"Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả, cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau." President Ronald Reagan
Saturday, August 31, 2013
Sunday, August 25, 2013
Đại tướng Louis C. Wagner Jr. Nhận Định về Quân Lực VNCH
(Lời
giới thiệu: Đại tướng Louis C. Wagner Jr., khi còn là sĩ quan cấp tá,
giữ chức vụ cố vấn trưởng các đơn vị Bộ Binh và Thiết Giáp Việt Nam Cộng
Hòa tại Vùng 1 Chiến Thuật trong hai nhiệm kỳ, ông có cái nhìn về Quân
lực Việt Nam Cộng Hòa rất rõ-ràng.
Trong
Lời Nói Đầu của cuốn STEEL and BLOOD, South Vietnamese Armor and the
War for Southeast Asia do Naval Institute Press xuất bản vào tháng
10-2008, Tướng Wagner đã hết lời ca ngợi các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa
và thẳng thắn nhận định về khả năng tác chiến của quân đội Nam và Bắc
Việt Nam, đồng thời ông cũng khách quan kể lại những gì ông đã ghi nhận
được trong thời gian phục vụ tại Nam Việt-Nam. Nhân ngày Quân Lực 19-6-2008, chúng tôi trân trọng phổ biến tài liệu này đến quý chiến hữu.
Hà-Mai-Việt, sọan-giả Steel and Blood.)
Đại-tướng Wagner nói:
Tướng Wagner và
bìa sách.
|
Hầu hết các cuộc chiến-tranh đều được một số sách, nhiều
bất-tận, theo sau, bàn về những kỳ công và hùng khí của
những người đã từng vào sinh ra tử. Chỉ cần nhắc đến trường
hợp Thế Chiến II: Số sách liên quan đến cuộc chiến tranh này
hiện vẫn được tiếp tục viết ra theo một tốc độ kinh-ngạc.
Nhưng trường hợp cuộc chiến của chúng ta, lâu dài nhất tính
đến nay, là chiến-tranh Việt-Nam, thì lại không như vậy. Tuy
đã có một số sách viết về vai-trò của Quân Lực Hoa Kỳ trong
cuộc chiến tranh này, nhưng chính vì cái bản chất thất nhân
tâm của cuộc chiến mà phần lớn tác phẩm đã không thể hiện
chính xác được thực tại chiến-tranh, như hàng triệu nam nữ
quân nhân Hoa Kỳ đã cảm nhận rõ vì họ đã phục vụ tại đó.
Kể ra đã có hàng triệu người Việt Nam luôn nêu cao danh dự,
phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa suốt cả thời chinh
chiến, nhưng số người viết thì không nhiều, mà lại viết quá
ít về quân vụ của chính họ. Hậu quả là hiện có nhiều kẻ vẫn
tin rằng quân sĩ Việt Nam đã không quyết tâm chiến đấu để
bảo vệ tự do cho quê hương. Nhận thức tai hại này vẫn tồn
tại ngay cả trong số đông các cựu chiến binh Hoa-Kỳ có mặt
trong chiến tranh Việt Nam, nhưng đã không cùng hoạt động
song hành hoặc phục vụ bên cạnh các đơn vị của Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa.
Đại tá Hà Mai Việt đã viết xong một cuốn lịch sử tuyệt vời,
đề cập đến thành phần quan trọng của Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa. Đó là lực lượng Thiết Giáp. Việc sưu tập tài liệu và
viết ra một cuốn sách không dễ dàng. Bởi lẽ chỉ có một số ít
sử liệu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa liên quan tới cuộc
chiến tranh lâu dài trước kia còn sót lại sau khi Bắc Việt
đã xâm chiếm Nam Việt-Nam. Do đó, Đại tá Việt đã phải bỏ ra
tám năm trường, làm việc cực nhọc, đi hàng ngàn dặm, để truy
tầm tin tức và phỏng vấn nhiều người, cố công phục hoạt cho
bằng được một cuốn lịch sử nói về các đơn vị Thiết Giáp
thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tác phẩm của ông độc đáo ở
chỗ này: Nó không những chỉ trình bày khía cạnh tốt đẹp, mà
còn nói cả đến những cái yếu kém của đơn vị Thiết Giáp, và
của cấp chỉ huy Thiết Giáp. Ông thuật chuyện điềm nhiên,
trung thực. Khi đơn vị hoặc cấp chỉ-huy thi hành tốt đẹp,
thì ông kể lại rõ ràng và còn giải thích tại sao; khi họ
thất bại, ông cũng mô-tả ra. . . Quả thực họa hoằn lắm mới
thấy được tính cách ấy trong một cuốn lịch sử chiến tranh.
Sở dĩ tôi có được cái nhìn bao quát về Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa mà nhiều người khác không sao có được, vì chính
tôi đã từng phục vụ qua hai nhiệm kỳ với tư cách cố vấn
trưởng cho các đơn vị tác chiến Việt Nam. Trong giai đọan
1964-65, tôi làm cố vấn trưởng cho trung đoàn 5, thuộc
sư-đoàn 2 Bộ-Binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong
giai-đoạn này, trung đoàn 5 liên miên đụng trận nặng nề với
các đại đơn vị được huấn luyện và trang bị tốt của Việt-Cộng
tại mấy tỉnh ở phía Bắc. Khu vực này kể từ năm 1965 về sau,
là vùng hành quân của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Trung đoàn
5 lúc ấy được chỉ huy tốt, nhưng trang bị kém vì phải
xử-dụng các loại vũ khí cũ rích, và gần như không có hỏa lực
pháo binh yểm trợ. Nhưng bất kể tình huống đó, quân sĩ của
Trung đoàn này chiến đấu giỏi mặc dù phải chịu đựng nhiều
thương vong.
Trong những năm 1971-72, tôi đã làm cố vấn trưởng cho trung
đoàn 51 bộ binh và lữ đoàn 1 kỵ binh, và cũng ở tại mấy tỉnh
phía Bắc. Vì đã có kế hoạch Việt Nam Hóa chiến tranh kể từ
năm 1969, cả hai đơn vị này đều được trang bị vũ khí và quân
dụng ngang hàng với các lực lượng Hoa Kỳ, ngoại trừ pháo
binh và không-quân. Sự kiện nâng cấp này đã tạo ra một khác
biệt lớn lao xét về hiệu năng tác chiến. Lớn lao đến nỗi khó
tưởng tượng được trừ phi đã từng phục vụ với Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa trong cả hai giai đoạn kể trên.
Tôi sẽ không xoáy sâu vào cuộc tấn công mùa Phục Sinh của
Bắc Việt năm 1972, bởi lẽ trận chiến này đã được gói ghém,
trình bày đầy đủ trong cuốn sách này rồi. Tôi chỉ muốn nói
thêm rằng đại đa số các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa mà tôi đã
phục vụ đều đã chiến đấu giỏi. Luôn luôn bị địch quân đông
gấp bội tấn công, họ vẫn ngăn chặn và sau cùng đánh bại cái
đội quân trang bị và huấn luyện tốt của Bắc Việt. Không lực
Hoa Kỳ, được các sĩ quan cố vấn Lục quân và Thủy quân Lục
chiến Hoa-Kỳ phối hợp, đã giữ một vai trò chủ chốt trong sự
thành-công. Bù đắp cho những khiếm khuyết về trang bị trong
ngành pháo binh và không quân Việt Nam. Điều này nói lên đặc
tính của các đơn vị tác chiến thuộc Nam Việt Nam thời bấy
giờ.
Buồn thay, chính vì cái tình cảm phản chiến tại đất nước
chúng tôi mà Quốc Hội đã cắt giảm viện trợ dành cho Nam Việt
Nam giữa lúc Liên Sô đang chỉnh trang và tiếp vận ồ ạt cho
Bắc Việt. Quân Bắc Việt được bồi dưỡng xong xuôi, đã xâm
chiếm và đánh bại Nam Việt Nam vào năm 1975. Nhiều chiến hữu
Nam Việt Nam của tôi đã chết trong cuộc chiến đó hoặc đã bị
giam-cầm suốt nhiều năm dài, độc ác tại những nơi được gọi
là các "Trại Cải tạo". Đó là thời gian thuộc về lịch sử của
quê hương chúng tôi, mà tôi không thể hãnh diện được.
Câu chuyện trong cuốn Thép và Máu là câu chuyện cần được kể
ra. Tôi hy vọng nó sẽ gây cảm hứng cho nhiều cựu quân nhân
khác lên tiếng thêm và trưng ra thêm bằng chứng nhằm chống
lại những huyền thoại hiện hữu, tai ác, xúc phạm đến Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi hãnh diện về thời-gian mà tôi đã trải qua, phục vụ cánh
sát cánh với các chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
T.D.B. dịch theo nguyên bản
Những Việc Làm Đầy Ý Nghĩa / KQ Trung California
NT Bui-Quang-Chính đang cắt tóc cho NT Hoàng-Ngọc-Bào
Gia-Đình
KTTV và Bô Lão Không-Quân thăm NT Chu-Trọng-Đễ
và đến cắt tóc cho NT Hoàng-Ngọc-Bào.
Sau khi
thăm NT Hoàng-Ngọc-Bào, tiếp tục chương trình đi thăm các Bô Laõ KQ đau yếu, gia-đình
KTTV và Bô Lão Không-Quân gồm Chị DT Nguyễn Văn Tường, NT Bùi Quang Chính, NT
Nguyễn-Cầu và KQ Nhữ Văn Phúc (Trưởng Ban Tổ-chức ngày KTTV và BLKQ hằng năm)
vaò chiều ngày 28 tháng 01 năm 2012 đã tới Garden Grove Convalescent Hospital
thăm NT Chu-Trọng-Đễ.
Được biết NT Đễ sau thời gian bạo bệnh nay tình
trạng sức khoẻ đã khá hơn, tuy nhiên vẫn phaỉ tiếp thức ăn bằng ống vào thẳng
bao-tử. Diện mạo NT hồng-hào, trí nhớ hơn NT Bào một cấp,tuy nhiên trước khi
chúng tôi ra về NT Đễ đã yêu cầu chúng tôi tự giới-thiệu môt lần nưã chứng tỏ “bộ nhớ” cuả người cũng đã có vấn-đề, trái
laị khi nhắc tới các bạn thật thân thì lại
nhớ được cả họ như khi chúng tôi hoỉ NT có nhớ NT Tri và NT Thân không? NT Đễ
trả lời Nguyễn-Quang Tri, Phạm Duy Thân với đầy đủ họ tên đàng hoàng. Được biết
NT Chu Trọng Đễ xuất thân từ Khoá 2 Thủ-Đức, tốt nghiệp Hoa-tiêu tại Pháp….
NT đã từng
phuc-vụ tại TTHLKQNT, Bộ Chỉ Huy không Chiến và Chức vụ sau cùng là Chánh Văn
Phòng cho Thiếu Tướng TL Phó KQ
Võ-Xuân-Lành.
Tứ biệt
NT Đễ, chúng tôi trực chỉ Family Care để tới cắt tóc cho NT Hoàng-Ngọc-Bào (thể
theo lời yêu-cầu cuả Manager Family
Care). NT Bùi Quang Chính tay kéo tay lược đã đi những đường kéo tuyệt vời, NT
Bào, trái với dự-trù, đã ngồi im, lim dim đôi mắt. Chị Tường tâm sự :” Tôi cứ
nghĩ Anh Bào sẽ la lối phản đối vì tôi nghĩ phải có lý-do gì đó nên Manager
mơí nhờ chúng mình, phải không?”.
Cắt tóc
xong, NT Bào nhếch mép cười. Chị Tường tếu:” Đẹp trai quá “
Chúng tôi
đưa Anh vào nhà, từ biệt ra về và hẹn 3 tháng nữa sẽ laị tới cắt tóc cho Anh.
Không biết Anh có hiểu không, nhưng Anh gật đầu và đưa tay sờ sau ót!!!!
Dupont
Chị Tường,KQ Nguyen-Cầu,KQ Buí-Quang-Chính bên giường NT Chu-Trong-Đễ
KQ Như-văn-Phúc đang biếu NT Đễ Báo Lý Tưởng
VÀI Ý NGHĨ VỀ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU
( Nguyen Ky Phong )
Liên Hệ Cá Nhân Với Hoa Kỳ
Tổng Thống Thiệu có quá tin người Mỹ không? Căn cứ vào những hồ sơ được giãi mật, TTT chẳng những không tin người Mỹ, trái lại lúc nào ông cũng nghi ngờ và lo sợ về đường lối của Hoa Kỳ đối với Việt Nam ; và đối với ông như người lãnh đạo quốc gia. Từ khi bắt đầu giao thiệp, TTT đã có thái độ e dè, nếu không nói là bất thiện cảm đối với người Mỹï. Trong một báo cáo tóm lược về cá nhân TTT do Nha Tình Báo Quốc Phòng (Defense Intelligence Agency/ DIA) viết vào tháng 7-1968, họ nhận xét ông Thiệu là người chống cộng (anti-communist) nhưng đồng thời cũng “chống Mỹ.” Nguyên văn trong báo cáo là, “… Thieu is anti-United States.” Câu đó cũng có thể hiểu là “không thích Hoa Kỳ" hơn là theo nghĩa thông thường “chống Mỹ.” (xem phóng ảnh tài liệu 3-1) Cũng trong báo cáo đó, DIA cho biết thái độ chống Hoa Kỳ của ông Thiệu đã được ghi nhận từ tháng 2-1964, và chính ông Thiệu cũng tự nhận thái độ của ông đối với người Mỹ. Trong báo cáo tháng 7-1968, sau khi nói về thái độ của Tổng Thống Thiệu trước đó (trước báo cáo tháng 7-1968), người báo cáo viết, hiện tại ông Thiệu chú trọng đến sự phối hợp sát cánh đường lối của Hoa Kỳ và Việt Nam, để Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ miền Nam.
So với những báo cáo khác, báo cáo của tháng 7-1968 nói tốt, nhưng chỉ nói một cách tổng quát về TTT. Nhưng qua tất cả những tài liệu phân tích về tâm tính TTT mà người viết này đã đọc qua, người viết có thể nói Hoa Kỳ không hiểu nhiều về ông Thiệu: phần lớn họ chỉ đoán về ông, dựa vào báo cáo của những cộng sự viên hoặc bạn đồng ngũ trong quá khứ. Báo cáo đến từ CIA, DIA, và Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, xử dụng nhiều tỉnh từ như khôn vặt, cáo già, mưu mô, cunning, intelligent, shrew, efficient ... để tả cá tính TTT. Nhưng sau cùng, báo cáo vẫn kết luận họ không đoán được suy nghĩ và hành động của ông Thiệu, hay có thể gây ảnh hưởng với ông như họ đã làm với những thẩm quyền Việt Nam khác. Ngược lại, trong một vài lần mặt đối mặt với nhiều thẩm quyền Hoa Kỳ, TTT bỏ đi cá tính thông thường của ông — cá tính thông thường là sự dè dặt khi được hỏi ý kiến, và nghe nhiều hơn nói — và đặt nhiều câu hỏi khiến cho người đối diện rất lúng túng. Qua những lần như vậy, giới hữu trách Mỹ thấy ông Thiệu biết nhiều chuyện họ làm nhưng ông làm như không biết. Dựa vào những tài liệu đã trích, chúng ta thấy cố TTT không hoàn toàn tin vào người Mỹ trong suốt sự nghiệp chính trị của. Ông chỉ dựa vào người Mỹ để đạt được những mục đích ông muốn. Và một trong những mục đích ông muốn thấy, là sự trường tồn của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Nếu TTT có tin vào người Mỹ, thì ông không còn chọn lựa nào hơn là phải tin — và người duy nhất ông phải tin là cố Tổng Thống Richard M. Nixon.
Theo một sử gia của cơ quan CIA viết trong CIA and the Generals: Covert Support to Military Government in South Vietnam, Hoa Kỳ chỉ thật sự tìm hiểu và cố gắng bắt liên lạc với TTT từ tháng 7-1967, sau khi một số tướng lãnh quan trọng trong Hội Ðồng Quân Lực đồng ý cho ông Thiệu ra tranh cử tổng thống và ông Nguyễn Cao Kỳ, phó tổng thống, trong liên danh quân đội duy nhất vào cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của nền Ðệ Nhị Cộng Hòa. Những báo cáo của DIA, CIA, và của Ðại Sứ Ellsworth Bunker gởi về Hoa Thịnh Ðốn cho thấy tin tức tình báo Mỹ có thể biết nhiều về ông Kỳ, hay những thẩm quyền VNCH khác, nhưng họ hoàn toàn không biết gì về ông Thiệu — hay ý định của ông Thiệu trong tương lai xa, gần. Một thí dụ khác về sự hiểu biết của người Mỹ về cá nhân ông Thiệu: Trong buổi thuyết trình cho Tổng Thống John F. Kennedy ngày 28 tháng 8-1963, khi nói về hai phe ủng hộ và chống Tổng Thống Diệm, Ðại Tá Nguyễn Văn Thiệu được ghi nhận là "người Công Giáo, ủng hộ ông Ngô Ðình Nhu," và đang có thái độ ủng hộ chánh phủ của Tổng Thống Diệm Một báo cáo khác đến từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (dĩ nhiên tin tức đến từ Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn) đề ngày 30 tháng 10-1963 — hai ngày trước khi đảo chánh — trong đó vẫn ghi thái độ của chỉ huy trưởng Sư Ðoàn 5 Bộ Binh (Ðại Tá Thiệu) “vẫn chưa xác định được.” Ðiều này cho thấy sự kín đáo của ông Thiệu về thái độ đối với mọi người chung quanh. Căn cứ vào sử liệu sau ngày đảo chánh 1 tháng 11-1963, chúng ta biết chắc chắn ông Thiệu đã đòi hỏi, hay được hứa hẹn, khi tình nguyện tham gia đảo chánh. Vì nếu ông Thiệu không đòi hỏi được tưởng thưởng xứng đáng thì ông đã không tình nguyện dùng đơn vị của ông tấn công các điểm kháng cự ở dinh tổng thống.
Dưới mắt một số người Mỹ, TTT là một người dè dặt, cẩn thận và kín đáo. Dưới mắt một số người khác thì TTT có tánh bài ngoại (xenophobia) ; và sự ngờ vực về người Mỹ đã làm cho ông luôn luôn lo sợ một cách vô lý (paranoia) (những từ xenophobia, paranoia là nguyên văn trong bản báo cáo). Sự nghi ngờ của TTT về đường lối và chủ đích của Hoa Kỳ ở Việt Nam không phải không có lý do. Từ sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Diệm 1963 cho đến khi ông Thiệu trở thành tổng thống, ông Thiệu chứng kiến nhiều kế hoạch bí mật mà người Mỹ đã xử dụng để khuynh đảo nội tình Việt Nam. Những kế hoạch "kín" của CIA nói riêng, và của đường lối của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói chung, không nhất thiết phù hợp với đường lối của chánh phủ VNCH. Trong cương vị Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia, từ năm 1967 TTT đã chứng kiến áp lực của Hoa Kỳ khi họ quyết định "xé lẽ" và liên lạc riêng với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN). Với lý do là họ muốn xâm nhập nhân sự bên trong cơ cấu MTGPMN, người Mỹ yêu cầu thẩm quyền VNCH thả một số nhân sự quan trọng của MTGPMN mà VNCH đang cầm tù. Thẩm quyền Hoa Kỳ lần lược làm áp lực với tướng Nguyễn Ngọc Loan, tướng Kỳ, và tướng Thiệu cho đến khi chánh phủ VNCH thoả mãn một phần đề nghị của họ.
Sau khi Ðại Tướng Nguyễn Khánh bị lưu đày ra khỏi nước vào tháng 2-1965, Hoa Thịnh Ðốn và phần lớn các thẩm quyền Mỹ ở Việt Nam đều ủng hộ Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ như một nhà lãnh đạo thay thế tướng Nguyễn Khánh. Nhưng người Mỹ bị ngỡ ngàng và bối rối sau khi Hội Ðồng Quân Lực chấp thuận liên danh tổng thống-phó tổng thống, Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ trong năm bầu cử 1967. Biến cố này làm người Mỹ sửng sốt vì khi nhóm ông Kỳ đồng ý để cho ông Thiệu làm tổng thống là chuyện không thể xảy ra — hay ít ra là người Mỹ đã không tiên đoán được điều đó. (Xem phóng ảnh 4-1. Ý kiến của tướng Loan khi ông Kỳ chịu đứng vai phó tổng thống là, ông Kỳ đã điên nên mới làm như vậy.).
Sau khi ông Thiệu trở thành tổng thống, người Mỹ dồn mọi liên lạc, xâm nhập, để tìm hiểu thêm về ông Thiệu. Nhưng tài liệu của CIA tự thú là họ thất bại. Khi không tìm được liên lạc để biết thêm về cá tính và đường lối suy nghĩ của TTT, CIA không còn cách nào khác hơn là phải xử dụng phương tiện bất chánh: nghe lén và thâu thập tin tức bằng phương tiện điện tử. Ðúng như vậy, trong tài liệu giãi mật mới nhất, CIA thú nhận trên giấy trắng mực đen là họ đã dùng phương tiện nghe lén để tìm hiểu, tiên đoán về ý định của TTT. Từ giữa năm 1968 trở đi, CIA xử dụng phương tiện nghe lén nhiều hơn khi TTT hoàn toàn củng cố thế lực và thay đổi hầu hết phe phái của ông Kỳ trong quân đội. Trước đó, tài liệu CIA cho biết họ thâu thập tin tức về nhân sự và đường lối của VNCH qua một số cộng sự viên và tướng lãnh chung quanh ông Kỳ. Nhưng từ tháng 6-1968 trở đi, sau khi một số sĩ quan thân cận với tướng Kỳ bị tử thương trong vụ bắn lầm ở Chợ Lớn; và khi ông Kỳ bị gởi qua Paris vào đầu năm 1969 để làm quan sát viên chánh phủ trong cuộc hòa đàm, CIA mất đi tất cả những liên lạc họ đang có để thâu thập tin tức về VNCH.
Không xâm nhập và gây ảnh hưởng được thẳng với ông Thiệu, CIA quay sang gây ảnh hưởng với hai cộng sự viên tin cẩn nhất của TTT: Trung Tướng Ðặng Văn Quang và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm. CIA cho biết, đôi khi thẩm quyền Mỹ không thuyết phục được TTT, nhưng khi họ dùng ông Khiêm và tướng Quang “chuyển lời” thuyết phục, thì TTT lại nghe theo. “Dùng liên lạc từ tướng Quang để gây ảnh hưởng với TTT là phương thức hiệu quả nhất,” tài liệu CIA nhận xét như vậy. TTT biết CIA thâu âm và nghe lén bên trong Dinh Ðộc Lập. Ông cũng biết một số nhân viên chung quanh ông làm liên lạc viên cho CIA. Nhưng ông yên lặng, làm như không quan tâm. Trong thực tế, ông lợi dụng những phương tiện đó để “chuyển lời” lại với thẩm quyền Mỹ ý nghĩ thật của ông — và đôi khi ý nghĩ giaû dối để đánh lừa người Mỹ. CIA đi đến kết luận này vì qua nhiều trường hợp, ông Thiệu đã không giữ được sự tức giận và nói thẳng với thẩm quyền Mỹ những gì ông biết về hoạt động sau lưng của họ. ông đã nó thẳng với CIA là chẳng những họ đã dung túng, chứa chấp Thượng Tọa Thích Trí Quang trong khuôn viên tòa đại sứ, họ còn cung cấp ngân khoảng tài chánh, để cho thượng tọa huấn luyện thêm tín đồ đối lập với chánh phủ VNCH. Và sau hai lần bị áp lực thả tù nhân cao cấp của MTGPMN, ông Thiệu chua chát nói với người Mỹ, “Ðất nước này [VNCH] không tiến lên được, vì một đằng là sự xâm nhập của cộng sản Bắc Việt; đằng kia là sự xâm nhập của CIA vào cơ cấu chánh phủ [VNCH].” .
Về sự liên lạc bí mật của Mỹ với MTGPMN, ông Thiệu nói, “không chừng tòa đại sứ đang chứa chấp Việt Cộng mà tôi cũng không biết.” Thẩm quyền CIA rất lo ngại về những quan sát “quá đúng” của TTT. CIA lo ngại đến độ Trưởng Vụ Viễn Ðông của CIA, William E. Nelson, phải viết một báo cáo cho Giám Ðốc CIA, Richard Helms, khuyến cáo nhân viên của cơ quan nên cẩn thận với TTT. Vì một mai nếu có chuyện bất hòa giữa Hoa Kỳ và VNCH xảy ra — hay giữa TTT và CIA — TTT có thể tiết lộ tất cả chuyện làm của CIA cho công luận biết. Năm 1968 và 1969 là hai năm mà TTT và CIA/ chánh phủ Mỹ có nhiều va chạm. Chánh phủ Lyndon Johnson rất bực tức khi biết TTT đang ngấm ngầm ủng hộ ứng cử viên Richard Nixon qua trung gian bà Anna Chennault. Ngược lại, cũng từ affair đó, TTT được Ðại Sứ Bùi Diễm thông báo là Hoa Kỳ đã nghe lén hầu hết những đối thọai giữa các thẩm quyền VNCH, ở trong cũng như ngoài nước. Tài liệu CIA cũng cho biết trong hơn hai tháng cuối năm 1968 đầu năm 1969, TTT tự cắt đứt liên lạc với thẩm quyền Hoa Kỳ vì những lý do kể trên.
Năm 1969 liên hệ bất thân thiện giữa CIA và TTT gia tăng khi TTT ra lệnh truy tố Dân Biểu Trần Ngọc Châu ra tòa về tội liên lạc với cộng sản. Ông Trần Ngọc Châu không xa lạ gì với CIA Mỹ trong những năm 1965-67. Ông được sự cảm phục của CIA cho đến khi họ bị TTT trói tay. Khi còn là Tỉnh Trưởng Kiến Hòa, ông Châu là người phát họa ra kế hoạch Hệ Thống Khiếu Nại Xã Ấp (Hamlet Census-Grievance System) để áp dụng song song với Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn.
Hệ thống khiếu nại xã ấp cho phép người dân vừa thông báo với chánh quyền về những cán bộ Việt Cộng thâu thuế địa phương, đồng thời người dân cũng có thể khai báo cho thẩm quyền về những hành vi lạm dụng, mại quyền của viên chức chánh phủ xã ấp. Kiến Hòa cũng là nơi đầu tiên ông Châu cho phép CIA thành lập các toán tình báo-bán quân sự Thám Sát Tỉnh PRU (Provincial Reconnaissance Unit), để triệt tiêu hạ tầng cơ sở địch. Sau Kiến Hòa, ông Châu được đưa lên làm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Vũng Tàu. Nhưng vì không hợp và không thành công trong chức vụ này, ông Châu xin giải ngũ, rồi ứng cử dân biểu. Trong thời gian làm dân biểu, ông Châu liên lạc với CIA xin ngân quỹ để thành lập một lực lượng chánh trị (mục tiêu chánh trị của ông Châu là sẳn sàng đối thoại với thành phần không cộng sản của MTGPMN). Trong thời gian vận động, ông Châu có những tuyên bố ám chỉ ông được sự ủng hộ của CIA. ... Nghe những tuyên bố của ông Châu, với những bất thiện cảm về CIA, TTT quyết định “thấu cấy” ông Trần Ngọc Châu. TTT hỏi thẳng Trưởng Sở CIA Sài Gòn, Ted Shacley, là ông Châu có đang làm việc cho CIA hay không; và nếu chánh phủ bắt ông Châu về tội liên lạc với cộng sản, thì CIA có “vấn đề” gì không. Không thể giữ ông Châu và để mất lòng TTT, Ted Shackley trả lời TTT có toàn quyền đối xử với ông Châu.
Cũng trong năm 1969, CIA được dịp “trả miếng” lại TTT qua vụ Huỳnh Văn Trọng và Vũ Ngọc Nhạ. Cuối năm năm 1968 đầu năm 1969, CIA khám phá một hệ thống tình báo cộng sản đang hoạt động ở Sài Gòn. Từ đó họ phăng ra hai ông Trọng và Nhạ đang liên lạc và cung cấp tin tức cho cộng sản. Trưởng Sở CIA Ted Shackley thông báo cho TTT sẽ bắt giữ trọn ổ. Trong sự bàng hoàng, TTT yêu cầu CIA bắt giữ và giải quyết chuyện đó một cách kín đáo — vì nếu làm lớn chuyện, ông sẽ mắc cỡ với dân chúng là đã “nuôi ông tay áo” ngay tại trong Dinh Tổng Thống. Nhưng CIA không đồng đồng ý. Họ nói phải hành động theo ý họ và bắt trọn ổ, rồi đến đâu hay đến đó. Kế quả như chúng ta đã thấy, hơn 42 người liên hệ trong ổ gián điệp bị kết tội trước Tòa Án Quân Sự.
Dù với tất cả sự nghi ngờ và lo sợ về thái độ của người Mỹ, TTT vẫn phải nhờ vào sự ủng hộ của người Mỹ để củng cố quyền lực và đạt được những mục tiêu mà ông muốn thấy. Ðầu năm 1968, trong cao điểm cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Bắc Việt, uy thế và tín nhiệm của TTT xuống mức thấp nhất. Trong thời gian ông cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ — vừa chống cộng, vừa chống thế lực của ông phó tổng thống. Ðược dịp đối thoại với TTT, CIA đã tài trợ một ngân khoảng khá lớn (khoảng 100 ngàn mỹ kim một tháng, trong thời gian 18 tháng) để ông TTT mua chuộc các đảng phái đối lập, và gây ảnh hưởng chính trị ở Quốc Hội.
Từ năm 1970 trở đi, báo cáo về TTT chứa đụng nhiều dự đoán lạc quan với nhiều tĩnh từ tốt đẹp. Nhưng kinh nghiệm cho chúng ta thấy, người Mỹ chỉ làm bạn khi họ cần người bạn. Nếu sự thực tế đòi hỏi phải bỏ người “bạn,” phải thay đổi, thì họ phải quyết định theo tinh thần “pragmatism” của người Mỹ. Trong hai tháng cuối cùng năm 1972, TTT, sau khi nói thẳng vào mặt Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger, là “Tại sao tôi phải tin ông?” Và, “Một tên Việt Cộng giao liên địa phương còn biết nhiều về những chi tiết thương lượng ở Ba Lê hơn tôi,” thì Hoa Kỳ đã quyết định kết thúc liên hệ của họ ở Việt Nam . Ông Thiệu tin vào những lời hứa cá nhân của Tổng Thống Richard Nixon khi ký Hiệp Ðịnh Ba Lê, không phải vì ông tin vị tổng thống Hoa Kỳ: Ông tin vì phải tin; vì không còn chọn lựa nào khác. Ông bị hăm dọa để tin vào người Mỹ. Ði kèm với những lá thư vừa khẩn khoản vừa hứa hẹn của Tổng Thống Nixon, là những áp lực rất khéo léo của Hoa Kỳ nhắm vào những “liên lạc” chung quanh TTT. Những nhân sự thân cận của TTT “được” cho đọc những báo cáo, tường trình, rất bi quan của Hoa Kỳ về tình hình quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ đối với VNCH trong tương lai gần. Rồi từ những liên lạc chung quanh TTT, Hoa Kỳ gia tăng áp lực hăm dọa. Với lối nói chuyện “cạn tàu ráo máng” của Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger, dĩ nhiên TTT phải lo sợ và bối rối: lo sợ vì Hoa Kỳ có thể làm thật với những hăm dọa; bối rối vì VNCH không có nhiều thời giờ để xoay xở. Nhưng TTT vẫn giữ thái độ cứng rắn với Kissinger cho đến độ Kissinger thề sẽ không bao giờ trở lại Sài Gòn để nói chuyện nữa. Và VNCH — qua đại diện của TTT — cứng rắn với Hoa Kỳ cho đến khi không còn giải pháp nào khác. Nhân chứng và tài liệu cho biết, TTT đã đôi lần bật khóc trong lúc nói chuyện với Kissinger hay Ðại Sứ Bunker khi không giữ được sự tức giận — vì biết không thể làm gì được. Những lá thư riêng ông viết cho Tổng Thống Nixon là một bằng chứng cho thấy ông chỉ mong muốn Nixon giữ đúng lời hứa. Nhưng với nền luật pháp chặc chẻ của Hoa Kỳ, lời hứa riêng của một tổng thống không có giá trị gì.
Nhưng sự đau đớn và vô lý nhất — một vô lý không tưởng được — là sau một thời gian đôi bên cãi cọ, hăm dọa, nguyền rũa nhau và VNCH bị ép buộc phải ký hiệp ước chung với Hoa Kỳ. … Hiệp Ðịnh Ba lê 1973 vẫn không được chánh phủ Hoa Kỳ đưa ra Quốc Hộïi để phê chuẩn. Theo Hiến Pháp Mỹ, tổng thống có quyền ký bất cứ hiệp ước nào với bất cứ quốc gia nào. Nhưng hiệp ước chỉ giá trị như một trách nhiệm giữa Hoa Kỳ và quốc gia đối tượng; và của Hoa Kỳ đối với hiệp ước được ký. Trách nhiệm đưa hiệp ước ra Quốc Hội để được phê chuẩn là trách nhiệm của Hành Pháp (e.g.: Tổng Thống). Nhưng sử liệu cho thấy Tổng Thống Nixon đã không nhiệt tâm hay muốn cho Quốc Hội Hoa Kỳ thấy nội dung và những chi tiết của bản Hiệp Ðịnh Ba Lê 1973.
Sau này khi VNCH thất thủ, Quốc Hội nói họ không có trách nhiệm ví họ không biết gì về nội dung bản hiệp ước. Về phía Hành Pháp, ông tân Tổng Thống Gerald Ford thì lại càng có lý do hơn, khi nói ông hoàn toàn không biết gì về những hứa hẹn giữa chánh phủ trước (chánh phủ Nixon) và VNCH. Trong khi đó, những giới chức đã phục vụ và liên lạc với chánh phủ TTT ở Sài Gòn thì chỉ biết … chữi đổng về chánh phủ mình. Nhưng tất cả những đổ thừa không còn thành vấn đề nữa: VNCH đã thất thủ. Kissinger và Nixon đã cố gắng giữ kín và bưng bít những chi tiết thương lượng với Hà Nội. Tài liệu giải mật của CIA cho thấy Kissinger gần như là độc tôn trong quyền hạn đại diện cho Nixon trong những thương lượng với VNCH và Bắc Việt. Tháng 8-1972, trước mặt Ðại Sứ Bunker, Kissinger ra lệnh cho Trưởng Sở CIA Sài Gòn, Thomas Pogar, không được tiết lộ về CIA Lang Ley những chi tiết về cuộc thương nghị mà CIA Sài Gòn biết được qua liên lạc họ có bên trong nhân sự MTGPMN. Câu nói của TTT “Một tên Việt Cộng giao liên địa phương còn biết nhiều về những chi tiết thương lượng ở Ba Lê hơn tôi,” có thể áp dụng luôn với các thẩm quyền Mỹ trong trường hợp này.
TTT không tin người Mỹ — hay cá nhân Tổng Thống Nixon — nhưng phải đi theo kế hoạch sau cùng với họ vì ông không còn chọn lựa nào thích nghi hơn. Những thẩm quyền như Ðại Tướng Abrams; Trưởng Sở CIA Sài Gòn Polgar; Ðại Sứ Bunker … đều kết luận Hoa Kỳ đã phản bội VNCH. Nhưng những nhân vật này phải thú nhận, chính họ cũng không tiên đoán được những gì đã xảy ra. Dưới mắt một sử gia hiện đại — đồng thời là cựu nhân viên CIA cao cấp — TTT đáng được ca ngợi khi ông đã làm tất cả những gì ông có thể làm được trong giai đoạn đó, trong hoàn cảnh đó.
Liên Hệ Với Các Tướng Lãnh VNCH
Một số tác giả Mỹ và Việt dùng tỉnh từ “khôn vặt” cho TTT. Khảo sát cuộc đời TTT, người viết không nghĩ TTT chỉ khôn vặt. Sự khôn ngoan của TTT cao hơn khôn vặt nhiều. Chỉ bảy năm sau ngày ra trường (1949-1956) ông đã trở thành chỉ huy trưởng một trường đào tạo sĩ quan (Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt). Với không hơn 18 năm quân vụ (tính đến ngày ông trở thành tổng thống), và tổng cộng 15 tháng thụ huấn quân sự (tổng cộng thời gian ở Võ Bị Huế; trường Coetquidan, Pháp; Tham Mưu Chỉ Huy, Hà Nội …), TTT phải là một người khôn hơn “khôn vặt” khi ông loại trừ những đối thủ chính trị và quân sự, để nắm quyền lãnh đạo quốc gia. Nhìn qua sự nghiệp chính trị của cố TTT, chúng ta thấy TTT có những đức tín cần thiết để “biết” mà sống.
Ít tuyên bố ngoài công cộng và kín đáo với những ý nghĩ hay kế hoạch, TTT có được tánh tốt cần thiết cho những quân nhân làm chánh trị trong bốn năm xáo trộn 1964-1967. Từ năm 1964 — sau khi tướng Nguyễn Khánh “chỉnh lý” và chiếm quyền từ tướng Dương Văn Minh — cho đến tháng 7-1967, ông Thiệu chứng tỏ được sự khôn ngoan so với các tướng lãnh trên và dưới. Trong khi hầu hết các tướng lãnh đàn anh hoặc bị giải nhiệm, lưu đày, hay giam lỏng, ông Thiệu dần dần lấy được sự tín nhiệm của đa số quân nhân qua sự kiên nhẩn và mềm mỏng khi giao thiệp. Nếu ông Thiệu đã xử dụng những mánh khoé về ngoại giao và chính trị để trở thành tổng thống vào tháng 10-1967, thì những mánh khoé đó phải hiệu nghiệm cho sự sống còn của giới tướng lãnh chính trị trong bốn năm xáo trộn 1964-67.
Không nhiều thì ít, chắc chắn tướng Thiệu phải có ý kiến về số tướng lãnh bị lưu đày hay bị giải ngũ — và tất cả các vị tướng đó đều thâm niên hơn ông về cấp bậc (lên cấp tướng trước, sau). Vị tướng cuối cùng, Nguyễn Hữu Có, thâm niên cấp bậc cùng ngày với ông Thiệu (lên thiếu tướng ngày 2 tháng 11-1963), trong một chuyến công du ở Ðài Loan năm 1967, bị bỏ lại và sau đó cấm trở về nước (đến tháng 1-1970 được chính tổng thống Thiệu cho phép hồi hương). Cuộc bầu cử năm 1967 là một thí dụ về sự ngôn ngoan của ông Thiệu. Trong cuộc bầu cử đầu tiên của nền Ðệ Nhị Cộng Hòa, tháng 10-1967, cả hai ông Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia (Thiệu) và Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (Kỳ) đều muốn ứng cử tổng thống không ai chịu ứng cử như phó tổng thống. Cả quyết liệt đến độ tuyên bố sẽ tách ra đứng riêng liên danh tổng thống. Nhưng Hội Ðồng Tướng Lãnh không muốn thấy sự chia rẽ giữa hai người lãnh đạo quân đội. Và nếu ứng cử riêng liên danh, chưa chắc họ thắng được những liên danh dân sự. Ðầu tháng 7-1967, sau hơn 48 tiếng đồng hồ nghị luận giữa các tướng lãnh trong Hội Ðồng Quân Lực, hội đồng đề nghị hai người sẽ đứng chung liên danh: ông Thiệu, ứng cử tổng thống; ông Kỳ, phó tổng thống. Nhưng để đền bù lại, ông Kỳ sẽ có toàn quyền bổ nhiệm Thủ Tướng và các Tổng Bộ Trưởng của nội các; cũng như các tư lệnh quân sự trọng yếu. Ông Thiệu đồng ý và ký tờ cam kết với các tướng lãnh. Dưới mắt mọi người qua, với những điều kiện đó, ông Thiệu sẽ trở thành một tổng thống bù nhìn không thực lực. Nhưng nếu nhìn xa hơn, chúng ta thấy sự khôn ngoan của ông Thiệu: Chiếu theo Hiến Pháp, tổng thống lúc nào cũng có toàn quyền; hứa với nhau bằng miệng hay ký giấy cam kết không thay đổi được quy định của hiến pháp. Hơn nữa, với tánh tình rất bốc đồng, trong tương lai ông Kỳ sẽ mất đi nhiều đồng minh trong quân đội. Với suy luận đó, ông Thiệu tạm thời chịu “nhường,” và kiên nhẩn chờ thế lực của phía ông Kỳ suy tàn.
Triệt tiêu được thế lực của ông Kỳ, nhưng từ năm 1969 trở đi, TTT dấp phải một lỗi lầm về liên hệ trong hệ thống quân giai, về chiến lược và chiến thuật, khiến các sĩ quan tuớng lãnh không còn kính trọng ông như là một thủ lãnh. Ðể củng cố thế lực, năm 1968 TTT triệu hồi Ðại Tướng Trần Thiện Khiêm về nước, bổ nhiệm làm phó thủ tướng kiêm tổng trưởng nội vụ, rồi thủ tướng kiêm tổng trưởng quốc phòng sau khi Thủ Tướng Trần Văn Hương từ chức. Cùng năm, ông đưa tướng Ðỗ Cao Trí về làm Tư Lệnh Vùng III. Tháng 7-1970 ông ban hành một sắc lệnh, thay đổi cơ cấu quân sự trong tương quan giữa Bộ Tổng Tham Mưu và Quân Ðoàn/Quân Khu. Nói một cách khác, đến cuối năm 1970, các tướng lãnh đã “vào hàng” theo lệnh TTT.
Nhưng để bảo vệ quyền lực và phòng hờ những biến động có thể xảy ra, TTT tập trung quyền lực trong tay — về hành chánh cũng như về quân sự — hành động này đã gây những phẩn nộ ngấm ngầm trong giới quân đội. Sự lo sợ đảo chánh khiến cho TTT giữ lại một số tướng lãnh lẽ ra ông phải cho họ giải ngũ từ lâu. Cũng vì sợ đảo chánh, ông có những liên hệ với một số tướng lãnh mà qua sự quan sát bên ngoài, không hợp với quân phong, quân kỷ. Rất nhiều thí dụ cho thấy TTT bất cấn hệ thống quân giai và chỉ huy quân đội thẳng từ Dinh Ðộc Lập: Trong cao điểm của cuộc hành quân Lam Sơn 719, Trung Tướng Lãm xin được từ chức vì ông không đủ quyền lực và sự ủng hộ của TTT để ra lệnh cho hai tướng Dư Quốc Ðống và Lê Nguyên Khang. Cũng trong buổi họp đó, tướng Viên một lần nữa xin từ chức. Nhưng TTT không hành động. Không phải TTT có “vấn đề” khi cho hai vị tướng này giải ngũ; nhưng ông thấy khó tìm những sĩ quan khác trung thành với ông, để thay vào chổ của hai vị tướng này. Một thí dụ khác là khi ông ra quân lệnh bắt giữ Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai trong khi Quảng Trị thất thủ tháng 5-1972. Thay vì chỉ cần “đề nghị” với Tổng Tham Mưu Trưởng, hay Tư Lệnh Vùng truy tố tướng Giai theo đúng tinh thần của hệ thống quân giai, ông Thiệu đích thân ra quân lệnh từ Phủ Tổng Thống (xem phóng ảnh 5-1). Lối xử dụng quyền hạn như vậy gây nhiều bất mãn trong quân đội — một tổ chức chỉ trường tồn trong hệ thống quân giai nghiêm ngặc. Trong hai năm sau cùng của VNCH, quyền chỉ huy quân đội càng lúc càng bị thu gọn vào Dinh Ðộc Lập. Quân đội VNCH bị thất thế trước lối chống cộng mãnh liệt và quyết tâm của TTT: ông khăng khăng đòi hỏi quân đội — một quân đội càng ngày càng yếu vì thiếu viện trợ — phải triệt để bảo vệ Chủ Trương Bốn Không mà ông đã đề ra vài năm trước. Một không trong bốn không này là “không nhượng đất” cho cộng sản. Nhưng với số quân viện càng ngày càng ít hơn, khả năng cơ động của quân lực không còn nữa. Phí tổn để bảo vệ những tiền đồn ở xa trở nên quá tốn kém. Nhưng tổng thống Thiệu vẫn quyết liệt với chủ trương không nhượng đất — dù những phần đất không có một lợi ích gì về chiến thuật hay chiến lược. Khi VNCH mất Phước Long vào cuối năm 1974, tổng thống Thiệu có thay đổi đôi chút chủ trương không nhượng đất của ông. Nhưng đến lúc đó thì quá trể. Tháng 3-1975, sau khi CSVN chiếm Ban Mê Thuột, chỉ trong ba tuần tổng thống Thiệu đơn thân quyết định một số kế hoạch quân sự chiến lược vô cùng tai hại, để đưa đến sự thất thủ hoàn toàn của VNCH hơn một tháng sau. Sau khi Ðà Nẵng thất thủ vào cuối tháng 3, và ngay ngày ba sư đoàn CSBV đánh vào Xuân Lộc, Ðại Tướng Viên có làm một phiếu đệ trình lên TTT, xin phép thành lập một Quân Ðoàn Dã Chiến, với thẩm quyền điều khiển hai quân chủng Không Quân và Hải Quân. Người viết không tìm được sử liệu cho biết phản ứng của TTT về phiếu đệ trình của tướng Viên. Nhưng đến ngày 12 tháng 4 mà tướng Viên mới đề nghị như vậy thì quá trễ. Ðiều này cho chúng ta thấy: (a) Bộ Tổng Tham Mưu VNCH không có thẩm quyền như danh xưng, và (b) TTT thật sự điều khiển Quân Lực VNCH thẳng từ quyền lực tổng thống, bất chấp hệ thống quân giai. Một trong hai — hay cả hai — sự kiện đó có thể là những yếu tố đưa đến sự thất thủ của VNCH.Người viết xử dụng một số báo cáo về TTT sau đây: Central Intelligence Agency. Office of Central Reference, Biographic Register: Chairman, National Directory Committee (24 June, 1965/ declassified 11-20-1986); Defense Intelligence Agency. Biographic Data: President Nguyen Van Thieu (July 1968/ declassified 8-2-1999); Ambassy SAIGON: Some Aspects of Personal Relations Among Senior RVAF Officers (August 15, 1971; declassified 8-20-2009). Người viết xin cảm tạ bạn Jay Veith — một chuyên viên về sử liệu chiến tranh Việt Nam và cũng là một tác giả — đã cung cấp tài liệu giải mật mới nhất về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mà người viết đã trích trong bày. “Cáo già,” “khôn vặt” là từ nguyên thủy dùng trong báo cáo tháng 8-1971.
Thomas L.. Ahern, Jr., CIA and the Generals: Covert Support to Military Government in South Vietnam (Center for the Study of Intelligence, Central Intelligence Agency, 2009). Ðây là tập tài liệu tối mật, viết sâu rộng về liên hệ của Hoa Kỳ với các thẩm quyền VNCH.
Ðại sứ Bunker, từ tháng 5-1967 đến tháng 5-1973, mỗi tuần viết một báo cáo về cho tổng thống Lyndon Johnson, và sau đó là Richard Nixon. Những báo cáo này — trừ đi một số vẫn chưa được giải mật — nằm trong bộ sách ba quyển, Douglas Pike, The Bunker Papers: Report to the President from Vietnam , 1967-1973 (University of California, Berkeley, 1990). Ðại sứ Bunker có nhiều ý kiến cá nhân về hai ông Thiệu, Kỳ, trong báo cáo. Trong 96 báo cáo hàng tuần người đọc thấy Ðại Sứ Bunker dần dần thay đổi ý kiến của ông về TTT: Từ những chỉ trích gay gắc ở những báo cáo đầu — mà trong dó có những tỉnh từ chỉ ông Thiệu như chơi xấu, tiểu nhân, không tôn trọng luật công bằng — nhưng đến giữa năm 1969, ông Bunker từ từ thay đổi nhận xét của ông về TTT, báo cáo viết với nhiều lời khen ngợi và tán tụng. Ngược lại, với sự trầm tỉnh hiếm có của một nhà ngoại giao, Ðại Sứ Bunker đã chinh phục được TTT. Giới thẩm quyền Hoa Kỳ ở Sài Gòn nhận xét là, chỉ có Bunker mới tuyết phục được TTT trong những giai đọan khó khăn giữa liên hệ Mỹ-Việt.
Central Intelligence Agency, Office of Current Intelligence, 28 August 1963, Subject: Cast of Characters in South Vietnam . McGeorge Bundy là người thuyết trình cho Tổng Thống Kennedy về những nhân vật chống và ủng hộ Tổng Thống Diệm đương thời.
Ðại Tá Thiệu được thăng cấp thiếu tướng một ngày sau khi đảo chánh thánh công. Theo hồi ký của Trung Tướng Trần Văn Ðôn, Việt Nam Nhân Chứng, ngày 2 tháng 11-1963, khi đến trình diện tướng Ðôn, ông Thiệu móc trong túi ra một cặp sao thiếu tướng và đưa cho Ông Ðôn. Ông Ðôn viết trong sách là ông ngạc nhiên khi thấy đại tá Thiệu có sẳn cặp sao trong túi. Ðại Tá Thiệu là một trong hai đại tá duy nhất được thăng tướng ngay sau ngày đảo chánh. Người kia là Ðại Tá Nguyễn Hữu Có. Mười giờ sáng ngày 2 tháng 11-1963, Tư Lệnh MACV Paul Harkins báo cáo về Tổng Tham Mưu Trưởng Ban Tham mưu Liên Quân Maxwell Taylor, là hai Ðại Tá Có và Thiệu đã được thăng cấp tướng. Nhưng cũng trong một báo cáo khác từ Harkins gởi về Maxwell 6:36 chiều cùng ngày, danh sách lên tướng có thêm tên Ðại Tá Lâm Văn Phát. Báo cáo về thái độ của Ðại Tá Thiệu nằm trong Foreign Relations of the U.S, Vietnam , August-December 1963, các trang 48, 509, 534. Hơn ba tháng trước đó, trong một báo cáo ngày 16 tháng 8-1963 do CIA soạn thảo (mà tác giả là William E. Colby), ghi nhận về Ðại Tá Thiệu “… Công Giáo, gốc miền Trung, ủng hộ Ngô Ðình Nhu và có thể trung thành với chế độ.” Ðọc Foreign Relations of the U.S. , Viêtnam, January-August 1963, trang 580.
Chánh phủ VNCH phóng thích một số nhân sự quan trọng của MTGPMN đang bị Cảnh Sát Quốc Gia VNCH giam giữ, trong đó có vợ của Trần Bạch Ðằng (Mai Thị Vàng) và Trần Bửu Kiếm (Phạm Thị Yến), và một số cán bộ giao liên. Ban đầu VNCH phản đối, nhưng sau cùng vì áp lực cũng phải cộng tác với Hoa Kỳ trong kế hoạch liên lạc với MTGPNM. Từ tháng 2-1967 cho đến tháng -1968, VNCH thả bà Vàng và bà Yến, cộng thêm 10 cán bộ giao liên phía bên kia. Ðổi lại, phía MTGPMN chỉ thả ba tù binh Hoa Kỳ. Sau cùng, kế hoạch này cũng không đi đến đâu. Nhưng tài liệu cho thấy CIA đã xâm nhập được một số nhân sự của MTGPMN, nhưng không biết phải từ kế hoạch này không.
Xem Ahern, sđd, trang 83-88.
Ahern, sđd dẫn, trang 82.
Ahern, sđd, trang 38. CIA nói từ tháng 8 đến tháng 12-1965, CIA cung cấp cho Thích Trí Quang 2.000.00 đồng (tương đương 12.500 mỹ kim giá đương thời).
William E. Nelson, Chief, Far East Division, Memorandum for the DCI [Director, Central Intelligence] , “President Thieu's Comment on the CIA,” 5 February 1969. Trích theo Ahern, sđd, trang 87. Khuyến cáo của Nelson đúng được phân nửa vào năm 1975, khi TTT tung ra công luận những trao đổi bí mật giữa ông và Tổng Thống Richard Nixon.
Về những liên lạc giữa Nixon-Chennault- Thiệu; và khả năng nghe lén của FBI, CIA, và Nha Truyền Tin Mật Mã Quốc Gia (National Security Agency), đọc Bùi Diễm, In the Jaws of History; William Bundy, Tangled Web; và, Thomas Powers, The Man Who kept the Secrets: Richard Helms and the CIA. Sự kiện (nghe lén) này cũng được giải mật và đăng trong, Foreign Relations of the United States : Vietnam , September 1968-January 1969.
Theo lời ông Châu, và cũng theo hồ sơ của CIA, ông Châu có liên lạc với người em là Trần Ngọc Hiền, một cán bộ cộng sản, từ năm 1964. Xem Thomas Ahern, sđd, trang 93-94.
Kisinger đến Sài Gòn bàn thảo về đề nghị của Hà Nội lần đầu tiên vào ngày 17 tháng 8-1972. Sau lần nói chuyện khai mào này, TTT ngưng liên lạc với thẩm quyền Mỹ hơn một tháng sau. Trưởng Sở CIA Sài Gòn kể lại là Kissinger nó thẳng với TTT, nếu Hà Nội chấp nhận ngưng bắn và thả tất cả tù binh Mỹ, thì Hoa Kỳ sẽ chấp nhận đề nghị của Hà Nội, bất chấp diễn tiến quân sự đang xảy ra tại miền Nam. Hà nội xử dụng lá bài tù binh Mỹ rất hiệu nghiệm trong lúc lúc thương nghị và sau khi Hiệp Ðịnh được ký. Ðọc Ahern, sđd, trang 117-118.
Giai đoạn sau cùng của VNCH và liên hệ giữa TTT và Hoa Kỳ không phải là chủ đề của bài viết. Về giai đọan này, đọc Larry Berman, No Peace, No Honor, Nixon, Kissinger, and Betrayal in Vietnam . Về những bức thư cam kết và hứa hẹn của Tổng Thống Richard Nixon, đọc Nguyễn Tiến Hưng and Jerrold Schecter, The Palace File. Cố Vấn Tổng Thống Nguyễn Phú Ðức, trong hồi ký The Viet-Nam Peace Negotiations: Saigon’s Side of the Story, kể lại qua những lần đối thoại với Kississinger và Nixon, ông thấy thẩm quyền Mỹ muốn nhắn với TTT là Hoa Kỳ sẽ chấp thuận bản đề nghị của Hà Nội, và sẽ phê chuẩn hiệp định trước năm 1972. Và Hoa Kỳ sẽ đơn phương làm chuyện đó nếu VNCH không chịu hợp tác theo lịch trình do người Mỹ định. Chữ đơn phương (unilateral) được nhắn mạnh và lập lại nhiều lần.
Sau lần đến Sài Gòn tháng 8, Kissinger trở lại một lần nữa vào ngày 20 tháng 10-1972. Sau lần này Kissinger thề không trở lại vì bị “lật tẩy.” Sau Kissinger, người đại diện cho Nixon là Thiếu Tướng Alexander Haig (năm 1972, Haig vẫn còn mang cấp bậc thiếu tướng). Nhưng như là một quân nhân, Haig nói chuyện rất thẳng thắng. Ông thông báo cho TTT biết, ông đến đây không phải để thương lượng, vì ông không có thẩm quyền thương lượng. Ông đến đây để cho TTT biết Hoa Kỳ sẽ làm gì. Nếu VNCH không hợp tác theo đề nghị, thì liên hệ ngoại giao Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn và bị tổn thương, nhưng phía VNCH sẽ bị tử thương. Xin viết thêm một chút về tướng Haig: Năm 1975 Haig mang cấp bậc đại tướng và là Tư Lệnh NATO. Trước những cuộc tấn công ồ ạt của CSBV, Haig viết một lá thư cho Kissinger, đề nghị phải trả đũa ngay lập tức. … Ngăn chận CSBV “không phải để bảo vệ VNCH nhưng để bảo vệ sự vẹn toàn cho những hiệp ước mà Hoa Kỳ đã ký và sẽ ký trong tương lai.” Ðọc Nguyễn Phú Ðức, sđd, trang 364. Những lần trao đổi giữa TTT và Haig, được ghi lại trong hồi ký của tướng Haig, Inner Circles: How America Changed the World. A Memoirs.
Trưởng Sở CIA Thomas Pogar nói lên sự vô lý về hành vi của Hoa Kỳ (ít ra là qua hành vi của Kissinger) trong cuộc thương nghị: trong khi Hà Nội thông báo cho nhân sự ở hạ tầng cơ sở thấp nhất biết mọi chi tiết và diễn biến của cuộc thương lượng. Trong khi phía Hoa Kỳ thì chỉ có một số tối thiểu thẩm quyền tối cao mới biết được diễn tiến của cuộc thương lượng. Ðọc Ahern, sđd, trang 119. Lời hứa của Kissinger về số tiền bốn tỉ mỹ kim tái thiết hậu chiến cho miền Bắc, là một trong nhiều thí dụ về sự che dấu của Kissinger và Nixon với Quốc Hội Mỹ: Quốc Hội Mỹ biết được hứa hẹn đó qua một khám phá tình cờ và rất tức giận với những hứa hẹn không có thẩm quyền của quốc hội. Về chuyện này, đọc Randall B. Woods, Fulbright: A Biography.
Lewis Sorley, Reassessing ARVN (A Lecture Delivered at the Vietnam Center, Texas Tech University , 17 March 2006), trang 18
Trung Tướng Trần Văn Ðôn viết trong Việt Nam Nhân Chứng, lúc Trung Tướng Dương Văn Minh nhận định về tánh tình và tư cách chính trị của các quân nhân trong Hội Ðồng Quân Ðội Cách Mạng, ông chỉ vào Thiếu Tướng Thiệu và nói, “Ông này thì làm chánh trị và lãnh đạo được.” Ðối với Trung Tướng Ðôn, ông Minh phán, “Ông có quá nhiều tình cảm để làm chính trị.”
Nếu để ý, chúng ta thấy ông Thiệu lần lần “triệt tiêu” các sĩ quan thâm niên về quân vụ và cấp bậc hơn ông. Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao viết trong hồi ký (Một Kiếp Người, trang 172-73), là đích thân ông Thiệu cho ông 100.000 đồng và đề nghị ông giải ngũ, rồi Hội Ðồng Tướng Lãnh sẽ giúp ông ứng cử nghị sĩ. Sau tướng Cao là đến Thiếu Tướng Ðỗ Cao Trí (lên tướng tháng 7-1963). Trung Tướng Nguyễn Hữu Có (lên tướng cùng ngày với ông Thiệu) là người cuối cùng bị lưu đày. Tướng Có là một tiểu đoàn trưởng, ông Thiệu là trưởng Ban 3, khi hai người đóng chung ở Tiểu Khu Hưng Yên, 1952-53.
Xem phóng ảnh 4-2, cam kết giữa ông Thiệu và các tướng lãnh trong Hội Ðồng Quân Lực. Theo tướng Cao Văn Viên, người soạn thảo bản cam kết là Trung Tướng Nguyễn Ðức Thắng.
Sau khi đắc cử, luật sư Nguyễn Văn Lộc được bổ nhiệm thủ tướng như cam kết. Tuy nhiên, khi báo chí loan báo tổng thống và phó tổng thống sẽ xuất hiện chung trên hệ thống truyền thanh để “ra mắt” với dân chúng, một phụ tá của TTT cho biết, như là một tổng thống, ông Thiệu sẽ xuất hiện theo lịch trình ông muốn, và với những người ông muốn. Qua hành động đó, ông Thiệu không chỉ khôn vặt.
Ðại tướng Creighton Abrams, trong một buổi họp với các tướng lãnh của Bộ Tư Lệnh MACV vào tháng 1-1969, đã phàn nàn về tư cách của TTT khi ông thường xuyên mời tướng Ðỗ Cao Trí và Hoàng Xuân Lãm vào Dinh Ðộc Lập dùng cơm. Từ liên hệ thân mật đó, TTT trực tiếp ra lệnh, thông báo tin tức và huấn lệnh thẳng cho họ, bỏ qua hệ thống quân giai mà chính ông đã viết trong ra sắc lệnh. Tướng Abrams nói TTT đối xử như vậy thì “kẹt” cho tướng Cao Văn Viên (như là một Tổng Tham Mưu Trưởng), vì có những quân lệnh từ tổng thống trong khi tướng Viên chưa biết mà các tướng Tư Lệnh Vùng đã biết trước rồi. Ðọc Lewis Sorley, The Abrams Tapes. 1968-1972, trang, 106, 109, 114.
Quảng Trị thất thủ ngày 1 tháng 5-1972; TTT bổ nhiệm tướng Trưởng thay tướng Lãm ngày 3 tháng 5; TTT viết quân lệnh bắt tướng Giai ngày 12 tháng 5. Giọng văn trong quân lệnh của TTT rất bất công và thiên vị. Qua hai quân lệnh (phóng ảnh 5-1 và 6-1) chúng ta thấy TTT vẫn chưa chắc chắn với quyết định của ông:
Quân lệnh chỉ thị tái lập trật tự ở Vùng I đề tên người nhận là tướng Lãm, nhưng phía dưới trang sau cùng, TTT viết tay đề tên tướng Trưởng. Ðiều này cho thấy ngày 3 tháng 5, khi viết quân lệnh cho tướng Lãm, TTT đổi ý và bổ nhiệm tướng Trưởng. Nhưng ông không màn cho người thảo lại quân lệnh, mà dùng luôn bản văn, gởi cho tướng Trưởng. Nhưng tại sau buộc tội tướng Giai trong khi chính tướng Lãm là người phải chịu trách nhiệm. Vì sau hai tuần sau khi cộng sản tấn công vào Quảng Trị, tướng Lãm vẫn không nắm được tình hình, và cho đến ngày 13 tháng 4, ông mới từ Huế trên đường ra Quảng Trị để quan sát tình hình. Dọc đường ông chận một sĩ quan TQLC lại và yêu cầu người sĩ quan này tường trình cho ông diễn tiến cuộc tấn công đang xảy ra hơn 14 ngày rồi! Ðọc MX Ngô Văn Ðịnh, Chiến Thắng của Lữ Ðoàn 258/TQLC ở Quảng Trị, Tháng 4-1975, trong tuyển tập Hai Mươi Mốt Năm Chiến Trận của Binh Chủng TQLC Việt Nam . Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, trong The Easter Offensive of 1972, nói ông biết tướng Giai là một sĩ quan Nhảy Dù gan dạ và có khả năng chỉ huy. Và ông sẳn sàng nhận tướng Giai phục vụ lại với quân đoàn của ông. Ở đây người viết xin cảm ơn tiến sĩ Martin Loicano đã cung cấp một số tài liệu đến từ Bộ Tổng Tham Mưu VNCH và Phủ Tổng Thống, liên quan đến Huấn Lệnh bắt giữ Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai; và Huấn Lệnh cho Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm/ Ngô Quang Trưởng, tái lập trật tự ở Vùng I, sau khi Quảng Trị thất thủ.
Friday, August 23, 2013
Năm Ngày Cuối Cùng Của Cuộc Chiến Tranh Việt Nam
Tình hình vào hạ tuần tháng 4-75 biến chuyển dồn dập. Áp lực địch ở mặt trận phía Đông ngày càng nặng, tôi ðược Quân Đoàn tãng cường Trung Đoàn 8/SĐ5BB do Trung Tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng chỉ huy. Lực lượng ðịch và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III giằng co dữ dội trên tuyến Hưng Lộc – Ngã Ba Dầu Giây. Tôi buộc phải sử dụng hai quả bom CBU 55 của Không Quân Biên Hòa ðể chận đứng địch và giải cứu Chiến Đoàn 52/SĐ18BB của Đại Tá Dũng khỏi bị tiêu diệt.
Ở Sài Gòn có âm mưu lật đổ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi được móc nối đảo chánh nhưng cương quyết từ chối và tuyên bố chống lại. Phi trường Biên Hòa đóng cửa.Ngày 20-4-75 SĐ18BB của Tướng Lê Minh Đảo rút bỏ Xuân Lộc về Long Bình. Ngày 21-4-75, Tổng Thống Nguyễn Vãn Thiệu tuyên bố từ chức. Ngay ngày hôm sau, tại mặt trận, tôi viết thư cho Trung Tướng Charles Timmes, Phụ Tá Đại Sứ Martin ở Sài Gòn, đại ý nói: “Thưa Trung Tướng, trong khi tôi đang ngãn chận các Sư Đoàn Cộng Sản ở dây thì cũng là lúc Quốc Hội Hoa Kỳ đang thảo luận có nên tiếp tục viện trợ thêm 300 triệu Mỹ kim cho Quân Lực VNCH không. Tình hình gần như tuyệt vọng. Tôi nghĩ rằng cho dù ngay bây giờ Quốc Hội Hoa Kỳ có chấp thuận viện trợ cho Quân Lực chúng tôi đi nữa thì cũng đã quá muộn rồi. Tuy nhiên tôi và toàn thể quân nhân các cấp thuộc quyền tôi nguyện sẽ chiến đấu đến phút cuối cùng. Tôi chỉ xin Trung Tướng giúp cho gia đình tôi được di tản ðến một nơi an toàn…”
Sau khi SĐ18BB được nghỉ 5 ngày bổ sung quân số và dưỡng quân, ngày 25-4-75 Bộ Tý Lệnh Quân Đoàn III điều ðộng đơn vị này lên mặt trận Trảng Bom- Hưng Lộc- Ngã Ba Dầu Giây để thay thế Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III được rút về Biên Hòa dưỡng quân. Trung Đoàn 9/SĐ5BB được hoàn trả về hậu cứ ở Lai Khê. Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III trở thành lực lượng trừ bị Quân Đoàn.
Về tới Biên Hòa chưa kịp nghỉ ngơi, ngay chiều ngày 25-4-75, có tin lực lượng địch chiến trường Thiết Giáp và tiến ra hướng Quốc Lộ 15. Có lệnh Quân Đoàn, tôi liền phái Chiến Đoàn 322 tãng cường 1 Tiểu Đoàn TQLC do Trung Tá Nguyễn Văn Liên chỉ huy tấn công theo hướng Ngã Ba Long Thành- Trường Thiết Giáp. Chiến Đoàn vừa rời Quốc Lộ 15 tiến về hướng trường Thiết Giáp, thì chạm địch nặng và giao trang dữ dội với chúng. Đến khuya, ta bắn cháy 12 chiến xa T-54 buộc chúng phải rút vào bên trong. Chiến thắng này làm nức lòng toàn dân ở Biên Hòa. Sau khi kiểm soát kết quả trận đánh, Trung Tướng Nguyễn Vãn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III hứa sẽ thưởng 1.200.000 ðồng cho các chiến sĩ có công diệt chiến xa địch, mỗi chiếc hạ ðược 100.000 đồng.
Ngày 29-4-75 có lệnh mới của Quân Đoàn. Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III ngoài Liên Đoàn 33 BĐQ, ðược tăng phái thêm: Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến, Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù (- Tiểu Đoàn) và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, yểm trợ hỏa lực trực tiếp có: Tiểu Đoàn 46 PB 155 và Tiểu Đoàn 61 PB 106 Quân Đoàn.
12 giờ trưa ngày 29-4-75, Trung Tướng Toàn triệu tập một phiên họp khẩn cấp tại Bộ Tư Lệnh SĐ18BB ở Long Bình. Chỉ có Toàn, Đảo và tôi. Anh chỉ tay lên bản ðồ ra lệnh cho SĐ19BB của Đảo phòng thủ khu vực Long Bình và kiểm soát xa lộ Biên Hòa, kế ðó ra lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III của tôi phòng thủ bảo vệ thành phố Biên Hòa và đặt lực lượng ĐPQ và NQ của Tiểu Khu Biên Hòa dưới quyền kiểm soát của tôi. Sau này đi tù tôi mới biết ngay lúc này phía bên khu vực SĐ25BB ở Củ Chi ðã bị địch chiếm. SĐ25BB đã bị ðánh tan và Tướng Lý Tòng Bá đã bị địch bắt. Nguyễn Vãn Toàn giấu tôi và Lê Minh Đảo tin xấu này. Anh chuẩn bị sắp xếp để bỏ trốn.
Vừa nhận nhiệm vụ xong, tôi chợt thấy xuất hiện Đại Tá Hiếu, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43/SĐ18BB với giọng rung rung xúc động. Hiếu báo cáo: quân địch ðang tấn công Trảng Bôm và Trung Đoàn 43 BB ðang rút quân về hướng Long Bình. Mặt Đảo cau lại. Toàn nổi giận la hét Hiếu bắt Hiếu phải ðem quân trở lại vị trí cũ, Hiếu làm như tuân lệnh, chào và lui ra. Trong thâm tâm tôi, tôi biết là mặt trận phía Đông Biên Hòa ở Trảng Bôm của SĐ18BB khó có thể cầm cự nổi vì SĐ18BB ðã bị kiệt sức sau trận ðánh lớn ở Xuân Lộc không Được bổ sung. Sự sụp Đổ chỉ là vấn ðề thời gian. Giao nhiệm vụ cho tôi và Đảo xong, Toàn ðứng dậy bắt tay hai chúng tôi và nói: “Hai anh cố gắng, tôi sẽ bay về Bộ Tổng Tham Mưu xin yểm trợ cho hai anh.” Xoay qua tôi, anh nói tiếp: Còn số tiền thưởng 1.200.000, tôi sẽ cho người mang ðến Lữ Đoàn.” Đấy là những lời nói cuối cùng của Tư Lệnh Quân Đoàn III.
Về Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III, tôi liền họp các Lữ Đoàn Trưởng, Liên Đoàn Trưởng, Chiến Đoàn Trưởng và các Đơn Vị Yểm Trợ. Tiểu Khu Trưởng và Tiểu Khu Phó Biên Hòa Đã bỏ trốn từ nấy ngày trước. Trước hết, tôi ban hành lệnh thiết quân luật ở Biên Hòa kể từ 15 giờ 00 ngày 29-4-75, chỉ thị cho các ðơn vị Địa Phưõng Quân và Nghĩa Quân chung quanh thị xã Biên Hòa bố trí tại chỗ. Ở ðâu ở ðó, không ðược rời vị trí, không ðược di chuyển. Cảnh sát Biên Hòa chịu trách nhiệm an ninh bên trong thành phố. Triệt Để thi hành nguyên tắc nội bất xuất, ngoại bất nhập. Để phòng thủ bảo vệ thành phố Biên Hòa, tôi phối trí Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III như sau:
- Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù : Bố trí trong khu phi trường Biên Hòa, giữ mặt Bắc BTL/Quân Đoàn III.
- Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến: 1 Tiểu Đoàn bảo vệ BTL/Quân Đoàn III, Lữ Đoàn(-1 Tiểu Đoàn) bố trí phòng thủ mặt Nam BTL/Quân Đoàn III.
- Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù (-1 Tiểu Đoàn): Tổ chức phân tán thành nhiều Tiểu Đội chiến ðấu nhỏ, giữ Cầu Mới Biên Hòa, giữ Cầu Sắt Biên Hòa và ðặt các nút chận trên ðường xâm nhập vào thành phố Biên Hòa.
- Chiến Đoàn 315: Bố trí án ngữ từ Ngã Tý Lò Than đến ngã Tư Lò Than (gần trại Ngô Vãn Sáng).
- Chiến Đoàn 322: Bố trí án ngữ từ Ngã Tư Lò Than đến cổng phi trường Biên Hòa (trừ bị 1)...
- Chiến Đoàn 318: Bố trí án ngữ từ cổng phi trường Biên Hòa ðến Cầu Mới Biên Hòa (trừ bị 2).
- Pháo Binh: Kế hoạch yểm trợ hỏa lực.
- BTLLĐ3KB/Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III: Đặt tại tư dinh Tư Lệnh Quân Đoàn III.
Vào khoảng 15 giờ 00 ngày 29-4-75, tôi Đang ãn cơm trưa với Bộ Tham Mưu trong tư dinh Tư Lệnh Quân Đoàn, thì thình lình chiếc trực thãng chỉ huy của Tướng Toàn đáp xuống bãi đáp trong vườn hoa tư dinh bên cạnh chiếc trực thãng chỉ huy của tôi. ThiếuTá Cơ Pilot vào chào tôi và báo cáo cho tôi biết. Sau khi rời Long Bình, Cơ ðưa Tướng Toàn và bộ hạ ra Vũng Tàu, nơi đó anh thấy có các Tướng Lãm và Hiệp chờ Tướng Toàn. Rồi cả 3 người cùng đi bằng tàu ðánh cá ra Hạm Đội Mỹ ở ngoài khơi. Tin Toàn bỏ trốn không làm tôi ngạc nhiên. Anh Cơ xin được ở lại làm việc với tôi. Tôi đồng ý vì đơn vị trực thãng của anh giờ này không còn ở Biên Hòa nữa.
Lúc 17 giờ 00 ngày 29-4-75, tôi dùng xe Jeep có hộ tống đi một vòng quan sát tình hình trong và chung quanh thành phố Biên Hòa. Tình hình chung có vẻ yên tĩnh, dân chúng không ra đường, phố xá đóng cửa. Vào khoảng 18 giờ 00, quân cộng sản bắt đầu xâm nhập vào mặt Bắc và Đông Bắc thành phố từ hướng phi trường đụng với quân Biệt Cách Dù và Thủy Quân Lục Chiến. Giao tranh bắt ðầu. Một cánh quân Biệt Động Quân của Chiến Đoàn 315 cũng ðụng địch ở gần trại Ngô Vãn Sang. Địch bám sát vào tuyến phòng thủ mặt Bắc và Đông Bắc của quân ta. Hai bên bám trận địa nằm cách nhau 10-15 mét. Cho đến giờ phút này, quân ta chiến đấu vững vàng tự tin. Không có tình trạng bỏ ngũ. Dưới sự yểm trợ mạnh mẽ của hỏa lực Thiết Giáp, quân ta đẩy địch ra xa tuyến phòng thủ.
Lúc 20 giờ 00, tôi gọi trại Phù Đổng ở Sài Gòn. Nơi ðây là Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh và là nơi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III vừa đặt bản doanh. Có trả lời nhưng không một ai có thẩm quyền để nhận báo cáo của tôi hoặc liên lạc với tôi. Tôi gọi Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu, không có cách gì liên lạc được. Tôi nóng lòng chờ lệnh của Sài Gòn. Tôi tự hỏi Đại Tướng Dương Vãn Minh, tân Tổng Thống, Tổng Tư Lệnh Quân Đội có giải pháp gì không ? Có lệnh gì mới cho chúng tôi không ?
Đến 22 giờ 10 có chuông ðiện thoại reo, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có gọi tôi ở ðầu giây: “Tôi là Trung Tướng Có ðây, tôi ðang ở bên cạnh Đại Tướng, anh cho chúng tôi biết tình hình ở Biên Hòa như thế nào? ” ”Thưa Trung Tướng, tôi giữ thị xã Biên Hòa, Lê Minh Đảo giữ Long Bình, Toàn đã bỏ chạy, phi trường Biên Hòa địch chiếm, áp lực địch rất nặng ở hướng Bắc và Đông Biên Hòa.” 1, 2, 3 phút trôi qua, ở đầu giây, Tướng Có nói tiếp” “Đại Tướng hỏi anh có thể giữ vững Biên Hòa ðến 08 giờ 00 sáng mai, để Đại Tướng nói chuyện với bên kia được không?” Tôi trả lời không do dự ”Được, tôi có thể giữ vững Biên Hòa ðến 08 giờ 00 sáng mai.” Trong máy ðiện thoại, tôi nghe văng vẳng tiếng nói của Tướng Có báo cáo lại với Đại Tướng Minh. Cuối cùng Tướng Có nói: “Lệnh của Đại Tướng cho anh: Chỉ huy phòng thủ bảo vệ Biên Hòa ðến 08 giờ 00 sáng ngày 30-4-75. Chúc anh thành công.” Tôi đáp nhận.
Vào khoảng 23 giờ 45 khuya, ðịch bắt đầu pháo dữ dội vào thị xã Biên Hòa. Chúng tập trung một lực lượng hỗn hợp bộ binh chiến xa cấp Trung Đoàn từ Ngã Ba Hố Nai – Xa Lộ tấn công về hướng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Chiến Đoàn 315 của Trung Tá Đỗ Đức Thảo xông ra chận địch. Hỏa lực chiến xa M-48 của ta áp đảo địch. Giao tranh quyết liệt. Một số chiến xa địch bị bắn cháy. Địch rút lui.
Lúc 02 giờ 00 sáng ngày 30-4-75, Tướng Lê Minh Đảo gọi tôi ở ðầu máy PC-25: “Báo anh hay tôi bị quân ðịch tràn ngập, Long Bình ðã bị chúng chiếm.” Tôi liền hỏi: “Anh hiện giờ ở ðâu? Có cần gì tôi không?” Đảo ðáp: “Tôi hiện ở gần nghĩa trang Quân Đội, ðang rút ði về hướng Thủ Đức.” Tôi cảm thấy đau buồn và tội nghiệp Lê Minh Đảo vô hạn. Những năm cuối cùng của cuộc chiến, tôi và Đảo rất vất vả. Hai chúng tôi có mặt ở khắp các mặt trận, vì Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III của tôi là lực lượng cơ động số 1, và SĐ18BB của Đảo là lực lượng cơ động số 2 của Quân Đoàn. Trong tù, bọn cán bộ cộng sản rất để ý đến hai chúng tôi vì đã gây cho chúng rất nhiều tổn thất nghiêm trọng và. Chúng coi hai chúng tôi là hai tên chống cộng “điên cuồng” nhất...
Vào khoảng 03 giờ 30 sáng, địch lại pháo vào Biên Hòa, lần này chúng pháo rất mạnh và chính xác. Tôi đoán chúng định tấn công dứt điểm Biên Hoà sau khi đã chiếm ðược Long Bình. Tôi chuẩn bị sẽ tung cả 3 Chiến Đoàn Thiết Giáp vào trận đánh quyết định, nhưng thật bất ngờ, chúng vừa xuất hiện 1 đoàn chiến xa dẫn đầu, bộ binh theo sau, liền bị Chiến Đoàn 315 ðánh chận đầu và bọc sườn, chúng bèn rút chạy ngược ra xa lộ. Kể từ đó, thị xã Biên Hòa trở nên yên tĩnh.
Đúng 08 giờ 00 sáng ngày 30-4-75, tôi cố gắng gọi về Bộ Tổng Tham Mưu ðể liên lạc với Trung Tướng Nguyễn Hữu Có nhưng không ðược. Tôi liền họp các Lữ Đoàn Trưởng, Liên Đoàn Trưởng, Chiến Đoàn Trưởng và các Đơn Vị Trưởng Yểm Trợ. Chúng tôi trao ðổi tin tức và thảo luận tình hình ở mặt trận, tình hình trong thành phố Biên Hòa. Áp lực địch bên ngoài không còn nữa. Chung quanh bên ngoài thị xã, chỉ có hoạt ðộng lẻ tẻ của du kích, bên trong thành phố vắng vẻ. Đặc biệt ðêm qua, tôi có cho tãng cường canh giữ nhà giam Biên Hòa. Không có tình trạng dân chúng xuống đường hô hào ủng hộ cộng sản. Tôi sung sướng nhất là thấy tinh thần của chiến sĩ ta rất tốt, không có tình trạng ðào ngũ. Tuyệt nhiên cũng không có tình trạng hãm hiếp cướp bóc trong thành phố, các sĩ quan thi hành quân lệnh nghiêm chỉnh. Trong ðêm qua có nhiều tốp lính bạn thuộc SĐ18BB rã ngũ định chạy qua thành phố. Tôi ra lệnh chận lại, đuổi họ trở ra, cương quyết không cho vào thành phố đang giới nghiêm vì sợ có tình trạng gây mất tinh thần rã ngũ giây truyền như đã xảy ra ở miền Trung trước ðây.
Bây giờ là 08 giờ 30 ngày 30-4-75, tôi kết luận buổi họp: “Biên Hòa không còn là mục tiêu tấn công của ðịch nữa. Tôi nghĩ rằng giờ này các lực lượng chủ lực cộng sản BV ðang tập trung tấn công Sài Gòn. Rõ ràng chúng bỏ Biên Hòa, dồn lực lượng đánh vào Thủ Đô. Chúng ta mất liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu. Bây giờ tôi quyết ðịnh kéo toàn bộ Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III về tiếp cứu Sài Gòn.” Tất cả các Đõn Vị Trưởng ủng hộ quyết ðịnh này của tôi.
Tôi liền ban hành Lệnh Hành Quân và ðiều ðộng Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III tiến về Sài Gòn theo kế hoạch sau ðây: Lấy ðường xe lửa Biên Hòa-Sài Gòn và xa lộ Đại Hàn làm hai trục tiến quân chính.
a) Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù + Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù (-1 Tiểu Đoàn) do Đại Tá Phan Vãn Huấn chỉ huy: Tiến bên phải ðường sắt hướng Sài Gòn. Đến ngoại ô Bắc Sài Gòn, co cụm lại, bố trí bên phải ðường sắt, chờ lệnh.
b) Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến do Trung Tá Liên (TQLC) chỉ huy: Tiến bên trái ðường sắt hướng Sài Gòn. Đến ngoại ô Bắc Sài Gòn, co cụm lại, bố trí bên trái ðường sắt, chờ lệnh.
c) Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh + Liên Đoàn 33 Biệt Động Quân: Bố trí yểm trợ quân BCD, ND và TQLC rời vị trí phòng thủ, rút an toàn qua Câu Mới Biên Hòa trước. Sau đó, lấy xa lộ Đại Hàn làm trục chính, tiến về Sài Gòn theo thứ tự như sau:
- Chiến Đoàn 315 do Trung Tá Đỗ Đức Thảo chỉ huy: Đi trước, đến ngoại ô Bắc Sài Gòn, bố trí bên này cầu Bình Triệu, chờ lệnh.
- Chiến Đoàn 322 do Trung Tá Nguyễn Văn Liên (TG) chỉ huy: Đi sau CĐ 315, đến ngoại ô Bắc Sài Gòn, bố trí sau CĐ 315, chờ lệnh.
- Chiến Đoàn 318 do Trung Tá Nguyễn Đức Dưõng chỉ huy: Đi sau cùng, đến Sài Gòn, bố trí sau BTL và Đơn Vị Yểm Trợ, chờ lệnh.
Trước khi lên trực thãng Chỉ Huy, tôi duyệt đoàn quân lần cuối. Quân ta từ từ rời thành phố Biên Hòa trong vòng trật tự, trang phục chỉnh tề, tác phong nghiêm chỉnh, không hề nao núng, giống y như những lần hành quân trước đây khi còn Đại Tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy xông trận trên chiến trường Campuchia... Lúc này là 09 giờ 00 ngày 30-4-75.
Tôi lên trực thãng Chỉ Huy của Tướng Toàn do Thiếu Tá Cơ lái, chiếc trực thãng Chỉ Huy thư hai bay theo sau. Tôi cho trực thãng bay lượn trên thành phố Biên Hòa, quan sát thấy tình hình bên dưới vẫn yên tĩnh. Các cánh quân ta vẫn tiến ðều ðặn về hướng Sài Gòn. Những ổ kháng cự, những chốt của địch dọc trên trục tiến quân của ta bị đè bẹp hoặc bị nhổ nhanh chóng. Tôi đang suy nghĩ và lo lắng. Tôi lo vì không liên lạc ðược với Sài Gòn, khi quân ta về ðến nơi, sợ quân bạn ở Biệt Khu Thủ Đô bắn lầm. Tôi đang miên man suy nghĩ cách đối phó thì ðột nhiên Thiếu Tá Cơ hỏi tôi: “Thiếu Tướng có muốn ra đi không? Tôi sẽ đưa Thiếu Tướng đi.” Tôi liền hỏi lại: “Còn anh thì sao?” “Khi đưa Thiếu Tướng đi xong, tôi sẽ trở về. Tôi sẽ ở lại với vợ con còn ở Biên Hòạ” “Cám ơn anh, tôi cũng ở lại với anh em. Tôi đã quyết ðịnh việc này từ lâu rồi.”
Chúng tôi bay về hướng Gò Vấp, tôi biểu Cơ lấy cao ðộ. Xa xa phía dưới, tôi thấy những ðoàn quân xa chở ðầy quân, những chiến xa, những pháo kéo của quân cộng sản BV như những con rắn dài trên xa lộ Biên Hòa và trên Quốc Lộ 13 bò vô Sài Gòn. Hai trực thãng của chúng tôi đáp xuống trại Phủ Đổng nơi ðặt BCH TGB và BTL/Quân Đoàn III. Tôi vội đi vào văn phòng tìm sĩ quan trực. Tôi thấy các nhân viên văn phòng chạy qua lại nhớn nhác. Tôi không gặp một ai có thẩm quyền, chỉ có 1 Trung Úy mang huy hiệu Quân Đoàn III. Tôi nói tôi muốn sử dụng điện thoại ðể liên lạc với BTL Biệt Khu Thủ Đô báo cho họ biết gấp các cánh quân của tôi sắp về tới cửa ngõ Bắc Sài Gòn ðể tránh bắn lầm nhau. Tôi gọi nhiều lần, gọi một cách tuyệt vọng, không có ai ở đầu máy trả lời. Rồi tôi gọi Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu, cũng không liên lạc ðược. Lúc bấy giờ tôi nghe nhiều loạt đạn pháo binh địch nổ ở hướng sân bay TSN. Giờ này, các cánh quân Thiết Giáp của tôi cũng vừa ðến Bình Triệu gần khu nhà thờ Fatima.
Trong khi tôi đang lúng túng trong việc liên lạc với BKTĐ và Bộ Tổng Tham Mưu, thì thình lình tôi nghe lời kêu gọi ngưng chiến đấu của Tổng Thống Dương Vãn Minh phát ra từ một máy thu thanh đâu đấy. Tôi nhìn đồng hồ tay: 10 giờ 25 phút.
Thế là hết. Kể từ giờ phút này, tôi tự chấm dứt quyền chỉ huy của mình và xem nhiệm vụ của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III đến đây là kết thúc. Tôi để cho các đơn vị tự động buông vũ khí đầu hàng theo lệnh của Tổng Thống. Tôi không có gì để nói thêm, chỉ thầm cám ơn tất cả các chiến hữu đã cùng tôi chiến đấu đến phút cuối cùng của cuộc chiến và cùng tôi giữ tròn khí tiết của người chiến sĩ đối với Quân Đội và Tổ Quốc.
Sau khi ngưng chiến theo lệnh của Tổng Thống Dương Vãn Minh, tôi bị địch bắt, truy vấn, tù đầy 17 nãm và sang Mỹ năm 1993 theo diện tỵ nạn chính trị. Mỗi nãm cứ đến ngày 30-4, tôi đọc đi, đọc lại nhiều bài viết của bên Cộng Sản cũng như của bên ta về cuộc chiến tranh Việt Nam. Có không ít bài viết lờ mờ hoặc viết sai về một số sự kiện trong cuộc chiến. Đặc biết khi viết về Biên Hòa thì không có bên nào nói ðúng. Ai cũng biết Biên Hòa là vị trí chiến lược số 1 của MNVN, phi trường Biên Hòa còn là nơi ðặt bản doanh BTL/Quân Đoàn III và V3CT, đầu não của bộ máy quân sự miền Đông. Biên Hòa là cửa ngõ quan trọng bậc nhất ở phía Bắc thủ ðô Sài Gòn. Để mất Biên Hòa là mất Sài Gòn, mất miền Nam Việt Nam.
Nhưng cho đến bây giờ, tôi chưa thấy một tài liệu nào nói rõ về Biên Hòa trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh VN. Thế mà tôi vẫn giữ im lặng cho đến ngày hôm nay, vì nghĩ rằng cuối cùng rồi sự thật lịch sử cũng ðược phơi bày. Vả lại khi viết về cuộc chiến tranh mà mình là nhân chứng trực tiếp, không khỏi phải nói nhiều rất nhiều về mình, cái mà tôi không hề thích vì như Pascal nói: “Cái tôi là ðáng ghét” (Le moi est haissable). Nhưng anh Nguyễn Minh Tánh đã viết sai sự thật về LĐ3KB do tôi chỉ huy, đã xúc phạm ðến DANH DỰ của chúng tôi nên tôi có bổn phận với những ngưỡi đã hy sinh và những người còn sống, phải cải chính và nói lại cho rõ để không phụ lòng những chiến sĩ anh hùng đã cùng tôi chấp nhận ở lại chiến đấu ðến cùng.
Những nãm đầu trong ngục tù, cán bộ Cộng Sản luôn truy vấn tôi kịch liệt. Chúng làm tổng kết chiến tranh để rút kinh nghiệm chiến trường. Chúng ngạc nhiên trước sức chiến đấu của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III, đặc biệt chúng bắt tôi viết ðề tài Những nguyên nhân nào mà LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III do tôi chỉ huy không bị tan rã trước sức tấn công của Quân Đội Công Sản.
Chính miệng chúng nói với tôi: “Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III là đại đơn vị duy nhất của Quân Đội Sài Gòn chiến ðấu tới cùng cho đến khi có lệnh ngưng bắn.” Chúng kể ra những thành tích chiến ðấu của Chiến Đoàn 318 trên chiến trường Campuchia thời Tướng Đỗ Cao Trí của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III mà chúng gọi là những tội ác “Trời không dung Đất không tha” và kết tội tôi đã kéo dài chiến tranh nhiều nãm.
Chúng đã chọn và định đưa một số chúng tôi ra Tòa Án Chiến Tranh của chúng xét xử như những tội phạm chiến tranh nếu không có áp lực mạnh mẽ của Hoa Kỳ và Cộng Đồng thế giới tự do cũng như của dư luận Quốc Tế lúc bấy giờ.
Tôi không hề ân hận việc mình đã làm, không hề hối tiếc hay than van về những hậu quả mà mình phải gánh chịu sau khi bị bắt. Nếu phải làm lại từ đầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
Sau khi SĐ18BB được nghỉ 5 ngày bổ sung quân số và dưỡng quân, ngày 25-4-75 Bộ Tý Lệnh Quân Đoàn III điều ðộng đơn vị này lên mặt trận Trảng Bom- Hưng Lộc- Ngã Ba Dầu Giây để thay thế Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III được rút về Biên Hòa dưỡng quân. Trung Đoàn 9/SĐ5BB được hoàn trả về hậu cứ ở Lai Khê. Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III trở thành lực lượng trừ bị Quân Đoàn.
Về tới Biên Hòa chưa kịp nghỉ ngơi, ngay chiều ngày 25-4-75, có tin lực lượng địch chiến trường Thiết Giáp và tiến ra hướng Quốc Lộ 15. Có lệnh Quân Đoàn, tôi liền phái Chiến Đoàn 322 tãng cường 1 Tiểu Đoàn TQLC do Trung Tá Nguyễn Văn Liên chỉ huy tấn công theo hướng Ngã Ba Long Thành- Trường Thiết Giáp. Chiến Đoàn vừa rời Quốc Lộ 15 tiến về hướng trường Thiết Giáp, thì chạm địch nặng và giao trang dữ dội với chúng. Đến khuya, ta bắn cháy 12 chiến xa T-54 buộc chúng phải rút vào bên trong. Chiến thắng này làm nức lòng toàn dân ở Biên Hòa. Sau khi kiểm soát kết quả trận đánh, Trung Tướng Nguyễn Vãn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III hứa sẽ thưởng 1.200.000 ðồng cho các chiến sĩ có công diệt chiến xa địch, mỗi chiếc hạ ðược 100.000 đồng.
Ngày 29-4-75 có lệnh mới của Quân Đoàn. Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III ngoài Liên Đoàn 33 BĐQ, ðược tăng phái thêm: Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến, Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù (- Tiểu Đoàn) và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, yểm trợ hỏa lực trực tiếp có: Tiểu Đoàn 46 PB 155 và Tiểu Đoàn 61 PB 106 Quân Đoàn.
12 giờ trưa ngày 29-4-75, Trung Tướng Toàn triệu tập một phiên họp khẩn cấp tại Bộ Tư Lệnh SĐ18BB ở Long Bình. Chỉ có Toàn, Đảo và tôi. Anh chỉ tay lên bản ðồ ra lệnh cho SĐ19BB của Đảo phòng thủ khu vực Long Bình và kiểm soát xa lộ Biên Hòa, kế ðó ra lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III của tôi phòng thủ bảo vệ thành phố Biên Hòa và đặt lực lượng ĐPQ và NQ của Tiểu Khu Biên Hòa dưới quyền kiểm soát của tôi. Sau này đi tù tôi mới biết ngay lúc này phía bên khu vực SĐ25BB ở Củ Chi ðã bị địch chiếm. SĐ25BB đã bị ðánh tan và Tướng Lý Tòng Bá đã bị địch bắt. Nguyễn Vãn Toàn giấu tôi và Lê Minh Đảo tin xấu này. Anh chuẩn bị sắp xếp để bỏ trốn.
Vừa nhận nhiệm vụ xong, tôi chợt thấy xuất hiện Đại Tá Hiếu, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43/SĐ18BB với giọng rung rung xúc động. Hiếu báo cáo: quân địch ðang tấn công Trảng Bôm và Trung Đoàn 43 BB ðang rút quân về hướng Long Bình. Mặt Đảo cau lại. Toàn nổi giận la hét Hiếu bắt Hiếu phải ðem quân trở lại vị trí cũ, Hiếu làm như tuân lệnh, chào và lui ra. Trong thâm tâm tôi, tôi biết là mặt trận phía Đông Biên Hòa ở Trảng Bôm của SĐ18BB khó có thể cầm cự nổi vì SĐ18BB ðã bị kiệt sức sau trận ðánh lớn ở Xuân Lộc không Được bổ sung. Sự sụp Đổ chỉ là vấn ðề thời gian. Giao nhiệm vụ cho tôi và Đảo xong, Toàn ðứng dậy bắt tay hai chúng tôi và nói: “Hai anh cố gắng, tôi sẽ bay về Bộ Tổng Tham Mưu xin yểm trợ cho hai anh.” Xoay qua tôi, anh nói tiếp: Còn số tiền thưởng 1.200.000, tôi sẽ cho người mang ðến Lữ Đoàn.” Đấy là những lời nói cuối cùng của Tư Lệnh Quân Đoàn III.
Về Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III, tôi liền họp các Lữ Đoàn Trưởng, Liên Đoàn Trưởng, Chiến Đoàn Trưởng và các Đơn Vị Yểm Trợ. Tiểu Khu Trưởng và Tiểu Khu Phó Biên Hòa Đã bỏ trốn từ nấy ngày trước. Trước hết, tôi ban hành lệnh thiết quân luật ở Biên Hòa kể từ 15 giờ 00 ngày 29-4-75, chỉ thị cho các ðơn vị Địa Phưõng Quân và Nghĩa Quân chung quanh thị xã Biên Hòa bố trí tại chỗ. Ở ðâu ở ðó, không ðược rời vị trí, không ðược di chuyển. Cảnh sát Biên Hòa chịu trách nhiệm an ninh bên trong thành phố. Triệt Để thi hành nguyên tắc nội bất xuất, ngoại bất nhập. Để phòng thủ bảo vệ thành phố Biên Hòa, tôi phối trí Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III như sau:
- Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù : Bố trí trong khu phi trường Biên Hòa, giữ mặt Bắc BTL/Quân Đoàn III.
- Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến: 1 Tiểu Đoàn bảo vệ BTL/Quân Đoàn III, Lữ Đoàn(-1 Tiểu Đoàn) bố trí phòng thủ mặt Nam BTL/Quân Đoàn III.
- Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù (-1 Tiểu Đoàn): Tổ chức phân tán thành nhiều Tiểu Đội chiến ðấu nhỏ, giữ Cầu Mới Biên Hòa, giữ Cầu Sắt Biên Hòa và ðặt các nút chận trên ðường xâm nhập vào thành phố Biên Hòa.
- Chiến Đoàn 315: Bố trí án ngữ từ Ngã Tý Lò Than đến ngã Tư Lò Than (gần trại Ngô Vãn Sáng).
- Chiến Đoàn 322: Bố trí án ngữ từ Ngã Tư Lò Than đến cổng phi trường Biên Hòa (trừ bị 1)...
- Chiến Đoàn 318: Bố trí án ngữ từ cổng phi trường Biên Hòa ðến Cầu Mới Biên Hòa (trừ bị 2).
- Pháo Binh: Kế hoạch yểm trợ hỏa lực.
- BTLLĐ3KB/Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III: Đặt tại tư dinh Tư Lệnh Quân Đoàn III.
Vào khoảng 15 giờ 00 ngày 29-4-75, tôi Đang ãn cơm trưa với Bộ Tham Mưu trong tư dinh Tư Lệnh Quân Đoàn, thì thình lình chiếc trực thãng chỉ huy của Tướng Toàn đáp xuống bãi đáp trong vườn hoa tư dinh bên cạnh chiếc trực thãng chỉ huy của tôi. ThiếuTá Cơ Pilot vào chào tôi và báo cáo cho tôi biết. Sau khi rời Long Bình, Cơ ðưa Tướng Toàn và bộ hạ ra Vũng Tàu, nơi đó anh thấy có các Tướng Lãm và Hiệp chờ Tướng Toàn. Rồi cả 3 người cùng đi bằng tàu ðánh cá ra Hạm Đội Mỹ ở ngoài khơi. Tin Toàn bỏ trốn không làm tôi ngạc nhiên. Anh Cơ xin được ở lại làm việc với tôi. Tôi đồng ý vì đơn vị trực thãng của anh giờ này không còn ở Biên Hòa nữa.
Lúc 17 giờ 00 ngày 29-4-75, tôi dùng xe Jeep có hộ tống đi một vòng quan sát tình hình trong và chung quanh thành phố Biên Hòa. Tình hình chung có vẻ yên tĩnh, dân chúng không ra đường, phố xá đóng cửa. Vào khoảng 18 giờ 00, quân cộng sản bắt đầu xâm nhập vào mặt Bắc và Đông Bắc thành phố từ hướng phi trường đụng với quân Biệt Cách Dù và Thủy Quân Lục Chiến. Giao tranh bắt ðầu. Một cánh quân Biệt Động Quân của Chiến Đoàn 315 cũng ðụng địch ở gần trại Ngô Vãn Sang. Địch bám sát vào tuyến phòng thủ mặt Bắc và Đông Bắc của quân ta. Hai bên bám trận địa nằm cách nhau 10-15 mét. Cho đến giờ phút này, quân ta chiến đấu vững vàng tự tin. Không có tình trạng bỏ ngũ. Dưới sự yểm trợ mạnh mẽ của hỏa lực Thiết Giáp, quân ta đẩy địch ra xa tuyến phòng thủ.
Lúc 20 giờ 00, tôi gọi trại Phù Đổng ở Sài Gòn. Nơi ðây là Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh và là nơi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III vừa đặt bản doanh. Có trả lời nhưng không một ai có thẩm quyền để nhận báo cáo của tôi hoặc liên lạc với tôi. Tôi gọi Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu, không có cách gì liên lạc được. Tôi nóng lòng chờ lệnh của Sài Gòn. Tôi tự hỏi Đại Tướng Dương Vãn Minh, tân Tổng Thống, Tổng Tư Lệnh Quân Đội có giải pháp gì không ? Có lệnh gì mới cho chúng tôi không ?
Đến 22 giờ 10 có chuông ðiện thoại reo, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có gọi tôi ở ðầu giây: “Tôi là Trung Tướng Có ðây, tôi ðang ở bên cạnh Đại Tướng, anh cho chúng tôi biết tình hình ở Biên Hòa như thế nào? ” ”Thưa Trung Tướng, tôi giữ thị xã Biên Hòa, Lê Minh Đảo giữ Long Bình, Toàn đã bỏ chạy, phi trường Biên Hòa địch chiếm, áp lực địch rất nặng ở hướng Bắc và Đông Biên Hòa.” 1, 2, 3 phút trôi qua, ở đầu giây, Tướng Có nói tiếp” “Đại Tướng hỏi anh có thể giữ vững Biên Hòa ðến 08 giờ 00 sáng mai, để Đại Tướng nói chuyện với bên kia được không?” Tôi trả lời không do dự ”Được, tôi có thể giữ vững Biên Hòa ðến 08 giờ 00 sáng mai.” Trong máy ðiện thoại, tôi nghe văng vẳng tiếng nói của Tướng Có báo cáo lại với Đại Tướng Minh. Cuối cùng Tướng Có nói: “Lệnh của Đại Tướng cho anh: Chỉ huy phòng thủ bảo vệ Biên Hòa ðến 08 giờ 00 sáng ngày 30-4-75. Chúc anh thành công.” Tôi đáp nhận.
Vào khoảng 23 giờ 45 khuya, ðịch bắt đầu pháo dữ dội vào thị xã Biên Hòa. Chúng tập trung một lực lượng hỗn hợp bộ binh chiến xa cấp Trung Đoàn từ Ngã Ba Hố Nai – Xa Lộ tấn công về hướng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Chiến Đoàn 315 của Trung Tá Đỗ Đức Thảo xông ra chận địch. Hỏa lực chiến xa M-48 của ta áp đảo địch. Giao tranh quyết liệt. Một số chiến xa địch bị bắn cháy. Địch rút lui.
Lúc 02 giờ 00 sáng ngày 30-4-75, Tướng Lê Minh Đảo gọi tôi ở ðầu máy PC-25: “Báo anh hay tôi bị quân ðịch tràn ngập, Long Bình ðã bị chúng chiếm.” Tôi liền hỏi: “Anh hiện giờ ở ðâu? Có cần gì tôi không?” Đảo ðáp: “Tôi hiện ở gần nghĩa trang Quân Đội, ðang rút ði về hướng Thủ Đức.” Tôi cảm thấy đau buồn và tội nghiệp Lê Minh Đảo vô hạn. Những năm cuối cùng của cuộc chiến, tôi và Đảo rất vất vả. Hai chúng tôi có mặt ở khắp các mặt trận, vì Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III của tôi là lực lượng cơ động số 1, và SĐ18BB của Đảo là lực lượng cơ động số 2 của Quân Đoàn. Trong tù, bọn cán bộ cộng sản rất để ý đến hai chúng tôi vì đã gây cho chúng rất nhiều tổn thất nghiêm trọng và. Chúng coi hai chúng tôi là hai tên chống cộng “điên cuồng” nhất...
Vào khoảng 03 giờ 30 sáng, địch lại pháo vào Biên Hòa, lần này chúng pháo rất mạnh và chính xác. Tôi đoán chúng định tấn công dứt điểm Biên Hoà sau khi đã chiếm ðược Long Bình. Tôi chuẩn bị sẽ tung cả 3 Chiến Đoàn Thiết Giáp vào trận đánh quyết định, nhưng thật bất ngờ, chúng vừa xuất hiện 1 đoàn chiến xa dẫn đầu, bộ binh theo sau, liền bị Chiến Đoàn 315 ðánh chận đầu và bọc sườn, chúng bèn rút chạy ngược ra xa lộ. Kể từ đó, thị xã Biên Hòa trở nên yên tĩnh.
Đúng 08 giờ 00 sáng ngày 30-4-75, tôi cố gắng gọi về Bộ Tổng Tham Mưu ðể liên lạc với Trung Tướng Nguyễn Hữu Có nhưng không ðược. Tôi liền họp các Lữ Đoàn Trưởng, Liên Đoàn Trưởng, Chiến Đoàn Trưởng và các Đơn Vị Trưởng Yểm Trợ. Chúng tôi trao ðổi tin tức và thảo luận tình hình ở mặt trận, tình hình trong thành phố Biên Hòa. Áp lực địch bên ngoài không còn nữa. Chung quanh bên ngoài thị xã, chỉ có hoạt ðộng lẻ tẻ của du kích, bên trong thành phố vắng vẻ. Đặc biệt ðêm qua, tôi có cho tãng cường canh giữ nhà giam Biên Hòa. Không có tình trạng dân chúng xuống đường hô hào ủng hộ cộng sản. Tôi sung sướng nhất là thấy tinh thần của chiến sĩ ta rất tốt, không có tình trạng ðào ngũ. Tuyệt nhiên cũng không có tình trạng hãm hiếp cướp bóc trong thành phố, các sĩ quan thi hành quân lệnh nghiêm chỉnh. Trong ðêm qua có nhiều tốp lính bạn thuộc SĐ18BB rã ngũ định chạy qua thành phố. Tôi ra lệnh chận lại, đuổi họ trở ra, cương quyết không cho vào thành phố đang giới nghiêm vì sợ có tình trạng gây mất tinh thần rã ngũ giây truyền như đã xảy ra ở miền Trung trước ðây.
Bây giờ là 08 giờ 30 ngày 30-4-75, tôi kết luận buổi họp: “Biên Hòa không còn là mục tiêu tấn công của ðịch nữa. Tôi nghĩ rằng giờ này các lực lượng chủ lực cộng sản BV ðang tập trung tấn công Sài Gòn. Rõ ràng chúng bỏ Biên Hòa, dồn lực lượng đánh vào Thủ Đô. Chúng ta mất liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu. Bây giờ tôi quyết ðịnh kéo toàn bộ Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III về tiếp cứu Sài Gòn.” Tất cả các Đõn Vị Trưởng ủng hộ quyết ðịnh này của tôi.
Tôi liền ban hành Lệnh Hành Quân và ðiều ðộng Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III tiến về Sài Gòn theo kế hoạch sau ðây: Lấy ðường xe lửa Biên Hòa-Sài Gòn và xa lộ Đại Hàn làm hai trục tiến quân chính.
a) Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù + Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù (-1 Tiểu Đoàn) do Đại Tá Phan Vãn Huấn chỉ huy: Tiến bên phải ðường sắt hướng Sài Gòn. Đến ngoại ô Bắc Sài Gòn, co cụm lại, bố trí bên phải ðường sắt, chờ lệnh.
b) Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến do Trung Tá Liên (TQLC) chỉ huy: Tiến bên trái ðường sắt hướng Sài Gòn. Đến ngoại ô Bắc Sài Gòn, co cụm lại, bố trí bên trái ðường sắt, chờ lệnh.
c) Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh + Liên Đoàn 33 Biệt Động Quân: Bố trí yểm trợ quân BCD, ND và TQLC rời vị trí phòng thủ, rút an toàn qua Câu Mới Biên Hòa trước. Sau đó, lấy xa lộ Đại Hàn làm trục chính, tiến về Sài Gòn theo thứ tự như sau:
- Chiến Đoàn 315 do Trung Tá Đỗ Đức Thảo chỉ huy: Đi trước, đến ngoại ô Bắc Sài Gòn, bố trí bên này cầu Bình Triệu, chờ lệnh.
- Chiến Đoàn 322 do Trung Tá Nguyễn Văn Liên (TG) chỉ huy: Đi sau CĐ 315, đến ngoại ô Bắc Sài Gòn, bố trí sau CĐ 315, chờ lệnh.
- Chiến Đoàn 318 do Trung Tá Nguyễn Đức Dưõng chỉ huy: Đi sau cùng, đến Sài Gòn, bố trí sau BTL và Đơn Vị Yểm Trợ, chờ lệnh.
Trước khi lên trực thãng Chỉ Huy, tôi duyệt đoàn quân lần cuối. Quân ta từ từ rời thành phố Biên Hòa trong vòng trật tự, trang phục chỉnh tề, tác phong nghiêm chỉnh, không hề nao núng, giống y như những lần hành quân trước đây khi còn Đại Tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy xông trận trên chiến trường Campuchia... Lúc này là 09 giờ 00 ngày 30-4-75.
Tôi lên trực thãng Chỉ Huy của Tướng Toàn do Thiếu Tá Cơ lái, chiếc trực thãng Chỉ Huy thư hai bay theo sau. Tôi cho trực thãng bay lượn trên thành phố Biên Hòa, quan sát thấy tình hình bên dưới vẫn yên tĩnh. Các cánh quân ta vẫn tiến ðều ðặn về hướng Sài Gòn. Những ổ kháng cự, những chốt của địch dọc trên trục tiến quân của ta bị đè bẹp hoặc bị nhổ nhanh chóng. Tôi đang suy nghĩ và lo lắng. Tôi lo vì không liên lạc ðược với Sài Gòn, khi quân ta về ðến nơi, sợ quân bạn ở Biệt Khu Thủ Đô bắn lầm. Tôi đang miên man suy nghĩ cách đối phó thì ðột nhiên Thiếu Tá Cơ hỏi tôi: “Thiếu Tướng có muốn ra đi không? Tôi sẽ đưa Thiếu Tướng đi.” Tôi liền hỏi lại: “Còn anh thì sao?” “Khi đưa Thiếu Tướng đi xong, tôi sẽ trở về. Tôi sẽ ở lại với vợ con còn ở Biên Hòạ” “Cám ơn anh, tôi cũng ở lại với anh em. Tôi đã quyết ðịnh việc này từ lâu rồi.”
Chúng tôi bay về hướng Gò Vấp, tôi biểu Cơ lấy cao ðộ. Xa xa phía dưới, tôi thấy những ðoàn quân xa chở ðầy quân, những chiến xa, những pháo kéo của quân cộng sản BV như những con rắn dài trên xa lộ Biên Hòa và trên Quốc Lộ 13 bò vô Sài Gòn. Hai trực thãng của chúng tôi đáp xuống trại Phủ Đổng nơi ðặt BCH TGB và BTL/Quân Đoàn III. Tôi vội đi vào văn phòng tìm sĩ quan trực. Tôi thấy các nhân viên văn phòng chạy qua lại nhớn nhác. Tôi không gặp một ai có thẩm quyền, chỉ có 1 Trung Úy mang huy hiệu Quân Đoàn III. Tôi nói tôi muốn sử dụng điện thoại ðể liên lạc với BTL Biệt Khu Thủ Đô báo cho họ biết gấp các cánh quân của tôi sắp về tới cửa ngõ Bắc Sài Gòn ðể tránh bắn lầm nhau. Tôi gọi nhiều lần, gọi một cách tuyệt vọng, không có ai ở đầu máy trả lời. Rồi tôi gọi Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu, cũng không liên lạc ðược. Lúc bấy giờ tôi nghe nhiều loạt đạn pháo binh địch nổ ở hướng sân bay TSN. Giờ này, các cánh quân Thiết Giáp của tôi cũng vừa ðến Bình Triệu gần khu nhà thờ Fatima.
Trong khi tôi đang lúng túng trong việc liên lạc với BKTĐ và Bộ Tổng Tham Mưu, thì thình lình tôi nghe lời kêu gọi ngưng chiến đấu của Tổng Thống Dương Vãn Minh phát ra từ một máy thu thanh đâu đấy. Tôi nhìn đồng hồ tay: 10 giờ 25 phút.
Thế là hết. Kể từ giờ phút này, tôi tự chấm dứt quyền chỉ huy của mình và xem nhiệm vụ của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III đến đây là kết thúc. Tôi để cho các đơn vị tự động buông vũ khí đầu hàng theo lệnh của Tổng Thống. Tôi không có gì để nói thêm, chỉ thầm cám ơn tất cả các chiến hữu đã cùng tôi chiến đấu đến phút cuối cùng của cuộc chiến và cùng tôi giữ tròn khí tiết của người chiến sĩ đối với Quân Đội và Tổ Quốc.
Sau khi ngưng chiến theo lệnh của Tổng Thống Dương Vãn Minh, tôi bị địch bắt, truy vấn, tù đầy 17 nãm và sang Mỹ năm 1993 theo diện tỵ nạn chính trị. Mỗi nãm cứ đến ngày 30-4, tôi đọc đi, đọc lại nhiều bài viết của bên Cộng Sản cũng như của bên ta về cuộc chiến tranh Việt Nam. Có không ít bài viết lờ mờ hoặc viết sai về một số sự kiện trong cuộc chiến. Đặc biết khi viết về Biên Hòa thì không có bên nào nói ðúng. Ai cũng biết Biên Hòa là vị trí chiến lược số 1 của MNVN, phi trường Biên Hòa còn là nơi ðặt bản doanh BTL/Quân Đoàn III và V3CT, đầu não của bộ máy quân sự miền Đông. Biên Hòa là cửa ngõ quan trọng bậc nhất ở phía Bắc thủ ðô Sài Gòn. Để mất Biên Hòa là mất Sài Gòn, mất miền Nam Việt Nam.
Nhưng cho đến bây giờ, tôi chưa thấy một tài liệu nào nói rõ về Biên Hòa trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh VN. Thế mà tôi vẫn giữ im lặng cho đến ngày hôm nay, vì nghĩ rằng cuối cùng rồi sự thật lịch sử cũng ðược phơi bày. Vả lại khi viết về cuộc chiến tranh mà mình là nhân chứng trực tiếp, không khỏi phải nói nhiều rất nhiều về mình, cái mà tôi không hề thích vì như Pascal nói: “Cái tôi là ðáng ghét” (Le moi est haissable). Nhưng anh Nguyễn Minh Tánh đã viết sai sự thật về LĐ3KB do tôi chỉ huy, đã xúc phạm ðến DANH DỰ của chúng tôi nên tôi có bổn phận với những ngưỡi đã hy sinh và những người còn sống, phải cải chính và nói lại cho rõ để không phụ lòng những chiến sĩ anh hùng đã cùng tôi chấp nhận ở lại chiến đấu ðến cùng.
Những nãm đầu trong ngục tù, cán bộ Cộng Sản luôn truy vấn tôi kịch liệt. Chúng làm tổng kết chiến tranh để rút kinh nghiệm chiến trường. Chúng ngạc nhiên trước sức chiến đấu của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III, đặc biệt chúng bắt tôi viết ðề tài Những nguyên nhân nào mà LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III do tôi chỉ huy không bị tan rã trước sức tấn công của Quân Đội Công Sản.
Chính miệng chúng nói với tôi: “Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III là đại đơn vị duy nhất của Quân Đội Sài Gòn chiến ðấu tới cùng cho đến khi có lệnh ngưng bắn.” Chúng kể ra những thành tích chiến ðấu của Chiến Đoàn 318 trên chiến trường Campuchia thời Tướng Đỗ Cao Trí của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III mà chúng gọi là những tội ác “Trời không dung Đất không tha” và kết tội tôi đã kéo dài chiến tranh nhiều nãm.
Chúng đã chọn và định đưa một số chúng tôi ra Tòa Án Chiến Tranh của chúng xét xử như những tội phạm chiến tranh nếu không có áp lực mạnh mẽ của Hoa Kỳ và Cộng Đồng thế giới tự do cũng như của dư luận Quốc Tế lúc bấy giờ.
Tôi không hề ân hận việc mình đã làm, không hề hối tiếc hay than van về những hậu quả mà mình phải gánh chịu sau khi bị bắt. Nếu phải làm lại từ đầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
Subscribe to:
Posts (Atom)