Tập sách gồm những bài viết về những phi vụ đẫm máu nhất trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam lên đến cao độ, cũng như những chuyện vui buồn bên lề của một Hoa Tiêu Trực Thăng Võ Trang thuộc Phi Đoàn 215 Thần Tượng, Không Đoàn 62 Chiến Thuật, Sư Đoàn II. Sách dày trên bốn trăm trang được trình bày mỹ thuật với nhiều hình ảnh màu và đen trắng.
Đọc "Vĩnh Hiếu Trên Vòm Trời Lửa Đạn"
Đọc thấy nơi đây lớn tình chiến hữu
Tình đồng bào đất nước quê hương
Trong chinh chiến và sau chinh chiến
Đọng lại nỗi buồn trang sách tang thương ./.
nguyễn nam an
http://TrenVomTroiLuaDan.blogspot.com
Kính thưa những người đọc,
Hầu hết chúng ta đọc mà đọc nhiều sách báo ngoại quốc, cũng như của đất nước Việt Nam chúng ta kính yêu. Có những tác phẩm lâu bền với thời gian, ngược lại có những tác phẩm sôi nổi lúc ban đầu,..rồi dần dần đi vào quên lãng theo năm tháng…Vì sao như thế?
Hàng chục yếu tố phải đề cập, nhưng một yếu tố không thể thiếu, là lòng chân thành và tôn trọng sự thật của tác giả. Muốn viết sự thật, phải là người có bản lĩnh, gắn hữu cơ với lòng tự trọng và sự tôn trọng người khác. Ðừng bao giờ nghĩ: “ Mình không viết sự thật mà người khác không thể biết”. Thưa qúy vị, dù là một điệp viên, tôi vẫn tuân theo lời giáo huấn của Tổ tiên, cha ông của dân tộc Việt: Thật thà là cha quỷ quái. Là một tình báo đi vào lòng địch, nhưng vì kém khả năng, nên đã rơi vào tay kẻ thù, phải vào nằm trong Hỏa Lò Hà Nội từ đầu 1962. Do những hoán đổi giữa diện và điểm có kỹ thuật và gặp thời... VC đã chiếm được địa điểm chiến lược khởi đầu, là Ban Mê Thuật ngày 13/ 3/ 1975. Lòng tôi vặn vò, quằn quại trong ngục tối Hỏa Lò, với bao nhiêu tin tức hỗn tạp xuyên tạc, bóp méo của đài, báo của CS,.. tôi không thể biết rõ nguyên nhân. Rồi mãi tới đầu 1984, tôi vượt biển đến Mỹ. Ngoài những thời gian mưu sinh bắt buộc, tôi xục xạo, tìm tòi qua những chứng liệu người và tài liệu, để cỡi ra những điều tôi ấm ức ở trong tù.
Qua Google, tôi lang thang vào những web. blog. như Cánh Thép. Bảo Vệ Cờ Vàng v.v… Trong cái rừng, núi bao la tin tức của thế giới tự do… Trải qua kinh nghiệm của nghiệp vụ, tôi đã đánh hơi thấy một chàng phi công trẻ: Vincent Vĩnh Hiếu, cũng ngổ ngáo ngang ngược và đặc biệt có những yếu tố, tôi đã nêu trên. Tôi đã lao vào những bài viết, hồi ký ngắn dài của Vĩnh Hiếu, để thẩm định cả một bối cảnh vùng cao nguyên BMT, khởi đầu dẫn dắt đến ngày 30/4/1975 thương đau của dân tộc.
Qua Google, tôi lang thang vào những web. blog. như Cánh Thép. Bảo Vệ Cờ Vàng v.v… Trong cái rừng, núi bao la tin tức của thế giới tự do… Trải qua kinh nghiệm của nghiệp vụ, tôi đã đánh hơi thấy một chàng phi công trẻ: Vincent Vĩnh Hiếu, cũng ngổ ngáo ngang ngược và đặc biệt có những yếu tố, tôi đã nêu trên. Tôi đã lao vào những bài viết, hồi ký ngắn dài của Vĩnh Hiếu, để thẩm định cả một bối cảnh vùng cao nguyên BMT, khởi đầu dẫn dắt đến ngày 30/4/1975 thương đau của dân tộc.
