Friday, May 11, 2012

Kỷ niệm những ngày đầu ở xứ CHADGAM

P. Ð. 534 và Tư Thi (Trung Tá Nguyễn Văn Thi) – Kỷ niệm những ngày đầu ở xứ CHADGAM
Kim Ngưu 
 
Đứng (từ trái): Nhân, Chí, Hưởng, Tứ, Hổ, Thi, Ngữ, Vàng, Trí, Nhuệ, Lâm
Ngồi (từ trái): Đạo, Giới, Chương, Giàu, Quang, Xuân, So, Quang, Tỷ, Sơn, Bộ
Cuối Xuân 72, một chiếc A-37 cất cánh từ Bình Thủy thi hành phi vụ liên lạc hành quân Cần Thơ – Phan Rang – Cần Thơ, phi hành đoàn gồm có Th/Tá Khôi và Th/Tá Thi. Ðây là 2 trong 3 ông phi đoàn truởng của 3 phi đoàn A-37 sắp đóng đô tại căn cứ Phan Rang, vừa được Mỹ trao lại KQVN.
Lúc này KQVN đang đà bành trướng, hàng ngày các phi cơ UH-1, A-37, F-5 được mang sang VNCH, và phi công đi xuyên huấn từ Mỹ về cũng nhiều. Riêng pilot A-37 (ngọai trừ thuộc các PÐ 516, 524) đổ dồn về Cần Thơ hết, do đó hàng tá các ông khu trục cánh có râu ngồi chờ thời, đợi bổ nhịêm đi các PÐ tân lập. Chưa bao giờ có nhiều ông khu trục Râu tụ về một ổ như thế: từ những ông gìa tuổi lính như ông gìa Trinh, ông già Ngàn, đến ông “già trong nghề” như anh L. M. Hoan (khóa 58 Trần duy Kỷ) cũng “trình diện PД mỗi ngày, lại còn làm sĩ quan trực nữa.!!

Sĩ quan cấp tá còn bận rộn đi đi về về Bộ Tư Lệnh, Phòng đặc trách khu trục “kiếm” chỗ đi, hoặc đổi đi F5, còn sĩ quan cấp úy chúng tôi chỉ biết ngày ngày “đi hành quân tiêu diệt địch”, làm bổn phận “nguời-trai-thời-chiến”, song rồi là tới phục vụ “Tứ-Khóai-của-cuộc-đời”… thậm chí không biết Phòng đặc trách khu trục ở đâu?
Rồi một hôm, nghe tin anh Tư Thi sắp đi Phan Rang, có ai tình nguyện đi theo không?… Tôi biết anh Thi khi anh mới lên Tr/úy còn bay A-1 ở Cần Thơ. Anh xuất thân từ Thủ Ðức, và đổi sang KQ khóa 61, cùng với các anh Tr. Móm, Th. Dâm (khu trục), anh Hiêu Tiều (Hiêú Thanh Binh), anh H. V. Ðông tây lai (trực thăng)… Anh còn độc thân… Tôi thấy ở anh là một con nguời thẳng thắn, cương trực, ít nói (không kiểu cách), nhưng dễ nổi khùng… và tôi khoái anh Thi khùng nguời Ðà Lạt từ đó, và tôi tình nguyện đi Phan Rang…
Trở lại với phi vụ liên lạc Binh Thủy – Phan Rang – Binh Thủy, chiều hôm đó tôi gặp anh Khôi, khi anh vừa ra khỏi phi cơ, mặt đỏ, tóc bù sù, mồ hôi từ đầu đến chân (hai bàn tay thì đương nhiên lúc nào cũng như vừa nhúng nước), tôi hỏi: “Thế nào Phan Rang ra sao?” Anh ném vào tay tôi cái clipboard (dùng để kẹp giấy tờ, bản đồ, và buộc vào đùi pilot lúc đang bay). Cái clipboard của anh bằng plastic cứng, màu xám giờ đây méo mó không nhận ra nữa! “Giới thiệu ông cái “NÓNG” Phan Rang, nơi ông sắp ở 365 ngày một năm! Mẹ kiếp, đậu phi cơ ở parking, rồi bỏ cái clipboard trên dashboard như mọi lần, mấy tiếng sau ra phi cơ, sờ vào đâu cũng bị BỎNG, còn nóng hơn cái bàn ủi!
Rồi cũng tới ngày “khăn gói quả mướp” đi lập đơn vị mới, dẫn đầu là anh Thi, đã có giấy bổ nhiệm là Phi đoàn trưởng 534, rồi tới các anh Hưởng (cụ Tạ), Khôi, Tứ, Nhân, Chí. Ra tới nơi thì được gặp các anh Hạnh (từ Ðà nẵng), và từ Nha Trang có các anh Nghĩa Ðãi, Lê Vàng, Võ Phi Hổ, Dương Quốc Lâm
Những ngày đầu, khi nhận phần sở mới ở khu chữ U (534 ở giữa, cánh phải là 524, cánh trái sẽ thụôc về 548) những anh như anh Khôi (Huấn Luyện KÐ), anh Hạnh (Hành Quân chiến cuộc) không thụôc chỉ số PÐ. Anh T. T. Tứ cũng cùng anh em PÐ, lột trần chỉ mặc sìlíp dọn dẹp lau rửa mấy ngày trong cái nóng như thiêu như đốt. Rồi một hôm ông PÐT họp anh em lại hỏi: “Tên PÐ là gì? Lấy con vật gì dể làm huy hiệu?. Thằng sanh sau đẻ muộn trước mình 532 nó lấy mất con gấu tao thích rồi!?!” Tôi đề nghị con Trâu: nó cũng dữ dằn, lại khoẻ mạnh, cần cù và có mầu mè dân tộc. Anh Tư cườì như gãi đúng chỗ ngưá: “Rồi con Trâu!! nhưng tên gọi làm sao cho suôi tai trên tần số”… một anh khác đề nghị Kim Ngưu, rồi kể chuyện dã sử về Kim Ngưu… “Tao đồng ý PÐ534 tên là Kim Ngưu, bây giờ cần cái patch càng sớm càng tốt để tao mang về Bộ Tư Lệnh trình!. Tên tuổi PÐ534 được sanh ra từ buổi họp của mấy ông phi tiêu cởi trần mặc sìlíp bữa đó.

Ngọai trừ staff PÐ, các hoa tiêu đầu tiên trình diện PÐ, có anh Bộ từ Ðà Nẵng, anh Giàu từ 524, là đã xác định hành quân rồi, các anh Sơn Thành Ðựợc, Nhuệ Fulro, Tỷ Rừng, Quang Bịnh đựoc huấn luyện xác định hành quân gấp và đầu tháng 12/72 các phi tuần Kim Ngưu góp mặt trên vòm trời vùng 2 CT, bên cạnh Thái Dương, Thiên Lôi và Gấu Ðen. Tôi nhớ trong một phi vụ đầu tiên này, khi báo cáo trên tần số với FAC: “Kim Ngưu có mặt trên vùng”, ông pilot (114) nói: chưa nghe tên Kim Ngưu bao giờ, mục tiêu này cần chính xác… May thay ông quan sát (Ð/u Huởng cao giò 116 mới đổi ra 114) trả lời dùm: “Phi Ðòan mới, Pilot già, tao bảo đảm thả đâu trúng đó…”
Thời gian này nặng về huấn luyện. Ngoài các hoa tiêu chờ xác định HQ, thêm một lớp chừng nửa tá hoa tiêu mới ở Mỹ về, tất cả phi tuần trưởng góp sức vào huấn luỵên, sáng một quắn, chiều một quắn!! Gần một năm sau thì xác định đựợc đủ số hoa tiêu cho PÐ. Khi PĐ 548 thành lập, cả chục Kim Ngưu trở thành Ó Ðen.
Ngày “Ngưng bắn” tháng giêng 73. Khi sáng lên phi đoàn tôi nói chơi với các bạn trẻ “chính thức 12 giờ trưa hôm nay là chấm dứt đời phi công khu trục thả bomb bắn súng vậy thì các ông bay cho đã đi, mai mốt chỉ huấn luyện lia chia!!!”. Phi tuần đầu, 4 chiếc A-37, có cả CBU-55 vừa báo cáo Pyramid đã nghe các bạn L19 khắp vùng “đặt cọc” (lại nhớ ngày mùng một tết Mậu Thân trên vùng trời Vùng 4).
Pyramid ra lệnh Kim Ngưu đi Bảo Lộc. Tới Bảo Lộc, chính ông Tr/tá tỉnh truởng lên tần số FM mà năn nỉ: “đêm hôm qua có một tiểu đội cảm tử chiếm cây xăng, trên đồi đầu tỉnh và cắm cờ, lính của tôi, tới lưng chừng đồi bị bắn rát quá, không làm gì đựoc nó… nhờ Kim Ngưu nhổ hộ cây cờ!”. Tôi trả lời “thấy cây cờ ứa gan rối… nhưng bomb của tôi mà thả thì sẽ thổi bay cây xăng, nhà dân gần đó, và lính của ông luôn!! để tôi về đổi phi cơ, sẽ trở lại nhổ cây cờ…”.
“Không sao đâu! Kim Ngưu cứ thả bomb đi, chắc Kim Ngưu đã biết chiến dịch “Trưng-Cờ-Quốc-Gia-Hạ-Cờ-Cộng-Sản”, 12 giờ là hết hạn!!”…” Tôi bảo đảm sẽ nhổ cây cờ trứơc 12 giờ.” Về tới Phan Rang chúng tôi đổi phi cơ xong, trở lại Bảo Lộc, chỉ một trái 500 đầu là cờ và cây xăng bay khỏi ngọn đồi đầu tỉnh. Ong tỉnh truởng mừng như nhổ đựợc cái gai trong cổ (và chức tỉnh trưởng đựợc bảo toàn) lại lên tần số cám ơn lia chia!, xin tên Phi Hành Ðòan để cho huy chuong!!… “Huy Chương nhiếu rồi ông tỉnh ơi!, có ngon thì ông gởi cho chúng tôi cây cờ và một caisse ông-già-đi-bộ”… “. Có ngay, chuyện đó dễ mà… một lần nữa cám ơn Kim Ngưu”. Nửa tháng sau chúng tôi nhận được lá cờ đỏ sao vàng, còn lại chừng ¾, lốm đốm những lỗ cháy của miểng bomb, ai có tới thăm PĐ534, sẽ thây cờ này treo trong phòng lounge!!! Còn rượu whisky thì chẳng bao giờ tới PÐ. (Ông Tỉnh trưởng có đọc những giòng này, thì nhớ là ông vẫn còn nợ KN một caisse whisky!!”)… Sau khi làm việc xong ở Bảo Lộc, chúng tôi nhận chỉ thị đi thẳng xuống Phan Thiết “đang đụng độ nặng”, trên đường hướng Phan Thiết, nhìn xuống rừng xanh bát ngát, lâu lâu lại thấy một cờ Ðỏ-sao-vàng ứa gan…”. Ba, Bốn xuống xịt cho nó một bó rocket, đi”
Ngày hôm đó, cho đến tối mịt từng phi tuần nối đuôi nhau lấy huớng Phan Thiêt, rút cuộc chẳng có Ngưng chiến mẹ gì cả… và như nguời Mỹ nói: the rest is history!!
Anh Thi, làm Phi Ðoàn Trưởng 534 từ những ngày đầu cho đến lúc cả đàn gẫy cánh, anh lên Tr/tá và đang còn lên nữa! nhưng công lao lớn nhất và phần thưởng lớn nhất (anh cũng tâm tình với tôi mấy tháng truớc khi anh chết) là anh được cơ hội làm con chim đầu đàn một gia đình khu trục với toàn sĩ quan phi công khu trục trẻ mới gia nhập gia đình lần đầu, học đuợc CÁÍ GƯƠNG tốt của nguời khu trục: CƯƠNG-TRỰC, THẲNG-THẮN, CÔNG-BÌNH, NGHÈO MÀ TRONG SẠCH…. Kết quả là không khí phi đoàn lúc nào cũng VUI và HĂNG-SAY, KHÔNG GHEN-TỴ, KHÔNG BẤT-MÃN.
Cứ tuởng một con nguời như anh: KHÔNG NỔI, nhưng đến khi anh chết, tôi bay xuống Dallas làm đám tang cho anh, và kêu gọi anh em đóng góp tiền bạc, vì một minh tôi chịu không nổi… Tôi đã nhận đuợc nhiều ngân phiếu và vài chữ kèm theo của anh em khu trục (Cần Thơ, Phan Rang) đã đành, rồi Trực Thăng, L19, Không Quân… Lạ nhất có cả Lục Quân và dân chính với đôi lời quen biết ỡ dâu, mến phục ra sao!!. Và từ dó tôi biết anh cũng NỔI lắm!! “hữu xạ tự nhiên hương”!! Chỉ tiếc là người đời chỉ appreciate khi anh chết rồi… nhưng chắc anh cũng chẳng màng ba cài lẻ tẻ…
Cá nhân tôi (đã phuc vụ 3 PÐ khu trục và dưới quyền chỉ huy của nhiều “trào”), giờ đây ở Mỹ đã gần 30 năm, có cơ hội gặp lại anh em 534 cũ, nói chuyện về Phi Ðòan xưa, và nguời anh cả, đều đồng ý TƯ THI LÀ SỐ MỘT.
Kim-Ngưu 04.
 
