Friday, October 31, 2014

A VILLAGE CALLED VERSAILLES (Documentary - Phim tài liệu)

Mới xem xong cuốn phim này, rất xúc động. Sự kiện có thật xảy ra với một giáo xứ gốc Việt tại ngoại ô thành phố New Orlean, tiểu bang Louisiana. Họ là những giáo dân từ các làng Bùi Chu, Phát Diệm tại miền Bắc. Năm 1954, họ lánh nạn cộng sản, vào Nam. Tuy nhiên một lần nữa phải bỏ nước ra đi vào năm 1975.
Tại Hoa Kỳ, họ đã được đưa về một khu vực tạm trú có tên là Versailles, xung quanh là đất trống bỏ hoang. Chính những giáo dân này đã xây dựng nên một cộng đồng Thiên Chúa Giáo gốc Việt tại đây, một khu vực mà trước đây hầu như không có người Mỹ nào sinh sống. Ba mươi năm sau, dần dà đã có trường học, có trạm xá, có chợ búa. Tất cả như một quê hương Việt Nam thu nhỏ với ao rau muống, chợ cá, chợ rau, chợ chồm hổm, nhà thờ, lớp học Việt Ngữ, hội chợ Tết Nguyên Đán cổ truyền. Một số người da đen cũng dọn đến ở chung gần đó, các em Việt Nam và da đen cùng đến trường học và vui đùa cùng nhau.....Cho đến một ngày vào năm 2005, cơn bão Katrina đổ ập đến, gây thiệt hại rất nhiều ở bờ biển phía nam của Hoa Kỳ cũng như tàn phá toàn bộ cơ ngơi của những người gốc Việt tạo dựng tại đây trong 30 năm.
Sau cơn bão ác nghiệt và chết chóc ấy, chính phủ đã kêu gọi dân chúng từng chạy bão hãy quay về để tái thiết, nhưng khá nhiều người Mỹ ở các khu vực lân cận đã không quay về nữa, những người Mỹ gốc Việt ở khu vực Versailles thì lưỡng lự.... Tuy nhiên các linh mục trở về, và rồi từ từ các giáo dân cũng đã trở về theo. Buổi lễ cầu nguyện đầu tiên bên trong ngôi giáo đường đổ nát đã có 300 người tham dự thật cảm động, buổi thứ hai có 800 người, và rồi các sắc dân khác cũng đến dự lễ cùng với cộng đoàn Việt Nam vì chẳng còn nhà thờ nào khác mở cửa nữa. Từ từ họ giúp nhau sửa lại ngôi giáo đường, dựng lại từng căn bếp, lợp lại từng nóc nhà, sửa lại các cửa tiệm, đắp lại các con đường đi, cuộc sống từ từ hồi sinh, nhưng rất chậm và khó khăn vì tất cả đều hoang tàn, đổ nát. Ba mươi năm trước họ đã đến đây với hai bàn tay trắng, ba mươi năm sau họ lại hoàn toàn mất trắng, và bây giờ họ phải làm lại từ đầu.
Cả nước Mỹ đã dồn hết cứu trợ cho vùng bão, cho New Orlean. Bản đồ tái thiết được thành phố New Orlean vẽ lên và khoanh vùng. Trên bản đồ những vùng cần tái thiết KHÔNG CÓ khu vực Versailles. Tại sao vậy? Có phải thành phố thấy dân chúng ở đây đã tự giúp nhau, tự tái thiết, tự bật dậy quá mãnh liệt nên chính quyền thành phố không muốn rót kinh phí về đây nữa? Hay là họ nghĩ cộng đồng này ít người biết nói tiếng Mỹ, không hội nhập trong cộng đồng bản xứ, không là "người Mỹ" chính hiệu, không biết tranh đấu hay đòi hỏi gì đâu? Hay còn lý do gì khác nữa chăng???
Chưa hết, thị trưởng của thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana là Ray Nagin đã cho đào một khu vực chôn rác (sau cơn bão) ngay sát bên làng Versailles của những người gốc Việt (mặc dù đất trống xung quanh thành phố có rất nhiều). Những chất rác này sẽ phân hủy, thấm vào các dòng kênh trồng rau của người Việt, sẽ gây ô nhiễm. Về lâu dài có nguy cơ cả một cộng đồng gốc Việt sau 30 năm định cư sẽ phải bỏ đi vì vấn đề an toàn cho sức khỏe, thậm chí có thể là một bước chuẩn bị để sau này, với lý do an toàn, thành phố sẽ trục xuất dân chúng khu vực này đi nơi khác. Có thể nhìn ra, đây là một ý đồ muốn triệt hạ một cộng đồng di dân mới tại nước Mỹ....Hàng ngàn người đã kéo đến tòa đô chánh để biểu tình phản đối. Một số vị dân cử cũng đứng cùng người biểu tình gốc Việt. Ông thị trưởng Ray Magin đã ra đối chất, hứa sẽ ngưng không đổ rác ngay gần ngôi làng Versailles nữa, tuy nhiên đó chỉ là lời hứa suông. Năm ngày sau, công ty đổ rác do thành phố thuê lại tiếp tục hoạt động. Dân làng lại một lần nữa kéo ra chặn đường ra vào của các xe rác, không cho các xe di chuyển. Trong khi đó, dưới sự hướng dẫn của các linh mục gốc Việt, hồ sơ dân làng kiện thành phố tại tòa án liên bang đã chiến thắng. Tòa liên bang ra lệnh cho thành phố, cấm không được đổ rác ngay tại khu vực Versailles, nơi có dân cư đang sinh sống !!! Cuối cùng lẽ phải cũng về tay những người biết kiên trì đấu tranh.
- Tự do và dân chủ không phải từ trên trời rớt xuống. Nếu không đấu tranh thì chúng ta sẽ không bao giờ có, cho dù đang sống tại một xứ dân chủ.

Phim do đạo diễn trẻ gốc Đài Loan là S. Leo Chiang thực hiện, giành được 8 giải thưởng tại các liên hoan phim, cũng như được đề cử vào giải Emmy Award danh tiếng, giành cho phim truyền hình của Hoa Kỳ.
_____________

Khi đang xem phim, tôi đã ngờ ngợ khuôn mặt ông thị trưởng Ray Nagin sao quen quá. Sau khi xem xong phim, tôi đã tìm hiểu và biết ông ta đã từng bị đưa lên báo nhiều kỳ vì tội tham nhũng. Ông ấy đã dính vào tội rửa tiền cũng như đã nhúng tay vào những hoạt động mờ ám liên quan đến công quỹ tái kiến thiết từ liên bang rót về cho New Orleans sau cơn bão. Cựu thị trưởng Ray Nagin đã bị truy tố với 21 tội danh, ra tòa ông ấy bị kết luận phạm 20 tội. Hiện nay đang chịu án tù 10 năm. Nếu theo dân gian Việt Nam hay nói, thì đây cũng là "quả báo nhãn tiền".
Ai muốn coi phim này thì xách vài ổ bánh mì thịt, gói xôi, củ khoai hay nải chuối chi đó đến nhà tui vừa coi vừa ăn nhé. Chủ nhà mời lại rượu 7 món, gãi lưng cho, ok. Còn không thì nên vào website mua DVD để ủng hộ những nhà làm phim độc lập

Tôn Thất Hùng FB

Phim Alamo Bay

Kỳ thị Kinh nghiệm của Người Việt Tỵ Nạn (2)

Tác Giả
LS Nguyễn Xuân Phước
Đối Phó với KKK

1.


KKK là viết tắt chữ Ku
Klux Klan, là một tổ chức kỳ thị chủng tộc cực hữu bí mật của người Mỹ gốc da trắng được thành lập trong thời Chiến Tranh Nam Bắc (1860-1865). Theo giải thích của tự điển mạng, chữ Ku Klux trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là vòng tròn, và chữ Klan có nghĩa là bộ tộc, ý nghĩa thông thường KKK có nghĩa là một tổ chức huynh đệ của người da trắng.

KKK chủ trương chủng tộc da trắng ưu việt và coi người da màu là thấp hèn. Khi Tổng Thống Lincoln tuyên bố giải phóng nô lệ sau cuộc chiến Nam Bắc, những người chủ trương nô lệ miền Nam Hoa Kỳ đã thành lập tổ chức KKK để bảo vệ dòng máu ưu việt của người da trắng. KKK chủ trương dùng bạo lực để hạn chế sự tiến thân của người da màu trong xã hội. Họ cho rằng Hoa Kỳ là một đất nước được Chúa Trời ban cho người da trắng và họ có nhiệm vụ bảo vệ đất nước nầy trước những làn sóng di cư của người Châu Phi và Châu Á.


Trong thời kỳ đấu tranh dân quyền của mục sư Martin Luther
King ở thập niên 1960s, KKK đã tổ chức những lễ đốt thánh giá như là một dấu hiệu của sự tuyên chiến, và đánh bom vào nhà của các lãnh tụ dân quyền da đen. Một số lãnh tụ da đen, kể cả MS King, đã bị ám sát trong thời kỳ nầy. Hầu như những vụ ám sát nầy đều có bàn tay của KKK đứng đàng sau.

Từ năm 1871, KKK đã được chính quyền liên bang liệt danh sách các tổ chức khủng bố. Tuy nhiên họ vẫn tồn tại tại các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ.  Sự phát triển của KKK cũng rất thăng trầm. Đầu Thế kỷ thứ 20 KKK có khoảng 6 triệu hội viên. Nhưng đến ngày hôm nay con số hội viên xuống còn khoảng 6000 trên toàn nưóc Mỹ.


Cách tổ chức của KKK là một hội kín như Thiên Địa Hội trong tiểu thuyết Kim Dung.  Người đứng đầu là một Hội Chủ (Grand Dragon - Đại Long) và họ có những thuộc hạ tay chân đặc trách từng vùng, từng miền tương tự như những hương chủ hay đàn chủ của Thiên Địa Hội.



2.


Ngày 2 tháng 11 năm 1979, Nguyễn Văn Sáu và Nguyễn Văn Chính được toà tha bổng vì lý do giết người để tự vệ chính đáng. Sau đó cả Sáu và Chính đều dọn ra khỏi Seadrift.


Cuối tháng 11 năm 1979, tổ chức KKK nạp đơn với thành phố xin phép cho 600 người biểu tình chống người Việt tỵ nạn tại thành phố nhỏ bé nầy. Con số 600 hội viên KKK dự định tham gia biểu tình bằng 1/2 dân số của thành phố Seadrift. Hội đồng thành phố họp và ý kiến phản đối KKK được thành phố hoan nghinh. Kết quả là thành phố đã bác đơn xin biểu tình của KKK.


Sau đó, cha của
Billy Joe Aplin, người bị Nguyễn Văn Chính bắn chết, tuyên bố là ông ta không mời KKK đến Seadrift. Tuy nhiên ông nói... "Tôi sẽ rất hãnh diện nếu họ vì chúng tôi mà đến để chận đứng làn sóng người Á Châu đến thành phố nầy."

Những người da màu tại Seadrift, gồm người Việt và người Mễ, nghe sự xuất hiện của KKK  bắt đầu cảm thấy tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và bắt đầu di cư ra khỏi Seadrift.


Sau khi bị từ chối cuộc biểu tình tại Seadrift, KKK bắt đầu kế hoạch xâm nhập vùng biển Galveston. Sau 18 tháng KKK đã thiết lập được đường dây hoạt động tại đây.   Tháng 2 năm 1981, nhân ngày lễ Valentine, KKK đã tổ chức buổi meeting tại thành phố Santa Fe, là một thành phố toàn người da trắng ở vùng Galveston với hơn 150 hội viên gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em mặc đồng phục KKK với áo choàng trắng đội mũ vải có chóp. Thủ lĩnh KKK tại Texas, ông Louis Beam tuyên bố: "Thời điểm đã đến để chúng ta giành lại đất nước nầy cho người da trắng".  Ông nói tiếp: "Nếu chúng ta muốn, chúng ta sẽ giành lại đất nước nầy bằng phương cách các tổ phụ chúng ta đã làm: đó là máu máu và máu".


Beam tuyên bố là sẽ cho chính phủ Hoa Kỳ 90 ngày để cưỡng chế người Việt không được đánh tôm ở vùng Vịnh Galveston. Nếu không KKK và những người đánh tôm da trắng sẽ tự thi hành việc cưỡng chế nầy.  Beam nói tiếp là sẽ cho thành lập lực lượng dân quân được huấn luyện chiến đấu tại trại huấn luyện dân quân của KKK. Sau đó, Beam tự tay đốt một tàu đánh cá điển hình mà ông đặt tên là "USS Vietcong" và nói "đây là cách đốt tàu đánh cá đúng nhất".  


Những tuần lễ tiếp theo KKK bắt đầu rải truyền đơn kêu gọi chống người Việt đánh tôm ở vùng vịnh Galveston và bắt đầu giai đoạn khủng bố. Hiện tượng đốt thánh giá như là dấu hiệu khai chiến của KKK tại nhà người Việt trong khu vực xuất hiện khắp nơi. Hai tàu đánh cá của người Việt bị đốt tại thành phố Seabrook. Ngày 15 tháng 3 lực lượng dân quân KKK diễn hành trên tàu đánh cá với hình nộm người Việt bị treo cổ để cho mọi người được thấy.



"They Cannot Mess With Vietnamese..."

Khẩu hiệu của tiểu bang Texas là "Don't Mess with Texas" như một lời khuyến cáo khách du lịch đừng lộn xộn với tiểu bang Texas vì hậu quả không lường được. Qua kinh nghiệm của người Việt đấu tranh chống KKK tại vùng Vịnh Galveston thì người Mỹ cũng có câu nói tương tự để nhắn với tổ chức KKK... Đừng lộn xộn với người Việt Nam.


Trong thời gian KKK bắt đầu gây sự và gây chiến thì cộng đồng người Việt cũng không ngồi yên. Khi một người đàn bà làm việc cho nhà hàng Mỹ nghe hội viên KKK bàn kế hoạch đánh bom tàu đánh cá của người Việt thì bà đã báo cho chồng, và chồng báo cho cộng đồng người Việt. Họ bắt đầu tổ chức vũ trang chống lại sự uy hiếp của KKK và cộng đồng đánh tôm người da trắng. Khi KKK bao vây một trailer park của người Việt thì người Việt đã chống trả quyết liệt.



alt
 
Amy Madigan, Ho Nguyen, Ed Harris trong Alamo Bay 1985 - nguồn cineplex-com


Một thành viên của KKK từng tham chiến ở Việt Nam nói với lãnh đạo KKK rằng "Đừng lộn xộn với người Việt vì họ sẽ bắn và giết quý vị". Và do đó, KKK bắt đầu rút lui.


Theo một giáo sư tại Texas nghiên cứu tình hình lúc bấy giờ, một người đánh tôm da trắng tham gia vụ đốt tàu của người Việt đã bị người Việt đó đến nhà đòi quyết tử với ông ta. Người đánh tôm da trắng đó cuối cùng phải dọn đi nơi khác vì sợ hãi.


Ông Khang Bùi, một cư dân tại vùng vịnh Galveston, nói với phóng viên báo chí rằng KKK đã không hiểu được người Việt là những người đã sống trong chiến tranh, họ biết dùng súng đạn để đối phó và bắn trả lại KKK. Ông ta nói tiếp... sau khi KKK nhận thức được việc dùng bạo lực để khủng bố tinh thần người Việt là vô ích, họ đã âm thầm ra đi và không còn người da trắng nào lộn xộn với người Việt.



Cuộc Chiến Pháp Lý

Tháng 4 năm 1981 Hội Ngư Phủ Người Việt cùng với Southern Poverty Law Center tại Montgomery Alabama nạp đơn kiện KKK vì cạnh tranh thương mãi không công bằng. Tháng 5 năm 1981 bà Gabrielle Kirk McDonald, vị quan tòa liên bang đầu tiên của người da đen quyết định thuận lợi cho người Việt Nam và ra lệnh cấm chỉ hoạt động của KKK tại vùng vịnh; và đóng cửa trung tâm huấn luyện dân quân và các tổ chức võ trang của họ.


Được đánh tôm với sự bảo vệ của chính quyền liên bang, người Việt dần dần ổn định và thành công. Từ những căn nhà trong khu trailer chật hẹp tối tăm, ngày nay người Việt dọn vào những biệt thự nguy nga đồ sộ. Người Việt làm chủ hầu hết các bến tàu tại Galveston; và tại Port Arthur, Texas ngày nay 95% ngư dân đánh tôm là người Việt.


Kinh nghiệm cuộc chiến chống kỳ thị tại vùng vịnh Galveston, Texas đã được làm thành phim Alamo Bay.


Movie Review

Alamo Bay (1985)


'ALAMO BAY,' ETHNIC STRIFE IN TEXAS

Published: April 3, 1985
AFTER the collapse of the United States-backed Government in Saigon in 1975, more than half a million Vietnamese refugees made their way to this country, approximately 100,000 settling in Texas and many of these along the coast of the Gulf of Mexico. They fished and shrimped and, by being willing to work harder and put in longer hours than the white Texan - or ''Anglo'' - boatmen, they prospered.
Because of the language barrier, the Vietnamese, most of them Roman Catholics, kept to themselves in their own makeshift communities. Initially times were good, but as prices for fish and shrimp fell, competition between the Vietnamese and the Anglos intensified until, in 1979, an undeclared war broke out. It was an ideal situation for the Ku Klux Klan. The next couple of years were marked by firebombings of Vietnamese boats and houses and the destruction of their fish-traps, with the Vietnamese retaliating in kind. There was no denying the urgency of the confrontations when, in 1980, a young Vietnamese shot and killed an Anglo fisherman named Billy Joe Aplin.
To the economically beleaguered Anglos, of lot of whom had fought in Vietnam, the refugees were ''gooks'' and Communists who, according to the Anglo way of seeing things, had been saved by the United States Government - and by American blood - only to be able to take the food out of the mouths of good, solid, native-born patriots. To the Vietnamese, America had become a nightmare of violence and bigotry.
These are the sad, complex, real- life events that serve as the source material for ''Alamo Bay,'' directed by Louis Malle from an original screenplay by Alice Arlen, who, with Nora Ephron, wrote the excellent screenplay for ''Silkwood.'' The film opens today at Loew's New York Twin Theater.
Like many other movies that have their origins in a general idea, which characters and their story, ''Alamo Bay'' is almost shamefully clumsy and superficial - it's manufactured ''art.'' Watching it is an unhappy experience that never becomes illuminating.
Its mediocrity is especially surprising when one realizes that it comes from a director who, in the past, has virtually made a personal style by evoking humane comedy and drama from the most unlikely situations, including incest (''Murmur of the Heart''), child prostitution (''Pretty Baby'') and a couple of white guys sitting around talking (''My Dinner With Andre''). This movie discovers nothing in the real-life events that wouldn't be immediately apparent in the newspaper accounts of what actually happened. It's a rule of literature that second-rate fiction diminishes fact.
That ''Alamo Bay'' is a well-intentioned melodrama can't be denied. It wouldn't have been made otherwise. Mr. Malle and Mrs. Arlen can be certified as concerned citizens. It's also apparent that they appreciate the terrible bind in which both the native Texans and the Vietnamese find themselves. Where they fail is in making something moving and comprehensible of the contradictory impulses within their fictional characters. They try, from time to time, but the essential nastiness of the situation overwhelms them.
At the heart of the film are three potentially interesting people. Glory (Amy Madigan) is a pretty, tough, headstrong young woman who has returned to the small fishing town of Port Alamo to help her ailing father in his shrimp-shipping business.
Shang (Ed Harris), who used to ''spark'' Glory when they were in high school but is now married to a shrew who lives in hair curlers, is a Vietnam vet having trouble meeting the bank loan on his boat. Shang has the manners and mentality of a redneck bigot, but he also has a lot of primitive charm. One is meant to believe, I think, that under any other circumstances he'd be a fairly decent guy, but even before the confrontation with the Vietnamese, he's such a mean-spirited boor it's difficult to see how any woman not bent on self-destruction could stick with him.
Dinh (Ho Nguyen) is a bright, shining-faced, optimistic young Vietnamese refugee, newly arrived in Port Alamo, who goes to work for Glory and, in almost no time, is in a position to purchase his own boat. Dinh is a very rare creature, too good, you might say, to be true or, more important, to be effectively dramatic. He accepts the racial slurs of the Anglo fishermen without expression. His sunny nature eventually wins over the skeptical Glory, who stands by him when the white fishermen declare their war on the ''gooks,'' as he stood by her when the Anglos threatened to close down her business because she dealt with the Vietnamese.
At the same time, Glory's private life has become a mess. She has resumed her affair with Shang, only to have him leave her when she cannot produce the money to save his boat from foreclosure.
Miss Madigan and Mr. Harris (who are married in real life) are good performers, but their characters here are not as complex as they are. There's only one moment in the entire film when it seems as if ''Alamo Bay'' is taking on a life of its own, when we understand that behavior might be growing out of character and not simply imposed on character. This is a sexy, mostly wordless love scene, set in a Port Alamo barroom, when Glory and Shang are dancing together and, what with the music and the body heat, realize simultaneously that each is ready to chuck everything to be able to make love to the other.
That events overtake them is no particular surprise, nor are the events themselves, including the film's bloody climax, which are regularly telegraphed before their arrival. It's unfortunate for a film when its most lifelike character is a smooth- talking Klan organizer. The movie's attempts to give identity to its stereotypes sometimes are ludicrous, as in a scene when Glory and Dinh, having a late-evening drink together in a bar far away from Port Alamo, are trading the stories of their lives.
''What was the worst thing that ever happened to you?'' Glory asks Dinh. He tells her that after the Vietcong attacked his village, murdering almost everybody, he hid for a week in the jungle, where, to stay alive, he was forced to eat grass. Glory is appalled: ''You had to eat GRASS!''
Much like a movie inspired by events and not character, Glory gets the priorities wrong.

A War Continued
ALAMO BAY, directed by Louis Malle; written by Alice Arlen; director of photography, Curtis Clark; edited by James Bruce; music by Ry Cooder; produced by Mr. Malle and Vincent Malle; released by Tri Star Pictures. At Loews New York Twin, Second Avenue between 66th and 67th Streets. Running time: 105 minutes. This film is rated R.

Glory . . . . . Amy Madigan
Shang . . . . . Ed Harris
Dinh . . . . . Ho Nguyen
Wally . . . . . Donald Moffat
Ben . . . . . Truyen V. Tran
Skinner . . . . . Rudy Young
Honey . . . . . Cynthia Carle
Luis . . . . . Martino Lasalle
Mac . . . . . William Frankfather
Ab Crankshaw . . . . . Lucky Mosley
Sheriff . . . . . Bill Thurman
Wendell . . . . . Michael Ballard

A VILLAGE CALLED VERSAILLES (Documentary - Phim tài liệu)

Mới xem xong cuốn phim này, rất xúc động. Sự kiện có thật xảy ra với một giáo xứ gốc Việt tại ngoại ô thành phố New Orlean, tiểu bang Louisiana. Họ là những giáo dân từ các làng Bùi Chu, Phát Diệm tại miền Bắc. Năm 1954, họ lánh nạn cộng sản, vào Nam. Tuy nhiên một lần nữa phải bỏ nước ra đi vào năm 1975.
Tại Hoa Kỳ, họ đã được đưa về một khu vực tạm trú có tên là Versailles, xung quanh là đất trống bỏ hoang. Chính những giáo dân này đã xây dựng nên một cộng đồng Thiên Chúa Giáo gốc Việt tại đây, một khu vực mà trước đây hầu như không có người Mỹ nào sinh sống. Ba mươi năm sau, dần dà đã có trường học, có trạm xá, có chợ búa. Tất cả như một quê hương Việt Nam thu nhỏ với ao rau muống, chợ cá, chợ rau, chợ chồm hổm, nhà thờ, lớp học Việt Ngữ, hội chợ Tết Nguyên Đán cổ truyền. Một số người da đen cũng dọn đến ở chung gần đó, các em Việt Nam và da đen cùng đến trường học và vui đùa cùng nhau.....Cho đến một ngày vào năm 2005, cơn bão Katrina đổ ập đến, gây thiệt hại rất nhiều ở bờ biển phía nam của Hoa Kỳ cũng như tàn phá toàn bộ cơ ngơi của những người gốc Việt tạo dựng tại đây trong 30 năm.
Sau cơn bão ác nghiệt và chết chóc ấy, chính phủ đã kêu gọi dân chúng từng chạy bão hãy quay về để tái thiết, nhưng khá nhiều người Mỹ ở các khu vực lân cận đã không quay về nữa, những người Mỹ gốc Việt ở khu vực Versailles thì lưỡng lự.... Tuy nhiên các linh mục trở về, và rồi từ từ các giáo dân cũng đã trở về theo. Buổi lễ cầu nguyện đầu tiên bên trong ngôi giáo đường đổ nát đã có 300 người tham dự thật cảm động, buổi thứ hai có 800 người, và rồi các sắc dân khác cũng đến dự lễ cùng với cộng đoàn Việt Nam vì chẳng còn nhà thờ nào khác mở cửa nữa. Từ từ họ giúp nhau sửa lại ngôi giáo đường, dựng lại từng căn bếp, lợp lại từng nóc nhà, sửa lại các cửa tiệm, đắp lại các con đường đi, cuộc sống từ từ hồi sinh, nhưng rất chậm và khó khăn vì tất cả đều hoang tàn, đổ nát. Ba mươi năm trước họ đã đến đây với hai bàn tay trắng, ba mươi năm sau họ lại hoàn toàn mất trắng, và bây giờ họ phải làm lại từ đầu.
Cả nước Mỹ đã dồn hết cứu trợ cho vùng bão, cho New Orlean. Bản đồ tái thiết được thành phố New Orlean vẽ lên và khoanh vùng. Trên bản đồ những vùng cần tái thiết KHÔNG CÓ khu vực Versailles. Tại sao vậy? Có phải thành phố thấy dân chúng ở đây đã tự giúp nhau, tự tái thiết, tự bật dậy quá mãnh liệt nên chính quyền thành phố không muốn rót kinh phí về đây nữa? Hay là họ nghĩ cộng đồng này ít người biết nói tiếng Mỹ, không hội nhập trong cộng đồng bản xứ, không là "người Mỹ" chính hiệu, không biết tranh đấu hay đòi hỏi gì đâu? Hay còn lý do gì khác nữa chăng???
Chưa hết, thị trưởng của thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana là Ray Nagin đã cho đào một khu vực chôn rác (sau cơn bão) ngay sát bên làng Versailles của những người gốc Việt (mặc dù đất trống xung quanh thành phố có rất nhiều). Những chất rác này sẽ phân hủy, thấm vào các dòng kênh trồng rau của người Việt, sẽ gây ô nhiễm. Về lâu dài có nguy cơ cả một cộng đồng gốc Việt sau 30 năm định cư sẽ phải bỏ đi vì vấn đề an toàn cho sức khỏe, thậm chí có thể là một bước chuẩn bị để sau này, với lý do an toàn, thành phố sẽ trục xuất dân chúng khu vực này đi nơi khác. Có thể nhìn ra, đây là một ý đồ muốn triệt hạ một cộng đồng di dân mới tại nước Mỹ....Hàng ngàn người đã kéo đến tòa đô chánh để biểu tình phản đối. Một số vị dân cử cũng đứng cùng người biểu tình gốc Việt. Ông thị trưởng Ray Magin đã ra đối chất, hứa sẽ ngưng không đổ rác ngay gần ngôi làng Versailles nữa, tuy nhiên đó chỉ là lời hứa suông. Năm ngày sau, công ty đổ rác do thành phố thuê lại tiếp tục hoạt động. Dân làng lại một lần nữa kéo ra chặn đường ra vào của các xe rác, không cho các xe di chuyển. Trong khi đó, dưới sự hướng dẫn của các linh mục gốc Việt, hồ sơ dân làng kiện thành phố tại tòa án liên bang đã chiến thắng. Tòa liên bang ra lệnh cho thành phố, cấm không được đổ rác ngay tại khu vực Versailles, nơi có dân cư đang sinh sống !!! Cuối cùng lẽ phải cũng về tay những người biết kiên trì đấu tranh.
- Tự do và dân chủ không phải từ trên trời rớt xuống. Nếu không đấu tranh thì chúng ta sẽ không bao giờ có, cho dù đang sống tại một xứ dân chủ.

Phim do đạo diễn trẻ gốc Đài Loan là S. Leo Chiang thực hiện, giành được 8 giải thưởng tại các liên hoan phim, cũng như được đề cử vào giải Emmy Award danh tiếng, giành cho phim truyền hình của Hoa Kỳ.
_____________

Khi đang xem phim, tôi đã ngờ ngợ khuôn mặt ông thị trưởng Ray Nagin sao quen quá. Sau khi xem xong phim, tôi đã tìm hiểu và biết ông ta đã từng bị đưa lên báo nhiều kỳ vì tội tham nhũng. Ông ấy đã dính vào tội rửa tiền cũng như đã nhúng tay vào những hoạt động mờ ám liên quan đến công quỹ tái kiến thiết từ liên bang rót về cho New Orleans sau cơn bão. Cựu thị trưởng Ray Nagin đã bị truy tố với 21 tội danh, ra tòa ông ấy bị kết luận phạm 20 tội. Hiện nay đang chịu án tù 10 năm. Nếu theo dân gian Việt Nam hay nói, thì đây cũng là "quả báo nhãn tiền".
Ai muốn coi phim này thì xách vài ổ bánh mì thịt, gói xôi, củ khoai hay nải chuối chi đó đến nhà tui vừa coi vừa ăn nhé. Chủ nhà mời lại rượu 7 món, gãi lưng cho, ok. Còn không thì nên vào website mua DVD để ủng hộ những nhà làm phim độc lập

Tôn Thất Hùng FB

Phim Alamo Bay

Kỳ thị Kinh nghiệm của Người Việt Tỵ Nạn (2)

Tác Giả
LS Nguyễn Xuân Phước
Đối Phó với KKK

1.


KKK là viết tắt chữ Ku
Klux Klan, là một tổ chức kỳ thị chủng tộc cực hữu bí mật của người Mỹ gốc da trắng được thành lập trong thời Chiến Tranh Nam Bắc (1860-1865). Theo giải thích của tự điển mạng, chữ Ku Klux trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là vòng tròn, và chữ Klan có nghĩa là bộ tộc, ý nghĩa thông thường KKK có nghĩa là một tổ chức huynh đệ của người da trắng.

KKK chủ trương chủng tộc da trắng ưu việt và coi người da màu là thấp hèn. Khi Tổng Thống Lincoln tuyên bố giải phóng nô lệ sau cuộc chiến Nam Bắc, những người chủ trương nô lệ miền Nam Hoa Kỳ đã thành lập tổ chức KKK để bảo vệ dòng máu ưu việt của người da trắng. KKK chủ trương dùng bạo lực để hạn chế sự tiến thân của người da màu trong xã hội. Họ cho rằng Hoa Kỳ là một đất nước được Chúa Trời ban cho người da trắng và họ có nhiệm vụ bảo vệ đất nước nầy trước những làn sóng di cư của người Châu Phi và Châu Á.


Trong thời kỳ đấu tranh dân quyền của mục sư Martin Luther
King ở thập niên 1960s, KKK đã tổ chức những lễ đốt thánh giá như là một dấu hiệu của sự tuyên chiến, và đánh bom vào nhà của các lãnh tụ dân quyền da đen. Một số lãnh tụ da đen, kể cả MS King, đã bị ám sát trong thời kỳ nầy. Hầu như những vụ ám sát nầy đều có bàn tay của KKK đứng đàng sau.

Từ năm 1871, KKK đã được chính quyền liên bang liệt danh sách các tổ chức khủng bố. Tuy nhiên họ vẫn tồn tại tại các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ.  Sự phát triển của KKK cũng rất thăng trầm. Đầu Thế kỷ thứ 20 KKK có khoảng 6 triệu hội viên. Nhưng đến ngày hôm nay con số hội viên xuống còn khoảng 6000 trên toàn nưóc Mỹ.


Cách tổ chức của KKK là một hội kín như Thiên Địa Hội trong tiểu thuyết Kim Dung.  Người đứng đầu là một Hội Chủ (Grand Dragon - Đại Long) và họ có những thuộc hạ tay chân đặc trách từng vùng, từng miền tương tự như những hương chủ hay đàn chủ của Thiên Địa Hội.



2.


Ngày 2 tháng 11 năm 1979, Nguyễn Văn Sáu và Nguyễn Văn Chính được toà tha bổng vì lý do giết người để tự vệ chính đáng. Sau đó cả Sáu và Chính đều dọn ra khỏi Seadrift.


Cuối tháng 11 năm 1979, tổ chức KKK nạp đơn với thành phố xin phép cho 600 người biểu tình chống người Việt tỵ nạn tại thành phố nhỏ bé nầy. Con số 600 hội viên KKK dự định tham gia biểu tình bằng 1/2 dân số của thành phố Seadrift. Hội đồng thành phố họp và ý kiến phản đối KKK được thành phố hoan nghinh. Kết quả là thành phố đã bác đơn xin biểu tình của KKK.


Sau đó, cha của
Billy Joe Aplin, người bị Nguyễn Văn Chính bắn chết, tuyên bố là ông ta không mời KKK đến Seadrift. Tuy nhiên ông nói... "Tôi sẽ rất hãnh diện nếu họ vì chúng tôi mà đến để chận đứng làn sóng người Á Châu đến thành phố nầy."

Những người da màu tại Seadrift, gồm người Việt và người Mễ, nghe sự xuất hiện của KKK  bắt đầu cảm thấy tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và bắt đầu di cư ra khỏi Seadrift.


Sau khi bị từ chối cuộc biểu tình tại Seadrift, KKK bắt đầu kế hoạch xâm nhập vùng biển Galveston. Sau 18 tháng KKK đã thiết lập được đường dây hoạt động tại đây.   Tháng 2 năm 1981, nhân ngày lễ Valentine, KKK đã tổ chức buổi meeting tại thành phố Santa Fe, là một thành phố toàn người da trắng ở vùng Galveston với hơn 150 hội viên gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em mặc đồng phục KKK với áo choàng trắng đội mũ vải có chóp. Thủ lĩnh KKK tại Texas, ông Louis Beam tuyên bố: "Thời điểm đã đến để chúng ta giành lại đất nước nầy cho người da trắng".  Ông nói tiếp: "Nếu chúng ta muốn, chúng ta sẽ giành lại đất nước nầy bằng phương cách các tổ phụ chúng ta đã làm: đó là máu máu và máu".


Beam tuyên bố là sẽ cho chính phủ Hoa Kỳ 90 ngày để cưỡng chế người Việt không được đánh tôm ở vùng Vịnh Galveston. Nếu không KKK và những người đánh tôm da trắng sẽ tự thi hành việc cưỡng chế nầy.  Beam nói tiếp là sẽ cho thành lập lực lượng dân quân được huấn luyện chiến đấu tại trại huấn luyện dân quân của KKK. Sau đó, Beam tự tay đốt một tàu đánh cá điển hình mà ông đặt tên là "USS Vietcong" và nói "đây là cách đốt tàu đánh cá đúng nhất".  


Những tuần lễ tiếp theo KKK bắt đầu rải truyền đơn kêu gọi chống người Việt đánh tôm ở vùng vịnh Galveston và bắt đầu giai đoạn khủng bố. Hiện tượng đốt thánh giá như là dấu hiệu khai chiến của KKK tại nhà người Việt trong khu vực xuất hiện khắp nơi. Hai tàu đánh cá của người Việt bị đốt tại thành phố Seabrook. Ngày 15 tháng 3 lực lượng dân quân KKK diễn hành trên tàu đánh cá với hình nộm người Việt bị treo cổ để cho mọi người được thấy.



"They Cannot Mess With Vietnamese..."

Khẩu hiệu của tiểu bang Texas là "Don't Mess with Texas" như một lời khuyến cáo khách du lịch đừng lộn xộn với tiểu bang Texas vì hậu quả không lường được. Qua kinh nghiệm của người Việt đấu tranh chống KKK tại vùng Vịnh Galveston thì người Mỹ cũng có câu nói tương tự để nhắn với tổ chức KKK... Đừng lộn xộn với người Việt Nam.


Trong thời gian KKK bắt đầu gây sự và gây chiến thì cộng đồng người Việt cũng không ngồi yên. Khi một người đàn bà làm việc cho nhà hàng Mỹ nghe hội viên KKK bàn kế hoạch đánh bom tàu đánh cá của người Việt thì bà đã báo cho chồng, và chồng báo cho cộng đồng người Việt. Họ bắt đầu tổ chức vũ trang chống lại sự uy hiếp của KKK và cộng đồng đánh tôm người da trắng. Khi KKK bao vây một trailer park của người Việt thì người Việt đã chống trả quyết liệt.



alt
 
Amy Madigan, Ho Nguyen, Ed Harris trong Alamo Bay 1985 - nguồn cineplex-com


Một thành viên của KKK từng tham chiến ở Việt Nam nói với lãnh đạo KKK rằng "Đừng lộn xộn với người Việt vì họ sẽ bắn và giết quý vị". Và do đó, KKK bắt đầu rút lui.


Theo một giáo sư tại Texas nghiên cứu tình hình lúc bấy giờ, một người đánh tôm da trắng tham gia vụ đốt tàu của người Việt đã bị người Việt đó đến nhà đòi quyết tử với ông ta. Người đánh tôm da trắng đó cuối cùng phải dọn đi nơi khác vì sợ hãi.


Ông Khang Bùi, một cư dân tại vùng vịnh Galveston, nói với phóng viên báo chí rằng KKK đã không hiểu được người Việt là những người đã sống trong chiến tranh, họ biết dùng súng đạn để đối phó và bắn trả lại KKK. Ông ta nói tiếp... sau khi KKK nhận thức được việc dùng bạo lực để khủng bố tinh thần người Việt là vô ích, họ đã âm thầm ra đi và không còn người da trắng nào lộn xộn với người Việt.



Cuộc Chiến Pháp Lý

Tháng 4 năm 1981 Hội Ngư Phủ Người Việt cùng với Southern Poverty Law Center tại Montgomery Alabama nạp đơn kiện KKK vì cạnh tranh thương mãi không công bằng. Tháng 5 năm 1981 bà Gabrielle Kirk McDonald, vị quan tòa liên bang đầu tiên của người da đen quyết định thuận lợi cho người Việt Nam và ra lệnh cấm chỉ hoạt động của KKK tại vùng vịnh; và đóng cửa trung tâm huấn luyện dân quân và các tổ chức võ trang của họ.


Được đánh tôm với sự bảo vệ của chính quyền liên bang, người Việt dần dần ổn định và thành công. Từ những căn nhà trong khu trailer chật hẹp tối tăm, ngày nay người Việt dọn vào những biệt thự nguy nga đồ sộ. Người Việt làm chủ hầu hết các bến tàu tại Galveston; và tại Port Arthur, Texas ngày nay 95% ngư dân đánh tôm là người Việt.


Kinh nghiệm cuộc chiến chống kỳ thị tại vùng vịnh Galveston, Texas đã được làm thành phim Alamo Bay.


Movie Review

Alamo Bay (1985)


'ALAMO BAY,' ETHNIC STRIFE IN TEXAS

Published: April 3, 1985
AFTER the collapse of the United States-backed Government in Saigon in 1975, more than half a million Vietnamese refugees made their way to this country, approximately 100,000 settling in Texas and many of these along the coast of the Gulf of Mexico. They fished and shrimped and, by being willing to work harder and put in longer hours than the white Texan - or ''Anglo'' - boatmen, they prospered.
Because of the language barrier, the Vietnamese, most of them Roman Catholics, kept to themselves in their own makeshift communities. Initially times were good, but as prices for fish and shrimp fell, competition between the Vietnamese and the Anglos intensified until, in 1979, an undeclared war broke out. It was an ideal situation for the Ku Klux Klan. The next couple of years were marked by firebombings of Vietnamese boats and houses and the destruction of their fish-traps, with the Vietnamese retaliating in kind. There was no denying the urgency of the confrontations when, in 1980, a young Vietnamese shot and killed an Anglo fisherman named Billy Joe Aplin.
To the economically beleaguered Anglos, of lot of whom had fought in Vietnam, the refugees were ''gooks'' and Communists who, according to the Anglo way of seeing things, had been saved by the United States Government - and by American blood - only to be able to take the food out of the mouths of good, solid, native-born patriots. To the Vietnamese, America had become a nightmare of violence and bigotry.
These are the sad, complex, real- life events that serve as the source material for ''Alamo Bay,'' directed by Louis Malle from an original screenplay by Alice Arlen, who, with Nora Ephron, wrote the excellent screenplay for ''Silkwood.'' The film opens today at Loew's New York Twin Theater.
Like many other movies that have their origins in a general idea, which characters and their story, ''Alamo Bay'' is almost shamefully clumsy and superficial - it's manufactured ''art.'' Watching it is an unhappy experience that never becomes illuminating.
Its mediocrity is especially surprising when one realizes that it comes from a director who, in the past, has virtually made a personal style by evoking humane comedy and drama from the most unlikely situations, including incest (''Murmur of the Heart''), child prostitution (''Pretty Baby'') and a couple of white guys sitting around talking (''My Dinner With Andre''). This movie discovers nothing in the real-life events that wouldn't be immediately apparent in the newspaper accounts of what actually happened. It's a rule of literature that second-rate fiction diminishes fact.
That ''Alamo Bay'' is a well-intentioned melodrama can't be denied. It wouldn't have been made otherwise. Mr. Malle and Mrs. Arlen can be certified as concerned citizens. It's also apparent that they appreciate the terrible bind in which both the native Texans and the Vietnamese find themselves. Where they fail is in making something moving and comprehensible of the contradictory impulses within their fictional characters. They try, from time to time, but the essential nastiness of the situation overwhelms them.
At the heart of the film are three potentially interesting people. Glory (Amy Madigan) is a pretty, tough, headstrong young woman who has returned to the small fishing town of Port Alamo to help her ailing father in his shrimp-shipping business.
Shang (Ed Harris), who used to ''spark'' Glory when they were in high school but is now married to a shrew who lives in hair curlers, is a Vietnam vet having trouble meeting the bank loan on his boat. Shang has the manners and mentality of a redneck bigot, but he also has a lot of primitive charm. One is meant to believe, I think, that under any other circumstances he'd be a fairly decent guy, but even before the confrontation with the Vietnamese, he's such a mean-spirited boor it's difficult to see how any woman not bent on self-destruction could stick with him.
Dinh (Ho Nguyen) is a bright, shining-faced, optimistic young Vietnamese refugee, newly arrived in Port Alamo, who goes to work for Glory and, in almost no time, is in a position to purchase his own boat. Dinh is a very rare creature, too good, you might say, to be true or, more important, to be effectively dramatic. He accepts the racial slurs of the Anglo fishermen without expression. His sunny nature eventually wins over the skeptical Glory, who stands by him when the white fishermen declare their war on the ''gooks,'' as he stood by her when the Anglos threatened to close down her business because she dealt with the Vietnamese.
At the same time, Glory's private life has become a mess. She has resumed her affair with Shang, only to have him leave her when she cannot produce the money to save his boat from foreclosure.
Miss Madigan and Mr. Harris (who are married in real life) are good performers, but their characters here are not as complex as they are. There's only one moment in the entire film when it seems as if ''Alamo Bay'' is taking on a life of its own, when we understand that behavior might be growing out of character and not simply imposed on character. This is a sexy, mostly wordless love scene, set in a Port Alamo barroom, when Glory and Shang are dancing together and, what with the music and the body heat, realize simultaneously that each is ready to chuck everything to be able to make love to the other.
That events overtake them is no particular surprise, nor are the events themselves, including the film's bloody climax, which are regularly telegraphed before their arrival. It's unfortunate for a film when its most lifelike character is a smooth- talking Klan organizer. The movie's attempts to give identity to its stereotypes sometimes are ludicrous, as in a scene when Glory and Dinh, having a late-evening drink together in a bar far away from Port Alamo, are trading the stories of their lives.
''What was the worst thing that ever happened to you?'' Glory asks Dinh. He tells her that after the Vietcong attacked his village, murdering almost everybody, he hid for a week in the jungle, where, to stay alive, he was forced to eat grass. Glory is appalled: ''You had to eat GRASS!''
Much like a movie inspired by events and not character, Glory gets the priorities wrong.

A War Continued
ALAMO BAY, directed by Louis Malle; written by Alice Arlen; director of photography, Curtis Clark; edited by James Bruce; music by Ry Cooder; produced by Mr. Malle and Vincent Malle; released by Tri Star Pictures. At Loews New York Twin, Second Avenue between 66th and 67th Streets. Running time: 105 minutes. This film is rated R.

Glory . . . . . Amy Madigan
Shang . . . . . Ed Harris
Dinh . . . . . Ho Nguyen
Wally . . . . . Donald Moffat
Ben . . . . . Truyen V. Tran
Skinner . . . . . Rudy Young
Honey . . . . . Cynthia Carle
Luis . . . . . Martino Lasalle
Mac . . . . . William Frankfather
Ab Crankshaw . . . . . Lucky Mosley
Sheriff . . . . . Bill Thurman
Wendell . . . . . Michael Ballard

Amsterdam

Amsterdam là thành phố của những kênh đào rất lãng mạn và trữ tình. Đêm đầu tiên ở đây tôi đã nhảy lên một con thuyền để được chở đi quanh nhìn thành phố về đêm. Từ trên bờ, thành phố ban ngày nhìn khác, ban đêm nhìn khác và khi chúng ta nhìn các ngôi nhà, các lâu đài lung linh trong ánh đèn đêm từ dưới thuyền sẽ là một bức tranh dường như khác hẳn. Du khách ở đây không quá đông như Venice, Florence của Ý hoặc Paris của Pháp, mà rất vừa phải, không gây cho tôi một sự mệt mỏi do đám đông ồn ào, náo nhiệt đem đến. Dọc theo các con kênh đào, người dân địa phương bắt ghế ngồi thư thả nhìn trời mây, dòng nước thật bình an.
Có một đặc điểm ở đây là các con kênh đào thì nhiều, nhưng lại rất ít cầu. Cho nên muốn đi qua phía bên kia của con kênh đào, đôi khi phải đi vòng rất xa. Cũng là chuyện ít cầu này ở trên các con sông lớn đã làm tôi một phen hú vía. Đêm đầu tiên tôi đi xe điện Metro về lại khách sạn, cách cổ thành khoảng hai mươi phút. Vì chưa quen đường nên tôi đã đi sai cầu thang khi “exit” khỏi nhà ga. Nếu là ở các thành phố khác, đi sai “exit” thì chỉ cần rẽ vòng từ đường cái trở lại rất đơn giản, tuy nhiên ở đây tôi đã qua phía bên kia của bờ sông. Đứng nhìn giòng sông rộng lớn vào giữa đêm khuya vắng người qua lại, tôi nhìn thấy khách sạn của mình lại ở bờ bên này, nghĩ rằng cứ đi xuống chút nữa, sẽ tìm một cây cầu băng qua...và tôi càng đi càng xa. Hơi chột dạ vì khu vực này đường phố quá vắng, không một bóng người. Các hàng quán hai bên đường đã đóng cửa từ sau 6:00 chiều, taxi cũng không lai vãng đến đây....Từ xa có một người đạp xe đạp đến, tôi đã vẫy anh ta để hỏi đường về khách sạn. Anh chàng tốt bụng đã chỉ tôi hướng đi và chúc tôi về khách sạn sớm. Tuy nhiên anh ta đã chỉ sai, tôi đi hoài mà không thấy cầu vượt, và lúc này thì ánh đèn của khách sạn tôi ở đã không còn trông thấy nữa....các con đường nhỏ dần, cong cong, giòng sông thì cũng uốn lượn theo hướng khác đã làm tôi mất phương hướng... Tôi chợt thấy xa xa có tiệm MacDonald, tôi liền rảo bước đến hỏi các nhân viên bán hàng. Họ đề nghị tôi quay trở lại trạm metro rồi dò đường tiếp chứ họ....chịu thua. Hỏi họ quay về lại trạm metro có xa không, họ nói: "very far". Tôi tái mặt vì nhìn đồng hồ thấy mình đã loanh quanh gần ba tiếng đồng hồ rồi và khi ấy đã hơn 2 giờ khuya. Chợt sực nhớ đến WIFI internet miễn phí của tiệm MacDonald như một cứu cánh, tôi liền lôi điện thoại ra nối mạng, dùng Google Map và thở phào nhẹ nhõm. Cái smart phone đã cho tôi nguyên một bản đồ chi tiết hướng dẫn bắt đầu từ nơi tôi đang đứng, phải rẽ quẹo qua hàng chục con hẻm mới đến được một cây cầu gần nhất để băng qua sông, đi về hướng khách sạn. Thế là cuối cùng tôi đã trở về khách sạn an toàn, cũng không hiểu vì sao mình đã đi lạc quá xa như vậy. Bị lạc đường một lần, tôi khá “tởn”, những hôm sau tôi luôn để ý lối “exit” và còn nhanh nhẩu chỉ đường cho những người có vẻ như là du khách giống tôi, họ cũng vừa ra khỏi xe điện, đang lớ ngớ tìm đường...


Hệ thống giao thông công cộng ở Amsterdam rất tiện lợi, bao gồm từ xe điện, xe bus, tàu thủy, vé xe cho một chuyến đi khá rẻ (2.60 Euros), tuy nhiên tất cả đều tự động và không có nhân viên ngồi bán vé và cho du khách hỏi thăm đường xá. Vé được bán bằng máy, còn tuyến đường thì hành khách tự tìm hiểu qua bản đồ có sẵn trong từng nhà ga hoặc trong các toa xe, và những nơi này cũng không có nhân viên. Ngày đầu tiên tôi rất bỡ ngỡ, mặc dù tất cả chỉ dẫn đều có tiếng Anh. Nghĩ đến thành phố Toronto, nơi tôi đang sống, ngoài nhân viên ngồi bán vé ra, còn có các thiện nguyện viên là các em sinh viên đeo bảng hướng dẫn du khách tại những trạm subway và các quảng trường lớn. Tưởng tượng một du khách ở xa đến, họ thèm được nói chuyện và cảm thấy yên tâm với người địa phương đến cỡ nào.... Đó cũng là lần đầu tiên của chuyến đi, tôi cảm thấy mình nhớ...nhà Toronto quá !!!

Tôn Thất Hùng FB

Amsterdam

Amsterdam là thành phố của những kênh đào rất lãng mạn và trữ tình. Đêm đầu tiên ở đây tôi đã nhảy lên một con thuyền để được chở đi quanh nhìn thành phố về đêm. Từ trên bờ, thành phố ban ngày nhìn khác, ban đêm nhìn khác và khi chúng ta nhìn các ngôi nhà, các lâu đài lung linh trong ánh đèn đêm từ dưới thuyền sẽ là một bức tranh dường như khác hẳn. Du khách ở đây không quá đông như Venice, Florence của Ý hoặc Paris của Pháp, mà rất vừa phải, không gây cho tôi một sự mệt mỏi do đám đông ồn ào, náo nhiệt đem đến. Dọc theo các con kênh đào, người dân địa phương bắt ghế ngồi thư thả nhìn trời mây, dòng nước thật bình an.
Có một đặc điểm ở đây là các con kênh đào thì nhiều, nhưng lại rất ít cầu. Cho nên muốn đi qua phía bên kia của con kênh đào, đôi khi phải đi vòng rất xa. Cũng là chuyện ít cầu này ở trên các con sông lớn đã làm tôi một phen hú vía. Đêm đầu tiên tôi đi xe điện Metro về lại khách sạn, cách cổ thành khoảng hai mươi phút. Vì chưa quen đường nên tôi đã đi sai cầu thang khi “exit” khỏi nhà ga. Nếu là ở các thành phố khác, đi sai “exit” thì chỉ cần rẽ vòng từ đường cái trở lại rất đơn giản, tuy nhiên ở đây tôi đã qua phía bên kia của bờ sông. Đứng nhìn giòng sông rộng lớn vào giữa đêm khuya vắng người qua lại, tôi nhìn thấy khách sạn của mình lại ở bờ bên này, nghĩ rằng cứ đi xuống chút nữa, sẽ tìm một cây cầu băng qua...và tôi càng đi càng xa. Hơi chột dạ vì khu vực này đường phố quá vắng, không một bóng người. Các hàng quán hai bên đường đã đóng cửa từ sau 6:00 chiều, taxi cũng không lai vãng đến đây....Từ xa có một người đạp xe đạp đến, tôi đã vẫy anh ta để hỏi đường về khách sạn. Anh chàng tốt bụng đã chỉ tôi hướng đi và chúc tôi về khách sạn sớm. Tuy nhiên anh ta đã chỉ sai, tôi đi hoài mà không thấy cầu vượt, và lúc này thì ánh đèn của khách sạn tôi ở đã không còn trông thấy nữa....các con đường nhỏ dần, cong cong, giòng sông thì cũng uốn lượn theo hướng khác đã làm tôi mất phương hướng... Tôi chợt thấy xa xa có tiệm MacDonald, tôi liền rảo bước đến hỏi các nhân viên bán hàng. Họ đề nghị tôi quay trở lại trạm metro rồi dò đường tiếp chứ họ....chịu thua. Hỏi họ quay về lại trạm metro có xa không, họ nói: "very far". Tôi tái mặt vì nhìn đồng hồ thấy mình đã loanh quanh gần ba tiếng đồng hồ rồi và khi ấy đã hơn 2 giờ khuya. Chợt sực nhớ đến WIFI internet miễn phí của tiệm MacDonald như một cứu cánh, tôi liền lôi điện thoại ra nối mạng, dùng Google Map và thở phào nhẹ nhõm. Cái smart phone đã cho tôi nguyên một bản đồ chi tiết hướng dẫn bắt đầu từ nơi tôi đang đứng, phải rẽ quẹo qua hàng chục con hẻm mới đến được một cây cầu gần nhất để băng qua sông, đi về hướng khách sạn. Thế là cuối cùng tôi đã trở về khách sạn an toàn, cũng không hiểu vì sao mình đã đi lạc quá xa như vậy. Bị lạc đường một lần, tôi khá “tởn”, những hôm sau tôi luôn để ý lối “exit” và còn nhanh nhẩu chỉ đường cho những người có vẻ như là du khách giống tôi, họ cũng vừa ra khỏi xe điện, đang lớ ngớ tìm đường...


Hệ thống giao thông công cộng ở Amsterdam rất tiện lợi, bao gồm từ xe điện, xe bus, tàu thủy, vé xe cho một chuyến đi khá rẻ (2.60 Euros), tuy nhiên tất cả đều tự động và không có nhân viên ngồi bán vé và cho du khách hỏi thăm đường xá. Vé được bán bằng máy, còn tuyến đường thì hành khách tự tìm hiểu qua bản đồ có sẵn trong từng nhà ga hoặc trong các toa xe, và những nơi này cũng không có nhân viên. Ngày đầu tiên tôi rất bỡ ngỡ, mặc dù tất cả chỉ dẫn đều có tiếng Anh. Nghĩ đến thành phố Toronto, nơi tôi đang sống, ngoài nhân viên ngồi bán vé ra, còn có các thiện nguyện viên là các em sinh viên đeo bảng hướng dẫn du khách tại những trạm subway và các quảng trường lớn. Tưởng tượng một du khách ở xa đến, họ thèm được nói chuyện và cảm thấy yên tâm với người địa phương đến cỡ nào.... Đó cũng là lần đầu tiên của chuyến đi, tôi cảm thấy mình nhớ...nhà Toronto quá !!!

Tôn Thất Hùng FB

“Tôi không phải là anh hùng”- Đại Tá Paul Long Mỹ

Đại Tá Hải Quân Paul Long My Choate trên hình bìa của báo Almanac trong dịp nhận huy chương cao quý Bronze Star Medal (ngôi sao đồng) về chiến công đặc biệt tại mặt trận I-Raq.
Bài đọc suy gẫm: Blog 16 xin hân hạnh trích đăng hồi ký “I’m not Hero” hay “Hồi Ức Tháng Tư” của tác giả Long Mỹ. Người dịch: Trương Kim Hoàng Thư. Bài viết về giai đoạn phục vụ tại I-Raq của vị Đại Tá mang hai giòng máu Mỹ Việt hiện đang phục vụ trong binh chủng Hải Quân Hoa Kỳ. 16 ghi nhận thế hệ thứ hai của người Việt Nam tị nạn đang có những đóng góp rất tích cực nơi quê hương mới. Hình ảnh chỉ có tính cách minh họa.
Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ
 
“Hồi Ức Tháng Tư của Long Mỹ” là bài viết của Paul LongMy Choate, Đại Tá Hải Quân, một cấp chỉ huy trên Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử lớn nhất của Hoa Kỳ USS CARL VINSON (CVN-70). Đây là con tầu đã tung ra các đợt tấn công đầu tiên trên không ở Afghanistan sau biến cố 9/11 và cũng chính nó đem thi hài Osama Bin Laden thủy táng trên biển. Tháng Tư 2012, cũng con tầu này đã tiến vào Thái Bình Dương, thăm Úc, đánh dấu việc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm chiến lược sang Á Châu.
Paul Long Mỹ Choate sinh tại Sàigòn năm 1967, bố Mỹ – mẹ Việt, là cháu ngoại của gia đình họ Trương, có các bà dì ruột là những tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ những năm đầu tiên và tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân từ 2005 đã là thành viên ban tuyển chọn chung kết.
Rời Việt Nam khi mới 3 tuổi rưỡi, Hồi ức của Long Mỹ được viết bằng Anh ngữ, Trương Kim Hoàng Thư giúp dịch sang Việt ngữ và viết thêm phần hồi ức “hậu phương.” Phần hai. Tiếp theo và hết.
* * *
*Tiền Tuyến.
9/11/2001, ngày kinh hoàng lịch sử ấy, chúng tôi đang trên hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis để huấn luyện thực tập sinh viên phi công Hải Quân (HQ).
Thông báo của Captain Gallagher đánh thức chúng tôi bằng máy phóng thanh IMC intercomp rằng những kẻ khủng bố đã tấn công nước Mỹ.
Ông nói rằng tất cả nhiệm vụ của chúng tôi lúc đó, phải chuyển qua công tác khác. Chúng tôi lập tức được bố trí sang Trung Đông để tham gia cuộc chiến. Ngay buổi chiều hôm đó, HQ đã cho 45 chiến đấu cơ hạ cánh trên chiến hạm. Từ đấy, Ông Admiral và Captain cùng bay các phi vụ tuần tra trên bầu trời của Los Angeles. Chúng tôi ở ngoài khơi liên tiếp 3 tuần, sau đó được lệnh về nhà trong thời gian rất ngắn để lấy thêm vật dụng, nói lời tạm biệt với gia đình rồi chuyển tiếp đến North Arabian Sea.
USS John C. Stennis [CVN 74] Hàng Không Mẫu Hạm
 
Chiếc USS John C. Stennis CVN-74 là một chiến hạm nguyên tử hạt nhân (Nuclear Aircraft Carrier) và được coi là chiến hạm mạnh nhất từng được chế tạo. Nó dài tới 1,074 feet (327.355m), có thể di chuyển với tốc độ 35 kts (1 knot = 1.151 mph = 1.852 kph), sức chứa hơn 70 phi cơ, và gần 5,500 sĩ quan cùng thủy thủ.
Đây là tàu chiến đầu tiên của tôi. Chúng tôi lênh đênh trên biển cả 110 ngày dài.
Cuộc sống trong HQ không phải là một cuộc sống dễ dàng. Trên tàu chiến HQ thì không có gì là riêng của mình. Một người phải rất quyết tâm để có thể chấp nhận lối sống xa nhà nhiều ngày tháng liên tục trên tàu, dù có chật hẹp, gò bó, thiếu thốn, thức ăn hầu hết là đồ hộp, đông lạnh vv…vv…, vẫn giữ vững sức mạnh từ tinh thần đến thể xác để thi hành nhiệm vụ một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, nhiều thủy thủ vẫn cần sự giúp đỡ, nhất là về phương diện tinh thần.
Là một sĩ quan, công việc của tôi là đặt thủy thủ vô một vị trí để họ thành công, để loại bỏ tất cả các rào cản, để đảm bảo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người. Có tới 90% thủy thủ trên tàu chiến HQ được bố trí đến North Arabian Sea, tung ra các phi vụ ném bom tại Afghanistan và hầu hết số nầy dưới 21 tuổi và lần đầu tiên xa nhà. Chúng tôi huấn luyện những người trẻ mới trưởng thành và biến họ thành những thanh niên nam nữ dũng cảm.
 
*Năm 2006, tháng 11, Iraq.
Đang là chủ sự của Trung Tâm Fleet Readiness Center Southwest (FRCSW) chuyên việc thử chất nổ, tôi được gởi tới Iraq để giúp binh chủng bộ binh. Đặc trách tới Division Special Troops Battalion, 1st Calvary Division, U.S. Army, tôi chịu trách nhiệm bao gồm Căn Cứ 12 Forward Operating Bases (FOB).
Một kế hoạch chiến tranh mới có tên là “surge” cho phép các chiến sĩ rời khỏi căn cứ và sống hòa lẫn với người dân Iraq, nhưng kế hoạch này cực kỳ nguy hiểm bởi vì rất khó để có thể biết ai là kẻ địch. Hơn nữa, kế hoạch surge bị khựng lại vì những quả bom cài đặt bên đường, gọi là “improvised explosive device” (IED) được bọn khủng bố điều khiển bằng cell phone, làn sóng radio và remote control.
Bom mìn tự chế được kích hoạt từ xa gây nhiều thiệt hại đáng kể. Hình dưới: Chiếc quân xa bị trúng mìn tại Bangdad.
Trong vòng ba năm qua đã có hơn 100,000 vụ tấn công bằng IED và đó là lý do tại sao họ đội Hải quân được lệnh qua tiếp sức.
Nhiệm vụ của tôi là cài đặt một hệ thống chống lại những quả bom vệ đường ấy, gọi là “special jamming electronics systems” trong xe. Hệ thống này có khả năng làm ngẹt đường dây điện thoại di động, phá hủy, vô hiệu hóa băng tần thu của máy bấm điều khiển, ngăn chặn trước khi bom bùng nổ. Chúng tôi cũng huấn luyện các chiến sĩ cách sử dụng, sửa chữa và phá vở hệ thống IED.
Có rất nhiều trở ngại và những thiếu thốn phải đối phó trong thời gian gây dựng nguyên một trung tâm làm việc. Chúng tôi phải xây một cơ sở, đào đường hầm dài hai miles để chạy đường dây Internet, điện lực, điện thoại, phải cho công tra cung cấp nước uống và nhà vệ sinh di động.
Tại Iraq, mỗi ngày có rất nhiều đoàn xe quân đội khác nhau (HMVV, Strikers, Bradleys, PLS, và những loại xe chuyên chở hạng nặng) vào khu của tôi để được giúp đỡ hay điều chỉnh sửa chữa. Tại căn cứ, dưới quyền tôi có một cấp trưởng và hơn 200 nhà thầu dân sự Hoa Kỳ tại khu này và nhiều nơi khác trong cả nước.
Căn cứ của tôi cài đặt hơn 12,000 hệ thống. Điều này cho phép nhiều chiến sĩ rời khỏi căn cứ an toàn để thực hiện nhiệm vụ của họ và điều quan trọng nhất là sự thành công của kế hoạch “surge”. Điều đáng mừng, những vụ chiến xa quân dân sự bị nổ dọc đường đã giảm xuống rất nhiều, kể như, có rất nhiều mạng sống đã được cứu trong thời gian nhóm chúng tôi thực hiện công tác ấy.
Sự cần thiết và mục đích chính của chúng tôi là giúp đỡ chiến sĩ để thành công trong cuộc chiến này, đem về quê hương càng nhiều càng tốt, những quân nhân và dân sự.
Để việc làm được suông sẻ và không phí thì giờ vì mỗi chiếc xe lăn bánh trên đường, mỗi giây phút trôi qua là mạng sống của binh sĩ và dân sự bị đe dọa, tôi áp dụng phương pháp cải tiến, làm việc theo dây chuyền sản xuất cho nhanh. Tất cả các dụng cụ, máy móc, mọi thứ cần thiết trong mỗi nhiệm vụ, những gì không quan trọng trong công việc đã được cắt giảm tới mức tối đa. Lúc đó chúng tôi có một đội ngũ bảo trì và một đội ngũ cài đặt, tôi phối hợp cả hai thành một đội và huấn luyện tất cả binh sĩ hai đội thông thạo cả hai việc bảo trì và cài đặt.
Khi mới thành lập căn cứ, việc làm này tốn khoảng 2 tiếng 30 phút để cài đặt một hệ thống, khi thay đổi cách làm, chúng tôi đã giảm xuống chỉ cần 30 phút là xong.
Tôi không thích bay trên không phận Iraq! Chiếc trực thăng Blackhawk phải bay rất thấp, tầm cao khoảng 200 feet (cở 61m) ngang đỉnh cây, tôi nhìn xuống quan sát. Thành phố Baghdad lúc đó rất hoang tàn đổ nát, rác rưởi phủ đầy đường, rác bao trùm các tòa nhà đã bị phá hủy bởi chiến tranh. Người nghèo ở khắp mọi nơi, những ngôi nhà cũ mục, xây bằng đá và bùn với tuổi thọ chắc đã hơn ngàn năm. Trong thành phố, tôi thấy còn rất nhiều xe di chuyển trên đường, một đứa bé đang chơi trước sân trường, nhưng ở nơi khác, cả làng đang bốc cháy. Vào ban đêm nhiều nhà chỉ có ánh sáng lóe ra từ một ngọn lửa đốt ngoài sân vì cả thành phố không có điện. Các vùng nông thôn là những bãi đất hoang loang lổ đầy hố. Tuần trước đó, tôi đã bay đến nhiều khu chuyển tiếp điều hành cơ sở Forward Operating Bases (FOB) để quan sát sinh hoạt của những trại quân khu. Tôi đã bay đến Rustamayah, Kalsu, Baghdad Green Zone, Falcon, Loyalty và Taji.
Những điều chúng tôi đã học được là kẻ thù khủng bố này rất nguy hiểm và thông minh. Đám khủng bố bị chúng tôi tiêu diệt chỉ là những đám lẻ tẻ ngu xuẩn, nhưng đám khủng bố thật sự thì liên tục thay đổi cách tiếp cận để tấn công chúng tôi. Khi bay qua trại Stryker gần sân bay Baghdad, vài lần chúng tôi bị tấn công bằng mortar và súng nhỏ (small arms fire), nhưng tôi tương đối an toàn. Một số căn cứ khác bị tấn công hàng ngày. Tại căn cứ Loyalty thành phố Sadr, đã có một vụ nổ bom xe phía bên kia bức tường cách tôi chừng khoảng 60m và có rất nhiều chiến sĩ chạy sang ẩn núp bên trong tòa nhà của chúng tôi.
Sự căng thẳng của chiến trường đã đến mức không thể chịu đựng nổi. Mỗi đêm bị tấn công bằng mortar. Mỗi ngày mỗi thêm người chết. Tại Baghdad tôi đã không thể gọi là “ngủ” trong 3 tháng. Lý do giúp tôi giữ vững vị trí chỉ huy của mình là, khi biết rằng càng nhiều bộ phận IED chúng tôi cài đặt, càng có nhiều chiến sĩ có thể được cứu, và càng nhiều kẻ khủng bố bị tiêu diệt.
Một lần địch tấn công, mặc dù đã hết sức cẩn thận tôi cũng đã ngã nhào và bị chấn thương trên đầu.
Vào mùa hè, có thế nói Iraq là một nơi nóng nhất trên thế giới, nhiệt kế có thể tăng hơn 120 độ, cộng thêm 40 pounds của bộ quân phục áo giáp. Bất cứ lúc nào đi ra ngoài, sức nóng có thể làm mình ngộp thở. Nhiều binh lính tự dưng ngã ra chết mà không hiểu nguyên do.
Điều mà chúng tôi cảm tạ là bộ đồ trận ACU, thoải mái nhất từ trước đến giờ so với những bộ khác, thậm chí tốt hơn cả quân phục HQ thời tôi còn mặc quần “bell bottom dungarees”.
Thế rồi thời tiết thay đổi.
Trời lạnh và mưa thường xuyên, biến tất cả mọi thứ thành bùn – làm tôi nhớ tới những phim đen trắng về chiến tranh lạnh (cold wars). Bùn và Mưa!
Một ngày nọ, con đường trong phố bị cấm lưu thông và lúc đó có một đoàn ba xe buýt màu đen chạy ngang. Tôi nhìn mà không biết có Saddam Hussein trong đoàn xe buýt ấy cho đến khi tôi nghe tin tức đêm đó.
******************************************************
* 2007 Giáng Sinh, Iraq.
Giáng sinh bên Iraq cũng không đến nỗi quá tệ. Chúng tôi đã có một bữa ăn tuyệt ngon tại hội trường, vì đó là món tôi rất thích, prime rib. Lúc ở trại FRC Baghdad, ngoài việc bảo trì chúng tôi lãnh luôn phận sự phân phát những gói quà từ các tình nguyện viên khắp nơi trên Hoa Kỳ gửi sang chiến sĩ khoảng một tuần trước lễ Giáng sinh. Đây là những gói quà gọi là “care packages”. Dạo đó chúng tôi nhận được 20 thùng cạc-tông, kích thước mổi thùng là 4 feet X 4 feet, chứa hàng trăm gói quà nhỏ, trong đó gồm có bánh ngọt của nhóm hướng đạo, xà-bông gội đầu, dao cạo râu, kem đánh răng, dvd, v v…..
Nhìn nét rạng rỡ trên khuôn mặt của những binh sĩ trẻ, thủy thủ, thủy quân lục chiến lúc họ nhận được gói quà này, tôi nghĩ rằng đó là sự khuyến khích rất hiệu quả cho họ khi hậu phương nghĩ tới tiền tuyến.
Sau khi hoàn thành công tác tại Irag, tôi được hồi hương. Một số binh sĩ đã không may mắn như vậy. Nhiều người đã thành tử sĩ như đã xảy ra trong mọi cuộc chiến.
Tôi nhớ hoài một nữ quân nhân canh gác cho khu ăn. Bị tấn công bằng mortar, mặc dầu cô mặc áo giáp toàn thân đầy đủ nhưng một mảnh nhỏ của viên đạn trái phá (shrapnel) đã xuyên qua và đâm thẳng vào trái tim. Cô ngã xuống, hai tay vẫn ôm chặt khẩu súng, đôi mắt xanh trong vẫn mở trừng trừng. Lúc đó cô đang nghĩ gì? Có lẽ cô không biết mình đã chết. Gia đình cô hẳn đang trông đợi cô trở về! Và khi về nhà, cô nằm trong chiếc quan tài phủ màu cờ.
Cô mới 19 tuổi, bằng tuổi con tôi. Cô nằm xuống khi cả cuộc đời còn trước mặt.
Hai binh sĩ khác đã mất mạng trong một đoàn hộ tống. Một người sửa soạn rời khỏi căn cứ và người kia được phái tới để thay thế anh. Người lính cũ đang chỉ người lính mới nơi nào là lĩnh vực nguy hiểm, nơi nào cần tránh, đùng một cái, quả bom cài bên lề đường nổ tung, banh xác cả hai.
Chuyện khác, căn cứ Victory tại Baghdad, có những con kinh đào rất sâu, vào ban đêm một số đường không đèn và rất tối, có hai binh sĩ mới phái đến, không quen thuộc với căn cứ, lái chiếc Humvee, họ bị thất lạc trong đêm tối và khi quành đầu chiếc Humvee lại, nó bị lọt xuống con kinh, lật úp xuống nước, kẹt trong xe, cả hai đều chết đuối.
Tôi đề cập đến những người này vì chính họ và hàng ngàn người khác thực sự hy sinh mạng sống của mình để phục vụ cho đất nước của chúng ta. Những chiến sĩ ấy, với tôi, đó mới là những anh hùng thật sự!
Tại Iraq, khác biệt giữa sự sống và cái chết đôi khi chỉ là may mắn. Có hai nhà thầu làm việc cho tôi và tôi gửi họ sang Balad Iraq để thi hành một nhiệm vụ. Tôi đưa họ đến sân bay trực thăng nhỏ, gọi là sân bay cho oai nhưng đó chỉ là một cái lều thôi, để thả họ ở đó mà đón chuyến bay khác, nhưng không hiểu vì sao cuối cùng tôi quyết định ở lại chờ cho đến khi máy bay trực thăng đến. Chuyến bay tới trễ và anh linh gác bảo chúng tôi đi ăn trước. Khi chúng tôi trở lại, anh lính báo cho biết chúng tôi lỡ chuyến bay, và rồi tin tức cho hay chuyến bay lỡ ấy bị bắn rơi và thiệt mạng sáu người lính.
Hai anh nhà thầu sợ xanh mặt, cả hai vừa thoát chết.
Lần trở về từ Iraq, tôi cảm nhận thêm nhiều khó khăn hơn so với những cú sốc mà tôi trải qua lúc được gởi ra chiến trận. Một ngày tôi lo tránh bị đạn bắn hoặc bị bom nổ tung lên, qua ngày hôm sau, tôi trở lại California an bình. Dường như có rất nhiều người không hiểu rằng chúng tôi đang đương đầu với một cuộc chiến tranh tàn khốc thực sự tại Iraq và Afghanistan.
Có những lúc tôi là sĩ quan duy nhất từ đơn vị của mình phái qua Iraq, vì HQ chỉ gởi từng người sang Iraq và Afghanistan với một nhiệm vụ đặc biệt là để hỗ trợ nỗ lực tham chiến. Những kinh nghiệm gian khổ không được chia sẻ với các bạn đồng đội hoặc những thủy thủ từ đơn vị của riêng mình, thành ra tôi cảm thấy thật khó khăn và lạ lẫm để cố gắng giải thích về một cuộc chiến gian nan và tình hình khủng khiếp như thế nào.
Ai cũng nói rằng việc khó khăn nhất trong HQ chính là làm vợ của lính HQ và tôi rất đồng ý. Vợ tôi, Tracy, là một người đàn bà tốt nhất. Cô đã phải chịu đựng cô đơn nhiều năm những lúc tôi ra chiến trường, tự mình chăm sóc ba đứa con nhỏ, không biết nếu tôi có được an toàn, hoặc thậm chí tôi có trở về hay không. Các con đã lớn và trưởng thành trong suốt thời gian dài với một người cha bán thời gian. Con trai trưởng của tôi bây giờ 21 tuổi, con gái đã 19, và con trai út 17 tuổi.
Trong mười năm kể từ biến cố 9/11, tôi vắng mặt tổng cộng là 5 năm. Khi quay trở về nhà từ Iraq tôi lâm bệnh trầm cảm và mất ngủ. Đó là thời gian thật khổ não cho Tracy và con, nhưng cả gia đình đã sát cánh và giúp tôi phục hồi. Tôi hiểu mình may mắn vì có nhiều loại vết thương từ cuộc chiến không thể chữa lành. Trong số binh sĩ trở về từ chiến trường, có ngưòi đã phải tự kết liểu đời mình!
Nhưng, dù có tàn khốc đến thế nào đi nữa, chiến tranh đôi khi vẫn cần phải xảy ra; vũ khí có tầm hoạt động sát nhân mãnh liệt tới cỡ nào đi nữa, đôi khi cũng phải sử dụng, để bảo vệ đất nước, yểm trợ đồng minh và giúp đỡ những quốc gia yếu thế, chống lại những cường quốc có ý đồ gây hấn, xâm lăng.
 
 
Năm 2012, Paul ngày vinh thăng Đại Tá Hải Quân và mẹ, Bà Trương Thị Lài, trước mẫn hạm CVN-70. Hình dưới: Paul cùng Tracy ,các con.
 
Paul cùng dì Trương Kim Hoàng Thư (dịch giả, kiêm tác giả)
 
***********************************************
* Ngôi Sao Đồng
Ngày 6 tháng 12 năm 2007.
Tại quân khu HQ, ông Captain của tôi nói hãy mang gia đình vào trại ngày thứ sáu. Họ làm lễ, Ông Admiral gắn lên quân phục tôi huy chương Ngôi Sao Đồng (Bronze Star Medal).
Hình ảnh và phóng sự về buổi lễ này được in trong tạp chí Almanac FRCSW tháng Jan 2008, có trích đoạn như sau:
“Trung tá Paul LongMy Choate đã trầm trầm lên tiếng trong buổi lễ tuyên dương công trạng và gắn huy chương Bronze Star Medal tại Trung Tâm Fleet Readiness Center Southwest (FRCSW) vào ngày 06 tháng 12 năm 2007, từ tay của Vice Admiral Thomas J. Kilcline Jr., Commander Naval Air Force, cho một kỳ công mà ông đã hoàn tất mỹ mãn trong cuộc chiến đem lại nền dân chủ cho quốc gia Iraq.
“I’m not hero.”
Dù ông đã khiêm nhượng mà nói “Tôi không phải là anh hùng”, nhưng, hàng ngàn chiến sĩ cũng như dân sự đã và đang chiến đấu và làm việc tại thành Baghdad, những ngừơi đã từ chiến trường trở về quê hương bình an, đã tuyên dương ông là một anh hùng.
Tưởng cũng nên nói sơ qua về NGÔI SAO ĐỒNG (The Bronze Star).
Đây là một huy chương chỉ dành cho những kỳ công nguy hiểm chết người đã thực hiện ngay tại chiến trường. Vinh dự này phải được chấp nhận của binh chủng Bộ Binh U.S. và chỉ dành cho nhân vật nào có kỳ công đặc biệt trên mức bình thừơng.”
*************************************************
*2008: USS Makin Island.
Tôi được gởi qua Pascagoula Mississippi để giúp HQ hoàn tất xây dựng chiếc tàu chiến USS Makin Island LHD-8. Xưởng đóng tàu này đã bị tàn phá trong cơn bão Katrina và thời gian hoàn tất con tàu đã trễ mất 3 năm sau dự tính. Chúng tôi thiết lập việc kiểm soát và giám sát hãng N. đã trúng thầu phụ trách để xây dựng tàu. Chúng tôi tìm thấy nhiều bộ phận của tàu bị họ sơn phết lên để che phần rỉ sét, hư hỏng và phải tốn khoảng 8 tháng mới sửa xong.
Tháng 7 năm 2009 chúng tôi mới khởi hành từ Pascagoula tiến tới Nam Mỹ.
Trong thời gian tạm dừng qua cảng và cũng là lần đầu tiên ghé thăm hải cảng Rio De Janeiro, chiếc tàu lại bị hư hại trong bộ phận computer software và bánh lái làm mất khả năng chỉ huy. Thông thường, những chiếc tàu có thể điều khiển từ trên đầu cầu (bridge) hay từ bên dưới trong một căn phòng nằm ngay trên bánh lái được gọi là “after steering” vì vậy, để giải quyết vấn đề nầy, chỉ cần đưa ra lệnh chỉ huy tới after steering, chúng tôi có thể thành công trong việc điều khiển và di chuyển con tàu một cách an toàn.
Hướng quay về San Diego thật bình an. Chúng tôi đi thông qua Straights of Magellan, viếng thăm Brazil, Valparisa Chile, và Lima Peru.
Các cảng ở Valparisa Chile và Lima Peru thực sự rất tốt. Các thực phẩm ở Peru có thể cho là ngon nhất trên thế giới, và những người dân rất thân thiện. Đó là một đất nước nghèo, chúng tôi đã đi và sơn một trường học vào ngày thứ hai vô cảng, nhóm dưới quyền tôi cười và nói họ chưa bao giờ thấy một sĩ quan biết sơn!
Trong khoảng thời gian ba năm trên tàu này, tôi đã học được cách lái một tàu chiến HQ. Mặc dầu ngành chuyên môn của tôi là Aviation Maintenance and Engineering, nhưng ông Captain kêu tôi lên đầu cầu cùng với ông. Captain Landers là một phi công P3 và trong 20 năm qua ông đã không lên tàu, vậy mà lần này với chức vụ Commanding Officer, đứng chỉ huy chiếc USS Makin Island. Lúc đó ông nhanh chóng nhận ra rằng toàn thể đoàn thủy thủ trên tàu rất thiếu kinh nghiệm và cần huấn luyện.
Trong một phiên gác, vào lúc 11 giờ đêm chúng tôi khám phá ra một ống nước bị bể làm ngập ba tầng ngăn phía bên trái. Lúc đó tôi giữ chức Senior Officer nên đã hành động ngay lập tức để ngăn chặn cơn ngập lụt, bơm nước ra bên hông khỏi tàu và sửa chữa chỗ rỉ. Captain Landers đã tỏ ra rất cảm kích, nói rằng ông tin tưởng vào sự xét đoán, khả năng hành động khi cần thiết của tôi, vì vậy, ông bảo tôi đến đầu cầu và học cách điều khiển tàu chiến. Ông muốn những sĩ quan trưởng thành, có kinh nghiệm, giúp ông. Mặc dù tôi không có kinh nghiệm điều khiển tàu, chỉ trong vòng một vài tuần họ đã cho tôi nhiệm vụ một phần trên tàu và phong chức Officer Of The Deck, chức vụ này có nghĩa là tôi phụ trách điều khiển tàu trên biển khi Captain không có mặt trên đầu tàu. Việc này thật ra rất quan trọng và thật khó khăn, bởi vì sự an toàn của chiến hạm và thủy thủ đoàn nằm trong tay tôi.
* Đánh Cờ Tướng, tranh giải Nato Chess Championship
Từ khi lên 8 tuổi tôi biết đánh cờ tướng do Ba tôi dạy. Năm 1981, tôi bắt đầu dự đấu giải cờ tướng, được xếp lên hàng chuyên gia cờ tướng của quốc gia vào năm 1983.
Năm 1984, tôi chơi cờ trong buổi dự thi giải US Open chess championship tại Dallas Texas. Khi gia nhập HQ, đã có nhiều năm tôi không thể dự những trận đấu cờ. Đến năm 2002, HQ nhận được quỹ để gởi thủy thủ đến dự các giải vô địch cờ Nato Chest Championship. Vì đã từng tham dự giải vô địch cờ gọi là Inter-Service Chess Championship ở Tucson, do đó tôi đủ điều kiện dự giải vô địch cờ Nato Chess Championship tại Brussels Belgium. Đó là một giải đấu quốc tế rất cao và tôi đã đánh một số đường cờ tướng hay nhất của tôi từ trước tới giờ. Tôi đã thắng một số giải lớn và cũng bị thua một số, nhưng nhiều chuyên gia cờ tướng quân sự từ nước ngoài như Germany, Turkey, France, England, đều nhớ về tôi từ lần đấu ấy.
Năm 2008, sau khi trở về từ Iraq, nhờ chơi cờ tướng đã giúp tôi phục hồi tinh thần.
 
