Larry Alan Thorn sinh ngày 28 tháng 5
năm 1919, gia nhập quân đội lúc sinh sống ở Norwalk, Connecticut. Ông ta phục vụ
trong liên đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, trong 12 năm trong quân đội, Larry
Alan Thorn lên cấp bậc Thiếu Tá. Ông ta là một trong số quân nhân Hoa Kỳ mất tích
trong trận chiến tranh Việt Nam.
Tên họ: Larry Alan Thorn
Cấp bậc/quân chủng: Thiếu Tá, Lục Quân
Đơn vị: Bộ Chỉ Huy Quân Viện/Việt Nam
(MACV), ban SD 5891, liên đoàn 5 LLĐB, đơn vị Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOC),
Long Thành, nam Việt Nam
Ngày sinh: 28 tháng Năm, 1919
(Viipuri, Phần Lan)
Quê quán: Norwalk, Connecticut
Ngày xẩy ra tổn thất: 18 tháng Mười,
1965
Tại quốc gia: nam Việt Nam (báo cáo),
Lào (chính thức)
Tình trạng năm 1973: Tử trận, không lấy
được xác
Phi cơ/Xe cộ/Trên bộ: CH34 “Seahorse”
Các người khác trong vụ tổn thất: Không
TÓM LƯỢC CÂU CHUYỆN:
Larry Alan Thorn lúc sinh ra được đặt
tên Lauri Allan Torni ở Viipuri,
Finland. Ông ta phục vụ trong quân đội Phần Lan lên đến cấp bậc Đại Úy. Trong những năm đầu trận
Thế Chiến thứ Hai, ông ta tổ chức, huấn luyện và chỉ huy đơn vị xử dụng ski Phần
Lan. Dưới sự lãnh đạo của Đại Úy Torni, đơn vị trượt tuyết (ski) chiến đấu chống
lại quân đội Nga, đằng sau phòng tuyến trong một thời gian lâu dài. Trong trận
chiến chống lại quân đội Nga, ông ta đã được ân thưởng đủ loại huy chương của
Phần Lan.
Sau khi Nga Sô chiếm được Phần Lan, Đại
Úy Torni gia nhập đơn vị SS Đức Quốc Xã tiếp tục chiến đấu chống cộng sản Nga Sô.
Khi trận thế chiến chấm dứt, Lauri Torni sang được Hoa Kỳ định cư, gia nhập quân
đội Hoa Kỳ qua đạo luật Lodge Bill. Sau khi xong khóa huấn luyện quân sự căn bản,
Larry Thorn được tuyển chọn vào Lực Lượng Đặc Biệt. Ông ta thăng tiến nhanh chóng
trong quân đội. Năm 1964, Larry Thorn đã phục vụ tour 6 tháng tại Việt Nam (miền
nam).
Figure 1: Đại Úy Larry Thorn bia trái,
đeo súng
Trong tháng Hai năm 1965, Đại Úy
Larry Thorn trở lại Long Thành (TTHL Biệt Kích) phục vụ tour thứ hai. Trong thời
gian phục vụ trong bộ Chỉ Huy Quân Viện, Việt Nam (MACV), ông ta đã thảo ra phương
thức hoạt động (hành quân biệt kích) được áp dụng trong Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát
(SOG). Đơn vị SOG còn được biết đến như MACV-SOG, là một đơn vị bao gồm liên quân
chủng, đặc biệt cho Chiến Tranh Ngoại Lệ, hoạt động bí mật trong vùng Đông Nam Á
châu. Mặc dầu Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đưa người qua phục vụ đơn vị SOG, nhưng
SOG không phải là một đơn vị LLĐB. Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOG) chỉ là một vỏ
bọc cho các hoạt động bí mật (ngoại lệ) của đơn vị này. Các toán biệt kích SOG
thường xâm nhập sâu vào đất địch, thâu thập tin tức tình báo chiến lược và phá
hoại hậu phương địch tùy theo khu vực hành quân và thời điểm hành quân. Các hành
quân của đơn vị SOG như: Shinning Brass, Prarie Fire, Daniel Boone, Salem
House.
Khi chính quyền miền bắc gia tăng sức
mạnh quân sự trong miền nam Việt Nam, quân đội Bắc Việt, VC xử dụng quốc gia
trung lập Lào làm nơi trú quân như Việt Minh đã làm trong thời gian chiến đấu
chống lại người Pháp trước đó. Hệ thống đường mòn HCM được quân cộng sản xử dụng
đưa người, quân dụng, chiến cụ từ bắc vào nam. Con đường này đi xuyên qua rừng
núi mặc dầu quân đội Hoa Kỳ đã tìm đủ mọi cách để ngăn chận, không cho quân đội
Bắc Việt xử dụng.
Một trong những loại trực thăng xử dụng
đầu tiên trong vùng Đông Nam Á, phi cơ chính yếu của TQLC/HK trong những năm đầu
cuộc chiến là loại trực thăng Sikorsky UH-34D Seahorse. Loại trực thăng này đã
cũ kỹ khi đến chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên quân đội Hoa Kỳ lẫn nam Việt Nam
nhận thấy loại trực thăng UH-34D rất hiệu qủa trên chiến trường. Trực thăng
UH-34D Seahorse được xử dụng thường xuyên để đưa toán biệt kích SOG xâm nhập
khu vực hành quân cũng như triệt xuất toán biệt kích từ nước Lào.
Ngày 18 tháng Mười năm 1965, toán biệt
kích SOG đầu tiên xâm nhập vào mục tiêu trên đất Lào được phi công trực thăng
Việt Nam phi đoàn lừng danh 219 đưa đến bãi đáp cách trại LLĐB Khâm Đức (căn cứ
hành quân tiền phương ‘FOB’ của đơn vị SOG) khoảng 20 dặm về hướng tây bắc. Mục
tiêu xâm nhập được đặt tên là D-1, toán biệt kích (Iowa) có nhiệm vụ tìm kiếm,
báo cáo các hoạt động của quân đội Bắc Việt trên đường 165 của Lào hoặc khu vực
lân cận. Các biệt kích quân được đưa lên căn cứ hành quân tiền phương Khâm Đức
để chuẩn bị xâm nhập (phóng) vào mục tiêu trên đất Lào, dò thám những gì về sau
gọi là “Đường Mòn HCM”. Thượng sĩ
“Slats” Petry, trưởng toán, Trung Sĩ Nhất Willie Card, 1 Thiếu Úy Việt
Nam (LLĐB/VN) và 7 biệt kích quân sắc dân thiểu số Nùng. Toán biệt kích đơn vị
SOG đầu tiên xâm nhập vào nước Lào trong hành quân Shinning Brass có tên là
Iowa.
Trong khi các biệt kích quân trong toán
Iowa chuẩn bị vũ khí, đồ trang bị, Thiếu Tá Norton và Đại Úy Thorn mời các phi
công trực thăng Kingbee VNCH, trực thăng võ trang Huey Cobra hộ tống Lục Quân,
và phi cơ điều không tiền tuyến (FAC) Không Quân vào phòng thuyết trình về nhiệm
vụ đưa toán biệt kích Iowa đi xâm nhập vào lúc trời sắp tối (Thường các toán biệt
kích được “thả” vào lúc trời sắp tối, vừa đủ thì giờ cho họ tìm vị trí an toàn
lập tuyến phòng thủ qua đêm. Trong đêm tối địch quân không thể nhìn thấy đường
để đi lùng toán biệt kích vì rừng rậm). Bãi đáp để thả toán biệt kích là một bãi
cỏ bị cháy xém, trống trải, có thể trước đó có người đi làm rừng đốn cây.Thiếu
Tá Không Quân Harley B. Pyles phi công, Đại Úy TQLC Winfield W. Session quan sát
viên, là sĩ quan liên lạc không quân làm việc cho đơn vị SOG, hai người sẽ ngồi
trên chiếc O1E Bird Dog (chim, chó tìm kiếm dấu vết, phi cơ quan sát), danh hiệu
“Bird Dog 55”, đó là phi cơ quan sát thứ hai có nhiệm vụ điều hợp tất cả các
phi cơ trong việc thả toán biệt kích Iowa. Phi cơ quan sát (FAC) là mạch sống của
toán biệt kích, làm đài tiếp vận thông tin liên lạc giữa toán biệt kích và bộ
chỉ huy, điều động các phi tuần (kể cả phản lực) lên oanh kích giải vây cho toán
biệt kích hoặc khi cần. Thiếu Tá Harold Nipper sẽ lái chiếc FAC thứ nhất (chính).
Ngoài hai phi cơ quan sát, điều không tiền tuyến, Không Lực Hoa Kỳ tăng cường
thêm hai phản lực B-57 Canbera bao vùng, sẵn sàng bay vào trong trường hợp toán
biệt kích gặp trở ngại.
Đúng 1745 (5:45 chiều), hai chiếc FAC
cất cánh rời Khâm Đức (đi trước thám sát mục tiêu để điều hợp việc thả toán biệt
kích). Vài phút sau, Thiếu Tá Pyles gọi về báo cáo thời tiết thất thường, có mây
che phủ dưới đỉnh núi và mức độ sương bốc lên từ lòng đất gia tăng. Mặc dầu thời
tiết xấu, phi cơ FAC tin tưởng các trực thăng bay thấp, có thể tránh những đám
mây, nên cho dấu hiệu tiến hành việc thả toán biệt kích. Đúng 1800 (6:00 giờ
chiều), ba trực thăng Kingbee cất cánh, phi công Cowboy (người Hoa Kỳ đặt tên
cho một trong hai phi công Kingbee nổi tiếng, người kia là Mustachio) bay chiếc
dẫn đầu. Phi công Mustachio bay chiếc thứ hai, chiếc thứ ba là chiếc “đi theo”,
để thâu hồi phi hành đoàn, lính biệt kích, trường hợp bị tai nạn. Đại Úy Thorn
không ở lại trại LLĐB Khâm Đức, ông ta ngồi một mình (hành khách duy nhất) trên
chiếc thứ ba. Các trực thăng võ trang Huey Cobra cũng cất cánh bay theo yểm trợ
hỏa lực cho việc thả toán biệt kích nếu cần thiết.
Hợp đoàn trực thăng Kingbee và Huey
Cobra bay thấp, họ có thể nhìn thấy đồi núi nhấp nhô trùng điệp, giòng sông và
những thác nước, khung cảnh hùng vĩ, đẹp mắt. Thời tiết rất xấu, hợp đoàn trực
thăng vào đến mục tiêu trước khi mặt trời lặn. Các trực thăng bay vòng trên bầu
trời tìm cách vào bãi đáp bị tầng mấy thấp bao phủ. Vài phút trước khi Đại Úy
Thorn cho lệnh quay về Khâm Đức, hủy bỏ chuyến xâm nhập, đám mây như dãn ra để
cho hai trực thăng Kingbee tụt xuống (xuống thẳng đứng) bãi đáp, toán biệt kích
nhẩy ra nhanh chóng và hai chiếc Kingbee cất cánh lấy lại cao độ. Sau đó đám mây
lại khép lại lỗ hổng trên bầu trời. Đại Úy Thorn cho lệnh hai chiếc Kingbee vừa
thả toán biệt kích Iowa bay về Khâm Đức trước, tiếp theo là phi cơ FAC “Bird
Dog 55” cùng các trực thăng võ trang Huey Cobra.
Thời tiết trở nên bết hơn, Larry
Thorn tiếp tục bay bao vùng mục tiêu D-1, lo lắng toán biệt kích Iowa có thể gặp
rắc rối, chạm địch. Khi Cowboy và Mustachio bay về trại LLĐB Khâm Đức, họ báo cáo
mây rất thấp, giới hạn tầm nhìn xa và họ phải lên cao độ 8500 bộ trên các tầng
mây để tiếp tục bay. Khi Đại Úy Thorn nhận được dấu hiệu “an toàn” từ toán biệt
kích, ông ta báo cáo về bộ chỉ huy chuyến thả biệt kích thành công và đang trên
đường về căn cứ trại LLĐB Khâm Đức. Thiếu Tá Nipper (lái chiếc Fac đầu) cho lệnh
hai phản lực B-57 bay về (phi trường Đà Nẵng), còn ông ta lái chiếc O1E về Khâm
Đức. Khoảng năm phút sau, phi hành đoàn trên các phi cơ khác nghe những tiếng động
lích kích phát ra từ chiếc Kingbee thứ ba chở Đại Úy Thorn, khoảng 30 giây, sau
đó im lặng vô tuyến, mặc dầu các phi cơ khác (trực thăng, FAC) cố gắng gọi.
Sáng sớm hôm sau, mọi nỗ lực tìm kiếm
chiếc trực thăng Kingbee lâm nạn được xúc tiến, và tiếp tục trong vòng một tháng,
nhưng không tìm ra dấu vết chiếc Kingbee, phi hành đoàn cũng như Đại Úy Larry
Alan Thorn. Ít lâu sau phải báo cáo ông ta bị mất tích (MIA). Trước khi chuyến
công tác (cuối cùng), ông Thorn đã được đề nghị lên cấp bậc Thiếu Tá, và trở về
bộ chỉ huy đảm nhiệm chức vụ sĩ quan tình báo. Cấp bậc Thiếu Tá của ông ta được
chấp thuận trong tháng Mười Hai năm 1965.
Ngày 19 tháng Mười năm 1966, Quân Đội
Hoa Kỳ cho tên Đại Úy Larry Thorn vào danh sách quân nhân Hoa Kỳ “Xem như Tử Trận
ở Việt Nam” (không phải ở Lào - sự thật sau này khi tìm ra xác chiếc Kingbee lâm
nạn trên đất Lào). Bộ Lục Quân Hoa Kỳ chính thức tuyên cáo “Ngày 18 tháng Mười
năm 1965, Thiếu Tá Thorn là một hành khách trên chiếc trực thăng CH34 của Không
Quân Việt Nam, bị rơi cách Đà Nẵng khoảng 25 dặm về hướng nam”. Trước khi trận
chiến tranh Việt Nam kết thúc, xác chiếc Kingbee lâm nạn được tìm thấy, và một
toán (biệt kích) “Tìm Kiếm Cấp Cứu” được đưa vào vị trí chiếc trực thăng lâm nạn,
tìm thấy xác phi hành đoàn Việt Nam nhưng không thấy dấu hiệu về Đại Úy Larry
Thorn, còn sống hay đã chết (điều này không đúng, báo cáo láo).
Con số hành quân xâm nhập vào đất Lào,
Miên do các toán biệt kích SOG thực hiện
năm 1969 là 452. Đó là cuộc hành quân xâm nhập, dò thám lấy tin tức tình
báo, đột kích, phá hoại trên một quốc gia khác giai dẳng nhất trong quân sử Hoa
Kỳ. Các toán biệt kích SOG được thế giới biết đến như những đơn vị cảm tử, hữu
hiệu, xâm nhập sâu trong lòng địch.
Nếu Đại Úy Larry Thorn tử nạn cùng với
phi hành đoàn trực thăng Kingbee, ông ta có quyền đòi hỏi phần còn lại thân xác
của ông đưa về cho gia đình, bạn bè, quê hương. Tuy nhiên, nếu vẫn còn sống, chắc
chắn Larry Thorn đã bị quân đội Bắc Việt đang hoạt động trong khu vực, bắt sống.
Định mệnh của Đại Úy Larry Thorn cũng như bao chiến binh khác vẫn còn mất tích
trong vùng Đông Nam Á châu.
Kể từ khi trận chiến Việt Nam kết thúc,
hơn 21 ngàn (21.000) bản báo cáo về tù binh Hoa Kỳ, quân nhân mất tích, chính
phủ Hoa Kỳ nhận được. Nhiều bản báo cáo
cho rằng nhiều tù binh Hoa Kỳ vẫn còn sống, bị giam giữ trong vùng Đông Nam Á.
Quân nhân Hoa Kỳ ở Việt Nam và Lào được
đưa qua để lái phi cơ, chiến đấu trong nhiều trận đánh rất nguy hiểm, họ có thể
bị thương, tử trận hoặc bị bắt làm tù binh. Không thể nào họ bị bỏ rơi, một quốc
gia mà họ rất hãnh diện phục vụ.
Quân nhân mất tích, Đại Úy Larry Alan
Thorn là người Hoa Kỳ duy nhất đã chiến đấu chống cộng sản dưới ba lá quốc kỳ
Phần Lan, Đức, và Hoa Kỳ.
BỔ TÚC
Trong năm 1999, một toán tìm kiếm hỗn
hợp Hoa Kỳ, Việt Nam thực hiện một cuộc đào xới trong khu vực chiếc trực thăng
CH-34 Kingbee lâm nạn, tìm thấy nhiều mảnh xương vụn, nhiều hiện vất khác và một
khẩu tiểu liên Thụy Sĩ “K SMG”. Dựa trên những hiện vật tìm được, thử nghiệm
DNA (AND), văn phòng USG có thể kết luận, đó chính là chiếc máy bay “yểu mệnh”
chở theo Đại Úy Larry Thorn.
Juha Rajala, cháu trai của Đại Úy
Thorn đã mở một cuộc họp báo ngày 10 tháng Sáu ở Phần Lan về sự công bố của văn
phòng USG liên quan đến người vắn số. Một người bạn thân của gia đình Ilkka
Nieminen xin phép trước Juha, để thông báo sớm cho các bạn người Hoa Kỳ của
Larry Thorn, để họ có thì giờ sắp xếp tham dự đám tang Larry Thorn trong Nghiã
Trang Quốc Gia Arlington. Một nhóm người Phần Lan trong đó có Juha cũng sang
Hoa Kỳ dự đám tang, người chú kém may mắn Larry Thorn.
(Phần sau đây là tài liệu đang trong
báo Foreign, Thứ Ba ngày 17 tháng Sáu năm 2003, phóng viên Asko Temmes).
Khi vị trí chiếc trực thăng lâm nạn
được tìm ra cách đây bốn năm (1999), chính quyền Hoa Kỳ đặt vấn đề về nơi chôn
cất T’rni (tên cũ Phần Lan của Larry Thorn 1919-1965). Ở Phần Lan, nhiều hy vọng được chôn cất
vị anh hùnh dân tộc sáng lên. Tuy nhiên việc tách rời những mảnh xương vụn đã
trộn lẫn vào nhau là điều không thể làm được, do đó quân đội Hoa Kỳ quyết định
làm lễ chôn cất chung cho cả bốn quân nhân, Đại Úy Thorn cùng ba quân nhân VNCH
trong nghiã trang Arlington.
Đào xới khu vực phi cơ lâm nạn đã được
thực hiện từ bốn năm trước. Chiếc trực thăng rơi trên một đỉnh núi trong một trận
giông bão lớn. Ba quân nhân Việt Nam cùng với T’rni trên chiếc trực thăng yểu mệnh,
trên đường trở về sau một phi vụ bí mật, có lẽ ở nước Lào. Hai sĩ quan Không Quân
nam Việt Nam đã được nhận diện qua việc xét nghiệm DNA. Người thứ ba, xạ thủ đại
liên nơi cửa phi cơ được nhận diện qua tấm thẻ bài. Định mệnh dành cho T’rni được
xác nhận không qua DNA mà từ hồ sơ răng (hình quang tuyến, T’rni có chiếc răng
số 18 phải bịt lại (crown).
Ngay cả trước khi có kết qủa giám định
y khoa, hai bằng chứng rõ ràng đưa đến kết luận: Số nhận diện trên cánh quạt trực
thăng, và khẩu súng lục Thụy Sĩ T’rni đem theo, được tìm thấy gần đó. Gia đình
T’rni đã chuẩn bị đi Việt Nam, đến thăm vị trí chiếc trực thăng bị rơi, đem
theo vị anh hùng của họ. Ba mươi (30) cựu chiến binh Phần Lan đã từng chiến đấu
với T’rni trong trận Thế Chiến thứ Hai vẫn còn sống, trong đó có cựu Thủ Tướng
Mauno Koivisto. Năm sau, Lauri T’rni sẽ ăn mừng sinh nhật thứ 85.
Ba quân nhân VNCH được nhận diện: Thiếu Úy Nguyễn Bảo Tùng, Trung Úy Phan Thế Long, và Trung Sĩ Bùi Văn Lành. Cả ba gia đình tử sĩ VNCH được quân đội Hoa Kỳ (qua tòa Đại Sứ) thông báo, cung cấp phương tiện sang Hoa Kỳ dự lễ an táng trong nghiã trang quốc gia Arlington. Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ cũng được thông báo và một số người đã tham dự.
Ba quân nhân VNCH được nhận diện: Thiếu Úy Nguyễn Bảo Tùng, Trung Úy Phan Thế Long, và Trung Sĩ Bùi Văn Lành. Cả ba gia đình tử sĩ VNCH được quân đội Hoa Kỳ (qua tòa Đại Sứ) thông báo, cung cấp phương tiện sang Hoa Kỳ dự lễ an táng trong nghiã trang quốc gia Arlington. Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ cũng được thông báo và một số người đã tham dự.
American University of Nigeria
Department of Computer Science
Yola, August 31, 2014
vđh
No comments:
Post a Comment