"Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả, cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau." President Ronald Reagan
Thursday, July 30, 2009
Tuesday, July 28, 2009
Sinh Hoat 10B72
Emblems of the Republic of Vietnam (1948-1975)
This document was written in the Republic of Vietnam (RVN)
The National Flag
The national flag of Viet Nam was officially adopted by an Ordinance of June 14, 1948, signed by the Chief of the Temporary National Government of Viet Nam. The Ordinance specified the characteristics of the flag with the following words:
"The national emblem is a flag of yellow background, the height of which is equal to two-thirds of its width. In the middle of the flag, and along its entire width, there are three horizontal red bands having each a height equal to one-fifteenth of the total height, and being separated from one another by spaces of the same dimensions (."
The flag was flown for the first time on the ship Dumont D'Urville, which was moored at the Bay of Along for the ceremony of the signing of the Franco-Vietnamese treaty which established, in principle, the unity and independence of Viet Nam.
The yellow background is the traditional colour of the ancestral land, symbolizing the golden rice grains and the metal considered one of the most precious by humanity. The three red bands represent the three regions of Viet Nam, North, Central and South, reunited in the national community. Red, a vibrant colour, is symbolic of success
Despite the. Partition of Viet Nam after the signing of the Geneva Accord in July, 1954, subsequent national governments have After the preserved this flag in order to clearly mark the national the continuity of the struggle waged by the same reason Vietnamese people for their territorial integrity and national independence.
National Anthem The national anthem of Viet Nam is, entitled (Call to National Coat the Youth). It reflects the eagerness of the present generation in its struggle for national independence.
The national anthem was composed by Luu Huu Phuoc; and, due to its haunting rhythms and great patriotic impetus, it immediately conquered the youth. Consequently, it was adopted as the national anthem by an Ordinance of June 14, 1948 of the first Temporary National Government of Viet Nam.
The translation of the National Anthem is as follows:
Call To The Citizens
O People ! The country nears its freedom day.
Together we go forward to the open way.
Brothers from North and South unite,
With hearts young and pure as crystal
Multiply our efforts and do not spare our ardent blood.
No danger, no obstacle can stop us.
Our courage remains unwavering in the face of a thousand dangers.
On the new way, our look embraces the horizon
And who can repress the soul of our youth ?
O People! Going until the end is our resolution.
O People! To give all is our oath.
Together we go forward for the glory of the Fatherland. vWe fight for the immortality of the Lac Hong race.
After the signing of the Geneva Accord, the national anthem was retained - for the same reasons mentioned above with respect to the national flag Ñ with slight modifications to better adapt it to the prevailing circumstances. Notably, the original title of "Call to the Youth" was changed to "Call to the Citizens".
________________________________________
Source: Thai Van Kiem et al. (1969) Vietnamese Realities 3rd ed. Sai Gon p.68-70.
Friday, July 24, 2009
THÁNG TƯ ĐỂ QUÊN VÀ ĐỂ NHỚ
“Các anh là thứ dòi bọ, là những con lợn chụm đầu vào máng tranh ăn, khi ngẩng lên thì lưỡi dao đã kề vào cổ”.
Không phải riêng một ai, mà với tất cả quân cán chính và hàng triệu người dân miền Nam khó có thể trong đời quên được chuỗi ngày biến động cuối tháng Tư 1975.
Trong tôi chất chứa cả một “ao tù, nước đọng”, khi nào cũng như muốn được khơi giòng cho vơi cạn, một lần với mọi người, từ những chuyện nhỏ tới những chuyện “đại sự ” liên quan đến mệnh hệ chung; cũng là một chuỗi đan kết liên lụy cả một đời người. Tôi đã lăn lóc từ hết ngõ ngách này đến ngõ ngách khác của cuộc sống, đủ mùi vị đắng cay, ngọt bùi; gian lao, hạnh phúc…. Cứ mỗi đoạn đời qua đi là một dấu mốc dĩ vãng in hằn những vết tích trong tâm não. Và cứ mỗi lần đến một chu kỳ thời gian nào đó của mỗi dấu mốc thời gian và sự kiện là trí não lại dội ngược trở về với những tai ách mà người dân nuớc tôi đã gánh chịu suốt gần một thế kỷ vừa qua.
Một trong những tai ách trong đời, một tai ách làm rung chuyển đến chín tầng thiên địa, làm héo rũ trái tim, đã ập xuống trên vận mệnh của cả hàng chục triệu con người, mà nếu không chết đi thì ám ảnh đó sẽ khó mà nhạt mờ trong tâm trí.
Từ ngày thoát ra khỏi vũng tối u trầm của quá khứ, tất cả những cảnh tượng hãi hùng kinh khiếp ấy như cứ mãi bám lấy con người tôi từng mỗi phút giờ khi ăn, ngủ, làm việc, nghỉ ngơi, ngay cả khi tôi ngồi đơn lẻ ở một nơi nào đó, cũng lẩm nhẩm một mình… hay khi trò chuyện với người khác; nhắc lại, kể lại với bằng hữu, với thân thuộc, với con cháu, với những người vẫn muốn được nghe lại, được nhắc lại, được ghi chép lại cho hôm nay, cho mai sau.
Bà chị dâu tôi trước đây vẫn thường lên tiếng như trách ông anh tôi: “Chuyện tù đày, chết chóc ấy có hay ho chi mà cứ nhắc lại, kể lại hoài… ”. Nhưng nhờ “nhắc lại, kể lại” mà các con của anh chị tôi đã biết được và không quên bố của các cháu bị bất ngờ, nghe đọc lệnh bắt giam giữa lớp học của “thiên đường XHCN”, ngỡ ngàng bỏ trường lớp, bỏ học trò vào trại tù tập trung cải tạo.
Hầu như tất cả những gia đình Việt Nam từ Nam chí Bắc không ai là không nạn nhân; Và ít ai thoát khỏi hệ lụy chính trị bởi bàn tay đồ đệ Mác Xít, ngay cả bí thư của ông HCM.
Biến cố 30 tháng Tư là dấu ấn lịch sử đen tối của dân tộc. Và ngày đó lịch sử không quên, mọi người Việt Nam không quên, anh chị không quên. Nếu anh chị không còn, con cháu anh chị sẽ nhắc lại những gì mà chúng được biết, được nghe, được đọc, bởi anh chị cũng như tôi là nhân chứng thời cuộc, đã ngụp lặn trong đó, đã từng chết lên sống xuống, từng lê lết đi khắp ba miền đất nước, xuống Nam ngược Bắc, vượt biển, vượt rừng, trốn chạy con người, rời bỏ đất nước, để rồi khi đó nhìn lại quê hương, đồng bào chỉ thấy khổ đau và bội bạc. Trong lịch sử cổ kim, có đất nước nào, đồng bào nào như lịch sử VN dưới bàn tay cuồng bạo của người Cộng sản?
Đầu năm 1957 tôi đã từng vượt thoát ra khỏi biên cương tổ quốc để được che chở đùm bọc, tránh đại nạn thanh trừng giai cấp… tôi đã đi khỏi chốn thôn quê nghèo nàn tăm tối, nồng nặc oán thù đến nơi thành thị phố xá đất khách quê người; Tôi từng học hành bay nhảy nơi thành phố, xã hội, cộng đồng an vui… rồi một sáng thức dậy hứng chịu cuộc đổi đời tăm tối. Từ ấm no, tự do sung túc đến đói nghèo, cơ cực, xiềng xích tù đày.
Mười giờ sáng ngày 30 tháng Tư bảy mươi lăm lịch sử sang trang. Nhưng hai ngày trước đó, ngày 28 và 29 tôi có những ký ức khó quên. Tôi cảm nhận ngày 28 tháng Tư là ngày cáo chung của thể chế dân chủ miền Nam qua hai chế độ đệ nhất và đệ nhị cộng hòa. Tôi cùng hàng triệu người đã “đánh mất” một vùng trời đất nước chọn làm chốn dung thân. Tôi rời bỏ nơi đó vào giây phút cuối cùng của ngày định mệnh trong tiếng thở dài, không nghĩ đến thù hằn, oán hận. Tôi đè nén hết mọi thành kiến ưu tư đổ vào mệnh nước.
Trong suốt mười lăm năm hít thở không khí tự do, trong lành của xã hội miền Nam, đến buổi chiều ngày 28 tháng tư tôi đành bỏ lại phía sau quãng đời rộn rã và một khoảng trời xanh ngút mắt. Tôi đã viết ra tâm sự tôi úc đó: “Ngày ta rời trận đồ/ ngả đời đêm hoang vắng/ sơn hà nhuốm tóc tang/ chiến công rời súng đạn/ … Ta quay gót cúi đầu/ trả lại đời tiếng gọi/ giữa vô vàn thương đau/ người bặt câm tiếng nói… (Ngày Xóa Trận đồ, THCM, Cội Nguồn 1996, tái bản 2002)
1 giờ chiều ngày 28 tháng Tư cả bầu trời Sài Gòn đen kịt, rồi mưa như trút. Hòa nhịp với trận mưa ngoài trời là không khí ngột ngạt tức tưởi bên trong Hội Trường Diên Hồng, nơi đang diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực. Những bài diễn văn hôm đó cũng chính là những bài điếu văn tiễn biệt một chế độ đã tồn tại suốt 20 năm với đủ những buồn vui, hạnh phúc, xứng đáng để một nửa đất nước chiến đấu bảo vệ.
Chiều hôm đó tôi đến phòng làm việc, khi trận mưa bắt đầu; và tôi ra về khi mưa vừa nhẹ hạt. Toi6 đuợc giao thu lại hai bài diễn văn, một của Tổng Thống Trần Văn Hương, một của Tướng Dương Văn Minh. Đến giữa bài diễn văn thứ hai, tôi đứng lên, bỏ công việc đó cho người phụ tá giám đốc, cặp mắt tôi cay xè, trí não gần như tê điếng, tôi ra sân lái xe về nhà. Về tới ngõ, đúng vào lúc viên phi công phản tặc Nguyễn thành Trung ném bom phi trường Tân Sơn Nhất. Mấy nguời hàng xóm ra sân la lớn “Nguyễn Cao Kỳ đảo chính”! Tôi mở cửa xe, vội vã lên sân thượng nhìn theo cho đến khi chiếc máy bay A37 khuất hút. Tôi bước vào phòng ngả lưng nằm xuống chiếc ghế đan. Cả thân người mềm nhũn.
Suốt đêm 28 tôi chỉ chợp mắt được vài ba lần. Tiếng đạn pháo và hỏa tiễn bốn bề rót vào ngoại ô Sài Gòn réo lên từng đợt như xé tâm can. Tôi ngồi dậy mở đèn sáng để bớt đi cái cảm giác ghê rợn, cảnh những xác người giẫy giụa, những thịt nát xương tan, những khu nhà cháy rực, những tiếng kêu gào thảm thiết, những máu và nước mắt…
Sáng 29 tháng Tư, cũng như những ngày khác trong 5 năm trước đó, tôi vẫn ngày hai buổi đi về trên những con đường thân thuộc từ nhà tới cơ quan, nơi đặt tổng hành dinh tình báo chiến lược của miền Nam Việt Nam. 7gờ 30 sáng mỗi trạm gác trên đường Cường Để và cạnh Công Trường Mê Linh, bến Bạch Đằng vẫn có nhân viên an ninh sắc phục canh gác. Tôi lái chiếc xe du lịch rời nhà đến sở với tâm trạng thật bình thản như những ngày thường nhật đi về. Đến đường Cường Để, tôi giảm tốc độ, chìa tấm thẻ an ninh với người lính gác, nở nụ cười chào hỏi quen thân. Người lính gác đưa tay chào. Một cái vẫy tay, chiếc xe lăn chậm. Cửa kính đã quay xuống. Gió buổi sáng trên sông Sài Gòn thổi hắt vào xe một cảm giác dễ chịu. Tôi nghe lòng thanh thản hơn. Chiếc xe dừng lại trước cổng cơ quan, một nhân viên trong toán an ninh cơ sở có mái tóc quăn dúm, người cao to bước ra mở cửa. Hai cánh cửa sắt như hai cánh bướm khổng lồ xòe rộng. Tôi nhìn vào phía trong, một không khí vắng lặng khác hẳn với những thường ngày trước đó. Nhân viên an ninh hỏi tôi: “Hôm nay ông đến sớm” thay lời chào. Tôi đáp lại: “Sớm hơn một tý”. Đi thêm một đoạn đường chừng hai trăm thước, tôi đậu xe phía sau hông tòa nhà ba tầng lầu, nơi tôi làm việc. Tòa nhà lầu này nghe nói được xây dựng từ thời Tây thực dân, đã già hơn trăm tuổi. Tầng thứ ba là nơi làm việc của vị Tướng, Trưởng cơ quan và các phụ tá. Tầng thứ hai dành cho Nha Kế hoạch và lầu trệt là nơi làm việc của Sở An ninh Nội Chính, bí số A10.
