Một bài thơ thuộc thể loại ngũ ngôn tứ tuyệt của Quyền Đức Dư (758-818), nhà thơ kiêm thượng thư Bình chương sự đời vua Đường Hiến Tông bên Tàu. Ngọc đài thể là một lối chép thơ ngũ ngôn tuyệt cú vốn là một loại dân ca diễm tình rất thông dụng từ đời nhà Hán trước đó bảy tám trăm năm.
Quyền Đức Dư chế tác tất cả 12 bài thơ dưới dạng Ngọc đài thể nhưng chỉ
có bài đánh số thứ 9 này được tuyển vào tập "Đường thi tam bách thủ /
300 bài thơ Đường chọn lọc". Bài thơ rất đơn giản trong cú pháp lẫn cấu
trúc từ ngữ.
Tạc dạ quần đới giải
Kim triêu hỉ tử phi
Diên hoa bất khả khí
Mạc thị cảo châm quy
Câu số 1 có từ "quần đới giải" chỉ sự mặn nồng của vợ chồng. Câu số 2 có từ "hỉ tử" tức một loại nhện bay, loại nhện này có tên hỉ trùng với âm hỷ của vui vẻ nên người Tàu xưa cho rằng khi có nhện bay sa vào thì gia đạo sẽ có chuyện vui. Đắc Xuyên Gia Khang thì cho rằng tất cả loại nhện chẳng có con nào hên xui cả, dù là nhện bay hay nhện bò tất cả đều là loài động vật gớm ghiếc cần phải khử trừ
Câu số 3 có từ "diên hoa" chỉ son phấn. Đàn bà Tàu ngày xưa dồi một lớp phấn trắng giống như bột năng nấu chè quét quét lên mặt. Lại dùng một miếng vải thẩm có chứa chất dung dịch gì đó màu đỏ son đưa vào chính giữa môi ngậm lại để tạo vết son môi. Câu cuối nhắc đến "cảo châm" tức cái chầy đập vải với ngụ ý trông đợi người thương trở về.
Bài thơ này không có mấy độc giả Việt Nam biết đến vì các nhà dịch thơ Đường lẫy lừng như Tản Đà, Trần Trọng San, Ngô Tất Tố, Tương Như, Ngô Văn Phú...đều gạt qua hết. Riêng có một bản dịch của Phí Minh Tâm sau đây là tương đối trau chuốt gãy gọn, tuy trong câu đầu ông dịch "quần đới giải" thành "quần sút dây" nghe rất ngộ nghĩnh. Có lẽ đây là lần đầu tiên "quần sút dây" đi vào thi ca.
Hôm qua quần sút dây
Sáng sớm thấy nhện bay
Không bỏ bê son phấn
Chàng sắp về mai đây
(Dịch thơ: Phí Minh Tâm)
Tạc dạ quần đới giải
Kim triêu hỉ tử phi
Diên hoa bất khả khí
Mạc thị cảo châm quy
Câu số 1 có từ "quần đới giải" chỉ sự mặn nồng của vợ chồng. Câu số 2 có từ "hỉ tử" tức một loại nhện bay, loại nhện này có tên hỉ trùng với âm hỷ của vui vẻ nên người Tàu xưa cho rằng khi có nhện bay sa vào thì gia đạo sẽ có chuyện vui. Đắc Xuyên Gia Khang thì cho rằng tất cả loại nhện chẳng có con nào hên xui cả, dù là nhện bay hay nhện bò tất cả đều là loài động vật gớm ghiếc cần phải khử trừ
Câu số 3 có từ "diên hoa" chỉ son phấn. Đàn bà Tàu ngày xưa dồi một lớp phấn trắng giống như bột năng nấu chè quét quét lên mặt. Lại dùng một miếng vải thẩm có chứa chất dung dịch gì đó màu đỏ son đưa vào chính giữa môi ngậm lại để tạo vết son môi. Câu cuối nhắc đến "cảo châm" tức cái chầy đập vải với ngụ ý trông đợi người thương trở về.
Bài thơ này không có mấy độc giả Việt Nam biết đến vì các nhà dịch thơ Đường lẫy lừng như Tản Đà, Trần Trọng San, Ngô Tất Tố, Tương Như, Ngô Văn Phú...đều gạt qua hết. Riêng có một bản dịch của Phí Minh Tâm sau đây là tương đối trau chuốt gãy gọn, tuy trong câu đầu ông dịch "quần đới giải" thành "quần sút dây" nghe rất ngộ nghĩnh. Có lẽ đây là lần đầu tiên "quần sút dây" đi vào thi ca.
Hôm qua quần sút dây
Sáng sớm thấy nhện bay
Không bỏ bê son phấn
Chàng sắp về mai đây
(Dịch thơ: Phí Minh Tâm)
No comments:
Post a Comment