Từ
trước đến giờ, xạo tôi ít khi đề cập đến chuyện của một quốc gia thuộc
vùng Đông Nam Á Châu mang tên là "Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên".
Bởi lẽ, dưới nhãn quan chính trị của xạo tôi, sau chiến tranh Nam Bắc
Triều Tiên năm 1953 kết thúc, đất nước này bị chia cắt làm đôi thông qua
Hiệp Định Đình Chiến Bàn Môn Điếm năm 1953, Bắc Triều Tiên như một cây
"tầm gửi", cha Nga mẹ Tàu, cha giáo mẹ dưỡng. Cũng tương tự như Việt
Nam, lãnh đạo i tờ rít từ hang Pát Pó nhảy lên cầm quyền dẫn dắt dân tộc mình nằm mơ giữa ban ngày đến một thiên đàng "xạo hết chỗ nói".
Hiện nay, năm 2024, Chủ Tịch Bắc Triều Tiên là Ông Kim Jong Un, đới thứ ba của dòng họ Kim Cộng Sản.
Tiểu sử của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un luôn là một "ẩn số" đối với giới truyền thông.
Kim
Jong Un là con trai út của Kim Jong IL và vợ thứ ba Ko Yong Hui. Theo
nhiều nguồn tin, Un sinh ngày 8/1/1983, năm nay 42 tuổi. Cũng giống như
các anh trai của mình, ông Kim Jong Un được giáo dục tại Thụy Sĩ. Sau
khi trở về Bình Nhưỡng, ông tiếp tục học Đại học Quân sự Kim Nhật Thành
(Kim Il Sung, Ông Nội của Kim Jong Un). Mẹ của Un (Ko Yong Hui) là người
vợ được ông Kim Jong IL yêu thương nhất. Tất nhiên, bà luôn muốn con
trai mình là người kế nhiệm. Bà buộc Un phải học trường quân sự, nơi Un
được các quan chức hàng đầu của Triều Tiên huấn luyện về pháo binh.
Chính quá trình học tập đó đã khiến Kim Jong Un trở nên rất mạnh mẽ,
thành một người hoàn hảo để kế nhiệm vị trí lãnh đạo Triều Tiên của Cha
mình.
Tháng 4 năm 2009, Kim Jong Un, 26 tuổi, được cha bổ nhiệm vào
Ủy Ban Quốc Phòng, sửa soạn cho con đường lên nắm quyền. Ngày
28/9/2010, Kim Jong Un được cha thăng cấp bậc Đại Tướng và chỉ định vào
chức vụ Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, một cơ quan quyền thế nhất
trong Đảng Lao Động Triều Tiên khi mới khoảng 27 tuổi.
Đây được xem là những bước quan trọng để dọn đường cho Kim Jong Un lên kế vị cha làm lãnh tụ Triều Tiên. Ngày 19/12/2011, hai ngày sau khi
Kim Jong IL qua đời, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên,
Đảng ủy Quân sự Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Hội đồng Quốc
phòng Triều Tiên, Ủy ban thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao và Chính
phủ công bố "Thư gửi toàn thể đảng viên, quan binh Quân đội Nhân dân và
nhân dân Triều Tiên", yêu cầu toàn thể "trung thành với sự lãnh đạo của đồng chí Kim Jong Un tôn kính. Đảng và Quân đội Nhân dân cùng với nhân dân duy trì đoàn kết".
Các
phương tiện truyền thông Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ngay sau
đó gọi Kim Jong Un là "nhà lãnh đạo vĩ đại", "người kế thừa vĩ đại".
Ngày 29/12/2011 thì ông Kim Jong Un chính thức trở thành Tư lệnh tối cao
của quân đội Nhân dân Triều Tiên.
Đại
Tướng Kim Jong Un,Tư Lệnh Tối Cao của Quân Đội Nhân Dân Triều Tiên mới
28 tuổi đầu (1983-2011), lúc đó Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam là
Nguyễn Văn Linh. Đúng là một "đứa con nít"!!!
Ngày
15/4/2012, Kim Jong Un đọc một bài diễn văn đầu tiên trước công chúng
nhân ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của ông nội mình là Kim IL Sung,
trong bài diễn văn đầu tiên này, Kim Jong Un hết lời ca ngợi và cổ súy
học thuyết "Quân Đội Trên Hết" của Triều Tiên và Un khẳng định, thời đại
đất nước ông bị ngoại ban đe dọa đã qua rồi.
