Thursday, April 29, 2010

30-4-1975 Biệt Cách Dù / Tổng Tham Mưu


Ngày 26 Tháng Tư, Ðại Tá Phan Văn Huấn - chỉ huy trưởng liên đoàn, sau khi nhận lệnh từ Bộ Tổng Tham Mưu, đã ra lệnh cho Thiếu Tá Phạm Châu Tài - chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của liên đoàn, đem toàn bộ cánh quân do Thiếu Tá Tài chỉ huy, gồm một ngàn quân thiện chiến về phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu. Thiếu Tá Phạm Châu Tài chuyển quân xong thì trời đã về chiều.
Tại Bộ Tổng Tham Mưu Thiếu Tá Tài được Ðại Tá Tòng chỉ huy trưởng tổng hành dinh Bộ Tổng Tham Mưu đón tiếp niềm nở. Kế đó Ðại Tá Tòng giao việc phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu lại cho Trung Tá Ðức, chỉ huy phó tổng hành dinh phối hợp với quân số tăng phái của Thiếu Tá Phạm Châu Tài. Ðó lần duy nhất Thiếu Tá Phạm Châu Tài được tiếp xúc với Ðại Tá Tòng, sau đó ông đại tá này biến mất cho tới tận bây giờ.

Trung Tá Ðức đưa Thiếu Tá Tài đi quan sát chung quanh bức tường thành bao quanh Bộ Tổng Tham Mưu, và đề nghị toàn bộ đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm trong vòng thành, để cố thủ bên trong vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu.

Thiếu Tá Phạm Châu Tài khựng lại trước đề nghị cố thủ bên trong vòng đai. Dường như cả hai vị sĩ quan của Bộ Tổng Tham Mưu mà ông tiếp xúc không một ai nắm vững khả năng của lực lượng Biệt Cách Dù, bởi vì cố thủ hay tử thủ gì đó không phải là chiến thuật sở trường của Biệt Cách Dù. Từ Mậu Thân cho đến Mùa Hè 72, Biệt Cách Dù nổi danh nhất là đánh đêm trong thành phố. Những trận đánh tại Ngã Ba Cây Thị, khi địch đã tràn vào trà trộn trong dân chúng, hay đã lẩn vào trú ẩn trong các căn nhà dân chạy loạn bỏ trống.

Trong tình hình đó lối đánh sát phạt của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Ðộng Quân chắc chắn sẽ giải quyết được chiến trường nhưng cũng sẽ làm cho nhà cửa, sinh mạng của dân chúng bị vạ lây không ít. Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù đã dương danh trong những trận đánh này, tiến chiếm từng ngôi nhà, từng con ngõ, từng khu phố... Nếu bỏ toàn đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm bẹp trong Bộ Tổng Tham Mưu, thì chẳng khác gì nhốt một con chim vào trong một cái lồng hẹp, sẽ bị dụ vào thế phòng thủ hoàn toàn thụ động, không có chỗ xoay trở. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thẳng thắn trình bày ý niệm phòng thủ của ông là tấn công địch trước, và được Trung Tá Ðức đồng ý để Thiếu Tá Tài hoàn toàn tự do bố trí, trải quân của Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù…….

Ðêm 26 Tháng Tư qua đi trong yên tĩnh, trọn buổi sáng 27, Thiếu Tá Phạm Châu Tài lo bố trí quân tại những địa điểm cần thiết, để có thể chận đánh, tiêu diệt những chiến xa mở đường của địch quân. Sau khi rải quân xong, Thiếu Tá Phạm Châu Tài được lệnh lên trình diện Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô. Từ cổng ngoài của Biệt Khu Thủ Ðô, một chiếc xe tuần tiễu Quân Cảnh dẫn đường cho xe của Thiếu Tá Tài đến văn phòng của ông tư lệnh. Trong lúc này Tướng Nguyễn Văn Minh đang bàn thảo với Tướng Ðỗ Kiến Nhiễu, chung quanh hai vị tướng này có vài đại tá. Nhìn thấy Thiếu Tá Tài đi cùng người lính Quân Cảnh, tướng Minh đứng dậy tiến hẳn ra bắt tay rất niềm nở, và nói với Thiếu Tá Tài: “Em về đúng lúc lắm”. Sau một cuộc tiếp xúc ngắn không đầy mười phút, Tướng Minh yêu cầu Thiếu Tá Tài qua thăm phối hợp với Ðại Tá Châu Văn Tiên - Tỉnh Trưởng Gia Ðịnh. Nhiều năm sau này Thiếu Tá Tài được biết, ngay sau buổi hội kiến ngắn ngủi đó (ngày 27 Tháng Tư), trung tướng tư lệnh Biệt Khu Thủ Ðô biến mất. …..

Ngày 27 Tháng Tư rồi cũng qua đi, nhìn chung không khí Sài Gòn cực kỳ sôi động. Vì phải đôn đốc binh sĩ dưới quyền, nằm rải rác chung quanh Bộ Tổng Tham Mưu, trong ngày 27 Tháng Tư, có đôi lần Thiếu Tá Phạm Châu Tài ghé ngang cổng Phi Long của phi trường. Ông nhìn thấy những đoàn người tìm cách chạy trốn ra ngoại quốc qua ngả phi trường. Không mấy hứng thú trước cảnh này, Thiếu Tá Phạm Châu Tài quay về với các binh sĩ của ông.Trong đêm 27 Tháng Tư, ông cảm nhận được bầu không khí thoi thóp không phải chỉ của Sài Gòn mà thôi. Những tiếng động ầm ì từ phi trường Tân Sơn Nhất, những tiếng súng đại bác bắn đi từ Phú Lâm vọng về, thỉnh thoảng những ánh đèn nhấp nháy của những chiếc máy bay đơn lẻ vụt qua trên nền trời tối sẫm.

Sáng ngày 28 Tháng Tư, trong lúc đang thị sát binh sĩ tại những ổ kháng cự, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được điện thoại của một sĩ quan Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, tự xưng là Ðại Úy X (đã quá lâu nên Thiếu Tá Phạm Châu Tài quên mất tên của vị sĩ quan này). Qua điện thoại vị sĩ quan này lớn tiếng:

- Tôi báo động cho thiếu tá biết, thằng Cao Văn Viên đã bỏ đi rồi.

Thiếu Tá Phạm Châu Tài ôn tồn nói với vị sĩ quan này:

- Ðại úy không nên dùng những ngôn ngữ đó. Dù sao Ðại Tướng Viên cũng là tổng tham mưu trưởng của toàn thể quân đội, và việc bỏ đi của Ðại Tướng Cao Văn Viên thuộc về lịch sử. Ðể lịch sử sau này sẽ phán đoán việc làm của đại tướng. Tôi sẽ tới Phòng 3 ngay bây giờ, chuyện đâu còn có đó.

Khi Thiếu Tá Phạm Châu Tài quay trở lại Bộ Tổng Tham Mưu, ông không gặp vị sĩ quan đã gọi điện thoại cho ông. Hầu như Phòng 3 trống trơn, Thiếu Tá Tài không còn tin vào cặp mắt của mình. Xe cộ chạy dọc ngang, các sĩ quan cao cấp có xe Jeep chở đầy đồ đoàn trên xe. Người ta chạy tứ tung, kêu gọi nhau ơi ới. Nhìn ra ngoài cổng chính cũng như cổng phụ của Bộ Tổng Tham Mưu người ta ra vào lũ lượt. Vẫn còn những toán lính Quân Cảnh mang sắc phục hành sự tại hai điếm canh, song hình như họ cũng đứng đó bất lực như Thiếu Tá Phạm Châu Tài.

Trong buổi sáng 28 Tháng Tư tại Bộ Tổng Tham Mưu, văn phòng của Ðại Tướng Cao Văn Viên trống trơn. Các phòng, ban của Bộ Tổng Tham Mưu chỉ vài tháng trước nhộn nhịp kẻ ra người vào, quân nhân các cấp ra vào áo quần thẳng tắp, giờ đây sáng ngày 28, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy cơ quan đầu não của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vắng lặng như tờ. Ông chua chát nhận chân được thế nào là một đoàn quân không có tướng cầm đầu. Ông nghiệm lại từ lúc về trình diện tăng phái về trấn cửa cho Bộ Tổng Tham Mưu, được Ðại Tá Tòng - Chỉ huy trưởng tổng hành dinh, tiếp vào lúc xế chiều của ngày 26 Tháng Tư, tới bây giờ là 10 giờ sáng của ngày 28 Tháng Tư, chưa một lần nào Thiếu Tá Tài nhìn thấy bóng dáng ông Ðại Tướng Cao Văn Viên.

Không hiểu trong những giờ phút thập tử nhất sinh như thế này, ông đại tướng ở đâu, làm gì. Ngay cả ông Ðại Tá Tòng cũng biến mất không thấy tăm hơi. Trong sân Bộ Tổng Tham Mưu, quân nhân các cấp người chạy lên, kẻ chạy xuống như là những quân đèn cù. Xe Jeep, xe Dodge phun khói mờ trời đất. Nhiều chiếc xe còn kéo theo cả móc hậu, bên trong đầy đồ đạc, dụng cụ. Ai nấy đều như mê sảng. Trong hoàn cảnh đó, Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho dù muốn xin một cái lệnh của cấp trên, cũng sẽ không tìm ra một sĩ quan cao cấp nào để ban hành lệnh.

Khoảng 11 giờ trưa ngày 28 Tháng Tư, Thiếu Tá Phạm Châu Tài gọi điện thoại liên lạc với Ðại Tá Phan Văn Huấn, lúc đó đang đóng quân ở Suối Máu - Biên Hòa, để trình bày tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu. Trong khoảng hai, ba tiếng đồng hồ liền Bộ Tổng Tham Mưu như là cảnh tan chợ chiều. Vào khoảng 3 giờ chiều, Ðại Tá Phan Văn Huấn đích thân lái xe từ Suối Máu về gặp Thiếu Tá Phạm Châu Tài, thì tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu đã dịu xuống, những ai muốn TAN HÀNG khi chưa có lệnh TAN HÀNG đã không còn hiện diện tại đơn vị. Hai vị chỉ huy của Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù trao đổi với nhau vài câu ngắn ngủi, rồi chia tay để mỗi người quay về với nhiệm vụ của mình.

Khoảng 5 giờ chiều ngày 28 Tháng Tư, trong lúc Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang đứng trên nóc một cao ốc gần Bộ Tổng Tham Mưu, nơi bố trí của một toán Biệt Cách Dù thì thấy một phi đội A37 bay vụt qua trên đầu, Thiếu Tá Tài nghĩ là phi cơ của Không Quân đi oanh tạc ở đâu về. Bốn chiếc A37 bay thật thấp xẹt qua các nóc cao ốc, rồi hướng về phía phi trường Tân Sơn Nhất. Thế rồi Thiếu Tá Tài thấy những cụm lửa, khói bốc lên ở phi trường. Té ra không phải là máy bay của phe ta mà là phi cơ địch bỏ bom xuống phi trường. Phản ứng đầu tiên của Thiếu Tá Tài là ra lệnh cho binh sĩ của ông phòng thủ trên các cao ốc chĩa hết súng, kể cả súng cá nhân lên trời đểbắn hạ các phi cơ này, nếu chúng quay lại bỏ bom vào Bộ Tổng Tham Mưu là nơi mà ông chịu trách nhiệm phòng thủ. Tất cả chỉ xảy ra trong vòng vài phút, chỉ một pass bom, song phi đạo chính của phi trường Tân Sơn Nhất đã bị hư hại nặng.

Mãi mấy tiếng đồng hồ sau, qua làn sóng của đài phát thanh Việt Cộng, Thiếu Tá Phạm Châu Tài mới biết được mấy chiếc A37 đó là của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, bị bỏ laị ngoài Trung khi các đơn vị ở đó triệt thoái xuống phía Nam. Các phi cơ này do tên Cộng Sản Nguyễn Thành Trung hướng dẫn, bay từ phi trường Phan Rang vào oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất.

Sau khi Ðại Tá Thăng nhận nhiệm vụ, lệnh đầu tiên và có lẽ cũng là lệnh duy nhất của ông ban ra trong tư cách Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh là kể từ giờ không một ai được phép ra khỏi Bộ Tổng Tham Mưu, còn người vào, thì có lẽ trong giờ thứ 25 này, mấy ai còn nghĩ đến việc quay trở lại một địa điểm sắp làm mồi cho lửa đạn. Sau khi phi trường bị mấy chiếc A37 bỏ bom bất ngờ, vào khoảng 6 giờ chiều, Tướng Nguyễn Văn Chức từ Bộ Tổng Tham Mưu lái xe Jeep ra ngoài, bị lính Quân Cảnh chặn lại, nhưng ông Chức vẫn muốn lái xe ra ngoài, thấy vậy các binh sĩ Biệt Cách D ù can thiệp, và yêu cầu Tướng Chức quay trở lại. Suốt đêm 28, tiếng súng lớn nhỏ ở khắp nơi vọng về, song tại khu vực phòng thủ của Thiếu Tá Phạm Châu Tài tình hình lắng dịu.

Ngày 29 Tháng Tư, Bộ Tổng Tham Mưu đã có một tổng tham mưu trưởng khác: Trung Tướng Vĩnh Lộc. Vì Tướng Cao Văn Viên đã chuồn, cho nên không hề có lễ bàn giao giữa hai ông tân và cựu tổng tham mưu trưởng. Dầu sao thì sự hiện diện của một ông tướng cũng vãn hồi phần nào bộ mặt của Bộ Tổng Tham Mưu, khiến cho cơ quan đầu não này có một chút sinh khí. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy một số tướng lãnh khác cũng tới cùng với khá nhiều sĩ quan cấp đại tá.