Tôi làm việc tại tầng lầu dưới cùng này. Cửa văn phòng khép hờ, người trực ca đêm đang nằm trên chiếc ghế bố thấy tôi vào, ngồi bật dậy, thả tờ báo đang cầm trên tay xuống bàn và cho tôi biết đêm qua có mấy gia đình dưới khu Câu Lạc Bộ kéo lên xin ngủ nhờ để tránh pháo kích. Không ai dám cho đám người tránh nạn vào phòng làm việc của cơ quan, dù họ là thân nhân, gia đình nhân viên nội trú. Không ai được vào ngủ trong phòng. Họ nằm chật cả hành lang. Đàn bà và trẻ em. Một trái hỏa tiễn pháo kích rơi cạnh nhà máy phát điện của cơ quan, không gây thiệt hại nào, nhưng tổn thất rất lớn về mặt tâm lý.
Nhân viên trực về rồi, tôi thấy căn phòng quen thuộc lâu nay như trống rỗng, như bớt phần thân thiết.
Cả toàn bộ khu vực cơ quan còn vắng lặng. Tất cả hoàn toàn yên tĩnh. Tôi mở tủ sắt đọc một trong những bản danh mục hồ sơ lưu trữ. Nhiều ngăn tủ đã trống rỗng sau khi hàng chồng hồ sơ tối mật tôi đã nhận chỉ thị thiêu hủy vào một đêm khuya, mấy ngày trước đó. 8 giờ sáng, nhìn ra ngoài tôi thấy đã có mấy chiếc xe gắn máy, vài chiếc Vespa đậu sát hành lang của những tòa nhà nơi họ làm việc. 9 giờ xe của Trưởng cơ quan đã đậu ở sân sau. 10 giờ tôi và một số người khác được gọi lên trình diện “Ông phụ tá”. Mọi người trong cơ quan vẫn quen gọi ông là “Ông Phụ tá”, mặc dù lúc đó ông đã là Trưởng cơ quan, không còn là phụ tá Kế hoạch của vị tướng tiền nhiệm nữa. Vị tướng – nghe nói đã cùng gia đình rời khỏi nước trước đó mấy ngày. Ông Phụ tá là một Đốc Sự Hành Chánh Thượng hạng Ngoại hạng, ngạch hành chánh cao nhất của công chức miền Nam. Ông cũng là tác giả cuốn sách nổi tiếng “Tử Vi Hàm Số”.
Vẫn với cung cách đơn sơ, gần gũi với thuộc cấp, ông cho biết cơ quan đã cử hai giới chức cao cấp sang tiếp xúc với tòa Đại sứ Mỹ để thu xếp cho kế hoạch di tản như đã trù liệu và đã được các cố vấn Mỹ đảm bảo từ mấy tháng trước.. Ông chỉ thị những người có mặt về phòng trấn an nhân viên chờ đợi kết quả từ sứ quán Hoa Kỳ. Nhân viên các phòng chỉ lưa thưa mấy người. Số đông không đến nhiệm sở.
Tôi trở về phòng, lẩn quẩn với đủ điều suy nghĩ. Một vài nhân viên ghé vào xin phép tôi được nghỉ để thu xếp việc nhà. Ông trưởng Ban, Phó Ban, không có mặt. Một vài người gọi điện thoại vào hỏi “có gì lạ không”?
Tôi kê chiếc ghế bố nằm đọc báo, nghe radio, chờ đợi, không biết là đang chờ đợi cái gì.
Thời gian vẫn là những khoảnh khắc tiếp nối trôi qua thản nhiên bình lặng như thể tính vật lý của nó, nhưng hơn tám tiếng đồng hồ hôm đó, một khối nặng tâm lý đè lên, trì kéo, để cũng chỉ tám tiếng đồng hồ như hôm qua, hôm trước trở nên nặng trịch, kéo lê trong não trạng con người.
Sau 4 giờ chiều, Ông Phụ Tá, quyền Trưởng cơ quan từ trên lầu đi xuống. Ông vừa bước ra sân, các nhân viên thuộc cấp của ông, trong số có tôi, chạy đến xúm vây quanh ông, như những nạn nhân đang trôi nổi giữa dòng bám vào chiếc thuyền mong cứu hộ.
Với khuôn mặt hiền từ, nhã nhặn cố hữu, ông nói với khoảng hơn chục người bu quanh ông:
“Ông Tm và Đại tá Tn được cử sang Tòa Đại Sứ Mỹ thu xếp cho cuộc di tản của chúng ta đã lên máy bay đi rồi. Thôi, các anh về đi, mỗi người tự thu xếp, lo cho gia đình. Tôi cũng như các anh”.
Vài anh em nhìn ông tỏ vẻ không tin: “Ông Phụ Tá có thông hành rồi phải không? Còn chúng tôi làm sao mà tự lo liệu được”. Một anh khác chen vào: “thì cùng nằm bên nhau trong đống xương vô định”.
Không còn gì nữa để nói, vài câu chuyện như nói lên lời an ủi, nói lên điều âu lo, tất cả nhìn lại từng dãy nhà, từng phòng làm việc, như quyến luyến giã từ một nơi chốn thân yêu trước khi từ giã nhau, vội vã ra về. Mạnh ai nấy lo.
Sau khi vào trại Long Thành, tôi gặp lại ông Phụ Tá nhiều lần trong sáu tháng đầu chung trại. Ông Phụ Tá đã chết trong một trại tù cải tạo ngoài miền Bắc của ba miền ruột thịt.
BÀI HỌC ĐỔI ĐỜI
Tôi dạy học ở trường Trung Học Phan Sào Nam Sài Gòn từ năm 1966 đến năm 1975, trừ một niên khóa gián đoạn khi tôi vào quân trường Thủ Đức. Vài tuần lễ sau khi cộng sản tiếp thu Sài Gòn, “mùi vị” tôi nếm thử đầu tiên trong cuộc đổi đời ấy là khi tôi tham dự buổi họp bàn giao cơ sở Trường Trung Học Phan Sào Nam Sài Gòn cho “Sở Giáo Dục và Hội Nhà Giáo Yêu Nước” thành phố. Buổi họp, phía “bị cáo” gồm Ban Giám Đốc với Nghị Sĩ Thái Lăng Nghiêm (Hiệu Trưởng), các ông Phạm Thanh Giang (Giám đốc), Phạm Chí Chính (Giám Học), Đỗ Văn Khuôn (Tổng Giám Thị). Một số giáo sư cùng các giám thị, nhân viên văn phòng và lao công… tôi không nhớ hết tên. Hôm đó vắng mặt hai người trong Ban Giám đốc, GS. Đào Văn Dương, người phụ trách tài chánh, mà chúng tôi gặp ông hàng tháng để lãnh lương; và ông Phó Tổng Giám thị Sầm Quang Linh. Thật là một thích thú, tình cờ mới đây tôi biết cụ Sầm Q. Linh là nhạc phụ của anh Thân Trọng Nhân, Nguyên Chủ tịch Hội Ái Hữu cựu SV Hạn Hạnh. Anh cũng có dạy ở Phan Sào Nam.
Trở lại buổi trình diện và bàn giao trường ốc cho “Hội Nhà giáo yêu nước”, mặc dù tôi đã từng chứng kiến những màn con đấu cha, vợ tố chồng, học trò trấn áp thầy giáo “phản động” trong thời kỳ Cải cách Ruộng đất, nhưng sau hai mươi năm thoát khỏi cõi trầm luân có thực ấy, tôi đã bàng hoàng đến ớn lạnh khi nhìn tận mắt, nghe tận tai lời tố cáo bịa đặt độc ác đã được nhồi nhét vào những tâm hồn trong trắng, ngay tại một phòng học mà chỉ mới mấy tuần lễ trước đó đạo đức, lễ giáo học đường từ xa xưa vẫn còn là đường cân nẩy mực của xã hội miền Nam. Tôi rùng mình, đầu óc qay cuồng với những màn đấu tố rùng rợn mà thời niên thiếu tôi vừa là nhân chứng vừa là nạn nhân.
Hai học sinh lớp 11, vẫn với nét mặt non choẹt, trong bộ đồng phục học sinh, áo sơ mi trắng, quần xanh blue thay phiên nhau lên tiếng tố cáo Ban Giám Hiệu và các thầy cô là tay sai của Mỹ Ngụy, bóc lột nhân dân qua hình thức thu học phí làm giàu trên công sức của người nghèo! Mọi người, trong đó có những thầy giáo mới vài tuần trước đó đứng trên bục giảng truyền thụ kiến thức và lời hay ý đẹp cho những đứa học sinh này.
Một giờ chiều, cuộc “bàn giao” chấm dứt với sự “thỏa thuận” kết cuộc của ban Giám Đốc nhà trường ký biên bản “tặng” toàn bộ cơ sở trường ốc cho hội Nhà Giáo Yêu Nước. Ông giám đốc (chủ trường) và vợ con được phép ở lại một phòng trên lầu thứ tư, nơi mà gia đình ông đã ở và có sổ Gia đình từ nhiều năm trước.
Tôi nhận mảnh giấy chứng nhận “Đã Trình Diện” do ông Hiệu trưởng Nguyễn Văn Tâm tức NS Thái Lăng Nghiêm ký rồi ra về mang theo tâm trạng rã rời cho đến ngày trình diện vào tù.
Mười giờ sáng ngày 12 tháng 6 -1975 tôi khăn gói đến trường Chu Văn An, đóng 13.500$ tiền VNCH, theo thông cáo “học tập” trong một tháng. Vừa bước vào phòng “tiếp quản”, tôi gặp hai cậu học trò cũ cũng tại trường Phan Sao Nam làm nhiệm vụ kiểm tra hành trang của người trình diện. Hai em học sinh ấy thấy tôi, tiến lại và lên tiếng: “Thầy cũng đi vào đây à? Thầy cho chúng em kiểm soát”. Tôi chỉ kịp nói – “Vâng”. Hai kiểm soát viên liền kéo fermeture túi xách của tôi, lôi ra vài bộ đồ lót và đồ ngủ, bàn chải, kem đánh răng… Tôi chỉ mặc một chemise, quần tây trên người. Sau khi xét xong hành lý, tôi giơ hai tay lên để các em kiểm soát thân thể. Xong “cửa ải” thứ nhất này tôi vào phía trong, nơi kê mấy dãy bàn, có nhiều cán binh mặc đồ bộ đội thu tiền và dẫn tôi vào phòng đã có nhiều người ở đó.
Trong hai ngày tại đây các bữa ăn trưa và chiều do nhà hàng Bách Hỷ, đường Tổng Đốc Phương, Chợ Lớn chở xe van đến. Bữa ăn có nhiều món thịnh soạn gần như tiệc cưới. Ba ngày sau lệnh trình diện, gần nửa đêm 16 tháng 6 mọi người bị đánh thức dậy, đem hết xách gói ra sân tập họp chờ xe di chuyển. Đi về đâu? Là câu hỏi lúc bấy giờ mọi người thầm thì bàn tán. Chỉ có trời biết. Chúng tôi nằm nhoài giữa sân hứng sương đêm cho tới sau 5giờ sáng mới có xe tới chở đi. Đến làng cô Nhi Long Thành khi trời còn tờ mờ, sương mù đen kịt. Mọi người được đổ xuống. Chỗ ở đã được quy định theo ban ngành. Có 5 khu, họ gọi là 5 khối. Chúng tôi gọi đùa là năm vùng chiến thuật. Khối I thuộc các quan chức hành chánh. Khối II dành cho các “bô lão” đảng phái. Khối 3 nơi hội tụ của các giới chức an ninh tình báo mà lúc ngoài đời ít có dịp gặp nhau; hoặc giả nếu có gặp, thậm chí quen thân cũng không biết “nghề nghiệp” của mỗi người, không biết gốc gác của nhau. Khối IV là nơi họp mặt của các quan Cảnh Sát từ cấp Tá trở lên; và khối V là khu biệt lập dành cho phái Nga Mi, trong đó có nàng Nguyễn Thị Thanh Thủy/ Đại Úy Cảnh Sát Đặc Biệt, “Chỉ Huy Trưởng” Đội Thiên Nga, Nàng Đỗ Thị Đẹp/ Trung Ương Tình Báo, nhân viên phát hành của Paris By Night mà mấy năm trước bị đả đảo ào ào vì vụ ‘lúa đỏ”. Một nàng khác tôi được nhiều bạn tù quả quyết là người đẹp Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn. Không biết thật hay giả, hay do nàng có tên là Diễm nên được “huyền thoại hóa”?
Cũng có một số nữ Sinh viên, nữ công chức trẻ, là những bóng hồng ít nhiều đã đem lại chút tươi mát giữa những khô khan đặc quánh của tình cảm yêu thương bởi sự cấm đoán và ly cách. Có một cô Sinh viên Văn Khoa thuở đó đem tuổi trẻ và nhiệt huyết cống hiến cho lý tưởng mà cô theo đuổi đến tận bây giờ nên cũng có mặt trong đám “Nga Mi”. Hiện “nàng” đang là một cây viết cộng tác với tạp chí Nguồn.
Ngày đầu tiên tại Long Thành từ lúc tờ mờ sáng đến chiều tối không có bóng dáng một bộ đội, công an nào. Mọi “học viên” thoải mái với nhau, và cũng không cơm, không nước, cho tới khi mặt trời gần tắt, choạng vạng tối mới thấy người ta đẩy vào mỗi dãy nhà (trên 70 người) một cái thùng nhựa đựng cơm, cỡ thùng rác 32 galon. Dù đã nhịn ăn trên 24 giờ đồng hồ, tôi cũng không buồn chen lấn để lấy một chén cơm đầy sạn, thóc. Nhiều người bỏ cơm đi tìm thùng nước trong cơn khát đã gần lả người.
Màn đêm phủ trùm, cả ngọn đồi chìm trong bóng đen tĩnh mịch, tiếng dế rả rích, âm thanh nhiều loại côn trùng như một hợp khúc réo rắt xoáy vào tâm trạng mỗi con người đang thả bao nhiêu suy nghĩ về cha mẹ, vợ con, gia đình; ưu tư trôi đi trăm chiều vạn hướng. Nếu nhìn thấy, chắc chắn trên mỗi khuôn mặt mỗi người lúc ấy hiện rõ nét đăm chiêu, khắc khổ. “Chân lý cách mạng” mà ngày nào Tố Hữu thấy bừng lên danh vọng của ông ta thì giờ ấy như những tia chớp hãi hùng đang lóe lên trong cơn bão đời của hàng chục, hàng trăm ngàn người bất hạnh.
Rồi từng ngày, từng tuần lễ, từng tháng trôi đi trong tâm trạng nặng nề của mỗi người. Không ai giống ai. Lớp người có tuổi, phần đông thuộc các đảng phái, thành phần Bắc di cư họ có thừa kinh nghiệm về sự tráo trở lật lọng trong ngôn từ, chữ nghĩa và mưu mẹo, xảo thuật của “người anh em” nên ngay từ đầu họ an tâm “học tập”. Các bác, các cụ bắt đầu xới đất trồng rau, trồng ớt, trồng khoai lang. Những người khác thấy vậy la lên “Ông trồng cho ai ăn đó”? Lớp trẻ và đa số dân “Nam Kỳ quốc” chưa biết mô tê gì về cộng sản nên lúc ngoài đời xuề xòa dễ dãi. Gia đình bên cạnh có con em đi tập kết, chạy ra bưng biền, kệ nó. Ta cứ ngày hai buổi đi ăn đi làm. Khi “Cách mạng” từ rừng rú về thành, đám con em họ về theo dẫn thêm mấy đồng chí đi lùng sục từng nhà “ngụy quân, ngụy quyền ác ôn” đem giao cho cách mạng xử lý. Khi vào trại “học tập” họ cứ tin răm rắp một tháng là về nhà. Có anh dự tính cưới vợ làm ăn, có anh quyết định đổi nghề về hưởng thú đồng quê làm ruộng, đào ao nuôi cá. Từng ngày từng giờ cứ mong được “lên lớp” được học tập sớm thấm nhuần “chính sách khoan hồng” của cách mạng.
Ngày tháng cứ trôi đi, cổ cứ dài ra vì trông ngóng, mỗi người chỉ còn lại một cái quần xà lỏn che vùng ngã ba, với chiếc áo may-ô đã te tua, lem luốc. Ban đêm mặc bộ đồ ngủ, ban ngày xà lỏn may-ô. Nhà mái tôn nằm phơi trên ngọn đồi nắng quanh năm, nóng như lửa. Thế là chỉ mấy tháng nhờ cách mạng, mọi lớp vỏ bên ngoài ở mỗi con người cùng một giai tầng xã hội, dù chênh lệch chức tước, địa vị giàu nghèo có khác, đã được lột bỏ đi, để trơ ra cái/ nơi che giấu. Lúc này nhân cách con người bắt đầu hiện lộ.
Thời gian cứ nặng nề trôi đi. Lòng người như những đám mây chở nặng nỗi niềm chung riêng trĩu nặng, lửng lơ giữa bầu trời xám xịt. Với “cách mạng” còn năm dài tháng rộng, cứ nhẩn nha. Cái mẻ lưới quyết định đã kết quả mỹ mãn, hốt trọn được toàn bộ đầu não một guồng máy chính quyền gom vào rọ. Cứ thả lỏng cho “chúng” để tránh có phản ứng rắc rối; cũng để thời gian nguôi ngoai, dùng sức ép nhè nhẹ, từ từ trước sau cũng sẽ đến đó.
Kinh nghiệm chính sách tập trung tiêu diệt người Do Thái của Đức Quốc Xã cho thấy kết quả nhanh gọn đấy nhưng nó kinh khủng quá, dễ đánh động lương tâm con người. Ở đây chỉ “tập trung cải tạo”, không có lò sát sinh, không có phòng hơi ngạt, không bỏ đói đến chết sắp chồng lên nhau. Phải để “chúng” chết dần chết mòn, hãy để “chúng” cạn kiệt thể xác để chúng bán linh hồn.
Từ ngày gom về để đó, vài ba tháng sau mới làm danh sách, khai báo qua loa. Sáu bảy tháng sau “học tập” chiếu lệ. Các buổi “học tập thảo luận, “thu hoạch” từng tổ, từng nhóm, từng đội nhằm trắc nghiệm tư tưởng từng người, kết quả tốt. Mọi ý kiến đều hoan hô cách mạng, tuyệt đối tin tưởng vào chính sách của đảng và nhà nước. Một anh chung phòng chung đội với tôi, tên Lê Hữu Lợi tuyên bố công khai trước mọi nguời trong buổi học tập rằng anh ta là một “đầu mối” (nằm vùng) của cách mạng. Chính sách của cách mạng là như thế này, thế này… các anh phải thế nọ, thế kia… Nhưng khi biên chế ra Bắc anh có tên trong danh sách hàng đầu, đi mút mùa tới mãi Hoàng Liên Sơn.
Trước khi có những đợt khai báo, thỉnh thoảng lại có một đợt thả về. Lúc năm bảy người; có đợt vài ba chục. Một số háo hức, nôn nóng đợi chờ, tràn trề hy vọng. Những người hiểu chuyện cứ tỉnh bơ, “an tâm tin tưởng” chờ năm bảy năm, hay một hai chục năm, lấy trường hợp một tướng Quốc Dân Đảng Trung Hoa bị Trung Cộng giam mới được thả sau 26 năm đúng vào lúc hàng ngàn “Quốc Dân Đảng” VN mới nhập trại giam Việt Cộng ra làm niềm tin.
Trong số những người được thả, có người biết trước, có người khi được gọi tên mới biết mình đến số thoát cõi trầm luân, nhưng không biết do đâu. Phần đông những người được thả sớm từ trại Long Thành đều có một “dây mơ rễ má” nào đó. Người nằm bên cạnh tôi, anh Phan Khắc Thụy. được về sau hơn hai tháng là cháu ruột của Linh mục hốt rác Phan Khắc Từ. “Linh mục hốt rác” là hỗn danh do báo chí Sài Gòn trước 75 đặt cho ông cha này vì ông nhân danh “giai cấp công nhân hốt rác hợp sức cùng các linh mục Trương Bá Cần (tên thật Trần Bá Cương), LM Nguyễn Ngọc Lan (về sau đã cởi áo dòng, cưới vợ), và LM Chân Tín quậy phá náo loạn, làm mất thế ổn định chính trị và xã hội mấy năm ở Sài gòn.
Chu Tam Cường là Giám Đốc Gia Cư Liêm Giá Cuộc tại đường Trương Công Định, Quận Ba (Sau 75 đổi tên là Sở Nhà Đất), Cường trình diện nhập ngũ cùng khóa với tôi ở Quang Trung. Đương sự được trở về nhiệm sở sau 9 tuần thụ huấn quân sự. Vào Long Thành bảy tuần lễ sau có danh sách gọi tên ra trại. Hỏi ra mới biết là được tướng Chu Huy Mân từ ngoài Bắc bảo lãnh. Nguyễn Đức Ninh người chung phòng với tôi, cho biết anh ta có người bà con làm lớn từ Hà Nội vào công tác, bảo lãnh, được về sau bảy tuần lễ.
Cao Long Thọ. một sĩ quan cấp úy gốc tình báo, làm việc tại Bộ TL/CSQG, được về trong đợt đầu. Trường hợp của Cao Long Thọ đúng là “Tái ông thất mã”. Thọ và tôi vừa đi làm vừa đi dạy học. Chúng tôi thường gặp nhau ở những lớp đêm dạy luyện thi và một số giờ ban ngày ở trường Phan Sào Nam, có tình thân thiết. Thọ ra tay “nghĩa hiệp” ký tên bảo lãnh cho một sĩ quan cấp tá VC bị bắt, xin cải ngạch hồi chánh. Quy chế lúc bấy giờ ấn định một sĩ quan VC bị bắt muốn được hưởng quy chế hồi chánh để cộng tác làm việc hoặc được trở về nguyên quán làm ăn phải có ba người ký giấy bảo lãnh, hai người phải là sĩ quan quân đội hoặc Cảnh Sát. Một hôm tôi gặp Thọ tại trường, nét mặt anh buồn và lo lắng, nói với tôi: “Thằng VC tôi bảo lãnh cho nó, nó đã bỏ trốn vào bưng rồi. Không biết tôi sẽ lãnh cái gì đây”? Thọ Mang tâm trạng lo âu hồi hộp ấy cho tới ngày “rã ngũ”, chúng tôi gặp lại nhau tại Long Thành. Vài ba tháng sau Thọ được hồi chánh viên trước kia đón về trả cho gia đình. Năm 1985, tôi ra tù về Sài Gón gặp Thọ trên đường Võ Tánh, khu Ủy Hội Quốc Tế cũ. Tôi ngạc nhiên hỏi: - Sao không dzọt đi mà còn ở đây? Làm ăn cái gì? Anh ta than không vượt biên được và cũng chẳng làm được cái gì.
Sống lây lất, khó khăn. Sau ngày có chương trình HO tôi lại gặp Th. Lúc này anh ta tỏ ra đau khổ hơn vì không có tiền vượt biên, không đủ tiêu chuẩn (trên 3 năm cải tạo) để đi HO giữa khi thiên hạ chộn rộn làm thủ tục xuất cảnh. Nay không biết cuộc sống anh có khá hơn sau thời kỳ đổi mới không.
