"Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả, cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau." President Ronald Reagan
Friday, January 21, 2022
Tôi đi thăm chồng "cải tạo" Bút ký:Minh Hoà
Tôi đi thăm chồng "cải tạo" Bút ký:Minh Hoà
Wednesday, January 19, 2022
Hôm nay 19/1/2022 tưởng niệm 48 năm các Chiến Sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà đã anh dũng hy sinh trong trận Hải Chiến Hoàng Sa 19/1/1974.
“Hoàng Sa, Nhật Tảo anh hùng tử
Việt sử ngàn năm mãi khắc ghi.”
Tưởng niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để bảo vệ biển đảo trước sự xâm lăng của Tàu cộng.
TÓM TẮT
Từ
15/1 tới 18/1 năm 1974, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa phát hiện và truy
đuổi tàu Trung cộng xâm nhập vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa.
Trận hải chiến bùng nổ ngày 19/1/1974.
Tàu Trung cộng số 389 và
396 tấn công Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16. Chiến hạm Nhựt Tảo HQ10
yểm trợ, bắn trúng đài chỉ huy và hủy diệt phòng máy tàu 389 của giặc.
Các
chiến hạm TC liền dồn hỏa lực bắn HQ10 khiến tàu bốc cháy, Hạm trưởng
NGỤY VĂN THÀ và Hạm phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng. Chiến hạm VNCH
bắn tàu Trung cộng 389 và 274 cháy, 271 và 396 trúng đạn, chỉ huy hạm
đội Trung cộng trên 274 bị tiêu diệt, 85 lính Trung cộng chết và bị
thương.
Tàu săn ngầm 281 và 282 của Trung cộng tiếp tục pháo HQ10
Nhựt Tảo. HQ10 bốc cháy và chết máy. Hạm phó Nguyễn Thành Trí dù bị
thương nặng nhưng nhất định không rời tàu. Các chiến sĩ phải dùng sức
mạnh để đưa ông xuống bè thoát hiểm. HQ10 Nhật Tảo chìm vào lòng đại
dương mang theo Hạm trưởng NGỤY VĂN THÀ và những người con yêu của Mẹ
Việt Nam.
CHI TIẾT TRƯỚC GIAO CHIẾN
15/1/1974
Tàu
VNCH HQ16 tuần tiễu tại nhóm Lưỡi Liềm (Crescent) bắt gặp các thuyền
đánh cá 402 và 407 của Trung cộng (TC) gần đảo Hữu Nhật (Robert Island).
HQ16 ra lệnh cho hai tàu đó rời khỏi khu vực và nã pháo vào đảo Hữu
Nhật, làm nổ tung cờ của TC cắm ở đó.
16/1/1974
Radar
HQ16 phát hiện tàu TC đang di chuyển về hướng đảo Quang Hòa (Duncan).
HQ16 yêu cầu tàu TC rời khỏi lãnh hải VNCH. HQ16 phát hiện trên đảo
Quang Hòa có dãy nhà gỗ cắm cờ TC và rất nhiều người; đảo Duy Mộng
(Drummond) có 2 tàu TC 402 và 407 có trang bị 3 giàn súng được phủ lưới
đánh cá để ngụy trang.
Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc gởi công
hàm cho Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc để lưu ý tình hình căng thẳng
nghiêm trọng có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh Việt Nam cũng như
quốc tế.
17/1/1974
Chính
phủ VNCH tiếp tục gởi công hàm cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đề
nghị ban bố mọi biện pháp thích hợp để ổn định tình hình.
Trung
cộng (TC) tăng cường lực lượng: hạm đội Nam Hải cho hai tàu săn tàu ngầm
lớp Kronstadt số 271 và 274 đến nhóm Lưỡi Liềm, có 2 phi cơ chiến đấu
J-6 (MiG-19, phiên bản Trung cộng) yểm trợ.
18h00 HQ4 phát hiện
hai tàu TC 271 và 274 tiến về đảo Cam Tuyền. HQ4 dùng quang hiệu yêu cầu
các tàu giặc rời khỏi lãnh hải VNCH. Chúng chạy quanh chận đầu HQ4, bất
chấp quy tắc hàng hải quốc tế. Trước sự ngoan cố khiêu khích của tàu
giặc, HQ4 dùng mũi ủi chúng ra xa. Thấy sự quyết liệt của HQ16 và HQ4,
tàu giặc bỏ chạy.
HQ4 cho đổ bộ 20 chiến sĩ Người Nhái lên đảo Vĩnh Lạc (Money), thu dọn cờ TC, cắm cờ Việt Nam Cộng Hòa.
18/1/1974
Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cố gắng ôn hòa yêu cầu các tàu và người
của TC rời khỏi lãnh hải VNCH. Nếu cần sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ
lãnh hải VNCH.
04h30 một tàu TC tiến về HQ4. HQ4 tăng tốc tiến đến chặn đầu tàu địch thì tàu này rút lui.
08h45, HQ16 phát hiện thêm một tàu TC di chuyển phía Đông Nam đảo Duy Mộng. Trên đảo đã thấy cờ TC.
10h00 4 chiến hạm TC lại xuất hiện, gồm 2 chiếc Kronstadt 271 và 274 và 2 chiếc khác mang số 389 và 396.
15h00 HQ4, HQ5 và HQ16 tiến về Quang Hòa để đổ bộ toán hải kích lên đảo thì gặp hai tàu K-271 và K-274 tiến tới chận đường.
19h15 HQ5 phát hiện thêm hai chiến hạm TC loại T43 cải biến mang số 389 và 396.
20h00, HQ10 Nhật Tảo nhập vùng.
19/1/1974
10h25
Trận hải chiến bùng nổ ác liệt. Hải quân VNCH đánh bại 4 chiến hạm TC
sau 30 phút giao chiến và kịp thời rút lui trước khi Hạm đội Nam Hải
cùng sự hỗ trợ của máy bay và tàu ngầm kéo đến tăng cường. Diễn biến
ngày 19/1 như đã kể trên.
Thiệt hại: 2 chiến hạm TC bị chìm, 2
chiếc khác bị thiệt hại nặng và nhiều binh sĩ thiệt mạng. VNCH có 74
chiến sĩ hy sinh. Ba chiến hạm HQ-4 Trần Khánh Dư, HQ-5 Trần Bình Trọng,
HQ-16 Lý Thường Kiệt bị hư hại nhưng về được căn cứ. HQ10 Nhật Tảo vĩnh
viễn nằm lại trong lòng đại dương cùng với những anh hùng Việt Nam Cộng
Hòa.
“Những ai đã chết vì sông núi
Sẽ sống muôn đời với núi sông.” (TTĐ)
================
Trích Net:
Anh hùng Ngụy Văn Thà
Việt Thái
Vào
đầu tháng 1 năm 1974, Trung Cộng liên tiếp đưa ra những lời tuyên bố
xác nhận chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa nhằm dọn đường cho việc tấn
chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa liền phản bác
các luận điệu này bằng cách đưa ra những bằng chứng lịch sử Hoàng Sa là
của Việt Nam, đồng thời ra lệnh Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên Hải
thành lập Hải đoàn Đặc nhiệm để tăng cường bảo vệ quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 19/1/1974, chiến hạm HQ-16 và HQ-10 tiến gần Hoàng Sa để yểm trợ cho HQ-4
và
HQ-5 đổ quân lên đảo Quang Hòa thì đụng độ với 3 chiến hạm Trung Cộng.
Một trong 3 chiến hạm này đã nổ súng trước nên chiến hạm VNCH phải bắn
trả để tự vệ.
Sau trận hải chiến, 2 chiến hạm Trung Quốc bị chìm, 2
chiến hạm khác bị thiệt hại nặng và nhiều binh sĩ thiệt mạng. Về phía
VNCH có 71 chiến sĩ hy sinh và 28 bị thương. Ba chiến hạm HQ-4, HQ-5,
HQ-16 bị hư hại nhưng cũng về đến căn cứ.
Riêng Hộ tống hạm Nhựt Tảo
HQ-10 bị chìm sau trận hải chiến kéo dài khoảng 3 tiếng đồng hồ, và Hạm
trưởng là Thiếu tá Ngụy Văn Thà tử trận. Ông được truy thăng Trung tá và
truy tặng Đệ Ngũ đẳng Bảo quốc Huân chương kèm Anh dũng Bội tinh với
nhành dương liễu.
Cố Trung tá Ngụy Văn Thà sinh ngày 16/1/1943 tại
Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Ông tình nguyện gia nhập vào Binh chủng Hải
quân VNCH và tốt nghiệp khóa 12 “Đệ nhất Song ngư” tại trường Sĩ quan
Hải quân Nha Trang vào tháng 3 năm 1964 với cấp bậc Thiếu úy.
Sau khi
tốt nghiệp, ông thực tập trên Hải vận hạm LST-1166 thuộc Đệ thất Hạm
đội Hoa Kỳ. Trong thời gian phục vụ trong Binh chủng Hải quân, ông lần
lượt đảm nhận các chức vụ:
-Hạm phó Tuần duyên hạm Ngô Quyền HQ-17.
-Chỉ huy phó Giang đoàn 23 Vĩnh Long,
-Hạm trưởng Chiến hạm HQ-604 và HQ-331.
-Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10 kể từ ngày 16/9/1973.
Ngày
18 tháng Giêng 1974 , Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10 do ông chỉ huy đang
tuần tiễu tại vùng biển Đà Nẵng, thì được lệnh hành quân trực chỉ đến
quần đảo Hoàng Sa để tiếp ứng Hải đội VNCH. Khi ấy, chiếc HQ-10 đang
trong tình trạng hư hỏng động cơ chính và hệ thống hải hành.
Trận
giao chiến giữa hải quân VNCH và hải quân Trung Cộng xảy ra vào lúc 10
giờ 22 phút sáng ngày 19/1. Hai chiến hạm Trung Cộng mang số 389 và 396
đồng loạt tấn công Soái hạm VNCH là Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ-16.
Chiếc Nhựt Tảo HQ-10 lập tức tiếp trợ, bắn trúng đài chỉ huy và hủy
diệt phòng máy chiếc tàu mang số 389 của giặc. Các chiến hạm Trung Cộng
liền dồn hỏa lực bắn chiếc HQ-10. Một quả đại bác rơi trúng đài chỉ huy
khiến Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và Hạm phó Nguyễn Thành Trí bị thương
nặng, hệ thống điều khiển tàu hoàn toàn bất khiển dụng, chiến hạm Nhựt
Tảo rơi vào tình trạng bị trôi dạt.
Trong giờ phút sinh tử, Hạm
trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho thủy thủ đoàn rời tàu, đào thoát bằng
thuyền cấp cứu, nhưng một số pháo thủ tình nguyện ở lại cùng ông tiếp
tục xử dụng các khẩu trọng pháo giao chiến và hủy diệt 2 chiến hạm 389
và 396 của giặc. Chiếc 389 phải ủi lên một bãi san hô, chiếc 396 bị bắn
trúng hầm máy và phát nổ. Về phía chiếc HQ-10, Trung úy Huỳnh Duy Thạch,
Cơ khí trưởng cùng một số nhân viên cơ khí bị tử thương.
Đến 11 giờ
49 phút, các chiến hạm khác của VNCH được lệnh rút khỏi vùng chiến, 2
chiến hạm số 281 và 282 của Trung Cộng tiếp tục nã trọng pháo vào chiếc
Nhựt Tảo. Sau cùng chiến HQ-10 chìm xuống đáy biển, mang theo thân xác
vị Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và một số thủy thủ can trường vào lúc 2 giờ
52 phút ngày 19/1/1974.
* * *
Bốn mươi năm sau trận chiến, người
dân miền Bắc mới biết được sự thật là các chiến sĩ Hải quân VNCH đã anh
dũng hy sinh để bảo vệ lãnh hải, trong khi tập đoàn lãnh đạo CSVN đã
liên tiếp gửi công hàm công nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Cộng.
Điều
trớ trêu của lịch sử là tập đoàn CSVN luôn gọi quân lực VNCH là “ngụy
quân”, trùng hợp với cái họ của người anh hùng Ngụy Văn Thà, một cái tên
được nhắc nhở nhiều nhất trong các cuộc biểu tình chống Tàu Cộng xâm
lược mấy năm vừa qua. Nhìn di ảnh của cố Trung tá Ngụy Văn Thà, những ai
còn thao thức đến vận mệnh đất nước và tiền đồ của dân tộc đều cảm thấy
tự hào về truyền thống bất khuất của nòi giống Tiên Rồng.
Tấm gương
hy sinh của Hạm trưởng HQ-10 càng củng cố niềm tin của con dân Việt qua
câu thơ bất hủ của đức Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo: “Thế nước có
lúc thịnh lúc suy, nhưng hào kiệt thì thời nào cũng có”.
Chính vì
thế, tên của Hạm trưởng Ngụy Văn Thà xứng đáng được đặt cho nhiều đường
phố trên khắp nẻo đường đất nước hơn là những cái tên Phạm Văn Đồng, Lê
Đức Thọ hay Đoàn Văn Bơ, Huỳnh Văn Bánh chẳng mấy ai biết đến.
FB Ngô Kỷ
Khi chồng, Hải quân thiếu tá Nguyễn Thành Trí - Hạm phó Hộ tống hạm Nhựt Tảo - tử trận tại Hoàng Sa ngày 19-1-1974, bà Ngô Thị Kim Thanh mới 28 tuổi, đang mang thai đứa con thứ hai. Bà đã ở vậy, nuôi hai con khôn lớn (Nguyễn Thị Thanh Thảo, sinh năm 1969, và Nguyễn Thanh Triết, tự Hoàng Sa, sinh ra 6 tháng sau khi cha mất).
Đây là một tấm ảnh quý, thật sự gây xúc động cho người xem.