(Kính tặng Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa và Đốc Sự Phạm Ngọc Cửu, Cùng tất cả Quân-Dân Bình Thuận, riêng Đoàn Trưởng XDNT Phan Chính)
Ba
mươi mốt năm về trước, thành phố Phan Thiết sau mấy cơn mưa đầu mùa, đẫm
đầy nước mắt, máu lệ và đạn pháo kích của quân Bắc Việt, thêm sự tàn
phá ghê gớm của đám đặc công, quân phạm, trà trộn trong đoàn di tản từ
Miền Trung về, làm cho tháng 4-1975 mùa hè hoa phượng, không còn thơm
nồng trong những trang lưu bút. Khắp nơi, những trận đánh long trời lở
đất đã diễn ra hằng ngày, càng lúc càng ập sát Phan Thiết cũng như Sài
Gòn. Trong cơn mưa rào nước mắt tháng tư, mọi người ai cũng cố dầm mưa,
để níu lấy một chiếc giây diều tuổi nhỏ, đang mong manh sắp đứt, giữa
cơn bão tố loạn cuồng.
Năm đó mưa đến sớm bất ngờ theo với tiếng súng nổ. Phía xa trên đỉnh
Trường Sơn, lửa đạn cùng với giông chớp làm rung động đất trời. Những
người lính trận Bình Thuận, đêm ngày phờ úa với chiếc ba lô và đạn súng,
chạy theo cơn lốc giữa đời nhưng không biết rồi đời sẽ đi về đâu, vào
những ngày tháng tư lửa loạn.
Suốt
thời tuổi thơ sống ở Phan Thiết, đã quen với màu hoa phượng vỹ ven
đường Nguyễn Hoàng dẫn vào lớp học và tiếng ve rên tỉ tê trong mấy gốc
vông già trong Lầu Nước, một niềm chờ đợi, một cõi đam mê, một hồn cô
đơn trống lạnh. Nhưng sao tháng tư năm đó, màu hoa phương kể cả tiếng ve
ran, như đã đổi thay một cách lạ lùng. Bởi vì màu phương không còn là
má em hồng thắm mỗi khi e thẹn, còn tiếng ve lại nỉ non rên khóc, khiến
cho người lính trận thêm đứt ruột, buồn rầu.
Những ngày tháng tư, Phan Thiết càng lúc thêm cô quạnh, vì một số lớn
người thành phố có phương tiện, đã nối tiếp di tản về Nam lánh tai ương
chiến nạn. Đây là một sự thật não nùng của Ba trăm năm Bình Thuận, một
nơi chốn luôn khóc tiễn nhưng người đi, bọn nhà giàu sau khi vơ vét đầy
bao bố tiền vàng chạy về Sài Gòn lập nghiệp ẩn tích làm sang. Lũ khoa
bảng, thành đạt, những kẻ sống nghề cầm ca xướng hát, khi nổi tiếng với
đời, cho dù có chôn nhao cắt rún ở dây, cũng vẫn cố chối, vì sợ mang
tiếng với thiên hạ, bởi mùi nước mắm, cá mực và rơm rạ nơi thôn ổ, quê
mùa. Nên những ai còn lại, chắc là người nghèo, nhưng cũng ở lỳ trong
nhà vì thời thế không biết đâu mà mò.
Khắp nơi, ngoài gió mưa, bom đạn, gần như chỉ còn có những người lính
trận, lúc nào cũng nhạt nhòa vì lệ và giọt mưa cô đơn, lăn veo trên hai
khóe mắt. Cứ đánh nhau và tiếp tục thay phiên chôn xác đồng đội, đồng
bào bạn bè, giữa những cơn mưa sau chiến trận. Thảm nhất là lúc mà cỏ
xanh vừa phủ đẹp trên nấm mộ của người lính, thì tháng 5-1975 mất nước,
vài ngày sau đó, người chết tử thi chưa rã, đã bị dầy mồ để trả thù.
Tháng tư, những căn hầm tránh đạn của lính, ngày mưa đêm gió, nước ngập
tới võng, khiến cho lính lẫn quan, cứ mở to đôi mắt để mà nghe tiếng
nước, từ trời ùa vào hầm sắp ngập tới bụng mình.
Thân phận của người lính miền Nam là như vậy. Ngoài kia bom đạn của cả
hai phía, ác liệt từng giây. Phải cám ơn những giọt mưa đã làm nhạt nhòa
nước mắt của người lính, bao chục năm đã sống âm thầm, chịu đựng hy
sinh, giữa một xã hội vong ân bạc nghĩa như chưa từng biết đến nỗi đau
thương và chết chóc bao giờ.
Ra đời trong một đêm mưa đại bác, thời gian Pháp và Việt Minh đánh đấm loạn ngầu, ngay trong những đường phố Phan Thiết.
Năm 1945 Việt Cộng cướp chính quyền, ba má bỏ thành phố, gánh anh em
tôi, giữa cơn mưa chạy loạn. Từ đó cho tới nay, mưa và khói lửa cứ theo
tôi hành hạ một đời. Ở đây nơi quê người, vậy mà cũng đã mấy chục mùa
mưa đợi chờ thương nhớ.
Năm nay tháng tư tuổi già, nhưng mà hồn sao vẫn cứ ngơ ngác, như muốn
chực ôm choàng lấy mùa hè, hoa phượng. Ngồi trong nhà đếm giọt mưa tí
tách, lại cứ tưởng tiếng mưa năm nào, gõ nhịp trên tàu chuối sau hè. Mưa
Phan Thiết giống mưa Hạ Uy Di, bất chợt từng cơn đổ mưa như trút nước
và ngưng. Nhưng mưa nào cũng buồn, nhất là những ngày tháng tư gợi nhớ,
năm nao ngày mưa hò hẹn tình đầu. Năm nay cũng vẫn năm nào, một mình cứ
chạy ngược thời gian, trở về tuổi thơ, vẫn còn núp lén đâu đó. Cuối cùng
rồi cũng nắm được áo em, đồng đội trong giọt nước mắt cuối đời, khi
chuyến tàu ngườc đường dĩ vãng, vừa ghé ga Phan Thiết, đúng vào những
ngày tháng tư mất nước, của ba mươi mốt năm về trước, mà khóc và cô đơn
trong nỗi đổi đời…
Thật thắm thiết biết bao, khi đọc lại những lời tâm sự đầy nước mắt của
Đốc sự Phạm Ngọc Cửu, một viên chức hành chánh, đã phục vụ tại Bình
Thuận nhiều năm, từ Phó Quận trưởng Hải Long, Trưởng Ty Kinh Tế, Chánh
Văn Phòng cho tới chức vụ cuối cùng là Phó Tỉnh Trưởng.
Ông viết
‘Chỉ có những kẻ tự cho rằng mình hoàn hảo, chỉ có những kẻ không làm một cái gì cả, để thấy khả năng mình ở đâu ?<
Nhưng lúc nào cũng chờ cơ hội để mà phê bình chỉ trích.’.
Chính những kẻ này mới ganh tị, phỉ báng và bôi xấu quê hương mình.
Ngày nay, trang sử Bình Thuận vẫn còn đó, hồn thiêng sông núi Phan Thành
cũng đâu có tan biến, nên lúc nào anh linh của các cán bộ, chiến sĩ,
đồng bào bị VC thảm sát oan khiên hay gục ngã khi đối mặt với giâc thù.
Máu của họ đã tưới hồng thêm ruộng đồng, sông nuí của quê hương. Tất cả
đã trở thành những thiên hùng ca bất tử của quân dân Bình Thuận, cho dù
xác thân của họ ngày nay đã tan biến theo cát bụi, vì mồ mã đã bị VC
liên tiếp san bằng hay ra lệnh di dời, để lấy đất bán cho Việt kiều, xây
khách sạn, sân golf và các tụ điểm du lịch.
“tháng tư đen, máu xương càng thêm đẩm
giặc tràn về, mở tù ngục, pháp trường
gây kinh hoàng, gieo tang tóc, thê lương
khiến trời đất cũng bôn đào lánh nạn
lính ở lại, lãnh đòn thù, quốc hận
cùng dân đen, chết rục rã, xương khô
xưa lót đường, để ai dựng cơ đò
nay thân xác, bón rừng xanh thêm lá… ”
Theo trang Dân Làm Báo :
Trưa ngày 15/4/2015, sau cuộc giao tranh gạch đá dữ dội giữa người
dân tỉnh Bình Thuận với lực lượng cảnh sát cơ động, giới chức Bình Thuận
tuyên bố đã giải tán thành công cuộc biểu tình. Dù vậy, các diễn biến
sau đó cho thấy sự phản kháng của của người dân vẫn còn rất mạnh mẽ.
Người dân dùng bom xăng tấn công cảnh sát cơ động, ‚tái chiếm‘ quốc lộ
1A.
1- NHỮNG VỊ TỈNH KIÊM TIỂU KHU TRƯỞNG BÌNH THUẬN, SAU NGÀY 1-11-1963 :
Giờ
G, ngày N của liên quân khối cọng sản đệ tam quốc tế, tại Sài Gòn là 24
giờ ngày 29-4-1975. Đây là kế hoạch của Lê Duẫn, đặt ra cho tất cả các
lộ quân Bắc Việt, các đội biệt động nằm vùng, đơn vị đặc công và cán bộ
đảng, cán bộ chính trị… ngoi lên để đánh chiếm Sài Gòn.
Tại Phan Thiết, trái lại đã không có giờ G hay ngày N, vì từ năm 1955
tới 1975, VC và Việt gian Bình Thuận, lúc nào cũng có kế hoạch giờ G,
ngày N, để chiếm cho được vùng đất, mà nhân gian thường gọi đó là ‘biển
bạc, rừng vàng’.
Tưởng cũng nên gợi nhớ, lại khoảng thời gian tại chức của các vị tỉnh
kiêm tiểu khu trưởng Bình Thuận, từ Trung Tá Nguyễn Quốc Hoàng, Đại Tá
Nguyễn Quang Hoành, Đại Tá Đàm Văn Quý… Tất cả đều được cảm tình của địa
phương, có tiếng tăm, đánh giặc giỏi. Nhưng đó vẫn không phải là điều
kiện, đủ để mang lại bình an hạnh phúc cho đồng bào trong tỉnh, ngược
lại tình hình an ninh mọi nơi càng lúc càng xấu đi và nông thôn, cũng
vẫn là cõi thiên đàng dung thân của VC.
Nhưng ghê gớm nhất vẫn là những năm xáo trộn tại Phan Thiết, từ
1965-1967, khi Trung Tá Đinh Văn Đệ, tiếp nối chiếc ghế tỉnh kiêm tiểu
khu trưởng Bình Thuận. Đương sự xuất thân khóa 1 sĩ quan trừ bị Nam
Định, từng làm chánh văn phòng cho Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham mưu
trưởng QLVNCH, tiếp theo Tỉnh-Thị trưởng Tuyên Đức và cuối cùng đắc cử
Dân biểu Quốc Hội VNCH. Sau khi VC chiếm trọn miền Nam vào ngày
1-5-1975, Đinh Văn Đệ hiện nguyên hình là một điệp viên cọng sản Bắc
Việt, với xắc cốt, K54, dép râu, nón cối như bất cứ VC nào lúc đó, trên
chiếc xe đạp khắp đường phố Sài Gòn. Đệ có nhiệm vụ trà trộn vào đoàn
người di cư nắm 1954, nằm vùng trong các cơ quan đầu nảo của VNCH, để
thu nhặt tin tức quốc phòng chuyển về Bắc. Y cũng là người đã vẽ lên
những bức tranh mây chó, về cái gọi là ‘Lực lương tranh thủ hòa bình,
tôn giáo, tự do‘ tại Phan Thiết. Nhưng độc ác nhất, vẫn là chuyện tiết
lộ bí mật quân sự tại tiểu khu, để cho VC địa phương, có cơ hội bày binh
bố trận sẳn, sát hại không biết bao nhiêu mạng người, chẳng những
DPQ,NQ,CB/XDNT mà cả Thiết kỵ, SD23BB và Lực lượng Hoa Kỳ đang tăng
phái.