Toàn bộ những bài vở của Vĩnh Hiếu, tuy còn một số thiếu xót, nhưng đã ôm chặt bầu nhiệt huyết của một chàng trai thương yêu của mẹ Việt Nam. Do thế, nếu ai còn trăn trở khắc khoải với dân tộc, quê hương, với ngày 30/4/1975 oan khiên, xin hãy tìm đọc cuốn bút ký chiến trường “TRÊN VÒM TRỜI LỬA ĐẠN” của Vĩnh Hiếu, phi công Phi Ðoàn 215 Thần Tượng.
Xin chân thành cảm ơn qúy vị.
Đặng Chí BìnhPhạm Tín An Ninh: Đọc Vĩnh Hiếu
Cuộc chiến đã chấm dứt từ bao nhiêu năm qua. Thời gian đủ để chôn xóa tất cả mọi dấu tích bom đạn trên quê hương, nhưng vẫn chưa lành được vết thương trong lòng những người đã từng tham dự và chịu hệ lụy từ cuộc chiến ấy. Đặc biệt, người lính miền Nam, một thời chiến đấu dũng cảm trên các chiến trường để rồi phải đành bỏ cuộc nửa đường trong đớn đau tức tưởi. Những máu xương mà họ đã cống hiến cho đất nước và dân tộc, thời gian vẫn chưa đủ xa để có thể trôi vào quên lãng.
Từ nỗi oan khiên đó, bao năm qua, đã có nhiều người lính trong mọi quân binh chủng viết về cuộc chiến, kể lại những năm tháng hào hùng với biết bao chiến công hiển hách, ngỡ như không thể nào có ngày phải bàng hoàng buông súng. Đa số trong họ không phải là nhà văn, hoặc muốn trở thành nhà văn. Họ cầm bút chỉ để viết ra, giải tỏa những điều ẩn ức theo tháng năm đè nặng trong lòng. Viết để chia sẻ với những đồng đội cũ hầu cùng nhau tìm lại những kỷ niệm kiêu hùng của một thời trai trẻ với hào khí ngút trời, sẵn sàng chết cho quê hương. Và viết để cho con cháu, các thế hệ sau này, hiểu được ít nhiều mục đích, tinh thần và khả năng chiến đấu của cha ông, trước các luận điệu đầu độc trên một số báo chí, phim ảnh của đám phản chiến hèn nhát cùng vài tay chính trị “phù thủy” Mỹ đốn mạt, cố tình trút hết tội lỗi trên đầu những người bạn đồng minh, trơ tráo bảo họ là “những người không muốn chiến đấu” nhằm chạy tội bội phản những gì mà chính phủ Mỹ đã từng long trọng cam kết. Trong số những người lính cầm bút bất đắc dĩ ấy, nổi lên một cây bút tài tình, mà những bài viết của anh đã hấp dẫn đông đảo độc giả, dù ngày xưa là dân hay lính, ngay cả những người đọc khó tính và không mấy thích chuyện chiến tranh - Đó là Cựu phi công Vĩnh Hiếu.
