Thursday, February 27, 2020

DVD "Những Người Lính Bị Bỏ Quên" (Forsaken Soldiers)

TÂM THƯ GỞI RIÊNG CHO QUÝ THÂN HỮU

Lá thư này được viết vào lúc nửa đêm về sáng của một ngày buồn và xin mạn phép được chia sẻ với những thân hữu mà tôi cảm thấy rất gần gũi, thân thiết và quý mến. Nếu có làm cho người bạn nào ngỡ ngàng thì xin tha lỗi cho.

Thấm thoắt mà đã sắp sửa đến ngày tưởng niệm 30 tháng Tư lần thứ 45 của những người lưu vong như chúng ta! Vào dịp này, thường cứ mỗi chu kỳ 5 năm thì anh chị em nghệ sĩ tự do của chúng tôi đều họp mặt để cùng Trung Tâm Asia thực hiện những bộ Video hay DVD giá trị và ý nghĩa như Tình Khúc Từ Chiến Trường, Hành Trình Tìm Tự Do, Mùa Hè Rực Rỡ, Bước Chân Việt Nam v..v.., vừa để tưởng niệm ngày 30 tháng Tư nhưng cũng vừa để vinh danh sự thành công và đóng góp lớn lao của cộng động người Việt chúng ta nơi đất khách, quê người. Kinh phí để thực hiện các chương trình ca nhạc quy mô và giá trị đó đã lên đến từ 5,7 trăm ngàn cho đến 1 triệu Mỹ kim. 

Nhưng ngày ấy nay còn đâu! Đứng trước sự thay đổi của thời cuộc, của kỹ thuật và của...lòng người, thì dù ước tính thế nào đi nữa, chúng tôi cũng không thể thực hiện được bởi thị trường băng nhạc đã không còn người tiêu thụ (dù vẫn có khán giả thưởng ngoạn qua YouTube hay truyền nhau trên Internet)!

Tuy nhiên không vì thế mà anh chị em nghệ sĩ chúng tôi bỏ cuộc, và sau cùng đã nhất quyết chung sức với nhau, làm việc một cách vô vụ lợi để cố gắng thực hiện bộ DVD kỷ niệm “45 Năm Viễn Xứ”, với chủ đề dành cho những người cầm súng chiến đấu, bảo vệ và hy sinh cho chúng ta được sống ngày hôm nay, mà chúng tôi xin mạo muội đặt tựa đề là 
 “Những Người Lính Bị Bỏ Quên”  

Đây có thể là bộ DVD cuối cùng dành cho Người Lính VNCH mà anh chị em chúng tôi cố gắng thực hiện. Riêng cá nhân tôi, đây cũng có thể là tác phẩm video cuối cùng mà tôi xuất hiện và đóng góp. Nếu chờ đến “50 năm viễn xứ”, biết đâu chẳng còn hơi sức hay hiện hữu nữa để mà làm.

Sau khi ngồi tâm sự với Trúc Hồ và anh Phan Nhật Nam, 3 anh em dù bi quan nhưng vẫn tiến tới và quyết tâm thực hiện với một ngân quỹ hạn hẹp, nhưng nhờ sự tiếp sức của nhiều anh chị em nghệ sĩ và chuyên viên kỹ thuật, chương trình DVD ca nhạc truyện “Những Người Lính Bị Bỏ Quên” chắc chắn sẽ phải thực hiện một cách đầy đủ, đứng đắn và giá trị.

Nay viết bức tâm thư này, mạo muội ngỏ ý đến quý anh chị để xin mỗi người, của ít, lòng nhiều tiếp tay ủng hộ một phần tài chánh cho chúng tôi để thực hiện hoài bão nói trên. Trước hết để tưởng niệm 45 năm viễn xứ, và sau đó là để lại một tác phẩm nói lên sự hy sinh cao cả của những người lính VNCH cho các thế hệ tiếp nối.

Phần tôi, dù đã về hưu và hiện sống bằng tiền social security của mình, nhưng cũng xin đóng góp $5000.00 (năm ngàn) dollars vào dự án này và tha thiết nhận được sự hồi âm của quý vị thân hữu nếu có thể được.

Thân quý,
Orange County, February 27, 2020
Nam Lộc
PS: Xin đính kèm thư kêu gọi của nhạc sĩ Trúc Hồ.

DVD "Những Người Lính Bị Bỏ Quên" (Forsaken Soldiers)

TÂM THƯ GỞI RIÊNG CHO QUÝ THÂN HỮU

Lá thư này được viết vào lúc nửa đêm về sáng của một ngày buồn và xin mạn phép được chia sẻ với những thân hữu mà tôi cảm thấy rất gần gũi, thân thiết và quý mến. Nếu có làm cho người bạn nào ngỡ ngàng thì xin tha lỗi cho.

Thấm thoắt mà đã sắp sửa đến ngày tưởng niệm 30 tháng Tư lần thứ 45 của những người lưu vong như chúng ta! Vào dịp này, thường cứ mỗi chu kỳ 5 năm thì anh chị em nghệ sĩ tự do của chúng tôi đều họp mặt để cùng Trung Tâm Asia thực hiện những bộ Video hay DVD giá trị và ý nghĩa như Tình Khúc Từ Chiến Trường, Hành Trình Tìm Tự Do, Mùa Hè Rực Rỡ, Bước Chân Việt Nam v..v.., vừa để tưởng niệm ngày 30 tháng Tư nhưng cũng vừa để vinh danh sự thành công và đóng góp lớn lao của cộng động người Việt chúng ta nơi đất khách, quê người. Kinh phí để thực hiện các chương trình ca nhạc quy mô và giá trị đó đã lên đến từ 5,7 trăm ngàn cho đến 1 triệu Mỹ kim. 

Nhưng ngày ấy nay còn đâu! Đứng trước sự thay đổi của thời cuộc, của kỹ thuật và của...lòng người, thì dù ước tính thế nào đi nữa, chúng tôi cũng không thể thực hiện được bởi thị trường băng nhạc đã không còn người tiêu thụ (dù vẫn có khán giả thưởng ngoạn qua YouTube hay truyền nhau trên Internet)!

Tuy nhiên không vì thế mà anh chị em nghệ sĩ chúng tôi bỏ cuộc, và sau cùng đã nhất quyết chung sức với nhau, làm việc một cách vô vụ lợi để cố gắng thực hiện bộ DVD kỷ niệm “45 Năm Viễn Xứ”, với chủ đề dành cho những người cầm súng chiến đấu, bảo vệ và hy sinh cho chúng ta được sống ngày hôm nay, mà chúng tôi xin mạo muội đặt tựa đề là 
 “Những Người Lính Bị Bỏ Quên”  

Đây có thể là bộ DVD cuối cùng dành cho Người Lính VNCH mà anh chị em chúng tôi cố gắng thực hiện. Riêng cá nhân tôi, đây cũng có thể là tác phẩm video cuối cùng mà tôi xuất hiện và đóng góp. Nếu chờ đến “50 năm viễn xứ”, biết đâu chẳng còn hơi sức hay hiện hữu nữa để mà làm.

Sau khi ngồi tâm sự với Trúc Hồ và anh Phan Nhật Nam, 3 anh em dù bi quan nhưng vẫn tiến tới và quyết tâm thực hiện với một ngân quỹ hạn hẹp, nhưng nhờ sự tiếp sức của nhiều anh chị em nghệ sĩ và chuyên viên kỹ thuật, chương trình DVD ca nhạc truyện “Những Người Lính Bị Bỏ Quên” chắc chắn sẽ phải thực hiện một cách đầy đủ, đứng đắn và giá trị.

Nay viết bức tâm thư này, mạo muội ngỏ ý đến quý anh chị để xin mỗi người, của ít, lòng nhiều tiếp tay ủng hộ một phần tài chánh cho chúng tôi để thực hiện hoài bão nói trên. Trước hết để tưởng niệm 45 năm viễn xứ, và sau đó là để lại một tác phẩm nói lên sự hy sinh cao cả của những người lính VNCH cho các thế hệ tiếp nối.

Phần tôi, dù đã về hưu và hiện sống bằng tiền social security của mình, nhưng cũng xin đóng góp $5000.00 (năm ngàn) dollars vào dự án này và tha thiết nhận được sự hồi âm của quý vị thân hữu nếu có thể được.

Thân quý,
Orange County, February 27, 2020
Nam Lộc
PS: Xin đính kèm thư kêu gọi của nhạc sĩ Trúc Hồ.

Tuesday, February 25, 2020

CHUYỆN NGƯỜI TÙ CHẾT CHIỀU 30 TẾT - Nguyên Nhung

Hình như suốt đêm qua tôi không ngủ, lại lơ mơ nhớ đến một lời hứa với con của người tù đã chết chiều 30 Tết năm 1977 tại vùng Sơn La Việt Bắc thâm u những mồ hoang mả lạc. Chuyện thật 100%, không hư cấu, cũng không phải chuyện ma, nhưng cứ như một cơ duyên bí ẩn của tâm linh, tình cờ mà đến, phải chăng vẫn có một thế giới vô hình không hiểu được.

Khoảng đầu năm nay, tôi đang lơ mơ ngồi đọc email của mấy người bạn, thì một lá thư của người bạn thân từ bên Úc gửi qua, bạn nhờ có quen ai ở Trà Vinh thì tìm giùm thân nhân của anh Chung Hữu Hạnh, một giáo sư biệt phái bị đi cải tạo và đẩy ra miền Bắc, anh đã chết trong một xó xỉnh nào đó của miền Việt Bắc, may là còn lại tấm bia mộ.

Anh gốc người Trà Vinh, vợ con sau khi mất tin chồng đã tìm đường vượt biển, chẳng biết bây giờ ở đâu. Tôi nhanh nhẩu ngồi liền vào máy viết thư cho nhà thơ Huỳnh tâm Hoài, một nhà thơ gốc Trà Vinh có những bài thơ được phổ nhạc rất hay là Lời Ru Sóng Vỗ, do nhạc sĩ Nguyễn hữu Tân phổ nhạc.

Như một bí ẩn của tâm linh, anh Huỳnh tâm Hoài vừa là bạn tù, vừa là bạn học cùng thời với anh Chung hữu Hạnh. Đọc tin anh buồn vui lẫn lộn, buồn vì nhớ bạn mình đã chết đơn độc vùi thân nơi rừng sâu núi thẳm, vui vì đã tìm được mộ thì hy vọng sẽ có ngày bạn mình được về hưởng hương khói gia đình.

Chỉ trong 5 ngày tin phóng đi, một người đã tìm ra thân nhân của anh Chung Hữu Hạnh, và tháng 6 năm nay chị Hạnh cùng các con đã tìm ra miền Bắc bốc mộ chồng đem về an táng tại Trà Vinh. Anh Chung hữu Hạnh là thầy của vợ bạn tôi, chắc thầy sống khôn thác thiêng nên tìm tới cô học trò để rồi cái đường dây loanh quanh trong cõi vô hình, cuối cùng thầy cũng tìm được về quê nhà, được sự chăm sóc khói hương của vợ hiền và các con.

Bạn tôi gửi cho tôi xem những tấm hình cảnh bốc mộ của anh Hạnh, nhìn nắm xương phù du còn lại được bươi lên từ đất cát khô cằn của miền Bắc, tôi cảm thấy ngậm ngùi, tất cả đều là vô thường, một ngày nào đó ai cũng phải tan thành tro bụi. Sẵn trớn tôi viết thư kể cho bạn tôi nghe về người tù chết chiều 30 tết, tôi cũng chả biết anh ta là ai, chỉ nghe chồng tôi kể lại ngay cái tên cũng không nhớ. Câu chuyện từ mùa đông năm 1977 tại trại tù vùng Sơn La, nằm trên con đường đến Nghĩa Lộ.

Chiều cuối năm rét mướt, trong cảnh u ám thê lương của trại tù miền Bắc, cùng nỗi đói khát cuả những người tù gầy guộc và bịnh tật. Cả lán đang xôn xao ngoài sân chờ được phân phát thức ăn của ngày tết, quanh năm đói khát vất vả vẫn hy vọng có chút thức ăn ngon, khẩu phần là hai cái bánh chưng to hơn bàn tay, và mấy miếng thịt bé bằng ngón tay cái. Trong lán giữa nhà là đống củi lửa cháy bập bùng, sưởi chút ấm áp cho người tù vì trời vô cùng giá rét mà chăn chiếu lại thiếu. Mọi người ai cũng buồn vì nhớ gia đình, cám cảnh “gặm một mối hờn căm trong cũi sắt”. Ở cuối phòng có một chỗ nằm đã giăng mùng xùm xụp, một người bạn không thấy anh bạn tù ra lãnh món bánh chưng mà mấy ngày hôm trước anh ta thường than thở rằng chỉ thèm một miếng bánh chưng, nên đã tốc mùng xem thì thấy anh bạn tù nằm chết tự bao giờ.

Cả lán lại chìm trong nỗi buồn, giữa đêm tận cùng của năm mà hình ảnh người bạn tù chung nằm chết trong lán, như một ám ảnh khiến ai cũng nghĩ đến phận mình, một ngày nào sẽ bỏ xác nơi đây, gia đình thân nhân không ai hay biết. Báo cho quản giáo xong, họ xem xét thấy anh đã ngưng thở, nhưng vẫn hỏi ai có thể làm hô hấp nhân tạo cho anh ấy được không?

Mọi người lặng im, lúc ấy không hiểu sao thì chồng tôi lại xung phong làm việc ấy đối với một xác chết, nuôi một chút hy vọng nếu anh ấy thở lại được thì sao? Nhưng hoàn toàn vô vọng, bốn người tương đối trẻ và khoẻ được chọn để khiêng xác anh bỏ ra cái lò rèn, nằm đó chờ đến ngày mùng hai mới đem chôn, vì kiêng ngày mùng một tết(síc). Một vị thượng toạ thấy vậy đã lẻn đem phần ăn ngày tết của anh ra nơi quàn xác để âm thầm gọi là tiễn đưa linh hồn người bạn tù được “no nê” ở thế giới bên kia. Thảm thật!

Ngày liệm xác anh vào cái hòm gỗ thô sơ, xác anh được cuốn vào một cái bao cát, thay cho anh một bộ đồ tù mới, chồng tôi thấy tội nghiệp đã lấy chiếc áo thung xanh của người chết để anh gối đầu lên cho đỡ thảm, người ta còn cố tuột cho được cái nhẫn cưới trong bàn tay gầy guộc cuả người tù ốm đói. Sau này nghe con anh kể, chiếc nhẫn ấy đã được gửi về trả lại cho gia đình, nhưng mộ phần thì không biết thất lạc nơi đâu vì trại tù đã bị dời đi, trả lại cái nền hoang cho dân chúng địa phương canh tác ruộng bắp. Anh là người tù đầu tiên chết ở miền Bắc muà xuân năm 1977.

Ngày mùng hai, lại bốn người tù được chọn lầm lũi đẩy chiếc xe “ cải tiến” có quan tài của người tử sĩ đem đi chôn. Không có một nghĩa địa nên buộc lòng phải vùi anh một nơi nào đó dọc theo sườn núi. Tất cả suy nghĩ rồi quyết định chôn anh trong một lòng huyệt nông vì đá tai mèo cứng quá không đào nổi, bên một dòng suối, thoai thoải là sườn núi chênh vênh với cây rừng, anh nằm đó để linh hồn được thanh thản nghe tiếng suối reo, nghe cây rừng than van với bốn bề hiu quạnh. Trước khi về, họ còn ráng khiêng những tảng đá lớn chất lên mộ để đánh dấu, hy vọng một ngày nào đó thân nhân sẽ tìm được mộ của người thân ….
Đường Tìm Về Với Thân Nhân:

Tôi gõ “meo” kể câu chuyện này cho bạn tôi nghe, rồi đi ngủ, lòng không mảy may vướng bận. Sáng hôm sau, khi xong việc nhà tôi vừa mở email thì đã thấy thư cuả bạn, với chữ Khẩn trong Subject. Tôi đọc thư, vắn tắt bạn viết:
“Đây là chuyện thật, không phải hư cấu để nhà văn viết truyện. Làm ơn hỏi ông xã giùm hồi xưa anh bạn tù chết chiều 30 tên gì, vì con anh đi tìm mộ cha ba năm rồi mà không ai biết, chỉ mơ hồ nên không biết chính xác mộ nằm ở đâu.

Please! Hồi âm cho biết vì rất mong, con anh sắp trở về VN tìm lần nữa vào tháng 7 này.”

Tôi giật mình, lại một chuyện lạ, chẳng lẽ hồn anh Chung hữu Hạnh lại dẫn bạn tù về tìm đúng người để về với gia đình sao? Ớn lạnh, tôi là tác giả của một loạt truyện Cõi Mù Sương viết về thế giới bên kia, nhưng thật ra tôi toàn mượn chuyện người sống để nói về người chết, hư cấu 100%. Chờ chồng tôi đi làm về, tôi kể chuyện, sau đó liên lạc với con anh người tử sĩ, anh tên là trung úy Huỳnh tự Trọng, sinh quán ở Đà Nẵng hay Quảng Nam gì đó.

Người con của anh liền xin số phone để liên lạc, cháu yêu cầu chồng tôi cố nhớ lại vị trí của trại tù ngày xưa, và nhất là vị trí của nơi chôn cất anh Huỳnh tự Trọng. Hơn 30 năm vật đổi sao dời, dâu hoá biển, biển hoá dâu là chuyện thường, bây giờ chẳng biết cảnh cũ thay đổi ra sao, nhưng may ra còn dãy núi, còn con suối làm chứng cho cái trại tù heo hút ngày xưa. Đầu óc một người đã từng sống trong cảnh tù đầy thiếu ăn thiếu mặc, thêm nhiều năm vất vả với cuộc đời để tìm nguồn sống cho cả gia đình, chắc chắn là không nhớ hết được, thế nhưng như một sức mạnh thiêng liêng, từ linh hồn người tử sĩ, chồng tôi đã vẽ được sơ đồ cho con anh bạn tù bạc mệnh đi tìm lại mộ cha.

So sánh với sơ đồ anh vẽ, và những hình ảnh các cháu đã chụp lại trong chuyến đi kỳ trước, khó mà tìm ra mộ vì tất cả chỉ còn một màu xanh của ruộng bắp, không thấy suối, hòn đá cao chắn ngang lối mòn năm xưa cũng không còn, lấy gì để xác định được ngôi mộ nằm ở chỗ nào.

Hành Trình Đi Tìm Mộ Cha:

Thư qua tin lại với con của tử sĩ Huỳnh tự Trọng, nhiều câu hỏi được đặt ra qua những thông tin của cháu, sự tha thiết tìm lại ngôi mộ của người cha bất hạnh vẫn nung nấu trong lòng những đứa con. Có lúc cả hai bên tưởng như tuyệt vọng, dù cháu cố nài nỉ “Chú ơi! Làm ơn nhớ giùm con, lúc ấy chú đi từ trại ra nơi chôn ba cháu ra sao? Chú chấm thử một địa điểm lần chót nữa đi, cháu hy vọng ba cháu sẽ chỉ cho chú…”Cảm động đến rơi nước mắt, chỉ còn hai hôm thôi hai đứa con anh lại lên đường đi tìm mộ cha, lần này nếu không được là thôi, hết hy vọng.
Tối hôm đó ngồi thần thừ trước tấm sơ đồ trại tù miền núi năm xưa, chồng tôi thầm cầu nguyện rồi khoanh tròn màu đỏ lên tấm ảnh mà cháu gửi qua. Anh nghĩ nó nằm ở chỗ này, làm một phép tính nhỏ (anh học ban B, vốn giỏi toán từ hồi đi học), lấy khoảng đứng từ ngoài đường vào trại tù cũ, gần một ngã ba của con đường tẽ vào Nghĩa Lộ, rặng núi đánh dấu cho địa điểm chính xác, ngôi mộ sẽ nằm ở khoảng này, khoanh một vòng tròn màu đỏ, anh đi ngủ để mai đi làm mà lòng nặng trĩu…

Theo chuyện kể của các cháu, chuyện người tử sĩ Huỳnh tự Trọng ly kỳ như một cuộn phim tâm linh khó giải thích, dọc đường đi anh đã phù hộ cho con anh ra sao, và khi đến nơi, lần trước các cháu đã biết có một ngôi miếu do một người bộ đội đã phục viên kể lại. Chính anh ta vì được một linh hồn khuất bóng lảng vảng nơi này cứu giúp trong cơn hoạn nạn, nên đã tự lập một ngôi miếu để thờ, mà chẳng biết là ai. Anh ta về quê làm rẫy, thường hay thấy một bóng người đi ra đi vào ruộng bắp, nhưng chỗ ấy không có nhà cửa thì lấy làm lạ, có khi cái bóng ấy còn đi vào nhà anh, nên anh tin là có một điều gì lạ lùng trong thế giới vô hình mà không diễn tả được. Trước khi đến đây làm nhà, anh ta nghe dân địa phương nói chỗ sườn núi này có một ngôi mộ nhưng bây giờ không biết nằm đâu rồi. Khi gia đình gặp chuyện không may, anh van vái người khuất mày khuất mặt phù hộ gia đình anh thoát nạn, anh sẽ cất miếu thờ, chính vì vậy mà có miếu thờ tử sĩ Huỳnh Tự Trọng (nhưng vẫn không có tên).
Trước khi các cháu lên đường tìm mộ cha, chồng tôi chỉ bảo một lần chót: “Chú không tin lắm ở trí nhớ cuả mình, nhưng khuyên cháu là khi về nên đến cái miếu thờ ấy van vái ba cháu cho tìm được mộ. Nếu linh hồn ông thiêng thật, nhất định các cháu sẽ tìm ra mộ cha.”

Một tin tưởng để vớt vát niềm hy vọng cho con của người bạn tù năm xưa, chúng tôi không tin rằng các cháu có thể tìm được mộ cha dưới gần 3 thước đất, vì sau khi gặp được người địa phương nổ mìn phá núi để lấy đá, ông ta nói ngày xưa nơi đây có cái suối nước nhưng bị lấp mất rồi, còn hòn đá to chặn ngang đường đi đã bị phá hủy để lấy đá làm đường thì có lẽ trong lúc ấy, đã đẩy ngôi mộ sâu xuống đất nên không còn dấu vết.
Nghe xong những chi tiết này, con anh Huỳnh tự Trọng liền suy nghĩ và tính toán xem mộ cha sẽ nằm ở khoảng nào, đúng với cái vòng tròn màu đỏ và quyết định không bỏ cuộc. Cộng thêm giấc mơ anh Huỳnh tự Trọng báo mộng, xác anh nằm gần một mô đất cao, cháu nhìn thì thấy có một mô đất cao hơn đường đi nên nhất định đào sâu thêm nữa theo hình tam giác của sợi dây giăng làm chuẩn. Mấy người đào mộ thấy đào sâu quá bèn hỏi bộ định đào ao nuôi cá sao?

Vậy mà khi nhát xẻng chạm vào một khoảnh đất cứng hơn, mọi người mới bàng hoàng nhận ra những mảnh gỗ mục và hiện ra hình dạng một bộ xương người nằm trong cái bao cát tẩm liệm 33 năm dài trong lòng đất, loại bao này bằng ni lông cuả quân đội VNCH, được cắt ra chia cho tù dài khoảng 2 mét để làm tấm trải ngủ. Khi mở ra, cái đầu lâu khô cuả tử sĩ Huỳnh Tự Trọng còn gối lên chiếc áo thung xanh năm xưa, chỉ bị huỷ hoại khoảng 20%...

Một buổi chiều tháng bảy ở quê người, trong khi tôi đang nói chuyện qua phone với Đỗ Dung, cô bạn văn có ngòi bút trung thực và tính tình điềm đạm nhất của tôi thì chồng tôi báo tin, các con anh Trọng đã tìm được xác cha. Tôi cảm thấy lạnh cả sống lưng, và kể chuyện cho bạn tôi nghe. Chao ơi! người chết tìm về, tin hương linh người tử sĩ không quen tìm về với gia đình anh đã làm tôi xúc động, tôi cũng cảm được sự xúc động của bạn tôi qua giọng nói từ xa vọng tới…

Đây là câu chuyện về người tù chết chiều 30 tết trong một ngày cuối đông rét mướt đã 33 năm về trước, anh đã tìm về được với gia đình, trở về với mảnh đất quê nhà và hưởng hương khói gia đình. Hôm nay còn lại một vài ngày nữa để bước sang một năm mới, tôi nhớ đến lời hưá với con của người tử sĩ, nên viết một mạch cho tâm hồn thanh thản.

Xin mời những nhà thơ nhà văn có tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động như cung đàn muôn điệu cùng với gió với mây, hãy cảm tác mấy vần thơ cho ấm lòng người tử sĩ nha.

Phần tôi, quá mệt cho một đêm không ngủ để nhớ lại từng chi tiết vì câu chuyện không thể nào hư cấu được.

Nguyên Nhung

Friday, February 14, 2020

Lần đầu tiên Không Quân Mỹ có tướng gốc Việt Tâm An/Người Việt

Chuẩn Tướng John Edwards vui đùa cùng ba con của ông. (Hình: Gia đình nhân vật cung cấp)
WESTMINSTER, California (NV) – Không Quân Hoa Kỳ vừa có một chuẩn tướng gốc Việt, theo thông báo của Bộ Quốc Phòng hôm Thứ Hai, 13 Tháng Giêng.
Đó là Chuẩn Tướng John Edwards, có cha là người Mỹ và mẹ là người Việt Nam, là một trong 35 đại tá được Tổng Thống Donald Trump đề cử lên tướng một sao năm 2020, với mã số PN1397 – Air Force.
Ông Edwards cũng là tướng gốc Việt đầu tiên trong quân chủng Không Quân Hoa Kỳ.
Nói chuyện với phóng viên nhật báo Người Việt hôm Thứ Năm, 13 Tháng Hai, bà Liên Edwards, thân mẫu của vị chuẩn tướng, chia sẻ: “John là một người hiền lành ít nói nhưng sống rất nguyên tắc theo lối nhà binh. Từ nhỏ, John đã đam mê trực thăng và ước mơ trở thành phi công quân sự.”
“Tôi nghe nói có khoảng 2,500 đại tá trong lực lượng Không Quân Hoa Kỳ nhưng chỉ có hơn 30 đại tá được chấp thuận thăng cấp chuẩn tướng. Tôi rất tự hào về con trai mình,” bà nói tiếp.
“John thích ăn một số món Việt. Công việc của John thường xuyên phải thay đổi địa điểm, đa phần ở những nơi khó có nhà hàng Việt. Vì thế, tôi đã chỉ cho con dâu Mỹ [vợ của Chuẩn Tướng John] cách nấu vài món Việt như chả giò, thịt kho, cánh gà rim..,” bà chia sẻ thêm.
Bà Liên Edwards, thân mẫu của Chuẩn Tướng John Edwards. 
(Hình: Tâm An/Người Việt)
Theo bà Liên, ông John Edwards sinh năm 1972 tại Sài Gòn, định cư Mỹ vào Tháng Tư, 1975. Ông sinh ra trong một gia đình có hai chị em.
Cha ông là một công chức chính phủ Hoa Kỳ, từng làm việc cho cơ quan DAO (Defense Attack Office), chuyên hỗ trợ về quân sự cho VNCH giai đoạn 1973-1975.
Chuẩn Tướng John Edwards và vợ. Ông là tướng gốc Việt đầu tiên của 
lực lượng Không Quân Hoa Kỳ. (Hình: Gia đình nhân vật cung cấp)
Trước đó, cha ông làm việc cho quân đội Hoa Kỳ, kết hôn với mẹ ông vào năm 1968.
Khác với hầu hết thế hệ con lai thời đó, mẹ và hai chị em ông Edwards đã có quốc tịch Mỹ và có nhà riêng ở Florida vào năm 1974, trước khi VNCH thất thủ vào 30 Tháng Tư, 1975.
Ông John Edwards tốt nghiệp ngành kỹ sư điện toán và hoàn tất chương trình đào tạo sĩ quan dự bị tại trường đại học University of Hawaii năm 1995. Từ năm 2000 tới 2013 ông liên tục tham gia các khóa đào tạo chuyên môn và đậu ba bằng cao học hạng ưu về khoa học hàng không quân sự tại các trường không quân và đại học nổi tiếng Hoa Kỳ.
Chuẩn Tướng John Edwards vui đùa cùng con.
 (Hình: Gia đình nhân vật cung cấp)
Năm 2014, ông được thăng cấp đại tá khi đảm nhận chức vụ tham mưu trưởng Lực Lượng Tác Chiến Hỗn Hợp (Joint Staff Innovation Group) tại Bộ Quốc Phòng.
Trong cuộc đời binh nghiệp, ông lái tổng cộng 2,200 giờ bay trong 237 trận chiến, điều khiển thành thạo các loại máy bay quân sự như B-52, T-39, T-37, và máy bay T-43 của lực lượng Air Force One chuyên chở tổng thống và quan chức cao cấp Hoa Kỳ.
Chuẩn Tướng John Edwards hiện đang sống tại Washington, D.C., cùng vợ và ba con.
Mặc dù rất bận rộn với công việc hệ trọng tại Ngũ Giác Đài, bà Liên cho biết ông “thường xuyên thăm mẹ khi có dịp công tác tại California.”
Bức thư chúc mừng của Đại Tướng David L. Goldfein, tham mưu trưởng 
Không Quân Mỹ, gửi tới Chuẩn Tướng John Edwards. 
(Hình: Gia đình nhân vật cung cấp)
Trong bức thư chúc mừng của Đại Tướng Không Quân David L. Goldfein, tham mưu trưởng Không Quân Hoa Kỳ, gửi tới tân chuẩn tướng có câu: “Được đề cử vào hàng tướng lãnh là một minh chứng cho khả năng lãnh đạo và cống hiến, tinh thần quả cảm và lòng yêu nước… Chúng tôi gửi gắm ông trọng trách to lớn, đó là lèo lái lực lượng Không Quân, một tài sản quý báu của quốc gia chúng ta.”
Tính đến nay, ông John Edwards là tướng gốc Việt thứ năm trong quân đội Hoa Kỳ.
Bốn vị tướng kia là Thiếu Tướng Lương Xuân Việt (Lục Quân), hiện là tư lệnh Lục Quân Mỹ tại Nhật, Chuẩn Tướng Lập Thể Flora (Vệ Binh Quốc Gia), Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn (Hải Quân), và Chuẩn Tướng William Seely (Thủy Quân Lục Chiến). (Tâm An)
Liên lạc tác giả: pham.taman@nguoi-viet.com

Thursday, February 13, 2020

Hội Đồng Giám Sát Quận Cam chấp thuận đề nghị của GSV Andrew Đỗ thành lập Nghĩa Trang Quân, Công, Cán Chính VNCH và Nam Hàn

 
GSV Andrew Đỗ đang chỉ vào bản đồ và trình bày khu đất làm Nghĩa Trang Quân, Công, Cán Chính VNCH và Nam Hàn. (Thanh Phong/Viễn Đông)
Bài THANH PHONG
SANTA ANA - Luật Sư Andrew Đỗ, Giám Sát Viên Địa Hạt 1 vừa đưa ra đề nghị thành lập Nghĩa Trang dành cho các cựu Quân Nhân, Công Chức, Cán Bộ VNCH và Nam Hàn tại Mountain Park (City Anaheim). Đề nghị của GSV Andrew Đỗ đã được Hội Đồng Giám Sát Quận Cam nhanh chóng chấp thuận vào lúc 9 giờ 40 sáng thứ Ba, ngày 26 tháng 3, 2019.
Trước khi Hội Đồng Giám Sát họp để quyết định, GSV Andrew Đỗ đã mở cuộc họp báo tại phòng khách của Hội Đồng Giám Sát ở địa chỉ 333 W. Santa Ana Blvd, Santa Ana. Tham dự cuộc họp báo có phóng viên hai nhật báo Viễn Đông, Việt Báo, ký giả Kiều Mỹ Duyên, bà Như Hảo, Giám Đốc Đài Radio Mẹ Việt Nam và bà Bùi Bích Hà, phóng viên đài truyền hình SBTN, SET. Một số cơ quan truyền thông khác đến sớm nhưng lại ngồi ở phòng họp HĐGS nên không có mặt trong cuộc họp báo.


Anh Phạm Hòa, sĩ quan Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH trả lời phỏng vấn của Viễn Đông. (Thanh Phong/Viễn Đông)
 
Mở đầu cuộc họp báo, LS Andrew Đỗ ngỏ lời cám ơn các cơ quan truyền thông đã tới tham dự. Sau đó, ông cho biết, ngay từ khi đắc cử vào chức vụ Giám Sát Viên ông đã nghĩ đến việc này, vì khi còn ở trong nước, dù tuổi còn nhỏ ông đã được coi trên truyền hình, nhìn thấy những sự chiến đấu vô cùng anh dũng của Quân Lực VNCH và những sự hy sinh cao cả của họ cho tổ quốc. Qua Hoa Kỳ, dù tham gia vào dòng chính, dù đang là một công chức của chính quyền Hoa Kỳ, ông vẫn nhớ mình là người Việt Nam, và ông muốn mình phải làm một cái gì đó để đền ơn đáp nghĩa các cựu chiến binh VNCH đã hy sinh bảo vệ miền Nam Việt Nam, và ông nghĩ đến một nghĩa trang như nghĩa trang Biên Hòa tại quê nhà. Vì là một trong các vị đại diện cho cư dân Quận Cam, ông biết mình phải phục vụ chung cho các sắc dân và phải có một tầm nhìn xa. Do đó, khi nghĩ đến việc thành lập một nghĩa trang cho các cựu quân nhân QL/VNCH, ông cũng nghĩ đến các quân nhân người Nam Hàn, họ cũng đã chiến đấu cho sự tự do, không chỉ cho tổ quốc của họ mà họ còn là một đồng minh tham chiến tại Việt Nam để cùng với QL/VNCH đánh đuổi quân Cộng Sản Bắc Việt.
LS Andrew Đỗ nói, “Với lá phiếu hôm nay, Hội Đồng Giám Sát Quận Cam và Cộng Đồng chúng ta sẽ đánh dấu một sự vinh danh cho Cộng Đồng Người Việt không chỉ tại Quận Cam mà còn trên toàn thể hải ngoại. Đây là một quyết định lịch sử cho đề nghị của chúng tôi để HĐGS cho phép thành lập một nghĩa trang mang danh là Nghĩa Trang Quân, Công, Cán, Chính VNCH tại Quận Cam. Nghĩa trang này sẽ ở bên cạnh một nghĩa trang sẽ được thành lập cùng địa điểm cho các cựu chiến binh Hoa Kỳ. Nghĩa trang này sẽ dành cho Quân Nhân, Công Chức, Cán Bộ VNCH cũng như của Quân, Cán, Chính Nam Hàn đang sống tại Quận Cam. Toàn thể khu đất có tên là Mountain Park nằm ở góc Riverside Fwy SR91 và Toll Road SR 241, rộng 280 Acre Parcel, thành phố Anheim, cách ranh giới Quận Riverside 2 miles. Theo đề nghị của GSV Andrew Đỗ, 50% đất sẽ dành cho các chiến binh Hoa Kỳ, 10% dành cho Quân, Công, Cán Chính VNCH và Nam Hàn.


Hội Đồng Giám Sát Quận Cam biểu quyết chấp thuận đề nghị của GSV Andrew Đỗ. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Sau lời trình bày của GSV Andrew Đỗ, ký giả Kiều Mỹ Duyên hỏi, vợ của cựu chiến binh VNCH khi mất có được an nghỉ tại nghĩa trang này không? GSV Andrew Đỗ cho biết, sẽ bàn với HĐGS để thêm vào ý kiến rất thực tế này vào nghị trình.
Bà Như Hảo hỏi: GSV Andrew Đỗ có ủng hộ nghĩa trang Biên Hòa do BS Trung Chỉnh thành lập không? Ông trả lời: Chúng ta có nhiều cựu chiến binh VNCH ở rải rác khắp nơi nên có nhiều nghĩa trang càng tốt.
Bà An Nguyễn hỏi: Làm nghĩa trang sẽ tốn rất nhiều tiền, tiền đó lấy từ đâu? GSV Andrew Đỗ trả lời: Mỗi mẫu đất có thể chôn 500 người, chúng ta có khả năng sử dụng 50 năm mới hết đất, nên mỗi năm chúng ta làm một ít thì tốn kém sẽ không bao nhiêu..
Sau họp báo, tất cả vào phòng họp của HĐGS để theo dõi kết quả. Một số người tham dự, trong đó có ông Bill Cook, một cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại VN phát biểu ủng hộ đề nghị của GSV Andrew Đỗ.
Chủ Tịch HĐGS mời GSV Andrew Đỗ phát biểu. Sau lời trình bày của GSV Đỗ (Địa Hạt 1), các GSV Michelle Stell (Địa Hạt 2), Vacant (ĐH 3), Doug Chaffee(ĐH 4) và Lisa Barlett (Chủ Tịch HĐGS) đều chấp thuận đề nghị cũa GSV Andrew Đỗ, và buổi họp kết thúc.


Ông Bill Cook, cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại VN, lên tiếng ủng hộ sáng kiến của GSV Andrew Đỗ. (Thanh Phong/Viễn Đông)
Trong dịp này, chúng tôi phỏng vấn hai cựu sĩ quan QL/VNCH có mặt trong buổi họp. Anh Phạm Hòa, sĩ quan thuộc Nha Kỹ Thuật, Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH, Trưởng Toán thuộc Đoàn Công Tác 72. Anh nói, “Tôi rất ngạc nhiên khi biết tin GSV Andrew Đỗ đã xin được khu đất ở Anaheim Hill để làm Nghĩa Trang dành cho QL/VNCH và cựu quân nhân Nam Hàn. Tôi rất xúc động. Từ trước tới nay, các nghĩa trang quân đội tại Hoa Kỳ chỉ dành riêng cho các quân nhân QL Mỹ, còn các cựu chiến binh VNCH và Nam Hàn gần như bị quên lãng. Nếu thực hiện được công trình này là việc rất lớn lao và ý nghĩa nên chúng tôi tới đây để hỗ trợ cho GSV Andrew Đỗ và cám ơn ông đã nghĩ đến các cựu quân nhân VNCH chúng tôi.”
Đại Tá Lê Bá Khiếu, nguyên Tỉnh Trưởng Tỉnh Quảng Ngãi, nói, “Rất khó khăn mà tìm được khu đất như thế này. Nếu HĐGS hôm nay chấp thuận cho làm Nghĩa Trang Quân Đội VNCH dành cho quân nhân, công chức, cán bộ chính quyền VNCH thì đó là niềm vui. Bốn-mươi bốn năm rồi, tưởng rằng mọi người đã quên 250 ngàn binh sĩ VNCH và 59 ngàn quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh đã hy sinh tại Việt Nam. Nhưng họ không quên, ông GSV Andrew Đỗ đã tìm được khu đất ngay tại Anaheim, rất gần gũi chúng ta, và tôi hy vọng lát nữa đây sẽ có kết quả. Đây là niềm an ủi cho người Việt Nam chúng ta.”-

Monday, February 10, 2020

Tổng Công Kích –Tổng Nổi Dậy Canh Tý!

Tổng Công Kích –Tổng Nổi Dậy Canh Tý! 
Đồng kính gởi, 
Quý Đồng Hương Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản; Chiến Hữu Quân-Dân-Cán Chính Quân Lực VNCH; Các Cấp Dân Biểu; Công Dân Mỹ Gốc Việt nơi Hải Ngoại. 
Riêng Vùng Little Sàigòn, Westminster, Orange County. 

Dẫn Nhập.
Trước khi bắt đầu câu chuyện xin được phép tự giới thiệu, tôi là Phan Nhật Nam, nguyên sĩ quan tốt nghiệp Khóa 18 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Binh Chủng Nhảy Dù kể từ ngày ra rường (23/11/63) cho đến giờ tàn cuộc (Sáng 29/4/1975 ) tại Trại Hoàng Hoa Thám, bản doanh Sư Đoàn Nhẩy Dù QLVNCH. Sau Hiệp Định Ba Lê (27/1/1973) là Sĩ Quan Đặc Trách Trao Trả Tù Binh và Thư Ký Nghị Hội của Phái Đoàn Liên Hợp Quân sự 4&2 Bên Trung Ương/VNCH (Thẻ Thành Viên #41 do Trưởng Phái Đoàn Quân Sự 4 Bên cấp quốc gia ấn ký). Bị tù giam cộng sản từ 23/6/1975 đến 19/1/1989 do tội danh “Đại Úy Ngụy Quân”. Đến Mỹ ngày 5/11/1995 theo diện RD#4 (Rapide Departure) tương đương với Chương Trình HO#22. Cư ngụ tại các tiểu bang thuộc Liên Bang Mỹ từ 1995 đến nay, và là Công Dân Mỹ gốc Việt từ 1999. Những chi tiết trên xin được kể ra để xác định: Bản thân là một Quân Nhân QLVNCH “Chưa Hề Giải Ngũ” kể từ 30 Tháng 4, 1975, và là một Công Dân Mỹ Gốc Việt có bổn phận đối với hai Quốc Gia: Việt Nam Cộng Hòa và Liên Bang Mỹ – Hai đất nước bản thân đã Sinh/Sống/Chiến Đấu cùng trước 30/4/1975 đến nay không hề đứt đoạn. Từ lý lịch quân vụ vừa kể, xin trình đến Quý Vị những điều khẩn thiết như sau..   

I.
Một ngày tháng 1/1999, tại Cơ Quan VSS thuộc hệ thống An Sinh Xã Hội phụ trách công tác xã hội cho đồng bào thuộc nhóm dân thiểu số đa phần là người Việt ở Saint Paul, Minnesota, toàn thể nhân viên của cơ quan đã ngưng công việc để lắng nghe bài hát hùng tráng Lửa Bolsa của Nhật Ngân được vạn đồng bào vùng Bolsa khởi lên vang dội trong cuộc đấu tranh chống Trần Trường treo cờ đỏ và ảnh HCM tại cửa tiệm của y ta trên đường Bolsa,thành phố Westminster. Cuộc đấu tranh kiên trì kéo dài 53 ngày với kết thúc Trần Trường phải đóng cửa tiệm do vi phạm những quy định hành chánh của chính quyền Thành Phố Wesminster, mà thật sự là không thể chịu đựng nổi khí thế chống cộng dâng cao của Cộng Đồng Người Việt vùng Nam Cali. Trần Trường từ tinh thần dến vật chất không hề đủ bản lãnh, ý thức để thử sức quyết tâm Chống Cộng của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn nơi vùng Nam Cali, Little Sài Gòn, Thủ Đô Người Việt Tỵ Nạn – Tuy nhiên, y ta đã được Hà Nội trả giá thực hiện cuộc thử nghiệm để tìm xem khí thế, lực lượng chống cộng của đồng bào Người Việt nơi Little Sàigòn ở mức độ nào, tại cường độ nào để nhắm bề đối phó. 

II.
Từ kinh nghiệm thắng lợi trận chiến Trần Trường, phía Cộng Đồng Tỵ Nạn qua hệ thống Dân Cử Gốc Việt các cấp tại các tiểu bang có đông Người Việt khởi động "Chiến Dịch Cờ Vàng” đối lập về mặt chính trị với nhà nước cộng sản Hà Nội. Chiến Dịch Cờ Vàng thâu đạt những thành tích rất đáng hãnh diện.. Điễn hình ngày 19/2/2003 Thành Phố Westminster, CA ký kết Nghị Quyết số 3750,  công nhận Cờ Vàng Ba Sọc là cờ đại diện chính thức của Cộng Đồng Người Việt ở địa phương này. Tiếp theo, Thành Phố Garden Grove, CA với Nghị Quyết số 8486-03, ký ngày 11/3/2003. Hai Thành Phố Westminster, Garden Grove kiến tạo nên Thủ Đô "Little Saigon" của Người Việt Tỵ Nạn không chỉ riêng cho vùng Nam Cali mà là ngọn đuốc tiên khởi dẫn đường  vận động sức mạnh của Người Việt khắp nơi. Tháng 4 năm 2003, Thành phố Falls Church, Virginia công nhận Cờ Vàng với Nghị Quyết TR-03-07; Tháng 5 năm 2003, Cờ Vàng chính thức được thừa nhận tại Thành Phố Milpitas, và tiếp theo Tháng 6, 2003 toàn Quận Hạt Santa Clara, bắc California. Tiểu Bang Louisiana, đơn vị hành chính địa phương lớn nhất của Mỹ nhìn nhận Cờ Vàng vào Tháng 7, 2003. Từ Louisiana, chiến dịch mở rộng, vận động nhắm vào cấp tiểu bang để có.. New Jersey (9/2/2004); Georgia (1/4/2004); Virginia (15/4/2004); Colorado (30/4/2004); Florida (29/10/ 2004); Texas (11/11/2004);  Oklahoma (24/2/2005); Minnesota (6/6/2005); Ohio (30/7/2005); Nebraska (26/4/2007); Michigan (3/6/2007); Massachusetts (Tháng 3/2009). Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là California với Nghị Quyết Cờ Vàng chính thức công bố vào Ngày 5/8/2006. California tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ, cũng là pháo đài chống cộng của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn trên toàn thế giới mà giới cầm quyền cộng sản Hà Nội quyết tâm phá vỡ. 40 năm hơn sau ngày 30/4/1975, bộ máy bạo lực độc quyền chính trị-quân sự-kinh tế-văn hóa-xã hội ở Việt Nam vẫn không thanh toán được mục tiêu Little Saigon cho dẫu có đủ điều kiện chính trị, kinh tế, tài chánh, nhân sự nằm vùng được tổ chức, hướng dẫn chặt chẽ.

III.
Thành công lớn của Chiến Dịch Cờ Vàng được kể ra trên là do nỗ lực chung của một Tập Thể Dân Cử Người Mỹ Gốc Việt Trẻ (Không phân biệt Dân Chủ hay Cộng Hòa) hợp đồng với khối Người Việt Tỵ Nạn thuộc thế hệ thứ 1, 1 ½ và 2  mà dẫu khác nhau về giới tính, sinh hoạt, giai tầng xã hội tất cả đồng nung nấu một tấm lòng: Mong Quê Nhà Ngời Sáng - Để Người Dân Sống Xứng Đáng Phẩm Giá Người Việt Nam  – Để Little Sài Gòn  trở lại nơi xưa chốn cũ của mình: Sài Gòn của Miền Nam Nước Việt. Từ chủ điểm nầy, Little Sài Gòn trở thành mục tiêu cuộc Tổng Công Kích-Tổng Nổi  Dậy Canh Tý khởi động từ Bộ Chính Trị Đảng CS Hà Nội - Little Sài Gòn cần phải bị phá vỡ, đánh sập.. Cũng bởi, Bộ Chính Trị, Nhà Nước, Quốc Hội Cộng Sản có đủ kinh nghiệm bạo lực chính trị-quân sự qua hai cuộc chiến tranh (1946-1954); (1960-1975) cấp khu vực; một cuộc chiến hai mặt trận cấp quốc gia (1979); tồn tại được sau trận biến động chính trị sụp vỡ chế độ cộng sản Đông Âu (1989-1990).. Không những chỉ thế, Hà Nội còn ngang ngược xé bỏ hai hiệp ước quốc tế (Genève 1954; Paris 1973) mà không sợ cộng đồng thế giới phản kháng... Tuy nhiên chế độ chính trị-bạo lực bất chấp pháp lý và đạo lý lý nầy vẫn không thể khuất phục nhóm Người Việt Tỵ Nạn thuộc tổng số ba triệu người bị đẩy ra khỏi nước từ sau năm 1975 trong tình trạng tột độ khốn cùng, nguy nan mà lịch sử con người thế giới chưa hề hình dung được. Nay hơn 40 năm sau, Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn ấy rất quả thật nhỏ bé so với số lượng gần 100 triệu người trong nước, mà chỉ với thành phân năm triệu đảng viên cộng thêm Đoàn Thanh Niên CS; thành viên Mặt Trận Tổ Quốc và thân tộc họ hàng cũng đủ kết thành một lực lượng đông đúc hơn gấp bội – Tuy nhiên Lá Cờ Đỏ Sao Vàng vẫn  là một thứ phế phẩm bị triệt để ngăn cấm xuất hiện trên những khu phố thuộc Thủ Đô Tỵ Nạn Little Sàigòn. Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Hà Nội bắt buộc khởi động cuộc tấn công. 
     
IV.
Năm 2008, Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng Nghị Quyết 36 chủ trương tăng cường thông tin, tuyên truyền với người Việt ở nước ngoài về tình hình Việt Nam và chính sách của Đảng, Nhà Nước Cộng Sản. Thực chất đây là kế hoạch của một cuộc phản công tổng hợp trên hai mặt Chính Trị-Ngoại Giao và Văn Hóa-Xã Hội tương tự như chiến thuật Nhất Điểm/Lưỡng Diện trong trận chiến quân sự mà quân đội cộng sản đã áp dụng và thành công qua hai cuộc chiến kéo dài từ 1946 với kết thúc của ngày 30/4/1975. Lẻ tất nhiên những yếu tố ngoại tại, Pháp, Mỹ, Trung Cộng, Liên Xô.. có những tác động quyết định đối với tình thế VN trong thế kỷ qua và hiện nay, nhưng không nằm trong nội dung của bài viết nầy. Chủ điểm chúng tôi muốn nêu bật là vấn đề Quốc/Cộng tại “mặt trận” Little Sàigòn mà dấu hiệu cuộc Tổng Công Kích-Tổng Nổi Dậy Canh Tý nay đang hiện rõ ở giai đoạn cuối cùng   

41. Mặt Trận Chính Trị
411- Tạo nên những “vấn đề giả”/Khủng bố ở Little Sàigòn. Từ năm 1975, trước khi người Việt tỵ nạn đầu tiên đến, Westminster là những vùng đất chuyên trồng nông sản. Những cơ sở thương mại đầu tiên là tiệm phở Hòa, Chợ Đà Lạt thuộc Thành Phố Santa Ana, khu này sau có thêm trung tâm sinh hoạt Nguyễn Khoa Nam. Khu Cộng Đồng Người Việt tiếp dời về hướng Tây cũng trên cùng tuyến Đường First (Santa Ana) nhưng cải danh là Bolsa Avenue thuộc hai thành phố Garden Grove và Westminster, khoảng năm 1978 xuất hiện thêm chợ Hòa Bình, nhà sách Tú Quỳnh, và nhà hàng Thành Mỹ.. Cùng năm, Nhật Báo Người Việt góp mặt với văn phòng phát hành đặt tại thành phố Garden Grove. Năm 1986, Ủy ban thành lập danh xưng Little Saigon, sau đổi thành Ủy Ban Phát Triển Little Saigon bầu lên 15 ủy viên, xúc tiến họp với Hội Đồng Thành Phố Westminster chính thức công nhận danh xưng Little Saigon. Ngày 17/6/1986, Thị Trưởng Westminster Chuck Smith đã làm lễ ra mắt Đặc Khu Little Saigon trước Thương Xá Phước Lộc Thọ. Buổi lễ được đặt dưới sự chủ toạ của thống đốc tiểu bang và có sự hiện diện của đông đảo người Việt Nam trong vùng. 
Sự hình thành, phát triển Little Sàigòn được trình bày đơn giản như trên nhưng trong thực tế là đã được đánh đổi bởi mạng sống của vạn triệu người Miền Nam sau 30/4/1975- Những người hiểu được điều nhiệm mầu mà nhân loại hoàn cầu chỉ cảm nhận qua lịch sử, văn chương, triết học: Tự Do hay là Chết – Nếu sau nhiều thập kỷ vượt qua khổ nạn dưới chế độ độc tài trong nước, qua cái chết có thật trên chặng đường dài vượt biên, tù tội.. Người Việt Miền Nam có cảm giác về lại Sài gòn khi đặt chân tới Little Sài Gòn những năm về trước. Sự thật đơn giản cao quý nầy nào mấy ai nhận ra kể cả những nạn nhân khốn cùng nhất của chế độ cộng sản VN. 

Trong khoảng thời gian từ 1981 (Trước lần thành lập Little Sàigòn) có sáu ký giả Dương Trọng Lâm, Nguyễn Đạm Phong, Phạm Văn Tập, Đỗ Trọng Nhân, và Lê Triết bị sát hại (do nguyên nhân chính trị nhận định từ cơ quan FBI) tại Washington DC, Houston TX. Nhưng không có thủ phạm nào được tìm thấy. Năm 2015, hai chương trình truyền hình PBS “Frontline” và ProPublica cho trình chiếu bộ phim “Khủng bố tại Little Sài Gòn/ Terror in Little Saigon,” do A.C. Thompson chủ biên và Tony Nguyen, cố vấn sản xuất. Little Sàigòn vô cớ bị kéo vào với hoạt động của tổ chức kháng chiến của Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và rất bất nhân lẫn bất công nối kết với cơ quan K.9 (?) của mặt trận HCM. Năm Little Sài Gòn thành hình (1986) cụm từ “Khủng bố/Terrorist” chưa có, nó chỉ được  phổ quát từ sau biến cố 911 năm 2001. Và cho dù khủng bố đích thực, khủng bố thuần chủng người Pakistan như hai vợ chồng Syed Rizwan Farook, Tashfeen Malik trước khi ra tay giết 14 đồng sự và gây thương tích cho 22 người khác tại Regional Center ở San Bernadino, CA trong ngày 2 tháng 2, 2015  đã hô lớn “'Allahu Akbar',” vẫn được TT Obama, giới truyền thông thiên tả khiên dè gọi chỉ là “nghi can/suspect”! Nhưng qua Terror in Little Saigon, tập đoàn làm phim gồm những danh tính phản chiến thân cộng nổi tiếng (chỉ không bằng Jane Fonda, John Kerry) Rick Rowley, A.C Thompson  đã  nối kết một cách nham hiểm, ác độc hình ảnh sinh hoạt tại Little Saigon với những cuộc diễn hành Tết của đội ngũ cựu quân nhân (lớn tuổi) Quân Lực VNCH với.. “thành phần sĩ quan do Mỹ huấn luyện tại Miền Nam và khi chiến tranh do Mỹ vũ trang và tài trợ chấm dứt (1975), và chúng tôi ( thành phần phản chiến thiên tả -PNN) bảo với họ rằng: Chiến tranh đã chấm dứt, nhưng đối với họ “Chiến tranh không hề chấm dứt! Tôi (Rick Rowley) muốn nói: Họ vẫn tiếp tục chiến đấu. Và chiến trường không cần phải cách xa đến 9,000 dặm (nơi Miền Nam VN) mà ngay ở đây, ngoại ô Houston, TX!! Cách biện giải của Rick Rowley toát ra điều ác hiểm khi y ta kết luận: Nhóm chiến binh Afghanistan Mujahideen cũng thế, khi chúng ta (Người Mỹ) bảo chiến tranh chầm dứt thì chúng vẫn tiếp tục gây nên cuộc máu lửa! Rick chỉ không thể nói rõ hơn: Nhóm khủng bố Mujahideen tiếp tục chiến tranh ở Afghanistan, nhóm “khủng bố người Việt” thực hiện ngay tại Houston với cái chết của ký giả Đạm Phong ! Xin nhắc lại: Đạm Phong bị giết tại Houston, TX năm 1982 - Năm 1986 Little Saigon mới thành hình - Một nơi cách xa hiện trường án mạng 1,540 dặm! Khủng bố nào nơi Little Saigon hãy chỉ xem?! 

A. C Thompson, Rick Rowley với Terrorist in Little Saigon hoặc tiếp sau nầy Vietnam War của Ken Burns, Lynn Novick ( 2017) là những sản phẩm thứ cấp của loại phim tài liệu lịch sử của truyền thông Mỹ tường trình về một cuộc chiến tranh mà năm đời Tổng Thống Mỹ không tìm ra cách giải quyết! Bởi vấn đề chính không phải tại VN, nơi Sài Gòn với TT NĐDiệm và các tướng lãnh quân đội Miền Nam; vấn đề cũng không phải từ HCM ở Hà Nội mà bản thân các cấp lãnh đạo Mỹ không hề hiểu (đúng) là Ai? Làm gì? Như thế nào? Tương tự hiện nay, nước Mỹ đang căng thân giải quyết vấn nạn sinh/tử từ Bắc Kinh cũng do từ Nixon, Ford, Carter... cho đến Obama, Trump làm sao hiểu ra (hiểu đúng) những tính toán của Trung Nam Hải với Mao, Đặng, cụ thể với Tập Cận Bình hiện nay? .. Điễn hình là Bill Clinton do đã nhận định nông cạn đồng thuận để Bắc Kinh gia nhập WTO  và hưởng quy chế Tối Huệ Quốc từ năm 2000! Bill Clinton không đơn độc một thân thực hiện quyết định quan trọng nầy, nó được hình thành từ Chiến Tranh Việt Nam với Thông Cáo Thượng Hải 1972. Cụ thể qua sự kiện Mỹ đồng thuận để Trung Cộng chiếm Hoàng Sa của VNCH (19/1/1974) – Tiền đề của bi kịch Biển Đông tại hôm nay. Nhưng đây là vấn đề của Mỹ, của Tàu không của chúng ta với bài viết nầy. 
Riêng với Người Việt, những Tony Nguyễn, Ngyễn Thanh Tú.. những kẻ đang tiếp tay xô sập Little Saigon  không được phép nại cớ quan điểm cá nhân, tai nạn của bản thân gia đình mình để đánh tráo Nỗi Đau Chung của toàn Dân Tộc, của Miền Nam Nước Việt nơi chốn đã thai sinh, nuôi dưỡng người cha quá cố của anh ta. Chỉ có Miền Nam VN, chế độ VNCH mới tạo nên cho cá nhân người cha ấy một danh tính, một nghề nghiệp: Ký Giả Đạm Phong. Little Saigon hoàn toàn vô can đối với cái chết của sáu ký giả Dương Trọng Lâm, Nguyễn Đạm Phong, Phạm Văn Tập, Đỗ Trọng Nhân, và Lê Triết. Và cuối cùng, tại sao không nhìn ra cội nguồn cái chết oan khuất bất hạnh của sáu ký giả, của chính Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các chiến sĩ của Mặt Trận nơi biên giới Thái-Lào..  Tất cả bi kịch nằm trong tổng thể Lần Thật Chết Với Quê Hương từ ngày nước mất nhà tan, 30 Tháng 4/1975. Không hề có “Khủng Bố nơi Little Saigon” mà đây là Miền Đất Hy Vọng cuối cùng chúng ta phải cố gắng bảo vệ, duy trì. Hãy tưởng tượng nên điều cụ thể: Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn không có Little Saigon? !

412- Hãy đánh sập hệ thống dân cử Người Mỹ Gốc Việt! 
(Trước khi bắt đầu Phân Đoạn #412 nầy, chúng tôi có lời minh xác: Bản thân PNN không là thành viên của bất cứ tổ chức chính trị nào Mỹ hay Việt; cũng không có liên quan sinh hoạt chính trị, đảng phái, hội đoàn (kể cả các tổ chức, hội đoàn quân đội Cựu Quân Nhân QLVNCH) do tâm lý, tính chất vốn sẵn có từ trước 1975 nơi Miền Nam với hai căn cước cố định: Hướng Đạo Sinh thuở niên thiếu - Quân Nhân QLVNCH thuở thành nhân cho đến hiện nay. Cũng bởi, qủy thời gian còn quá ít cho những dự án có tính văn học-lịch sử mà bản thân vô cùng bận rộn với từng ngày còn lại ở tuổi qúa 70. Thế nên, nếu phải đề cập đến những nhân sự Người Mỹ gốc Việt thuộc chính giới, xã hội Mỹ vì đây là những điễn hình cụ thể cần có cho bài viết chứ không do từ cảm tính tính “yêu/ghét - ũng hộ/chống đối” đối với  thành phần nhân sự mà người viết không hề tiếp xúc, gặp mặt). 
Cần phải nhắc lại nếu Mặt Trận Chính Trị với chiến dịch “Tạo nên “vấn đề giả - Khủng bố ở Little Sàigòn/Terrorist in Little Saigon”chưa đủ để bày ra trước công luận Mỹ, và tâm lý người Việt một Little Saigon “đáng sợ” về mặt chính trị-xã hội (Phần mặt trận văn hóa – xã hội sẽ được trình bày ở phân đoạn sau) do nơi đây là diễn trường chính trị của các dân cử người Mỹ gốc Việt mà kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 6/11/2018 cho thấy rất nhiều ứng viên gốc Việt đã giành chiến thắng ở nghị trường Quốc Hội các Tiểu Bang Hoa Kỳ. Trong số tân dân biểu có Tyler Diệp, 35 tuổi, người của đảng Cộng Hoà, nguyên là Phó Thị Trưởng Thành Phố Westminster, Với thắng lợi của Tyler Diệp, ghế dân biểu tiểu bang của Hạt 34 (Phần lớn nằm trong dịa bàn Quân Cam, Nam Cali) vẫn còn trong tay người Đảng Cộng Hoà, trong khi Thượng Nghị sĩ Janet Nguyễn, cũng thuộc Đảng Cộng Hòa tái ứng cử nhiệm kỳ hai, và đã thất bại trước ứng viên Tom Umberg, Đảng Dân Chủ. 

Sự kiện bầu giữa kỳ 2018 có nhiều chi tiết, liên quan đến giới dân cữ Việt, Mỹ thuộc nhiều hạt bầu cữ khắp Tiểu Bang Cali, tuy nhiên chúng tôi chỉ tập trung về trường hợp thất cử của Thượng Nghị Sĩ Janet để dẫn chứng về cuộc Tổng Công Kích – Tổng Nổi Dậy Canh Tý của Bộ Chính Trị  Hà Nội với mục tiêu: Đánh sập hệ thống dân cử Little Saigon! Cần mở một dấu ngoặt tại đây: Có một cơ quan của đảng CSVN hầu như ít đươc giới quan sát chính trị- quân sự- ngoại giao để ý đến đấy là Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng CSVN. Đây là cơ quan trực tiếp thuộc Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư có nhiệm vụ  thực hiện các chính sách lớn thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ, đặt để nhân sự của hệ thống chính trị trung ương đảng. Cụ thể trong thời gian gian dài từ 1948 đến 1980, hai nhân sự Lê Văn Lương, Lê Đức Thọ thay phiên nhau nắm giữ vị thế “Trưởng Ban Tổ Chức TƯĐ” để thực hiện hai cuộc chiến tranh 1946-1954; 1960-1975 với hai ký kết hòa bình Genève 1954; Paris 1973. 

Lần thua cuộc 2018 của TNS Janet Nguyễn gây kinh ngạc cho đa số cử tri người Mỹ gốc Việt tại Quận Cam. Sau ngày bầu cử 6/11/18 kết quả sơ khởi cho thấy Janet Nguyễn dẫn trước đối thủ hơn chục nghìn phiếu, nhưng khi kiểm phiếu cuối cùng được đếm vào ngày 4/12 thì bà đã thua ứng viên dân chủ Tom Umberg trong khoảng cách sít sao. Trong tổng quát, giới quan sát nhận định vì Janet Nguyễn là người Đảng Cộng Hòa trong khi cử tri Dân Chủ (đa số ở Cali) đã thẳng tay gạt bỏ những ứng viên liên hệ đến Cộng Hòa. Nhưng hơn hẳn thế, sự thật Janet Nguyễn thua là vì đã tạo ra nhiều phản ứng bất lợi trong cộng đồng người Việt ở Quận Cam; Janet Nguyễn đã công khai bày tỏ bất đồng ngay cả với dân cử gốc Việt khác tuy cùng đảng như với Giám Sát Viên Andrew Đỗ, với Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí, Phó Thị Tưởng Tyler Diệp. Nếu Janet Nguyễn không chỉ trích, chống đối Tyler Diệp, phần lớn số phiếu đưa người nầy đến chiến thắng cũng sẽ ủng hộ Janet Nguyễn vì Hạt 72 của hạ viện tiểu bang nằm trong Hạt 34 của thượng viện. 

Kể từ khi Tony Lâm là ứng viên gốc Việt chính thức được bầu chọn vào hội đồng thành phố Westminster năm 1992, trở thành dân cử gốc Việt đầu tiên tại Mỹ, sau hơn phẩn tư thế kỷ đã có nhiều người Việt tham gia vào chính trường Hoa Kỳ,, Nhưng nội bộ Cộng Đồng Người Việt còn quá nhiều bất đồng, cũng như khối cử tri gốc Việt ở những nơi sống tập trung như Quận Cam, San Jose chưa xử dụng lá phiếu một cách đông đảo để đạt được nhiều hơn những thắng lợi chính trị. Hơn thế nữa (tâm lý) một số đông người Việt xem sinh hoạt chính trị như chuyện sống chết nên đã xỉ vả, tấn công đối thủ như kẻ thù không đội trời chung nếu không cùng đảng, không cùng quan điểm. Cán bộ cộng sản gài đầy ở Nam- Bắc Cali đã thấy ra điểu căn bản: Sự mâu thuẫn giữa các dân cử Người Mỹ gốc Việt là một thực tế – Và sự phân liệt giữa thành phần cử trí của ứng cử viên nầy đối với ứng củ viên kia là một thực tế khác. Cho dẫu tại Westminster, thành phố có mật độ cư dân gốc Việt cao nhất ở Mỹ là 55%, Thị Trưởng Tạ Đức Trí tái đắc cử với 75% số phiếu. Hai ứng viên Tài Đỗ và Chí Charlie Nguyễn về nhất và nhì trong số 13 ứng viên để được vào hội đồng thành phố. Và Thành Phố Garden Grove có các nghị viên Thu Hà Nguyễn, và Phát Bùi tái đắc cử vào hội đồng thành phố - Tất cả có đủ yếu tố mầm mống tạo nên một sự phân liệt nếu biết “tổ chức” và tài chánh dồi dào – Hai yếu tố “Ban Tổ Chức TƯĐ” không hế thiếu.

Hoàng Kiều được xử dụng - Và xử dụng rất có hiệu quả! Trước 1975 ở VN, và ở Mỹ sau 1975 cho hết Thế Kỷ 20, qua thập niên đầu tiên của Thế Kỷ 21, Hoàng Kiều vẫn là một tên gọi không một ai hay biết! Cho dẫu y đương sự thuộc về một gia tộc tiếng tăm nơi miền Nam - Tộc họ Hoàng gốc Triệu Phong Quảng Trị với Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ trong lãnh vực nghệ thuật, âm nhạc. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thao đồng vai thứ bậc với Hoàng Kiều nổi tiếng với ngón đàn vĩ cầm điêu luyện từ thập niên 1950’. Mãi đến năm 2013, với chức năng chiếm giữ 37% cổ phần trong Tổ Hợp Shanghai RAAS Blood Products Co., Ltd; có cổ phần trong hệ thống chứng khoán Shenzhen Stock Exchange, Hoàng Kiều thủ đắc một tài sản ước tính 3. 8 Tỷ Đô La, được Tạp Chí Forbes xếp hạng vào thành phần tỷ  phú thế giới. Có tiền, Hoàng Kiều tiếng tới “mua tiếng tăm” như phần đông nếu không nói hầu hết của những kẻ gọi là “tỷ phú, đại gia” người Việt dưới chế độ CSVN hiện tại.. Nhà Lê Khả Phiêu trang hoàng cặp ngà voi lớn nhất Đông Dương chiếm đoạt từ Phòng Khánh Tiết Dinh Độc Lập; nhà Nông Đức Mạnh thiết trí bàn ghế nạm vàng; chủ tịch quốc hội Kim Ngân sở hũu 300 bộ áo dài màu mè lòe lẹt.. Tương tự, để tiến tới sự nổi danh, Hoàng Kiều nối kết liên hệ với những cô gái trẻ tuổi hàng con cháu mà khả năng, tài năng không gì hơn là choàng lên người những y trang thô tục gần như trần truồng tại các đại hội liên hoan phim ảnh ca nhạc, thời trang giải trí thế giới.. Cũng nên nói thêm, HK chuyển qua cách mua danh tiếng với đám nữ nhân gọi là hoa hậu, người mẫu kia sau khi đã đóng vai kẻ từ thiện. Điễn hình, HK  tặng một chi phiếu $5 triệu cho Quỹ Phục Hồi Bão Harvey, Houston trong Tháng   9, 2017. Tháng Ba, 2017 Hoàng Kiều cũng đã tặng một chi phiếu cũng $5 triệu để giúp đỡ người dân bị lụt ở San Jose, California. Nhưng của cho không bằng cách cho, tấm lòng chân thành của kẻ từ nhân rất khác xa hành vi trình diễn của kẻ mua danh (Tương tự như dụ ngôn bà già nghèo với ba đồng tiền kẻm có giá trị hơn hẳn 10 đồng tiền vàng của kẻ vua chúa trong Kinh Thánh Tân Ước) – Những khoản tiền bạc triệu đô-la cứu trợ kia không cho HK cái “danh tiếng” mà y mong muốn, HK chuyển qua kế hoạch mua danh trong lãnh vực chính trị nơi diễn trường Little Saigon - Đúng vùng mục tiêu củaNghị Quyết 36/BCT/ĐCSVN – Hoặc cả hai cùng tính chung một mục tiêu. 

Trước khi tiếp tục câu chuyện với HK, cũng nên lưu ý đến khía cạnh, HK chuyển hoạt động sang lãnh vực chính trị phải chăng để cứu nguy lần suy giảm tài chánh (HK đã bị gạt khỏi danh sách tỷ  phú của Forbes), mở hướng tấn công chính trị để cậy Hà Nội yểm trợ tài chánh và nơi xa hơn có thể là Bắc Kinh, Thượng Hải (?) Vấn đề nầy sẽ trở lại ở phần sau – Đây là cách tính toán chủ quan và ngu muội mà bản thân Trần Trường đã gặp phải trước khi về nước chịu đòn cộng sản. Tương tự những thành phần “Việt Kiều yêu nước” đã phải bỏ của cứu lấy thân sau khi nghe lời khuyến dụ “quê hương là chìm khế ngọt” rêu rao từ Hà Nội. Chúng ta trở về mặt trận Little Saigon với công cụ HK mà Việt Cộng/Trung Cộng đang điều hành, chỉ đạo. Bài viết chỉ tập trung với Việt Cộng

Lý Tống là một danh tính lớn với quá trình chiến đấu chống cộng sản sau 30 Tháng 4, 1975. Với bốn lần bị kết án, 32 năm tù giam; ba lần xử dụng máy bay bay vào Việt Nam và Cuba thả truyền đơn hô hào người dân nổi dậy chống nhà nước độc tài của hai nơi nầy. Lý Tống qua đời 5, tháng 4, 2019, được an táng vào ngày 21 tại Nghĩa Trang Westminster Memorial Park, Westminster - Tang lễ Lý Tống đương nhiên xứng đáng được Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn CS tổ chức trang trọng.  Hoàng Kiều không ngẫu nhiên tra tay vào cuộc lễ (Hành vi, hoạt động tiếp theo của HK sau nầy sẽ chứng minh nhận định nầy). HK đã biến thành tang lễ Lý Tống thành một cuộc trình diễn bát nháo với Trưởng Ban Tổ Chức Đỗ Vẫn Trọn, một người hoạt động văn hóa truyền thông thứ cấp ở địa phương San José, nhân sự nầy cũng là chuyên viên giao dịch địa ốc cho những khách hàng đến từ trong nước. Điều quan trọng là sau lễ tang Lý Tống, HK chiếm được lòng tin một số cựu quân nhân (phần lớn thuộc Binh Chủng Không Quân) và sĩ quan cảnh sát do người anh Lý Tống, Lê Xuân Nhuận là một trung tá ngành Cảnh Sát Đặc Biệt; Nghị Viên Phát Bùi, chủ tịch tổ chức Đại Diện Cộng Đồng Miền Nam Cali và số đông đồng bào tham dự lễ tang do lòng mến mộ đối với Lý Tống.  

Hoàng Kiều tiếp ra tay phát triển credit thu nhận được từ lễ tang Lý Tống qua Đại Nhạc Hội “Tình Hồng Cho Em”, Thứ Bảy, 20/72019 tại Microsoft Theater, Los Angeles. Trước tiên, HK “hào phóng” bao xe đưa khán giả từ vùng Little Sàigòn lên Los;  khán giả không những được xe đưa rước, phát hộp thức ăn miễn phí, còn được mời đến xem hát không mất  tiền.. Nhưng coi chừng, do đoàn xe sau khi đổ khách xuống đã biến mất, đám khán giả không thể trở về, đương nhiên phải ở lại dự phần đầu cuộc trình diễn để chứng kiến HK xuất hiện với trang phục quái dị của tuồng hát Tàu và nghe HK.. chưởi! HK chưởi tất cả những ai không đồng ý với trò bát nháo của y ta, nhưng quan trọng hơn hẳn trong “bài chưởi” là miệt thị cuộc chiến đấu chống cộng sản của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn đã đổ máu xương từ sau 30/4/75 xây dựng nên và kiên trì tiếp tục. HK không chưởi một mình và lén lút, y chưởi công khai có sự chứng kiến, và dự phần (im lặng) của thành phần sĩ quan không quân, cảnh sát, nghị viên thâu phục được từ Lễ Tang Lý Tống. Hoàng Kiều không chỉ là một “businessman” nhưng là một “bad faith businessman”.        

Cuối cùng, từ căn cứ địa vùng Thousand Oak, bắc phi trường Los, Hoàng Kiều ngang nhiên lật ngữa ván bài qua lần tiếp xúc với Vicky Nguyên 2 tháng 12, 2019, của báo Anh Ngữ, địa phương Westminter: Tôi chi ra $500,000 để bãi nhiệm đám lãnh đạo Thành Phố Westminter” Dẫu Westminter không thuộc vùng cư ngụ của y ta. Hoàng Kiều  giải thích: “Tôi kiếm được nhiều tiền, nhưng cũng cho đi rất nhiều. Ngoài phần cứu tế nhân đạo, về mặt chính trị, tôi yểm trợ thành phần lãnh đạo và những ứng viên đảng Đảng Cộng Hòa” KH nói rõ: “Thị Trưởng Trí Tạ là một trong những người được tôi yểm trợ.” Hoàng Kiều giải thích thêm.. Yểm trợ họ (thành phần đảng viên CH nay đang tại chức) lúc khởi đầu, nhưng nay họ không hợp nhất với nhau! Y công khai chỉ trích Thị Trưởng Westminster, Nghị Viên Kimberly Hồ, Chi Charlie Nguyen. Kết luận, Hoàng Kiều buông lời đạo nghĩa: “Quả thật, tôi rất lấy làm xấu hổ nên phải ra tay cứu nguy và lập lại giá trị, uy tín  của Người Mỹ gốc Việt...” Ngôn ngữ trong buổi trả lời phỏng vấn với Vicky Nguyên (2/12//2019) rất khác xa so với lần phát biểu  trước 3000 khán giả buổi  Đại Nhạc Hội  “Tình Hồng Cho Em”  - Loại ngôn ngữ được Bác Sĩ Chris Lữ, một người đồng hương Quảng Trị thuộc thê hệ Người Mỹ gốc Việt thứ hai đánh giá:.. (HK) đã tự hạ thấp xuống ngang tầm với phường “đá cá lăn dưa”. 

Lời kết luận (đầy nhân nghĩa) của Hoàng Kiều cuối cùng mang một nội dung và tinh thần của bài viết phổ biến trên Báo Thời Nay (Số ngày 19/12/2018) về sự thất bại của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn: “Ngày 6/11/2018, sau khi kết quả kiểm phiếu sơ bộ bầu cử Thượng Nghị Viện bang California (Mỹ) công bố, Janet Nguyễn hân hoan tuyên bố thắng cử, khẳng định: “kết quả hôm nay cho thấy sức mạnh và sự đoàn kết của cộng đồng chúng ta” và mạnh miệng huênh hoang sẽ “đánh sập Đảng Cộng sản Việt Nam”!  Và sự đời thật oái oăm, tiếp tục kiểm phiếu thì dần dà số phiếu vượt trội của Janet Nguyễn bị thu hẹp, tới kết quả cuối cùng thì Janet Nguyễn lại là người thất bại, phải nhường ghế cho ông Tom Umberg. Nhiều người Mỹ gốc Việt lại quy trách nhiệm về chính Janet Nguyễn, họ khẳng định Janet Nguyễn là một kẻ bất nhân, bất nghĩa, bất tín... Đáng chú ý, có ý kiến cho rằng Janet Nguyễn thất cử vì hăng hái chống cộng và kết quả bầu cử lần này cho thấy xu hướng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã thay đổi. “Món chống cộng kiếm phiếu của ứng cử viên gốc Việt đã hết ngon…”! Âu cũng là sự đời và sự kiện Janet Nguyễn thất cử càng cho thấy thói bất lương không có chỗ dưới mặt trời!” Báo Thời Nay quả thật đã “phản ảnh trung trực” dư luận “đồng bào người Việt (Nơi vùng Little Sàigon) luôn yêu mến đảng, nhà nước XHCNVN!! 

Bởi, Báo Thời Nay là ấn phẩm của Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận trung ương của đảng CSVN có địa chỉ số 7 Hàng Trống Hà Nội. Có một chi tiết không đồng bộ giữa bài viết từ Thousand Oak, CA của Vicky Nguyen với bài báo của Tư Nguyên nơi 7 Hà Trống Hà Nội.. Một bên đánh Janet Nguyễn/Một bên binh Janet Nguyễn đánh Trí Tạ! Nhưng không hề gì, màn khói mù càng dày, hỗn loạn càng cao?! Janet Nguyễn thất cử hay tái đắc cử; bãi nhiệm được Trí Ta, Kimberly Hồ, Chí Charlie Nguyễn hay không không phải là ĐIỂM mà chỉ là những DIỆN: BÀY RA TRƯỚC CHÍNH GIỚI, DƯ LUẬN, BÁO CHÍ MỸ, CỘNG ĐỔNG NGƯỜI VIỆT MỘT HỆ THỐNG DÂN CỬ NGƯỜI VIỆT GỐC MỸ THAM NHŨNG, PHÂN HÓA, BẤT LƯƠNG, BẤT NGHĨA... Hiểu chưa? Hiểu chưa? Cách Hoàng Kiều hạch hỏi 3000 khán giả Người Việt tại Đại Nhạc Hội  “Tình Hồng Cho Em” , 20/7/2019 tại Microsoft Theater, Los Angeles.  Hiểu chưa?!    

42- Mặt Trận Xã Hội-Kinh Tế; Văn Hóa –Truyền Thông Báo chí   
421- Có còn không Sài Gòn nơi Little Saigon? 
Hơn mười năm trước, đầu thế kỷ 21, trước khi Nghị Quyết 36 phát động, vùng Little Saigon cho Người Việt Tỵ Nạn một cảm giác “Thân mật bình yên/Cứ như ở Sài Gòn trước 1975 vậy”. Cảm giác nầy rất thật khi bước vào những quán ăn với chủ nhân và người chạy bàn mang nét sắc của Sài Gòn, của Miền Nam không hề sai trật. Nhưng nay, tất cả những nét tốt lành của Sài Gòn/Little Saigon hầu như đã biến mất, gần như mất hẳn?! Điển hình chủ nhân và quán ăn Phượng Hoàng (tên hiệu trước 1975 ở Chợ Lớn) với những món ăn thuần túy Miền Nam nay đã hoàn toàn thay đổi với người chủ mới và thực đơn mới. Nhưng quan trọng hơn hẳn là bảng hiệu “Sáu Vạn Tám” với Số 68 rất lớn nổi bật. Có phải là vô tình chăng? Hoàn toàn không là vậy. Vì danh từ số lượng “VẠN” KHÔNG HỀ ĐƯỢC XỬ DỤNG NƠI MIỀN NAM cho dù là người, gia đình chính gốc người Bắc di cư vào Nam từ trước 1945, sau 1954.. Bởi “Sáu Vạn Tám với Số 68” là DẤU HIỆU NHẬN BẠN, tương tự như giải vải màu Đỏ đeo trên áo trong Tổng Công Kích-Tổng Nổi Dậy Mậu Thân 68; là băng Đỏ đeo trên cánh tay trong Tổng Công Kích-Tổng Nổi Dậy 75! Là dấu hiệu nhận bạn/Địa điểm tập trung nơi Little Saigon hôm nay. 

Người viết không quá nhiều tưởng tượng xin dẫn chứng thêm với quán Tài Bửu mà chủ nhân là người quen thân từ thập niên 60 ở Đà Lạt. Tài Bửu với món ăn, bàn ghế, cách trang trí, nhạc nền.. là thuần túy sản phẩm, tính cách của văn minh Pháp. Nhưng qua chủ nhân mới, quán đổi thành Mẹt với cung cách tiếp khách, thực đơn hoàn toàn đổi khác! Mẹt là một vật dụng không tồn tại trong sinh hoạt nông thôn Miền Nam, vì nông nghiệp Miền Nam trù phú, lớn hơn về sản phẩm và số lượng hơn nên những vật dụng như mẹt, mũng, thúng.. dần biến mất. Và chắc một điều, ngôn ngữ miền Nam không dùng danh từ “Mẹt” để diễn đạt một hình dáng, mặt người có hình dạng của cái Mẹt. Tuy nhiên, danh xưng Mẹt chỉ được xử dụng trong một thời gian và “dấu hiệu nhận bạn” nầy đã được thay thế bằng một danh hiệu khác dễ nghe, dễ nhớ, dễ nhận hơn.. 

Tóm lại, Sáu Vạn Tám với Số 68, Mẹt..  không xuất hiện lẻ loi, ngẫu nhiên, chúng được “phối hợp” cùng lần với “Quê Anh-Quê Em: Hương Đồng Cỏ Nội, Tràm Chim, Coq Au Vin, Hà Nội Phố..”  những danh hiệu mang “sắc màu quê hương; tổ quốc thân thương; đất nước giàu đẹp..” Những bảng hiệu trước Nghị Quyết 36 hoàn toàn không có! Cũng như trước 1975 tìm đâu ra nơi Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Vĩnh Long.. những bảng hiệu, quán ăn như thế?! Những danh xưng, danh từ, tỉnh từ..  chỉ có từ cuộc đổi đời “hoành tráng”, do những con người “trí tuệ“; khả năng phát biểu “chất lượng”, chiếm giữ những tài sản “khủng”.. Thành phần dân cư “mới” vừa được kể ra nầy trước Nghị Quyết 36 không có mặt nơi Little Saigon; nếu có, họ cũng kín đáo che dấu lần mới đến đất Mỹ do tự biết không thuộc diện di tản 30/4/1975, Đoàn Tụ Gia Đình, Chương Trình HO, hoặc những thành phần đến Mỹ sau cùng do Chương Trình HO Mở Rộng mà TT Bush ký năm 2002 từ Tu Chính Án McCain vận động. Tóm lại, “cư dân Little Saigon mới” KHÔNG LÀ những người đến Mỹ từ Miền Nam sau lần quốc nạn, 30/4/1975.  

Nay, thành  phần cư dân Little Saigon mới không cần che dấu xuất xứ lý lịch nữa. Bởi từ yêu cầu và mục đích của Chương Trình EB-5 Immigrant Investor Visa được Đạo Luật Di Trú/Immigration Act 1990 ấn định: Thành phần Di Dân Doanh Nghiệp/Immigrant Investors chính thức trở thành Thường Trú Nhân, danh từ thông dụng “Người Có Thẻ Xanh” nếu đầu tư một số tiền từ $ 500,000 đến 900,000. Số tiền $500,000 - $900, 000 là quá lớn KHÔNG HỀ CÓ/KHÔNG THỂ CÓ đối với cá nhân, gia đình Người Việt Miền Nam đến Mỹ từ trại tỵ nạn, sau thời gian dài tù tội hẳng chục năm kể từ 1975.. Cho dù cả cha, mẹ, các con đều đi làm kể từ ngày đặt chân đến Mỹ! Nhưng đối với một “đại gia tư bản đỏ” những cá nhân, gia tộc có liên hệ đến “nhóm lợi ích”, thành phần chủ đạo chính trị- kinh tế-tài chánh ở VN hiện tại, có quyền xét dự án cho thuê Ba Đặc Khu trong vòng 99 năm; những nhóm lợi ích quyết định nên các trận đánh chiếm Dương Nội, Hà Đông; Đồng Tâm, Ấp Thái Hà Hà Nội; Cồn Dầu, Quảng Nam- Đà Nẵng; khu đất vàng của Họ Đạo Thủ Thiêm, vườn rau Lộc Hưng ở Sài Gòn.. Với thành phần “đại gia đỏ” nầy, $500,000, hoặc $900,000 chỉ là món tiền nhỏ nhoi không đáng kể! Họ không nói điều ngoa ngôn hay làm hành vi bất cập.. Khu “ghetto Đỏ” ở Huntington Beach đã thành hình, đang phát triển, củng cố. Những khu Biệt Cư/Division ở Newport Coast đang dần được thiết lập.. Tốc độ thành hình mau đến nổi Google không kịp thiết lập bản đồ đường sá.. Từ những căn cứ lõm chỉ huy nầy, các hàng quán dọc đường Bolsa, Brookhurt, Westminster, Magnolia.. là những cứ điểm tiền phương đang dần được “hồng hóa” không gặp một trở ngại nhỏ nào. Bởi khách hàng (mới) luôn có đủ từ sáng, trưa, chiều, tối.. Cũng như mạng lưới dày đặt quán ăn, quán nhậu, quán bia ôm, cà phê ôm.. ở Sài Gòn, nơi các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long, ở Cao Nguyên Trung Phần luôn sẵn sàng “phục vụ” thực khách với “văn hóa ẩm thực” từ “thủ đô” Hà Nội, thành phố cảng Hải Phòng, miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa tiên tiến, văn minh đem vào!! Cuộc Tổng Công Kích –Tổng Nổi Dậy Canh Tý 2020 hiện thực rõ nét nhất nơi mặt trận cuối cùng kể tiếp sau..          

422-Văn Hóa-Truyền Thông- Báo Chí: Cánh tay Sài Gòn nối dài bị chặt đứt!   
Little Saigon trước đây hơn 10 năm cho chúng ta cảnh sắc, sinh hoạt của “Sài Gòn trước 75” với hệ thống đài phát thanh rộn rã hoạt động 24/24.. Đài Little Sàigòn; Đài Radio Bolsa của Việt Dzũng. Hệ thống đài phát thanh xử dụng những xướng ngôn viên với cách phát âm đặc thù của miền Nam trước 1975 cho dù đấy là người gốc Miền Bắc, miền Trung; các bản tin do những thông tín viên, biên tập viên đi từ Sài Gòn, là người Sài Gòn biên soạn qua lời văn, từ ngữ xử dụng. Những từ ngữ của chế độ cộng sản Miền Bắc, của miền Nam “sau giải phóng” như cách gọi trong nước hoàn toàn không hề xuất hiện/không thể xuất hiện/không được phép xuất hiện. Cũng nở rộ một hệ thống đài phát thanh mini với nội dung đả kích một cá nhân, một phe phái đối nghịch với cá nhân chủ trương đài phát thanh ấy. Hiện tượng nầy rộ nở và cũng chóng tàn. Hai đài Phát Thanh Little Saigon, Radio Bolsa vũng vàng chuyển đạt ý, lời của một nền phát thanh hậu Sài Gòn không đứt đoạn.   

Trở lại với Việt Dzũng để có thể hình dung ra một thời phát triển âm nhạc và truyền hình của Người Việt ở Mỹ, nơi hải ngoại, tại địa phương Little Sàigòn. Bài hát "Một Chút Quà Cho Quê Hương", "Lời Kinh Đêm", "Tình Ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn" của Việt Dũng là những ca khúc tiêu biểu cho nền âm nhạc lưu vong sau 30/4/1975, cũng tương tự như "Sài Gòn Vĩnh Biệt" của Nam Lộc; Đêm Nhớ về Sài Gòn của Trầm Tử Thiêng; Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên của Nguyễn Đình Toàn.. Hệ thống những ca khúc lưu vong hợp với nền tảng “Nhạc Vàng: của Sài Gòn, của Miền Nam được xây dựng từ sau 1954 cho đến 1975 vô tình một cách hợp lý kiến tạo nên một gia tài âm nhạc lớn lao đối với người trong nước và ở nơi hải ngoại. Tác động của Nhạc Vàng (trước, sau 1975) đã tạo nên sức công phá mạnh đến nổi trong cuộc họp tổng kết những hoạt động văn hóa văn nghệ năm 2019 tại Sài Gòn, Trần Long Ân (một người sinh trưởng miền Nam, trưởng thành tại Sài Gòn, được đưa ra Hà Nội năm 1970), Chủ Tịch Liên Hiệp Hội Văn Học-Nghệ Thuật  Thành Phố HCM xác nhận qua buộc tội giả trá: Nền văn học, nghệ thuật của miền Nam trước năm 1975 là “độc hại” vì “xuyên tạc đường lối đúng đắn của Đảng. Nền Văn Học- Nghệ Thuật nầy 45 năm sau 1975 không thể tẩy xóa!” Ngày 30/4/1975 đã là MỘT THẤT BẠI. 

Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, kho tàng âm nhạc, nghệ thuật của Miền Nam tái dựng (thành công) nơi Little Saigon đến nay (Từ thập kỷ thứ nhất của thế Kỷ 21) phải rơi vào tình trạng của một Sài Gòn bị đứt đoạn, bị tiến công, đánh phá! Hiện tượng nầy xẩy ra cùng lần với Trung Tâm Sản Xuất Băng Nhạc ASIA vả Đài Truyền Hình SBTN, hai cơ sở nghệ thuật- truyền hình đã một lần là hai sản phẩm song sinh, cùng nhau phát triển hài hỏa tốt đẹp. Cũng để cụ thể hóa cho nhận định nầy, chúng tôi lại cậy đến Việt Dzũng vì anh đã là người cộng tác với  Vidéo Asia 9, Tình Ca Chọn Lọc 75-95 (1995), tiếp theo giữ vai trò người dẫn chương trình (MC) trong các Đại Nhạc Hội của Trung Tâm Asia. Từ sự cộng tác của Việt Dzũng, Nam Lộc, Trúc Hồ, Trung Tâm ASIA đã lên đến đỉnh cao nghệ thuật với những Vidéo ASIA 50 mang chủ đề Trần Thiện Thanh – Anh Không Chết Đâu Anh; hoặc ASIA 58, Những Lá Thư Từ Chiến Trường.. Nhưng sau cái chết của Nhạc Sĩ Anh Bằng, người sáng lập, cố vấn nghệ thuật của ASIA, tiếp lần ra đi của Việt Dzũng, lần Trúc Hồ tách rời ASIA để chỉ lo phần vụ của SBTN.. Trung Tâm ASIA  chủ thể của vô tuyến truyền hình đấu tranh nơi hải ngoại dần tan rã. Cũng cần nói rõ, nạn sang băng lậu khiến ASIA thất thu tài chánh qua lớn không thể nào tiếp tục đương cự nổi.  

Là đài truyền hình đầu tiên phát sóng suốt ngày (24/7) cho Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, SBTN có nhiều dịch vụ truyền hình cáp ở Hoa Kỳ và Canada, cũng như dịch vụ truyền hình vệ tinh DirecTV ở Hoa Kỳ. Nhưng từ khi tách khỏi ASIA nên không còn quyền xử dụng các chương trình âm nhạc và ca nhạc sĩ của trung tâm nầy, SBTN coi như mất hết một nửa sức mạnh về các chương tình ca nhạc, giải trí, cộng thêm sức công phá (rất có hiệu quả) từ hệ thống truyển hình “MIỄN PHÍ” được tài trợ, yểm trợ bởi sức mạng vật chất, kỹ thuật lẫn nghệ thuật và nội dung “vô tính/ phi chính trị” của Nghị Quyết 36, rõ ràng SBTN gần như mất hẳn sức mạnh cơ hữu như đã nhiều lần dựng nên qua các phong trào tranh đấu lớn: Ký Thỉnh Nguyện Thư Gởi Tổng Thống Mỹ Tranh Đấu Cho Nhân Quyền VN, Tháng/2012. Đài SBTN nay cũng phải co cụm và đành lòng chạy quảng cáo cho Hoàng Kiều đòi bãi nhiệm ba dân cữ thuộc Hội Đồng Thành Phố Westminster, Tháng 11/2019.

Cuối cùng, mặt trận văn hóa gồm hệ thống nhật báo, tuần báo, tạp chí văn nghệ, tạp chí phụ nữ, thể thao, chuyên môn.. Hệ thống báo có hình thức hiện đại do kỷ thuật in ấn tiên tiến của Mỹ được biên tập bởi một đội ngũ làm báo kinh nghiệm từ Sài Gòn nối dài chuyển ra hải ngoại; nhất là sau 1990 khi bắt đầu Chương Trình HO với những người viết văn, làm báo chuyên nghiệp vốn là quân nhân được thả ra từ các trại cải tạo qua Mỹ trong chương trình HO. Nhưng đến một ngày không có một thời điểm xác định rõ, giới viết văn, làm báo ngưởi Việt nhận ra điều thãm hại: Hệ thống nhà xuất bản Văn Nghệ, Đại Nam, Xuân Thu.. dần đóng cửa! Nhà Xuất Bản đóng cửa kéo theo hệ thống nhà sách cũng tự động đóng cửa tiếp.. Nhà Sách Tự Lực lớn nhất vùng Little, cũng cả hải ngoại nay phải chuyển qua kinh doanh trà, thuốc để cầm cự; nhà sách hàng đầu Tú Quỳnh nay chỉ chuyên bán vé Đại Nhạc Hội, diện tích nhà sách thu gọn chỉ còn một góc nhỏ, coi như một loại thư viện bỏ túi. Nhà sách Văn Bút còn thảm hại hơn!!

Tuy nhiên, suy sụp và tuyệt vọng hơn tất cả là hệ thống báo chí - Chỉ còn là báo biếu, báo phát miễn phí đến các cơ sở quảng cáo! Ba nhật báo lớn nhất, Việt Báo chuyển qua báo online, chỉ còn báo in ngày thứ Sáu; Báo Viễn Đông rút xuống mức cố thủ tối thiểu, và cuối cùng Nhật Báo Người Việt, tờ báo hàng đầu của hải ngoại, vượt kỷ lục tồn tại, hoạt động lâu nhất của Lịch Sử Báo Chí Việt Nam.  Thành lập từ 1978 với số phát hành cao nhất, trung bình mỗi ngày gần 17,500 ấn bản và cũng có số lượng rao vặt nhiều nhất trong tất cả các báo Việt Ngữ trên thế giới. Vậy thì có điều gì xẩy ra nếu tờ báo lớn độc nhất còn lại nầy có chuyển động lớn về thay đổi chính sách. Phần viết dưới đây tập trung chủ điểm Báo Người Việt trong giai đoạn cấp thiết nầy khi kế hoạch Tổng Tấn Công-Tổng Nỗi Dậy Canh Tý nay đang tới cao điểm nơi diễn trường Little Sàigòn mà bài viết đã đề ra.     

Ngày 31 tháng 1, năm 2020 Tổng Giám Đốc Hoàng Vĩnh của Báo Người Việt phổ biến một thông báo với nội dung: Thông báo gửi toàn thể nhân viên NV. Xin thông báo cùng các bạn, kể từ ngày Jan 15, 2020, ông Đinh Quang Anh-Thái. và kể từ ngày Jan 24, 2020, ông Đỗ Quý Toàn, hai ông sẽ không còn làm việc với công ty NV dưới bất cứ mọi hình thức nào khác! 
Như thế là thế nào? Dẫu không phải là nhân viên hoặc cộng tác viên của NV, nhưng do một cơ duyên đã cho bản thân cá nhân dịp tìm hiểu, giao tiếp  với người sáng lập Người Việt, Đỗ Ngọc Yến từ những năm 50, 60 qua các hoạt động Báo Ngàn Khơi (1957), Trại Hướng Đạo Trãng Bom (1958); mối giao tiếp càng chặt chẽ hơn trong thập niên 70 khi cộng tác với Đỗ Ngọc Yến qua Báo Sóng Thần, Đại Dân Tộc ở Sài Gòn. Sau hơn nửa thế kỷ quen thân từ Đỗ Ngọc Yến, bản thân dần biết thêm Đỗ Quý Toàn, Đinh Quang Anh Thái và hiểu ra giữa họ có một Giây Liên Lạc –Mối Ân Tình Huynh Đệ Rất Chặt Chẽ. Vậy tại sao có lần đỗ vỡ quá đổi bất ngờ và ngạc nhiên như vậy đã xẩy ra giữa Người Việt/CEO Hoàng Vĩnh và hai nhân sự Đỗ Quý Toàn, Đinh Quang Anh Thái?  Đây là hai nhân sự cốt cán còn lại của Tinh Thần Người Việt xây dựng từ Đỗ Ngọc yến, Lê Đình Điểu, Vũ Ánh, Nguyễn Xuân Hoàng.. Những Người Bạn mà tôi ĐÃ biết rõ và tin cậy – Sự Tin Cậy được kiểm chứng qua hơn nửa thế kỷ giao tiếp, liên hệ trong hoạt động văn học, báo chí và nhất là hoàn cảnh tù ngục cận kề cái chết sau 30/4/1975 – Sự Tin Cậy qua thử thách tử/sinh trong nhà giam cộng sản đối với Vũ Ánh, Đinh Quang Anh Thái không hề thay đổi trong tôi. Cũng như mối Tin Cậy bất biến đối với hai Huynh Trưởng Hướng Đạo Đỗ Ngọc Yến, Đỗ Quý Toàn.  Thế nên, tự thân đặt nên mối băn khoăn: Báo Người Việt sẽ như thế nào nếu vắng bóng Đỗ Quý Toàn, Đinh Quang Anh Thái trong trận đấu khẩn cấp nơi Little Saigon? 

Kết Từ: Năm 1999, vạn đồng bào nơi Little Sàigon dã kéo dài cuộc chiến đấu đến ngày thứ 53. Năm 2020 nầy, lực lượng nào sẽ xuống đường can thiệp nếu các “địa điểm nhận nhau/Những vị trí tập trung” như trên đã chỉ ra sẽ đồng loạt mở “nhạc cách mạng”.. Không cần phải quá lộ kiễu như “Bác cùng chúng cháu hành quân..” mà chỉ cần.. “Mùa xuân trên thành phố HCM... Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây... Mùa Thu Hà Nội.. “ Làm gì nhau nào? Chúng “ông” chỉ mở nhạc theo yêu cầu của khách! Có luật nào ở Mỹ, nơi Little Saigon mở nhạc “Mùa Xuân trên Thành Phố HCM?

Không ngừng với “nhạc cách mạng”, tiến thêm một bước, các “địa điểm nhận bạn”  cùng giở lại cách của Trần Trường – Treo cờ Đỏ nơi cơ sở buôn bán tư nhân!! Chỉ cần treo một lúc thôi đủ thời giờ để cho các hệ thống Live Stream, You Tube của những tay nằm vùng được mai phục sẵn từ thời Việt Weekly để lại nay học tập kinh nghiệm qua nhiều năm, có trả  tiền công tác từ Tòa Lãnh Sự ở San Francisco (Có là bao so với số tiền mua nhà nơi Huntington Beach, sang quán ăn ở đường Bolsa). Và cuối cùng trong quy mô lớn: Đường Bolsa, Khu Phước Lộc Thọ đã, đang là điểm nhắm của Việt Cộng lẫn Trung Cộng mà vụ mặc cả mua bán sẽ rất dễ dàng nếu cuộc bãi nhiệm do Hoàng Kiều khởi động thành công, Hội Đồng Thành Phố Westminster sẽ đuợc thay thế bởi một thành phần dân cữ mới (Mỹ hay Việt không là vấn đề), chỉ cần nhóm dân cử đặt lại ra các quy định, rút lại những Nghị Quyết Cờ Vàng (phần trên đã trình bày) đại loại: Cờ (Vàng) không được lớn hơn một banner quảng cáo! Khu Phước Lộc Thọ là Asian Village không được treo cờ quốc gia nào hết chỉ trừ cờ Mỹ! Và khu đất trước Phước Lộc Thọ không được xử dụng làm nơi biểu tình chống cộng! Tất cả ĐÃ VÀ ĐANG XẨY RA.                        
Nhắc thêm môt chuyện cho đầy đủ, đầu Tháng 6/2019, Cộng Đồng Người Việt tại thành phố Garden Grove đã đệ đơn phản đối việc giới chức thành phố nầy bán khách sạn Hyatt Regency Orange County và một khu đất quy hoạch (thuộc Gaden Grove) cho tập đoàn Shanghai Construction (SCG), một tập đoàn nhà nước của Trung Cộng. Bởi giới chức thành phố Graden Grove đã thông qua thương vụ này vào cuối 2017. Khi hội đồng thành phố thông qua với số phiếu 6-0 CÓ LẨN VẮNG MẶT của ủy viên Bùi Thế Phát tức Phát Bùi, Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Miền Nam Cali. Phát là nhân sự có mặt đủ trong lần Hoàng Kiều hạch hỏi “hiểu chưa” với 3000 đồng hương Người Việt trong buổi nhạc hội  “Tình Hồng Cho Em” tại Microsoft Theater, Los Angeles. Và Shanghai Construction (SCG)  hẳn không xa lạ với Hoàng Kiều, người có y trang của kép hát Tàu và dựng sự nghiệp từ  Tổ Hợp Shanghai RAAS Blood Products Co., Ltd. 
Khổ quá đến bao giờ mới HIỂU đây? Chẳng lẽ câu thơ báo động của Tản Đà từ trăm năm trước: “Dân hai nhăm triệu ai người lớn. Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con” phải sửa lại: “Dân đông 100 triệu KHÔNG NGƯỜI LỚN. Khốn nhục (từ) 75 vẫn tỉnh không?” Hiểu chưa?! 
 
Phan Nhật Nam- 8/2/2020 - Năm mươi-hai năm sau TCK-TND Mậu Thân.