Với chừng đó Tỉnh trưởng, trước và sau ngày binh biến 1-11-1963, Bình
Thuận đã có đủ khoảng thời gian bỏ trống, để VC nằm vùng mai phục, bành
trướng lực lượng chống đối chính quyền khắp nơi. Đệ vào Sài Gòn nhậm
chức lớn hơn tại Quốc Hội, Trung tá Nguyễn Khắc Tuân, từ Tổng cục Quân
Huấn về làm Tỉnh trưởng. Thời gian ông tại chức, hai lần VC tấn công vào
tận Tòa Hành Chánh tỉnh, trong những ngày đầu Tết Mậu Thân 1968. Tỉnh
không mất nhưng vì VC chốt khắp nơi trong thành phố Phan Thiết không
chịu bỏ, cuối cùng phi pháo đã làm nát tan hư hại nhà cửa của đồng bào,
nên Trung tá Tuân phải ra đi, để xoa dịu bớt phần nào phẩn uất của người
dân lúc đó. Những ngày cuối cùng của tháng tư đen, Đại tá Tuân làm
Chánh văn phòng cho Trung tướng Vĩnh Lộc, lúc đó là Q. Tổng Tham Mưu
Trưởng QLVNCH. Nhưng sáng 30-4-1975 Vĩnh Lộc di tản sớm ra nước ngoài.
Riêng Đại Tá Tuân ở lại cùng với Tỉnh trưởng Lê Bá Châm và nhiều sĩ quan
Bình Thuận như Trung tá Vương Đăng Phong, Thiếu Tá Trịnh vĩnh Bình, Đại
Uý Huỳnh Ngọc Ghênh… vào tù cọng sản và ngã gục trong nhà giam tận miền
biên giới Hoa-Việt.
Sau cuộc chiến Tết Mậu Thân, tuy giặc thất bại hoàn toàn về quân sự
nhưng hạ tầng cơ sở vẫn chưa bị triệt hạ, lãnh thổ an toàn của tỉnh,
càng lúc càng bị thu hẹp. Trên Quốc lộ 1, nhiều nơi tại Cây Số 25, Cây
Táo, Vĩnh Hảo… bị đắp mô, đào xới và cán bộ kinh tài VC ngang nhiên chận
xe đò thu thuế, bắt binh sĩ, công chức VNCH đi phép. Đêm đến nhiều xã
ấp bõ ngõ tiếp tục, cán bộ chính quyền, tìm về tỉnh huyện lánh nạn. Toàn
tỉnh như có hai chính quyền VC và Quốc Gia, hiện diện của đêm và ngày.
Hoàn cảnh thê thảm như vậy đó, khiến cho đồng bào tại nông thôn, không
còn con đường nào khác để lựa chọn, là phải luồn lách để thoát cảnh một
cổ hai tròng.
Ngay trong thị xã Phan Thiết, ngoài lãnh đạn pháo kích hằng ngày, khi
màn đêm đến đã thấy đặc công VC xuất hiện, đặt mìn phá hoại Ty Bưu Điện,
Lầu Nước, Các Trụ Sở Ấp Đức Long, Đức Nghĩa, Phú Trinh… cũng như ám
sát, bắt cóc các viên chức chính quyền, tại các khu vực không xa Tòa
Tỉnh và Tiểu khu. Trong lúc đó, khắp tỉnh đầy lính tráng, xe tăng, đại
pháo… Tại Bắc Bình Thuận vẫn cònTrung đoàn 44/Sư đoàn23 Bộ binh, trú
đóng hành quân. Còn Phan Thiết và các quận Nam Bình Thuận, lại được các
Đơn vị Hoa Kỳ, đóng tại Phi trường với đầy đủ xe tăng, đại pháo cùng các
loại máy bay đủ loại yểm trợ. Điều này cho thấy cấp chỉ huy dù có hiền
lành, trong sạch như Đại Tá Đàng Thiện Ngôn, hay tài giỏi khôn ngoan của
các vị Hoành, Hoàng, Quý, Tuân, Tỉnh trưởng Bình Thuận, thì những đức
tính này vẫn không phải là điều kiện đủ và có, để đem lại an ninh hạnh
phúc cho người dân trong một tỉnh lớn đầy phức tạp, phe phái, bè nhóm và
bọn gian ác mất tính người, làm giàu học đủ nhờ Quốc Gia nhưng trong
tim thì coi Hồ Tặc như tổ tiên của bọn chúng.
Như vậy, từ sau ngày binh biến 1-11-1963 tới cuối năm 1969, coi như Bình
Thuận đã qua 6 đời tỉnh trưởng, trừ Đinh Văn Đệ là giặc, những vị còn
lại đã không một ai, làm cho thân thể miền biển mặn, lành được các vết
thương do cán binh và cán bộ cộng sản nằm vùng thực hiện. Tại Quân đoàn
II, Trung tướng Lữ Lan thay tướng Vĩnh Lộc, cũng là giai đọan Tổng Thống
Nguyễn Văn Thiệu, do muốn thích nghi với tình hình và kế hoạch phối hợp
chỉ huy hữu hiệu, từ trung ướng tới các quân khu, nên đã dành cho các
Tư Lệnh vùng, được toàn quyền, lựa chọn, cấp chỉ huy tỉnh/tiểu khu
trưởng. Do đó, Đại tá Ngô Tấn Nghĩa, Trưởng phòng 2/QĐII, được chỉ định
về Bình Thuận, giữ chức Tỉnh kiêm Tiểu khu Trưởng, thay thế Đại Tá Đàng
Thiện Ngôn, trở về Bộ Tổng Tham Mưu.
Theo nhận xét chung của hầu hết quân, công, cán, cảnh thuộc quyền, thì
Đại Tá Nghĩa so với các vị tỉnh trưởng tiền nhiệm, không hơn ai từ chiều
cao, bộ dạng, vốn là những hình thức bên ngoài của bậc quan quyền cần
có, cộng với chiếc gậy chỉ huy và ánh mắt sắc lẽm, đủ làm chết điếng
thuộc cấp, người dân. Tóm lại, Đại tá Nghĩa tới Bình Thuận để làm tỉnh
trưởng, là thi hành mệnh lệnh của quân đội, chứ không phải lựa chọn theo
ý riêng của mình, cũng không phải do lòng ưu ái của thượng cấp. Bởi
miền đất này, lúc đó đã bị chính người mình phá cho nát bét, nên đã biến
thành, một trong những chiến trường thảm tuyệt, tàn độc, chẳng nhưng
đầy giặc ngoài, mà còn có giặc bạn ở sát nách, nên đâu có phải là chổ để
tới thụ hưởng bổng lộc, thu tiền hối lộ, bán quan buôn chức, tác oai
làm dữ… như một vài người hiện nay, vẫn còn thúi miệng, không biết gì,
chỉ nghe ngóng, đồn đãi, nhìn ông đi qua bà đi lại, rồi viết bậy, hay đi
khoe với thiên hạ, ngày trước mình đã bỏ ra bạc triệu để chạy chức, mua
quan, trong khi thực chất, là chỉ lạy cấp trên, bưng bợ, xin xỏ, đề
toại nguyện.
Cuối năm 1969, trên chuyến máy bay quân sự từ Pleiku về Phan Thiết,
người sĩ quan đầy kinh nghiệm chiến trường năm nao, nhưng rất tình cảm,
nên không thể che dấu nổi ngậm ngùi, khi phải rời bỏ một nơi chốn thân
thương, có phố núi cao mù sương bụi đường đất đỏ, lúc nào cũng muốn đứt
ruột với những cơn mưa rừng tỉ tê rã rích, khiến cho mười đầu ngón tay
cũng phải vàng vọt vì nhựa thuốc lá, môi cay xè men đắng, trong lúc muộn
phiền. Rồi những ngày quá khứ, lúc còn là Đại Uý Quận trưởng Hóc Môn,
miền đất huyền thoại mênh danh là Mười Tám Thôn Vườn Trầu, muôn thu vẫn
là cửa ngõ đi vào Gia Định, Sài Gòn, Chợ Lớn.
Phố biển đây rồi, với những địa danh Tà Dôn, Tà Cú, Sông Lủy, Cà Ty, Bầu
Óc, Bầu Me, Lê Hồng Phong, Đăng Gia, Tam Giác.Chốn nào cũng thấy máu
lệ, mộ chí, trải dầy khắp ruộng đồng, hưong lộ, tỉnh lộ và những mái đầu
bạc, đầu xanh vô tội. Tất cả oan khiên trầm thống này không phải chỉ
mình người cán bộ hay lính Quốc Gia gánh chịu, mà trong đó phần lớn là
của đồng bào vô tội, người già yếu, đàn bà, con nít. Sự trớ trêu nghịch
lý nhất, là chiến công này không phải vì phụng sự cho Dân-Nước VN, mà VC
tạo ra,chỉ với mục đích dâng lên làm quà vui cho đảng, Hồ Chủ Tịch kính
yêu,cho các ngày lễ lạc của tổ tiên cọng sản như Mac-Lê, Mao, kể cả để
ăn mừng, cái gọi là ngày nhà giáo Nguyễn Tất Thành, dạy học tại trường
Dục Thanh ở Phan Thiết, câu chuyện ba làng được nổ từ sau khi giặc về
làm trùm xứ biển.
Bình Thuận là như vậy đó, tỉnh cuối miền Trung, giáp ranh với Bình Tuy
và Ninh Thuận, tại cây số 25 và mũi Cà Ná, cực bắc quận Tuy Phong, trên
Quốc lộ số 1. Đoạn đường huyết mạch ngang qua tỉnh, chỉ có 140 cây số,
với 40 cây cầu lớn nhỏ, nhiều nơi len lỏi chạy giữa hai bìa rừng, coi
như địa bàn lý tưởng, để cho VC phục kích, chận bắt xe đò xuôi ngược thu
thuế và nhận tiếp tế, từ bọn nằm vùng trong thành gởi ra.
Trong khi đó, toàn tỉnh lại có bảy quân, một châu thành Phan Thiết, 53
xã và 175 ấp. Tất cả đều cần phải bảo vệ và lấy đâu cho đủ lực lượng để
thi hành, trong lúc quân đội Mỹ kể cả các đơn vị chính qui tăng phái,
bắt đầu rút khỏi tỉnh. Ngoài ra, mục tiêu nào mới là ưu tiên một, cần
phải thi hành trước nhất. Trong khi tất cả các mục tiêu đều giống nhau,
cần phải làm một lược, để lấy lại niềm tin của đồng bào, coi như đang
tan tác theo miệng lưỡi tắc kè của bọn ‘ăn cơm ta, thờ ma Hồ‘, đang đầy
rẫy nhởn nhơ múa miệng, múa bút loạn ngầu. Xưa nay đối với những vị
tướng cầm quân giỏi, ngoài trách nhiệm an ninh lãnh thổ, còn phải biết
nghĩ tới phúc lợi và đời sống của đồng bào. Chính vì thấu đáo nguyên tắc
trên, nên Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa đã thành công, ít nhất là trên phương
diện mang lại cơm no áo ấm và sự thoải mái cuộc sống của người dân trong
tỉnh, từ 1970 – 19/4/1975.
