Thursday, November 29, 2012

Tìm hiểu sự thật về đường mòn Hồ Chí Minh trong cuộc chiến Ðông Dương II (1955-1975) (II)


B - CÁN BINH , BỘ ÐỘI BẮC VIỆT TRÊN ÐƯỜNG MÒN HCM

Với mục đích lường gạt dư luận thế giới , đánh lận con đen , chối bỏ việc trắng trợn xâm lăng Việt Nam Cộng Hoà , nên Cộng Sản Bắc Việt lúc nào cũng tổ chức cuộc chuyển quân vào Nam , thật bí mật . Thêm vào đó là sự phụ họa rất ăn khớp nhịp nhàng của một số báo chí theo Việt Cộng tại miền Nam , nên Hà Nội gần như đâm mù cả nhân loại , khiến ai cũng tin là cuộc chiến tại miền Nam , là do chính người miền Nam vì bất mãn chính phủ độc tài tàn bạo , nên nỗi loạn chống phá , chứ miền Bắc không hề can dự . Thời gian đầu cuộc chiến , việc chuyển quân từ Bắc vào Nam , thật vô cùng khó khăn nguy hiểm . Vì thế chỉ có bộ binh vượt tuyến mà thôi . Còn vũ khí quân dụng , được chuyển vận bằng ghe thuyền tại tuyến đường 559B trên Ðông Hải , do Ðồng văn Cống phụ trách . Trước tết Mậu Thân 1968 , bộ đội Bắc Việt vào Nam , được bồi dưỡng và huấn luyện trong thởi gian 8 tháng , với tiêu chuẩn 2 đồng 40 xu tiền Hồ/1 ngày . Trước khi lên đường “ sanh bắc tử nam ” , các cán binh bộ đội được cấp 5 ngày phép về thăm gia đình . Vì chủ nghĩa xã hội miền bắc rất công bình , con trốn quân dịch , cha mẹ dù có già 100 tuổi vẫn phải đi thế , ngoài ra tất cả tem phiếu , sổ gia đình đều bị tịch thu . Nên trong một xứ mà tất cả nhu yếu phẩm đều phải bó buộc mua tại cửa hàng quốc doanh , chợ nhà nước , thì đâu có ai dám không đi lính , để vừa khổ thân lại làm liên lụy cho gia đình . Ở Bắc Việt , củng không có chùa , nhà thờ và trường đại học , nên cũng không có chế độ hoãn dịch vì tu xuất hay học hành . Còn du học hay xuất ngoại , thì chỉ dành ưu tiên cho con cái và gia đình cán bự cỡ tổng bộ trưởng và hàng trung ưởng đảng , nên sau khi hết phép , ai nấy đều trở lại để lên đường vào Nam theo lệnh Đảng.



Trên đường tiến quân còn trong lãnh thổ Bắc Việt , các đơn vị chính quy hành quân , vẫn sử dụng quân phục cố hữu bằng vải kaki Nam Ðịnh , với mũ bầu có bọc vải dầu , màu xanh lá cây . Quân xa sẽ chở bộ đội tới Lào , qua một trong ba tuyến đường chiến lược , nối liền hai nhánh Trường Sơn Ðông và Tây , tại Ðồng Lộc ( Hà Tĩnh ) , Phong Nhạ ( Quảng Bình ) và Vĩnh Linh ( Quãng Trị ) , để tới biên giới Việt Nam Cộng Hoà . Tại đây , bộ đội cộng sản Bắc Việt , sẽ lột xác hoàn toàn thành người “ Giải Phóng Quân “ trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của Anh Thọ , chi Bình , chị Ðịnh Bến Tre lập ra . Tóm lại tất cả những gì có liên hệ tới Cộng Sản miền Bắc , đều phải hoàn trả hết cho cán bộ chính trị đơn vị . Từ đây bộ đội chính quy miền Bắc là giải phóng quân miền Nam , dù cả hai đều là đảng ta đó , nên phải mặc đồ bà ba đen, khăn rằn quàng cổ , mang dép râu , đội mũ tai bèo , y chang như Việt Cộng tại Nam phần đã sắm tuồng từ năm 1960. Cả tới cờ hiệu, cũng phải dùng cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam , nửa xanh nửa đỏ giữa có sao vàng. Còn bài hát thì đã có bản “ Giải phóng miền Nam “ của Nguyễn Minh Siêng ( tức Lưu Hữu Phước ).