*CHADGAM, nghe có vẻ Tây-Tàu… Thật là chữ tắt của xứ Chó Ăn Ðá Gà Ăn Muối. Cũng như cư xá sĩ quan độc thân của Phan Rang có tên là cư xá ANDI, khi các quan to sung dài của B-T-L-KQ. di “kinh lý”, tra hỏi: “Tại sao KQVN đã lấy lại căn cứ của Mỹ, mà cư xá sĩ quan VN ở, vẫn lâý tên Mỹ…”Dạ …nơi đây, các ông độc thân dùng để: Ăn- Ngủ- D- I….
( Biên Hùng chuyển )

Sunday, May 6, 2012

Tóan Vào Vùng Địch / Bomb CBU và mặt trận Phan Rang 1975

 Thưa các Mẹ, các Chị, và các em nhỏ của vựa muối Ca Ná - Phan Rang năm xưa . Nếu tôi không viết lên những lời nầy thì chắc khi nhắm mắt lìa đời, tôi sẽ vô cùng xấu hổ và tự coi như mình là kẻ vong ân . Cho dù sau đó 17 năm tôi có về tìm lại các Mẹ, các Chị , và đã đốt nén nhang tại bờ biển Cà Ná, cùng nải chuối , dĩa trầu cau, mà số tiền ít ỏi của tôi có được lúc đó, để đi từ vùng Kinh Tế Mới Đồng Xoài tận Mật Khu Mã Đà về Cà Ná tìm lại các Mẹ, để nói vài lời cám ơn cứu mạng, bảo dưỡng , Nhưng tôi đã không có cơ hội bày tỏ, vì sau ngày Miền Nam rơi vào tay Cọng Sãn, vật đổi sao dời, tôi ở tù về, rồi bị bắt đi Vùng Kinh Tế Mới, cuộc sống lam lũ, cơm chẳng đủ ăn, gia đình tan nát, mất vợ, xa con ,...lấy đâu ra tiền để đi về thăm lại các Mẹ, các chị, những người mà tôi đã chịu ơn cứu mạng năm xưa ..
Theo lệnh Hành Quân của Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Sở Liên Lạc,  Đoàn chúng tôi sẽ cử 1 Toán vào tham gia phòng thủ tại Dinh Độc Lập cùng quân số với các Đoàn khác, một nửa quân số do Thiếu Tá Nguyễn Văn Được chỉ huy vào tham gia phòng thủ Phi Trường Tân Sơn Nhất, số còn lại gồm nhưng người tình nguyện gồm 4 Toán hành quân, Ban Tham Mưu dã chiến, sẽ do đích thân Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Tống Hồ Huấn chỉ huy để sáng ngày 03-04-75 sẽ có một phi vụ đặc biệt chở toàn bộ ra Phan Rang ứng chiến , và đặc dưới quyền của Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi là Tư Lệnh Tiền phương của Quân Đoàn 3. Ân huệ cho chúng tôi được ban ra do công điện của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu là mỗi người sẽ được đặc cách lên một cấp, cố gắng giúp Tướng Nghi thực hiện những nhu cầu hành quân mà quân bạn không đảm trách. Ngày 21-04-75 sẽ có quân số của Đoàn khác ra thay thế. Từ phòng họp bước ra , chúng tôi nhìn nhau không ai nói câu nào . Vì chưa bao giờ có cái ban thưởng đặc biệt như vậy trong quân đội, hành quân thì hành quân, chuyện cơm bửa của lính, sao nay lại hứa hẹn trước sẽ thăng cấp khi xuống Phan Rang. Đại Úy Đặng Bá Lộc nói với Thuần và tôi: Tau chắc kỳ nầy đi khó quay trở lại. Thiếu Tá Huấn quay lui nhăn mặt : Ê , Lộc nói bậy gì đó, anh em khác nghe được bàn tán rồi mất khí thế. Đại Úy Lưu văn Thuần cười khề : giởn chơi thôi Thiếu Tá, đi không về là chuyện thường của Lôi Hổ, Kinh Kha thời đại mà... Nhưng tôi cấm không được nói với binh sĩ, Thiếu tá Huấn quay lại quắc mắt nói, Lê Đí, Lê Hưng, Nguyền văn Ấn cả 3 cùng cười, nói nhỏ : Lính Lôi Hổ tinh như ma, cả lảnh thổ Quân Đòan 3 đông nghẹt lính tứ tán chạy về, ai mà không biết chuyện gì xảy ra , bảo cho thăng cấp trước hành quân là chúng nó biết ngay. Mà anh em sống chết bên nhau lâu đời làm sao giấu được. Mỗi người một câu chúng tôi rồi cũng chia tay, ai về lo việc người đó. Cả Phi trường Phan Rang như đang tắm trong cái nóng của vùng cát nắng, từng đợt không khí loãng bốc lên chờn vờn như bầy thú hoang ngoài hàng rào phòng thủ của phi trường . ủa , mà sao lại vắng thế nầy, lính tráng đâu không thấy, thấp thoáng trong các căn nhà Bộ Chỉ Huy Hành Quân có vài người qua lại. Đơn vị chúng tôi được 2 vị Tướng chỉ huy mặt trận tiếp đón niềm nở ra vẻ ưu tiên và cho được nằm cạnh Phòng hành quân. Thỉnh thoảng có vài tiếng nổ của đạn pháo 130 ly ngoài xa.
Trên bầu trời bây giờ xuất hiện 3 chiếc A37 đang bay về, phiá sau 1 đoàn 6 chiếc trực thăng đang từ từ hạ cánh trước Bộ Chỉ Huy Hành Quân, chúng tôi thấy những binh sĩ Nhảy Dù lần lược rời phi cơ, có một Đ/u đang tập họp, trong đám họ có người không có ba lô, có người không có súng, tôi tiến đến xem có ai quen thì ra Đại Úy Nguyễn Văn Bé bạn cùng khóa. Tôi hỏi bạn sao lính mầy lôi thôi vậy, Bé cười buồn, bọn tao bị tụi nó cáp duồng tại Khánh Dương, đánh nhau một trận tơi bời hoa lá mới ra thân thể nầy. Bây giờ nhận lệnh Trung Tá Phát Lữ trưởng Lử Đoàn 3 Dù, cho tái trang bị rồi chơi tiếp. À, mà Biệt Kích tụi mầy ra đây chi vậy. Biên giới mới là sân chơi của tụi mầy mà. Tôi nói, lính mà em, đâu có giặc thì ta cứ đi. Bé chửi thề một câu rồi chép miệng, nóng lắm nghe mậy, tình hình bi đát lắm đó, tụi nó có đến 3 Công Trường, chưa kể thiết giáp, pháo phòng không và cả mấy Trung Đoàn tăng viện. Rồi Bé nói tiếp: tụi tao đụng bọn Sư Đoàn 3 Sao Vàng, toàn bọn lính non choẹt, nhưng khổ nổi chúng nó đông quá, lại được yểm trợ tụi Tăng T.54 và Pháo tập. Bọn tao bị phục kích đánh chia cắt cô lập, không phương tiện yểm trợ như trước, bọn mầy cũng hãy coi chừng, thôi, mai gặp. Tôi bắt tay cám ơn bạn , từ ngày ra trường bây giờ mới gặp nhau, chẳng có một ly bia để uống mừng hội ngộ, không kịp hỏi han về gia đình, chiến trường mà.!. Vào họp để nghe Chỉ Huy Trưởng Chiến Đòan ban lệnh, khi ra khỏi phòng thì trời cũng đã về chiều, Ngoài xa là một Đơn vị bạn đang đổi tuyến. Tôi lầm lủi về vị trí tập trung để ăn cơm chiều. Đại Úy Nguyễn văn Dẫn cũng đang đưa Toán của anh đến gần và hỏi tôi thấy có gì lạ không. Tăng lùn và Phúc mát nhe răng cười : Tụi mình lâu nay đi làm ăn riêng lẻ, từng Toán xa tít mù khơi, bây giờ hoạt động chung với Dù, Bộ Binh, Địa Phương Quân, lại có cả xe tăng, máy bay lũ khũ, đông vui quá xá, sợ gì chớ..Thật vậy, đơn
vị chúng tôi bao giờ cũng làm ăn lẻ, có đâu như bây giờ đông quá Hải Đen xen vào: Các anh nghỉ xem, đông như đại chiến thế nầy mới là nguy đó .Tình hình sao người ta mới đưa mình ra đây, lại còn cho lên lon trước nửa chứ, tôi không ham .!, Nghe Hải nói có lý, tôi thầm nhủ , mình ra đây là do tình nguyện, mà không tình nguyện cũng phải đi. Tất cả quân Tổng Trừ Bị đều đã bị ném ra các vùng chiến thuật hết cả rồi .thôi thì < Mẹ đã lấy tiền rồi con ơi ! Lôi Hổ ! Sá Gì > Đã vào binh chủng nầy rồi thì thân mạng có sá gì  ...... chúng tôi thường bảo nhau như thế, 1giờ 40 phút trưa ngày 05-04-1975, tất cả 4 Toán đã nhận đầy đủ nhiệm vụ xâm nhập là truy tìm vị trí đóng quân của VC, phát hiện và báo cáo về Bộ Chỉ Huy Tiền Phương, Bắt tù binh để khai thác ý đồ tiến công ,Thăm dò và hướng dẫn quân bạn thất lạc tại Khánh Dương trở về và cố tìm kiếm xem vị trí phòng không cũng như các Đơn vị xe Tăng của đối phương
....Những thông tin nầy rất quan trọng cho việc điều quân phòng thủ căn cứ Phan Rang , đã được Tướng Nghi quan tâm đặc biệt, ông cho biết Phan Rang bây giờ như yết hầu của cả Miền Nam, với quân số ít ỏi rất khó phòng ngự, mặc dù bên ta có lực lượng phi cơ tác chiến với tinh thần rất cao, nhưng ta đã mất điểm tiếp tế xăng dầu tại Cam Ranh, tất cả điều phải nhận từ Sài Gòn. Kho xăng dự trử tại phi trường đã bị địch pháo kích, các ngày sắp tới sẽ được tăng viện thêm 2 Trung Đoàn BB và có thể thêm một Lữ Đoàn Nhảy Dù...các Toán Lôi Hổ phải thám sát kỷ mặt Tây Quận Tân Mỹ trải xuống Bắc và Đông Bắc Quận Du Long, trước khi các đơn vị bạn được điều động đến Chiến Đoàn 1 chúng tôi có 4 Toán tham gia trận nầy là Toán Hải Sơn, Hải Vân, Hải Yến và Hải Điểu do 4 sĩ quan cấp  Thiếu úy chỉ huy, nhưng lúc nầy bảng Công tác đã ghi cấp bậc mới là Trung úy, còn nhân viên Toán cũng điều được Đại Úy Lộc ghi thêm 1 cấp , nhưng điều nầy chẳng mấy ai quan tâm. Đại Úy Thuần nói để hôm về SG sẽ làm lể khao lon một lược cho vui , ( nhưng điều nầy chẳng bao giờ đến với đơn vị chúng tôi nữa ), Các Toán được tôi hướng dẫn qua kho quân nhu của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân lãnh lương khô và trang bị hành quân . Đến khoãng 4 giờ chiều thì các Toán trở về vị trí để trang bị. Tôi đến bắt tay mừng các Toán Trưởng như Trung Úy Trần Công Minh, Nguyễn văn Nhung , Nguyễn văn Tiếp và Đại Úy Nguyễn Văn Dẫn cùng chuyện trò với các anh em khác , Lệnh xâm nhập đã được ban hành : sáng mai lúc 9 giở 30 , Phi Đoàn 229 trực thăng sẽ bốc Toán vào vùng. Tôi đứng trước phòng họp của Bộ Chỉ Huy Tiền Phương cùng vị Chỉ Huy Trưởng Đoàn 1 và  đưa mắt tiển theo các chiếc trực thăng mang đi những bạn mình vào vùng nguy hiểm, trong thâm tâm chúng tôi điều biết lần nầy may ít rủi nhiều, có cái gì rất khác những trận Quãng Trị, Hạ Lào, hay trận Lai Khê An Lộc  mà tôi đã từng tham dự. nhưng tôi không tài nào lý giãi được. Nhìn cho khuất bóng những con tàu ở cuối chân mây, tôi thầm cầu nguyện Mẹ Quán Thế Âm, Mẹ Maria, xin độ cho những Kinh Kha ra đi hãy được trở về  !
Đến trưa các Sỉ Quan Tiền Không Sát đã về, tin từ những Toán xâm nhập báo cho biết vào vùng an toàn. tôi vào phòng Truyền Tin để theo dỏi thêm một lúc nữa, tình trạng các Toán vẫn ổn . Có lẽ Địch chủ quan vì được tuyên truyền bên ta đã bỏ ngỏ Phan Rang, hoặc đang say men chiến thắng vì đã chiếm được Nha Trang không tốn một viên đạn, nên không chú tâm đến mối đe dọa đang rình rập: Biệt Kích Lôi Hổ đang săn lùng chúng mầy ...
Và những gì đến đã đến, Toán Hải Vân của Trung Úy Trần Công Minh đả tóm gọn được 2 cán binh thuộc Công Trường 968 đang gởi về làm quà ra mắt cho Trung Tướng Nghi, tiếp đến Toán Hải Yến cũng tóm được 1 cán binh quan trọng thuộc F.10 của SĐ 3 Sao Vàng. Toán của Đại úy Dẫn và Trung Úy Tiếp cũng cho biết tọa độ đóng quân của 2 Trung Đoàn Bắc Việt thuộc SĐ 325 chủ lực. Bộ Tư Lệnh Tiền Phương bây giờ như có con mắt thần từ xa , Tướng Nghi báo về Sài Gòn xin cho ra tăng viện Lữ Đoàn 2 Dù và điều động 2 Trung Đoàn Bộ Binh 4 và 5 từ Bình Thuận ra. Còn sau đó là những gì thì tôi không được biết nhưng trưa ngày 9-4-75, thì tôi và Đại Úy Lê Đí cùng Long râu, Thắng Huế, lên một chiếc trực thăng, bên kia Đại Úy Thuần và các anh em khác như  Ngyễn văn Ấn, Lê Hưng lên một  chiếc khác bay ra hướng Du Long, phiá Tây Nam của Ba Ngòi và đáp xuống, nơi đây là khu rừng thấp nằm trên triền một ngọn đồi, những cán binh Bắc Việt nằm ngồi ngỗn ngang, có anh mắt đã lồi tròng trông rất khũng khiếp, có anh máu ra từ mũi, miệng, 2 tai, có người lưỡi thè ra gần một gang tay, người thì 2 tay cấu vào ngực, tôi thấy một người mặt còn rất trẻ, 2 tay nắm lấy khẩu CKC, tôi cúi xuống cầm khẩu súng nhưng không tài nào giựt ra được vì 2 tay anh ta nắm rất  chặc.. Lê Đí báo về Bộ Chỉ Huy Hành Quân và liên lạc với Thuần đang ở mục tiêu khác thì tình hình cũng như  bên nầy. Chúng tôi cố lượm vài khẫu súng K.54 và thu gom ít tài liệu từ những cái cạp-dề rồi vội vàng lên trực thăng để về báo cáo lại tình hình. Sau đó Tướng Nghi và Tướng Sang gọi Trung Tá Tống Hồ Huấn lên để nói những lời khen thưởng anh em Lôi Hổ Nha Kỹ Thuật. Chính Trung Tá Huấn cũng không biết điều gì đã xãy ra .Sau  nầy ngồi bàn tán mới suy đoán được là nhờ sự phát hiện của Toán xâm nhập, Bộ Chỉ Huy Tiền Phương đã xin Lệnh từ Sài Gòn và kết quả là 2 trái CBU đã được Không Lực VNCH qua sự chấp thuận của một người Mỹ mặc thường phục là Sĩ Quan đại diện của Tòa Đại Sứ Mỹ tại vùng 2 hình như tên ông ta là Lewis ( nói rất rành tiếng Việt đúng giọng cả 3 Miền ) xin cấp trên của họ chấp thuận , nhằm mục đích ngăn chận sức tiến quân của bộ đội BV, nhờ đó mà Mặt Trận Phan Rang mới cầm cự được thêm gần 1 tuần lể và các đơn vị BV mới tạm thời rút quân lui về ẩn giấu tại khu vực Vườn Dừa và Ba Ngòi để chờ lệnh và chính nhờ sức phòng thủ của tất cả các Quân binh chủng bạn như các đơn vị Địa Phương Quân, nghĩa Quân, các chiến sĩ bộ chiến thuộc SĐ 2 BB, và nhất là sức chiến đấu ngoan cường của 1 Tiểu Đoàn thuộc Lữ Đoàn 3 Dù và Lữ Đoàn 2 Dù của Đại Tá Nguyễn Thu Lương mà Phan Rang đã giữ vững suốt trong 2 tuần lể, kể từ khi mất Nha Trang , nhờ đó mà Sàigòn có thêm cơ hội tổ chức chiến đấu để người Mỹ kịp đưa người di tãn trước khi mất Miền Nam Việt Nam. Rốt cuộc, Phan Rang mà chúng tôi nhận lệnh hành quân từ SG; không phải là bàn đạp để tái chiếm Nha Trang thân yêu, cái thành phố biển hiền hòa trong lòng người dân Việt, mà ngược lại, đây chỉ là thâm ý của giới chính trị Hoa Kỳ , biến Phan Rang thành một chốt chặn tạm thời để họ thu xếp cho cuộc di tản Sàigòn , và tất cả chiến binh tại mặt trận Phan Rang từ người lính cho đến cấp chỉ huy chung quy cũng chỉ là con chốt thí  ! Tuy suy nghỉ như vậy, nhưng đã là chiến binh, chúng tôi , tất cả người lính của Miền Nam VN, trong mọi hoàn cảnh, đều luôn chấp hành triệt để quân lệnh trong nghiệt ngả gian nguy, nhằm mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc và an dân. Sau chiến tranh, chúng tôi  mỗi người một nơi, kẻ lưu lạc xứ người, kẻ bị đoạ đày trong trại cải tạo, nhưng sau khi trở về đời sống dân thường vẫn giử được khí tiết và sống đời trong sạch, không gian manh trộm cướp, nhũng loạn đồng bào. Vị chỉ huy trực tiếp của chúng tôi là Trung Tá Tống Hồ Huấn sau khi ra tù, sang Tân Tây Lan theo sự bảo lảnh của người em vợ cũng đã trở thành vị Mục Sư tin lành, cho dù ông ta đã có vài lần xử ép tôi , nhưng đó là quân đội, thi hành trước khiếu nại sau,  phải không Trung Tá Mục Sư . 

(còn tiếp) ...

Phan Rang và những điềm lạ báo trước .  
( Lôi Hổ  Huỳnh Ngọc  ..CĐ 1/XK/NKT )

Friday, May 4, 2012

Hồi Ký Dang Dở


Đại Tá Dương hiếu Nghĩa

 Những gì đã xẩy ra cho dân chúng miền Nam sau ngày 30-4-1975 ...   Khó tin ? Nhưng sự thật vẫn có nhiều người kiểm chứng .  

Hồi Ký Dang Dở...

Sau ngày quốc hận 30/4/1975, có một số anh chị em Quân Dân Cán Chánh và gia đình, tuy may mắn được di tản ra nước ngoài, nhưng không có dịp "may" ở lại để chứng kiến tận mắt những hành động ngu xuẩn, tàn ác đến man rợ của của những người cộng sản Việt Nam từ miền Bắc vào, tự xưng là để "giải phóng cho đồng bào ruột thịt đói rách ở Miền Nam "; của những người cùng uống nước sông Cửu Long nhưng tự hào được cộng sản Bắc Việt cho "tạm mang dép râu, đội nón cối" (mà không biết!). Ở lại để chứng kiến những con "cọp 30", những người Miền Nam hống hách được cộng sản cho mang băng đỏ trên tay áo, thuộc hệ thống nằm vùng, và nhất thời làm tay sai cho cộng sản!!!
Có thể nói đây là một trang sử bi thảm nhất của người dân Miền Nam Việt Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Những đồng bào nào được may mắn rời khỏi Việt Nam trước ngày 30 tháng 4/1975, và những em cháu thuộc những gia đình nầy (tính đến nay cũng từ 21 tuổi trở lên, kể cả những con em của tất cả người Việt Nam được chào đời trên các nước phương Tây tự do) không bao giờ hình dung được cái ngày lịch sử đen tối nầy, vì cộng sản Việt Nam đã cố tình sửa lịch sử ngay từ đầu chiến dịch tiến chiếm Miền Nam để giành lấy cho đảng cái chánh nghĩa "giải phóng dân tộc".

Cho đến giờ nầy dù chúng tôi có nói lên những sự việc thật sự đã xảy ra từ trước và sau ngày 30/4/75, thì bà con nào đã rời khỏi đất nước trước ngày lịch sử đó (nhất là thế hệ sau 75) cũng không ai muốn tin và chịu tin đó là sự thật. Một phần vì có người còn cho chúng tôi thuộc thành phần chống cộng, thù ghét cộng sản nên chỉ nhằm tuyên truyền chống cộng; một phần vì bà con không ai ngờ là "cùng là người Việt Nam với nhau ai lại có tâm địa vô nhân đạo, phi đạo đức và phi dân tộc đến như thế được.

Do đó những gì chúng tôi kể lại đây không hẳn là những trang "hồi ký" của riêng cá nhân mình mà thật sự là những gì đã xảy ra tại Saigon và những vùng phụ cận trong những ngày trước và sau 30/4/1975, kể lại trung thực những sự việc mà chính bản thân chúng tôi vừa là một nạn nhân, vừa là nhân chứng, những sự việc mà chính mắt chúng tôi đã thấy, chính tai chúng tôi đã nghe..., để tạm gọi là "luận cổ" (nói về chuyện xưa), để những anh em bạn già sống tha phương cầu thực chúng ta có đầy đủ yếu tố mà trao đổi nhận định, và để các thế hệ con cháu chúng mình có thêm sự hiểu biết chính xác hơn về bản chất, về con người, về đường lối chủ trương và chánh sách của người cộng sản Việt Nam,mà "suy kim" (suy biết được cái hiện tại). tức là để thấy được việc làm của người cộng sản trong hiện tại và trong tương lai.

Người dân Miền Nam chúng ta gọi ngày 30/4 là "ngày quốc hận" vì Nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta bị xóa tên khỏi bản đồ của Thế Giới nói chung, và củaThế Giới Tự Do nói riêng, từ ngày 30/4/1975. Bởi vì cộng sản Bắc Việt đã xé bỏ Hiệp Định Ba Lê 1973 mà chúng đã vừa long trọng ký kết, vừa xua quân công khai tiến chiếm Miền Nam Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngày mất nước, khách quan có, chủ quan có, xa, gần đều có. Chúng tôi không muốn bàn thêm ở đây, vì trong gần 30 năm qua đã có rất nhiều sách báo, hồi ký, Việt có, Mỹ có, Pháp có, tất cả đều có phân tách rất rõ ràng rồi. Chúng tôi chỉ muốn ghi lại một vài mẩu chuyện thật, vui buồn lẫn lộn của bản thân, có liên quan đến ngày quốc hận nầy, để gọi là đóng góp thêm một ít tài liệu vào trang lịch sử đau thương của Đất Nước.

.....................

Ngày 1 tháng 2 năm 1973

Tôi và một nhóm anh em sĩ quan cấp tướng tá thuộc Khóa 5 Cao Đẳng Quốc Phòng được thuyên chuyển về Ban Liên Hợp Quân Sự Trung Ương vừa được thành lập theo điều khoản của Hiệp Định Ngừng Bắn Ba Lê, được ký kết giữa 4 Bên ngày 27 tháng giêng 1973 tại Ba Lê.

Từ hơn một tháng qua, anh em học viên Cao Đẳng Quốc Phòng chúng tôi được lệnh chia nhau từng toán, sửa lại từng điều khoản một, trong bản thảo của cái gọi là Hiệp Định Ngừng Bắn sắp được 4 Bên ký kết ở Ba Lê (Pháp). Vì qua nghiên cứu, Chánh Phủ không thấy có một câu nào, một đoạn văn nào trong bất cứ điều khoản nào mà không có lợi hoàn toàn cho phía Bắc Việt, ngược lại chỉ có hại hoàn toàn cho Miền Nam Việt Nam mà thôi. Cũng qua nghiên cứu anh em học viên chúng tôi đều thấy là: toàn bộ bản văn tiếng Việt của Hiệp Định nầy rõ ràng là tác phẩm của cộng sản Bắc Việt được Lê đức Thọ trao cho Kissinger dịch ra tiếng Anh, một bản dịch "thật sát nghĩa" từ ý lẫn lời văn của tác giả Miền Bắc!

Đúng vào ngày 27 tháng giêng /1973 sau khi ký kết Hiệp Định cả Chánh Phủ và chúng tôi đều hết sức thất vọng vì không thấy được một dấu vết sửa chữa nhỏ nào cuối cùng được thực hiện trước khi các Bên ký kết.

Tôi muốn ghi lại chi tiết nầy để chúng ta cùng thấy được là nước VNCH của chúng ta đã bị Đồng Minh của mình phản bội, bán đứng cho cộng sản Bắc Việt ngay từ khi họ dàn xếp được Hội Nghị Paris (có cả MTGPMN là một trong 4 Bên ở Bàn Hội Nghị) một ít lâu sau Tết Mậu Thân 1968, để rút chân ra khỏi cuộc chiến với một danh từ thật kêu là "Việt Nam Hóa Chiến Tranh".

....................

Ngày 28 tháng 4/1975: 8 giờ sáng,

Đại tá Ngyễn Hồng Đài từ tư dinh của Đại tướng Dương văn Minh điện thoại trực tiếp cho tôi nhờ đưa một phái đoàn đại diện cho Tổng Thống đến gặp phái đoàn cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng (MTGPMN) ở trại Davis. Phái đoàn gồm có Luật sư Nguyễn Văn Huyền, Phó Tổng Thống, Luật sư Vũ Văn Mẫu Thủ Tướng và chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, quyền Tham mưu trưỏng QLVNCH từ ngày 28 tháng 4/75.(một bộ hạ thân tín của tướng Dương Văn Minh ở Bộ Tư Lệnh Hành Quân từ 1955, sau nầy mới được biết là đã làm tay sai cho CS từ đầu thập niên 70 và từ đó đã trở thành một Việt Cộng nằm vùng rất đắc lực của Bắc Việt. ) Khối Ngoại Vụ chúng tôi cho biết là CSBV và Việt Cộng không tiếp phái đoàn, nhưng đại tá Đài cho tôi biết là "ông già nhấn mạnh là tôi nên cố gắng, vì cuộc gặp mặt nầy rất quan trọng". Tôi đành phải đích thân gọi vào trại Davis, gặp đại tá Sĩ để điều đình và cuối cùng phái đoàn của Tổng Thống Minh "được đồng ý cho vào trại Davis gọi là để viếng thăm hai phái đoàn cộng sản Bắc Việt và CPLTMN" (nguyên văn lời đại tá Sĩ trực tiếp nói với tôi qua điện thoại).

(Xin mở một dấu ngoặc ở đây để nói rõ về anh đại tá Sĩ nầy. Tôi biết đưọc anh Nguyễn Văn Sĩ trước học ở trường Collège Cần Thơ, có biệt danh là "Sĩ Kiến, Theo bản trận liệt mà chúng ta biết được thì anh Sĩ là Tư Lệnh sư đoàn 7 bộ binh của MTGPMN. Chúng tôi hai đứa gặp nhau và nhìn lại nhau ở cương vị đối nghịch nhau tại bàn hội nghị Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên ở Tân sơn Nhất. Nhờ đó mỗi khi gặp bế tắc trong bất cứ vấn đề gì ở bàn Hội Nghị, nhất là về trao trả tù binh thì anh Sĩ lại được tướng Tràn văn Trà cho làm đại diện cho Cộng sản để "mật đàm với đại tá Nghĩa" nhằm tìm ra giải pháp. Đến năm 1989, sau khi ra khỏi trại tù cải tạo, nhân một dịp đi xuống Cần Thơ, tôi lại được gặp anh Sĩ vài lần ở ngay sân quần vợt Cần Thơ, và đươc biết là anh đã rời khỏi quân ngũ từ 1977, vì lý do đảng tịch, và là người Miền Nam nên anh phải "đi một xuồng" với tướng Trà).

Phái đoàn của Luật sư Huyền vào trại Davis lúc 9 giở 30 và rời khỏi trại hồi 10 giờ hơn. Tôi tò mò muốn biết kết quả của cuộc gặp gỡ nầy, nhưng đại tá Đài không cho biết vì anh không được biết hay vì anh không muốn tiết lộ, hay vì một lý do nào khác? Qua đại tá Sĩ thì tôi cũng không được biết gì hơn ngoài câu "như đã thỏa thuận với anh hồi nãy", tức phải được hiểu ngầm là "chỉ có viếng thăm xã giao mà không có bàn đến các vấn đề gì khác"

Tò mò hơn, qua điện thoại với trung tá chánh văn phòngTrương Minh Đẩu, tôi được biết là Ông Dương Văn Minh đã "mò" lên tận vùng Long Khánh (không rõ chính xác ở đâu) với liên lạc viên Dương Văn Nhật để gặp Lê đức Thọ từ mấy ngày trước, qua đường dây liên lạc đặc biệt nào đó mà anh không biết.

(Dương Văn Nhật là em ruột của tướng Minh, tập kết ra Bắc năm 1954, về Nam với quân hàm trung tá của MTGPMN, vào ở ngay Dinh Hoa Lan tại đường Trần quý Cáp với gia đình tướng Minh từ lâu, dĩ nhiên trong nhiệm vụ sĩ quan liên lạc của cộng sản.)

Vẫn theo lời anh Đẩu thì sau khi phái đoàn của ông Nguyễn Văn Huyền về đến Dinh Hoa Lan, ông Minh họp Hội đồng Chánh Phủ và cho biết là MTGPMN đã bác bỏ đề nghị của ông nhằm tìm một giải pháp chánh trị cho Miền Nam Việt Nam. Vì vậy ông đã quyết định là "chỉ còn một cách duy nhất là "đầu hàng vô điều kiện" mà thôi.

4 giờ chiều :

Tôi muốn nhắc lại ở đây một đoạn đàm thoại ngắn giữa tôi và thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ qua điện thoại mà ông gọi tôi lúc 4 giờ chiều ngày hôm nay từ tư dinh của ông ngay trong căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất.

Anh còn ở đây chưa đi đâu sao anh Nghĩa?
Thưa thiếu tướng chưa, vì tôi còn trách nhiệm phải lo cho gia đình các anh em quân nhân của Ban Liên Hợp đi cho xong rồi tôi mới đi. Dự trù chiều mai 29 thưa thiếu tướng.
Gia đình anh đi chưa?

Thưa thiếu tướng đã đi xong đêm 26 vừa rồi. Còn thiếu tướng sao giờ nầy còn ở đây?
Tôi và gia đình đang sắp sửa đi đây, Anh Tiên (chuẩn tướng Phan Phụng Tiên) cho phi cơ đưa chúng tôi đi nhưng anh Tiên thì còn ở lại, đi sau.
Nói đến đây ông hơi ngập ngừng chừng một phút rồi mới nói tiếp:
Phải đi chớ ở lại đây sao được anh Nghĩa? Tôi vừa mới từ nhà ông Minh về đây. Theo lời ông Minh nói với tôi lúc nãy thì chúng ta coi như đã, mất hết rồi không còn quyền gì nữa hết, anh Nghĩa, kể cả quyền làm chánh trị!..., Ông Minh đã nói thẳng cho tôi như thế. Lúc này thì mình còn ở lại đây để làm gì nữa anh Nghĩa?
Nói tới đây ông sụt sùi và tôi nghe có tiếng khóc nghẹn ngào của ông qua điện thoại. Tôi nghĩ có lẽ ông vừa bực tức ông Minh vừa bực tức vì một đời ngang dọc của ông coi như bị trói cả hai tay trong lãnh vực quân sự lẫn chánh trị.. . . và xúc động thấy mình sắp phải rời khỏi quê hương.
Không thấy tôi nói gì nữa ông nói tiếp:

Vậy tôi đi hôm nay nghe, anh cũng nên đi luôn đi, coi chừng đi không kịp nữa đó. Anh Tiên chắc cũng đi sau tôi. Còn sắp xếp cho anh em Không quân nữa, chắc phải đưa tất cả phi cơ đi cho hết. Thôi anh ở lại đi sau nghe, chúc anh may mắn
Xin chúc thiếu tướng và gia đình thượng lộ bình an.
Cám ơn anh.
Một lúc sau đó anh Phan Nhật Nam về gặp tôi ở Ban Liên Hợp xác nhận là gia đình ông Kỳ vừa bay ra Hạm đội 7 bằng trực thăng và anh cũng nhân đó hỏi tôi đã nói gì với ông Kỳ làm cho ông khóc vậy? Tôi đáp :
Có lẽ ông cảm động trước khi rời khòi quê hương, và bực tức vì lời nói của ông Minh Dương chớ tôi thì không có nói gì cả. ?
Từ sáng sớm hôm nay, căn cứ Không Quân Biên Hòa được lệnh dời hết về Tân Sơn Nhất tất cả phi cơ các loại, từ phi cơ chiến đấu, vận tải đến trực thăng các loại, tất cả nhân viên phi hành và không phi hành đều lục tục kéo nhau về hết ở đây cho đến gần 7 giờ chiều mà vẫn chưa hết. Người nào có gia đình hay thân nhân ờ vùng Sài Gòn Chợ Lớn Gia định thì được phép về nhà nhưng toàn bộ vũ khí cá nhân đều phải gởi lại hết ờ Tân Sơn Nhất. Như thế là cả Vùng 3 và Biệt Khu Thủ Đô chỉ còn có mỗi căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất mà thôi.
6 giờ chiều

Chúng tôi vào D.A.O. đưa một toán 200 người thuộc gia đình sĩ quan và hạ sĩ quan /Ban Liên Hợp Quân sự ra phi cơ trong chương trình di tản (toán thứ 8).

Chờ cho phi cơ cất cánh xong (9 giờ) chúng tôi mới trở về lại Ban Liên Hợp, vẫn phải trực như mọi người và mọi đơn vị.

10 giờ đêm:

Từ 10 giờ đêm, Bắc Việt bắt đầu pháo kích và bắn hỏa tiễn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Ngay ban chiều vào khoảng 7 giờ, họ đã cho một loạt tác xạ điều chỉnh vào khu vực sân bay rồi : tất cả 5,6 quả và 2 hỏa tiễn đều rơi vào khu dân cư ở xóm Trương minh Giảng và Lăng Cha Cà ở bên ngoài khu vực sân bay. Nhưng từ 10 giờ đêm trở đi thì tất cả đạn pháo nặng nhẹ từ 130 ly đến bích kích pháo 82 ly và hỏa tiễn đều rơi vào các đường bay, các ụ chứa phi cơ và các kho bom đạn cũng như Bộ chỉ huy các Không đoàn, Riêng Ban Liên Hợp chúng tôi cũng được hưởng mấy trái hỏa tiễn và đạn pháo 130 ly làm cho 3 dãy nhà bị cháy và gây tử thương vài binh sĩ, làm bị thương một số khác

Chúng tôi và đại tá Ba ra ngoài đường thoát nước lộ thiên bằng xi măng trước văn phòng nằm tránh đạn. Chiếc xe của tôi đậu cách chỗ nằm của chúng tôi chừng 15 thước bị một mảnh đạn và bốc cháy mà chúng tôi không dám chữa. Từ đó, Bắc Việt pháo kích từng chập từng chập cách nhau chừng 15 phút, đủ loại, không ngừng cho đến sáng hôm sau. Hầu như không có phi cơ quan sát hay tiềm kích nào cất cánh lên được suốt đêm nay, và cũng không nghe thấy có tiếng súng phản pháo nào.

Riêng trại Davis của hai phái đoàn cộng sản, cách văn phòng chúng tôi chừng 100 thước, thì không bị một quả đạn nào, tất nhiên đây là vị trí của tiền sát viên Bắc Việt giúp điều chỉnh tác xạ suốt đêm nay thật chính xác, vì trong 2 năm ở đây họ đã nắm rõ từng vị trí trong sân bay nầy rồi!

Ngày 29 tháng 4:
9 giờ sáng:

Chúng tôi qua Phòng họp của Ban Liên Hợp Quân sự không bị trúng đạn pháo, từ đó mới xử dụng được đường dây điện thoại để báo cáo đi các nơi về thiệt hại vật chất và nhân mạng đêm qua..

Đến 9 giờ sáng thì có một chiếc trực thăng Mỹ (sơn toàn trắng) đáp xuống ngay trước phòng họp để bốc chúng tôi đi. Nhưng không hiểu sao tôi lại không chịu đi. Và tôi cho trực thăng nầy di tản 6 sĩ quan của toán thanh tra ngừng bắn, người Nam Dương.

Tôi vẫn còn nhớ ơn đại tá Abbas, Phó trưởng đoàn và trưởng phòng Tình Báo của phái đoàn Nam Dương nầy đã 2 lần đích thân kín đáo trao cho tôi bản đồ trận liệt ghi rõ tiến trình xâm nhập vào Miền Nam của đầy đủ 16 sư đoàn chánh quy bộ binh Bắc Việt và các sư đoàn thiết giáp và sư đoàn pháo binh nặng, vừa được cập nhật vào đầu tháng giêng năm 1975.

- lần đầu ngày 3 tháng giêng 1975. (tôi đích thân mang tay lên trình cho Tổng Thống Thiệu ngày 4 tháng 1, với lời giải thích miệng rất đầy đủ theo đúng tin tức tình báo mà phái đoàn Nam Dương đã sưu tầm rất chính xác và rất đầy đù, (nhưng sau đó tôi đã không thi hành lệnh của Tổng Thống, chỉ vì ông bảo tôi phải mang sang cho Trung tướng Đặng văn Quang)

- lần thứ hai ngày 1 tháng 3, với chú thích về mục tiêu tiến chiếm dự trù của cộng sản là Ban Mê Thuột. Đây là tin tức hết sức chính xác về mục tiêu và thời điểm tấn công của Bắc Việt: tiến chiếm Ban Mê Thuột vào tháng 3/75. Tôi cũng đã mang tay bản đồ và tin tức nầy đến trình cho Tổng Thống Thiệu, nhưng lần nầy thì ông bảo tôi mang sang cho Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng.. Tôi đã y lệnh thi hành. Dĩ nhiên tôi không biết với tư cách Tổng Tư Lệnh Quân đội và Tổng Tham Mưu Trưởng hai ông đã có quyết định kịp thời về một "đường lối hành động" nào hay không. .

10 giờ sáng:

Tôi liên lạc với Đại tá Nguyệt, Hải Quân, để đưa một số sĩ quan và quân nhân các cấp, khoảng 30 người xuống tàu, di tản theo Hải Quân. Trong số nầy có các Đại tá Chuân, đại tá Đóa,v.v. thuộc Khối Nghị Hội / Ban Liên Hợp. Số anh em sĩ quan và nhân viên còn lại của Ban Liên Hợp, chúng tôi dự trù cũng sẽ xuống luôn bến Bạch Đằng khoảng 12 giờ trưa sau khi thu xếp việc tản thương xong cho một số anh em quân nhân và nữ trợ tá xã hội tử thương và bị thương đêm qua.

11 giờ 30 sáng:

Chúng tôi nghe thấy có tiếng súng liên thanh từ dưới đất bắn lên các phi cơ đang cố gắng cất cánh khỏi phi trường. Anh em cho biết là chiếc xe jeep mui trần có gắn liên thanh 12 ly 7 của đại úy Quân Cảnh / Phi trường đang nằm ngay giữa các phi đạo bắn lên bất cứ loại phi cơ và trực thăng nào muốn cất cánh rời khòi phi trường. (sau ngày 30/4, đích thân tôi gặp đại úy Quân Cảnh nầy, mang súng lục đang đứng gác ngay tòa nhà Quốc Hội ở đường Tự Do. Thì ra đây là một tên cộng sản nằm vùng đã nhận lệnh của cộng sản từ trại Davis trong công tác ngăn chận không cho phi cơ cất cánh từ khuya ngày 29 tháng 4.)

Chúng tôi lên xe đi xuống Hải Quân để kịp lên tàu với đại tá Nguyệt. Nhưng lúc vừa đi ngang qua Bộ Tổng Tham Mưu (đúng 12 giờ trưa) thì không biết tại sao thình lình tôi lái xe Jeep của tôi rẽ trái đi vào cổng Tổng Tham Mưu. Hai xe jeep và 2 xe 4/4 trong đoàn xe của tôi dĩ nhiên phải vào luôn cổng theo xe của tôi.

Đến ngay Bộ Chỉ Huy Pháo Binh, chúng tôi ngừng xe lại và tôi vào ngay Hội trường của Bộ Chỉ Huy nầy tìm chỗ nằm xuống đánh một giấc ngon lành không còn biết ất giáp trời trăng gì nữa, có lẽ vì quá mệt mỏi. Tất cả anh em sĩ quan theo tôi từ Tân Sơn Nhất (trong số nầy có đại tá Nguyễn ngọc Nhận, đại tá Lộc, pháo binh thuộc Ban Liên Hợp quân sự Cần Thơ, trung tá Chữ Nam Anh, trung tá Hoàng chánh văn phòng v.v.) đều theo tôi vào hết trong hội trường vắng trống nầy.

Đến 4 giờ chiều, thình lình tôi thức dậy và đinh ninh mình đang ngủ dưới tàu của Hải Quân nên lên tiếng hỏi:

Tàu của chúng ta đã chạy đến đâu rồi? đã ra khòi sông Lòng Tão chưa?

Chạy đến Hội trường của Bộ Chỉ Huy Pháo Binh trong Tổng Tham Mưu rồi! Trung tá Hoàng vừa cười mai mỉa vừa trả lời.
Tôi bàng hoàng đứng ngay dậy quan sát thì rõ ràng thấy mình đang ở giữa Bộ Tổng Tham Mưu. Bèn ra lệnh:
Anh em lên xe ngay đi để xuống Bến Bạch Đằng chắc còn kịp vì đại tá Nguyệt chắc chắn còn đợi tôi.
Không kịp nữa rồi ông ơi, Bộ Tổng Tham Mưu đã khóa cổng và có lệnh không cho ai ra vô gì nữa hết, chúng tôi đã thử mấy lần muốn ra rồi mà không được.
Vậy là chết rồi! anh thử liên lạc với ông Nguyệt thử coi? ở số nầy nè!
Trung tá Hoàng cố gọi chừng 15 phút mà không nghe ai trả lời.. . .
Thế là số mạng bắt ta phải ở lại đây rồi! (tôi chán nản nghĩ thầm như vậy khi sực nhớ lại không biết vì lý do gì mà mình tự nhiên lại rẽ vào cổng Bộ Tổng Tham Mưu lúc 12 giờ trưa nay thay vì cứ phải chạy thẳng xuống Bến Bạch Đằng để xuống tàu. Về sau nầy tôi mới được biết là đại tá Nguyệt chỉ vì chờ tôi không chịu nhổ neo tách bến nên phải bị anh em binh sĩ Hải Quân khiêng xuống tàu và rời bến lúc 2 giờ trưa )

7 giờ chiều

Trung tướng Vĩnh Lộc, quyền Tổng Tham mưu trưởng, cho người xuống gọi cá nhân tôi và đại tá Nhận lên văn phòng của ông để nhận việc. Lúc đó tôi mới biết được là ở Bộ Tổng Tham Mưu hiện giờ không cón Tham mưu Trưởng, không còn một số trưởng phòng quan trọng nào nữa như P1, P2, P3 và P4. Tất cả đều đã tìm phương tiện di tản hết rồi, chỉ còn sĩ quan xử lý thường vụ mà thôi. Không cần suy nghĩ tôi cũng đã thấy được tình hình chung như thế nào rồi.

Đại tá Nhận được trung tướng Vĩnh Lộc ép nhận chức vụ Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi vẫn không chịu nhận bất cứ một nhiệm vụ nào, ít nhất trong hiện tại, vì đã dự định nội nhật ngày mai là phải rời khòi Bộ Tổng Tham Mưu để tìm phương tiện di tản.

8 giờ 30 tối:

Các trực thăng của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ồ ạt đáp xuống D.A. O. (Phòng Tùy viên Quân Lực Mỹ) ở ngay phía sau lưng tòa nhà chánh của Bộ Tổng Tham Mưu để bốc người Mỹ theo đúng tiến trình hành quân di tản của Hoa Kỳ. Không có một tiếng súng nhỏ lớn hay hỏa tiễn phòng không nào của Bắc Việt từ dưới đất bắn lên, điều nầy cho thấy rõ là giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt đã có một mật ước nào đó rồi cho thời gian và lộ trình di tản của Hoa Kỳ.

Có tiếng loa kêu gọi từ các trực thăng lúc họ bay ngang qua không phận Bộ Tổng Tham Mưu: Ai muốn được di tản thì cứ qua bãi đáp trực thăng bên D.A.O. ngay phía sau Bộ TTM. Có một số sĩ quan và nhân viên của Ban Liên Hợp (đang ở đây với tôi) đã nghe rõ tiếng loa kêu gọi từ trực thăng và đã vượt rào kẽm gai của Bộ Tổng Tham Mưu đến bãi bốc trực thăng bên D.A.O. (khoản 40 thước đường) trong số đó có Đại tá Lộc, trung tá Hoàng và một số sĩ quan cấp úy khác. Riêng tôi thì không thích "chui rào" như họ, (có lẽ vì tự ái cá nhân hay vì số mạng không biết )

Ngày 30 tháng 4:
6 giờ sáng:

Do đó, sáng ra kiểm điểm lại thì chỉ còn có tôi với trung tá Chử Nam Anh và một số chừng 10 binh sĩ mà thôi. Những người khác thì đã được trực thăng Mỹ di tản đêm qua rồi. Cùng tôi lên xe sẵn sàng ra cổng Bộ Tổng Tham Mưu.

7 giờ sáng:

Nhân lúc xe của trung tướng Vĩnh Lộc và đại tá Nhận ra cổng, chúng tôi tháp tùng theo xe nầy luôn, vì nếu không thì sẽ bị chận lại không ra khỏi đây được nữa theo tiêu lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu.

Ra khỏi Bộ Tổng Tham Mưu là chúng tôi chia tay nhau, tạm gọi là "đường ai nấy đi" vì tới giờ phút nầy chúng tôi hình như đã linh cảm được số phận của Miền Nam Việt Nam sẽ ra sao rồi!

Tôi lái xe về nhà người em họ ở Cư xá Đô Thành (Bàn Cờ) dự trù sẽ thay quần áo và nghỉ ngơi trước khi tìm được phương tiện di tản. Tình hình quân sự và chánh trị thì đã quá rõ ràng rồi, bây gờ chỉ còn xem con đường nào thuận tiện nhứt để thoát khỏi đây thôi. Phương tiện nào đây? Tàu hay phi cơ? Bằng tàu thì hoặc phải xuống Bến Bạch Đằng và Nhà Bè, hoặc phải ra tận Vũng Tàu hay Gò Công? Bằng phi cơ thì chỉ có ra tòa đại sứ Mỹ.. Vậy ta phải đi một vòng xem sao rồi mới quuyết định được. Đang ngồi suy tính một mình thì thằng em họ kêu cho hay là có lệnh mới rồi.. Lệnh của Tổng Thống và của Tổng Tham Mưu trưởng..

11 giờ trưa

Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố Miền Nam Việt Nam "đơn phương ngừng bắn vô điều kiện", một cách chơi chữ để nói lên một sự "đầu hàng Cộng sản Bắc Việt không có điều kiện (nhưng đó mới thực sự là điều kiện của Bắc Việt đã trao cho ông), và ngay sau đó tướng Nguyễn hữu Hạnh với tư cách là Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH lên tiếng trên đài truyền hình và đài phát thanh Sài Gòn, ra lệnh đơn phương ngừng bắn cho các đơn vị còn đang chiến đấu và kêu gọi quân nhân các cấp phải buông súng xuống!

Lắng tai nghe đi nghe lại những lời tuyên bố của hai tướng Minh và tướng Hạnh tôi vừa đau khổ vừa bùi ngùi nghe theo lời khuyên của em mình, trút bỏ bộ quân phục thân yêu của mình trong suốt gần 25 năm trong quân đội, xong mượn chiếc xe Honda của thằng em vội vàng phóng ra cửa. Tôi nghĩ bụng: Thôi thế là coi như xong hết rồi, không biết cái gì sẽ xảy ra sau chuyện đầu hàng quá nhục nhã nầy? Thương thuyết chăng? Chánh phủ Liên Hiệp chăng? Chắc chắn là không rồi. Hàng ngàn chiếc xe xe tăng T.54 từ Bắc Việt vào đây tức là cộng sản Bắc Việt nhất quyết đã chọn giải pháp quân sự rồi thì làm gì còn có giải pháp chánh trị? Và đối với mộng bành trướng bá quyền của Cộng sản thì đâu có chuyện anh MTGPMN nhảy vào ngồi mát ăn bát vàng của họ được? Tôi vừa đi vừa suy nghĩ mông lung.. tự nhiên thấy mình trở lại gần Bộ Tổng Tham mưu lúc nào không hay. Nhân tiện tôi đi vòng qua hướng Lăng Cha Cả để theo đường Trương minh Giảng xuống Sài Gòn.

Lúc nầy đã quá 1 giờ trưa rồi. Đường xá vắng tanh, dân chúng rút hết vô nhà đóng kín cửa. ngoại trừ bọn hôi của còn đang lăng xăng lục lạo và khuân vác từng biệt thự do người Mỹ mướn ở, hay các nhà vô chủ, của những người dân quá sợ cộng sản đã bỏ đi hoặc di tản hay đang tìm đường di tản ra ngoại quốc.

Tuy không còn nghe tiếng đạn pháo hay rốc kết liên tục nhưng vẫn còn lác đác một vài tiếng súng cá nhân hay một vài tràng liên thanh đâu đó từ hướng trại Hoàng hoa Thám của anh em Dù. Tôi còn nhớ lúc rời khỏi Ban Liên Hợp Quân sự ngày hôm qua, tôi còn chứng kiến được một số hành động anh dũng của anh em "Biệt kích 81 Dù" đã bắn hạ 13 chiến xa T.54 của Bắc Việt từ Lăng Cha Cả lên hướng Củ Chi khi các đơn vị Bắc Việt tấn công vào trại Hoàng Hoa Thám để tìm cách đột nhập ngang hông vào Tân Sơn Nhất. Hôm nay xác những chiếc tăng T.54 vẫn còn ngổn ngang ở vùng nầy, và tiếng súng cá nhân vẫn còn lẻ tẻ mặc dầu đã có lệnh đơn phương ngừng bắn của QLVNCH từ 11 giờ sáng nay.

Đường Trương minh Giảng vắng tanh không một bóng người, không một chiếc xe nào chỉ thấy có một vài xác chết rải rác ngoài đường, gần cầu, hình như của bọn đặc công Bắc Việt.

Khắp các nẻo đường mà tôi đi qua, trong thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn và cả Gia Định, tôi quá đau lòng mà thấy cảnh không biết bao nhiêu là súng ống đạn dược đủ loại, quân phục đủ màu đủ sắc của mọi binh chủng được vứt bỏ ngổn ngang từng đống hay bừa bãi, rải rác khắp các vỉa hè, các thùng rác, cống rãnh.. có lẽ đây là một cách vừa thi hành, vừa phản đối lệnh buông súng đầu hàng của tướng Minh và tướng Hạnh. . . .còn đang ra rả kêu gọi liên tục trên đài phát thanh. Càng đau lòng hơn khi thỉnh thoảng tôi bắt gặp một số người chạy long nhông ngoài đường, hầu hết chỉ có một quần cụt trên người, có khi trần truồng như nhộng, chắc chắn họ là quân nhân, vì họ luôn miệng chửi thề tục tỉu vang trời, chửi cả bọn chiến thắng Bắc Việt lẫn người chủ bại đan tâm khóa tay Quân đội để đầu hàng cộng sản!

Bến Bạch Đằng và Nhà Bè vắng tàu nhưng không vắng người vì còn một số quá đông đang còn lóng nhóng chờ... tàu từ Tân Cảng xuống. Nhưng tôi nghĩ chắc chắn không còn chiếc nào.

Tôi vào Bình Đông (Chợ Lớn) để thử tìm đưởng bộ xuống Gò Công. Nhưng cảnh sát dã chiến ở chốt đầu cầu đã được lệnh khóa cổng từ 6 giờ sáng nay không cho một ai qua khỏi cầu. Trở về Phú Lâm, tôi cũng bị chốt cảnh sát dã chiến ngăn chận, như thế có nghĩa là từ 6 giờ sáng nay đã có lệnh khóa hết mọi con đường ra khỏi Đô thành, khó mà dùng đường bộ được, và cũng có nghĩa là bọn cộng sản Bắc Việt đã bao vây chặt thủ đô nầy rồi.

Như thế là coi như tôi không còn khả năng và phương tiện nào thoát ra khỏi thủ đô Sài Gòn nữa bằng cả 3 đường bộ, đường thủy và đường bay. Thôi thì đành phải ngồi yên để chờ xem diễn tiến sắp tới tức là ngồi chờ xem Cộng sản Bắc Việt tiến vào thủ đô mà thôi!! Nghĩ thế tôi quay xe trở về Bàn Cờ.

Trên đường về, đột nhiên tôi nghe mấy tràng đại liên ròn rã ở hướng nhà thờ Sài Gòn. Quá tò mò tôi muốn đến xem nhưng gần đến nhà thờ thì nghe tiếng chiến xa chạy rầm rập ở hướng đại lộ Thống Nhất. Tôi biết là chuyên gì đã xảy ra rồi, nhưng quá đau lòng đến độ không thể nào dám chạy đến đó để xem, tôi vội chạy về Bàn Cờ ngay.

6 giờ chiều:

Tôi có ý định lên Hạnh thông Tây, vào thăm Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp của mình. Nhưng khi vừa qua khỏi sân Golf ở phía sau Tổng Tham mưu thì một cảnh tượng quá đau lòng làm tôi phải ngừng xe lại ngay. Từng nhóm thương bệnh binh dìu nhau đi bộ từ cổng Tổng Y Viện Cộng Hòa. Hỏi ra tôi mới biết là từ 5 giờ chiều nay, một toán quân Bắc Việt đã vào tiếp thu Quân Y Viện mà họ liệt vào hàng "chiến lợi phẩm chiến tranh". Người sĩ quan tiếp thu ra lệnh cho tất cả đều phải ra khỏi bệnh viện, và "ngay tức khắc" không được chậm trễ, không được mang theo bất cứ thứ gì kể cả xe cộ đủ loại, vì tất cả đều là của Mỹ Ngụy, không do cá nhân mua sắm, ngoại trừ quần áo đang mặc trên mình.

Tất cả mọi người, từ các bác sĩ quân y, các nam nữ y tá, trợ tá xã hội, lao công dân chính v.v. cho đến thương bịnh binh đủ loại, không cần biết tình trạng bệnh lý, đã được chữa trị hay chưa, vết thương đã mổ hay chưa? lành hay chưa lành? v.v. Thật quá khủng khiếp cho những anh em thương binh vừa được chuyển từ mặt trận về, vừa được lên bàn mổ hay vừa được mổ mà chưa khâu xong vết mổ, còn đang nửa mê nửa tỉnh.. đều phải ôm vết thương lang thang xuất viện mà không biết phải đi về đâu? nhà ở đâu mà về? Gia đình có đâu mà về? đơn vị ở đâu mà về? Vì họ được tản thương về đây từ mặt trận.

Đây là một câu chuyện thê thảm nhất trong lịch sử chiến tranh quốc cộng, giữa Nam Bắc Việt Nam, giữa người Việt Nam với nhau. Ngay như trong cả 2 thế chiến, người ta cũng không có lối cư xử quá tàn bạo và nhẫn tâm vô nhân đạo như thế, huống là giữa những người Việt Nam cùng một dòng máu Lạc Hồng?

Để giúp cho những người khốn khổ nầy, chúng tôi và một số dân chúng quanh chùa Vạn Hạnh (Phú Nhuận) kêu gọi được một số xe tư nhân, xe tắc xi, xích lô máy, xích lô đạp.. đưa giùm một số thương bịnh binh nặng, đang trong tình trạng giải phẫu dở dang.. đến các bệnh viện Đô Thành, Nguyễn văn Học, Chợ Rẫy, Grall và một số bệnh viện tư của người Hoa ở Chợ Lớn, kể cả 2 bệnh viện tư nhỏ của hai bác sĩ Nguyễn văn Tạo, Nguyễn duy Tài ở đường Pasteur.. để nhờ tạm chữa trị tiếp, chờ ngày cho họ về với gia đình..