Chỉ
lấy mốc thời gian sau Đệ Nhị Thế Chiến, nhất là sau khi Nhật ký
lệnh đầu hàng vô điều kiện với Hoa Kỳ ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Thời
gian này, Nga và Mỹ là "đồng minh hờ" trên mặt trận Âu Châu chống Đức
Quốc Xã, lúc bấy giờ Mao Trạch Đông còn vất vả vạn lý trường chinh, có
nghĩa là khi thắng Nhật Bản, Mỹ trở thành nhân vật số một (number one)
của Thái Bình Dương, Mỹ yêu cầu "giải thực" là phải giải thực, dĩ nhiên
Nhật trao trả độc lập lại cho Triều Tiên ngay.
Cái
mốc lịch sử đau buồn cho hai dân tộc Triều Tiên và Việt Nam nó
nằm ở đây. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, tham vọng của Stalin là vùng Đông Á để
bước ra Thái Bình Dương, Stalin nuôi dưỡng tối đa cho phong trào
cộng sản của Mao Trạch Đông ở Tàu, kết quả nhanh chóng là chỉ bốn năm
sau, năm 1949 Mao Trạch Đông (Cộng Sản) nhuộm đỏ Hoa Lục. Với sự ủy
nhiệm của Stalin, Mao hà hơi tiếp sức cho Kim IL Sung (Kim Nhật Thành)
bắc Triều Tiên và Hồ Chí Minh ở Bắc Việt Nam.
Chế
độ cha truyền con nối của giòng họ Kim tồn tại 72 năm nay "Cộng Hòa Dân
Chủ Nhân Dân Triều Tiên" (1948-2024) là nhờ "công ơn dưỡng dục của Cha
Nga Mẹ Tàu". Kim IL Sung (Ông Nội của Kim Jong Un) là một nô bộc cúc
cung tận tụy với Mạc Tư khoa nhờ sự tiếp tế khí tài của Stalin, những
khí tài này, Stalin đã gom nhóp từ các nước chư hầu Đông Âu chứ có tử
tế cái con mẹ gì đâu, rồi hô hoán lên nào là "thế giới đại đồng",
"tình đồng chí đại đồng" để giúp cho các dân tộc nhỏ yếu nổi dậy làm
cuộc cách mạng giải phóng, thực chất là chỉ để cướp chính quyền từ tay
tư bản (quân chủ, phong kiến, thực dân).
Năm
1993, Cha Nga (Cộng Sản Liên Bang Xô Viết) ngủm cù tèo, Kim Jong Un
lúc đó chỉ có 10 tuổi, nhưng nhờ cha ruột của mình là Kim Jong IL nhìn
thấy được bối cảnh chính trị rất phức tạp vì địa chính trị bất lợi giữa
hai gọng kìm Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, nên chỉ hai thập niên sau chiến
tranh, Hán Thành (Nam Triều Tiên) trở thành một trong bốn con
rồng Đông Nam Á, dòng họ Kim, đại diện cho Bình Nhưỡng (Bắc Triều Tiên)
trở thành con gà gáy quanh năm suốt tháng "hỏa tiễn...hỏa tiễn... hỏa
tiễn...liên lục địa mang tên Kim Chi sẽ san bằng đế quốc Mỹ trong vòng
một hai ngày, trong khi "hoan hỷ" nhận tiếp tế gạo từ nhân dân Nam Hàn.
Tuyên bố những điều nảy lửa chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Năm 2011, Ông
Con nhà họ Kim là Jong Un thay cha, cũng rập theo gương mẫu của Cha
mình "hỏa tiễn...hỏa tiễn...hỏa tiễn..."
Mẹ
bà...hỏa tiễn đâu không thấy, chỉ thấy bong bóng của cậu ấm Jong Un
bay qua biên giới xả rác cho dân Nam Hàn hốt rác mệt nghỉ.
Sau
khi Đảng Cộng Sản Nga sụp đổ, Pyongyang cũng tương tự như Hà Nội. Đứng
trước ngã ba đường, không biết "đi" Washington hay hãy "về" với Bắc
Kinh? Cho đến khi Kim Mao Sư Vương tóc vàng xuất hiện, xuất chiêu Thất
Thương Quyền, khiến Tập Cận Bình và Tử Cấm thành Thất Chao Bát Đảo, Un
bèn lân la với Donald Trump theo lời rò rỉ của Mao Putin (không phải Mao
Tôn Cương).
Kết quả :
Trước sau Kim Jong Un đã gặp gỡ Donald Trump ba lần.