Cũng từ đó, nhờ tài thao lược, sự can đảm dấn thân nhưng trên hết là
công lao góp phần xương máu của tất cả dân, quân, cán, chính Bình Thuận…
cũng như những đơn vị tăng phái, mà quan trong nhất là không quân. Đó
là những chiến sĩ can trường, thuộc Không Đoàn Ó Đen, của Trung Tá Khôi,
đóng tại phi trường Bửu Sơn-Phan Rang. Trong số này có người hùng Lý
Tống, lái những con chim sắt phản lực A 37, hàng ngày nhởn nhơ trên khắp
các vòm trời Bình Thuận, từ chiến trường bất chợt cho tới các khu vực
được oanh kích tự do, tại các mật khu Lê Hồng Phong, Nam Sơn… rừng nuí
không có người ở.
Do sự phối họp nhịp nhàng chiến thuật, giữa tiểu khu và không đoàn, nên
tất cả các cuộc hành quân vào mật khu hay sào huyệt của giặc, luôn là sự
phối hợp giữa bộ bình dưới đất và oanh kích trên đầu, khiến VC hoang
mang, rồi nghi kỵ phe mình có gián điệp. Ngoài ra, không thể không nhớ
tới sự yểm trợ tích cực của Hải quân Hoa Kỳ, với các pháo hạm hoạt động
ngoài hải phận quốc tế, dọc theo lãnh hải VN, trong đó có Bình Thuận.
Trong thời gian hai phía thi hành cái gọi là Hiệp Định Ba Lê 1973 BỊP,
do Nixon-Kissinger dàn dựng để tái đắc cử Tổng Thống và bán đứng VNCH.
Bình Thuận được thông báo, là Hải Quân Hoa Kỳ có lệnh yểm trợ cho Tiểu
Khu, trong thời gian này. Để hoàn thành nhiệm vụ, tránh pháo nhầm khu
vực dân cư và quân ta, Hạm Đội Mỹ cần thả máy điện tử (sensors), tại các
khu vực có hay khả nghi là vùng giặc đóng, để tiện theo dõi và phản ứng
khi cần.
Từ năm 1969-1975, ai cũng biết Đại Tá Nghĩa là cấp chỉ huy năng động,
thường tới các tiền đồn, ấp xã, phân chi khu, hay Đơn vị Nghĩa Quân hoặc
Xây Dựng Nông Thôn, vùng hẻo lánh, để ngủ đêm. Cho nên ta cũng không lạ
khi biết chính Đại Tá Nghĩa, rủ ông cố vấn Mỹ của Tiểu Khu là Phillip
Cook, cùng với mình và con trai là Ngô Tấn Lễ và một phi công, thực hiện
phi vụ đầy nguy hiểm này. Đây cũng là một cách, trả lời cao thượng cho
người Mỹ biết, không phải QLVNCH, ai cũng không chịu chiến đấu hoặc hèn
nhát. Đó chỉ là thiểu số, vì nếu cứ nghĩ theo người Mỹ nói, chắc VNCH đã
bị Hà Nội đô hộ từ lâu đời, chứ không phải tới tháng 4-1975.
Bình Thuận đất rộng người thưa nhưng lại là một địa phương rất phức tạp
về sắc tộc và tín ngưỡng. Người Kinh tuy chiếm đa số nhưng phần lớn sinh
sống tại thị xã Phan Thiết và các quận phía Nam. Tại bốn quận miền bắc
gồm Hòa Đa, Hải Ninh, Phan Lý Chàm và Tuy Phong… gần như là giang sơn
của người Tàu-Nùng và người Chàm. Trong những việc làm đầy ý nghĩa nhất
của Chính quyền VNCH lưu lại sau ngày 30-4-1975, ngoài phố xá đẹp đẽ,
dân trí được giáo dục mở mang và ngôi trường Trung Học công lập Phan Bội
Châu uy nghi nề nếp, còn có hai công trình văn hóa do Đại Tá Nghĩa thực
hiện, đó là Tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo, đứng trước Tòa Hành Chánh
Tỉnh, kế dòng sông Cà Ty. Tượng đài đêm ngày nhắc nhớ dân chúng cũng như
quân nhân các cấp, phải trung thành với dân nước, hy sinh cho chính
nghĩa quốc gia dân tộc, để không bị cười chê là hạng tiểu nhân, phản
bội, thấy lợi đã chạy theo Việt Cộng, hại nước, phản dân, ngàn năm mang
tiếng là Việt Gian hèn hạ.
Ngôi tượng thứ hai là Tượng Phật Bà Quan Âm, ngự trên đỉnh cao nhất của
đồi Bà Nài, kế lầu ông Hoàng, nơi xảy ra mối tình diễm tuyệt của Hàn mạc
Tử và Mộng Cầm, một thời hoa mộng. Tượng Phật Bà đứng quay mặt hướng về
Biển Đông trùng hằng sóng vỗ, với đôi mắt nhân từ và bàn tay mở rộng,
như hằng sẵn sàng cứu trợ nhân sinh, trong những phút phong ba bão táp.
Tượng này đã bị du kích VC đập bỏ, ngay khi chúng chiếm được Phan Thiết
ngày 19-4-1975.
Đó là sự thật của lịch sử tại đất Phan Thành Cho nên ngày nay vẫn còn ít
người, lúc nào cũng tưởng mình hiểu rõ lịch sử, trong khi chính họ
chẳng bao giờ là người trong cuộc, nên cứ tiếp tục viết lách theo những
hư cấu suy tưởng mơ hồ và huyễn hoặc. Nói đúng hơn, như Alexis
Tocqueville nói :’ lịch sử đâu có khác chi một cuộc triển lãm, tranh vẽ
thì ít, trái lại bản sao và phóng tác thì nhiều. Đó là nơi bất tường của
quá khứ. Người ta hay mượn những con số, ngày tháng chính xác, để trộn
vào đó những tưởng tượng, rồi kết luận là lịch sử ‘. Nói cách khác, ngay
cả những người có vai trò lớn trong lịch sử, phần lớn,cũng đều không
nói sự thật… Điển hình là Hồ Chí Minh, Nixon, Kissinger, Bill Clinton…
Đọc sử là đọc những sự kiện có rồi, được chép lại, sau khi bị lọc lựa
qua lăng kính của thời họ sống. Cho nên khi nói tới một giai đoạn lịch
sử, có liên quan tới nhân vật còn sống, rất khó giữ bình tỉnh, để mà
nhận định trong lúc bên tai rạt rào những bia miệng bia đời.
Dù gì chăng nữa, trong một xã hội đầy nhiễu nhương loạn lạc. Đội trên,
đạp dưới, trí thức mượn đầu heo nấu cháo để vinh thân phì gia. Những cấp
chỉ huy củ tại Bình Thuận như Lưu Bá Châm, Nguyễn Quốc Hoàng, Đàm văn
Quý, Nguyễn Khắc Tuân, Đàng Thiện Ngôn, Nguyễn Văn Tiên, Phạm Ngọc Cửu,
Phan Bái, Nguyễn Quốc Trường, Cát Ngọc Giao… và nhất là Đại Tá Ngô Tấn
Nghĩa, xét cho cùng khi xếp hạng, cũng vẫn tốt hơn hằng trăm ngàn lần,
những sâu bọ khác đội lớp người, làm quan, làm tướng, chính khứa, khoa
bảng, sư-cha… mà chỉ hại dân, hại nước, khiến cho VN ngày nay, vào thế
kỷ 21, mà vẫn còn ngoi ngóp trong vũng bùn ô uế, dưới gót sắt tù gông nô
lệ của rợ Hồ.
BÌNH THUẬN, CHIẾN TRƯỜNG THẢM TUYỆT CỦA NGƯỜI LÍNH VNCH
Tết Mậu Thân 1968, VC hai lần tấn công thành phố Phan Thiết và có khi,
chỉ còn cách vài chục bước, là tới sát Bộ Chỉ Huy Tỉnh/Tiểu Khu. Cũng
năm này, lãnh thổ thực sự còn lại, do chính quyền Quốc Gia kiểm soát,
chưa quá 45%. Thế mà tới năm 1970, ban đêm mọi người có thể di chuyển
khắp các quận. Sau khi Hiệp định Ba Lê được Mỹ dàn dựng, bắt ép VNCH ký,
Bình Thuận là một trong mấy địa điểm, được Bắc Việt chọn đặt Tổ Đình
Chiến Bốn Bên.
Thời gian đó, khi nét mực ký của Lê Đức Tho, Kissinger và Nguyễn Thị
Bình trên tờ văn bản quốc tế chưa khô, mùi thơm của rượu vang và khói
thuốc xì gà Cu Ba như còn nồng nặc trong gian phòng khách lộng lẫy của
khách sạn. Cũng lúc đó, VC đồng loạt mở 21 cuộc tấn công vào các xã ấp
của tỉnh Bình Thuận, để dành dân lấn đất.
Hai mươi mốt điểm bị tấn công cùng một đêm khi giờ hưu chiến vừa bắt đầu
hiệu lực, đồng lúc với lệnh của Quân Đoàn ‘Lãnh thổ nào lo lãnh thổ đó
và phải bằng mọi gía, đẩy giặc ra khỏi thôn ấp‘. Thế là cả tỉnh, ngoài
quân đội, cảnh sát, cán bộ, còn có công chức, giáo viên, cũng được võ
trang đầy mình súng đạn và đồng phục màu đen. Chỉ huy là tiên liệu và
liên hợp, nên từ năm 1970 về sau, các đơn vị chiến đấu tại TK. Bình
Thuận, từ người lính NQ +DPQ tới Cán Bộ XDNT… trở nên dũng mãnh, can
trường hơn bao giờ hết. Bởi họ không còn bị ‘Đem con bỏ chợ‘ như trước,
phải chiến đấu đơn độc. Bây giờ thì khác, khắp nơi đã có ‘Ông già, tức
Đại Tá Nghĩa, gần như ngày đêm đều có mặt tại các xã, ngủ đêm với binh
sĩ ở tiền đồn, ấp, bót xa xôi và nguy hiểm. Một cấp chỉ huy đầu tỉnh,
suốt thời gian nhậm chức, coi như chẳng năm nào có ba ngày Tết như mọi
người, để đón các phái đoàn, vui thú gia đình. Bởi vì tất cả chỉ có lính
mà thôi.
Tóm lại qua 19 đời tỉnh trưởng của lịch sử Bình Thuận, duy nhất chỉ có
Ngô Tấn Nghĩa, qua chủ trương bằng việc làm của mình, để mà thuyết phục
thuộc cấp. Nên nơi nào khó khăn, ông đều hiện diện. Dùng trực trăng của
mình để tải đạn súng cối, tiếp tế cho các tiền đồn đang bị tấn công. Là
Chỉ huy trực tiếp, đứng cạnh các BCH đơn vị đang đụng trận, trong tầm
đạn của địch. Là người lính Quân Y, Tâm Lý Chiến… khiêng cáng và vỗ về
thương binh, được tải từ chiến trường về.
Trong tinh thần chiến đấu như vậy, thử hỏi làm sao Bình Thuận, chẳng
giải tỏa được 21 điểm bị giặc tấn công, mà thực chất qua lời khai của
các tù binh ‘Thủ trưởng bảo chúng em, có lệnh ngừng bắn rồi, vào ấp có
đồng bào đón tiếp và sẽ ở đó luôn‘.
Nhưng quan trọng hơn hết, đó là đúng 7 giờ sáng ngày 27-1-1973, mọi sự
yểm trợ của Hoa Kỳ với VNCH coi như chấm dứt. Cũng may lúc đó, người
lính và cán bộ Bình Thuận đã trưởng thành trong khói lửa chiến tranh,
nhờ vậy mà trong ngày ngưng bắn, VC dù đã chuẩn bị thật chu đáo, để thực
hiện cho được ý đồ, mà chúng đã đòi hỏi, trong khi còn ngồi trong bàn
họp tại Hội Nghị Ba Lê. Đó là Tổ hợp kiểm soát đình chiến, phải được
thiết lập ngay tại Phan Thiết, trong thời gian sớm nhất, để chúng có thể
hợp thức hóa ngay, vùng đất mà VC tin là sẽ chiếm được.
Có thể nói chưa bao giờ chiến lợi phẩm thu được nhiều đến thế, qua các
trận chiến thật đẫm máu ngày 27-1-1973, gay go, đầy dũng cãm của người
lính DPQ+NQ và CB/XDNT Bình Thuận. Tuy Phong, một quận xa nhất tỉnh và
cũng có nhiều VC nằm vùng, tập kết nhiều nhất. Nhưng đến 4 giờ chiều
cùng ngày, ta đã nhổ xong chốt của địch, có lúc hai bên phải xáp lá cà.
Những lá cờ của Mặt Trận Giải Phóng MN mới toanh còn thơm mùi vải, nằm
ngổn ngang giữa xác chết, bên cạnh nón cối, dép nhựa thay cho dép râu
Bình Trị Thiên, súng ngắn K54 còn óng ánh màu mỡ bò vàng và xắc cốt mới.
Tất cả đều chuẩn bị cho sự tiếp thu. Tiếc thay năm đó mộng vỡ hoàn
toàn. Để gỡ gạc và trả thù, VC lại pháo kích điên cuồng vào các khu dân
sự đông đúc như chợ búa, trường học. Rồi ngay hôm sau lại ngược ngạo tố
cáo VNCH vi phạm lệnh ngưng bắn.
Từ đó, tiềm năng của giặc tại Bình Thuận xuống thấp hơn bao giờ hết.
Nhất là sự thành công mỹ mản của các chương trình ‘Tháo nước bắt cá, cạo
đầu bắt chí‘, đem dân từ bưng về lại các Ấp Tân Sinh, để tách người dân
hiền lương ra khỏi VC và cắt đứt nguồn tiếp tế cho giặc, bằng kế hoạch
Mìn Claymore.
Thời gian Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa làm tỉnh trưởng, ba vị lãnh đạo đầu não
của Quốc Gia là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Phó Tổng thống Trần Văn
Hương và Đại tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng
Quốc phòng, đã có hai người tới Bình Thuận. Thủ tướng Khiêm ra thăm Hải
đảo Phú Quý, cách Phan Thiết hơn 100 km, bằng Chiến hạm HQ. Trần Hưng
Đạo. Còn Tổng thống Thiệu thì Bình Thuận không phải là nơi xa lạ vì ông
sinh trưởng tại Phan Rang, nên một đôi lần về thăm quê, ông có ghé thăm
Phan Thiết và đã tỏ ra rất am tường về địa thế tỉnh nhà, bởi vì khi ông
còn là Trung Tá, cũng đã từng hành quân và đụng độ với địch khắp các
chiến trường, kể cả mật khu Lê Hồng Phong… Có một điều mà ít ai ngờ, là
chính Tổng thống Thiệu đã chỉ thị miệng cho Đại tá Nghĩa, đặc cách Thiếu
Tá cho Đại uý Thổ Thêm, Tiểu đoàn trưởng TĐ 230 ĐPQ/BT, một trong những
đơn vị thiện chiến nhất của TK/BT, đang trấn đóng tại quận Thiện Giáo
của Thiếu tá Lê V8n Thông.
Là Đại đội trưởng DD 888/DPQ biệt lập, mà quân số hầu hết là người Chàm,
nổi tiếng gan dạ, dũng cảm, chỉ biết có tiến vào trận địa mà không hề
hải sợ, cho nên rất được thượng cấp tin tưởng tuyệt đối. Sau ngày
1-5-1975, như hàng trăm ngàn quân, công, cán, cảnh Miền Nam, Thiếu tá
Thổ Thêm cũng bị nhiều năm tù đày khổ hận tại các trại giam tận biên
giới Hoa-Việt nhưng ngày trở về quê cũ tại Ma Lâm Chàm, lại rất vinh
quang, vì đã có hằng trăm đồng bào thân thương, ra tận nhà ga để mừng
đón một trong những anh hùng của Bình Thuận, từng đem lại một đời sống
hạnh phúc cho họ. Bời thế mọi người bất chấp sự hiện diện của bọn công
an cán bộ Huyện Hàm Thuận Bắc, cứ tự do reo hò coi như chẳng có ai trước
mặt.
Đối với Lực lương Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn của Bình Thuận, nói chung
rất thành công, từ sự chiến đấu cho tới xây dựng, vì họ từ dân mà có, do
dân mà ra, đi tìm một hướng đi, một đời sống tự do no ấm cho dân. Cuối
cùng khi hoàn thành trách nhiệm giao phó, người cán bộ lại trở về với
đời sống hằng ngày nơi thôn dã. Tóm lại để nhận được màu cờ, sắc áo,
người cán bộ XDNT đã phải rút tỉa qua nhiều kinh nghiệm, biến dạng, đổi
danh từ ngày thành lập 1955 cho tới cuối tháng 4-1975 mất nước.
Trước ngày 1-11-1963, Bình Thuận đã thiết lập nhiều Hàng Rào Ấp Chiến
Lược, đồng thời với sự có mặt của các Đoàn Võ Trang Tuyên truyền, Dân Vệ
và Cảnh Sát Xã. Tuy nhiên các lực lượng trên, vẫn không đủ sức ngăn
chận sự phá hoại, tấn công hằng đêm cũa giặc về đốt hàng rào Ấp Chiến
Lược. Từ đầu năm 1963, tình hình nông thôn càng thêm bi đ1at, trong lúc ở
Phan Thiết ngày nào cũng có biểu tình, đã đảo, tự thiêu… thì hằng đêm ở
vùng xôi đậu, nhiều cán bộ xã ấp bị giặc giết chết tại Tân Phú Xuân,
Phú Hội… Ngoài ra chúng còn táo tợn về bắt một ố thanh niên nam nữ đi
học tập, dân công rồi bắt cóc dụ dỗ theo chúng.
Từ sau Nhà Ngô sụp đổ, kéo theo sự thất bại của Quốc Sách Ấp Chiến Lược
và các cơ sở hạ tầng. Tình trạng hỗn loạn này, làm cho không ai dam hợp
tac với chính quyền vì sợ nguy hiểm đến bản thân và gia đình. Năm 1964,
giải tán Lực Lượng Võ Trang Tuyên Truyền để thành lập Đại Đội Võ Trang
Tâm lý Chiến. Giai đoạn này, Tỉnh cũng thành lập các Đại Đội Bảo An
441,442,443 do các Thiếu Uý Lê Thanh Hải, Mai Vi Thành… làm Đại Đội
Trưởng. Tại Phan Thiết có Đại Đội Biệt Kích. Nhiều cuộc đụng độ đẳm máu
tại Phước Thiệu Xuân tháng 9/1964, Suối Chinh tháng 11/1964, Ba Hòn
tháng 1/1965, Bàu Muống tháng 5/1965.
Thời Trung Tá Đinh Văn Đệ làm Tỉnh Trưởng, là giai đoạn Tiểu Khu Bình
Thuận bị tổn thất nặng nề nhất, trong cuộc chiến tại đây suốt hai mươi
năm, mà mở đầu là Đại Đội 288 mới được cải tuyển từ Nghĩa Quân sang,
chết 28 người, trong trận đụng độ tại Ga Phú Hội vào tháng 7/1965. Trên
Hương Lộ Ngã Hai Hàm Thuận đi Mương Mán,đ oạn đường Láng Cát qua Suối
Dầu, Vườn Trầu… vào tháng 2/1966, Đại Đội 288 ĐPQ lại đụng độ và chết 7
người, Trung Đội Trưởng Vũ Khí Nặng là Phan Cảnh tử thương, mất 1 súng
cối 60 ly.
Có thể nói được là thời kỳ này (1966-1967), ở Phan Thiết, Đệ thả lỏng
cho biểu tình loạn xị. Tại Nông thôn để cho VC chiếm gần hết xã ấp,
chẳng những lộng hành ban đêm, mà nhiều nơi còn tự do hoạt động luôn
ngày. Tình trạng bất ổn nguy ngập, nên hầu hết viên chức địa phương gần
như bỏ trốn về tỉnh và chỉ trở lai khi có các cuộc hành quân.
Nói chung các vùng Mỹ Thạnh, Ninh Thuận, Khu 1 Bình Lâm, Bình An, Tân
Điền, Tân Bình, Bầu Muống, Ruộng Giở, Suối Chinh, Ca Găng, Đại Nẩm, Phú
Hội… đều bị VC chiếm đóng. Giặc tổ chức các Đoàn Thanh Niên Nam Nữ Đảng
Cọng Sản, ra lệnh cho đồng bào khi thấy Lính Quốc Gia tới thì phải đốt
nhà cửa theo kế hoạch Vườn Không Nhà Trống, để ngăn chận địch. Nếu ai lỡ
bị bắt, thì cứ Không Biết, Không Nghe, Không Thấy. Tàn ác hơn là khi
đụng trận, để cho đồng bào lẫn lộn với du kích, khi có ai lỡ bị lạc đạn
chết, thì chúng lập tức tuyên truyền, biểu tình, đã đảo ‘Mỹ Ngụy ‘sát
hại thường dân vô tội.
Tại Phan Thiết, vùng ngoại ô như Phú Tài, Phú Phong… tới 4 giờ chiều là
mất an ninh vì có VC xuất hiện. Các Quận Hàm Thuận và nhất là Thiện
Giáo, ban đêm về phía bắc Lâm Hòa, phía nam Cầu Ngựa, gần như thuộc về
VC… Liên tỉnh lộ 8 Phan Thiết-Ma Lâm chỉ 15 km nhưng gần như bị đào xới,
đắp mô, đặt mìn. Cầu cống lớn nhỏ cũng bị giựt xập. Đường sắt Mường
Mán-Ma Lâm, bị lật gọng. Thế là nhờ Đinh Văn Đệ, mà VC Bình Thuận đã
thành công trong kế hoạch ‘Tiến từng bước dành thắng lợi từng phần‘.
Giai đoạn thứ hai là lấy Nông Thôn Bao Vây Phan Thiết, bằng cách cắt đứt
Quốc Lộ số 1 và phá hoại Thiết lộ‘.
Để chống trả, Trung Ương đã tăng phái cho Bình Thuận thường xuyên 2 Tiểu
Đoàn thuộc Trung Đoàn 44/SĐ23BB và một Chi Đoàn Thiết Kỵ. Quân đội Hoa
Kỳ cũng có một đơn vị thuộc SD101 Nhảy Dù, có Thiết Vận Xa 113 cả M48
tăng phái. Nhiều Đại Đội ĐPQ tân lập từ NQ sang như ĐĐ 510, 784, 953…
Nhưng quan trọng nhất vẫn là VNCH, đã mở lại Quốc Sách ‘Bình Định Và Tái
Thiết ‘, một chiến thuật được mệnh danh là ‘Vết Dầu Loang ‘, từng được
áp dụng rất thành công tại Mã Lai, trong cuộc chiến dẹp tan phiến Cộng ở
nước này. Do đó, Tổng Bộ XDNT ra đời, Thiếu Tướng Nguyễn Đức Thắng làm
Tổng Bộ Trưởng kiêm Tổng Trưởng Bộ XDNT, còn Đại Tá Nguyễn Tài Lâm làm
Giám Đốc Nha Cán Bộ. Tại các Quân Khu, có Hội Đồng BĐPT và văn phòng Đại
Diện Bộ PTNT. Mỗi tỉnh đều có Hội đồng BĐPT và Tỉnh Đoàn Cán Bộ XDNT.
Bộ cũng có một Trung Tâm Huấn luyện CB/XDNT tại Rừng Chí Linh, Rạch Dừa,
Vũng Tàu do Đại Tá Nguyễn Bé làm Chỉ Huy Trưởng.
Tuy nhiên mọi điều không phải là dễ dàng khi thực hiện, mặc du Quốc
sáchø đã được Tổng Thống Thiệu đồng ý, các Phủ Bộ, Cơ quan thông qua,
các đơn vị tại địa phương được họctập, chuẩn bị và nhất là dân chúng
trong vùng có liên quan, cùng với Hội đồng tỉnh và các Dân biểu. Đó là
việc thành lập các Ấp Tân Sinh mới, bên các trục lộ giao thông, có
trường học. bệnh xá, nhà hộ sinh. để có an ninh lâu dài, bảo vệ sinh
mệnh của đồng bào với sự có mặt của các Đoàn Cán Bộ/XDNT, Chiến tranh
chính trị, Dân Vận Chiêu Hồi…
Chiến dịch bắt đầu với việc xây cất nhà cửa cho đồng bào, giúp vận
chuyển đồ đạc của dân chúng vào Ấp. Nhà cũ vẫn để nguyên, ngoại trừ các
cánh cửa bị tháo gỡ, ban ngày người dân về ruộng vườn canh tác, làm ăn
và phải trở về Ấp ban đêm. Mọi sự xuất nhập đều phải có giấy phép của
chính quyền địa phương, thức ăn đêm ra đồng chỉ đủ dùng buổi ăn trưa.
Những thực phẩm khác như lương khô, thuốc men, vải vóc, đèn pin… đều bị
cấm.
Trước tình cảnh đó, VC lồng lộn như con thú bị dồn vào đường cùng, vì
‘Không có Dân bên cạnh ‘chúng sẽ chết bởi không còn tin tức, tiếp tế,
nhân lực và các phương tiện, cơ hội để mà tuyên truyền chống chính
quyền, khi chúng chiếm nhà dân làm nơi pháo kích vào đồn bót, thị xã… để
chờ bên ta phản pháo, có thương vong. Lập tức khiêng xác dân biểu tình,
đòi hỏi yêu sách chính trị. Ai cũng biết, nông thôn là căn bản huyết
mạch của đời sống toàn tỉnh, ngôi nhà mảnh vườn đã gắn bó bao đời, ăn
sâu vào tâm khảm, ngay đến đêm đêm dưới ánh đèn dầu, cũng là điều thân
thiết và hạnh phúc trong đời sống con người. Bời vậy, bây giờ dọn vào
trong Ấp, có anh đèn điện, bệnh xá, trường học và nơi ăn chốn ở đều được
cấp phát. Tuy nhiên trước mắt, khi đối diện với chiến tranh, khiến cho
ai nấy cũng đều bứt xúc đau lòng.
Là một cán bộ chính trị tình báo, lăn lộn khắp chiến trường, từ trong
hàng ngũ Việt Minh, cho tới Mười Tám Thôn Vườn Trầu rồi tháng năm dài
đối mặt với giặc ngay trên đường mòn HCM và rừng núi Trường Sơn mịt mù
xác ngập của ta lẫn thù. Bởi thế nên ông luôn đặt nặng công tác ‘Dân Sự
Vụ ‘là ưu tiên một, dành sự chăm sóc đời sống người dân như cho vay tiền
chăn nuôi, cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón. Đến mùa gặt hái, CB/XDNT
và các đơn vị NQ+DPQ giúp dân gặt hái và chuyển thóc lúa về nhà trong
Ấp.
Tất cả các công tác trên do Chính quyền Quốc Gia thực hiện, dần dà người
Dân Nông Thôn nhận ra được, chỉ vì cuộc sống của họ mà thôi, từ chuyện
sinh đẽ nếu khó khăn, trực thăng sẽ đuợc gọi kịp lúc để chở sản phụ về
bệnh viện cứu chữa. Buổi sáng, đường được mỡ, để học sinh tới trường
đúng giờ, người lớn đi chợ, đi ruộng. Thương tật, tử vong theo đời sống
êm đềm nơi thôn dã lụi dần.
Nhưng giặc có bao giờ để cho đồng bào sống yên ổn làm ăn, nều thế chúng
phải chết. Bởi vậy phải có đổ máu, xác người, nhà cháy, những vành khăn
tang trắng luôn được chít trên những mái đầu xanh, đầu bạc. Có như vậy,
VC mới chứng tỏ được sức mạnh của chúng với dân, với đảng. Bởi vậy qua
bao nhiêu đời Tỉnh trưởng Bình Thuận, giặc bằng đủ mọi cách, phương
tiện, bất chấp tất cả, chỉ với một mục đích, là vô hiệu hóa bằng được sự
hiện hữu của Chính quyền Quốc Gia.
Nhưng THÂM ĐỘC hơn hết vẫn là các lá bài DÂN CHỦ, TỰ DO, mà các Hội
viên, Nghị viên, Dân biểu, những nhà trí thức mưu đồ chính trị, được
giặc tác động. Rồi các bài báo, hình ảnh được chọn lọc, từ một góc cạnh
đen tối nào đó, sẽ dấy lên một phong trào, tại diễn đàn Quốc hội, các
Phủ Bộ… trong đó Ngô Tấn Nghĩa, biểu hiện như hung thần, hành động thất
nhân tâm, tham nhũng, làm lợi cho VC… Tóm lại cần phải được thay thế
người khác, qua các phúc trình, nơi này đòi hỏi, nơi kia đòi hỏi. Phải
điều tra, phải có biện pháp kịp thời, các phái đoàn trung ương đến tỉnh,
các phái đoàn hổn hợp Thượng Hạ Viện… Tất cả chỉ với một mục đích, đuổi
cho được Đại tá Nghĩa ra khỏi Bình Thuận. Đây là một trận đánh, một đối
đầu về sách lược, của cái gọi là ‘Chiến Tranh Nhân Dân ‘hay đúng hơn là
trò chơi chính trị tại Miền Nam VN, mà nạn nhân hầu hết đều là những
người dám ăn, dám nói.
Tất cả tội lỗi mà Tỉnh trưởng Bình Thuận gánh chịu, cũng chỉ vì thi hành
theo lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, về công cuộc Bình Định lãnh
thổ, khi người Mỹ rút đi. Và rồi lúc Quốc lộ 1 với chiều dài 140 km có
40 cây cầu lớn nhỏ bắt ngang, chạy qua tỉnh không còn gián đoạn, bảo đãm
xe cộ có thể lưu thông ngày đêm rất an ninh. Lúc mà chương trình dời
dân vào Ấp Tân Sinh gần như hoàn tất với thành công tốt đẹp. Khi mà Công
cuộc Khẩn Hoang Lập Ấp khắp tỉnh được mở rộng, để làm xanh thêm đồng
ruộng, vườn tược của nông dân, góp phần cung cấp thêm nhiều lúa gạo hoa
quả cho đồng bào, cũng là giờ Những Người Lính Chiến VNCH nơi chiến
trường lửa máu, suýt bị Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, dù suốt đời đã
làm Thủ tướng, Phó Tổng thống và Tổng thống, vẫn chưa một lần, dám rời
cung vàng điện ngọc ở kinh đô Hòn Ngọc Viễn Đông Sài Gòn,tới tận chổ dù
chỉ tới Phan Thiết, để mà nghe biết một phần nào về những tốt xấu, có
thật hay lời bịa láo đâm sau lưng chiến sỉ, qua các tờ trình, bài báo và
sự đâm thọt của những người chung quanh.
Tất cả khởi đầu từ vụ Trưởng Ty Điền Điện Bình Thuận tên Minh, tố cáo
Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa ‘Tham Nhũng ‘trong vụ yêu cầu Bộ Điền Địa, dành mọi
dễ dãi, cho các cấp Quân, Cán, Chính, Công Thương Kỹ Nghệ Gia trong
tỉnh, được hợp thức hóa đất đai đã bỏ hoang lâu đời, vừa khai khẩn, dọc
theo QL 1. Đây là chiến khu của VC Bình Thuận, trong suốt cuộc chiến,
lợi dụng địa thế rừng rậm, để đắp mô, phục kích, bắn sẽ, chận xe cộ qua
lại, đóng thuế, bắt người.
Cũng vì có cha vợ là một công chức bự, đang làm việc trong phủ Phó Tổng
thống, trong nhiệm vụ ‘Bài trừ tham nhũng ‘Do đó Trưởng ty Minh bỏ nhiệm
sở, tự động về Sài Gòn, tố cáo Đại tá Nghĩa chiếm cứ đất đai, buộc
đương sự phải làm sai nguyên tắc, trong việc cấp bằng khoán đất, cho
những người đã hưởng ứng kế hoạch an ninh của Chính phủ, nhằm giúp
phương tiện khai hoang rừng rậm, bảo vệ quốc lộ, xã ấp.
Thế là Phó Tổng thống Hương nổi trận lôi đình, lập tức dồn hết tiềm năng
Quốc Gia, làm như trời sắp xập, để mở ngay một cuộc điều tra, với nhiều
phái đoàn rất hùng hậu, đa số là những thành phần đối lập, đang hậm hực
cay cú về những thành quả rực sáng, trong cuộc chiến đấu hào hùng thần
thánh của quân dân Bình Thuận. Tóm lại những điều Đại tá Nghĩa đã làm để
xoay trở tình thế, đẩy VC vào thế bị động. Thêm vào việc tỉnh được Phủ
Quốc Vụ Khanh, ủy nhiệm thi hành việc lập Ấp, khẩn hoang, để định cư
nhiều Việt kiều Kampuchia hồi hương và những đồng bào chiến nạn từ Quảng
Nam, Quảng Ngãi đến đây lập nghiệp. Đây là một chiến lược của tỉnh,
nhằm khai quang một diện tích qui mô, để có đất canh tác, sớm thu hoạch
lúa gạo và hoa màu phụ, giúp đồng bào tự túc, sau khi trợ cấp chấm dứt.
Đối với Bác Sĩ Quốc Vụ Khanh Phan Quang Đán,Bình Thuận chỉ xin cấp một
ngân khoản rất nhỏ, để trả tiền ủi quang và cam kết giữ an ninh tuyệt
đối hiện trường, cũng như thực hiện kế hoạch đúng hạn định. Đối với các
đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ doàn xe ủi, ngoài trách nhiệm an ninh khu vực,
còn phải cưa gổ, dọn cây, thu gom sạch sẽ vùng khai quang. Đây là nguồn
lợi của đơn vị, giúp binh sĩ thêm chút tiền còm vào bữa ăn, gói thuốc.
