sẽ nguôi-ngoai, vết thương nào rồi cũng phải lành theo thời gian…
----------------------
Giữa năm 1964 tôi trở lại Khe-Sanh để tranh tài với phi-vụ không-ảnh giữa phi-cơ thám thính U-2, khu-trục-cơ dọ-thám RF-101 Woodo và Trực-Thăng H-34; hình ảnh sẽ chụp từ Đèo-Mụ-Gịa tới tiền đồn Ben-Het, đặc biệt là bộ chỉ-huy tiền phương Đoàn 559 ở giữa thung lủng Ashau-Aluối mà phía SOQ gọi là Oscar-Eight. (Ðọc giã có thể xem chi tiết cuộc tranh tài bằng Anh ngữ qua đề mục ơ đây: “Queenbee-1 razing a flight of HCM Trail”)
-Phi-cơ dọ thám RF-101 Woodo dưới cao độ 10,000 bộ.
-Phi-cơ Gián-Điệp U-2 bay cao hơn, 10,000 bộ.
-Trực-Thăng H-34 bay kạ-càng trên ngọn cây. (Razed-mode)
Trên đường đến Khe-Sanh, tôi để cho Hảo lái, tôi vặn đài Huế nghe nhạc, lòng vui tươi phơi-phới như mở cờ, chân nhịp theo điệu nhạc trong đài. Tôi tự nhủ thầm: Nàng gặp mình chắc vui mừng lắm, vì đã hai năm dài đằng-đẳng trôi qua, biết bao là nhớ-nhung ray-rứt.
Tôi chụp tay lái bay nhanh hơn, nhưng sợ Hảo buồn nên dã-lã:
“Để tôi bay, anh nghĩ tay một chút”
Trong tâm-tưởng cứ nhớ lại kỷ-niệm nàng thường nói: cứ mỗi lần nghe tiếng máy bay là em hồi-hộp, nhưng khi biết được không phải tiếng máy bay của anh là em lại thở dài buồn-bả, Mạ em hiểu được điều đó nên thường hay an-ủi em; tôi có hỏi gặn nàng; thế tiếng máy bay của anh, em phân biệt ra sao?
Tiếng máy bay của anh, nghe rất dễ thương. Dường như tai của phụ-nữ khác tai của nam giới? Hay tại mình nghe tiếng bành-bạch riết rồi chán?
“Làm sao em phân biệt được không phải là tiếng máy bay của anh?”
“Tiếng máy bay kia nhỏ hơn tiếng máy bay của anh”
“Đúng tiếng máy bay hành-khách bay quá cao nên nhỏ hơn”
Khe-Sanh trước mặt, tôi giữ nguyên sức máy đâm đầu xuống cho nhanh; Cảnh núi đồi quen thuộc vui mắt đang chờn-vờn trước mắt dưới bầu trời trong xanh rất là thơ mộng, không một gợn mây, tôi có thể hình dung sắc mặt vui tươi hớn-hở của nàng khi nghe được âm thanh cánh quạt chặt vào không khi hồn nhiên thanh khiết mơ-màng mà nàng đang hít thở.
Phi-cơ càng xuống gần Khe-Sanh chừng nào, thì nhịp tim của tôi đập nhanh chừng nấy, nếu tình trạng nầy kéo dài, thì nhịp tim của tôi đập quá đà, chắc tôi không còn ở cỏi trần nầy. Như có điều gì khác lạ, mí-mắt tôi giật lia-lịa, khi nhìn thấy dưới đất cảnh vật như có nhiều thay đổi, nhà cửa đâu mất, thay vào đó là cỏ hoang đã mọc lên cao, ngay đến những nền nhà cũng không còn thấy, tôi cố mở to đôi mắt nhìn xuống nền nhà của nàng cũng bị lạc phương hướng, không còn dấu vết nào cả, tôi thầm nghĩ: bây giờ nàng thất lạc ở đâu? Tôi bay thấp một vòng quen thuộc trên nhà nàng cũng chẳng còn dấu vết nào cả. Có phải ánh-nắng mặt trời chói-chan hay sao, nước mắt tôi ứa ra ràn-rụa, bải đáp mờ nhòa trước mắt tôi, tôi đang chao-đảo mất đi sự khôn ngoan bén nhạy
“Hảo…anh cầm tay lái, tập đáp cho quen đễ sau sẽ trở thành IP”
Vừa đáp xong, phi-cơ vẫn còn lăn bánh, chúng tôi đã thấy ngay Thiếu-Tá da màu Thompson đứng đợi tự bao giờ, nơi đây chỉ còn độc nhất có một trại Lực-Lượng Đặc-Biệt nầy mà thôi.
Tôi bung xuống chạy tới hỏi người lính Thượng địa phương, ông cho biết: Chính-quyền chỉ thị phải di cư về Cam-Lộ vì ở đây thiếu an-ninh.
“Họ di-tản bao lâu rồi…?
“Được hai năm rồi”
Thiếu-Tá Thompson cho người ra gọi tôi vào họp gấp
Thompson đứng trước các phóng đồ hành-quân, chào mừng chúng tôi, ông tự hào căn-dặn: “Phương tiện chụp không ảnh của chúng ta không những là dùng máy hình theo kiểu cỗ điển mà còn phải bay thật thấp, những hình ảnh quan trọng nhất là Bộ-Chỉ-Huy Tiền-Phương Oscar-Eight của Đoàn 559” các binh trạm trên đường mòn, công binh xưỡng cũng như Trung tâm Huấn luyện bỗ xung quân số cho chiến trường … Trong khi U-2 và FR-101 đã bay cao mà còn dùng máy ảnh tối-tân gắn cố-định trên phi-cơ.
“Các anh nên thận trọng rán cố-gắng vì không ảnh của chúng ta sẽ rất rõ-ràng và chính xác…họ không thể nào thắng hoặc hơn chúng ta được…Các anh đồng ý?”
“Tất cả đều đồng thanh……Đồng-ý”
Tôi thừa biết đây là một phi-vụ vô cùng nguy-hiểm
Tôi bèn quay qua hỏi Thiếu-Tá Thompson:
“Ở đây có xăng 115/145 không”
Ông cho biết, xe Dodge dưới Quãng-Trị vừa chở lên sáng nay sáu thùng phuy xăng.
Tôi lẩm-bẩm có nghĩa là được một ngàn hai trăm lít, nhưng vì an-toàn mình phải bỏ phần nước nặng nằm ở dưới, như vậy là chỉ xử-dụng được chưa đầy một ngàn lít.
Tôi nhắc-nhở Thompson, số xăng nầy tôi chỉ bay được một chiếc mà thôi.
Thompson mau-mắn trả lời: “Ngày mai sẽ có một đoàn quân xa chở toàn là xăng 115/145 cho riêng ông mà thôi”.
Tôi ra lại bải đáp để đốc thúc chuẩn bị phi-vụ, hôm nay tới phiên Cơ-phi Vàng bay với tôi, vừa ra tới nơi, tôi hối-hả dặn:
“Anh Vàng…anh có bỏ xăng cặn ở dưới đáy thùng chưa”
Hắn ngừng tay bơm xăng, thở hổn-hển trả lời:
“Tôi bỏ gần một phần tư thùng”
“Rán bơm cho đầy nhóc ba bình xăng, hôm nay phi-vụ rất nguy-hiểm, tôi để anh ở nhà, anh lấy cho tôi hai dây nịt bụng an-toàn, một cái cho Master Sergeant, Donald Duncan một cái cho Thiếu-Úy Huỳnh-Thuận-Nhã (sau chuyễn qua Không Quân và chết lúc Pleiku di tãn) thuộc Lực-lượng Đặc-Biệt – “Anh để tôi bơm xăng, anh vào lều nói với Thiếu-Úy Tống Phước Hảo chuẫn bị bãn đồ và hành trang đễ bay copil với tôi vì phi vụ nầy phãi chấp nhận đọ sức với AK, và cũng vì an-toàn cho đoàn viên, tôi không thễ bay một mình như mọi khi, và nhớ đem ra cho tôi 2 máy truyền-tin ti-hon HT-1, tôi muốn đem theo hai máy cho chắc ăn.
Thật vô cùng lãng mạn và yếu đuối, nếu những người bạn mà biết được tâm trạng của mình, họ sẽ khinh-khi và cho mình là anh-hùng Rơm, ai ai cũng vì nước mà quên mình, chớ không ai vì tình mà bỏ mạng; Cảnh cũ còn đây nhưng người xưa đâu rồi chẳng thấy, tự nhiên mình cảm xúc chán đời, nhưng biết đâu có như vậy mình mới đâm ra liều lĩnh, sẽ điên-cuồng dấn sâu vào sào huyệt của địch: Bộ-Chỉ-Huy-Tiền-Phương, Đoàn 559, mà Toán SOG gọi Oscar-Eight, nơi ngày xưa mình bay phi-cơ quan-sát chấm vào tọa độ là Đồn ‘Litôn’ và ‘Tourout’ phải luồn lách oằn-èo trên con suối lớn giữa hai vách núi dựng ngược lên trời…mình sẽ vào một cạm bẩy với đầy dẫy súng phòng không, chạy dài xuống thung-lủng Aluoi, Ashau là nơi tử địa, “Anh hùng tử chí hùng nào tử!”
Cứ mỗi lần cất cánh và hạ cánh lại phải bay qua con suối, nơi hẹn-hò trữ tình của ngày xa xưa ấy, thật những gì trông thấy mà đau đớn lòng, nơi đây núi rừng thiên-nhiên, không-khí trong lành không bụi-bặm nhưng sao tôi mãi dụi mắt? Tôi đau-đớn bùi-ngùi thầm nghĩ: “Tưởng rằng nàng đã mất ta nhưng thật sự ta đã mất nàng!!! Bây giờ nàng phiêu bạt ở nơi mô!?
Có một lần, chính tôi cũng không hiểu nguyên nhân nào tôi tự động đi ra chỗ hẹn như một bóng Ma dáo-dác nhìn trời, rờ-rẫm vào những tảng đá như ôn lại những kỷ niệm đã điêu tàn trước mắt; Tôi thét vang trong rừng, rồi âm vang vọng lại như tiếng kêu cứu tuyệt vọng trên sa-mạc mênh-mông lịm dần trong gió cát, nhưng ngược lại, đó là một lời than-thở nhẹ-nhàng, một lời trách móc gởi đi cho gió. Những kỷ niệm ấy vẫn còn lắng đọng trong tâm-trí của người Phi-công hào-hoa, tiềm-ẩn đầy lãng-mạn, dù buộc phải ngụp lặn trong cuộc chiến triền-miên, như nghe đâu đó trên quê-hương mình, chiến tranh là một điều đáng buồn, là tiếng kêu la hoảng-hốt của cả một dân-tộc chớ không riêng gì cho một Miền Nam.
Tin mới nhất do một người lính Thượng có quen biết về gia-đình nàng, rằng gia đình nàng đã phiêu bạt về Cam-Lộ, rồi sau một thời gian ngắn, gia-đình nàng lại định cư tại xóm Đạo La-Vang.
Ai qua xóm Đạo La-Vang
Thấy cô gái ấy cho tôi biết dùm
Ai qua Xứ Đạo La-Vang
Thấy cô gái nớ cho tôi nhắn cùng!
Chỉ là một tiếng kên la thảm thiết…trống vắng…thất thanh…chết lịm giữa bãi sa-mạc!
Ôi…! Ánh mắt đa tình…vẫn còn dõi bóng giai-nhân!!!
Queenbee-1
Tôi là người HLV độc nhứt trong số các huynh trưởng cũa tôi đã bị wash-out vì họ bay quá cẩn thận, an-phi nên không đạt yêu cầu đòi hỏi cũa các chuyên viên Seal, Delta Force và SOG Agent đi theo khảo xác, ngồi dưới cabin chấm điẽm (trích một đoạn nhỏ trong sách “The New Legion”: I was checked out by Master Sergeant Donald-Duncan Duncan (CAS) Captain Richarson, J.3 Operation of 1st Observation Group Commandos, and Major Johnson (Seal/Navy Commando) To explore the growing Ho Chi Minh Trail for becoming a Flight-Group-Commander of Combined Area Studies/Project-Delta Forces. I recalled this very Master-Sergeant Duncan, specialist agent instructor selected me become the leader, due to recently all my fellow senior pilots were washed-out because to much hesitation and so much faltered safety flying. During two weeks checking-out operational flight-maneuvers at western area of Dong Ba Thin Camp, and open-sea, Nha Trang were the mountainous, jungle-covered terrain, natural clearings for helicopter landing zones were scarce and likely don’t have any in the most crest-ridge of mountain. Suddenly, while flying, in down cabin, Captain Richarson radioed “infiltration right here”. I didn’t see any LZ available around, my spontaneous reflection, quickly I idled the engine RPM, made a spin autorotation with falling-steep descendent…At last, I made accuracy precise ‘quick stop’ and putting one wheel right landing gear on a big rock, but I forgot used parking brake; that’s okay, meanwhile left landing gear and tail wheel agitated in the air. I still keep steady high power 2,800 RPM about 10 second, I hear the echoed voice from Richarson: “Touch and go 10 seconds that’s good enough, we go home now”. Shortly, I was passed this tough-hard flight examination. From now on the 1st Observation Group Commandos in Project Delta put my nickname “The Cowboy Pilot”)
Trên HKMH Okinawa có 200 chiếc H-34 và một Lữ đoàn TQLC, Sau khi tôi đi check các chiếc H-34 để đem về, sơ khởi chọn 4 chiếc cho Phi đội tân lập Delta Force, cùng đi nhận lãnh với Thượng Si Donald Duncan, để rồi tôi vô cùng thất vọng là không có chiếc nào đũ tiêu chuẫn cho công tác đặc trách thã toán STRATA, vì phi cơ trang bị quá nặng với đồng hồ phi trang cã hai bên cộng thêm bức bững sắt dầy cợm chống đạn bao bọc phía dướii bộ phận máy và phi công, cho nên rất khó để hover thã người nhái vì vị thế trọng lượng C.G nằm tuốt phía sau. Duncan chìu theo ý cũa tôi là lấy phi cơ H-34 loại US Army nhẹ hơn, đồng hồ chĩ có bên TPC ma thôi, nên mạnh hơn đang có sẳn tại PD-211; Ducan nói Marine sẽ chuyễn hoáng giao cho PÐ-211 cấp số hai đỗi một để thành lập phi đội Delta Force … no sweat!