Cũng có vài ba trường hợp “học viên” được cho “về phép” khi có người thân (cha mẹ, vợ, hay con) chết, nếu có người bào lãnh. Tôi nghe nói Dân biểu Võ Long Triều cũng được ký giả VC nằm vùng Cung Văn bảo lãnh về phép một lần. Cung Văn là thư ký tòa soạn tờ Đại Dân Tộc của Võ Long Triều, cùng với tờ Điện Tín của Nghị sĩ Hồng Sơn Đông, mà thư ký tòa soạn cũng là ký giả VC nằm vùng, Huỳnh Bá Thành, và tờ Tin Sáng của nhóm Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung hợp lực “đâm sau lưng chiến sĩ” đánh phá chế độ một cách điên cuồng. Cung Văn tên thật là Nguyễn Vạn Hồng, trình diện nhập ngũ cùng khóa với tôi. Tôi quen biết anh ta do hai người chụp hình căn cước quân nhân chung một “pô”. Ng. Vạn Hồng được Việt Tấn Xã can thiệp cho trở về nhiệm sở. Sau khi biệt phái về làm việc tại Sài Gòn, tôi gặp NVH một hai lần, nhưng tôi không hề biết anh ta là Cung Văn.
Tại Long Thành một lần có phái đoàn Võ Văn Kiệt và Phạm Hùng vào quan sát trại, đi tới từng dãy nhà. Tôi ngỡ ngàng thấy có NVH mang xà cạp đội nón cối, mặc thường phục đi trong đoàn. Tôi tránh không để anh ta trông thấy tôi. Tôi nói với một người bạn về NVH, không ngờ anh bạn này biết rành rõ, nói với tôi: “Cung Văn đấy. Hắn làm cho tờ Đại Dân Tộc của Võ Long Triều đấy. Hắn từng lãnh VLT về thăm nhà”. Cách đây mấy năm, trong một bữa cơm thân mật tại nhà hàng Cao Nguyên ở San Jose (do nhà thơ Phạm Ngọc mời, có con trai nữ nghệ sĩ Hồ Điệp tham dự), Chủ bút một tạp chí văn học kiêm TTK một tuần báo ở California nói với tôi: NVH, sau 30 tháng Tư 75 đóng vai đạp xích lô. Anh ta gợi chuyện với khách, chửi bới, nguyền rủa VC hết lời. Người khách nào phụ họa chửi theo liền được anh phu xích lô chở thẳng đến trụ sở công an. Huỳnh Bá Thành sau 75 nắm tờ Công An, chết năm 1992 vì “tai biến mạch máu não” và Cung Văn viết cho tờ Sài Gòn Giải Phóng. Mấy năm trước đây có sang Mỹ để được nhìn ngó cái vĩ đại của xứ sở “đế quốc” mà anh từng nguyền rủa.
Trên ba ngàn sĩ quan viên chức cao cấp của VNCH tập trung tại Long Thành từ ngày 16 tháng 6-1975, sau gần một năm được phân tán đi các trại tù, phần đông ra Bắc. Một số không ít bỏ xác nơi núi rừng quạnh hiu, hẻo lánh. Số người sống sót trở về, đại đa số đã đi định cư ở các nước thế giới tự do.
Sau 34 năm chết đi sống lại, ngày nay có những chiến hữu, có những bạn tù từng chia sẻ đắng cay, tủi nhục, đã vội quên những năm tháng đọa đày nhục nhã ấy mà quay lưng lại với nhau, chỉ vì những tị hiềm, ganh ghét, nông nổi, nhỏ mọn…
Hẳn tất cả những ai từng qua trại Long Thành không quên lời mạ lỵ của một “giảng viên” cộng sản: “Các anh là thứ dòi bọ, là những con lợn chụm đầu vào máng tranh ăn, khi ngẩng lên thì lưỡi dao đã kề vào cổ”. Tôi tin rằng đây là lời cảnh báo đối với các đảng viên và lãnh đạo đảng CSVN ngày nay, hơn là lời nguyền rủa nhắm vào các giới chức VNCH thời bấy giờ.
Song Nhị
(Trích Hành Trình Biệt Xứ)
Tuesday, July 21, 2009
STRATA
Trong bài diễn văn lịch sử trên hệ thống truyền hình Hoa Kỳ ngày 31 tháng Ba năm 1968, tổng thống Johnson tuyên bố sẽ không ra tái tranh cử và ra lệnh chấm dứt ném bom ngoài vĩ tuyến 20 trên miền Bắc Việt-Nam. Theo lệnh trên, bộ Ngoại Giao nhấn mạnh cho đơn vị SOG biết, không được cho máy bay ra ngoài vĩ tuyến 20. Thi hành lệnh trên, đơn vị SOG coi như bỏ rơi sáu toán biệt-kích đã nhẩy dù xuống miền Bắc trước đây. Hà-Nội đã bắt được vài toán báo cáo sai lạc về cho đơn vị SOG. Trên tấm bản đồ miền Bắc Việt-Nam trong phòng hành quân có ghim tám cây kim mầu xanh, đánh dấu vị trí hoạt động của tám toán biệt kích. Nơi hướng tây bắc gần biên giới Trung-Hoa có bốn toán Remus, Easy, Tourbillon và Red Dragon. Hướng đông bắc, sát biên giới là toán Eagle, gần bờ biển có điệp viên Ares. Xuống dưới miền trung (Thanh-Hoá, Nghệ-An) có toán Hadley và Romeo.
Toán Verse nhẩy dù xuống tăng cường cho toán Tourbillon ngày 7 tháng Mười Một năm 1965. Trong số tám người nhẩy xuống miền bắc, hai bị chết (dù không mở?). Ðiều này đáng nghi ngờ. Hai tuần sau, khi đã huấn luyện cho toán Tourbillon về kỹ thuật dò thám đường, toán Verse tự ý di chuyển ra khỏi vùng hoạt động. Trong mười tám tháng kế tiếp, toán Verse báo cáo lập được nhiều thànhquả, nhưng thực ra rất ít. Ðơn vị SOG ra lệnh cho toán Verse di chuyển đến một điạ điểm bí mật của cơ quan CIA bên Lào. Ðiều này toán không thi hành. Cuối cùng vào tháng Sáu năm 1967, phi đoàn Hành-Quân Ðặc Biệt 21 của SOG bên Thái-Lan dùng trực thăng bay vào miền Bắc Việt-Nam để bốc toán Verse, kết qủa một máy bay Hoa-Kỳ bị bắn rơi gần bãi đáp. Ba tuần sau, đài Hà-Nội loan tin bắt được toán Verse.
Toán Tourbillon gồm tám biệt kích nhẩy dù xuống miền Bắc ngày 16 tháng 5 năm 1962, một người chết khi xuống tới đất. Toán được tăng cường lần đầu vào tháng 11 cùng năm, cả bốn biệt kích quân đều tử nạn. Tháng 5 năm 1964, thêm bẩy người nhẩy dù xuống tăng cường cho toán Tourbillon, một người chết, đến tháng 7 toán Tourbillon
nhận thêm 8 người, hai người chết. Tất cả biệt kích quân đều đã qua khoá huấn luyện nhẩy dù của đơn vị SOG, mặc đồ đặc biệt để bảo vệ thân thể, tuy nhiên số tổn thất quá cao. Có thể họ bị bắt, bị giết để làm gương cho những người còn sống 'phải hợp tác' Ngày 12 tháng 12 năm 1964, bốn người nhẩy xuống tăng cường cho toán Tourbillon, tám ngày sau hai bị chết trong một trận phục kích. Rồi đến toán Verse nhẩy xuống vào tháng 11 năm 1965, hai chết. Gần như mỗi lần nhẩy dù xuống miền Bắc đều có người chết. Hai lần trong năm 1966, đơn vị SOG tìm cách thâu hồi toán Tourbillon, cả hai chuyến đều phải hủy bỏ vì toán không lên máy vô tuyến liênlạc tại bãi đáp. Ðêm Giáng-Sinh năm 1966, toán Tourbillon nhận thêm hai người và hai tuần sau nhân viên truyền tin (người mới) bí mật gửi về một điện văn cho biết anh ta đã nằm trong tay địch quân.
Qua những biến cố kể trên, toán Tourbillon có lẽ đã nằm trong tay địch quân từ lâu. Khi toán Verse nhẩy dù xuống tăng cường cho Tourbillon, định mệnh đã an-bài cho các biệt kích quân trong toán. Phòng Nhì cơ quan MACV cùng với SOG giám định lại tình trạng các toán biệt-kích thả ngoài Bắc, họ đi đến kết luận tất cả các toán biệt kích đều bị địch bắt, kể cả điệp viên Ares.
Ngay từ lúc khởi thủy, kế hoạch thả biệt kích ra ngoài Bắc đã gặp trở ngại. Chuyến
thả dù đầu tiên trong tháng Ba năm 1961, bị trúng đạn phòng không và phải đáp xuống khẩn cấp. Tất cả biệt kích lẫn phi hành đoàn đều bị bắt hoặc bị giết. Trong năm 1963, cơ quan CIA thả mười ba toán biệt kích xuống miền Bắc, một toán bị đơn vị an ninh Bắc Việt bắt khi vừa xuống tới đất. Năm sau, thêm 5 toán bị bắt, một toán thoát. Chuyện này lập lại trong năm 1965 và 1966, mỗi năm một toán thoát, số còn lại bị bắt sống hoặc bị giết gần như tại bãi đáp.
Từ năm 1961, cơ quan CIA và SOG huấn luyện, thả dù ra ngoài miền Bắc 54 toán biệt kích tất cả 342 người. Nhiều người rất can đảm, ái-quốc bị giết bị tra tấn trong những năm tháng tù đày ở ngoài Bắc. Kế hoạch 34-A là một thất bại trong ngành phản gián Hoa-Kỳ, cho đến nay nhiều chi tiết vẫn không được báo cáo rõ ràng.
Trong trường hợp toán Remus, một tù binh Bắc Việt do quân đội Hoa-Kỳ bắt được cho biết, một toán biệt kích nhẩy dù xuống một nơi gần làng của anh ta và bị đơn vị công-an biên-phòng bắt ngay tức khắc. Khi người tù binh chỉ làng anh ta trên bản đồ, nơi đó gần điạ điểm thả dù toán Remus. Tin này làm rung động bộ chỉ huy đơn vị SOG. Làm sao quân Bắc Việt có thể 'hốt' toán biệt kích Remus một cách nhanh chóng, điạ điểm thả dù rất xa xôi, hẻo lánh?
Trong tháng Ba năm 1968, báo 'Nhân Dân' của đảng Cộng-Sản miền Bắc ra thông cáo án tử hình cho tất cả những hành động chống lạicách-mạng. Ðến đầu tháng Tám năm 1968, Bắc Việt cho biết đã bắt được ba toán biệt kích. Ðơn vị SOG chỉ còn lại năm toán Red Dragon, Hadley, Eagle, Ares và Tourbillon và họ sắp đặt trả đũa. SOG cho một toán biệt kích biết sẽ thả dù tiếp tế đựng trong thùng chứa có hình dạng giống như bom Napalm do phản lực F-4 thả. Lần này họ cho thả bom thứ thật, và tin rằng người nhận sẽ là đơn vị công-an biên-phòng chứ không phải toán biệt kích.
Trong năm 1968, máy bay C123, C-130 của SOG thả tiếp tế (bom thật) ra ngoài Bắc
tám chuyến. Công-An Biên-Phòng Bắc Việt sau đó không thèm nhận đồ tiếp tế thả cho các toán Hadley và Tourbillon nữa. Từ cuối năm 1967, SOG thả những toán biệt-kích STRATA, dò thám đường, tìm mục tiêu 150 dặm qua khỏi vùng phi quân sự. Vùng hoạt động của những toán Strata nằm dưới vĩ tuyến 20 nên không bị ảnh hưởng do lệnh giới hạn không tập ngoài vĩ tuyến 20 của tổng thống Johnson. Thời gian hoạt động trong lòng địch khoảng một hoặc hai tuần lễ. Mục tiêu cho những toán Strata dò thám là hệ thống đường xá dẫn đến các đèo Mụ-Già, Ban Karai và Ban Raving, rồi đổ vào hệ thống đường mòn Hồ-Chí-Minh. hầu hết các toán đều xâm nhập qua biên giới Lào khoảng 10 dặm, trong vùng đồi núi hiểm trở.
Toán viên Strata được huấn luyện như những toán biệt kích thả ra Bắc trước đây trong căn cứ bí mật ở Long Thành. Họ được huấn luyện riêng để bảo mật, sau đó đưa ra căn cứ gần núi Non-Nước ngoài Ðà-Nẵng. Tất cả mười bốn toán biệt kích Strata, số toán trong khoảng từ 90 tới 122. Các toán Strata xâm nhập vào Bắc Việt-Nam phát xuất từ căn cứ không quân Nakhon Phanom bên Thái-Lan. Họ được phi cơ SOG C-130 Black Bird đưa vào căn cứ không quân và được lệnh 'ở bên trong' phòng làm việc của đơn vị SOG. Sau khi thay đổi quân phục sang quân phục của quân đội Bắc Việt, biệt kích quân lên trực thăng 'Pony' thuộc phi-đoàn 21 SOG Hành-Quân Ðặc-Biệt. Chỉ khoảng nửa giờ bay qua 65 dặm bề ngang nước Lào. Trực thăng phải bay lên cao độ 10 ngàn bộ tránh phòng không, sau đó bay theo mây dọc theo dẫy Trường-Sơn, rồi khi vào không phận Bắc Việt, bay thấp để tránh hoả tiễn SAM đến bãi thả biệt kích.
Tất cả hoạt động đều chấm dứt ngày 15 tháng Mười năm 1968 sau cú điện thoại từ
Washington đến Việt-Nam cho Ðại-Tá Cavanaugh chỉhuy trưởng đơn vị SOG. 'Ông có toán biệt-kích Strata nào vượt biên ra ngoài Bắc không?'. Một tướng lãnh trong Ngũ Giác Ðài hỏi Cavanaugh. Ông trùm SOG trả lời có hai toán đang hoạt động ngoài vĩ tuyến 17. Vịtướng lãnh ra lệnh 'Ông phải thâu hồi các toán biệt-kích trong vòng 24 tiếng đồng hồ'. Vị tướng cho biết thêm, Tổng-Thống Johnson sắp sửa ra lệnh hoàn toàn chấm dứt các phi tuần ném bom miền Bắc Việt-Nam.
Ðại-Tá Cavanaugh sau này than Washington không cần biết đến sinh mạng của những biệt kích quân đang kẹt ngoài Bắc. Muốn thâu hồi một toán biệt kích trong vòng 24 tiếng đồng hồ đâu phải chuyện dễ. Rất nhiều lý do trong vấn đề hành quân ngoại lệ, thời tiết v.v... đến ngày 23 tháng Mười, các toán biệt kích Strata mới về tới căn cứ ngoài Ðà-Nẵng.
Từ lúc toán Strata đầu tiên xâm nhập cho đến khi mười ba tháng sau tất cả triệt xuất. Biệt kích Strata ra ngoài Bắc tất cả hai mươi sáu lần, mất tích 26 quân nhân, trong đó có hai toán bị mất hoàn toàn. Sự tổn thất do thời tiết xấu, kế hoạch cấp cứu toán biệt kích bị đình trệ, có khi đến năm ngày. Thiệt hại khoảng một phần tư trong số 102 biệt kích Strata.
Cọp Khánh-Hòa
Thursday, July 9, 2009
Chuyện Mật Của Một Đơn Vị Mật: Tuyển Mộ&Huấn Luyện Biệt Kích
LTS: Sau bài lịch sử người nhái của Nha Kỹ Thuật đã được đăng trong số báo ra ngày Thứ Bảy, 17 tháng 4/99, tòa soạn nhận được thêm chi tiết về nhiều “bí mật một thời” của các chiến sĩ Biệt Kích Quân của Nha Kỹ Thuật KT, do cựu Trưởng Công Tác Nguyễn Vinh viết lại. Xin mời độc giả theo dõi những bí mật của một đơn vị tham dự chiến tranh bất quy ước của QLVNCH, từ việc tuyển mộ, huấn luyện, xâm nhập, tiếp tế tới triệt xuất... của những toán biệt kích trên khắp các chiến trường Nam Bắc Việt Miên Lào, như sau.
Nhiệm vụ của NKT thay đổi tùy theo thời gian cũng như tình hình của địch. Trong thời kỳ khởi đầu đến cuối năm 1963, Sở Bắc hay phòng E-45 gởi nhiều toán điệp báo ra Bắc để thu nhập tin tức cũng như để liên lạc với một số nhân vật chống cộng có uy tín còn ở lại miền Bắc với mục đích tạo cơ sở nằm vùng, xây dựng ngầm một lực lượng nổi dậy làm đầu cầu cho đoàn quân Bắc Tiến Giải Phóng Miền Bắc khi tình hình chính trị cho phép.
Sau chính biến 1963, tiếp tục xâm nhập các Toán Biệt Kích qua đường hàng không, và Biệt Hải qua đường biển. Sở Phòng Vệ Duyên Hải (SPVDH) được tăng cường các chiến dịch PTF. Sở Tâm Lý Chiến (STLC) phát triển mạnh mẽ hệ thống phát thanh các công tác Chiến Tranh Chính Trị. Hai sở này hợp tác thả rất nhiều tặng phẩm cho dân chúng miền Bắc. Quà tặng thường là các nhu yếu phẩm, máy thâu thanh để đồng bào có thể nghe tiếng nói của Đài Tự Do, đài Gươm Thiêng Ái Quốc. Các tặng phẩm thường được thả dù từ phi cơ hoặc từ ngoài biển trôi vào. Trong thời gian này một số khá đông người dân miền Bắc được tàu của SPVDH đưa về một đảo bí mật thuộc “Mặt Trận Giải Phóng Miền Bắc” chiếm đóng. Ở đó họ được hướng dẫn đường lối giải phóng của phong trào rồi được giao phó vài nhiệm vụ khi họ trở về địa phương mình.
Ngoài ra STLC cũng dùng đài phát thanh để nhắn tin gia đình cho các Toán đang hoạt động tại miền Bắc. Vì biết chắc phía địch cũng đang theo dõi các buổi nhắn tin này nên Đoàn 68 đã lồng vào việc phát thanh nhắn tin gia đình cho các Toán có thật cũng như các Toán giả tạo, và để tăng thêm ngờ vực cho đối phương. Trung ương đã cho máy bay thả những kiện hàng tiếp tế xuống vùng các toán giả tạo, trong kiện hàng, ngoài vật dụng thường tiếp tế cho các Toán có thật còn có chứng từ giả tạo của gia đình, thân nhân gửi cho từng người trong Toán. Trong nhiệm vụ lừa địch còn có những Toán giả tạo xâm nhập vào những vùng hẻo lánh miền Bắc mà sự thật chỉ là 5,7 chiếc dù được cột vào tảng nước đá, với thời gian nước đá sẽ tan, chỉ còn những chiếc dù lơ lửng trên cây hoặc trên bờ bụi, khiến địch lầm tưởng đã có toán xâm nhập thật và huy động người đi lùng kiếm. Còn nhiều công tác ly gián bằng cách xử dụng các hồi chánh viên cũng như các tù binh chính quy Bắc Việt.
Trong thời kỳ từ 1969 đến 1975, tình hình chiến sự trở nên ác liệt hơn sau khi bộ đội Bắc Việt tấn công miền Nam, các Toán NKT tăng phái nhiều thêm cho Quân Đoàn để thám sát sau hậu tuyến địch, cung cấp những tin xác thật để khai thác.
TUYỂN MỘ
Để thi hành hiệu quả những nhiệm vụ khó khăn và cấp thời, việc tuyển mộ nhân viên để thi hành các kế hoạch trên đòi hỏi một sự cân nhắc lựa chọn hết sức tỉ mỉ.
Trước tiên, Toán viên công tác hay nhân viên nằm vùng phải hội đủ điều kiện học vấn, có khả năng về quân sự, hiểu biết về công tác bí mật và nhất là Tóan viên phải là người đã từng sống tại các vùng hoạt động là điều rất may mắn - vì như chúng ta đã biết, ngành tình báo nhân dân trong vùng cộng sản chiếm đóng rất bén nhạy - mọi sơ hở dù nhỏ bé đến đâu đều có thể làm cho Toán bị bại lộ. Do đó, nhân viên hoạt động nằm vùng phải hết sức thận trọng mỗi khi phải tiếp xúc với dân địa phương. Ngoài ra Toán viên phải thông suốt ngôn ngữ, tập tục cũng như màu sắc ăn mặc của người địa phương để bảo Toàn an ninh cho Toán.
Vì những lý do trên, nguồn nhân lực cung cấp cho Toán nằm vùng tại miền Bắc trước tiên là những quân nhân trong quân đội, những người đã sinh sống tại vùng mục tiêu, đã được huấn luyện nhuần nhuyễn đầy đủ về quân sự và sẵn có một tinh thần yêu nước và chống cộng triệt để, tiên khởi là Liên Đội quan sát I.
Nguồn nhân lực thứ hai là những thanh niên miền Bắc, di cư vào Nam sau Hiệp Định Genève, họ đã căm thù cộng sản và hiện sống tại các khu định cư Hố Nai, Canh Lâm, Ngã Ba Ông Tạ v.v...
Nguồn nhân lực thứ ba là các thanh niên thuộc các Bộ Lạc Sắc Tộc chống cộng đã phải di cư sang Lào hay vào Nam đang sống tại Tùng Nghĩa, Đức Trọng hay làng Hòa Bình ở Ban Mê Thuột.
Sau nầy, vào năm 1968, sau Tết Mậu Thân, nhiều Toán Phượng Hoàng và nhiều điệp viên Singleton đã được tung vào nội địa Kampuchia - để theo dõi hoạt động của đối phương. Việc tuyển mộ các Toán viên nầy được chọn lựa trong số Toán viên người Kampuchia thuộc lực lượng Mike Force của Mỹ và những thanh niên đang phục vụ trong đội Thám Sát P.R.4 tại Tây Ninh. Họ được huấn luyện thêm về công tác điệp viên và sau đó với vỏ bọc Việt Kiều buôn bán, tại chợ trời Gò Dầu Hạ hay Phước Tân. Họ được trang bị đầy đủ thẻ tùy thân, thẻ đảng viên Đảng “Sangum” là đảng của Sihanouk đang có thế lực ở Kampuchia.
Với những giấy tờ giả mạo do phía Hoa Kỳ cung cấp, họ di chuyển rất dễ dàng đến các mục tiêu chỉ định, nơi Việt Cộng đang chiếm đóng như Mimot, Kreek, Kratíc Ba Thu và hải cảng Sihanoukville là hải cảng xâm nhập vũ khí từ miền Bắc.
Cũng vào năm 1968, sau Tết Mậu Thân, nhiều cán binh bộ đội miền Bắc ra hồi chánh, Hoa Kỳ và Nha Kỹ Thuật đã phải khai thác đúng lúc lực lượng mới nầy, Đ 68/NKT đã phái người đến Trung Tâm Chiêu Hồi tiếp xúc để tuyển chọn cán binh chiêu hồi, thành lập nhiều toán Đề Thám.
Sau khi được huấn luyện, các cán binh chiêu hồi được trang bị như các binh sĩ trong Bộ Đội Miền Bắc. Họ được nhảy dù hoặc trực thăng vận hoặc xâm nhập vào đất Miên hoặc Lào, từ các đồn biên giới của LLĐB để thám sát hay đột kích vào các căn cứ địa của cộng sản, một số lớn Đề Thám đã hoạt động rất đắc lực, có Toán đã giải cứu tù binh Mỹ và Việt đang bị Việt Cộng giam giữ tại đất Miên.
HUẤN LUYỆN
Vì nhiệm vụ mà mỗi toán viên sắp đảm nhiệm, nhiệm vụ tối quan trọng, do đó việc huấn luyện cũng phải rất đầy đủ và chu đáo.
Để giảm thiểu thời gian huấn luyện, các toán viên đầu tiên được tuyển chọn trong các đơn vị quân đội. Họ được tập trung về Liên Đội Quan Sát I.
Mọi nhân viên quân đội hay dân sự đều phải trải qua phần căn bản quân sự, học nhảy dù, biết xử dụng địa bàn, bản đồ, vũ khí, vượt sông và mưu sinh thoát hiểm v.v... Mỗi Toán trước ngày xâm nhập phải có đủ:
- 2 nhân viên truyền tin còn gọi là hiệu thính viên
- 2 chuyên viên phá hoại (mìn, chất nổ)
- 1 hoặc 2 chuyên viên vũ khí
- 1 hoặc 2 chuyên viên cứu thương
- 1 hoặc 2 chuyên viên về tâm lý chiến
Trong những năm đầu, các Toán được ăn ở và được huấn luyện tại các nhà an toàn (mỗi Toán một nhà riêng) vì lý do ngăn cách cũng như để bảo mật tối đa cho công tác.
Đầu năm 1963, vì nhu cầu thành lập cấp bách, các Toán xâm nhập miền Bắc, nhà an toàn không có đủ để chứa các Toán mới. Do đó một trung tâm huấn luyện được thành lập tại Long Thành, Biên Hòa và lấy tên là trại Demo hay Trung Tâm Huấn Luyện Phá Hoại. Vài tháng sau, trung tâm này đổi tên là trại Yên Thế. Tất cả mọi Toán đều tập trung về trại này để huấn luyện, vì nơi đây có sân bay, có đầy đủ phương tiện để huấn luyện và thực tập.
Các Huấn Luyện Viên gồm một số sĩ quan trẻ ưu tú được tuyển chọn trong quân trường và được chuyên viên Hoa Kỳ trau dồi thêm phần chuyên môn. Ngoài số HLV Việt Nam, còn có nhiều Huấn Luyện Viên dân sự người Mỹ trong đơn vị tình báo mang tên Combined Studies do Tòa Đại Sứ Mỹ phái đến, cùng một Toán chuyên viên quân sự của LLĐB Hoa Kỳ cũng được tăng phái để hỗ trợ cho việc huấn luyện các biệt kích.
Sau khi được thành lập và bổ sung đầy đủ chuyên viên, các Toán được thực tập xâm nhập đêm vào một vùng rừng núi xa lạ với trang bị đầy đủ, không khác gì khi Toán xâm nhập vào miền Bắc trong tương lai. Trong mỗi lần thực tập đều có Trưởng công tác Việt và Mỹ tham dự để đánh giá khả năng của Toán và rút tỉa kinh nghiệm vùng rừng núi Bun-Enao, Bun-Sa-Pa, Dan Gia, Deep, Khâm Đức là những vùng rừng núi thuận tiện và thích hợp cho việc thực tập này. Cũng trong thời gian thực tập, thường kéo dài một tuần lễ. Mọi công tác Toán sẽ áp dụng tại miền Bắc đều đem ra thực tập như liên lạc tầm xa, lập căn cứ an toàn, chọn bãi và nhận tiếp tế v.v…
Số tới: Biệt Kích Hành Quân
Chuyện Mật Của Một Đơn Vị Mật: Biệt Kích Hành Quân Ra Bắc
II. Trước ngày tháng xâm nhập mỗi Toán được tập trung tại “khu cấm” để chờ lệnh hành quân. Được gọi là “khu cấm” vì nơi đây chỉ dành riêng cho toán sắp hành quân, mọi người không phận sự không được vào khu nầy.
Sau khi thu nhập đầy đủ tin tức về thời tiết cũng như về an ninh tại vùng mục tiêu, lệnh hành quân được ban hành.
Toán hành quân được cấp phát đồ trang bị cho cá nhân. Mỗi toán viên thường được cấp phát trang bị như sau:
- 1 Áo vest mang vào người để đựng các đồ trang bị cho cá nhân
- 1 súng tiểu liên Thụy Điển hoặc tiểu liên Sten của Anh hoặc Uzi của Do Thái hoặc tiểu liên Đức có nòng giảm thanh và ba băng đạn.
- 1 súng lục 9 ly của Thụy Điển
- 1 bi đông nước
- 1 túi cứu thương cá nhân
- 1 bộ đồ...
- 1 dao găm
- 1 mũ nồi
- 1 bộ đồ bà ba đen hoặc nâu
- 1 đôi giày nhảy
- 1 dao bỏ túi
- 1 pen place
- 1 kính chiếu để liên lạc với phi cơ hay trực thăng
- 1 đèn pin để di chuyển trong đêm
- 1 máy radio National
- 1 bao thuốc lá Aka và diêm quẹt
- 1 lược chải đầu
- 1 bàn chải đánh răng và thuốc đánh răng
- 1 bản đồ
- 1 địa bàn
- 1 cuốn sổ và bút chì
- 1 gamen
- 1 đồng hồ đeo tay hiệu Rado hoặc Seiko
- 1 chai thuốc trừ muỗi hay vắt
- 1 toile de tent
- 1 mền ngủ
- 1 túi xắc mang trên vai
- 1 panneau để liên lạc với phi cơ
- và 3 ngày lương thực dự trữ cho mỗi cá nhân
Riêng Trưởng Toán còn được cấp phát một 6.35 và hai nhân viên truyền tin còn phải mang theo máy truyền tin RC 1 khá nặng nhảy dù theo người. Đó là trang bị cá nhân.
Trang bị cho toán, nằm trong các kiện hàng thường có:
- 3 tháng lương thực dự trữ cho các Toán
- Máy truyền tin RC 1 (dự trữ)
- 3 tháng đạn dự trữ
- Áo quần, mền dự trữ
- Thùng đồ phá hoại
- Bộ đồ hớt tóc
- Thùng thuốc chữa trị các bệnh thông thường
Sau khi mỗi toán viên đã nhận lãnh và sắp xếp đồ trang bị áo veste và túi xắc mang vai của mình, Toán sẽ tập trung để nhận lệnh hành quân.
Trưởng công tác Mỹ và Việt thuyết trình chi tiết về lệnh hành quân và thường kèm theo không ảnh vùng mục tiêu để Toán biết vùng mới sắp nhảy dù xuống. Sau đó toán Trưởng sẽ thuyết trình lại cho toán viên, cùng lúc Trưởng Công Tác Việt Mỹ có cơ hội nhận xét và bổ khuyết thêm nếu xét ra cần thiết.
Sau khi nghe xong thuyết trình, Toán được đưa vào sân bay Tân Sơn Nhứt hoặc sân bay Long Thành.
Từ Long Thành hay sân bay TSN, Toán sẽ được không vận đưa ra sân bay Đà Nẵng. Tại đây, đợi lúc trời tối, phi cơ cởi bỏ mọi huy hiệu, bay ra biển, và từ biển bay thẳng đến vùng mục tiêu. 10 phút trước giờ bãi nhảy n/v PD0 theo Toán, sẽ báo hiệu- mọi người gắn móc dù mình vào dây cáp và đợi đèn xanh. Toán viên theo thứ tự gấp rút nhào ra cửa phi cơ để xâm nhập vùng địch.
Cũng có nhiều lúc toán xâm nhập miền Bắc sử dụng sân bay UDON hay NAKOR-PHANOM ở Thái Lan. Tuy nhiên mọi công tác xâm nhập miền Bắc bằng trực thăng vận sau nầy đều xử dụng hai sân bay nói trên.
Trường hợp xâm nhập bằng trực thăng: Việc xâm nhập được thi hành như sau.
Sau khi toán được không vận từ Long Thành hay từ TSN đến UDON hay NAKOR- PHANOM, toán sẽ lên trực thăng loại CH1 (là loại có trữ lượng nhiên liệu lớn có thể bay xa mà không cần tiếp tế nhiên liệu) và được trực thăng vận băng qua không phận Lào để tiến vào vùng mục tiêu trong lãnh thổ Bắc Việt. (Có lúc vì mục tiêu quá xa, trực thăng CH1 phải đáp xuống căn cứ bí mật của tướng Vang-Pao để nhận tiếp tế nhiên liệu).
Hầu hết mọi cuộc xâm nhập bằng trực thăng vào lãnh thổ miền Bắc thường xảy ra lúc xế chiều. Trái lại các toán xâm nhập bằng nhảy dù đêm, chỉ được xâm nhập vào những đêm có trăng và mùa trăng bắt đầu từ ngày 10 đến ngày 20 âm lịch.
Như trên đã trình bày mỗi nhân viên công tác đều được trang bị một radio nhỏ, không những để giải trí khi nhàn rỗi mà nhất là để giúp toán viên dễ dàng tập trung sau khi cánh dù của họ xuống đất. Mọi người đều biết chiếc dù T-10 rất khó điều khiển khi gió lớn, do đó có lúc gió kéo dù rời xa bãi đáp năm bảy trăm thước. Vì lý do trên, Trung Ương phải trang bị một máy beacom, máy này được đặt trong kiện hàng chính, được đẩy ra phi cơ cùng lúc với Toán xâm nhập. Lúc xuống đất mỗi toán viên sẽ mở máy radio của mình và di chuyển tập trung theo tín hiệu của máy beacom đặt ở kiện hàng chính.
Ngoài những phương cách xâm nhập biệt kích bằng đường hàng không, sở Bắc còn cho xâm nhập nhân viên bằng đường biển, hoặc đường bộ, hoặc xâm nhập chính thức vào miền Bắc từ một nước thứ ba. Vì lý do bảo mật và ngăn cách công tác, nên người viết bài này không biết rõ hết chi tiết, xin được miễn trình bày.
TIẾP TẾ
Như trước đây đã trình bày. Mỗi toán khi xâm nhập thường phải đem theo ba tháng lương thực và súng đạn cũng như chất nổ. Tuy nhiên Trung Ương thường phải tiếp tế cho Toán trước thời hạn. Về lựa chọn bãi thả có lúc do Toán thám sát xong và báo cáo về T.W. Cũng có lúc T.W dựa vào phi cơ ảnh hoặc bản đồ chỉ thị cho Toán đến thám sát và báo cáo về T.W.
Điều kiện cần thiết khi chọn bãi thả gồm có:
1. An toàn, xa làng xã, xa các trục lộ
2. Rộng, dài, đất bằng càng tốt
3. Hướng gió thổi nhẹ, nếu chọn thung lũng càng tốt
Sau khi nhận báo cáo tham sát bãi thả của toán, Trung Ương sẽ cho toán biết quyết định của Trung Ương về:
1. Ngày giờ máy bay đến bãi thả
2. Hướng máy bay sẽ đến
3. Toán phải đánh dấu bãi thả như thế nào
(Chữ T năm ngọn đèn Pin, hay pháo hiệu hoặc chữ L v.v...)
4. Số kiện hàng được tiếp tế
Mọi toán khi nhận được tiếp tế hàng không đều biết:
1. Giờ bãi thả là giờ máy bay đến tận nơi bãi thả
2. Luật chỉ cho phép toán đánh dấu hiệu bãi thả trước 5 phút và kéo dài thêm 5 phút sau giờ bãi thả. Phi cơ có đến bãi thả sẽ không thả tiếp tế nếu toán không đánh dấu hay đánh dấu sai. Phi cơ sẽ không được quay lại lần thứ hai trên bãi thả nếu không thấy dấu hiệu của toán vào giờ ấn định.
Việc tiếp tế cho các toán ở miền Bắc cũng chỉ được thi hành vào mùa trăng, tức khởi sự từ 10 đến 20 âm kịch mỗi tháng. Tuy vậy, cũng có vài trường hợp đặc biệt như toán Hector của Đại Uý Luyện năm 1966- vì toán này bị lộ, bị địch bao vây, bị mất máy truyền tin riêng, phóng pháo cơ của TW đã đến giải vây, cùng lúc đã bắn nhiều thùng containers để tiếp tế lương thực và đạn dược. Toán Ares hoạt động tại vùng Quảng Yên (Hải Phòng) thường nhận tiếp tế bằng đường biển, những năm 67,68, hải cảng Hải Phòng bị Hoa Kỳ phong tỏa bằng ngư lôi nên Trung Ương không thể tiếp tế cho Toán bằng đường biển như trước, vì thế toán được tiếp tế bằng đường hàng không theo chỉ thị như sau:
Vào “ngày N giờ G” quy định, Toán sẽ đánh dấu bãi thả bằng ba ngọn khói hình tam giác đều cạnh trên một thửa ruộng khô ở tọa độ ấn định. Đến giờ ấn định, một đoàn phóng pháo cơ sẽ bay lượn bắn phá vùng hải cảng Hải Phòng, cùng lúc một chiếc sẽ bắn xuống bãi thả của Ares hai container lương thực và súng đạn. Trong kiện hàng còn có 10 khâu vàng 24 cara để toán trao đổi mua bán với người địa phương.
TRIỆT XUẤT
Trước năm 1963-1964, mọi toán công tác miền Bắc nếu được triệt xuất, họ chỉ có thể băng qua lãnh thổ Lào và trình diện với cấp Chỉ Huy Trưởng của Tướng Vang-Pao để xin hỗ trợ. Hoặc di chuyển đường bộ về Nam băng qua sông Bến Hải và vùng phi quân sự. Trường hợp sau nầy chỉ thành công khi toán di chuyển từng người một.
Nhưng từ năm 1965 trở đi, việc triệt xuất toán về Nam được thi hành dễ dàng hơn bằng hai cách sau đây.
1. Triệt xuất bằng trực thăng
Đến ngày giờ ấn định đã được báo trước cho Toán. Hai trực thăng xuất phát từ phi trường UDON hoặc NAKOR- PHANOM ở biên giới Thái-Lào. Có lúc bay thẳng tới vùng triệt xuất. Có lúc vì đường bay quá xa, phi cơ trực thăng phải đáp xuống căn cứ bí mật của tướng Vang-Pao để nhận tiếp tế nhiên liệu, xong trực thăng mới bay xâm nhập vào vùng triệt xuất. Sau khi đã liên lạc được với Toán, Trưởng Công Tác báo về cho Trưởng Công Tác Hoa Kỳ và sau đó hai khu trục được bay đến để yểm trợ cho việc triệt xuất. Sau khi khu trục bắn phá và tạo một vùng an ninh vây quanh, Toán được triệt xuất. Một trong hai trực thăng sẽ đáp xuống bãi để triệt xuất Toán.
2. Triệt xuất bằng C 130, còn được gọi là Sky-Hook.
Toán hoặc nhân viên được triệt xuất, trang bị mỗi người một túi xách trong đó có bình hơi và bong bóng khá lớn- Đến giờ quy định đã được báo trước, nhân viên được triệt xuất bấm bình hơi, bong bóng sẽ căng và bay lên trời, dây ny lông có sẵn, nối liền bong bóng và nhân viên được triệt xuất. Phi cơ C.130 được trang bị thêm hai râu trước mũi bay đến và kẹp mạnh vào dây nylon và bắt đầu kéo nhân viên được triệt xuất vào. Phương cách triệt xuất này cũng thường được áp dụng để cứu các phi công bị bắn hạ tại Bắc Việt.
LIÊN LẠC
Các Toán họat động tại miền Bắc liên lạc về TW bằng máy RC1, một loại máy có tầm họat động rất xa, tuy nhiên rất cồng kềnh và khá nặng.
Để bảo đảm an ninh cho việc liên lạc, mỗi Toán đều có đặc lệnh truyền tin riêng rẽ, và mỗi hiệu thính viên của Toán cũng có riêng nhóm an ninh của mình, mà chỉ có phòng truyền tin Trung Ương mới được biết, và sĩ quan Trưởng Công Tác của Toán cũng không có quyền tìm hiểu. Mỗi nhân viên trước khi đi công tác, nhịp đánh “manip” của mỗi hiệu thính viên được ghi băng, đề phòng lúc địch xâm nhập vào hệ thống, nhịp điệu thật hay giả được đối chiếu.
Mọi điện văn sau khi mã hóa chỉ được chuyển về TW qua nhiều tầng số. Không khi nào quá 5 phút ở một tầng số. Các điện văn gửi về TW không khi nào được gửi trực tiếp mà phải qua đài “BUZZ” ở Phi Luật Tân và sau đó đài BUZZ mới chuyển về TW tại Sài Gòn.
- Các Toán Hồi Chánh còn gọi là Toán Đề Thám được thành lập năm 1968, cũng như các Toán Phượng Hoàng người Miên đều được trang bị máy truyền tin nhỏ hơn để dễ di chuyển, nhưng khả năng liên lạc tầm xa luôn luôn được bảo đảm. Nếu bị trở ngại liên lạc với phi cơ bằng pháo hiệu Den Flare hoặc bằng Panel hoặc bằng kính chiếu, hoặc bằng đốt khói v.v...
- Các điệp viên hoạt động trên lãnh thổ Kampuchia
Họ liên lạc về TW qua hộp số sống tại chợ Trời Gò Dầu Hạ, nơi người Miên và Việt tụ tập mỗi ngày để buôn bán. Nhân viên làm hộp số sống luôn có mặt tại tiệm buôn của mình được mở ngay trong chợ, để nhận báo cáo mọi lúc cần thiết.
NGUYỄN VINH
Các chiến đoàn Sở Liên lạc (SLL) thuộc Nha Kỹ thuật QL.VNCH tại mặt trận Cao nguyên đầu năm 1971
Trong loạt bài viết về các đơn vị đặc nhiệm, VB đã lược trình hoạt động của các biệt đội đặc nhiệm thuộc Nha Kỹ thuật-cơ quan tình báo chiến lược của QL.VNCH trong thời gian từ 1970-1974. Theo tổ chức, Sở Liên lạc/ Nha Kỹ thuật gồm có 3 chiến đoàn được phối trí như sau: Chiến đoàn 1 đóng tại Đà Nẵng, Chiến đoàn 2 đóng tại Kontum, Chiến đoàn 3 đóng tại Ban Mê Thuột. Các toán, các đại đội của mỗi chiến đoàn được huấn luyện để thực hiện các cuộc hành quân xâm nhập bằng không vận hoặc bằng đường bộ vào các cứ địa, mật khu của CSBV từ phía Nam vĩ tuyến 17 trở vào.
Tại chiến trường Tây Nguyên, trong năm 1971, tại Quân đoàn 2/Quân khu 2 (từ tháng 8/1970, các Vùng chiến thuật được cải danh thành Quân khu), vị tư lệnh lúc bấy giờ trung tướng Ngô Du đã liên lục cho mở các cuộc hành quân quy mô tấn công vào các mật khu của CSVN, giải tỏa áp lực địch ở biên giới. Cũng cần nói thêm rằng trước năm 1971, từ tháng 8/1970 đến tháng 12/1970, các đơn vị Dân sự chiến đấu tại 12 căn cứ biên phòng (Polei Kleng, Plei Mrong, Tieu Atar, Trang Phuc, Plei Djereng, Đức Cơ, Pleime, Bu Prang, Dak Pek, Dak Seang, Ben Het, Đức Lập đã được cải tuyển sang binh chủng Biệt động quân để thành lập các tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng: 62, 63, 71, 72, 80, 81, 82, 88, 89, 90, 95, 96, tất cả các đơn vị này trực thuộc quyền chỉ huy của bộ Chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2.
Trong phạm vi và trách nhiệm của hai chiến đoàn của Sở Liên Lạc, từ tháng 1/1971, các đơn vị của Chiến đoàn 2 và Chiến đoàn 3 đã liên tục tung các đại đội xung kích xâm nhập vào những khu vực được ghi nhận là có các căn cứ hậu cần của địch. Ngay từ đầu năm 1971, tại vùng hoạt động của chiến đoàn 3, đại đội A được lệnh tấn kích một căn cứ của CQ thuộc khu vực F.701. Sau đây là diễn tiến cuộc hành quân này được ghi lại dựa theo hồi ký của vị sĩ quan đại đội trưởng (không nêu tên) phổ biến trong tạp chí KBC.
* Cuộc tấn kích căn cứ CSBV của 1 đại đội cảm tử quân thuộc Chiến đoàn 3 Xung kích/Sở Liên lạc/Nha Kỹ thuật vào đầu năm 1971
Cuộc hành quân được khởi động vào thời gian mà vị đại đội trưởng (tạm gọi là đại đội trưởng A) vừa thuyên chuyển về chiến đoàn. Mục tiêu là căn cứ tồn trử vũ khí, một bệnh viện lớn chứa hơn 100 binh lính thuộc khu vực F.071 của CSBV. Để chuẩn bị cuộc hành quân này, đại đội trưởng A phải bay không thám nhiều lần trong vùng hành quân. Ngoài việc chọn bãi thả, bãi đáp, còn phải có các yếu tố như cây cỏ, núi đồi, sông ngòi. Thậm chí phải biết hướng nước chảy, lưu lượng, độ dốc, độ sâu...
Khi đã có đủ yếu tố cần thiết, đại đội trưởng A lập sa bàn thuyết trình hành quân. Các trung đội trưởng cũng bay không thám nhiều lần trên các mục tiêu hầu có thể giúp đại đội trưởng khi cần thiết, sau cùng cho đại đội thực tập hành quân trên một địa thế tương đối giống như mục tiêu, đặc biệt là cách lên xuống trực thăng nhanh mà không loạn.
Theo kế hoạch, cứ mỗi toán 6 người, theo thứ tự từng trung đội sẽ được không vận xuống bãi đáp, thế nhưng, do chiến đoàn xung kích chỉ có 9 trực thăng H34 (còn gọi là King Bee) của Không quân VNCH biệt phái, trong khi tổng số đại đội là 144 người, đại đội trưởng A cần đến 24 chiếc để di chuyển quân. Đại đội trưởng A đưa chuyện ra bàn bạc với đại úy Nhơn, trưởng toán King Bee. Đại úy Nhơn cười: Chúng ta có sử dụng hết trực thăng của chiến đoàn cũng không đủ.
Sau cùng, chiến đoàn quyết định sử dụng Chinnok, 4 chiếc chở quân chính thức, 8 chiếc King Bee lượn nghi binh, 4 chiếc H U 1B lượn cấp cứu, 4 HU 1B võ trang, cùng với 4 Cobra yểm trợ. Trừ H34 thuộc 1 phi đoàn của Không quân VNCH, các phi cơ còn lại thuộc một đơn vị của Không lực Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có 4 F 5 luôn luôn không thám trên không phận, cộng với 4 oanh tạc cơ VN nằm tại phi trường Pleiku sẵn sàng cất cánh khi đại đội trưởng A yêu cầu.
Đại úy Nhơn thường xuyên cùng đại đội trưởng A bàn thảo về Không quân. Anh chỉ cho đại đội trưởng A biết thời gian hoạt động trên không, vận tốc bom, đạn, khả dụng của từng loại một. Vấn đề này rất cần thiết với đại đội A trong cuộc hành quân này. Để phối hợp với Không quân, đại đội trưởng A phải tính toán làm sao để lúc nào cũng có phi cơ trên đầu đại đội A. Có nghĩa là loại đánh phá bao lâu (tính bằng phút) sẽ rút thì loại khác phải thay thế liền. Cứ như vậy mà thay phiên nhau xa luân chiến theo thời gian và lời yêu cầu của cấp chỉ huy trên trận địa.
8 giờ sáng ngày N, đại đội A sẵn sàng ở phi trường Phụng Dực (gần Ban Mê Thuột). Đáng lẽ đại đội A rời phi trường lúc 9 giờ, nhưng vì thời tiết xấu nên mãi đến 11 giờ đại đội A mới được bốc. Thay vì đưa đại đội A đến căn cứ xuất phát ở trại Tiuata thì đại đội A được đưa thẳng đến mục tiêu. Do thời tiết xấu vã lại các loại trực thăng cần phải bay thấp để tránh sự quan sát cũng như phòng không của địch, còn phải lạng lách để nghi binh.
Khi đại đội trưởng A sắp xếp đội hình xong, lúc đó đã 1 giờ trưa. Đại đội A đã tiến thẳng về hướng Tây, với đội hình tam giác đi trước. Đại đội trưởng đi với trung đội 3. Trung đội 4 trừ bị sẵn sàng nhận lịnh của đại đội trưởng để thi hành bất cứ nhiệm vụ gì lúc cần.
Trên đường tiến quân, các tổ tiền sát báo cho đại đội trưởng biết họ không nhận được bất cứ một dấu vết gì chứng tỏ có địch hoạt động trong khu vực hành quân. Sau đó đại đội trưởng A nhận được báo cáo là “có một bộ xương nai, dấu mới làm thịt không quá ba ngày” và có “một con rắn lục” (đường mòn) đang sử dụng. Anh ra lệnh các toán không ai được vượt qua, phục tại chỗ, chờ đại đội trưởng A. Đại đội trưởng A cho mở cuộc phục kích chớp nhoáng, có cả mìn định hướng, đồng thời ra cho lệnh trung đội 4 chận hậu để đề phòng địch quân đánh úp từ phía sau, với khoảng cách từ 3 đến 500 mét.
Đại đội trưởng lại nhận được báo cáo là cách tổ tiền sát 50 mét có một con trăn lớn (đường xe chạy được) trâu bò (xe lớn) qua lại được, con đường rất mới. Được báo như thế, đại đội trưởng A ra lệnh: Quay về hướng đó. Phục tại chỗ. Tôi sẽ đến. Tránh ngộ nhận.
