Thursday, October 31, 2024

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI : 31/10/2024 Cựu Đệ nhất Phu nhân Melania Trump nói chồng bà ‘không phải là Hitler’

Cựu Đệ nhất Phu nhân Melania Trump hôm thứ Ba (29/10) khẳng định trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News, rằng ông Donald Trump, chồng bà “không phải là Hitler“.

Những thành viên Đảng Dân chủ như cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và Thống đốc Minnesota Tim Walz, đề cử viên phó tổng thống năm 2024, đã so sánh cuộc mít tinh của ông Trump tại Madison Square Garden, Thành phố New York với một cuộc mít tinh của những người ủng hộ Đức Quốc xã diễn ra tại cùng địa điểm này 85 năm trước.

Thật khủng khiếp. Ông ấy không phải là Hitler, và tất cả những người ủng hộ ông ấy, [họ] ủng hộ ông ấy vì họ muốn [thấy] đất nước thành công, và chúng ta thấy các loại hình thức ủng hộ mà ông ấy có như thế nào”, bà nói trong cuộc phỏng vấn trên chương trình Fox & Friends. 

Ông ấy yêu đất nước của mình và muốn đất nước thành công và vì tất cả mọi người“, bà Melania khẳng định

Ông Donald Trump đã chỉ trích chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Kamala Harris vì đã so sánh một sự kiện mà ông tổ chức tại Madison Square Garden của New York vào tuần trước với một cuộc biểu tình của những người ủng hộ Đức Quốc xã tại cùng địa điểm vào năm 1939, nơi những người phát biểu ca ngợi nước Đức của Hitler.

Ông Trump đã đáp trả bằng cách nói với đám đông những người ủng hộ ở Atlanta, Georgia rằng: “Câu nói mới nhất từ bà Kamala và chiến dịch của bà ấy là bất kỳ ai không bỏ phiếu cho bà ấy đều là Đức Quốc xã. Chúng ta là Đức Quốc xã. Tôi không phải là Đức Quốc xã. Tôi là người đối lập với Đức Quốc xã“.

Ông Trump cho rằng bà Harris và những thành viên Đảng Dân chủ khác đang nhắc đến Adolf Hitler và Đức Quốc xã vì lý lịch “tồi tệ” của bà Harris.

Trong khi đó, ứng cử viên phó tổng thống của Trump, Thượng nghị sĩ Ohio J.D. Vance, đã phát biểu tại cùng một cuộc mít tinh ở Atlanta, Georgia: “Tôi hình dung rằng hầu như mọi người trong căn phòng này đều có người thân đã phục vụ trong Thế chiến thứ hai. Gia đình chúng ta thực sự đã đi và đánh bại Đức Quốc xã. Gọi chúng ta là Đức Quốc xã, là một sự ô nhục“.

Ông Vance tuyên bố rằng những người lính Hoa Kỳ tham gia cuộc đổ bộ Normandy vào tháng 6 năm 1944 sẽ bị xúc phạm bởi các chính sách do chiến dịch của Đảng Dân chủ đề xuất.

Thượng nghị sĩ Vance sẽ xuất hiện trên podcast “Joe Rogan Experience
Một phát ngôn viên của Thượng nghị sĩ (TNS) Đảng Cộng hòa JD Vance, người đồng hành tranh cử cùng với cựu Tổng thống Donald Trump, cho biết, ông Vance sẽ sớm xuất hiện trên chương trình “The Joe Rogan Experience”.

Vị phát ngôn viên này tiết lộ với The Epoch Times rằng vào ngày 30/10, TNS Vance sẽ đến thành phố Austin của tiểu bang Texas để ghi âm một chương trình podcast với người dẫn chương trình Joe Rogan. Sự xuất hiện của TNS Vance sẽ diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc phỏng vấn kéo dài gần ba giờ của cựu Tổng thống Trump trên chương trình nổi tiếng này.

Theo số liệu YouTube thu thập vào ngày 29/10, chương trình podcast với sự có mặt của cựu Tổng thống Trump đã thu hút hơn 38 triệu lượt xem trong chưa đầy một tuần.

Không rõ chính xác thời điểm nào trong ngày thứ Tư (30/10) TNS Vance sẽ ngồi trò chuyện với ông Rogan và cuộc phỏng vấn sẽ được công bố nhanh như thế nào. Đoạn ghi âm cuộc phỏng vấn với cựu Tổng thống Trump đã được công bố cùng ngày.

Tính đến thời điểm phát hành bài báo này, ông Rogan vẫn chưa đăng bất kỳ điều gì về cuộc phỏng vấn với TNS Vance trên mạng xã hội. Các bài đăng mới nhất của ông Rogan tập chung vào phiên bản của ông ấy về các sự kiện xung quanh cuộc phỏng vấn tiềm năng với Phó Tổng thống Kamala Harris.

Trên nền tảng mạng xã hội X, ông Rogan cho biết, chiến dịch vận động tranh cử của bà Harris, đề cử viên tranh cử tổng thống của Đảng Dân chủ, đã đề xuất một cuộc phỏng vấn vào thứ Ba (29/10) nhưng kèm theo điều kiện là ông Rogan phải đến gặp bà Harris và vị đề cử viên của Đảng Dân chủ sẽ chỉ có mặt trong một giờ.

Trong bài đăng trên nền tảng tảng X hôm 28/10, ông Rogan nhấn mạnh: “Tôi thực sự cảm thấy cách tốt nhất để làm điều đó [cuộc phỏng vấn] là trong phòng thu ở Austin. Mong muốn chân thành của tôi là có một cuộc trò chuyện vui vẻ và tìm hiểu bà ấy như một con người”. 

Một phát ngôn viên của chiến dịch vận động tranh cử của bà Harris trước đó đã lưu ý giới báo chí rằng Phó Tổng thống Harris sẽ không thể chấp nhận lời mời xuất hiện trên podcast bởi vì “đã lên lịch trình cho giai đoạn này của chiến dịch vận động tranh cử”. 

Chỉ còn một tuần nữa là cuộc tổng tuyển cử ngày 5/11 sẽ diễn ra, vì vậy cả hai chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump và Bà Harris đều đang tập trung vận động mạnh mẽ tại các tiểu bang chiến trường.

Theo trang web của chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump, TNS Vance đã xuất hiện hai lần ở tiểu bang Michigan vào ngày 29/10. Vào buổi sáng ông đã có mặt ở thành phố Saginaw, nơi Phó Tổng thống Kamala Harris xuất hiện chưa đầy 24 giờ trước đó. Vào buổi chiều, ông đã đến phát biểu tại thành phố Holland.

TNS Vance dự kiến sẽ phát biểu tại thị trấn Bedford của tiểu bang Pennsylvania vào buổi chiều ngày 30/10.

Theo lịch trình công khai hiện tại, cựu Tổng thống Trump sẽ đến thành phố Allentown của tiểu bang Pennsylvania, thành phố Rocky Mount của tiểu bang Bắc Carolina, thành phố Green Bay của tiểu bang Wisconsin, thành phố Albuquerque của tiểu bang New Mexico, thành phố Henderson của tiểu bang Nevada, thành phố Milwaukee của tiểu bang Wisconsin, và thành phố Salem của tiểu bang Virginia trong tuần tới.

Phó Tổng thống Harris sẽ có bài phát biểu tại công viên The Ellipse gần Nhà Trắng và công viên National Mall vào tối thứ Tư(30/10).  Bà dự kiến sẽ đưa ra “lý lẽ kết thúc” chiến dịch vận động tranh cử của mình đến người Mỹ. Vào ngày 6/1/2021, ông Trump, tổng thống Mỹ khi đó, đã phát biểu tại cùng địa điểm này trước khi cuộc bạo loạn xảy ra tại Đồi Capitol.

Hôm 29/10, bà Harris vận động tranh cử tại tiểu bang Michigan, trong khi người đồng hành tranh cử với bà, Thống đốc Tim Walz của tiểu bang Minnesota đến thăm tiểu bang Wisconsin. Vào ngày 30/10, Thống đốc Walz sẽ đến thành phố Savannah của tiểu bang Georgia, trong khi cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama dự kiến sẽ thay mặt bà Harris phát biểu tại thành phố College Park của tiểu bang Georgia.

Vào ngày 30/10, bà Harris dự kiến sẽ vận động tranh cử tại các tiểu bang Pennsylvania và Wisconsin, trong khi ông Walz sẽ vận động tranh cử tại tiểu bang Bắc Carolina.
Tòa án Phần Lan ra lệnh tịch thu 4,25 tỷ USD tài sản của Nga

Tòa án Phần Lan đã ra phán quyết tịch thu 4,25 tỷ USD tài sản của Nga tại quốc gia này, theo yêu cầu từ công ty năng lượng Naftogaz của Ukraine.

Theo hãng tin Reuters, nội dung phán quyết được tòa án ở thủ đô Helsinki của Phần Lan đưa ra hồi tháng 8, trong đó yêu cầu tịch thu số tài sản trị giá 4,25 tỷ USD của Nga tại Phần Lan để đảm bảo khoản tiền mà tập đoàn năng lượng Naftogaz của Ukraine đáng được nhận.

“Giá trị tài sản bị tịch thu và phong tỏa rất đáng kể”, Aki Virtanen, quan chức tòa án, cho biết. Cơ quan Thực thi Pháp luật Phần Lan xác nhận đã thi hành phán quyết của tòa, nhưng chưa cung cấp thông tin chi tiết về những tài sản bị đóng băng và tịch thu.

Naftogaz hôm 27/10 cho biết tài sản Nga bị Phần Lan phong tỏa bao gồm bất động sản và các tài sản trị giá hàng chục triệu USD. “Đây cũng là lần phong tỏa tài sản thành công đầu tiên được biết đến rộng rãi bên ngoài Ukraine, sau khi các công ty Ukraine khởi kiện Nga vì tịch thu tài sản ở Crimea năm 2014”, tập đoàn thông báo.

Đại sứ quán Nga tại Phần Lan đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Phần Lan, bày tỏ phản đối quyết liệt và kêu gọi xem xét lại phán quyết.

“Chúng tôi đã nhận được danh sách từ giới chức Phần Lan về hơn 40 tài sản bị tịch thu. Hơn nửa số này là tài sản ngoại giao, trong đó có nhà ở của quan chức ngoại giao. Chúng được sử dụng cho mục đích công vụ và mang tính đại diện của đại sứ quán, nên được hưởng quy chế bảo vệ theo Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao và luật pháp Phần Lan”, đại sứ quán Nga cho biết.

Điện Kremlin tuyên bố phản đối phán quyết và sẽ đưa vụ tranh chấp ra tòa. “Nga đương nhiên sẽ sử dụng mọi cơ chế pháp lý để bảo vệ lợi ích của mình”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay.

Naftogaz đệ đơn lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hà Lan vào năm 2016, trong đó kiện Nga vì tịch thu tài sản của tập đoàn này khi sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014. Hồi tháng 4/2023, PCA ra phán quyết yêu cầu Nga bồi thường cho Naftogaz 4,22 tỷ USD kèm lãi suất và chi phí pháp lý, tổng cộng là 5 tỷ USD.

Tàu tuần tra Đài Loanxua đuổi 4 tàu tuần duyên Trung Quốc

Các tàu tuần tra của Đài Loan đã tiếp cận và phát đi cảnh báo yêu cầu 4 tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển Kim Môn.

Hôm 29/10, bốn tàu tuần duyên Trung Quốc đã tiến vào vùng biển hạn chế của Đài Loan xung quanh đảo Kim Môn trong ngày thứ hai liên tiếp.

Sau vụ việc, bốn tàu khác lại xâm nhập vào vùng biển hạn chế này vào sáng 30/10. 

Chi nhánh Kim Môn – Mã Tổ – Bành Hổ của Cục Tuần duyên Đài Loan cho biết, họ đã điều động bốn tàu tuần tra để xua đuổi các tàu này trong hơn hai giờ.

Theo Chi nhánh này, radar đã phát hiện ba tàu tuần duyên Trung Quốc khởi hành từ Hạ Môn và một tàu từ Tuyền Châu vào khoảng 8 giờ sáng theo giờ địa phương. 

