Wednesday, August 12, 2009

Kế-hoạch 37 (Oplan 37) Biệt-hải.


Bắt đầu từ những tháng đầu năm 1961, cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) điều khiển những trận tấn công bất ngờ, phá hoại căn cứ quân sự dọc theo bờ biển miền Bắc. Các cuộc đột kích kể trên do những toán Biệt Hải đảm trách (Marops). Ðến mùa thu năm 1962, sau khi đã đọc bản báo cáo kết qủa về những cuộc hành quân trên. Ðô Ðốc Harry Felt hết ý-kiến, cơ-quan CIA có-lẽ đã hết trò chơi... các cuộc hành quân biệt-hải không gây thiệt hại nào đáng kể cho chính quyền miền Bắc. Vị tư-lệnh Lực-Lượng Hoa- Kỳ trong vùng Thái-Bình- Dương hiểu biết về vấn đề hành quân biển hơn ai hết.

Những toán biệt-hải do cơ quan CIA tuyển mộ xử dụng những chiếc tầu nhỏ mong manh, trang bị hỏa lực yếu kém. Ngay cả việc lái chiếc tầu nhỏ đến mục tiêu đã là một vấn đề khó khăn. Thực ra, trùm Xiạ (CIA) Bill Colby, người chịu trách nhiệm chỉ làm theo lệnh của Washington.
Ðến tháng Bẩy 1962, vị tư lệnh hành-quân biển, Ðô-Ðốc George Anderson được mời tham gia tổ chức những trận đột kích quấy rối bờ biển miền Bắc. Kế hoạch này nhằm mục đích làm cho Bắc Việt không còn đủ sức yểm trợ cho quân Việt-Cộng trong miền Nam.

Người trực tiếp chịu trách nhiệm cho kế hoạch này la xịa (CIA) Tucker Gougelmann. Ông ta lập căn cứ nơi Ðà-Nẵng trong name 1961 và bắt đầu đưa những toán biệt hải ra ngoài Bắc. Kế hoạch hành quân biển (Marop) do cơ quan CIA điều khiển chỉ có tầm hoạt động giới hạn.
Nhiệm vụ chính là lấy tin tức, dò-thám bờ biển miền Bắc. Theo những tài liệu đã hết thời gian bảo mật, giai đoạn đầu trong kế hoạch rất lặng-lẽ, tránh đụng độ với Hải-Quân Bắc Việt. Năm 1962, Gougelmann đưọc lệnh của Washington bắt đầu những trận đột kích phá hoại để trả đủa cho những hoạt động gia tăng của quân đội Bắc-Việt, và cũng để xây đựng những ổ kháng chiến nơi miền Bắc trong tương lai.

Tổng-Thống Kenedy thúc nay cơ-quan CIA gia tăng những hoạt động bí mật ra ngoài miền Bắc Việt-Nam. Ðơn-vị Biệt-Hải dưới quyền Gougelmann xử dụng loại thuyền máy cũ-kỹ đóng ở trong miền Nam cho các trận đột kích. Ðiều này làm Ðô Ðốc Felt không đồng ý, thuyền máy đã cũ không thể dùng để tấn công bất ngờ. Loại hành quân này cần tốc độ và bí mật. Khi Washington ra lệnh gia tăng các cuộc hành quân biệt hải, Hải-Quân Hoa-Kỳ được lệnh yểm trợ, cung cấp đồ trang bị cho cơ quan CIA để cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ.


