"Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả, cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau." President Ronald Reagan
Saturday, August 29, 2009
Tấm Thẻ Bài
Mười hai năm rồi em không gặp anh và sẽ không bao giờ gặp được anh nữa vì anh đã bỏ mình trong trại cải tạo đã sáu năm qua. Sáng nay nhận được thơ bạn anh từ Quê Hương gởi sang, nói đã làm xong nhiệm vụ em nhờ, đã đưa được hài cốt của anh từ Vĩnh Phú về Huế, nơi anh đã sinh ra, đã lớn lên, nơi chúng mình đã gặp nhau và thề nguyền sẽ yêu nhau mãi mãi, em buồn vui lẫn lộn.
Anh ơi, em vui vì biết anh đã về lại được Quê Hương nhưng em xót xa khi đọc đến đoạn bạn anh viết về những gian nan phải vượt qua khi đi tìm mộ anh, vì tất cả chỉ là núi rừng hoang dại, mổi người tù chết đi chỉ được vùi sơ với miếng đá nhỏ ghi tên họ và ngày lìa đời cắm trên nấm mộ thấp. Đau đớn nhất cho em là khi đọc đến đoạn bạn anh kể xác thân đã rã mục của anh vẫn còn được bao trong chiếc áo len em tặng anh ngày xưa, chiếc mền dù bao phủ thân anh vẩn còn nguyên nhưng nơi xương cổ anh có mang thêm sợi xích nhỏ với tầm thẻ bài bằng nhôm ghi rõ tên họ và lý do bị quản thúc là "phản quốc"! Anh ơi, đã chết rồi mà thân thể còn mang nặng nhục nhằn. Có chế độ nào dã man hơn chế độ Việt Nam ngày nay ? Vậy mà ngày xưa anh đã hãnh diện biết bao về Quê Hương,Tổ Quốc của mình.
Thật ra thì Quê hương vẫn còn đó, hai tiếng Việt Nam vẩn sống trong tim cả triệu người Việt xa xứ, nhưng với người ở lại, người đang trả nợ máu, người đã chết vùi thây trong núi rừng thì hai tiếng Việt Nam đè nặng tâm hồn. Hôm nay đọc thơ bạn anh, nhớ lại đoạn đường đã qua của mình, sao lòng em thật nhiều đau xót. Năm nay mùa Xuân đến chậm vì mùa Đông không muốn đi, đã tháng ba tháng tư mà khí hậu vẩn còn lạnh, nhưng cái lạnh ngoài trời có thấm chi với cái lạnh, cái buồn của người Việt ly hương, mổi năm khi tháng tư về ? Sáng nay em nhớ anh,em nhớ anh thật nhiều. Tháng tư làm em mất anh, giờ tháng tư lại trở về, trên tay em cầm tấm thẻ bài có ghi tên họ và lý do hai đứa mình xa nhau. Đau đớn quá anh nhỉ, hai tiếng "Phản Quốc" như muôn ngàn lưởi dao đâm vào tim em.
Em nhớ ngày nào, mổi lần đi hành quân về, anh đến thăm em, mắt môi rạng rỡ. Mổi lần được huy chương là một ngày vui của hai đứa mình. Anh đến khoe với em và hai đứa lại ra Đập Đá nhìn trăng, nghe tiếng sáo diều lơ lửng trên không, anh mỉm cười hãnh diện vì sự thanh bình của Quê Hương, cái thanh bình mà anh đã đem mạng sống ra để bảo vệ. Các huy chương đó ngày nay lại là bản án tử hình của các anh.
Tháng tư là mùa Xuân phải không anh ? Mùa Xuân ở đây cũng như mùa Xuân của Huế xưa. Nhà nào cũng có một vài khóm hồng đang e ấp nở, nhà em lại có thêm cây anh đào đang rực đỏ với nằng Xuân. Quê Hương người đẹp quá, nhưng sao lòng em vẩn thấy mất mát ngậm ngùi. Em đang ngồi yên với tấm thẻ bài nhục nhã đau thương đã ôm ấp thân xác anh trong sáu năm qua dưới lòng huyệt lạnh, và em đang thả hồn về ngày hai đứa mình còn nhau. Tiếng đàn réo rắt ma quái, quyến rủ dị thường của người nhạc sĩ vô danh trong "Ru khúc mộng thường" đưa em về lại những ngày xưa cũ, những êm đềm của một mùa trăng xưa. Ở đây không có tiếng sáo diều lơ lững trên không, cũng không có những nữ sinh áo trắng mổi sáng từ Vĩ Dạ đi ngang qua Đập Đá để đến trường nhưng tiếng đàn của người nghệ sĩ tài hoa kia đã đưa em về lại Quê Hương, có trăng sáng, có trời xanh, có mộng ước bình thường.
Không hiểu sao sáng nay tiếng đàn ma quái đó ám ảnh em, phải chi tất cả mọi người trên trái đất này đều yêu thơ, yêu nhạc thì ngày nay mình đâu có mất nhau, anh chết sáu năm đâu phải mang thêm tấm thẻ bài nhục nhã. Với tiếng Tây ban cầm độc tấu cô đơn nhưng đầy ắp tâm sự, em chắc người nhạc sĩ có cái tên cũng lạ như tiếng đàn phải có một nội tâm thật đẹp, một tâm sự thật buồn. Tên ông ta là "Vô Thường". Phải rồi anh nhỉ, tất cả chỉ là hư vô, tất cả chỉ là bình thường, chỉ có tình người, tình Quê Hương là vĩnh cửu. Nếu tiếng đàn của người Tây ban Nha mang âm điệu hoang dại của một dân tộc nồng nàn ham sống, thì tiếng tây ban cầm của Vô Thường mang âm giai của một người lạc lõng, một kẻ du mục, một kẻ đang đi tìm miền đất hứa.
Tiếng đàn khi thổn thức, khi vỗ về, khi chia xẻ thương đau, tiếng đàn mang dư âm của tiếc thương nhung nhớ, của tình yêu đã có và đã bay xa, của Quê Hương hiện hữu nhưng quá tầm tay với, của những mộng ước bình thường nhưng đã vời vợi xa bay. Anh ơi, tiếng đàn ray rứt của người nhạc sĩ vô danh kia đã cho em ý thức được sự mất mát lớn lao của đời em, tấm thẻ bài nhục nhã trong tay em đã nói lên sự uất hận ngàn đời của người dân Việt phải xa lìa tổ quốc thân yêu. Quê Hương vẫn còn đó nhưng đã nhuộm màu, thành phố Huế của chúng mình còn đó nhưng đã đổ nát quạnh hiu.
Nếu biết không có ngày trở lại, thì ngày xưa em đã rủ anh đi khắp hang cùng ngõ hẻm, đã yêu thương tâm sự với anh nhiều hơn. Quê Hương người tuy đẹp tuy giàu nhưng vẩn thiếu cái đậm đà giữa những người cùng huyết thống, thiếu khói lam chiều trên mái tranh xa, thiếu tiếng sáo diều lơ lửng đêm trăng, thiếu tiếng hò mái đẩy, thiếu tiếng rao hàng trên sông vắng mổi đêm khi khuya về sáng. Giờ chỉ còn lại đây tấm thẻ bài nhục nhằn của anh, của những người ngày xưa đã lấy "Tổ Quốc" làm lẽ sống và giờ đã chết vùi thây khắp các núi rừng gần trại tập trung với hai chữ "Phản Quốc" đè nặng linh hồn. Quê Hương! Quê Hương! Em đang nhớ nhung hay đang thù hận đây ? Xưa em hãnh diện về Quê Hương gấm vóc bao nhiêu thì giờ nhìn tấm thẻ bài khốn khổ với hai chữ "Phản Quốc" em lại thù ghét Quê Hương bấy nhiêu. Hãy trả lại cho em Quê Hương ngày cũ, ngày nào còn lũ giặc đỏ, còn hai chữ "Phản Quốc" trên cổ các người ngã ngựa thì ngày đó em còn xa lìa Quê Hương. Lạy trời cho con giấc mộng bình thường, cho còn tìm lại được quê xưa, ngày còn lá me bay, còn sân cỏ mướt chứ không phải như bây giờ, sân cỏ làm nông trường, sức người thay máy móc, nhiên liệu, trâu bò. Em sẽ thay anh mang tấm thẻ bài vào cổ, em sẽ mang nó với niềm hãnh diện vô biên của một người đã có người yêu suốt đời hy sinh cho lý tưởng, em cũng mang nó để nhắc nhở những người xa xứ hãy hướng về Quê Hương ngục tù khốn khổ mà làm một cái gì để thắp sáng ngày về.
Thật ra thì đã mười hai năm qua, lòng người đã có phần nào thay đổi. Tháng Tư vẫn mang đến ngậm ngùi, thương tiếc nhưng rồi cuộc sống chạy theo đồng hồ, những nhu cầu cấp bách hàng ngày đã làm tâm hồn nhụt dần chí khí. Phải chi những tấm thẻ bài có ghi hai chữ "Phản Quốc" của các anh hùng đã hy sinh cho đất nước được gởi qua cho mổi người xa xứ thì ngày về của kẻ ly hương chắc sẽ gần hơn.
Trong tận cùng linh hồn, em chắc người dân nào khi xa quê cũng hoài vọng một ngày về, và dù có mất gốc đến đâu thì cũng có một giờ phút trong đời mơ ước về lại quê xưa, thăm lại ngôi nhà cũ. Anh ơi, giờ em mới hiểu nỗi xúc động tận cùng của bà giáo sư người Pháp dạy em năm em học lớp sáu. Bà đã khóc khi hát cho chúng em nghe một bài nói về thành phố nơi bà đã sinh ra, bài hát lời lẽ thật đơn sơ mộc mạc nhưng sao người nghe thấy ngậm ngùi thổn thức. Bài hát chỉ có thế này:
Quand tout renaît à l’espérance Et que l’hiver fut loin de nous Quand la nature est reverdie Quand l’hirondelle est de retour J’aime à revoir ma Normandie C’est le pays qui m’a donné le jour
Em tạm dịch là :
Khi nào hy vọng trở về Và khi mùa Đông đã đi xa Khi thiên nhiên trở lại xanh thẳm Khi chim én trở về cùng ta Tôi mơ ước nhìn lại Normandie Là nơi tôi đã chào đời.
Anh ơi, tình hoài hương bàng bạc trong lòng mọi dân tộc.
Em cũng đã khóc khi hát lại bài này. Em không mơ ước nhìn lại Normandie của bà giáo sư người Pháp nhưng em mơ ước nhìn lại xứ Huế nghèo nàn, thơ mộng của em ngày xưa.
Em mơ ước nhìn lại một Việt Nam tự do đầy tình người, một Việt Nam mà em sẽ hãnh diện mang tấm thẻ bài có ghi hai chử "Phản Quốc" của anh để trở về đi trong lá me bay, trong giòng người cùng huyết thống, cùng lý tưởng, vì anh ơi, dù muôn vàn thay đổi, em muôn đởi vẫn là con bé Việt Nam thích lang thang khắp phố phường cho tóc bay, cho hồn mơ mộng và cho lá rơi đầy trên vai trên áo. Còn ở đây, cuộc sống sao quá vội vàng, bon chen, lừa lọc.
Người ta yêu nhau cũng vội, ghét nhau còn vội vàng hơn. Mùa Xuân quê người, nhưng cũng là mùa Đông của người xa xứ đang mất mát như em. Tiếng đàn tức tưởi cô đơn của người nhạc sĩ vô danh cũng là tiếng khóc nghẹn ngào của người đã mất hết niềm tin, chỉ còn lại Tấm Thẻ bài ghi lại một thời Hạnh Phúc Xưa và đánh dấu một sự nhục nhằn khốn khổ của người ở lại ngày nay. Cầm tấm thẻ bài bằng nhôm bóng loáng trên tay, em liên tưởng đến trăm ngàn cái khác đang bị vùi sâu dưới lòng đất mẹ cùng những người con yêu của Tổ Quốc.
Em chợt nhớ đến hai câu hát mở đầu trong bài Rêveries của Shumann:
"Ce soir dans le jardin du ciel Les étoiles ont fleuri comme un bouquet d’argent"... Em hình dung ra một ngày gần đây, trăm ngàn tấm thẻ bài bằng nhôm đó sẽ trở thành những bó hoa bằng bạc nở trên bầu trời để soi sáng và chỉ đường cho những người con xa xứ trở về giải phóng Quê Hương.
Thanh Vân
Thursday, August 20, 2009
Người Thiếu Phụ Trong Mưa Phùn Giữa Núi Rừng Việt Bắc
Đoàn Trọng Hiếu
Viết để tưởng nhớ quý chiến hữu đã gục chết trong lao tù Cộng Sản, và cũng để tuyên dương những người vợ lính VNCH, đặc biệt là chị quả phụ của cố Đại úy CSQG Trần Thiên Thọ Hải.
Cuối năm 1977, tình hữu nghị anh em xã hội chủ nghĩa giữa Cộng Sản Ta và Cộng Sản Tàu đã trở nên tồi tệ. Đài phát thanh Hà Nội, cái loa tuyên truyền của Cộng Sản Ta đã không còn ra rả phát đi lời tuyên bố của tên Thủ Tướng Đồng “vẩu”. Trước kia, nào là “tình hữu nghị Việt-Trung muôn đời bất diệt” nào là “tình hữu nghị Việt-Trung như răng với môi, môi hở thì răng lạnh” .v.v..
Vì sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, các tên lãnh đạo Cộng Sản Ta đã ngả theo Nga, mà quên đi cái ơn của Cộng Sản Tàu trong những năm chiến tranh “anh bộ đội cụ Hồ” đã được Cộng Sản Tàu trang bị cho từ chân lên đến đỉnh đầu, từ đôi dép râu làm bằng lốp xe đến cái nón cối đội trên đầu, thậm chí là cả cái bát ăn cơm, anh bộ đội chỉ có duy nhất “cụ Hồ” là của chính anh. Để trừng trị thằng đàn em cứng đầu vong ơn bội nghĩa, Tàu Cộng liền cho tên Miên Cộng Polpốt quậy phá ở biên giới phía Nam. Nhưng tên Miên này không làm nên chuyện, nên Tàu Cộng đã dàn quân dọc biên giới phía Bắc để chuẩn bị cho Cộng Sản Ta bài học số một, và như vậy là răng đã cắn sứt môi. Lo sợ khi Cộng Sản Tàu đánh xuống, anh em tù phía Quốc Gia đang bị giam giữ tại các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ .v.v. sẽ tìm cách trốn sang biên giới phối hợp với lực lượng ly khai của Hoàng Văn Hoan đang được Tàu Cộng ủng hộ, nên gần cuối năm 1977 bọn Việt Cộng đã chuyển anh em tù xuống dần phía Nam đến các trại Vinh Quang hay Tân Lập thuộc tỉnh Vĩnh Phú hoặc các trại Hà Tây hay Nam Hà (Đầm Đùn, Ba Sao) gần Hà Nội.