Mới ngày hôm qua, Toán Lôi-Vũ thám báo chụp được một tù binh, tôi liền được lệnh nổ máy, bay lên bốc đem về; Máy bị mất năng-xuất vòng quay, nổ không đều, ho sặc-sụa như muốn tắt; Mai đưa cánh tay ngang cổ ra dấu tắt máy. Tôi vẫn ngồi ỳ trên ghế lái chờ đợi, Hắn mở cửa buồng máy trước mũi, loay quoay gì vào khoảng hơn năm phút rồi ra dấu tôi quay máy lại; Quả thật giỏi như thần, máy nổ rất đều, rất tốt; Tôi đang thắc-mắc nhưng phải thi-hành xong phi-vụ rồi hỏi lại sau cũng không muộn, hắn ta có bí quyết gì mà hay quá vậy?
Bốn mươi lăm phút sau tôi về, đáp với một tù-binh rất trẻ, hắn mặc đồ Kaki Nam-Định nhưng mang giày chớ không phải dép râu.
Mai đứng xớ-rớ ngó về hướng tù-binh đang bị áp giải lên xe Dodge. Tôi chạy tới Mai hỏi giật ngược, mà cũng đễ tỏ lòng biết ơn: “Ê Mai, Bác-sĩ cho thuốc gì mà trị bệnh con Lạc-đà nầy hay quá vậy?”
Hắn mau-mắn: “Ồ dể ợt, có gì khó đâu…rờ xung quanh Cylinder chỗ nào nguội thì thay Bougies có thế thôi là tốt ngay” Vì ở đây mình chơi toàn xăng thùng phuy hoài nên có rắc rối.
Không đợi cho tôi hỏi thêm câu nào, hắn nắm tay kéo tôi đi lần vào gốc cây, nói nhỏ: “Anh với Cô Ni có gì không mà Nàng hỏi tôi lung-tung về đời tư…vợ con anh…đủ thứ”.
Tôi mau mắn: “Rồi anh trả lời sao?”
“Tôi nói anh chưa vợ, hai mươi lăm tuổi, độc thân vui tính, không bị ràng buộc…dại gì nói anh có Bà-Xã”.
Cô nàng cũng hỏi tôi: “Có phải mốt các anh về, nhưng bao giờ trở lại?”
Tôi trả lời: “Có lẽ không trở lại nữa, vì chúng tôi đổi công-tác và vùng hoạt động”.
Cô nàng có đưa cho tôi mãnh giấy nầy đây, dặn khi nào anh đáp xuống thì đưa cho anh ngay;
“Đâu… đưa cho tôi”
“Anh Vinh! Em cần gặp anh ngày mai đúng chín giờ sáng, tại bờ suối chúng mình thường hẹn…nhé anh!”
Chỉ vỏn-vẹn có mấy chữ mà tôi đọc đi đọc lại, mà còn muốn đọc thêm một lần nữa
Nhà cô chỉ cách chỗ Trực-thăng đậu vào khoảng năm trăm thước. Tôi thấy thằng Cu-Ty, đứa em Út của nàng đang chạy chơi trước sân, tôi liền ngoắt nó lại; Cứ mỗi lần tôi lên đây, thường cho nó kẹo Chocolat M/M, nhưng lần nầy gấp quá không có thì giờ ghé qua Quãng-Trị để mua, cho nên tôi đành phải lấy cục Chocolat ở trong túi cấp-cứu đi rừng khi thoát hiểm cho nó, cục Chocolat nầy nó ăn thế nào cũng bị bón, vì sức dinh-dưỡng nuôi sống được một người trong bốn ngày dài.
“Em đưa mãnh giấy nầy cho chị Ni…Hỷ” Vừa nói tôi vừa dí cục Chocolat cho nó
Trong thư tôi hẹn nàng mười giờ, thay vì chín giờ như ý nàng, vì tôi phải bay tập tái xác định-chuẩn cho Chuẩn-úy Tống Phước Hão, tôi dặn rõ khi nào tôi bay tập xong, khi về đáp sẽ bay ngang nhà lắc cánh thì nàng chuẩn bị xong là vừa.
Thường-thường tôi ra suối đợi nàng, nhưng hôm nay tôi vừa đến suối thì đã thấy dáng nàng đứng đó tự bao giờ
“Em đợi anh có lâu lắm không” Nàng gượng cười: “Em vừa mới ra”.
Tôi nghe thoang-thoáng mùi nước hoa Soir de Paris mà tôi vừa tặng nàng, nhưng thật mâu-thuẩn cho chính tôi, tôi lại không thích nàng xức nước hoa, tôi chỉ thích mùi nguyên thủy của da thịt nàng
Tự dưng tôi cảm thấy sợ hãi không dám nhìn mặt nàng. Hôm nay vẽ mặt nàng nghiêm trang, buồn đăm chiêu, trông già ra năm, sáu tuổi, mắt sâu, má hóp mất đi sự hồng-hào khác hẳn với những lần trước, Nàng nhìn tôi với đôi mắt dịu hiền ngời sáng, yến lên sự nhí-nhãnh, nũng-nịu. Trong lòng tôi, cảm giác sợ hải dồn-dập bộc phát mạnh hơn hồi nảy khi tôi bay huấn luyện với Hão để tái xác định hành-quân, vì Hão đã nghĩ bay trên hai tuần. Đây là quy luật định-chuẩn Phi hành của Không-Quân chúng tôi
Tôi vẫn còn hồi-hộp nhiều hơn, dẩu rằng sau những động tác mạnh thô bạo để luyện tập những trường hợp khẩn cấp như tắt máy đáp ép buộc, hệ thống dòng thủy điều hỏng, phải điều khiển bằng sức người… Giờ nầy lại thấy nàng nghiêm trang buồn tẻ, tôi lại toát thêm mồ-hôi, vừa sợ vừa lo cho cái gì bất ổn trong lòng nàng và mình
-----------------
Tôi làm quen được với nàng hơn sáu tháng, tuy là thời gian có hơi dài nhưng sự thật chúng tôi chỉ ghé lại đây có vài ngày để túc-trực hành-quân khẩn-cấp ngay sau khi toán Lôi-Vũ thảm sát được thả xuống bên kia biên-giới Lào-Việt. Những ngày đầu chúng tôi túc trực hành-quân tại quận Hương-Hóa nầy, những giờ phút rổi-rảnh, tôi đi lang-thang ngắm cảnh rừng núi; Một hôm, Đại-úy Bác-sĩ Trí, thuộc lực-lượng của Sở-Khai-Thác-Địa-Hình có rủ tôi cùng đi săn cho vui, tôi vào lều lấy vội khẩu Tiểu-liên Tiệp-khắc (Swedish) và vài băng đạn chín ly. Khi qua con suối cạn, không biết đây có phải là cơ-duyên hay nghiệp chướng không! Tôi nhìn thấy một cô gái đang giặt áo bên bờ suối, mái tóc đen huyền tỏa xuống lấp đôi vai bé nhỏ của nàng; bỗng nàng có lẽ nghe âm thanh xào-xạc ở sau lưng nên chợt quay lại, bốn mắt nhìn nhau như hào-quang kỳ quái, làm tôi hồi-hộp…tôi thấy đôi mắt nàng long-lanh nhìn tôi làm tôi mất tự chủ, mất thăng-bằng như người lạc hướng, quờ-quạng, như trong giây lác lấy lại được bình tỉnh. Tôi tự động dừng lại, dở cái nón lưởi trai chào nàng theo kiểu xưa rít. Tôi mĩm cười: “Chào O ạ”. Tôi thấy cô bẻn-lẻn, mặt đỏ ửng lí-nhí gì trong miệng rồi quay lại nhúng nước tiếp-tục giặt; Tôi bèn đến nơi phát biểu vài câu không dính-dấp vào đâu và dường như dư thừa: “O giặt áo …hả”?
“Em giặt áo cho Thầy Mạ”
“Nước suối trong ghê há”
“Dạ, vào mùa ni nắng ráo, ít mưa, nên nước trên nguồn không bị nhuộm đỏ”
Tôi cảm thấy đi săn có vẽ không vui mà lại thêm mỏi chân, nên tôi thối-thác xin về; Mục đích là lấy cục xà bông Cadum ra tặng nàng làm quà giao tiếp; Tôi đi thật nhanh như bay trở về Trại, sợ ra không kịp, hoặc nếu ra đến nơi mà nàng đã về, coi như công cóc dã-tràng.
Tôi ra đến nơi, thì nàng cũng đang chuẩn bị xách thau về, tôi nhanh-nhẹn chạy lại gần nàng xúm-xít, nhưng tôi cảm thấy mình hơi vô-duyên
“A …! Về nhà khi nào O tắm, thì dùng cục xà-bông nầy, nó thơm lắm đấy”. Tôi đưa cho nàng, nhưng hai tay nàng đang bận ôm thau quần-áo, nên tôi bèn bỏ vào trong thau cho nàng. Tôi thấy nàng lúng-túng như sợ người qua lại trông thấy; Tôi nói lí-nhí: “Ngày mai em có ra suối giặt nữa không? Tôi lẩm-bẩm, mới giặt hôm nay, ngày mai còn đồ đâu nữa mà giặt! Tôi mừng thầm, bỗng cô nàng trả lời:
“Ngày mai cũng giờ nầy, em sẽ ra suối giặt nữa!” mừng gần chết mà còn làm tài khôn:
“Rủi Ba-Má hỏi, đi giặt gì mà ngày nào cũng giặt, em trả lời ra sao”
“Em phải lợi dụng trời đang nắng, nước còn trong, em đi giặt như vậy là thường, vì nhà em đông người lắm”
“Ngày mai anh ra đây sớm nói chuyện với O được không” Nàng ngó xuống đất, đôi má đỏ hồng rồi bước nhanh hơn về nhà; Tôi phải tế-nhị vì biết nàng không thích tôi đi bên cạnh sợ người ta thấy, nên tôi lủi-thủi chậm bước lui xa dần về phía sau đến khi khuất dạng bóng nàng ở phía trước
-------------------------
Lần hẹn thứ Chín, tôi còn nhớ ngày hôm đó sương mù bao phủ dày đặc vùng Khe-Sanh đồi-núi; Nhờ am-tường được đường đi nước bước, nên dù rằng tầm nhìn xa bị hạn hẹp lại vào khoảng vài thước, nhưng tôi cũng mò ra được nơi hẹn, chúng tôi không làm sao quên được những đoạn đường từ phố vào đây, từ những thân cây to nằm dọc hai bên đường, cho đến những tảng đá chắn ngang lối đi, nơi chằng-chịt những dây gai mắc-cở của loài hoa trinh nử, những bụi cây chùm bao rải-rác trong những bụi cây nhỏ chằng-chịt lẩn-lộn những trái cây rừng đỏ tía, đôi khi chúng tôi ngắt bỏ vào mìệng nếm được mùi chua ngọt của đời người, nhưng mong rằng đây không phải là trái-Cấm tội-lỗi của Adam và Eve. Trên lối mòn thoai-thoải xuống bờ suối, ngoằn-ngèo, chợt tôi hồi tưởng một đoạn thơ: “Bóng đêm là đồng lõa của ái-tình, sương mù dày-đặc như vậy thì sao? Không một nhà thơ nào nghĩ đến: “Sương mù rán đừng gây ra tội-lỗi!”
Tôi đang ngồi trên một tảng đá như vậy hơi lâu, đưa mắt về hướng nàng sẽ đến, sương mai vẫn còn vương-vấn núi rừng chưa chịu tan, Tôi đang lo cho nàng có đi được đến đây hay đã té ngã giữa đường. Hơi sương đậm đặc làm ướt đẩm chiếc áo bay, Tôi lắng tai để nghe có gì động-đậy ở xa không…cảnh vật lắng động, tỉnh-mịch bao trùm cả không gian, hơi sương xuống nhiều quá làm tôi cay mắt, gở nhẹ chiếc khăn quàng tím lau trên trán, trên mặt, nhưng mắt vẫn hướng về nơi nàng sẽ đến. Tôi đang mừng vì mới nghe được tiếng động đâu đây, có lẽ một con thú rừng nào đang đi trên lá! Dù vậy tôi vẫn nghiêng vành tai về hướng đó…à có tiếng động hình như bước chân người đang bước tới, nhưng chưa chắc…tiếng bước nhanh hơn và lớn dần về hướng tôi…Thôi đúng rồi nàng chớ không ai khác. Tôi bèn chụm hai bàn tay hú như Tarzan ở rừng núi. Nhưng tôi hú theo kiểu con chim Cu-đất: “Hù-hú…hù-hú…hù-hú”. Tôi nghe bước chân không còn bước mà chạy ù đến Tôi:
“Em đây…em đây…Anh đó hả”
Tôi mừng quá chắc ăn rồi, nhưng cũng dí-dỏm không chịu trả lời, mà hú đáp lễ “Hù-hú…Hù-hú”
Tôi nghĩ nàng sẽ không bao giờ đi lạc, vì chính nơi đây là chỗ nàng chọn rất là đẹp và trữ tình; Sương mù ở Khe-Sanh tan rất trễ ít nhất cũng phải chờ đúng ngọ thì mới hy vọng được thấy trong suốt và sau đó thì nắng chói-chang, nóng bức không có một ngọn gió nào thổi ngang. Thời tiết vùng nầy là vậy, sau sương mù thì lại nắng gắt; Nếu có những cơn gió Lào thì càng khó chịu hơn, những cơn gió đem khí nóng; Đó là một điều khác lạ về gió, người ta xem gió có nghĩa là mát, nhưng đây gió có nghĩa là nóng. Khí hậu khắc nghiệt nên ngày xưa, tù mà bị tội nặng, thực dân Pháp đem nhốt ở Lao-Bảo, mà người dân thường gọi là bị đày đi Lao-Bảo
Hôm nay nàng ăn mặc rất đẹp, mình tự nhủ thầm có lẽ nàng giống mẹ hay sao đây? Gương mặt trái soan, mắt long-lanh ngời sáng đầy trử tình, với chiếc mũi nhỏ cao nhẹ-nhàng giống như Đức-Mẹ. Có lẽ khi mang thai Mẹ nàng thường quỳ dưới chân Đức-Mẹ Maria để cầu nguyện sự an-lành cho nàng, nên gương mặt nàng hao-hao giống Đức-Mẹ chăng? Tính-tình nàng lại hiền-hòa giống Ma-Sơ, đặc biệt má chỉ có lúm đồng tiền bên phải, bù lại bên trái trang điểm được chiếc răng khểnh làm duyên. Nàng đang mặc một cái váy Maxi màu đen kiểu trang điểm như người Thái trắng, trên chiếc áo vải trắng ôm bó sát vào da nằm gọn xuôi theo đôi vai nhỏ bé nỏn nà; Khó mà đếm được từ cổ áo xuống tới rún có bao nhiêu chiếc nút cách nhau chừng một phân. Mái tóc chia hai lọn lớn, thắt bính xõa xuống ôm đôi vai thon-thon; Gương mặt hôm nay trông rất ngây thơ, nhí-nhảnh như con nít so với tuổi đời mới qua mười bảy tuổi. Ni nhìn tôi với đôi mắt ngời sáng vì nàng biết Tôi đang chiêm ngưởng thần-tượng về vẽ đẹp của nàng, Tôi nghĩ thật không bỏ công nàng dậy sớm chắt-chiu từng búi tóc, nỗi hẳn trong bộ đồ sắc tộc Thái rất tuyệt vời, trên ngực trang điểm một chuổi dây Thánh-giá trang nghiêm chứng tỏ con người mộ đạo.
“Hôm nay em đẹp quá, anh cứ tưởng em như là cô bé đang học bậc tiểu học nhí-nhảnh, nũng-nịu đòi quà!”
“Vậy anh cho em quà gì…nì”
Câu nói bất thình lình, mình đâu có chuẩn bị quà gì đâu, tôi đã có ý định kỳ tới sẽ tặng Ni một chai dầu-thơm Soir de Paris, còn bây giờ thì đột ngột quá…!”
“Anh đâu có gì ở đây… anh chưa sẳn-sàng… thôi đợi kỳ sau đi…hỉ!”
“Em thích cái khăn quàng Tím mà anh đang đeo trên cổ”
“Ấy chết…mồi-hôi không hà”
“Mặc kệ em… em thích như vậy”
Tự nhiên tôi riu-ríu cởi ra trao cho Ni mà trong lòng không yên, sợ nàng chê mình ở dơ hôi-hám. Biết bao nhiêu là mồ-hôi đất-đai ướp nơi đó, tôi có bao giờ giặt nó đâu… thấy ốt-dột quá! Vừa trao tôi vừa mau mắn nhắn Ni:
“Em nhớ giặt kỷ… nhiều xà bông nghe, có mùi hôi dữ lắm đó”
Ni bèn nhanh tay chụp lấy quàng một vòng nơi cổ rồi cột chặt thắt lại một vòng, tôi ái ngại không biết nàng có chịu nỗi mùi tục-lụy nầy không?
Sương mù bắt đầu tan dần, mọi vật hiện ra trước mắt chúng tôi, mờ-mờ, ảo-ảo như nơi tiên cảnh, tôi tự nghĩ: sao trên trời nhìn xuống thấy cảnh vật bình thường, nhưng ở dưới đất mới phát hiện được cảnh thần tiên thật sự.
“Mình xuống suối vọc nước đi…cho nó mát anh …hỷ” Tôi đi xuống theo Ni, lủm-bủm trên mặt nước lấp-xấp tạo nên âm thanh êm dịu như reo vang cuốn xoáy tròn trên phím đá nằm rải-rác thoai-thoải theo dòng nước.
Nàng bước trên đá thoan-thoáng như tiên nữ lượn trên mây, mặc dù trời đứng gió nhưng tôi vẩn thấy chiếc váy Maxi của nàng nhún nhẩy theo những đường cong tuyệt đẹp, uốn khúc, xoay tròn nhảy múa lướt qua trên những tảng đá. Tôi cảm thấy hồi hộp trong cái sợ tội-lỗi, tôi lẩm-bẩm: “Sương mù rán đừng gây nên tộì-lỗi”…Nhưng bây giờ sương mù đã tan đi rồi mà?
Con người tôi, giữa cái thiện và cái ác cứ quay cuồng đối chọi nhau liên-miên trong tâm não. Có những đêm dài trằn-trọc, trăn-trở, tôi nghĩ rất nhiều về cuộc đời của một Phi-công gián-điệp, một cuộc sống vội-vàng “bạc mạng” như Mẹ cô Ni thường khuyên nàng: “Con không nên quen với mấy thằng Phi-công bạc mạng đó!” Thật ra Mẹ Ni nói đúng; Tôi đã mất rất nhiều công đi hỏi nơi người bản xứ, như bác Tài của tôi về cái nghĩa chữ bạc mạng nầy; Tôi mới nhận thức: Không có bà Mẹ nào mà không lưu tâm đến hạnh phúc của con gái mình.
Tôi lại hồi tưởng, cũng không lâu lắm, sau hai tuần thi tuyển, trắc nghiệm khảo sát tài lái, khả năng chuyên môn, tôi đã được Cơ-quan tình báo CIA, ở Việt-Nam gọi là CAS (Combined Area Studies) chọn tôi làm Phi-đội Trưởng Delta-Force; Kể từ lúc nầy, tôi được toàn quyền tuyển chọn bất cứ nhân viên phi hành nào; bất cứ Phi-đoàn nào mà tôi thích. Tôi đã chọn ngay những Phi-hành đoàn có cái tính “Bạc-Mạng” như Mẹ Ni đã nói: Sống vội-vàng, không nghĩ đến ngày mai, bê-tha, thích cảm giác mạnh, hư-thân, mất nết… có nghĩa là còn độc thân không ràng buộc, nhưng phải có sự can đảm và tay nghề giỏi, vì chúng tôi sẽ đi vào chỗ chết nhiều hơn chỗ sống.
“Anh đi chi mà chậm rứa: Tôi giật mình trở về thực tế khi nghe tiếng thôi-thúc của Ni. Tôi cũng muốn đi theo cho kịp với nàng, nhưng khổ nổi đôi giày đế cứng chạm vào đá cũng cứng mà lại rông-rêu trơn-trợt, đã biết bao lần tôi gượng lại, sợ té, phải bước từng bước rất thận trọng.
“Coi chừng bổ!” Có phải nàng la lớn làm tôi hết hồn sợ hải, nên bị té! Lưng ngã đập vào phiến đá đau điếng; Tôi trợt chân nhanh đến độ mà khi lưng tôi đập vào phiến đá, lúc đó dây thần kinh mới chuyển lên tới óc cho tôi biết là tôi bị té, cả cuộc đời tôi chưa bao giờ bị té nhanh đến như vậy. Khi nàng chạy đến Tôi nhăn mặt đau đớn:
“Anh có răng không”? Tôi nằm yên không trả lời, nhắm mắt yên lặng
Có lẽ nàng tự trách vì hối thúc tôi đi nhanh lên, nên cớ sự mới như vậy!
“Ối chào … tội anh chưa tề!” nàng dìu tôi đứng dậy, tôi khoác tay “để anh nằm yên…một tí cho khỏe, anh đang đau lắm”
Bây giờ tôi mới cảm giác thấy đau ở nơi đầu; sau phía ót đang sưng lên, có lẽ máu bầm đang tụ ở đó. Tôi mặc một chiếc áo bay nên nàng không thấy những gì ở sau lưng tôi, nhưng nàng chỉ phát hiện trên đầu phía sau ót của tôi bị sưng một cục và đang rướm máu. Nàng chắt lưởi lắc đầu có vẽ thiểu não
“Ôi-chao đầu anh bị sưng “Tôi khoát tay” không sao đâu, anh sẽ khỏe ngay, đừng lo”
Ni ngồi xuống nâng nhẹ đầu tôi lên sờ chỗ bầm chạm vào đá…Chiếc đầu tôi được nhẹ-nhàng âu-yếm gối nhẹ trên bắp vế nàng, tự nhiên tôi cảm thấy cơn đau dịu hẳn, nhưng dường như trong tôi có điều gì tiếc rẽ, tôi lại làm bộ nhăn mặt như còn đau nằm yên đôi mắt nhắm nghiền lại.
Có phải trời nóng-nực, hay là quá lo-lắng, hồi hợp cho tôi…mà mồ-hôi của nàng tỏa ra khắp mặt mũi, Tôi tiếp-tục nhắm mắt để thưởng-thức…không ngọt, không mặn, không thơm, không hôi, không chua, không đắng, không cay, không tanh…tôi không thể tả được nhưng chắc-chắn là tôi sẽ không bao giờ quên được cái mùi kinh dị quyến rủ nầy!
Tôi nheo mắt nhìn nàng, vẽ mặt nàng đăm-chiêu lo-lắng, càng khiêu gợi tăng thêm vẽ đẹp mà tôi đang khao-khát. “Con mắt vô tội, khối óc mới đáng sợ” lòng nhủ lòng đừng gây nên tội; Khi tôi ở bên cạnh nàng con người tôi luôn luôn lương-thiện; Tôi tâm niệm đừng làm khổ nàng, nhưng tôi lại cứ muốn luôn luôn ở bên cạnh nàng, thật con người của tôi vô cùng mâu thuẩn!
Tôi ngồi nhổm dậy, nhưng nàng vội ấn tay giữ tôi nằm yên:
“Anh nằm thêm chút nữa cho khỏe”
“Anh sợ em bị tê chân, anh nằm như vậy đã lâu rồi”
Nàng đứng sau lưng, xốc nách dìu tôi đứng dậy, một cảm giác lâng-lâng là lạ như có hai vật gì như trái cam nhưng mềm dịu hơn, âm-ấm cưng-cứng dán sau lưng tôi; Tôi đang ước gì thời gian ngừng lại nơi đây
“Để anh cởi giày” Tôi tháo đôi giày Bốt cột giây nối lại với nhau, đeo quàng qua cổ, hai chiếc tòng-teng hai bên ngực; Phải tỏ ra mình còn khỏe mạnh ngon lành, tôi nắm tay dìu nàng lên bờ cát
“Em có nóng không…mình xuống suối tắm đi em, nàng gật đầu”
Hồi sáng nầy tôi đã chuẩn bị, mặc một cái Xì-líp cột dây vải, chặt sát vào mình, ở ngoài mặc thêm một cái quần xà-lỏn cho nó đàng-hoàng tử-tế. Khi tôi cởi chiếc áo bay để trên phiến đá, tôi gọi nàng: “Ni, em có thay gì không” nàng đỏ mặt:
“Em mặc như vậy được rồi”
“Rồi ướt đẩm như vậy làm sao mà về”
“Mùa ni mau khô…em về tới nhà là khô rang liền”
Chúng tôi cầm tay nhau đi lấp-xấp, lỏm-bỏm trên mặt nước hướng về nơi sâu hơn để lội. Tôi nhìn nàng lội bướm rất đẹp, lội ra tận chỗ thật sâu, nghĩ mình thật xấu hổ, tôi lấy tay quạt quạt cà bơi, cà bơi lủm-bủm theo kiểu lội chó, nghĩ tức, tại sao hồi nhỏ mình không chịu tập nhiều kiểu bơi để bây giờ thật là quê. Mình lội dở quá nên uống nước cũng không ít, thật là mất mặt; Dù vậy, nhưng cũng rán lội theo nàng, tôi cố lặn xuống dưới chân nàng, nước thật trong nhưng tôi cũng chẳng thấy được gì ngoài hai chân nàng trắng nuốt quạt lên, đập xuống, trên mặt nước cái váy Maxi phùng nỗi chập-chờn như con Thiên-nga cổ trắng. Tự cảm nhận xấu hổ khi lội chung với nàng, tôi muốn lên bờ nên giả bộ:
“Ni…em ơi tự nhiên anh thấy đau đầu, choáng váng, có lẽ chỗ sưng ở nơi đầu nó hành anh”
“Anh đi được không;” Đi được, nhưng em dìu anh thì tốt hơn; Nàng mau-mắn đi nhanh tới dìu tôi; Tôi cố làm bộ đi khó-khăn để nàng dìu tôi chặt thêm một chút nữa, nhưng nghĩ kỷ chẳng lẽ mình cứ làm bộ như vậy mãi sao, nhưng sự thật thân-thể nàng chạm vào da thịt tôi, làm tôi đi không nổi thật
Tôi dỏng-dạc đi nhanh lên bờ cát, nằm giữa nước, giữa cát cho mát
“Anh thấy răng”
“Chỉ còn ê nơi đầu thôi”
“Anh nằm kê lên bắp vế em…nì”
“Anh sợ em tê chân”
“Không răng mô”, rồi nàng nhẹ-nhàng đở đầu tôi lên kê trên bắp vế nàng. Lại mồ-hôi quen thuộc của nàng tỏa ra làm tôi đê-mê ngất lịm nhắm nghiền đôi mắt
Lúc nầy tôi không nên nhắm mắt mà phải mở mắt để nhìn nàng, gương mặt nàng ửng hồng như tôi chưa từng thấy trên chốn trần gian nầy, tôi nhìn kỷ dưới cổ nàng có một nốt ruồi son to bằng hạt cam
“Anh nhìn nốt ruồi của em …hỷ”
“À đẹp lắm…đó là điềm tốt cho cuộc đời của em”
“Bộ anh biết xem tướng số … hỷ”
Anh không biết nhiều nhưng anh có đọc hai cuốn sách của Bác-sĩ Pascal, ông là Bác-sĩ nhưng ông lại thích nghiên cứu chỉ tay tướng số, ông có sáng tác rồi xuất bản ra hai tập truyện nói về tướng số chỉ tay. Anh có đọc về trang nốt ruồi, Ông cho nốt ruồi son như là những cây gỗ quý, nhưng phải mọc ở chỗ kín mới thật là tốt
Nàng tự nhiên hỏi: “à…ở nơi Bụ em có mọc một nốt ruồi son, như vậy có phải là kín…và tốt không anh?”
“Như vậy là tốt”
Tôi nói tiếp, ngày xưa Nữ Hoàng Cleopatre có đưa khoe cái Vú nàng cho Vua Cesar
xem và nói rằng: “Núm vú em đỏ hồng như vậy nè, về sau em sanh cho anh một Hoàng-tử thông-minh khôi-ngô tuấn-tú để nó sẽ làm Vua cho một Tiểu-quốc.”
“Ờ…nì, núm vú của em cũng đỏ au như vậy đó…anh thấy có sướng không”
“Nữa sau nầy em sẽ làm vợ Tổng-Thống”
“Xí anh xạo”
Con mắt là cửa sổ, tầm nhìn bình thản tuy có đôi chút sổ-sàng nhưng khối óc mới suy diễn, phong-phú, tế-nhị có khi đi đến tội-lỗi.
Lần trước cũng trên bờ suối nầy, hai đứa giành nhau tắm dưới dòng nước để được hưởng những hơi-hám của người thương, lấp-xấp những mạng nước nhấp-nhô quanh nơi ngực nàng, tôi đã cố mở mắt nhìn kỷ, thử khảo sát lại đôi mắt Phi-công 100% của mình có đúng như lời Bác-sĩ Phi-hành khám nghiệm không?. Dưới lớp vải thô thấm ướt bó sát vào vòng ngực no-tròn, điểm ngay trung tâm lú lên một hột tròn-tròn như hột chanh giữa một vòng tròn như núm cau lốm-đốm nhiều hột nho-nhỏ rải-rác chung-quanh đó. Lúc ấy tôi chỉ tưởng-tượng ra rằng: Dưới đó, không biết phải màu nâu, màu đen, màu hồng trắng nhạt…những hạt nhỏ li-ti nầy…có lẽ giống như da gà hay lớn hơn da vịt da ngỗng gì đó thôi…
Sự thật, hôm nay tôi lại tưởng-tượng theo cách khác, Nàng đẹp tuyệt vời như tôi chưa từng thấy trên trần gian nầy. Vú nàng hồng đỏ…những hạt cườm li-ti thuộc loại đá quý nằm rải-rác trang điểm trên thạch động vươn lên tròn trịa như một quả táo thời Adam và Eve; Tôi ước gì được cắn vào trái Táo đỏ nầy…rồi có xuống tận cùng Hỏa-ngục cũng mãn nguyện; Tư-tưởng chỉ đạo hành động tội-lỗi; Ngày mới quen nàng, tôi cho nàng chỉ dễ thương thôi, nhưng không có vẽ đẹp cao sang như vợ mình, nhưng bây giờ thì trái lại, cái gì của nàng cũng hơn vợ mình, ngay đến mồ-hôi trong người nàng, mình cũng cảm thấy như là một loại nước hoa huyền-ảo, quyến-rũ khó kiếm được.
“Em có tê chân không, anh ngồi dậy …hỷ”
“Nàng âu-yếm: “Anh đang mệt, anh cứ nằm yên, em chịu đựng được mà!”
Mình cảm thấy vô lý, quá lợi dụng sự nuông chiều của nàng, tôi ngồi phóc dậy, nàng đè đầu tôi xuống lại bắp vế nàng
“Nằm yên, em kể chuyện đời xưa cho anh nghe…hỷ”
Tôi lẩm-bẩm: “Rồi lại chuyện đời xưa nữa, mỗi lần nàng kể, lắng nghe âm thanh Miền-trung trọ-trẹ thật là khổ cho cái lỗ tai, và đầu óc của tôi. Nhiều khi tôi không hiểu nàng muốn nói gì, chữ hiểu chữ không, tôi góp lại đoán mò; nhưng riết rồi cũng hiểu và ghiền giọng nói của nàng không biết từ lúc nào
Tôi bèn xuống nước nhỏ năn-nỉ nàng: “Ni…em cho anh đứng dậy đi lấy cái áo bay gấp lại làm gối kê nơi đầu rồi nằm lại nghe em kể chuyện…chịu không…Hỷ?” Ni khe-khẻ gật đầu
Tôi nằm im thinh-thích lắng tai như đứa trẻ nghe bà-nội kể chuyện đời xưa. Nàng trọ-trẹ cất tiếng:
“Ngày xưa có một ông Vua đi săn qua một khu rừng, sau khi săn đuổi thú rừng, nhà vua thấm mệt mà trời thì nắng oi-ả; Nhà vua tình cờ bắt gặp bên đường có một giây leo dài, lần mò đến cuối giây, nhà vua tìm thấy một trái dưa Hấu rừng rất hấp-dẩn. Nhà vua bèn bứt và bẻ làm đôi ngấu-nghiến ăn nhanh cho đở khát…xong nhà vua “tiểu” vào đó và quăng qua bên kia đường. Sáng hôm sau, lúc tờ-mờ, nàng Út ra rừng mót củi, sau khi lặn-lội tìm kiếm các cành cây gãy đổ, bó được một bó củi khô; Nàng Út thấm mệt mồ-hôi nhuể-nhoải, bèn đứng lại ngồi tạm bên đường, bất chợt nàng Út thấy trái dưa Hấu ai ăn bỏ dở-dang, vừa khát, vừa tiếc, nàng bèn nhặt lên ăn cho đở khát. Vài tháng sau nàng đau bụng mà cái bụng mỗi ngày mỗi lớn dần, có lẽ mang thai. Cuối cùng nàng sanh ra được một đứa bé trai rất là kháu-khỉnh.
Bảy năm sau, nhà vua lại tiếp-tục đi săn ở vùng nầy, đi cả ngày mà không thấy được một con thú nào, đến gần xế chiều, nhà vua đổi hướng đến một đám rừng chồi gần đó, cơ may nhà vua bắn được một con chim Trích-Phụng, chim trúng tên quằn-quại từ trên cây rơi xuống, nhà vua mừng quá bèn xuống ngựa chạy tới, thì gặp thằng bé trạc độ sáu tuổi, đem con chim còn dính máu lẫn mũi tên dâng cho vua “Ông bắn trúng con nầy…hỷ”
Các quan đại thần, có ông dạy võ, có ông dạy văn, có ông dạy đàn cho nhà vua hồi còn thơ-ấu, mỗi ông quan đều trầm trồ và cùng buột miệng một lượt: “thằng bé giống Bệ-hạ khi còn bé quá!”
Như thần giao cách cảm, nhà vua vừa thấy nó đã đem lòng thương yêu liền, Nhà vua bèn ẩm thằng bé con nhà ai dìu lên lưng ngựa sảy nhịp về hướng nhà thằng bé.
Nàng Út hoảng-hồn sợ quan quân bắt con mình bèn chạy ra.
Đứa bé chỉ vào mặt: “ông nầy là Vua đó mẹ”
Nhà vua hỏi cha đứa bé ở đâu? Nàng Út mới ôn tồn kể lại, “cách đây bảy năm, nàng đi mót củi, khi qua khu rừng, thấy ai ăn bỏ dở trái dưa Hấu bên đường, vừa tiếc, vừa khát, nàng nhặt lên ăn nên bị mang thai và sanh ra đứa bé nầy.
Nhà vua suy nghĩ một hồi lâu rồi mừng thầm: “Ta sẽ về tâu với vua cha…âu cũng là số Trời, để xin rước nàng về triều đình làm hoàng-hậu.
Ngày xưa, đường tiêu hóa mà bị mang thai, người ta cho là chuyện thần-thoại, đời nay, trên dòng suối nước chảy xuống vào bộ phận sinh lý, đứng trên cơ sở khoa-học có thể thụ thai không?
Nàng thích tắm ở dưới dòng nước thì nàng được gì; Còn mình thích thì được gì; Tại sao đứa nào cũng thích! Cái nầy chỉ có Trời biết
Có lẽ nàng nhường cho mình dòng nước trên nguồn là vì sạch-sẽ hơn! Tư-tưởng con người quá dồi-dào suy diễn phong-phú, con người có tư-tưởng đẹp thì cuộc sống sẽ đẹp, con người có tính đam-mê lãng-mạng thì cuộc đời càng có ý nhị hơn người phàm-phu tục-tử, quả thật đam-mê là có tội nhưng con người không có đam-mê thì cuộc sống lại vô nghĩa. Tôi rất trân-trọng nàng, xem nàng như một chiếc chén kiểu quý giá chỉ để nhìn ngắm, không nên xử dụng sợ nó bể vở tan-tác; Thật sự tôi là người Hùng chớ, nhưng sao đối với nàng tôi cảm thấy nhỏ bé ái ngại, Phi-công rất bình-tỉnh mỗi khi máy bị trục-trặc khẩn cấp, nhưng trái lại quá yếu đuối, dễ mất bình-tỉnh trong tình yêu. “Vũ-trụ rộng lớn nhưng lại nhở hẹp trong tay Phi-Công”, nhưng trong tay nàng tôi thấy quá rộng lớn, thênh-thang, tôi đang chới-với giữa thinh-không.
Thình lình, Tôi nghe tiếng Trực-thăng ở đằng xa…đang lớn dần, tôi đoán biết có điều gì khẩn cấp nên Trung-Úy Khôi mới cất cánh để gọi tôi về Trại gấp, như hồi sáng, trước khi đi tôi có dặn vì tôi không muốn đem máy truyền-tin tí-hon HT-1 theo, sợ rơi xuống nước thì hỏng.
“Em ơi…mình phải về gấp…chắc anh có Phi-vụ khẩn cấp”
- -------------
“Mình tới phiến đá ngồi đi anh…Em cần hỏi anh nhiều chuyện” Sự hồi-hộp lo-lắng càng tăng thêm, giống như ai đem mình đi tử hình, vẫn đôi mắt u-buồn, nàng chăm-chăm nhìn…như muốn tìm hiểu những gì trong tôi, làm bộ lánh mắt ngó đi chỗ khác, nhưng không che lấp nỗi đắn-đo chuyện gì xảy ra cho mình đây?
Nàng âu-yếm rờ xoa chung quanh vành tai và màng tang bên phải của tôi, buông lời rất nhỏ nhẹ: “Tai anh sao đỏ rứa…hè” nghe âm thanh của nàng tôi cảm thấy nhẹ-nhàng như bay bổng lên mây.
“Anh vừa đội chiếc nón bay mới, có lẽ hơi chật nên mới bị đỏ như vậy”
Như mắng yêu, nhỏ nhẹ càm-ràm: “Ở trên trời có ai thấy chi mô mà đẹp với đẻ”
“Có chứ…! Có Nàng Hằng-Nga nhìn ngắm anh, khi anh đang bay lả-lướt dưới ánh mắt Nàng”
“Xí…Anh chỉ có tài nói xạo”
Cái nón bay kiểu mới nầy, mắt kiếng mát được kéo che kín vào trong nên không bị trầy, còn cái nón bay cũ thì mắt kiếng nằm trơ-trọi ở ngoài nên dễ bị trầy-xước, nhưng thôi nàng nói sao mình nghe vậy cho nó dễ chịu cái tâm của mình.
Mấy ngón tay Ni bắt đầu vuốt lên mái tóc, tôi cảm thấy đê-mê dễ chịu.
“Tóc anh ướt đẩm mồ-hôi không hà…chắc anh vừa mới bay xuống mệt lắm…hỷ”
Tự nhiên cơn hồi-hộp biến mất, tôi cảm thấy nhẹ hẳn. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi mới biết sợi tóc rất gợi cảm, nó như dòng-điện hai chiều chạy đi rồi trở lại từ tay nàng đến tim óc tôi, những ngón tay mềm-mại gợi cảm làm tôi nóng bừng, tim đập mạnh, mồ-hôi toát ra như đang bị một cuộc tra-tấn êm-dịu, tôi lim-dim đôi mắt dựa vào nàng thưởng-thức, nhưng không được bao lâu bị nàng đưa hai tay áp vào má, tôi quay lại đối diện với mặt nàng. Bỗng tôi hồi-hộp trở lại, chuyện gì đây!?
“Đêm hôm em ngủ không được, trăn-trở hoài đợi mau sáng…cứ mong gặp anh, em sẽ nói nhiều chuyện, nhưng khi thấy anh rồi thì em lại quên hết”
Tôi nhìn nơi hai cườm tay nàng, những sợi lông tơ rất dễ thương trang điểm trên làn da trắng nuốt, tôi nhẹ-nhàng ấn cườm tay nàng lên má tôi cọ qua cọ lại, tôi lim-dim nghe nàng nói.
“Đêm hôm qua em “nằm-chộ” (mơ)…Tôi mau-mắn: “Em nằm chỗ nào?”
“Không phải…em nằm chộ thấy anh ở sau nhà hú em như mọi khi”
À thôi tôi hiểu rồi, nằm chộ là nằm chiêm bao, nằm mơ, những ngày đầu tiên nói chuyện với nàng, mà tôi cứ tưởng như nói chuyện với người ngoại-quốc, bây chừ thì nghe và hiểu được tàm-tạm rồi.
À rồi sao nữa…?”Em luôn-luôn bị ám-ảnh rằng: “Anh đang hú gọi em, nên Em chạy ù ra và bị vấp cái bể nước sau hè, em bổ sấp, ống quyển bị chạm vào đó sưng vù đây nì”
“Ôi chao tội chưa tề…đâu đưa anh xem” Tôi thoa nhẹ chung quanh vết bầm mà tâm hồn cứ bồn-chồn lo-lắng, tôi lại quên đem theo túi cứu thương cá nhân, nên làm sao săn-sóc cho nàng?
“Ôi chao…ôi chao tội chưa tề” Mục đích Tôi nói cho nàng dễ hiểu, chứ lòng dạ nào tôi dám đùa giởn trên sự đau-đớn của nàng
Bắp vế của bất cứ cô gái ở vùng sơn cước nào cũng to đi đôi với cái mông cũng vậy, vì phải leo đồi xuống núi hằng ngày, nhưng rắn chắc và khỏe vô cùng; bỗng dưng tôi suy diễn người ở rừng đẹp hơn người ở thành phố, như vậy có phải là trí óc tôi tưởng-tượng kỳ quái của riêng tôi?
Tôi đã từng chiêm ngưỡng Ni mặc váy Maxi ôm cái mông no-tròn mà hơi de ra sau một tí, đi trông rất dễ thương; tôi nhìn theo không thấy chóng mặt mà lại thích nhìn. Nếu Ni mặc áo đầm đi giày cao gót với dáng đi nhún-nhảy thì thật đẹp tuyệt vời như một cô đầm Pháp ở bờ biển nghĩ mát Canne đang đi dạo phố; ước gì mình có một tuần trăng-mật ở bãi biển nầy với nàng.
Vướng bận nhìn mãi bắp chuối trắng nỏn-nà của nàng như bị thôi miên, tôi giật mình bỏ tay ra. Rờ thoa gì mà lâu quá vậy!
“À quên, em muốn hỏi anh một chuyện…hôm qua anh Mai có cho em biết, gia đình anh đang đi hỏi vợ cho anh, nghe nói…cô đó vừa đẹp…nì, vừa giàu…nì, mà lại còn học giỏi nữa nì…có phải vậy không anh?”
Mình nghĩ thầm: Cô nầy chế chuyện, đặt điều chớ anh Mai nào mà nói; tôi yên tâm trả lời, cốt cho nàng quên lãng mình đi, vì lần nầy có lẽ là lần cuối. Như chạy tội, tôi buông lời dài-giòng tiểu-thuyết: “Cuộc đời làm Phi-Công gián-điệp với cuộc sống bấp-bênh, vội-vàng, rày đây mai đó như gánh hát xiệc đi lưu diễn khắp nơi nên có bao giờ anh nghĩ đến chuyện nợ duyên…sợ người mình yêu phải dang-dở đời hoa, khi đại bàng chẳng may gãy cánh giữa đường bay”
Bất chợt tôi nghe một tiếng thét lên như trách móc thương yêu trong tuyệt vọng:
“Anh chọn nghề chi lạ rứa...! Sao anh không chọn nghề thầy-giáo cho đở nguy-hiểm”
Tôi thấy gương mặt nàng buồn thiu như hối tiếc một điều gì, tôi bèn dã-lã nói bông đùa:
“Nếu anh chọn nghề dạy học thì đâu có cơ duyên gặp em”
Nàng tiếp: “Anh Mai còn nói…Các Anh sắp đổi công tác và vùng hoạt-động có phải không hỷ”
“Đúng, bọn anh sắp sửa không còn là Phi-Công gián-điệp mà là Phi-Công biệt-kích”
Nàng cau mày: “Thế Phi-công gián-điệp và biệt kích khác nhau ở chỗ nào?”
Tôi chậm rải giải thích cho nàng rõ: “Máy bay gián-điệp luôn-luôn có đặt chất nỗ sẳn trên đó, nếu bị rớt xuống vùng đất có địch, thì phải phá cho nỗ ngay; máy bay không số, không cờ, sơn màu ngụy trang lá rừng, để Phi-cơ ở trên cao ngó xuống không thấy, vì tiệp với núi rừng; Phi-hành đoàn không được mang theo giấy tờ tùy thân; nếu bị địch bắt cũng không nhận mình là người của nước nào; kể cả nước nơi mình sanh ra và lớn lên cũng không nhận mình là công dân của nước họ, không được mang theo thuốc lá của Mỹ, đoàn viên trang bị súng tí-hon 6 ly 35, súng lục và Tiểu-liên 9 ly của Thụy-Điển, cán có thể xếp gọn, hay nói cách khác là không được dùng súng của Mỹ; áo quần Bà-Ba đen đi dép râu hoặc là giày tùy-tiện. Còn Phi-công Biệt-kích là bay trong vòng đất của mình, nên phải mặc quân-phục của Việt-Nam Cộng-Hòa, chỉ có khác bấy nhiêu đó thôi!
Nàng thở dài buồn-bả buông ra lời thều-thào như van xin:
“Hàng đêm em cầu nguyện với Đức Mẹ Maria, xin Mẹ theo dỏi, che-chở các chuyến bay của anh được bình-an yên-lành…bay đến nơi về đến chốn”
Thấy vẽ mặt buồn rười-rượi của nàng, tôi nhanh miệng nói tếu một câu cho bớt đi sự căng-thẳng, “Anh bay trên trời, gần thiên-đàng có gì anh lên trước, thò tay xuống kéo em lên sau…có gì mà em phải lo”
“Xí...anh cứ đùa hoài…lên thiên-đàng bộ dễ…hỷ”
“Anh nói đổi vùng hoạt động…chắc chẳng bao giờ anh trở lại …hỷ”
Tại sao nàng cũng có giác-quan như vậy! Hay là tại anh Mai nói…?
Như muốn cho nàng nuôi hy-vọng, hay ít ra làm cho nàng vơi đi sự suy-tư buồn-bã. Tôi tiếp: “Tuy đổi vùng hoạt-động, nhưng Quận Hương-Hóa nầy là lãnh thổ trong đất nước mình, vẫn còn là vùng hoạt-động của các anh. Đường mòn Hồ-Chí-Minh là trọng điểm mục tiêu phải trinh sát! Không-gian tuy rộng lớn nhưng chi thu nhỏ lai trong tay Phi-công Trực-thăng ma thoi, vi em o dau anh cung dap xuong ngoi ben canh em duoc ma … nang Son Nu Khe Sanh hay tin anh di! Vì các anh đáp đâu lại chẳng được…em lo gì anh không trở lại…chỉ sợ lòng người ngại núi e sông mà thôi”
Mình tự chép miệng nhủ thầm: “Đã đổi được không khí rồi, sắc mặt nàng bắt đầu hồng-hào vui trở lại, yến lên nét nhí-nhảnh thơ-ngây của tuổi còn con gái, nhưng lòng mình lại tiềm ẩn xót-xa nỗi buồn vô hạn.
Như đọc được ý nghĩ của mình:
“Dường như anh có gì đang suy-tư lo-lắng”
Tôi giật mình tỉnh giấc:
“Anh đang lo-lắng cho cuộc hành-quân ngày mai”
Nàng nhanh miệng: “Ngày mai các anh rời nơi đây mà?”
Để che lấp sự sơ hở, tôi tiếp: “Anh đang lo cho cuộc hành-quân sắp tới”
“Anh quá cẩn-thận”
“Không cẩn-thận thì chết cả lủ”
Mình không che dấu được nỗi khổ tâm khi sắp xa nàng vã lại những ngày gần đây mình không ngủ được, nên trên vành trán thường có những vết nhăn đăm-chiêu nhiều tội vạ
Nàng sơn-nử nầy chưa đầy mười tám tuổi, nhưng nàng rất lịch-lảm, tế-nhị hơn dân thành, thấy nét mặt tôi lo buồn nên vỗ-về:
“Mình đi chơi “đôi thác-lác” đi anh”
“À…em liệng trước đi…rồi tới phiên anh liệng sau”
Thỏi đá sỏi bay ra từ tay nàng chạm tưng trên mặt nước lên xuống ba lần, tạo nên ba vòng tròn lan dần ra xa rồi biến mất.
Tôi lấy cục đá-sỏi lớn hơn, rồi lấy đà quăng mạnh…Viên đá-sỏi rơi xuống nước một cái “Tủm” rồi chìm mất
“Anh thua em rồi…Anh không được “Tưng” một cái nào…em ‘đôi’… tưng được ba cái”
Tự-ái bị dồn-dập: “Mình là Phi-công, ăn cơm dưới đất làm việc trên trời, mà không lẽ thua cô sơn-nữ quê mùa nầy”
Thôi mình suy nghĩ ra rồi: “Đây là khoa cơ-học phi-hành, qua định-lý “½@SV2 đây mà”
Tôi bèn cẩn-thận tìm kiếm cho bằng được một viên sỏi-đá mõng dẹp có nhiều diện tích mặt bằng hơn:
“Em coi đây, anh sẽ bắt chước em nì…nì” Tôi lấy đà ‘đôi’ (quăng) thỏi đá-sỏi nó bay trên mặt nước thật xa…nhảy tưng bốn cái trông rất đẹp mắt. Nàng vỗ tay: “Phi-công có khác!”
Lỗ mũi tôi dường như nở ra trong hãnh diện với niềm tự-hào
“À Ni, anh thấy em lúc nầy gầy mà xanh ra…không biết em có bệnh hoạn gì không?
“Không biết sao, lúc nầy hằng đêm em trăn-trở không ngủ được…em nghĩ…chắc tại vì em lo đọc kinh nhiều … lâu …hơn”
“Trong người em cảm thấy ra sao! có gì không?”
Nàng lắc đầu đưa đôi mắt buồn rười-rượi nhìn mong lung trên dòng nước như thầm trách một ai!
Cũng may, như chạy tội, chưa lần nào, từ ngày quen nàng đến nay, tôi chưa bao giờ thổ-lộ lời tỏ-tình với nàng, như vậy là tôi vô tội?! Tôi chỉ xem nàng như một người em gái hậu-phương miền sơn-cước; Có đôi khi tôi tự nhủ: “Ước gì mình không bị ràng buộc” Tư-tưởng nầy bỗng biến mất ngay lập tức. Tôi rất yêu thương đứa con gái đầu long, mỗi lần thi hành xong công tác mission impossible trở về nhà, nó thường đeo theo tôi tâm-sự rối-rít: nào là Má nó cứ rầy la nó hoài, đi chợ không chịu mua chuối chưng bột bán cho nó…bắt nó uống sửa hoài…ăn nho chua quá…chỉ chỏ vào trán nó chưởi: Cá thúi mà rắn xương…v.v.
Tôi phải trở về bổn phận, không được mơ-hoa trăng-bướm; Lại giằng-co trong tư-tưởng thiện-ác đáo đầu:
“Tại sao ngày xưa khi mình được quyền chọn lựa Phi-hành đoàn, mình bày đặt ra cái tiêu chuẩn…phải là Phi-công bạc mạng, sống cuộc sống vội-vàng, không màng đến ngày mai, mà mình lại cứ khăng-khăng khe-khắt với bản thân, phải là người mẫu-mực? Nhưng chính mình đã chọn Nguyễn Minh Vui là con người gương mẫu để thay mình, nếu chẳng may mình gãy cánh giữa đường.
Đây là tư-tưởng đứng-đắn, mình cũng không bao giờ để Vui thi hành những phi-vụ nguy-hiểm vì gánh nặng gia-đình, cố gìn-giữ như món hàng dự-phòng, chỉ dùng khi thật cần thiết
“Cám ơn Thượng-Đế đã ban cho con nhiều nghị-lực sáng-suốt để tránh lầm-lẫn ăn vào trái cấm” với tâm niệm: “Trân-trọng xem nàng như một bảo vật quý-giá, không được đụng đến sẽ vở, mà chỉ để vào lồng kín, để ngắm nhìn, thưởng-thức…mà thôi!”
Hôm qua, anh ra sau hàng rào nhà em, định cho em biết, mốt anh về; anh đang xòe hai bàn tay đưa lên miệng để làm cái loa, vừa lấy hơi định hú em ra, ngay lúc đó Mẹ em lú dạng nơi cửa sau, anh giật mình thắng gấp, báo hại hơi nó đổi hướng đi lên đường mũi…óc, làm anh phải ù chạy ra xa để ho sặc-sụa, khó chịu vì không gặp được em, nên đêm rồi anh trăn-trở không ngủ được.
“Bây chừ, anh răng…đở chưa?”
“Anh được bình thường rồi…không sao”
Tôi âu-yếm xoa tay lên cái kẹp trên mái tóc Ni.
“Sao anh thấy lần nào em cũng cài cái kẹp bông Cúc nầy, để lần sau anh mua cho em cái khác nghe hỷ…em thích nó ra sao”
“Hễ anh thích là em thích…Cũng như anh quên rồi, lần đầu anh gặp em, anh khen: “Em cài cái kẹp bông Cúc trắng nầy đẹp quá! Nên em thường kẹp nó, chớ em có thiếu gì kẹp”
“Hay là lần sau, anh có mua thì mua cho em cái kẹp có hai cái bông Cúc trắng nằm gần khắn khít bên nhau…hỷ, em thích kiểu như rứa”
Nàng nũng-nịu: “Nãy chừ mình đứng hơi mỏi cẳng…thôi mình trở về tảng đá ngồi đi anh…em sẽ cho anh ăn một món ni ngon lắm”
Nghe nói ăn là mình sợ rồi, Tôi đang lo nghĩ vừa rồi nàng cho tôi ăn bánh bột-lọc, rồi đến lần sau cùng là bánh quai-vạc, không biết tại sao mỗi lần ăn nó vào là tôi bị sình bụng, trúng thực bốn mươi tám tiếng đồng-hồ không ăn uống gì được cả.
Cứ mỗi lần xách máy bay ra Quãng-Trị ăn cơm tại nhà hàng lớn nhất, vì chúng tôi đi ăn có một hạ Sỹ-quan Mỹ đi theo để đến quầy trả tiền, thì tội gì mà không kêu những mòn ngon vật-lạ để ăn cho sướng cái miệng; nhưng riêng tôi cứ ngồi chầu rìa ngó các bạn mình ăn ngon lành, thỉnh-thoảng có người đưa mắt ngó tôi mĩm cười. Họ tưởng tôi thất tình nên biếng ăn, biếng ngủ chớ có ai hiểu biết mô-tê gì đâu! Hôm nay tôi nhất quyết phải nói thiệt cho nàng biết, vì cũng đã quen lâu rồi, nên dễ tâm-tình thông-cảm nhau hơn
Tôi bèn chậm rải thành-thật thổ-lộ cùng nàng:
“Em ơi…kỳ ni em có nhớ đưa đủa không”
Nàng nhanh-nhẩu, vui-vẽ rút ra từ cái bị đan bằng lác:
“Em đem hai đôi đủa…nì, một cái đọi để đựng nước mắm…một chai nước Mắm…và sáu cái bánh …nì, nhân tôm khô em chấy ra đó”
Thấy nàng dứt lời, Mình mừng thầm chắc nàng quên đem ớt trái, nhưng cho chắc ăn tôi tà-lanh tà-lọt hỏi nàng:
“Bộ lần nầy em quên đem ớt hả”
“Có chứ…nó là gia-vị chính, xí nữa em bẻ trái ớt xanh dầm trong đọi nước mắm…nó cay thơm thanh-thao”.
Tôi nghe chữ thanh-thao mà ớn da gà, nỗi cả da vịt, Tôi in trí nên tỏ bày thành-thật với nàng:
“Anh thú thật chuyện nầy cho Ni nghe hỷ”
Sở dĩ anh nhắc em có đem đủa không là vì: Em lấy tay cầm bánh chấm nhiều nước mắm quá, anh nhắm mắt, nhắm mũi hả-họng cho em đút vào…mặn quá, anh về trại uống không biết bao nhiêu là nước, bột khoai mì nó nở ra làm anh bị sình bụng, no hơi; anh không ăn gì được trong hai ngày trời, đã vậy thỉnh-thoảng em kèm theo miếng ớt xanh gọi là cay thanh-tao gì đâu mà nó cay muốn xé cả ruột gan, bao tử…bây chừ…”
Bỗng Tôi thấy sắc mặt nàng se lại hờn-dỗi, nước mắt trào ra chảy nhanh xuống đôi má,
Tôi hoảng-hồn, hoảng-ví, vũ-trụ trước mắt tôi như sụp tối lại, quờ-quạng, cà-lăm, bập-bẹ…nói đi nói lại những câu vô nghĩa dư thừa
Tôi lắc vai nàng, nàng hất tay tôi ra.
“Em ơi…em ơi, anh phải làm răng đây? Anh không biết phải làm răng…Em bày vẽ cho anh đi?...bi chừ anh phải làm răng…em vẽ cho anh đi…? Không biết sao, hay trời cứu mà tôi nói được những tiếng miền trung cho nàng dễ hiễu!
Tôi tự trách mình: Phi-cơ bị tình trạng khẩn cấp đến đâu, tôi cũng rất bình-tỉnh đối phó, nhưng bên cạnh nàng mình lại mất đi cả bình tỉnh, bấn-loạn…có đúng mình quá yếu đuối trong tình-cảm? Chỉ có anh hùng khi trực diện với kẻ thù… “Chả lẽ mình là một Nã-Phá-Luân thời đại?”
Nàng nhìn tôi đang trong bối cảnh bấn-loạn đến tội nghiệp, tự-ái được xoa dịu trước đối tượng đang tỏ bày sự ăn-năn, hối-hận, nàng gạt nước mắt buông tiếng như để trách móc:
“Em sợ anh dơ tay…nên mới đút cho anh ăn chớ bộ”
Rồi nũng-nịu trong nghẹn-ngào:
“Ai vẽ anh không biết ơn…mà còn trách em ni-tê nữa”
Trong đầu tôi lẩm-bẩm: có suối bên cạnh mà lo gì, lúc nào rửa tay lại không được, nhưng thôi nín khe là vàng …
Sẳn đà nàng càu-nhàu: “Từ ngày quen anh đến chừ…chỉ có em là săn-sóc anh thôi…còn anh thì….”
Tôi cướp lời ngay: “Hôm bửa em “bổ” (té) sưng ống quyển anh cũng…”
Nàng cắt ngang: “Anh chỉ rờ thôi, chớ có thuốc men chi mô”
“Thường-thường người ta nói xoa dịu vết thương…thì anh cũng thoa qua thoa lại chung quanh vết bầm...cho nó tan máu, đỡ đau, chớ chả lẽ đi chơi suối mà đem theo túi cứu thương.
“Thôi lần sau anh chừa…anh không nói gì cả…em biểu anh uống nước mắm, anh
cũng làm theo ý em, về trại anh uống nước đã đời, bể bụng chết bỏ cho em vui lòng”
“Anh làm như là em ác lắm không bằng, em chỉ muốn anh ăn được ngon để khen tài Em nấu…chớ bộ”
Tôi trộm nhìn thấy nàng gạt nước mắt một lần nữa, Tôi yên tâm vui-mừng như người vừa mới trúng số độc-đắc; Người con gái miền sơn-cước nầy quả thật bảo-thủ, quá nhạy cảm, không giống như con gái thành-thị, nàng sơn-nữ nầy tự-hào như muốn khoe tài nội-trợ. À mà cũng là lạ, ở rừng núi mà sao có được những ngón tay búp măng thon-thon đang nhẹ-nhàng mở từng chiếc bánh lá, gói bằng lá chuối rất công phu, tay bẻ đôi trái ớt xanh đưa lên mũi ngữi, nàng vừa gật đầu như thích-thú mùi cay thanh-thanh.
Tôi lặng người nín thinh ái-ngại, không biết mình có chịu nỗi sức cay…sẽ hành-hạ ruột gan…có miệng mà chẳng dám nói nên lời! thật tội nghiệp cho tôi!
“Em làm tỉ-mỉ công-phu quá, Má có thấy không”
“Có chứ, mấy lúc sau nầy, Mạ em theo dỏi em, biết em làm bánh cho anh…người
thông cảm sợ em buồn…nên cũng chẳng nói chi…chỉ nhìn em mĩm cười…đôi khi
còn nhắc-nhở em bỏ đúng gia-vị…như tôm khô phải bỏ ra chấy cho thật nhuyển”
“Kỳ ni em nhớ đem theo đủa, nên có lạt mặn gì tuỳ theo khẩu vị của anh…hỷ! Bánh làm bằng bột gạo ăn dể tiêu, anh yên trí không có sình bụng như mấy lần trước mô
mà lo”
Đúng vậy kỳ nầy tôi mới được an-tâm thưởng-thức:
“Ngon quá em ơi…ngon quá”
Ngồi lâu trên tảng đá không quen, giờ cái bàn tọa cảm thấy ê-ẩm hết cảm giác
“Em ơi…mình xuống suối rửa tay, rồi đi bát bộ cho giản gân”
Tôi dang tay kéo, nàng ngoan-ngoản đứng dậy, tiếng suối chảy róc-rách hòa với nhịp chân người, chậm rải, xào-xạc trên sỏi cát, gợi cho tôi biết bao thanh-thản êm-đềm, quên đi những giây phút nghẹt thở khi thả cũng như bốc Toán về từ trong lòng địch, xa-xa có tiếng chim hót líu-lo với âm thanh thảnh-thót nghe vui tai làm tôi chạnh lòng hồi tưởng đến khóa học Mưu Sinh Thoát Hiểm ở Okinawa: phải tự tìm kiếm lá rừng, trái cây như được in hình trong mỗi lá bài của một bộ bài dày cộm.
“Ở đây có trái Sim tím không…Ni”
“Không anh ạ…chỉ có trái Chùm-Bao và Dâu rừng thôi”
“Đâu mình đi kiếm nó ăn chơi cho biết”
“Đừng ăn nhiều…ăn nhiều anh bị rắc-rối…đi bay không nỗi mô”
Nàng đang tìm được cây dâu rừng đầy trái đỏ-ối
“Ôi chào…chua quá đừng ăn anh!”
“Hèn chi ngoài đời người ta kêu cô Dâu, chứ người ta không kêu cô Chuối hoặc cô Xoài’
“Sao vậy anh”
“Vì cô Dâu nào cũng chanh-chua như nhau”
“Anh nói vậy về sau em đi làm Dâu cũng chanh-chua à”
“Em thì chát chớ không chua”
“Thế chát với chua cái thứ mô…anh thích”
“Anh thích chát hơn vì chát chắc bụng, còn chua dễ đau bụng”
Anh biết không, Chúa Mẹ La-Vang, Quảng Trị ban phước, cũng như thiên-nhiên ưu-đải cho dân làng nầy, vì Chùm-bao và Dâu rừng ăn rất mát và nên thuốc nữa, vào mùa nóng dân làng ngủ dậy thấy nuốt nước miếng đau ở cổ, mà ăn nó vào thì đở ngay, lại nhuận trường nữa, đặc biệt trong mùa nắng nầy đâu đâu cũng có, chúng mọc xen kẻ với bụi rậm. Nhưng Trái nầy là của Chúa cho người trong miền núi của chúng em đó!
Hồi xưa anh đi học khóa mưu sinh thoát hiểm, nhà trường có dạy: “Hễ trái nào hoặc lá nào mà Khỉ và Chim ăn là người ta ăn được.
“Sáng nay em chộ Phi-cơ anh bay ngang nhà em, một chặp sau anh đáp rồi lại cất cánh liền, em nghĩ chắc anh quên cái gì nên về lấy…phải không anh?”
Mình nghĩ thầm: “O nầy theo dõi mình dữ quá, nếu nàng làm vợ mình thì đừng có hòng mà bay với bướm, thiên hạ thường nói, khi yêu người ta hay dõi dấu đường đi nước về, nhưng đây mình bay mà cũng bị theo dõi nữa sao?”
“Hôm qua anh bị Phi-cơ khu-trục Hoa-Kỳ F-100 Super-Sabre đuổi phải về lại không phận của mình, mới vừa đáp xuống Đại-Úy Richarson chạy ra biểu phải cất cánh lại ngay, Toán đang bị một Trung-đoàn Bắc-Việt vây đang kẹt cứng trên đĩnh núi, nếu trễ họ có thể bị bắt sống, cho nên em thấy anh cất cánh là vậy đó”
“Thường-thường, các chuyến bay phải báo-cáo cho Tổng Đài Radar biết phi-vụ…”
“Đài đó nằm ở mô anh”
“Trên núi Khỉ-Sơn-Chà, Đà-Nẳng…người chuyên viên đặc-trách Đài khi phát hiện phi-cơ anh, một chấm trắng trên màn Radar mà không thấy ám số nỗi lên liền liên-lạc phối-hợp để biết nguyên nhân từ đâu xuất phát điểm sáng nầy. Họ hỏi Đệ-thất Hạm-đội, Sư-đoàn-2 Không-quân Hoa-kỳ đặc trách Thái-Bình-Dương và Không-quân Việt-Nam Cộng-Hòa, tất cả đều phủ nhận không có phi-cơ của họ ở vùng đó, theo huấn-lệnh điều hành, họ phải cho Phi-cơ Khu-trục lên nghênh cản, trước tiên họ làm thủ tục ép-buộc phi-cơ lạ phải đáp xuống Phi-trường gần nhất, làm theo thủ tục nghênh cản giao-ước quốc-tế xong, phi-cơ lạ vẫn không chịu đáp, lúc đó họ sẽ bắn hỏa-tiển không-không hủy-diệt.
“Ám số trên màn Radar…là gì anh?”
“Ám số là IFF (Identication Friends and Foes) có nghĩa là xác định Bạn hay Địch, người chuyên viên của Đài sẽ cho mỗi phi-vụ một ám số thứ-tự để dễ bề theo dõi vì trên trời rất có nhiều phi-cơ, phi-vụ của anh rất đặc biệt và bí mật, nên anh được lệnh, lúc cất cánh cũng như lúc về đáp không được báo cáo cho ai cả, trong khi cứ mỗi phi-tuần, sau khi cất cánh phải báo-cáo ngay phi-vụ, lệnh hành quân, số phi tác. Vì lý do đó mà anh bị phi-cơ khu-trục F-100 của mỹ đuổi về, khi trên màn Radar có một đóm sáng nỗi lên, nhưng lại không có ám số hành quân.
Ở dưới buồng hành-khách, anh nghe Ông Duncan xổ một tràng văn tục, rồi thúc-dục anh cứ tiếp-tục, vì nếu chậm trễ sẽ vô cùng nguy-hiểm cho Toán, họ có thể sẽ bị bắt sống hoặc khi đáp bốc Toán, phi-hành-đoàn sẽ bị nguy-khốn”
“Thôi bay về cho khỏe…đi anh!”
“Anh bay nữa mà không chịu quay về, khu-trục cơ sẽ bắn hạ anh ngay, vì họ đã làm tất cả thủ-tục ép-buộc không cản rồi, nếu phi-cơ lạ cứ tiếp tục bay thì họ sẽ bắn phi-tiển hạ ngay.
“Thôi họ bảo về …thì cứ về phức đi cho khỏe…anh”
“Khỏe gì được… đáp xuống, bánh xe chưa ngừng hẳn, thì Đại-úy Richarson chạy đến leo lên cho anh biết, có mật lệnh phải cất cánh ngay, dĩ nhiên hai chiếc F-100 cũng đưọc lệnh biết phi-vụ gián-điệp bí-mật của anh cho nên họ bay thẳng một mạch về căn-cứ Udon ở Thái-Lan.
Thọat đầu, bất chợt anh đưa mắt nhìn qua hướng trái, dưới ánh nắng ban mai ở ngoài biển rọi vào, hai vật loang-loáng sang-sáng phản ảnh ở xa xa…dường như hai vật bằng nhôm lóng-lánh dưới ánh mặt trời. Theo phản-xạ, anh định giảm sức máy, chúi mũi xuống núp dưới thung-lủng, vì trong thâm-tâm anh cứ nghĩ rằng Mig-21; nhưng không kịp rồi, anh thấy thân phi-cơ bằng nhôm óng-ánh chần-dần trước mắt anh, gần đến nỗi anh thấy rõ chữ USAF nơi thân phi-cơ, lúc nầy anh mới yên tâm vì biết rằng phi-cơ F-100 của Không-quân Hoa-kỳ. Cho nên khi anh trở về đáp ở Trại, hai chiếc nầy chào anh bằng cách dùng sức máy tạo ra vượt bức tường âm-thanh, rồi vút về hướng Thái-Lan
“Phi vụ của anh là đi cứu, bốc về cho bằng được Toán Strata đã bị thất lạc hơn hai tháng nay, Toán đang bị một Trung-đoàn lính BV bao vây dưới chân núi và họ đang bị mắc kẹt trên chóp núi không xê-dịch được, ngồi đâu lưng với nhau để tử-thủ. Tin mới nhất nhận được trong đó có một toán-viên thất lạc sau khi đụng địch nên chạy lạc lẩn-quẩn đâu đó, anh không có máy HT1 liên-lạc, mà chỉ có độc nhất tấm vải màu da-cam, còn năm toán viên còn lại thì đóng chốt trên đỉnh núi chờ được cấp-cứu, chân cẳng giày mang đều bị rách bươm, tơi-tả…có vài toán-viên bàn chân bị làm độc, nên đã bị sình thối đến nỗi sanh ra con Giòi lúc-nhúc dưới lòng bàn chân.”
Nhận thức phi-vụ nầy vô cùng nguy-hiểm, anh quyết định bay một mình với Duncan: Tôi bổng nghe một tiếng thét lên như mắng yêu trong tức-tối:
“Sao anh chi lạ rứa…bộ điên rồi hả…rủi anh trúng đạn bị thương rồi ai đem phi-cơ về”
“Em nói có lý, nhưng anh cũng cần phi-cơ thật là nhẹ để dễ bề xoay-xở khi đáp ở trên cao độ trong điều kiện khó-khăn và khẩn-cấp nầy” Anh không muốn chuyện đáng tiếc khi đáp xuống mà không còn đũ sức máy để cất cánh lại, vì ở trường Sơn núi cao mà lại trời nóng rát, không khí quá loản không cho phép anh dể dàng cất cánh lại mà sẽ bị power-settling thì nguy cho cã lũ!
“Trước tiên, nhân lúc phi-cơ còn nhẹ, anh nên tìm cách cứu một toán-viên đơn-độc trước, vì anh ta chỉ có một tấm vải màu đỏ cam duy nhất và lẩn-quẩn ở đâu gần đó, sau khi đụng độ với lính Bắc-Việt, anh ta sơ-ý đánh mất máy truyền tin HT1; anh đang cố liên-lạc với Toán-trưởng Strata thì nghe trong nón bay có tiếng la của Duncan át hẳn các tiếng khác:
“Tôi thấy có chữ SOS trên sườn núi, giữa đám cỏ tranh”
Anh mau-mắn la lên: “Ở đâu…ở đâu?”
Duncan la lớn: “Ở hướng bốn giờ”
Anh liền quẹo gắt chúi mũi về bên phải, thấy ngay chữ SOS trước mặt; có lẽ trước đó hắn chui vào đám cỏ tranh rồi chạy vòng thành chữ và dùng dao cắt gốc thành chữ SOS, Anh tăng sức máy phóng tới thì cũng vừa nghe Toán năm người kêu cứu ơi-ới,
Anh dặn họ bình tỉnh đợi anh đi cứu toán-viên thất lạc trước rồi sẽ đón các anh sau
Anh vặn âm thanh vô tuyến nhỏ lại chỉ vừa đủ nghe, dành ưu tiên liên-lạc intertone với Duncan để lo chuyện cứu người, nhưng anh vẫn nghe tiếng la-làng thất thanh của Toán-trưởng báo cáo tọa độ bãi đáp, anh bèn tắt máy vô-tuyến để dễ điều-động
Nàng ngắt lời: “Anh kể em nghe hấp-dẫn quá…nhưng lại càng làm cho em hồi-hộp lo sợ cho tánh mạng của anh…Đêm nào em cũng cầu nguyện vời Đức-Mẹ Maria cho những chuyến bay của anh được bình-an vô-sự trong tay Chúa-Mẹ!”
“Thôi, vậy từ bây chừ trở đi anh không kể chuyện nầy cho em nghe nữa mô…!”
Nàng nài-nỉ: “Anh cứ tiếp-tục kể đi…người càng sợ Ma thì càng thích nghe chuyện Ma”
Vừa bay một vòng thì thấy tấm vải Đỏ hiện rất rõ trên màu xanh của lá rừng, nằm trên một ngọn cây cao nhất ở vùng đó. Anh sà xuống bay thấp sạt qua ngọn cây thì phát hiện có một người đang vẩy tay, đúng ám-hiệu giao-ước trước khi thả, cũng bộ đồ rằn-ri đó trước khi lên Trực-thăng.
Chắc-chắn toán-viên của mình rồi, vì gió giật và cao-độ quá cao, anh phải làm cận tiến thật nhẹ-nhàng…anh rán kềm giữ sức máy hơi cao 2700 vòng/phút, giữ đứng yên một chỗ trên ngọn cây; gió núi xoáy tròn giật mạnh quá làm cho Phi-cơ bị chòng-chành rất khó giữ yên một chỗ; anh bắt đầu thả dây Cáp Cần-trục xuống hối thúc Duncan móc vòng-phao an-toàn vào khớp trục, dây phao bắt đầu chạy xuống, nhưng bỗng dưng nó dỡ-chứng khựng lại, không xuống nữa, anh bấn quá không biết phải giải quyết ra sao, thôi rồi, làm sao cứu hắn ta đây; liền đó, anh nghe có tiếng AK dòn như bắp rang từ bên kia sườn núi có chữ SOS bắn qua, yên tâm…còn lâu đạn AK mới qua tới đây, rồi thình-lình có tiếng AK ở sau đuôi bắn tới nhưng nhịp độ có rời-rạc hơn, vừa cố giữ Phi-cơ đứng yên một chỗ, nhẹ-nhàng từ-từ quay mũi chín mươi độ qua phải để quan-sát địch-tình như thế nào, chúng ở dưới cạnh sườn thẳng-đứng, khó mà leo lên đây dễ-dàng được. Dường như có vài viên đạn trúng vào thân tàu, anh rất có nhiều kinh-nghiệm với âm-thanh đạn xuyên qua thân tàu: “âm-thanh nghe như bánh tráng (đa) bẻ đôi, anh thét lên hối thúc Duncan, “ông nịt dây lưng an-toàn thòng người ra khỏi Phi-cơ đứng trên càng bánh xe…máy cần trục hư rồi…bất cứ giá nào cũng phải đem hắn lên, không nó sẽ bị bắt ngay” Anh bắm nút cắt bỏ dây cáp cần trục để khỏi bị vướn khi cất cánh.
Anh ló đầu ngó ra đã thấy Duncan đứng vững chắc trên càng bánh xe trong vị thế sẳn-sàng. Tiếng AK lại nghe gần hơn, chát-chúa như bắp rang, bên kia Toán năm người cũng phát hiện nên kêu cứu rối-rít…lại thêm vài viên đạn trúng thân tàu nữa, rồi phi-cơ bắt đầu run-rẩy chắc trúng vào cánh quạt chính, mong đừng trúng vào chỗ nhược nơi đầu cánh chạm gió, gió núi bắt đầu giật xoáy tròn Phi-cơ chao đảo rất khó mà kềm giữ cho nó ở yên một chỗ.
Anh tăng sức máy lên 2800 vòng/phút, sức máy càng tăng hắn ta càng bị sức gió đẩy mạnh xuống cho nên hắn càng ôm cứng vào cành cây rồi làm sao mà cứu đây, cánh quạt chính đang cắt ngọt những cành cây nhỏ quanh dưới đó.
Anh thét to… “Duncan, Tôi ấn xuống anh rán kéo hắn lên…O.Kay!”
Bây giờ phải chấp nhận dùng cánh quạt chém những cành cây nhỏ để cứu hắn, Tôi lại ló đầu ra cửa sổ…phải thật chính xác, nhìn hắn đang ôm cành cây lao-chao dưới thân tàu, anh ấn xuống đều tay lái vừa đúng tầm tay của Duncan, lúc nầy anh cảm thấy vô cùng lo-sợ và hồi-hộp…tai nghe những âm thanh các cành cây bị cắt gọn, mắt không dám nhìn vào đó, tâm trí chú ý vào Hắn và Duncan.
Anh đang lẩm-bẩm: Duncan khỏe mạnh thật, hắn ta dang tay kéo hắn lên như xách một con Nhái.
Anh kéo nhẹ phi-cơ lên rồi nhúi mũi cất cánh, trực chỉ bay qua cứu Toán năm người
Bỗng nghe trong nón bay, Duncan la hoảng “hắn chảy máu ở nơi đầu nhiều lắm không biết có sao không, Tôi thấy hắn nhắm mắt nhưng còn thở”
“Ông kiểm soát nơi đầu hắn coi sao kỳ vậy”
“Có lẽ lúc tôi kéo hắn lên mạnh quá nên đầu hắn đụng mạnh vào ổ cần trục cấp-cứu…”
“Không sao…Ông kéo hắn gần lên phía trước mũi Phi-cơ, cho nằm ở đó, trọng lực máy bay sẽ nhẹ bớt, tụi mình đi qua bên kia liền để cứu Toán năm người, O.Kay?”
Anh bắt đầu mở vô tuyến âm thanh lớn hơn, thì đã nghe Toán gào thét ơi-ới
“Chúng tôi đã chuẩn bị bãi đáp rồi, chúng tôi đang thả khói màu Vàng”
Anh hoảng-hốt thét lên: “Đừng, đừng lính Bắc-Việt sẽ thấy…”
“Không sao…vì chúng đã biết chúng tôi ở đây lâu rồi…chúng tôi ngồi đâu lưng với nhau tử-thủ… cố gắng nhanh-nhanh cứu chúng tôi…”
Hắn vừa dứt câu thì anh đã thấy màu khói Vàng bung lên cuộn theo chiều gió trông rất đẹp mắt nhưng không đẹp mắt chút nào trong giờ phút nầy. Anh nhìn xuống mừng thầm và lẩm-bẩm:
“Chắc trời thương thêm một lần nữa!” bây giờ bãi đáp thật lý tưởng, một mõm đá nằm cheo-leo trên đĩnh núi dốc đứng, lính Bắc-Việt muốn bắt họ cũng phải hy-sinh ít nhất một Tieu-đội hoặc hơn thế nữa”
Anh bắt đầu nghe tiếng trung-liên rồi Đại-liên hòa lẫn từ dưới chân núi bắn lên mỗi lúc lại càng tăng cường độ ác-liệt hơn, nhưng anh rất yên tâm vì còn quá xa, đạn không thế nào đến đây được! Thường-thường đáp ở trên núi Phi-công không những rất thận trọng trong tay lái mà còn phải làm cận-tiến thật uyển-chuyển nhẹ-nhàng, ở đây vào lúc nầy anh làm đảo lộn cả sách vở nhà trường dạy. Anh bay ù tới thật nhanh…không từ trên tà-tà xuống mà từ dưới phóng nhanh lên, một cuộc đáp cận-tiến không tiền khoáng hậu, có như thế mới tránh được những tràng đạn của địch, rồi Phi-cơ anh đang lướt trên ngọn cây, trên đầu địch, tai anh nghe thật rõ-ràng tiếng AK dòn như bắp rang dưới cạnh sườn bên kia, trên đà Phi-cơ lướt nhanh, anh phải dùng một động-tác vô cùng nguy-hiểm là “đứng-khựng” (quick-stop) thật nhanh trên không gian, đây là một động-tác vô cùng nguy-hiểm, Trực-thăng có thể bị “trược-nâng” cánh quạt có thể bị gãy và xếp lại thẵng đứng.
“Lại Trời thương một lần nữa…Anh làm động tác “đứng khựng” quá chính xác, liền sau đó anh nhẹ-nhàng gác càng bánh xe lên tảng đá với sức máy tối đa, có một điều thiếu sót là không có Phi-công phụ giúp đỡ để thắng đứng bánh xe khi đáp, chắc có lẽ Trời thương một lần nữa nên Phi-cơ không bị tuột dốc mà chĩ cà nhẹ qua lại trên tãng đá”
Anh đang dùng sức máy tối-đa, không được giữ tình trạng nầy quá một phút, máy sẽ mất năng-xuất vòng máy và cơ nguy sẽ bị rơi; Dường như tiếng AK đang tiến tới gần hơn, Anh ngoáy đầu ra cửa sổ, thấy Duncan đang giúp kéo từng Toán-viên lên…bốn người đã vào Phi-cơ rất khó khăn vì chân cẵng bị sưng phù-thúi, anh thấy người cuối cùng là Toán-trưởng Đèo-Văn-Đức đang nhe hàm răng nhìn lên cười nhăn-nheo như chó mếu.
Tiếng súng đủ loại bắt đầu nổ khắp nơi, anh chúi mũi cất cánh dựa vào các chướng ngại vật thiên-nhiên, e-ấp xạc vào sườn núi với cây cao dày-đặc, ôm-sát những tựa-điểm cũng như những vùng không có dấu vết sinh hoạt của loài người.
Anh vẫn còn trên phần đất địch, cạnh Đông dãy Trường-Sơn, trên đường mòn Hồ-Chí-Minh hướng cận Bắc, tiến về hướng Nam-Đông-Nam, bên trái là Xã Hóa-Sơn, Huyện Minh-Hóa, Tỉnh Quãng-Bình, vùng nầy rất hiểm trở, đồi núi dốc đứng muốn tìm kiếm hoặc rượt bắt Toán không phải dễ. Nơi đây lại có rất nhiều kho báu từ đời Vua Hàm-Nghi được chôn dấu vào những hang-hốc của Rặng Mã-Cú thuộc địa phận Hòa-Sơn trên vĩ tuyến 17
Vừa đáp xuống phi-trường Phú-Bài thì đã có vận-tải cơ C-130 đưa Toán về Nha-Trang, rồi đưa họ ra an-dưỡng trên một Trại nhỏ ở trên đảo Bích-Đầm…đích thân Bác-sĩ Trí săn-sóc cho họ, mỗi bửa chỉ ăn được vài muỗng cháo, mặc dầu rất thèm ăn nhưng Bác-sĩ không cho ăn nhiều. Dù vậy, nhưng đói quá, họ cứ đòi ăn hoài nhưng lại bị cự tuyệt. Một thời gian rất ngắn sau đó, họ phục hồi rất nhanh, lúc nầy họ mới được đưa vào đất liền trở lại với cuộc sống bình thưòng
“Em thấy tội nghiệp họ quá…người ta đói mà không cho người ta ăn ác quá!”