Tháng Tám 1962, Tướng Harkins tư-lệnh Bộ Chỉ-Huy Quân-Viện dự trù xử dụng loại tầu Torpedo (phóng thủy lôi) được căn cứ tiếp vận hải quân ở Ðà-Nẵng yểm trợ cho những hành quân biệt hải ra ngoài Bắc. Kế hoạch này được chính quyền Kenedy chấp thuận vào cuối tháng chín. Hải-Quân Hoa-Kỳ bắt đầu cứu xét, tìm loại tầu thích hợp cho các hành quân biệt-hải. Tháng Mười, phụ-tá Tổng- Trưởng Quốc-Phòng Hoa-Kỳ Roswell Gilpatric ra lệnh cho Ðô-Ðốc Anderson giao hai loại Topedo đóng từ năm 1950 PT-810, PT-811 cho cơ-quan CIA.
Hai loại này trang bị hai đại bác 40 ly, hai đại bác 20 ly, và được đặt tên mới là PTF-1, PTF-2 (Tầu tuần tiễu nhanh - Patrol Type Fast)..
Ðầu năm 1963, Hải-Quân Hoa-Kỳ mua hai loại tầu Nasty (PTF-3, PTF-4) của Hải-Quân Na-Uy, loại này chạy rất nhanh và tránh được radar. Mặc dầu chuyện bí mật, Ðô-Ðốc Anderson gửi hai loại tầu Nasty đến Washington biểu diễn hành quân và yểm trợ đổ bộ. Cuộc biểu diễn trên sông Potomac do các toán biệt kích Người-Nhái SEAL, cũng mới thành lập đảm trách. Cơ quan CIA nhận được những chiếc tầu Nasty trong những tháng cuối năm 1963. Ðể lái loại tầu này xâm nhập hải-phận Bắc Việt-Nam, cơ quan CIA tuyển mộ lính đánh thuê người Na-Uy và Ðức. Trợ lức cho cơ-quan CIA, Hải- Quân Hoa-Kỳ cho mượn đơn vị SEAl để huấn luyện biệt kích quân Việt-Nam về hành quân phá hoại và cung cấp đồ tiếp vận cũng như bảo trì các loại tầu PTF.

Trong khi chương trình đang tiếp diễn, Tổng Thống Kenedy ra lệnh xúc tiến kế hoạch Ðổi-Lui (Switch Back). Tất cả các hoạt động của cơ quan CIA nơi miền Bắc Việt Nam được bàn giao cho Ngũ- Giác-Ðài, Bộ Tổng-Tham- Mưu Quân-Lực Hoa-Kỳ, kể cả chương trình Hành-Quân
Biệt-Hải. Mới đầu nằm trong kế-hoạch 34-A, một bộ phận trong Ðoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát (SOG). Ðầu name 1964 đơn vị SOG thành lập Ban Cố-Vấn Hải-Quân, danh xưng cho kế-hoạch 37 ở Ðà- Nẵng. Ban Cố-Vấn Hải-Quân thực sự làm việc từ đầu tháng Giêng năm 1964, nhiệm vụ bao gồm các hành quân biệt hải bí mật. Năm sau, một văn phòng liên lạc được thành lập trong đơn vị SOG trông coi kế hoạch 31 (OP-31) văn phòng này lo về nhân viên, Ban Cố- Vấn Hải-Quân (NAD) là cánh tay hành động. Nằm dưới quyền chỉ huy của SOG. Tìm một sĩ-quan hải-quân cấp bậc đại-tá trong Quân-Lực Hoa- Kỳ không khó, tuy nhiên viên sĩ quan này phải rành về Chiến-Tranh Ngoại-Lệ mới có thể làm việc cho đơn vị SOG. Kết qủa là Ban Cố-Vấn Hải-Quân thay cấp chỉ huy liên tục, Vị chỉ huy đầu tiên là Jack Owens được một năm, Ðại-Tá Bob Fay lên thay. Không như sĩ-quan hải-quân thuần túy Owens, Fay xuất thân từ đơn vị Người Nhái.

Ngày 28 tháng Mười năm 1965, chiếc xe Jeep chở ông ta trúng đạn pháo kích của Việt- Cộng và là sĩ quan Hoa-Kỳ đầu tiên trong đơn vị biệt-hải tử trận trên chiến trường Việt- Nam. Ðại-Tá Fay mới chỉ huy NAD được sáu tháng, những cấp chỉ huy kế tiếp cũng không rành về chiến tranh ngoại lệ, họ đều mang cấp bậc Hải-Quân Ðại-Tá. Sau Fay, NAD được chỉ huy bới các vị sĩ quan William Hawkins, Willard Olson, Robert Terry và Norman Olson. Kế-Hoạch 37 do NAD đảm trách được giao cho trách nhiệm tấn công, phá hoại những mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc.

Vùng hoạt động từ vĩ-tuyến 17 ra đến vĩtuyến 21, và trong vòng 30 dặm dọc theo bờ biển, Theo lệnh hành-quân, khu vực hoạt động của các toán biệt hải nằm dưới hải cảng Hải- Phòng. Sáu loại nhiệm vụ được giao phó, 'Ngăn chận và
quấy phá' bao gồm ngăn chận, bắt tù-binh, thẩm vấn, tiêu-hủy v.v... tất cả các loại tầu võ trang, tiếp vận của miền Bắc.
Phá hoại đường tiếp vận biển, tiếp tế cho Việt- Cộng trong miền Nam. Bắn phá các mục tiêu dọc theo bờ biển.
Ðột kích lên bờ, tấn công các căn cứ quân, dân sự.