Trước khi hiệp định Ba Lê 1973 ký kết , nhằm hợp thức hóa cũng như cho phép bộ đội chính quy Bắc Việt được công khai đóng ngay trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà , thì sự di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh rất khó khăn nguy hiểm, kể cả các tuyến giao thông chiến lược nối Bắc Việt với nhánh Trường Sơn Tây, nằm trong lãnh thổ Trung Lào, vì bị phi cơ Hoa Kỳ oanh tạc ngày đêm liên tục. Nên chỉ riêng đoạn đường, từ điểm xuất phát đầu tiên tại Tân Kỳ (Nghệ An) tới thi trấn Tchepone (Hạ Lào), cũng phải mất từ 2-3 tháng . Sau đó các đơn vị bộ đội chính quy miền Bắc , được các toán giao liên hướng dẫn vượt tuyến và xâm nhập các trục vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà để hoạt động , tuỳ theo nhiệm vụ được đảng giao phó . Sau tháng 2/1973 , không quân Hoa Kỳ chính thức rút khỏi cuộc chiến , còn Việt Nam Cộng Hoà thì không đủ phương tiện để ngăn chận , nên Bắc Việt gần như công khai hoạt động , không cần che đậy để lừa bịp dư luận như trước . Do trên , con đường mòn được tu bổ thành một xa lộ đất . Dọc đường , thiết lập nhiều khu dưỡng quân , bệnh xá , kho tiếp liệu . Song song là một hệ thống ống dẫn dầu , xăng cùng một đường dây điện thoại cao thế , do Liên Số và các nước Ðông Âu cung cấp viện trợ , bơm dầu từ các tàu nhiên liệu cập bến ở Nghệ An . Tại các mật khu cũng như địa điểm trọng yếu , Bắc Việt cho bố trí một mạng lưới phòng không dầy đặc , với đủ loại súng đại bác do Nga Sô , Ðông Ðức viện trợ như súng cao xạ , hỏa tiễn loại 35 và 57 ly . Từ năm 1965 tới 1967 , ước chừng 7.000 bộ đội chính quy xâm nhập miền Nam hằng tháng . Trong đợt tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 , quân số Cộng Sản Bắc Việt có mặt tại lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà hơn 100.000 người . Ðể chuyên chở người , quân dụng và vũ khí vào Nam trên đường mòn Trường Sơn , Hà Nội đã huy động một số quân xa , từ 1.250 - 1.700 chiếc . Những quân xa này đều do Trung Cộng , Liên Xô viện trợ , gồm các hiệu Zills , Molotova..... loại 130 bốn bánh và 157 sáu bánh, có trọng tải từ 4-6 tấn . Ngoài ra có một đoàn dân công khổng lồ , thi hành theo cái gọi là “ nghĩa vụ lao động “ từ 16-55 tuổi , không phân biệt nam nữ, để giữ hộ khẩu và được sống yên trong chế độ công an khu vực . Hàng hóa phần lớn được chuyển vận vào Nam bằng sức người, xe đạp và voi .

Sau tháng 5/1975 chiến tranh chấm dứt, có rất nhiều bí mật được bất mí, phần lớn nhằm làm sáng tỏ lý do thất bại của Quân Lực Ðồng Minh, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà trong cuộc chiến Ðông Dương, mà nỗ lực chính là ngăn chận và phá vỡ hệ thống đường mòn Trường Sơn, hành lang chính để cán binh bộ đội Cộng Sản Bắc Việt , xâm lăng Miền Nam. Ðồng thời phơi bày ra ánh sáng , thảm trạng “ Mạng người lá rụng “ vì đường đi không tới , của hằng trăm ngàn người “ sinh bắc tử nam “ . Tất cả nạn nhân chiến tranh trên, chẳng có ai vì nhiệt tình cách mang hoặc ngu ngốc để mà phải chết thảm thê vì đụng độ , máy bay oanh tạc , hải pháo và bệnh tật không có thuốc men chửa trị . Và dù phía Việt Nam Cộng Hoà không đạt được chiến thắng cuối cùng nhưng rõ ràng Họ đã tiêu diệt và phá vỡ gần hết những mật khu quan trọng của Bắc Việt, trên đuờng mòn Trường Sơn , như 604 tại yết hầu Tchépone-Hạ Lào và 611 trong thung lũng Ashau, gồm nhiều binh trạm, hậu cần , ống dẫn dầu cùng các tổng kho tiếp tế. Tác giả Lane Rogers cũng là Ðại Tá Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ , từng tham dự nhiều trận chiến trên đường mòn, đã viết :