Tình hình sức khỏe anh em khi còn ở các trại do quân đội Việt Cộng quản lý đã tồi tệ, thì nay càng tồi tệ hơn dưới sự hà khắc dã man của bọn Công An, mà anh em tù quen gọi là bọn “Chó Vàng”, tiêu chuẩn ăn uống thì bị cắt xén ăn bớt. Mỗi bữa ăn chỉ được một thìa cơm với hai khúc sắn tươi, hoặc gần chục lát sắn khô hay một chén sắn duôi (loại sắn được nạo thành sợi hay xắt thành cục phơi khô), vài muỗng canh đại dương (nước muối với vài cọng rau già), hoặc một vài miếng sắn được nấu với muối cho nhừ để làm canh.. Họa hoằn, một đôi ba tháng vào các ngày Lễ Tết thì được một chén cơm trắng với hai ba miếng thịt lợn to bằng đốt ngón tay, hoặc một vài miếng thịt trâu từ một con trâu già đã không còn kéo cày nổi hay bị chết vì không chịu nổi cái lạnh mùa đông. Với chế độ ăn uống như vậy mà phải làm việc khổ sai, dẫn đến tình trạng kiệt lực, người nào cũng chỉ còn da bọc xương. Mỗi buổi chiều hết giờ lao động, anh em tù cởi áo xuống ao tắm, trông như một bầy khỉ ốm đói.
Tình trạng bệnh tật và không có thuốc men thật là đáng sợ, bệnh kiết lỵ, phù thủng và thổ huyết rất phổ biến. Đã có một số anh em chết mà anh em tù quen gọi là “quay đầu về núi” vì hầu hết tù nhân chết đều được chôn trên các sườn đồi. Xin đơn cử một vài cái chết của vài anh mà tôi có dịp ở chung.Thiếu tá Hà Sỹ Phong, phó giám đốc đài phát thanh Tự Do, anh ở cùng đội với tôi, mấy ngày trước anh bị bệnh nên cho nghỉ ở nhà trực phòng, sau đó 2 ngày anh được mẹ ở miền Bắc lên thăm. Buổi tối anh cho tôi nửa chén cơm vắt và hai miếng thịt gà kho mặn, anh thì thầm tâm sự:- Năm 54 tôi di cư vào Nam chỉ có một mình, ông bà cụ luyến tiếc tài sản không chịu đi, bố tôi bị đi tẩy não (tù cải tạo) trong đợt cải cách ruộng đất và chết trong tù, bây giờ mẹ tôi đã ngoài 70 tuổi lại phải đi thăm con ở tù. Đây là lần đầu gặp lại mẹ tôi sau hơn hai mươi năm xa cách.Nói rồi hai hàng nước mắt anh lăn dài trên má. Tôi lí nhí cám ơn anh về món quà anh đã cho tôi. Sau gần 3 năm tù, đây là lần đầu tiên tôi được thưởng thức một món ăn quá sang trọng như vậy. Tôi xé từng sớ thịt, rồi lại liếm mấy ngón tay, tận hưởng cái hạnh phúc to lớn ấy rồi thiếp dần vào giấc ngủ. Sáng hôm sau khi ra khỏi phòng để điểm danh thì thiếu một người, tên thường trực thi đua (một tên tù được đưa lên phụ việc đóng mở cửa và kiểm soát anh em) đi vào thì phát hiện anh Phong đã mê man. Chúng tôi vội cõng anh lên trạm xá nhưng anh đã chết vài giờ sau đó.Ít ngày sau lại đến anh Trung Tá Lạc phòng 2 Bộ tư lệnh Quân Đoàn II. Một buổi chiều sau khi lao động về, anh Lạc ghé sang khu tôi ở, móc trong túi ra một cái bánh chưng đưa cho tôi và nói:- Hai cháu nó mới ra thăm, cả hai đều được đi dậy học lại và là “giáo viên tiên tiến” nên được cho ra thăm “lăng Bác”. Nó tìm lên thăm mua cho ít quà, chú dùng cái bánh chia vui với tôi, mấy ngày nữa các cháu sẽ lại lên thăm tôi lần nữa. Tôi đón cái bánh chưng to bằng cái bánh trung thu và lí nhí cám ơn anh rồi vội chia tay, vì sợ tụi cán bộ trông thấy sẽ ghép tôi quan hệ trái phép .v.v..Quả thật những lúc đói khát khó khăn thế này mới thấy cái tình dành cho nhau nó to lớn và sâu đậm. Nhưng rồi không may cho anh, hai hôm sau anh đã chết ngay tại hiện trường lao động không kịp gặp lại các con.Giữa năm 78 vì đói khát suy dinh dưỡng, cộng thêm cơn sốt vàng da đã khiến tôi kiệt lực, thân thể chỉ còn trên 30kg. Tôi không còn bước đi được nữa, mà chỉ có thể bò được vài ba thước, tôi được đưa xuống trạm xá nằm trong “danh sách chờ”. Tại đây đã có anh Tư, anh là người hạm trưởng đã sang Singapore rồi lại quay về, anh bị bệnh phù thủng lại thêm phần ân hận vì đã quay về để rồi bị đi tù mút chỉ, nên chỉ ít ngày thì anh chết. Rồi đến Trung Tá Mai Xuân Hậu, Tỉnh trưởng Kontum, Thiếu Tá Đặng Bình Minh lái trực thăng cho Tổng Thống Thiệu, Trung Tá Lý. Dường như chẳng còn ai quan tâm đến cái chết, chả thế mà vẫn còn nói đùa: “Đ.M. mày qua mặt tao mà đíu bóp còi”. Cũng thời gian này, có một bài hát đã được anh sáng tác tôi vẫn còn nhớ được ít câu:
Cũng thời gian này, có một bài hát đã được anh sáng tác tôi vẫn còn nhớ được ít câu:
“Rồi một ngày mai không có anh,em không còn phải nhớ phải mong- Rồi một ngày mai thân xác anh quay đầu về núi- Cô đơn ngồi khóc một mình- Không một lần kịp vuốt mắt anh- Ôi mây lang thang về phía trời xa vời,nhìn trông theo cánh chim từng đàn,để mình ta với bao ngày tháng xanh rêu,bụi thời gian lấp kín hồn mình,đớn đau trong lòng mà nhớ về nơi xa,ôi ngày về còn dài bao lâu- Rồi một ngày mai anh chết đi,em không còn phải khóc phải thương- Rồi một ngày mai thân xác anh đi vào lòng đất,cô đơn phủ kín đời mình.- Không một lần kịp nói tiếng yêu.”-
Nhưng rồi may mắn hơn, số tôi chưa tới, nên căn bệnh sốt vàng da không biết có phải nhờ ba cái lá ổi, lá xoan hay không, mà tự nhiên biến mất. Và may mắn thay, nhờ mảnh giấy tôi gửi lén về qua một chị ra thăm chồng, tuy bị tụi công an phát giác, nhưng chị cũng đã nhớ cái địa chỉ ở Biên Hòa, nên chị đã đi tìm báo cho gia đình tôi biết. Nhờ vậy, cuối năm 79 mẹ tôi và vợ con tôi ra thăm, tên Vinh cán bộ giáo dục của trại trước khi tôi ra gặp đã chỉ cho tôi gặp 5 phút vì tôi đã gửi lén thư, nhưng tên công an dắt tôi ra đã cho tôi gặp gần một giờ. Gặp lại mẹ và vợ con sau hơn 4 năm chỉ biết khóc. Chỉ nói được vài câu thì đã hết giờ, tôi đứng dậy chào từ biệt, lòng buồn rã rượi, rồi chống gậy lom khom lết về trại, một tên tù hình sự được chỉ định giúp tôi đẩy cái xe cải tiến chở đồ thăm nuôi vào trại. Nhờ chuyến ra thăm này mà tôi dần dần hồi phục, lúc này mỗi tuần đều có một vài anh em “quay đầu về núi”. Cái đồi sắn ở phía đội 12 sau hơn hai năm đã có gần 300 anh em tù chính trị được chôn ở đó.
Gần tết năm 79 tôi chuyển sang đội 17 lâm sản, chuyên đi lấy củi để sử dụng cho bếp trại, thời gian này do áp lực của quốc tế, nên chúng buộc phải cho gia đình đi thăm nuôi, nên sức khỏe của đa số anh em đã dần dần hồi phục. Một số anh em “con bà phước” cũng được anh em đùm bọc, nên cái bóng thần chết đã bị đẩy lùi. Hàng đêm tại các phòng, anh em lại tụ tập quanh ngọn đèn dầu với ấm trà cặm tăm, loại trà thật đặc được pha hoàn toàn bằng búp trà “hai tôm một tép” sao sấy cẩn thận, do anh em đội trà lén mang về. Các tay văn nghệ lại bắt đầu tổ chức ca hát nhạc vàng hàng đêm, khiến tụi cán bộ trại điên đầu, chúng bắt đầu cảm thấy hoang mang vì thấy tù càng bị nhốt lâu lại càng ung dung tự tại, không còn hoang mang lo sợ, lại thêm đám cán bộ nhí bắt đầu bị anh em tù thu phục.
Chúng bắt đầu xin anh em chép và dạy cho chúng hát nhạc vàng, có tên còn xin đồ ăn và thuốc hút. Những buổi lên lớp do tên Trung tá Thùy nói chuyện đã bị anh em phản kháng bằng cách vỗ tay và cười, đã làm cho hắn ngượng ngùng. Chẳng hạn như lúc hắn khoác lác về tên Phạm Tuân đã bay Mig 21 lên, rồi tắt máy phục kích ở trong mây, đợi B52 đến rồi nổ máy tiêu diệt, hay làm phụ lái cho tàu vũ trụ bay lên không gian nghiên cứu bèo hoa dâu để nuôi lợn .v.v. Rồi sang đến cuối năm 80 thì cũng chính tin đồn anh em tù sẽ đi Mỹ, phát ra từ trong đám cán bộ, dân chúng quanh vùng quý tù miền Nam và ghét cán bộ ra mặt. Anh em đã san xẻ thuốc men cho dân ốm đau trong vùng, khi đi lao động ngoài Bến Ngọc. Anh em thường gọi đây là công tác dân sự vụ. Một buổi tối cuối năm, sau khi đã điểm danh vào phòng, anh em đang tụ tập đàn hát như thường lệ, lúc kẻng báo tắt đèn đến giờ ngủ thì tên cán bộ trực tại trại đến cửa phòng nói vọng vào yêu cầu Phan Thanh đội trưởng lâm sản cử 4 người đi “lao động đột xuất”. Thanh, Diệp, Tân và tôi mặc quần áo cho thật ấm và cũng không quên mang theo tấm nylon đề phòng mưa, vì mùa đông miền Bắc thật lạnh, lại thường có mưa phùn. Chúng tôi được lệnh xuống chỗ đội 12 lấy cuốc xẻng và thùng xách nước bỏ lên xe cải tiến đi về phía khu nhà tiếp tân. Tên cán bộ đi theo đưa cho tôi cái đèn bão leo lét. Ngang khu nhà tiếp tân thì đã thấy một thiếu phụ trong bộ đồ tang trắng đang đứng đợi.
Dường như đã được sắp xếp, người thiếu phụ lặng lẽ đi theo, tên cán bộ ra lệnh cho chúng tôi đi ra khu nghĩa địa. Đến nơi, hắn bảo chúng tôi đi tìm mộ của Trần Thiên Thọ Hải. Chúng tôi nhớ ra đại úy Hải chết vào đợt những anh em đầu tiên năm 1977, như vậy là nằm ở sâu trong cùng sát chân đồi. Sau gần 15 phút chúng tôi đã tìm được ngôi mộ của anh với tấm bia chỉ nhỏ bằng tờ giấy học trò ghi lờ mờ, còn nắm đất thì chỉ cao hơn mặt đất chừng một tấc. Chúng tôi được lệnh là đào để bốc cốt cho chị mang về trong Nam. Việc đầu tiên là tìm một ít cành khô để đốt một đống lửa sưởi ấm và lấy ánh sáng, chị bắt đầu lấy ra môt bó nhang đốt lên rồi quỳ xuống vái ba lạy. Cầm nguyên bó nhang chị thổn thức khóc và nằm phủ phục lên ngôi mộ. Dưới ánh lửa tôi thấy thiếu phụ còn rất trẻ chỉ khoảng dưới 30, nét mặt xương xương.
Chúng tôi đứng lặng yên tôn trọng nỗi đau của chị, cho đến khi tên cán bộ yêu cầu chúng tôi “khẩn trương” bắt tay vào việc, vì trời đã lâm râm mưa phùn. Chúng tôi dìu chị đứng dậy sang bên cạnh và bắt đầu đào. Chỉ không đầy 20 phút chúng tôi đã đụng lớp ván đã mục, vì khi tù nhân chết thì chỉ được bỏ vào cái quan tài nhỏ vừa khít người được đóng bằng loại gỗ bạch đàn hay bồ đề, một loại cây được trồng để làm giấy, nên rất nhẹ xốp, được xẻ thành từng thanh và đóng hở như cái vạt giường, nên thấy cả xác nằm bên trong và đám tù hình sự khi đi chôn thì chỉ đào sâu khoảng 4 tấc rồi vùi lấp qua loa. Gỡ lớp ván trên mặt, bên trong là bộ quần áo tù đã rữa nát. Tôi đi xách một thùng nước ở dưới ruộng để rửa cho sạch đất, người thiếu phụ cũng đã lấy ra một cái thau nhựa và đổ vào đó một ít rượu. Chúng tôi cẩn thận nhặt từng cái xương rũ cho bớt đất, rửa cho sạch rồi trao cho chị. Chị cầm từng cái rửa trong rượu, rồi bỏ vào cái bịch nylon hai lớp. Chị đưa cho chúng tôi mỗi người một gói thuốc Tam Đảo rồi vừa làm chị vừa tâm sự:- Giữa năm 79, em có xin phép ra thăm, nhưng khi đến trại thì họ nói là không có anh Hải ở đây, nhưng ít tháng sau thì em được tin anh Hải đã chết từ năm 77, do một chị bạn ra thăm chồng về cho biết.
Như vậy là họ đã dấu nhẹm không báo cho gia đình, mới đây một người mách bảo cho em ra Bộ Nội Vụ ngoài Hà Nội làm đơn xin bốc cốt, sau mấy lần làm đơn cuối cùng họ đã phải cho. Nhưng khi đến đây thì họ chỉ cho làm vào ban đêm và sau khi xong, họ không cho em ở lại nhà tiếp qua đêm với lý do là ô uế. Sau gần một giờ, thấy có thể đã không còn sót cái xương nào, chúng tôi bảo chị để tránh rắc rối chị không nên mặc bộ đồ tang này. Chúng tôi lấy bộ quần áo tang quấn quanh cái bao nylon đựng cốt bỏ vào cái bị cói lớn rồi lấy sợi dây chuối khô khâu miệng lại để không ai nhìn thấy. Trên đường về trại, lúc đến chỗ rẽ, chị lý nhí vừa thổn thức khóc vừa cám ơn rồi dúi vào tay chúng tôi mấy gói thuốc còn lại. Nhìn người thiếu phụ tay xách cái bị cói đựng cốt chồng, lặng lẽ đi trong đêm, trên con đường rừng cô quạnh, khiến chúng tôi vô cùng thương cảm, ngậm ngùi, đứng trông theo. Bỗng sự uất ức trào lên rồi không nén lại được, tôi thốt lên trong kẽ răng:- Đ.M. Chúng mày rồi sẽ phải trả giá cho hành động này!Chúng tôi đi vào theo cửa hông của cổng trại, rồi lặng lẽ đi về phòng. Tên thường trực thi đua đã đứng đợi sẵn để mở cửa.
Đã quá nửa đêm, cái lạnh đã thấm sâu vào người, nằm co quắp dưới lớp chăn mỏng, tôi thầm ái ngại cho số phận của người đàn bà bất hạnh. Chị mang cốt chồng đi giữa đêm trời giá lạnh của vùng rừng núi Việt Bắc, như người vợ, người mẹ Việt Nam đang mang nỗi đau, nỗi bất hạnh của cả một dân tộc đi trong đêm tối bão bùng.
