Thượng nghị sĩ (TNS) Đảng Cộng Hòa JD Vance, người đồng hành tranh cử cùng với ông Trump, cho biết, Hoa Kỳ sẽ ở lại NATO nếu cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử, nhưng các quốc gia thành viên khác của khối liên minh quân sự này cần phải đóng góp công bằng.
Trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình “Meet the Press” của đài NBC phát sóng ngày 27/10, TNS Vance tiết lộ: “[Cựu Tổng thống] Donald Trump muốn NATO trở nên mạnh mẽ. Ông ấy muốn chúng ta tiếp tục ở lại NATO. Nhưng ông ấy cũng muốn các nước NATO thực sự gánh vác phần gánh nặng quốc phòng của họ”.
Năm 2014, sau khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea của Ukraine, tất cả các quốc gia thành viên NATO đều đồng ý phân bổ ít nhất 2% GDP của họ cho quốc phòng trong vòng một thập kỷ.
Hồi tháng 7/2022, khi xung đột Nga – Ukraine leo thành thành một cuộc chiến tranh toàn diện, Tổng thư ký NATO khi đó là ông Jens Stoltenberg đã cảnh báo rằng ngưỡng 2% “ngày càng được coi là mức sàn, chứ không phải mức trần”.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2023, chỉ có 10 trong số 31 nước thành viên NATO đáp ứng được mục tiêu chi tiêu quốc phòng 2% này. Mặc dù con số đó dự kiến sẽ tăng lên 23 trong số 32 thành viên vào năm 2024 sau khi Thụy Điển gia nhập khối, nhưng vẫn còn gần 1/3 thành viên NATO chưa thực hiện được cam kết của mình.
Cựu Tổng thống Trump từ lâu đã chỉ trích các đồng minh châu Âu không thực hiện chi tiêu quốc phòng đầy đủ tương xứng với sự ủng hộ được tuyên bố của họ dành cho liên minh này. Trong quá trình vận động tranh cử, ông Trump cũng nhấn mạnh đến thành công của mình trong việc gây áp lực buộc các thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng. Ông lưu ý, chỉ có 5 quốc gia NATO đáp ứng mức chi tiêu tối thiểu 2% khi ông nhậm chức vào năm 2016, nhưng con số đó đã tăng lên 9 thành viên vào thời điểm ông rời Nhà Trắng.
Hồi tháng Hai, tại một cuộc tập trung vận động tranh cử ở tiểu bang Nam Carolina, ông Trump kể lại rằng ông đã từng cảnh báo tổng thống của một quốc gia “lớn” trong NATO rằng ông sẽ không bảo vệ quốc gia đó khỏi cuộc xâm lược của Nga nếu nước này không thanh toán “các hóa đơn” quốc phòng của mình.
Phát biểu của cựu Tổng thống Trump khi đó đã thu hút cả sự hoan nghênh và chỉ trích từ các quan chức châu Âu. Tổng thư ký NATO Stoltenberg khi đó cho biết, ông “tin tưởng” rằng Hoa Kỳ sẽ “vẫn là một thành viên trung thành của liên minh” bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào mùa thu này bởi vì Washington có lợi khi “có một NATO mạnh mẽ”.
Đảng Dân chủ đã cáo buộc ông Trump sẽ tìm cách “bỏ rơi” các đồng minh NATO của Hoa Kỳ, cho dù một đạo luật đã được thông qua như một phần trong đạo luật ngân sách quốc phòng năm 2023 nhằm ngăn chặn bất kỳ tổng thống Mỹ nào đơn phương rút khỏi NATO hoặc sử dụng các quỹ bị bớt xén cho mục đích đó mà không có sự chấp thuận của quốc hội.
Khi bị người dẫn chương trình Kristen Welker của đài NBC thúc ép đưa ra một câu trả lời trực tiếp, TNS Vance đã đảm bảo với cô rằng dưới thời Tổng thống Trump, Hoa Kỳ sẽ vẫn là thành viên của NATO.
TNS Vance cam kết: “Chúng ta sẽ ở lại NATO”, trước khi chuyển sang chủ đề khuyến nghị các quốc gia giàu có trong NATO như Đức nên chi tiêu quốc phòng phù hợp với quy mô nền kinh tế của họ.
TNS Vance lưu ý với phóng viên Welker: “Thực chất đó chính là Vương Quốc Anh, một vài quốc gia khác, và Hoa Kỳ. Vấn đề của NATO chính là Đức phải chi tiêu nhiều hơn cho an ninh, phải chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng”.
Các quan chức Đức đã thừa nhận mối quan ngại của cựu Tổng thống Trump và của TNS Vance. Berlin cam kết sẽ cải thiện mức chi tiêu của mình. Tại hội nghị an ninh ở thành phố Munich, Đức ngay sau cuộc tập trung vận động tranh cử của ông Trump ở tiểu bang Nam Carolina, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tuyên bố, 2% sẽ “chỉ là khởi đầu” và Đức “thậm chí có thể đạt mức 3,5%” tùy thuộc vào “điều gì đang xảy ra trên thế giới”.
Bộ trưởng Pistorius cũng kêu gọi toàn thể châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng.
Phát biểu tại hội nghị an ninh ở Munich, Bộ trưởng Pistorius lưu ý: “Tôi tự hào nói rằng năm nay chúng tôi sẽ chi tiêu hơn 2% GDP của chúng tôi cho quốc phòng. Tôi cũng đủ thực tế để thấy rằng mức tiêu này có thể không đủ trong những năm tới”.
Lực lượng Hezbollah có thủ lĩnh mới
Hôm
29/10, Lực lượng Hezbollah ở Liban đã bầu Phó tổng thư ký Naim Qassem
làm thủ lĩnh mới của nhóm này, thay thế người tiền nhiệm bị ám sát là
Sayyed Hassan Nasrallah.
Theo các nguồn tin, Hội đồng Shura – Cơ quan ra quyết định tối cao của Hezbollah – đã bổ nhiệm ông Naim Qassem làm thủ lĩnh mới, sau khi ông Nasrallah bị Israel sát hại trong một cuộc không kích.
Ông Qassem, 71 tuổi, là Phó tổng thư ký Hezbollah và thường được coi là nhân vật số hai của phong trào này.
Ông được bầu làm phó lãnh đạo Hezbollah vào năm 1991, dưới quyền của thủ lĩnh tối cao khi đó là ông Abbas al-Musawi. Ông al-Musawi cũng bị Israel ám sát trong một cuộc tấn công vào năm 1992. Ông có quan điểm cứng rắn về Israel và có quan điểm ủng hộ Gaza.
Ông Qassem lên nắm quyền sau khi Hezbollah lần đầu tiên ra thông cáo xác nhận ông Hashem Safieddine, vốn được xem là thủ lĩnh tương lai của nhóm này, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel hôm 4/10 vào một tòa nhà ở ngoại ô phía Nam thủ đô Beirut.
Ông Safieddine, 60 tuổi, đứng đầu hội đồng giám sát các hoạt động quân sự, tài chính và hành chính của Hezbollah, và là người đã điều hành Hezbollah cùng ông Qassem kể từ khi thủ lĩnh Nasrallah thiệt mạng.
Tổng thống Putin ra lệnh tập trận hạt nhân chiến lược
Ngày 29/10, Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga tiến hành một cuộc tập trận răn đe hạt nhân chiến lược mới.
“Hôm nay chúng ta đang tiến hành một cuộc tập trận khác của lực lượng răn đe chiến lược. Chúng ta sẽ phân công các quan chức kiểm soát việc sử dụng vũ khí hạt nhân bằng các vụ phóng tên lửa đạn đạo và hành trình thực tế”, Tổng thống Putin tuyên bố.
Theo hãng tin TASS, Tổng thống Putin đã giám sát cuộc diễn tập từ trung tâm tình huống của Điện Kremlin thông qua trực tuyến.
Ông Putin cho biết Nga sẽ không tham gia bất kỳ cuộc chạy đua vũ trang nào nhưng Moskva cần có lực lượng hạt nhân sẵn sàng hành động. Lực lượng răn đe chiến lược bao gồm các lực lượng tấn công và phòng thủ chiến lược.
Ông nhấn mạnh bộ 3 hạt nhân vẫn là đảm bảo đáng tin cậy cho an ninh và chủ quyền của Nga, giúp duy trì sự ngang bằng về hạt nhân và sự cân bằng quyền lực trên thế giới.
Nga bắt đầu phát triển bộ 3 hạt nhân từ những năm 1950. Vũ khí cơ bản của nó hiện bao gồm các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa cố định và di động trên mặt đất, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chiến lược và cả máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa hành trình không đối đất chiến lược và bom hàng không.
“Do sự gia tăng căng thẳng địa chính trị cũng như sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro mới từ bên ngoài, điều quan trọng là phải có các lực lượng chiến lược hiện đại, luôn sẵn sàng chiến đấu”, chủ nhân Điện Kremlin cho hay.
Ông cho biết Nga có kế hoạch cải tiến hơn nữa tất cả các thành phần trong bộ 3 hạt nhân. Theo ông Putin, các lực lượng chiến lược của Moskva được trang bị tới 94% thiết bị hiện đại. Ông cho hay rằng quân đội cũng sẽ nhận nhiều hệ thống tên lửa cố định và di động mới có độ chính xác cao hơn và thời gian chuẩn bị phóng ngắn hơn so với những thế hệ trước.
Các hệ thống mới cũng sẽ có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ chống tên lửa cao hơn. Hải quân Nga sẽ được cung cấp các tàu ngầm nguyên tử mới và máy bay ném bom chiến lược hiện đại.
Trước đó vào tháng 5, Nga và Belarus đã khởi động tập trận hạt nhân chiến thuật. Vũ khí hạt nhân chiến thuật được sử dụng để đạt lợi ích chiến thuật, cục bộ trên chiến trường. Do đó, nó thường có sức công phá nhỏ hơn vũ khí hạt nhân chiến lược.
Cuộc diễn tập hạt nhân mới nhất của Moskva diễn ra không lâu sau khi NATO đã tiến hành cuộc tập trận hạt nhân quy mô lớn. Cuộc tập trận có sự tham gia của lực lượng quân sự từ 13 quốc gia thành viên NATO với khoảng 2.000 quân nhân, hơn 60 máy bay. Các thành viên NATO ở châu Âu đang được huấn luyện để triển khai vũ khí do Mỹ cung cấp theo thỏa thuận chia sẻ hạt nhân của liên minh này.
Tổng thống Putin từng cảnh báo phương Tây đã sai lầm khi cho rằng Nga sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân.
“Hôm nay chúng ta đang tiến hành một cuộc tập trận khác của lực lượng răn đe chiến lược. Chúng ta sẽ phân công các quan chức kiểm soát việc sử dụng vũ khí hạt nhân bằng các vụ phóng tên lửa đạn đạo và hành trình thực tế”, Tổng thống Putin tuyên bố.
Theo hãng tin TASS, Tổng thống Putin đã giám sát cuộc diễn tập từ trung tâm tình huống của Điện Kremlin thông qua trực tuyến.
Ông Putin cho biết Nga sẽ không tham gia bất kỳ cuộc chạy đua vũ trang nào nhưng Moskva cần có lực lượng hạt nhân sẵn sàng hành động. Lực lượng răn đe chiến lược bao gồm các lực lượng tấn công và phòng thủ chiến lược.
Ông nhấn mạnh bộ 3 hạt nhân vẫn là đảm bảo đáng tin cậy cho an ninh và chủ quyền của Nga, giúp duy trì sự ngang bằng về hạt nhân và sự cân bằng quyền lực trên thế giới.
Nga bắt đầu phát triển bộ 3 hạt nhân từ những năm 1950. Vũ khí cơ bản của nó hiện bao gồm các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa cố định và di động trên mặt đất, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chiến lược và cả máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa hành trình không đối đất chiến lược và bom hàng không.
“Do sự gia tăng căng thẳng địa chính trị cũng như sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro mới từ bên ngoài, điều quan trọng là phải có các lực lượng chiến lược hiện đại, luôn sẵn sàng chiến đấu”, chủ nhân Điện Kremlin cho hay.
Ông cho biết Nga có kế hoạch cải tiến hơn nữa tất cả các thành phần trong bộ 3 hạt nhân. Theo ông Putin, các lực lượng chiến lược của Moskva được trang bị tới 94% thiết bị hiện đại. Ông cho hay rằng quân đội cũng sẽ nhận nhiều hệ thống tên lửa cố định và di động mới có độ chính xác cao hơn và thời gian chuẩn bị phóng ngắn hơn so với những thế hệ trước.
Các hệ thống mới cũng sẽ có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ chống tên lửa cao hơn. Hải quân Nga sẽ được cung cấp các tàu ngầm nguyên tử mới và máy bay ném bom chiến lược hiện đại.
Trước đó vào tháng 5, Nga và Belarus đã khởi động tập trận hạt nhân chiến thuật. Vũ khí hạt nhân chiến thuật được sử dụng để đạt lợi ích chiến thuật, cục bộ trên chiến trường. Do đó, nó thường có sức công phá nhỏ hơn vũ khí hạt nhân chiến lược.
Cuộc diễn tập hạt nhân mới nhất của Moskva diễn ra không lâu sau khi NATO đã tiến hành cuộc tập trận hạt nhân quy mô lớn. Cuộc tập trận có sự tham gia của lực lượng quân sự từ 13 quốc gia thành viên NATO với khoảng 2.000 quân nhân, hơn 60 máy bay. Các thành viên NATO ở châu Âu đang được huấn luyện để triển khai vũ khí do Mỹ cung cấp theo thỏa thuận chia sẻ hạt nhân của liên minh này.
Tổng thống Putin từng cảnh báo phương Tây đã sai lầm khi cho rằng Nga sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân.
‘Thoát Trung’: Apple đã xuất khẩu gần 6 tỷ USD iPhone sản xuất tại Ấn Độ trong năm
Việc
ngày càng nhiều công ty đa quốc gia chuyển dây chuyền sản xuất của họ
ra khỏi Trung Quốc khiến Ấn Độ đang trở thành bên hưởng lợi chính. Riêng
với iPhone của Apple, xuất khẩu từ Ấn Độ trong 6 tháng tính (đến tháng 9
năm nay) đã tăng 1/3, cho thấy sự thay đổi lớn trong chiến lược chuyển
hướng của Apple tránh tập trung vào Trung Quốc.
Bloomberg hôm 29/10 dẫn tin từ những người quen thuộc với vấn đề này cho biết, Apple đã xuất khẩu gần 6 tỷ USD iPhone do Ấn Độ sản xuất, giá trị tăng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vấn đề tin bảo mật nên nguồn tin yêu cầu không nêu danh tính.
Apple đang mở rộng sản xuất tại Ấn Độ thông qua tận dụng chính sách trợ cấp, lao động lành nghề và sự phát triển năng lực công nghệ của Ấn Độ. Ấn Độ là một phần quan trọng trong nỗ lực của Apple nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về sản xuất. Những năm gần đây quan hệ Mỹ và Trung Quốc xấu đi, ngoài chiến tranh thương mại còn diễn ra trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt cuộc chiến công nghệ, theo đó rủi ro sản xuất ở Trung Quốc cũng tăng lên.
Trong số các nhà cung cấp của Apple có 3 nhà lắp ráp iPhone ở miền nam Ấn Độ: Tập đoàn Công nghệ Foxconn, Pegatron của Đài Loan, và Tata Electronics của Ấn Độ. Nhà máy của Foxconn nằm ở ngoại ô Chennai là nhà cung cấp iPhone lớn nhất Ấn Độ, chiếm một nửa lượng iPhone xuất khẩu.
Nguồn tin nói với Bloomberg rằng đơn vị sản xuất thiết bị điện tử của Tata – một tập đoàn Ấn Độ liên quan đến mọi thứ từ muối đến phần mềm – đã xuất khẩu iPhone từ nhà máy ở bang Karnataka từ tháng 4 – 9. Vào năm ngoái Tata đã mua lại đơn vị điện tử từ Wistron, trở thành nhà lắp ráp Ấn Độ đầu tiên của Apple lắp ráp iPhone.
Đại diện Apple của Pegatron từ chối bình luận với Bloomberg, còn người phát ngôn của Foxconn và Tata cũng không trả lời yêu cầu bình luận của Bloomberg.
Apple lần đầu tiên bắt đầu lắp ráp iPhone tại Ấn Độ vào năm 2017, những năm gần đây họ không ngừng tăng sản lượng. Dữ liệu chuỗi cung ứng cho thấy vào năm ngoái có khoảng 30 triệu iPhone được lắp ráp tại Ấn Độ, còn số lượng riêng nửa đầu năm 2024 là khoảng 18 triệu iPhone, dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ sản xuất 23% tổng sản lượng iPhone.
Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Liên bang Ấn Độ, iPhone chiếm phần lớn xuất khẩu điện thoại thông minh của Ấn Độ, khiến trong 5 tháng đầu năm tài chính này thì danh mục điện thoại thông minh là hàng xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ, với kim ngạch xuất khẩu trị giá 2,88 tỷ USD. Trước khi Apple mở rộng hoạt động sản xuất tại Ấn Độ, xuất khẩu điện thoại thông minh hàng năm của Ấn Độ sang Mỹ 5 năm trước chỉ trị giá 5,2 triệu USD.
Tờ SCMP ngày 12/9 đưa tin, một báo cáo mới cho thấy Apple đang sản xuất hàng loạt dòng iPhone 16 mới nhất tại Ấn Độ, bao gồm cả dòng Pro cao cấp. Trong bối cảnh những thách thức địa chính trị, đó là thay đổi lớn trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Apple.
Tháng 6 năm ngoái, CEO Tim Cook của Apple và nhiều lãnh đạo điều hành công nghệ khác đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Washington, họ nhấn mạnh rằng Ấn Độ đại diện cho một “cơ hội lớn”.
Đối tác của công ty quản lý tài sản Deepwater Asset Management, ông Gene Munster nói với CNBC rằng ông Tim Cook đang “đặt nền móng để Ấn Độ có thể lớn hơn hoặc tương xứng với thị trường Trung Quốc”.
No comments:
Post a Comment