Trong cuộc chiến Việt Nam, những chàng phi công nổi tiếng hào hoa ở thành phố, là thần tượng của các cô con gái đẹp. Nhưng dường như không mấy ai biết rằng, những chàng trai thích đi mây về gió ấy lại là những chiến sĩ rất gan dạ hào hùng trên khắp các chiến trường lửa đạn. Bao phen vào sinh ra tử, xem cái chết tựa lông hồng. Địch quân khiếp sợ. Không có chiến tích nào mà thiếu sự tham dự của các chàng trai hào hoa ấy. Với những người lính bộ chiến như chúng tôi, họ luôn là những cứu tinh, là niềm hy vọng khi đơn vị bị lâm nguy, hay gặp khó khăn trên đường tiến quân truy kích địch. Họ đã từng âm thầm đáp xuống ngay trong vùng đất địch để thả và bốc lên những toán Viễn Thám, Biệt Kích, Lôi Hổ. Họ cũng là những người nặng tình đồng đội, là ân nhân của những thương binh và gia đình tử sĩ. Không có sự can trường, sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy của họ, đã có biết bao chiến binh phải vĩnh viễn nằm lại tại chiến trường, ở một vùng núi rừng lạnh lùng vô danh nào đó. Tôi đã từng theo dõi những phi vụ tản thương của Phi Đoàn 243 Mãnh Sư, từ căn cứ Phù Cát đã phải bay lên cao nguyên trong những đêm khuya gió mưa tầm tã, sương mù dày đặc. Có chiếc đâm vào vách núi nổ tung cùng với số thương binh của chính đơn vị tôi vừa mới được bốc lên. Tôi chỉ biết đứng nghiêm, ngậm ngùi đưa tay chào vĩnh biệt.
Vĩnh Hiếu là một trong những người phi công ấy. Anh là trưởng toán trực thăng võ trang (lead gun) của Phi Đoàn Thần Tượng 215. Một phi đoàn trực thăng kỳ cựu. Căn cứ trú đóng tại thành phố biển Nha Trang an bình thơ mộng, nhưng như là những cánh chim trời, họ có mặt mỗi ngày trên khắp các chiến trường Quân Khu 2 trong suốt thời kỳ chiến tranh ác liệt, cam go và bi tráng nhất.
Vĩnh Hiếu là một trong những người phi công ấy. Anh là trưởng toán trực thăng võ trang (lead gun) của Phi Đoàn Thần Tượng 215. Một phi đoàn trực thăng kỳ cựu. Căn cứ trú đóng tại thành phố biển Nha Trang an bình thơ mộng, nhưng như là những cánh chim trời, họ có mặt mỗi ngày trên khắp các chiến trường Quân Khu 2 trong suốt thời kỳ chiến tranh ác liệt, cam go và bi tráng nhất.
Lãnh nhận nhiệm vụ hiểm nguy bậc nhất của phi đoàn, mỗi lần cất cánh là mỗi lần Vĩnh Hiếu bay tiên phong vào vùng lửa đạn. Chuyện sống chết chỉ còn là số mệnh. Có thể nói anh là một trong những người lính tham dự nhiều mặt trận, nhiều cuộc hành quân và yểm trợ phối hợp với nhiều đơn vị nhất. Không có địa danh nổi tiếng nào trên lãnh thổ Quân Khu 2 mà Vĩnh Hiếu chưa từng có mặt: Từ đường mòn Hồ Chí Minh, Tân Cảnh, Dakto, Dak Pek, Polei Kleng, Charlie, Kontum, Pleime, Benhet, của Tây Nguyên, đến An Lão,Tam Quan, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Bồng Sơn, Phù Cát, vùng đồng bằng bất an của tỉnh Bình Định, cái nôi của Liên Khu 5 VC, rồi Quảng Đức, Ban Mê Thuột, Khánh Dương,và cuối cùng là Tỉnh Lộ 7B, nối liền Pleiku - Phú Bổn - Phú Yên, với cuộc di tản kinh hoàng trong chiến sử. Không kể những lần phi đoàn tăng phái cho các cuộc hành quân ngoài lãnh thổ quân khu.
Có lẽ những người tình của Vĩnh Hiếu không thể ngờ người phi công trai trẻ hào hoa vui tính ấy đã từng bao lần bật khóc. Không chỉ khóc vì niềm vui sướng bất ngờ khi dồn dập nhận tin chiến thắng từ các đơn vị bộ chiến do phi đoàn anh đổ quân, yểm trợ, mà còn khóc vì một vài căn cứ, vị trí của họ bị tràn ngập bởi biển người thí mạng của quân thù ngay dưới cánh quạt trực thăng của chính anh, khi anh vừa liều mình xuống thấp để phải đau thắt ruột gan trút những trái hỏa tiễn cuối cùng xuống trận địa, lúc khoảng cách giữa bạn – thù không còn lằn ranh nào phân biệt. Nỗi đau đớn tột cùng qua bao lần chứng kiến những người bạn cùng phi đoàn gãy cánh trên vòm trời lửa đạn.