Viết để tưởng nhớ quý chiến hữu đã gục chết trong lao tù Cộng Sản, và cũng để tuyên dương những người vợ lính VNCH, đặc biệt là chị quả phụ của cố Đại úy CSQG Trần Thiên Thọ Hải.
Cuối năm 1977, tình hữu nghị anh em xã hội chủ nghĩa giữa Cộng Sản Ta và Cộng Sản Tàu đã trở nên tồi tệ. Đài phát thanh Hà Nội, cái loa tuyên truyền của Cộng Sản Ta đã không còn ra rả phát đi lời tuyên bố của tên Thủ Tướng Đồng “vẩu”. Trước kia, nào là “tình hữu nghị Việt-Trung muôn đời bất diệt” nào là “tình hữu nghị Việt-Trung như răng với môi, môi hở thì răng lạnh” .v.v..
Vì sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, các tên lãnh đạo Cộng Sản Ta đã ngả theo Nga, mà quên đi cái ơn của Cộng Sản Tàu trong những năm chiến tranh “anh bộ đội cụ Hồ” đã được Cộng Sản Tàu trang bị cho từ chân lên đến đỉnh đầu, từ đôi dép râu làm bằng lốp xe đến cái nón cối đội trên đầu, thậm chí là cả cái bát ăn cơm, anh bộ đội chỉ có duy nhất “cụ Hồ” là của chính anh. Để trừng trị thằng đàn em cứng đầu vong ơn bội nghĩa, Tàu Cộng liền cho tên Miên Cộng Polpốt quậy phá ở biên giới phía Nam. Nhưng tên Miên này không làm nên chuyện, nên Tàu Cộng đã dàn quân dọc biên giới phía Bắc để chuẩn bị cho Cộng Sản Ta bài học số một, và như vậy là răng đã cắn sứt môi. Lo sợ khi Cộng Sản Tàu đánh xuống, anh em tù phía Quốc Gia đang bị giam giữ tại các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ .v.v. sẽ tìm cách trốn sang biên giới phối hợp với lực lượng ly khai của Hoàng Văn Hoan đang được Tàu Cộng ủng hộ, nên gần cuối năm 1977 bọn Việt Cộng đã chuyển anh em tù xuống dần phía Nam đến các trại Vinh Quang hay Tân Lập thuộc tỉnh Vĩnh Phú hoặc các trại Hà Tây hay Nam Hà (Đầm Đùn, Ba Sao) gần Hà Nội.
Tình hình sức khỏe anh em khi còn ở các trại do quân đội Việt Cộng quản lý đã tồi tệ, thì nay càng tồi tệ hơn dưới sự hà khắc dã man của bọn Công An, mà anh em tù quen gọi là bọn “Chó Vàng”, tiêu chuẩn ăn uống thì bị cắt xén ăn bớt. Mỗi bữa ăn chỉ được một thìa cơm với hai khúc sắn tươi, hoặc gần chục lát sắn khô hay một chén sắn duôi (loại sắn được nạo thành sợi hay xắt thành cục phơi khô), vài muỗng canh đại dương (nước muối với vài cọng rau già), hoặc một vài miếng sắn được nấu với muối cho nhừ để làm canh.. Họa hoằn, một đôi ba tháng vào các ngày Lễ Tết thì được một chén cơm trắng với hai ba miếng thịt lợn to bằng đốt ngón tay, hoặc một vài miếng thịt trâu từ một con trâu già đã không còn kéo cày nổi hay bị chết vì không chịu nổi cái lạnh mùa đông. Với chế độ ăn uống như vậy mà phải làm việc khổ sai, dẫn đến tình trạng kiệt lực, người nào cũng chỉ còn da bọc xương. Mỗi buổi chiều hết giờ lao động, anh em tù cởi áo xuống ao tắm, trông như một bầy khỉ ốm đói.
Tình trạng bệnh tật và không có thuốc men thật là đáng sợ, bệnh kiết lỵ, phù thủng và thổ huyết rất phổ biến. Đã có một số anh em chết mà anh em tù quen gọi là “quay đầu về núi” vì hầu hết tù nhân chết đều được chôn trên các sườn đồi. Xin đơn cử một vài cái chết của vài anh mà tôi có dịp ở chung.Thiếu tá Hà Sỹ Phong, phó giám đốc đài phát thanh Tự Do, anh ở cùng đội với tôi, mấy ngày trước anh bị bệnh nên cho nghỉ ở nhà trực phòng, sau đó 2 ngày anh được mẹ ở miền Bắc lên thăm. Buổi tối anh cho tôi nửa chén cơm vắt và hai miếng thịt gà kho mặn, anh thì thầm tâm sự:- Năm 54 tôi di cư vào Nam chỉ có một mình, ông bà cụ luyến tiếc tài sản không chịu đi, bố tôi bị đi tẩy não (tù cải tạo) trong đợt cải cách ruộng đất và chết trong tù, bây giờ mẹ tôi đã ngoài 70 tuổi lại phải đi thăm con ở tù. Đây là lần đầu gặp lại mẹ tôi sau hơn hai mươi năm xa cách.Nói rồi hai hàng nước mắt anh lăn dài trên má. Tôi lí nhí cám ơn anh về món quà anh đã cho tôi. Sau gần 3 năm tù, đây là lần đầu tiên tôi được thưởng thức một món ăn quá sang trọng như vậy. Tôi xé từng sớ thịt, rồi lại liếm mấy ngón tay, tận hưởng cái hạnh phúc to lớn ấy rồi thiếp dần vào giấc ngủ. Sáng hôm sau khi ra khỏi phòng để điểm danh thì thiếu một người, tên thường trực thi đua (một tên tù được đưa lên phụ việc đóng mở cửa và kiểm soát anh em) đi vào thì phát hiện anh Phong đã mê man. Chúng tôi vội cõng anh lên trạm xá nhưng anh đã chết vài giờ sau đó.Ít ngày sau lại đến anh Trung Tá Lạc phòng 2 Bộ tư lệnh Quân Đoàn II. Một buổi chiều sau khi lao động về, anh Lạc ghé sang khu tôi ở, móc trong túi ra một cái bánh chưng đưa cho tôi và nói:- Hai cháu nó mới ra thăm, cả hai đều được đi dậy học lại và là “giáo viên tiên tiến” nên được cho ra thăm “lăng Bác”. Nó tìm lên thăm mua cho ít quà, chú dùng cái bánh chia vui với tôi, mấy ngày nữa các cháu sẽ lại lên thăm tôi lần nữa. Tôi đón cái bánh chưng to bằng cái bánh trung thu và lí nhí cám ơn anh rồi vội chia tay, vì sợ tụi cán bộ trông thấy sẽ ghép tôi quan hệ trái phép .v.v..Quả thật những lúc đói khát khó khăn thế này mới thấy cái tình dành cho nhau nó to lớn và sâu đậm. Nhưng rồi không may cho anh, hai hôm sau anh đã chết ngay tại hiện trường lao động không kịp gặp lại các con.Giữa năm 78 vì đói khát suy dinh dưỡng, cộng thêm cơn sốt vàng da đã khiến tôi kiệt lực, thân thể chỉ còn trên 30kg. Tôi không còn bước đi được nữa, mà chỉ có thể bò được vài ba thước, tôi được đưa xuống trạm xá nằm trong “danh sách chờ”. Tại đây đã có anh Tư, anh là người hạm trưởng đã sang Singapore rồi lại quay về, anh bị bệnh phù thủng lại thêm phần ân hận vì đã quay về để rồi bị đi tù mút chỉ, nên chỉ ít ngày thì anh chết. Rồi đến Trung Tá Mai Xuân Hậu, Tỉnh trưởng Kontum, Thiếu Tá Đặng Bình Minh lái trực thăng cho Tổng Thống Thiệu, Trung Tá Lý. Dường như chẳng còn ai quan tâm đến cái chết, chả thế mà vẫn còn nói đùa: “Đ.M. mày qua mặt tao mà đíu bóp còi”. Cũng thời gian này, có một bài hát đã được anh sáng tác tôi vẫn còn nhớ được ít câu:
Cũng thời gian này, có một bài hát đã được anh sáng tác tôi vẫn còn nhớ được ít câu:
“Rồi một ngày mai không có anh,em không còn phải nhớ phải mong- Rồi một ngày mai thân xác anh quay đầu về núi- Cô đơn ngồi khóc một mình- Không một lần kịp vuốt mắt anh- Ôi mây lang thang về phía trời xa vời,nhìn trông theo cánh chim từng đàn,để mình ta với bao ngày tháng xanh rêu,bụi thời gian lấp kín hồn mình,đớn đau trong lòng mà nhớ về nơi xa,ôi ngày về còn dài bao lâu- Rồi một ngày mai anh chết đi,em không còn phải khóc phải thương- Rồi một ngày mai thân xác anh đi vào lòng đất,cô đơn phủ kín đời mình.- Không một lần kịp nói tiếng yêu.”-
Nhưng rồi may mắn hơn, số tôi chưa tới, nên căn bệnh sốt vàng da không biết có phải nhờ ba cái lá ổi, lá xoan hay không, mà tự nhiên biến mất. Và may mắn thay, nhờ mảnh giấy tôi gửi lén về qua một chị ra thăm chồng, tuy bị tụi công an phát giác, nhưng chị cũng đã nhớ cái địa chỉ ở Biên Hòa, nên chị đã đi tìm báo cho gia đình tôi biết. Nhờ vậy, cuối năm 79 mẹ tôi và vợ con tôi ra thăm, tên Vinh cán bộ giáo dục của trại trước khi tôi ra gặp đã chỉ cho tôi gặp 5 phút vì tôi đã gửi lén thư, nhưng tên công an dắt tôi ra đã cho tôi gặp gần một giờ. Gặp lại mẹ và vợ con sau hơn 4 năm chỉ biết khóc. Chỉ nói được vài câu thì đã hết giờ, tôi đứng dậy chào từ biệt, lòng buồn rã rượi, rồi chống gậy lom khom lết về trại, một tên tù hình sự được chỉ định giúp tôi đẩy cái xe cải tiến chở đồ thăm nuôi vào trại. Nhờ chuyến ra thăm này mà tôi dần dần hồi phục, lúc này mỗi tuần đều có một vài anh em “quay đầu về núi”. Cái đồi sắn ở phía đội 12 sau hơn hai năm đã có gần 300 anh em tù chính trị được chôn ở đó.
Gần tết năm 79 tôi chuyển sang đội 17 lâm sản, chuyên đi lấy củi để sử dụng cho bếp trại, thời gian này do áp lực của quốc tế, nên chúng buộc phải cho gia đình đi thăm nuôi, nên sức khỏe của đa số anh em đã dần dần hồi phục. Một số anh em “con bà phước” cũng được anh em đùm bọc, nên cái bóng thần chết đã bị đẩy lùi. Hàng đêm tại các phòng, anh em lại tụ tập quanh ngọn đèn dầu với ấm trà cặm tăm, loại trà thật đặc được pha hoàn toàn bằng búp trà “hai tôm một tép” sao sấy cẩn thận, do anh em đội trà lén mang về. Các tay văn nghệ lại bắt đầu tổ chức ca hát nhạc vàng hàng đêm, khiến tụi cán bộ trại điên đầu, chúng bắt đầu cảm thấy hoang mang vì thấy tù càng bị nhốt lâu lại càng ung dung tự tại, không còn hoang mang lo sợ, lại thêm đám cán bộ nhí bắt đầu bị anh em tù thu phục.
Chúng bắt đầu xin anh em chép và dạy cho chúng hát nhạc vàng, có tên còn xin đồ ăn và thuốc hút. Những buổi lên lớp do tên Trung tá Thùy nói chuyện đã bị anh em phản kháng bằng cách vỗ tay và cười, đã làm cho hắn ngượng ngùng. Chẳng hạn như lúc hắn khoác lác về tên Phạm Tuân đã bay Mig 21 lên, rồi tắt máy phục kích ở trong mây, đợi B52 đến rồi nổ máy tiêu diệt, hay làm phụ lái cho tàu vũ trụ bay lên không gian nghiên cứu bèo hoa dâu để nuôi lợn .v.v. Rồi sang đến cuối năm 80 thì cũng chính tin đồn anh em tù sẽ đi Mỹ, phát ra từ trong đám cán bộ, dân chúng quanh vùng quý tù miền Nam và ghét cán bộ ra mặt. Anh em đã san xẻ thuốc men cho dân ốm đau trong vùng, khi đi lao động ngoài Bến Ngọc. Anh em thường gọi đây là công tác dân sự vụ. Một buổi tối cuối năm, sau khi đã điểm danh vào phòng, anh em đang tụ tập đàn hát như thường lệ, lúc kẻng báo tắt đèn đến giờ ngủ thì tên cán bộ trực tại trại đến cửa phòng nói vọng vào yêu cầu Phan Thanh đội trưởng lâm sản cử 4 người đi “lao động đột xuất”. Thanh, Diệp, Tân và tôi mặc quần áo cho thật ấm và cũng không quên mang theo tấm nylon đề phòng mưa, vì mùa đông miền Bắc thật lạnh, lại thường có mưa phùn. Chúng tôi được lệnh xuống chỗ đội 12 lấy cuốc xẻng và thùng xách nước bỏ lên xe cải tiến đi về phía khu nhà tiếp tân. Tên cán bộ đi theo đưa cho tôi cái đèn bão leo lét. Ngang khu nhà tiếp tân thì đã thấy một thiếu phụ trong bộ đồ tang trắng đang đứng đợi.
Dường như đã được sắp xếp, người thiếu phụ lặng lẽ đi theo, tên cán bộ ra lệnh cho chúng tôi đi ra khu nghĩa địa. Đến nơi, hắn bảo chúng tôi đi tìm mộ của Trần Thiên Thọ Hải. Chúng tôi nhớ ra đại úy Hải chết vào đợt những anh em đầu tiên năm 1977, như vậy là nằm ở sâu trong cùng sát chân đồi. Sau gần 15 phút chúng tôi đã tìm được ngôi mộ của anh với tấm bia chỉ nhỏ bằng tờ giấy học trò ghi lờ mờ, còn nắm đất thì chỉ cao hơn mặt đất chừng một tấc. Chúng tôi được lệnh là đào để bốc cốt cho chị mang về trong Nam. Việc đầu tiên là tìm một ít cành khô để đốt một đống lửa sưởi ấm và lấy ánh sáng, chị bắt đầu lấy ra môt bó nhang đốt lên rồi quỳ xuống vái ba lạy. Cầm nguyên bó nhang chị thổn thức khóc và nằm phủ phục lên ngôi mộ. Dưới ánh lửa tôi thấy thiếu phụ còn rất trẻ chỉ khoảng dưới 30, nét mặt xương xương.
Chúng tôi đứng lặng yên tôn trọng nỗi đau của chị, cho đến khi tên cán bộ yêu cầu chúng tôi “khẩn trương” bắt tay vào việc, vì trời đã lâm râm mưa phùn. Chúng tôi dìu chị đứng dậy sang bên cạnh và bắt đầu đào. Chỉ không đầy 20 phút chúng tôi đã đụng lớp ván đã mục, vì khi tù nhân chết thì chỉ được bỏ vào cái quan tài nhỏ vừa khít người được đóng bằng loại gỗ bạch đàn hay bồ đề, một loại cây được trồng để làm giấy, nên rất nhẹ xốp, được xẻ thành từng thanh và đóng hở như cái vạt giường, nên thấy cả xác nằm bên trong và đám tù hình sự khi đi chôn thì chỉ đào sâu khoảng 4 tấc rồi vùi lấp qua loa. Gỡ lớp ván trên mặt, bên trong là bộ quần áo tù đã rữa nát. Tôi đi xách một thùng nước ở dưới ruộng để rửa cho sạch đất, người thiếu phụ cũng đã lấy ra một cái thau nhựa và đổ vào đó một ít rượu. Chúng tôi cẩn thận nhặt từng cái xương rũ cho bớt đất, rửa cho sạch rồi trao cho chị. Chị cầm từng cái rửa trong rượu, rồi bỏ vào cái bịch nylon hai lớp. Chị đưa cho chúng tôi mỗi người một gói thuốc Tam Đảo rồi vừa làm chị vừa tâm sự:- Giữa năm 79, em có xin phép ra thăm, nhưng khi đến trại thì họ nói là không có anh Hải ở đây, nhưng ít tháng sau thì em được tin anh Hải đã chết từ năm 77, do một chị bạn ra thăm chồng về cho biết.
Như vậy là họ đã dấu nhẹm không báo cho gia đình, mới đây một người mách bảo cho em ra Bộ Nội Vụ ngoài Hà Nội làm đơn xin bốc cốt, sau mấy lần làm đơn cuối cùng họ đã phải cho. Nhưng khi đến đây thì họ chỉ cho làm vào ban đêm và sau khi xong, họ không cho em ở lại nhà tiếp qua đêm với lý do là ô uế. Sau gần một giờ, thấy có thể đã không còn sót cái xương nào, chúng tôi bảo chị để tránh rắc rối chị không nên mặc bộ đồ tang này. Chúng tôi lấy bộ quần áo tang quấn quanh cái bao nylon đựng cốt bỏ vào cái bị cói lớn rồi lấy sợi dây chuối khô khâu miệng lại để không ai nhìn thấy. Trên đường về trại, lúc đến chỗ rẽ, chị lý nhí vừa thổn thức khóc vừa cám ơn rồi dúi vào tay chúng tôi mấy gói thuốc còn lại. Nhìn người thiếu phụ tay xách cái bị cói đựng cốt chồng, lặng lẽ đi trong đêm, trên con đường rừng cô quạnh, khiến chúng tôi vô cùng thương cảm, ngậm ngùi, đứng trông theo. Bỗng sự uất ức trào lên rồi không nén lại được, tôi thốt lên trong kẽ răng:- Đ.M. Chúng mày rồi sẽ phải trả giá cho hành động này!Chúng tôi đi vào theo cửa hông của cổng trại, rồi lặng lẽ đi về phòng. Tên thường trực thi đua đã đứng đợi sẵn để mở cửa.
Đã quá nửa đêm, cái lạnh đã thấm sâu vào người, nằm co quắp dưới lớp chăn mỏng, tôi thầm ái ngại cho số phận của người đàn bà bất hạnh. Chị mang cốt chồng đi giữa đêm trời giá lạnh của vùng rừng núi Việt Bắc, như người vợ, người mẹ Việt Nam đang mang nỗi đau, nỗi bất hạnh của cả một dân tộc đi trong đêm tối bão bùng.
Tuesday, August 18, 2009
Nha Kỹ Thuật / Trung Tá Nguyễn Văn Vinh
Lời Tòa Soạn: VNCH đã giữ vững được cuộc sống tự do trong suốt 21 năm ngắn ngủi nhưng đầy gian truân, máu và nước mắt, đầy sự hy sinh của biết bao nhiêu người.
Trong số những sự hy sinh đó, phải nói tới sự hy sinh của người lính Biệt Kích Dù hoạt động tại Bắc Việt. Số phận của họ rất bi thảm khi bị kẹt tại Bắc Việt. Bảng tổng kết sơ khởi cho biết trong số những Biệt Kích Dù được thả ra miền Bắc có 7 người đã bị CS tuyên án tử hình và đã bị hành quyết, 9 người tử trận, 21 người chết trong các trại tù khổ sai miền Bắc, 7 người chết sau khi được thả về, 2 người mất tích khi thi hành nhiệm vụ, 11 người bị chỉ định phải định cư tại các nông trường hay hợp tác xã miền Bắc. Đa số những người còn lại đều bị tra tấn dã man và bị bắt lao động khổ sai trong những trại tù khắc nghiệt nhất. Tại sao hầu hết các biệt kích thả xuống miền Bắc đã bị CS bắt?
Bài viết sau đây là của Trung tá Nguyễn Văn Vinh, người trực tiếp phụ trách các toán Biệt Kích Dù được thả xuống Bắc Việt, sẽ cho chúng ta biết những nét đại cương về tổ chức các đơn vị Biệt Kích, các hoạt động của họ và cách thức điều hành của cơ quan tình báo Hoa Kỳ.
* * * * *
Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt
Ít ai biết đến các tên P45, Sở Bắc hay Sở Khai Thác, tiền thân của Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưụ Đó là những bí danh của một cơ quan tình báo chiến lược, được thành lập từ cuối năm 1958, đặt trực thuộc Phủ Tổng Thống và nằm trong mạng lưới chỉ huy của Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt VNCH. Cơ quan này được Hoa Kỳ yễm trợ cả về tài chánh lẫn các phương tiện cần thiết để thực hiện cuộc chiến tranh không quy ước chống miền Bắc CS.
Sau Hiệp dịnh đình chiến Geneva, vĩ tuyến 17 được chọn làm vùng phi quân sự và sông Bến Hải là biên giới thiên nhiên, ngăn cách 2 miền Nam Tự Do và Bắc CS. Quân đội viễn chinh Pháp, dưới áp lực của Hoa Kỳ, đã phải kéo cờ tam tài xuống khỏi dinh Norodom, nhường chỗ cho quốc kỳ VN tung bay tại dinh Độc lập vừa được đổi tên và đổi chủ. Để đáp lại, quân đội Pháp đã không nương tay, xóa sạch mạng lưới tình báo mà họ đã khổ công gầy dựng trong nhiều năm tại miền Bắc. Đây là một sự thiệt hại khá lớn cho ngành tình báo non trẻ của miền Nam. Trong khi đó, CS đã để lại tại miền Nam vô số cơ sở tình báo mà họ đã gầy dựng trong suốt thời kỳ chống Pháp, trong đó phải kể đến các thân nhân của các cán bộ và bộ đội tập kết. Thêm vào đó, các khuyết điểm to lớn chồng chất của 2 chế độ lỗi thời Thực dân dân và Phong kiến đã làm mồi nuôi dưỡng các phong trào chống đối trong nội bộ miền Nam, rất thuận lợi cho các cán bộ CS nằm vùng khai thác.
Dù vậy, ngành tình báo miền Nam, tuy phải xây dựng trễ và phải đặt nền móng từ đầu, nhưng lại được hưởng ứng nồng nhiệt vì đa số người Việt thời ấy, nhất là đồng bào di cư, các bộ lạc dân tộc thiểu số, các đảng phái chính trị và tín đồ các tôn giáo, đã thấy rõ bộ mặt gian dối của CS. Có người đã chứng kiến những vụ tàn sát hay đấu tô dã man các thành phần quốc gia yêu nước nhưng bất đồng chính kiến với CS và có khi họ chính là thân nhân của các nạn nhân đó. Ngoài ra, những tài liệu sống động như cuốn phim Chúng Tôi Muốn Sống đã gây được một ấn tượng ghê tởm CS trong mọi tầng lớp nhân dân miền Nam.
Nắm được các yếu tố thuận lợi trên đây, Sở Bắc đã gấp rút gửi nhân viên đến các trại định cư, liên lạc với các vị lãnh dạo tinh thần cũng như các bộ lạc dân tộc thiểu số, chiêu mộ các thanh niên nhiệt tình yêu nước còn thân nhân ở tại miền Bắc, để cấp tốc đưa về huấn luyện và tạo vỏ bọc thuận lợi, đưa họ về quê quán hoạt động.
Từ những năm đầu tiên đến năm 1966, các toán xâm nhập miền Bắc thường xử dụng một trong những phương cách sau đây:
- Nhảy dù đêm vào vùng mục tiêu.
- Xâm nhập đường biển bằng thuyền mẹ, và từ đó xử dụng thuyền con bơi vào vùng công tác.
- Xâm nhập vào vùng phi quân sự, vượt sông Bến Hải và lén lút đi bộ vào điểm công tác, móc nối với thân nhân đã nằm vùng, hoặc giới chức được tín nhiệm tại địa phương. Trường hợp sau này thường phải xử dụng “bona fides” để nhận nhau.
- Cử chuyên viên phục vụ tại Tòa Đại sứ của một vài nước thứ 3 như Lào, Cam-bốt, Pháp, Thái Lan hay Hong Kong...rồi từ đó tuyển mộ và huấn luyện các công tác viên có khả năng, và tạo cho họ cái vỏ bọc thích hợp cũng như giấy tờ hợp lệ để họ dễ dàng xâm nhập vào miền Bắc hoạt động. Phương pháp này đã được điều nghiên tỉ mỉ, nhưng vì quá tốn kém nên chỉ được thực hiện từng giai đoạn.
Tuy có nhiều hình thức xâm nhập khác nhau như vừa trình bày trên, nhưng trong bài này, tôi (Trung tá Nguyễn Văn Vinh) chỉ xin đề cập đến những toán Biệt Kích xâm nhập miền Bắc bằng đường hàng không mà thôi, vì đây la phần việc mà chính tôi đã đảm nhận trong nhiều năm tại cơ quan tình báo chiến lược này.
Những chuyến bay đêm
Các toán Biệt Kích Dù thường được thả xuống miền Bắc vào những đêm trăng. Mùa trăng thuận lợi cho công tác này bắt đầu từ ngày mồng 10 - 20 âm lịch hằng tháng. Giờ giấc được chọn tùy thuộc vào điều kiện an ninh và thời tiết tại vùng công tác. Để có đủ phương tiện đối phó với các bất trắc có thể xảy ra khi toán chạm đất, các nhân viên Biệt Kích Dù phải mang theo các trang bị cá nhân khá nặng nề. Ngoài súng tiểu liên Swedish K. của Thụy Điển hoặc Sten của Anh hay Uzi của Do Thái có trang bị ống giảm thanh và 3 đơn vị hỏa lực, họ còn phải đèo thêm các dụng cụ khác trên 20 món, nào bidon nước, bản đồ vùng mục tiêu, địa bàn, lựu đạn, 3 ngày lương khô, đèn bấm, pamean, dao găm, túi cứu thương cá nhân, cà mèn, pháo hiệu (pen flare), đồng hồ đeo tay, radio, v.v...
Các dụng cụ này thường được mua ở các nước thứ 3 và không một trang cụ nào được mang nhãn hiệu Hoa Kỳ hay miền Nam VN. Các đồ trang bị tập thể nhưng dụng cụ phá hoại, đồ cứu thương, lương thực dự trữ dùng cho 3 tháng, v.v...đều được đóng thành kiện. Máy truyền tin dự trữ và máy beacon là máy phát tín hiệu có tầng số nhất định, được đặt tại kiện hàng só 1. Các toán viên khi nhảy dù xâm nhập vào đêm, chiếc dù có thể bị ảnh hưởng của gió, bạt ra xa cách bãi thả 1-2 km. Nhưng nhờ các radio cá nhân, họ có thể dễ dàng bắt tín hiệu từ máy beacon phát ra, để đi về hướng tập trung.
Thông thường, các nhân viên quê quán vùng vào được thả về mục tiêu vùng đó. Để đảm bảo an ninh cho công tác, mục tiêu và nhiệm vụ của toán chỉ được thuyết trình vào giờ chót, trước khi lên máy baỵ Các chuyến xuất phát trong những năm đầu đến năm 1964, chính cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ đã yểm trợ cho các chuyến bay bí mật này và lộ trình duy nhất được xử dụng là Tân Sơn Nhất - Đà Nẵng - Vùng mục tiêu.
Tại Đà Nẵng, đợi lúc trời tối, phi cơ cỡi bỏ hết mọi huy hiệu trước khi khởi hành xâm nhập vào vùng hành quân. Phi cơ được xử dụng là loại DC7 hoặc DC6. Phi hành đoàn thường là người Trung Hoạ Tuy nhiên, cũng có lúc phi hành đoàn là người VN, được tuyển chọn trong số sĩ quan có khả năng và được tín nhiệm nhất của Không Quân Việt Nam. Phó TT Nguyễn Cao Kỳ hồi còn mang lon Đại úy, đã nhiều lần làm phi công chính thức cho các phi vụ đặc biệt này. Đến cuối năm 1966, Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ rút vào bóng tối, nhường chỗ cho MAC-SOG, một cơ quan tình báo quân sự, thay thế yểm trợ cho Nha Kỹ Thuật.
Khi cường độ chiến tranh VN đi đến giai đoạn khốc liệt nhất thì nhu cầu tin tức gia tăng cao, do đó số toán Biệt Kích Dù hoạt động phải được tăng cường nhiều hơn. Các phương tiện xâm nhập cũ được thay thế bằng C123 hoặc C130 và nơi phát xuất được chuyển sang Nakor-Phanum, một sân bay nằm sát biên giới Thái-Lào hoặc sân bay don nằm ở phía Đông -Bắc Thái Lan. Từ các nơi đó các toán Biệt Kích Dù được chuyển qua trực thăng CH3 để bay băng qua lãnh thổ Lào, tiến về vùng mục tiêu nằm trên ranh giới Lào-Việt. Cũng có lúc mục tiêu được lựa chọn nằm sâu trong nội địa Bắc Viêt.
Trực thăng là phương tiện xâm nhập vừa rẻ tiên vừa tiện lợi nhưng lại là phương tiện kém an toàn nhất, vì tiếng động cơ quá lớn, địch dễ phát hiện. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân thất bại của công tác Biệt kích tại miền Bắc? Vấn đề này đã được phía VN quan tâm và nêu lên nhiều lần trong các phiên họp Việt-Mỹ, nhưng phía đối nhiệm không quan tâm.
Số phận những con chim lạc loài
Đến cuối năm 1968, trong số gần 40 toán được cho xâm nhập bằng đường hàng không và đường bộ để hoạt động dài hạn, chỉ con có 5 toán là còn giữ được liên lạc với Trung ương, đó là các toán Tourbillon (1962), AreÀs (1962), Remus (1963), Easy (1963) và Eagle (1963). Theo đánh giá chung của các chuyên viên hữu trách Việt - Mỹ. thì cả 5 toán này hình như đã bị địch kiểm soát, nhưng cá nhân tôi vẫn còn tin tưởng một toán, đó là toán Ares. Sự tin tưởng này có thể đúng vì lý do sau đây:
Vào những năm đầu ở trại cải tạo, tôi thường bị cán bộ, không biết thuộc cơ quan nào và cấp nào, đã thay nhau thẩm vấn tôi về các toán Biệt Kích. một trong những lần thẩm vấn ấy, tôi bị 3 tên cùng một lúc thay nhau hạch hỏi suốt buổi sáng, khiến tôi không còn sức chịu đựng, tôi đã bị gục ngã vì tức giận và xây xẩm. Họ cho người dẫn tôi về phòng, nhưng 2 giờ sau lại kéo tôi lên tiếp tục thẩm vấn. Họ dùng đủ trò ma giáo “hỉ, nộ, ái, ố”,...lúc thì mời tôi hút thuốc lá “có cán” (tức loại thuốc có đầu lọc, một loại thuốc cao cấp vào thời ấy), lúc lại đập bàn quát mắng, khinh bĩ. Họ chưa bao giờ đánh đập tôi lúc thẩm vấn, nhưng họ đã dùng những lời rất cộc cằn và thô lổ để áp đảo tinh thần tôi.
Một điều làm tôi quan tâm hơn cả là họ hỏi tôi rất nhiều về toán Ares, như trưởng toán tên gì, quê quán ở đâu, tuổi tác độ bao nhiêu, dáng điệu bên ngoài như thế nào, có những đặc điểm gì, những liên hệ gia đình, địa chỉ của các người thân lúc ở miền Nam, v.v... Tôi thầm nghĩ nếu Ares đã thật sự nằm trong tay họ thì mắc mớ gì họ phải hỏi tôi những chuyện thừa thải ấy. Tôi có lý do để không trả lời họ, vì Ares đã xuất phát năm 1962, trước khi tôi được thuyên chuyển về Sở Bắc. Tuy nhiên, hôm nay tôi xin nói ra đây những gì tôi có thể nói ra được. Một vài chi tiết khác tôi thấy chưa thể tiết lộ lúc này vì có thể phương hại đến sự an toàn của toán đó, nếu quả thật toán đó đến nay vẫn còn dấu được tung tích.
Ares hay Hạ Long có tên thật là..., một cán bộ trung cấp và là đảng viên CS bị khai trừ vì bất mãn. Anh đã theo đoàn người di cư vào Nam năm...và được một giới chức miền Nam báo cáo lên ông Ngô Đình Nhu, Tổng Thống Diệm và ông Nhu đã lưu tâm và giúp đỡ cho người này. Sau dó, Sở Bắc đã cử người đến tiếp xúc thuyết phục và bố trí cho anh trở về Bắc hoạt động. Anh đã đồng ý và đã được đưa xâm nhập vào Vịnh Hạ Long năm 1962, rồi từ đó tiến dần về cảng Hải Phòng và nhà máy điện Uông Bí. Đây là 2 mục tiêu mà anh có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo mọi sinh hoạt. AreÀs tỏ ra rất tích cực trong mọi nhiệm vụ giao phó, và điều rất kỳ lạ là anh đã mộ mến Tổng Thống Ngô Đình Diệm một cách khác thường. Hàng năm, trước ngày Song Thất hoặc 26/10, anh đều có đánh điện chúc mừng TT Diệm và nguyện trung thành phục vụ tổ quốc. Khi nghe tin TT Diệm bị giết qua đài phát thanh, anh rất thắc mắc và sau khi được Trung ương xác nhận, anh đã tỏ ra chán nản tột độ. Dù vậy, anh vẫn thi hành mọi công tác giao phó một cách chu đáo. Những chuyến tàu cập bến Hải Phòng, nhất là các tàu chở vũ khí hay quân dụng, đã được anh theo dõi và báo cáo khá chi tiết. Ngoài nhiệm vụ trên, anh còn báo cáo kết quả oanh tạc của một số mục tiêu khác nhau như cầu Hàm Rồng và nhà máy điện Uông Bí ở quanh vùng Hải Phòng.
Để giúp anh thi hành nhiệm vụ trong thời gian anh bị bị bịnh sốt rét, Trung ương đã chấp thuận đề nghị của anh, tuyển mộ thêm người em ruột và một hai người khác trong họ hàng, để phụ anh thực hiện quan sát các mục tiêu ở xạ Trong những năm 1966, 1967 và 1968, bệnh sốt rét của anh trở nên trầm trọng, nhưng Trung ương không tiếp tế cho anh được vì địa điểm nhận tiếp tế của anh nằm trong Vịnh Hạ Long đã bị lộ. Thêm vào đó, vùng biển Hải Phòng bị Mỹ gài mìn khiến mọi cố gắng tiếp tế bằng thuyền cho anh đều không thể thực hiện được.
Khoảng giữa năm 1968, do lời yêu cầu của phía VN, Hoa Kỳ đã tìm được kế hoạch tiếp tế cho AreÀs. Trung ương báo ngay cho ahn tọa độ một số bãi thả tiếp tế và yêu cầu toán đến tận nơi nghiên cứu và báo ngay địa điểm ưu tiên được chọn. Sau khi nhận phúc đáp, Trung ương đã hướng dẫn các chi tiết mà toán phải thi hành để có thể nhận tiếp tế đúng như dự liệu. Đến ngày N, giờ G, một đoàn phản lực đã xuất hiện bắn phá một số mục tiêu ở Hải Phòng, cùng lúc đó một phản lực cơ khác đã bắn một thùng “container” đựng hàng tiếp tế xuống thửa ruộng đã ấn định và được AreÀs đánh dấu bằng 2 cụm khói trắng như đã chỉ thị. Cách tiếp tế này đã được thực tập 2 lần tại trại Long Thành và cả 2 lần đều đem lại kết quả mong muốn. Trong container đựng hàng tiếp tế, ngoài lương thực, thuốc men, áo quần còn có 10 khâu vàng để toán trao đổi thực phẩm hoặc thuốc men mỗi khi cần đến. Ngoài các vật dụng trên, còn có 4 lá thơ, trong đó có một lá thơ thăm hỏi của Trưởng công tác, còn 3 lá thơ khác được dán bì kín. Toán được chỉ thị dán tem vào và tuần tự gởi đến một địa chỉ trung gian tại Thái Lan. Mỗi thơ đều có dấu hiệu riêng mà toán không được biết lý do.
Chỉ trong một thời gian ngắn, 2 thơ có nội dung thường đã đến tay người nhận, thơ còn nguyên si không bị mở, nhưng thơ thứ 3 có “gài” một tài liệu bí mật giả tạo lại không đến tay người nhận. 2 tháng sau, khi dược Trung ương hỏi về lá thơ này thì toán cho biết, trên đường di tới bưu điện, bị còi báo động, đương sự phải chạy tìm hầm trú ẩn, không may đánh rơi lá thơ xuống vũng bùn nên đương sự đã không gửi. Lý do này đã khiến bạn đồng minh Hoa Kỳ nghi ngờ lòng trung thành của Ares
Nhiệm vụ mới
Đến năm 1968, sau đợt tấn công của địch vào dịp Tết Mậu Thân, Nha Kỹ Thuật phải lãnh nhận thêm rất nhiều công tác ngoại biên với những toán mới được thành lập : - Các toán STRATA là những toán quân nhân được huấn luyện thuần thục để thi hành những công tác đột kích hay phá hoại các căn cứ địch nằm trên lãnh thổ Bắc Việt. - Các toán PICK-HILL là những toán người Miên gốc Việt hoạt động trong lãnh thổ Cam-bốt, có nhiệm vụ quan sát và phá hoại các căn cứ địa của VC nằm trên lãnh thổ nước láng giềng Cam-bốt. - Các toán EARTH-ANGEL, còn được gọi là Đề Thám, là những toán được thành lập với thành phần tù binh bộ đội Bắc Việt hồi chánh. Các toán này hoạt động rất đắc lực, được trang bị như bộ đội chánh quy miền Bắc. Nhờ đó họ len lỏi vào vùng địch khá dễ dàng và đã nhiều phen lập được nhiều thành tích đáng kể. Một số toán viên sau dó đã gia nhập Quân đội VNCH. - Các toán SINGLETON hoạt động riêng biệt từng cá nhân. Họ là những Việt kiều từng sống nhiều năm tại Cam-bốt, được móc nối trở lại hoạt dộng nằm vùng tại Mimote, Krek, Sihanoukville, Kratié, Ba Thu, v.v... Đây là những nơi địch đặt căn cứ quân sự và hoạt động rất mạnh. Các nhân viên này có nhiệm vụ theo dõi, báo cáo hoạt động địch và hướng dẫn phi cơ oanh tạc lúc cần thiết.
Ngoài các toán hoạt động như trên, còn có chương trình công tác lừa địch và ly gián địch, được gọi là chương trình Borden, mà toán viên là những tù binh bộ đội Bắc Việt cứng đầu. Họ được học nhảy dù vài hôm trước khi được trang bị như một toán viên rất trung thành của miền Nam : một bản đồ, lệnh hành quân, thơ giới thiệu, v.v... Các thứ này được dấu kín trong áo nhảy và chỉ được trao cho toán viên tù binh cứng đầu mặc vào trước khi được thả dù xuống vùng địch chiếm đóng.
Các chương trình mới này đã đem lại những kết quả hết sức khích lệ, nên phía Hoa Kỳ đã yêu cầu phía VN chấm dứt liên lạc với 5 toán còn lại ở miền Bắc, bằng cách ra lệnh cho các toán ấy tìm cách xâm nhập qua Lào, trinh diện với bộ đội Vang Pao hoặc rút về miền Nam... Tuy nhiên, nhiều tháng sau khi lệnh được ban hành, không một toán nào xuất hiện.
Hướng về những người anh em kiêu hùng
Các Biệt Kích Dù bị CS bắt đã phải chịu đủ thứ cực hình. Tuy vậy, họ vẫn giữ vững tinh thần quốc gia và đồng đội. Thái độ cương quyết của họ đã phải làm các cán bộ CS khâm phục và gọi họ là những người “không cải tạo được”. Mãi đến một thời gian lâu sau khi VNCH bị chiếm đóng, CS mới tuần tự tạm trả tự do cho các tù nhân Biệt Kích. Người được trả sớm nhất đã phải ở tù suốt 15 năm và người lâu nhất trên 20 năm. Khi họ trở về, chúng ta đã biết thêm được nhiều chuyện đã xảy ra khi họ công tác tại Bắc Việt. Tuy nhiên, vẫn còn một số toán bặt tin, trong đó có toán VOI do anh Trần Hiếu Hòa làm trưởng toán cùng với 4 toán viên. Toán AreÀs mà tôi đã đề cập ở trên và một vài toán khác nữa, cũng đang nằm trong danh sách những toán mất tích này. Phải chăng họ đã bị thủ tiêu hay đã hy sinh trên đường thi hành nhiệm vụ. “Hy sinh trong bóng tối, tất cả vì Tổ quốc”, đó là phương châm hành động mà mọi Biệt Kích đã chấp nhận khi gia nhập vào binh chủng này.
Tôi còn nhớ năm 1970, các sĩ quan trong Bộ chỉ huy Nha Kỹ Thuật đã được xem một cuốn phim mà một đơn vị VNCH vừa tịch thu được của bô đội Bắc Việt khi tấn công vào một căn cứ địch ở Mimot, Cam-bốt. Cuốn phim ghi lại phiên tòa xét xử một toán Biệt Kích mang tên toán Jackson, hoạt dộng tại vùng Nghệ Tĩnh. Bản cáo trạng rất dài, luận tội rất nặng “nào là tay sai đế quốc Mỹ, tay sai Ngô Đình Diệm, nào là xúi dục nhân dân lật đổ chính quyền và phá hoại tài sản nhân dân, v.v...
Toán Jackson đã bị bắt toàn bộ với tất cả vũ khí và chất nổ khi toán phá chiếc cầu thứ 2 tại Cửa Lò. Hầu hết toán viên đã lãnh án tử hình, chỉ 1-2 người lãnh án chung thân. Điều làm anh em chúng tôi xúc động và hãnh diện, là được chứng kiến thái độ hiên ngang và bình tĩnh của các toán viên khi bản án tử hình được tuyên đọc. Theo lời một nhân chứng quê ở Thọ Ninh, bà con với một toán viên cho biết, 6 người lãnh bản án tử hình đã bị bắn ngay sau đó, và lời nói cuối cùng của họ là : Việt Nam Cộng Hòa muôn năm! Tổng Thống Ngô Đình Diệm muôn năm!
Anh em chúng tôi là nững người đã đi qua nhiều trại cải tạo ở miền Bắc và đã được nghe nói rất nhiều về những việc làm đáng phục của anh em Biệt Kích. Trong số đó có các vị linh mục, đại đức tuyên úy, các bạn bè của tôi đã sống chung trại với các anh ấy. Ngoài ra, các tù hình sự miền Băc mà đa số chúng tôi thường gọi họ bằng danh từ “bọn hình sự”, vì phần đông họ thuộc thành phần bất hão, trộm cướp, đâm chém, giết người...khi được hỏi về anh em Biệt Kích thì họ tỏ vẻ rất khâm phục. Họ nói với tôi :”Các anh Bê Ka là những người rất hào hùng, cán bộ trại cũng phải nể, các anh ấy rất kỹ luật và đoàn kết với nhau, họ thương nhau và giúp đỡ nhau. Khi một người bị biệt giam được thả hay bị ốm, là các anh khác tìm cách giúp đỡ. Dù ai cũng đói, nhưng họ nhịn bớt phần ăn để bồi dưỡng cho anh em bị bệnh hay bị ốm. Đã có những anh Bê Ka cướp súng bắn cán bộ rồi chạy thoát, có nơi các anh toàn bộ đứng lên làm reo tuyệt thực không đi lao động, nhưng cán bộ trại cũng đành phải làm ngơ...”
Riêng cá nhân tôi, trong 13 năm cải tạo, đã không may mắn gặp lại các anh em Biệt Kích, nhưng tôi không bao giờ quên những con người hào hùng cùng chung lý tưởng đã cùng chung sống với nhau trong tình huynh đệ chân thành. Tôi là người đã từng sống chung với họ ở trại huấn luyện Long Thành và lúc họ lên đường đi công tác., tôi đã tiễn chân hoặc nhiều khi đã cùng vói họ bay vào vùng mục tiêu xâm nhập, đưa tay vẩy chào họ khi họ rời máy bay... Những kỷ niệm đó khó quên được.
Những kỷ niệm khó quên
Tôi nhớ lại năm xưa, có lần trước ngày lên đường công tác, tôi lái xe đưa một nhân viên của tôi đến thăm lần cuối người bạn gái, hay nói đúng hơn, một người yêu, có nhà ở hẽm xứ Bùi Phát, trên đường Trương Minh Giảng, nay đổi tên là Lê Văn Sỹ. Đến nơi, người thanh niên ấy vội vã bước xuống xe như muốn tận dụng những giây phút ngắn ngủi và quý báu còn lại... Khoảng 10 phút sau, anh trở ra với người bạn gái đi theo tiễn chân, trên tay anh còn mang một gói quà nhỏ mà tôi đoán chắc đó là quà kỷ niệm của người yêụ Họ nhìn nhau, mắt đẫm lệ, và tôi chỉ biết im lặng cảm thông nỗi buồn chan chứa đang xâm chiếm 2 tâm hồn... Xe chạy được một quãng đường, người thanh niên ấy quay nhìn tôi, vừa nói vừa mở món quà :”Đây, anh xem, quà cô ấy tặng em”. Tôi liếc nhìn, thấy một nắm tóc thề được gói trong một chiếc áo lót. Cả hai chúng tôi đều im lặng trên đường về trại.
Lần khác, một nhân viên của tôi cũng sắp lên đường, anh đến gặp tôi và trao cho tôi một chồng thơ khá dày đã đề bì sẵn và nói :”Anh Dũng, anh biết em là con một, em đi nhưng em đã không dám nói thật với mẹ em. Vì vậy, em nhờ anh mỗi tháng đến thăm mẹ em và trao cho em. em một bức thơ này, nói là em đang đi học ở ngoại quốc gửi về để mẹ em yên tâm”.
Tôi xúc động nhìn người thanh niên ấy với tất cả lòng yêu thương và mến phục. Tôi đã nhận thơ anh giao và hàng tháng, tôi đã đến thăm mẹ em và trao cho bà quả phụ ấy bức thư của con bà... Nhưng đau đớn thay, lá thơ cuối cùng của anh đã được trao mà “khóa học” của anh vẫn chưa mãn.
Hai nhân viên Biệt Kích mà tôi vừa kể trên đây, cả 2 đều trở về từ cõi chết, sau gần 20 năm sống trong lao tù CS, một anh hiện đang sống ở Cali, đó là anh Lâm, em ruột của anh Nguyễn Ngọc Trâm, còn người kia, trước ngày tôi rời Saigon, anh ấy đang vất vã hành nghề thợ mộc ngoài Vũng Tàu. Hy vọng một ngày không xa, anh Độ cũng như bao nhiêu anh hùng Biệt Kích khác còn ở VN sẽ được đoàn tụ với chúng ta tại quê hương thứ hai này.
Trung Tá Nguyễn Văn Vinh
Monday, August 17, 2009
10B72 Hội Ngộ Hè 2008
Wednesday, August 12, 2009
Kế-hoạch 37 (Oplan 37) Biệt-hải.
Bắt đầu từ những tháng đầu năm 1961, cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) điều khiển những trận tấn công bất ngờ, phá hoại căn cứ quân sự dọc theo bờ biển miền Bắc. Các cuộc đột kích kể trên do những toán Biệt Hải đảm trách (Marops). Ðến mùa thu năm 1962, sau khi đã đọc bản báo cáo kết qủa về những cuộc hành quân trên. Ðô Ðốc Harry Felt hết ý-kiến, cơ-quan CIA có-lẽ đã hết trò chơi... các cuộc hành quân biệt-hải không gây thiệt hại nào đáng kể cho chính quyền miền Bắc. Vị tư-lệnh Lực-Lượng Hoa- Kỳ trong vùng Thái-Bình- Dương hiểu biết về vấn đề hành quân biển hơn ai hết.
Những toán biệt-hải do cơ quan CIA tuyển mộ xử dụng những chiếc tầu nhỏ mong manh, trang bị hỏa lực yếu kém. Ngay cả việc lái chiếc tầu nhỏ đến mục tiêu đã là một vấn đề khó khăn. Thực ra, trùm Xiạ (CIA) Bill Colby, người chịu trách nhiệm chỉ làm theo lệnh của Washington. Ðến tháng Bẩy 1962, vị tư lệnh hành-quân biển, Ðô-Ðốc George Anderson được mời tham gia tổ chức những trận đột kích quấy rối bờ biển miền Bắc. Kế hoạch này nhằm mục đích làm cho Bắc Việt không còn đủ sức yểm trợ cho quân Việt-Cộng trong miền Nam.
Người trực tiếp chịu trách nhiệm cho kế hoạch này la xịa (CIA) Tucker Gougelmann. Ông ta lập căn cứ nơi Ðà-Nẵng trong name 1961 và bắt đầu đưa những toán biệt hải ra ngoài Bắc. Kế hoạch hành quân biển (Marop) do cơ quan CIA điều khiển chỉ có tầm hoạt động giới hạn. Nhiệm vụ chính là lấy tin tức, dò-thám bờ biển miền Bắc. Theo những tài liệu đã hết thời gian bảo mật, giai đoạn đầu trong kế hoạch rất lặng-lẽ, tránh đụng độ với Hải-Quân Bắc Việt. Năm 1962, Gougelmann đưọc lệnh của Washington bắt đầu những trận đột kích phá hoại để trả đủa cho những hoạt động gia tăng của quân đội Bắc-Việt, và cũng để xây đựng những ổ kháng chiến nơi miền Bắc trong tương lai.
Tổng-Thống Kenedy thúc nay cơ-quan CIA gia tăng những hoạt động bí mật ra ngoài miền Bắc Việt-Nam. Ðơn-vị Biệt-Hải dưới quyền Gougelmann xử dụng loại thuyền máy cũ-kỹ đóng ở trong miền Nam cho các trận đột kích. Ðiều này làm Ðô Ðốc Felt không đồng ý, thuyền máy đã cũ không thể dùng để tấn công bất ngờ. Loại hành quân này cần tốc độ và bí mật. Khi Washington ra lệnh gia tăng các cuộc hành quân biệt hải, Hải-Quân Hoa-Kỳ được lệnh yểm trợ, cung cấp đồ trang bị cho cơ quan CIA để cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ.
Tháng Tám 1962, Tướng Harkins tư-lệnh Bộ Chỉ-Huy Quân-Viện dự trù xử dụng loại tầu Torpedo (phóng thủy lôi) được căn cứ tiếp vận hải quân ở Ðà-Nẵng yểm trợ cho những hành quân biệt hải ra ngoài Bắc. Kế hoạch này được chính quyền Kenedy chấp thuận vào cuối tháng chín. Hải-Quân Hoa-Kỳ bắt đầu cứu xét, tìm loại tầu thích hợp cho các hành quân biệt-hải. Tháng Mười, phụ-tá Tổng- Trưởng Quốc-Phòng Hoa-Kỳ Roswell Gilpatric ra lệnh cho Ðô-Ðốc Anderson giao hai loại Topedo đóng từ năm 1950 PT-810, PT-811 cho cơ-quan CIA.
Hai loại này trang bị hai đại bác 40 ly, hai đại bác 20 ly, và được đặt tên mới là PTF-1, PTF-2 (Tầu tuần tiễu nhanh - Patrol Type Fast).. Ðầu năm 1963, Hải-Quân Hoa-Kỳ mua hai loại tầu Nasty (PTF-3, PTF-4) của Hải-Quân Na-Uy, loại này chạy rất nhanh và tránh được radar. Mặc dầu chuyện bí mật, Ðô-Ðốc Anderson gửi hai loại tầu Nasty đến Washington biểu diễn hành quân và yểm trợ đổ bộ. Cuộc biểu diễn trên sông Potomac do các toán biệt kích Người-Nhái SEAL, cũng mới thành lập đảm trách. Cơ quan CIA nhận được những chiếc tầu Nasty trong những tháng cuối năm 1963. Ðể lái loại tầu này xâm nhập hải-phận Bắc Việt-Nam, cơ quan CIA tuyển mộ lính đánh thuê người Na-Uy và Ðức. Trợ lức cho cơ-quan CIA, Hải- Quân Hoa-Kỳ cho mượn đơn vị SEAl để huấn luyện biệt kích quân Việt-Nam về hành quân phá hoại và cung cấp đồ tiếp vận cũng như bảo trì các loại tầu PTF.
Trong khi chương trình đang tiếp diễn, Tổng Thống Kenedy ra lệnh xúc tiến kế hoạch Ðổi-Lui (Switch Back). Tất cả các hoạt động của cơ quan CIA nơi miền Bắc Việt Nam được bàn giao cho Ngũ- Giác-Ðài, Bộ Tổng-Tham- Mưu Quân-Lực Hoa-Kỳ, kể cả chương trình Hành-Quân Biệt-Hải. Mới đầu nằm trong kế-hoạch 34-A, một bộ phận trong Ðoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát (SOG). Ðầu name 1964 đơn vị SOG thành lập Ban Cố-Vấn Hải-Quân, danh xưng cho kế-hoạch 37 ở Ðà- Nẵng. Ban Cố-Vấn Hải-Quân thực sự làm việc từ đầu tháng Giêng năm 1964, nhiệm vụ bao gồm các hành quân biệt hải bí mật. Năm sau, một văn phòng liên lạc được thành lập trong đơn vị SOG trông coi kế hoạch 31 (OP-31) văn phòng này lo về nhân viên, Ban Cố- Vấn Hải-Quân (NAD) là cánh tay hành động. Nằm dưới quyền chỉ huy của SOG. Tìm một sĩ-quan hải-quân cấp bậc đại-tá trong Quân-Lực Hoa- Kỳ không khó, tuy nhiên viên sĩ quan này phải rành về Chiến-Tranh Ngoại-Lệ mới có thể làm việc cho đơn vị SOG. Kết qủa là Ban Cố-Vấn Hải-Quân thay cấp chỉ huy liên tục, Vị chỉ huy đầu tiên là Jack Owens được một năm, Ðại-Tá Bob Fay lên thay. Không như sĩ-quan hải-quân thuần túy Owens, Fay xuất thân từ đơn vị Người Nhái.
Ngày 28 tháng Mười năm 1965, chiếc xe Jeep chở ông ta trúng đạn pháo kích của Việt- Cộng và là sĩ quan Hoa-Kỳ đầu tiên trong đơn vị biệt-hải tử trận trên chiến trường Việt- Nam. Ðại-Tá Fay mới chỉ huy NAD được sáu tháng, những cấp chỉ huy kế tiếp cũng không rành về chiến tranh ngoại lệ, họ đều mang cấp bậc Hải-Quân Ðại-Tá. Sau Fay, NAD được chỉ huy bới các vị sĩ quan William Hawkins, Willard Olson, Robert Terry và Norman Olson. Kế-Hoạch 37 do NAD đảm trách được giao cho trách nhiệm tấn công, phá hoại những mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc.
Vùng hoạt động từ vĩ-tuyến 17 ra đến vĩtuyến 21, và trong vòng 30 dặm dọc theo bờ biển, Theo lệnh hành-quân, khu vực hoạt động của các toán biệt hải nằm dưới hải cảng Hải- Phòng. Sáu loại nhiệm vụ được giao phó, 'Ngăn chận và quấy phá' bao gồm ngăn chận, bắt tù-binh, thẩm vấn, tiêu-hủy v.v... tất cả các loại tầu võ trang, tiếp vận của miền Bắc.
Phá hoại đường tiếp vận biển, tiếp tế cho Việt- Cộng trong miền Nam. Bắn phá các mục tiêu dọc theo bờ biển. Ðột kích lên bờ, tấn công các căn cứ quân, dân sự.
Thả biệt-kích, điệp viên xâm nhập miền Bắc. Tâm-lý chiến, thả truyền đơn, radio, qùa tặng cho nhân dân miền Bắc. Mặc dầu đơn vị SOG tài trợ, huấn luyện, tất cả những cuộc hành quân biệt hải, vượt tuyến đều do biệt-kích, người nhái Việt Nam đảm trách. Trong năm 1964, Ban Cố- Vấn Hải-Quân (NAD) gồm bẩy ban, những ban quan trọng lo việc huấn luyện thủy thủ đoàn lái tầu Nasty, và các toán biệt-hải. Kế hoạch 37 phối hợp giữa đơn vị SOG và Nha Kỹ-Thuật QL/VNCH. NAD soạn thảo kế hoạch hành quân, huấn luyện thủy thủ, biệt-kích và tài trợ cho kế hoạch.
Sở Phòng-Vệ Duyên- Hải trực thuộc Nha Kỹ-Thuật lo những vấn đề yểm trợ khác, sở này có năm toán 15 quân nhân biệt-hải, mười toán nhân viên thủy thủ đoàn lái tầu Nasty và toán bảo trì. Tất cả nằm trong kế-hoạch 37. Nhiệm vụ chính của sở là tuyển mộ thủy thủ, biệt-kích quân. Tất cả mọi cuộc hành quân biệt-hải đều phải được sự chấp thuận của giới chức thẩm quyền ở thủ-đô Washington D.C. Cơ-quan NAD chọn mục tiêu, soạn thảo kế-hoạch hành quân, phối hợp và điều khiển cuộc hành quân. Từ tháng Tư cho đến tháng Mười Hai năm 1964, các toán biệt hải vượt tuyến tất cả 32 lần tấn công, phá hoại các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc như trạm kiểm soát, cầu, các đảo nhỏ, đài radar.
Ngày 12 tháng Sáu, biệt hải phá hủy một nhà kho, cuối tháng phá xập một cây cầu ở ngoài Bắc. Trong tháng Bảy, phá hủy một nhà máy bơm nước, đánh chìm ba tầu nhỏ. Ngày 30 tháng Bảy, bốn chiếc PTF chạy ra ngoài bắc bắn phá. Họ đến điểm hẹn đông nam Hòn Me (19 độ Bắc, 106 độ 16' đông). Từ đó chia tay, PTF-3 và PTF-6 hướng về Hòn Me, PTF-5, PTF-2 đi về Hòn Niêu. Cả hai đến bắn phá binh trạm, xưởng ráp súng, đài tiếp liên trước khi chạy về hướng nam do tầu Swatows của Hải Quân Bắc Việt đuổi theo.
Chuyện này liên quan đến vụ chiến hạm Maddox ngoài khơi vịnh Bắc Việt. Cuối năm 1964, đơn vị SOG ra lệnh cho NAD gia tăng các chuyến hành quân biệt-hải. Kết qủa trong năm 1965, có 170 chuyến vượt tuyến bắn phá, quấy rối hải phận miền Bắc Việt-Nam. Năm 1966, NAD tổ chức 126 hành quân chính và 56 phụ. Hà-Nội đã tăng cường lực lượng duyên phòng dọc theo bờ biển gây trở ngại nguy hiểm cho các toán biệt-hải. Càng khó khăn hơn cho những trận tấn công đột kích lên bờ, trong 34 trận tấn công loại này chỉ có bốn trận được coi như thành công.
Bắt đầu từ năm 1967, các hành quân biệt hải trong kế hoạch OP 37 giảm đi cường độ. Năm 1967 chỉ có 151 cuộc hành quân, hoàn tất 125, hủy bỏ 19 vì vấn đề thời tiết, 7 bị hư hại tầu bè hoặc nhân viên. Ngày 1 tháng 11 năm 1968, mọi cuộc hành quân vượt tuyến trong kế hoạch OP 37 đều đình chỉ. Ðến tháng Bảy năm 1971, Sở Phòng-Vệ Duyên-Hải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho các chuyến hành quân biển.
Sunday, August 9, 2009
HÀNH-QUÂN BIỆT-KÍCH Năm Khói-Lửa 1968
HÀNH-QUÂN BIỆT-KÍCH Năm Khói-Lửa 1968
- Mở Đầu
Đầu năm 1968, Khe-Sanh là một trại biên phòng Lực-Lượng Đặc-Biệt. Đơn vị SOG xử dụng trại này làm căn cứ hành-quân tiền-phương. Nơi đây trở nên tiền đồn bảo vệ phía tây vùng phi-quân-sự. Trong căn cứ có 6000 quân thuộc trung-đoàn 26 TQLC/HK và tiểu-đoàn 37 Biệt-Động-Quân QL/VNCH. Bên ngoài có sự hiện diện của 20000 quân cộng-sản Bắc-Việt. Tất cả mọi hỏa lực đều tập trung xung quanh căn cứ, pháo binh, phi cơ, kể cả B-52 yểm trợ ngày đêm. Sự có mặt, cũng như hành quân vượt biên của đơn vị SOG được bảo mật, không ai biết đến.
- Phần 2
Bên trong Khe-Sanh, đơn vị SOG gồm 50 quân nhân LLĐB/HK và khoảng 500 Dân-Sự Chiến Đấu sống dưới hầm cũng như binh-sĩ TQLC/HK chịu đựng 1500 quả đạn đại-bác, súng cối của địch bắn vào căn cứ hàng ngày. Bên ngoài Khe-Sanh, trên những ngọn đồi, tử thần rình rập, các toán biệt-kích SOG phát xuất từ căn cứ hành quân tiền phương 1 (FOB 1) ở Phú-Bài, xâm nhập tìm mục tiêu cho phi cơ oanh-kích, đặt máy nghe lén điện thoại, và đặt máy dò thám điện tử.
Nơi hướng tây căn cứ Khe-Sanh bên kia biên giới Lào-Việt, các toán biêt-kích SOG khác phát xuất từ 'cửa hâu' của đơn vị SOG, phi trường Nakhon Phanom (NKP) bên Thái-Lan. Tại đây, SOG có bẩy nhân viên làm việc với phi-đoàn 21 'Pony' Hành-Quân Đặc-Biệt thuộc Không-Lực Hoa-Kỳ, đơn vị anh-em của SOG phi đoàn 20 Green Hornets. Từ tháng Giêng 1967, Ponies yểm trợ cho các toán biệt-kích SOG hoạt động ngoài miền Bắc Việt-Nam, các hoạt động của cơ-quan CIA bên Lào và đến cuối năm thả các toán biệt-kích SOG xâm nhập vào đất Lào. Căn cứ bên Thái-Lan trở nên quan trọng từ đầu năm 1968 khi trực thăng của SOG không hoạt động được trên phi đạo bên trong căn cứ Khe-Sanh.
Một trong những mục tiêu thường xuyên của SOG bên Lào là rặng núi Cơ-Rốc, cao 1800 bộ về hướng tây Khe-Sanh, quân Bắc Việt, đào hầm hố, đục đá núi làm đường chuyển quân. Ngày 12 tháng Giêng năm 1968, toán biệt-kích Indiana bị phục kích trên một sườn núi. Toán chạy lạc, phân tán, toán phó là Trung-Sĩ Jim Cohron cùng hai biệt-kích Nùng tách rời khỏi toán. Phần còn lại chạy đến được một con đường mòn, tìm cách liên lạc với Cohron. Nhóm này thoát, còn nhóm Cohron mất tích.
Tình báo Hoa-Kỳ cho rằng, toán Indiana đụng phải trung-đoàn 'Đồng Nai' CSBV. Hệ thống kiểm thính bắt được tần số của địch cho biết Cohren bị địch bắt và bị hỏi cung. Cho đến nay, Hà-Nội vẫn trả lời không biết gì về người lính Mũ-Xanh Hoa-Kỳ, quê quán ở tiểu bang Iowa.
Cách căn cứ Khe Sanh năm dặm về hướng tây, trong bóng của rặng Cơ-Rốc bên kia biên giới là trại LLĐB Lang-Vei do Đại-Úy Frank Willoughby chỉ huy. Do áp lực của quân đội Bắc Việt vào đầu năm 1968, 282 quân biệt-kích người Thượng được tăng cường thêm một đại đội biệt kích Thượng và quân Mũ-Xanh Lực-Lượng Đặc-Biệt Hoa-Kỳ.
Phần còn lại của toán Indiana đến trại LLĐB Lang-Vei một buổi tối cuối tháng Giêng sau nhiều ngày bị địch săn đuổi trên ngọn núi Cơ-Rốc. Trưởng toán Rick Bayer thông báo cho người hạ-sĩ-quan LLĐB của trại Bill Craig rằng: Toán biệt-kích Indiana trông thấy dấu xích xe-tăng của địch! Thêm điều nữa, trong khi đi ngang qua sông Xe-Kong lúc trời xập tối, toán biệt-kích trông thấy quân Bắc Việt thăm dò mực nước sông và đánh dấu bãi chuẩn bị hành quân vượt sông. Bayer không hoài nghi chuyện quân đội Bắc Việt sẽ đem xe tăng vào chiến trường miền Nam.
Khi được đưa vào Saigon để báo cáo, Trung-Sĩ Bayer nhớ lại 'Họ cho tôi là thằng nói dóc!'. Cấp chỉ huy của anh ta trong FOB 1, Thiếu-Tá Ed Rybat cũng mất mặt không kém. 'Tụi tôi gửi báo cáo về, họ trả lời rằng không có gì hết, đó là dấu xe ủi đất'. T ôi đã phục vụ trong đơn vị Thiết-Giáp trước đây, tôi bìết thế nào là dấu xích xe tăng. 'Đó là dấu thiết vận xa lội nước PT-76 của địch'. Trong Saigon, trùm đơn vị SOG là Đại-Tá Singlaub tin rằng quân Bắc Việt chuẩn bị xe-tăng để tấn công. Bộ Chỉ-Huy Quân Viện Hoa-Kỳ MACV bỏ qua lời báo động của ông ta.
Vừa quá nửa đêm ngày 6 tháng Hai, binh sĩ TQLC nơi giao thông hào phiá tây căn cứ Khe-Sanh nghe tiếng động cơ theo gío đưa tới, nghe như tiếng cưa máy - Xe Tăng! Trong trại LLĐB Lang-Vei, mặt đất rung chuyển khi mười một chiến xa PT-76 cùng một tiểu đoàn bộ-binh Bắc Việt được pháo binh 152 ly yểm trợ tràn vào trại. Đại bác 76 ly trên chiến xa bắn xập các pháo đài bên trong. Hơn nửa Dân Sự Chiến Đấu Thượng chết tại vị trí chiến đấu, sau khi bắn hết đạn súng Carbine, đại liên vào các chiến xa đang tiến tới của địch. Lính Mũ-Xanh Hoa-Kỳ dùng súng cối 106 ly tiêu diệt hơn nửa số PT-76.
Trùm đơn vị SOG thông báo về vụ tấn công trại LLĐB Lang-Vei cho cơ-quan MACV, vị tướng trưởng phòng Nhì cơ quan vẫn từ chối không tin. 'Làm gì có xe tăng ở Việt-Nam'. Trong khi trận đánh nơi Lang-Vei vẫn đang tiếp diễn, đơn vị SOG trong Khe-Sanh chuyển lời cầu cứu của trại LLĐB cần viện binh. Đại-tá David Lownds chỉ huy trưởng căn cứ Khe-Sanh từ chối ' Tôi không muốn hy sinh sinh mạng người Hoa-Kỳ'. Biệt-kích SOG kể rằng 'Ông ta liếc qua tụi tôi chớp nhoáng như máy quang tuyến, rồi khước từ một cách dã man'.
'Đúng vậy, chúng tôi có thoả thuận rằng sẽ đi tiếp cứu trại LLĐB Lang-Vei trong trường hợp căn cứ này có thể bị dứt điểm' Thiếu-Tá Jim Stanton, sĩ quan điều hợp pháo-binh TQLC trong căn cứ Khe-Sanh đã xác định bằng lời nói trên. 'Tình trạng chiến đấu trong căn cứ đã xuống thấp, không ai dám bảo đảm vấn đề an-toàn cho họ'.
- Phần 3
Sĩ-quan tùy viên cho tướng Westmoreland đánh thức ông ta dậy hai lần trong đêm cho biết trận tấn công trại LLĐB Lang-Vei. Đại-Tá Francis Kelly, chỉ huy trưởng Liên-Đoàn 5 LLĐB/HK yêu cầu ông gửi quân tiếp viện cho Lang-Vei, nhưng tướng Westmoreland ngần ngại ra lệnh cho bộ tư-lệnh TQLC/HK. Cá nhân tướng Westmoreland xem chuyện từ chối không tiếp viện cho trại LLĐB do sự mâu-thuẫn giữa bộ chỉ huy MACV của ông ta và bộ tư-lệnh TQLC/HK. Ông ra lệnh triệu tập một buổi họp với các vị tướng lãnh TQLC/HK tại Đà-Nẵng sáng hôm sau.
Trong trại LLĐB Lang-Vei, quân Bắc Việt đã hoàn toàn làm chủ tình hình. Sĩ quan quân đội Bắc Việt ra lệnh tất cả quân nhân LLĐB/Việt-Mỹ mở cửa hầm chỉ huy và ra đầu hàng. Sĩ-quan Việt-Nam ra trình diện dường như bị bắn tại chỗ. Quân Bắc Việt dùng chất nổ phá cửa hầm, sức nổ làm tám quân Mũ-Xanh Hoa-Kỳ bất tỉnh.
Đến Đà-Nẵng, Tướng Westmoreland ra lệnh cho Trung-Tướng Robert Cushman cung cấp trực thăng đưa một đơn vị cấp cứu SOG trong căn cứ Khe-Sanh vào Lang-Vei ngay tức khắc. Sau này tướng Westmoreland biết được lệnh của ông ta không được thi hành. Ông ta viết 'Đó là điều xẩy ra trong thời gian tôi phục vụ tại Việt-Nam. Chuyện đó làm tôi muốn xin về hưu'.
Tại Khe-sanh, Thiếu Tá George Quamo, Thượng-Sĩ Charles 'Skip' Minnicks có thể nhìn thấy khói bốc lên từ trại LLĐB Lang-Vei. Quamo nói về sự nguy-hiểm đang chờ đợi họ, và hỏi 'Ai muốn đi?'. Một tá lính Mũ-Xanh Hoa-Kỳ xách tiểu-liên CAR-15, tập họp ba mươi biệt-kích Nùng, Thượng rồi leo lên trực thăng TQLC/HK ra đi.
Sự thờ-ơ của TQLC ảnh hưởng viên phi công lái trực thăng, không nhiệt tâm đi cứu. Kinh hoàng trông thấy xe tăng cháy, doanh trại đổ nát ở dưới, mất tay phi công CH-46 lái bay vòng vòng trên không. Cuối cùng Thiếu-tá Quamo ra lệnh 'vào' lúc đó họ mới hạ cánh.
Xuống tới đất, toán biệt-kích SOG, chia ra lục xoát các hầm hố, công sự phòng thủ tìm người sống sót. Hàng ngàn quân Bắc Việt trú ẩn xung quanh Lang-Vei sợ không-lực Hoa-Kỳ oanh-kích không tấn công tiếp. Hầu hết người Hoa-Kỳ sống sót nhờ Trung-Sĩ Nhất Eugene Ashley, chết sáng hôm đó trong những đợt phản công đẩy lui quân cộng sản ra khỏi Lang-Vei. Anh ta được ân thưởng huy chương Danh-Dự cao qúy nhất của chính phủ Hoa-Kỳ. Vài lính Mũ-Xanh Hoa-Kỳ thoát nhờ Thiếu-Úy Qúy lái xe Jeep xông vào trại đem họ đi.
Toán biệt-kích SOG gom tất cả những biệt-kích Hoa-Kỳ sống sót và đem thêm với khả năng của họ những biệt-kích quân Thượng bị thương ra bãi đáp chờ trực thăng bốc. Khi đoàn tầu bay lên, trưởng toán Alabama John Allen trông thấy một quân nhân Hoa-Kỳ chạy ra bãi đáp vẫy tay. Không thể quay trở lại, anh ta bị bỏ rơi cho số mệnh. Người biệt kích Hoa-Kỳ đó tên là Dennis Thompson, bị tù năm năm trước khi được trả tự do. Trong số hai mươi bốn quân nhân biệt-kích Hoa-Kỳ ở trại LLĐB Lang-Vei, Thiếu-Tá Quamo đem về được mười bốn, trong đó có một bị thương.
Đơn vị SOG đóng góp trong trận bao vây Khe-Sanh, cũng là thành quả lớn nhất của họ thâu thập bên Lào trong năm 1968, khám phá được căn cứ lớn, bộ chỉ huy, kho chứa đạn dược của địch gần rặng núi Cơ-Rốc. Phi vụ B-52 Arc Light được lệnh tiêu hủy mục tiêu này kết qủa gây ra nhiều tiếng nổ phụ trong vòng hai tiếng đồng hồ. Trong nhật ký của tướng Westmoreland, ông ta tin rằng trận đánh bom B-52 trúng bộ chỉ huy đầu não của địch trong trận bao vây Khe-Sanh. Hệ thống truyền tin của địch bị mất liên lạc trong vòng hai tuần lễ, chứng tỏ có sự bối rối trong hệ thống chỉ huy của địch, do đó quân Bắc Việt không mở trận tấn công lớn vào căn-cứ Khe-Sanh trong kỳ Tết Mậu-Thân.
Cuối tháng Ba, trong khi sư-đoàn 1 Không-Kỵ Hoa-Kỳ bắt đầu hành quân giải tỏa áp-lực của địch xung quanh căn cứ Khe-Sanh. Toán biệt-kích Asp xâm nhập khu vực cách Khe-Sanh 25 dặm về hướng tây bắc, theo dõi sự triệt thoái của các đơn vị Bắc Việt. Trưởng toán Asp là Trung-Sĩ Nhất George Brown, có Trung Sĩ Charles Huston và Alan Boyer. Toán Asp bị một đơn vị lớn của địch tấn công bất thần.
Một chiếc Kingbee vào cứu Brown và Huston bị hỏa lực địch bắn vào không được. Một chiếc Kingbee khác trông thấy Alan Boyer, thả thang dây xuống cứu anh ta, đạn bắn đứt thang dây, anh này rơi xuống vào giữa địch quân. Tất cả đều mất tích.
Hai trăm lẻ năm TQLC Hoa-Kỳ tử trận trong bẩy mươi bẩy ngày bao vây căn-cứ Khe-Sanh. Thiếu-Tá Quamo chỉ huy cuộc cứu nguy trại LLĐB Lang-Vei, lên máy bay của đơn-vị SOG bay về Đà-Nẵng. Chiếc máy bay cũng biến mất luôn vì thời tiết xấu. Xác Thiếu-Tá Quamo tìm được năm 1974. Vài tuần sau, căn cứ hành quân tiền phương (FOB) ở Khe-Sanh đóng cửa. SOG dời FOB qua trại LLĐB Mai-Lộc đông bắc Khe-Sanh.
Trong khi trận chiến dịu dần xung quanh căn cứ Khe-Sanh, các toán biệt-kích SOG khác vượt biên qua Cambodia, dò thám xem địch quân đã rút qua đất Miên hay chưa, sau trận Tổng-Công-Kích. Ngày 2 tháng Năm 1968, toán biệt-kích do Trung-Sĩ Nhất Leroy Wright làm trưởng toán xâm nhập vùng Lưỡi Câu. Trong toán có Trung-Sĩ Lloyd 'Frenchie' Mousseau, Brian O'Connor và chín biệt-kích Nùng.
- Phần 4
Buổi sáng lúc toán ra đi từ căn cứ Quản-Lợi, Trung Sĩ Nhất Roy Benavidez bạn của Wright ra tiễn đưa, cảm phục những người ra đi hoạt-động trong lòng địch. Chẳng bao lâu, khi xuống bãi đáp, toán chạm địch và chạy trở lại bãi đáp. Địch đuổi theo sát đuôi, bắn không cho toán biệt-kích ngóc đầu dậy và đuổi những chiếc trực thăng cấp cứu ra chỗ khác. Một trực thăng võ trang bị bắn rớt.
Địch đem thêm quân đến bao vây toán biệt-kích đang nằm chịu trận dưới hỏa lực súng cối, B-40, AK-47. Một loạt đạn AK trúng Wright vào đầu, anh ta chết ngay tức khắc. Mousseau và O'Connor bị thương nhiều chỗ. Tất cả các biệt-kích Nùng đều trúng đạn, nằm la liệt, bị thương hoặc chết. Không chạy được, hết thuốc chữa, toán biệt kích sắp sửa bị địch thanh toán.
Trong một túp lều dã chiến dựng lên nơi căn cứ hành quân tiền phương Quản-Lợi, Roy Benavidez lắng nghe những chuyện xẩy ra từ máy truyền tin, điện đàm giữa các phi công trực thăng võ trang, và phi công lái máy bay quan sát điều hành không yểm (FAC). Roy sốt ruột lo cho các chiến hữu của mình, Leroy Wright trúng đạn, Frenchie Mousseau trúng đạn, Brian O'Connor cũng trúng đạn và tất cả biệt-kích Nùng đều trúng đạn chết hoặc bị thương nặng. Một lữ-đoàn thuộc sư-đoàn 1 Bộ-Binh Hoa-Kỳ đang hành quân gần đó nhưng họ không được phép vượt rào qua Cambodia. Toán cấp cứu Bright Light cũng không có sẵn. Mình phải làm gì đây! Roy đứng ngồi không yên.