Tại những miền đất khô hạn, thiếu nước như Tuy Phong, Lương Sơn, Nam
Bình Thuận… được giao cho các Kỹ nghệ gia, thầu đất trồng cây Thầu Dầu
mua hạt giống của Nhật. Ở Bình Tú sát Phi trường Phan Thiết, trồng toàn
khoai mì. Vùng Lương Sơn thuộc Quận Hòa Đa, nhờ có Đập Đồng Mới, nên có
thể trồng các loại Lúa Thần Nông nước dài hạn, được các chuyên viên Canh
nông Đài Loan, chăm sóc kỹ thuật.
Đó là chuyện dài Ngô Tấn Nghĩa tham nhũng, do Trưởng Ty Điền Địa Bình
Thuận, tố cáo và được Phủ Phó Tổng Thống phúc trình Tổng Thống Nguyễn
VănThiệu, với đề nghị biện pháp kỷ luật, thuyên chuyển và giáng sức.
Cũng may cho cho ông, vì các kế hoạch mà Bình Thuận thực hiện, đều do
chính Tổng Thống chỉ thị và trên hết tất cả cũng vì lợi ích cho đồng
bào, đem lại an ninh cho tỉnh, bằng phương tiện chiến đấu nhà nghèo, khi
người Mỹ rút đi. Hơn nữa, chính vị nguyên thủ của VNCH, khi về thăm
Phan Rang, đã cùng ngồi xe Jeep với Đại tá Nghĩa, chạy trên QL1 không
cần đoàn hộ tống. Tổng Thống Thiệu đã ghé thăm các Nông trường, chính
tay cầm các gốc sắn nặng trĩu vừa nhổ từ đất lên, vuốt từng nhánh lúa
còn thơm mùi hương mới, ghé thăm một doanh trại, chính mắt thấy các quân
nhân tay súng tay cuốc. Bao nhiêu đó, đã đủ để nói lên tình chiến hữu
nồng thắm, cũng như để chứng thực về một Tỉnh Trưởng bị tố cáo tham
nhũng, mà lúc nào cũng đem sinh mệnh của mình, để mà giỡn mặt với kẻ
thù. Cuối cùng mọi sự đều yên ổn, đó cũng là chuyện bình thường.
BÌNH THUẬN, NHỮNG NGÀY THÁNG 4-1975 :
Sáng mồng một tháng 4-1975, một cuộc họp được coi là lịch sử, đã được tổ
chức tại Phòng khách danh dự, trong Tòa Hành Chánh tỉnh, gồm BCH. Hành
chánh, Tiểu khu và bảy Quận trưởng. Đây là một buổi họp đặc biệt, mục
đích để tìm cách đối phó hữu hiệu với đoàn di tản chiến thuật, từ Cao
nguyên và Miền Trung, sắp tới Phan Thiết. Trong cuộc họp này, Đại Tá
Nghĩa đã không hề dấu diếm với mọi người, khi ông cho biết, kể từ đêm
qua tới nay, Bình Thuận vẫn không hề nhận được một chỉ thị hay câu trả
lời ‘Đã ghi nhận‘, chừng ấy thôi, từ BTL SD23BB, QD2, Trung tâm hành
quân của Bộ TTM/QLVNCH và Phủ Thủ tướng. Thời gian này, tại địa phương,
VC chỉ quấy rối lẻ tẻ nhưng không gây thiệt hại nào đáng kể. Xa hơn,
tình hình chiến sự Lâm Đồng, vừa được Trung Tá Tỉnh Trưởng Vương Đăng
Phong, cho biết rất sôi động, nhất là tại mặt trận giáp ranh với Quận
Định Quán (Long Khánh). Phía Nam, QL 1 đã bị VC bít cứng ở Rùng Lá (Bình
Tuy), với quân số tập trung cả Sư đoàn, với ý đồ chuẩn bị một trận tấn
công khủng khiếp vào SĐ18BB tại Xuân Lộc. Ở Bình Tuy, Đại tá Tỉnh Trưởng
Trần Bá Thành, cũng đã lập một nút chặn rất hùng hậu, từ Căn cứ 10, ở
Ngã ba cây số 46, chạy tới Thị xã La Gi, với mục đích giải giới Đoàn
quân trên.
Như vậy Đoàn di tản chắc chằn sẽ bị khựng lại và dội ngược về Bình
Thuận, chừng đó Phan Thiết sẽ hứng chịu toàn bộ sức nặng này. Để giải
quyết một biến động tàn khóc, mà không một thẩm quyền nào, từ Trung Ương
cho tới Quân Khu và các Tỉnh Thị đã bó tay, nên các cấp chỉ huy tại
Bình Thuận, trong cuộc họp trên, đã đề nghị thật nhiều giải pháp, như
nhờ BTL. Không và Hải Quân, yểm trợ phương tiện, chuyển vận đoàn di tản
từ Bình Thuận về Nam bằng máy bay và chiến hạm. Lại có những đề nghị có
tính cách quân sự, như dùng mìn, đánh sập vài chiếc cầu lớn trên QL1,
hay xử dụng pháo binh làm thành hàng rào hỏa lực và cuối cùng là thiết
lập một nút chặn tại Cà Ná, ranh giới giữa Quân Tuy Phong và tỉnh Ninh
Thuận.
Nhưng dù có gọi cuộc di tản trên bằng một cái tên nào chăng nữa, thì đối
với những người có trách nhiệm tại Bình Thuận, nó cũng được đánh giá
như một cuộc tấn công vĩ đại nhất, từ trước tới nay, trong lịch sử chiến
tranh của Ba Trăm Năm Miền Biển Mặn. Trong khi đó, không một ai có đủ
thẩm quyền bắt nó dừng lại, mà chỉ hy vọng giới hạn phần nào sự tàn phá
của nó, để tiết kiệm bớt máu xương của đồng bào, giảm thiể thiệt hại vật
chất, giữ được tinh thần chiến đấu của quân, cán, chính trong tình
huống xôi động này.
Phương chi các đối tượng trước mắt, tuyệt đại đa số không phải là địch,
mà là một lực lượng vì hoàn cảnh phải di tản chiến thuật. Nên dù không
một cấp chỉ huy nào nói ra hay chỉ thị, thì ai cũng phải hiểu rằng nó
phải được che chắn an toàn, để tái phối trí, chứ không phải là đoàn quân
phản loạn, thật sự chống lại quân Chính Phủ tại Vùng I Chiến Thuật, vào
những năm xáo trộn 1965-1967. Do đó,không một ai dám, kể cả Tổng Thống
Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên,
vào lúc đó, công khai ra lệnh tàn sát Họ. Hơn nữa, cho dù có ra mặt đối
phó, liệu ngăn cản đuợc hay không, trước một lực lượng đông đảo, tuy là ô
hợp nhưng cũng đủ xe tăng, đại pháo, quân số và súng đạn để trả thù,
tàn sát, tàn phá và cảnh nồi da xáo thịt giữa những người lính cùng
chung một màu cờ sắc áo lại tái diễn, chẳng những có lợi cho giặc, mà
còn trúng kế bọn Việt gian phản tặc, đám khoa bảng trí thức thân Cộng,
đang thấp thỏm theo dõi tình hình từng giây phút, để mà viết bài đăng
báo, làm vui đảng và ‘bác Hồ tặc Nguyễn Tất Thành‘. Đó là một bài toán
nát óc, một sự khó khăn nhất trong cuộc đời quân ngũ, mà Đại Tá Ngô Tấn
Nghĩa quyết định trong phiên họp lịch sử hôm nay “Bỏ Ngõ Thành Phố Phan
Thiết “suốt thời gian Đoàn Di Tản, đi ngang qua.
Rồi điều không ai muốn cũng phải làm trong khi đợi chờ. Tất cả đặt trong
tình trạng báo động cao nhất. Đối với các Đơn Vị đóng dọc QL1, được
lệnh lùi sâu vào phía trong, để tránh tình trạng ngộ nhận, khiêu khích
giữa hai phía, và phải trở lại vị trí cũ ngay, để bảo vệ cầu đường thông
suốt và ngăn chận mọi sự tấn công, đóng chốt của địch.
Tại Phan Thiết, bắt đầu ngày 2-4-1975, đã có một số đồng bào và các gia
đình cán bộ, công chức, quân đội., hưởng ứng theo lời kêu gọi của Chính
quyền địa phương, đã tạm thời thu xếp lánh ra ngoại ô nhất là Phú Hài,
Rạng, Mũi Né để tạm lánh nạn. Ty Dân Vận Chiêu Hồi, Đại Đội Chiến Tranh
Chính Trị, Tỉnh Đoàn CB/XDNT cùng với Xã Châu Thành Phan Thiết, cũng đã
xử dụng tất cả phương tiện truyền thanh, để trấn an và kêu gọi đồng bào
bình tĩnh, trước mọi tình huống xấu, để tránh nguy hiểm, thiệt hại tài
sản và sinh mệnh có thể sẽ xảy ra.
Thiếu Tá Hàng Phong Cao, Quận trưởng Hải Long, được giao trách nhiệm,
bảo vệ an ninh tỉnh lộ từ Phan Thiết tới Mũi Né, thông suốt 24/24, đồng
thời bằng phương tiện sẵn có, đã thành lập các Khu Tạm Trú tại Trường
Học, Chùa, Nhà Thờ, Nhà Lều Nước Mắm… để chuẩn bị tiếp nhận đồng bào các
nơi tới tạm trú. Quận Hàm Thuận giữ an ninh tuyệt đối trên QL1, từ Phan
Thiết tới cây số 25 giáp ranh với Bình Tuy. Quận Thiện Giáo hành quân,
mở rộng vòng đai, hạn chế VC pháo kích về thành phố, gây thêm chết chóc
và hổn loạn khi có mặt đoàn di tản.
Con đường huyết mạch, nối liền Phan Thiết với Phi trường và nhất là Quân
Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch, đã được BCH. Tiểu Khu bảo vệ chặt chẽ và cẩn
mật, để sẵn sàng chuyển vận các nạn nhân đến chữa trị. Ty Y Tế và Bệnh
Viện Phan Thiết, trên đường Hải Thượng Lãn Ông, hoạt động 24/24, đồng
thời cũng lập thêm Hai Toán Y Tế cứu cấp lưu động, thường trực tại
Trường Tiểu Học Đức Thắng và Nam Phan Thiết, trên Đại lộ Trần Hưng Đạo,
để kịp thời cứu cấp bệnh nhân, khi không thể chuyển vận họ tới được Bệnh
viện hay QYV.
Riêng Ty An Ninh QĐ, Ty Cảnh Sát QG và Phòng 2 TK, sẵn sàng đối phó với
Đặc Công CS, bọn này đang trà trộn trong Đoàn Di Tản, để kích động,
khiêu khích, tạo hỗn loạn kể cả đốt phá các cơ sở chính quyền, cây xăng,
chợ búa. Riêng Xã Phan Thiết, phải theo dõi bọn trộm cướp, du đãng có
tiến án, để ngăn chận kịp thời, bảo vệ sinh mạng và tài sản đồng bào.
Ngoài ta Tiểu Khu phải thiết lập ngay Một BCH nhẹ, đóng trên Lầu Ông
Hoàng voí hệ thống truyền tin thông suốt 24/24. Suốt thời gian báo động,
Tham Mưu trưởng /TK thay mặt Tỉnh Trưởng, giám sát và giải quyết trực
tiếp các mệnh lệnh đã quyết đinh trong cuộc họp.
