"Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả, cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau." President Ronald Reagan
Thursday, July 9, 2009
Nha Kỹ Thuật / Việt Báo Online
Sở khai thác địa hình trực thuộc Phủ Tổng-thống do đ/tá Lê quang Tung làm chỉ huy trưởng, chịu trách-nhiệm nhiều công-tác tình-báo quốc-nội và quốc-ngoại quan-trọng dưới sự chỉ-đạo trực-tiếp của ông cố-vấn Ngô đình Nhu và Tổng thống Ngô đình Diệm. Trong các cơ-cấu tình-báo này có phòng 45 hay phòng E đặc-trách thu-thập tình-báo phía bắc vĩ-tuyến 17. Phòng E sau này được gọi là Sở Bắc. Yểm-trợ tài-chánh và kỹ-thuật là cơ-quan Combined Studies (vỏ bọc của CIA) thuộc toà đại sứ Hoa-kỳ tại Sàgòn
Ðầu năm 1963. Sở khai thác địa hình đổi thành Bộ tư-lịnh lực lượng đặc biệt gồm hai đơn-vị : Liên-đoàn 77 và Liên-đoàn 31, đ/tá Lê quang Tung là vị tư-lịnh đầu tiên, trong khi đó Sở Bắc vẫn do CIA yểm-trợ, đ/tá Tung bị thảm-sát trong chính biến 1/11/63. Sau đó BTL/LLÐB được dời ra Nha trang và Sở Bắc được cải danh thành (sở khai thác) SKT/BTTM và vẫn tiếp-tục duy-trì các công-tác đặc-biệt, tách rời khỏi LLÐB, vị chỉ-huy trưởng đầu tiên là đ/tá Trần văn Hổ. Sau này trong chiến dịch Switching back, CIA bàn giao Sở khai thác lại cho MACV-SOG.
Ngoài các toán tình-báo dài hạn xâm nhập miền Bắc bằng cách nhẩy dù hay đổ bộ bằng đường biển hoặc các công-tác biệt-hải tập-kích, đánh phá các mục-tiêu dọc theo duyên-hải Bắc-Việt. Sở khai thác còn tổ-chức các toán thám-sát ngắn hạn hoạt-động vùng biên-giới Lào Việt nằm phía Bắc vĩ-tuyến 17 đến vĩ-tuyến 20 được gọi là các toán STRATA gồm các toán dân tộc thiểu số, dân sự chiến đấu và các quân nhân của đoàn 11 và đoàn 68. Cũng trong thời-gian này SOG huấn-luyện các toán thám-sát cho hành quân Shining Brass tại căn-cứ Long-Thành.(Sở liên-lạc) SLL/BTTM được thành lập trong thời gian này, đảm nhận công-tác ngoại biên Việt, Miên, Lào, các toán này mang danh chung là Lôi-Hổ có nhiệm-vụ thám-sát, phá-hoại các mục-tiêu trọng yếu của địch, chỉ điểm mục-tiêu cho phi-cơ oanh-kích, bắt cóc quân địch đem về khai thác, giải thoát tù-binh, hoặc tiếp-cứu phi công khi lâm nạn. Vị chỉ-huy trưởng đầu tiên là đ/tá Hồ-Tiêu gốc từ Sư-đoàn dù. Sau đó SLL được tiếp-tục chỉ-huy bằng các chỉ-huy trưởng từ nhẩy dù qua. Các cuộc hành quân thám-sát biên-giới phát-triển mạnh mẽ vào các năm 1966 đến 1972, dưới quyền chỉ-huy sau đó của các đ/tá Liêu quang Nghĩa, đ/tá Nguyễn văn Minh và đ/tá Nguyễn minh Tiến.
Sở liên-lạc có bộ chỉ-huy ở Sàigòn và 3 chiến-đoàn :CÐ1(CCN) Ðà nẵng, CÐ2 (CCC) Kontum, CÐ3(CCS) Ban mê Thuột. Mỗi chiến-đoàn có nhiều toán, các toán mang tên các tiểu-bang Hoa-kỳ, trừ các toán ở CÐ3 mang tên các vật dụng như Cưa, Búa ( RT Saw, RT Hammer v.v..). Qua năm 1972 lần lượt đều được đổi qua tên Việt.