Như lần tiếp tế khẩn cấp cho TĐ.11 Nhảy Dù tại căn cứ Charlie, vào những giờ phút cuối cùng, trong vòng vây thắt chặt và đạn pháo dồn dập của quân thù, một phi cơ bạn bị phòng không địch bắn cháy ngùn ngụt giữa trời, Vĩnh Hiếu cố bay chiếc gunship đến thật gần con tàu bị nạn, hối hả gọi bạn đáp xuống dưới sự yểm trợ của mình, nhưng đã quá muộn. Con tàu đang bốc lửa mỗi lúc mỗi cao, khoang tàu mịt mù khói đen thấp thoáng hai anh mê vô xạ thủ chồm về phía “cockpit” để tránh sức nóng bốc lên từ ngọn lửa đang bao trùm buồng máy. Tất cả đều trở thành vô vọng!
Vĩnh Hiếu kể tiếp:“…con tàu không còn liên lạc được với thế giới bên ngoài, nó đang trở thành một khối lửa cuồn cuộn rơi như hòn đá cuội, chạm triền núi vỡ bùng lên….Tất cả chỉ còn là một đống sắt cháy ngùn ngụt… Tôi cho con tàu lượn thấp xuống nhìn trong tuyệt vọng. Hai chiếc guns bay vòng tròn trên chiếc tàu bị nạn và sau đó được lệnh rời vùng, tôi ngoái đầu nhìn đám cháy vẫn mịt mù một lần cuối rồi chuyển hướng bay, nước mắt lưng tròng.”...
Cùng lớn lên, cùng học chung dưới một mái trường trung học ở thành phố Nha Trang, và Phi Đoàn 215 yểm trợ, phối hợp hành quân với đơn vị tôi từ lúc phi đoàn mới thành lập cho đến ngày cuối cùng cuộc chiến, vậy mà tôi chưa hề gặp “người hùng” Vĩnh Hiếu, dù đã bao lần tôi từng thán phục tài bay bổng và lòng gan dạ của người lead gun Phi Đoàn Thần Tượng này.
Tôi biết Vĩnh Hiếu khá muộn màng, lúc những cánh chim Thần Tượng đã mất từ khá lâu rồi bầu trời yêu dấu cũ. Ra hải ngoại, bất ngờ đọc được một vài bài viết của anh rải rác trên các báo chí, và trên Internet. Tôi say mê, thích thú để sau đó đã tìm đọc gần như tất cả những bài viết khác của anh. Từ cách hành văn mạch lạc, giọng văn lúc nghiêm trọng căng thẳng, lúc vui đùa dí dỏm, cấu trúc câu chuyện hấp dẫn bất ngờ, đến những tình tiết sống động, tạo cho người đọc cái cảm giác như đang cùng anh tham gia trận chiến, tai như còn đang nghe cả tiếng đạn bom lẫn trong âm thanh vần vũ của cánh quạt trực thăng. Điều thích thú là bên cạnh những khói lửa, chết chóc, anh rất tài tình làm dịu lại trí não của người đọc, khi mở ra một vòm trời với bao hình ảnh thơ mộng, hùng vĩ đang trải dài ra phía dưới.
Người đọc có cảm giác như đang xem những bức tranh tuyệt đẹp của rừng núi, bờ biển, sông hồ và làng mạc quê nhà, được vẽ bởi bàn tay của một họa sĩ tài danh. Có khi anh xen vào một vài tiếng chửi thề đúng lúc, đặc điểm, tính tình rất dễ thương của đồng đội hay bóng dáng của những người tình đẹp thấp thoáng ở một nơi nào đó. Rất đúng với phong cách lính, và nhất là “lính tàu bay”. Ngoài ra, người đọc còn thích thú về sự bén nhạy và tinh tế của tác giả khi anh phân tích, nhận định các tình huống chiến trường, cho dù bây giờ, tất cả đã trở thành quá khứ.
