Bắt đầu vào Thu thời tiết trở lạnh. Lá vàng rơi. Tôi dùng tàu tốc hành từ Paris đến Lausanne- Thuỵ Sĩ. Một đất nước nhỏ bé với 7 triệu dân, nhưng mỗi năm đón tiếp 35 triệu du khách viếng thăm. Thuỵ Sĩ được thế giới biết đến là đồng hồ và những ngân hàng nổi tiếng.
Bích Xuân
Buổi sáng đẹp trời. Xe chạy 200 cây số/giờ, xuyên qua những cánh đồng quê và làng mạc. Nắng mai êm dịu. Mùa thu Thụy Sĩ cũng bắt đầu từ tháng chín nhưng thời gian mà lá vàng rực rỡ và đẹp nhất là cuối tháng mười.
Tôi vội vã đến cho kịp giờ khai mạc buổi lễ Khánh thành tượng đài cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Vị tổng thống đã cầm quyền từ 1955 đến 1963, 8 năm 7 ngày. Ông bị đảo chánh và sát hại ngày 2 tháng 11 năm 1963, hưởng thọ 62 tuổi.
Hôm nay đất nước Thụy Sĩ đã dành một chỗ để dựng tượng đài của ông. Bức tượng được tạc lại qua hình ảnh lúc TT Ngô Đình Diệm đi kinh lý, tay phải cầm mũ giơ cao, tay trái cầm cây gậy.
Buổi lễ khánh thành tượng đài tại Chemin de L’ormet, số 104 CH-1024 Ecublen/ Suisse được khai mạc lúc 11 giờ trưa, với những nghi thức rất trang nghiêm. Quốc ca Thụy Sĩ và Việt Nam Cộng Hòa cất lên trong lễ chào quốc kỳ. Ngoài đại diện chính quyền địa phương như ông bà Pierre Kealin, Thị trưởng thành phố Ecublens, và ông Birbaum Chủ tịch Hội đồng thành phố, còn có ông Pierre Cevey cựu Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục, ông Alfio Marajji giáo sư Y khoa Đại học. Họ rất trang trọng trước tượng đài của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đó không hề là một cử chỉ xã giao, mà họ, vị cựu Bộ trưởng Giáo Dục, và một vị là giáo sư đại học, không phải đến với tư cách đại diện chính quyền, họ đến vì biết nhân vật lịch sử của tượng đài.
Khoảng bảy mươi người tham dự buổi lễ trong bầu không khí trang nghiêm và xúc động, với những lời phát biểu của Luật sư Lê Trọng Quát, văn sĩ Tôn Nữ Hoàng Hoa đến từ Hoa Kỳ, cựu Trung Tá Nguyễn Nhựt Châu đến từ Pháp.
Cựu Trung Tá Nguyễn Nhựt Châu
Ông Bà José Birbaum, chủ tịch Hội Đồng Thành Phố
Đến từ Đức có ông Nguyễn Văn Sách, người vận động dự án, và kỹ sư Trần Quang Dũng là thành phần tiên phong đắc lực nhất trong công việc xây dựng tượng đài.
Xin ghi thêm hai nhạc sĩ kiêm họa sĩ Nguyễn Phi Trí, Nguyễn Văn Tuấn đến từ Pháp quốc, và Hồng Thu của đài Việt Nam Hải Ngoại chi nhánh tại Đức.
Được biết Ủy Ban xây dựng Tượng đài gồm có:
Luật sư Lê Trọng Quát, Tiến sĩ Hóa học Hồ Nam Trân,
Kỹ sư Trần Quang Dũng, Nguyễn Văn Sách, Tôn Nữ Hoàng Hoa.
Hiện nay vẫn tồn tại cả 2 khuynh hướng yêu ghét vị cố Tổng Thống này, nhưng dần dà, ánh sáng công lý sẽ chiếu rọi vào để lịch sử sẽ phơi bày đâu là nhân cách, đâu là công, đâu là tội để dễ so sánh giữa 2 nhân vật lãnh tụ một thời của một Việt Nam chia đôi là Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh.