Thả biệt-kích, điệp viên xâm nhập miền Bắc. Tâm-lý chiến, thả truyền đơn, radio, qùa tặng cho nhân dân miền Bắc. Mặc dầu đơn vị SOG tài trợ, huấn luyện, tất cả những cuộc hành quân biệt hải, vượt tuyến đều do biệt-kích, người nhái Việt Nam đảm trách. Trong năm 1964, Ban Cố- Vấn Hải-Quân (NAD) gồm bẩy ban, những ban quan trọng lo việc huấn luyện thủy thủ đoàn lái tầu Nasty, và các toán biệt-hải. Kế hoạch 37 phối hợp giữa đơn vị SOG và Nha Kỹ-Thuật QL/VNCH. NAD soạn thảo kế hoạch hành quân, huấn luyện thủy thủ, biệt-kích và tài trợ cho kế hoạch.

Sở Phòng-Vệ Duyên- Hải trực thuộc Nha Kỹ-Thuật lo những vấn đề yểm trợ khác, sở này có năm toán 15 quân nhân biệt-hải, mười toán nhân viên thủy thủ đoàn lái tầu Nasty và toán bảo trì.
Tất cả nằm trong kế-hoạch 37. Nhiệm vụ chính của sở là tuyển mộ thủy thủ, biệt-kích quân. Tất cả mọi cuộc hành quân biệt-hải đều phải được sự chấp thuận của giới chức thẩm quyền ở thủ-đô Washington D.C. Cơ-quan NAD chọn mục tiêu, soạn thảo kế-hoạch hành quân, phối hợp và điều khiển cuộc hành quân. Từ tháng Tư cho đến tháng Mười Hai năm 1964, các toán biệt hải vượt tuyến tất cả 32 lần tấn công, phá hoại các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc như trạm kiểm soát, cầu, các đảo nhỏ, đài radar.

Ngày 12 tháng Sáu, biệt hải phá hủy một nhà kho, cuối tháng phá xập một cây cầu ở ngoài Bắc. Trong tháng Bảy, phá hủy một nhà máy bơm nước, đánh chìm ba tầu nhỏ. Ngày 30 tháng Bảy, bốn chiếc PTF chạy ra ngoài bắc bắn phá. Họ đến điểm hẹn đông nam Hòn Me (19 độ Bắc, 106 độ 16' đông). Từ đó chia tay, PTF-3 và PTF-6 hướng về Hòn Me, PTF-5, PTF-2 đi về Hòn Niêu. Cả hai đến bắn phá binh trạm, xưởng ráp súng, đài tiếp liên trước khi chạy về hướng nam do tầu Swatows của Hải Quân Bắc Việt đuổi theo.

Chuyện này liên quan đến vụ chiến hạm Maddox ngoài khơi vịnh Bắc Việt. Cuối năm 1964, đơn vị SOG ra lệnh cho NAD gia tăng các chuyến hành quân biệt-hải. Kết qủa trong năm 1965, có 170 chuyến vượt tuyến bắn phá, quấy rối hải phận miền Bắc Việt-Nam. Năm 1966, NAD tổ chức 126 hành quân chính và 56 phụ. Hà-Nội đã tăng cường lực lượng duyên phòng dọc theo bờ biển gây trở ngại nguy hiểm cho các toán biệt-hải. Càng khó khăn hơn cho những trận tấn công đột kích lên bờ, trong 34 trận tấn công loại này chỉ có bốn trận được coi như thành công.
Bắt đầu từ năm 1967, các hành quân biệt hải trong kế hoạch OP 37 giảm đi cường độ. Năm 1967 chỉ có 151 cuộc hành quân, hoàn tất 125, hủy bỏ 19 vì vấn đề thời tiết, 7 bị hư hại tầu bè hoặc nhân viên. Ngày 1 tháng 11 năm 1968, mọi cuộc hành quân vượt tuyến trong kế hoạch OP 37 đều đình chỉ. Ðến tháng Bảy năm 1971, Sở Phòng-Vệ Duyên-Hải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho các chuyến hành quân biển.

No comments:

Post a Comment