Bốn tàu này tập trung ở phía nam Kim Môn, tiến gần đến ranh giới vùng biển hạn chế, khiến Đài Loan phải khai triển bốn tàu tuần tra.

Cơ quan này cho biết các tàu Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển Đài Loan ở Kim Môn.

Các tàu tuần tra của Đài Loan đã tiếp cận và phát đi cảnh báo yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực. Họ đã rời khỏi khu vực vào lúc 11 giờ sáng cùng ngày.

Chi nhánh Kim Môn – Mã Tổ – Bành Hổ của Cục Tuần duyên Đài Loan cho biết, đã có 48 trường hợp xâm nhập vào vùng biển Kim Môn, Mã Tổ trong năm nay. 

Chi nhánh này kêu gọi Bắc Kinh ngừng các hành động làm suy yếu hòa bình xuyên eo biển.

Kế Hoạch Té Giếng

Trong bài viết "Trục Kháng Chiến Hay Trục Khiến Chán" ngày 18/10/2024, xạo tôi có xạo rằng :
..."Trong tình hình chiến sự trên thế giới hiện nay có hai "Kho Đạn Long Bình" và hai cái "Chuồng Gà" thì Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky ôm hai cái, "Lạnh Tụ Tối Cao Iran" là Ali Hosseini Khamenei ôm hai cái. Một cái là kho đạn Long Bình, còn cái kia là cái chuồng gà. Vừa nổ vừa chạy, vừa gáy vừa trốn. Khamenei tám lạng, Zelensky nửa cân..."

Tuy là xạo thiệt, nhưng xạo có sách sự có chứng à nghen.

Xạo tôi xạo rằng Zelensky đẻ gần chuồng gà nên "gáy" vang trời động đất. Đẻ gần kho đạn Long Bình nên nổ còn hơn một trái bom nguyên tử ở Hiroshima năm nào. Theo dõi thật sát nút diễn biến tại mặt trận Donbass của Ukraine hàng ngày thì tình hình quân lực Ukraine ngày càng bi quan hơn là lạc quan, ngày càng bi đát thua trận hơn là chiến thắng bởi sức tấn công ngày càng gia tăng của quân Nga.
Chỉ có thối chứ không có tiến. 
Vậy mà Ngày 16/10/2024, Zelensky đã trình lên Quốc Hội Ukraine một bản "Kế Hoạch Chiến Thắng Của Ukraine". Zelensky còn tuyên bố "Nếu kế hoạch này được thực thi ngay bây giờ, chúng ta có cơ hội chiến thắng trong vòng một hai năm tới..."
Nghe qua tưởng như tiếng sấm nổ ngang trời!!!

Ai cũng biết, muốn làm Tổng Thống một quốc gia dù lớn dù nhỏ, dù nghèo dù giàu, dù văn minh hay lạc hậu thì cũng phải đòi hỏi có một số kiến thức căn bản nào đó trong nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, phải có một chiều dầy kinh nghiệm trong sinh hoạt chính trường của quốc gia dân tộc đó, chứ không thể, và tuyệt đối không thể một người vô danh tiểu tốt không có một chút đóng góp chính trị nào mà khơi khơi nhảy lên làm Tổng Thống, chỉ trừ phi dùng bạo lực để cướp chính quyền như cộng sản hay những tướng lãnh gian thần giết chúa đoạt ngôi.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhậm chức ngày 20/5/2019 trong bối cảnh chính trị hỗn loạn tại thủ đô Kiev. Theo hiến pháp đương thời, Tổng thống là tổng tư lệnh Lực Lượng Vũ Trang Ukraine, và chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia và quốc phòng, là cơ quan tham mưu cho tổng thống, phối hợp và kiểm soát hoạt động chính phủ trong lĩnh vực an ninh quốc gia và quốc phòng. Hiến pháp Ukraine quy định tổng thống là người bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, Hiến pháp Ukraine và các quyền con người, quyền công dân. Zelensky đường đường lên làm Tổng Thống qua một cuộc bầu cử dân chủ khi quân Nga của Putin đã chiếm bán đảo Crimea và một vùng đất Donbass rồi từ năm 2014 rồi. Chính quyền Obama thời đó "làm ngơ", chuyện không phải của tui, xía vô chi cho phiền.
Thật sự xạo tôi không biết Obama và Joe Biden đã hứa hẹn hay cam kết hoặc tiết lộ gì với chính quyền Kiev và Zelensky mà Volodymyr "trở mặt" với Điện Cẩm Linh và Putin 180 độ !? 
Zelensky dựa hơi hướm Hoa Kỳ và một số các quốc gia Âu Châu, Pháp, Đức, Ba Lan hạnh họe Putin về chủ quyền Crimea, có khi lớn giọng là một kẻ cả đối với con cáo già KGB, tức nước vỡ bờ, Putin ra tay trước, đánh mày trước rồi tính sau.
Khà...Khà...Khà... cho đến nay, chẳng có thằng nào dám nhảy vô, chỉ thập thò tuyên bố này nọ, điển hình nhất là "Con Gà Trống Gaulois" cứ luôn phụ tiếng gáy với con gà "Đầy Tớ Nhân Dân". Trong khi đó bên phía Nga (Putin) ít ra cũng dụ khị được ông nhóc con Kim Ủn Ỉn nhảy vào kiếm chút sái nhất sái nhì. 

Chiến tranh xâm lược của Nga đã kéo dài gần ba (3) năm qua, khiến Ukraine gần như "kiệt quệ" trên mọi lãnh vực, hiện nay chỉ thở những hơi thở thoi thóp qua ống dẫn oxygene của Mỹ và EU. Sự tàn phá đất nước bao gồm vật chất lẫn tinh thần không kể xiết, lãnh thổ bị mất đi trong tay quân đội Nga hiện nay có khoảng trên 20%, quan trọng nhất là Bán Đảo Crimea và hai bờ biển Black Sea và Azov Sea được xem như cái yết hầu của của Ukraine cũng nằm trong tay kiểm soát của Moscow. Hàng triệu triệu người còn đang màn trời chiếu đất, hoặc có nhà có cửa mà không có điện nước thực phẩm thuốc men, sự nghi ngờ khả năng lãnh đạo của Zelensky từ hàng tướng lãnh thuộc cấp đã nhen nhúm từ lâu khiến cho tâm trạng hoang mang bất ổn của quần chúng ngày càng gia tăng theo nhịp độ chiến tranh.
Với tư cách là một Tổng Thống, Zelensky  là người có trách nhiệm và bổn phận bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Ngay khi chiến tranh khởi sự từ hồi đầu năm 2022, Zelensky đã kêu gào Mỹ và Tây Phương viện trợ khẩn cấp khí tài cho Kiev để Kiev có thể đẩy lùi quân Nga và giữ toàn vẹn lãnh thổ của mình. Ukraine nhận được sự yểm trợ tối đa của Phương Tây, đồng thời Phương Tây cũng đồng loạt gây sức ép "trừng phạt Moscow" khiến cho Putin nhường một bước để đi đến cuộc đàm phán thứ nhất giữa Moscow và Kiev tại biên giới Belarus. Đàm phán chỉ để mượn diễn đàn đổ tội cho nhau rồi về, lần thứ hai tại thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ cũng tương tự, cho đến ngày 28/4/2022, chính Putin tuyên bố "mọi sự đàm phán đã đi vào ngõ cụt". Mười một điều kiện của Zelensky đưa ra để đàm phán với Nga xem như vứt vào sọt rác không ai nhắc nhở tới. Ấy vậy mà giới truyền thông của Kiev (của riêng Zelensky?) vẫn tiếp tục ca ngợi Zelensky là một đấng "anh hùng vĩ đại" của thế giới văn minh dân chủ!!!
Rồi từ đó, Zelensky cứ một luận điệu ra rã trên truyền hình hàng ngày "nếu Ukraine chiến bại, đồng nghĩa với Âu Châu chiến bại, đồng nghĩa với nền Dân Chủ Tự Do của thế giới đã bị khai tử!".
Zelensky muốn lên tiếng nhắc khéo viện trợ nhiều và nhanh hơn nữa để Zelensky trổ tài đánh gục một siêu cường nguyên tử nhất nhì thế giới!
Ngày 24/5/2022, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nhận định về Ukraine như sau:
- "Ukraine nên chấp nhận từ bỏ một bộ phận lãnh thổ của mình để đạt được một thỏa thuận hòa bình với Nga, chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài 3 tháng giữa hai nước...Chỉ có như vậy mới may ra..."
Điều này có nghĩa rằng Nhà Chính Trị Lão Thành 98 tuổi Henry Kissinger đã thấy trước kết cục của Ukraine sau khi cuộc chiến bùng nổ chỉ vài ba tháng, nên khuyên Zelensky nên chấp nhận đàm phán với Purin với điều kiện "giữ nguyên trạng lãnh thổ đôi bên" kể từ năm 2014, chứ không phải giữ nguyên trạng năm 1993 như Zelensky đòi hỏi. Nguyên trạng trước đây mà Kissinger đề cập có nghĩa là khôi phục lại trạng thái mà trong đó Nga chính thức kiểm soát Crimea và kiểm soát không chính thức hai khu vực cực Đông của Ukraine là Donetsk và Lugansk.
Kiev và Zelensky phản ứng dữ dội và đưa ra 11 điểm  (điều kiện) để ngồi vào bàn đàm phán với Putin, kết quả là chiến tranh kéo dài thêm một ngày, Ukraine mất thêm một Km đất!
Một năm sau đó, Điện Cẩm Linh tuyên bố sáp nhập bốn (4) tỉnh của Ukraine vào lãnh thổ Nga, Mỹ, Nato, Eu phản đối cho có lệ. Đó là bốn tỉnh Lugansk, Donetsk, Zaporizhia và Kherson.
--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "KQVN" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to kqvietnam+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion visit https://groups.google.com/d/msgid/kqvietnam/3AB3BA10-93AA-4416-875B-BE0534CEE43F%40gmail.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
Cho đến hôm nay, cuối tháng 10 năm 2024, phần màu xám nâu trong bản đồ trên đã lan dần về phía tây chỉ còn cách sông Dnipro vài chục cây số. Ukraine xác nhận thành phố Selido nằm phía tây Donetsk đã thất thủ. Các lực lượng của Ukraine, đã rời bỏ vị trí vào tháo chạy về hướng sông Dnipro.
Tối ngày 27/10/2024, tin mới nhất của Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết, 142 cuộc đụng độ quân sự đã xảy ra tại Porovsk và Kurakhovo, hai cứ điểm tiếp vận tối quan trọng giữa Kiev và mặt trận miền đông.
Riêng về số phận của Lữ Đoàn 47 tinh nhuệ nhất của Kiev đang bị bao vây ở Kursk, vòng vây ngày càng siết chặt, được định đoạt từng ngày trên lãnh thổ của Nga, tỉnh Kursk. 

Ngày 24/10/2024, Ứng Cử Viên Phó Tổng Thống Cộng Hòa JD Vance đã phát biểu tại trụ sở chính của mạng tin tức cáp News Nation để thảo luận về các vấn đề cấp bách đối với xã hội Mỹ, chẳng hạn như phá thai, di cư và chi phí nhà ở...JD Vance có đề cập đến tình hình Ukraine-Nga như sau:
Cả Nga và Ukraine đều đã “kiệt sức” vì cuộc chiến đang diễn ra và Kiev cuối cùng có thể quyết định từ bỏ một số lãnh thổ của mình để đổi lấy hòa bình. Họ đang vật lộn để tìm kiếm đàn ông, cơ bản là tìm kiếm đàn ông tham chiến, nhưng họ cũng đang vật lộn để tìm kiếm cả phụ nữ nữa. Nền kinh tế của họ đã kiệt quệ. Phần lớn đất nước của họ đã bị phá hủy. Cả hai bên đều muốn kết thúc cuộc chiến tranh này. Khi bạn nói chuyện với… các nhà lãnh đạo Ukraine, đặc biệt là khi nói chuyện riêng tư nhưng thậm chí là công khai, hiện họ bắt đầu nói về điều đó. Họ nói rằng cuộc chiến này không thể kéo dài mãi mãi. Họ không có đủ nhân lực, không có thiết bị, không có tiền. Và vì vậy, tôi nghĩ rằng cuối cùng… Ukraine sẽ phải đưa ra quyết định đó”.
Ông JD Vance tuyên bố thì ông cứ tuyên bố, vì lời tuyên bố của ông chưa có giá trị nào cả, khi nào Ông trở thành Phó Tổng Thống Hoa Kỳ rồi hẵng hay. 

Ở đây xạo tôi chỉ muốn xạo về một Ông Tổng Thống trẻ tuổi xuất thân từ một danh hài tài tử nổi tiếng thế giới lên làm Tổng Thống một Cường Quốc Nguyên Tử sừng sỏ nhất Âu Châu trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh Nga- Mỹ. Đó là Volodymyr Zelensky.
Volodymyr Zelensky lên làm Tổng Thống Ukraine năm 2019, khi tình hình chính trị Ukraine đang trong tình trạng  tranh chấp giữa hai phe thân Nga và thân Tây Phương. Bán đảo Crimea và một phần lãnh thổ vùng Donbass đang bị Nga chiếm đóng.
Kể từ ngày tháng Hồng Quân Nga Xô tràn qua biên giới Ukraine tháng 2 năm 2022, Zelensky được dư luận thế giới thổi phồng lên như một quả khinh khí cầu vĩ đại nhất nhân loại. Một lãnh tụ yêu nước, yêu dân tộc chân chính, một dũng sĩ thời đại dám sống chết vì đại nghĩa, thừa lòng dũng cảm can trường chống lại cường quyền Vladimir Putin. Volodymyr Zelensky là một tấm gương sáng rực hào quang của nền dân chủ tự do của nhân loại.
Hơn hai năm qua, một mình Zelensky, lên bắc xuống nam, qua tây ghé đông, với gương mặt thiếu vắng nụ cười xã giao tối thiểu, với bộ quần áo "cà tàng" không giống một lãnh tụ nào cả, chỉ với một mục đích duy nhất là kêu gọi thế giới tự do dân chủ nói chung, USA-NATO-EU nói riêng "Cứu Ukraine là cứu thế giới dân chủ Âu Châu", nói toạc móng heo là đi vòi tiền. Đại khái "các ông không viện trợ, tui để cho thua Nga, rồi sẽ tới phiên các ông..."

Trong khi tin tức chiến sự mặt trận không lấy gì khả quan cho quân Ukraine, và một yếu tố tác động mạnh mẽ nhất là cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ đang ngoài cửa ngõ....Thì ngày 16/10/2024, Zelensky đã trình lên Quốc Hội Ukraine một bản "Kế Hoạch Chiến Thắng Của Ukraine" gồm 5 điểm công khai và ba điểm tối mật không được tiết lộ. Zelensky còn nói thêm rằng: "Nếu chúng ta bắt đầu thực hiện Kế hoạch Chiến thắng này ngay bây giờ, chúng ta có thể kết thúc chiến tranh chậm nhất là vào năm tới".

Năm (5) điểm chính là:
1- Ukraine cần lời mời gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vô điều kiện và ngay lập tức.
2- Hoa Kỳ-Nato-Eu tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng, tăng cường năng lực phòng không, xóa bỏ các hạn chế về sử dụng vũ khí tầm xa tấn công các mục tiêu sâu bên trong Nga và tiếp tục các hoạt động quân sự của Ukraine trên lãnh thổ Nga.
3- Đồng minh Phương Tây của Ukraine phải ngăn chặn Nga khỏi bất kỳ hành động gây hấn nào trong tương lai. Ukraine đề xuất đặt trên lãnh thổ của mình một hệ thống răn đe chiến lược phi hạt nhân toàn diện, đủ sức bảo vệ Ukraine mọi mối đe dọa quân sự từ Nga.
4- Ukraine sẽ ký kết một thỏa thuận với Mỹ, EU và các đồng minh khác, cho phép đầu tư chung và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraine, mà ông Zelensky cho biết có giá trị hàng nghìn tỷ đô la. Những nguồn tài nguyên này bao gồm uranium, titan, lithium, than chì và các tài nguyên có giá trị chiến lược khác.
5- Quân Lực Ukraine có thể được sử dụng để tăng cường an ninh cho NATO và thay thế một số lực lượng Mỹ hiện đang đồn trú tại châu Âu. Cùng với các đối tác, chúng ta phải thay đổi hoàn cảnh để xung đột chấm dứt. Bất kể Nga muốn gì. Tất cả chúng ta cần thay đổi hoàn cảnh để Nga buộc phải chấp nhận hòa bình.
            Qu là một điều "không tưởng" tưởng như "nằm mơ giữa ban ngày" !!!

- Ngay khi "Kế Hoạch Chiến Thắng" của Zelensky được phát sóng thì ở Mạc Tư Khoa, Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Nga tuyên bố rằng 5 điểm trong “Kế hoạch Chiến thắng” của ông Zelensky không gì khác hơn là “một loạt các khẩu hiệu không mạch lạc”. Kiev đã “đẩy các thành viên NATO vào cuộc xung đột trực tiếp” với Nga bằng cách khăng khăng xin phép sử dụng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga. Xét về tổng thể, tất cả những điểm trên và những điểm phụ bí mật đó không phải là kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky. Đây là kế hoạch gây bất hạnh cho Ukraine và người dân nước này.

- Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ) hôm 16/10, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Mark Rutte cho biết NATO ghi nhận và sẽ thảo luận về Kế hoạch Chiến thắng của Ukraine. Theo ông Rutte, có rất nhiều điểm trong Kế hoạch Chiến thắng của Ukraine mà NATO sẽ phải nghiên cứu sâu hơn, hiểu rõ những gì đằng sau nó, nhưng việc này sẽ diễn ra sau cánh cửa đóng kín và với các đồng minh. Dĩ nhiên Ông Mark Rutte phải dùng ngôn từ "ngoi giao" để trả lời, nhưng nếu tinh ý một chút thì ai (nhất là các nhà ngoại giao) cũng hiểu rằng Ông Tổng Thư Ký NATO khi đọc xong kế hoạch này sẽ phải giật mình phát rét lên.

Zelensky đã gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, đồng minh chủ chốt của Kiev, tại Washington vào cuối tháng 9 để trình bày Kế hoạch Chiến thắng này. Trong chuyến công du chớp nhoáng sau đó đến châu Âu, ông cũng đã gặp các nhà lãnh đạo Anh, Pháp, Italy và Đức để thảo luận về vấn đề này. Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết ông sẽ dự hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels vào ngày 17/10 và tiếp tục trình bày kế hoạch của mình. 
Tuy nhiên, Ukraine đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trên mọi lãnh vực. Chỉ có "khái niệm" thôi, khái niệm là có chấp nhận Ukraine là một thành viên của Nato hay không thì đã có bảy tám quốc gia lên tiếng phản đối rồi. Trên chiến trường thì tình trạng thiếu thốn vũ khí đạn dược, lương thực thuốc men ngày càng trầm trọng hơn, tuyến phòng thủ kiên cố nhất là Avdiivka-Backhmut đã tan vỡ,  cũng như một tương lai không chắc chắn khi cuộc bầu cử Mỹ tháng 11 tới có thể đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Cựu tổng thống đảng Cộng hòa đã cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt xung đột trước khi nhậm chức nếu ông thắng cử, một ý tưởng mà những người ủng hộ Kiev lo ngại có thể buộc Ukraine phải nhượng bộ với Nga.

Riêng xạo tôi nghĩ rằng, Ông Trump hay Bà Kamala gì cũng không thể làm gì khác hơn là "yêu cầu Ukraine phải nhượng bộ Nga". Nhượng bộ như thế nào thì xin nhớ lại và cân nhắc lời khuyến cáo của Henry Kissinger tháng 5 năm 2022.
Còn giả sử như Zelensky nhất quyết "không nhượng bộ" và nếu Bà Kamala đắc cử Tổng Thống...thì sao?
Thì Zelensky hãy coi chừng "Ở tại thủ đô Kiev đã có một Đại Tướng Hoa Lan của Việt Nam rồi đó!!!

Giữa Tel Aviv và Kiev, giữa Benjamin Netanyahu và Volodymyr Zelensky khác nhau xa. Cả hai cũng đều là được "ủy nhiệm" nhưng khác ở chỗ là, Tel Aviv là con tốt nhập cung, Kiev chỉ là một con tốt mới sang sông chưa có tích sự trên bàn cờ chân vạc này.
Thất thế cặp xe đành phải bỏ
Được thế một chốt cũng thành công.
Chẳng phải năm 2014, chính quyền Barack Obama đã "bàn giao" Crimea và Black Sea cho Nga rồi sao? Bây giờ có giao thêm 20% lãnh thổ nữa để có một nền hòa bình lâu dài cho dân tộc Ukraine không tốt hơn hay sao? Hay là để mất cả chì lẫn chài?  

Trong bài "Ai Biết Ngày Sau Sẽ Ra Sao" hôm tuần rồi, xạo tôi có viết: "Cuối tháng 9 vừa qua, Tổng Thống Ukraine Zelensky đã gặp gỡ cả hai vị Kiêm và Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ. Xạo tôi không biết họ đã bàn thảo và hứa hẹn gì với nhau, nhưng qua dư luận chung của giới truyền thông thì có vẽ Zelensky miễn cưỡng phải chấp nhận một giải pháp nào đó do Washington sắp đặt. Mỹ sẽ thương lượng với Nga ngừng bắn ngay tức khắc, Mỹ sẽ giúp Ukraine thiết lập một vùng "Phi Quân Sự" giữa đôi bên Nga-Ukraine, và Mỹ cam kết rằng Mỹ sẽ là người bảo đảm an ninh cho vùng phi quân sự này. Đồng thời Mỹ cũng hứa hẹn cho Ukraine vay 500 Tỷ USD không lấy lời để tái thiết Quốc Gia..."

Tới đây thì chúng ta có thể kết được chưa?
- Zelensky nhượng bộ, Zelensky sẽ còn lại tất cả, chỉ mất một phần lãnh thổ. Zelensky vẫn còn Thủ Đô Kiev, vẫn còn 80% lãnh thổ để phát triển nông nghiệp, nhất là ngành năng lượng dưới cái ô che an ninh của chính Mỹ và cả khối đồng minh, hồi hương và lo an cư lạc nghiệp cho hàng triệu người vẫn còn tỵ nạn chiến tranh, tái thiết quốc gia với sự trợ giúp tối đa của đồng minh sớm hàn gắn vết thương chiến tranh. Như vậy Zelensky còn đòi hỏi gì thêm? Người quân tử vài chục năm sau trả thù đâu có muộn.
- Zelensky không nhượng bộ, chiến tranh tiếp diễn, Zelensky sẽ mất tất cả, may ra như "Nguyễn Văn Thiệu" nhờ Mỹ giúp đưa ra nước ngoài, nếu không Zelensky sẽ đối diện với Putin, Ukraine rơi vào tay Moscow, thì dân Ukraine chẳng có đồng xu cắc bạc nào để cứu trợ dân tỵ nạn, đừng nói chi đến 500 Tỷ USD để tái thiết dài hạn. Nếu như thế thì...thì...hết chuyện!

Xem ra "Kế Hoạch Chiến Thắng 5 Điểm" của Zelensky chỉ là một hình thức màu mè hoa lá cành cho xôm tụ vậy thôi. Mọi việc đã được sắp đặt an bài từ lâu rồi. Sự sắp đặt này nó nằm ẩn sâu trong ba (3) điều bí mật không được tiết lộ cho ai khác...ngoại trừ những đối tác liên hệ cần thiết!
Mẹ bà...đã nói là "bí mật" mà còn úp úp mở mở "ngoại trừ..." khiến thằng con nít Kim Ủn Ỉn của Bắc Hàn nó cười cho.
Trong tương lai, Kiev, Thủ Đô của Ukraine hậu chiến tranh có trở thành "tiền đồn bảo vệ tự do cho tây phương" hay là "tiền đồn bảo vệ chế độ độc tài chuyên chế cho Mạc Tư Khoa"...tất cả chờ vào sự quyết định của Volodymyr Zelensky...chớ không phải chờ sự quyết định của Donald Trump hay Harris Kamala.
Thân Kính Chúc Một Ngày An Lạc Và Hạnh Phúc
Út Bạch Lan

ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 31/10/2024 Lính Bắc Triều Tiên có thay đổi được chiến trường Ukraina ?

La Croix ngày 30/10/2024 đặt câu hỏi : Việc Bắc Triều Tiên gởi quân sang tiếp ứng Nga sẽ có tác động như thế nào ?
Thanh niên Bắc Triều Tiên kể cả sinh viên và đoàn viên thanh niên cộng sản ký đơn tình nguyện nhập ngũ, tại một địa điểm không rõ. Ảnh do hãng KCNA phổ biến ngày 16/10/2024. via REUTERS - KCNA
Thụy My

Bình Nhưỡng có thể gởi thêm nhiều lính sang cho Putin
Theo nhà sử học, cựu đại tá thủy quân lục chiến Michel Goya, không nên nghĩ Bắc Triều Tiên là đất nước bị cắt rời khỏi thế giới. Trong quá khứ, nhiều ngàn lính của họ đã chiến đấu ở Angola, phi công Bắc Triều Tiên can dự vào Cận Đông. Điểm mới ở đây là lần đầu sang châu Âu, và với số lượng đông đảo. Người ta cho rằng có thể lên đến 12.000 quân.

Đã có gần nửa triệu lính Nga ở Ukraina, nên con số này không thể làm thay đổi cuộc chiến. Nhưng có thể đây chỉ mới là khởi đầu, sau này có thể tăng lên 50.000 hay 100.000 lính Bắc Triều Tiên tại Ukraina, thậm chí vô hạn định. Bắc Triều Tiên là một Nhà nước trại lính : 26 triệu dân nhưng có đến 1,2 triệu lính, chưa kể nhiều triệu quân dự bị. Dù không có kinh nghiệm chiến đấu, họ được huấn luyện đầy đủ và rất phục tùng. Cần nhớ rằng nghĩa vụ quân sự ở Bắc Triều Tiên kéo dài đến 10 năm.

Hiện thời đội quân này vẫn chưa ra mặt trận. Có thể họ chỉ đóng tại một vùng tương đối yên dọc theo biên giới, nhưng nhờ đó Nga huy động được thêm số lính trấn giữ tại đây ra tiền tuyến. Vẫn chưa biết họ phục vụ dưới lá cờ Bắc Triều Tiên hay với danh nghĩa « quân tình nguyện » trong quân đội Nga, là lực lượng riêng, hay chia nhỏ từng tiểu đoàn trong các đơn vị Nga. Matxcơva còn phải giải quyết vấn đề phối hợp, hậu cần, thông tin ; nhưng điều thuận lợi là vũ khí của Bắc Triều Tiên và Nga đều theo tiêu chuẩn Liên Xô.

Dấu hiệu leo thang nhằm trắc nghiệm phương Tây
Đối với ông Michel Duclos của Viện Montaigne, liên minh quân sự này là dấu hiệu leo thang. Những người cho rằng không đáng kể vì đã quên mất khía cạnh lợi ích chính trị của Putin là không cần phải ra lệnh động viên thêm quân. Chuyên gia này cũng đánh giá số lượng 10.000 tới12.000 lính Bắc Triều Tiên chỉ là khởi đầu, vì Bình Nhưỡng hết sức cần tiền.

Việc gởi quân hẳn đã có sự đồng ý của Trung Quốc, tuy Bắc Kinh có phần nghi ngại. Đang dòm ngó Đài Loan, Trung Quốc không thể quay lưng lại với dầu khí Nga, lẫn các đối tác BRICS, vì một ngày nào đó có thể cần đến khi bị Mỹ trừng phạt. Liệu Iran có đi theo con đường của Bắc Triều Tiên ? Câu hỏi vẫn để ngỏ.

Liên minh giữa Bình Nhưỡng và Matxcơva là một trắc nghiệm cho phương Tây, trước hết là Hoa Kỳ đang chuẩn bị đón chủ mới của Nhà Trắng. Chuyên gia Duclos cho rằng Mỹ sẽ không phản ứng mạnh trước việc Bắc Triều Tiên gởi quân sang, nhưng ngược lại đây là dịp để đồng ý cho Kiev sử dụng hỏa tiễn tầm xa, và xúc tiến đề nghị của tổng thống Emmanuel Macronđưacố vấn sang Ukraina. Ý kiến của ông được đưa ra vào thời điểm không phù hợp, nhưng về lâu về dài rất đáng quan tâm.

Gruzia : Đối lập tìm chiến lược đối phó

Trong khi đó tại Moldova và Gruzia, Nga đi những nước cờ để dần dà cố gắng thu phục lại những quốc gia thuộc Liên Xô cũ vào vòng ảnh hưởng của mình. Phóng sự của Le Monde ở Tbilissi, thủ đô Gruzia ghi nhận, liên minh đối lập thân châu Âu tố cáo bầu cử gian lận, đòi tổ chức một cuộc bỏ phiếu mới và từ chối tham gia Quốc Hội. Tối thứ Hai, người dân Tbilissi xuống đường đông đảo, đi cả gia đình hay với bạn bè, đồng nghiệp, láng giềng, có khi dẫn theo cả chó.

Đến mấy chục ngàn người đã đáp lời kêu gọi của tổng thống Salomé Zourabichvili, mang theo cờ Gruzia và Liên Hiệp Châu Âu, biểu tình phản đối kết quả bầu cử hôm 26/10 mà theo họ bị bàn tay của Matxcơva nhào nặn. Bà Zourabichvili tuyên bố trước đám đông, họ không thất bại mà cuộc bầu cử đã bị đánh cắp. « Những ngày gần đây, tôi trả lời 17 cuộc phỏng vấn và nói chuyện với 6 tổng thống, không ai nhìn nhận kết quả bầu cử ».

Đối lập nhấn mạnh việc người của đảng Giấc mơ Gruzia tỏa ra mua gom ồ ạt thẻ căn cước. Cử tri giao thẻ trong thời gian bầu cử với giá 100 lari (34 euro), sau đó người khác đi bỏ phiếu « giùm ». Transparency International Géorgie nêu ra cả một chiến lược gian lận quy mô nhưng khó có cách chứng minh. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đến Tbilissi ủng hộ đảng cầm quyền, nhưng không gặp may : khách sạn ông ở chỉ cách địa điểm biểu tình có 200 mét. Đoàn xe sáu chiếc của ông phải vất vả mới đi qua được, trong những tiếng hô « Nga ! Nga ! », « Putin, đồ ngu xuẩn ! »…

Iran thận trọng, không lớn tiếng sau khi bị Israel oanh kích
Tại Trung Đông, Le Figaro ghi nhận sự thận trọng của Iran sau khi bị Israel tấn công. Tuy khẳng định có quyền trả đũa,  Teheran tránh dùng những từ ngữ quá hiếu chiến. Lần đầu tiên kể từ cuộc chiến Iran-Irak (1980-1988), hỏa tiễn đánh vào sát bên thủ đô Teheran. Đây là thông điệp của Israel thông qua vụ tấn công bằng cả trăm chiến đấu cơ F-15 và F-35, vào khoảng hai chục địa điểm quân sự trên cả nước Iran, làm thiệt mạng bốn quân nhân và một thường dân, nhưng không nhắm vào các cơ sở nguyên tử và dầu lửa.

Giáo chủ Ali Khamenei 24 giờ sau mới nói rằng « Những người có trách nhiệm sẽ quyết định cách tốt nhất để chứng tỏ sức mạnh của Iran trước Israel ». Dù Hossein Salami, người đứng đầu Vệ binh Cách mạng cảnh báo « hậu quả đắng cay » cho Nhà nước Do Thái, nhưng một ngoại trưởng nhớ lại vào tháng Chín, trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, đại diện Iran tuyên bố nếu Israel tiến vào đất Liban thì sẽ gởi quân sang Beyrouth. Ba ngày sau, Israel ám sát Nasrallah nhưng Teheran vẫn không hề động binh. Chuyên gia Hamidreza Azizi ở Berlin cho rằng khó có việc Iran đáp trả trực tiếp trước bầu cử tổng thống Mỹ.

Trước mắt Force Al-Qods, nhánh vũ trang của Vệ binh Cách mạng ở nước ngoài, phải lo cơ cấu lại Hezbollah, đồng minh đã bị Israel đánh cho tơi tả. Hệ thống phòng không Iran đã bị thiệt hại « 70 % đến 90 % » - theo Benjamin Netanyahou - việc sửa chữa còn tùy thuộc tốc độ cung cấp thiết bị của Nga và Trung Quốc. Bà Nicole Grajewski của Fondation Carnegie ở Washington nhận định Teheran chọn giải pháp ngoại giao để cho Hezbollah có thời gian hồi phục. Một cố vấn của giáo chủ Khamenei nói với Financial Times, Iran sẵn sàng hợp tác với phương Tây.

Quốc tế phản ứng việc Israel cấm UNRWA
Liên quan đến Israel, Le Figaro cho biết việc Quốc Hội nước này cấm UNRWA hoạt động «khiến quốc tế phẫn nộ», Le Monde coi đây là đòn« tấn công vào Liên Hiệp Quốc », đối với La Croix là « vi phạm luật pháp quốc tế ». Quốc Hội Israel với 92 phiếu thuận và 10 phiếu chống đã thông qua luật cấm UNRWA trên lãnh thổ Israel, và 87 thuận, 9 chống đối với dự luật nhằm hạn chế hoạt động của tổ chức này tại Gaza và Cisjordanie. Không chỉ các dân biểu thuộc đảng cầm quyền, mà hầu như toàn bộ đối lập cánh trung đều đồng tình.

Le Monde nhận thấy, Knesset (Quốc Hội Israel) chỉ mất có hai tiếng đồng hồ đã gần như nhất trí thông qua hai dự luật trên. Nhưng đây là động thái có ảnh hưởng lớn, vừa ngăn trở hoạt động của một cơ quan Liên Hiệp Quốc, vừa tai hại cho viện trợ nhân đạo tại Gaza và lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng và rộng hơn là tương lai của cư dân của các vùng đất này, kể cả Cisjordanie và Đông Jerusalem.

Dân biểu Boaz Bismuth của đảng Likoudtố cáo « UNRWA không phải là cơ quan trợ giúp người tị nạn mà là cơ quan trợ giúp cho Hamas », nêu ra sự kiện 20 nhân viên của cơ quan Liên Hiệp Quốc này tham gia vụ thảm sát ngày 07/10. Được biết sau đó UNRWA nói rằng chỉ có 9 nhân viên « có thể đã liên can », đồng thời sa thải những người này. Hai đạo luật trên sẽ được áp dụng trong 90 ngày tới. Thủ tướng Benjamin Netanyahou viết trên X, sẵn sàng làm việc với các đối tác quốc tế để « bảo đảm rằng Israel tiếp tục tạo điều kiện cho viện trợ nhân đạo đến với thường dân Gaza theo cách thức không đe dọa đến an ninh » của Nhà nước Do Thái.

La Croix tóm tắt, được thành lập năm 1949, hiện UNRWA có 30.000 nhân viên, quản lý 58 trại tị nạn với gần 5 triệu người Palestine ở Gaza, Cisjordanie, Jordanie, Syria, Liban. Cơ quan này có 684 trường học miễn phí. Theo Lara Friedman, chủ tịch Quỹ vì hòa bình Trung Đông, vấn đề là quyền trở về của người tị nạn. Và theo tiến sĩ Insaf Rezagui của Ifpo, nếu người tị nạn quay về thì người Do Thái không còn chiếm đa số ở Israel, đây là việc vi phạm dần dà luật pháp quốc tế. Đã có 7 đồng mình của Israel trong đó có Anh, Pháp, Đức kêu gọi ngưng áp dụng hai luật trên, vì « hậu quả tệ hại » cho Cisjordanie và Gaza.

Muốn vực dậy kinh tế, nhưng Tập Cận Bình không quan tâm đến người tiêu thụ
Tại châu Á, Le Monde ghi nhận « Trung Quốc tìm cách thúc đẩy nền kinh tế ». Từ nhiều tuần qua, Bắc Kinh tỏ dấu hiệu cho thấy đang chuẩn bị một kế hoạch vực dậy nền kinh tế, thứ trưởng tài chánh Liao Min sang Washington dự họp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Quy mô vẫn chưa rõ, và những lãnh vực nào sẽ được chú ý nhất vẫn chưa được tiết lộ, nhưng điều rõ ràng nhất là Trung Quốc khó thể đạt nổi chỉ tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay.

Ông Tập Cận Bình đã kêu gọi mọi ngành có những biện pháp cần thiết. Ngân hàng trung ương giảm lãi suất chỉ đạo, hỗ trợ thị trường chứng khoán sau khi đưa ra chương trình thúc đẩy địa ốc hồi tháng Năm, phát hành trái phiếu để giúp các thành phố đang nợ nần. Trong danh sách một loạt biện pháp vẫn còn thiếu một yếu tố quan trọng : người tiêu thụ.

Tập Cận Bình thường xuyên nói rằng khoa học và công nghệ là « xương sống » cho sự tiến bộ của Trung Quốc, nhất là đối với Hoa Kỳ. Ông Tập cũng nhấn mạnh đến các lãnh vực tương lai – năng lượng mới, bình điện, chất bán dẫn - và sự quan trọng của khu vực nhà nước, nhưng không một lời cho tiêu thụ. Hoàng đế đỏ coi người dân Hoa lục là những cỗ máy lao động nhưng không có quyền phàn nàn.

Tại Hoa Kỳ, tiêu thụ chiếm 68 % GDP, tại Đức gần 53 %, nhưng ở Trung Quốc chỉ có 39 %. Tăng cường phúc lợi xã hội sẽ thuyết phục được người dân Hoa lục chi ra nhiều hơn là tiết kiệm. Nhưng quan điểm này không phù hợp với một chế độ độc tài, khu vực nhà nước chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế. Tập Cận Bình không quan tâm đến người tiêu thụ trong cái nhìn rất « đỏ » của ông ta. Thực tế là kinh tế Trung Quốc ngày càng đi xuống, khiến cư dân càng lo sợ cho ngày mai. Liệu nhà lãnh đạo quyền lực nhất từ nửa thế kỷ qua có nhận ra điều này để thích ứng ?

Wednesday, October 30, 2024

ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 30/10/2024 Gruzia, trắc nghiệm mới cho Liên Hiệp Châu Âu

Gruzia, trắc nghiệm mới cho Liên Hiệp Châu Âu

Theo Le Figaro ngày 29/10/224, vì Pháp và Đức không muốn cho Gruzia gia nhập NATO năm 2008 nên Matxcơva mới dám đưa quân sang xâm chiếm. Nếu lần này phương Tây dân chủ vẫn khoanh tay đứng nhìn, để cho Gruzia lọt vào tay Kremlin sẽ là dấu hiệu bỏ rơi Ukraina và Moldova, trong khi cả ba nước này đều là ứng cử viên gia nhập EU. Đối với châu Âu, đó là một trắc nghiệm mới.

Người biểu tình vẫy cờ Liên Hiệp Châu Âu và Ukraina trong cuộc xuống đường của đối lập ngày 28/10/2024 ở Tbilissi, để phản đối kết quả bầu cử Quốc Hội Gruzia. AP - Zurab Tsertsvadze
Thụy My

Bầu cử Gruzia : Nỗi thất vọng của những người ủng hộ châu Âu
La Croix nhận xét « Cuộc bầu cử ở Gruzia đã kết thúc niềm hy vọng của những người thân châu Âu ». Mặc cho nhiều tháng trời biểu tình chống lại những sai lạc của đảng cầm quyền, đảng này vẫn thắng cử hôm thứ Bảy 26/10. Đối lập tố cáo gian lận nhưng chẳng còn biết làm cách nào hơn.

Theo ủy ban bầu cử, đảng Giấc mơ Gruzia chiếm 54 % số phiếu. Phe đối lập và các quan sát viên nói rằng cuộc bỏ phiếu đã « bị đánh cắp » : những video quay lại những cảnh bỏ nhiều phiếu vào thùng cùng lúc, nạn mua phiếu, mua bán thẻ căn cước giả...bên cạnh đó là những tác động gián tiếp. Cử tri thủ đô Tbilissi hoàn toàn ủng hộ đối lập, nhưng ở các miền quê, sự hào phóng của đảng do tài phiệt BidzinaIvanichvili cầm đầu mang tính quyết định. Bên cạnh đó là nỗi sợ - sợ thêm một cuộc chiến nữa với Nga, sợ mất việc - trong khi lời hứa thay đổi của đối lập không đủ thuyết phục.

Tuy vậy Giấc mơ Gruzia chưa đủ 3/4 túc số để có thể sửa đổi Hiến Pháp, mà một trong những điều khoản là cấm hẳn đối lập. Dù sao đi nữa, đảng cầm quyền không còn nhiều trở ngại với luật « ảnh hưởng nước ngoài » hay đàn áp cộng đồng LGBT+.

EU phản đối kết quả, chủ tịch luân phiên Orban đích thân sang chúc mừng
Le Monde nhận định « Liên Hiệp Châu Âu bị kẹt trong chiếc bẫy Gruzia ». Không có gì bất ngờ khi đảng của tỉ phú Bidzina Ivanichvili tuyên bố chiến thắng, cũng không bất ngờ khi ủy ban bầu cử công nhận kết quả này. Tổng thống Gruzia, bà Salomé Zourabichvili tố cáo Nga giựtdây và kêu gọi xuống đường. Đáng tiếc là tình trạng này đã được dự báo từ nhiều tuần qua, tại một đất nước mà dân chủ bị thụt lùi, đảng cầm quyền dần dà thâu tóm những định chế chủ chốt. Các áp-phích bầu cử giăng mắc khắp nơi đè bẹp các đảng khác là biểu hiện cho sự bất bình đẳng về phương tiện vận động.

Ngược lại, điều đáng ngạc nhiên nhất là thủ tướng Viktor Orban của Hungary, nước đang làm chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu (EU) cho đến ngày 01/01 sangnăm, không chỉ công khai hoan nghênh chính quyền Gruzia ngay trước khi có kết quả kiểm phiếu, mà còn sang thăm chính thức Tbilissi hôm qua, chỉ hai ngày saucuộc bầu cử gây tranh cãi, cùng với một số bộ trưởng. Thái độ của ông Orban gây rắc rối nghiêm trọng cho Bruxelles và các thành viên khác của EU, khi các quan sát viên của Tổ chức An ninh Hợp tác châu Âu, NATO và EU đều nhấn mạnh rằng cuộc bỏ phiếu « bất bình đẳng (giữa các ứng cử viên, áp lực và căng thẳng ». Không một nhà lãnh đạo châu Âu nào chúc mừng hay công nhận kết quả.

Đây là thách thức mà Viktor Orban đặt ra cho châu lục, khi ngày 07/11 sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng chính trị châu Âu ở Budapest và hôm sau là họp Hội đồng Châu Âu. Theo Le Monde, một tuần sau cuộc bầu cử bất định cho các nhà lãnh đạo thân châu Âu ở Moldova, không nên để cho chiếc bẫy Gruzia khép lại. Trên Telegram, ngay buổi tối bầu cử, báo Russia in Global Affairs thân Kremlin có nhận xét đáng chú ý là phương Tây quá bận rộn ở những nơi khác, sẽ không ủng hộ hiệu quả phong trào phản kháng như thời « cách mạng màu », ở Gruzia (2003) hay Ukraina (2004).

Phương Tây tiếp tục phản ứng lấy lệ ?

Tương tự, Le Figaro coi Gruzia là « một trắc nghiệm mới cho châu Âu ». Kremlin và các tay chân ở địa phương, đảng Giấc mơ Gruzia và tài phiệt Bidzina Ivanichvilidùng mọi phương tiện để dập tắt khát vọng dân chủ của một dân tộc đại đa số ủng hộ châu Âu. Nhà cầm quyền cũng dùng nỗi sợ chiến tranh với Nga, lấy Ukraina làm gương để lôi kéo những người còn do dự, và biến đất nước nhỏ bé vùng Kavkaz có 4 triệu dân thành thuộc địa Nga.

Dù khốn đốn ở Ukraina, Vladimir Putin vẫn không từ bỏ mục tiêu buộc những nước thuộc vùng ảnh hưởng cũ của Nga đang xích dần lại với phương Tây, phải quay lại thần phục Kremlin. Hiện các đối tác phương Tây chỉ bày tỏ « quan ngại », yêu cầu mở « điều tra ». Sự ôn hòa này trái ngược với quyết tâm của Viktor Orban, nhân vật thân cận với Matxcơva ; trong lúc Donald Trump có thể quay lại Nhà Trắng, cuộc chiến Trung Đông có thể vượt ra ngoài biên giới và nhiều ý kiến muốn buộc Ukraina phải hy sinh một phần lãnh thổ để đổi lấy hòa bình.

Một cuộc khủng hoảng mới ở Gruzia sẽ tác hại đến cuộc chiến tranh Ukraina. Cũng như việc cộng đồng quốc tế không phản ứng khi Nga chiếm Crimée năm 2014 đã dẫn đến việc xâm lăng Ukraina 8 năm sau, sự thụ động tương đối của châu Âu trong cuộc chiến chớp nhoáng của Nga vào Gruzia tháng 8/2008 dẫn đến phe thân Nga chiếm ưu thế và cuộc khủng hoảng bầu cử hiện nay. Và mai đây có thể là một Maidan mới...Paris đặc biệt liên quan, vì có hai nhân vật là người Pháp. Nữ tổng thống Zourabichvili là một nhà cựu ngoại giao Pháp, và tài phiệt thân Nga Ivanichvili sau khi nhập tịch Pháp năm 2010, đã được tặng thưởng Bắc đẩu bội tinh năm 2021.

Chính vì Pháp và Đức không muốn cho Gruzia gia nhập NATO năm 2008 nên Matxcơva mới dám đưa quân sang. Cũng là nước Pháp thời Nicolas Sarkozy sau khi Nga xâm lăng đã dàn xếp một nền hòa bình không hoàn hảo giữa Matxcơva và Tbilissi. Nếu phương Tây dân chủ không hành động, kịch bản Gruzia có thể dễ dàng hình dung, từ đàn áp biểu tình cho đến một cú đảo chánh của tình báo Nga. Vận mệnh Gruzia liên quan đến Ukraina và Moldova. Để cho Gruzia lọt vào tay ông chủ điện Kremlin sẽ là thêm một dấu hiệu bỏ rơi đối với Ukraina và Moldova, trong khi cả ba nước này đều là ứng cử viên gia nhập EU. Đối với châu Âu, đó là một trắc nghiệm mới.

Ukraina : Thành phố tử đạo Izyum vác nặng thập giá

Về cuộc chiến tranh ở Ukraina, đặc phái viên Le Monde tại Izyum mô tả « Sự phục sinh khó khăn của một thành phố tử đạo », nơi quân Nga từng chiếm đóng vài tháng và làm hơn 1.000 người trong số 13.000 dân đã chết. Một trong những ngõ vào thành phố là một khu rừng thông, với 449 chiếc hố có gắn sơ sài cây thánh giá. Nơi đây người ta quẳng xuống xác những người thiếu may mắn vì bị lính Nga gặp phải, hay chết vì thiếu thuốc men, phu đào mộ chỉ ghi con số lên thập tự giá. Khi thành phố được giải phóng, những xác này được gia đình khai quật đem chôn nơi khác, nhưng vẫn còn lại 20 ngôi mộ vô thừa nhận.

Được mệnh danh là « chìa khóa của Donbass », giao lộ đường sắt nằm cạnh sông Siversky Donets, Izyum từng có quá khứ huy hoàng. Nay 80 % cơ sở hạ tầng và 30 % nhà cửa đã bị phá hủy. Dọc theo đường Ngày 1 Tháng Năm, một tòa nhà bị oanh tạc ngày 09/03/2022 khiến 50 cư dân trú ẩn trong hầm đều bị thiệt mạng. Rốc-kết Nga đã biến những công trình vốn là niềm hãnh diện của thành phố thành đống gạch vụn. Dưới chân đồi, dãy nhà nơi công an và tình báo Nga dùng làm nơi tra tấn, từ hai năm qua không hề thay đổi, dường như bóng ma của những nạn nhân vẫn quanh quẩn.

