Cuộc chiến tại Trung Đông vẫn bao trùm khắp các mặt báo Pháp số ra hôm nay, 17/10. Trang nhất báo Le Monde đăng bức ảnh về cảnh cứu hộ những người mắc kẹt trong đổ nát ở Gaza, do các cuộc tấn công của Israel, bên cạnh dòng tựa lớn « Tại Gaza : Cái bẫy tàn nhẫn ở Jabaliya ».
A
woman sits on the rubble of a destroyed building, after Israeli forces
withdrew from a part of Jabalia refugee camp, following a raid, in the
northern Gaza Strip, May 30, 2024. REUTERS - Mahmoud Issa
Chi Phương
Mở đầu mục quốc tế, Le Monde đặt câu hỏi : Bao nhiêu người đã cố tìm đường rời khỏi Jabaliya, khu vực mà quân đội Israel bao vây từ ngày 06/10,
không được tiếp tế đồ ăn thức uống, không được chữa trị, đồng thời phải
hứng chịu các trận bom đạn từ Israel, tấn công vào tận nhà của họ ?
Theo số liệu từ Liên Hiệp Quốc khoảng 430 000 người vẫn mắc kẹt tại thành phố Jabaliya,
phải đối mặt với cái chết cận kề, nếu di chuyển, do chiến dịch tấn công
của Nhà nước Do Thái. Những ngày vừa qua, Israel tăng cường các cuộc
tấn công vào dải Gaza, khiến hàng chục người bỏ mạng, nhiều người vẫn
nằm trong đống đổ nát. Người dân tại đây không nhận được thông báo về
các khu vực nguy hiểm, hay lệnh sơ tán từ phía quân đội Israel, như vậy
chẳng khác nào từng tấc đất đều đầy rẫy bẫy tử thần, mà Le Monde mô tả
như một « địa ngục » trần gian. Liệu chiến lược tấn công của Israel có
phải là sử dụng bạo lực, gây ra nạn đói, cắt nguồn tiếp tế ?
Từ
mùa xuân năm nay, hàng viện trợ gửi đến Gaza đã giảm hơn một nửa. Trước
kia, hơn 120 xe tải vận chuyển hàng vào Gaza, thì nay xuống còn khoảng
50 xe, do Israel phong tỏa, ngăn chặn nguồn viện trợ, nguồn sống duy
nhất của gần 2 triệu dân Gaza. Theo Le Monde, Washington biết tình trạng
này và không có hành động gì. Điều đáng nói là luật pháp Hoa Kỳ quy
định « chính phủ không được tiếp tục gửi vũ khí đến quốc gia ngăn chặn
viện trợ nhân đạo ». Le Monde đặt ra giả thuyết là Israel đang muốn «
giảm dân số » của Gaza, bằng cách đơn giản là bỏ đói họ. Trước cáo buộc
này, phía Israel bác bỏ và khẳng định rằng chiến lược này là để bỏ đói
Hamas, ngăn chặn nguồn tiếp tế cho lực lượng Hồi giáo Palestine này chứ
không phải nhắm vào thường dân.
Không
có nhà báo được phép tác nghiệp tại Gaza, theo La Croix, những hình ảnh
hiếm hoi từ khu vực này đến từ một số người dân, loan tải qua mạng xã
hội, báo động về nguy cơ diệt chủng mà họ đang trải qua. Trước áp lực
hạn chế cung cấp vũ khí, Hoa Kỳ đã ra hạn 30 ngày cho Israel, giải quyết
khủng hoảng nhân đạo.
Xã
luận La Croix nêu ra « cuộc xung đột Israel và Palestine » đã du nhập
vào Pháp. Căng thẳng giữa các cộng đồng Do Thái và Hồi giáo đã gia tăng
trong những tháng gần đây. Đối thoại giữa 2 cộng đồng tôn giáo này gặp
nhiều trở ngại. Nhật báo Công giáo cho rằng « vì cuộc xung đột đã du
nhập vào Pháp, nên chính Pháp cũng phải góp phần vào việc gây dựng hòa
bình ». Trong các giáo đường Do Thái, thánh đường Hồi giáo, hay các nhà
thờ Thiên chúa giáo, từ “hòa bình” được lặp lại hàng ngày trong các buổi
lễ .
Le Monde
và Libération đều quan tâm đến cuộc xung đột ở Liban, một mặt trận khác
của Israel tại vùng Trung Cận Đông, chống lại lực lượng Hezbollah. Le
Monde nói về thảm kịch hồi đầu tuần này, 24 người bỏ mạng trong cuộc tấn
công của Israel ở vùng Zgorta,
« chưa bao giờ quân đội Do Thái lại đánh sâu vào miền bắc của Liban »
như vậy. Phóng sự của Libération đưa người đọc đến thung lũng Bekaa, tại
thành phố Baalabek, từng có 250 000 dân
trước chiến tranh, thì nay trở nên hiu quạnh, vắng bóng người, chìm
trong đống đổ nát. Kể từ khi xung đột nổ ra, hàng ngàn người đã sơ tán,
đi lánh nạn.