Bị mất nhiều máu, Brian O'Connor yếu đi, anh nghe tiếng trực thăng đến nhưng không di chuyển được. Chiếc máy bay hạ thấp rồi Roy Benavidez xách túi đựng dụng cụ y-khoa nhẩy xuống chạy thật nhanh vào bụi rậm nơi các biệt kích SOG nằm la liệt. Roy tình nguyện đi cứu toán một mình. Địch trông thấy trực thăng đáp xuống, bắn ra tới tấp, một viên trúng vào đùi Roy, chàng vẫn tiếp tục chạy, không dám ngừng lại. Vào đến nơi, Roy liếc thật nhanh, vị trí chiến đấu của toán biệt-kích, Wright đã chết, Mousseau trúng đạn vào đầu, nằm thẳng cẳng nhưng chưa chết, O'Connor bị thương nhưng vẫn còn bò lết được. Roy Benavidez băng bó cho bạn, phân phối đạn còn lại từ những biệt kích quân đã chết. Chàng lãnh thêm một viên AK nữa vào đùi phải trong khi điều khiển trực thăng oanh kích và trực thăng vào đem những người còn sống ra.
Khi chiếc trực thăng hạ cánh, Roy đưa khẩu AK cho O'Connor, chàng vác theo xác Wright. Một viên AK khác trúng vào phổi, Roy ngã xuống gần ngất đi. Chiếc trực thăng trúng đạn súng cối tiêu hủy, viên phi công và người xạ thủ đại liên chết. Roy lết lại chiếc trực thăng, giúp những người còn sống ra khỏi máy bay trúng đạn trước khi bốc cháy. Chàng tiếp tục điều khiển phản lực Phantom F-4 oanh kích, và lãnh thêm hai viên AK nữa. Địch bắn rớt thêm một chiếc gunship.
Rồi một chiếc Huey khác vào bãi đáp, trên máy bay có y-tá LLĐB Trung-Sĩ Ronald Samsons, anh ta giúp Benavidez kéo, dìu phi hành đoàn chiếc trực thăng trúng đạn, xác biệt kích quân lên máy bay. Trên đường về Benavidez bất tỉnh vì mất nhiều máu và kiệt sức, Mousseau chết vì vết thương quá nặng nơi đàu. Wright và Mousseau (chết) được lãnh huy chương Ngoai-Hạng (Distinguish Service Cross). Benavidez nằm bệnh viện gần một năm chữa bẩy vết thương đạn AK, hai mươi tám miểng B-40, cối 61 ly của địch. Roy Benavidez cứu tám người, tuy nhiên giấy tờ thất lạc. Mười ba năm sau, đã về hưu, Thượng-Sĩ Benavidez được máy bay quân đội đưa đi Washington và được tổng thống Reagan gắn huy chương Danh-Dự (Medal of Honor).
Sau ngày Benavidez cứu toán biệt-kích trong tháng Năm 1968 bên Miên. Toán Alabama xâm nhập Lào cách thung lũng A-Shau 15 dặm để gắn máy nghe lén điện thoại. Trưởng toán là Trung-Sĩ John Allen, cùng với Kenneth Cryan, Paul King và sáu biệt kích Nùng. T oán Alabama xâm nhập vùng tình nghi có sự hiện diện của một sư-đoàn Bắc Việt, đơn vị này rút qua Lào khi sư-đoàn Đệ Nhất Không-Kỵ Hoa-Kỳ mở cuộc hành quân càn quét khu vực xung quanh thung lũng A-Shau.
Khi trực thả toán biệt-kích bay gần đến bãi đáp, Allen trông thấy hầm hố, công sự phòng thủ của địch dưới rặng cây. Không thấy bóng dáng quân Bắc Biệt tại đîa điểm thả toán, Allen ra hiệu 'xuống' và toán biệt-kích bắt đầu làm nhiệm vụ. Họ di chuyển khoảng một tiếng đồng hồ, giác quan thứ sáu báo động cho Allen biết (Allen đã có kinh nghiệm đi 20 chuyến qua Lào và một chuyến Bright Light ngoài miền Bắc). Chàng hút-gió báo cho toán phó Ken Cryan biết 'Có điều gì nhìn không bình thường, ngửi cũng khác thường, có chuyện khác thường'. Allen cùng một biệt kích Nùng tiến tới đằng trước quan sát.
Hai người lên trước khoảng 250 thước, họ trông thấy khoảng đất rộng đã được dọn dẹp, những nhánh cây cao trên đầu cột lại che dấu khoảng đất trống ở dưới. Ở giữa có một căn nhà làm bằng tre, rõ ràng là bộ chỉ huy của địch với lính Bắc Việt ra vào. Xa hơn chút nữa có đường hầm rộng đủ hai người cùng đi đào sâu vào trong núi. Allen chụp mấy tấm ảnh rồi lùi về chỗ toán Alabama.
Toán phó Ken Cryan cho biết vài địch quân đi ngang qua, có lẽ toán lùng biệt-kích. Allen quyết định 'cắt đuôi', rồi cả toán nghe tiếng la lối, tiếng xục-xạo trong các bụi rậm trên lộ trình họ vừa di chuyển qua. Toán biệt-kích 'dọt', vài phút sau, biệt-kích hướng đạo (đi-đầu - Point man) dẫn toán băng qua một con đường mòn lớn, có lẽ dẫn tới bộ-chỉ-huy. Âm thanh truy kích của toán lùng biệt-kích chỉ cách phiá sau chừng 50 thước, Allen quyết định tăng tốc độ di chuyển. Họ băng qua một đường mòn nữa rồi nghe tiếng gọi nhau của địch phiá bên phải, và tiếng trả lời phiá sau. Toán biệt kích chạy 'hết tốc lực' lên một ngọn đồi. Súng AK của địch nổ vang dội, một biệt kích đáp lại một tràng CAR-15. Cryan qụy xuống ôm lấy đùi bên phải, Allen chạy lại xốc nách Cryan dìu đi mặc dù Cryan nói hãy chạy đi để chàng ở lại. Một biệt-kích Nùng trúng một viên AK ngay ngực gục xuống đất chết, được đồng đội cõng theo.
- Phần 5
Trong khi Paul King gọi máy cấp cứu, Allen tìm chỗ để phòng thủ, chàng thấy một hố bom chừng 50 thước trên đường lên núi. Ra lệnh cho toán viên bắn yểm trợ, Allen dìu Cryan di chuyển đến hố bom, rồi phần còn lại theo sau. Allen trải tấm Pa-nô (Panel) mầu cam giữa lòng hố bom đánh dấu vị trí toán biệt-kích cho phi cơ. Paul King lo cứu thương, người biệt kích Nùng đã chết, Cryan trúng đạn vào đùi bể xương, hèn chi anh ta đứng lên không nổi. Sợ phải cưa chân, King chích morphine cho Cryan đủ cho anh chàng này đỡ đau và còn tỉnh táo.
Allen cùng mấy biệt-kích chuẩn bị tuyến phòng thủ xong thì quân Bắc Việt xuất hiện tiến lên đồi. Nhờ vị trí trên cao, toán biệt-kích ném lựu đạn xuống làm địch phải lui lại. King gọi Allen 'Đã có phi cơ FAC lên vùng' và đưa máy cho anh ta liên lạc, King bước ra miệng hố thay cho Allen, một viên AK bắn trúng King ngay đầu, chết ngay tức khắc. Toán Alabama giờ có hai người chết.
Máy bay quan sát điều khiển các phi tuần đánh bom đẩy lui quân Bắc Việt ra xa, hết Phantom F-4, đến lượt Super Sabres F-100, rồi đến A-1 Skyraider. Rồi trực thăng đến, nhưng viên phi công nhát không dám xuống mặc dầu Allen đã trải pa-nô đánh dấu vị trí toán biệt-kích và đưa tay vẫy, sau đó chiếc trực thăng bay về vì hết nhiên liệu, hẹn hôm sau sẽ trở lại. Toán Alabama đành phải đợi sáng hôm sau, đêm đó họ phải chiến đấu suốt đêm, thêm một biệt kích Nùng bị thương nhẹ.
Sáng hôm sau, quân Bắc Việt vẫn tiếp tục bò lên tấn công, rồi một tiếng nổ lớn rung động hố bom. Allen định thần nhìn quanh, toán Alabama chín người lúc xâm nhập giờ đây còn lại mình chàng và một biệt-kích Nùng, số còn lại chết bị thương nằm la liệt trong hố bom. Đêm qua quân Bắc Việt đã đem súng phòng phông 12 ly 7, đại bác 37 ly đến xung quanh khu vực toán biệt-kích, họ biết máy bay Hoa-Kỳ sẽ đến tiếp cứu toán, nên đã chuẩn bị chiến trường.
Một chiếc Phantom bị bắn rớt, các chiếc khác phải lo tiêu diệt các ổ phòng không của địch. Đến chiều trực thăng cấp cứu CH-53 Jolly Green đến bốc toán Alabama. Sườn núi dốc chiếc CH-53 không đáp được thả dây cấp cứu xuống, Allen đặt Cryan lên một dây, dây bên kia cho một biệt-Kích Nùng ngồi vào, chàng nói 'Hẹn gặp ở Phú-Bài'. Chiếc CH-53 từ từ bốc lên, đạn AK bắn theo trúng cả hai, máu nhiễu xuống vào mặt Allen, chiếc trực thăng hoảng bay đi luôn. Q uân địch vẫn bắn theo, nhằm vào lính biệt-kích chứ không phải trực thăng. Hai xác chết buông xuôi tay, vẫn còn dính dây cấp cứu được trực thăng đem đi.
Allen nổi điên, chửi thề um-xùm. nói với FAC là sẽ tìm đường khác. Viên phi công lái FAC rất bình tĩnh 'John, anh định tìm đường nào?'. John Allen lấy thêm đạn từ những biệt kích chết, rồi ra khỏi hố bom chạy xuống núi, quân Bắc Việt không ngờ, không bắn không đuổi theo. Chạy được một quãng, chàng gọi FAC.
- Tôi đã ra khỏi. Trực thăng có chưa?
- Tôi vẫn theo bạn, sẽ có Kingbee đến đón.
- Còn mấy ông bạn của tôi sao?
- Y-tá nói họ OK! Họ OK! (Phi công FAC trấn an Allen)
Cuối cùng chiếc Kingbee do phi công tài ba Việt-Nam thuộc phi-đoàn 219 bốc Allen đưa về căn cứ hành-quân tiền-phương Phú Bài. Nhờ tài bình tĩnh của viên phi công lái FAC, nói dối để trấn an Allen, Cryan và biệt kích Nùng lãnh mỗi người ba mươi viên AK khi được trực thăng CH-53 bốc. Toán biệt-kích SOG Alabama còn mỗi mình Allen sống sót. Người biệt-kích ngồi ghế sau chiếc FAC là Trung Sĩ Nhất John Robertson tử trận khoảng 15 ngày sau khi đi theo Kingbee trong một sứ mạng cách toán Alabama xâm nhập khoảng 10 dặm. Quân Bắc Việt bắn rớt Kingbee bằng hỏa tiễn SA-7.
Ba ngày sau toán Idaho xâm nhập cách đó khoảng 5 dặm. Chiều hôm đó, trưởng toán Glen Lane, toán phó Robert Owen nói vắn tắt cho Covey (FAC) biết họ không báo cáo được vì quân Bắc Việt đã bao vây toán. Đó là lần cuối cùng toán Idaho báo cáo, không ai biết chuyện gì xẩy ra cho toán biệt-kích. Toán Oregon vào tìm toán Idaho, họ tìm được dấu vết lựu đạn nổ, chứng tỏ có chiến đấu và toán Idaho bị địch bắt. Đến phiên toán Oregon bị đơn vị chống biệt-kích tấn công, tất cả mọi người trong toán đều bị thương nhưng thoát hiểm.
Mùa Hè năm 1968, xếp mới đơn vị SOG là Đại-Tá Cavanaugh, Đoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát dồn nỗ lực qua Lào và Miên. Trong nội điạ, chỉ để ý thung lũng A-Shau, cách Đà-Nẵng 40 dặm về hướng nam. Thung lũng A-Shau rộng 25 dặm qua biên giới Lào về hướng tây bắc. Trong vùng này, quân đội Hoa-Kỳ bỏ rơi hai phi đạo ngắn và ba trại LLĐB.
Ngày 3 tháng Tám, toán Idaho mới lập lại do Wilbur Boggs làm trưởng toán xâm nhập vào thung lũng A-Shau cách chỗ toán Idaho cũ biến mất ngày 20 tháng Năm chừng mười dặm. Toán phó là John Walton, anh này rất thông minh, chơi xì-phé giỏi (sau này trở về hưởng gia tài do cha ông để lại những tiệm Wal-Mart), ngoài ra có thêm Tom Cunningham, biệt-kích Thượng.
Xâm nhập không lâu, toán bị tấn công, trưởng toán Boggs bị thương nặng, hai biệt-kích Thượng chết. Toán bị bao vây, không lối thoát. Walton gọi oanh kích ngay trên đầu toán. Nhờ vậy quân Bắc Việt lui ra, Walton lo cấp cứu những biệt kích bị thương, kể cả Cunningham, tất cả đều thoát.
Cùng trong tháng Tám, 3 giờ sáng ngày 23, đặc công cộng sản tấn công bộ chỉ huy Bắc (CCN), trận tấn công kéo dài ba tiếng đồng hồ. Kết quả, 15 sĩ-quan, hạ-sĩ-quan LLĐB/HK chết, con số tổn thất lớn nhất từ trước đến giờ, 16 biệt-kích quân Việt-Nam, Nùng, Thượng chết. Địch bỏ lại 38 xác, 9 bị thương làm tù binh. Trong số xác địch để lại có tên làm trong bếp, nội tuyến của địch gài vào.
Sau vụ Đà-Nẵng, toán biệt kích SOG vẫn tiếp tục xâm nhập qua Lào. Trong mùa Thu, không ai may mắn hơn Trung-Sĩ Lynne Black Jr. Ngày 5 tháng Mười toán của anh ta xâm nhập miền trung Lào, vào vùng đụng ngay, toán trưởng Trung-Sĩ James Stride chết trong loạt đạn đầu. Toán phân tán để chạy, Black cùng với hai biệt kích Thượng chạy ngang qua bộ chỉ huy quân Bắc Việt, chuyện xẩy ra nhanh chóng địch không phản ứng kịp.
Một chiếc CH-53 Jolly Green đến từ Thái Lan, Black cho hai người Thượng, và Mũ-Xanh thất lạc vừa tới lên trước. Nghe tiếng trực thăng, hai lính Bắc Việt chạy ra đụng Black, hai bên giằng co. Không hiểu sao, Black thoát được và được câu lên trực thăng. Đúng lúc đó chiếc trực thăng chao đi vì trúng B-40, viên phi công đáp an toàn xuống một rặng núi khác, rồi một chiếc CH-53 đến bốc tất cả về căn cứ an toàn. Xác trưởng toán Stride không tìm được.
- Kết Luận
Bill Copley không được may như Lynne Black. Vài tuần sau khi Black thoát hiểm, toán biệt kích khác xâm nhập vùng nam Lào, bị rượt. Copley bị thương, anh ta cầu cứu 'Giúp tôi, Tôi bị thương!'. Một toán viên cõng Copley chạy đến khi kiệt sức phải bỏ lại vì địch đuổi theo bén gót. Sau đó toán cấp cứu Bright Light vào tìm, chỉ thấy dấu máu nơi Copley nằm. Tổng kết năm 1968, ngoại trừ vụ đặc công tấn công bộ chỉ huy Bắc. CCN mất 18 Mũ-Xanh tử trận, 18 mất tích.
Ngày 16 tháng Ba năm 2000CCN/FOB Phú-Bài
Posted by NhaKyThuat at 3:29 PM
Subscribe to:
Posts (Atom)