Cuộc sống không còn như trước, một chiếc hố vô hình ngăn cách những người từng từ chối hợp tác với quân xâm lược và những người đã tiếp tay - thường là vì để có việc làm, thực phẩm, tiền bạc, vì lười biếng hay vì ngu xuẩn. Bài phóng sự kết thúc bằng hình ảnh một gia đình ăn mặc lịch sự đến nghĩa trang viếng mộ. Họ phải đi qua con đường thông xanh có hàng trăm ngôi mộ bỏ trống nói trên, như dấu ấn của những người đã khuất. Một thập tự giá đè nặng lên tất cả - cây thập tự của Izyum.

Nhiều người châu Phi bị mafia Trung Quốc giam cầm để lừa đảo phương Tây
 
Liên quan đến châu Á, Le Monde có bài điều tra tiết lộ « Mafia Trung Quốc giam giữ người châu Phi để lừa đảo phương Tây như thế nào ». Ngày càng nhiều người châu Phi bị dụ dỗ đến khu tam giác vàng để phục vụ cho những tập đoàn tội phạm người Hoa. Theo Viện nghiên cứu vì hòa bình của Hoa Kỳ, số người bị bọn mafia người Hoa giam giữ tại khu vực được mệnh danh là tam giác vàng nằm giữa Miến Điện, Lào và Cam Bốt, lên đến 305.000 người, đại đa số là người châu Á. Từng là trung tâm buôn lậu thuốc phiện, vùng đất này đã trở thành đại bản doanh của kỹ nghệ lừa đảo trên mạng.

Những băng nhóm tội phạm liên quan đến Tam Hoàng nở rộ, tại khu vực bất khả xâm phạm do cuộc nội chiến Miến Điện và sự đồng lõa của viênchức địa phương. Trong số những kẻ cầm đầu có Wan Kuok Koi, thủ lãnh nổi tiếng của Tam Hoàng 14 tại Macao, bí danh « Răng gãy » ; và tài phiệt Cam Bốt Ly Yong Phat, từng là cố vấn đặc biệt của cựu thủ tướng Hun Sen, từ tháng Chín đã bị Mỹ trừng phạt vì « vi phạm nhân quyền liên quan đến cưỡng bức lao động cho các hoạt động lừa đảo trên mạng ». Kỹ nghệ này mang tên « pig butchering » (xẻ thịt heo), « vỗ béo » các nạn nhân trên internet để rồi rút rỉa tiền bạc qua các trang tiền ảo. Hoạt động này mang lại 75 tỉ đô la từ 2020.

Bridget Motari, một nữ sinh viên Kenya 22 tuổi thuật lại, được hứa một việc làm lương cao, cô đến Bangkok và được đưa đi bằng xe tải rồi đi tàu qua sông, tưởng rằng ở Thái Lan nhưng thật ra là đất Lào. Cô bị tịch thu tất cả giấy tờ, giao cho một máy tính, bốn điện thoại. Ở « địa ngục trần gian » này, các nạn nhân biến thành kẻ lừa đảo, phải tạo danh khoản giả trên Instagram, Telegram, Tinder, Facebook ; đăng hình những cô gái xinh đẹp thường là người Nga, bịa chuyện về đời tư. Những phần mềm trí thông minh nhân tạo được các kỹ sư Trung Quốc tạo ra để dễ qua mặt các mục tiêu, thường là nam giới phương Tây, ưu tiên dụ dỗ người Mỹ.

Khi cá đã cắn câu, họ được đề nghị đầu tư tiền ảo và các kỹ sư Trung Quốc sau đó cướp tiền của nạn nhân thông qua một liên kết gài bẫy. Năm 2023, mafia Trung Quốc đã lừa được gần 4 tỉ đô la của mấy chục ngàn cư dân mạng Mỹ, theo ước tính của FBI. Những nô lệ thời hiện đại đến từ châu Phi đa số đã tốt nghiệp đại học, họ cũng bị đánh đập nếu không đạt chỉ tiêu lừa đảo, nhưng các nạn nhân người châu Á còn bị hãm hiếp, có trường hợp bị nghi là cướp nội tạng. Điều cay đắng là để thoát khỏi những « trại tập trung » này, họ phải tìm cách lừa được người khác vào làm kiếp trâu ngựa thay mình. Ông KiptinessLindsay Kimwole, đại sứ Kenya tại Thái Lan cho Le Monde biết, do có ít đại sứ quán châu Phi ở Bangkok, nên Kenya khi giải cứu công dân cũng đã trợ giúp cho các lao động cưỡng bức người Uganda, Ethiopia, Zimbabwe, Maroc, Burunda thoát được mafia người Hoa.

 

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT: 30.10.2024

Ukraina huy động thêm 160.000 binh sĩ

Chính quyền Ukraina, hôm qua 29/10/2024, công bố một chiến dịch động viên mới trong cuộc chiến chống Nga. Cụ thể, Kiev muốn huy động thêm 160.000 binh sĩ. Tuy nhiên, dường như đây không phải là điều đơn giản vì hơn một triệu người đã được huy động vào quân đội.

Hình minh họa : Các tân binh của một đơn vị quân đội Ukraina đang luyện tập tại một địa điểm không được xác định, ngày 14/10/2024. via REUTERS - UKRAINIAN ARMED FORCES
Phan Minh
Từ Kiev, thông tín viên Emmanuelle Chaze tường trình :

Trong phiên họp Quốc Hội, Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraina hôm nay đã công bố kế hoạch huy động thêm 160.000 binh sĩ, cho phép quân đội đạt 85% quân số trong các đơn vị.

Biện pháp mới này được đưa ra trong bối cảnh Kiev tìm nhiều cách mới để thu hút những người trong độ tuổi chiến đấu vào quân đội, nhằm bù đắp những tổn thất, như người chết hay bị thương, trong khi hơn 1 triệu người đã được huy động kể từ khi quân đội Nga tiến hành cuộc xâm lược quy mô lớn.

Đầu năm nay, nam giới trong độ tuổi chiến đấu cũng như nhân viên y tế đã phải cập nhật thông tin cá nhân qua một ứng dụng tuyển quân, có dữ liệu của hơn 4,5 triệu người.

Những ai muốn tự nguyện nhập ngũ có thể nộp đơn trực tiếp vào các đơn vị họ ứng tuyển và chọn lĩnh vực chuyên môn sau đó, nhưng do không có nhiều ứng viên, việc tuyển mộ trực tiếp hay thông qua lệnh động viên vẫn còn chậm, trong khi nhu cầu của quân đội rất cấp bách.
Kiev và Seoul sẽ tăng cường hợp tác chống quân Bắc Triều Tiên tham chiến ở Ukraina
Lãnh đạo Ukraina và Hàn Quốc thỏa thuận sẽ tăng cường hợp tác an ninh, gia tăng liên lạc giữa hai nước ở mọi cấp để đối phó với quân Bắc Triều Tiên tham chiến bên cạnh quân Nga ở Ukraina.

Người biểu tình Hàn Quốc tập hợp trước dinh tổng thống phản đối chính phủ có kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraina, ngày 23/10/2024, tại Seoul. AP - Ahn Young-joon
Thanh Phương
Theo hãng tin Reuters, trên mạng X, tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết trong cuộc điện đàm hôm qua, 29/10/2024, với tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, lãnh đạo hai nước cũng đã quyết định sẽ tăng cường trao đổi tin tình báo.

Ông Zelensky còn thông báo Kiev chia sẻ cho Seoul những dữ liệu về việc triển khai khoảng 3.000 lính Bắc Triều Tiên tại các quân trường gần vùng chiến sự. Theo dự báo của tổng thống Ukraina, số quân Bắc Triều Tiên đến Nga để được huấn luyện sẽ tăng lên thành 12.000 người.

Hôm qua, Lầu Năm Góc xác nhận là một số binh lính Bắc Triều Tiên đã có mặt tại vùng Kursk ở biên giới Nga, nơi mà quân Ukraina đã đột kích từ tháng 8 và đã đánh chiếm được hàng trăm km vuông lãnh thổ của Nga. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ mối quan ngại về sự hiện diện của quân Bắc Triều Tiên tại vùng Kursk và tuyên bố là Kiev phải đánh trả nếu lực lượng Bắc Triều Tiên xâm nhập lãnh thổ Ukraina.

Vào lúc phương Tây lên án Bình Nhưỡng gởi quân đến tham chiến ở Ukraina, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Choe Son Hui hôm qua đã đến vùng Viễn Đông Nga và đến Matxcơva hôm nay để thăm chính thức nước Nga. Chuyến đi của lãnh đạo ngoại giao Bắc Triều Tiên diễn ra sau khi các dân biểu Viện Douma ( Hạ Viện Nga) tuần trước, đã thông qua " hiệp ước về đối tác chiến lược toàn diện" giữa hai nước, trước khi đưa lên Thượng Viện Nga để xem xét. Hiệp ước đã được ký kết nhân chuyến thăm của tổng thống Vladimir Putin tại Bình Nhưỡng vào tháng 6/2024, đánh dấu việc tăng cường quan hệ giữa hai nước. Hiệp ước quy định hai nước hỗ trợ quân sự cho nhau ngay lập tức nếu một bên bị một quốc gia thứ ba tấn công.
Mỹ bàng hoàng trước cuộc tấn công đẫm máu của Israel ở Gaza
Chính quyền Hoa Kỳ, hôm qua 29/10/2024, bày tỏ sự bàng hoàng sau cái chết của gần 100 người Palestine, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, trong một cuộc oanh kích đẫm máu của quân đội Israel ở Beit Lahia, dải Gaza. Washington đã yêu cầu Nhà nước Do Thái giải trình.

Một khu nhà dân bị Israel oanh kích tại Beit Lahia, bắc Gaza, ngày 20/10/2024. REUTERS - Abdul Karim Farid
Phan Minh
Hãng tin AFP, dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Matthew Miller, bày tỏ “quan ngại sâu sắc về thương vong của dân thường” trong “cuộc tấn công kinh hoàng gây ra hậu quả khủng khiếp này”.

Ông Miller không cho biết Israel sẽ phải chịu những hệ quả gì sau cuộc tấn công, nhưng tái khẳng định lời kêu gọi của Hoa Kỳ về việc tiến hành đàm phán chấm dứt chiến tranh ở Gaza. Ông nói rằng “cái giá dân thường phải trả” sau cuộc tấn công mới nhất của Israel “một lần nữa nhắc nhở các bên phải kết thúc cuộc chiến này”.

Vẫn về tình hình Trung Đông, chính quyền Na Uy, hôm qua 28/10, tuyên bố sẽ yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ra phán quyết về các nghĩa vụ nhân đạo của Israel đối với người dân Palestine, sau khi Nhà nước Do Thái bỏ phiếu cấm Cơ quan Liên Hiệp Quốc về người tị nạn Palestine (UNRWA) hoạt động trên lãnh thổ của mình.

Trước đó một hôm, Nam Phi cũng đã cáo buộc Nhà nước Do Thái vi phạm Công ước về Diệt chủng ở Gaza và kiện Israel lên ICJ. Mười quốc gia khác cũng đã nối gót Nam Phi, trong đó có Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ, Mêhicô và Tây Ban Nha.
Bầu cử Quốc Hội Gruzia:Cơ quan Công tố mở điều tra về « gian lận » quy mô lớn
Kết quả bầu cử Quốc Hội Gruzia ngày 26/10/2024, với chiến thắng của đảng cầm quyền Giấc Mơ Gruzia, bị đối lập phản đối. Hôm nay, 30/10, cơ quan Công tố Gruzia thông báo mở điều tra về « các nghi ngờ gian lận ».

Người biểu tình phản đối kết quả bầu cử Quốc Hội Gruzia, tại Tbilisi, ngày 28/10/2024. AP - Zurab Tsertsvadze
Trọng Thành
Theo AFP, từ trưa hôm qua, việc kiểm lại phiếu bầu tại 14% phòng phiếu đã bắt đầu được tiến hành. Hiện tại chưa rõ khi nào kết quả sẽ được công bố. Ngày mai, 31/10, tổng thống Salomé Zourabichvili được triệu mời lên cơ quan Công tố để trình bày về vấn đề này. Theo cơ quan Công tố, tổng thống « có thể nắm giữ nhiều bằng chứng về khả năng gian lận bầu cử ».

Ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố, các đảng phái đối lập, trước hết là tổng thống Zourabichvili, đã lên án đảng cầm quyền « thao túng hoàn toàn » cuộc bầu cử. Trả lời AFP hôm thứ Hai 28/10, tổng thống Gruzia đã tố cáo một hệ thống gian lận « tinh vi » theo « phương pháp Nga », đã cho phép đảng Giấc mơ Gruzia giành chiến thắng, đặc biệt qua việc « mua phiếu bầu », hay gây áp lực với cử tri.

Thông tín viên Regis Gente từ Tbilisi cho biết việc thu thập các bằng chứng về gian lận phiếu bầu và các hành động thao túng khác là thách thức hàng đầu với đối lập Gruzia hiện tại: 

« Đây chính là điều ưu tiên.   Một phần là do báo cáo của phái đoàn quan sát viên của OSCE, đã chỉ ra sự bất bình đẳng rất lớn giữa phe cầm quyền và các đối thủ, áp lực đối với cử tri hoặc những điều bất thường mà cuối cùng sẽ « làm mất niềm tin vào kết quả ». Mặc dù vậy, báo cáo rất được mong đợi này được xem như là một đòi hỏi phải có thêm bằng chứng về các gian lận bị tố cáo.

Đây là nhiệm vụ mà phe đối lập và hàng chục tổ chức phi chính phủ trong nước đặt ra hôm Chủ nhật nhờ các video, ảnh chụp màn hình, tin nhắn, lời chứng… Trong thời gian tranh cử, đã có nhiều áp lực từ đảng cầm quyền đặc biệt thông qua hệ thống quản lý nơi làm việc, nhất là đối với các nhân viên Nhà nước.

Cá nhân tôi cũng đã thu thập được những lời chứng như vậy. Trong cuộc bỏ phiếu hôm thứ Bảy, các tổ chức phi chính phủ của Gruzia, chẳng hạn như hiệp hội « Phiếu bầu của tôi », đã vạch ra thủ đoạn tịch thu giấy tờ tùy thân của hàng nghìn cử tri với mục tiêu bỏ phiếu thay. Trên cơ sở đó, tổ chức phi chính phủ này đã yêu cầu hủy kết quả của gần 200 điểm bầu cử, nơi có hơn 300.000 người dân Gruzia bỏ phiếu, chiếm 10% tổng số cử tri.

Các tổ chức phi chính phủ khác ghi nhận các hành vi vi phạm bí mật bầu cử, các vấn đề về danh sách cử tri, áp lực và bạo lực xung quanh một số phòng bỏ phiếu hôm thứ Bảy. »

Hiện tại đối lập Gruzia chưa đưa ra thông báo thời điểm biểu tình tiếp theo, sau cuộc tập hợp lớn tối thứ Hai, 28/10.
Nga: Tổng thống Putin thị sát tập trận hạt nhân « răn đe chiến lược »
Quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tập trận vũ khí hạt nhân chiến lược ngày hôm qua, 29/10/2024, dưới sự giám sát của tổng thống Vladimir Putin.

Ảnh do bộ Quốc Phòng Nga công bố ngày 02/02/2024: Binh sĩ đang lắp tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Iskander lên bệ phóng di động trong một cuộc tập trận diễn ra tại địa điểm bí mật ở Nga. AP
Trọng Thành

Theo thông báo của bộ Quốc Phòng Nga, được AFP trích dẫn, nội dung tập trận bao gồm « các cuộc bắn tên lửa đạn đạo và hành trình » với sự tham gia « của các lực lượng răn đe chiến lược trên bộ, trên biển và trên không ». Và cuộc tập trận đã « hoàn thành xuất sắc tất cả các mục tiêu », « tất cả các tên lửa đều bắn trúng đích ».

Theo AP, tập trận bao gồm bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Yars từ bán đảo Kamchatka và từ các tàu ngầm hạt nhân Novomoskovsk và Knyaz Oleg. Quân đội Nga cũng thực hiện các vụ phóng thử tên lửa hành trình tầm xa từ máy bay ném bom chiến lược Tu-95 có khả năng mang vũ khí hạt nhân.

Phát biểu lúc mở màn cuộc tập trận, tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, đối với Matxcơva, việc sử dụng vũ khí hạt nhân vẫn là « một biện pháp bất thường », tuy nhiên « trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng và sự trỗi dậy của các đe dọa và hiểm họa mới bên ngoài, điều quan trọng là phải có được các lực lượng chiến lược hiện đại và luôn được đặt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu ». Một nội dung chính của diễn tập là « để mô phỏng một cuộc tấn quy mô lớn, đáp trả một đòn tấn công hạt nhân của kẻ thù ».

Hồi tháng 5/2024, tổng thống Nga ra lệnh tổ chức « trong tương lai gần » nhiều cuộc tập trận hạt nhân, bao gồm các đơn vị đồn trú gần Ukraina, để sẵn sàng đáp trả « các đe dọa » từ phương Tây. Cuối tháng 9/2024, nguyên thủ Nga muốn điều chỉnh học thuyết về vũ khí hạt nhân, để sẵn sàng sử dụng loại vũ khí này đáp trả một cuộc « tấn công phối hợp » của cường quốc hạt nhân hậu thuẫn một quốc gia phi hạt nhân.

Đây là một cảnh báo trực tiếp gửi đến Ukraina và các đồng minh phương Tây, nhằm răn đe ý định của Mỹ và các nước châu Âu cho phép Kiev dùng vũ khí phương Tây cung cấp tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Tổng thống Putin nói rõ là một quyết định như vậy tương đương với việc các nước NATO trực tiếp tham chiến chống Nga. Chủ nhật 26/10, nguyên thủ Nga tuyên bố : « Tôi hy vọng họ đã hiểu điều này ».

Tháng 10/2023, tổng thống Nga từng thị sát một cuộc tập trận tên lửa đạn đạo mô phỏng một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa quy mô lớn.
Đánh thuế xe ô tô điện:Trung Quốc kiện Liên Âu ra Tổ chức Thương mại Thế giới
Trung Quốc hôm nay, 30/10/2024, thông báo đã kiện Liên Hiệp Châu Âu ra trước Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO), sau khi Ủy Ban Châu Âu thông qua quy định về đánh thuế bổ sung đối với các xe ô tô điện nhập từ Trung Quốc, một quyết định mang tính chất “bảo hộ mậu dịch” đối với Bắc Kinh.
Xe ô tô điện của hãng BYD Trung Quốc trưng bày tại triển lãm ô tô tại Paris, 14/10/2024. REUTERS - Benoit Tessier
Thanh Phương
Bất chấp sự chống đối của Đức, Ủy Ban Châu Âu hôm qua đã quyết định là ngoài mức thuế 10% đã được áp dụng, sẽ áp mức thuế bổ sung lên tới 35% đối với xe ô tô điện của Trung Quốc. Quyết định này đã được đăng trên Công Báo hôm qua và chính thức có hiệu lực kể từ hôm nay.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường trình:

Cho đến giờ chót, các nhà thương thuyết châu Âu đã cố đàm phán với các đồng nhiệm Trung Quốc nhằm đạt được một giải pháp cho vấn đề vẫn gây khó chịu cho Liên Hiệp Châu Âu, đó là các trợ cấp của Nhà nước cho các nhà sản xuất xe ô tô Trung Quốc. 

Trong vòng ba năm, thị phần của xe ô tô điện Trung Quốc đã tăng từ 4% lên 25%. Liên Hiệp Châu Âu đã thiết lập các công cụ bảo hộ để ngành công nghiệp xe hơi châu Âu không bị tràn ngập ô tô Trung Quốc như trường hợp của tấm pin năng lượng Mặt trời.

Từ nay, vấn đề trợ cấp được xem xét kỹ lưỡng. Liên Âu đã thi hành các biện pháp tạm thời từ tháng Bẩy và hải quan đã thu trước theo mức thuế được thông báo. Kể từ hôm nay, mức thuế này chính thức có hiệu lực.

Nước Đức đã không hội đủ một đa số để chống lại việc ban hành thuế bổ sung mà về mặt lý thuyết sẽ có hiệu lực trong 5 năm. Các nhà sản xuất xe hơi của Đức rất quan ngại cho thị phần của họ. Riêng hai hãng BMW và Dacia lo ngại về việc nhập khẩu các phụ tùng. Còn các nhà sản xuất rượu cognac, các sản phẩm chế biến từ sữa, các loại thịt nguội thì lo ngại về các biện pháp trả đũa mà Trung Quốc đã bắt đầu thi hành. 


Theo thông tín viên Clea Broadhurst tại Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ nhanh chóng thi hành các biện pháp trả đũa quyết định nói trên của Ủy Ban Châu Âu. Hiện giờ các loại rượu nhập từ Liên Hiệp Châu Âu đã chịu mức thuế mang tính trừng phạt, lên tới 39%. Các cuộc điều tra chống phá giá cũng đang được tiến hành đối với thịt heo và sản phẩm chế biến từ sữa nhập từ Liên Âu.

Các biện pháp trả đũa của Trung Quốc có thể gây tổn hại cho các ngành xuất khẩu thiết yếu của Liên Hiệp Châu Âu, gây thêm căng thẳng kinh tế giữa hai bên.

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI : 30/10/2024 JD Vance: Ông Trump muốn Mỹ ở lại NATO nhưng các đồng minh cần chi tiêu nhiều hơn


Thượng nghị sĩ (TNS) Đảng Cộng Hòa JD Vance, người đồng hành tranh cử cùng với ông Trump, cho biết, Hoa Kỳ sẽ ở lại NATO nếu cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử, nhưng các quốc gia thành viên khác của khối liên minh quân sự này cần phải đóng góp công bằng.

Trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình “Meet the Press” của đài NBC phát sóng ngày 27/10, TNS Vance tiết lộ: “[Cựu Tổng thống] Donald Trump muốn NATO trở nên mạnh mẽ. Ông ấy muốn chúng ta tiếp tục ở lại NATO. Nhưng ông ấy cũng muốn các nước NATO thực sự gánh vác phần gánh nặng quốc phòng của họ”. 

Năm 2014, sau khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea của Ukraine, tất cả các quốc gia thành viên NATO đều đồng ý phân bổ ít nhất 2% GDP của họ cho quốc phòng trong vòng một thập kỷ.

Hồi tháng 7/2022, khi xung đột Nga – Ukraine leo thành thành một cuộc chiến tranh toàn diện, Tổng thư ký NATO khi đó là ông Jens Stoltenberg đã cảnh báo rằng ngưỡng 2% “ngày càng được coi là mức sàn, chứ không phải mức trần”. 

Tuy nhiên, đến cuối năm 2023, chỉ có 10  trong số 31 nước thành viên NATO đáp ứng được mục tiêu chi tiêu quốc phòng 2% này. Mặc dù con số đó dự kiến sẽ tăng lên 23 trong số 32 thành viên vào năm 2024 sau khi Thụy Điển gia nhập khối, nhưng vẫn còn gần 1/3  thành viên NATO chưa thực hiện được cam kết của mình.

Cựu Tổng thống Trump từ lâu đã chỉ trích các đồng minh châu Âu không thực hiện chi tiêu quốc phòng đầy đủ tương xứng với sự ủng hộ được tuyên bố của họ dành cho liên minh này. Trong quá trình vận động tranh cử, ông Trump cũng nhấn mạnh đến thành công của mình trong việc gây áp lực buộc các thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng. Ông lưu ý, chỉ có 5 quốc gia NATO đáp ứng mức chi tiêu tối thiểu 2% khi ông nhậm chức vào năm 2016, nhưng con số đó đã tăng lên 9 thành viên vào thời điểm ông rời Nhà Trắng.

Hồi tháng Hai, tại một cuộc tập trung vận động tranh cử ở tiểu bang Nam Carolina, ông Trump kể lại rằng ông đã từng cảnh báo tổng thống của một quốc gia “lớn” trong NATO rằng ông sẽ không bảo vệ quốc gia đó khỏi cuộc xâm lược của Nga nếu nước này không thanh toán “các hóa đơn” quốc phòng của mình.

Phát biểu của cựu Tổng thống Trump khi đó đã thu hút cả sự hoan nghênh và chỉ trích từ các quan chức châu Âu. Tổng thư ký NATO Stoltenberg khi đó cho biết, ông “tin tưởng” rằng Hoa Kỳ sẽ “vẫn là một thành viên trung thành của liên minh” bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào mùa thu này bởi vì Washington có lợi khi “có một NATO mạnh mẽ”. 

Đảng Dân chủ đã cáo buộc ông Trump sẽ tìm cách “bỏ rơi” các đồng minh NATO của Hoa Kỳ, cho dù một đạo luật đã được thông qua như một phần trong đạo luật ngân sách quốc phòng năm 2023 nhằm ngăn chặn bất kỳ tổng thống Mỹ nào đơn phương rút khỏi NATO hoặc sử dụng các quỹ bị bớt xén cho mục đích đó mà không có sự chấp thuận của quốc hội.

Khi bị người dẫn chương trình Kristen Welker của đài NBC thúc ép đưa ra một câu trả lời trực tiếp, TNS Vance đã đảm bảo với cô rằng dưới thời Tổng thống Trump, Hoa Kỳ sẽ vẫn là thành viên của NATO.

TNS Vance cam kết: “Chúng ta sẽ ở lại NATO”, trước khi chuyển sang chủ đề khuyến nghị các quốc gia giàu có trong NATO như Đức nên chi tiêu quốc phòng phù hợp với quy mô nền kinh tế của họ.

TNS Vance lưu ý với phóng viên Welker: “Thực chất đó chính là Vương Quốc Anh, một vài quốc gia khác, và Hoa Kỳ. Vấn đề của NATO chính là Đức phải chi tiêu nhiều hơn cho an ninh, phải chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng”. 

Các quan chức Đức đã thừa nhận mối quan ngại của cựu Tổng thống Trump và của TNS Vance. Berlin cam kết sẽ cải thiện mức chi tiêu của mình. Tại hội nghị an ninh ở thành phố Munich, Đức ngay sau cuộc tập trung vận động tranh cử của ông Trump ở tiểu bang Nam Carolina, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tuyên bố, 2% sẽ “chỉ là khởi đầu” và Đức “thậm chí có thể đạt mức 3,5%” tùy thuộc vào “điều gì đang xảy ra trên thế giới”. 

Bộ trưởng Pistorius cũng kêu gọi toàn thể châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng.

Phát biểu tại hội nghị an ninh ở Munich, Bộ trưởng Pistorius lưu ý: “Tôi tự hào nói rằng năm nay chúng tôi sẽ chi tiêu hơn 2% GDP của chúng tôi cho quốc phòng. Tôi cũng đủ thực tế để thấy rằng mức tiêu này có thể không đủ trong những năm tới”. 

Lực lượng Hezbollah có thủ lĩnh mới
 
Hôm 29/10, Lực lượng Hezbollah ở Liban đã bầu Phó tổng thư ký Naim Qassem làm thủ lĩnh mới của nhóm này, thay thế người tiền nhiệm bị ám sát là Sayyed Hassan Nasrallah.

Theo các nguồn tin, Hội đồng Shura – Cơ quan ra quyết định tối cao của Hezbollah – đã bổ nhiệm ông Naim Qassem làm thủ lĩnh mới, sau khi ông Nasrallah bị Israel sát hại trong một cuộc không kích.

Ông Qassem, 71 tuổi, là Phó tổng thư ký Hezbollah và thường được coi là nhân vật số hai của phong trào này.

Ông được bầu làm phó lãnh đạo Hezbollah vào năm 1991, dưới quyền của thủ lĩnh tối cao khi đó là ông Abbas al-Musawi. Ông al-Musawi cũng bị Israel ám sát trong một cuộc tấn công vào năm 1992. Ông có quan điểm cứng rắn về Israel và có quan điểm ủng hộ Gaza.

Ông Qassem lên nắm quyền sau khi Hezbollah lần đầu tiên ra thông cáo xác nhận ông Hashem Safieddine, vốn được xem là thủ lĩnh tương lai của nhóm này, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel hôm 4/10 vào một tòa nhà ở ngoại ô phía Nam thủ đô Beirut.

Ông Safieddine, 60 tuổi, đứng đầu hội đồng giám sát các hoạt động quân sự, tài chính và hành chính của Hezbollah, và là người đã điều hành Hezbollah cùng ông Qassem kể từ khi thủ lĩnh Nasrallah thiệt mạng.
Tổng thống Putin ra lệnh tập trận hạt nhân chiến lược
Ngày 29/10, Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga tiến hành một cuộc tập trận răn đe hạt nhân chiến lược mới.

“Hôm nay chúng ta đang tiến hành một cuộc tập trận khác của lực lượng răn đe chiến lược. Chúng ta sẽ phân công các quan chức kiểm soát việc sử dụng vũ khí hạt nhân bằng các vụ phóng tên lửa đạn đạo và hành trình thực tế”, Tổng thống Putin tuyên bố.

Theo hãng tin TASS, Tổng thống Putin đã giám sát cuộc diễn tập từ trung tâm tình huống của Điện Kremlin thông qua trực tuyến.

Ông Putin cho biết Nga sẽ không tham gia bất kỳ cuộc chạy đua vũ trang nào nhưng Moskva cần có lực lượng hạt nhân sẵn sàng hành động. Lực lượng răn đe chiến lược bao gồm các lực lượng tấn công và phòng thủ chiến lược.

Ông nhấn mạnh bộ 3 hạt nhân vẫn là đảm bảo đáng tin cậy cho an ninh và chủ quyền của Nga, giúp duy trì sự ngang bằng về hạt nhân và sự cân bằng quyền lực trên thế giới.

Nga bắt đầu phát triển bộ 3 hạt nhân từ những năm 1950. Vũ khí cơ bản của nó hiện bao gồm các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa cố định và di động trên mặt đất, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chiến lược và cả máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa hành trình không đối đất chiến lược và bom hàng không.

“Do sự gia tăng căng thẳng địa chính trị cũng như sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro mới từ bên ngoài, điều quan trọng là phải có các lực lượng chiến lược hiện đại, luôn sẵn sàng chiến đấu”, chủ nhân Điện Kremlin cho hay.

Ông cho biết Nga có kế hoạch cải tiến hơn nữa tất cả các thành phần trong bộ 3 hạt nhân. Theo ông Putin, các lực lượng chiến lược của Moskva được trang bị tới 94% thiết bị hiện đại. Ông cho hay rằng quân đội cũng sẽ nhận nhiều hệ thống tên lửa cố định và di động mới có độ chính xác cao hơn và thời gian chuẩn bị phóng ngắn hơn so với những thế hệ trước.

Các hệ thống mới cũng sẽ có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ chống tên lửa cao hơn. Hải quân Nga sẽ được cung cấp các tàu ngầm nguyên tử mới và máy bay ném bom chiến lược hiện đại.

Trước đó vào tháng 5, Nga và Belarus đã khởi động tập trận hạt nhân chiến thuật. Vũ khí hạt nhân chiến thuật được sử dụng để đạt lợi ích chiến thuật, cục bộ trên chiến trường. Do đó, nó thường có sức công phá nhỏ hơn vũ khí hạt nhân chiến lược.

Cuộc diễn tập hạt nhân mới nhất của Moskva diễn ra không lâu sau khi NATO đã tiến hành cuộc tập trận hạt nhân quy mô lớn. Cuộc tập trận có sự tham gia của lực lượng quân sự từ 13 quốc gia thành viên NATO với khoảng 2.000 quân nhân, hơn 60 máy bay. Các thành viên NATO ở châu Âu đang được huấn luyện để triển khai vũ khí do Mỹ cung cấp theo thỏa thuận chia sẻ hạt nhân của liên minh này.

Tổng thống Putin từng cảnh báo phương Tây đã sai lầm khi cho rằng Nga sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân.
Thoát Trung’: Apple đã xuất khẩu gần 6 tỷ USD iPhone sản xuất tại Ấn Độ trong năm
 
Việc ngày càng nhiều công ty đa quốc gia chuyển dây chuyền sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc khiến Ấn Độ đang trở thành bên hưởng lợi chính. Riêng với iPhone của Apple, xuất khẩu từ Ấn Độ trong 6 tháng tính (đến tháng 9 năm nay) đã tăng 1/3, cho thấy sự thay đổi lớn trong chiến lược chuyển hướng của Apple tránh tập trung vào Trung Quốc.

Bloomberg hôm 29/10 dẫn tin từ những người quen thuộc với vấn đề này cho biết, Apple đã xuất khẩu gần 6 tỷ USD iPhone do Ấn Độ sản xuất, giá trị tăng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vấn đề tin bảo mật nên nguồn tin yêu cầu không nêu danh tính.

Apple đang mở rộng sản xuất tại Ấn Độ thông qua tận dụng chính sách trợ cấp, lao động lành nghề và sự phát triển năng lực công nghệ của Ấn Độ. Ấn Độ là một phần quan trọng trong nỗ lực của Apple nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về sản xuất. Những năm gần đây quan hệ Mỹ và Trung Quốc xấu đi, ngoài chiến tranh thương mại còn diễn ra trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt cuộc chiến công nghệ, theo đó rủi ro sản xuất ở Trung Quốc cũng tăng lên.

Trong số các nhà cung cấp của Apple có 3 nhà lắp ráp iPhone ở miền nam Ấn Độ: Tập đoàn Công nghệ Foxconn, Pegatron của Đài Loan, và Tata Electronics của Ấn Độ. Nhà máy của Foxconn nằm ở ngoại ô Chennai là nhà cung cấp iPhone lớn nhất Ấn Độ, chiếm một nửa lượng iPhone xuất khẩu.

Nguồn tin nói với Bloomberg rằng đơn vị sản xuất thiết bị điện tử của Tata – một tập đoàn Ấn Độ liên quan đến mọi thứ từ muối đến phần mềm – đã xuất khẩu iPhone từ nhà máy ở bang Karnataka từ tháng 4 – 9. Vào năm ngoái Tata đã mua lại đơn vị điện tử từ Wistron, trở thành nhà lắp ráp Ấn Độ đầu tiên của Apple lắp ráp iPhone.

Đại diện Apple của Pegatron từ chối bình luận với Bloomberg, còn người phát ngôn của Foxconn và Tata cũng không trả lời yêu cầu bình luận của Bloomberg.

Apple lần đầu tiên bắt đầu lắp ráp iPhone tại Ấn Độ vào năm 2017, những năm gần đây họ không ngừng tăng sản lượng. Dữ liệu chuỗi cung ứng cho thấy vào năm ngoái có khoảng 30 triệu iPhone được lắp ráp tại Ấn Độ, còn số lượng riêng nửa đầu năm 2024 là khoảng 18 triệu iPhone, dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ sản xuất 23% tổng sản lượng iPhone.

Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Liên bang Ấn Độ, iPhone chiếm phần lớn xuất khẩu điện thoại thông minh của Ấn Độ, khiến trong 5 tháng đầu năm tài chính này thì danh mục điện thoại thông minh là hàng xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ, với kim ngạch xuất khẩu trị giá 2,88 tỷ USD. Trước khi Apple mở rộng hoạt động sản xuất tại Ấn Độ, xuất khẩu điện thoại thông minh hàng năm của Ấn Độ sang Mỹ 5 năm trước chỉ trị giá 5,2 triệu USD.

Tờ SCMP ngày 12/9 đưa tin, một báo cáo mới cho thấy Apple đang sản xuất hàng loạt dòng iPhone 16 mới nhất tại Ấn Độ, bao gồm cả dòng Pro cao cấp. Trong bối cảnh những thách thức địa chính trị, đó là thay đổi lớn trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Apple.

Tháng 6 năm ngoái, CEO Tim Cook của Apple và nhiều lãnh đạo điều hành công nghệ khác đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Washington, họ nhấn mạnh rằng Ấn Độ đại diện cho một “cơ hội lớn”.

Đối tác của  công ty quản lý tài sản Deepwater Asset Management, ông Gene Munster nói với CNBC rằng ông Tim Cook đang “đặt nền móng để Ấn Độ có thể lớn hơn hoặc tương xứng với thị trường Trung Quốc”.