************************************************************
* 2012, Mẫu hạm USS Carl Vinson CVN-70
Ngày 01 Tháng Chín Năm 2011, 25 năm sau bước chân đầu tiên tới trại huấn luyện, tôi được thăng chức Commander, Đại tá Hải quân.
Ghi nhớ lại thời gian qua, bao nhiêu kỳ chuyển quân, hoàn thành biết bao nhiệm vụ nguy hiểm, những thương tích, thời gian phải sống xa gia đình, giờ đây, trở thành một chỉ huy, cảm thấy giống như niềm vui khi đội football New Orleans Saints cuối cùng giành cúp Superbowl.
Đó là một ngày nắng ấm San Diego, từ Los Angeles và Orange County, Mẹ tôi, các dì, cậu mợ Long, dượng David, anh chị em bà con và một số bạn đồng nghiệp đã có mặt. Được tổ chức tại một công viên nhỏ trên Naval Base Coronado ngay bên kia đường đối diện chiếc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson CVN-70, buổi lễ diễn ra rất tốt đẹp.
Sau khi tuyên bố tôi được thăng chức Đại tá, Captain Wilson đã chuyển phần phát biểu ý kiến qua tôi.
Tôi đã nói:
- … lý do tôi lên cấp Commander ngày hôm nay, một phần cũng là nhờ những hy sinh đầu tiên từ bên mẹ và những chịu đựng của vợ con tôi. Mẹ rời khỏi quê hương Việt Nam và đến một đất nước mới với những bàn tay không, để đám con có một cuộc sống tốt hơn và tôi là một người trong đám con được hưởng bởi sự lựa chọn hy sinh ấy…
 Hàng Không Mẫu hạm USS Carl Vinson CVN-70 rời vịnh San Francisco
 
Ngay sau buổi lễ, toàn thể gia đình tôi đã lên quan sát chiến hạm Carl Vinson CVN-70.
Như chiếc USS John C. Stennis, USS CVN-70 là một trong 10 siêu hàng không mẫu hạm (Supercarriers) của nhóm tàu có tên Nimitz Class Carrier, là phi đạo cho chiến đấu cơ hoạt động trong binh chủng Hải quân Hoa Kỳ. Chiếc tàu này nổi tiếng vì nó đã tung ra các đợt tấn công đầu tiên trên không ở Afghanistan sau 9/11 và cũng chính nó là chiếc tàu đem thi thể Osama Bin Laden thủy táng trên biển.
Đấy cũng là tàu chiến kế tiếp của tôi, và tôi nhận lệnh trình diện trên tàu này vào tháng Tư năm 2012. Tôi đã mong đến ngày nhận công việc mới bởi vì đó được coi là một vị trí sĩ quan chỉ huy, có 500 thủy thủ làm việc cho tôi, phụ trách việc bảo trì tất cả số máy bay trên tàu.
Cuộc sống trong Hải quân Hoa Kỳ nhiều khi khó khăn nhưng cũng có những lúc rất thích thú. Tôi thích ngửi mùi biển mặn của đại dương, cảm giác của con tàu khi nó di chuyển trong nước, tình đồng đội của phi hành đoàn, và quan trọng nhất, sự hiểu biết rằng những gì chúng tôi làm trực tiếp để bảo vệ đất nước của chúng ta.
Nhiều thủy thủ chỉ cần ai đó để tâm sự, để chỉ cho họ đúng hướng, hoặc một ai đó để làm gương cho họ noi theo. Tôi đã từng là một thủy thủ, -một “Mustang”, tên lóng để gọi những người đi từng bước từ mức thấp nhứt lần lần lên cao theo cách thi cử và khả năng làm việc- nên tôi sẳn sàng làm gương cho họ. Theo tôi, con đường theo cách tôi đi trong HQ là một trong những con đường khó khăn nhất Ci để thực hiện. Hầu hết các sĩ quan đều ra trường từ học viện HQ hay từ trường đào tạo sĩ quan.
Bên cạnh những điều khó nhọc ấy, là sự nôn nao phấn khởi mỗi khi tàu ghé bến viếng thăm các nước mới. Tôi yêu Singapore và tin rằng, đây là thành phố hiếm lạ sạch nhất trên thế giới. Hồng Kông ồn ào, đầy sức sống. Dubai thật quyến rũ. Những chuyến tàu đã đưa chúng tôi đến Seattle và Hobart Tazmania, cả hai thành phố đẹp khỏi chỗ chê.
Chúng tôi đã có một thời gian thật vui khi viếng thăm San Francisco năm 2010, nhân dịp tuần lễ kỷ niệm của những hạm đội. Tàu chúng tôi thả neo ngay sát cầu tàu, ngay bên trong trung tâm thành phố. Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là sự nồng hậu hiếu khách của những người dân và đồ ăn Tàu ở San Francisco rất ngon.
Có rất nhiều điều tôi đã tham gia thông qua HQ. Đánh golf tại Hawaii, Iceland và Bermuda, lặn sâu dưới biển tại Bahrain, viếng thăm một nhà máy làm chocolate bên Úc và tôi đã đi một chuyến xe lửa đến viếng tu viện có 10,000 Phật ở Shatin bên Trung Quốc.
Paul trong cuộc tiếp tân trên mẫu hạm khi CVN-70 thăm Úc trong Tháng Tư 2012.
Hình dưới: Tác giả Đại Tá Long Mỹ được ông ngoại bế trên tay (ít tháng trước khi ông ngoại bị sát hại trong Tết – Mậu Thân 1968).
 
* Ngày 24 tháng Tư , 2012
Báo chí ở nước Úc đã đăng tải bản tin loan báo CVN-70 với hàng ngàn thủy thủ đã tới cảng Fremantle:
Vào lúc 18:56:01, ngoài khơi Gage Roads cảng Fremantle, Commander của USS Carl Vinson CVN-70, chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ thả neo tại Fremantle đã tuyên bố Úc châu là một ‘bạn tốt’ về chiến dịch hợp lực phòng thủ.
Mẫu hạm USS Carl Vinson CVN-70, với chiều dài 340 mét và có sức chứa hơn 75 phi cơ, đã được tuần dương hạm USS Bunker Hill kèm theo.
Rear Admiral Thomas Shannon phát biểu rằng Hoa Kỳ xem mối quan hệ với Úc châu là một sứ mệnh chung rất quan trọng.
Ông nói: “Chúng tôi đến đây lần này, để chứng minh sự cam kết từ binh chủng Hải quân và quốc gia chúng tôi trong việc đảm bảo an ninh, ổn định hòa bình và thịnh vượng trong khu vực này.”
Có hơn 4,700 thủy thủ trên hai chiếc tàu đang tiếp cận để hoàn thành một đợt chuyển quân hoạt động trong vòng sáu tháng mà hai chiếc tàu này sẽ đưa họ đến Trung Đông, Ấn Độ và Hồng Kông.
Sau khi trợ giúp cho quân đội Mỹ tại Trung Đông, gần đây, các tàu chiến này đã tham gia trong một cuộc tập dợt với Hải quân Ấn Độ.
Commander phát biểu rằng một số phi hành đoàn sẽ tham gia vào lễ kỷ niệm ANZAC Day vào ngày mai, bao gồm cả diễn hành chung trong buổi lể hội. Một số khác sẽ bỏ ra năm ngày để hoạt động tình nguyện cho cộng đồng, bao gồm cả bệnh viện Parkerville Children’s Hospital và Princess Margaret Hospital.
Sau chuyến thăm Úc, mẫu hạm CVN-70 tới quần đảo Hawaii.
USS Carl Vinson (CVN-70) đang thay đổi hải trình.

USS Carl Vinson (CVN-70) và Tuần Dương Hạm USS Bunker Hill CG52 (có tên khác là Ticonderoga trang bị hỏa tiễn định vị). Hình dưới: Hình độc USS Bunker Hill CG52 chụp từ đài chỉ huy USS Carl Vinson và nhóm biểu dương sức mạnh trong một cuộc tập trận với hải quân Á Căn Đình (Agentina).
 
Quả là một quá trình chuyển đổi đầy thách thức. Hàng trăm thủy thủ đang phụ thuộc vào tôi. Để giúp đỡ, dẫn đường họ, bắt buộc tôi phải có các quyết định đúng và làm một vị chỉ huy gương mẫu.
Hồi còn nhỏ, có bao giờ tôi nghĩ rằng sẽ yêu thích HQ, hiến tất cả tình thương để phục vụ quê hương trên biển cả, rằng tôi vẫn và sẽ ở đây 26 năm sau đó để bây giờ thành một chỉ huy trưởng.
Tôi thấy đất nước này có nhiều cơ hội hơn bất cứ nơi nào trên thế giới, nhưng chính mỗi người phải quyết định và sẵn sàng cho những bước tiến của mình. kế hoạch của tôi là nắm lấy HQ để đạt được thành công mà tôi mong muốn. Tất cả các mục tiêu mà tôi đạt được, nền giáo dục tôi có, tương lai tôi đã nắm giữ là nhờ sự giúp đỡ của Hải Quân Mỹ cùng với sự hậu thuẫn của gia đình và những lời khuyến khích của dì Thư “sĩ nông công thương binh, cố gắng sẽ thành công”.
Là đứa con hai giòng máu, Mỹ-Việt, ngày xưa mẹ phải dùng nón che mặt bảo vệ tôi, ngày nay tôi hãnh diện trân trọng đội lên chiếc nón binh chủng Hải Quân Hoa Kỳ.
Tôi mong ước sâu xa, ngày nào đó, từ đất cha, trên hàng không mẫu hạm CVN-70 sẽ thả neo ngoài khơi quê mẹ, sẽ đặt chân lên Sài Gòn và có dì Thư từ Mỹ bay qua đón.
Mới đây, dì Tám có gởi bằng email qua cho tôi nghe một bài ca:
“Cùng nhau đi tới Saigon
Cùng nhau đi tới Saigon
Thủ đô yêu dấu nước Nam tự do …” *
Tôi mơ ngày hai dì cháu sẽ có lúc cùng ca bài này tại Saigon, nơi tôi đã rời xa khi mới hơn ba tuổi. Chắc chắn dì Thư sẽ đưa tôi về thăm ngôi nhà thơ ấu ở Phú Lâm, ghé xem nhà bảo sanh Đức Chính là nơi tôi được sinh ra. Tôi sẽ được thấy tận mắt miền đất quê ngoại mà mẹ tôi thường nhắc.
Và tôi, sẽ mãi mãi nhìn ra đại dương để nhớ đến ông ngoại tôi, với lòng thương yêu vô bờ bến, đã đặt tên cho tôi, Trương Long Mỹ, năm 1967, tại Sài Gòn, miền Nam Việt Nam./.
Paul Long Mỹ Choate
Nguyên tác Anh ngữ
Trương Kim Hoàng Thư dịch
Ghi chú: (*) Bản nhạc Ghé Bến Sài Gòn của Văn Phụng.
Paul LongMy Choate & Trương Kim Hoàng Thư.