Đại đội trưởng A quyết định rút bớt 2 trung đội trong cuộc phục kích vừa rồi để phối hợp với trung đội 4 mở thêm một cuộc phục kích khác lớn hơn. Thế là đại đội A có hai cuộc phục kích mà hai tuyến đâu lưng lại với nhau. Bố trí phục kích xong thì đại đội trưởng A nghe có tiếng xe hơi “cà hự cà hự” càng lúc càng gần, mọi người hồi hộp chờ đợi. Tám chiếc xe Zin lần lượt chạy qua mặt đại đội A.
Tiếng nổ lớn, chiếc xe đầu bị hất tung cao khoảng 2 mét rồi lật úp trong làn bụi mịt mù. Trận đánh thật sự bắt đầu. Tiếng súng đủ loại, tiếng mìn nổ, tiếng la hét vang dậy cả một góc trời, bao quanh bởi núi và rừng. Cuối cùng địch quân bỏ chạy về hướng Tây, đại đội trưởng A cho lệnh truy kích bằng 2 trung đội 1 và 2. Trung đội 4 ở lại chận hậu, đồng thời thu dọn chiến trường.
Đơn vị truy kích do đại đội trưởng A chỉ huy, bất ngờ bị chận đứng lại bởi hai khẩu đại liên phòng không của địch bắn xối xả, tiện đứt những cành cây bằng cánh tay và cổ chân, ở cao độ từ 6 đến 10 mét, và cách đại đội trưởng A không quá 100 mét. Sau vài giây nhận định tình hình, đại đội trưởng A biết đây là loại phòng không đặt trên một cái dàn. Bên dưới nòng súng có một cái song ngang cản không cho nòng súng hạ xuống quá thấp (có lẽ không quá 45 độ). Đại đội trưởng A ra lệnh tấn công địch, sau 5 phút cầm cự, 2 ổ súng của CQ bị đại đội A bứng đi bằng các khẩu M 72 chống tăng.
Đại đội trưởng A chưa kịp nhìn thấy 2 khẩu súng này thì trung đội 2 báo cho biết, có khoảng 1 trung đội địch đang tiến vào vùng phục kích. Anh không hiểu tại sao toán địch này lại lọt vào ổ phục kích, chẳng lẽ địch không nghe súng nổ vừa rồi, mặc dù bị ngăn cách bởi núi rừng. Anh cho lệnh tấn công, đồng thời bốn Cobra tham chiến yểm trợ. (Ngay khi chạm địch, đại đội trưởng A đã báo ngay với trưởng toán Cobra nhưng yêu cầu ở ngoài, chỉ yểm trợ khi thật cần thiết. Nhưng với phi công Hoa Kỳ, đề nghị như vậy thì họ không thích, nên cứ cãi nhau). Vô tình đại đội trưởng A coi như bị “lưỡng đầu thọ địch”. Anh báo về Chiến đoàn và xin cho trực thăng lên để câu hai khẩu Đại liên phòng không về vì đại đội A không có khả năng mang nó theo suốt cuộc hành quân được. Tổng kết chiến lợi phẩm thu được: 2 đại liên, 24 vũ khí cá nhân đủ loại, 15 CQ bỏ xác tại trận địa. (Biên soạn dựa theo tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, tạp chí KBC, Đặc san Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù...)
VHA
Nha Kỹ Thuật
Orlando, Florida.- Nha Kỹ Thuật là một cơ quan tình báo chiến lược của QLVNCH. Đây không phải là một đơn vị tình báo thuần túy như Quân báo hay Phòng 2/TTM. Danh từ Nha Kỹ Thuật thật ra chỉ là cái tên, cái võ bề ngoài để che dấu nhiệm vụ hoạt động bí mật (underground-activities) không những đối Cộng Sản mà còn đối với các đơn vị bạn. Chính danh của Nha Kỹ Thuật/TTM là “Bộ Tư Lệnh Chiến Tranh Ngoại Lệ” (Unconventional Warfare). Bộ này được giao phó trách nhiệm thi hành những công tác đặc biệt, ngoại lệ hay bất quy ước, hoạt động song song với MACVSOG của Hoa Kỳ.
Vì “bí mật” nên khó có một ai tự nhận mình hiểu rõ cơ cấu tổ chức này. Theo tài liệu, cơ quan này được chính thức thành lập kể từ đầu năm 1964 và tiếp tục hoạt động cho đến cuối tháng Tư năm 1975. Sự thực thì công tác điệp báo quan trọng tại miền Bắc đã khởi sự thực hiện vào đầu năm 1961. Nhân viên điệp báo hoạt động dưới hình thức cá nhân hay từng nhóm nhỏ và được tổ chức dưới trách nhiệm của Sở Khai Thác Địa Hình/Phòng E để việc phối hợp và yểm trợ được dễ dàng và hữu hiệu hơn.
Vào năm 1964 Phòng E được tách rời khỏi Lực Lượng Đặc Biệt, được tổ chức thành Sở Khai Thác, sau đó sở Khai Thác được cải danh là Sở Kỹ Thuật . Vào năm 1965 Sở Kỹ Thuật được nâng lên thành Nha Kỹ Thuật cho phù hợp với tổ chức và nhiệm vụ.
Về tổ chức, ngoài Bộ Chỉ Huy, Nha Kỹ Thuật có chín sở, gồm hai Sở Tác Chiến (Sở Liên Lạc và Sở Công Tác) còn các sở còn lại là yểm trợ hay chuyên môn. Ngoài ra Sở Tâm Lý chiến tuy là một cơ cấu tham mưu nhưng được giao phó nhiều kế hoạch tâm lý chiến đặc biệt như điều hành các hệ thống phát thanh mật. Trung Tâm Huấn Luyện Quyết Thắng tại Long Thành đảm trách việc huấn luyện cho nhân viên công tác.
Tổ chức và nhiệm vụ của Nha Kỹ Thuật/TTM được thay đổi theo nhu cầu tình báo cũng như tình hình quân sự và chính trị, đặc biệt là đường lối của Hoa Kỳ đối với cuộc chiến tại VN. SOG (Studies Operation Group) thuộc MACV được thành lập để thay thế cho cơ quan tình báo Combined Studies , có nhiệm vụ cố vấn, huấn luyện và yểm trợ cho Nha Kỹ Thuật trong mọi nhu cầu cần thiết để thi hành các cuộc hành quân đặc biệt.
Cơ quan MACV/SOG cũng tổ chức các toán hành quân riêng, do quân nhân thuộc Lực Lượng Đặc Biệt HK chỉ huy công tác vượt biên. Hai cơ quan MACVSOG và Nha Kỹ Thuật đã hợp tác mật thiết tại Bộ Chỉ Huy Nha cũng như tại các đơn vị trực thuộc trong suốt thời gian từ 1964 đến 1972, như chương trình OPLAN 34 (Nhảy Bắc, trước năm 1964) và OPLAN 35 (sau năm 1964). Sau đây là một vài công tác đặc biệt quan trọng của Nha Kỹ Thuật/TTM được MACVSOG yểm trợ và phối hợp hoạt động.
1.Công tác Không Vận Dài Hạn tại Miền Bắc: MACVSOG phối hợp với Nha Kỹ Thuật tiếp tục các hoạt động tình báo xâm nhập miền Bắc. Ngoài nhiệm vụ thu thập và báo cáo tin tức tình báo, các toán sẽ được giao phó công tác phá hoại và đánh phá các mục tiêu quân sự. Nhiều toán đã mất liên lạc ngay sau khi xâm nhập hoặc chỉ liên lạc với TrungƯơng trong một thời gian ngắn. Một số đã bị bắt nhưng vẫn duy trì liên lạc trong một thời gian dưới sự điều động và kiểm soát của CS.
Các toán nhỏ đã xâm nhập hoạt động tại miền Bắc trong kế hoạch tình báo đặc biệt dài hạn. Biệt kích miền Nam đã xâm nhập nhiều khu vực quan trọng tại vùng Đông Bắc như Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu… Kế hoạch, đã gây nhiều xáo trộn và lo lắng cho CS Bắc Việt.
2.Công Tác Không Vận Ngắn Hạn tại miền Bắc: Năm 1967 Nha Kỹ Thuật/SOG đặt kế hoạch tổ chức các toán hành quân ngắn hạn. Mục tiêu được ấn định là từ vĩ tuyền 17 đến vĩ tuyến 20, khoảng 120 dậm. Tùy nhiệm vụ, toán có thể 4-8 nhân viên để dễ dàng xâm nhập và triệt xuất. Thời gian hành quân có thể kéo dài từ 15 đến 30 ngày. Nhiệm vụ chính là quan sát và báo cáo mọi tin tức liên quan đến hoạt động của các đơn vị CS. Nhiệm vụ phụ là đặt mìn cá nhân, bắt cóc tù binh để khai thác tin tức và rải tài liệu tâm lý chiến trong vùng hành quân. Phương tiện xâm nhập và triệt xuất là trực thăng CH3 do các phi hành đoàn HK đảm trách. Đa số các phi vụ yểm trợ đặt tại Thái Lan.
3.Công tác Vượt Biên - Vào những năm 1964-1965 Bắc Việt ồ ạt đổ quân vào miền Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh, dọc theo hành lang biên giới Lào-Việt và Miên-Việt. Do đó Bộ TTM và MACV quyết định tổ chức những cuộc hành quân vượt biên để quan sát và chỉ điểm mục tiêu giúp các cuộc oanh kích của Không lực HK, đặc biệt B52 được thực hiện chính xác hơn.
4. Công tác đặc biệt ngắn hạn, công tác này đựơc giao phó với nhiệm vụ tổ chức các cuộc hành quân thám sát và phá rối hậu tuyến địch. Mặc dầu thường xuyên đụng độ địch sau khi xâm nhập, các toán công tác đã thâu lượm và báo cáo nhiều tin tức tình báo có giá trị.
5.Công tác Hải Vận - Sở Phòng Vệ Duyên Hải: Được chính thức thành lập năm 1964, ngoài công tác không vận, cơ quan tình báo HK còn phối hợp và yểm trợ kế hoạch xâm nhập nhân viên điệp báo, hoạt động nằm vùng tại Bắc Việt bằng đường biển. Lúc đầu phương tiện hải vận xâm nhập vào khu vực mục tiêu bằng thuyền máy. Sau đó thuyền máy được thay thế bằng những chiến đỉnh .
6. Công tác Tâm lý chiến. Sở Tâm Ly chiến là một tổ chức rộng lớn và quan trọng, có trách nhiệm điều động một hệ thống tâm lý chiến và phát thanh mật. Kế hoạch bao gồm nhiều công tác yểm trợ trực tiếp cho phong trào “Gươm Thiêng Ái Quốc”, là một mặt trận “giả tưởng”, xuất phát từ miền Bắc. Đài Gương Thiêng Ái Quốc là một trong nhiều đài thuộc hệ thống phát thanh mật. Đài “Tiếng Nói Tự Do” là một hệ thống phát thanh hướng về Miền Bắc. Hai đài được thiết lập ở Vùng I Chiến Thuật. Đàì phát tuyến ở Thanh Lam, Huế và Cồn Tre ở Quảng Trị, gần vĩ tuyến 17. Hai đài có tầm hoạt động rộng lớn bao gồm toàn lãnh thổ miền Bắc, vượt khỏi vùng biên giới Hoa -Việt.
Sau Tết Mậu Thân, HK muốn xúc tiến hòa đàm với CS Bằc Việt nên toàn bộ công tác đặc biệt ở miền Bắc phải chấm dứt cuối Tháng 3, 1968, ngay sau khi HK quyềt định ngưng oanh tạc Bắc Việt..
Tinh thần anh dũng cũng như sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ Nha Kỹ Thuật thực sự không thể diễn tả được bằng lời nói hay bằng ngòi bút. Họ là những người đã âm thầm hoạt động trong bóng tối, âm thầm bảo vệ đất nước, quê hương VN bằng những việc làm phi thường, ngoài sự hiểu biết của mọi người. Nhân dân Việt Nam không mấy ai biết rõ về công lao đóng góp xương máu của họ, cũng chưa một ai, có một lời nhắc nhở hay vinh danh họ. Họ thực sự là NHỮNG ANH HÙNG VÔ DANH:
“ Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước…”
Subscribe to:
Posts (Atom)