Cuối cùng Đại Tá Nghĩa cũng đã dự trù kế hoạch dành cho giờ thứ 25, mở
lại đường bay Dân sự Phan Thiết-Sài Gòn do Cát Ngọc Giao, trưởng Ty Công
Vụ phụ trách. Ký hợp đồng thuê mướn các ghe tàu đánh cá tư nhân, để sẳn
sàng chuyên chở cán bộ và gia đình, kể cả đồng bào khi cần thiết. Tiền
thanh toán được rút từ Ngân khoản Khai Hoang Lập Ấp, hiện đang tạm đình
chỉ, vì tình hình chiến sự. Ngoài ra Phái Viên Hành Chánh Phú Quý cũng
đã chuẩn bị sẵn sàng một đoàn ghe, khi cần thiết sẽ vào Phan Thiết công
tác.
Ngày 2-4-1975, Bộ Tư Lệnh/ Quân Đoàn II lần lượt tan hàng tại Pleiku và
Nha Trang, và cuối cùng bị xóa tên, vào lúc 1giờ 45 trưa cùng ngày, qua
quyết định của Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH, sát nhập phần lãnh thổ còn lại
vào QĐIII. Theo Thiếu Tá Phạm Huấn, tác giả ‘Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên
1975‘ cũng như tài liệu của Đốc Sự Phạm Ngọc Cửu, Phó Tỉnh trưởng BT.
Cả hai đều là nhân chứng, xác nhận Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh
QDII, đã tiếp nhận mệnh lệnh trên, tại BCH. Hành quân của TK.BT đóng
trên Lầu Ông Hoàng, từ tay Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Phó
QDIII. Sau đó, ông đã rút súng của mình để tự sát nhưng nhờ Đại Ta Ngô
Tấn Nghĩa (chứ không phải Đại Tá Đức), đang đứng bên cạnh, đã ngăn cản
kịp thời, nên Tướng Phú đã nói ‘Chết bây giờ hay chết lúc VC vào Sài
Gòn, cũng thế thôi, có gì đáng tiếc‘. Và ông đã giữ đúng lời hứa, vào
ngày 1-5-1975, khi VC cưỡng chiếm được Miền Nam, đã quyên sinh bằng độc
dược, như các Vị Tướng lãnh Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ,
Trần Văn Hai… lưu danh thiên cổ, tuy chết nhưng vẫn sống muôn đời trong
lòng Dân Tộc Việt.
Một đêm trôi qua và cuối cùng Đoàn Di Tản cũng đã vào lãnh thổ Bình
Thuận. Các Quận Tuy Phong, Phan Lý Chàm, Hải Ninh nhờ không nằm trên QL1
nên ít bị thiệt hại vật chất. Ngược lại Quận Hòa Đa bị tàn phá nặng nề,
từ Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành, Chợ Lầu vào tới Lương Sơn nằm dưới chân
núi Tà Dôn. Tiệm ăn, quán giải khát, cửa hàng tạp hóa đều bị cướp sạch.
Tại Phan Thiết, sáng ngày 4-4-1975, hầu như mọi con đường trong thành
phố đều tràn ngập các loại xe cộ của Đoàn Di Tản, chẳng khác gì một con
quái vật khổng lồ, dài mấy chục cây số. Hỡi ôi công trình ba trăm năm
đánh đổi bằng máu xương huyết lệ của không biết bao nhiêu thế hệ, chỉ có
một đêm ngắn ngủi, đã đốt cháy ngôi chợ lớn, nhiều cây xăng, đập phá
phố xá thương mại và nhà cửa của dân lành. Nhưng nhức nhối hơn hết, vẫn
là cảnh đàn bà, con gái… ngay trước đám đông, mà không ai dám ngăn cản
hay can thiệp, vì Tỉnh dã bỏ ngỏ nên không tìm đâu được bóng dáng của
chính quyền.
Buổi trưa, có hai hỏa tiễn 130 ly, từ hướng Xuân Phong,Trinh Tường, pháo
vào trung tâm Phan Thiết, làm thương vong một số người. Chừng ấy đoàn
di tản mới chịu rời thành phố nhưng lại rơi vào ổ phục kích của VC tại
cây số 37 trên QL1. Số còn lại chạy thoát về tới Căn cứ 10, thì bị Tiểu
khu Bình Tuy giải giới hết.
Ngay khi Phan Thiết được giải tỏa, lập tức Tỉnh Đoàn CB/XDNT/BT, chỉ thị
cho Đoàn CB/XDNT của Đoàn trưởng Phan Chính, từ Nông trường Sao Đỏ về
Trường Nam Tiểu Học, để tiếp nhận hơn 10.000 đồng bào chiến nạn, từ các
tỉnh Cao nguyên và Duyên Hải Miền Trung chạy về. Sau đó, số đồng bào
trên, đuợc chuyển tiếp bằng GMC, tới các Trại Tạm Cư, vừa được tỉnh
thiết lập, dưới rặng dừa xanh, chạy dài từ Đá Ông Địa, tới Trường Tiểu
Học Rạng, thuộc Xã Thiện Khánh, Quận Hải Long. Đoàn CB của Phan Chính có
15 người, được tăng cường thêm 10 cán bộ địa phương của Phùng Bửu Hưng,
phối hợp với Ty Xã Hội,dựng lều trại, lập danh sách cấp phát gạo, cá
thịt hộp, chăn mền, quần áo cũ, thuốc men và các phương tiện, cho những
gia đình muốn về Nam.
Tại Quận Thiện Giáo, ngày 4-4-1975, lợi dụng về tỉnh họp, Thiếu Tá Lê
Văn Thông và Đại Úy Lê Văn Tuân, Chi Khu Trưởng và Phó Quận, đã trốn
theo đoàn di tản.về Sài Gòn. TK/BT đã cử Đại Uý Mai Vi Thành, Q. Tiểu
Đoàn Trưởng TD230/ĐPQ, XLTV Chi Khu Trưởng Chi Khu Thiện Giáo. Đại Uý
Trần Đăng Thiệt, Tiểu Đoàn Phó, XLTV.TĐT. TD230.
Ngày 7-4-1975, sau khi Lâm Đồng bỏ ngõ, quân Bắc Việt từ Di Linh về tấn
công Chi Khu Thiện Giáo và Trung Đội Nghĩa Quân,bảo vệ Cầu Ngựa tại Xóm
Gọ, đồng thời pháo kích vào TD230 DPQ, để chận đường tiếp viện. Trận
chiến thật ác liệt, VC mở nhiều đợt tấn công nhưng đều bị chận tại hàng
rào phòng thủ,bởi mìn Claymore, lựu đạn và những khẩu đại liên ở các lô
cốt. Trận này, có sự tham dự của hai Đại Đội thuộc TD230, do Đại Uý Tập
và Trung Úy Sanh chỉ huy, thêm vào yểm trợ của Pháo Binh và Trực Thăng
võ trang. Sáng ngày 8-4-1975, VC chém vè, bỏ lại chiến trường 72 xác
chết, bên ta có 14 tử thương và nhiều binh sĩ thương nặng.
Ngày 12-4-1975, VC lại pháo 130 ly vào quận Thiện Giáo, đồng thời chiếm
Xóm Động Giá, Phú Long, làm gián đọan lưu thông, trên QL1. Đại Uý Huỳnh
Văn Quý, được chỉ định thay thế Thiếu Tá Phan Sang, làm Tiểu Đoàn Trưởng
TD 249/DPQ, tăng cường thêm ĐĐ283/DPQ biệt lập của Đại Uý Nguyễn Văn
Ba, đã tái chiếm lại được Cầu Phú Long và thị trấn, sau những trận đụng
độ ác liệt kinh hồn. Ngày 15-4-1975, VC từ khắp nơi, pháo kích dồn dập
vào Chi khu Thiện Giáo. Do trên Đại Tá Nghĩa cho lệnh di tản và điều
động TD230 về phòng thủ Phan Thiết.
Ngày 16-4-1975, phòng tuyến Phan Rang thất thủ, các quận Tuy Phong, Phan
Lý Chàm và Hòa Đa đều di tản bằng tàu thuyền, vì QL1 đã bị VC chiếm
đóng nhiều đoạn. Chi khu Hải Ninh từ Sông Mao, qua tường thuật của Đại
Uý Lê Ngọc Hiển, một nhân chứng, cho biết Quận đã rút bằng đường bộ về
Chợ Lầu, theo kế hoạch dùng ghe đánh cá ở Phan Rí Cửa đi Phan Thiết. Tuy
nhiên khi tới bến, tất cả tàu ghe không còn nửa,vì vậy đã hành quân dọc
theo bờ biển, băng qua Mật Khu Lê Hông Phong, về Mũi Né, được tàu Hải
Quân vớt, đưa thẳng tới Vũng Tàu, nhưng thiệt hại không đáng kể.
Khi tình hình Bình Thuận bắt đầu nguy ngập, Tuần duyên hạm Chí Linh
HQ11, được lệnh ra Cà Ná, tuy bị trúng đạn pháo kích 105 ly của VC từ
trên núi bắn xuống, vì cập sát bờ, nhưng cũng vớt được nhiều binh sĩ
chiến đấu tại Ninh Thuận và TD248/DPQ của TK.Bình Thuận. Tại Tuy Phong,
quận xa nhất và cũng là Ải địa đầu của tỉnh, những giờ phút cuối cùng,
BCH.Chi khu, kể cả Trung Đội Biệt kích Quận, giữ Cầu Đại Hòa, trên QL1,
sau khi hai chiếc A-37 từ Biên Hòa, tới đánh bom nhưng đã lạc mục tiêu.
Nói chung, hầu hết Quân,Cán, Chính tại đâu, đều rút được về Phan Thiết.
Riêng Chi Cảnh Sát Quốc Gia Tuy Phong, do Trung Úy Bảng chỉ huy, đóng
tại Thị trấn Liên Hương, kế bên Chi khu, chẳng biết vì sao vẫn không
nhận được lệnh di tản trực tiếp tư Trung Tá Phan Trần Bảo,Chỉ Huy Trưởng
CSQG.BT, nên tới giờ cuối không rút kịp, cho tới khi Tăng T-54 của VC
vào tận doanh trại. Tất cả đơn vị trên, hơn mấy chục người, đều bị VC
bắt làm tù binh hay phải ra đầu thú vì không còn lựa chọn. Trung Úy
Bảng, vì là Sĩ quan QLVNCH biệt phái, nên sau đó đi tù nhiều năm, qua
các trại giam sông Mao, Phú Khánh và mới tới Mỹ theo diện HO.
Bắt đầu đêm 17-4-1975, lửa khói đã mịt mù khắp thành phố Phan Thiết. Hải
Quân 07 và Hải vận hạm Ninh Giang HQ 403, được lệnh tới bờ biển Phan
Thiết yểm trợ hỏa lực và chờ chuyển vận binh sĩ về Nam khi nguy ngập.
Lúc 1 giờ chiều ngày 18-4-1975, tăng pháo và đại quân Bắc Việt vào Phú
Long, TD249 và DD283 DPQ kể cả Trung Đoàn 6/SD2BB đều rút ra biển. Ác
chiến đã xảy ra khắp thành phố Phan Thiết, mãi tới 6 giờ 30 chiều cùng
ngày, xe tăng VC, mới chỉ vào tới Cầu Trần Hưng Đạo và đã cố thủ tại các
vị trị vừa chiếm được, mà không dám di chuyển tới các nơi khác, vì ở
đâu cũng đều có sự hiên diện của người lính VNCH. Đây là một sự thật
lịch sử, một hãnh diện của người miền biển và trên hết là cũng nhờ tinh
thần chiến đấu dũng mảnh của quân dân tại địa phương, chỉ chịu bỏ quê
hương, khi không còn giữ nổi, trong ngấn lệ ngậm ngùi.
Đại Tá Nghĩa, Tình/Tiểu Khu Trưởng BT, người đã gắn bó với sự tồn vong
của địa phương trong nhiều năm qua, trước khi rút khỏi Lầu Ông Hoàng, đã
cho bắn một hoả châu màu xanh, cho phép các đơn vị đang chiến đấu, được
tuỳ tiện theo hoàn cảnh rút lui để bảo toàn sinh mệnh. Tại Bãi Thương
Chánh, trong cảnh lửa đạn mịt mùng, phía sau là truy binh của VC, Đại Tá
Nghĩa đã may mắn, tránh được cảnh phanh thây, nhờ một chiếc ghe đánh cá
đưa ra chiến hạm, và đã té xuống biển, suýt chết đuối. Cùng lúc, chiếc
Thiết Vận Xa M-113 do Ngô Quang Lễ chỉ huy, bên trong có chở nhiều thùng
bạc của Ty Ngân Khố BT và Lương bổng của một số Đơn Vị DPQ+NQ, CB/XDNT
vì hoàn cảnh chưa kịp lãnh trong tháng 4-1975. Chiếc xe bọc sắt này đã
chìm không xa, cách Bãi Thương Chánh, khi lội ra Chiến Hạm và phần lớn
tiền bạc đều bị VC tich thu, kể cả số tiền còm của các ngư dân quanh
vùng mò tìm được. Chủ ghe đưa Đại Tá Nghĩa ra chiến hạm, bị tù và chết
trong trại giam, hiện còn người em ruột tên Nhu, vượt biên đang ở Bắc
CA, là một nhân chứng, xác nhận ‘Trận đánh nào tại BT, cũng đều có đại
bàng‘ và người lính trận nào của BT-PT nếu có chết, cũng chết trên chiến
trường hay trong trại giam khổ sai của Cọng Sản tại khắp miền đất nước,
như Tỉnh Trưởng Lưu Bá Châm, Nguyễn Khắc Tuân, Vương Đăng Phong, Huỳnh
Ngọc Ghênh, Trịnh Vĩnh Bình… chứ không ai đi làm giặc, để mang tiếng
nhục vì phải nằm rọ của chính phe mình…
Suốt đêm 18-4-1975, các đơn vị DPQ vừa chống cự với VC, vừa rút lui
xuống Bến Tàu Kim Hải gần Phi trường. QYV. Đoàn Mạnh Hoạnh, trong giờ
phút nguy ngập, cũng chuyển vận được nhiều thương bệnh binh ra chiến
hạm.
Sáng ngày 19-4-1975, hai Phản lực cơ A-37, được lệnh Quân Đoàn III, thả
bom đánh xập các cây cầu trên sông Mường Mán nhưng thả lạc mục tiêu, làm
hư xập nhiều nhà cửa của đồng bào, trong khu phố Thương Mai, quanh các
đường Gia Long, Nguyễn Tri Phương và Ngô Sĩ Liên. Tại Bến Tàu Kim Hải,
các Chiến Hạm Hải Quân đã vớt được toàn bộ các Đơn vị DPQ, BDQ,SD2BB và
QYV. Doàn Mạnh Hoạch, chở vào Vũng Tàu tối 19-4-1975.
Tại Phước Tuy, các đơn vị DPQ + NQ.Bình Thuận, tập họp lại rất đông và
được Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, phát lương tháng 4-1975. Riêng các cấp chỉ
huy quân sự của TK gần như có mặt, kể cả Tỉnh đoàn trưởng và Tỉnh đoàn
phó CB/XDNT là Lê Minh Giang và Lê Minh Hải. Trưa 30-4-1975, Tổng thống
Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, QLVNCH tan rã từ đó.
Tại Phan Thiết, sau ngày 1-5-1975, VC đã sát hại một số lớn Quân, Cán,
Chính để trả thù. Ngoài một số anh em bị hạ sát ngay, khi kẹt lai, từ 19
tới 30/4/1975, đã có không biết bao nhiêu người khác, đã gục ngã trước
đạn súng và lòng thù hận sắt máu cũa giặc sau ngày 1-5-1975. Giờ đây,
qua ba mươi mốt năm trầm thống hờn hận,dù đã vật đổi sao dời nhưng những
người còn sống, một thời là nạn nhân hay nhân chứng, gia đình hoặc đồng
bào địa phương, làm sao có thể quên được những hình ảnh dã man tàn
khốc, mà họ đã chứng kiến được, khi VC.BT đã vô lương vô nhân đạo, bắn
giết những kẽ ngã ngựa sa cơ…
– Dương Đàng (Đoàn trưởng CB/XDNT), Đại Uý Lê Văn Trò, DDT. Đại Đội 206
Thám Sát,/BT, khi hai người từ Sài Gòn về trình diện và cả hai đã bị bắt
ngay sau đó, đem bắn chết tại Xóm Mía (Tân Bình). Cho tới mấy hôm sau,
nhờ các em mục đồng phác giác được, thân nhân mới biết chông mình đã bị
giặc thảm sát và dập xác dưới suói.
– Xã Trưởng Xã Bình Mỹ Thuận (Thiện Giáo) Trương Văn Bi nguyên Đoàn
trưởng CB/XDNT, cùng với 3 viên chức Xã Ấp, bị bắt và VC bắn chết trên
đường áp giải, tại Ngã Ba Ông Kỵ, nơi phân nhánh thiết lộ Mường Mán-Ma
Lâm-Phan Thiết. Châu Ngoc Co, Xã Trưởng Tân Phú Xuân, bị bắt và thủ tiêu
mất xác. Nguyễn Văn Bảy (Bảy Đen), Cảnh Sát đặc biệt Tân Phú Xuân, sau
khi bàn giao súng đạn, bị kéo ra bắn chết.
– Trung Đội NQ Xã Lại An và Áp trưởng, phó gồm 14 người, được lệnh đi
cải tạo. Đêm tối, VC bảo xuống hầm ngũ và bị quăng lưu đạn xuống giết
hết.
– Cảnh sát đặc biệt Phan Lý Chàm Nguyễn Thìn, bị bắn chết tại Động Thái An.
– Xã Trưởng Dược (Lương Sơn), Phúc (Đại đội phó Chủ lực VC hồi chánh
trước 1975), Lê Hai (Cuộc trưởng Cảnh sát Long Hiệp). Cả ba bị giam tại
Lao Xá, nữa đêm xử tử ở động giá. Trung sĩ I Trim, Phòng 2/TK/BT, bị bắn
chết trước nhà, ở ga xe lửa Phan Thiết. Thượng sĩ Nguyễn Văn Đức, Phòng
2/TK/BT, bi giam ở Phòng 13, trại 1 Lao Xá Phan Thiết, nửa đêm bị thắt
cổ chết bằng giây cột mùng. Xã trưởng Phú Hội là Nguyễn Văn Thơ, chết
trong Trại Xóm Mía khi bị giam.
– Giáo sư Nguyễn Xuân Quang (Ba cô Nguyễn Xuân Anh-GS/PBC/PT), chủ tịch
Đảng Dân Chủ tỉnh BT,năm 1980 chết trong cải tạo Huy Khiêm ở Tánh Linh
(Bình Tuy). Tại trại Kà Tót, nhiều sĩ quan chết, trong số này Trung Úy
Nguyễn Văn Nhị (Phan Chi Khu trưởng Phước Thiện Xuân), Nguyễn Văn Tân,
Đoàn Hửu Bính., Đại Uý Tôn Thất Ái… Thiếu Tá Trinh Vĩnh Bình, TDT
275/DPQ/BT (Chồng Trương Đức Nghi), chết trong trại giam Hoàng Liên Sơn,
biên giới Hoa-Việt.
– Nhiều người mản tù về nhà chết, trong số có Trung Uý Pháo Binh Nguyễn
Văn Thanh, Tỉnh Đoàn Phó BC/XDNT Lê Minh Hải, Phùng Bửu Hưng (Quận Đoàn
trưởng CB/XDNT Hải Long), Đổ Quế (Xã Đoàn Trưởng CB/XDNT), Nguyễn Mẩn
(Chù tịch Xã Phước Thiện Xuân), Nguyễn Thông (Chủ tịch Xã Phú
Long),Nguyễn Đồng (Trưởng Ấp Phan Rí Cửa), Trung Uý` Tăng Văn Đồng
(Trưởng Ban 5 Quận Hòa Đa), Nguyễn Văn Bường (Cảnh Sát Hải Long)
– Huỳnh Đức, Chủ hảng nước đá, bị tịch biên gia sản khi đánh tư bản, bị bắt đi học tập và chết.
Đời lính là như vậy đó, cho nên đâu cần phải là sử gia, nhà văn trí
thức,hay những kẻ một thời nắm quyền hành, mới ghi lại được những thảm
kịch của chiến tranh. Tôi, một tên lính quèn tại địa phương, với hơn
mười năm quân ngũ, xuôi ngược mọi nẻo đường đất nước, khắp các vùng
chiến thuật và ở trong nhiều đơn vị. Nhưng điều vinh hạnh nhất của đời
người, là đã cùng với quân dân Bình Thuận, sống trọn vẹn trong 18 ngày
cuối cùng của tháng tư đen 1975. Bởi vậy với tôi, tháng tư là một khoảng
thời gian kỳ diệu, với những trang lịch sử đẫm máu treo lơ lửng trên
đầu, luôn cho người lính già sống sót, mỗi cảm giác rất xa rất gần, như
những người bạn cũ đã nằm xuống hôm qua, giờ chỉ biết nhớ mà không bào
giờ gặp lại được.
Đó cũng là lời giải đáp của thắc mắc,mà tôi đã đeo đẳng suốt 31 năm qua,
là đã không hề nuối tiếc cho bản thân mình, trong đó có gia đình luôn
nhận phần thua thiệt, đau khổ vì vẫn sống trong vùng địch đóng.
Bây giờ như mới hôm qua, những ngày tháng tư lửa máu tại Phan Thiết, xin
kính cẩn tưởng niệm những người đã mất. Bỗng thấy tâm hôn như chết
khựng, không phải vì men rượu, mà là nỗi xót xa khi nghĩ tới những cơ
cực của miền biển mặn, như đang úa vỡ ở cuối chân trời, trong đó có mẹ,
có em, có quê hương gió cát, đang quằn quại trong thiên đàng Xã Nghĩa,
không biết bao giờ mới ngoi lên được, để mà làm người -/-
Xóm Cồn
Tháng 04-2006
Mường Giang
Viết qua tham khảo với :
– Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, Tỉnh Trưởng Bình Thuận.
– Đốc sự Phạm Ngọc Cửu, Phó Tỉ3nh trưởng Bình Thuận
– Thiếu Tá Dụng Văn Đối, Quận/Chi khu trưởng Hòa Đa và Hàm Thuận.
– Thiếu Tá Lê Văn Trung, Đại Uý Lê Bá Hùng, Mai Xuân Cúc, Lê Ngọc Hiển…
– Các cấp chỉ huy XDNT/BT Lê Ngọc Lan, Phạm Thân, Phan Văn Chính
– Trung Uý Pham Ngọc Bảng, CHT/CSQG/Tuy Phong
– Tài liệu Sử của Nguyễn Đức Phương, Phạm phong Dinh, Diệp Mỹ Linh…
No comments:
Post a Comment