Buổi chiều ngày 29 Tháng Tư, Tướng Vĩnh Lộc và một số tướng lãnh hội họp với nhau ngay tại phòng khánh tiết của tổng tham mưu trưởng. Buổi họp giống như một buổi tiếp tân nhiều hơn là một cuộc họp trong tình thế cực kỳ khẩn trương. Hầu như không một vị sĩ quan nào ngồi trên ghế, có tới vài chục vị đứng quây quần với nhau thành nhiều nhóm. Thiếu Tá Phạm Châu Tài được gọi lên tương kiến trong buổi họp kỳ lạ này.

Cùng đi với Thiếu Tá Tài là bốn người lính cận vệ, và cả Thiếu Tá Tài ai nấy đều trang bị vũ khí khắp người. Thiếu Tá Tài được giới thiệu như là một người hùng. Ông ghi nhận được trong buổi họp này ngoài Trung Tướng Vĩnh Lộc, tân tổng tham mưu trưởng còn có sự hiện diện của Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, và một chuẩn tướng nữa có bảng tên là Hỷ (không có họ) và sau cùng có chừng mười mấy vị phần lớn là đại tá. Sau khi được các sĩ quan cao cấp bắt tay khích lệ, Thiếu Tá Tài được Trung Tướng Có hỏi thăm về tình trạng đơn vị, và nhắn nhủ:

- Em ráng giữ Bộ Tổng Tham Mưu cho tới sáng ngày mai. Ráng giữ nguyên vẹn cho tới ngày mai. Ðã có giải pháp.

Thiếu Tá Phạm Châu Tài ngửng mặt lên nhìn thẳng vào mắt các tướng lãnh trong phòng họp rồi bằng một thái độ quả quyết, một giọng nói tự tin trả lời cho Trung Tướng Nguyễn Hữu Có:

- Tôi xin cam đoan với quý vị tướng lãnh và các vị sĩ quan trong phòng họp này, là trong đêm nay sẽ không có một con kiến, một con ruồi nào lọt được vào Bộ Tổng Tham Mưu chứ đừng nói tới một thằng Việt Cộng.

Ðêm 29 Tháng Tư súng nổ ở nhiều nơi vọng về chỗ đóng quân của Thiếu Tá Tài. Binh sĩ dưới quyền ông chạm súng lẻ tẻ với địch ở nhiều nơi, nhưng các đứa con được bung ra không bị một thiệt hại nhỏ nhoi nào. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cảm nhận được một điều là tinh thần chiến đấu cũng như hàng ngũ của đơn vị ông vô cùng vững chãi. Cho dù trên cái vòm chỉ huy của quân đội, các ngôi sao cứ tuần tự băng trong bóng tối của trận chiến sau cùng. Ông vững lòng với binh sĩ thuộc hạ, không hề có một ổ kháng cự nào bị bỏ ngỏ.

Tờ mờ sáng ngày 30 Tháng Tư 1975, Cộng Quân tiến vào Sài Gòn qua nhiều ngả. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thầm nhủ với mình là giờ phút cuối cùng đã điểm. Ông liên lạc với các thuộc cấp, dặn dò họ những khẩu lệnh cuối. Qua các máy truyền tin, ông biết bộ binh của Cộng Sản đã được các xe tăng dẫn đầu bứng các chốt kháng cự một cách nhanh chóng. Phía trước của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, những khóa sinh chưa kịp ra trường đã tiến ra mặt trận, mà mặt trận đâu có xa xôi gì. Bên ngoài vòng đai trung tâm huấn luyện chính là nơi trận chiến cuối cùng đang diễn ra. Thế những những người lính chưa kịp ra lò này đã có một bài thực tập tốt về chống chiến xa. Hai chiến xa của địch đã bị bắn hạ tại đây, thế nhưng những chiếc khác vẫn cứ thẳng đường tiến về Sài Gòn. Núp theo sau những chiến xa này, là những chiếc xe vận tải chuyển quân, trên đó chất đầy những cán binh Cộng Sản, với quần áo còn có lá cây ngụy trang trên nón.

Tới Ngã Tư Bảy Hiền, cánh quân này bắt đầu đụng độvới Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy, và bị bắn hạ một chiếc dẫn đầu tại Ngã Tư Bảy Hiền. Những chiếc sau vẫn tuần tự tiến tới, thậm chí Cộng Quân cũng không hề ngừng lại phản công tại những địa điểm có ổ kháng cự của những người lính cuối cùng. Cánh quân này lướt qua để tiến về trung tâm thủ đô. Các binh sĩ Biệt Cách Dù vừa đánh vừa rút theo với đà tiến của địch. Hai chiếc tăng khác của Cộng Quân bị bắn hạ ở cổng Phi Long, một chiếc bị bắn hạ ở Lăng Cha Cả. Và bây giờ thì Cộng Quân đã có mặt tại vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. Hai chiếc tăng nữa bị hạ ngay gần cổng Bộ Tổng Tham Mưu. Các binh sĩ Biệt Cách Dù cũng đã rút về, tập họp khá đầy đủ chung quanh cấp chỉ huy của họ, và tuyến phòng thủ cuối cùng cũng đã thiết lập xong. Mấy trăm người lính hờm súng về phía trước, mắt căng ra chờ địch quân tiến vào.

Vào khoảng hơn 9 giờ sáng của ngày 30 Tháng Tư 1975, qua tần số của máy truyền tin, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được lệnh của một sĩ quan Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu yêu cầu ngưng bắn. Ông đã khước từ tuân hành lệnh này, và trả lời cho vị sĩ quan này là ông chỉ nhận lệnh trực tiếp với ông Tổng Tham Mưu Trưởng mà thôi. Những người lính Biệt Cách Dù vẫn giữ nguyên vị trí phòng thủ trong vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu.

Vào khoảng mười giờ, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nghe trên đài phát thanh truyền đi lệnh của Ðại Tướng Dương Văn Minh, yêu cầu tất cả quân nhân các cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng. Thiếu Tá Tài bỏ phòng tuyến trở vào một văn phòng của Bộ Tổng Tham Mưu, đích thân gọi điện thoại lên Dinh Ðộc Lập và được Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh tự nhận là quyền tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho biết là bây giờ ông muốn được nói chuyện với Ðại Tướng Dương Văn Minh, vị tổng tư lệnh tối cao của quân đội.

Khoảng chừng 15 phút chờ đợi dài như một thế kỷ, bên kia đâu dây điện thoại mới nghe giọng nói của Ðại Tướng Dương Văn Minh cất lên:
- Ðại Tướng Dương Văn Minh tôi nghe.
- Thưa đại tướng, tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang chỉ huy Biệt Cách Dù phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi được ủy thác phòng thủ tại đây cho tới khi có giải pháp cuối cùng. Cách đây một giờ chúng tôi được lệnh ngưng bắn gọi qua máy siêu tần số, và vừa mới rồi được nghe lệnh của đại tướng trên đài phát thanh kêu gọi ngưng bắn. Chúng tôi xin hỏi lại cho rõ về ngưng bắn là thế nào.

Sau một khắc ngần ngừ, Ðại Tướng Minh nói:
- Mình không còn một cái gì để đánh cả.
Em chuẩn bị bàn giao cho phía bên kia
- Thưa đại tướng, thế có nghĩa là đầu hàng vô điều kiện.

Ðầu dây bên kia lại một phút im lặng nặng nề trôi qua, Thiếu Tá Tài nói tiếp vào điện thoại:
- Thưa đại tướng, chúng tôi được lệnh là cố thủ tại đây, và từ sáng tới giờ chúng tôi đã ngăn chặn được các mũi tấn công của địch. Chúng tôi đã bắn cháy 6 chiếc tăng của Cộng Sản trong khu vực này, mà không hề hấn gì cả. Thưa đại tướng, chúng ta không thể đầu hàng được. Công lao của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong bao nhiêu năm sẽ...
- Tùy các em.
- Thưa đại tướng, nếu đầu hàng đại tướng có bảo đảm cho sinh mạng của hai ngàn người đang tử thủ tại Bộ Tổng Tham Mưu không.

Lại một phút nặng nề nữa trôi qua.

Sau cùng Tướng Minh nói:
- Xe tăng của địch quân sắp tiến vào đây.
Tùy các em.

Và rồi điện thoại bị cúp.

Thiếu Tá Phạm Châu Tài buông điện thoại xuống, quay trở lại với phòng tuyến của mình. Ông đã đi qua những hành lang rộng, những văn phòng khang trang của Bộ Tổng Tham Mưu, song ông không bắt gặp một tướng lãnh nào, một sĩ quan cao cấp nào. Khi nghe câu nói cuối cùng của Ðại Tướng Dương Văn Minh cho biết là xe tăng của Cộng quân đang sắp tới Dinh Ðộc Lập, Thiếu Tá Tài đã định trình bày cho Ðại Tướng Minh biết, là nếu cần ông sẽ mang quân về cứu đại tướng, vì không thể đầu hàng vô điều kiện được, mà phải có một giải pháp nào đó cho quân đội, cho những người lính.

Quay trở ra phòng tuyến của mình, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy toàn thể đơn vị của ông vẫn còn súng lăm lăm trong tay, mắt hướng ra ngoài chờ địch quân tiến tới.

Ðúng vào lúc đó thì tiếng Ðại Tướng Dương Văn Minh lại vang lên trên làn sóng phát thanh. Bây giờ không phải là lệnh ngưng chiến tại chỗ, chờ bên kia BÀN GIAO, mà lệnh ÐẦU HÀNG VÔ ÐIỀU KIỆN.Các cánh quân Cộng Sản từ xa vẫn tiếp tục xít chặt vòng vây quanh Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng dường như súng thì đã ngưng nổ, và tất cả chìm trong một sự im lặng ngột ngạt.Khoảng 15 phút sau dân chúng cư ngụ ở gần Bộ Tổng Tham Mưu kêu gọi rối rít:
- Các ông ơi, đừng đánh nhau nữa. Hòa bình rồi. Ði về nhà đi thôi.

Dân chúng ùa tới mang rất nhiều quần áo dân sự, đặc biệt là những áo thun, đưa cho các binh sĩ Biệt Cách Dù:
- Thôi đừng mặc quân phục nữa, thay đồ đi.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài tập họp binh sĩ dưới quyền lần chót. Ông không còn ra lệnh cho thuộc hạ nữa, mà nói với những người anh em không may mắn của ông một lần cuối cùng:

- Chúng ta là Biệt Cách Dù, không có vụ đầu hàng. Thôi tan hàng, và lặn cho kỹ. Không có vụ đầu hàng... Biệt Cách Dù không thể đầu hàng...

30-4-1975 Biệt Cách Dù / Tổng Tham Mưu


Ngày 26 Tháng Tư, Ðại Tá Phan Văn Huấn - chỉ huy trưởng liên đoàn, sau khi nhận lệnh từ Bộ Tổng Tham Mưu, đã ra lệnh cho Thiếu Tá Phạm Châu Tài - chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của liên đoàn, đem toàn bộ cánh quân do Thiếu Tá Tài chỉ huy, gồm một ngàn quân thiện chiến về phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu. Thiếu Tá Phạm Châu Tài chuyển quân xong thì trời đã về chiều.
Tại Bộ Tổng Tham Mưu Thiếu Tá Tài được Ðại Tá Tòng chỉ huy trưởng tổng hành dinh Bộ Tổng Tham Mưu đón tiếp niềm nở. Kế đó Ðại Tá Tòng giao việc phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu lại cho Trung Tá Ðức, chỉ huy phó tổng hành dinh phối hợp với quân số tăng phái của Thiếu Tá Phạm Châu Tài. Ðó lần duy nhất Thiếu Tá Phạm Châu Tài được tiếp xúc với Ðại Tá Tòng, sau đó ông đại tá này biến mất cho tới tận bây giờ.

Trung Tá Ðức đưa Thiếu Tá Tài đi quan sát chung quanh bức tường thành bao quanh Bộ Tổng Tham Mưu, và đề nghị toàn bộ đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm trong vòng thành, để cố thủ bên trong vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu.

Thiếu Tá Phạm Châu Tài khựng lại trước đề nghị cố thủ bên trong vòng đai. Dường như cả hai vị sĩ quan của Bộ Tổng Tham Mưu mà ông tiếp xúc không một ai nắm vững khả năng của lực lượng Biệt Cách Dù, bởi vì cố thủ hay tử thủ gì đó không phải là chiến thuật sở trường của Biệt Cách Dù. Từ Mậu Thân cho đến Mùa Hè 72, Biệt Cách Dù nổi danh nhất là đánh đêm trong thành phố. Những trận đánh tại Ngã Ba Cây Thị, khi địch đã tràn vào trà trộn trong dân chúng, hay đã lẩn vào trú ẩn trong các căn nhà dân chạy loạn bỏ trống.

Trong tình hình đó lối đánh sát phạt của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Ðộng Quân chắc chắn sẽ giải quyết được chiến trường nhưng cũng sẽ làm cho nhà cửa, sinh mạng của dân chúng bị vạ lây không ít. Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù đã dương danh trong những trận đánh này, tiến chiếm từng ngôi nhà, từng con ngõ, từng khu phố... Nếu bỏ toàn đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm bẹp trong Bộ Tổng Tham Mưu, thì chẳng khác gì nhốt một con chim vào trong một cái lồng hẹp, sẽ bị dụ vào thế phòng thủ hoàn toàn thụ động, không có chỗ xoay trở. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thẳng thắn trình bày ý niệm phòng thủ của ông là tấn công địch trước, và được Trung Tá Ðức đồng ý để Thiếu Tá Tài hoàn toàn tự do bố trí, trải quân của Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù…….

Ðêm 26 Tháng Tư qua đi trong yên tĩnh, trọn buổi sáng 27, Thiếu Tá Phạm Châu Tài lo bố trí quân tại những địa điểm cần thiết, để có thể chận đánh, tiêu diệt những chiến xa mở đường của địch quân. Sau khi rải quân xong, Thiếu Tá Phạm Châu Tài được lệnh lên trình diện Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô. Từ cổng ngoài của Biệt Khu Thủ Ðô, một chiếc xe tuần tiễu Quân Cảnh dẫn đường cho xe của Thiếu Tá Tài đến văn phòng của ông tư lệnh. Trong lúc này Tướng Nguyễn Văn Minh đang bàn thảo với Tướng Ðỗ Kiến Nhiễu, chung quanh hai vị tướng này có vài đại tá. Nhìn thấy Thiếu Tá Tài đi cùng người lính Quân Cảnh, tướng Minh đứng dậy tiến hẳn ra bắt tay rất niềm nở, và nói với Thiếu Tá Tài: “Em về đúng lúc lắm”. Sau một cuộc tiếp xúc ngắn không đầy mười phút, Tướng Minh yêu cầu Thiếu Tá Tài qua thăm phối hợp với Ðại Tá Châu Văn Tiên - Tỉnh Trưởng Gia Ðịnh. Nhiều năm sau này Thiếu Tá Tài được biết, ngay sau buổi hội kiến ngắn ngủi đó (ngày 27 Tháng Tư), trung tướng tư lệnh Biệt Khu Thủ Ðô biến mất. …..

Ngày 27 Tháng Tư rồi cũng qua đi, nhìn chung không khí Sài Gòn cực kỳ sôi động. Vì phải đôn đốc binh sĩ dưới quyền, nằm rải rác chung quanh Bộ Tổng Tham Mưu, trong ngày 27 Tháng Tư, có đôi lần Thiếu Tá Phạm Châu Tài ghé ngang cổng Phi Long của phi trường. Ông nhìn thấy những đoàn người tìm cách chạy trốn ra ngoại quốc qua ngả phi trường. Không mấy hứng thú trước cảnh này, Thiếu Tá Phạm Châu Tài quay về với các binh sĩ của ông.Trong đêm 27 Tháng Tư, ông cảm nhận được bầu không khí thoi thóp không phải chỉ của Sài Gòn mà thôi. Những tiếng động ầm ì từ phi trường Tân Sơn Nhất, những tiếng súng đại bác bắn đi từ Phú Lâm vọng về, thỉnh thoảng những ánh đèn nhấp nháy của những chiếc máy bay đơn lẻ vụt qua trên nền trời tối sẫm.

Sáng ngày 28 Tháng Tư, trong lúc đang thị sát binh sĩ tại những ổ kháng cự, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được điện thoại của một sĩ quan Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, tự xưng là Ðại Úy X (đã quá lâu nên Thiếu Tá Phạm Châu Tài quên mất tên của vị sĩ quan này). Qua điện thoại vị sĩ quan này lớn tiếng:

- Tôi báo động cho thiếu tá biết, thằng Cao Văn Viên đã bỏ đi rồi.

Thiếu Tá Phạm Châu Tài ôn tồn nói với vị sĩ quan này:

- Ðại úy không nên dùng những ngôn ngữ đó. Dù sao Ðại Tướng Viên cũng là tổng tham mưu trưởng của toàn thể quân đội, và việc bỏ đi của Ðại Tướng Cao Văn Viên thuộc về lịch sử. Ðể lịch sử sau này sẽ phán đoán việc làm của đại tướng. Tôi sẽ tới Phòng 3 ngay bây giờ, chuyện đâu còn có đó.

Khi Thiếu Tá Phạm Châu Tài quay trở lại Bộ Tổng Tham Mưu, ông không gặp vị sĩ quan đã gọi điện thoại cho ông. Hầu như Phòng 3 trống trơn, Thiếu Tá Tài không còn tin vào cặp mắt của mình. Xe cộ chạy dọc ngang, các sĩ quan cao cấp có xe Jeep chở đầy đồ đoàn trên xe. Người ta chạy tứ tung, kêu gọi nhau ơi ới. Nhìn ra ngoài cổng chính cũng như cổng phụ của Bộ Tổng Tham Mưu người ta ra vào lũ lượt. Vẫn còn những toán lính Quân Cảnh mang sắc phục hành sự tại hai điếm canh, song hình như họ cũng đứng đó bất lực như Thiếu Tá Phạm Châu Tài.

Trong buổi sáng 28 Tháng Tư tại Bộ Tổng Tham Mưu, văn phòng của Ðại Tướng Cao Văn Viên trống trơn. Các phòng, ban của Bộ Tổng Tham Mưu chỉ vài tháng trước nhộn nhịp kẻ ra người vào, quân nhân các cấp ra vào áo quần thẳng tắp, giờ đây sáng ngày 28, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy cơ quan đầu não của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vắng lặng như tờ. Ông chua chát nhận chân được thế nào là một đoàn quân không có tướng cầm đầu. Ông nghiệm lại từ lúc về trình diện tăng phái về trấn cửa cho Bộ Tổng Tham Mưu, được Ðại Tá Tòng - Chỉ huy trưởng tổng hành dinh, tiếp vào lúc xế chiều của ngày 26 Tháng Tư, tới bây giờ là 10 giờ sáng của ngày 28 Tháng Tư, chưa một lần nào Thiếu Tá Tài nhìn thấy bóng dáng ông Ðại Tướng Cao Văn Viên.

Không hiểu trong những giờ phút thập tử nhất sinh như thế này, ông đại tướng ở đâu, làm gì. Ngay cả ông Ðại Tá Tòng cũng biến mất không thấy tăm hơi. Trong sân Bộ Tổng Tham Mưu, quân nhân các cấp người chạy lên, kẻ chạy xuống như là những quân đèn cù. Xe Jeep, xe Dodge phun khói mờ trời đất. Nhiều chiếc xe còn kéo theo cả móc hậu, bên trong đầy đồ đạc, dụng cụ. Ai nấy đều như mê sảng. Trong hoàn cảnh đó, Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho dù muốn xin một cái lệnh của cấp trên, cũng sẽ không tìm ra một sĩ quan cao cấp nào để ban hành lệnh.

Khoảng 11 giờ trưa ngày 28 Tháng Tư, Thiếu Tá Phạm Châu Tài gọi điện thoại liên lạc với Ðại Tá Phan Văn Huấn, lúc đó đang đóng quân ở Suối Máu - Biên Hòa, để trình bày tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu. Trong khoảng hai, ba tiếng đồng hồ liền Bộ Tổng Tham Mưu như là cảnh tan chợ chiều. Vào khoảng 3 giờ chiều, Ðại Tá Phan Văn Huấn đích thân lái xe từ Suối Máu về gặp Thiếu Tá Phạm Châu Tài, thì tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu đã dịu xuống, những ai muốn TAN HÀNG khi chưa có lệnh TAN HÀNG đã không còn hiện diện tại đơn vị. Hai vị chỉ huy của Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù trao đổi với nhau vài câu ngắn ngủi, rồi chia tay để mỗi người quay về với nhiệm vụ của mình.

Khoảng 5 giờ chiều ngày 28 Tháng Tư, trong lúc Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang đứng trên nóc một cao ốc gần Bộ Tổng Tham Mưu, nơi bố trí của một toán Biệt Cách Dù thì thấy một phi đội A37 bay vụt qua trên đầu, Thiếu Tá Tài nghĩ là phi cơ của Không Quân đi oanh tạc ở đâu về. Bốn chiếc A37 bay thật thấp xẹt qua các nóc cao ốc, rồi hướng về phía phi trường Tân Sơn Nhất. Thế rồi Thiếu Tá Tài thấy những cụm lửa, khói bốc lên ở phi trường. Té ra không phải là máy bay của phe ta mà là phi cơ địch bỏ bom xuống phi trường. Phản ứng đầu tiên của Thiếu Tá Tài là ra lệnh cho binh sĩ của ông phòng thủ trên các cao ốc chĩa hết súng, kể cả súng cá nhân lên trời đểbắn hạ các phi cơ này, nếu chúng quay lại bỏ bom vào Bộ Tổng Tham Mưu là nơi mà ông chịu trách nhiệm phòng thủ. Tất cả chỉ xảy ra trong vòng vài phút, chỉ một pass bom, song phi đạo chính của phi trường Tân Sơn Nhất đã bị hư hại nặng.

Mãi mấy tiếng đồng hồ sau, qua làn sóng của đài phát thanh Việt Cộng, Thiếu Tá Phạm Châu Tài mới biết được mấy chiếc A37 đó là của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, bị bỏ laị ngoài Trung khi các đơn vị ở đó triệt thoái xuống phía Nam. Các phi cơ này do tên Cộng Sản Nguyễn Thành Trung hướng dẫn, bay từ phi trường Phan Rang vào oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất.

Sau khi Ðại Tá Thăng nhận nhiệm vụ, lệnh đầu tiên và có lẽ cũng là lệnh duy nhất của ông ban ra trong tư cách Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh là kể từ giờ không một ai được phép ra khỏi Bộ Tổng Tham Mưu, còn người vào, thì có lẽ trong giờ thứ 25 này, mấy ai còn nghĩ đến việc quay trở lại một địa điểm sắp làm mồi cho lửa đạn. Sau khi phi trường bị mấy chiếc A37 bỏ bom bất ngờ, vào khoảng 6 giờ chiều, Tướng Nguyễn Văn Chức từ Bộ Tổng Tham Mưu lái xe Jeep ra ngoài, bị lính Quân Cảnh chặn lại, nhưng ông Chức vẫn muốn lái xe ra ngoài, thấy vậy các binh sĩ Biệt Cách D ù can thiệp, và yêu cầu Tướng Chức quay trở lại. Suốt đêm 28, tiếng súng lớn nhỏ ở khắp nơi vọng về, song tại khu vực phòng thủ của Thiếu Tá Phạm Châu Tài tình hình lắng dịu.

Ngày 29 Tháng Tư, Bộ Tổng Tham Mưu đã có một tổng tham mưu trưởng khác: Trung Tướng Vĩnh Lộc. Vì Tướng Cao Văn Viên đã chuồn, cho nên không hề có lễ bàn giao giữa hai ông tân và cựu tổng tham mưu trưởng. Dầu sao thì sự hiện diện của một ông tướng cũng vãn hồi phần nào bộ mặt của Bộ Tổng Tham Mưu, khiến cho cơ quan đầu não này có một chút sinh khí. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy một số tướng lãnh khác cũng tới cùng với khá nhiều sĩ quan cấp đại tá.

Buổi chiều ngày 29 Tháng Tư, Tướng Vĩnh Lộc và một số tướng lãnh hội họp với nhau ngay tại phòng khánh tiết của tổng tham mưu trưởng. Buổi họp giống như một buổi tiếp tân nhiều hơn là một cuộc họp trong tình thế cực kỳ khẩn trương. Hầu như không một vị sĩ quan nào ngồi trên ghế, có tới vài chục vị đứng quây quần với nhau thành nhiều nhóm. Thiếu Tá Phạm Châu Tài được gọi lên tương kiến trong buổi họp kỳ lạ này.

Cùng đi với Thiếu Tá Tài là bốn người lính cận vệ, và cả Thiếu Tá Tài ai nấy đều trang bị vũ khí khắp người. Thiếu Tá Tài được giới thiệu như là một người hùng. Ông ghi nhận được trong buổi họp này ngoài Trung Tướng Vĩnh Lộc, tân tổng tham mưu trưởng còn có sự hiện diện của Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, và một chuẩn tướng nữa có bảng tên là Hỷ (không có họ) và sau cùng có chừng mười mấy vị phần lớn là đại tá. Sau khi được các sĩ quan cao cấp bắt tay khích lệ, Thiếu Tá Tài được Trung Tướng Có hỏi thăm về tình trạng đơn vị, và nhắn nhủ:

- Em ráng giữ Bộ Tổng Tham Mưu cho tới sáng ngày mai. Ráng giữ nguyên vẹn cho tới ngày mai. Ðã có giải pháp.

Thiếu Tá Phạm Châu Tài ngửng mặt lên nhìn thẳng vào mắt các tướng lãnh trong phòng họp rồi bằng một thái độ quả quyết, một giọng nói tự tin trả lời cho Trung Tướng Nguyễn Hữu Có:

- Tôi xin cam đoan với quý vị tướng lãnh và các vị sĩ quan trong phòng họp này, là trong đêm nay sẽ không có một con kiến, một con ruồi nào lọt được vào Bộ Tổng Tham Mưu chứ đừng nói tới một thằng Việt Cộng.

Ðêm 29 Tháng Tư súng nổ ở nhiều nơi vọng về chỗ đóng quân của Thiếu Tá Tài. Binh sĩ dưới quyền ông chạm súng lẻ tẻ với địch ở nhiều nơi, nhưng các đứa con được bung ra không bị một thiệt hại nhỏ nhoi nào. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cảm nhận được một điều là tinh thần chiến đấu cũng như hàng ngũ của đơn vị ông vô cùng vững chãi. Cho dù trên cái vòm chỉ huy của quân đội, các ngôi sao cứ tuần tự băng trong bóng tối của trận chiến sau cùng. Ông vững lòng với binh sĩ thuộc hạ, không hề có một ổ kháng cự nào bị bỏ ngỏ.

Tờ mờ sáng ngày 30 Tháng Tư 1975, Cộng Quân tiến vào Sài Gòn qua nhiều ngả. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thầm nhủ với mình là giờ phút cuối cùng đã điểm. Ông liên lạc với các thuộc cấp, dặn dò họ những khẩu lệnh cuối. Qua các máy truyền tin, ông biết bộ binh của Cộng Sản đã được các xe tăng dẫn đầu bứng các chốt kháng cự một cách nhanh chóng. Phía trước của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, những khóa sinh chưa kịp ra trường đã tiến ra mặt trận, mà mặt trận đâu có xa xôi gì. Bên ngoài vòng đai trung tâm huấn luyện chính là nơi trận chiến cuối cùng đang diễn ra. Thế những những người lính chưa kịp ra lò này đã có một bài thực tập tốt về chống chiến xa. Hai chiến xa của địch đã bị bắn hạ tại đây, thế nhưng những chiếc khác vẫn cứ thẳng đường tiến về Sài Gòn. Núp theo sau những chiến xa này, là những chiếc xe vận tải chuyển quân, trên đó chất đầy những cán binh Cộng Sản, với quần áo còn có lá cây ngụy trang trên nón.

Tới Ngã Tư Bảy Hiền, cánh quân này bắt đầu đụng độvới Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy, và bị bắn hạ một chiếc dẫn đầu tại Ngã Tư Bảy Hiền. Những chiếc sau vẫn tuần tự tiến tới, thậm chí Cộng Quân cũng không hề ngừng lại phản công tại những địa điểm có ổ kháng cự của những người lính cuối cùng. Cánh quân này lướt qua để tiến về trung tâm thủ đô. Các binh sĩ Biệt Cách Dù vừa đánh vừa rút theo với đà tiến của địch. Hai chiếc tăng khác của Cộng Quân bị bắn hạ ở cổng Phi Long, một chiếc bị bắn hạ ở Lăng Cha Cả. Và bây giờ thì Cộng Quân đã có mặt tại vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. Hai chiếc tăng nữa bị hạ ngay gần cổng Bộ Tổng Tham Mưu. Các binh sĩ Biệt Cách Dù cũng đã rút về, tập họp khá đầy đủ chung quanh cấp chỉ huy của họ, và tuyến phòng thủ cuối cùng cũng đã thiết lập xong. Mấy trăm người lính hờm súng về phía trước, mắt căng ra chờ địch quân tiến vào.

Vào khoảng hơn 9 giờ sáng của ngày 30 Tháng Tư 1975, qua tần số của máy truyền tin, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được lệnh của một sĩ quan Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu yêu cầu ngưng bắn. Ông đã khước từ tuân hành lệnh này, và trả lời cho vị sĩ quan này là ông chỉ nhận lệnh trực tiếp với ông Tổng Tham Mưu Trưởng mà thôi. Những người lính Biệt Cách Dù vẫn giữ nguyên vị trí phòng thủ trong vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu.

Vào khoảng mười giờ, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nghe trên đài phát thanh truyền đi lệnh của Ðại Tướng Dương Văn Minh, yêu cầu tất cả quân nhân các cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng. Thiếu Tá Tài bỏ phòng tuyến trở vào một văn phòng của Bộ Tổng Tham Mưu, đích thân gọi điện thoại lên Dinh Ðộc Lập và được Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh tự nhận là quyền tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho biết là bây giờ ông muốn được nói chuyện với Ðại Tướng Dương Văn Minh, vị tổng tư lệnh tối cao của quân đội.

Khoảng chừng 15 phút chờ đợi dài như một thế kỷ, bên kia đâu dây điện thoại mới nghe giọng nói của Ðại Tướng Dương Văn Minh cất lên:
- Ðại Tướng Dương Văn Minh tôi nghe.
- Thưa đại tướng, tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang chỉ huy Biệt Cách Dù phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi được ủy thác phòng thủ tại đây cho tới khi có giải pháp cuối cùng. Cách đây một giờ chúng tôi được lệnh ngưng bắn gọi qua máy siêu tần số, và vừa mới rồi được nghe lệnh của đại tướng trên đài phát thanh kêu gọi ngưng bắn. Chúng tôi xin hỏi lại cho rõ về ngưng bắn là thế nào.

Sau một khắc ngần ngừ, Ðại Tướng Minh nói:
- Mình không còn một cái gì để đánh cả.
Em chuẩn bị bàn giao cho phía bên kia
- Thưa đại tướng, thế có nghĩa là đầu hàng vô điều kiện.

Ðầu dây bên kia lại một phút im lặng nặng nề trôi qua, Thiếu Tá Tài nói tiếp vào điện thoại:
- Thưa đại tướng, chúng tôi được lệnh là cố thủ tại đây, và từ sáng tới giờ chúng tôi đã ngăn chặn được các mũi tấn công của địch. Chúng tôi đã bắn cháy 6 chiếc tăng của Cộng Sản trong khu vực này, mà không hề hấn gì cả. Thưa đại tướng, chúng ta không thể đầu hàng được. Công lao của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong bao nhiêu năm sẽ...
- Tùy các em.
- Thưa đại tướng, nếu đầu hàng đại tướng có bảo đảm cho sinh mạng của hai ngàn người đang tử thủ tại Bộ Tổng Tham Mưu không.

Lại một phút nặng nề nữa trôi qua.

Sau cùng Tướng Minh nói:
- Xe tăng của địch quân sắp tiến vào đây.
Tùy các em.

Và rồi điện thoại bị cúp.

Thiếu Tá Phạm Châu Tài buông điện thoại xuống, quay trở lại với phòng tuyến của mình. Ông đã đi qua những hành lang rộng, những văn phòng khang trang của Bộ Tổng Tham Mưu, song ông không bắt gặp một tướng lãnh nào, một sĩ quan cao cấp nào. Khi nghe câu nói cuối cùng của Ðại Tướng Dương Văn Minh cho biết là xe tăng của Cộng quân đang sắp tới Dinh Ðộc Lập, Thiếu Tá Tài đã định trình bày cho Ðại Tướng Minh biết, là nếu cần ông sẽ mang quân về cứu đại tướng, vì không thể đầu hàng vô điều kiện được, mà phải có một giải pháp nào đó cho quân đội, cho những người lính.

Quay trở ra phòng tuyến của mình, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy toàn thể đơn vị của ông vẫn còn súng lăm lăm trong tay, mắt hướng ra ngoài chờ địch quân tiến tới.

Ðúng vào lúc đó thì tiếng Ðại Tướng Dương Văn Minh lại vang lên trên làn sóng phát thanh. Bây giờ không phải là lệnh ngưng chiến tại chỗ, chờ bên kia BÀN GIAO, mà lệnh ÐẦU HÀNG VÔ ÐIỀU KIỆN.Các cánh quân Cộng Sản từ xa vẫn tiếp tục xít chặt vòng vây quanh Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng dường như súng thì đã ngưng nổ, và tất cả chìm trong một sự im lặng ngột ngạt.Khoảng 15 phút sau dân chúng cư ngụ ở gần Bộ Tổng Tham Mưu kêu gọi rối rít:
- Các ông ơi, đừng đánh nhau nữa. Hòa bình rồi. Ði về nhà đi thôi.

Dân chúng ùa tới mang rất nhiều quần áo dân sự, đặc biệt là những áo thun, đưa cho các binh sĩ Biệt Cách Dù:
- Thôi đừng mặc quân phục nữa, thay đồ đi.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài tập họp binh sĩ dưới quyền lần chót. Ông không còn ra lệnh cho thuộc hạ nữa, mà nói với những người anh em không may mắn của ông một lần cuối cùng:

- Chúng ta là Biệt Cách Dù, không có vụ đầu hàng. Thôi tan hàng, và lặn cho kỹ. Không có vụ đầu hàng... Biệt Cách Dù không thể đầu hàng...

Một ngày cuối tháng tư

Anh Hòa và các bạn thân!
Đã lâu mình chưa thăm hỏi nhau Anh Hòa nhỉ. Cuộc đời cứ bình thản đi. Đi mà không ngoái nhìn lại. Thấm thoát một năm qua đi, cũng thời điểm này năm ngoái , mình gặp việc riêng tư. Không hẹn mà gặp lại tình cảm đồng môn, tình huynh đệ chi binh mà mỗi năm vào Mùa Phục sinh này chắc hẳn rằng càng nhớ đến các bạn hơn. Nói cám ơn các bạn nhiều khi các bạn lại cho là khách sáo, nhưng tình cảm anh em làm sao mà quên được. Dù rằng đó chỉ là những món quà nhỏ, nhưng đối với mình và bọn mình còn ở đây. Tất cả đều thấy rất trân trọng và nồng ấm tình huynh đệ trong xã hội có lẽ là vô cảm đối với những "tàn binh" như bọn mình. Xin nói muôn ngàn lần cám ơn và Anh Hòa nhớ gởi lời cám ơn các bạn và gia đình cho mình nhé.
Đó là chuyện riêng còn chuyện chung Anh em mình cũng nhắc nhở nhau về Anh em HN. Mình đang viết một câu chuyện về những suy tư của 37 năm.


CÂU CHUYỆN TẤM THIỆP HỒNG

Tấm thiệp hồng mời đám cưới cái nào cũng giống như cái nào phải không Bạn? Cũng tên tuổi của Bố Mẹ đôi bên, cũng trang trọng tên đôi bạn sắp thành hôn. Tấm thiệp hồng nào chả ẩn chứa niềm vui và vinh dự. Vui mừng cho bạn bè, vui mừng cho đôi lứa, vui mừng cho tương lai rực rỡ. Vinh dự vì có dâu thảo rể hiền, vinh dự vì thành quả của chính mình mang lại cho gia đình, vinh dự vì tương lai tốt đẹp của đôi lứa …. Tấm thiệp hồng là quá khứ của ngày mai

Ngày mai nhìn lại hành trình tấm thiệp hồng là 37 năm;
Hôm nay hành trình tấm thiệp hồng là niềm vui đôi trẻ và gia đình bằng hữu.
Ngày mai hành trình tấm thiệp hồng là kỷ niệm của tình đồng đội không quên năm tháng.




Ngày mai hành trình thiệp hồng mang kỷ niệm nỗi buồn truân chuyên như đời trai trẻ


Hôm nay hành trình thiệp hồng mang nặng ân tình của năm tháng đã qua.

Thiệp mời dự lễ cưới con của một người bạn đã 37 năm sao mà gợi nhớ, gợi thương, gợi buồn. Bạn đồng học, bạn đồng nghiệp, bạn đời, bạn kết nghĩa, bạn đồng khóa hay bạn đồng môn. Thực là khó khi diễn tả cảm xúc vui buồn trong lúc này.

T...người bạn đồng môn từ Rạch giá 37 năm tưởng chừng đã lảng quên qua năm tháng. Như một sợi dây vô tình đồng cảm mà nối lại tình thâm. Chuyện vui của gia đình mà là chuyện vui của bè bạn. Những Hiêp, Dũng - Rạch Giá, Đồng , Ơn, Hiệu - Cà Mau , Tuấn râu, Thuận, Đối -Sài Gòn, Bổ, Tân, Nhiều- Phong Dinh. Gặp nhau đây mà ngỡ như ngày hôm qua , những chàng trai trẻ lên đường từ khắp mọi miền đất nước hội tụ miệt mài sử kinh, mài gươm thiêng cứu nước. Tung cánh giang hồ trên khắp chốn, Đời trai phiêu lãng tưởng rằng quên. Mà nay đã thành những "tàn quân". Buồn nào rải khắp muôn phương.
T... và T..... người thương binh đồng môn sau cuộc chiến, ở Lâm Đồng điện thoại với bạn bè khắp chốn. Buồn và không biết bao giờ quên. Cứ mỗi năm đến dịp này tao lại nhức đầu và những vết thương cũ như tái phát. Nào báo chí, nào truyền hình, và nào .... nhức nhối mãi vết thương đau. Tâm sự với anh em, tâm sự với bè bạn cho vơi bớt nõi sầu và cơn bệnh bớt hành hạ,. Đâu phải mình bạn đâu phải không T....., chúng ta những chàng trai thời chiến chinh hằng ngày gặm nhấm niềm đau khôn tả, nuốt vào lòng lệ rơi. Thôi mình cứ tìm nhưng cái gì mình có chứ không tìm những gì mình muốn. Chân lý và chân lý.


Hành trình 37 năm là hành trình những người bạn tìm nhau khắp chốn, Khuynh nằm xuống vùng miền sông nước bên chiếc cầu soi bóng, không người chăm sóc đã 37 năm, B… người bạn đã chôn vùi đời trai trẻ bao nhiêu năm dưới hầm sâu, và T… và N… má đã nhăn lưng cũng đã hơi…hơi còng vì cuộc sống và những chàng trai trẻ khác vùi chôn lý tưởng đời mình trong năm tháng bị lãng quên.

Được gì và mất gì các bạn nhỉ?
Được kết lại tình bạn năm xưa bên mái trường sôi mài sử kinh
Được tình huynh đệ chi binh hâm nóng tình đệ huynh,
Được nối lại tình người với tình người.
Được chẳng bao nhiêu và mất rất nhiều?

Một ngày cuối tháng tư.

Alpha Hoàng Cúc
P/s còn nhiều suy nghĩ nhưng hãy hiểu rằng .....Bạn ơi
HA TIEN DAT

Friday, April 23, 2010

30.4.1975 Tiếng Khóc Hờn Ai Oán

Tiếng ai oán hờn căm trong gió
Một tấc quê hương, một tấc người.

Tôi đang đứng trên một bờ ruộng cạnh quốc lộ 1 hướng về Tây Ninh. Phía sau tôi là cây cầu cũng mang tên là cầu Bông trùng tên với cây cầu trong khu Đa Kao của thành phố Sài gòn. Cây cầu này là mốc địa giới giữa quận Hốc Môn của tỉnh Gia Định và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa. Trên các thửa ruộng sau hàng cây Trâm bầu thấp thoáng những chiếc xe tank M 113, M 48 mà binh sĩ Sư đoàn 25 Bộ binh đã bỏ lại sau khi tan hàng tập thể trong hơn tháng trước. Trí óc của một thanh niên mới vừa 18 tuổi tôi và Trí người em con cậu háo hức rảo bước vào các chiếc xe này. Trèo vào các chiếc xe tăng mà nghĩ về hình ảnh những người lính đã từng ngồi tại đây trong các chiến trận. Súng đạn vẫn còn nguyên trong xe và trên các bờ ruộng.

Là dân sống ở Sài gòn tôi theo mẹ về dưới vùng Hốc Môn này để tìm mua ruộng đất làm ăn trong buổi giao thời thay vì chờ nhà nước CS đưa đi vùng kinh tế mới. Có tiếng lên đạn. Tôi nhìn chung quanh và thấy vài thanh niên khác cũng chạc tuổi tôi đang cầm một cây M 16 trên tay. Một thanh niên đang chỉ dẫn cho bạn mình cách sử dụng cây súng rồi tiếng bấm cò, tiếng kim hoả mổ vào chỗ trống. Súng không có gắn đạn. Lập lại các động tác đó vài lần rồi họ vất cây súng đó trên bờ ruộng, kéo nhau đi.

Trí nói với tôi: Mình ráng kiếm xem coi có cây Côn nào không. Trí óc thanh niên ai cũng thích sở hữu một súng lục trong tay nhưng chúng tôi lục tìm trong các chiếc xe nhà binh này mà không tìm được cây súng Côn nào cả. Chúng tôi đi trở ra ngoài đường lộ. Một phụ nữ mặc áo trắng đang lui cui nhặt tìm một cái gì đó gần lề đường. Tiến lại gần người phụ nữ này. Bà đang xem từng tấm thẻ Căn cước quân nhân, Thẻ bài kim khí, Thẻ giấy lãnh lương của lính...nằm vương vãi trên đường và các cạnh bờ ruộng. Mắt người phụ nữ này đỏ hoe. Tôi hỏi :

- Dì kiếm gì vậy hả dì?

Nhìn chúng tôi, người phụ nữ trả lời: Chị xem coi có giấy tờ của anh ấy không? Chiến tranh chấm dứt rồi mà không thấy ảnh về. Thì ra chồng người phụ nữ này là một chiến binh Biệt động quân tăng phái chiến đấu trong khu vực Hốc Môn-Thành Ông Năm này trong những này cuối của chiến. Rồi nhìn chúng tôi, người phụ nữ kể :

- Ảnh tên Tia, Nguyễn văn Tia... Các em có thấy tấm thẻ bài hoặc giấy tờ nào tên Nguyễn văn Tia thì đưa cho chị nha. Rồi lầm bẩm: Anh Tia ơi! Anh ở đâu sao không về. Một mình em với các con biết làm cái gì bây giờ đây hả anh? Chúng tôi đi dọc theo các bờ ruông này. Dưới ngay một trụ điện ven đường, một hố cá nhân đã được ai đó lấp vội nhưng vẩn còn thấy các mảnh thân xác của một tử sĩ nằm bên dưới. Chúng tôi vội lùi xa khi luồng gió đồng từ đâu thổi đến làm bốc lên mùi tử thi bị rữa. Nằm không xa, một nấm đất mà ngay phía trên đầu là một cây súng M 16 cắm ngập xuống đất với chiếc mũ sắt lính chụp trên báng súng. Hình ảnh nấm mồ với cây súng này y chang trong một cảnh phim chiến tranh lúc tàn cuộc. Có tiếng người phụ nữ khi nãy gọi chúng tôi. Chúng tôi quay lại. Tôi nhìn khuôn mặt bà. Một phụ nữ miền Nam tuổi khoảng 40. Vẻ nhẫn nại chịu đựng với chút thoáng buồn của người vợ lính làm tôi tự dưng có cảm tình với bà. Bà hỏi chúng tôi :

- Các em có biết lính còn đóng quân ở đâu nữa không? Các em có nghe có thấy nơi nào trong vùng này lính quốc gia vẫn còn chiến đấu chưa ra hàng không? Chỉ cho chị biết đi.

Trí trả lời: Lính hay đóng trong khu rừng Điều lắm... Mà khi đó chứ bây giờ chắc không còn ai nữa đâu dì ơi.

Mắt người phụ nữ sáng lên, nhìn Trí, miệng lắp bắp hỏi dồn: Rừng Điều! Lính đóng ở đó hả? Cách đây bao xa? Làm sao đi vào đó được? Hay là em vào đó tìm anh Tia giúp chị đi. Chị gửi tiền cho em ngay bây giờ. Đi ngay đi em, giúp chị đi mà. Tội nghiệp chị.

Rồi người phụ nữ khóc nhìn chúng tôi. Tôi nhìn thằng Trí dò hỏi. Nó im lặng chốc lát rồi lắc đầu nói:

- Không còn ai trong đó nữa đâu dì ơi ! Cháu biết rõ như vậy với lại muốn đi vào đó phải có xuồng chứ lội bộ sình lầy không được.

Người phụ nữ mắt đỏ hoe vẫn cứ nài nỉ thằng Trí giúp rồi thấy không được bà quay qua nắm tay tôi van nài:

- Giúp chị nha em. Tôi nghiệp chị mà. Chị đâu có biết đường đi vào đó đâu.

Tự nhiên nước mắt bắt đầu rỉ ra từ mắt tôi. Tôi nói với bà:

- Dì ơi! cháu ở Sài gòn mới về đây có ít ngày hà. Cháu cũng không biết chỗ đó đâu. Nếu biết thì... nhưng chưa nói hết câu thì thằng Trí đã kéo tôi đi chỗ khác. Đi một quãng khá xa nó nói:

- Anh đừng nhận lời giúp bả. Làm sao mà đi vào đó được. Gần hai tháng giải phóng rồi, không còn lính nào sống ở trong đó hết. Em biết rõ như vậy.

Tôi quay đầu nhìn lại, người phụ nữ tay vẫn vẫy chúng tôi trong tiếng khóc.

Tiếp tục đi dọc theo trên đường. Đằng trước mặt có một chiến xa M 113 nằm sát bên rặng cây Bình bát ngay gần vệ đường. Tôi và Trí tiến lại. Nhìn qua cửa mở toang phía sau, chiến xa này có nguyên cả một cây súng Cối khá lớn còn nằm trong lòng xe. Tôi định trèo vào xe thì mũi ngửi một mùi xác chết. Nhìn kỹ một thi hài lính chiến nằm ngay trên sàn xe sát cạnh chân đế của cây súng Cối. Tiếng ruồi vo ve gần bên. Không có dấu vết đạn nào trên thân xe tăng. Như vậy, người chiến binh miền Nam VNCH này chắc chắn đã tự sát chết.

Bỏ chiếc xe tăng, chúng tôi trèo lên cây cầu nhỏ tiến vào một con rạch thông thương với con kênh chính sát gần mặt đường. Dọc theo con rạch này, những bụi hoa Sim dại tím sẫm đung đưa theo gió chiều. Có cái gì nổi lùm xùm trong các bụi Năng. Chúng tôi tiến lại xem. Một xác người đang trong giai đoạn rữa nát. Kinh quá! Chúng tôi đi tiếp để thấy thêm vài xác chết nổi dập dềnh đây đó. Những người này là thường dân. Chắc chắn như vậy vì họ mặc thường phục. Hầu hết là đàn ông nhưng cũng có xác của phụ nữ nữa. Trí kéo tay tôi chỉ về một cái xác nổi gần bờ hai tay bị trói chặt. Bước chồm sát tới để xem cái xác, chân thằng Trí đạp vào vài viên đất trên bờ làm chúng lăn tòm xuống nước. Nghe động, một đàn cá Rô bơi ra từ dưới bụng của xác người này . Trên lưng áo trắng bỏ vào quần vẫn còn dấu những vết đạn, máu loang lổ. Họ là ai và bị ai giết?

Rồi tôi thấy ở khá xa tuốt trong phía sâu có bóng hai người đang lui cui làm cái gì khuất sau các hàng cây Dứa dại cạnh bờ rạch. Tôi và Trí tiến lại. Một người phụ nữ và một cô gái tuổi thiếu niên đang cúi đầu đọc kinh lâm râm. Một tờ báo trải ngay trên mặt đất với ít bánh ngọt trên đó. Vài cây nhang đang cháy khói nghi ngút cắm gần một dép nhựa loại có dây quai gót phía chân trái. Tôi nhìn xuống con rạch. Xác một người đàn ông áo sọc ca rô nổi phình trên các bụi cây Năn-Lác mà chân phải vẫn còn mang dép. Tôi và Trí đứng yên lặng trong chốc lát rồi quay ra. Gió đồng mang mùi xác chết đến mũi chúng tôi. Một cái mùi đặc biệt không lẫn vào đâu được. Sau lưng tôi bây giờ là tiếng khóc than của hai mẹ con người này. Tôi nhìn cảnh vật chung quanh. Đồng quê buổi chiều thật êm ả. Vài cánh cò trắng bay chập chờn xa xa như trong các câu chuyện, hình ảnh về các cảnh đồng quê yên bình. Nhìn ra phía đường lộ, vài chiếc xe hai bánh, xe đò vẫn bình thản chạy qua. Không ai biết trên đường, người đi tìm tung tích chồng mình và trong con rạch này, người đang khóc than cho số phận của thân nhân mình. Hết chiến tranh mà sao vẫn mầu thê lương tại đây?

Trời đã chiều trên cánh đồng tàn cuộc chiến. Tiếng gió bây giờ thổi mạnh, rít từng cơn qua các cành cây kẽ lá như lời đang than van của các quả phụ miền Nam VNCH bại trận.

Tiếng ai oán hờn căm trong gió
Một tấc quê hương, một tấc người.

Viết để tưởng nhớ ngày 30-4-1975.
Phạm thắng Vũ

Tuesday, April 20, 2010

Cuộc di tản nhân đạo





Đỗ Văn Phúc

Ba mươi năm trước đây, nước Việt Nam Cộng Hoà bị bức tử do sự tráo trở thất hứa của người bạn đồng minh Hoa Kỳ. Một trong nhiều nguyên nhân chính là ác ý của bọn nhà báo vô lương tâm đã xuyên tạc, bôi đen tình hình chính trị và quân sự tại miền Nam để làm cho dư luận phản chiến Hoa Kỳ rầm rộ phản đối và mạt sát chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, dẫn đến sự biểu quyết của lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ đi từ cắt giảm viện trợ cho đến khi chém nhát dao cuối cùng chí tử vào chính phủ và nhân dân miền Nam.

Người còn sống mà còn bị bôi nhọ và vô phương chống đỡ. Nói chi đến người đã chết thì không còn cơ hội nào để biện minh. May mà những thập niên vừa qua, nhiều nỗ lực đã được thực hiện do các cựu tướng lãnh và các chính khách Hoa Kỳ vì bị thôi thúc bởi lương tâm mà đã lên tiếng để trả lại sự thật cho lịch sử; trong đó có vấn đề vãn hồi danh dự cho chính phủ và quân lực VNCH. Nhiều chính khách, quân nhân, nhà báo Việt Nam cũng hết lòng đóng góp vào nỗ lực trên qua hàng trăm bài báo, tài liệu, sách vở, và những bài tham luận đọc trước các hội nghị quốc tế về Viêt Nam. Tuy quá muộn màng, nhưng ít ra cũng giúp cho công luận thế giới thấy được chính nghĩa của miền Nam và sự man trá hung tàn của chế độ Cộng Sản để góp phần nào vào cuộc đấu tranh cho Tự do dân chủ tại Việt Nam hiện nay.

Mới đây, nhân nhớ lại ngày tang thương 30-4, nhiều người đã luôn dịp nhắc nhở đến kỷ niệm 35 năm ngày di tản hàng trăm trẻ em mồ côi do Hoa Kỳ tổ chức trong chiến dịch Baby Lift vào những ngày rối ren đen tối cuối cùng trước khi mất miền Nam. Trên tờ báo Người Việt Tây Bắc ngày 13 tháng 4, 2010 có đăng một bài của cô Hà Giang phỏng vấn bà Betty Tisdale về cuộc di tản nhân đạo này (Cô Hà Giang là phóng viên báo Người Việt tại Nam Cali, nên có lẽ bài viết này đã được đăng trên Người Việt).

Bà Tisdale năm nay 87 tuổi, là phụ nữ can đảm và nhân ái đã đóng vai trò rất quan trọng trong kế hoạch di tản được 216 trong số khoảng 400 trẻ em của Viện Mồ Côi An Lạc vào ngày 12 tháng 4, năm 1975.

Tất cả những chi tiết trong đời bà Tisdale đều nói lên tấm lòng nhân ái bao la của người phụ nữ Mỹ Betty Tisdale đã có mặt ở Sài Gòn trong những ngày nguy hiểm nhất để thực hiện một việc mà phóng viên Hà Giang gọi là vô tiền khoáng hậu vì bà cho rằng:”Chỉ biết là tôi không thể để cho các em sống trong thế giới vô thần của chủ nghĩa Cộng Sản!”.

Tuy nhiên, khi nói về việc xin phép cho các em mồ côi được di tản, bà Tisdale đã kể lại rằng bà đem danh sách các em lên trình Bộ Xã Hội VNCH để xin phép. Tại đây, theo lời bà thì Bác Sĩ Phan Quang Đán, Thứ Trưởng Bộ Xã Hội đã nói:

“Chúng tôi sẽ cố thủ, chúng tôi không thể bỏ cuộc. Chúng tôi không thể để cho Việt Cộng tiến chiếm. Chúng tôi cần tất cả các em trên mười tuổi ở lại để giúp đánh trận.Tôi rất tiếc là không thể để cho các em đi được. Đó là quyết định của chính phủ tôi.”

(trích nguyên văn theo bài viết của Hà Giang)


Gần cuối bài phỏng vấn, bà lại nhắc câu nói của Bác Sĩ Phan Quang Đán một lần nữa:

“Tôi đã ra đi, bỏ lại gần hai trăm đứa con mình đã săn sóc cả mười bốn năm trời.Và lời nói của Thứ Trưởng Phan Quang Đán mãi cứ vang trong tai tôi. ‘Chúng tôi sẽ cố thủ. Chúng tôi không thể bỏ cuộc.Chúng tôi không thể để cho Việt Cộng tiến chiếm. Chúng tôi cần tất cả các em trên mười tuổi ở lại để giúp đánh trận.’”

Điều này làm chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng. Hơn hai mươi năm chiến tranh, có những giai đoạn thật tàn khốc, và khó khăn về tài nguyên nhân lực, chính phủ miền Nam chưa hề phải xử dụng đến các thiếu niên để cầm súng; trong khi đối phương chúng ta là phe Cộng Sản đã phải tuyển mộ nhiều thiếu niên mười lăm mười sáu. Hoặc trong các khu Việt Cộng kiểm soát, ngay các em bé 7, 8 tuổi và các cụ già gần đất xa trời cũng được huấn luyện để ném lựu đạn hay bắn súng. Sự khác biệt giữa chúng ta và đối phương là một bên là một xã hội văn minh, thượng tôn pháp luật, biết tôn trọng luân thường đạo lý, và một bên kia là xã hội man rợ, chỉ biết dùng bất cứ phương tiện nào cho mục đích của họ mà thôi. Chính sách của các chính phủ miền Nam rất rõ ràng, chỉ động viên thanh niên trên 18 tuổi mà thôi. Trong thực tế, có nhiều trường hợp các em 16, 17 vì ham đời binh nghiệp, đã làm giấy khai sinh giả để đầu quân. Nhưng nếu quân đội phát giác ra hay do cha mẹ khiếu nại, các em đều được trả về với gia đình.

Để tìm hiểu sự thực về câu nói trên của cố BS Phan Quang Đán, ký giả LC của báo Chính Nghĩa (Atlanta) cùng chúng tôi gọi điện thoại đến bà Tisdale để tìm hiểu cho rõ vấn đề, thì được bà hứa sẽ trả lời nếu gửi bằng email cho bà. Bà đã cho chúng tôi địa chỉ email. Qua ngày thứ Ba 20-4-2010, chúng tôi không nhận hồi đáp, nên đã gọi điện thoại lần nữa. Lần này, bà đã than rằng bà quá già nên không nhớ hết mọi chuyện. Bà nói với chúng tôi “Nếu thấy sai gì thì xin cứ sửa!”

Thật khó xử cho chúng tôi. Làm sao chúng tôi có quyền sửa lại những điều do chính bà đã nói ra?

Vì thế, chúng tôi cũng có thể đặt vài giả thuyết. Hoặc bà đã không nhớ rõ, nên nói những điều không chính xác. Hoặc ký giả Hà Giang đã nghe lầm hay dịch từ lời của bà Tisdale qua Việt ngữ thiếu chính xác.

Chúng ta kính phục và biết ơn nghĩa cử của bà Tisdale. Nhưng chúng ta khó chấp nhận được một lời nói xúc phạm đến danh dự của một chính phủ, một chế độ Cộng Hoà, dù nó không còn hiện hữu. Chúng ta đã từng tả xung hữu đột để xoá tan những dư luận độc ác của truyền thông và phản chiến Hoa Kỳ; dĩ nhiên chúng ta sẽ rất đau lòng khi thấy sự ngộ nhận từ một phụ nữ mà nhiều người trong chúng ta khâm phục và biết ơn.

Chúng tôi mong rằng các tổ chức Cộng Đồng, các đoàn thể Quốc gia nên tìm hiểu thật kỹ và cùng lên tiếng về sự việc này. Chúng tôi không rõ cụ Phan Quang Đán hiện còn sống hay đã qua đời. Vì cụ là người đầu tiên có thể minh chính lời nói trên để gỡ oan cho chính phủ VNCH. Nếu chẳng may, cụ không còn trên thế gian này, thì chúng ta sẽ xin bà Tisdale vì lương tâm trong sáng mà có lời đính chính vậy. Chúng tôi trân trọng đề nghị ký giả Hà Giang của báo Người Việt nên tiếp xúc với Bà Betty Tisdale và cho cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản được rõ thực chất của vấn đề.

Đỗ Văn Phúc

Happy Birthday Trần Anh Tuấn 10B72




Wednesday, April 14, 2010

SVSQ Dương Văn Lệ và SVSQ Lê Thanh Tài / Bải Tiên THSQ/QLVNCH


Tình cờ tôi biết được website của khoá mình rất mừng và xúc động khi đọc và nhìn lại những gì của một thời oai hùng đã qua.

Tôi xin tự giới thiệu, SVSQ Lê Thanh Tài, khoá 10B/72, giai đoạn 1 ở TTHL/ Quang Trung thuộc Liên đoàn A tiểu đoàn Lê Lọi, ở trường HSQ Đồng Đế thuộc tiểu đoàn 12 đại đội 768, ra trường về tiểu khu Long An.

Sau ngày 30/4/75 bị cãi tạo hơn 3 năm ở Katum, Long giao, Long khánh,Hóc môn...

Tiện đây tôi xin được bổ túc phần cán bộ cơ hữu của khoá là: cán bộ đại đội trưởng ĐĐ768 là trung úy Nguyễn văn Hảo (tôi nhớ rất rỏ vì tôi ở ĐĐ đó).

Tôi gởi anh Hoà 2 tấm ảnh để làm tài liệu.

1. SVSQ Dương văn Lệ và Lê thanh Tài ở Bãi Tiên.

2. Cổng trường Hạ Sĩ Quan QLVNCH có bức tượng đồng đen người chiến sĩ VNCH phía trước.

Kính Chào,

PS: Tôi hiện định cư ở tiểu bang Maryland.

Lê Thanh Tài SVSQ 10B72


Sunday, April 11, 2010

Đêm Nhớ Về Thời Chinh Chiến


Một phụ nữ Mỹ cưu mang 216 cô nhi Việt

Sunday, April 11, 2010




12 tháng 4, 1975 và cuộc di tản vô tiền khoáng hậu

Hà Giang/Người Việt (từ Seattle)

LTS - Ðúng ngày này, 35 năm trước, chiếc máy bay quân sự Mỹ đưa 216 cô nhi Việt Nam thoát khỏi một quốc gia đang hấp hối, để vào Hoa Kỳ. Ðộc giả Người Việt cách đây ít lâu được biết đến câu chuyện của thanh niên Vũ Tiến Kinh, đi tìm, và tìm được vị bác sĩ đã cứu sống mình 35 năm trước tại bệnh viên UCLA. Vũ Tiến Kinh là một trong 216 cô nhi ấy. Nhưng, ai là người đứng đàng sau chiến dịch di tản 216 cô nhi An Lạc? Cuộc di tản vô tiền khoáng hậu được thực hiện ra sao trong những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam? Xin giới thiệu cuộc chuyện trò dưới đây, giữa phóng viên Hà Giang và người phụ nữ Hoa Kỳ có cả cuộc đời gắn liền với hàng trăm cô nhi gốc Việt.

Bà Betty Tisdale (phải), năm nay đã 87 tuổi, với cô con gái tên Liên là 1 trong 5 người do chính bà nhận nuôi trong số 216 cô nhi An Lạc, trong một bữa cơm tại Seattle. (Hình: Phạm Kim/Người Việt Tây Bắc)

***

Sài Gòn, cách đây 35 năm

“Tháng 4 năm 1975, tình hình ngày càng tệ, nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc chiến sắp tàn, Sài Gòn sẽ thất thủ, một số lớn người Việt Nam đã bồng bế nhau đi.”

“Khi Tổng Thống Gerald Ford cho phép các máy bay vận tải (cargo aircraft) được bắt đầu di tản cô nhi ra khỏi Sài Gòn, tôi biết là đã nguy kịch lắm.”

“Mọi việc biến chuyển quá nhanh!”

“Hồi tháng 2, khi về Việt Nam ăn Tết với các cô nhi An Lạc, tôi thấy mọi việc xung quanh còn có vẻ bình thường.”

“Thật không thể tưởng tượng quân đội Hoa Kỳ đã thực sự bỏ cuộc, và cộng sản Bắc Việt sẽ tiến chiếm Sài Gòn.”

“Nhưng không có nhiều thì giờ để sửng sốt.”

“Tôi lập tức gọi cho bà Vũ Thị Ngãi, Giám Ðốc viện mồ côi An Lạc, và người mẹ tinh thần của tôi, là hãy chuẩn bị di tản gấp, vì chỉ vài ngày nữa tôi sẽ về mang hết toàn thể mọi người, cô nhi, giám đốc và nhân viên của An Lạc qua Mỹ.”

“Di tản tất cả mọi người?”

Tôi nhớ lúc đó bà Ngãi đã ngỡ ngàng hỏi.

“Và tôi trả lời: ‘Vâng, tất cả mọi người!’”

“Ðặt xong vé máy bay, tôi biết mình chỉ vỏn vẹn có hai ngày để chuẩn bị cho cuộc di tản vĩ đại.”

“Tuy nói thật mạnh miệng với bà Ngãi, thú thật, lúc bấy giờ, tôi chưa hề biết mình sẽ xoay sở ra sao để mang được cả 400 cô nhi của An Lạc qua đây.”

“Chỉ biết là tôi không thể để cho các em sống trong thế giới vô thần của chủ nghĩa Cộng Sản!”

***

Bà Tisdale còn giữ cuốn album hình ảnh những ngày chạy khỏi Việt Nam. Hai tấm này là hình những em cô nhi lớn hơn giúp đặt các em nhỏ hơn vào trong giỏ để chuẩn bị lên máy bay. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

Nói đến đây, người đàn bà ngồi trước mặt tôi, tóc bạc phơ, da mồi, khuôn mặt phúc hậu, đã 87 tuổi, nhưng đôi mắt hiền từ còn rất tinh anh, và giọng nói còn mạnh mẽ, ngừng lại để nhấp một ngụm nước.

Trong căn nhà nhỏ ở Seattle, tiểu bang Washington, có nhiều cây bao quanh, không khí như đẫm ướt sương, và lá rơi khắp mặt đường, tôi ngồi thu mình trong chiếc ghế sofa, mà theo lời bà, “được chế ra từ một chiếc giường mây mang đến từ cô nhi viện An Lạc, 35 năm trước đây.”

Và câu chuyện bà kể, cũng cũ xưa như chiếc giường mây tôi đang ngồi, xảy ra cách đây đúng 35 năm, với tôi là một hành trình đi tìm lịch sử, nhưng với bà là một chuyến xe trở về với kỷ niệm.

Tên bà là Betty Tisdale.

Hai cô gái tên Xuân (trái) và Liên, là 2 trong 5 cô gái đã được ông bà Tisdale nhận làm con nuôi từ cô nhi viện An Lạc. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

Bắt đầu từ cuộc di cư 1954

Câu chuyện được tiếp tục sau khi bà Tisdale đưa tôi đi thăm căn phòng, mà bà gọi là “The Việt Nam Room.”

Căn phòng, chứa đầy bàn ghế tủ giường làm từ Việt Nam, và một cuốn scrap book vĩ đại to bằng một phần tư cái giường, trong đó dán đầy hình ảnh và bài báo của gần năm mươi năm sinh hoạt của bà.

“Cuốn scrapbook của bà vĩ đại quá!” Tôi kêu lên.

Lần giở vài trang, bà Tisdale nói như cho một mình mình nghe.

“Cả cuộc đời tôi nằm trong ấy!

Bà Betty Tisdale đang chỉ cho phóng viên Người Việt xem chồng tài liệu bà còn giữ của thời di tản các em mồ côi An Lạc. (Hình: Phạm Kim/Người Việt Tây Bắc)

Ðó là cuộc đời của tôi...”

“Tôi sẽ phải trở lại căn phòng này, xem từng tài liệu, nếu bà cho phép!” Tôi nói.

“Sáng mai tôi sẽ đón em trở lại và chúng ta sẽ duyệt qua mọi tài liệu em muốn.” Bà Tisdale nhìn tôi hứa hẹn.

“Ồ thích quá, bà cho phép thật không?” Tôi reo lên.

Chúng tôi xuống ngồi ở phòng khách, rồi bà tiếp tục câu chuyện.

“Tôi sinh năm 1923 và là chị cả trong một gia đình có năm chị em.”

“Lớn lên trong thập niên 1930s, thời “depression” (giai đoạn Ðại Khủng Hoảng Kinh Tế) của Hoa Kỳ, tôi phải giúp cha săn sóc các em từ nhỏ, vì mẹ bà bị bệnh lao, lúc đó không chữa được, phải ở trong một viện dành cho những người cùng bệnh.”

“Năm tôi chín tuổi thì cha bị bệnh chết, đứa em trai út cũng chết vì bệnh lao.”

“Hai người cô ruột, và một người hàng xóm chia nhau mang bốn chị em chúng tôi về nuôi.”

“Lớn lên không được đi học nhiều, tôi làm đủ mọi thứ việc để kiếm sống, và dần dà được nhận vào làm thư ký cho hãng US Steel, một công việc không dễ lúc đó.”

“Lúc hai mươi mấy tuổi, tôi đã tự tạo được cho mình một cuộc sống khá ổn định, độc lập, không vướng bận, nhưng lúc nào cũng thấy mình bị thôi thúc bởi một cảm giác bất an là ‘chưa làm được gì.’”

“Mẹ nuôi thấy tôi bất an, luôn bảo là hãy mãn nguyện với cuộc sống của mình.”

“Nhưng hai chữ mãn nguyện làm tôi thật ‘bất mãn!’”

“Vì nếu lúc nào cũng mãn nguyện thì còn làm gì được cơ chứ?” Bà Tisdale cao giọng.

“Thế rồi một hôm, định mệnh đẩy vào tay tôi một cuốn sách khiến tôi ngơ ngẩn.”

Nói đến đây bà với tay lên kệ sách, rút ra và trao cho tôi cuốn sách cũ kỹ, bìa rách tả tơi. Ðó là một cuốn sách cũ kỹ đã xuất bản cách đây gần 50 mươi năm, có tên là “Deliver Us from Evil” của Bác Sĩ Tom Dooley, một bác sĩ quân y thuộc Hải Quân Hoa Kỳ.

Ngoài bìa là hình một người đàn ông Mỹ đứng cạnh một đứa bé Á Ðông.

Nâng cuốn sách trên tay, tôi như bị thôi miên bởi những tấm hình trắng đen ghi lại cuộc di cư của hơn một triệu người trốn chạy Cộng Sản từ Bắc vào Nam. Những hình ảnh có lẽ trông còn thê thảm hơn cả cảnh vượt biên của 'boat people' vào năm 1975.

Sách kể lại những gì Bác Sĩ Tom Dooley đã làm để xoa dịu vết thương của những người có mặt trên chuyến “Hàng Không Mẫu Hạm USS Montague” đưa người Bắc di cư vào Nam năm 1954.

Lật một trang sách, bà Tisdale chỉ cho tôi xem tấm hình chụp một người đàn bà đang trên đường trốn chạy, nhưng vẫn rất thanh lịch, đang được những đứa trẻ rách rưới lem luốc vây quanh.

“Ðó là bà Vũ Thị Ngãi, một người đàn bà góa chồng, có học thức, thuộc dòng dõi quý tộc.” Bà Tisdale nói.

“Trên đường di cư, bà Ngãi nhặt hết những đứa trẻ nằm lê lết bên xác của cha mẹ rồi mang theo vào Nam.”

“Những đứa trẻ này, là những em cô nhi đầu tiên của cô nhi viện An Lạc.”

“Ðó là lần đầu tiên tôi nghe đến cái tên cô nhi viện này.”

Tôi lướt nhanh những hàng chữ trước ở bìa trong.

Sách kể sau cuộc di tản, Bác Sĩ Tom Dooley giúp bà Vũ Thị Ngãi dựng cô nhi viện An Lạc, những trẻ mồ côi và nạn nhân chiến tranh, ông cứ về Mỹ xin tiền, gây quỹ, rồi lại mang vào Việt Nam để giúp đỡ họ.

“Nội dung cuốn sách cứ ám ảnh tôi. Tôi không thể xua được những hình ảnh bác sĩ Tom Dooley săn sóc đủ mọi loại bệnh nhân ra khỏi đầu.” Bà Tisdale kể tiếp.

“Tôi quyết tìm gặp Bác Sĩ Tom Dooley cho bằng được.”

“Và cuối cùng tôi thì cũng gặp được ông trong khu chữa bệnh ung thư của một bệnh viện ở Nữu Ước.

“Tôi hỏi ông có tôi có thể làm gì để giúp đỡ việc ông đang làm.”

“Ông không nói gì về bệnh tình của mình, mà chỉ bảo tôi khi có thì giờ nên về thăm cô nhi viện An Lạc, rồi sẽ biết phải làm gì.”

“Sau lần gặp mặt duy nhất đó, Bác Sĩ Tom Dooley qua đời, lúc ông mới 34 tuổi.”

“Bác Sĩ Tom Dooley còn nói với bà điều gì không?” Tôi hỏi.

“Có! Ông nói một câu mà tôi không bao giờ quên.”
“...”

“Là đừng bao giờ quên rằng một người bình thường cũng làm được những việc phi thường.”

“Một người bình thường cũng làm được những việc phi thường.” Tôi lập lại.

“Vâng! Thế là tôi để dành tiền, mua vé máy bay về thăm An Lạc.”

Cô nhi viện An Lạc

“Chiếc xích lô đưa tôi đến cô nhi viện trong một buổi trưa nóng bức của năm 1961.”

“Và dù đã chuẩn bị tinh thần, quang cảnh của cô nhi viện An Lạc làm tôi chết lặng.”

“Bà Vũ Thị Ngãi lúc ấy đang săn sóc một đứa trẻ bị ghẻ lở, đứng dậy rửa tay, rồi ra đón tôi, và đưa tôi đi một vòng thăm cô nhi viện của bà.”

“Trẻ em nằm thọt lỏn trong những cái võng được bện bằng vải rách, hoặc còng queo trên một dãy những chiếc nôi rỉ sét.”

“Không có hệ thống nước trong nhà. Tất cả mọi người tắm rửa ở các vòi nước ngoài sân.”

“Không có cả nhà bếp, ngoài những chiếc lò than nằm lỏng chỏng dưới đất.”

“Ở các góc phòng, nhiều trẻ em, đứa lớn bồng đứa bé.”

“Thế nhưng đâu đó vẫn có tiếng cười trong như pha lê, và những ánh mắt long lanh.”

“Tôi đến gần một chiếc nôi và bế một đứa bé.”

“Và khi đứa bé đưa hay tay quàng vào cổ tôi, rồi nhất định co chân đu người lên không cho tôi thả nó xuống nôi nữa, thì tôi biết cuộc đời mình giờ đã gắn liền với An Lạc.”

Cuộc đời gắn liền với An Lạc

Trở về Mỹ, bà Tisdale quyết định không thể tiếp tục làm thư ký cho hãng US Steel được nữa, mà phải đi tìm một công việc khác, để có điều kiện hỗ trợ bà Vũ Thị Ngãi, và những đứa trẻ đáng thương bà đã gặp ở An Lạc.

Nhờ người quen giới thiệu, bà được giới thiệu vào làm thư ký cho Thượng Nghị Sĩ Jacob Javits tại tiểu bang Nữu Ước.

Và dùng thế lực của Thượng Nghị Sĩ Javits, bà xin được thuốc men, tã lót, nồi niêu, xoong chảo, sách vở và tất cả những thứ một viện mồ côi cần có.

Hàng năm bà Tisdale dùng ngày nghỉ phép của mình để về thăm và sống với các em cô nhi An Lạc.

Cũng dùng sự quen biết của mình, bà gặp các binh sĩ Hoa Kỳ đóng gần Sài Gòn nhờ họ đến giúp xây hệ thống nước, bếp, và giường chiếu.

Cuối tuần, các binh sĩ Hoa Kỳ rủ nhau đến chơi đùa với các em, và làm những việc cần thiết để biến An Lạc thành một nơi tương đối khang trang cho các em.

Cũng tại An Lạc, bà Tisdale gặp một bác sĩ quân y góa vợ, đến giúp cô nhi viện và hai người kết hôn.

Trong tấm hình cưới của hai người, tôi thấy chồng bà, Bác Sĩ Quân Y Tisdale, có nét quen quen. Nhìn kỹ thì mới thấy ông có nét giống Bác Sĩ Tom Dooley thuở nào.

Trong vòng mười bốn năm trời, bà Tisdale mỗi năm đi thăm An Lạc mấy lần, và chăm sóc từng cô nhi ở An Lạc và coi tất cả như con của mình.

Cuộc sống êm đềm tưởng cứ thế trôi, nhưng không ngờ đùng một cái bà phải di tản cả cô nhi viện.

Di tản

“Sau khi đã mua vé đi Việt Nam rồi thì tôi bắt đầu lo.”

“Làm sao mang được các em qua đây?”

“Mang đến đây rồi chứa các em ở đâu?”

“Làm sao để có thể tìm ngay cha mẹ nuôi cho ngần ấy em trong vòng một thời gian ngắn?”

“Ðầu óc tôi quay cuồng những câu hỏi.”

Không biết bắt đầu từ đâu, bà Tisdale gọi Hoa Thịnh Ðốn, rồi được biết là chính phủ đòi hỏi trẻ em phải có sẵn cha mẹ nuôi, hay đang làm thủ tục làm con nuôi thì mới được vào Mỹ.

Bà gọi Sở Di Trú thì được họ đề nghị là nên liên lạc với một trong các tổ chức chuyên lo thủ tục con nuôi thì mới có thể mang các em vào Hoa Kỳ.

“Tôi chỉ là một cá nhân tự quyên tiền, bấy lâu đi về Việt Nam để giúp các em, hầu như không quen lắm với thủ tục xin/cho con nuôi.” Bà kể.

“Ngoại trừ những lần làm thủ tục nhận năm bé gái An Lạc làm con nuôi và mang về Mỹ.”

“Tôi gọi cho trung tâm Tressler Lutheran ở Pennsylvania, và được họ hứa sẽ tìm cách giúp đỡ.”

“Nhưng trước khi đi Việt Nam tôi còn phải tìm chỗ tạm trú cho các em.”

“Tôi chợt nhớ đến trại Fort BenningGeorgia. Nơi đây có những trại trống, tại sao không thể tạm để các em ở đó?”

“Liên lạc với vị tướng của trại Fort Benning mãi không được, tôi tìm cách gọi cho mẹ của ông, tự giới thiệu và giải thích là tôi phải mang 400 trẻ em cô nhi qua, cho biết cần sự giúp đỡ của bà, vì sáng mai tôi phải đi Việt Nam sớm.”

“May sao, bà biết đến tên tôi vì thỉnh thoảng tôi hay đi diễn thuyết ở các nhà thờ.”

“‘Ðể chuyện đó tôi lo cho!’ Mẹ của ông tướng nói.”

“Về đến Việt Nam, tôi đến ngay Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ.”

“Lúc đó tòa đại sứ đã chuẩn bị để đóng cửa, tủ bàn xô lệch, hồ sơ đã được đóng thùng, chuẩn bị đưa đi.”

“Vị đại sứ giới thiệu tôi với một người lo máy bay di chuyển của quân đội.”

“Ông ta nói có thể lo việc vận chuyển, cần bao nhiêu máy bay của quân đội cũng có, nhưng tôi cần được sự chấp thuận của chính quyền Việt Nam.”

“Tôi đi gặp thứ trưởng Bộ Xã Hội là Bác Sĩ Phan Quang Ðán, thì được ông cho biết chúng tôi cần phải có một danh sách và giấy khai sanh cho các em.”

“Trẻ em bị bỏ rơi người ta mang đến vất ở cửa cô nhi viện, chúng tôi nhặt vào nuôi, làm sao có giấy khai sanh bây giờ?”

“Nhưng bắt buộc phải vượt qua mọi trở ngại!”

“Chúng tôi làm việc thâu đêm để chế ra giấy khai sinh cho các em, rồi tạo ra một danh sách, với 400 tên.”

“Chúng tôi đặt tên cho các em trai bắt đầu với Vũ Tiến... Và các em gái bắt đầu với Vũ Thị...”

“Tại sao lại chọn họ Vũ?” Tôi hỏi.

“Vì lấy theo họ bà Vũ Thị Ngãi, sáng lập viên và giám đốc của cô nhi viện.”

“Sáng ngày lên đường chúng tôi mang danh sách lên nộp ở Bộ Xã Hội, thì được Bác Sĩ Phan Quang Ðán cho biết không thể cho các em trên mười tuổi ra đi.”

“Vì sao?”

“Chúng tôi sẽ cố thủ, chúng tôi không thể bỏ cuộc. Chúng tôi không thể để cho Việt Cộng tiến chiếm. Chúng tôi cần tất cả các em trên mười tuổi ở lại để giúp đánh trận.”

“Tôi rất tiếc là không thể để cho các em đi được. Ðó là quyết định của chính phủ tôi.”

Thứ Trưởng Phan Quang Ðán cương quyết.

Khi tôi mang lệnh của Thứ Trưởng Phan Quang Ðán về báo cho cô nhi viện thì cảnh trước mặt làm tôi thật đau lòng.

“Các em sơ sinh đã được đặt nằm gọn ghẽ vào trong những chiếc giỏ phủ đầy chăn và tã, các em lớn quần áo chỉnh tề. Các em hai ba tuổi thì đang chạy lăng quăng chơi đùa quanh những cái giỏ.”

Trang báo Columbus Enquirer-Ledger ở Georgia, phát hành ngày Thứ Bẩy, 12 tháng 4, năm 1975, đăng tin về chuyến bay sẽ đưa các trẻ em cô nhi An Lạc đến Georgia cùng ngày.

Một cô nhi đã chết trên đường đi, lúc đó báo này chưa biết tin. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

“Bà Vũ Thị Ngãi, người phụ tá và các thiện nguyện viên cũng đã sẵn sàng lên đường.”
“Tin nghe như sét đánh ngang tai, người lớn chỉ lặng lẽ nhìn nhau, còn các em lớn được bảo thay quần áo ra thì ngơ ngác.”

“Xa xa có tiếng súng nổ. Người ta bảo cộng sản Bắc Việt đã tiến gần vào thành phố.”

“Sau khi trấn tĩnh. Chúng tôi quyết định cùng kéo nhau hết ra phi trường, những em phải ở lại đưa tiễn những đứa được ra đi.”

“Trước khi lên xe, tôi quay lại nhìn cô nhi viện lần cuối.”

“Những chiếc nôi trống rỗng. Không có trẻ em, cô nhi viện trông như một cái xác không hồn.”

“Bà Vũ Thị Ngãi đứng yên một góc, mắt đỏ hoe.”

“Tại phi trường, chúng tôi bịn rịn chia tay.”

“Tôi ôm bà Ngãi, và hứa sẽ quay trở về để đón bà, mà lòng tự hỏi không biết khi tôi trở về được thì có muộn quá không.”

“Hai chúng tôi cùng cố không khóc, nhưng nước mắt ràn rụa.”

”Các em bé được quân nhân chuyển từ những cái giỏ vào các thùng giấy cho an toàn hơn.”

“Mọi thứ đã sẵn sàng.”

“Máy bay gầm gừ cất cánh, những cái vẫy tay của bà Ngãi và giọt nước mắt của các em nhạt nhòa dần. Nhưng những hình ảnh ấy sao cứ mãi khắc sâu trong tâm khảm.”

“Tôi đã ra đi, bỏ lại gần hai trăm đứa con mình đã săn sóc cả mười bốn năm trời.”

“Và lời nói của Thứ Trưởng Phan Quang Ðán mãi cứ vang trong tai tôi.”

“Chúng tôi sẽ cố thủ.

Chúng tôi không thể bỏ cuộc.”

“Chúng tôi không thể để cho Việt Cộng tiến chiếm. Chúng tôi cần tất cả các em trên mười tuổi ở lại để giúp đánh trận.”

Ngày 12 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay chở 219 cô nhi từ An Lạc đáp cánh an toàn tại Los Angeles. Một số cô nhi quá yếu đã được gửi lại ở UCLA để được săn sóc. Trách nhiệm của chính phủ Hoa Kỳ đến đây là hết. Ông bà Tisdale phải tự tài trợ phí tổn $21,000 cho chuyến bay đưa các em từ Los Angeles về Fort Banning để lo thủ tục tìm cha mẹ nuôi. Tất cả các em đã được trung tâm Tressler Lutheran Agency tìm cha mẹ nuôi trong vòng trên dưới một tháng.

(Trong số báo đặc biệt nhân 35 năm biến cố 30 tháng 4, Người Việt sẽ kể tiếp câu chuyện của bà Betty Tisdale, và cả câu chuyện của 216 cô nhi An Lạc năm nào; Ðiều gì đã xảy ra? Ai còn, ai mất? Hơn 200 em thuộc đại gia đình “Vũ Tiến...,” “Vũ Thị...” hội nhập ra sao?)



Ngô Nhân Dụng

Chúng ta mới có dịp gặp gỡ, trên tờ báo này, những nhân vật đã bị quên lãng trong 35 năm qua, kể từ sau biến cố năm 1975, như em Vũ Tiến Kính và bà Betty Tisdale. Nhiều độc giả Người Việt đã bày tỏ nỗi xúc động sau khi đọc câu chuyện em Kính đi tìm nguồn cội Việt Nam của mình. Nhờ duyên lành được một bác sĩ của trường UCLA chăm sóc em khi mới đến Mỹ, em bé mồ côi Vũ Tiến Kính đã được phóng viên Người Việt đưa về Little Sài Gòn hòa nhập trong cộng đồng người Việt. Vào cuối Tháng Tư này, em sẽ trở lại đây hội ngộ với đồng bào, bao nhiêu cánh tay đang chờ ôm lấy đứa con bị thất lạc suốt 35 năm, đang tìm về cùng cô dì, chú bác, anh chị em.

Ðầu tuần này, cũng trên mặt báo Người Việt, chúng ta lại được nghe Hà Giang kể câu chuyện bà Tisdale, người đã vận động mang được 2 trăm trẻ em mồ côi Việt Nam sang Mỹ vào những ngày cuối Tháng Tư năm đó, mà em Kính là một trong số trẻ may mắn này. Cùng lúc đó, ở Sài Gòn, báo Tuổi Trẻ đã kể câu chuyện cô Trista Goldberg, một trẻ mồ côi được bốc khỏi Sài Gòn vào cuối Tháng Tư 1975, lúc cô mới lên 4 tuổi. Cô Trista đã tìm lại được cha mẹ nuôi cũ hồi cô ở Việt Nam, rồi tìm được cả cha mẹ ruột và anh chị em, sau khi cả hai gia đình đã sang Mỹ sống. Cô Trista dùng mạng lưới Internet liên lạc với trên 50 trẻ em mồ côi khác, cũng ra đi trong những chuyến không vận năm 1975. Cô đã lập một tổ chức giúp họ tìm cha mẹ, thân nhân. Tổ chức tên là Operation Reunite, Chiến dịch Tái Ngộ, dùng Facebook để nói chuyện với nhau, trao đổi tin tức. Dù có người giúp hay không, những đứa trẻ bị quên lãng trong suốt 35 năm qua vẫn muốn về tận nguồn gốc, tìm hiểu tổ tiên và nhận họ hàng.

Cuối Tháng Tư này, quý vị trong vùng Little Saigon sẽ có cơ hội gặp bà Betty Tisdale, một người xả thân vì việc nghĩa, mà sau khi đọc bài báo của Hà Giang nhiều độc giả đã gọi bà là một vị tiểu bồ tát. Nhưng trong cùng bài báo trên, Hà Giang cho biết chính bà Betty Tisdale đã gọi bà Vũ Thị Ngãi, và Bác Sĩ Tom Dooley là những vị “thánh.” Bà Ngãi là người trông nom cô nhi viện An Lạc ở Sài Gòn trước 30 Tháng Tư, năm 1975, sau khi đã đưa 80 em trẻ mồ côi từ Bắc di cư vào Nam năm 1954. Betty Tisdale đã đọc sách của Bác Sĩ Thomas Dooley nên biết đến bà Ngãi và công cuộc nuôi cô nhi của bà tại Việt Nam. Bác sĩ là người đã khuyên bà Tisdale hãy đi Việt Nam, hãy tới thăm Cô nhi viện An Lạc. Những lời ông khuyên, trên giường bệnh, trước khi ông qua đời vì ung thư khi mới 34 tuổi, đã thay đổi cuộc đời của người phụ nữ này. Bà Tisdale đã gặp các cô nhi, hàng ngàn “đứa con” của bà Vũ Thị Ngãi, từ năm 1961 đến năm 1975. Bà đã dùng cuộc đời sau đó của mình để đi tìm các nguồn tài trợ giúp nuôi các trẻ em mồ côi này, mặc dù bà vẫn sống và làm việc như mọi phụ nữ Mỹ bình thường khác. Và Tháng Tư năm 1975 bà Tisdale đã vận động để đưa được 219 trẻ em mồ côi qua tới Los Angeles, rồi dần dần trao các em cho các gia đình cha mẹ nuôi. Ðã 35 năm qua, năm nay là lần đầu tiên bà Betty Tisdale, nay 87 tuổi, sẽ chính thức “tái ngộ” với cộng đồng người Việt Nam, ở California. Ðể người Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn với một con người có tấm lòng từ bi vô lượng và một ý chí phi thường khi muốn làm việc nghĩa.

Trên thế giới không thiếu gì những người giầu lòng từ bi. Cũng trong số báo Người Việt đầu tuần này, quý vị đã đọc chuyện một gia đình người Việt ở Mỹ hàng năm vẫn về làm việc thiện tại một ngôi chùa ở Huế. Phóng viên Trần Tiến Dũng đã chứng kiến cảnh hàng trăm người kém mắt được Ni Sư Minh Tú mời về chùa nhận những món quà do lòng từ thiện của người Việt giúp đỡ người Việt. Có những cụ già 90 tuổi, hoàn toàn mù lòa, tai không còn nghe được nữa; có cả những em mù từ tấm bé, được mẹ ôm tới chùa. Mỗi lần trên báo này kể một câu chuyện thương tâm ở trong nước, rất nhiều độc giả đã viết thư xin địa chỉ các nạn nhân để trực tiếp giúp.

Trong xã hội người Việt, ở ngoại quốc cũng như ở trong nước, có bao nhiêu người muốn làm việc thiện, và rất nhiều người có thể sẵn sàng xả thân vì đạo nghĩa. Một điều khác biệt, là ở những nơi con người được sống tự do thì người ta có thể làm việc thiện hiệu quả hơn. Bởi vì một người làm việc thiện một mình đã là rất tốt, nhưng nếu 10 người, 100 người cùng góp sức, cùng tổ chức chung để làm việc thiện thì kết quả không phải chỉ nhân lên 10 lần hay tăng lên gấp 100 lần, mà có thể tăng lên hàng vạn, hàng triệu lần sức của một cá nhân.

Ðọc câu chuyện về bà Betty Tisdale, chúng ta thấy công việc bà làm đã sử dụng tới nhiều tổ chức trong xã hội công dân ở Việt Nam cũng như ở Mỹ. Bà Tisdale không thể thực hiện được ý nguyện độ sinh của mình dễ dàng, nếu không có bà Vũ Thị Ngãi và những người khác, đã tổ chức ra cô nhi viện An Lạc ở Việt Nam. Chính các tổ chức tư nhân, trong đó có nhiều tôn giáo tham dự, đã lo hàn gắn các “vết thương xã hội” trong thời chiến tranh ở miền Nam. Chính quyền không đủ sức lo tất cả, các công dân tự động đứng ra làm các việc đó. Ðó là ý nghĩa của sự thành hình xã hội công dân. Trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa, mọi người dân cũng được tự do làm việc từ thiện, tổ chức các hội thiện nguyện, mà không bị các cán bộ trong một “Mặt trận Tổ quốc” nào theo dõi, kiểm soát tư tưởng chính trị!

Ở nước Mỹ, xã hội công dân còn mạnh hơn nữa. Khi cần giúp các em cô nhi ở Sài Gòn, bà Tisdale trở về Mỹ vận động các hội thiện, các nhà thờ, bệnh viện, để xin thuốc men, tiền bạc, thực phẩm. Các tổ chức tư nhân, tự nguyện này, tạo thành một xã hội công dân Mỹ, hoàn toàn độc lập với chính quyền Mỹ. Ðây là một truyền thống trong xã hội Mỹ từ thời lập quốc, mà các nhà quan sát nước ngoài như Alexis de Tocqueville đã khen ngợi. Xã hội công dân năng động chính là một nền tảng giúp cho chế độ tự do dân chủ ở nước Mỹ được bền chặt, không qua những cảnh thăng trầm như ở Âu Châu.

Bà Tisdale không bao giờ quên một câu Bác Sĩ Tom Dooley khuyên bà, khi ông nằm chờ chết trên giường bệnh, “Ðừng bao giờ quên rằng một người bình thường cũng có thể làm được những việc phi thường.”

Trên thế giới, và trong nước Việt Nam của chúng ta, có biết bao nhiêu người bình thường với tấm lòng từ bi. Họ có thể làm được những việc phi thường, như bà Tisdale, nếu có hoàn cảnh thuận tiện. Chúng ta có thể tạo ra được những hoàn cảnh thuận lợi, bằng cách xây dựng một xã hội trong đó mọi công dân đều được tự do hội họp lại để cùng làm việc công ích, mà không cần phải xin giấy phép, không bị điều tra lý lịch chính trị - chắc chắn không bị điều tra từ ông bà tổ tiên ba đời trước! Mẹ Teresa đáng được phong thánh, dù bà theo bất cứ tôn giáo nào. Nhưng nếu bà Agnès Gonxhe Bojaxhiu sống ở trong một nước thiếu tự do, như tại quê hương bà ở Albanie, thì bà không thể thực hiện được những công trình lớn lao như bà đã làm được tại Ấn Ðộ. May mắn, quê hương thứ hai của bà là một nước tự do dân chủ, cho nên bà mới được tự do dựng trường học, lập nhà thương, khuyến khích mọi người tự động đứng ra tổ chức làm công việc thiện nguyện chung với nhau, mà không bị một chính quyền độc tài nghi ngờ rồi ngăn cản. Năm 1950, Mẹ Teresa lập Hội Truyền Giáo Bác Ái. Năm 1952, bà thành lập Nhà của Những Người Ðang Chết. Nếu Mẹ Teresa không đến Ấn Ðộ mà lại tới Trung Hoa để làm việc thiện, thì chắc chắn sau năm 1949 bà sẽ phải bó tay. Vì Mao Trạch Ðông cũng như Stalin không bao giờ cho phép xã hội công dân được phát triển độc lập ngoài tầm kiểm soát của đảng cộng sản.

Các chế độ độc tài thường ngăn cấm người dân không cho tự do lập hội. Họ có thể cho phép những người bất mãn ngồi quán chửi chế độ mà không ai bị bắt. Nhưng nếu có 3 người, 5 người muốn họp nhau lại làm một việc gì chung, mà chính quyền thấy không kiểm soát được về mặt chính trị là họ sẽ cấm ngay. Trong các chế độ độc tài người ta đặt ra đủ các thứ “giấy phép” để ngăn cấm những hoạt động mà họ nghi ngờ. Mà các chế độ độc tài thì nghi ngờ tất cả mọi người dân. Trong bài trước, mục này đã kể tại Ba Lan chính quyền chấp nhận những lời khai của công dân mà không cần phải thị thực chữ ký, một cách giản dị hóa thủ tục hành chánh đỡ làm mất thời giờ của dân. Ông bộ trưởng Tài Chánh Ba Lan giải thích: Nguyên tắc là hãy tin dân đã; bao giờ có bằng cớ họ nói dối thì sẽ dùng luật pháp trừng phạt. Ở các chế độ độc tài thì ngược lại, chính quyền bao giờ cũng nghi ngờ dân trước đã. Xã hội công dân không phát triển được vì không có quyền tự do hội họp và lập hội. Một cách ngăn cản các quyền tự do của dân là thiết lập những hàng rào giấy phép! Trên mặt kinh tế, hậu quả của chính sách độc tài vẫn còn tác hại. Trong một bài phỏng vấn gần đây trên báo Tiền Phong, Tiến Sĩ Lê Ðăng Doanh nhận xét về nạn giấy phép sinh sôi, “Luật Doanh nghiệp khi ra đời đã xóa bỏ được 180 giấy phép con, chuyển đổi 286 giấy phép khác. Nhưng đến nay, giấy phép đã mọc thêm hơn 400 cái. Những giấy phép này được quy định trong luật, trong nghị định.”

Nhiều vị độc giả Người Việt ở trong nước chắc cũng rất cảm động đọc những câu chuyện các em Vũ Tiến Kính, Trista Goldberg, chuyện bà Tisdale. Năm 1975, bà Tisdale chắc khó lòng tìm được nơi an trú cho 219 trẻ em mồ côi người Việt, nếu không nhờ một tổ chức thiện nguyện là Tressler Lutheran ở tiểu bang Pennsylvania đứng ra giúp các thủ tục giấy tờ tìm cha mẹ nuôi. Ðó là một tổ chức độc lập với chính quyền nước Mỹ, một trong hàng trăm ngàn, hàng triệu tổ chức tư nhân ở Mỹ, giường cột của xã hội Mỹ. Cô Trista cũng không thể thành lập một tổ chức như Operation Reunite quy tục các trẻ em mồ côi 1975, nếu cô không sống trong một nước với xã hội công dân năng động như ở nước Mỹ. Nếu sống ở một nơi mà Facebook bị cấm, Internet bị kiểm duyệt, thì cô làm sao gặp gỡ được 50 người cùng cảnh ngộ? Chính nhờ có tự do, cho phép xã hội công dân phát triển, mà “những người bình thường cũng có thể làm được những việc phi thường.”