" Ðể bảo vệ và hoạt động được liên tục trên hành lang chuyển quân , Bắc Bộ Phủ đã thí quân một cách vô nhân đạo . Ðó là lý do nhiều lần con đường chính và năm nhánh rẽ vào Nam Việt Nam, tưởng như đã bị phá vỡ hoàn toàn. Nhưng rồi đoàn kiến người cũng tìm đủ mọi ngõ ngách khác để xâm lăng miền Nam "
. Riêng Thống Tướng Westmoreland , cựu Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ và Ðồng Minh, chiến đấu tại Việt Nam, thì giải thích lý do thất bại của Mỹ , trong nỗ lực hủy diệt con đường này, phần lớn do trở ngại thiên nhiên, là chốn ma thiêng nước độc, gây sự sợ hãi chết chóc nhiều nhất trên thế giới.


Hai mươi năm chiên cuộc Việt Nam , đã cướp mất đi hằng triệu thanh niên nam nữ hai miền đất nước , cũng như đồng bào vô tội. Sự tủi nhục và đau lòng nhất, riêng chỉ có kẽ trong cuộc và dân chúng xã nghĩa Bắc Việt mới hiểu thấu. Riêng người miền Nam sống tại các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Cần Thơ..... gần hết chỉ hiểu một cách đại khái, mù mờ, qua tài liệu, báo chí và sự tuyên truyền của cả hai phía. Họ đâu có bao giờ biết rằng, trong suốt cuộc chiến , Bắc Việt , Hoa Kỳ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà , đã dành giựt từng thước đất trên đỉnh Trường Sơn , vì một bên thì quyết lòng dùng máu xương người để xây huyết lộ , còn phía bên kia cũng lấy mạng sống , bom để phá hủy cho tận tuyệt . Nói chung cả hai phía đều sử dụng tối đa mạng sống con người Việt, qua các khẩu hiệu hào nhoáng nhưng mặt thật, cũng chỉ để phục vụ cho quyền lợi riêng tư của họ mà thôi .

C - VỀ PHIÁ CỘNG SẢN BẮC VIỆT
Sau khi Thủ Tướng Liên Xô Nikita Khrowshchev , phát pháo mở màn cuộc chiến giải phóng toàn cầu vào ngày 6/1/1961 , cũng là thời gian khởi đầu cho tới ngày 30/4/1975 , Bắc Việt xâm lăng cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hoà . Ngoại trừ các chóp bu ngồi tại Bắc Bộ Phủ , không ai có thể biết rõ , đã có bao nhiêu cán binh , dân công và thanh niên xung phong đã bị thương vong vì cuộc chiến . Phần thì Cộng Sản quen bưng bít sự thật , hơn nửa trong chủ nghĩa thiên đàng , không có chế độ thươg binh ngoài mặt trận . Nên tất cả những điều Ðảng tuyên bố , gần như là tuyên truyền láo bịp , nên sự thật đâu biết sao mà mò ? . Nhưng chắc chắn có điều , gần hết các trận đánh khốc liệt , đều xảy ra trên hành lang chiến lược Trường Sơn , từ sự hủy diệt bằng bom mìn , hàng rào điện tử , chiến tranh khí tượng , thuốc khai quang , không quân cho tới những đụng độ trực tiếp giữa Bắc Việt với Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà , mà cao điểm là cuộc hành quân Lam Sơn 719 , tại Hạ Lào-1971 .



Trên lãnh thổ Bắc Việt , trực diện với bom đạn hằng ngày, là những nam nữ thanh niên, trong các Tổng Ðội Thanh Niên Xung Phong. Nhiều người đã bị chết một cách oan khiên tức tưởi, tại ngã ba Ðồng Lộc (Hà Tĩnh), Ðường 20 Quyết Thắng (Quảng Bình), Hưng Hóa (Quảng Trị)  khi bị bắt buộc thi hành các công tác hiểm nguy như giao liên đơn độc giữa rừng núi muôn trùng, làm mốc hướng dẫn đoàn xe đến các địa điểm tránh bom Mỹ .....  Trong muôn ngàn thảm kịch, được đưa lên phim quảng cáo, vẫn thảm nhất là cái chết của 10 cô gái Thanh Niên Xung Phong, thuộc Tiểu Ðội 4/Tổng Ðội 53 ố Hà Tĩnh, bị bom đánh sập , chôn sống tập thể tại Ngã Ba Ðồng Lộc, vào sáng ngày 24/7/1968. Hoặc chuyện bốn cặp Thanh Niên Xung Phong và công binh , cũng bị chết ngạt trong một cái hang núi tại Kẽ Bàng (Quảng Bình)..... Nhưng đây cũng chỉ là một trong hằng triệu cái chết vô danh của phận người xấu số trong chiến tranh, nếu đem so sánh với những cái chết khác tại các tuyến đường rẽ vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà .

Không kể đến sự đụng độ thường xuyên giữa các Toán Biệt Kích Quân cảm tử , thuộc Binh chủng Nha Ky Thuat / Việt Nam Cộng Hoà và cán binh Bắc Việt , trên mọi ngõ ngách của đường mòn Trường Sơn,ngay cả trong lãnh thô Bắc Việt. Kể từ năm 1965 tới khi có Hiệp định Ba Lê 1973, đã có không biết bao nhiêu trận đánh lớn giữa Cộng Sản miền Bắc và quân lực Ðồng Minh, Hoa Kỳ cũng như Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Ðiển hình như các trận PLEIME -1965 , giữa Toán A217 Biệt Lích Mỹ-Việt, TÐ91 BCD/LLĐB , TĐ1/TrĐ45/ SĐ23BB , TĐ21+22/Biệt Động quân, Chi Ðoàn 3 Thiết kỵ / Việt Nam Cộng Hoà với ba Trung Ðoàn 32, 33, 66 Cộng Sản Bắc Việt. Ngày 27-10-1965, Sư Đoàn 1 kỵ binh không vận Hoa Kỳ , hành quân tại thung lủng IA-DRANG, Pleiku, bẻ gãy âm mưu tập trung của ba Sư Đoàn Bắc Việt, nhằm chia cắt Việt Nam Cộng Hoà thành hai mãnh. Tháng 12/1965, Bắc Việt lại tấn công hai Trại Lực Lượng Đặc Biệt. Tà Bạt, A Lưới (Thừa Thiên), một trận đụng độ đẵm máu giữa Cộng Sản và Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà tại căn cừ Ashau, một tiền đồn ngăn chận cán binh Hà Nội , tràn xuống miền duyên hải .




Mùa thu năm 1967, Bắc Việt tấn công đồng loạt nhiều tiền đồn Việt Nam Cộng Hoà trên đường rẽ vào Chiến khu C (Phước-Bình Long) cũng như Kontum, vì hai khu vực này là cửa ngõ chiến lược quan trọng nhất trên hành lang xâm lăng Việt Nam Cộng Hoà của cộng sản Bắc Việt. Ðể giải tỏa áp lực tại Tiền đồn Dakto, 16 tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 4 Bộ Binh cộng với Sư Đoàn Dù/Hoa Kỳ và Lực lượng Nhảy Dù Việt Nam, đã ác chiến với Sư Đoàn 1 Bắc Việt, thương vong hai phía rất nặng .