Giờ nầy thật tình thời gian đã trôi qua quá lâu rồi, gần 30 năm rồi, thử hỏi dân chúng Miền Nam cũng như người Việt Nam ở hải ngoại nầy còn có mấy ai biết đến và nhớ đến một buổi chiều thê thảm nhất của anh em quân nhân chúng tôi, nhất là những anh em thương bịnh binh thuộc QLVNCH đang điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Hòa đã bị xua đuổi thẳng tay một cách vô nhân đạo ra khỏi bàn mổ hay khỏi giường bịnh, do sự tiếp thu của Cục Quân Y của Quân Đội Nhân Dân BV? vào ngày 30 tháng 4 /1975 mà cộng sản gọi là ngày chiến thắng của họ trong chiến dịch xâm lăng Miền Nam Việt Nam có tên gọi là chiến dịch Hồ chí Minh!!!

Đêm nay về Bàn Cờ nghỉ tạm, tôi không có một chút hứng thú nào khi ngồi trước một bữa cơm ngon của gia đình, tôi cũng trằn trọc suốt đêm không ngủ được chỉ mong cho trời mau sáng để được xem tận mắt cảnh "đổi đời"! Ước gì cảnh đó phải hoàn toàn khác hẳn cảnh mà tôi đã đích thân chứng kiến chiều hôm qua ở Gò Vấp!

Ngày mồng 3 tháng 5/ 1975

Không có chuyện gì làm, tôi lang thang tản bộ quanh khu chợ Sài Gòn, và đi lần về Thư Viện Quốc Gia, trong thâm tâm chỉ muốn gặp lại một người bạn của tôi là anh Hữu, quản thủ thư viện Quốc Gia. Có đến nơi mới thấy được cảnh mà cộng sản Bắc Việt gọi là bài trừ "Văn Hóa đồi trụy" :

Sau ngày 30/4/75, một ủy ban gọi là "ủy ban bài trừ văn hóa đồi trụy" ra đời. Thành phần gồm một cán bộ Đảng CSVN và sinh viên học sinh chít khăn đỏ trên tay (mà người dân Sài Gòn gọi là mấy con "cọp 30"), tại Sài Gòn Chợ Lớn thì mỗi quận một tiểu ban, ở các tỉnh thì mỗi tỉnh một tiểu ban.

"Văn hóa đồi trụy" được định nghĩa là tất cả những ấn phẩm thuộc mọi lãnh vực chánh trị, kinh tế, lịch sử (nhất là lịch sử), giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hóa, văn nghệ, phim, ảnh. v.v... đang được lưu hành và sử dụng tại Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 30/4/1975 trở về trước, được in, chép hay thu vào băng nhựa, bằng tiếng Việt Nam hay bất cứ loại sinh ngữ ngoại quốc nào (trừ chữ Tàu và chữ Nga).

Mục tiêu mà các "ông cọp 30" nhắm vào trước tiên là Thư viện quốc gia (national library) ở đường Gia Long. Tất cả sách bìa cứng bìa mềm, gáy tím gáy vàng, dày mỏng gì cũng đều được mang ra đường xé nát và đốt hết. Tội nghiệp cho mấy bộ tự điển và Encyclopédia chữ Anh chữ Pháp (trên 100 cuốn), và rất nhiều bộ sách quý thuộc các ngành Công Pháp quốc tế, Khoa Học Kỹ Thuật, Hàng Không và cả khoa học Không Gian,v.v... mà anh Hữu đã tốn công sưu tầm trên 10 năm dài để làm giàu cho thư viện của Đất Nước, trong phút chốc bị "cọp 30" xơi tái hết! Chúng tôi đến gần lượm từng tờ của bộ Encyclopedia lên xem mà ứa nước mắt... nhưng không dám hỏi thêm vì bị ngay một "cọp 3O" khoảng 16 tuổi tới đuổi:

"Đi đi, tiếc gì mà coi, xé bỏ hết, đốt bỏ hết, nó là tiếng nước ngoài, của thực dân, của đế quốc đồi trụy, ru ngủ đầu độc dân tộc. Ta Độc lập rồi thì Ta cần gì ba cái thứ nầy nữa!!"
Tội nghiệp! Thật là tội nghiệp!!!
(Về sau mãi cho đến 1992 lúc chúng tôi sắp rời khòi VN, thì thư viện quốc gia nầy vẫn còn được cộng sản dùng làm "mặt bằng" cho mướn làm tiệc cưới và tiệc "liên hoan" của cán bộ công nhân viên các cấp).

Mục tiêu kế tiếp của bọn "cọp 30" là Thư Viện Bộ Giáo Dục, các nhà sách ở khu chợ Bến Thành và dài dài vô đến Chợ Lớn... sau đó tiểu ban đi xét từng nhà khắp đô thành Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định, ai sợ thì cứ tự mình đốt, bỏ... nếu xét gặp thì chắc chắn phải gặp khó khăn với mấy "ông cọp 30 trẻ" nầy.

Về văn nghệ thì tất cả các bản nhạc in hoặc thu vào băng nhựa, nếu không phải loại nhạc lai căn (lai nhạc Tàu) từ nhóm văn công miền Bắc mang vào, đều được liệt vào loại "nhạc vàng của đế quốc Mỹ và tay sai", cấm lưu hành, xé đốt, hủy bỏ, ai lưu giữ sẽ có tội. Các kịch bản hay các vở tuồng cải lương, hát bộ v.v.. cũng phải được duyệt xếp loại lại (Bà Thiếu tá Cách Mạng đào hát Kim Cương phụ trách phần nầy).

Nói tóm lại Bắc Việt chủ trương hủy bỏ tất cả những gì mà họ cho là tàng tích của Mỹ Ngụy từ 75 trở về trước, để đem thay thế vào đó những gì mà miền Bắc đang có và đang áp dụng, không cần biết có hợp với dân tộc Việt Nam hay không và cũng không cần lượng xét hậu quả sẽ như thế nào (có nghĩa là thay vì đẩy Miền Bắc tiến lên để theo kịp đà phát triển của Miền Nam, họ làm mọi cách nhằm kéo lùi Miền Nam thụt lùi lại vài chục năm, sao cho trình độ văn minh tiến bộ của hai miền Nam Bắc phải ở cùng nằm ở một trình độ kém phát triển như nhau... nhằm đưa đất nước Việt Nam vào con đường xã hội chủ nghĩa đúng theo lệnh của các quan thầy Liên Xô và Trung Cộng. Mãi cho đến cuối thập niên 80, lúc tôi ra khỏi trại tù cải tạo, lãnh đạo đảng Nguyễn Văn Linh nhờ chạy theo phong trào "đổi mới" của Liên Xô, mới chịu mở mắt ra và chừng đó mới thấy được là đảng cộng sản đã kéo cả đất nước và dân tộc Việt Nam đi lùi vào thời kỳ đồ đá... từ sau ngày cướp được chánh quyền mùa thu năm 1945 và nhất là để mất đi một cơ hội và một thời gian quá dài từ sau ngày nhuộm đỏ Miền Nam Việt Nam 30 tháng 4 1975.)

Ngày 4 tháng 5

Tôi đến nhà của Ngô công Đức vì nghe tin anh ta mới từ bên Pháp trở về Sài Gòn qua ngã Lào, Hà Nội (mang theo chiếc xe đạp). Đến nhà anh mới được biết là người vợ của anh đã sang ngang không biết vì lý do gì, (có thể vì hành động phản chiến của anh.) Đến đây tôi may mắn được gặp lại một người bạn thân, trung tá Nguyễn văn Binh, cựu quận trưởng quận Gò Vấp, (anh rễ của Ngô công Đức) may mắn có mặt tại Dinh Độc Lập từ sáng ngày 30/4, nhờ vậy tôi mới được biết thêm một vài chi tiết liên quan đến chuyện bộ đội Bắc Việt vào tiếp thu Dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4. Tôi phải ghi lại gần như nguyên văn lời của ông bạn Nguyễn văn Binh của tôi như sau :

"Sau khi chiến xa T.54 ủi sập một bên cổng chính của Dinh Độc Lập, (theo suy đoán của anh Binh thì đây là một hành động tượng trưng cho chiến thắng quân sự cuối cùng và quyết định của cộng sản Bắc Việt ) một số bộ đội tràn vào sân thượng hạ cờ VNCH xuống và treo cờ MTGPMN lên (chưa phải là cờ đỏ sao vàng của Bắc Việt ), một sĩ quan Bắc Việt có bộ đội hộ tống ập vào đại sảnh, nơi mà Tổng Thống Dương Văn Minh đang có mặt cùng với những người cộng sự viên thân tín nhứt trong Chánh Phủ của ông. Thấy vị sĩ quan nầy đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của quân đội nhân dân Miền Bắc, nên ông Minh tưởng rằng mình đang đứng trước một tướng lãnh cao cấp.

-"Thưa quan sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông"

Sĩ quan nầy dùng danh từ "mầy tao" xẵng giọng hách dịch và đanh đá lên tiếng:

- "Mầy dám nói là trao quyền hả? Mầy chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nhìn. Mầy làm gì có "quyền" nào để giao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng nầy đây. Ngoài ra tao xác nhận với mầy là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chánh trị của một đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ tao cấm mầy không được ngồi xuống!

Mặt tướng Minh co dúm lại. ông chợt hiểu là ông không gặp được những người của MTGPMN mà là những người cộng sản Bắc Việt, dù họ treo cờ Việt Cộng trên xe. Không phải là những người Miền Nam đã vào chiếm Dinh Tổng Thống, mà đang đứng trước mặt ông là những chiếc xe tăng, những sĩ quan và bộ đội Bắc Việt và họ đã đối đãi với ông không như bạn hay đồng bào, mà như một kẻ thù thất trận!

Tướng Minh cố gắng tự kềm chế và dịu dàng hơn ông nói tiếp:

- "Chúng tôi đã có dự trù sẵn một bữa cơm để tiếp các ông. Có yến, súp măng cua...

Vị trung tá Bắc Việt ngăn ông lại và xẵng giọng:

- "Bọn bây đang ở trong tình trạng bị bắt. Hãy giữ cái bếp tư sản của mầy lại đi. Chúng tao đã có cơm dã chiến của chúng tao, một nắm cơm nắm và một hộp thịt kho mặn"

Sau đó sĩ quan nầy ra lệnh nhốt tất cả các tổng trưởng hiện diện vào một gian phòng, sau khi đã cho lệnh khám xét rất cẩn thận và không khoan nhượng trước sự hiện diện các nhà báo ngoại quốc đang làm nhiệm vụ quay phim, chụp ảnh lia lịa cảnh tượng lịch sử nầy.

Sau đó ông Minh bị "bộ đội" bao quanh chĩa súng vào người ông, và vị sĩ quan cao cấp vung khẩu súng lục to đẩy ông lên một chiếc xe Jeep và phóng đi dưới hàng loạt ánh đèn chớp của máy ảnh và máy quay phim của báo chí. Ông được đưa đến đài phát thanh để ông phải lên tiếng kêu gọi lần chót với các binh sĩ còn đang tiếp tục chiến đấu. Vì chiến trận vẫn còn tiếp diễn gần như khắp nơi, ở ngoại ô, ở Chợ Lớn, chung quanh Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát, ở khu vực gần Tân Cảng, trước trung tâm truyền tin Phú Lâm,...

Đến 13 giờ, tướng Minh được đưa trở về Dinh Tổng Thống và bị nhốt dưới tầng hầm. "

Cũng vẫn theo lời của anh bạn tôi:

- Ông Nguyễn Văn Hảo đương kim Tổng trưởng Tài Chánh đã có mặt tại dinh Độc Lập ngày 30/4/75 với tướng Dương Văn Minh, cùng với nội các của ông Vũ Văn Mẫu và một số nhân sự phản chiến tự xưng là thành phần thứ ba (như Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Cứ, Võ Long Triều,v.v...). Khi ông Minh được đưa trở về đến Dinh Độc Lập thì ông Hảo lên tiếng, nói một câu "bất hủ" với sĩ quan chỉ huy Bắc Việt rằng:

-"Tôi còn ở đây chờ quí vị, để trao cho quí vị một món quà, đó là trên 20 tấn vàng".

Vị sĩ quan đó đáp ngay tức khắc:

-"Đó không phải là quà mà là chiến lợi phẩm của chúng tao, tao phải tịch thu, mầy hãy trao ngay cho tao đi!".

Và ông Hão đã dẫn người nầy đến Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam ngay chiều ngày 30/4/1975, trao 3 chìa khóa hầm vàng cho đại diện Bắc Việt, để chỉ dẫn họ cách thức lấy 20 tấn vàng dằn kho của VNCH ở Ngân Hàng nầy. Sau đó ông Hảo vẫn bị đưa về nhốt chung với các vị Tổng trưởng khác".

..................

Ở nhà của Ngô công Đức, tôi được chứng kiến một cảnh "ngu dốt" của một toán bộ đội Bắc Việt, nói lên tình trạng quá lạc hậu đáng thương hại của người dân Miền Bắc nói chung:

Trong lúc tôi và anh Binh anh Đức ngồi ở phòng khách trò chuyện thì có một toán chừng 6 anh "bộ đội" ập vào nhà "khám xét".

Người chỉ huy cầm trong tay cái điện thoại và hách dịch hỏi anh Đức :

Cái "đài" nầy là của anh?
Phải, của tôi
Anh làm "chức vụ" gì lớn lắm của Mỹ Ngụy mà có cái "đài" nầy? anh dùng cái đài nầy để liên lạc với Mỹ Ngụy và với CIA phải không? Tôi phải bắt anh ngay về cơ quan để "làm việc", mặc áo vô đi rồi theo tôi ngay. (vì lúc đó anh Đức ở trần)
Xin lỗi anh tôi không đi đâu hết, cái nầy là cái điện thoại chớ không phải cái đài.
Đồ ngoan cố, cái nầy là cái điện đài, tôi được lệnh bắt anh, vì trong nhà anh có một cái điện đài mà không chịu đi khai báo.. . .
.. . . . . . .
Tôi rời khỏi nhà anh Đức trưa hôm đó, lòng suy nghĩ miên man. Thật tội nghiệp cho cái anh chàng phản chiến Ngô công Đức nầy, giờ nầy chạm mặt với thực tế có lẽ anh mới sáng mắt thấy rõ trình độ của người dân Miền Bắc và mức độ giáo dục và ảnh hưởng tuyên truyền nhồi nhét của cộng sản là thế nào đối với dân chúng..! Tội nghiệp cho cái anh bộ đội quá ngu dốt nầy, và cũng thật quá tội nghiệp cho người dân Miền Nam của mình trong những năm tháng sắp tới... có lẽ phài chịu sống đau khổ triền miên vì cái tình trạng ngu dốt của kẻ xăm lăng thống trị, đến từ Miền Bắc...
Ngày 5 tháng 5/75

Tôi quyết định đến nhà anh chị bác sĩ Nguyễn văn Tạo ở đường Pasteur để tạm trú và tạm lánh mặt chờ ngày 15 tháng 6 là ngày trình diện đi "học tập". Ở đây có lẽ yên hơn là về Sadec (gia đình tôi) hay Cai Lậy (gia đình bên vợ tôi), dù sao ở ngay Sài Gòn chắc không bị những màn trả thù rùng rợn như ở tỉnh, như một số tin tức mà tôi được biết cho tới ngày hôm nay.. (như ở ngay tĩnh Vĩnh Long, các ông cai tổng Nguyễn Văn Dần, Nguyễn Văn Xôm, Nguyễn Văn Thêm đều bị họ kết án là "có tội với nhân dân" mà không thông qua một tòa án nào, và bị hành quyết ngay khi bị bắt, bằng vũ khí thô sơ như búa, mã tấu...Riêng anh trung úy Dù Nguyễn văn Ngọc ở xã Long Hồ, dù đã chết từ hơn một năm trước, vẫn bị họ đào mả lên, đưa cả quan tài ra giữa chợ ở Ngã Tư Long Hồ để cho phá nát bằng cốt mìn.)

Sáng nay tôi phải lên thăm một thiếu tá tuyên úy Phật Giáo, đang là trụ trì tại một ngôi chùa ở Hạnh Thông Tây, và là người có trách nhiệm lo mọi công tác hậu sự cho quân nhân các cấp không may bị tử thương, và hằng ngày lo chăm nom săn sóc nơi an nghỉ cuối cùng của anh em quân nhân chúng tôi là "nghĩa trang quân đội Hạnh Thông Tây" nằm ở đối diện không xa với chùa nầy.

Đưa tôi vào chánh điện lạy Phật xong ông dẫn tôi lên phòng riêng và khi chỉ còn có hai chúng tôi thì ông nín không nổi nữa, bật lên khóc sướt mướt, ấp úng nói không thành lời. Sau một lúc khá lâu bình tâm trở lại ông mới nói rõ cho tôi nghe là không phải ông khóc vì chuyện "mất nước", nhưng khóc vì động lòng từ bi trước cảnh mồ mả trong nghĩa trang quân đội mà ông có trách nhiệm săn sóc đã bị cộng sản Bắc Việt dùng xe ủi đất san bằng hết ngay chiều ngày mồng 3 tháng 5 vừa qua.

Mặc cho sự van xin cầu khẩn của ông (trong bộ áo nâu sòng của một thượng tọa) họ vẫn san bằng hết từ nhà xác, nhà liệm xác, nhà nguyện cho đến ngôi mộ cuối cùng...... Ông vừa nói vừa tức tưởi khóc:

" Không hiểu sao họ quá tàn nhẫn như vậy? Họ nói là để lấy đất mà trồng trọt để nuôi nhân dân đang đói nghèo. Đất rộng như vầy, màu mỡ như vầy mà làm nghĩa địa thì phí của trời quá... độc ác với nhân dân quá!"
Thật tội nghiệp cho vị tuyên úy Phật Giáo nầy. Ông quá thật tình, nhìn sự việc qua lòng từ bi của một tu sĩ, nên không hiểu là hành động nầy phải xuất phát từ chủ trương và chánh sách của người cộng sản mà nhất là cộng sản Miền Bắc, đội quân tiền phong của Quốc tế Cộng sản Đệ Tam Nga Tầu.! Dù họ là người Việt Nam nhưng tư tưởng, hành động và nhất là lương tâm của họ ngày hôm nay không còn thuộc về họ nữa. Họ phải theo đúng giáo điều Mác Lê, theo đúng lệnh của Staline, của Mao trạch Đông là những quan thầy trực tiếp điều khiển họ trong cuộc chiến tranh bành trướng về phương Nam nầy.
Ông bạn tuyên úy của tôi cũng chất phác như người dân Miền Nam đã từng cho những lời "tố cộng" của chánh quyền hay của Phòng Chiến Tranh Chánh trị là những chuyện "đặt điều" cốt để tuyên truyền tác động tinh thần của quân cán chính Miền Nam. Bây giờ chỉ mới giáp mặt với một vài hành động của họ thôi, rồi đây có lẽ từ từ rồi họ sẽ thấy được bộ mặt thật của con người cộng sản nầy. Nhưng từ hôm nay cho đến đó người dân Miền Nam chúng ta chắc còn sẽ phải chịu nhiều cảnh thương đau cùng cực nữa... trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của họ.

Tôi mời ông thiếu tá tuyên úy bạn tôi cùng lên nghĩa trang Biên Hòa để xem thử là họ đã ủi nghĩa trang quân đội ở đây chưa? Theo tin ông đã nhận được thì hình như họ cũng đã thực hiện công tác nầy rồi, cũng vào ngày 3 tháng 5.

Có đi đến nơi chúng tôi mới thấy rõ được hiện trạng. Thật là thê thảm! Trước hết là tượng hình của một binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến qua tượng đài "Thương Tiếc", một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật rất có giá trị đặt bên vệ đường ở mặt tiền của nghĩa trang quân đội đã bị cộng sản phá nát bằng cốt mìn, và ủi sạch không còn một chút dấu vết..Cả nghĩa trang rộng lớn cũng đã biến thành bình địa!

Trên đường về Hạnh Thông Tây cả hai chúng tôi yên lặng không trao đổi một lời nào, tôi tin chắc là cảm nghĩ của một người tu sĩ đương nhiên phải khác hẳn với cảm nghĩ của một chiến binh như tôi. Dù sao khi về đến chùa, trước khi giã từ, tôi cũng nói rõ cho Thầy tuyên úy bạn tôi thấy được cảm nghĩ của tôi:

- Hành động quá ư tàn nhẫn đến dã man nầy thật không đúng là hành động của bất cứ người Việt nào nhất là ở Miền Nam Việt Nam. Từ ngàn xưa, đúng theo đạo lý và truyền thống của dân tộc Việt, người Việt Nam chúng ta ai cũng biết là "nghĩa tử là nghĩa tận" hay "chết là hết". Dù giữa cá nhân anh và tôi có thù hằn nhau cách mấy nhưng khi anh hay tôi có người đã nằm xuống rồi thì coi như mối thù đó được xóa bỏ vĩnh viễn, không ai còn muốn nhắc đến nữa. Vậy ủi hết mồ mả của quân nhân các cấp thuộc QLVNCH có nghĩa là gì đây? Nếu không muốn nói trước hết là nhằm "trả thù cho quân đội và nhân dân Miền Bắc"? sau đó lại "xóa sạch được vết tích của QLVNCH, người đã chết xóa trước, người còn sống xóa sau? trong chủ trương sửa lại toàn bộ lịch sữ trong tương lai đối với các thế hệ trẻ sau 1975, một trang sử đấu tranh dai dẵng của Quân Dân Cán Chính Miền Nam đã hy sinh làm tiền đồn ngăn chận làn sóng xăm lăng cộng sản, trong suốt gần 30 năm từ 1945 mà họ cần phải xóa bỏ? Tôi nghĩ chỉ có như vậy họ mới đan tâm có những hành động phi nhân đạo nầy. Và chắc chắn trên toàn bộ Miền Nam Việt Nam các nghĩa trang quân đội đều phải chịu chung một số phận. Dĩ nhiên rồi cũng phải đến số phận của chúng tôi... những chiến binh còn sống sót.

Nhưng ngày nào còn có một chiến binh QLVNCH còn sống sót như cá nhân tôi thì ngày dó cộng sản Bắc Việt đừng hòng sửa được một trang sử nào!!!

Chúng tôi xin tạm chấm dứt mấy trang "Hồi Ký Dang Dở" ở đây, và xin thành tâm cầu nguyện cho nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam chúng ta sớm được vĩnh viễn thoát khỏi ách độc tài đảng trị của bọn cộng sản vô thần khát máu và tàn bạo này. 
Washington, những ngày giáp Tết năm Giáp Thân
Dương Hiếu Nghĩa

Thursday, May 3, 2012

TÌM CÁNH BAY XƯA




(Phi Vụ Kontum)
Kontum bị
bao vây, đường bộ Kontum-Pleiku bị cắt đứt. Chỉ có tàu bay mới vào Kontum được.
Lệnh cắm trại 100% hơn cả tháng, tối nào cũng vào cư xá độc thân ngũ. Đi bay hai ngày nghỉ một ngày. Ngày nghỉ phải ngũ bù đến trưa đi ăn sáng thì đã hết nữa ngày. Chiều năm giờ vào coi phi vụ lệnh xem ngày mai đi đâu?
Như thường lệ vào điểm danh 5 giờ chiều và xem phi vụ lệnh luôn. Ngày mai túc trực hành quân. Ðang ngồi trong phòng họp phi đoàn chờ điểm danh, Th/u Tâm đến ngồi bên cạnh với vẽ mặt buồn thiu.

Tâm nói: “Ngày mai ông bay thế gìum tôi đi.”

Tôi nhìn Tâm hơi ngc nhiên: “Đi đâu?”
Tâm: “Đi Kontum.”
Tôi nhìn Tâm mỉm cười: “Mới cưới vợ lạnh cẳng hả?”
Tâm nhìn tôi như cầu cứu buồn xo.

Bạn bè trong phi đoàn mi đi ăn đám cưi con nhà Tâm hơn vài ba tháng. Dân đi bay cũng lắm dị đoan, vì mình là Pilot tiểu đồng nên chưa thy nhưng nghe nói thì nhiều. “ Thằng nào mới cưới vợ hay mới có con, đi bay hay gặp xui xẻo lắm!” Thông cảm mối lo âu của ông bạn mới cưới vợ. Mình độc thân mà sợ cái quái gì, trời kêu ai nấy dạ.
Tôi tiếp: “Bay với ai?”
Tr/u Hùng (Xùi.)
Gìa lại hỏi Tr/u Hùng có chịu bay với tui không?
Tâm đi tìm Tr/u Hùng. Vài phút sau trở lại và làm dấu OK.

Tôi đi lại bàn Sĩ Quan Trực xem lại phi vụ lệnh của Tr/u Hùng – Th/u Tâm thì thấy Song Mao – Kontum hai lượt.
Tháng ngày căn thẳng, những phi vụ nguy hiểm Sĩ Quan Hành Quân phải cắt bay đồng đều. Nếu đi Kontum thì khỏi phải đi thả dù hay đi Cambodia. Phi hành đòan của Tr/u Hùng (Dơi) đi thả dù ở Cambodia vừa bị bắn. Tr/u Hùng (Dơi) bị gãy chân nên Th/u Lãng Du phải bay về đáp TSN. Đó cũng là phi vụ đầu tiên của phi đoàn tôi b thương.Địa danh Kontum như một kỷ niệm yêu dấu. Lúc Ba còn trong lính, có lần trung đoàn phi lên đóng tại Kontum. Tết đến Ba không về nhà ở Nhatrang được nên Má phải mang bốn chị em chúng tôi lên ăn Tết ở xứ cao nguyên này. Năm đó tôi còn học tiểu học, thành phố Kontum rất nhỏ, chẳng khác gì một thị trấn của quận cở lớn. Tôi rất ngạc nhiên vì Kontum đất trắng mà Pleiku lại đất đỏ. Chẳng hiểu gì về địa chất và núi lửa cả. Căn nhà ca ba má mướng nằm ngay bờ mương, có vài cây da. Dưới giốc con đưng trước mặt nhà, phía tây có hai cây dầu đôi thật lớn, và phía đông là chợ Kontum. Ngày mồng một Tết không rộn ràng và vui như ở quê Nhatrang. Có nhiều bà con, anh em họ, và bạn bè hàng xóm đ đánh bài cào, xì lát, bầu cua . Xong rồi kéo nhau đi coi ciné mà khỏi phải xin phép Má. Tôi và thằng em trai mạo hiểm xuống chợ để xem phố Kontum, và cầu may bầu cua cho qua ngày Tết. Những tháng ngày yên tỉnh, đi bay với Đ/u Lay cũng được ông dẩn về nhà (tiệm bán gạo) ở phố Kontum ăn trưa. Ông cũng có cô em gái thích KQ, nên tôi cũng định nộp đơn chờ cứu xét.
Phi đoàn có bốn pilot tên Hùng. Hùng Xùi, Hùng Dơi, Hùng Hip Sĩ Say, và Hùng Vương Vũ. Hùng Xùi và Hùng Dơi thì tôi không biết từ đâu ra (before my time) , Hùng Hiệp Sĩ Say thì mấy cái răng cửa bị mất nên dễ hiểu, và Hùng Vương Vũ là vì giống tài tử Hong Kong trứ danh. Phi đoàn cũng có hai người tên Lộc, Th/t Lộc và Tr/t Lộc. Th/t Lộc là Phi Đoàn Trưởng, tốt nghiệp trường sĩ quan Salon, và có một thời bay Caravelle bên Air Vietnam. Còn Tr/t Lộc, đầu lúc nào cũng chải dầu rất láng, mang giày dân sự demi boot mỏ nhọn, áo bay không bao gìờ mang lon, mà chỉ có hai cái nylon feld (fuzzy side) rất lớn trên vai, và chạy xe lambretta trắng rất gồ ghề. Tôi chưa bao giờ thấy Tr/t Lộc đội calot hay nón jockey, chắc là sợ làm hư mái tóc đp như Elvis. Vì tánh tình cũng không thuộc loại sting nên trưng phi cơ và chức sắc trong phi đoàn làm ngơ, có hại thằng tây nào đâu. Bộ gío có ngầu nên Tr/t Lộc cour được một em au tête. Trong lúc ngũ trưa, cô nàng thèm ăn hàng rong, nên lục túi áo bay của chàng tìm bạc lẻ trả tiền chè. Vì thế mới thấy thẻ quân nhân là Trung Sĩ Lộc. Lộc là áp tải nên phải nhận và hướng dẫn hành khách lên tàu, đó cũng là cơ hội để Lộc yêu nghề bay bỗng hơn. V phi đoàn hơn mt năm nên cũng có vài lần bay chung với Lộc và hiểu thêm người chiến sĩ Không Quân đặc biệt này. Cùng nhau chia xẽ buồn vui, hiểm nguy nên dân bay ít ai quan tâm đến những chuyện lẻ tẻ bề ngoài. Trung Tưng Tư Lệnh Không Quân lái Harley-Davidson, đầu trần, easy rider trong căn cứ TSN, làm các pilot tiểu đồng mới vềớc thèm nhỏ giải. Đáp xuống Song Mao sau 9:00 sáng, vào bải đậu, vừa tắt máy, đã thấy lính Sư Đoàn (SĐ) 23, hàng hai đi ra phi cơ. Không nói, cuời, những khuông mặt nghiêm nghị, âu lo của chiến sĩ SĐ 23 lần lượt lên tàu, chỉ làm theo hướng dẫn của phi hành đoàn (PHD), và sĩ quan chỉ huy của đơn vị. Vì trang bị cá nhân full load với vũ khí và đồ cá nhân, nên tàu chỉ chở đưc 60 người. Chiếc nón sắt, cái ba lô, cây súng, đi vào cỏi chết để đánh đuổi cộng quân, giải vây một thành phố mà tôi biết chắc, trong đám lính này, hầu hết Kontum không phải là nơi chôn nhao cắt rún của mình.Rời tần số Peacock, đổi sang tần số phi trường Kontum. Không nghe gì trên tần số. Cố gắng gọi vài lần không nghe gì hết. Chúng tôi đổi sang tần số FM để xin hướng gió và tin tức phi trường. Liên lạc được với Kontum tower qua FM. Nhận hướng gió và tình trạng phi trường vẫn còn trong tình trạng báo đông.
Tr/u Hùng nhìn tôi cười: “ Coi chừng việt cộng nó trả lời đó.”
Từ trên 5000 bộ nhìn vềng phi trường, từng cụm khói rải rác chung quanh phi trường, thật ảm đạm, và bầu trời vắng tanh. Chỉ có một mình chúng tôi trên không phận.Tr/u Hùng: ”Mình làm một pass băng qua phi trưng coi hướng gió, rồi vô luôn, khỏi vào downwind. Vô parking không tắt máy, cho hành khách xuống xong là mình đóng ramp, ra phi đạo cất cánh liền.”
Sau khi bay qua phi trường, nhìn cụm khói bay lên, gió ngang rất nhẹ nên đáp đu nào cũng được.Chúng tôi vào đầu phi đạo từ phía Pleiku lên cho đưc an toàn hơn. Từ xa sau khi line up với phi đạo, và straight in approach. Làm thủ tục before landing. Jet on. Tr/u Hùng cut power . Tôi thả full flap. Chiếc C123K rớt xuống như cục đá từ trên 5000 bộ. Tr/u Hùng điều chỉnh power để đáp cho đúng điểm. Đáp ngắn chừng nào hay chừng đó. Tất cả đều im lặng trên không phận phi trường. Cái không khí ngột ngạc, lo âu, hồi họp, chờ pháo kích và phòng không của VC. Chắc là đch đang nghĩ dưởng sức sau trận chiến đêm qua hay chuẩn bị tấn công đêm nay nên không một tiếng súng. Vào bải đậu, máy vẫn còn chạy, cửa sau tàu mở ra vội vàng cho các chiến sĩ bộ binh chạy ra khỏi tàu. Áp tải báo cáo:” Hành khách xuống hết rồi.”
Chúng tôi vội vàng đóng cửa sau và di chuyển ra phi đạo.

Tr/u Hùng làm một màn cất cánh thật hot. Full power, jet 100%, hold brake cho đến khi brake không còn giữ được nữa mới release brake. Con tàu phóng đi thật nhanh trên phi đạo. Trong vài giây đồng hồ đã đạt được lift off speed. Vì tàu trống rất nhẹ và không hành khách nên Tr/u Hùng làm một cái maximum climbing turn thật gắt quẹo vềớng Pleiku.Đáp Pleiku sau 12:00 trưa để đổ xăng, chuẩn bị cho lượt thứ hai và cũng để ăn trưa luôn. Tranh thủ thời gian, cần phải đáp Kontum trước khi trời tối nên PHD vào câu lạc bộ trong phi trường ăn vội vàng. Ra tàu trở lại thì cũng đúng lúc xe xăng vừa làm xong nhiệm vụ.Những đám mưa mây lẻ tẻ không có gì trở ngại cho bay VFR.

Gần đến Song Mao Tr/u Hùng nói:” Mai đáp cái này đi.”

Tôi nhìn Tr/u Hùng thật nhanh xem sao mà ông dám cho mình đáp phi trường này? Ông ta tỉnh bơ không nói gì hết, mắt nhìn thẳng phía trưc trông như củ khoai.

Vì đã đến đây hồi sáng nên cũng quen với phi đạo của Song Mao. Ngắn và hẹp (phi đạo dỉ sắt?) chỉ vừa đủ điều kiện để C123K đáp. Về phi đoàn đã lâu nên lông cánh cũng khá vững vàng, và chuẩn bị để đi học hoa tiêu chánh. Có lẻ vậy nên đưc huynh trưởng dợt gà cho cứng cáp. Cơn mưa rào vừa tạnh, gío ngang cũng không mạnh lắm nhưng phi đo ướt mem. Đi bay với các huynh trưởng có vỏ giỏi hay thương đàn em nên pilot tiểu đồng được cất cánh và đáp nhiu hơn. Vào final approach, phi đạo ngắn nên phải đáp ngay đầu phi đạo , right spot như navy pilot đáp trên hàng không mẩu hạm chớ không thì chạy ra hàng rào cuối phi đạo, ngồi chơi sơi nước. Mấy ông thầy Mỹ thường phàn nàn mổi khi học trò đáp mạnh trên phi đạo: “You land like navy pilot.” Gío ngang, phi đạo lại hẹp nên rất dễ over correction, chỉ cần nghiêng cánh một chút là thấy bánh phải nằm trên bờ cỏ xanh của phi đạo. Tôi cố đạp rudder trái để mang tàu vào giửa phi đạo thì thấy cái rudder cứng ngắt. My mentor mặt lạnh như tiền, nhìn thẳng phi đạo trước mặt. Thì ra ông ta đã đở cho mình sớm hơn khi cần phải make correction. Đó là tài ca người bay giỏi và đầy kinh nghiệm nếu không thì bánh phải đã chạy trên cỏ. Thank you ! Thank you!

Sau khi kéo power về idle, đẩy cần lái mạnh về phía trưc, và đạp thắng thật mạnh, con tàu chặm dần cũng là lúc Tr/u Hùng take over và dùng steering wheel dẩn tàu về bải đậu.

Tôi thở phào nhẹ nhỏm. What’s a landing!
Cũng như lúc ban sáng, lính SĐ 23 với chiếc nón sắt, cái ba lô, và cây súng đi vào cỏi chết để giãi vây Kontum. Cái cảm giác xúc động lần này trong tôi, không lo lắng cho họ nhiều như ban sáng, có lẻ vì quen với cảnh ra quân vào vùng chiến trận. Tôi thầm nhủ xin ơn trên che chở cho họ được bình an.Vừa bắt liên lạc được với Peacock thì được lệnh từ Phong Đăng:

- Bằng mọi cách bạn phải đáp Kontum pick up phi hành đoàn bạn. Tàu bị pháo kích và bị cháy. Phi hành đoàn đang chờ bạn.

Tôi chỉ lo cho phi vụ của mình nên không để ý đến những phi vụ khác đến Kontum cùng ngày.

Tr/u Hùng nhìn tôi khẻ gật đầu và cười mỉm:
- 425 tụi nó bay từ Qui Nhơn lên.
Chúng tôi cùng cười:
- Tàu bay cháy mà sao bay mùi thuốc ba số năm thơm qúa. Không biết thằng nào bay chiếc đó?Sự giởn cợt, dí dỏm của dân phi hành khi bay vào nơi nguy hiểm hầu như đ quên đi phn nào cái âu lo và căn thẳng đợi chờ. Vì đã quen hướng gío vào ban sáng và tình hình phi tờng nên chúng tôi khỏi phải thăm dò như ban sáng. Nhìn đồng hồ đã qúa 4:00 chiều.

Tr/u Hùng lặp lại như lúc sáng, chỉ thêm:
- Phải chờ cho phi hành đoàn tụi nó lên hết rồi mới cất cánh.

Vào bải đậu nhìn chiếc C123K cháy rụi một cánh, nằm chơ vơ trong buổi chiều ảm đạm, đầy khói lữa. Một ý nghĩ vụt qua đầu thật lẹ: ” Nếu tàu mình bị hư là nằm lại đây tối nay. Giờ này trể qúa đâu còn chiếc nào xuống cứu bồ về TSN!”
Tàu vừa ngừng, máy còn chạy, jet không tắt, cửa sau vừa mở ra cho lính xuống. Một cảnh tượng hổn loạn tôi chưa từng thấy. Khung cảnh yên tỉnh không một bóng ma của phi trường bây giờ náo động, rộn ràng. Người ở đâu dưi giao thông hào tràn lên như kiến, ùa chạy vào phi cơ, toàn là đàn bà, con nít. Phi vụ lệnh là bay tàu trống về TSN. Chúng tôi nhìn nhau như tìm câu trả lời để đương đầu với cảnh hổn loạn này. Tr/u Hùng hỏi:“ Phi hành đoàn lên hết chưa?”

Áp tải trả lời: “Lên hết rồi, nhưng không đóng ramp đưc. Đàn bà, con nít đứng đầy ramp không đóng được”

Sự lo lắng bắt đầu hiện rỏ trên khuông mặt mọi người vì sợ pháo kích, trời vừa chạng vạng tối, mà over load thì làm sao cất cánh. Tôi nhìn ra sau thấy người chật kín, thiên hạ đả leo lên tận sau đuôi tàu bay, không còn một chỗ trống mà người vẫn cố tràn lên tàu. Tr/u Hùng: “ Cố đóng ramp lại để cất cánh.”

Tàu bắt đầu di chuyển ra phi đạo nhưng ramp không đóng hết được vì người trên tàu còn cố kéo ngưi dưới đất lên. Cái ramp còn nằm nửa chừng. Ra đầu phi đạo rồi mà ramp không đóng được. Giọt nắng cuối cùng trong ngày còn lại vừa đủ để chúng tôi thấy rỏ phi đạo.

Hold brake, full power, jet 100%, release brake, con tàu từ từ chuyển bánh.

Tôi nhắc chừng: “ Đóng ramp đưc chưa?” Áp tải:“ Chưa được vì tôi còn ráng kéo bà gìa lên.”

Tôi liếc nhìn Tr/u Hùng, ông khẻ gật đầu như thầm nói:“Let’s go.”

Con tàu chạy gần hết phi đạo mà tốc độ tăng thật chặm. Vừa đủ lift off speed, Tr/u Hùng từ từ kéo cần lái lên vừa đủ để khỏi bị stall thì cũng vừa hết phi đạo. Hàng rào kẻm gai cuối phi đạo hôm nay sao mà cao qúa. Coi chừng vướng hàng rào kẻm gai thì toi mạng. Con tàu như muống rung lên, vừa đủ bay qua đầu dây kẻm gai.

Áp tải la lên:” Bà gìa bị dây kẻm gai rồi.” Như một luồng điện chạy qua tim mình. Cửa sau đóng kín. Con tàu tăng tốc độ và từ từ lên cao. Chúng tôi hoàn toàn im lặng. Cái im lặng chia xẽ sự đau thương mt mác, và như tự trách mình đã để hành khách gặp tai nạn. Tất cả PHD lặng thinh, chỉ biết làm bổn phận của mình. Xa xa thành phố Pleiku đã lên đèn.
Đáp TSN, taxi vào trạm hàng không, vừa tắt máy, bước xuống khỏi phòng lái, gặp ngay nhân viên hậu trạm ngơ ngác hỏi :“ Hành khách có trong phi vụ lệnh không?”
Tôi trả lời: “Không. Họ di tảng từ Kontum về.” Người lính hậu trạm chợt hiểu,và lắc đầu để tìm cách hướng dẫn đám hành khách bất hợp pháp, thảm thương này. Hành khách vội vàng xuống tàu, kêu gọi nhau tìm thân nhân của mình.

Tôi đứng lặng yên như pho tượng nhìn đứa bé gái chừng bốn tuổi. Đứa bé đứng bơ vơ dưi cánh tàu bay trong màn đêm, khóc nức nở với cô đơn, sợ hải, ở nơi đất lạ quê người. Sau một ngày dài đầy căng thẳng, hình ảnh bà già vướng dây kẻm gai vẫn còn lãng vãng trong đầu, thân hình tôi bất động như không còn cảm giác.
Một nén hương, một lời cầu nguyện cho bốn phi hành đoàn Phi Đoàn 423 đã vĩnh viễn bay đi, làm tròn bổn phận trai thời chinh chiến :

Tr/u Tuấn (Mụn) – Th/u Lãng Du – Điều Hành Viên…- Cơ Phi… - Áp Tải…
Tr/u Trung – Th/u Sơn (Đà Lạt)* – Điều Hành Viên… - Cơ Phi… - Áp Tải…
Tr/u Công - Th/u Hoàng Đình Chung* – Điều Hành Viên… - Cơ Phi… - Áp Tải…

Tr/u Kiệm – Th/u Hồng – Điều Hành Viên… - Cơ Phi… - Áp Tải…
* Class 71-08 Keesler AFB.Nguyễn Mai
PĐ 423/435