Bích Xuân
Pháp quốc 27 octobre 2011
-----
Gởi Anh Chiến Sỉ Việt Nam Cộng Hòa Lời dẫn nhập: Trong bài này, tôi không nói đến những người ''ăn cơm Quốc Gia, thờ ma cộng sản'', mà chỉ xin được vinh Danh Các Anh Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa một lòng vì Chính Nghĩa Dân Tộc. Đồng thời, tôi mạo muội phát họa chân dung của Các Con Cưng Nước Việt và của Bộ Đội miền Bắc cộng sản theo sự hiểu biết của mình như sau:
Được hoãn dịch (động viên tại chỗ) vì lý do học vấn, rồi công vụ nên tôi không sống qua ngày nào trong Quân Ngủ. Tuy nhiên, trong thời gian đi dự Khóa I và II Quân Sự Học Đường, tôi đã nếm được tí xíu nỗi vất vả ở Quân Trường.
Hồi còn Tiểu Học, được nghe Ông Lính già là Ba của mình kể về nỗi khó khăn, nguy hiểm trong đời Lính, tôi thương Ba tôi vô cùng. Lên lớp nhỏ ở Trung Học, khi còn Cụ Ngô, chúng tôi được ''nghe đọc báo'' kể lại từng trận chiến thắng hấp dẫn, oai hùng của Chiến Sĩ Quốc Gia. Sau đó, trong những năm cuối Trung Học vào thời Đệ Nhị Cộng Hòa, tôi được nghe và nhìn tận mắt biết bao cảnh đau thương của đồng bào do Việt Cộng xâm lược gây nên, nhất là hình hài của Các Anh Chiến Sĩ đã hy sinh mạng sống của mình ở mặt trận. Ngoài ra, khi lên Đại Học, tôi theo Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo vào thăm Các Anh Thương Binh đang nằm Bệnh Viện. Nhìn Các Anh bị mất một phần thân thể, tôi xót xa, rơi lệ. Có nhiều Anh bị thương thế nào đó mà cái đầu sưng to gần gấp đôi bình thường. Nghe cô Minh Tâm xinh xắn, Sinh Viên Vạn Vật, hát bài ''Ngày Hạnh Phúc'', nhiều Anh không dám òa lên khóc, mà phải cắn răng, ngậm chặt môi cho dòng lệ tuôn trào.
Nhìn Các Anh Chiến Sĩ, lại hình dung ngày Anh ruột của mình tử trận, tôi gắng học để mong, sau này, được làm Sĩ Quan trong Quân Lực VNCH. Sau biến cố Mậu Thân, thấy Cố Đô Huế đổ nát, xem thi hài của hằng ngàn đồng bào vô tội bị đập vỡ sọ, bị trói bằng dây kẽm gai, bị chôn sống tập thể, tôi càng căm ghét lũ giặc rước chủ nghĩa ngoại bang vô luân Mác-Lê vào Quê Hương, làm tay sai của Nga-Tàu! Cho nên tôi càng hiểu rõ thêm ý nghĩa của câu được ghi khắp nơi như sau: ''Đả đảo Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, phản dân, hại Nước, nô lệ Nga-Hoa!''
Tôi đòi nạp đơn đi học Khóa Sĩ Quan Thủ Đức. Nhưng Anh ruột tôi không cho. Tôi học tiếp, đậu Tú Tài Toàn Phần vào năm 69. Hồi ấy, thi cử còn khó lắm. Dù rất giỏi, nhiều học sinh đã rớt Tú Tài I hay II bởi vì phải thi tất cả các môn trong chương trình học. Cho nên, trong Quân Ngủ, có rất nhiều Anh tài ba, lỗi lạc. Nhiều người không đậu Tú Tài Bán, phải đi học Khóa Hạ Sĩ Quan để ra Trung Sĩ. Với trình độ lớp Đệ Nhị thời ấy, Các Anh có kiến thức tổng quát khá vững để tự học thêm trong những lúc có thể. Anh Nguyễn Văn Thạch, Trung Sĩ, đậu Tiến Sĩ ở nước ngoài, là Giáo Sư Đại Học Khoa Học. Cứ nhìn Ca-Nhạc Sĩ Nhật Trường, Nhà Văn Phan Nhật Nam... thì biết trình độ của Các Anh rất cao. Nhiều Anh đã lấy được bằng Tú Tài hay Cử Nhân nhờ miệt mài nghiên cứu sách vở trong những lúc không chiến đấu. Các Anh được Cấp Trên cho về dự Kỳ Thi cuối năm. Ngoài ra, Các Anh ở Hậu Cần có thể đi học ngày vài ba tiếng, mượn bài của anh chị em Sinh Viên khác để về chép lại hay trực tiếp mượn tài liệu ở Thư Viện Trung Ương thuộc Đại Học.
Nhiều Anh Biên Tập Viên (Đại Úy) Cảnh Sát (Thi phải có Tú Tài II, học bao nhiêu năm thì tôi không nhớ.) đã cố gắng học thêm để lấy Bằng Cử Nhân Luật thì may ra được lên Thiếu Tá. Còn Các Anh tốt nghiệp Trường Võ Bị Đà Lạt, dù là Thiếu Úy, vẫn ''ngon vô cùng'' bởi vì Khóa kéo dài tới bốn năm. Các Anh là ''Dân văn võ kiêm toàn'', rất giỏi về các môn Khoa Học! Còn Các Anh Sĩ Quan Hải, Không Quân hay Chiến Tranh Chính Trị cũng ''hết sẩy'' bởi vì ''họ'' giỏi về Toán-Lý... và các khoa khác nên chi ''em gái Hậu Phương'' khoái cách ăn nói, thanh lịch, oai phong trong bộ ''quân trang phục'' rất đẹp của Các Anh. Ai đã từng ở Nha Trang vào thời ấy thì chứng kiến được cảnh Các Anh dập dìu với giai nhân bên bờ biển hay trên thành phố thơ mộng, hiền hòa này.
Về nghỉ phép, đi dạo phố, trình diện Quân Trấn hay Quân Cảnh, Các Anh Binh Nhì cũng đẹp mắt ra phết với đầu tóc hớt thật ngắn, mũ lưỡi trai, áo lót màu trắng, quân phục ủi hồ láng cón, giày đánh ''xira'' mà ''ruồi đậu cũng trượt'', chân ống quần thắt gọn, bảng tên may trên túi áo bên phải, huy hiệu Sư Đoàn may trên tay áo... Các Anh càng thanh lịch bao nhiêu thì Bộ Đội ''Bác Hồ'' càng kịch cỡm bấy nhiêu như tên hề mất tư cách, trông càng buồn cười hơn với đôi dép râu và nón cối! Đành rằng chiếc áo không làm nên nổi thầy tu, nhưng mà ''quen sợ dạ; lạ sợ áo quần'' thì cũng đúng bởi vì Các Anh Chiến Sĩ Quốc Gia ăn mặc tươm tất, chỉnh tề trong khi các chú Bộ Đội thì ''chơi vào người'' cái lối ăn bận của Tàu nghèo xác xơ! Các Anh Chiến Sĩ Quốc Gia có Thầy đúng nghĩa Trí Thức ''thụ nhân'' là đào tạo người, chứ không phải...''trồng người'' như ông Hồ chẳng rành chữ Hán-Việt, đâm ra dịch bậy, có vẻ rùng rợn như khi nghe các chữ ''Cộng Sản cải cách ruộng đất!''
Thật ra, như bao nhiêu đồng bào miền Nam khác, tôi không có óc kỳ thị Nam-Bắc. Tiếp xúc với nhiều người Bắc di cư, chúng tôi biết được phong tục, tập quán, lễ giáo và văn hóa của Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường. Hồi còn đi học, tôi tìm đọc các Tác Phẩm của Tự Lực Văn Đoàn để học thêm văn phong tuyệt vời của các Văn Sĩ ''có hồn'' theo quan niệm ''nghệ thuật vị nghệ thuật'' (L'art pour l'art) vốn khác xa với chủ trương của Đảng CS là ''nghệ thuật vị nhân sinh; trong thơ phải có thép, có máu'' như tên phản động Tố Hữu làm thơ con cóc ''giết cho đồng lúa thêm xanh... Khóc Cha, khóc một; khóc ông, khóc mười'', tức là ''chảy nước mắt cá sấu'' cho Lênin! Vậy mà Đảng cũng khen, đưa thơ lão vào làm dơ văn chương Bắc Việt. Tệ hại hơn nữa, nhặt được thơ của ai đó, tức là vô danh, Đảng bèn dịch ra tiếng Việt, ''phết thành thơ'', rồi đẩy bừa nó cho ''Bác''! Trong thơ, có câu: ''Ở tù đi ...cũng không cho'' khiến con nít nghe cũng muốn bịt tai, mũi, miệng! (Xin vào đọc: HỒ CHÍ MINH KHÔNG PHẢI LÀ TÁC GIẢ ''NGỤC TRUNG NHẬT KÝ'' )
Vào ngày 30.4.1975, tò mò vì câu nói ''oai như Bộ Đội'', tôi chạy ra ngã ba Thủ Đức để xem Việt Cộng ăn mặc, cư xử ra sao. Thấy anh Bộ Đội mang quân hàm Thiếu Tá, cỡi xe Honda ''đam'', tôi hỏi: ''Anh mới vào, mà đi xe Honda được rồi sao?'' Anh ta trả lời: ''Ngoài Bắc chúng tôi sản xuất xe này! Tôi mang từ ngoài đó vào đây!'' Nghe vậy, tôi thấy xấu hổ dùm cho anh ta, nhưng cũng thương hại hơn là ghét nạn nhân của một chế độ được thành hình bằng sự dối trá. Tôi chợt nhớ tới câu nói của dân gian ngày nào: ''Coi Bộ Đội tội chưa tề!''
Thật vậy, việc miền Bắc thất bại chua cay, xót xa, nhục nhã trong biến cố Mậu Thân lại được đánh bóng bằng các mỹ từ ''Đại Thắng Mùa Xuân'' nên càng vạch trần ''cái loa xã hội chủ nghĩa nói ngoa, nói phét!'' Một sự kiện Lịch Sử rõ hơn ban ngày, mà cả Thế Giới đều biết, đã bị Đảng bóp méo thì còn đâu là Chính Sử! Một miếng bánh mì thì cũng là bánh mì. Nhưng chín mươi phần trăm sự thật thì đó không còn là sự thật hoàn toàn, huống chi là ''thảm bại nặng nề'' mà được tuyên truyền thành ''Đại Thắng''!
Giờ đây, ai lại không biết rằng Hoa Kỳ đã ''đánh lừa đẹp'' Bắc Việt bằng biến cố Mậu Thân vốn đã gây tang tóc cho miền Nam để có cớ cho Thế Giới ủng hộ việc họ đưa thêm quân vào đây và mang thêm bom thả xuống miền Bắc. Trong khi Bắc Việt đã xin đầu hàng vô điều kiện thì Tổng Thống Mỹ lại ra lệnh ngưng oanh tạc. Tôi còn nhớ rằng Tổng Thống Thiệu đã lên án việc Mỹ đơn phương quyết định ngưng ném bom. Cho nên ông đã được Lưỡng Viện Quốc Hội VNCH vỗ tay tới một trăm mười bốn lần!
Trước thời gian ấy, tôi đã được hai Giám Mục VN, vài Linh Mục Pháp, hai Giáo Sư Pháp và một vài ký giả Pháp cho biết rằng miền Nam sẽ rơi vào tay Bắc Việt là do Mỹ đã bắt tay với Liên-xô và Tàu vì quyền lợi của đôi bên ''Tư Bản và Cộng Sản''!!!
Vào năm 1982, trên đường vào thăm Ông Anh ruột bị tù ở trong trại..., sau khi ''bất đắc dĩ ném'' mấy gói thuốc cho một vài Anh tù đang làm việc gần bên đường đất, tôi trả lời thật lẹ cho Các Anh ấy như sau: ''Mỹ sẽ rước Các Anh. Tin em đi. Các Anh gắng chờ, đừng nản chí.''
Theo tôi, Chiến Dịch Nhân Đạo (HO) hay Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự (ODP) không phải do Mỹ nghĩ ra khi thấy Các Anh Sĩ Quan VNCH bị vào tù! Thật ra, Mỹ đã có sẵn kế hoạch này từ khi họ bắt tay với phe cộng sản.