Các toán Lôi-Hổ được tổ-chức, huấn-luyện hành quân theo kỹ-thuật của LLÐB, sự khác biệt là các toán Lôi-Hổ hoạt-động ngoại biên, ngay trong lòng địch.
Năm 1966. Sở khai thác cải danh là Sở kỹ-thuật và sau đó được nâng lên thành Nha kỹ-thuật. Lúc bấy giờ NKT có những đơn-vị sau đây : Sở liên-lạc, Ðoàn 11và Ðoàn 68 (sở công tác sau này), Sở không yểm, Sở phòng vệ duyên-hải, Trung tâm huấn-luyện Quyết Thắng (Long thành), Sở tâm-lý chiến.
Sở công tác sau này được thành lập với 2 đoàn 11 vá 68. Sau khi LLÐB giải tán, các sĩ-quan cán bộ cùng toán viên được chuyển qua thành lập các đoàn 71, 72, và 75. Thời gian đầu bộ chỉ-huy đồn trú ở Nha trang sau dời ra Ðà nẵng. Ðoàn 11, 71, 72 đồn trú tại Ðà nẵng, Ðoàn 75 tại Kontum, Ðoàn 68 đóng ở Sàigòn gần bộ chỉ-huy của Nha.
Kể từ năm 1972 vì thiếu phương tiện yểm-trợ và CS đã công khai đem quân vào miền Nam, địa bàn hoạt động của NKT/BTTM được thu hẹp lại, các đoàn và chiến-đoàn công tác được tăng phái cho các Quân-đoàn và thực hiện những cuộc thám sát nội biên sau hậu-tuyến địch. Vị chỉ-huy trưởng đầu tiên của Sở công tác là đ/tá Ngô thế Linh,kế đó là đ/tá Trần văn Hai, rồi đ/tá Ngô xuân Nghị.
Ðể yểm-trợ cho SLL và SCT có Sở không yểm, liên-lạc với KQ xin cung- cấp phương-tiện xâm nhập, triệt xuất và yểm-trợ. Phi-đoàn 219 xử-dụng trực thăng H-34 đồn trú ngoài Ðà nẵng thường xuyên tăng phái cho NKT, phi đoàn trưởng là tr/tá Ðặng văn Phước tự Phước đạn đồng, sau này ông lên đ/tá và là Không-đoàn trưởng Không-đoàn 51 chiến-thuật của Sư-đoàn 1 KQ. Sau năm 1972 phi-đoàn 219 chuyển qua UH1-B và rời về Nha trang, số H-34 khiển-dụng được trao lại cho không lực hoàng gia Lào. Những phi-vụ tối ư đặc-biệt ngoài khả-năng của KQVN đều do Không lực Hoa-kỳ đảm trách, đôi khi phát xuất từ các căn-cứ trên lãnh thổ của đệ tam quốc-gia. Chỉ-huy trưởng Sở không yểm là đ/tá Dư quốc Lương.
Công tác hải-vận và biệt hải được giao phó cho Sở phòng vệ duyên-hải đồn trú ở bán đảo Sơn trà, Ðà nẵng, chỉ-huy trưởng là tr/tá Hồ văn Kỳ Thoại, sau này được thăng Ðề-Ðốc. Sau hiệp-định Ba Lê, hoạt-động sở này bị giảm thiểu và sau đó cũng dùng để tăng phái cho các Quân-đoàn để thi-hành công tác sau hậu-tuyến địch trong nội địa miền Nam.
Sở tâm lý chiến có hai đài phát thanh : Tiếng nói tự do và Gươm thiêng ái-quốc, phát thanh ra miền Bắc qua hai đài phát tuyến Cồn Tè ở Quảng Trị và Thanh Lam tại Huế. Sau này đài Gươm thiêng ái-quốc được thay thế bằng đài Mẹ Việt-Nam.
Ð/tá Hổ làm giám-đốc NKT/BTTM từ năm 1964 đến tháng 8/1968. Sau đó đ/tá Ðoàn văn Nu thay thế cho đến ngày cuối cùng của NKT.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment