Vào đầu năm 1957, sau khi nghe các phụ tá tại Phủ Tổng Thống thuyết
trình về một lực lượng đa năng, đa hiệu, có thể thực thi mọi nhiệm vụ
quan trọng, dù ở trong mọi trường hợp khó khăn, nguy hiểm, Tổng Thống
Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã quyết định thành lập Lực
Lượng Đặc Biệt Việt Nam.
LLĐB/VN và
LLĐB/Hoa Kỳ đã cùng nhau cộng tác hoạt động bằng một phương thức chiến
đấu khác với các binh chủng bạn: Chiến thuật phản du kích. Đối với một
kẻ thù có sở trường và kinh nghiệm về du kích chiến như cộng quân, muốn
chiến thắng chúng, chúng ta cần phải có một đạo quân có khả năng tác
chiến thích ứng với mọi hoàn cảnh chiến trường mới mong bẻ gẫy được ý đồ
của địch, đạo quân đó chính là Lực Lượng Đặc Biệt. Và đó cũng là nguyên
nhân sự hình thành Binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt.
Ra đời từ năm
1957, trong bốn năm khởi đầu từ ngày thành lập, LLĐB dồn tất cả nổ lực
vào việc huấn luyện và thực tập hành quân, trên tinh thần du kích chiến
và đến cuối năm 1960, LLĐB/VN đã bắt đầu bước sang giai đoạn chiến đấu
thực sự kể từ tháng 12/1960 khi những cánh dù đầu tiên của các chiến sĩ
LLĐB trong đêm tối đã đổ xuống vùng Bình Hưng, Cà Mâu...
Đầu năm
1961, giai đoạn chiến đấu của LLĐB/VN đã được gia tăng mức độ với các
nhiệm vụ đặc biệt. Trong những đêm giá buốt trong khoảng thời gian trên,
những cánh dù các chiến sĩ LLĐB đã âm thầm đáp xuống khắp lãnh thổ Việt
Nam và vùng biên Thuỳ của các chương trình Lôi-Vũ và Thái Bình Dương.
Binh chủng LLĐB thuộc Sở Liên Lạc Phủ Tổng Thống. Sau cải danh Sở Khai
Thác Địa Hình (về phương diện chỉ huy và sử dụng lực lượng). Sở Liên Lạc
Phủ Tổng Thống trong thời gian đó có 3 thành phần:
* Sở Bắc (sau 1963 biến cải thành Nha Kỹ Thuật) đặc trách công tác tình báo chiến lược ngoài quốc gia.
* Sở Nam (sau 1963 biến cải thành Sở Liên Lạc-Lôi Hổ) đặc trách công tác tình
báo nội địa, chống nội tuyến và các âm mưu phá hoại khác.
* Lực
Lượng Đặc Biệt thành phần cơ động, phản ứng cấp thời những tin tức tình
báo do Sở Bắc, Sở Nam cung cấp. Phần khác, LLĐB đơn phương thực thi
những nhiệm vụ quan trọng, do thượng cấp chỉ định cả trong và ngoài lãnh
thổ quốc gia.
Cũng cần nói thêm, trong tiến trình thành lập LLĐB,
ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã chuyển gửi đến LLĐB bản dự thảo viết tay do
ông viết về kế hoạch: Tổ Chức, Sử Dụng các đơn vị mà ông gọi là: Biệt
Kích Cách Biệt”. Tuy là bản dự thảo, nhưng ông cố vấn đã đề ra các
phương thức thực hiện hoàn chỉnh để cho các cán bộ LLĐB, theo đó làm kim
chỉ nam cho mọi phương án áp dụng tổ chức, sử dụng các đơn vị “Biệt
Kích Cách Biệt” là những đơn vị hoạt động sâu trong vùng địch hoặc trong
hậu phương địch. Xa cách sự yểm trợ của quân bạn. Đặc biệt ngăn cách
với dân chúng. Trong những trường hợp khó khăn, có thể phải tự mưu sinh
một thời gian cần thiết.
Lực Lượng Đặc Biệt là phải đánh địch hoặc
chặn đứng mọi sự di chuyển quân và đồ tiếp liệu của địch từ ngoài lãnh
thổ quốc gia. Có nghĩa không để cho địch xâm nhập vô nhà rồi mới đánh.
Binh chủng LLĐB được đảm trách nhiệm vụ lớn lao đó.
LLĐB là đơn vị
đầu tiên đã tiến hành hai cuộc Trắc nghiệm phương tiện chiến tranh áp
dụng cho chiến trường VN. Cuộc Trắc nghiệm thứ nhất là tổ chức hành quân
trực thăng vận vào mật khu Đổ Xá Quảng Ngãi của vc.
Cuộc Trắc nghiệm thứ hai, đánh giá sức công phá của các loại bom do oanh tạc cơ B-52 thả xuống các mật khu của vc.
LLĐB đã thực thi nhiều nhiệm vụ quan trọng trên phương diện chiến
thuật, chiến lược cũng như Trắc nghiệm các phương tiện tối tân chống
chiến tranh du kích ở Việt Nam, lãnh thổ Hoàng gia Lào, Cambodia.
* 3 câu phương châm của LLĐB:
Bất cứ nơi nào cũng có mặt
Bất cứ hiểm nguy nào cũng vượt qua
Bất cứ khó khăn nào cũng khắc phục.
Người chiến sĩ LLĐB hẳn đã tự chuẩn bị cho mình một ý chí chiến đấu
mãnh liệt, cùng sự hy sinh vô bờ bến để họ có thể hoàn thành được nhiệm
vụ giải phóng cho đồng bào thoát khỏi nanh vuốt của kẻ thù cộng sản.
"Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả, cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau." President Ronald Reagan
Wednesday, October 31, 2018
Tuesday, October 23, 2018
NIỀM HÃNH DIỆN VÀ TỰ HÀO BCD. LÊ ĐẮC LỰC
Lưu thủ đan tâm chiếu hản thanh
Trước năm 1975, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là một lực lượng Quân Đội được coi là hùng mạnh nhất vùng Đông Nam Á. Quân số có lúc đã lên đến một triệu ba trăm năm mươi mốt ngàn chiến sĩ. (1,351.000).
Nhiệm vụ chính yếu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là bảo vệ Miền Nam Việt Nam trước hiểm họa bành trướng, xâm lăng của Cộng Sản. Đối đầu trực diện với giặc Cộng trên khắp các chiến trường dầu sôi lửa bỏng là các đơn vị tổng trừ bị tác chiến nỗi danh, đã từng xông pha chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công hiển hách, gây cho kẻ thù những tổn nặng nề trên khắp 4 vùng chiến thuật. Đó là các: Sư Đoàn Nhảy Dù, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến và 17 Liên Đoàn Biệt Động Quân đặt trực thuộc các Vùng Chiến Thuật.
Tuy nhiên trong số đó vẫn còn có một đơn vị tổng trừ bị mà hiệu năng tác chiến, công trạng ít có ai biết đến, nhưng giặc Cộng thì khi nghe đến danh xưng, cũng phải kinh hồn khiếp sợ mà né tránh đụng độ và thường truyền khẩu cùng nhau câu nhật tụng:
“Bất cứ “giặc ngụy” nào cũng đánh.
Nhưng phải tránh đánh Biệt Cách Dù.”
Vâng, đúng vậy. Đơn vị đó là “Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù”, thường được gọi tắt là “Biệt Cách Dù”.
* * *
Trong năm 1970, các hoạt động thả các Toán Biệt Kích thâm nhập ra miền Bắc hoặc các vùng dọc theo biên giới Việt Miên Lào, không còn mang lại những hiệu quả thích đáng. Cùng lúc, Liên Đoàn 5 Special Force của Quân Đội Hoa Kỳ theo lệnh đã triệt thoái ra khỏi Việt Nam. Binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt thiếu hụt ngân sách, khí tài để hoạt động nên đã bị giải tán. Các sĩ quan và binh lính đa số được thuyên chuyển sang Biệt Động Quân, số ít còn lại thì về Nha Kỹ Thuật, Nhảy Dù. Riêng hai đơn vị tác chiến của Binh chủng là Trung Tâm Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù được sát nhập lại, với danh xưng là Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, có phù hiệu mới, nhưng vẫn được giữ nguyên chiếc nón xanh (Green Beret) và phù hiệu của Binh chủng LLĐB. Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn là Trung Tá Phan Văn Huấn. Đến năm 1972, ông được thăng cấp đặc cách đại tá tại mặt trận Bình Long, An Lộc.
* * *
Đại Tá Phan Văn Huấn, sinh trưởng tại tỉnh Thừa Thiên, Huế. Xuất thân Khóa 10 Trần Bình Trọng (1954), trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, ông là một cấp chỉ huy tài trí, mưu lược, đạo đức, và liêm chính. Ông sống rất bình dân, giản dị, và gần gũi với thuộc cấp. Ông coi trọng tính mạng của binh sĩ còn hơn tính mạng của bản thân.
Lúc còn là Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Hành Quân Delta (1967-1970), một đơn vị được xem là tình báo chiến thuật, phối hợp hoạt động chung với Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, cung cấp các Toán Thám Sát Lôi Vũ thâm nhập len lỏi trong rừng sâu, dọc theo biên giới Việt Miên Lào trên dãy núi Trường Sơn, để thu lượm tin tức, khám phá các mật khu, căn cứ địa của địch quân, hay phục kích bắt sống tù binh để đem về khai thác địch tình. Trước khi thâm nhập, Ông rất chu đáo kỹ càng theo dõi buổi trình bày kế hoạch hành quân của các Toán. Ông đặt ra từng câu hỏi cho từng biến cố có thể xảy ra để các Toán Trưởng giải trình đối phó hợp lý. Trong suốt 7 ngày các Toán di hành là 7 ngày Ông có mặt tại Trung Tâm Hành Quân để theo dõi. Trường hợp các Toán bất ngờ đụng độ với địch quân, bị tổn thất nhân mạng, hay bị phân tán là coi như Ông ăn ngủ không yên, một mặt Ông đưa các Đại Đội Myke Force xung kích gấp rút vào tải thương, lấy xác về, một mặt Ông dùng L.19 hoặc Trực Thăng UH.1B bay lượn bao vùng suốt ngày, để tìm kiếm các Toán viên đang thất lạc, cho đến khi tìm kiếm được, hướng dẫn họ đến các bãi trống an toàn, rồi điều động trực thăng đến bốc trở về căn cứ hành quân. Lúc đó, Ông mới thở phào nhẹ nhõm.
Kể từ sau biến cố Tết Mậu Thân (1968), tình hình chiến sự đã trở lại sôi động. Giặc Cộng vẫn nuôi dưỡng ý định xảo trá, tái diễn cái trò lấn đất dành dân, nên ồ ạt chuyển quân qua biên giới, ém quân trong các mật khu, căn cứ địa, ngỏ hầu mở các đợt tấn công qui mô vào các quận lỵ hay thị xã lân cận, để làm áp lực trong cuộc Hội Đàm 4 bên tại Paris, Pháp Quốc.
Trong cương vị Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù (1970-1975), để đối phó với sự gian manh, thủ đoạn của giặc cộng, cũng như để binh sĩ thuộc quyền luôn duy trì, cũng cố khả năng tác chiến, đề cao cảnh giác trước mọi tình huống có thể xảy ra, Đại Tá Phan Văn Huấn chỉ thị cho mỗi Biệt Đội Xung Kích, ứng chiến tại căn cứ hành quân ở Căn cứ Suối Máu, Biên Hòa hay nghỉ dưỡng quân tại hậu cứ ở ngã tư An Sương, Hốc Môn, phải thường xuyên được huấn luyện và rèn luyện:
- Võ thuật Vovinam.
- Chiến thuật du kích và phản du kích.
- Mưu sinh thoát hiểm.
- Đổ bộ, triệt xuất bằng trực thăng UH.1B.
- Điều chỉnh phi cơ, pháo binh oanh kích tác xạ các mục tiêu.
- Theo học các khóa nhảy dù tại Sư Đoàn Dù.
Ngoài ra, Khối CTCT còn tổ chức huấn luyện về thái độ tác phong đối với dân chúng tại những nơi đồn trú, trong các vùng hành quân, ngõ hầu thu phục nhân tâm, để họ đứng về phía Quốc Gia, không để Việt cộng tuyên truyền, dụ dỗ đi theo bọn chúng.
Chính nhờ vào tài lãnh đạo chỉ huy tài ba, năng động, khắt khe: “Văn ôn võ luyện”như đã nêu trên của Đại Tá mà Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù đánh giặc giỏi, áp dụng nhiều chiến thuật thích ứng với chiến trường Việt Nam, như:“gậy ông đập lưng ông”, có nghĩa là dùng chiến thuật du kích của địch để đánh du kích với địch, và đầy sáng tạo như áp dụng chiến thuật tác xạ súng cối, trọng pháo 7/3 để đánh lừa địch hay xử dụng mìn tự chế để tiêu diệt chiến xa, đục tường, xử dụng dao găm, lựu đạn và võ thuật Vovinam để bắt sống tù binh, diệt chốt, gặt hái được nhiều chiến công hiển hách. Điển hình là các trận:
- Mậu Thân Nha Trang và Ngã Ba Cây Thị, Cây Quéo.Gia Định (1968).
- Tiêu diệt đoàn xe Molotova tại Mật Khu Ashau (1969)
- Tiêu diệt đoàn xe Molotova tại chiến trường Tam Biên, Kontum (2/1971).
- Tái chiếm Bình Long, An Lộc (6/1972)
- Tái chiếm Cổ Thành, Quảng Trị (9/1972).
- Giải tỏa Bến Thế, Bình Dương (1/1973).
- Giải tỏa Tha La Xóm Đạo, Trảng Bàng, Tây Ninh (3/1973).
- Giải tỏa QL.I, Tân Phú Trung, Hốc Môn (1/1974).
- Tịch thu nhiều kho vũ khí tại Chiến Khu D (3/1974).
- Giải tỏa QL.I tại Rừng Lá - Mật Khu Mây Tào (6/1974).
- Tiếp cứu Phước Long (2/1975).
Dù bộn bề quân hành vạn nẻo, Đại Tá rất quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của quân nhân các cấp, nhất là các thương binh, liệt sĩ và gia đình Cô Nhi Qủa Phụ, Tử Sĩ. Ông chỉ thị cho Chỉ Huy Hậu Cứ, Khối CTCT, thường xuyên thăm viếng và phải tìm đủ mọi cách để giúp cho họ có một cuộc sống đầy đủ, lành mạnh vui tươi, bù đắp những mất mát lớn lao mà các Cô Nhi Qủa Phụ phải gánh chịu. Hay sau mỗi cuộc hành quân, binh sĩ phải được nghỉ ngơi thoải mái, lành mạnh, ngõ hầu quên đi bao gian khổ, hiểm nguy, cận kề cái chết trên các chiến trường trận địa thập tử nhất sinh.
Không những thế, Đại Tá Phan Văn Huấn là một con người đầy nhân bản, trung hậu, chí tình chí nghĩa. Đề cao và tri ơn thâm sâu sự hy sinh xương máu của đồng đội chiến hữu. Trong mặt trận Bình Long, An Lộc (6/1972). Ông đã chỉ thị các đơn vị trưởng thuộc quyền, dẫu dù dưới làn mưa đạn, bất cứ giá nào cũng phải tải thương, đưa xác tử sĩ về tập trung chôn cất tại bãi đất trống trước mặt Chợ Bình Long. Kể từ đó Nghĩa Trang Biệt Cách Dù đã đi vào Quân Sử với hai câu thơ bất tử:
“An Lộc địa sử lưu chiến tích.
Biệt Cách Dù vị quốc vong thân.”
Đại Tá Huấn sống hòa đồng, thân thiện và cởi mở với mọi thuộc cấp, nhưng rất nghiêm khắc, và cứng rắn trong quân phong quân kỷ. Không thiên vị mà rất bình đẳng trước công tội, từ sĩ quan cấp tá cho đến binh nhì của đơn vị. Vui chơi là vui chơi, quân hành là quân hành, không thể lẫn lộn, nhập nhằng với nhau được.
Đại Tá Huấn là một con người qủa cảm, khí khái, quang minh chính trực và đại trượng phu, không trốn tránh trách nhiệm để đổ lỗi, qui tội cho thuộc cấp hay đơn vị bạn tăng phái, đã cùng đổ máu sống chết với mình trong lửa đạn đao binh. Điển hình, sau khi Phước Long thất thủ, Không Đoàn 43 Chiến Thuật bị đưa ra điều trần trước Hội Đồng Tướng Lãnh, về sự chậm trể đổ quân giải cứu Phước Long. Đại Tá Phan Văn Huấn đã đích thân đến trước Hội Đồng, xin được phát biểu trước, với những lời lẽ đầy cương quyết, thẳng thắn:
- “Mất Phước Long, lý do tại sao, quý vị đều biết nhưng không ai nói ra. Phần 81 Biệt Cách Dù chúng tôi vào chỗ chết đã đành, bởi nghề nghiệp chúng tôi là chọn chỗ chết để đi vào. Riêng với anh em Không Quân, các phi hành đoàn trực thăng đã làm quá bổn phận của họ, chết lây với chúng tôi thật tội nghiệp. Nay đưa họ ra tòa là điều tôi cho là vô lý. Nếu có lỗi làm mất Phước Long, tôi nhận lỗi. Xin quý vị ở lại tiếp tục họp và cho tôi biết kết quả. Tôi xin phép ra về vì còn nhiều việc phải làm.”
Hành động nêu trên của Đại Tá Huấn, có thể dẫn đến một hậu qủa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến con đường binh nghiệp, nhưng dễ có mấy ai đã làm được như Ông. Chính vì thế mà Đại Tá Huấn chiếm được hầu hết cảm tình, sự tôn kính, khâm phục, không những của thuộc cấp trong mà cả ngoài đơn vị cho mãi tới tận bây giờ trong cuộc sống tha phương nơi đất khách quê người.
Ngoài tài thao lược, Đại Tá Huấn còn là một đơn vị trưởng liêm khiết, trong sạch. Không tài sản, không tư gia. Cũng giống như binh sĩ, gia đình của ông gồm một vợ và tám người con, cũng ở trong 3 căn nhà Khu Gia Binh của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, ngay góc Quốc Lộ I và Ngã Tư An Sương, Hốc Môn. (Xa lộ Đại Hàn).
Vào những ngày cuối cùng trước khi tàn cuộc chiến tháng 4 năm 1975, tại căn cứ hành quân ở Suối Máu, Biên Hòa, với một BCH Hành Quân của Liên Đoàn, cộng thêm 2 BCH Chiến Thuật 1 và 2, quân số lên đến 2.000 quân, Đại Tá Huấn vẫn đưa các Biệt Đội xung kích, rải quân phòng thủ ở hướng Bắc phi trường Biên Hòa, để sẵn sàng chiến đấu, và thả các Toán Thám Sát, tiếp tục thâm nhập vào chiến khu D, để thu lượm tin tức, theo dõi các hoạt động của địch quân.
Trong lúc tình thế đang nhiễu nhương nguy biến, bất thần có một vài chiếc trực thăng UH.1B, do Bộ Tổng Tham Mưu đã sắp đặt sẵn kế hoạch, bay đến các BCH Hành Quân, các căn cứ địa, tiền đồn, nhằm để đón các vị chỉ huy cao cấp di tản khỏi Việt Nam. Nhưng với Đại Tá Huấn, như đã nói, là một người khí phách, dũng cảm, kiên cường và đầy trung nghĩa, cho dù bất cứ hoàn cảnh nào, cũng không rời bỏ binh sĩ, quyết cùng sống chết có nhau. Ông đã dứt khoát tuyên bố:
- “Tôi có một vợ và tám con. Tôi có thể bỏ lại Gia Đình, nhưng không thể bỏ lại hai ngàn Chiến Sĩ của tôi, để mà ra đi trong hoàn cảnh như thế nầy được.”
Sau đó Ông đã ở lại chiến đấu cùng đơn vị đến giây phút cuối cùng, cho đến khi nghe lệnh của Đại Tướng Dương Văn Minh, Tổng Tư Lệnh Tối Cao Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (lúc đó) kêu gọi toàn thể quân nhân buông súng đầu hàng.
Về sau này, khi ra định cư tại Hoa Kỳ, đã có lần Ông tâm sự trong xúc động, về giây phút có quyết định sinh tử tối hậu, sau khi nghe lệnh truyền buông súng đầu hàng, trong khi các Chiến sĩ Biệt Cách Dù vẫn ngay hàng thẳng lối đứng bao quanh chờ lệnh, trong một khu đất trống gần ngã tư Thủ Đức và Xa lộ Đại Hàn:
- “Lúc này trên đầu tôi không còn ai nữa, một quyết định sai lầm sẽ làm biết bao sinh mạng phải bỏ đi. Chúng tôi đã sát cánh với nhau đến giờ phút cuối cùng. Nhìn anh em tôi không cầm được nước mắt...”
Cuối cùng, sau khi đã họp các cấp Chỉ Huy trong Liên Đoàn, tất cả đều đành phải chấp hành mệnh lệnh, trong nỗi uất hận, đớn đau, ê chề bất tận.
Sau ngày Nước mất Nhà tan, Đại Tá Phan Văn Huấn phải bị 13 năm trong ngục tù cộng sản, lưu đày khổ sai, sống dở chết dở, ở các trại tập trung, mang xảo từ “cải tạo”, nơi những vùng đất hoang vu, xa xăm, khỉ ho cò gáy ở Việt Bắc trong mịt mù tăm tối thê lương.
Suốt 13 năm trong vòng lao lý, trải qua các trại tù từ miền Nam ra đến miền Bắc, trên núi rừng Hoàng Liên Sơn, Yên Bái, Nam Hà và cuối cùng là trại Z.30 Khu A, gần Núi Chứa Chan, Tỉnh Long Khánh, Đại Tá Huấn vẫn luôn giữ vững tư cách và nhân cách, vẫn biểu lộ tính khí khái, kiêu hùng không khiếp nhược, vẫn bảo toàn danh dự, giá trị duy nhất của một chiến sĩ, một cấp Chỉ Huy của một đơn vị lừng danh 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Ông đã được anh em đồng tù kính phục, như nhà báo Vũ Ánh với bài viết: “Anh Cả Gia Đình 81 BCND”, hay nhà văn Hoàng Khởi Phong ca tụng qua tác phẩm “Cây Tùng Trước Bão” với một trích đoạn sau đây:
“Trong ánh sáng và bóng tối của một ngày vừa tàn và đêm đang tới, tôi mơ hồ nhìn thấy Ông trong bộ quân phục với cái mũ kết trên đầu có một cái khiên. Trong cái khiên này, tôi nhớ có in hình chạm nổi của một con chim đại bàng và một hàng chữ:”Tổ Quốc - Danh Dự -Trách Nhiệm”. Đó là 3 tín niệm mà một sĩ quan phải đội ở trên đầu. Không hiểu xưa kia và bây giờ, trong chúng ta đã có bao nhiêu người còn nhớ? Bao nhiêu người đã quên? Qua kính chiếu hậu tôi nhìn thấy Ông trở vào trong nhà. Lưng thật thẳng, mặt ngước cao, Ông có dáng của một Cây Tùng chẳng bao giờ cong lưng trước bão.”
Vào năm 1988 ra khỏi trại tù, Ông sống cùng vợ và 8 người con rất cơ cực, thiếu thốn với tấm thân bệnh tật vì những thương tích chiến trận, vì lao tù hành hạ, trong một căn nhà gỗ, mái tôn vách ván cũ kỹ tạm bợ, tại Ấp Tân Thái Sơn, cạnh Tân Phú, Quận Tân Bình.
Nếu không có những người lính Biệt Cách Dù năm xưa, những người đồng tù, vẫn tồn tại gìn giữ mãi trong lòng sự tôn phục, nể vì về tài năng, khí tiết và yêu thương về nhân cách, đức độ, để hết lòng thường xuyên thăm viếng, chia xẻ tinh thần, vật chất và tận tụy chăm sóc thương tật cho Ông, chắc chắn Ông sẽ không còn sống đến ngày hôm nay, trên đất khách quê người trong cuộc sống lưu vong.
Là một cựu Toán Trưởng Thám Sát Delta, một Biệt Đội Trưởng, Trưởng Khối CTCT của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, tôi đã từng sống làm việc dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Phan Văn Huấn, trong suốt 9 năm làm lính trận, ít nhiều tôi cũng hiểu rõ về nhân cách, biệt tài lãnh đạo chỉ huy của Ông. Cũng nhờ đó mà Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù đánh đâu thắng đó, mang lại nhiều chiến thắng vẻ vang, được ghi vào Quân Sử, được đồng bào hoan hô, mến mộ và ngưỡng phục từ đó cho tới ngày nay hay luôn cả mai sau vẫn mãi tồn tại..
Sự kiện minh chứng hùng hồn sáng giá nhất về tài năng điều binh thao lược của Đại Tá, đó là vào tháng 6 năm 1972, tại chiến trường Bình Long, An Lộc. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn III, đã thừa lệnh Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, gắn vinh thăng đặc cách tại mặt trận cấp bậc đại tá cho Trung Tá Phan Văn Huấn, Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù.
Tôi cảm thấy rất vinh hạnh và may mắn vì trong suốt quãng đời Binh Nghiệp, đã được phục vụ dưới quyền của ông, trong một đơn vị kiêu hùng, thiện chiến của Quân Lực VNCH, đó là: “Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù”.
* * *
Mỗi người chúng ta khi được sinh ra và lớn lên trên thế gian này đều có một thần tượng để ngưỡng mộ, tôn sùng. Tuy nhiên tùy thuộc vào bản tính, sở năng từng người mà có sự chọn lựa về thần tượng của họ. Riêng tôi có lẽ từ thưở thiếu thời, đã tiềm ẩn dòng máu nhà binh trong người, nên sau khi vào lính, theo đơn vị rày đây mai đó trên các trận mạc, để tiêu diệt giặc thù cộng sản, bảo vệ Tổ Quốc, thì thần tượng của tôi không ai khác, chính là vị Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù: Đại Tá Phan Văn Huấn, một cựu SVSQ Khóa 10 Trần Bình Trọng, Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. “Đại Tá Phan Văn Huấn chính là niềm hãnh diện tự hào chung cho Trường Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt và các Chiến Sĩ 81 Biệt Cách Nhảy Dù, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.”
***
BCD Lê Đắc Lực
Friday, October 12, 2018
Tuesday, October 9, 2018
Mỗi năm tháng Tư về - Người lính già Oregon
"Mỗi
năm Tháng Tư về" có thể nói là một góc nhìn về vấn đề hòa hợp hòa giải. Trong
bài viết, tác giả nêu tên những kẻ đang âm mưu thay đổi cái danh xung "Quốc Hận"
hầu đánh lừa ngưòi Quốc Gia quên đi tội ác của VGCS mà hòa giải với chúng. Mỗi
dẫn chứng là một lời khẳng định "không thê hòa giải với CS" được. Tác giả còn
nhấn mạnh ở đoạn kết : " Tiện nhân sẵn sàng quên hận thù đối với VC với hai điều
kiện dưới đây - phải đi đôi với nhau:
1)
VC phải thiết lập chế độ dân chủ, tôn trọng tự do, nhân quyền …
2)
VC phải bảo vệ tổ quốc và lãnh thổ trước hiểm họa xăm lăng của Tàu Cộng.
Ra
điều kiện như thế có khác gì không ra, mà để bắt chẹt CS thôi. Bởi vì, nếu VGCS
thi hành những điều kiện của tác giả thì chúng không còn là CS nữa rồi, và chúng
ta cũng không có gì để nói nữa cả.
Ngưòi Lính Già Oregon (NLGO) là bút hiệu của tác giả Nguyễn Kim Quý, Tiến sĩ Văn
Chương Pháp, nguyên sĩ quan giám học trường Đại Học CTCT Đà Lạt.
Chúng tôi xin ân cần giới thiệu bài "Mỗi Năm Tháng Tư Về" của NLGO với quí bạn
đọc.
Mỗi năm tháng Tư về
người lính già oregon
I.
Mỗi năm tháng Tư đến
Lại thấy bọn cò mồi
Bày trò khỉ hòa giải
Mưu bỏ Quốc Hận thôi.
Tiện
nhân chỉ làm (nhại) được bốn câu thơ con cóc ấy thôi, thì tịt ngòi, xin lỗi cụ
tác giả Vũ Đình Liên và quý bạn, quý vị độc giả thân quý. Trong vòng ba năm qua,
đã có ít nhất bốn trường hợp mà ngày 30/4, là ngày Quốc Hận của toàn dân Miền
Nam, bị đổi danh xưng –một hình thức dẹp bỏ khéo léo, hợp pháp.
Quả
vậy, đầu tiên, trên tờ Thông Luận, ở Pháp, số tháng 4, 2012, của cái anh gốc
công chức VNCH phản thùng Nguyễn Gia Kiểng (nay là một trí thức nửa mùa, raté,
kinh niên bất mãn, đến nỗi chửi cả chế độ mà anh ta đã từng phục vụ, rồi lôi cả
anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ ra mà bôi nhọ) có đăng bài viết của Tiến sĩ trở cờ
Nguyễn Văn Huy, Paris, cựu sinh viên khóa 8 CTKD Thụ Nhân Đà Lạt, với tựa đề khá
khiêu khích, “Hội chứng 30/4”, chỉ trích việc tưởng niệm ngày 30/4. Rồi đến Dự
luật S-219 năm nay của Thượng nghị sĩ được bổ nhiệm, không do dân bầu (nên đâu
cần kiếm phiếu của dân Việt tỵ nạn), Ngô Thanh Hải, đệ trình Quốc Hội Canada,
đòi lấy ngày 30/4 làm “Ngày hành trình đi đến tự do”. Xen giữa là Dick Black,
TNS Virginia, tác giả của Dự Luật SJ Resolution 455, năm 2013, với sự cộng tác
của Giáo sư và Dịch giả Nguyễn Ngọc Bích, đề nghị Quốc Hội Virginia lấy ngày
30/4 để vinh danh Nam Miền Nam, đặc biệt những “Người Mỹ gốc Việt” thành công
tại Virginia. Và, cũng trong tháng 4, 2013, cựu Đại tá Vũ Văn Lộc, tự Giao Chỉ,
San José, chủ nhân ông của cái gọi là Viet Museum, nhận fund của chính phủ Mỹ,
đã tổ chức vinh danh tử sĩ và cựu chiến binh Mỹ tại San José vào đúng chiều ngày
Quốc Hận 30/4.
II.
Ngoại trừ ông Ngô Thanh Hải, tiện nhân đã viết bài, ít nhiều “hỏi thăm sức khỏe”
ba ông kia rồi. Tiện nhân không đụng đến ông Hải vì có nhiều vị đã, đang, và sẽ
đụng ông dài dài. Viết thêm sẽ phải lặp lại chính mình và những điều mà quý vị
ấy đã nói, một cách hữu lý, đầy thuyết phục.
Chẳng hạn, xin trích lại những lời của chính tiện nhân:
a)
về một đoạn cuối trong bài của Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy:
TS.
NVH: Đã đến lúc cộng đồng người Việt tị nạn miền Nam can đảm làm lễ chôn cất
ngày 30 tháng 4 trong ký ức. Khi 30 tháng 4 đã được yên mồ đẹp mả, cộng đồng
người Việt hải ngoại mới thực sự vượt khỏi sự giam hãm của quá khứ và có thể
tiến vào tương lai một cách hùng dũng. Quên là một quyết định rất khó nhưng bắt
buộc, nếu muốn được giải thoát.
NLGO
(cf bài “Hội chứng Nguyễn Văn Huy”, 3 May 2012): Ta đồng ý với ngươi, với một
điều kiện duy nhất: ngươi cũng hãy “can đảm làm lễ chôn cât” ông bà cố tổ của
ngươi “trong ký ức” trước, hãy cho họ “được yên mồ đẹp mả” trước. Và những
thằng lãnh đạo VC hãy phá cái lăng Hồ Chí Minh, đem đi chôn cái xác hôi thối của
y trước đã, xong rồi nói chuyện tiếp. Vì, trong mọi trường hợp, tổ quốc Miền Nam
–là nơi người được sinh ra, mà lá cờ vàng ba sọc là biểu tượng ngàn đời yêu dấu–
dù sống dù chết vẫn mãi mãi nằm trong tim của những người quốc gia tỵ nạn Cộng
sản. Khi ngươi chưa phá bàn thờ tổ tiên của ngươi, khi những thằng lãnh đạo VC
chưa đập lăng Hồ Chí Minh, thì ngươi đừng mở mồm bảo những người chống Cộng quên
đi ngày đau thương của tổ quốc.
b)
về Nghị quyết SJ Resolution 455, Virginia:
NLGO
(cf thư ngày 12/4/2013): Rõ ràng năm điều XÉT VÌ này có mục đích tôn vinh những
thành công và đóng góp của di dân và con cháu di dân Việt Nam, nay trở thành
“South Vietnamese Americans”, tức người Mỹ gốc Nam Việt Nam, tại Virginia, cũng
tốt thôi. Trong số có hai người được nêu danh tánh trên Mạng đã tích cực góp
công trong việc thành lập Ngày Công Nhận Nam Việt Nam ở Virginia. Đó là ông Phan
Đức Tính và bà Trần Mỹ Lan thuộc Hiệp hội Thương mại Á Châu Virginia, mà qua 5
XÉT VÌ ấy muốn vinh danh chính mình và đồng nghiệp. Nói đến thương mại là nói
đến lợi lộc, tiền bạc, bất kể hậu quả chính trị, bất kể, nếu cần, bắt tay hoặc
“ngủ với kẻ thù” (sleeping with the enemy).
c)
về thư mời của ông Giao Chỉ:
Giao
Chỉ: “Nhưng vẫn chưa muộn. 6 giờ chiều đúng ngày 30 tháng tư 2013 nhằm ngày thứ
ba sẽ có buổi tưởng niệm do người Việt chúng ta tổ chức. Có sự phối hợp của văn
phòng ông Dave, giám sát viên quận Santa Clara, Ủy ban chiến binh Hoa kỳ xây
dựng bức tường, biệt đoàn văn nghệ Lam Sơn, IRCC-Việt Museum, Liên Hội người
Việt quốc gia và nhiều tổ chức khác. Sẽ có lễ chào cờ Việt Mỹ, giây phút tưởng
niệm tử sĩ Việt Mỹ, đặt vòng hoa, đọc tên 142 tử sĩ và hát nhạc hùng tiếng Mỹ ca
ngợi sự hy sinh của chiến binh tự do tại Việt Nam.”
NLGO
(cf thư trả lời ngày 28/4/2013): Ngày 30/4 là Ngày Đau Thương, Uât Hận, Ngày Mất
Nước của Quân Dân Quốc Gia Miền Nam. Mà cái tội mở cửa cho Cộng quân vào chiếm
đoạt đất nước ta là do ai, ông biết không? Con nít cũng biết là do những anh Mỹ
Thiệt, đứng đầu là Nixon và Kissinger, phản bội, chứ còn ai nữa. Nay ông, một Mỹ
Giấy, không biết nhục, lại đi vinh danh người Mỹ, sống hay chết, vì nhu cầu xin
fund cho cái gọi là Hội IRCC-Viet Museum của ông thì mặc kệ ông chứ, việc gì
viết thư dụ chúng tôi đến tham dự (“sẽ có lễ chào cờ Việt Mỹ”: ô hô, chào cờ là
bổn phận, khỏi cần quảng cáo; trong dịp lễ mừng Tết nguyên đán năm nay, ông
không cho chào cờ bị thiên hạ chửi cho đó, nhớ không?) với ông cho vui, để quan
thầy Mỹ Thiệt của ông (Mr. Dave chẳng hạn) thấy đông, xoa đầu khen “very good”?
Vì sao? Vì tưởng niệm lính Mỹ là điều tốt, không ai chối cãi. Nhưng tổ chức
tưởng niệm họ vào đúng chiều 30/4 là sai, là thách đố công luận chống Cộng. Y
hệt như cái chuyện SJ Resolution 455 của Quốc Hội Virginia: nội dung thì tốt,
nhưng chọn ngày thì quá dở, nếu không nói là ngu, vô cảm.
III.
Ý
kiến, trước sau như một, của tiện nhân đối với đề nghị của những ông trên (ngoại
trừ Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy đòi dẹp bỏ hoàn toàn ngày tưởng niệm 30/4, mà ông ta
đã gọi xách mé là “hội chứng 30/4”), như sau:
1)
Những đề nghị
Vinh
danh cá nhân (những người Mỹ gốc Việt thành công tại Virginia, các tử sĩ và
chiến binh Mỹ tại San José), hay tập thể (quốc gia VNCH, quân đội Miền Nam, tại
Virginia, hành trình đi đến Tự Do, tại Canada) đều OK, đúng đắn, hữu lý, đáng
khen, nghĩa là không có gì sai trái.
2)
Vấn đề
Tiện
nhân muốn hỏi đi hỏi lại những ông đề nghị viên ấy, và những ủng hộ viên của họ,
mà không có một người nào lên tiếng trả lời: Tại sao không chọn một ngày khác,
thiếu gì trong một năm có 365 ngày, một tuần có 7 ngày, một ngày có 24 giờ, mà
lại lấy ngay ngày 30/4 là ngày đau buồn của quân dân Miền Nam?
Trừ
những ngày lễ của Việt Cộng và những ngày lễ lớn đã được công nhận của VNCH, ví
dụ Ngày Quân Lực 19/6, nếu ngay tình thì lấy ngày nào mà chả được, chẳng hạn
ngày Quốc Hội Virginia ký Nghị quyết 455 của họ, hoặc ngày chính quyền Ford hay
chính phủ Canada mở cửa tiếp nhận những thuyền nhân Việt Nam đầu tiên tới định
cư? Nhưng đụng đến ngày tưởng niệm 30/4, bây giờ trở thành ngày giỗ linh thiêng
cho đất nước do toàn dân Miền Nam đứng ra tổ chức, là không được, là vô tình hay
hữu ý thách đố, là cấm kỵ, là có gian ý, có mưu đồ bất chính. Bị thiên hạ chửi
cũng đáng đời thôi. Vì sao?
Vì
lấy chính ngày 30/4 là trúng kế Việt Cộng và chọc giận những nạn nhân của chúng.
Chúng ta không cần Quốc Hội Virginia, hay Quốc Hội Canada công nhận Ngày Nam
Việt Nam, hay Ngày Hành trình đi đến Tự Do, hay ngày gì gì đi nữa. Chúng ta chỉ
muốn Virginia, nước Mỹ, hay Canada, và cả thế giới không đụng đến ngày 30/4 là
ngày Miền Nam bị mất vào tay Cộng sản Bắc Việt tiếp theo sự lật lọng của “đồng
minh” Mỹ. Thế thôi. Đó là, dĩ nhiên, ngày Quốc Hận của chúng ta, những nạn nhân
không thể chung sống với lũ VC bạo tàn, phi nhân, phải bỏ nước ra đi tỵ nạn. Còn
người Mỹ, Canada, hay Úc châu có xem đó là ngày Quốc Hận hay không là chuyện của
họ, mặc kệ họ, chúng ta không cần biết, không đòi hỏi, không bắt buộc.
Mỗi
năm, trong nước, Việt Cộng tổ chức rầm rộ ăn mừng cái “chiến thắng” ảo “đánh cho
Mỹ cút Ngụy nhào”, “thống nhất quốc gia”, biểu ngữ, cờ xí ngợp trời, lải nhải kể
công lao (hoang tưởng, vì nếu Mỹ không phản bội mở cửa rước bọn cướp vào nhà thì
chúng nó đã chẳng làm nên trò trống gì) của tên Hồ tặc gian ác, của Đảng Cộng
Phỉ bạo tàn. Trong khi đó, chúng ra lệnh cho tay sai ngoài nước vận động đồng
bào, bằng cách này cách nọ, bỏ Ngày Quốc Hận –ba chữ mà chúng vô cùng dị ứng,
trong mục đích dụ dỗ và lừa bịp một số đồng hương suốt đời ngây thơ với chiêu
bài hòa hợp hòa giải dân tộc, gồm những trí thức, ca nhạc sĩ, thương gia v.v… đã
bán linh hồn cho quỷ. Quốc Hội Virginia lấy ngày 30/4 để vinh danh quân dân Miền
Nam, cũng như Quốc Hội Canada vinh danh “cuộc hành trình đến Tự Do” của dân tỵ
nạn, có thể bị VC vốn rất lưu manh, láu cá nhận vơ là cùng chung vui “ngày chiến
thắng” với chúng nó, biết đâu (nghe những fans của ông Ngô Thanh Hải nói rằng VC
Nguyễn Tấn Dũng viết thư phản đối dự luật S-219, nhưng hơi đâu mà tin mấy thằng
lãnh đạo VC, chúng ta bị lừa hoài mà vẫn chưa tởn?)
Những kẻ đề nghị thay đổi Ngày Quốc Hận thành bất cứ danh xưng nào đều là vô cảm
hay ngây thơ, bởi vì cứ tưởng tượng ai đó cắc cớ, hoặc nổi cơn khùng, đề nghị Do
Thái lấy ngày tưởng niệm nạn nhân Đức quốc xã (Holocaust) hàng năm làm Ngày Do
Thái, hay đề nghị dân Pháp lấy ngày Hitler chiếm đóng Paris, một ngày quốc nhục,
làm Ngày Pháp quốc, sẽ thấy dân chúng Do Thái hay Pháp lên tiếng phẫn nộ như thế
nào? Ngay trong gia đình, có ai dám lấy đúng ngày giỗ cha mẹ, ông bà để mở tiệc
ăn mừng đứa con mới tốt nghiệp đại học, hoặc kỷ niệm 50 năm ngày cưới?
3)
Về hận thù
Đòi
hỏi quân dân Miền Nam tỵ nạn xóa bỏ hận thù với VC thì cũng giống như đòi hỏi
dân Do Thái tha thứ cho Hitler và chế độ Đức Quốc xã, hay đòi hỏi các nước Đông
Âu làm hòa với Staline và tập đoàn Cộng sản Liên Xô, mặc dù Hitler và Staline
nay đã trở thành quá khứ. Hay Căm Bồt bỏ qua tội ác ghê tởm của Pol Pot và Khmer
Rouge. Hay đồng bào Huế quên tội giết người khủng khiếp của những tên đao phủ VC
nằm vùng và thảm kịch Tết Mậu Thân 1968. Sau ngày VC cưỡng chiếm Miền Nam, cả
dân tộc VN đã và đang còn sống trong nanh vuốt của loài thú dữ VC bạo tàn, độc
tài, đảng trị, vô tổ quốc, vô giáo dục, vô tôn giáo, từ tên dâm tặc và đạo tặc
Hồ Chí Minh của hang Pắc Pó năm xưa xuống tới những thằng lãnh đạo tự phong ngu
dốt bây giờ… Làm sao những người quốc gia tỵ nạn có thể quên được thù hận, có
thể hòa giải với loài Cộng Phỉ?
Tiện
nhân sẵn sàng quên hận thù đối với VC với hai điều kiện dưới đây - phải đi đôi
với nhau:
1)
VC phải thiết lập chế độ dân chủ, tôn trọng tự do, nhân quyền, nâng cao đời
sống, về kinh tế và giáo dục, của người dân, giống một số nước Châu Á láng giềng
thôi (chưa nói Âu Châu và Hoa Kỳ) như Nam Hàn, Thái Lan, Nhật Bản, Philippines,
Singapore...
2)
VC phải bảo vệ tổ quốc và lãnh thổ quốc gia trước hiểm họa xăm lăng của Tàu
Cộng, kẻ thù muôn đời của dân tộc VN.
Chưa, hay không, làm được hai điều đó, thì Việt Cộng trong nước, Việt Gian, và
tay sai ngoài nước đừng hòng, qua Nghị quyết 36, âm mưu dụ dỗ, lừa phỉnh đồng
bào tỵ nạn đem tiền bạc và chất xám về cung phụng cho chúng, bằng chiêu bài hòa
hợp hòa giải cũ rích (mà chính chúng nó cũng không thèm thi hành), xóa bỏ hận
thù đối với chúng –hận thù mà ngày 30/4 hàng năm luôn luôn là biểu tượng. Dù ai
nói ngả nói nghiêng, thủ đoạn khéo léo bày đủ thứ trò khỉ.
Portland,
NLGO
Subscribe to:
Posts (Atom)