Khu
vực vùng núi này được cho là một trong những điểm hoạt động chính của
Hezbollah, là nơi trung chuyển vũ khí của Iran từ Syria qua, và cũng là
địa điểm sản xuất, lưu trữ vũ khí của lực lượng Hồi giáo ở Liban. Theo
Libération, khó có thể biết được những mục tiêu tấn công thường nhật của
Israel, vào những tòa nhà, hạ tầng thương mại, hiệu thuốc, liệu có phải
là nơi hoạt động hay chứa vũ khí của Hezbollah hay không. Nhưng bên
cạnh đống đổ nát đó, người ta tìm thấy đây đó những chiếc giày của trẻ
em.
Trong một cuộc phỏng vấn trả lời Le Figaro, khi được hỏi khi nào thì kết thúc chiến dịch ở Liban, thủ tướng Israel Benajamin Natanyahu khẳng định rằng «
mục tiêu chiến tranh rất đơn giản, phá hủy toàn bộ mạng lưới khủng bố ở
miền nam Liban, và khả năng tấn công vào biên giới phía bắc của nước
này, đẩy lùi Hezbollah về phía bên kia sông Litani, để đưa 600 000 người Do Thái quay trở lại nhà của họ ở vùng biên giới một cách an toàn. »
Châu Âu đồng lòng thắt chặt nhập cư ?
Vấn đề nhập cư vẫn là điểm nóng thời sự tại châu Âu. Xã luận Le Figaro chạy tựa “ Khi châu Âu thức tỉnh ». Nhật báo cánh hữu nhắc lại cuộc khủng hoảng người nhập cư vào năm 2015, khi Đức tiên phong mở rộng cửa tiếp đón hàng triệu người xin tị nạn từ Syria và Iraq, thế nhưng gần đây Berlin vừa ra quyết định thiết lập lại các biện pháp kiểm soát biên giới, hạn chế trợ cấp xã hội cho người nhập cư.
Le Monde nêu ra những thay đổi trong nền chính trị tại Đức, cánh hữu trỗi dậy, với những diễn văn chống nhập cư. Nhiều dân biểu nêu ra tình trạng thiếu phương tiện tiếp đón người nhập cư, tác động đến công luận.
Không chỉ riêng Đức, mà nhiều nước thành viên của Liên Âu đã đưa ra những biện pháp đơn phương để thắt chặt nhập cư, nhưng tất cả đều thừa nhận sự cần thiết phải có sự phối hợp giữa các nước thành viên.
Ví dụ tại Ý, chính phủ của thủ tướng Giorgia Meloni đã mở một trung tâm tiếp đón người tị nạn, không phải tại Ý mà ở Albanie. Những người đến Ý không có giấy tờ và muốn nộp đơn xin tị nạn, tùy theo hồ sơ, quốc tịch, thể trạng sức khỏe,…, sẽ được gửi đến nước vùng Balkan để chờ làm thủ tục. Nhóm di dân đầu tiên đã được lực lượng Ý đưa đến Albanie vào thứ Tư vừa qua.
Thủ tướng Meloni khẳng định rằng quyết định mà Ý thực hiện có thể là mô hình để các nước khác noi theo. Tuy nhiên, Le Figaro đặt ra nhiều câu hỏi, liệu xử lý hồ sơ xét đơn xin tị nạn từ xa có thực sự hiệu quả hay không ? Những người di cư, không nằm trong danh sách 22 nước được Ý coi là « an toàn », liệu có cơ hội xin tị nạn thành công hay không, số phận của họ sẽ ra sao ? Thế nhưng, Pháp, Đức, và cả Anh Quốc đang đứng từ xa « quan sát một cách thích thú » thỏa thuận giữa Tirana và Roma : xây dựng các trung tâm giam giữ người nhập cư, chờ đợi đơn tị nạn được xử lý.
Le Figaro cũng nêu ra trường hợp của Hungary, bị tẩy chay vì xây dựng 175 km tường thép gai ở biên giới, bị Liên Âu trừng phạt, thì nay được mô tả là người tiên phong đưa ra giải pháp đối với nhập cư. Thái độ cứng rắn của Hungary đối với người nhập cư đang dần được nhiều nước châu Âu ủng hộ.
Theo số liệu từ Frontex, số người vào lãnh thổ Liên Âu trái phép đã tăng 42 % trong 9 tháng đầu năm nay, so với cùng kỳ năm ngoái. Hôm nay, các lãnh đạo của 27 nước họp tại Bruxelles, để đẩy nhanh việc thực hiện thỏa thuận về nhập cư và xin tị nạn được thông qua hồi tháng Tư. Theo Les Echos, thỏa thuận này được cho là một công cụ quyền lực, cho phép xử lý nhanh hồ sơ xin tị nạn, cải thiện việc xác định danh tính cũng như các kiểm soát an ninh. Một điểm quan trọng trong thỏa thuận này, là việc nước tiếp nhận người xin tị nạn, một là đảm nhận trách nhiệm, hai là từ chối và trong trường hợp này, phải đóng góp tài chính hoặc hỗ trợ nước thành viên khác tiếp nhận người tị nạn.
Trong cuộc họp này, Liên Âu cũng sẽ phải thảo luận về số phận của những người bị từ chối cấp quy chế tị nạn hoặc bảo hộ, liệu trục xuất những người này về nước họ có phải là giải pháp hữu hiệu ? Vào năm 2023, hơn 480 000 người đến từ các nước thứ ba, nhận lệnh tục xuất khỏi lãnh thổ EU, thì chỉ khoảng 18 % trong số họ thực sự trở về nước.
Những người Nga phản chiến lưu vong
Về
cuộc chiến tại sườn đông châu Âu, nếu như La Croix nhắc lại « kế hoạch
chiến thắng » Nga, mà tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky trình bày
trước Quốc Hội nước này vào hôm qua, với hy vọng có thêm ủng hộ từ đồng
minh phương Tây thì Libération dành hồ sơ lớn nói về phe đối lập « phản
chiến người Nga ».
Nhật báo cánh tả đã
phỏng vấn nhà đối lập Ilia Iachine, vừa được Matxcơva trả tự do sau hai
năm giam giữ, trong cuộc trao đổi tù nhân với phương Tây vào mùa hè vừa
qua. Ông Iachine bị kết án vì công khai lên án cuộc chiến của Vladimir
Putin tại Ukraina. Ông từng là thân cận của chính trị gia Noris Nemtsov,
bị ám sát vào năm 2015. Rời khỏi Nga gần đây, hiện nhà đối lập đang có
chuyến « công du » tại nhiều nước châu Âu, với mục đích « liên kết với
những nhà đối lập khác, cũng đang lưu vong ở nước ngoài, cùng gia nhập
vào một phong trào hòa bình, phản chiến, đòi tự do cho Ukraina.
Mặc
dù không thừa nhận là người kế nhiệm nhà đối lập Alexei Navalny, nhưng
hiện, ông Iachine đang làm việc với vợ và những người thân cận của
Navalny. Xã luận Libération cho rằng, Iachine đang đặt cược vào một xã
hội Nga, bị « hóa đá », bởi cuộc đàn áp từ nhiều năm qua, và các chính
sách tuyên truyền u mê của điện Kremlin. Có nhiều người Nga phản đối
chiến tranh và đây có thể là tiềm năng để thực hiện một phong trào phản
kháng.
Trả lời Libération, Ilia Iachine khẳng
định rằng « làm chính trị khi tị nạn ở nước ngoài là tình thế bắt buộc
», trước các đe dọa từ Matxcơva. Chiến lược của ông trên hết dựa vào tác
động từ mạng xã hội để thay đổi công luận tại Nga, dù điện Kremlin tăng
cường kiểm soát Internet.
2024, năm đen tối của khí hậu
Lượng mưa kỷ lục tại pháp, khô hạn ở Địa Trung Hải hay Brazil, tình trạng khí hậu cực đoan tiếp tục ảnh hưởng đến các quốc gia trên khắp năm châu vào năm 2024, đặc biệt là nông nghiệp. Le Monde dành hồ sơ lớn về chủ đề này, với nhận định « 2024 là một năm đen tối ». Tại Pháp, cơn bão Kirk đã khiến nhiều khu vực canh tác ngập nước. Trong vòng một năm, lượng mưa đo được lên đến 1000 ml, thay vì 640 ml như thông thường. Điều này đã khiến nhiều nông dân Pháp gặp khó khăn, khó có thể gieo trồng hoặc canh tác, sản xuất nho và nhiều cây ăn quả khác sụt giảm. Tại Hy Lạp, những nông dân tại Naxos khốn đốn sau 3 năm mà không có giọt mưa nào. Sản xuất khoai tây của hòn đảo đã sụt giảm 70 % vì thiếu nước. 2024 được ghi nhận là năm nóng nhất kể từ bắt đầu thu thập dữ liệu và không khu vực nào trên địa cầu không chịu ảnh hưởng.
Về chủ đề này, Les Echos có tựa « Khủng hoảng nước : Cần một phản ứng khẩn cấp quốc tế ». Nhật báo kinh tế cho biết gần 3 tỷ người và một nửa sản xuất lương thực toàn cầu hiện đang ở trong các khu vực xảy ra hạn hán hoặc khó tiếp cận nước do nhiều nguyên nhân, biến đổi khí hậu hoặc quản lý nguồn nước yếu kém. Cuộc khủng hoảng nước không chỉ tác động đến một nửa sản xuất lương thực toàn cầu từ nay đến 2050, mà còn làm sụt giảm GDP của các nước liên quan, đặc biệt là những nước nghèo.
Trước tình trạng này, một ủy ban quy tụ nhiều chuyên gia đã đưa ra các giải pháp như thay đổi hệ thống lương thực, bảo vệ sinh thái, thay đổi các quy trình công nghiệp, phát triển nguồn năng lượng sạch, bảo đảm việc phân phối nước toàn cầu, nhất là nước sạch.
No comments:
Post a Comment