“Bộ em muốn họ chết à, ăn nhiều đứt ruột sao!” Bác-sĩ có lý chớ”
“Nếu giao họ cho em chắc chết ngắt hết, uổng công anh cố gắng trong lằn tên mũi đạn đem họ về.
Cô nàng chỉ biết cười trừ!
“Thôi về anh ơi…đã chiều rồi…sợ Mạ em lo”
“À thôi cũng đã chiều tối rồi, chúng mình về đi em”
Tôi nắm tay nàng đi theo những lối mòn quen thuộc mà ruột gan như đứt từng khúc. Khác hẳn những lần trước chúng tôi nắm tay nhau tung-tăng lượn khúc như hai đứa trẻ vô tư; nhưng khi sắp sửa tới đường cái Quốc-lộ 9. Tôi và nàng ngồi xổm trên lối mòn, gỡ ra những gai mắc-cở, những bông cỏ vướng mắc, phủi những bụi phấn còn luyến tiếc không muốn bay đi trên chiếc váy sắc-tộc Thái-trắng của nàng. Nàng rất ái ngại sợ không tươm-tất, thiên hạ nhìn thấy họ cười, nàng sợ nhất là người ta sẽ mách với Thầy Mạ của nàng, thì nàng sẽ bị một trận đòn thích đáng
Tôi đưa tay kéo nàng đứng dậy để theo ra đường cái về nhà; Như đọc được trong tư-tưởng của tôi.
“Sao hôm nay em thấy anh ít nói và gương mặt buồn vời-vợi…rứa”
Tôi dối lòng, cười khô, giật mình lấy lại bình tỉnh: “Anh đang suy-nghĩ về kế-hoạch và trách nhiệm trong phi-vụ sắp tới, nhưng thực ra linh-tính báo trước, tôi sắp xa nàng không biết bao giờ gặp lại nhưng tôi lại không dám nói sự thật cho nàng biết sợ nàng thất vọng; thà để cho thời gian lắng dần, nàng sẽ nguôi-ngoai, vết thương nào rồi cũng phải lành theo thời gian…
----------------------
Giữa năm 1964 tôi trở lại Khe-Sanh để tranh tài với phi-vụ không-ảnh giữa phi-cơ thám thính U-2, khu-trục-cơ dọ-thám RF-101 Woodo và Trực-Thăng H-34; hình ảnh sẽ chụp từ Đèo-Mụ-Gịa tới tiền đồn Ben-Het, đặc biệt là bộ chỉ-huy tiền phương Đoàn 559 ở giữa thung lủng Ashau-Aluối mà phía SOQ gọi là Oscar-Eight. (Ðọc giã có thể xem chi tiết cuộc tranh tài bằng Anh ngữ qua đề mục ơ đây: “Queenbee-1 razing a flight of HCM Trail”)
-Phi-cơ dọ thám RF-101 Woodo dưới cao độ 10,000 bộ.
-Phi-cơ Gián-Điệp U-2 bay cao hơn, 10,000 bộ.
-Trực-Thăng H-34 bay kạ-càng trên ngọn cây. (Razed-mode)
Trên đường đến Khe-Sanh, tôi để cho Hảo lái, tôi vặn đài Huế nghe nhạc, lòng vui tươi phơi-phới như mở cờ, chân nhịp theo điệu nhạc trong đài. Tôi tự nhủ thầm: Nàng gặp mình chắc vui mừng lắm, vì đã hai năm dài đằng-đẳng trôi qua, biết bao là nhớ-nhung ray-rứt.
Tôi chụp tay lái bay nhanh hơn, nhưng sợ Hảo buồn nên dã-lã:
“Để tôi bay, anh nghĩ tay một chút”
Trong tâm-tưởng cứ nhớ lại kỷ-niệm nàng thường nói: cứ mỗi lần nghe tiếng máy bay là em hồi-hộp, nhưng khi biết được không phải tiếng máy bay của anh là em lại thở dài buồn-bả, Mạ em hiểu được điều đó nên thường hay an-ủi em; tôi có hỏi gặn nàng; thế tiếng máy bay của anh, em phân biệt ra sao?
Tiếng máy bay của anh, nghe rất dễ thương. Dường như tai của phụ-nữ khác tai của nam giới? Hay tại mình nghe tiếng bành-bạch riết rồi chán?
“Làm sao em phân biệt được không phải là tiếng máy bay của anh?”
“Tiếng máy bay kia nhỏ hơn tiếng máy bay của anh”
“Đúng tiếng máy bay hành-khách bay quá cao nên nhỏ hơn”
Khe-Sanh trước mặt, tôi giữ nguyên sức máy đâm đầu xuống cho nhanh; Cảnh núi đồi quen thuộc vui mắt đang chờn-vờn trước mắt dưới bầu trời trong xanh rất là thơ mộng, không một gợn mây, tôi có thể hình dung sắc mặt vui tươi hớn-hở của nàng khi nghe được âm thanh cánh quạt chặt vào không khi hồn nhiên thanh khiết mơ-màng mà nàng đang hít thở.
Phi-cơ càng xuống gần Khe-Sanh chừng nào, thì nhịp tim của tôi đập nhanh chừng nấy, nếu tình trạng nầy kéo dài, thì nhịp tim của tôi đập quá đà, chắc tôi không còn ở cỏi trần nầy. Như có điều gì khác lạ, mí-mắt tôi giật lia-lịa, khi nhìn thấy dưới đất cảnh vật như có nhiều thay đổi, nhà cửa đâu mất, thay vào đó là cỏ hoang đã mọc lên cao, ngay đến những nền nhà cũng không còn thấy, tôi cố mở to đôi mắt nhìn xuống nền nhà của nàng cũng bị lạc phương hướng, không còn dấu vết nào cả, tôi thầm nghĩ: bây giờ nàng thất lạc ở đâu? Tôi bay thấp một vòng quen thuộc trên nhà nàng cũng chẳng còn dấu vết nào cả. Có phải ánh-nắng mặt trời chói-chan hay sao, nước mắt tôi ứa ra ràn-rụa, bải đáp mờ nhòa trước mắt tôi, tôi đang chao-đảo mất đi sự khôn ngoan bén nhạy
“Hảo…anh cầm tay lái, tập đáp cho quen đễ sau sẽ trở thành IP”
Vừa đáp xong, phi-cơ vẫn còn lăn bánh, chúng tôi đã thấy ngay Thiếu-Tá da màu Thompson đứng đợi tự bao giờ, nơi đây chỉ còn độc nhất có một trại Lực-Lượng Đặc-Biệt nầy mà thôi.
Tôi bung xuống chạy tới hỏi người lính Thượng địa phương, ông cho biết: Chính-quyền chỉ thị phải di cư về Cam-Lộ vì ở đây thiếu an-ninh.
“Họ di-tản bao lâu rồi…?
“Được hai năm rồi”
Thiếu-Tá Thompson cho người ra gọi tôi vào họp gấp
Thompson đứng trước các phóng đồ hành-quân, chào mừng chúng tôi, ông tự hào căn-dặn: “Phương tiện chụp không ảnh của chúng ta không những là dùng máy hình theo kiểu cỗ điển mà còn phải bay thật thấp, những hình ảnh quan trọng nhất là Bộ-Chỉ-Huy Tiền-Phương Oscar-Eight của Đoàn 559” các binh trạm trên đường mòn, công binh xưỡng cũng như Trung tâm Huấn luyện bỗ xung quân số cho chiến trường … Trong khi U-2 và FR-101 đã bay cao mà còn dùng máy ảnh tối-tân gắn cố-định trên phi-cơ.
“Các anh nên thận trọng rán cố-gắng vì không ảnh của chúng ta sẽ rất rõ-ràng và chính xác…họ không thể nào thắng hoặc hơn chúng ta được…Các anh đồng ý?”
“Tất cả đều đồng thanh……Đồng-ý”
Tôi thừa biết đây là một phi-vụ vô cùng nguy-hiểm
Tôi bèn quay qua hỏi Thiếu-Tá Thompson:
“Ở đây có xăng 115/145 không”
Ông cho biết, xe Dodge dưới Quãng-Trị vừa chở lên sáng nay sáu thùng phuy xăng.
Tôi lẩm-bẩm có nghĩa là được một ngàn hai trăm lít, nhưng vì an-toàn mình phải bỏ phần nước nặng nằm ở dưới, như vậy là chỉ xử-dụng được chưa đầy một ngàn lít.
Tôi nhắc-nhở Thompson, số xăng nầy tôi chỉ bay được một chiếc mà thôi.
Thompson mau-mắn trả lời: “Ngày mai sẽ có một đoàn quân xa chở toàn là xăng 115/145 cho riêng ông mà thôi”.
Tôi ra lại bải đáp để đốc thúc chuẩn bị phi-vụ, hôm nay tới phiên Cơ-phi Vàng bay với tôi, vừa ra tới nơi, tôi hối-hả dặn:
“Anh Vàng…anh có bỏ xăng cặn ở dưới đáy thùng chưa”
Hắn ngừng tay bơm xăng, thở hổn-hển trả lời:
“Tôi bỏ gần một phần tư thùng”
“Rán bơm cho đầy nhóc ba bình xăng, hôm nay phi-vụ rất nguy-hiểm, tôi để anh ở nhà, anh lấy cho tôi hai dây nịt bụng an-toàn, một cái cho Master Sergeant, Donald Duncan một cái cho Thiếu-Úy Huỳnh-Thuận-Nhã (sau chuyễn qua Không Quân và chết lúc Pleiku di tãn) thuộc Lực-lượng Đặc-Biệt – “Anh để tôi bơm xăng, anh vào lều nói với Thiếu-Úy Tống Phước Hảo chuẫn bị bãn đồ và hành trang đễ bay copil với tôi vì phi vụ nầy phãi chấp nhận đọ sức với AK, và cũng vì an-toàn cho đoàn viên, tôi không thễ bay một mình như mọi khi, và nhớ đem ra cho tôi 2 máy truyền-tin ti-hon HT-1, tôi muốn đem theo hai máy cho chắc ăn.
Thật vô cùng lãng mạn và yếu đuối, nếu những người bạn mà biết được tâm trạng của mình, họ sẽ khinh-khi và cho mình là anh-hùng Rơm, ai ai cũng vì nước mà quên mình, chớ không ai vì tình mà bỏ mạng; Cảnh cũ còn đây nhưng người xưa đâu rồi chẳng thấy, tự nhiên mình cảm xúc chán đời, nhưng biết đâu có như vậy mình mới đâm ra liều lĩnh, sẽ điên-cuồng dấn sâu vào sào huyệt của địch: Bộ-Chỉ-Huy-Tiền-Phương, Đoàn 559, mà Toán SOG gọi Oscar-Eight, nơi ngày xưa mình bay phi-cơ quan-sát chấm vào tọa độ là Đồn ‘Litôn’ và ‘Tourout’ phải luồn lách oằn-èo trên con suối lớn giữa hai vách núi dựng ngược lên trời…mình sẽ vào một cạm bẩy với đầy dẫy súng phòng không, chạy dài xuống thung-lủng Aluoi, Ashau là nơi tử địa, “Anh hùng tử chí hùng nào tử!”
Cứ mỗi lần cất cánh và hạ cánh lại phải bay qua con suối, nơi hẹn-hò trữ tình của ngày xa xưa ấy, thật những gì trông thấy mà đau đớn lòng, nơi đây núi rừng thiên-nhiên, không-khí trong lành không bụi-bặm nhưng sao tôi mãi dụi mắt? Tôi đau-đớn bùi-ngùi thầm nghĩ: “Tưởng rằng nàng đã mất ta nhưng thật sự ta đã mất nàng!!! Bây giờ nàng phiêu bạt ở nơi mô!?
Có một lần, chính tôi cũng không hiểu nguyên nhân nào tôi tự động đi ra chỗ hẹn như một bóng Ma dáo-dác nhìn trời, rờ-rẫm vào những tảng đá như ôn lại những kỷ niệm đã điêu tàn trước mắt; Tôi thét vang trong rừng, rồi âm vang vọng lại như tiếng kêu cứu tuyệt vọng trên sa-mạc mênh-mông lịm dần trong gió cát, nhưng ngược lại, đó là một lời than-thở nhẹ-nhàng, một lời trách móc gởi đi cho gió. Những kỷ niệm ấy vẫn còn lắng đọng trong tâm-trí của người Phi-công hào-hoa, tiềm-ẩn đầy lãng-mạn, dù buộc phải ngụp lặn trong cuộc chiến triền-miên, như nghe đâu đó trên quê-hương mình, chiến tranh là một điều đáng buồn, là tiếng kêu la hoảng-hốt của cả một dân-tộc chớ không riêng gì cho một Miền Nam.
Tin mới nhất do một người lính Thượng có quen biết về gia-đình nàng, rằng gia đình nàng đã phiêu bạt về Cam-Lộ, rồi sau một thời gian ngắn, gia-đình nàng lại định cư tại xóm Đạo La-Vang.
Ai qua xóm Đạo La-Vang
Thấy cô gái ấy cho tôi biết dùm
Ai qua Xứ Đạo La-Vang
Thấy cô gái nớ cho tôi nhắn cùng!
Chỉ là một tiếng kên la thảm thiết…trống vắng…thất thanh…chết lịm giữa bãi sa-mạc!
Ôi…! Ánh mắt đa tình…vẫn còn dõi bóng giai-nhân!!!
Queenbee-1
No comments:
Post a Comment