Lần Thứ Nhất : Tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa (Singapore) tháng 6-2018
Lần Thứ Hai : Tại Hà Nội (Việt Nam) trong một buổi cơm thân mật đêm 27-2-2019
Lần
Thứ Ba : Ngày 30-6-2019, cái bắt tay lịch sử giữa Trump và Un tại Khu
Phi Quân Sự (DMZ) Bàn Môn Điếm ranh giới giữa Nam-Bắc Triều Tiên, đánh
dấu lần đầu tiên một lãnh tụ Hiệp Chủng Quốc đặt chân lên lãnh thổ một
quốc gia suốt ngày suốt tháng chỉ biết nguyền rủa và mạ lỵ Hoa Kỳ.
Donald
Trump và Kim Jong Un thảo luận hay hứa hẹn cam kết gì với nhau, chỉ có
hai Ông biết, chứ không phải gặp nhau khơi khơi bắt tay nhau rồi...về.
Cục diện Nam Bắc Triều Tiên biến đổi từ đây. Xin thưa : "biến" chứ không phải "thay". Nay vầy mai khác, lộng
giả thành chân, lộng chân thành giả, khó mà lường trước những gì Kim
Jong Un nói và làm. Nhưng có một điều xạo tôi có thể khẳng định rằng
Pyongyang trung thành và thuần phục với Mạc Tư Khoa chứ không phải Bắc
Kinh.
Hai lãnh tụ thù
nghịch gặp nhau, nói gì, hứa hẹn gì, cam kết gì với nhau, nếu chỉ dựa
vào truyền thông mà tin vào đó thì chỉ có đi bán lúa giống mà ăn. Sau đó
thì Trump và Un nhà ai nấy ở, cơm ai nấy ăn. Báo chí truyền thông không
ai đá động gì đến chuyện gặp gỡ và cái bắt tay lịch sử này nữa.
Bước
qua năm 2020, Trump ra đi, Joe Biden thay thế. Dân Chủ thay thế Cộng
Hòa. Vladimir Putin mở : "Chiến Dịch Quân Sự" tấn công Ukraine.
Biden
(Dân Chủ) kêu gọi Nato, Eu, Liên Hiệp Quốc và cả thế giới dân chủ yểm
trợ tối đa cho sự sống còn và tồn tại của Ukraine. Ngoài việc tiếp tế
khí tài, Mỹ còn vận động các quốc gia dân chủ "cấm vận và trừng phạt"
Mạc Tư Khoa vì tội "xâm lược".
Cuộc
chiến "quái đản" này kéo dài gần ba (3) năm, ai ai cũng cho rằng chưa
biết sẽ còn kéo dài bao lâu nữa và chọn lựa thái độ trung dung "chờ
thời", chờ sau ngày 5/11/2024 của Hoa Kỳ (còn vài ngày nữa
thôi)..."quái đản" là ở chỗ chỉ có Kim Jong Un không chờ thời mà "cướp
cơ" gửi quân sang Nga để cùng chen vai sát cánh với quân đội Nga...chiếm
Ukraine !!!!
Cái này mới là chuyện khó tin nhưng có thật hay giả cũng chưa ai biết. Khó tin bởi vì Bình Nhưỡng đã "don't care" Bắc Kinh, mặc dù sông liền sông núi liền núi như Việt Nam.
Trong
suốt gần hai tuần vừa qua, xạo tôi tò mò theo dõi biến cố kỳ lạ này thì
trăm bài viết loan báo tin này đầy rẫy những ngôn từ "dường như", "có thể", "có lẽ", "nếu chúng tôi không lầm thì..." vân vân và vân vân...Điển hình như :
- Theo tin tức của Ngũ Giác Đài , dường như có 10.000 binh sĩ Bắc Triều Tiên được điều động tới miền đông nước Nga, tăng 7.000 người so với ước tính trước đó, cách đây gần một tuần.
- Hội
đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ ước tính có 3.000 lính Bắc Triều Tiên
trong các trại huấn luyện trên lãnh thổ Nga. Theo thống kê của Lầu Năm
Góc, công bố hôm qua, con số này đã tăng lên 10.000 người. Và thậm chí
là 12.000 người, theo tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky. Ông cũng
cho biết một số binh sĩ này có thể sẽ ra mặt trận trong vài ngày tới.
- Tổng thư ký NATO Mark Rutte nhấn mạnh hoạt động này dường như được
thực hiện ở khu vực Kursk của Nga, nơi quân đội Ukraine đã tiến vào từ
nhiều tháng qua. Cách đây mấy hôm, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc
gia John Kirby giải thích nếu binh sĩ Bắc Triều Tiên thực sự xuất hiện trên chiến trường, thì đương nhiên họ sẽ trở thành mục tiêu.
Những thông tin này bị Bình Nhưỡng cực lực bác bỏ và phía Mocow phủ nhận (tuy yếu ớt hơn), ngày càng có nhiều nguồn tin (vịt!?) xác
nhận hàng ngàn binh lính Bắc Triều Tiên đã được gởi sang Nga để được
huấn luyện chuẩn bị tham chiến chống Ukraina, thậm chí một số binh lính
hiện đã có mặt ở vùng biên giới Kursk.
Ngành ngoại giao Hoa Kỳ (chỉ nói ngành mà không nói rõ cơ quan ngoại nào của Mỹ, bày tỏ sự lo ngại việc
Bắc Triều Tiên gửi quân qua Nga, và Hoa Kỳ hy vọng chỉ có tiếng nói của
Bắc Kinh mới có thể thuyết phục được Kim Jong Un và chính quyền
Pyongyang. Washington kêu gọi Bắc Kinh nên tỏ ra quan ngại trước hành động gây bất ổn của hai nước láng giềng và đồng minh. Đồng thời cũng có một nguồn tin cho rằng Bộ
Quốc Phòng Mỹ, hôm qua 28/10/2024, tuyên bố sẽ không áp đặt những giới
hạn mới với Ukraine trong việc sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp, nếu binh
sĩ Bắc Triều Tiên hỗ trợ quân đội Nga trong cuộc xâm lăng Ukraine.
Xạo tôi chỉ gạn lọc và tóm tắt một vài dữ kiện quan trọng để nhận định rằng thật là vô lý hết sức khi một nhà lãnh đạo như Kim Jong Un lại có một động thái nông cạn và ấu trĩ như vậy, nếu quả Kim Jong Un thật sự quyết định này.
Trâu
bò húc nhau ruồi muỗi chết. Hiện thời trâu bò chưa húc nhau, Mỹ-Nga-Tàu
chưa húc nhau, các khối liên minh quân sự có tầm vóc chưa húc nhau, chỉ
có Nga đang đánh Ukraine te tua, cả thế giới dân chủ đang giúp Ukraine
dù nhiều dù ít để quốc gia này còn tồn tại là một quốc gia dân chủ và
còn là một tiền đồn thế giới tự do trước bạo lực của độc tài của Mạc Tư
Khoa. Hoa Kỳ đang chống lưng cho Do Thái để trừ gian diệt bạo chớ
có đánh ai đâu.
Thế thì câu hỏi được đặt ra là "nguyên động lực sâu xa nào khiến cho Kim Jong Un có quyết định như thế!?"
Có
một sự trùng hợp không biết ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt trước. Mới đây
ngày 24/10/2024, ngày tin tức quân lính Triều Tiên có mặt ở Nga cũng là
ngày Viện Duma (Hạ Viện Của Nga) vừa
thông qua hiệp ước về “đối tác chiến lược toàn diện” giữa Nga và Bắc
Triều Tiên. Hiệp ước này dự trù là nước này sẽ ứng cứu nước kia trong
trường hợp bị một quốc gia thứ ba tấn công.
Nước này sẽ ứng cứu nước kia trong trường hợp bị một quốc gia thứ ba tấn công.
Trong trường hợp này ai đúng ai sai. Nga có bị Ukraine tấn công và trong tình trạng cần phải được Triều Tiên cứu hay không? Dĩ nhiên là không, câu hỏi đứa con nít nó trả lời cũng được.
Chúng ta hãy nghe chính Tổng Thống Ukraine Zelensky tuyên bố "Quân lính Triều Tiên có mặt ở Nga đang đẩy cuộc xung đột Nga- Ukraine kéo dài gần 3 năm vượt ra ngoài biên giới của các bên tham gia. Chỉ có một kết luận duy nhất: Cuộc xung đột này đã bị quốc tế hóa và vượt ra khỏi biên giới của Ukraine và Nga..."
Nhóm
chuyên gia thượng thặng của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Và Quốc Tế
(CSIS) cho rằng số lượng quân Triều Tiên gửi qua Nga (nếu có) thì chỉ là
một sự kiện mang tính biểu tượng, họ có thể đóng vai trò hỗ trợ nhưng chỉ chiếm chưa đến 1% lực lượng của Nga. Nói một cách khác, Nga đâu có cần Triều Tiên tăng cường lực lượng cho Nga. Phản bác lại lập luận này, thì lại có người cho rằng Nga rất cần thêm lực lượng và đây là một yếu tố giúp Nga bổ sung thêm hàng ngũ mà không cần tổng động viên lần thứ hai.
Một lập luận có thể hợp lý và dễ thuyết phục nhất là : "Kim Jong Un muốn gửi đi một thông điệp chính trị củng cố vị thế của Nga và Triều Tiên trong mối quan hệ với Bắc Kinh, đồng thời gửi thông điệp tới Washington và các đồng minh Tây Phương rằng Bình Nhưỡng và Moscow càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thì có thể Bắc Triều Tiên càng có thêm công cụ mặc cả với Mỹ cũng như Trung Quốc trong tương lai". Kim Jong Un tự định vị cho mình?
Xem
ra thì cần gì phải thông điệp này thông điệp nọ, ai ai cũng biết từ lâu
"Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên" là "Công Công" của Điện Cẩm Linh
từ năm 1953 tới bây giờ lận. Khởi từ khởi thủy, Kim Il Sung đối với Mao
Trạch Đông chỉ bề mặt, chứ không bằng lòng, có lần Kim nói bóng nói gió
là khí tài của Stalin viện trợ cho Tổ Chức Cộng Sản Triều Tiên, Mao đã
"ăn chặn" một phần tương tự với Đảng Cộng Sản Đông Dương của Hồ. Lại nữa
dân tộc Cao Ly vốn không ưa gì tính khí Thiên Triều Chủ Nghĩa của Hán
Tộc.
Xạo tôi không phải là nhà
tướng số, nhưng nhìn tướng đi "tà tà chậm chạp ủn ỉn", gương mặt tròn
quay phốp pháp với cái miệng lợn của đang kiêm Chủ Tịch Kim Jong Un,
trong tướng pháp có ghi rõ ràng khi tướng cầm thú đã thành hình cục thì
tính chất phú quý hay bần tiện, thọ yểu càng thể hiện rõ rệt. Về mặt cá tính, người tướng miệng lợn tượng trưng cho tính nết hung hăng, đầu óc ngu độn, hành động theo bản năng hơn là lý trí.
Trường hợp này ứng nghiệm 100% với Kim Ủn Ỉn.
Như
xạo tôi đã từng thưa rằng, chuyện Việt Nam không cần nhắc tới nữa, có
nhắc là nhắc chuyện Tàu Cộng, vì Ba Tập đã từng tuyên bố rằng "Tàu-Việt
cùng chung một số phận..." hay sao. Còn Bắc Triều Tiên thì không, bởi số
phận của Bắc Triều Tiên nằm trong tay Nga chứ không phải Tàu Phù, bởi
từ trước đến sau, Pyongyang vẫn một lòng với Điện Cẩm Linh, còn Hà Nội thì đu giây tiền hậu bất nhất như ngọn tre ngã theo chiều gió.
Cái lắc léo trong chính trị là ở chỗ đó.
Bắc
Triều Tiên tăng cường quân số cho Nga, chẳng lẽ Mỹ xúi Nam Triều Tiên
đem quân qua giúp Ukraine? Nếu như thế thì thế nào rồi cũng có lúc quân
Nam Triều Tiên đánh nhau với quân Bắc Triều Tiên trên lãnh thổ của
Ukraine, quả là một điều "không tưởng", thế giới bước vào hỗn loạn ngoài
tầm kiểm soát (Out Of Control) của các Siêu Cường hùng mạnh giàu có như
Mỹ-Nga-Tàu, hoặc các Liên Minh Quân Sự có tầm vóc quốc tế...thì chẳng
khác nào...Thế Chiến bắt buộc sẽ phải bùng nổ. Điều này có ai muốn?
Xạo chơi cho vui rồi bỏ. Chỉ còn mấy ngày nữa, Tân Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ giải quyết thế nào về Ukraine và Trung Đông.
Ngày 05/11/2024, cử tri Mỹ phải phân định ai sẽ là tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ.
Ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hay Donald Trump, ứng viên đảng Cộng Hòa, hiện đang bám gót trong các cuộc thăm dò. Tuy nhiên, bất kể ai là người chiến thắng, Bắc Kinh vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Washington. Và trong cuộc đọ sức « dài hơi » này, Đông Nam Á sẽ giữ một vai trò quan trọng.
Út Bạch Lan
No comments:
Post a Comment