Trên Quốc Lộ 9 từ Hạ Lào vào Quảng Trị, có Tiền Ðồn Khe Sanh là căn cứ của Biệt kích quân Việt Nam Cộng Hoà, thành lập từ tháng 7/1962. Ðây cũng là điểm xuất phát các Phi Vụ Tiger Hound rải quân xâm nhập đường mòn Hồ Chí Minh. Như các căn cứ Cồn Tiên , Gio Linh , Caroll , Cam Lộ ..... Khe Sanh là các tiền đồn , đối diện với vùng biên giới phía bắc khu phi quân sự vỹ tuyến 17 lãnh thổ Bắc Việt . Bởi vậy Cộng Sản luôn tìm mọi cách tiêu diệt cái gai nhọn Khe Sanh , đâm vào yết hầu đường mòn Trường Sơn . Cuối năm 1967 , trưóc khi mở màn cuộc tấn công đẫm máu Tết Mậu Thân 1968 , Võ Nguyên Giáp đã mở một mặt trận Ðiện Biên Phủ thứ Hai tại thung lũng Khe Sanh , với ý muốn dụ quân Mỹ vào rọ để tiêu diệt như đã từng xảy ra vào năm 1954 trên đất Bắc . Nhưng Giáp đã tính toán sai , vì Hoa Kỳ mạnh hơn Pháp cả 100 lần , lại có một lực lượng hải pháo không quân hùng hậu , nên cuối cùng Bắc Việt phải chém vè về Hạ Lào , bỏ lại tại Khe Sanh hơn 20.000 xác bộ đội , tỷ lệ 90% quân số tham dự trận chiến . Cũng tại đây - ngoài quân Mỹ - còn có một đơn vị Việt Nam Cộng Hoà duy nhất được tăng phái , đó là Trung Đoàn 37 Biệt Ðộng Quân . Ðơn vị này dù quân số ít ỏi , lại bị nằm tiền đồn nhưng suốt thời gian chiến cuộc , đã giữ vững được phòng tuyến phía nam của căn cứ Khe Sanh , qua nhiều đợt tấn công biển người của Sư Đoàn 304 Bắc Việt .

Trong cuộc tổn công kích Tết Mậu Thân 1968 , Cộng Sản thất bại hoàn toàn trên chiến trường , nên hầu hết tàn binh đều rút về phía bên kia biên giới Việt-Miên-Lào , trên đường mòn Trường Sơn . Phía Việt Nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ đã mở nhiều cuộc hành quân truy quét . Tại Vùng I chiến thuật , ngày 16/4/1968 Sư Đoàn 1 ky binh Mỹ và TrĐ3/SĐ1BB/VN hành quân Lam Sơn 216-Dela Ware tảo thanh vùng A Lưới . Kế tiếp hành quân Somerset Plain Lam Sơn 246 của Sư Đoàn 101 Dù Mỹ + TrĐ1/SD1BB/VN tại vùng A Lưới , Tà Bạt và mật khu 609 . Ðầu năm 1969 , Sư Đoàn 101 Dù và TrÐ9/TQLC/HK cộng với TrĐ3/SD1BB/VN tảo thanh thung lũng A Shau . Vùng này có một ngọn núi cao trên 1.000m , nằm ngay biên giới Lào-Việt , như một bình phong án ngữ các căn cứ A Lưới , Tà Bạt , A Sha . Một trận đụng độ kinh khiếp đã xảy ra tại đây giữa hai phía . Cùng tham chiến , không quân , pháo binh và các pháo đài bay B52 , đã giội xuống chiến trường hơn một triệu cân Anh bom các loại , trong số này có 152.000 cân Anh bom lửa , khiến cho đồi núi , cỏ cây , rừng xanh và xác cán binh bộ đội Cộng Sản Bắc Việt bỏ lại khi chém vè , đều biến thành tro bụi . Cảm thương cho số phận con người vì tem phiếu , hộ khẩu , mà phải sinh Bắc tử Nam , nên một ký giả Mỹ có mặt tại trận địa , viết bài trên báo , đã ví von đặt tên núi Ấp Bia là Hamburger Hill . Sau này , báo chí Việt Cộng hãnh diện tuyên truyền với thế giới , vì Mỹ chết nhiều quá , nên mới có cái tên ngộ nghĩnh trên .


Nhưng một biến cố cực kỳ quan trọng trên , gần như làm đảo lộn chiến lược xâm lăng miền nam của Bắc Việt , cũng như chiến thắng gần kề của Việt Nam Cộng Hoà , nếu như Nixon-Kissinger không bán đứng Miền Nam cho Bắc Việt , qua cái gọi là Hiệp định Ba Lê 1973 . Ðó là cuộc chính biến trên đất Miên vào năm 1970 . Ai cũng biết Kampuchia từ năm 1960 , là hậu cứ an toàn của Cộng Sản Bắc Việt , để nhận trực tiếp hàng hóa quân dụng viện trợ của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa , tại hải cảng Sihanouk Ville nằm trong vịnh Thái Lan . Ðây cũng là tổng hành dinh của Cục R , đầu não chỉ huy của đảng bộ Cộng Sản miền Nam , qua ngụy danh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam . Ngày 18/3/1970 , Lonnol lật đổ Sihanouk và theo Mỹ . Quân Miên cũng được lệnh tấn công các mật khu của Bắc Việt trên đất Miên . Chiến tranh đã nổ toàn diện trên đất chùa Tháp . Liên quân Khmer Ðỏ của Polpot và Việt Cộng phản công và bao vây thủ đô Nam Vang , đồng thời người Miên qua sự xúi ngầm của tân chính phủ Lonnol , đã đồng loạt “ CÁP DUỒNG “ Việt Kiều khắp nơi , gây thảm trạng thương đau cho hằng vạn người dân vô tội , bị vạ lây do Bắc Việt gây ra từ mấy năm trước .

Ðể cưú đồng bào về nước , đồng thời mượn dịp thanh toán các căn cứ địa và cục R tại biên giới Việt-Miên , theo yêu cầu của Lonnol . Do trên , Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã tổ chức cac cuộc hành quân rất qui mô , mang tên Toàn Thắng 41 , 42 , 43 do Quân Đoàn 3 đảm trách . Song song Quân Đoàn 2 cũng hành quân Bình Tây và Quân Đoàn 4 có hành quân Cửu Long . Trừ cuộc hành quân Toàn Thắng 43 , do lưc lượng hỗn hợp Việt-Mỹ , gồm Sư Đoàn 1 Không vận Hoa Kỳ và Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù và Thiết Ðoàn 2 kỵ binh Việt Nam . Tất cả các cuộc hành quân khác , đều đo Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đảm trách , đã giúp Lonnol chiếm lại thủ đô Nam Vang , hải cảng Sihanouk Ville , đồng thời phá vỡ gần như toàn diện các mật khu của Việt Cộng , trong đó có Trung Ương Cục R. Trên biển Ðông , Hải quân Mỹ còn tổ chức cuộc Hành quân Market Timer , để truy đuổi các tàu thuyền của Bắc Việt , trong việc chuyển vận quân trang dụng vào Nam , bằng tuyến đường biển 559B .

Ðể cứu sống đoàn quân xâm lăng đông đảo , đang có mặt ở miền Nam , trong lúc các căn cứ tiếp vận tại Miên vừa bị phá hủy , nên Cộng Sản Bắc Việt đã gia tăng quân lực , bằng mọi giá giữ vững cho được Huyết lộ Hồ Chí Minh trên đất Lào , mà trọng điểm là Thị trấn hoang tàn Tchépone . Ðây cũng lý do mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã mở cuộc Hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào năm 1971 , một trận chiếm đẫm máu nhất trong Ðông Dương thế chiến lần Thứ II ( 1960-1975 ) . Phía Việt Nam Cộng Hoà có 17.000 quân tham dự , gồm các Sư Đoàn Nhảy Dù , Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến , Sư Đoàn 1 Bộ Binh , Liên Ðoàn 1 Biệt Động quân và Lữ Ðoàn 1 Thiết Giáp . Về phía Cộng Sản Bắc Việt có Quân Ðoàn 70B , các Sư Đoàn 2 , 304 , 308 , Sư Đoàn phòng không..... Quân Mỹ chỉ đóng bên kia biên giới , yểm trợ không vận , hải pháo , pháo binh..... Cuộc hành quân kết thúc ngày 25/4/1971 sau khi Trung Ðoàn 2/SĐ1BB/Việt Nam Cộng Hoà tiến vào thị trấn Tchépone . Dù bị thiệt hại rất nặng nhưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã phần nào đạt được mục tiêu chiên lược , là phá hủy hoàn toàn nhiều căn cứ tiếp liệu của Bắc Việt , tại mật khu 609 và 611 trên đường mòn Hồ Chí Minh .



D - VỀ PHÍA VIỆT NAM CỘNG HOÀ
Trong suốt cuộc chiến, hầu như tất cả mọi binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đều có mặt tại đường mòn Trường Sơn , kể cả Cảnh Sát Dã Chiến , Xây Dựng Nông thôn , Địa Phương Quân và Nghỉa Quân ... Tuy nhiên đã có một Binh Chủng Ðặc Biệt , từ ngày thành lâp vào năm 1957, tới khi rã ngũ tan hàng , đã đơn độc hoạt động âm thầm trong lòng địch , trên suốt đường mòn Hồ Chí Minh từ đông sang tây , ngay cả trong lãnh thổ của Miên và Lào . Họ là những chiến sĩ “ BIỆT KI’CH-BIỆT CÁCH “ , không có sự yểm trợ nào của đơn vị bạn và hoàn toàn tụ lực cánh sinh để mà sống trong núi rừng , nhiều nơi chưa hề có dấu chân người .

Binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt có cấp số sư đoàn , bao gồm các đơn vị như Sở liên lạc , Sở công tác , Sở khai thác địa hình , các liên đoàn tác chiến 31 , 77 , 81 Biệt cách nhảy dù và Trung tâm Huấn luyện Lực Lượng Đặc Biệt Ðông Ba Thìn tại Cam Lâm-Khánh Hòa .

Như Kinh Kha ngày xưa , các chiến sĩ Biệt Kích ra đi ít khi được trở về . Một số ít đã bị bắt tại Bắc Việt và chịu kiếp tội đồ , tới nay nhiều người vẫn còn chưa được thả . Vì họ chính là kẻ thù không đội trời chung và cũng là khắc tinh của Cộng Sản , trên suốt đường mòn . Tóm lại nơi nào có Việt Cộng thì nơi đó có Lực Lượng Đặc Biệt . Hai bên đã trường kỳ đấu trí trong suốt cuộc chiến , qua đủ mọi hình thức . Nhưng vì lý do bảo mật , nên cả hai phía , đều không muốn nhắc tới .




E - VỀ PHÍA HOA KỲ
Từ năm 1961, Lào trở thành một quốc gia trung lập, nên chính phủ Mỹ đã bị Quốc Hội, nhất là tên thượng nghị sĩ đảng dân chủ thân cộng William Fullbright và cái gọi là ủy ban ngoại giao , tìm đủ mọi cách ngăn chận cấm đoán quân Mỹ can thiệp vào đất Lào . Trong lúc đó, Cộng Sản Bắc Việt không hề đếm xỉa tới cái gọi là hiệp định Genève 1954, tự tác mở con đường Tây Trường Sơn ngay trên đất Lào, để làm hành lang chuyển quân và tiếp vận xâm lăng miền Nam. Cũng do Quốc Hội trói buộc, nên từ đời Tổng Thống Kennedy cho tới Johnson, cả hai đều dè dặt trong quyết định dùng vũ lực tiêu diệt, ngăn chận sự xâm nhập của cán binh bộ đội, trên đường mòn Hồ Chí Minh .

Vì không thể sử dụng bộ binh, để tránh né khỏi bị công luận thế giới và quốc hội chỉ trích, người Mỹ đã dùng các phương tiện chiến tranh khác như oanh tạc, khai quang và dùng hàng rào điện tử. Ngay cả việc sử dụng không quân để oanh tạc cũng vô cùng bí mật, lúc đầu đều do các phi công thuê của Thái Lan , Ðài Loan đảm trách. Về sau vì Bắc Việt đã được Liên Xô giúp thiết trí một mạng lưới phòng không dày đặc, với đủ các loại đại bác, hỏa tiễn tối tân 35,57 ly .. làm nhiều thám thính cơ bị bắn hạ. Vì vậy để thích ứng với hoàn cảnh, Hoa Kỳ quyết định xử dụng những phi cơ oanh tạc Thunder chiefs từ Thái Lan , cùng các phi cơ F105 , pháo đài bay B52 từ căn cứ Guam , cũng như các Hàng Không Mẫu Hạm bỏ neo trên Thái Bình Dương , để oanh tạc liên tục con đường mòn Hồ Chí Minh , trên đất Bắc , Lào-Miên và trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà . Riêng chủ trương của Tướng Westmoreland , tư lệnh các lực lượng Mỹ và Ðồng Minh tham chiến tại Việt Nam , thì luôn muốn dùng bộ binh , để cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh ngay trên đất Lào . Nhưng ông đã bị Quốc Hội Mỹ chống đối kịch liệt vì sợ vi phạm hiệp định Geneve 1961 . Ngoài ra Mỹ cũng luôn lo sợ va chạm quân sự với Trung Cộng , khi tung quân vào Lào để hủy diệt con đường chiến lược Hồ Chí Minh . Ðây cũng là những bí ẩn trong cuộc chiến Việt Nam mới được bật mí . Năm 1968 kế hoạch vượt biên đánh sang Lào để hủy diệt đường mòn Hồ Chí Minh , mang tên EL-PASO sắp được Quốc Hội Mỹ phê chuẩn , thì xảy ra trận Tết Mậu Thân 1968 nên chiến dịch trên đã bị hủy diệt .