Bề ngoài, HO và ODP là cách Mỹ quảng cáo cho Thế Giới thấy Tự do, Dân Chủ, Nhân Đạo... Nhưng, xét cho cùng, Mỹ muốn khai thác chất xám Trí Thức Việt Nam Cộng Hòa. Nếu như Đệ Nhất Cộng Hòa vẫn tồn tại, chẳng những Saigòn, mà có thể cả miền Nam đã trở thành Hòn Ngọc Viễn Đông. Khi đó, chẳng ai dại gì mà bỏ Quê Hương, kéo nhau đi kiếm sống ở đất khách, quê người!
Tóm lại, ''lý kẻ mạnh nhất bao giờ cũng là hay nhất!'' như Thi Sĩ Lafontaine đã viết: ''La raison du plus fort est toujours la meilleure!'' Hóa ra, câu nói của Tướng độc nhãn Do Thái với Mỹ: ''Muốn chiến thắng Cộng Sản thì phải để cho Cộng sản thắng trước!'' đã cho mọi người sáng mắt, hết mù trước ý đồ của kẻ mạnh nhất! Socrate nói: ''Người mạnh nhất, kẻ nói to nhất, không phải là người gần nhất sự khôn ngoan.'' (Le plus fort, celui qui parle le plus fort, n'est pas le plus proche de la sagesse.) Còn François Jacob thì cho rằng ''quan điểm mạnh mẽ nhất là nguy hiểm.'' (Les opinions les plus fortes sont dangereuses.)
Các Chiến Sĩ Anh Hùng Quốc Gia thất thế vì bị bỏ rơi, lại còn bị tên Việt Gian Dương Văn Minh phản bội. Tên này đã khai tử Nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa. Dù sao, nhiều anh khác đã hối lỗi sau biến cố 01.11.63 như Trung Tướng Tôn Thất Đính. Còn Dương Văn Minh thì không.
Kính tặng Các Anh Chiến Sĩ và quý Vị bài thơ tôi viết để vinh Danh Các Anh:
GỞI ANH CHIẾN SĨ QUỐC GIA
Em thương Chiến Sỹ Quốc Gia:
Các Anh bảo vệ Sơn Hà để cho
chúng em còn tuổi học trò
nghe Thầy Cô dạy ''chăm lo học hành...''
Các Anh khoác áo màu xanh
đẹp như màu mạ, lá chanh, tre làng...!
Các Anh cầm súng, hiên ngang
xông ra mặt trận, lòng mang nặng Tình:
Giang Sơn gấm vóc của mình,
Sử Xanh Nòi Giống quang vinh, sáng ngời!
Chúng em ngồi học thảnh hơi!
Các Anh đổ máu ở nơi chiến trường
để mà diễn nghĩa tình thương,
để cho người ở hậu phương an lành!
Các Anh Chiến Sỹ xứng Danh
''Con Cưng Đất Việt, Bức Tranh Tuyệt Vời!''
Than ôi, nước Mỹ bỏ rơi
miền Nam cho giặc là mời chúng vô,
mang theo ảnh, tượng ông Hồ
là tay nô lệ Liên-xô và Tàu!!!
Miền Nam tràn ngập thương đau,
các Anh Chiến Sỹ theo nhau vào tù!
Trời ơi, cán bộ quá ngu
làm ''thầy cải tạo'' người tù học cao!
Công An chẳng biết tí nào
về Khoa Tâm Lý, làm sao dạy đời?!
Nhà tù cải tạo là nơi
Công An hạ nhục, hại đời Các Anh!
Sỹ Quan trồng lúa, rau xanh...
để cho cán bộ no cành, trắng da...
Buồn cho số phận Quốc Gia:
Hai từ ''giải phóng'' thành ra ''đọa đày''!
Các Anh ráng sống chờ ngày
hậu sinh khả úy ra tay quật nhào
Đảng và Nhà Nước theo Mao!
Bấy giờ, tất cả Đồng Bào hoan ca:
Danh thơm Nước Việt lan xa!
Cùng nhau hát lại Quốc Ca khải hoàn!
Phan văn Phước
-----
"Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả, cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau." President Ronald Reagan
Wednesday, January 4, 2012
Khánh thành tượng đài cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment