Tuesday, January 31, 2012

KISSINGER VÀ HÒA BÌNH GIẢ MẠO TẠI VN SAU NGÀY 27-1-1973

          Cái khôi hài cười ra nước mắt của người Mỹ là ngay trong lúc một mặt đổ quân ào ạt vào Nam VN năm 1965, cũng đồng thời bí mật đi đêm với Bắc Việt gọi là.”  mưu tìm một giải pháp hòa bình “. Chính nước Pháp và Tòa Thánh La Mã khởi động đầu tiên dàn xếp để hai phiá ngồi vào bàn hội nghi nói “ chuyện ngưng bắn theo kế hoạch Mayflower “ nhưng bất thành.

            Ngày 17-6-1965 Anh và Liên Xô nhập cuộc, mở hội nghị 4 nước Anh-Ghana-Nigeria-Tobago với sự ủng hộ công khai của hai nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ là Mike Mansfield và Fullbright, muốn Hoa Kỳ ngưng oanh tạc Hà Nội và ngược lại Bắc Việt ngừng chuyển bộ đội vào Nam nhưng bị cọng sản bác bỏ vì lập trường đối nghịch của hai đàn anh Nga-Tàu. Tháng 7/1965 tổng thư ký LHQ là U Thant muốn mở lại hội nghị Geneve 1954. Tháng 10/1965 ngoại trưởng Ý là Amintore Fanfani và Giáo Hoàng Paul VI cũng nhập cuộc, bằng cách liên lạc thẳng với Hà Nội , Mặt Trận GPMN và Tổng Thống Johnson nhưng cũng bất thành vì Hồ đòi công nhận Mặt trân là một chánh phủ giống như VNCH.

            Tóm lại những kế hoạch kể trên đều khởi động nhịp nhàng theo các phong trào phản chiến tại nội địa Mỹ do Luther King, Hoffman,Larson xách động, biến các trường đại học Mỹ thành căn cứ du kích Bắc Việt ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Chiến tranh dữ dội khắp VNCH nhịp nhàng với các biến động chính trị tại Huế-Sài Gòn. Hoa Kỳ tiếp tục oanh tạc miền Bắc nhưng Hồ vẫn không nhượng bộ vì đang leo dây giữa Nga-Tàu, nên chỉ biết ậm ờ trước các đề nghị hòa bình. Tại Mỹ, ngày 20-2-1966, Robert F.Kennedy công khai đòi cho MT/GPMN tham gia chính phủ nhưng bị chống đối kịch liệt.

             U Thant và De Gaulle là hai nhân vật hung hăng nhất trong việc kêu gào phải hòa bình tức khắc tại VN bằng cách ngưng oanh tạc miền bắc, Mỹ rút quân và để MT/GPMN tham chính. Sở dĩ cả hai làm như vậy vì U Thant tuy là Tổng thư ký LHQ nhưng lại thân Cộng ra mặt, còn De Gaulle với dụng tâm đạo đức giả, thù Mỹ đã phỏng tay trên Ðông Dương, nên nhỏ mọn trả thù vặt. Rốt cục cả thế giới lẩn Vatican đều trúng kế Hồ Chí Minh, càng lúc càng chia rẽ và phân hóa trầm trọng.

             Năm 1967 phong trào phản chiến lên cao tại Hoa Kỳ làm chia rẽ đảng Dân chủ vì là mùa bầu cử, nên Tổng thống Johnson tuyên bố trong cuộc hội nghi với TT Nguyễn văn Thiệu tại Guam, là sẽ thương thuyết thẳng với Bắc Việt .Tất cả chỉ là màn hỏa mù ngoại giao vì “ Mỹ và Hà Nội đã đi đêm từ cuối năm 1966 “, do sự dàn xếp của Thụy Ðiển nhưng phải đợi tới ngày 31/3/1968 khi Johnson tuyên bố không tái tranh cử và bộ đội của Bắc Việt cũng như VC bị tan nát tại miền Nam trong trận Tết Mậu Thân, cọng sản mới chính thức ngồi lại với Mỹ .

            Rồi Nixon thắng cử tống thống, Kissinger được giao trách nhiệm đi đêm với Lê Ðức Thọ, tự quyết định số phận của VNCH, mà không cần đếm xỉa gì tới chủ quyền của miền Nam lúc đó.

            Theo giáo sư tiến sĩ Stephen Young, từng phục vụ nhiều năm trong Bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì “ Kissinger, trưởng phái đoàn thương thuyết Mỹ đã bán đứng VNCH cho Bắc Việt “ khi “ chấp thuận cho Hà Nội được lưu giữ đạo quân xâm lăng ở miên Nam VN “. Hậu quả tạo ưu thế quân sự cho địch cưỡng chiếm VNCH khi Hoa Kỳ rút toàn bộ quân lực về nước và cắt giảm quân viện năm 1973 rồi cắt đứt năm 1975.

            Tổng thống Nixon ngay khi làm TT nhiệm kỳ đầu năm 1969, đã tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh, đem hết quân Mỹ về bằng một kế hoạch bí mật. Vấn đề chính là “ Nam VN chẳng hề biết tới kế hoạch đó là gì ? “ và nói là  “ VN hóa chiến tranh nhưng QLVNCH tới đầu năm 1972 mới được cải tiến trang bị “, trong lúc bộ đội miền Bắc đã sử dụng những vũ khí cá nhân và cộng đồng tối tân của khối cộng từ khi Mỹ còn hiện diện.Năm 1972 Nixon đả đạt được những thỏa uớc lịch sử với Nga lẫn Trung Cộng. Chính điểm này để Nixon thắng Mc.Govern làm TT nhiệm kỳ 2. Tuy nhiên việc oanh kích Hà Nội trong 12 ngày liên tiếp và thả mìn phong tỏa Hải Phòng, suýt làm Bắc Việt đầu hàng vô điều kiện, nếu không bị đảng Dân chủ và phe phản chiến chống đối dữ dội.

             Giữa lúc TT Nixon trong tình thế khó xử, thì Kissinger đưa sáng kiến  “phản bội VNCH để đổi lấy sự ủng hộ của quốc hội Mỹ “, trong việc làm thăng bằng cán cân chiến tranh lạnh. Nói thẳng là giúp Do Thái đương đầu với khối Ả Rập. Do nhận thức sai lầm trên, đã khiến Kissinger thành kẻ chủ bại, hèn nhát, bất nhân đẩy VN vào định mệnh oan nghiệt. Thực tế còn gian ác hơn ta nghĩ, vì Kissinger chẳng những muốn Hoa Kỳ rút khỏi VN mà còn làm cho dân chúng Mỹ không còn nhớ tới cuộc chiến đó trong tiềm thức. Hậu quả này khiến cho các quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại VN trở về bị đối xử tàn tệ, tẻ nhạt cho tới mấy năm sau mới được hồi phục lại danh dự.

            Trong thâm tâm của Kissinger, đưa quân đội Mỹ về chưa đủ, mà phải làm sao thọc gậy quốc hội cắt đứt mọi nguồn viện trợ cần thiết, thì mới chấm dứt được chế độ miền Nam. Do trên hắn ta tự đẻ ra sáng kiến riêng, chủ đích làm hỏng chương trình VN hoá của Nixon. Theo tài liệu của đại sứ Bunker, thì bí mật lớn nhất của Kissiger là “sự xuống thang chiến tranh “. Ðây là sáng kiến tàn nhẫn nhất vì để đổi một thắng lợi ngoại giao cho Mỹ và VNCH, Kissinger cho lại Bắc Việt MỘT CHIẾN THẮNG QUÂN SỰ, tức là Y đã tiết lộ bí mật quốc phòng cho địch. Nhưng sự kiện này không bao giờ Kissinger dám nhận và chính trong hồi ký của TT. Nixon đã viết là chẳng bao giờ ông cho phép làm chuyện đó khi thương thuyết với Hà Nội.

             Tóm lại để kết thúc chiến tranh VN theo ý mình, Kissinger không bao giờ trình bày sự thật khi thương thuyết với Hà Nội cho TT.Nixon biết. Từ ngày 13-4-1971, Kissinger đã manh nha trò phản bội và lộng quyền, khi tự sử dụng đường dây nóng đặc biệt không qua Bộ Ngoại Giao và Tổng Thống Mỹ, để ra lệnh cho Ðại Sứ Bunker và Bắc Việt. Theo các tài liệu lịch sử đã giải mật, những lộ đồ đề nghị hòa bình VN của các giới chức Mỹ từ tổng thống Nixon tới đại sứ Bunker hoàn toàn trái ngược với ý riêng của Kissinger

             Theo bản dự thảo chiến lược chính thống, thì sự ký kết hòa bình chỉ xảy ra sau khi QLVNCH đạt được chiến thắng tại Hạ Lào qua cuộc hành quân Lam Sơn 719, phá vỡ toàn bộ các căn cứ hậu cần của Bắc Việt tại đây nhằm cắt đứt đường tiếp vận cho bộ đội miền Bắc qua đường mòn Hồ chí Minh. Về việc MN rút quân thì bắt đầu năm 1971-1972, bộ binh về trước khi đã chứng thật rằng QLVNCH được VN hoá chiến tranh, đủ mạnh để thay thế quân lực Hoa Kỳ đương đầu với Bắc Việt. Riêng Không quân-Hải quân vẫn duy trì cho tới khi thấy Hà Nội thật sự tôn trọng hòa bình của Nam VN. Một điều quan trọng nhất mà đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn là Bunker, mong muốn Hoa Thịnh Ðốn phải chứng tỏ vai trò hợp hiên của CHÍNH PHỦ VNCH tại bàn hội nghị và cái sự Hoa Kỳ ngồi nói chuyện với Hà Nội đã là một nhượng bộ, vì rõ ràng lúc đó Bắc Việt đang thảm bại quân sự trên khắp các chiến trường , chiến dịch ở miền Nam. Một sự kiện khác cũng không kém phần quan trọng tại Hoa Kỳ, là mặc dù bị đảng Dân chủ đánh phá kịch liệt, đòi rút quân về tức khắc để đổi tù binh nhưng TT Nixon lúc đó, vẫn cương quyết không tiết lộ lộ trình triệt thoái và giữ nguyên ý định không giải kết với VNCH vì quyền lợi Mỹ.

            Theo các sử gia, nếu Kissinger thật sự là một nhà thương thuyết giỏi và có lương tâm, ông ta đã vượt qua được những sóng gío trùng trùng lúc đó, mang lại vinh dự cho nước Mỹ và công lý cho VNCH. Lịch sử đã chúng nhận điều này chỉ mới đây trong việc Tổng Thống G.W.Bush trước khi tiến quân đánh Iraq. Nhưng Kissiger chỉ là một học giả chứ không phải là một nhà ngoại giao, một người Do Thái thuần tuý nên không hề biết tới quyền lợi và danh dự của Hoa Kỳ. Trước tiên, về việc cho phép BỘ ÐỘI BẮC VIỆT ở lại miền Nam, Kampuchia, Lào được coi như một hành động ngu xuẩn nhất của Kiss

             Thế nhưng Kissinger nơi trang 1488, y đã tự sửa lại là : “ người VN và các dân tộc khác ở Ðông Dương, sẽ tự thảo luận để tất cả quân đội ngoại nhập rút ra khỏi Ðông Dương “.Như vậy muốn Hoa Kỳ ngưng oanh kích rút quân, mà không có một đòi hỏi gì cho đối phương, thậm chí còn cho chúng ở lại để tiếp tục làm giặc, thì thương thuyết để làm gì, cho nên sau này Hà Nội và thế giới khinh khi, cười chê Hoa Kỳ là vậy. Ngoài ra chẳng bao giờ Kissinger coi VNCH là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nên hắn đã có cái nhìn coi Hà Nội mới là đại diện để thương thuyết với Mỹ. Ðây là một sự phản bội trắng trợn của lời cam kết từ các chính quyền Hoa Kỳ như TT.Kennedy, Johnson,Nixon.. luôn tuyên bố tôn trọng nền độc lập của quốc gia đồng minh.

            Tóm lại với luận điệu lừng khừng, chủ bại, đầu óc lắt léo tàng tàng, Kissinger đi phó hội trong một tư thế hèn yếu, rẻ mạt, nên chỉ còn bán đứng VNCH mới mong lấy lại tù binh về. Ngày 25-5-1971, để tránh bị kiện tụng vào phút chót, Kissinger đã điện thoại gạt Bunker là chương trình nghị sự sẽ theo đúng bản dự thảo của TT.Nixon và tòa đại sứ Mỹ-Sài Gòn.

            Cũng do lòng tin tưởng trên, nên ngày 3-6-1971, Ðại sứ Bunker đã tường trình với Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu có Kissiger hiện diện, kết quả thương thuyết theo bản dự thảo của TT.Nixon và Toà đại sứ. Trong khi trình bày, Bunker xác quyết là BỘ ÐỘI BẮC VIỆT cùng rút về Bắc khi quân đội Ðồng Minh và Hoa Kỳ triệt thoái. Việc tréo cẳng ngổng này cho thấy, TT Thiệu và Chính phủ VNCH hoàn toàn không được Hoa Kỳ cũng như Kissiger hỏi han hay cho biết một chút gì về vận mệnh tương lai của xứ sở mình. Trước sự kiện trên, Kissimger chẵng những không đính chính mà còn lợi dụng sự không biết gì, để ép TT Thiệu không được tiếp tục đòi hỏi hắn, khi việc BỘ ÐỘI MIỀN BẮC đã được giải quyết.

             Tháng 10/1972 giai đoạn cuối cùng trong bàn hội nghị, Kissinger thay vì cố gắng đạt được những ưu thế cho Hoa Kỳ và đồng minh Nam VN, Kissinger lại tấn công tới tấp TT Nguyễn văn Thiệu và gọi đó là lý do chính trở ngại cho cuộc hoà đàm. Ngày nay dựa vào những tài liệu mật và ngay chính hồi ký của Kissiger, chúng ta mới thấu hiểu sự dối trá và bất lương của y đối với VNCH. Ðó là sự hiểu biết quá kém cỏi về lịch sử VN dù hắn ta luôn tự hào về cái trường đại học luật khoa danh tiếng Havard hay mãnh bằng tiến sĩ, nay chỉ còn là cái mốt thời thượng. Hèn nhát trước phong trào phản chiến do cọng sản quốc tế dàn dựng, Kissinger đã đánh mất sự thông minh của một nhà ngoại giao, qua mặt dân chúng và chính quyền Hoa Kỳ, phản bội đồng minh đang chiến đấu dũng liệt trước làn sóng đỏ.

             Ngày 1-8-1972, trong cuộc họp mật, Hà Nội bảo với Kissinger là ngoài việc BỘ ÐỘi Ở LẠI, TT Thiệu phải từ chức để thay thế bằng chính phủ liên hiệp. Từ tháng 8-1972, sự chống đối Mỹ từ chính phủ VNCh đã lên tới cao điểm như không cần đếm xỉa tới thời hạn mà Kissinger ấn định, TT Thiệu không tiếp chuyện với TT.Nixon gọi từ Honolulu cũng như tuyên bố là sẽ không bao giờ từ chức, Chính phủ liên hiệp không bao giờ có.

            .20-9-1972 sau chuyến thanh sát tại Quảng Trị điêu tàn đổ nát, vừa được QLVNCH chiếm lại, TT Thiệu về Sài Gòn tuyên bố “ vận mệnh của DÂN TỘC VN phải do đồng bào VN quyết định “ và ông đả tố cáo Kissinger chỉ biết tự mình quyết định tất cả mà không coi VNCH ra gì.

            Ngày 19-10-1972, Kissinger, Bunker họp với TT Thiệu, Phó Tổng Thống Hương và Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia. Theo các tài liệu ghi nhận, cuộc họp đầy căng thẳng và thái độ cuả TT.Thiệu khinh bỉ Kissinger tại cuộc họp mà ai cũng thấy rõ khi tuyên bố hắn ta chỉ là một người trung gian không hơn không kém, quyền quyết định hòa hay chiến là của Sài Gòn-Hà Nội, chứ không phải Hoa Kỳ . Phiên họp chấm dứt nhưng phút chót TT.Thiệu không biết vì một lý do nào đó lại ký nhận vào bản hiệp định.

             Ngày 26-11-1972, Bunker chuyển một lá thơ của Nixon, cho biết nếu VNCH cưỡng lại Hoa Kỳ thì VIỆN TRỢ sẽ bị cúp ngay và tánh mạng Tổng thống Thiệu nếu muốn giữ, phải KÝ KẾT.Ðể tấn tuồng kết thúc trọn vẹn, bất ngờ ngày 18-12-1972, Nixon ra lệnh oanh tạc THẬT Hà Nội-Hải Phòng và các căn cứ quân sự tại Bắc Việt một cách sấm sét dã man, bất chấp Dân Chủ và phản chiến kêu gào la ó. Ðến lúc này, thì TT Thiệu không tin cũng phải tin là Hoa Kỳ qua lời hứa của Nixon trong mấy chục bức thơ riêng, sẽ dội B52 và can thiệp ngay bằng quân sự nếu Hà Nội phản thùng, tấn công VNCH.


             Và giữa lúc chiến thắng gần kề thì cũng là lúc Kissinger công khai thái độ bán đứng đồng minh qua cái hiệp định quái đản ngày 27-1-1973. Thì ra tất cả đều là xảo thuật, đóng kịch từ cuộc họp thượng đỉnh Midway ngày 8-6-1969 giữa Nixon-Nguyễn văn Thiệu với cam kết bảo vệ và quân viện cho VNCH.. chỉ là lời hứa cuội trên văn bản. Thật sự Kissinger đã đi đêm với cọng sản Hà Nội từ khuya, để rút quân, lấy tù binh về nước.

            Ðể đạt được trò bịp trên, Hoa Kỳ dùng thủ đoạn chèn ép chính phủ VNCH bằng cái thòng lọng VIỆN TRỢ, chụp mũ làm mất chính nghĩa quốc gia của người miền Nam, qua truyền thông truyền hình và hăm dọa ám sát thủ tiêu lãnh đạo nếu không chịu ký nhận cái hiệp định phi lý vô nhân đạo, mà VC đã đem liệng ngay vào thùng rác sau đó.

             Cái hài hước của lịch sử mà ai cũng biết được, là mặt thật nhưng vẫn phải cắn răng nuốt lệ thi hành. Và cũng kể từ đó, người Mỹ hân hoan rút hết quân về nước, trước sự thắng cử vinh quang thêm một nhiệm kỳ của Tổng thống Nixon. Bộ đội Bắc Việt thế chân Hoa Kỳ, công khai ở lại lãnh thổ độc lập tự do của người miền Nam theo tinh thần hiệp định hai nước, hai chính thể ký năm 1954. Cũng qua sự toa rập ký kết từ trước, quốc hội Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH, đưa đến sự sụp đổ toàn diện của một quốc gia chỉ vì tin cậy vào sự giúp đỡ của đồng minh.. vào lúc 12 giờ trưa ngày 30-4-1975.

            Trong suốt bao chục năm qua, cọng sản đã ký bao nhiêu hiệp định ngày 6-3 và 14-9-1946, 20-7-1954 rồi 27-1-1973 nhưng chẳng bao giờ thực hiện. Bởi vậy đừng tin những gì cọng sản nói mà hãy nhìn những gì chúng làm. Chí lý thay lời nhận định của cố tổng thống Nguyễn văn Thiệu, vậy mà tới nay còn không ít người không chịu tin vào sự thật.

            . Ngày 30-4-1975, Miền Nam bị bức tử vì Kissinger, một tên trí thức xuẩn động ngây thơ, có đầu óc thực dân kiêu căng thời Trung cổ. Hắn vì muốn thoả mãn nhu cầu cho bọn siêu quyền lực mà phần lớn gốc Do Thái đang thao túng nước Mỹ và thế giới, cho lũ phản chiến đa số bị bệnh tâm thần vì đồng tình luyến ái, hút sách, ảo vọng , nên đã hại không biết bao nhiêu mạng người đã chết, tan nhà, mất nước trong suốt 37 năm qua, tới nay càng thêm đau khổ tận tuyệt trong cảnh nước mất nhà tan, dân tộc bị Hán hoá tuyệt chũng .

            Trước khi vào Sài Gòn trưa ngày 30-4-1975 nhờ QLVNCH tự buông súng rã ngũ, Hà Nội đã soạn thảo một kế hoạch tấm máu VNCH như Polpot đã làm tại xứ Chùa Tháp, do Ðổ Mười cùng các cán bộ trung kiên miền Bắc (không có thân nhân tại miền nam) phụ trách như sau : TQLC, BDQ (ám số VCA) tử hình không bịt mắt. Cán bộ xã ấp, XDNT, chiêu hồi (ám số VDA) tử hình ngay. Không quân, An ninh QD (ám số VAA) tử hình. Cảnh sát, tình báo, Nhảy Dù, cán bộ Phượng Hoàng ( ám số VBA) tử hình, tước đoạt quyền sống của luôn vợ con. SD trưởng, Trung Ðoàn , Tiểu Ðoàn (ám số VEA) tử hình. Tỉnh, quận, xã trưởng ( ám số VFA) tử hình. Trưởng Ty sở ( ám số VGA) lao động khổ sai chung thân. Tóm lại Quân, công, cán, cảnh VNCH các cấp nếu không tử hình thì chung thân, kể luôn vợ con, gia đình liên hệ.

            Tuy nhiên sau đó vì không dám thi hành trước khí thế miền Nam, nên cọng sản thay đổi chính sách , thay vì tắm máu VC đổi bằng học tập cải tạo, để giết dần mòn quân dân miền Nam. Cũng từ đó, cọng sản mở nhà tù khắp nước, 36 tỉnh và thành phố có 193 khám đường và trại lao động khổ sai., 17 khám mang bí số AOI-HT 150-166, 35 trại cải tạo nằm trong rừng sâu núi cao mang bì số B-15 HT 6321-6389. Tại miền bắc có 17 trại tù lao động khổ sai mang bí số A20HTZC7340-7372 tại Lai Châu, Sơn La, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn,Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh, Vĩnh Phú,Hà Sơn Bình, Hải Hưng,Hà Nam Ninh, Thanh Hoá,Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên.

            Cuộc chiến Ðông Dương lần thứ ba 1955-1975 kết thúc là thế đó, hơn 60.000 quân nhân Mỹ và Ðồng Minh bỏ mạng, nhiều người khác bị thương, một trăm năm mươi tỷ Mỹ kim tiền thuế của dân chúng Mỹ , đổi lấy sự sụp đổ của VNCH bằng “ một hiệp định chẳng danh dự “, do chính Kissinger đạt được. –

            Sau năm 1975, tất cả âm mưu đen tối trên lần lượt bị lột trần ra ánh sáng, qua các tác phẩm do chính những nhân vật có liên hệ kể lại trong ” Bí mật Dinh Ðộc Lập của tiến sĩ Nguyễn tiến Hưng”, “ Những lá thư của Tổng Thống Nixon gởi Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu”, “ Tài liệu của Giáo Sư Stephen Young, chuyên gia tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ”, “ Hồ sơ mật của Hoàng Ðức Nhã, cựu Tổng trưởng Dân Vận Chiêu Hồi kiêm Bí Thư của TT.Thiệu” và mới nhất là tác phẩm “ No peace no honor của Sử gia Larry Berman “.Tất cả đều gay gắt lên án và luận tội “ Nixon-Kissinger, đã lường gạt cũng như phản bội dân chúng Hoa Kỳ và VNCH “.

             Tuy nhiên xác thực hơn hết cũng vẫn là những lời tuyên bố huênh hoang sau năm 1975 của Lê Ðức Thọ, Nguyễn thị Bình, Lưu văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ.. và chính miệng Kissinger qua những hồi ký đã xuất bản như Năm tháng ở Bạch Cung (1979), Niên đại sóng gió (1982) thế nhưng mai mỉa nhất vẫn là Bí Lục Kissinger (The Kissinger Transcripts), trong đó ngoài Ðông Dương bị bán đứng, cả Liên Xô cũng là nạn nhân bi thảm trong canh bạc thời chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Trung-Nga.

             Ngày nay qua sự sụp đổ của chủ nghĩa cọng sản, mặt thật của Bắc Việt đang đô hộ VN và cái liêm sỉ của đống núi sách vở trong và ngoài nước viết về cuộc chiến VN, phần lớn nhắm mắt theo tài liệu tuyên truyền của Việt Cộng có sẵn khắp các thư viện quốc tế. Bao nhiêu đó cũng đủ cho ta thẩm định về tính chất phiến diện thiếu công bằng của một số trí thức có bằng cấp cao nhưng cạn kiệt hồn nước và tình người.

            Cũng từ đó để chúng ta, những người dân đen đến lúc phải tỉnh mộng, chấm dứt việc giao phó trách nhiệm đối với non nước và sinh mệnh mình cho bất cứ ai không xứng đáng và tín nhiệm, dù họ đang nhân danh bất cứ một thứ gì. Càng nhớ càng thêm thê thảm tủi nhục cho chính bản thân mình, một dân tộc nhược tiểu, luôn bị bán đứng và dầy vò trong suốt thế kỷ, qua hai cái vỏ quốc gia rồi cọng sản. Bao chuc năm rồi nhưng không bao giờ quên được lời tuyên bố chát chua máu lệ của ông Trần Kim Phượng, đại sứ VNCH tại Hoa Thịnh Ðốn ngay lúc xe tăng Bắc Việt tiến vào Dinh Ðộc Lập trưa 30-4-1975 :” Làm đồng minh với Mỹ chỉ có chết, tốt hơn nên làm bạn với cọng sản , ít ra còn được che chở và giúp đỡ “.Ðây là lời cảnh tỉnh tha thiết nhất cho những ai còn muốn nhờ ngoại bang để quang phục đất nước.



TÀI LIỆU THAM KHẢO :

-văn kiện của UB Liên lạc phục hồi thể chế VNCH
-Bí mật Dinh Ðộc Lập của TS.Nguyễn Tấn Hưng
-Kissinger đã bán đứng VNCH cho Hà Nội của TS Stephen Young
-Không hòa bình, chẳng danh dự của Larry Berman, Nguyễn Mạnh Hùng dịch
và nhiều sách báo khác đang lưu hành..

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 1-2012
Mường Giang

Nước Mắt Chảy Xuôi / Papa - Paul Anka




Cứ mỗi lần có dịp phải vào nhà dưỡng lão để thăm người quen hay bạn bè, tôi thường có những suy nghĩ và ám ảnh, liệu rồi sau này lúc già yếu, bệnh hoạn, tôi có phải vào nằm ở đây không, mà ví như cha mẹ tôi còn sống, tôi có khả năng nuôi nấng săn sóc cha mẹ tôi ở nhà không hay lại phải đưa quý cụ vào đây? “Nước mắt chảy xuôi” là thành ngữ Việt Nam nói đến tình thương chỉ có thể từ cha mẹ dành cho con cái, theo dòng thuận của đời người, từ cao xuống thấp, để khuyên chúng ta đừng đòi hỏi một sự báo đáp từ con cái. Nhưng sự thật, các bậc cha mẹ cũng buồn lòng khi thấy con cái đối xử với mình tệ bạc, nhất là đến tuổi già, bệnh tật, có khi bị bỏ quên, cha mẹ cảm thấy cô đơn, cần sự an ủi, săn sóc. Trong một bài viết về nỗi niềm của cha mẹ già bị bỏ quên trong xã hội hôm nay, tôi nhận được lá thư của một vị cao niên ở tận miền Ðông, bày tỏ ý kiến của cụ: “Tôi đã khóc, khóc cho chính mình và cho ai trong tuổi già ở xứ này. Ông kể lại có cụ già đã chết cả một hai tuần, không ai biết. Con cái ở đâu? Ðó là những người có con mà còn vậy, còn những người không con thì chắc phải vô trường hợp này quá. Vì tôi không con gái, chỉ hai ‘đực rựa’, một ở Cali, một ở gần đây, nhưng ít khi kêu, và có khi không kêu hỏi thăm được một tiếng, lúc cần tiền hay cần gì đó mới kêu. Có lúc tôi nghĩ: hay mình bất hiếu với cha mẹ nên con cái nó bạc với mình chăng? Ở Florida này cũng có một bà Việt Nam ở riêng, mỗi tuần có cậu con trai mang đồ ăn tới. Hôm đó cậu ta kêu cửa, nhưng không ai ra mở. Cậu ta tưởng bà cụ đi vắng bèn treo gói đồ ăn vào hàng rào cổng. Mấy ngày sau trở lại, thấy gói đồ ăn vẫn còn, mới khám phá ra bà mẹ đã chết. Thật là thảm!” Ðây chắc chắn là chuyện này có thể tránh được. Nếu mẹ ở nhà riêng, con nên có một cái chìa khóa nhà để dùng lúc cần thiết. Ðem thức ăn đến cho mẹ, khi mẹ đi vắng, dù bận thế nào đi nữa, thì cũng vào nhà, để thức ăn vào tủ lạnh cho mẹ. Nếu mẹ ngủ thì cũng vào nhà xem mẹ có khỏe không? Ðiện thoại cho mẹ nhiều lần mà không nghe trả lời thì phải nhờ người ở gần, đến gõ cửa nhà mẹ xem sao, hay vội vàng chạy lại xem sự thể thế nào? Câu chuyện như trên có thể xẩy ra bất cứ ở đâu. Trái tim của người mẹ có nhiều chỗ dành cho đứa con, như đôi cánh của một con gà mẹ có thể dang ra che kín mười đứa con bé dại, nhưng người mẹ có chỗ nào trong trái tim của con. Ngày xưa, mẹ chưa bao giờ biết nói tiếng “bận” với con. Khi đang ăn mà con “làm bậy” cũng phải buông đũa đứng dậy. Nửa đêm dù đau yếu, mỏi mệt nghe tiếng con khóc cũng phải mở mắt, vỗ về và ôm con vào lòng. Sao các con bây giờ vẫn thường nói tiếng “bận” với cha mẹ. Vì bận nên các con đưa cha mẹ già lú lẫn vào nursing home, vì bận, nên theo lời một cô y tá cho biết, nhiều gia đình bỏ cha mẹ vào đây rồi không bao giờ lui tới thăm viếng. Cô cho biết nhiều người đã ở đây năm sáu năm rồi, không hề có ai lai vãng. Có bao nhiêu lý do để những đứa con có thể nêu ra để không còn chỗ nào trong lòng, nhớ đến cha mẹ. Nếu là đàn ông chúng ta nên vui, vì hiện nay trong các nhà dưỡng lão 70% là quý bà, vì các ông đã quy tiên sớm hơn vợ mình, thông thường ít nhất là 6 năm, để ngày nay khỏi phải chịu cảnh cô đơn, buồn tẻ. Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại. Các cô y tá đã sắp xếp cho các cụ ra ngồi trên hành lang đối điện với văn phòng làm việc, một phần để trông chừng các cụ, một phần cho các cụ đỡ buồn. Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục đầu xuống ngủ. Giá mà có người đẩy xe lăn đưa các cụ đi dạo một vòng ngoài trời nắng ấm kia, chắc hẳn các cụ vui hơn và biết đâu cuộc sống sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa. Giờ này trong công viên hay trên những con đường trong thành phố nhiều người mẹ đang đẩy chiếc xe đưa con đi dạo, nhưng vài mươi năm nữa ai sẽ đẩy chiếc lăn cho bà. Phải chăng định luật của cuộc sống và tình thương là “nước mắt chảy xuôi”, sẽ không bao giờ có một dòng nước chảy ngược về nguồn. Người Âu Mỹ thường thèm địa vị của các bậc cha mẹ người Á Ðông lúc về già vẫn còn được con cái lui tới săn sóc, nhưng họ cũng nên nhớ lại, họ chỉ nuôi con cho đến năm 18 tuổi là hết bổn phận, trên pháp lý, không ai trừng phạt gì họ được, mà trên mặt tình cảm cũng không có gì phải cắn rứt lương tâm. Trong xã hội văn minh này, một đứa trẻ bỏ học, đi lang thang ngoài đường hay bị đối xử tàn tệ, cha mẹ có thể ra tòa và mất quyền nuôi dưỡng, còn những cụ già vô gia cư, đói khát bị bỏ bên lề đường, không ai có trách nhiệm và chẳng có ai phải ra tòa. Ðiều đáng nói là các cụ già cũng như những đứa trẻ, đều yếu đuối, không có khả năng tự bảo vệ và rất dễ xúc động, buồn vui. Trong một xã hội đáng gọi là văn minh, các trẻ em và người cao niên đều được che chở, bảo vệ và săn sóc chu đáo. Các cụ có các cơ quan xã hội lo thuốc men, thực phẩm nhưng với nỗi cô đơn, phiền muộn ai là người lo cho các cụ, trong khi những đứa trẻ có người an ủi, vỗ về và nói với nó những lời dịu ngọt. Ngân khoản của liên bang cấp để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng có đến 90% dành cho việc ngăn ngừa lạm dụng trẻ con, 7% để ngăn ngừa bạo hành trong gia đình nhưng chỉ có 2% sử dụng trong việc ngăn ngừa ngược đãi người già. Không biết có bao nhiêu đạo luật và ngân khoản dành cho việc chống lại việc ngược đãi súc vật? Cứ vào “Pet-Abuse.com” chúng ta sẽ tìm thấy hàng nghìn trường hợp công dân Mỹ, già và trẻ, đàn ông lẫn đàn bà bị tù tội, phạt tiền vì bạc đãi, bỏ đói, đánh đập hoặc giết những con vật thân yêu trong nhà. Bỏ quên một bà mẹ già trong nhà dưỡng lão nhiều năm có phải là một trường hợp ngược đãi không? Tôi nghĩ là không. Nếu có, luật pháp đã bắt đứa con phải phạt vạ hay vào nhà tù. Theo người xưa, tuổi thọ là một ơn Trời và là một phúc đức lớn cho gia đình nào có cha mẹ tuổi thọ cao, trước nhất là của chính người cao tuổi nhưng đồng thời cũng là cho con cháu, bởi vì cha mẹ có sống lâu, con cháu mới có cơ hội được thể hiện lòng hiếu thảo. Có ba điều người ta thường mong ước ở đời là Phước, Lộc và Thọ. Phước có chỗ đứng cao hơn hết, Lộc thì phù du mà Thọ chưa hẳn đã là may mắn.


Vu Trung Hien
 xin mời thưởng thức nhạc phẩm "Papa" thật cảm động  qua tiếng hát  của danh ca Paul Anka . 
                    http://www.youtube.com/watch?v=QZ6LwbmlZ-E&feature=related

Ngày tết ôn chuyện cũ: nghĩ gì khi Dương Văn Minh đầu hàng năm 1975

Không biết sao tự nhiên năm nay đón Xuân mới, tôi lại lẩm cẩm thích tìm hiểu vào đúng thời điểm Dương Văn Minh đầu hàng thì bạn hữu nghĩ gì làm gì và cái tết đầu tiên sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản thì họ đón tết ra sao? Có phải là điềm gì không, tôi không biết.
 
Với tôi thì không bao giờ tôi quên được đúng lúc Dương Văn Minh đầu hàng, bầu trời Sài Gòn bỗng dưng u tối trong mươi phút cho dù đó là trưa Tháng Tư, nắng như đổ lửa. Lúc đó tôi đang ở nhà bà chị ruột tại Quận 1. Tôi nghe mà không tin, cứ ngỡ như mơ. Tuy vậy, sợ hãi nên sau đó lấy “acetone” chùi hết móng tay, phụ cùng bà chị vứt hết quần áo quân nhân, sách vở có hai bàn tay Việt Mỹ. Trở về nhà ở Gia Định,  đường đi không bị kẹt lắm nhưng ngổn ngang rác do mọi người sợ hãi đem vứt. Ngay sáng 1/5 thì vào trường Khoa Học trình diện. Tết năm đó, họ hàng vẫn kéo nhau lên nhà bác tôi (trưởng tộc) nhưng không khí không như xưa vì ai cũng nghèo đi, ai cũng sợ hãi cho tương lai bấp bênh và những ngày tháng đen tối trước mặt…Cả mấy năm sau, tôi vẫn ở tình trạng mơ hồ như thế. Khi đi về miên Tây, tôi cứ tự hỏi “ Quê hương mình như thế này đây, miền Nam mình như thế này đây, bây giờ lại bị lũ đười ươi cướp hay sao?”. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn “khinh rẻ” lũ đười ươi. Với tôi, họ, lũ cán chóp bu,  không phải là “người”!
 
Khi nhận thư trả lời của bạn hữu thì đúng là mỗi người một cảnh và từ đó một suy nghĩ . Nhà văn Từ Trì ở Pháp, lúc đó đang làm ở ngành ngoại giao kể như sau:
 
    Năm 1975, chúng tôi ăn Tết ở Tokyo. Tuy lúc đó tình hình bên nhà chưa đến nỗi nguy ngập lắm nhưng trong thâm tâm của người công dân VNCH có tình trạng bất an. Chúng tôi ở bên ngoài nên thấy rõ tình hình, biết rằng sau hiệp định Paris 1973 cộng quân đang chuẩn bị chiếm miền Nam. Đêm trừ tịch anh em sứ quán gượng vui đến ăn Tết với kiều bào để cố gắng trấn an mọi người. Nhưng tôi cảm thấy ai ai cũng lo lắng.
     Ngày 30 - 04 - 1975 : khi tôi tới Tòa Đại Sứ thì thấy sinh viên du học và kiều bào ở Nhật  vào đứng đầy chặt trong sân. Khi bị mất nước đồng bào ở ngoại quốc cố bấu víu vào Sứ quán như là một mảnh đất còn lại của quê hương. Ông Đại Sứ và chúng tôi quyết định gia hạn thẻ thông hành (giờ gọi là hộ chiếu) 5 năm cho tất cả các kiều bào để họ có lý do xin chính quyền Nhật cho ở lại trong khi chờ đợi xin tỵ nạn ở nưóc khác.
     Trước hôm đó mấy hôm các nhà ngoại giao phục vụ tại Tokyo được Thủ Tướng Nhật mời dự tiệc trong vườn dinh Thủ Tướng để mừng mùa anh đào nở (Cherry blossom) nhưng vì cộng quân tiến dần về Sàigòn nên chúng tôi quyết định không tham dự.
     Sau ngày 30/04 vì tôi ngày trước học bên Pháp nên ông Đại Sứ yêu cầu tôi tới Sứ quán Pháp để lo việc xin cho kiều bào xin tỵ nạn tại Pháp. Một đồng nghiệp khác vì đã học ở Mỹ về cũng có sứ mạng tương tự khi đến Sứ quán Mỹ.
     Sứ quán Pháp đón tiếp tôi lịch thiệp và dành mọi dễ dàng khi cấp chiếu khán (visa) nhập cảnh Pháp. Sứ quán Mỹ đón tiếp không lấy gì là niềm nở, không hứa hẹn gì vì họ nói chưa nhận được chỉ thị của chính phủ Mỹ.
     Gia đình chúng tôi ở lại Nhật cho tới cuối tháng 6 mới qua Pháp vì đợi hết niên học để con cái không bị gián đoạn trong việc học hành. Trong thời gian này chính phủ Nhật vẫn cho chúng tôi giữ nguyên các quyền lợi ngoại giao như đặc quyền đặc miễn (immunity and privileges) cho tới khi rời nước Nhật.
              
Có lẽ lúc đó ở hải ngoại nên nhà văn Từ Trì lo cho đồng hương và cũng không có thì giờ để nhớ đúng lúc Dương Văn Minh đầu hàng thì mình đang ngủ hay đang làm gì?
 
Ông Nguyễn văn Tần, lúc 75 là Thiếu Tá Hải Quân thì kể:
 
Lúc DVM ra lịnh đầu hàng, tôi trên đường ra Côn Sơn họp với Bộ Tư Lịnh Hạm Đội.
Tôi thật sự chết sững vào khoảng 5 phút, không biết mình nghĩ gì. Tết đầu tiên tôi ở Maryland, ngồi buồn rồi đi ngủ, nằm mơ thấy đứa em út của tôi bị VC rượt bắn. Tôi la lên và lăn từ trên giường xuống đất. Ngồi dậy, tôi tỉnh ngủ xuống nhà ngồi chờ sáng để đi làm.
 
Một “người lính” khác, ô Nguyễn Ngọc Anh ( cựu Chủ Tịch CĐ NVQG Arizona), vào 75, đang trong ngành không quân:
 
Lúc ông DVM tuyên bố đầu hàng, vì đang ở Côn Sơn nên tôi không trực tiếp nghe, mà chỉ nghe mấy cấp chỉ huy nói lại. Bây giờ đọc câu hỏi của chị tôi mới sực nhớ lại là từ rạng sáng 29 tháng 4, sau khi VC pháo vào phi trường TSN, cho đến chiều ngày 30 tháng 4 hình như tôi không có ăn gì cả, chỉ uống nước cầm hơi. Tôi cũng nhớ lại cảm giác khi nghe DVM đầu hàng là tuyệt vọng đến cùng cực,  mọi thứ đều trở nhòa đi, và đầu óc như bị "đóng băng". Cảm giác "trí nhớ bị đóng băng" hình như kéo dài  đến 5 năm sau, khoảng 1980 thì tôi mới hoàn hồn. Trong suốt thời gian đó tôi như người bị mộng du, không suy nghĩ hay nhớ được điều gì, thành ra không có "kỷ niệm đáng nhớ" nào để hồi tưởng cả.
 
Còn với một người nửa lính nửa dân thì sao? BS Thú Y Bùi Xuân Cảnh kể:
 
Đêm 29 tháng 4 năm 1975, tôi ở trong doanh trại quân y, gần Tổng Y Viện Cộng Hòa, ở Gò Vấp. Cả đêm, nghe đại bác giặc rót vào phi trường Tân Sơn Nhất. Chúng tôi chui vô mấy căn hầm, phòng ngừa bị trúng đạn. Bụng đói, nhưng lòng hoang mang tan nát. Nửa đêm, ông thương sĩ Thường Vụ nấu cháo gà đem tới. Ông nói:" Vợ con binh sĩ trong gia binh đã ra ngoài hết. Tụi em quơ đại mấy con gà nấu cháo. Mình phải có cái gì bỏ bụng mới cầm cự được!” Lúc ấy đã quá nửa đêm . Tiếng đại bác thưa dần rồi im bặt. Một thứ yên lặng chết chóc bao trùm không gian. Không tiếng máy bay gầm rú, không tiếng súng quen thuộc! Bụng đói, nhưng sự lo lắng làm tôi phải cố gắng mới nuốt hết ca cháo gà. Tôi nhớ, lúc ấy chỉ có một ông Thiếu Úy là sĩ quan cấp dưới, còn lại mấy chục người vây quanh đều là hạ sĩ quan và binh sĩ. Thiếu Úy Tố dè dặt nói với tôi: “Có lẽ có thỏa thuận ngưng bắn rồi, đại úy à! Sao tự nhiên êm lặng quá!" Nhưng linh tính báo cho tôi chuyện khác. Tôi nói với anh em: “Chuẩn bị rút ra khỏi doanh trại này ngay. Tụi nó tới rồi, có lẽ nó ở ngay ngoài hàng rào này thôi!” Nhìn nét mặt kinh hoàng của những người bao quanh, tôi biết họ đang cháy lòng chờ đợi một quyết định của tôi. Sau cùng, không thể chờ đợi lâu hơn nữa, ông thượng sĩ Bốn lo lắng lên tiếng:" Sao bác sĩ biết là nó tới sát đây rồi? Nếu như thế, mình làm sao rút ra khỏi trại được?” Nhìn mấy chục cặp mắt xoáy vào mặt tôi, chờ đón một câu giải đáp, như những kẻ chết khát chờ được uống nước. Tôi nói: “Đang đánh nhau mà mọi tiếng súng đều im bặt, thì chỉ có nghĩa là không còn mục tiêu nào để cho địch thanh toán. Có lẽ quân ta quanh vùng này cũng đã rút hết đi rồi! Thôi, tụi bay chuẩn bị vũ khí và tập họp quanh đây. Thiếu Úy Tố sẽ điều động anh em ra khỏi doanh trại, hướng về Ngã Tư Phú Nhuận. Mục tiêu là tìm đường đi xuống miền Tây. Ai không muốn đi, xin tùy ý. Tôi cũng chẳng còn biết xin lệnh của ai lúc này!”.
 
Trong khi chúng tôi chuẩn bị rời doanh trại thì trời đã lờ mờ sáng. Nhìn ra ngoài đường, tôi thấy dân chúng từ miệt Gò Vấp đang hối hả đổ về đường Võ Di Nguy, hướng về phía Saigon.Tôi mở vòng kẽm gai bên cửa ngách, nắm lấy một anh thanh niên đang hớt hải, hỏi anh ta “Anh ở đâu chạy tới đây vậy ?” Anh ta khoát tay chỉ về phía sau “Em ở gần đây thôi, nhưng nó đến đầy quanh nhà em rồi! Thôi, xin để em chạy ra bến tầu bây giờ!”. Tôi chợt nẩy ra ý định “Sao mình không rút ra bến Bạch Đằng, may ra có tàu!” Tôi quay vào doanh trại, lệnh cho Thiếu Úy Tố [ nay đang định cư ở Pennsylvania ] lấy chiếc xe Jeep còn lại, lấy thêm 2 binh sĩ hộ tống sẵn sàng. Tôi gọi Thượng sĩ Bốn, nói với những người còn lại, nên chạy ra bến Bạch Đằng, may ra có thể đi tàu. Ai không muốn đi, thì về với gia đình.
 
 Chúng tôi ra đi lúc 6 giờ sáng. Xe chạy  trên đường từ Tổng Y viện Cộng Hòa về ngã tư Phú Nhuận, tôi thấy nhiều xác lính nằm chết bên ven đường. Chúng tôi qua đường hai Bà Trưng và tới bến Bạch Đằng. Tới nơi, chúng tôi thấy một rừng người. Trên sông là một chiếc tàu, người đã bu đen trên tàu như đàn kiến. Trên mấy cái cột cao ở tàu, người “đậu” như chim! Trên bến , từng loạt đạn vang lên chát chúa. Có lẽ là súng của đám lính bắn dọa nhau, hoặc dành nhau xuống tàu. Thấy cơ sự không thể xuống tàu được, tôi ra lệnh quay xe về. Trên đường quay về, tôi nói với hạ sĩ Nhàn là tài xế, cho tôi ghé qua nhà ở Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa. Tôi sợ khi giặc tràn vào, chúng sẽ tàn sát gia đình các sĩ quan ở đây. Đêm hôm qua, tôi đã gọi phone về nhà, để bà xã tôi đem mấy đứa nhỏ và bà mẹ tôi đến nhà cô em ở đường Công Lý, gần Phú Nhuận. Nhưng tôi muốn chắc ăn, nên ghé qua nhà, cũng muốn để coi qua xem có chuyện gì cần làm. Cổng cư xá vẫn có lính gác nghiêm nhặt. Ngoài toán lính thường, còn có lính dù bao quanh. Mở cửa vào căn nhà thân yêu, nhưng vắng bóng người, lạnh lẽo. Mấy anh lính đi theo tôi, lấy đồ trong tủ lạnh ra. Chúng tôi chiên trứng và làm bánh mì, rồi mở radio nghe tin tức. Khi tôi đang quấy ly cà phê và lơ đãng nghe, thì thiếu úy Tố la lên “Chết mẹ! nó đầu hàng rồi!”. Phải mấy giây sau đó tôi mới tỉnh ra, để nghe thấy cái tiếng eo éo của Minh Cồ, đại ý “...anh em binh sĩ buông súng, ở yên tại chỗ, chờ bàn giao cho các anh em phía bên kia!..." Tôi không nghe được cái lệnh đầu hàng! Chỉ là lệnh buông súng và bàn giao! Đó là vào khoảng 10 giờ sáng 30 tháng 4 năm 1975!
 
 Chúng tôi sững sờ, thấy như trời sập đổ, đất sụp dưới chân! Tôi như mụ đi, ra một cái lệnh trong mê sảng “Đi về lại doanh trại!”. Chúng tôi nhả miếng bánh mì và hối hả nhảy lên xe. Nhưng cổng cư xá đã đóng chặt bằng hai lớp kẽm gai. Mấy người lính bảo tôi “Đại úy không ra được! Có lệnh bất xuất, bất nhập!” Tôi xuống xe, gặp một Trung Úy dù chỉ huy toán lính dù, chỉ vào dấu hiệu quân y, nói với ông rằng tôi phải về doanh trại gấp. Ông nhìn tôi thẫn thờ, rồi không nói lời nào, ông phất tay ra lệnh cho anh lính kéo vòng kẽm gai đủ chỗ cho cái xe jeep vọt qua. Tới đầu đường Bắc Hải, tôi muốn cho xe đi về phía chợ Ông Tạ, định đi lối đó về phía Tổng Tham Mưu, rồi lên Gò vấp. Nhưng không thể đươc, vì đường Lê Van Duyệt lúc ấy đã biến thành đường một chiều. Chỉ có thể đi xuôi xuống phía Saigon mà thôi! Đành phải đi  xuôi theo lối đó. Đi qua trại Nguyễn Trung Hiếu, ở phía đối diện với cái Nghĩa Trang Chí Hòa, tôi thấy tên mặt đường một lỗ đạn nổ, và xác chết một người dân nằm cạnh.
Xe chạy một khúc đường chưa tới Ngã Sáu Saigon, thì phải qua một doanh trại lớn của quân đội, hình như là Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Người ta túa ra đường như kiến, làm đường kẹt cứng. Lính trên xe của tôi phải bắn chỉ thiên liên hồi mới lách qua được. Tới Ngã Sáu, có con đường Yên Đổ chạy ra đường Công Lý.
 
Chúng tôi quẹo xe vào đường đó, và vọt ra đường Công Lý, rồi đi ngược về phía Tổng Tham Mưu. Xe chạy trên đường Công Lý một khúc, bỗng nghe có tiếng xe tăng chạy ầm ì ngay phía sau, và cảnh sát dã chiến trên các lầu cao và hai bên đường chợt rút sâu, biến mất. Thiếu úy Tố quay lại phía sau và la lên “Chết mẹ! xe tăng nó ở ngay phía sau mình nè!” Hạ sĩ Nhàn vội quẹo xe vào một con hẻm gần  trường trung học Quốc Anh. Chúng tôi hối hả rời xe. Tôi móc túi lấy một nắm tiền dúi vào tay các anh em binh sĩ trên xe, rồi mỗi người đi một ngả. Lúc ấy, mặc quân phục trên người rất dễ làm mục tiêu ăn đạn; nhưng tôi không thể cởi  trần truồng ra được. Vả lại, tôi nghĩ, nếu có cởi quân phục , thì cũng là một cách tự tố cáo mình là lính mà thôi! Nhục nhã và bối rối, nước mặt tôi nhạt nhòa. Chợt tôi nhớ ra, tôi đang ở rất gần nhà cô Tâm, em vợ tôi. Tôi đập cổng, và vào lọt nhà em, bên hông vẫn còn khẩu colt chưa kịp quăng đi. Vừa vào tới nhà, thì hai chiếc xe tăng Việt cộng tới ngay trước cửa. Nó dừng lại, và tác xạ dữ dội về phía Tổng Tham Mưu. Khói đạn bay khét lẹt vào căn phòng, nơi chúng tôi đang nằm rạp tránh đạn. Thì ra lúc ấy các chiến sĩ Biệt Cách Dù vẫn còn chiến đấu. Hai chiếc xe tăng này hình như sau đó cũng bị bắn cháy gần tổng tham mưu, vì ngày hôm sau, tôi đi qua đường gần tổng tham mưu để về nhà, vẫn còn thấy hai cái xe tăng cháy,có thằng lính cộng sản nằm ngửa đầu, nón cối văng sang một bên!
Mấy ngày sau đó là những ngày kinh hoàng đối với tôi. Tôi đã cố vùng vẫy để thoát cái lưới oan nghiệt của bọn Bắc Cộng. Tôi ra Vũng Tàu, xuống Rạch Giá, ra Gò Công, Phan Thiết! Nhưng tôi đi như kẻ mê sảng, vì đâu có quen biết ai! Đi đâu cũng thấy lưới thù vây bọc.
 Nửa tháng sau, tôi cùng các chiến hữu đau lòng cúi mặt nhìn nhau trong trại “tù cải tạo”, và những tháng ngày khốn nạn cứ theo nhau như bất tận! Tết đến, chỉ gợi những ngày đầm ấm khi chưa mất nước. “Mất nước là mất tất cả!” Còn gì đâu nữa. Tôi đã ăn 5 cái tết trong tù, nhìn bọn người mặt choắt, xanh bủng, trong những bộ quần áo bèo nhèo, nón cối, dép râu, nói ngọng, nhưng ánh mắt đầy thù hận, luôn mồn đe dọa, giết chóc! Lòng vẫn tự hỏi như trong mơ:” Bọn ngợm kia đã thống trị được chúng ta ư!?” Còn gì nữa đâu! Thê thảm kéo theo tuyệt vọng! Tôi chạnh lòng nghĩ tới các chiến hữu nay vẫn còn kẹt lại quê nhà. Nghĩ đến họ, lòng tôi lại sôi lên, không chịu nổi bọn đã lấy xương máu, mồ hôi, nước mắt của chúng tôi để che thân, để yên thân, thoát ra nước ngoài, nay có đứa muốn quay đầu cắn quái, lòn trôn kẻ thù của đất nước, và nhục mạ những người đã lấy máu xương che chở cho chúng nó. Tôi thề với Đất, Trời, tôi không bao giờ dung thứ bọn khốn kiếp này.
 
 Còn đây là tâm trạng của một người du học từ trước 1975, Khê Kinh Kha:
 
Khê Kinh Kha nhớ lại năm 1975 lúc ấy đang học Tiến sĩ kỹ sư Hóa Học ở  Đại học UMASS (Amherst, Mass). Cả mấy tuần trước 30 tháng 4, mỗi khi có dịp là turn on TV hay radio để theo dõi tin tức về quê hương mình. Và mỗi lần như thế' là tim mình quặn lên vì quê hương cứ tự động tan rã, người dân bồng bế nhau chạy bỏ nhà cửa làng mạc.
 Bên đây Tổng Thống Ford thì đi chơi golf ... thế là Mỹ bỏ rơi ...
 
Cả tuần sau 30/4/75, không thể nào hồi tâm để học được. Còn ngay đêm 30/4 Khê Kinh Kha buồn quá viết bài thơ:
 
30 tháng Tư, 1975
 
30 tháng Tư là hôm nay
nhìn nhau, hoảng hốt, òa khóc
em khóc, anh khóc, chúng mình khóc
một ngày tổ quốc tả tơi rách
 
đúng rồi em, 30 tháng Tư là hôm nay
em hãy thắp cho anh chút nhan đèn
em khóc, anh khóc, chúng mình khóc
rồi mình quì cầu nguyện cho quê hương
 
một ngày hết chiến tranh mà lắm nước mắt
một ngày hoà bình mà nhiều tan tóc
tại sao quê hương mình đảo điên
em thấy không người cha vừa mất đứa con
em thấy không đứa em thơ vừa mất mẹ
em thấy không người chồng lạc mất vợ
em khóc, anh khóc, chúng mình khóc
 
em thấy không chiếc trực thăng cuối cùng vừa cất cánh
em thấy không bao dân mình chôn xác vào đại dương
một ngày, một trang sử mới bắt đầu
một ngày là mãi ngàn sau
em khóc, anh khóc, chúng mình khóc
 
đúng rồi em, hôm nay là 30 tháng Tư, 1975
bắt đầu cho một số kiếp lưu vong
của bao vạn dân mình
của đứa con sắp ra đời của mình
(tội cho con chưa ra đời đã làm người mất nước
chưa ra đời đã đội khăn tan cho tổ quốc)
đây là lá cờ vàng ba sọc đỏ
em hãy treo lên tường để tưởng nhớ
 
em khóc, anh khóc, quê hương oà khóc
 
ViệtNam ơi
 ViệtNam của tôi
                        của tôi
                           của tôi
 
30 tháng Tư, bàng hoàng đứng khóc
 
khekinhkha
 
Gần 40 năm trôi qua. Lại một mùa xuân trở về. Mùa xuân, mùa hy vọng. Trong trí tưởng của người lính từng trực diện chiến đấu chống kẻ thù, người sinh viên du học, hay người làm công tác chính quyền, tất cả đều nhớ về ngày tháng cũ “tưởng như một giấc mơ”! Hy vọng giấc mơ ấy sẽ vỡ tan như bọt sóng vào năm Nhân Thìn này để chúng ta có thể hân hoan về quê cũ, về Sài gòn yêu dấu một ngày không xa…
 
Hoàng Lan Chi

Friday, January 27, 2012

Giã Từ Vũ Khí / Việt Khang - Việt Nam Tôi Đâu - Anh Là Ai - Việt Khang / Dậy Mà Đi Hỡi Đồng Bào Ơi















https://wwws.whitehouse.gov/petitions#%21/petition/stop-expanding-trade-vietnam-expense-human-rights/53PQRDZH

we petition the obama administration to:

STOP EXPANDING TRADE WITH VIETNAM AT THE EXPENSE OF HUMAN RIGHTS

Since 2007, the Vietnamese government has continuously waged brutal crackdown against human rights advocates, arresting and/or detaining notables such as: Rev. Nguyen Van Ly, Nobel Peace Prize nominees Ven.Thich Quang Do and Dr.Nguyen Dan Que, blogger Dieu Cay, and most recently songwriter Viet Khang, who merely expressed love for freedom and patriotism through songs he posted online. Congress has responded by introducing the Vietnam Human Rights Act, Vietnam Human Rights Sanctions Act and just last month, H Res 484. We implore you, Mr. President, to leverage Vietnam’s desire for the Trans-Pacific Partnership and Generalized System of Preferences to force the immediate and unconditional release of all detained or imprisoned human rights champions. Show the world America puts freedom first.

Vietnamese Americans wage vigorous human rights petition drive
Press Release
Contact: bpsos@bpsos.org
Feb 21, 2012
Within two weeks, over sixty thousand Vietnamese-Americans with the support of human rights advocates from across the country have voiced their concern to President Obama, calling on the Administration to not expand trade with communist Vietnam at the expense of human rights.
The US Trade Representative, which reports directly to the President, is considering Vietnam's efforts to expand trade with the US through the Trans-Pacific Partnership and gain preferential tariffs on goods exported to the US through the Generalized System of Preferences. The petition asks President Obama to not decouple trade from human rights and seek the immediate and unconditional release of all detained and imprisoned champions of human rights as part of the trade negotiation with communist Vietnam.  A list of 600 such prisoners is being compiled for presentation to the White House.
"With this petition drive, we would like to demonstrate our community's ability for self-mobilization around a common cause," said Truc Ho, President of SBTN who officially launched the petition drive on Feb 8, 2012.
The online petition drive makes use of the White House's "We The People" website. The petition must collect 25,000 endorsements within 30 days for the Administration to issue an official response. By the fourth day, the petition had already surpassed that threshold.
"Following the recent reforms in Burma, Vietnam has become the worst violator of human rights in Southeast Asia; the US and the world should shine the spotlight on its increasingly repressive regime," Dr. Nguyen Dinh Thang, Executive Director of BPSOS, explained.
SBTN, BPSOS and many Vietnamese-American community organizations have set up stations in multiple cities across the country to assist community members faced with difficulties using the internet. Hundreds of bilingual college students and young professionals have signed up to volunteer at these stations.
A delegation of some 200 Vietnamese-Americans is being formed with representatives from all 50 states to present a hard copy of the petition to the White House on March 5. On the following day twice that number will meet with members of Congress or their staff to support the Vietnam Human Rights Act.    
All American citizens and residents who care about human rights are asked to lend a hand and sign the online petition. [A petitioner needs to first open an account at https://wwws.whitehouse.gov/petitions, then sign the petition at: http://r20.rs6.net/tn.jsp?llr=rrd6eedab&et=1109258253621&s=0&e=001j-t1C14piIxnljtOw-majgVtG39x7kNq57u8Uh5WcdAa9Ycf5blNpPHgg-J3767GipfHqc2jdUjoXJ0OQvXjlxy-jD9YR6wIMDD0ED0IOK77jeJ44Md1Eck8GnGYW10rUNPXIXVGGGr5ON-43y2X5Ahp58ESq7SrGpsLqSXMfdj-6EQY8THFrDhP6QmzrQZfiAyWXLuN5ivcn3ZGOp8qt64HiLobqozO61k9xtDsNPg=]
 
SBTN is the most popular Vietnamese-language television programming available on DIRECTV, with 400,000 viewers. For many Vietnamese-Americans with limited English proficiency, SBTN is their primary window to the world of information and news.
BPSOS is the largest Vietnamese-American non-profit with offices in eleven locations across the US. Through local partners, the organization also operates in Malaysia, Thailand and Taiwan. BPSOS' network of bilingual mass media and social media reaches one in every four Vietnamese-American households.
"By joining forces, SBTN and BPSOS aim to politically empower the Vietnamese-American community overall and to engage Vietnamese-Americans in the public debate on domestic issues and our government's Vietnam-related foreign policies," Dr. Thang explained.
 

Viet Khang, Songwriter with a Conscience
Jailed for expressing his patriotic feelings
image

1)      Nhạc sĩ Việt Khang và gia đình
Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí, 34 tuổi. Sinh ngày 19 tháng 01, 1978 
Tên vợ: Cao Thị Lan
Tên con trai là: Võ Khang, 4 tuổi.
Cư ngụ tại (trước khi bị bắt): 8/10 F đường Nguyễn Văn Nguyễn Khu Phố 7, Phường 8 Thành Phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Ngày bị Cộng sản Việt Nam bắt lần đầu: 16/09/2011 sau đó thả ra để xem Việt Khang có liên lạc với ai để tiếp tục bắt người liên hệ.
Ngày bị bắt lần thứ hai: 23/12/2011 và hiện nay đang bị biệt dam tại số 4 Phan Đăng Lưu thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ)
Thuở nhỏ sinh ra trong một gia đình nghèo, học phổ thông Trung Học ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, yêu thích âm nhạc và sinh sống bằng nghề hoà nhạc và chơi trống trong các ban nhạc ở thành phố Mỹ Tho.
Nhạc sĩ Việt Khang có một cơ sở làm ăn nhỏ với một số nhạc cụ để hòa nhạc và thu âm kiếm sống, cuộc sống không khá giả vì Việt Khang chỉ sáng tác theo sự xúc cảm của tâm hồn chứ không phải sáng tác theo đơn đặt hàng của cơ quan Thông Tin Văn Hoá, ca tụng chế độ Cộng Sản của nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Những bản nhạc mà Việt Khang đã sáng tác dưới danh hiệu là Minh Trí đã sáng tác mang tình cảm quê hương như Bạn Thân do ca sĩ Đan Trường hát, Bà Má Miền Tây do ca sĩ Lý Hải hát đã được thâu âm…
Là một nhạc sĩ có khả năng chơi trống, nhạc sĩ Việt Khang đã đi trình diễn khắp miền Trung đến miền Nam nước Việt, nhờ sự lưu hành trình diễn đó nên anh nhìn ra những bất công dưới xã hội Cộng Sản…ở đâu cũng đầy dẫy những hình ảnh bất công áp bức, kẻ cầm quyền thì ăn không hết và người dân nghèo thì làm ăn không ra để nuôi sống bản thân. Lòng yêu nước trổi dậy trong Việt Khang và anh quyết định đi tìm những người cùng lý tưởng trao đổi tâm tình cho vơi đi những xót xa dằn vặt của một công dân yêu nước thương nòi, yêu chuộng công bằng xã hội, có lương tri với tiền đồ dân tộc.
2)      Tham gia vào Tuổi Trẻ Yêu Nước:
Tuổi Trẻ Yêu Nước (TTYN) là một tập hợp những người trẻ phần lớn là sinh viên, thanh niên, văn nghệ sĩ ý thức trách nhiệm của mình trước sự bất công của xã hội, trước cảnh đất nước đang mất dần vào bàn tay ngoại xâm của Trung Cộng, đặc biệt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về biển Đông bị Trung Quốc ức hiếp và xâm lược một cách ngang ngược, trái với luật biển quốc tế nhưng nhà nước Cộng Sản Việt Nam tỏ ra nhu nhược đồng lõa với kẻ xâm lăng, hành động này gần như bán nước cho ngoại bang. TTYN chính thức thành lập vào ngày lễ Giổ Tổ Hùng Vương 2011, những hoạt động của TTYN là viết bài đưa lên những trang website, những blogger kêu gọi nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tôn trọng nhân quyền đã quy định bởi Liên Hiệp Quốc, tôn trọng tự do và bầu của dân chủ…sáng tác những bản nhạc nói lên tình yêu quê hương dân tộc, và nói lên những cảnh đời bất công xã hội, xuống đường một cách ôn hoà để phản đối Trung Quốc xâm lược biển Đông của Việt Nam…dùng ngòi bút và tiếng hát là những phương tiện nhằm chuyên chở và kêu gọi lòng thiết tha yêu nước của mọi người, ý thức đứng lên đòi nhân quyền, đòi tự do tôn giáo và dân chủ cho Việt Nam. Xa hơn nữa Tuổi Trẻ Yêu Nước còn rải truyền đơn và dán bích chương tẩy chay bầu cử độc diễn của CSVN năm 2011, và những truyền đơn nội dung đòi hỏi tự do và nhân quyền cho Việt Nam. TTYN còn treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vì cho rằng đó là lá cờ truyền thống của dân tộc và nó một thời biểu hiện cho Tự Do.
Anh Võ Minh Trí đã gia nhập Tuổi Trẻ Yêu Nước nguyện đem khả năng viết nhạc của mình để nói lên những khổ đau của đồng bào, những thực trạng của xã hội, những nguy cơ của tổ quốc và dân tộc trước cảnh ngoại xâm mà nhà cầm quyền CSVN đang nhu nhược bán nước Việt nam.
Khi gai nhập TTYN anh đổi tên là Việt Khang để sáng tác nhạc, anh đam mê miệt mài suy nghĩ  từ tim óc mình làm sao mượn âm thanh của tiếng nhạc lời ca thức tỉnh đồng bào vốn đang ngủ mê trên những lời ru ngủ của chế độ.
Nhạc Sĩ Việt Khang sống và lớn lên trong gia đình lao động, cha mẹ làm ăn lam lũ để nuôi con, mãnh đời anh lớn lên trong Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản Việt nam muôn vàng bất công áp bức, tham nhũng bóc lột, xã hội băng hoại. Những thứ đó đã un đốc ý nhạc của Việt Khang, đến lúc anh tuôn trào những giòng nhạc mà đâu đâu từ thành thị đến thôn quê ai ai cũng đã  tỏ tường những mãnh đời khổ đau như Việt Khang từng trải qua, ai cũng mang những uất hận nghẹn ngào trước cảnh Trung Quốc xâm lược vùng biển Việt nam, ai cũng đau xót trước cảnh kẻ quyền thế thì giàu sang trên sự lường gạt, và đa số người dân thật thà thì sống nghèo nàn, khổ cực đoạ đày và bị hiếp đáp….Vì thế bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” của Việt Khang đã đánh động tiềm thức sâu thẳm của lòng mọi người. Người người dân trong nước khi nghe bản “Việt nam Tôi Đâu?” như nghe tiếng lòng mình đang thổn thức…Người sống nước ngoài khi nghe bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” thì bao nao nức dồn dập hướng lòng về quê hương đang đau khổ và lâm nguy.
Trong một thời gian ngắn kỷ lục Việt Khang đã sáng tác hai bài nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?”, và “Anh là Ai?”  đã làm rung động bao nhiêu người trong nước và ngoài nước, đây là một sự bày tỏ lòng yêu nước mà sức mạnh của nó là tiếng nhạc du dương một thứ âm điệu và ý nhạc khi nghe xong nó sẽ lắng đọng trong tâm hồn đi sâu vào tiềm thức, từ đó biến thành sức mạnh đứng lên đòi hỏi công bằng và công lý trước một xã hội nhiễu nhương đang bị độc tài độc đảng cai trị.
3)      Tác dụng hai bản nhạc của Việt Khang?
Hằng triệu người Việt trong và ngoài nước khi nghe bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” và “Anh Là Ai?” đều nhận ra thực trạng cay đắng của một xã hội dưới sự cai trị độc tài của chế độ CSVN. Sức mạnh của bản nhạc đã thúc dục lòng người ý thức trách nhiệm của mình trước nguy cơ của dân tộc trước bất công của độc quyền cai trị.
Lời nhạc không mang tính hằn học, nhưng mang một sức mạnh truyền cảm để thức tỉnh lòng người. Tạo nên sự phẫn nộ trong lòng người thôi thúc họ phải suy nghĩ về số phận nghiệt ngã của quê hương dân tộc.
Không một người nào khi nghe hai bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” và “Anh Là Ai?” mà không ngậm ngùi tự đặt câu hỏi mình phải làm gì cho tổ quốc!
Nội dung của bản nhạc: “Việt Nam Tôi Đâu?” gồm có 3 phần chính: phần đầu Việt Khang than thở đã qua cuộc sống 34 năm tuổi đầu mà anh cho là nữa đời người và anh đã tỏ tường thực trạng xã hội, một xã hội dưới sự cai trị của đảng CSVN thì người nghèo quá nghèo và cảnh quyền uy giàu có thì làm giàu trên tham những dối dang….phần thứ hai anh tự hỏi “giờ đây Việt Nam còn hay mất?” - Những lời nhạc nói lên cảnh người Trung Quốc hiện đang ngang tàn trên quê hương Việt Nam. Việt Khang tự đặt câu hỏi tại sao vậy? đây là quê hương Việt Nam tại sao bọn giặc Tàu ngang tàn trên quê hương ta, tại sao nhà cầm quyền CSVN không có biện pháp luật pháp thích ứng để hành xử mà cúi đầu để chúng hống hách. Ngoài biển đông thì Trung Quốc bắn giết ngư dân vô tội mà nhà nước Việt Nam chẳng có thái độ gì ngoài những câu lập đi lập lại lấy lệ…Phần ba của bản nhạc Nhạc Sĩ Việt Nam kêu gọi mọi người không phân biết già, trẻ, gái trai phải đứng lên để đuổi quân xâm lưộc và chống lại nhà cầm quyền nhu nhược bán nước Việt Nam.
Bản nhạc “Anh là Ai?” cũng có nội dung tha thiết, khi Trung Cộng xâm lược vùng Biển Đông nước Việt Nam vào tháng 07/2011 thì người Việt Nam yêu nước xuống đường bày tỏ lòng yêu nước bảo vệ tổ quốc thì nhà nước CSVN cho lực lượng công an đàn áp với những hành động dã man như đạp vào mặt người biểu tình yêu nước….từ đó Việt Khang đặt bản nhạc “Anh Là Ai?” toàn bộ bản nhạc đều cho rằng anh là ai mà đánh đập người yêu nước không nương tay vậy? Như vậy anh có phải là kẻ đồng lõa với ngoại bang xâm lược Việt Nam hay không? Việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam tại biển Đông cả người dân Việt Nam ai cũng biết cũng uất hận, cả thế giới đều lên án thế mà những người yêu nước muốn bày tỏ thái độ chống lại quân xâm lược đáng ra một chính quyền trách nhiệm trước tiền đồ quê hương dân tộc phải ủng hộ lòng yêu nước, nhưng trái lại chế độ CSVN đã dùng quyền lực  cuả công an, của nhà nước để đàn áp,đánh đập dã man, bóp chết quyền sống của con người.
Hai bản nhạc đó đả làm cho chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam run sợ do đó họ đã tìm cách bắt Việt Khang.
4)      Việt Khang bị bắt:
Ngày 16/09/2011 khi hai bản nhạc Việt Khang đã hát và đưa lên trên các hệ thống Internet và youtube.com thì nhạc sĩ Việt Khang bị bắt. Cùng bắt lúc đó có nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, và sinh viên Nguyễn Thiện Thành cùng là thành viên của Tuổi Trẻ Yêu Nước. Công an đã tịch thu toàn bộ máy vi tính, những dụng cụ làm ăn của Việt Khang (như máy thâu âm, máy hoà nhạc v.v..) .
Sau đó vì công an CSVN muốn thả Việt Khang ra để xem Việt Khang có liên lạc với những ai nữa để bắt những người còn lại, sau gần  67 ngày (2 tháng 7 ngày) theo dõi không bắt được ai, ngày 23/12/2011 nhà cầm quyền CSVN đã điều động 40 công an đến bắt Việt Khang đi và hiện nay Việt Khang đang bị biệt giam tại số 4 Phan Đăng Lưu thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam.
5)      Nhờ sự can thiệp của các cơ quan truyền thông và các tổ chức nhân quyền và chính quyền các nước tự do dân chủ:
Việt Khang là một nhạc sĩ đấu tranh, là một nhạc sĩ yêu nước, anh chỉ đấu tranh bằng lời ca tiếng nhạc để nói lên nỗi đau xót của mình trước cảnh một xã hội bất công, tham nhũng và trước cảnh đất nước đang bị quân Trung Quốc xâm lược…anh bày tỏ sự bất đồng chính kiến của mình qua tiếng nhạc lời ca. Đó là một trong những quyền tối thượng của con người đã quy định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Vậy để trả bảo vệ những quyền căn bản này, mong mõi các nhạc sĩ ở Hải Ngoại, đặc biệt nhạc sĩ Trúc Hồ vận động giúp đỡ cho nhạc sĩ Việt Khang sớm được trả tự do.
Kính nhờ các cơ quan Human Right Watch, các cơ quan nhân quyền trên thế giới, Quốc Hội Hoa Kỳ và Quốc Hội Châu Âu, cơ quan Liên Hiệp Quốc can thiệp cho nhạc sĩ Việt Khang và người bạn của anh là nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình cả hai hiện đang bị biệt giam tại PA-24 ở số 4 đường Phan Đăng Lưu thành phố Hồ Chí Minh sớm được thả tự do.
Kính nhờ bộ ngoại giao Hoà Kỳ và các toà Đại Sứ Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Anh, Úc tại Hà Nội lên tiếng can thiệp cho nhạc sĩ Việt Khang và TrầnVũ Anh Bình được sớm trả tự do.
Trân trọng;
Đại Diện Cho Tuổi Trẻ Yêu Nước tại Hải Ngoại
Vũ Trực


January 17, 2012

To whom we hope are concerned,
We are writing to you as fellow songwriters, artists, free expressionists of this great nation in hopes that you will be changed by what you read below and are compelled to help free an innocent expressionist. 
Very currently, on December 31st, 2011,  a year of music and patriotic passion has ended for a fellow songwriter in Vietnam.  2012 is not looking hopeful for him or any of us who believe in human rights as well as freedom of expression for the country.  In light of China and Vietnam’s current dispute over the Spratly islands Hoang Sa and Truong Sa, Vietnamese singer/songwriter VIET KHANG had written and shared songs of grief over his country’s loss.  They spred rapidly online.His songs titled “Anh La Ai (roughly translates to: ‘Who are you?’)” and “Viet Nam ToiDau (‘Where is my Vietnam?’)” spoke on behalf of the Vietnamese citizens hurting from thesecurrent events.He has recently been arrested and imprisoned by the Vietnamese government for said actions.  With lyrics that ask, “Why does my country deserve more bloodshed?” from a patriotic soul, many are outraged that a song written to express love and concern for its country would yield such violent reactions from its own leaders.
In a world where rapists, murderers, and terrorists roam among us, it begs the question, why are these authorities using precious security resources to arrest a patriotic singer/songwriter?  VIET KHANG is still currently held in jail, under an accusation unbeknownto us.  We ask, with as much assertiveness as you will allow us, that you take action by passing this letter forward to your sources, writing to national authorities,signing the existing petitions online to ‘Free Viet Khang’, and using every heard voice within your network to free this silenced artist.
We here in America have the gift of freedom to stand by what we believe in and speak on what is just, so please use that precious right to free your fellow artist.  Do what you can and everything you can so that the hope for basic human rights throughout this world does not continue to wither as 2012 has only begun.
With much hope,

Viet Khang, Songwriter with a Conscience
Jailed for expressing his patriotic feelings
image
Viet Khang, a songwriter currently detained by the public security police without charges, has quickly become the symbol and voice of conscience of the post-war generation of Vietnamese.  His arrest has prompted a movement among Vietnamese artists and intellectuals in Vietnam and overseas calling for his immediate and unconditional release.
Born into a poor family in 1978 as Vo Minh Tri, he grew up and lives in My Tho, Tien Giang with his wife and their four-year old son.  He discovered his love for music from an early age and has made a living as a songwriter under the pen name “Minh Tri”.  He is also a drummer performing with several local bands.  He operates a small recording studio to provide for his family’s livelihood.
As he toured many cities to perform, he increasingly noticed rampant social injustices and widening poverty that affect his people and threaten his country’s future.  Disturbed, he shared his feelings and thoughts with other like-minded young Vietnamese.  In April 2011 they founded “Patriotic Youth,” a loose network of college students, young professionals and young artists, to promote public consciousness about social justice and civic engagement.  Some association members created blogs and websites to advocate for the respect of human rights, freedom, and free elections.  Others passed out fliers calling for democratic reforms and the defense of Vietnam’s sovereignty against China’s expansionism.  Under the new pen name of “Viet Khang,” Vo Minh Tri wrote two songs that spread virally through the internet. 
His song “Who are you?” questions the conscience of public security police members who brutally assaulted, arrested and detained demonstrators for peacefully expressing concern over China’s territorial ambitions.  In “Where is my Viet Nam?”, Viet Khang confesses disillusionment with a regime that pays little attention to the spreading social injustices, decries the leadership’s lack of resolve to defend the country’s sovereignty, and calls on citizens to assume responsibility for Vietnam’s future.  He personally performed both songs and posted them on the internet.
Soon after their posting, on September 16, 2011 the police arrested Viet Khang and two other members of Patriotic Youth.  The police confiscated Viet Khang’s computer and all equipment at his recording studio.  He was released and then re-arrested on December 23, 2011.  He is currently held in police custody.
* * *
image
Act Now:
Please help free Viet Khang, a songwriter with a conscience, by passing on this appeal for his immediate and unconditional release to elected officials, the media, human rights organizations, associations of artists and musicians, college students and all those who care.



Sức Mạnh Tinh Thần Của Chữ Ký


Con số mười một (11)  vạn chữ ký,  đồng một lòng , nhắm vào cùng một mưc tiêu , là con số mà trước đây một tháng , có nằm mơ cũng ít ai dám mơ ước. Một sự kết hợp kỳ diệu.
 
Con số ấy gây ngạc nhiên cho cả chính giới Mỹ. Với dân số ba trăm triệu người , không biết bao nhiêu triệu người xử dụng computer , thế mà petition tạo được số chữ ký cao nhất cũng chưa đạt tới mức (50) năm chục ngàn.
 
Dân số chúng ta, già trẻ lớn bé , cộng hết lại , chỉ bằng 0.5 % ( một nửa phần trăm) của dân số Hoa Kỳ.  Thành phần dân số của mình cũng khá phức tạp. Không phải ai cũng nghĩ tới quyền lợi chung của đất nước . Không phải ai cũng tham gia hoạt động . Không phải ai cũng đi bỏ phiếu . Không phải ai cũng biết xử dụng quyền phát biểu . Thế mà , chưa đầy năm (5) ngày mình đã vượt con số 25 ngàn cần thiết ( 11 /2 : số chữ ký : 26,610.) .
 
Chỉ mười (10) ngày , mình đã phá kỷ lục ( ngày 18/2 : 51,829 chữ ký ) . Chưa đầy một tháng mình đã đạt con số gần như gấp ba con số kỷ lục của người dân Hoa Kỳ . Một thành công không thể tưởng tượng được.
 
Theo dõi nhịp độ gia tăng từng giờ , từng ngày của con số chữ ký , chính giới Hoa Kỳ , từ Phủ Tổng Thống đến những đại diện dân cử tại Hoa Kỳ bắt đầu chú ý đến tiềm lực chính trị của cộng đồng chúng ta. Không riêng Phủ Tổng Thống mà Quốc Hội Mỹ  cũng bắt đầu nhìn tập thể tị nạn chính trị chúng ta với một ánh mắt khác hẳn trước đây. Họ phải nhìn nhận rõ ràng đây là một khối chống cộng mãnh liệt , nhìn nhận rõ ràng là tình trạng Nhân Quyền tại Việt Nam quá sức tồi tệ , khó có thể làm ngơ được nữa, dù họ có những ưu tiên chiến lược phải theo đuổi.
 
Với tiềm lực của lá phiếu và ý chí đấu tranh , chúng ta đang lấn tới từng bước trong cuộc vận động cho Nhân Quyền tại Việt Nam . Có Nhân quyền , người dân trong nước mới có nhiều cơ hội tranh đấu cho Tự Do, cho Dân Chủ .
 
Không riêng tại Hoa Kỳ , mà kết quả này cũng đang tạo nên một tiếng vang rất lớn trên chính trường thế giới , nhất khi cộng đồng tị nạn cộng sản VN ở các nước khác , ở các châu lục khác cũng tiếp nối ngọn lửa  đấu tranh này, cũng sẽ thuyết phục được chính quyền sở tại , đẩy mạnh sức ép ngoại giao lên một tầm mức cao hơn đối với bạo quyền cộng sản VN.
 
Kết quả này không những gây phấn khởi trong tập thể tị nạn cộng sản , mà đang là một ngọn gió lớn , hướng về  quê nhà , mang theo bao niềm phấn khởi .
 
Trong mọi cuộc đấu tranh , người ta sợ nhất là sự cô đơn . Khi biết rằng cả khối người Việt tị nạn cộng sản đồng loạt chống lại bạo quyền , và dư luận quốc tế đồng loạt lên tiếng yểm trợ cho cuộc đấu tranh đòi Nhân Quyền của họ tại VN , thì chắc chắn tinh thần của những nhà đấu tranh tại VN sẽ lên rất cao , sẽ vững tâm hơn , mạnh dạn hơn rất nhiều, vì họ không còn cô đơn .  Tinh thần ấy sẽ truyền đi rất nhanh , toả rộng ra khắp nước , tác động đến cả những người trong hệ thống cầm quyền của cộng sản , nhất là thành phần trẻ  trong quân đội .
 
Ai bảo đảng cộng sản VN không run sợ ? Không run sợ sao lại cấp tốc triệu tập đại hội trung ương đảng , cách lần trước chỉ có vài tháng  ? Bao nhiêu vụ cướp đất, cướp nhà , cướp của,  từ trung ương đến địa phương , từ gần bốn thập niên qua đã dồn người dân đến mức phải vỡ bờ , mà vụ Đoàn văn Vươn là một phát pháo làm rung chuyển cả hệ thống bóc lột mang danh xã hội chủ nghĩa.  Giai cấp công-nông mà họ nhân danh để tranh đấu đã trở thành nạn nhân bóc lột của họ , và đang là lực lượng đối kháng mạnh mẽ ở trong nước. Hơn ai hết , họ biết sức mạnh đó . Thế cho nên các tay chóp bu trong đảng mới phải vội vàng lên tiếng , tìm cách vá víu , chống đỡ. Cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là nhãn hiệu để cho phép họ dùng bạo lực chuyên chính của công an để trấn áp. Nhưng gió đã xoay chiều. Thực tế cho thấy như thế , không phải là lời nói tuyên truyền suông.
 
Kết quả của chiến dịch ký thỉnh nguyện thư mang nặng yếu tố tinh thần . Tinh thần dẫn đến hành động không bao xa.
 
Cám ơn lời kêu gào thống thiết của nhạc sĩ Việt Khang . Cám ơn nhạc sĩ Trúc Hồ và các nghệ sĩ của trung tâm Asia , của đài SBTN đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh . Cám ơn sự đóng góp trí tuệ của tất cả những người thiết tha với vận mệnh đất nước , để cho tôi và con cháu tôi vẫn còn có được "cội nguồn" Việt Nam ở đây , và thế giới này sẽ mãi mãi vẫn còn VIệt Nam .
Lê phú Nhuận
( người lính già 73 )
 






RFA file

Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn.




Thanh Trúc có bài chi tiết sau đây:


Để đáp ứng thỉnh cầu tổng thống Obama lưu ý Hà Nội cải thiện nhân quyền, Nhà Trắng sẽ có một buổi gặp cùng đại diện các đoàn thể vận động người Mỹ gốc Việt vào thứ Hai tuần tới.
Tiếp đó, thứ Ba là ngày mọi người cùng vào quốc hội để yêu cầu các vị dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ chú tâm nhiều hơn nữa đến tình trạng quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng bởi chính phủ Việt Nam.

Trên nguyên tắc thì chỉ cần hai mươi lăm đến ba chục nghìn chữ ký là đủ lôi kéo sự chú ý của tổng thống. Thế nhưng đến lúc này con số đã vượt quá một trăm lẻ năm ngàn. Trong lúc người Việt khắp nơi trên đất Mỹ chuẩn bị kéo về thủ đô với tâm trạng phấn khích thì người Việt ở Washington DC cũng đang nao nức và tất bật lo liệu cho hai ngày 5 và 6.


Hạnh phúc
Cuộc vận động đã thu thập được 115,153 chữ ký tính đến trưa ngày 03/03/2012. RFA photo.

Một trong những người đứng đầu ban tổ chức, anh Võ Thành Nhân, cho biết vì là cư dân thủ đô nên những gì anh và các tình nguyện viên phải phối hợp lo liệu là vấn đề vận hành, chuyên chở, đưa rước, nơi ăn chốn ở, kể cả những hồ sơ đi vào quốc hội, sắp xếp thế nào để những phái đoàn từ các tiểu bang xa về có thể tiếp xúc được với các dân biểu nghị sĩ đại diện cho họ trong quốc hội:

“Mà cái tinh thần nó rất là vui, lần này mình thấy những người họ về thứ nhất là người ta không câu nệ vấn đề tiền bạc mặc dầu người ta chỉ mới biết có bốn năm ngày trước khi về Washington DC mà người ta vẫn mua vé may bay để về.
Có những vé máy bay rất là mắc tiền. Có những người không mua vé máy bay được vì lý do tiền bạc thì họ đi xe bus sớm hơn giờ mà họ dự định. Do đó cho nên mình thấy được sự cố gắng, sự náo nức của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ khi mà họ nhận thấy vai trò của họ trong việc đấu tranh cho nhân quyền ở trong nước.

Là người đặc trách nơi ăn chốn ở và tạo điều kiện cho đồng hương về đây, bản thân tôi cảm thấy vui và hạnh phúc, lâu lắm mình mới có dịp thực hiện một giấc mơ chung, mơ thấy một ngày Việt Nam thực sự có được tự do, dân chủ và nhân quyền.”

Hãnh diện

Cũng từ thủ đô Washington, một tình nguyện viên, ông Trí Tôn:
“Tôi sống ở Mỹ hai chục năm nay rồi. Lần trước là hiện tượng Trần Trường treo cờ mà tôi thấy người Việt Nam biểu hiện sự đoàn kết và đây là lần thứ hai tôi thấy người Việt Nam mình đoàn kết cho một lý tưởng cao đẹp như ngày hôm nay và tôi rất hãnh diện.
Nếu tôi đóng góp được phần nào, nếu cần đưa rước hoặc làm gì đó mà tôi có thể giúp được thì tôi giúp. Thực sự tâm trạng tôi rất là vui mừng rất là hạnh phúc.”

Người tình nguyện thứ hai, ông Trần Du:
“Trong phạm vi khả năng của tôi việc làm thiện nguyện viên trong hai ngày để đưa đón phái đoàn thì sự đóng góp của tôi quá bé nhỏ so với những người từ các tiểu bang khác bỏ công sức và tiền bạc về đây. Tôi nô nức lắm và tôi cũng đang chờ đợi, tôi náo nức lắm, tôi háo hức lắm.”

Phấn khởi

Nhiều người biểu tình đã mặc những áo thun có tên 2 bản nhạc của anh Việt Khang. Photo by Hiền Vy/RFA.

Được biết chỉ một trăm người được phép tham dự cuộc gặp lịch sử tại Nhà Trắng ngày thứ Hai, trong lúc số người từ các tiểu bang kéo về dự kiến có thể lên đến năm trăm hoặc hơn. Đây cũng là những người sẽ kéo đến quốc hội Mỹ ngày hôm sau. Có người tự liên lạc với ban tổ chức rồi đi một mình, cũng có người đi cùng phái đoàn của cộng đồng trong tiểu bang.

Từ thành phố Chicago tiểu bang Illinois, bà Đỗ Ngọc Hà, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của Hội Người Việt Illinois:

“Tôi rất là háo hức, nôn nóng và cảm thấy rất sung sướng. Đây không phải lần đầu tiên tôi được vào Tòa Bạch Ốc, nhưng cảm giác của tôi lần này rất là khác bởi vì thấy tinh thần của người Việt Nam mình, ai cũng phấn khởi vì mình có sự thông cảm hợp tác chặt chẽ với nhau.”

Chờ lâu lắm rồi

Bạn trẻ Nguyễn Quốc Tuấn, Florida, sẽ lên thủ đô trong vai trò thiện nguyện viên, nói rằng bạn sẽ đi một mình nhưng không có cảm giác đơn độc:

“Tâm trạng của em phải nói là náo nức khó tả lắm, vui thì cũng không đúng mà phải nói là xúc động. Em đi một mình thôi nhưng lúc nào cũng cảm thấy có sự đồng hành của cả dân tộc Việt Nam mình. Người Việt Nam mình chờ chuyện này xảy ra lâu lắm rồi.” (Ô. Nguyễn Quốc Tuấn, Florida)

Bà Trinh, vừa đến Washington hôm nay:

“Tôi là Nguyễn Ngọc Trinh ở San Diego, ở đây cũng có nhiều người đi. Tôi về Washington DC là lần thứ hai nhưng lần này rất là nôn nao, tôi biết gặp rất đông người, tôi cũng bị lây cái nôn nao của những người khác. Lần này tổng thống Obama tái ứng cử, cử tri người Việt cần nói cho ông biết nguyện vọng của người Việt tị nạn hôm nay.”

Tin báo từ Texas là 150 người của tiểu bang này về DC cho hai ngày 5 và 6. Vùng phụ cận thủ đô, tiểu bang New Jersey, ông Nguyễn Tường Thược báo cho biết:
“Cả gia đình tôi hơn hai mươi người đã ký vào thỉnh nguyện thư, con tôi cũng theo tôi về Washington và chúng tôi được vào Tòa Bạch Ốc. Bên Philadelphia giờ phút này cũng khoảng độ 20, New Jersey tối đa 30 người. Tại New Jersey có những cựu tù nhân anh em chúng tôi đi cả gia đình 10 người.”

Tinh thần đoàn kết

           
Video: Hiện tượng Việt Khang và cuộc vận động cho Nhân quyền Việt Nam


Thực tế đến giờ phút này thì riêng thành phố Philadelphia thuộc tiểu bang Pensylvania đã có khoảng 50 người về Washington. Tuy nhiên, con số 50 này có thể tăng lên sau khi từ Pittsburg, thành phố lớn thứ nhì của Pensylvania, bạn Trần Minh Khánh báo cho biết sẽ cùng các anh chị em con lai khác trong Gia Đình Mỹ Việt xuống tham dự:

“Là một người con lai mang hai giòng máu, một nửa giòng máu của em là người Việt. Lần này về DC em hy vọng anh chị em con lai chúng em cũng có được bài học về tự do dân chủ. Nhưng mà quan trọng là tâm huyết, và cũng như mọi người, dù khó khăn thế nào cũng phải về DC lần này để nói lên cái tinh thần đoàn kết.”

Tiểu bang Georgia, cô Trish Thùy Dương Nguyễn, nói về chuyến đi Washington:

“Cộng đồng Người Việt Quốc Gia ở Georgia đã ký hơn ba ngàn chữ ký, phái đoàn Georgia sẽ tới khoảng mười lăm người. Em đã sắp xếp được chiếc xe mười lăm chỗ ngồi. Cũng rất là nao nức, rất là vui bởi vì mọi người mong muốn được đến DC, được đến quốc hội.”

Nhưng đến giờ này kế hoạch về Washington DC của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia ở Georgia thay đổi chút ít vì số người tham dự chính thức từ Georgia là 60 người. Đây cũng là trường hợp tương tự ở tiểu bang Massachusetts, từ mấy chục người lúc đầu nay đã là 170 người.
"Nhưng mà quan trọng là tâm huyết, và cũng như mọi người, dù khó khăn thế nào cũng phải về DC lần này để nói lên cái tinh thần đoàn kết. (Ô. Trần Minh Khánh, Pensylvania)

Trong khi đó, chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam New Hampshire, ông Cao Xuân Khải cho hay:

“Cộng đồng New Hampshire đi tất cả là mười sáu người, nhưng cũng có một số người đi riêng vì có người quen ở trên Maryland hay những nơi khác. Chúng tôi đi bằng xe riêng, hoàn toàn tự túc và có một sự kích động như một ngày hội. Đây là sự náo nức mà bấy lâu nay chúng ta từng mong đợi, đây là sự háo hức lắm.”

Từ tiểu bang Arkansas xa xôi, ông Lê Văn Thao, 70 tuổi, nhất quyết phải về thủ đô cho bằng được:

“Tôi sắp sửa Chúa Nhật này là đi máy bay lên Washington DC. Trong lòng tôi rất vui mừng mặc dầu tôi lớn tuổi nhưng tôi cũng cố gắng tôi đi. Già cả lớn tuổi nhưng biết việc nào quan trọng cần làm thì phải làm nhất là cho quốc gia dân tộc mình, thành ra trong lòng tôi rất nao nức.”

Hiện chưa thể biết đích xác số người từ tiểu bang California về Washington DC là bao nhiêu. Tin sơ khởi hôm thứ Sáu cho thấy chỉ riêng Quận Cam, được coi là thủ đô tị nạn của người Mỹ gốc Việt, số người về là 50.

Từ Úc, Nhật


Và có hai người ở rất xa, ngoài nước Mỹ, đang trên đường về thủ đô Hoa Kỳ. Người thứ nhất, đến từ Australia:

“Tôi là Trần Đông, từ Melbourne, Australia, mới đến Hoa Kỳ mấy hôm nay thì trùng hợp sự kiện trên một trăm ngàn người ký tên vào thỉnh nguyện thư. Hiện tôi đang trên đường từ Quận Cam ra phi trường để lên Washington với tâm trạng rất vui mừng, rất phấn khởi, rất náo nức, để cùng người Việt tự do đòi nhân quyền cho Việt Nam. Hiện tôi đang trên đường từ Quận Cam ra phi trường để lên Washington với tâm trạng rất vui mừng, rất phấn khởi, rất náo nức, để cùng người Việt tự do đòi nhân quyền cho Việt Nam." (Ô. Trần Đông, Australia)

Người thứ hai, một nhà báo ở Tokyo, Nhật Bản:

“Tôi là Đỗ Thông Minh, đang trên đường ra phi trường. Hôm nay ở bên Nhật là thứ Sáu mùng 2. Rất là háo hức để được bay qua Washington DC. Cá nhân tôi tuy ở bên Nhật và không được ký nhưng mà rất háo hức đi để ủng hộ cũng như để viết phóng sự gởi cho đồng hương ở khắp nơi trên thế giới.”

Hôm qua, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, tổ chức đã cùng hệ thống truyền hình SBTN của nhạc sĩ Trúc Hồ khởi xướng chiến dịch ký thỉnh nguyện thư đến Nhà Trắng, cho đài Á Châu Tự Do biết hiện tại nhóm thiện nguyện trẻ người Việt và người Mỹ ở Washington đang ráo riết liên lạc với các vị dân biểu và thượng nghị sĩ để thu xếp các buổi hẹn ở quốc hội.
Tóm lại, các bạn trẻ này gần như phải chạy nước rút để có thể hoàn thành công tác mà họ đảm nhận.
Video:Người Việt khắp thế giới vận động cho nhân quyền VNhttp://www.youtube.com/watch?v=UshpRpQ3RcA&feature=player_embedded






Những Điều Có Thể Tiên Đoán Trước

Mũ Xanh Phạm Văn Tiền
Góp ý về bài viết của Đào Nương
trên tờ báo Sài gòn Nhỏ.






Trong khi người viết bài nầy thì con số TNT đã gần 125 ngàn chữ ký ủng hộ rồi. Đồng bào khắp nơi đã trên đường tới Tòa Bạch Ốc để thể hiện tinh thần yêu nước của mình vào ngày mai thứ hai 5 và 6-3-2012, theo lời kêu gọi của Nhạc Sĩ Trúc Hồ và Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng. Họ đại diện cho một tập thể Người Việt tha hương đi tìm công lý cho cả dân tộc Việt Nam. Con số người ký TNT cứ tăng nhanh mỗi giờ mỗi ngày, điều nầy đã chứng minh được chính nghĩa ở đâu trong công cuộc vận động lịch sử nầy. Người ủng hộ tiếp tục hăng say ủng hộ, còn kẻ đánh phá cứ trơ trẻn đánh phá, trong đó phải kể đến bài viết mới đây của bà Đào Nương trên tờ báo Sàigon nhỏ mà bà là Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút. Một tờ báo lớn được phát hành rộng rãi khắp nơi trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.

Chuyện những bài viết trên tờ Sàgon Nhỏ từ bấy lâu nay bao giờ cũng vậy. Bà chửi VC rất hăng say, nhưng đánh phá những nguời có tấm lòng với dân tộc và đất nước cũng hăng say không kém. Từ Linh mục Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài… đến thầy Quảng Độ, Không Tánh bà cũng không chừa. Qua ngòi bút của Tú Gàn trên tờ Sàigon Nhỏ vài năm trước, đã miệt thị và vu cáo Linh Mục Nguyễn Văn Lý là chống Cộng giả. Cha Lý đến nay vẫn còn là mối nguy hại cho bọn cộng sản Việt Nam và chúng vẫn còn giam giữ hành hạ ông mỗi ngày, không thấy một lời nào của bà để xin lỗi hay đính chánh cho Cha về nổi oan ức nầy. Rồi Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Viết Hoạt... những nhà đấu tranh bất khuất đã từng bị tù đày trên hàng chục năm trời, đến Mỹ định cư sau khi có sự can thiệp của các tổ chức Nhân Quyền trên thế giới.

Bà đã đặt quá nhiều nghi vấn mà mới nghe qua ai cũng thấy cái dã tâm ác độc dưới ngòi bút của bà. Không phải có tờ báo trong tay bà muốn viết gì cũng được, dù đây là xứ sở của nền Tự Do ngôn luận, nhưng công tâm và lẻ phải luôn đứng về điều thiện, ai gieo gió thì sớm muộn gì cũng phải gặt lấy bão. Đó là chân lý muôn đời trong cuộc sống nầy. Bà may mắn qua được xứ người sớm, bà chưa một lần nếm được dù chỉ là một ngày tù tội của bọn cầm quyền cộng sản Viêt Nam. “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” mà các nhà đấu tranh trong nước đang bị hành hạ mỗi ngày mỗi giờ. Bà thẳng tay ăn thua đủ với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy khi vừa chân ướt chân ráo đến Hoa Kỳ sau nhiều năm trời bị đánh đập giam cầm trong một chế độ gian ác. Thay vì mở rộng vòng tay đón mừng bao bọc che chở giúp đở dù chỉ là một chút tình hiếm muộn của người đồng hương, thì bà lại dựng chuyện bôi nhọ danh dự của một nhà đấu tranh kiên cường, một phụ nữ bất khuất trước bạo quyền cộng sản. Có ai dám chỉ thẳng vào mặt bọn cầm quyền là một lũ bất lương, và chế độ cộng sản do Hồ Chí Minh sáng lập đã đem lại nhiều khổ đau triền miên cho cả dân tộc. Bà kêu gọi công lý, bà ra tay hổ trợ giúp đở Dân oan..Bất cứ một cá nhân nào, một tổ chức nào ra tay cứu giúp một người khác đang lạc lỏng bơ vơ nơi xứ người đều đáng được hoan nghênh, dù đó là tổ chức của Đảng Việt Tân như bà đã kết án!

Xin lổi quý vị đọc bài nầy vì người viết đã đi quá xa những điều gì cần phải góp ý với bà. Bây giờ tôi xin được phép bắt đầu đề cập đến những vấn đề tôi thấy không đồng tình với những lập luận của bà, về những cố gắng hơn cả trăm ngàn người đứng lên đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản phải trả Tự do cho các nhà đấu tranh dân chủ qua chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư, đặc biệt nhất là trường hợp của nhạc Sĩ Việt Khang qua 2 bài hát yêu nước Anh là ai? Và Việt Nam tôi đâu?

Bà viết như sau: “Hai ngày cuối tuần vừa qua , coi như đài CNN dành cho tang lễ của cô ca sĩ Whitney Houston, hưởng “thọ” 48 tuổi. Sau những thành công rực rỡ cuả tuổi 20, đời sống của Whitney Houston là bằng chứng hiển nhiên thê thảm nhất cho những người nghiện ma túy……..Tang lễ của cô ca sĩ Whitney đã được cử hành trọng thể hơn những vị tổng thống Hoa Kỳ đã qua đời, trong 35 năm Đào Nương tôi sống ở nước nầy. Không biết có nên buồn hay nên vui?
Những điều nầy có thể sẽ giúp chúng ta hiểu được vì sao ông nhạc sĩ Trúc Hồ lại hô hào vận động chữ ký đòi Việt Cộng thả Việt Khang khi ông nhạc sĩ “tranh đấu cho dân chủ” nầy bị bắt. Từ trước đến nay ông Trúc Hồ đã giữ im lặng , không tranh đấu như thế khi ông Lê Công Định, ông Cù Huy Hà Vũ, ông Phạm Minh Hoàng, hay ông Điếu Cày bị bắt..”

Cách đặt vấn đề đã làm người đọc cảm thấy cái tâm địa không tốt của bà. Chuyện đấu tranh cho dân tộc, chuyện cứu nguy cho các nhà đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ đang bị cầm tù đâu phải chỉ riêng ai, mà là của tất cả mọi người.Chuyện cái chết của cô ca sĩ Whitney Houston và cái đám tang vĩ đại của cô ta, bà có buồn hay vui thì đâu ăn nhập gì đến trường hợp bị bắt của ca sĩ Việt Khang.Tại sao bà không biết đã có bao nhiêu cuộc vận động của đồng bào khắp nơi đã và ngày đêm liên tục để giúp đỡ cứu nguy cho các nhà đấu tranh trong nước từng ngày từng giờ. Không vận động thì làm sao Giáo Sư Phạm Minh Hoàng đươc cộng sản thả ra trước mức án tù, mặc dù bây giờ ông vẫn chưa nhận mình là người có tội... ông Nhạc sĩ Trúc Hồ hay Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng cũng là những con người như chúng ta, nhưng những gì mà các ông ấy đã và đang làm được mọi người Việt Nam kính phục. Nhạc sĩ Trúc Hồ giám đốc trung tâm băng nhạc Asia và đài SBTN đã đi vào lòng dân tộc với những dòng nhạc lưu vong đầy xúc động trong suốt hơn thập niên qua. Chỉ cần 2 bản nhạc để đời “Thiên thần trong bóng tối và Đáp lời sông núi” do chính ông sáng tác cũng đủ nói lên được tinh thần yêu nước của ông ở đâu rồi? Ai làm được gì hơn ông!

“Trong mấy tuần qua, đài SBTN vận động chữ ký để xin tổng thống Obama can thiệp cho “ ông nhạc sĩ” Việt Khang đang bị Việt Cộng bắt.Dù rằng hai bản nhạc “Việt Nam tôi đâu” và “ Anh là ai?”có lời rất hay thì điều nầy không đủ xác minh rằng “sự nghiệp “ tranh đấu của nhạc sĩ Việt Khang ..quan trọng hơn. ảnh hưởng nhiều so với bao nhiêu người đã bị cộng sản bắt giam từ 36 năm qua?..”

Trong Thỉnh Nguyện Thư gởi tòa Bạch Ốc và Quốc hội lần nầy do Nhạc Sĩ Trúc Hồ sáng lập qua sự giúp đỡ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng giám đốc tổ chức BPSOS cứu người vượt biển, không chỉ đòi trả Tự do cho Việt Khang mà còn cho tất cả những người đấu tranh trong nước khác đang bị cầm tù. Trong bất cứ cuộc đấu tranh nào cũng vậy, những người lãnh đạo phải biết nắm bắt thời cơ, khi nào và lúc nào.. để mang về thắng lợi. Bằng chính giọng hát tha thiết của mình, bằng lời lẽ nhẹ nhàng, nhưng đầy thách thức, Nhạc sĩ Việt Khang đã làm rơi lệ nhiều trăm ngàn người. Không biết bà có còn trái tim Việt Nam hay không khi đem so sánh cái chết của ca sĩ Whitney Houston với sự tù đày của ca sĩ Việt Khang? Nếu như vậy thì thật là đau lòng khi có một người Việt Nam Tỵ nạn cộng sản như bà? Chẳng những tại Hoa Kỳ nơi chúng ta đang cư ngụ mà nay chiến dịch TNT đang lan rộng qua tới Canada và Úc châu..Chúng ta quyết tâm lật đổ chế độ cộng sản bằng mọi cách, mọi phương tiện trong tay, buộc bọn bán nước hại dân phải trả lại quyền làm người cho cả dân tộc theo đúng hiến chương về Nhân Quyền đã được Liên Hiệp Quốc công nhận. Chỉ có những kẻ ngu dốt mới lý luận rằng cộng đồng chúng ta qua TNT nầy là tiếp tay rước voi về giày mả tổ!

Bà đã có công trích dẫn biết bao nhiêu nặc danh đánh phá trong việc ký TNT nầy, chẳng thiếu một ai, từ tên Linh Vũ và 7 điểm trên tờ báo hại báo đời “ Góp Gió”, với những lập luận đánh phá mà kẻ bài viết nầy đã nói lên hết trong một bài viết “Việt Nam là của Mọi Người” đã được đăng trên các diễn đàn điện tử hay trên Bán Nguyêt San Thế Giới Mới trong tuần vừa qua.Mỗi người có một cách nhìn, một vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau, nhưng đừng bao giờ để lộ cái tâm đê tiện nhỏ nhen của mình. Những câu hỏi vu vơ như “Trúc Hồ đưa người vào trong nước lấy tin từ Bắc chí Nam mà bọn Việt Gian Cộng Sản không gây một khó dễ nào?Tại sao SBTN tổ chức hội thảo bàn tròn cho Hoàng Minh Chính , cho Bùi Tín ca tụng cho thành lập Tiểu Diên Hồng.... Tại sao SBTN rầm rộ đưa tin Việt Khang bị bắt và khẳng định sự liên hệ giữa Việt Khang và Việt Tân Vũ Trực..” Cá nhân người viết bài nầy chưa bao giờ thấy một chương trình ca hát nào của Trung tâm ca nhạc Asia do Trúc Hồ làm giám đốc mà ca ngợi Việt Cộng, trái lại là niềm tin tưởng vào sự tồn tại của một thứ chính nghĩa vô cùng cao quý, bằng chính con tim của mình không như những trung tâm ca nhạc khác chỉ biết bán đứng chính nghĩa cũng chỉ vì tiền. Tại sao hồi nào bây giờ không đề cập đến, lúc nầy mới bày đặt chuyện ra nói, ai mà tin quý vị. Quý vị đừng quá lo cho số phận Việt Khang khi quý vị nêu quá nhiều thắc mắc trong lúc nầy.Xin quý hãy tránh xa ra chỗ khác để “người lớn” làm việc. Thế nào rồi sau ngày 6-3-2012 dù kết quả thế nào thì quý vị cũng sẽ đánh tiếp!

Khi Đào Nương tôi viết những dòng nầy thì số người ký thỉnh nguyện thư xin can thiệp cho Nhạc sĩ Việt Khang lên đến 50.000 người và tòa Bạch Ốc đã báo cho ban tổ chức sẽ tiếp phái đoàn vào ngày 5-3 để trình TNT….Nhưng bàn về cái lợi và hại của việc nầy thì thật khó!Cho đến nay Ban tổ Chức gồm đài SBTN , tổ chức BPSOS đều không trả lời được những “thắc mắc” sơ đẳng và căn bản trên đây . Đây không phải là những thắc mắc thuộc loại “vạch lá tìm sâu”…mà là những thắc mắc về niềm tin.
Niềm tin nào chứng minh khi mà con số hiện tại gần đúng 125.000 người đã tham gia vào TNT nầy. Đã nói là sơ đẳng thì ai rảnh đâu mà trả lời. Những bàn giúp đồng hương ký tên đã hiện diện khắp mọi nơi đủ để nói lên lòng tin hay không tin trong việc làm đầy chính nghĩa nầy.
Do đó, mà Đào Nương tôi lại đồng ý với ông tiến sĩ Nguyễn phúc Liên khi ông không tin tưởng gì về cuộc “tiếp kiến” sắp tới của các ông tại tòa Bạch ốc vào ngày 5-3 sắp tới.Các ông sẽ gặp ai? Vài viên chức hành chánh của Bạch Cung ? Những người như ông Nam Lộc, ông Trúc Hồ, ông Nguyễn Đình Thắng sẽ tường trình gì với danh sách chữ ký mà các ông thu thập được…Nhưng nếu chỉ để kêu nài về vụ Việt cộng vi phạm nhân quyền đối với nhạc sĩ Việt Khang thì quả là một việc mà kết quả sẽ không tương xứng với những nổ lực và niềm tin của đồng bào tị nạn cộng sản…..

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng người vừa nhận được giải thưởng về Nhân Quyền 100.000 mỹ kim do chính tay Tổng thống Mã Anh Cữu Đài Loan trao tặng, bất chấp mọi lời phản đối của cộng sản Việt Nam. Ông thừa sức và đủ uy tín để đại diện cho chúng ta. Bà cũng như ông tiến sĩ tận bên trời Tây cứ an tâm, đừng lo nhiều quá! Chỉ những người vô cảm mới không biết trong TNT đã nói gì! Việt Khang chỉ là một trường hợp điển hình trong hàng trăm trường hợp khác mà Ban tổ chức sẽ trình bày cùng Tổng thống Obama tại tòa Bạch Ốc và trước Quốc Hội Hoa Kỳ đâu chỉ mình Việt Khang!
Sau ngày 5-3-2012, có thể nhạc sĩ Việt Khang sẽ được Hoa Kỳ can thiệp để sang đây như bà Trần Khải Thanh Thủy trước đây, nhưng cộng sản sẽ giữ thân nhân trong gia đình Việt Khang ở lại.Và rồi sang đến đất Mỹ , Nhạc sĩ Việt Khang sẽ được ông Trúc Hồ và đài SBTN làm bầu show đưa đi trình diện khắp nơi như trương hợp Việt Tân, và Trần Khải THanh Thủy trước đây. Điều gì sẽ xảy ra sau đó thì không cần phải viết ra, chúng ta đã có thể tiên đoán được…Vì đó là “Những điều ai cũng biết”

Chẳng ai có thể đoán biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng trong các cuộc đấu tranh nào cũng cần sự đoàn kết. Bằng tất cả mọi nổ lực của Ban tổ chức, bằng tấm lòng yêu nuớc của toàn thể mọi người.

Chúng ta với sức mạnh của lá phiếu để đề đạt nguyện vọng của mình nơi xứ sở tạm dung. Đây là một cuộc cách mạng mới nhất, hữu hiệu nhất để làm sáng ngời thêm chính nghĩa của chúng ta. Đừng sợ ai sẽ lợi dụng và đánh bóng ai? Xin cám ơn nhạc sĩ Trúc Hồ, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thẳng, nhất là tuổi trẻ yêu nước đã nhập cuộc trong trận chiến lịch sử nầy. Nguyện cầu hồn thiêng sông núi hãy phò trợ cứu lấy dân tộc Việt Nam!

Arlington ngày 4-3-2012

Mũ xanh Phạm Văn Tiền


 
XIN ĐỪNG MONG ĐỢI THÁI QUÁ!
Nam Lộc

Cuộc tiếp xúc để trao thỉnh nguyện thư về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam lên Tòa Bạch Ốc vừa chấm dứt vào buổi trưa, thì đến chiều tối đã có những lời nhận định và phê phán tiêu cực, cho rằng chuyến vận động và gặp gỡ đại diện chính quyền Hoa Kỳ đã không diễn ra như mọi người “mong đợi”! Tôi thật sự ngạc nhiên và không hiểu rằng chúng ta mong đợi điều gì hơn những kết quả vĩ đại mà cộng đồng người Việt đã thực hiện và gặt hái được trong gần một tháng trời qua.

Đây là lần đầu tiên người Việt hải ngoại biết sử dụng “sức mạnh của người dân” (people’s power) để đạo đạt tiếng nói cùng ý nguyện của mình lên cấp lãnh đạo HK. Chính sự đáp ứng nhanh chóng và mạnh mẽ như vậy đã khiến Tòa Bạch Ốc phải cử người ra tiếp xúc, và gặp gỡ cộng đồng người Việt để nhận thỉnh nguyện thư cùng chia sẻ mối quan tâm và nhấn mạnh về chính sách bảo vệ nhân quyền của nước Mỹ với chúng ta. Các viên chức được trao phó nhiệm vụ này đều là những người nắm giữ các vai trò then chốt và trực tiếp trách nhiệm trong vần đề mà chúng ta đã nêu ra và quan tâm. Từ các vị phụ tá ngoại trưởng HK, phụ trách về các vấn đề dân chủ và nhân quyền cho đến các chuyên viên về Đông Nam Á Sự Vụ và đặc trách về vấn đề Việt Nam. Thêm các viên chức lãnh đạo Văn Phòng Đặc Trách Á Châu Sự Vụ của chính quyền Obama, cùng các luật sự, phụ trách về dân quyền và nhân quyền trên thế giới v..v… Họ đã tiếp xúc, trò chuyện và lắng nghe một cách nghiêm chỉnh từng lời phát biểu, từng mối quan tâm của hơn 100 thành viên đại diện cho mọi thành phần và đến từ nhiều tiểu bang trên đất Mỹ, để rồi sau đó các viên chức này sẽ báo cáo trực tiếp lên Tổng Thống Hoa Kỳ. Vậy chúng ta còn mong đợi gì hơn, đây là những vấn đề không thể giải quyết trong một sớm, một chiều! Điểm quan trọng là nguyện vọng của chúng ta đã có cơ hội đạo đạt đến những người trách nhiệm. 

Thật ra ngay từ khi Tòa Bạch Ốc chú ý đến kết quả thỉnh nguyện thư của cộng đồng người Việt thì các vị phụ tá đặc trách trang mạng “We The People” sau khi trình lên văn phòng Tổng Thống, một viên chức trách nhiệm bộ phận này đã tiết lộ với chúng tôi rằng, tổng thống Obama ngỏ ý rằng, nếu hoàn cảnh và thì giờ cho phép thì ông muốn đích thân tiếp đón các đại diện của cộng đồng người Việt, cũng như muốn được hiểu thêm về nội dung hai bài hát cùng lý do mà người sáng tác ra nó đã bị đưa vào nhà tù ở VN. Tuy nhiên vào lúc 4 giờ sáng Thứ Hai, ngày 5 tháng 3, 2012 giờ California, tức là 7 giờ sáng giờ Washington DC, thì một viên chức khác đã thông báo cho tôi biết rằng, ngày hôm nay sẽ có những cuộc họp khẩn giữa Tổng Thống Obama, và các viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cùng với Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu, về tình hình khẩn trương ở Trung Đông, mà theo viên chức đó thì đây có thể là cơ hội cuối cùng để HK thuyết phục Do Thái đừng tấn công Iran trong lúc này, vì phản ứng của những người lãnh đạo quá khích xứ Iran có thể xẩy ra làm thiệt hại tài sản và nhân mạng của người Mỹ ở khắp nơi trên thế giới mà hậu quả sẽ không thề nào lường nổi. Viên chức này cũng cho biết dù Tổng Thống Obama có xuất hiện trong buổi hội kiến với cộng đồng người Việt được hay không thì kết quả của việc đệ trình thỉnh nguyện thư cũng như tìm hiểu và nghiên cứu mối quan tâm của người Việt về vấn đề nhân quyền ở VN cũng sẽ diễn ra giống nhau, không có gì thay đổi.

Ngay khi nhận được tin này tôi đã chia sẻ ngay với một số thân hữu, trước là để thông báo và sau là muốn lắng nghe các ý kiến đóng góp của họ. Tôi rất vui và phấn khởi vì hầu như tất cả đều có cùng một nhận định: Chúng ta không thể mong đợi gì hơn những thành quả vĩ đại mà cộng đồng VN tại hải ngoại đã đạt được trong chiến dịch thỉnh nguyện thư vừa qua. Bởi vì chưa bao giờ người Việt hải ngoại có cơ hội thể hiện tình đoàn kết và gắn bó keo sơn như lần này! Chưa bao giờ có một cuộc “bỏ phiếu bằng tim” qua thỉnh nguyện thư tập hợp được số lượng người tham dự đông đảo và đáp ứng nhanh chóng như lần này. Chưa bao giờ có sự tiếp tay chặt chẽ của các hội đoàn người Việt đến từ khắp mọi tiểu bang trên toàn nước Mỹ cũng như từ nhiều quốc gia trên thế giới kể cả ở VN. Muôn người như một, đồng tâm, đồng lòng, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hoặc giai cấp xã hội. Chưa bao giờ mà hàng ngàn người sốt sắng, tự nguyện, tự bỏ công sức, thời giờ và tiền bạc để tranh đấu cho đồng bào ruột thịt của mình đang bị kềm kẹp dưới chế độ độc tài Cộng Sản.

Từ mối xúc động cá nhân, sự đồng cảm và lòng ngưỡng mộ một người bạn trẻ đồng nghiệp, đồng chí hướng, đồng thời quan tâm đến số phận của một tù nhân lương tâm, nhạc sĩ Trúc Hồ đã âm thầm nghiên cứu phương sách vận động nào hữu hiệu nhất để báo động cho những người lãnh đạo quê hương thứ hai của anh là Hoa Kỳ, phải áp lực ngay với nhà cầm quyền CSVN để thả các tù nhân lương tâm cùng những người tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền đang bị họ giam giữ ở VN, và sẽ có thể bị hãm hại đến tinh thần và thể xác. Nhưng không ai có thể ngờ được, mối quan tâm và tình cảm chân thành của nhạc sĩ Trúc Hồ đã được nhiều người chia sẻ và tích cực tham gia, tạo thành một biến cố lịch sử trong sinh hoạt của người Việt từ gần 37 năm qua!

Nhưng đừng đòi hỏi và trông đợi thái quá ở một cá nhân Trúc Hồ! Đừng đòi hỏi Trúc Hồ phải làm tất cả những điều gì mà quý vị cảm thấy của mình là đúng. Đừng bắt anh ấy phải nghĩ như mình nếu không sẽ là sai! Đừng bắt Trúc Hồ phải tranh đấu cho những người mình muốn mà không phải là Việt Khang v..v… Và nếu trông đợi quá ở một cá nhân trong vị trí khiêm nhường của một người nghệ sĩ có lòng thì tôi cho rằng đó là những mong đợi thái quá! Và điều này sẽ tạo ra những thất vọng viển vông, vô hình chung tự hủy diệt những thành quả to lớn mà tập thể hơn một trăm ba mươi ngàn người ký thỉnh nguyện thư đã đạt được. 

Thiển nghĩ nếu từ trước đến nay, khi bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị bắt ở VN, cá nhân hay tập thể bác sĩ ở hải ngoại lên tiếng tranh đấu, vận động, ký thỉnh nguyện thư hoặc khi nhà báo Điếu Cầy bị bắt thì giới nhà báo hải ngoại lên tiếng, khi luật sư Cù Huy Hà Vũ hay Lê Thị Công Nhân bị CS cầm tù thì luật sư đoàn tranh đấu, khi hòa thượng Thích Quảng Độ hoặc linh mục Nguyễn Văn Lý bị đàn áp thì các vị lãnh đạo tinh thần hải ngoại không phân biệt tôn giáo đồng lòng kêu gọi dân chúng ký thỉnh nguyện thư như nhạc sĩ Trúc Hồ đối với nhạc sĩ Việt Khang v..v.. thì có lẽ CSVN đã không dám tiếp tục hống hách, ngang tàng, hiếp đáp dân lành và đàn áp dân oan như ở VN hiện nay! Không chừng chế độ có thể cũng đã bị sụp đổ rồi!

Nam Lộc