Đọc Vĩnh Hiếu, người ta cũng nhận ra tính nhân bản của người lính miền Nam. Rải rác trong nhiều bài viết, anh kể lại tâm trạng lo âu, đắn đo đến độ căng thẳng thần kinh, khi quyết định tiêu diệt các mục tiêu mà địch giả dạng làm những thường dân, mặc dù đang ở ngay trong vùng địch. Anh chỉ nổ súng khi biết chắc họ không phải là thường dân, nhưng nhất định không để thoát một tên địch nào. Có lần bay cho một vị đại tá tỉnh trưởng. Trong khi chờ để đón ông tại một vùng quê, một phi công khác, người bạn cùng phi đoàn thường bay chung với anh, bất ngờ nhìn thấy một bà mẹ nghèo ôm đứa con trai bị thương trên cổ mà không có thuốc men băng bó, bèn bàn với anh xạ thủ giấu hai mẹ con phía sau, để đưa về một bệnh viện dưới tỉnh.
Cảm động nhất, có lẽ là một trong những phi vụ cuối cùng. Khi Vĩnh Hiếu bỏ tiền túi và tiền của mẹ cho thêm, đi mua bánh mì, nhờ ông anh rể vốn là một giáo sư phụ lực, bay độc nhất một chiếc trực thăng võ trang ra vùng Tỉnh Lộ 7B trong lúc giao tranh, thả bánh mì tiếp tế cho dân chạy loạn, rồi đáp xuống bốc một nhóm người kiệt sức. Vậy mà vẫn còn quay lại trút hỏa tiễn xuống đầu địch quân để cứu nguy cho một toán Biệt Đông Quân bị vây trên một ngọn đồi. Đọc anh, cũng để thấy những người lính Không Quân thực hiện hết lòng câu nói (của một nhà văn Không Quân, từng phục vụ cùng Phi Đoàn 215), đã trở thành châm ngôn, truyền thống của quân chủng: “Không Bỏ Anh Em- Không Bỏ Bạn Bè”, khi Vĩnh Hiếu và nhiều phi công khác, bao lần bất chấp mọi hiểm nguy, đáp xuống trước nhiều họng súng đối phương để cứu nguy cho phi hành đoàn lâm nạn.
Xin cám ơn các anh, cám ơn Vĩnh Hiếu. Những chiến sĩ từng sống chết với chúng tôi - những người lính bộ binh. Các anh là những cánh én đã từng mang lại bao mùa Xuân cho đồng đội, cho quê nhà. Những cánh én ấy, giờ đây, dù đã phải trải qua bao thăng trầm nghiệt ngã, dù tan tác chia lìa khắp muôn phương, nhưng vẫn luôn khát khao vẫy vùng trên bầu trời xưa cũ.
Tiếc rằng, chúng ta đã phải trải qua một mùa Đông quá dài. Dài hơn cả đoạn đời đẹp đẽ nhất, khi các anh còn bay bổng trong bầu trời xanh, trong lửa đạn, mà vẫn vui đùa trước lằn ranh sống - chết nhiều khi còn mỏng hơn sợi tóc
Hãy đọc Vĩnh Hiếu, trong cuốn bút ký chiến trường “Trên Vòm Trời Lửa Đạn”, để thấy lại trước mắt cả một bầu trời lửa đạn năm nào, khâm phục và tự hào những chiến sĩ anh hùng, những phi công tài ba, gan dạ nhưng cũng rất hào phóng, vị tha của QLVNCH, để hãnh diện là chúng ta đã từng có một thời như thế.
Xin thành thật cám ơn tất cả các Niên Trưởng và các Chiến Hữu đã đóng góp thêm những chi tiết trong cuốn Bút Ký Chiến Trường này cũng như các bạn Lê Thy, Phạm Quang Khiêm, Flying Dargon và Cỏ Hương với những bức hình tuyệt đẹp...Và đặc biệt cám ơn các Websites và các Đặc San: Tổng Hội Không Lực VNCH, Lý Tưởng Úc Châu, Cánh Thép, Bảo Vệ Cờ Vàng, Lý Tưởng Người Việt, Hưng Việt, Phi Dũng, Hội Quán Không Quân v...v.., là những tiền dồn chống Cộng vững mạnh trên các mạn lưới Internet hoàn cầu, đã phổ biến những bài viết phơi bày sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam của tác giả cuốn “Trên Vòm Trời Lửa Đạn”.
Vĩnh Hiếu
Xin cám ơn NT Vĩnh Hiếu.
ReplyDeleteĐại Úy Vĩnh Hiếu, một cây bút Không Quân quen thuộc và nổi tiếng từ lâu, một phi công trực thăng tác chiến thượng thặng và cũng là niềm hãnh diện của ngành trực thăng nói chung, với những bài viết về các phi vụ trực thăng nín thở, xuất mồ hôi mà chính anh đã trải qua trong các trận chiến khốc liệt ở quân khu 2 VNCH. Tất cả những kinh nghiệm máu xương, những giờ phút thập tử nhất sinh hay những chuyện tình thoáng chốc đầy thi vị của một phi công thời chiến ngang tàng được anh kể lại một cách trung thực, qua ngòi bút điêu luyện như những đường bay low level lã lướt giữa vùng núi rừng hiểm hóc, đã để lại một dấu ấn khó quên khi đọc qua và đôi khi người đọc cũng "xuất mồ hôi" theo anh.
Tất cả những câu chuyện anh đã đăng rải rác từ lâu cộng thêm những điều mới lạ bất ngờ giờ đây đã được tập trung và hệ thống hóa trong quyển bút ký chiến trường "Trên Vòm Trời Lửa Đạn" vừa ra mắt. Một quyển sách Không Quân không thể thiếu trong mỗi người không quân chúng ta, nhất là ngành Trực Thăng.
Lần nữa xin cám ơn NT Vĩnh Hiếu, một tài hoa, một chứng tích hào hùng của Không Quân VNCH, một niềm hãnh diện, đã mang đến cho anh em một quà xuân 2012 đầy ý nghĩa.
Hội Quán Phi Dũng Website
Trung tá Phi đoàn Trường Võ Ý phi đoàn 118 Bắc Đẩu
ReplyDeleteGiới Thiệu Sách: Trên Vòm Trời Lửa Đạn
T/G Vĩnh Hiếu,
Từ Đà Nẵng, bất ngờ nhận được tin vui, đứa con tinh thần đầu lòng của Phi Công Vĩnh Hiếu hân hoan chào đời.
Yêu thương chúc mừng và mong Trên Vòm Trời Lữa Đạn sẽ được các chiến hữu đón nhận như thể máu mủ của mình.
Võ Ý
Thích Vĩnh Hiếu từ lâu.
ReplyDeleteĐọc mấy dòng bạt của PTAN lại càng thích hơn!
Làm sao gửi mua được "Vòm trời lữa đạn", xin VH cho cái địa chỉ để gửi đi bạn hiền.
Hùng Phan
Cựu phi công C-130 Phi đoàn 435, Captain pilot Airbus US Airways Phạm Quang Khiêm:
ReplyDeleteNhớ đón đọc sách của tác giả Vĩnh Hiếu.
Đã xuất bản .Sách dày 418 trang.
PQK.
Đọc "Vĩnh Hiếu Trên Vòm Trời Lửa Đạn"
ReplyDeleteĐọc thấy nơi đây lớn tình chiến hữu
Tình đồng bào đất nước quê hương
Trong chinh chiến và sau chinh chiến
Đọng lại nỗi buồn trang sách tang thương ./.
nguyễn nam an