12 giờ trưa ngày 30/4/1975 , nhờ Tổng thống Dương văn Minh với quyền hạn của Vị Tổng Tư lệnh tối cao , ra lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà lúc đó đang còn chiến đấu khắp các mặt trận, buông súng đầu hàng giặc. Nhờ vậy mà đoàn xe tăng của Liên Xô, chở quân Cộng Sản Bắc Việt , mới bon bon chạy được trên đoạn chót của đường mòn Hồ Chí Minh, là đại lộ Thống Nhất-Sài Gòn, rồi ủi sập hai cổng sắt để vào dinh Ðộc Lập, trống trơn không có phòng thủ, lính gác.


Sài Gòn hai mươi năm dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà , gần như lúc nào cũng có biểu tình . Thế nhưng trong ngày “ vinh quang của đảng-bác “, một cơ hội vàng ròng để người miền nam tha hồ xuống đường hoan hô hòa bình, ăn mừng . Tuy nhiên mọi điều xảy ra lại hoàn toàn trái ngược, chứng tỏ người miền nam không phải ai cũng hồ hởi tin hay thân cộng, như một số báo chí thời đó đã xướng. Theo hằng trăm nhà báo ngoại quốc có mặt hôm đó, trong số này có nhiều người thân cộng, cho biết :

" Trưa 30/4/1975 , khi quân Bắc Việt vào Sài Gòn , đã không có cảnh người thủ đô hàng hàng lớp lớp , túa ra đường , miệng la cờ phất..... như họ từng làm qua nhiều biến cố trong quá khứ " .

Nói chung chỉ có cán bộ đảng và Sư Đoàn 304 khăn đỏ tân lập ra chào đón quân ta về , còn dân chúng Sài đô lớp thì chạy trối chết theo chân Mỹ đi ngoại quốc, số khác lo chôm đồ .....  nên có ai rãnh để mà biểu tình , xuống đường như đảng mong đợi .

Sau đó Hà Nội cho thu lượm hài cốt cán binh bộ đội đã chết trên đường mòn, tập trung làm nghĩa trang Trường Sơn, tại xã Gio An, quận Gio Linh, tỉnh Quảng Trị . Còn Tỉnh Uỷ Bình-Trị-Thiên thì tổ chức tour du lịch, để du khách trong và ngoài nước tới thăm mấy cái xác xe tăng Mỹ , cây cầu treo Dakrong do công binh Cu Ba làm tặng và đồi Hambuger Hill..  Riêng đường Trường Sơn tây thì bỏ hoang hoàn toàn và mới đây Lào cho phép Trung Cộng trùng tu, nối liền xa lộ Vân-Nam-Bắc Trung Lào mà tương lai con đường này sẽ thông tới hải cảng Kompong Som của Kampuchia , như năm xưa Bắc Việt đã làm .



Nay ngồi ngẫm nghĩ , mới thấy nhà văn Xuân Vũ viết “ Ðường đi tới mà không tới “ là đúng sự thật :

" Trăng chiến khu não nùng sầu vạn kỹ ;
núi nghìn năm quên tuổi đứng cô đơn ;
đoàn quân xưa hào khí ngút mây vờn ;
trời quái ác làm vỡ tan tận tuyệt ;
.. đây còn có nhiều bạn bè Phan Thiết ;
đã vùi thây trong rừng lạnh tây nguyên ;
họ bây giờ là những cánh chim đơn ;
hót ảo não nơi lũng đèo khe núi.....
"


Xóm Cồn Hạ Uy Di
Viết nhớ bạn hiền Cố Trung Uý Trần Văn Thân , Trưởng Toán Công Tác Nha Kỹ Thuật , mất xác trên nhánh rẽ đường mòn Hồ Chí Minh, Tháng chạp 1974

HỒ ÐINH-MƯỜNG GIANG
TĐ1/TrĐ43/SĐ18BB
Kbc 4424 3435 -

No comments:

Post a Comment