Friday, January 23, 2009

Vu Quy Phi

Toi la : Cuu SVSQ/TB/TD khoa 2/72 . KBC 4100 .
Truoc thuoc don vi TD 1/33 SD 21 BB , KBC 4615 . Bi thuong ngay 23/12/1974
trong cuoc HQ tai quan Long My , Chuong Thien bi dap min cua CSBV va bi cut 2 chan . Hien nay toi da co gia dinh , vo cung bi cut 2 chan ngay 30/4/75 do bi Vc phao kich tai Cong Ba Sep , Hoa Hung luc 7g sang va co duoc 2 con gom 1gai + 1 trai .

Xin chan thanh cam on tam long cua cac Huynh Truong va cac Dong Mon da quan tam giup do cac anh em TPB cuu SVSQ con dang song cuc kho tai que nha , chung toi se khong bao gio quen cong on cua cac ban.

Xin cau chuc cac anh em va gia dinh sang nam moi duoc that nhieu suc khoe , van su an lanh .

Tran trong kinh chao
Vu Qui Phi27/5B , Tran Van MuoiAp : Xuan Thoi Dong 2Xa : Xuan Thoi Dong Huyen : Hoc Mon , SaiGon , Viet NamDT : 84.8.37108631 - 84.985685520

Tuesday, January 20, 2009

Xuân Về Trên Rừng Vắng




Đêm nghe đạn pháo đón giao thừa
Không biết mai vàng đã nở chưa
Nơi đây rừng vắng dăm thằng lính
Nâng chén rượu mừng uống say sưa

Lính trận miền xa buổi xuân về
Phiên gác đêm buồn nhớ mải mê
Chẵng biết ngày mai trên trận tuyến
Bao kẻ ra đi lổi hẹn thề

Xuân trên rừng vắng gió lặng im
Lững lờ mây trốn bóng trăng chìm
Không biết còn bao mùa xuân nửa
Xa biệt quê hương mỏi bước tìm

Mừng xuân chén rượu uống mềm môi
Chia xẻ cùng nhau kiếp nổi trôi
[Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỹ nhân hồi]

SVSQ Lê Chiến khóa 8/72

Monday, January 19, 2009

CHUYỆN MỘT CHIẾN HỮU SỐNG 12 NĂM TRONG HẦM KÍN TẠI CÙ LAO ÔNG HỔ (LONG XUYÊN).



An Giang trước đây thuộc Thuỷ chân Lạp, được Quốc vương Chân Lạp Nặc Tôn dâng chúa Nguyễn phúc Khoát năm 1757 để đến ơn lập mình lên làm vua và dẹp loạn. Năm 1832, Minh Mạng đổi các Trấn thành Tỉnh An Giang. Đến đời Pháp thuộc, năm 1876 thống đốc Dupré, An Giang được chia ra lục tỉnh : Long Xuyên, Châu Đốc, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và Sa Đéc.
Bạn Lý bá Bổ (ảnh ngày 4/1/2009)

An Giang có 2 nhánh sông Tiền và Hậu Giang chảy qua và sông Thoại Hà do vua Gia Long giáng chỉ cho Ông Nguyễn văn Thoại đào vào mùa Xuân 1818.
Thuở còn đi học, tôi rất thích bài Dòng An Giang của Anh Việt Thu vì dễ đàn, dễ hát và lời ca rất hay :

Dòng An Giang sông sâu nước biếc
Dòng An Giang cây xanh lá thắm
Lã lướt về qua Thất sơn
Châu Đốc dòng sông uốn quanh
Soi bóng Tiền Giang Cửu Long.
Dòng An Giang trăng lên lấp lánh
Dòng An Giang tung tăng múa hát
Đêm đến dòng sông thở than
Bên mấy hàng cau hắt hiu
Đã mấy mùa Xuân thái bình.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Dòng An Giang ai qua vẫn nhớ
Dòng An Giang xinh xinh nước biếc
Đây những thuyền ai lắc lơ
Đôi mái chèo trăng lướt qua
Lơ lửng vầng trăng vở tan.
Dòng An Giang xanh xanh khóm trúc
Dòng An Giang lơ thơ bến nước
Đây những người thôn nữ xinh
Duyên dáng chuyền tay dắt nhau
Múc mấy vầng trăng đổ đi . . .

An Giang cách Sài Gòn 189 cs, có nhiều ruộng lúa, sông hồ, đồi núi. Phong cảnh đẹp. Có nhiều khu du lịch : bến đá núi Sam, lâm viên núi Cấm, đồi Tức Dụp, Miễu bà Chúa Xứ, Lăng Thoại ngọc Hầu, chùa Tây An và nhiều... cù lao.
Cù lao Ông Hổ gồm 1 cồn lớn nằm cạnh thị xã Long Xuyên ( nay thuộc xã Mỹ Hoà Hưng gồm 5 ấp ) và 1 cồn nhỏ Phó Ba ( có 1 ấp ). Xuống bến phà Ô Môi phía Long Xuyên chỉ cần 15 phút đi đò là đã bước lên bờ cù lao.
Cồn có chiều dài 9cs và chỗ rộng nhất 3 cs. Diện tích tự nhiên 17,6 cs vuông.
Trước đây cù lao thuộc tổng Bình Thành tỉnh Long Xuyên. Đời vua Minh Mạng (1820-1840) cù lao có 1 nghĩa binh tên Trương công Lý mất được vua cho lập đình và sắc phong là vị thần tại đình làng Mỹ hoà Hưng.
Tên gọi cù lao Ông Hổ có nhiều cách lý giải. Có truyền thuyết cho rằng khi cù lao mới hình thành có đôi vợ chồng già đi lượm củi vớt được 1 con mèo con. Lớn lên hoá ra là một con hổ. Ông bà cụ mất, hàng năm đến ngày giổ hổ về với 1 con thú rừng phủ phục trước phần mộ để tưởng nhớ công ơn. Lâu dần, dân địa phương gọi là cù lao ông Hổ và cho lập đền thờ. Hiện nay, miếu thờ vẫn còn ở đầu rạch Cái Mơn ấp Mỹ Long.

Ngoài cù lao ông Hổ còn cù lao ông Chưởng,cù lao Giêng với xóm đạo Công giáo và trại mồ côi. Ngay địa phận 2 xã Hoà Hảo và xã Hưng Nhơn, trên Chợ Mới một chút, sông Tiền Giang phía Tân Châu và sông Hậu Giang phía Châu Đốc ăn thông với nhau bằng sông Vàm Nao rất rộng. Sông nầy có những dòng nước xoáy ngầm làm sụp lỡ 2 bên bờ mỗi ngày thêm thênh thang.
Từ thời Pháp thuộc, nhà thơ Huy Cận đã cảm hoài :

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng lòng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống chiều lên sầu chót vót
Sông dài, trời rộng bến cô liêu.
Bèo giạt về đâu hàng nối hàng ?
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng ...

Dân An Giang hiền hoà trong đời sống tâm linh, hiếu khách thật thà khi tiếp xúc, được thiên nhiên ưu đải, có nhiều ruộng lúa sản lượng cao. Đến với cù lao ông Hổ bạn có thể nghỉ đêm sinh hoạt với cư dân ( homestay ) như ân tình ruột thịt bên dòng An Giang cây xanh, nước biếc.
Buổi sáng, vừa thức dậy nhìn ra sông bạn sẽ thấy ngay nhiều miệng chài nở tròn sau vòng tay vẩy của ngư dân đứng trên đầu một chiếc xuồng con bé xíu, những chiếc vó khẳng khiu vừa cất lên lấp lánh vảy bạc dưới ánh nắng buổi bình minh và một chợ nổi với những cây “bẹo” tòn ten rau củ, trái cây trước mũi ghe.
Buổi trưa sau khi đi trên một xuồng ba lá qua các kênh rạch ruộng vườn, nhìn các cô thôn nữ với nét mặt ưa nhìn thoăn thoắt ngắt những bông điên điển màu vàng óng và trở về với món ăn dân dã : cá lóc nướng trui, mắm thái Châu Đốc, bông điên điển nhúng lẩu cá linh ...
Bạn H.V.T (Houston-TX), một chiến hữu của vùng sông nước miền Nam, có bài thơ “vàng bông điên điển”, tôi thích nhất đoạn chót :

... Nắng chiều soi bóng chao nghiêng,
Em say sưa hái để quên dáng ngồi.
Tóc dài rẽ lệch đường ngôi,
Ôm bờ vai để tơ trời mân mê.
Đầy bông điên điển xuồng về,
Em thung dung giữa bốn bề nước mây.
Hương đồng quyện tóc huyền bay,
Anh làm lữ khách thương hoài màu bông.
(thơ Huyền vân Thanh)

Buổi chiều, bạn có thể mượn một xe đạp chạy xuyên đường làng quanh co hơn 10 cây số để thăm vườn mai của các nghệ nhân, trong ánh nắng nhạt dần của buổi hoàng hôn.
Đêm xuống, bạn dễ dàng chìm trong giấc ngủ, đâu đây tiếng hát ngọt ngào của một thôn nữ hay giọng ca mộc mạc của một lực điền trong tiếng bập bùng của ghi ta phím lõm u buồn...
Ông Hổ là một cù lao Nam bộ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp hoang sơ : phong cảnh nên thơ hữu tình, con người thuỷ chung son sắt.

Dù ai xuôi ngược bốn bề,
Chưa đến ông Hổ, chưa về An Giang.
( ca dao Nam bộ )

Gần đây, do đưa đón vài đoàn khách nước ngoài đến cù lao Ông Hổ, vô tình tôi biết chuyện một chiến hữu sống 12 năm dưới hầm sâu tại ấp Mỹ Thuận, phía Đông của cù lao. Câu chuyện càng nung nấu tâm can tôi hơn khi biết vợ bạn là cựu học sinh Trung học Đoàn thị Điểm niên khoá 1970-1976.




Bạn Lý bá Bổ sinh ngày 9/7/1954 tại ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ hoà Hưng, Châu Thành, An Giang (cù lao Ông Hổ). Bạn còn 8 anh chị em. 5 trai, 3 gái . Bạn thứ 9, còn 1 em trai và 1 em gái. Mẹ bạn mất năm 2000 và cha mất năm 2003, thọ 92 tuổi. Bạn là cựu học sinh Trung học Thoại ngọc Hầu Long Xuyên.

Bạn theo học khoá 10B/72 SQTB tại Đồng Đế Nha Trang. Số quân : 74/519359. Bạn tốt nghiệp hạng 90/1089 SVSQ ngày 27/10/73 được điều về TĐ 477 ĐPQ đóng ở Tầm Vu Phụng Hiệp Cần Thơ do Thiếu tá Nguyễn văn Khăm làm TĐT. ( đầu năm 1974 TĐT là Thiếu tá Phan thế Trung ).
Tháng 12/73 đồn Cầu Cây-Rạch Gòi do Chuẩn uý Nguyễn thành Trát làm trưởng đồn bị các TĐ Tây đô bao vây (TĐ1+2+3). Đơn vị bạn được lệnh đánh giải vây, bạn bị 1 viên đạn AK xuyên vai phải, nằm QYV PTG Cần Thơ một tháng. Tái khám 2 lần 29 ngày.
Bạn Bổ và vết thương củ từ 12/73



Sau đó, bạn được chuyển về TĐ 407 ĐPQ thuộc TK Phong Dinh do Đại uý Nguyễn văn Giúp làm TĐT, đóng ở kinh Thị đội, Bà Đầm, Thới Lai-Cờ Đỏ. Bạn được thăng cấp Thiếu uý ngày 11/02/1975.

Sáng 30/4/1975, bạn tháp tùng theo đoàn quân của nhiều đơn vị dùng tàu vượt biển Mỏ Ó Sóc Trăng. Gồm 2 tàu cây, mỗi tàu chở hơn 100 binh sĩ, đầy đủ súng ống đạn dược. Vừa ra biển hơn 5 cây số sóng lớn làm chìm 1 tàu (tất cả đều chết). Tàu bạn Bổ bị vô nước, chết máy dạt vào bờ neo đậu bên trong cửa sông chờ sóng yên sẽ ra đi. Nhưng khoảng 3 giờ sáng tàu bị bộ đội bao vây và bị bắt dẩn về căn cứ hải quân Đại Hải Long Phú Sóc Trăng. Toàn bộ quân trang và vũ khí bị tịch thu.

Sau 9 ngày nhốt ở một trường Tiểu học, bạn được cấp giấy cho về địa phương và bị đưa tập trung ở trường ĐTĐ Cần Thơ. Tháng 8/75 được đưa lên TTHLCL Châu Đốc. Bạn ở khung 7. Khoảng 8 tháng sau được đưa về Liên Trại 2 Vĩnh Điều Vĩnh Gia thuộc Tri Tôn Châu Đốc gần kinh Vĩnh Tế và bắt đầu đào kinh về Ba Thê núi Sập. Con kinh ngang 50m, sâu 5m từ kinh Vĩnh Tế nhắm tới núi Ba Thê.
Đêm 23/01/77 ( 5/12 âl ) lúc 22 giờ đêm nhóm cải tạo khoảng 50 người được lịnh ra bờ kinh Vĩnh Tế nhận hàng đem về trại ( lộ trình khoảng 10 cs ). Bạn và 50 trại viên bơi ngang sông, vượt trại. Mười phút sau, bộ đội truy đuổi bắn chết một số và một số bị bắt sống, còn được 14 người tìm đường sang Tỉnh Tà Keo. Thiếu uý Đức người Sg chết chìm vì không biết lội.
10 giờ sáng hôm sau đoàn còn 13 người. Có 1 anh bạn đem 1 số hình ảnh ướt ra phơi, phản chiếu ánh mặt trời nên bị Khơ Me đỏ phát hiện. Chúng cho quân bao vây. Một số bị bắn chết. Một số bị bắt chúng đánh đập tàn nhẩn. Bạn Bổ chui vào rừng tràm trốn, may chúng xom không gặp. Sau khi bọn Khơ Me đỏ rút, chỉ còn bạn và Thiếu uý thiết giáp Nguyễn văn Non ( tức soạn giả Yên Hà ). Nửa đêm, bạn Non trốn một mình tìm đường sang Thái Lan. Bạn Bổ cô đơn chờ đêm đến lội sang kinh Vĩnh Tế trở về VN, lưu lạc hơn 15 ngày trong rừng, chỉ ăn lá tràm non, đọt chạy, ốc sống và uống nước ruộng. Bạn tìm đường về nhà cha mẹ ở Cù lao Ông Hổ đúng đêm giao thừa Tết âm lịch năm 1977.

Với sự chở che của cha mẹ già, bằng cách đóng một thùng cây âm dưới đáy một bồ lúa sau nhà. Bạn đã ở trong hầm nầy trong 12 năm. Bạn luôn nghĩ cha mẹ thương che dấu nhưng hết sức nguy hiểm. Tình cờ 1 đêm bạn nghe radio mục tìm bạn bốn phương, bạn biên thư làm quen một cô giáo tật nguyền ở Cần Thơ bị giảm biên chế. Cô ta lên Cù lao Ông Hổ tìm bạn và dẫn bạn về Cần Thơ. Hai cuộc đời hẫm hiu, 2 số phận cay đắng gặp nhau, kết thành vợ chồng.
Lúc đầu bạn chỉ nói là trốn nghĩa vụ. Gia đình giúp bạn làm CMND mới với tên giả Phan đức Long sinh năm 1960.

Sau cùng, sợ bị phát hiện bạn nói thật trốn trại và gia đình bên vợ dẫn bạn ra trình diện Sở CA Cần Thơ ngày 18/08/93. Nơi đây, cho người về cù lao Ông Hổ tìm gặp cha mẹ bạn để xác minh. Bạn bị tạm giữ 1 tháng và sau đó trình diện mỗi ngày, mỗi tuần gần 4 năm (đúng ra là 3 năm 8 tháng 12 ngày ).
Bạn chính thức phục hồi quyền công dân khi được cấp CMND ngày 02/08/1997 ( sau khi được Sở Tư Pháp cho phép ), với 1 cái tên đặc biệt : Lý bá Bổ Phan đức Long.
Dù sống trên quê hương, nhưng bạn Bổ đến ngày được cấp lệnh khoan hồng có thời gian mất quyền công dân kỷ lục : 22 năm 3 tháng 18 ngày. Nhưng thời gian nầy bạn Bổ ở trong hầm tối 12 năm. Khi ra khỏi hầm về Cần Thơ bạn chỉ còn 35 kg và á khẩu 1 thời gian dài mới nói chuyện được.

Cô Hồng Nga (vợ bạn Bổ), cựu hs Đoàn thị Điểm, tốt nghiệp ĐHSP Anh văn năm 1981. Được về dạy AV trường PTTH Nguyễn việt Hồng ở cầu Đầu Sấu ( trước đây là trường Trung học Cái Răng do đại tá Mã sanh Nhơn, chỉ huy trưởng TT/HLCL Châu Đốc tài trợ xây cất ). Vì 2 chân bị yếu và sau khi giải phẩu không đi đứng được, cô bị cho nghỉ việc. Hiện nay cô kèm các cháu học sinh cấp II môn Anh văn tại nhà. Ngoài ra cô còn điều hành hội người khuyết tật Cần Thơ khoảng 240 người ( vận động nhà ai nấy ở ) và cơ sở nhịp cầu nuôi dạy 18 người khuyết tật. Họ đang làm nghề điêu khắc hàng thủ công mỹ nghệ, gia công ráp táp lô điện, quạt máy, thêu thùa, kết cườm ...kiếm sống qua ngày. Thường đầu ra sản phẩm rất yếu không đủ sống phải nhờ đến lòng nhân ái của các mạnh thường quân, chùa, nhà thờ v.v... Bạn Bổ là 2 chân của vợ để giao thiệp, tiếp xúc, nhận hổ trợ của các cá nhân và hội đoàn.

Hy vọng quảng đời còn lại của 2 bạn Bá Bổ + Hồng Nga tìm được nguồn hạnh phúc và an ủi qua các công tác xã hội giúp đời. Chúng tôi cũng cầu xin cho hội người khuyết tật do cô Hồng Nga điều hành, ngày càng có nhiều những tấm lòng vàng quan tâm, giúp đỡ.

T.V Cần Thơ.
( 15/01/2009 )
Cù lao Ông Hổ (Long Xuyên)


Friday, January 16, 2009

Hình ảnh người chiến sĩ Cộng Hòa qua ý nhạc mùa chinh chiến



Suốt dọc chiều dài của cuộc chiến tranh tự vệ của quân và dân miền Nam Việt Nam chống lại cuộc xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt trong cả hai thời Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa, hình ảnh người chiến sĩ Cộng Hòa luôn được tô đậm nét cả trong văn chương và thi ca lẫn trong nhạc kịch và điện ảnh như là những chàng trai thời tao loạn đành lòng “xếp bút nghiên theo việc đao binh,” giã từ mái ấm gia đình nơi có mẹ già và đàn em dại hoặc người vợ hiền và đứa con thơ để lên đường cầm súng bảo vệ quê hương:
“Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt
trên bờ lau sậy nầy!
Anh là ai?”
Lời mở đầu từ bản nhạc chủ đề phim “Người Tình Không Chân Dung” rất thịnh hành tại miền Nam Việt Nam hồi cuối thập niên 1960 nói lên cái thắc mắc của mọi người đang vui hưởng tự do, dân chủ tại miền Nam Việt Nam giữa lúc Cộng Sản Bắc Việt và khối Cộng Sản Quốc Tế đang mở cuộc tấn công xâm lược và lấn chiếm Việt Nam Cộng Hòa -trong đó đặc biệt phải kể tới những cô gái mới lớn, những người em gái hậu phương và những “người yêu của lính”- về chân dung đích thực của người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hay gọi một cách thân thương hơn, là “anh lính Cộng Hòa.”
Người lính Cộng Hòa này có thể là một anh “tân binh quân dịch” lên đường thi hành nghĩa vụ cầm súng giết giặc trong thời gian một vài năm rồi lại trở về hậu phương tiếp tục việc học hành hoặc làm việc tại các nhà máy hay chốn văn phòng để cùng toàn dân chung sức xây dựng quê hương. Không đâu thể hiện hình ảnh chàng tân binh quân dịch này sống động cho bằng mấy câu ca sau đây từ một nhạc phẩm nói về một chàng thanh niên bằng lòng lên đường làm nghĩa vụ trai thời tao loạn để rồi lúc nào cũng được những người em gái hậu phương yêu mến và trao duyên:
“Người thường tìm sang giàu tới
Lòng này thì khác người ơi
Ước thề hứa duyên cho người
Cầm cây súng tòng quân tươi cười...”
Cũng từ ý nhạc mùa chinh chiến, người lính chiến là những chàng trai tuổi đời vừa chớm đôi mươi, và “Tình Anh Lính Chiến” luôn là mối tình bao la của những chàng trai trẻ đang là bè bạn thân thiết với nhau, dù kẻ ở hậu tuyến ấm êm, người nơi chiến trường gai lửa:
“Anh chiến trường tôi nơi hậu tuyến
Ðời lính chiến xuôi gặp nhau đây
Hai đứa mình còn mỗi đêm nay
Nói gì cạn niềm thương rồi ngày mai ta lên đường...”
Nhưng cho dù ngày chiến chinh dài có làm cho đôi bạn phải cách xa, lòng họ vẫn luôn nghĩ đến nhau:
“Mai nếu đời ngăn chia ngàn lối
Ðừng quên nhé những ngày bên nhau...”
Ðó là đối với các bạn trai là chiến binh cùng trang lứa tại Miền Nam Việt Nam lúc nước nhà đang nghiêng ngả vì quân Cộng Sản xâm lược. Còn với đối tượng khác phái của mình, tức là những cô gái mới lớn, những người em gái hậu phương và những “người yêu của lính” thì chân dung của người chiến sĩ Cộng Hòa ra sao?
“Tuổi đời vừa mới đôi mươi
Không đẹp, người cũng dễ coi
Ðộc thân, vui tính, tròn ba năm lính
Chưa lần có bạn tâm tình...”
Hình ảnh người lính chiến có khi rất xa xăm, mơ hồ và không mấy rõ nét, ngoài đặc điểm dễ nhận biết là vẻ phong trần trên dáng dấp người trai trẻ:
“Này chàng, từ hậu phương hay nơi biên cương
Nơi đây chàng đến, áo vương bụi đường
Nhìn chàng là người trai ôi phong sương...”
Dù chưa biết rõ gốc tích của chàng trai, ấy thế mà em đã đâm ra yêu chàng ngay tự “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” mới chết chứ! Có thể đó là lúc em vừa nhìn thấy bóng dáng chàng cùng đồng đội bước đi trên bờ đê hay một mình chàng lang thang múc nước đổ vào bi-đông bên dòng sông vắng:
“Nhưng tôi đã mến biết bao lâu rồi...
Chàng từ miền ngược xuôi hay nơi đâu
Nơi đây chàng đến kết duyên ban đầu
Một lời mặn mà xin trao cho nhau
Tuy tôi chưa biết hỡi chàng là ai?”
Lý do của tình em yêu anh thì nhiều lắm, kể làm sao cho hết, bởi vì, như lời một nhà văn Pháp nào đó mà em từng đọc qua, thì “trái tim có những lý do mà lý trí không làm sao biết được”:
“Em vẫn yêu chàng vì biển đời trong khóe mắt
Em vẫn yêu chàng vì trời tình in trên môi
Em vẫn yêu chàng vì đời chàng là gió sương
Em vẫn yêu chàng vì đời chàng là hiên ngang...”
Hình ảnh người lính chiến có khi rất đơn sơ và khái quát, khó tả ra cho rõ nét lắm. Nhưng, nhìn chung, sắc màu gây ấn tượng sâu đậm ban đầu trong trái tim và tâm hồn em vẫn là màu xanh của lá trên bộ chiến y lúc chàng trai dừng bước quân hành ngoài bìa làng hay qua xóm nhỏ:
“Hỡi người trai lính em yêu ơi!
Hỡi người anh chốn xa xôi
Áo xanh pha màu lá...”
Hoặc, đôi khi, trên chiếc áo phong sương còn bám đầy những gió bụi đường xa kia, em thoáng thấy cả màu hoa rừng:
“Ngày anh ra đi, với chiếc áo xanh màu hoa.
Ngày anh ra đi, vai súng hiên ngang đường xa...”
Rồi, chiếc áo trận của anh, sau bao năm dài chinh chiến, nay đã bạc màu, đặc biệt là khi vai áo anh cận kề bên mái tóc em:
Tóc em lúa vừa xanh...
Anh là người lính chiến
Áo bạc màu đấu tranh...
Hành trang của người lính cũng rất đơn sơ. Thử hỏi, hành quân trên bộ xa đến như vậy thì, ngoài những trang bị cần thiết cho nhiệm vụ chiến đấu, làm sao người lính có thể mang được thêm nhiều thứ hành trang khác ngoài chiếc ba-lô và súng đạn trên người:
Ba-lô thay người tình yêu dấu
Ðêm đêm riêng mình nằm gối đầu...
Nhưng chính cũng từ trên chiếc ba-lô này mà bao nhiêu lá thư tình gởi về người em gái hậu phương đã được viết lên mỗi khi người trai lính chiến có dịp dừng bước quân hành, hoặc bên một cánh rừng hoang đầy những hoa trinh nữ hoặc dọc theo bờ suối rộn tiếng chim ca:
Thư của lính...
Ba-lô làm bàn nên nét chữ không ngay...
Và cây súng của người chiến binh được coi như là chỗ dựa vững chắc cho tình yêu đôi lứa, nhất là trong những đêm trăng lạnh lẽo nơi góc núi, lưng đồi anh nằm nhớ em vô cùng, người nơi xa xăm phương trời ấy:
Ðêm nằm gối súng, chung ánh trăng
Nhưng đôi đường ly cách trong tình thương...
Rồi, để trang trải niềm thương, nỗi nhớ của mình trên giấy, người lính chiến tận dụng mọi phút giây thuận tiện có được để viết thư cho người yêu, lòng vẫn nghĩ rằng thật may mắn cho một người chiến binh xa gia đình như anh có được tình em để đêm mong, ngày nhớ:
“Nếu hôm xưa không đến tìm em
Với muôn lời nồng say thì giờ trong bóng đêm
Tình đâu vấn vương và biết tìm ai nhớ thương?
Ðêm nay gối súng viết lên dòng thư gởi em...”
Ðó cũng chỉ là vì, như em luôn tự hỏi lòng, không biết tự bao giờ mà tình em trao gởi về anh, dẫu rằng em vẫn biết yêu anh là đành chấp nhận cách xa, thương nhớ, vì đôi khi khoảng không gian ngăn cách kia lại vời vợi đến muôn trùng:
“Nếu em không là người yêu của lính...
Ai khẽ nhắc tên em muôn ngàn lần
Và giữa chốn muôn trùng
Ai viết tên em lên tay súng?”
Nhưng nếu có dịp nào cận kề người lính chiến –như nhân lúc “hôm nao mình nắm tay khi anh lại chốn đây”– thì em thấy những nét chính trong chân dung người tình là lính chiến của em là như thế này:
“Em thương sao là thương
Thương mắt anh sáng ngời
Thương da anh sạm nắng
Thương tóc xanh vương bụi đường...”
Em vẫn không hiểu sao mà người lính, dù thật bình thường và chẳng giàu sang gì trong xã hội, vẫn là kỳ vọng lớn lao nhất của bao người em gái hậu phương, nhiều em lại rất đẹp, rất kiêu sa. À! Em hiểu ra rồi: Người lính tuy nghèo tiền nhưng lại giàu tình, và đó mới là điều mà nhiều người con gái cùng trang lứa với em hằng mơ ước:
“Dù rằng đời lính không giàu
Mà chắc không nghèo tình yêu!”
Và, quan trọng hơn thế nữa, người lính luôn là biểu tượng của tình yêu vững chắc. Giữa mùa ly loạn, khi có biết bao cánh hoa lạc bước giữa rừng gươm, chỉ có anh mới là người đủ khả năng ra tay bảo vệ tình yêu đó:
“Anh!
Nếu thương cho một đời hoa
Thì xin giữ yên quê nhà...
Xin anh che chở
Tấm đời nhỏ bé hậu phương
Như câu chuyện tình “người hùng và giai nhân”
Những cánh hoa hồng
Bên hàng rào kẽm, hầm chông
Vẫn mong bàn tay
Người đem tưới vun trong vườn...”
Nhưng người lính cần có tên riêng để cho em gọi hay không? Trong phút đầu gặp nhau tinh tú quay cuồng đó, câu trả lời là ‘không,’ không cần anh yêu của em phải có tên riêng, bởi vì anh là lính mà, đơn giản thế thôi, em đâu có đòi hỏi gì nhiều nơi anh:
Mỗi khi có ai muốn hỏi tên anh
Em bảo tên anh là lính
Lính luôn đa tình, đáng yêu...
Mỗi người một hoàn cảnh, các chàng trai mùa ly loạn bước vào nghiệp lính vì nhiều lý do khác nhau. Có khi là vì chàng phải đi quân dịch để làm tròn bổn phận người công dân lúc nước nhà đang ngửa nghiêng vì giặc Cộng xâm lấn:
“Vừa rồi làng có truyền tin
Nói rằng nước non đang mong
Ði quân dịch là thương nòi giống...”
Có khi là do chàng thôi học để theo bạn bè cùng khoác chinh y cho thỏa mộng sông hồ, “nam nhi chi chí”:
Từ khi anh thôi học
Và từ khi anh khoác áo treillis...
Cũng có khi vì thi rớt, chàng trai đâm chán ngán bước đường công danh dài thăm thẳm mà chủ yếu là để phục vụ cho hạnh phúc riêng tư chứ chưa chắc đã giúp ích được gì nhiều cho tổ quốc, cho quê hương. Thôi thì ai sao, ta vậy:
Thi hỏng Tú Tài
Ta đợi ngày đi...
Nhưng, trong hầu hết mọi trường hợp, đi lính là hành động hợp thời nhất và xứng đáng nhất để đáp lại lời kêu gọi của quê hương đang lúc hận thù đằng đằng, sơn hà nguy biến:
“Này thanh niên ơi! Ðứng lên đáp lời sông núi
Ðồng lòng cùng đi hy sinh, tiếc gì thân sống?”
Hoặc:
“Lúc đất nước muốn bao người con thân yêu ra đi
Hối tiếc tấm thân làm chi?”
Và thế là:
“Tình nước, lòng trai
Anh hiên ngang đối diện mặt trời
Chân qua bốn mùa
Thương vác lên vai...”
Vì thế cho nên:
“Hỡi người em thương!
Chưa tròn thề ước
Nhưng tình đất nước
Ôi lớn lao không đành lòng dệt mộng thắm riêng tư...”
Cũng như vì, qua một phút suy tư, anh chợt hiểu ra rằng:
“Dẫu cho tình đôi ta bao la như chiều vàng
Duyên sông hồ chắn ngang
Quê hương tình vẫn hơn
Nên đêm trăng vàng đẹp hành trang xuôi vạn lý
Anh nói câu tạ từ...”
Một khi đã chấp nhận đời lính rồi, người lính bỏ lại đằng sau tất cả những kỷ niệm thân thương, dù vẫn ôm ấp trong lòng niềm ước mơ đôi lứa:
“Tay ghì súng nghe mùi tang tóc đâu đây
Tâm hồn se vơi chẳng vơi, đầy chẳng đầy
Khi vào lính nhận nếp sống đơn sơ
Rơi đằng sau nhiều đợi chờ
Hai màu áo, một niềm mơ...”
Ðã là người yêu của lính, nhưng lòng em vẫn thắc mắc hoài... Người lính có lãng mạn hay không? Câu trả lời là: “Có chứ, sao lại không?” Hỡi em yêu, hãy nghe lời một chàng thủy thủ phong sương thổ lộ tâm tình với người yêu đơn côi của mình thì khắc biết:
“Nhớ lúc quyến luyến trên bến sông cô liêu
Sóng xô trong lòng người hải hồ...”
Người lính có đa tình không? Có chứ. Người trai nơi chiến tuyến, tuy chẳng màu mè, chải chuốt gì so với các chàng trai sang cả nơi phố thị nhưng lại rất đa tình, đa tình nhiều hơn là em tưởng:
“Anh là lính đa tình
Tình non sông rất nặng
Tình hải hồ ôm mộng
Tình vũ trụ ngát say
Và mối tình rất êm đềm
Là tình riêng trong lòng anh yêu em...”
Tuy đa tình, người lính lại rất chung tình, mặc dù đời chiến binh nay đây, mai đó đã khiến cho người lính bị mang tiếng oan là nay quen cô này, mai mê cô nọ, mốt hẹn cô kia:
“Mà dẫu lính hay đa tình nhân
Mãi mãi vẫn yêu, chỉ yêu một người
Một người mà thôi, và yêu trọn đời
Một giây về phép anh xin dành cho em đó!”
Vì thế, mặc dù đang rộn bước quân hành đâu đó trên bốn vùng chiến thuật và ngày đêm đang phải đối diện với hiểm nguy khi kẻ thù rình rập từng giờ, từng phút ngay trên đồng lúa vàng mênh mông hay giữa rừng già heo hút, anh vẫn cứ nhớ em:
“Chiều hành quân đã đôi lần chợt nghe nhớ em
Vẽ bóng hình vào vách núi rừng già...”
Ðể rồi lại phải lo kiếm một cái gì đặng lỡ mai kia, mốt no đôi ta gặp lại, thì lấy đó mà làm quà tặng em:
“Chợt nhìn bên suối có một loài hoa thắm tươi
Muôn đời chẳng phai... đem về tặng em...”
Bởi vì chính em cũng đã có đôi lần dùng câu ca, tiếng hát để nói về món quà đơn sơ nhưng tình tứ đó của người lính chiến mang về từ chốn núi rừng heo hút:
“Nếu em không là người yêu của lính...
Ai đem cánh hoa rừng về tặng em?”
Ðối với anh thì, cũng giống như em yêu thôi, ngoài tình yêu núi sông, dĩ nhiên tình yêu đôi lứa chính là lẽ sống của đời anh:
“Một đêm dài nhớ em
Một đêm dài trắng đêm
Nhìn sao rừng thấy em
Nhìn núi đồi nhớ em
Người anh yêu trọn đời...
Ngoài yêu núi sông thì tim này dâng cả em...”
Vì thế, không ai hiểu hết tầm mức quan trọng của tình đôi ta hơn là những người trai lính chiến như anh, với sứ mạng vừa “bảo quốc” vừa “an dân,” yêu nước một hồi để rồi bỗng dưng đến một ngày lại đâm ra yêu luôn cả em:
“Lính đem chữ yêu viết nên cuộc sống
Lính yêu núi sông, yêu cả giai nhân...”
Dù rằng đã là con người bằng xương, bằng thịt thì mấy ai giữ được lòng mình luôn cứng rắn trước những xa cách trong tình yêu đôi lứa:
“Ðôi khi thấy buồn
Vì yêu đời lính chiến bấp bênh triền sóng
Ðể em thương nhớ
Ðôi cánh chim trời tung cánh bạt trùng khơi...”
Vì thế, tình yêu của lính lúc nào cũng nồng nàn, say đắm và đầy những mộng mơ:
“Nhớ đêm hành quân, thân ướt mèm
Băng dòng sông loang trăng đầy
Lòng muốn vớt ánh trăng thề viết tên em!”
Ðể rồi tình yêu đó lại được thể hiện qua những cử chỉ và hành động hết sức đáng yêu:
“Có lúc muốn hái hoa rừng
Ðem gởi về em thêu áo
Và ngàn vì sao trên trời
Kết thành một chuỗi em đeo...”
Và, có khi, tình yêu của lính lại trở nên cuồng nhiệt, dữ dội và mênh mông:
“Khi lính đã yêu bướm ghen tình thắm
Khi lính đã yêu gió trăng ngẩn ngơ
Khi lính đã yêu rừng tàn núi lở
Tình còn vững bền muôn thuở
Bao la như lòng đại dương...”
Rồi những lá thư tình muôn thuở vẫn là phương tiện đẹp nhất, dễ thương nhất để biểu tỏ tình yêu của người lính chiến cùng người em yêu nhỏ bé:
“Biết chăng, thư này tràn đầy mến thương
Lòng sao vấn vương mỗi khi gối trăng đầu súng
Những khi chiều buông nhớ nhung người thương
Chốn xa xôi ngàn trùng
Chỉ mong rằng em không buồn vì chia ly
Yên lòng người chiến sĩ những ngày biệt ly...”
Và cũng chính nhờ những lần đôi ta trao gởi nhau phong thư ngào ngạt hương yêu kia mà người em gái hậu phương cảm nhận được tâm tình sâu kín của chàng trai nơi chiến tuyến:
“Giữa chốn núi rừng bâng khuâng nghe kể chuyện vui tranh đấu
Ghi tên em vào vách đá ven đồi để nhớ thương nhau
Khi xưa em thường hay mơ hay mộng nhiều khi chiều xuống
Không biết bây giờ em có hay hờn
Và thường hay khóc những khi chiều buồn cô đơn?”
Người lính chiến đợi chờ gì nhiều nhất? Chắc cũng chỉ ngồi chờ thư của em thôi, chứ đâu còn gì hơn nữa mà mong, bởi vì mặc dù trong đêm dài chiến tuyến đã có tiếng nói Dạ Lan nhõng nhẻo bên tai như rót mật vào hồn nhưng đó cũng chỉ là tâm tình chung chung của bao người em gái hậu phương trao gởi đến tập thể các anh chiến sĩ nơi tiền tuyến, trong khi bức tình thư ngát hương của từng người yêu bé nhỏ viết cho từng chiến binh đa tình mới là đáp số cho duyên thề đôi lứa và cho ai đó có những niềm riêng:
“Từ bàn tay tiên, nắn nót từng nét gởi cho anh
Ðể anh vui bước đường quân hành...”
Vì thế, những khi Tết đến, Xuân về nơi tiền đồn heo hút trong nỗi nhớ nhà da diết, người lính chiến tay ghìm súng chờ giặc mà lòng luôn khắc khoải trông thư:
“Chờ em, một lá thư Xuân
Nhớ thương gom đầy
Cho chiến sĩ vui miền xa xôi...”
Người lính lúc nào cũng chấp nhận chia phôi trong tình yêu đôi lứa, coi ngăn cách là do định mệnh an bài, nhất là khi nước non đang gặp cảnh chinh chiến điêu linh:
Nam nhi “cổ lai chính chiến hề”
Nào ai ngại gì với gió sương?
Trong bối cảnh chung của Miền Nam Việt Nam với bao chàng trai thế hệ đứng lên đáp lời sông núi, lên đường tòng chinh để bảo vệ đất nước đang bị nạn Cộng Sản xâm lược:
“Người đi giúp núi sông
Hàng hàng, lớp lớp chưa về
Hàng hàng nối tiếp câu thề
Giành lấy quê hương...”
Dù yêu nhau tha thiết đến mấy, đôi bạn lòng cũng đành phải chấp nhận chia xa, nếu không nói là phải cố vui lên, dù trong cuộc tình ngăn cách:
“Tình mình cao hơn núi non kia hùng vĩ
Nên vẫn vui câu biệt ly!”
Rồi lỡ khi có ai hỏi rằng “sao lâu quá không thấy về thăm quê, thăm em,” người lính xa nhà không khỏi cảm thấy bối rối:
“Có người gặp tôi
Hỏi “Sao lâu rồi không về thăm quê miền Trung?”
Dù thương vẫn thương
Nhưng non nước chưa yên bình
Quê hương còn nghiêng ngả
Biết trả lời sao?”
Cho nên, lời trần tình với mẹ già của người chiến binh xa gia đình lúc Tết đến cũng chính là lời nhắn nhe gởi tới người vợ hiền hoặc người yêu của lính về chuyện anh lính chiến năm nay không thể về nhà để kịp đón mừng Xuân mới:
“Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
Khi thấy mai đào nở vàng bên nương
Năm trước con hẹn đầu Xuân sẽ về
Nay én bay đầy trước ngõ
Mà tin con vẫn xa ngàn xa...”
Nhưng mẹ yêu ơi –và em yêu ơi– hãy thấu cho lòng con –và lòng anh– vì ngoài tình yêu mẹ, yêu em, những người lính chiến gian khổ như con –và anh nữa– còn phải sống cho tình đồng đội “sống, chết có nhau,” như từng được nói lên qua ý nhạc “cùng chung đời lính thương nhau khác chi nhân tình” trong ca khúc “Huynh Ðệ Chi Binh” rất thịnh hành thời chinh chiến:
“Con biết không về mẹ, chờ, em trông
Nhưng nếu con về bạn bè thương mong
Bao lớp trai hùng chào Xuân chiến trường
Không lẽ riêng mình yên ấm?”
Cho nên:
Mẹ ơi! Con Xuân này vắng nhà...
Vậy thì, em yêu ơi, xin em hãy hiểu rằng chuyện hai phương trời cách biệt của đôi uyên ương giữa mùa ly loạn là chuyện cổ kim thường tình:
Làm người yêu lính chiến mấy ai tròn đôi...
Nhưng chàng trai lính chiến có biết người em gái hậu phương nghĩ gì về mình không? Lâu rồi, có lẽ từ dạo mới bắt đầu yêu nhau lận, em vẫn băn khoăn tự hỏi:
“Anh ơi, sương gió dãi dầu
Màn đêm chiến tuyến có buồn nhớ nhau?
Khi mưa giăng sầu vào đời
Tình người lính chiến nhớ nhau vì đâu?”
Tâm tình người em gái hậu phương, có lẽ anh yêu cũng biết đó, thì lúc nào cũng nồng nàn tha thiết:
“Rồi ngày nay
Tiễn anh trai hùng lên đường
Em ở phố phường
Ðợi người biên cương
Niềm vui sống nơi hậu phương
Là tình yêu hiến dâng sa trường
Ðẹp lòng người gió sương...”
Biết bao lần, em đã ngồi thức khuya lơ, khuya lắc giữa khung cảnh vắng lặng của đêm trường để viết thư cho anh yêu:
Gởi về anh một lá thư em viết bên đèn khuya
Thời gian len lén, đi mãi không ngừng, đêm tối mơ hồ...
Có khi, em còn ngồi đan áo cho anh nữa. Ðan lên những tấm khăn choàng và những chiếc áo ấm để gởi ra sa trường cho các anh chiến sĩ Cộng Hòa đang chịu cảnh lạnh lùng ngoài biên giới luôn là một việc làm vừa trìu mến vừa đầy ý nghĩa của biết bao người em gái hậu phương tại miền Nam Việt Nam trong thời chiến. Bộ anh không nhớ rằng một người bạn phi công chiến đấu của anh cũng đã từng “thắt lại khăn ấm chính em đan” lúc cất cánh lên đường hành quân đó sao?
“Thao thức đêm này không biết là bao
Ngơ ngác canh trường đếm mấy vì sao
Còn đây em ngồi đan áo
Áo em đan thành chiến bào
Ấp yêu trong nghìn khuya sầu...”
Và đây là tâm tình người yêu bé nhỏ nơi phố phường đợi chờ anh lính chiến chốn biên cương:
“Bạn lòng ơi, đêm nay sao lạnh quá
Anh biết không em chờ, mà anh vẫn chưa về
Ðể năm tháng ơ thờ
Ðêm này là bao đêm nhớ về anh?”
Nhưng, hỡi anh yêu, bao giờ thì chúng mình thành đôi? Bao giờ thì anh mới có ngày về bên em? Em nghĩ chắc chúng mình phải đợi chờ cho đến ngày hòa bình trở về trên quê hương quá:
“Hẹn em khi nước non yêu vui
Mùa Xuân ngày đó riêng đôi mình...”
Ngày đó chính là ngày tàn binh lửa, khi người lính chiến trở về:
“Ngày đó quay tàu anh tìm lối về
Mình đi giữa trời nhiều hoa lá bay
Chờ anh, em nhé!
Hẹn em ngày mai có người nhặt hoa sóng về
Kết thành vòng hoa mỹ miều
Trao làm hoa cưới cho ta đẹp đôi...
Và đến lúc đó thì hình ảnh đẹp nhất trong tình yêu đôi lứa chúng ta cũng như trong tình quân, dân cá nước chính là cảnh đoàn tụ trong ngày chinh chiến tàn:
“Anh sẽ là anh đàn em nhỏ
Là con của mẹ, giữ quê hương”
Phải chăng, những hình ảnh tươi đẹp, rạng rỡ đó của quê hương mình chỉ có thể có được khi đất nước đã sạch bóng quân Cộng Sản, khi nền tự do, dân chủ đã thực sự được “đắp xây cho muôn đời” qua những “nhịp cầu mến thương gieo muôn ngàn nơi” giữa mùa “Xuân thanh bình rộn ràng bao lòng trai”? (V.P.)
Lời tác giả: Bài này không thể nào được viết nên nếu không nhờ mượn những ý nhạc và lời ca đặc sắc, nồng nàn muôn thuở của các nhạc sĩ tài hoa tại miền Nam Việt Nam hồi trước 1975 với dòng nhạc tình mùa chinh chiến bất hủ từng chiếm ngự trái tim và tâm hồn của bao thế hệ thanh niên miền Nam tự do, kẻ mất, người còn, trong cuộc chiến tự vệ của Việt Nam Cộng Hòa chống lại cuộc xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt hồi hạ bán thế kỷ trước. Người viết bài này, nơi đây, xin chân thành cảm tạ và ghi nhận đóng góp của các nhạc sĩ có tác phẩm được trích dẫn trong bài viết: Lam Phương, Nguyễn Hữu Thiết, Trần Thiện Thanh, Anh Chương, Nguyễn Văn Ðông, Y Vân, Huỳnh Anh, Phạm Duy, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Trúc Phương, Anh Thy, Phạm Ðình Chương, Duy Khánh, Trịnh Lâm Ngân, Minh Kỳ, Hoài Linh... qua các nhạc phẩm: “Người Tình Không Chân Dung,” “Chàng Là Ai,” “Người Yêu Của Lính,” “Màu Áo Hoa Rừng,” “Tình Quê Hương,” “Tình Thư Của Lính,” “Một Trăm Phần Trăm,” “Ðêm Dài Chiến Tuyến,” “Cánh Hoa Thời Loạn,” “Trả Lại Em Yêu,” “Thanh Niên Hành Khúc,” “Không Quân Việt Nam,” “Hàng Hàng Lớp Lớp,” “Ðôi Ngã Ðôi Ta,” “Chúng Mình Ðẹp Ðôi,” “Hái Hoa Rừng Cho Em,” “Vùng Biển Trời và Màu Áo Em,” “Cánh Thư Ướp Hoa Rừng,” “Tình Lính,” “Anh Về Với Em,” “Lính Nghĩ Gì,” “Ðồn Vắng Chiều Xuân,” “Anh Ði Chiến Dịch,” “Biết Trả Lời Sao?”, “Xuân Này Con Không Về,” “Lá Vàng Rơi,” “Tình Hậu Phương,” “Anh Tiền Tuyến, Em Hậu Phương,” “Huynh Ðệ Chi Binh,” “Gởi Về Anh,” “Nghìn Khuya,” “Về Ðây Anh”... Cũng xin thành thật cáo lỗi cùng các tác giả và độc giả khi, vì những thiếu sót trong việc sưu tầm, một số nhạc sĩ và nhạc phẩm được trích dẫn trong bài viết nhưng lại không được nhắc tới nơi đây. (V.P.)
* Saroyan Vann Phan

Sunday, January 4, 2009

Xuân họp mặt




Tặng các tất cả các bạn Khoá 10B72.

Mùa Xuân nầy các bạn về ..
Trần công Ðịnh từ San Francisco xuống
Trần ái Minh từ San Diego lên
Võ Ngọc Thử từ Portland Oregon
Nguyễn ngọc Chuyên từ Seatle, Wa
Vũ đình Hải từ Las Vegas
Gặp nhau tại Little Saigon ..

Mùa Xuân xum họp
Sau 35 năm vật đổi sao vời
Anh em ta tưởng không còn gặp nữa
Những chàng trai vào khói lửa năm xưa..

Nguyễn trọng Cường về từ miền Denver giá lạnh
Mang tình thân sưởi ấm bạn bè
Ngyễn thành Ðức đến từ NewYork
Tặng đồng môn còn lận đận phương xa
Món quà anh ấp ủ những ngày qua
Tình lính chiến bao la vô bờ bến..

Nguyễn phi Bằng đến từ Texas
Cho anh em tiếng hát lời ca
Ðã viết bằng máu lệ chan hoà
Trong nhiệt ngả của những ngày tù tội ..
Tóc điểm sương bởi tuổi già đến vội
Tám năm trường trôi nổi kiếp đọa đày …

Tôi cũng như anh số phận không may
Năm năm rưởi đếm ngày trong tăm tối!

Các bạn ạ!
Khoá 10B gặp nhiều trôi nổi
Mãn khoá xong mỗi đứa một đường
Ra chiến trường máu lửa khắp bốn phương
Tàn cuộc chiến thảm thương không kể xiết ..

Những người bạn ta đã ra đi biền biệt
Ðem thân trai cống hiến cho non sông
Kẻ tội tù trong ngục thất xiềng gông
Kẻ vượt biển vùi thây lòng biển rộng ..

Hôm nay ngày họp mặt ..
Các anh em đang hội ngộ nơi đây
Phút vấn vương trong thương nhớ vơi đầy
Ðến các bạn kẻ phương nầy, người phương đó ..

Ngày hợp mặt trong tình nghĩa
Anh em ta chung một mái nhà
Tình chiến hữu mặn mà thắm thiết
Không dị đồng dị biệt ..
Không bầu bán, không chức vụ, không hư danh
Không se xua, không ganh tị, không tranh dành ..

Cám ơn Hòa, Vinh , Tuấn, Tần Nam
May còn có các anh .. đời còn dễ thương
Ban nhạc nhà, ca sĩ hát du dương
Bài nhạc Lính vui buồn thời chinh chiến ..

Cám ơn Phạm hoàng Minh lòng bao la như biển
Cống hiến lòng giúp đỡ bạn đồng môn
Xuân nay tôi thấy trong hồn
Lân lân xao xuyến dập dồn niềm vui ..

SVSQ Trần Quang Lan K10B72




Tân Xuân Hội Ngộ 2009
Cựu SVSQ Khóa 10B72 Sỉ Quan Trừ Bị
Quân Trường Đồng Đế Nha Trang / Trường Hạ Sĩ Quan QLVNCH

Ngọn nến đỏ lung linh cháy trên hai cái nón sắt, đuợc thắp lên bởi cựu SVSQ Khóa 10B72 và hậu duệ thế hệ hai QLVNCH, trên một góc bên trái sân khấu một chiếc bàn kê, bao phủ bởi tấm poncho màu xanh, chiếc balô và đôi giầy bố, cà mên chà láng, cuốc xẻng của một thời "Quân Truờng Vang Tiếng Gọi", bên phải sân khấu, cây M16 với luỡi lê cắm xuống bao cát, trên bá súng chiếc nón sắt không cài quai đứng yên chờ đợi, chiếc máy truyền tin một thời đó đây bây giờ nằm yên bên cạnh và một số quân trang quân dụng, trong căn chính của nhà hàng China Feast vào những ngày thật cuối, của năm 2008 tại thành phố Stanton miền nam California.

Từ đầu, nghi thức chào quốc kỳ buổi lễ thật trang nghiêm, không hề nghe những tiếng reng điện thoại di động mặc dầu ban tổ chức không hề nhắc nhở. Sau nghi thức chào Quốc Kỳ VNCH, Hoa Kỳ và lễ Truy điệu như thuờng lệ, hôm nay không khí có vẽ khác thường, những chiến hữu và đồng môn Khóa 10B72 Sỉ Quan Trừ Bị từ khắp các phương trời Hoa Kỳ về đây chứng kiến buổi lễ Tuỡng Niệm hơn 300 SVSQ khóa 10B72 những đồng đội của mình đã nằm xuống trên quê huong từ mùa hè đỏ lữa năm ấy cho đến tháng tư đen 1975, và con số khiêm nhuờng này sẽ cao hơn nếu tính đến anh em đã nằm xuống trong những trại tù cải tạo sau 1975.

Các anh Nguyễn Thành Đức đến từ New York hẹn gặp anh Võ Ngọc Thử đến từ Portland Oregon, anh Nguyễn Phi Bằng đến Từ Dallas cùng vợ và hai con từ nhiều ngày truớc, 4 anh em và gia đinh anh Nguyễn Ngọc Cuờng từ Denver Colorado và 3 trong số 4 anh em cùng xuất thân từ Quân Truòng Đồng Đế Nha Trang “Truờng Ha Si Quan QLVNCH” và nhiều bạn hữu của anh cùng đến từ nhiều tiểu bang khác của Hoa kỳ, anh Nguyễn Ngọc Chuyên đến từ Seattle Washington State, anh Chị Trần Công Định đến từ miền Cực Bắc California, Anh Vũ Đinh Hải từ tiểu bang Nevada không kể đến một vài anh em vừa mới định cư tại Hoa Kỳ trong năm qua, sau 35 năm thật là một kỳ diệu và tất cả đã gặp nhau tại miền nam California nắng ấm và đầy tình nguời.

Đến cùng các anh em Khóa 10B72 địa phương và cùng các Niên Truỡng, Chiến Hữu và thân hữu để dành một phút truy điệu và nghiêng mình kính cẩn đến hơn 300 SVSQ khóa 10B72 đã vinh viễn nằm xuống trên chiến truờng Việt Nam.


Trong căn phòng ấm cúng và dài hơn 200 nguời đứng thật yên lặng chờ đợi, ngọn nến đỏ vẫn lung linh và u tịch như kêu gọi tất cả cùng về chứng kiến những huyền diệu, những gì đã đi qua trong 35 năm sau ngày chia tay năm ấy.


Tiếng kèn truy điệu vang lên và âm thanh thật xâu thẳm tận cuối phòng anh Quang qúa xúc động không ngăn được giòng lệ nhớ lại những bạn cùng khóa nằm xuống trên vùng Tây nguyên sau mùa hè đỏ lữa, anh Vũ Hải nhớ lại nguời em ruột cùng khóa nằm xuống trên chiến truờng Long Khánh, anh Huy Hồi tuỡng đến những anh em nhảy dù hy sinh trên chiến truờng Thuờng Đức Đà Nẵng, anh Nguyễn Phi Bằng nhớ lại hơn một nữa quân số về Binh Chủng Biệt Động Quân đã anh dũng hy sinh trên chiến trường máu lữa, anh Minh cho biết muời nguời về miền Tây mới chỉ một năm sau mà sáu trong số mười anh em đã hy sinh và tiếp tục những hồi tuỡng vọng về theo tiếng vang trầm bỗng của kèn truy điệu, tiếng kèn thật chứa chan khi tiếng vọng từ một tiếng kèn khác đáp lại và âm thanh trầm bỗng cứ thế tưỡng chừng như vô tận, trong căn phòng thật ấm cúng và hơn 200 tấm lòng cùng hứớng về và tỏ lòng tri ân đến hơn 300 sinh viên sĩ quan khóa 10B72 đã Hy Sinh cho Tổ Quốc Việt Nam.


Truớc Nghi Lễ Cựu Trung Úy Bác Si Biệt Động Quân Vũ Thanh Vân đã biễu diễn Cơ bản thao diễn đoạn đuờng Chiến Binh với bài cận chiến luỡi lê thật hào hùng và phía trên sân khấu bản hợp ca Đáp lời Sông núi của Nhac Sĩ Trúc Hồ do Ban Hợp ca Hoa Biễn hợp cùng Ban Hợp Ca 10B72 và Ban Nhạc KBC4311 trình bày, thật thu hút quan khách trong hội trường, anh Tuấn, anh Phú và anh Nam cùng là SVSQ Khóa 10B72 với Beret và Huy hiệu Quân Truờng Đồng Đế thật hào hùng như hình ảnh sinh hoạt của Quân Trường Đồng Đế ngày nào trước năm 1975.


Rất đông quan khách tham dự có Hạm Truởng Hải Quân Trần Đắc Cử, Trung Tá Nhảy Dù Vương Đinh Thuyết, Thiếu Tá Trần Công Hạnh Tiểu Đoàn Truởng TĐ2 Nhảy Dù, Phi Công Lý Tống, Trung Úy Lê Vinh Phi Đoàn 229 trực thăng, Trung Úy Đức Phi Đoàn 227, anh chị Đại Úy Đôn phi đoàn 219 thả tóan Lôi Hổ, Đại Úy Nhảy Dù Phan Nhật Nam, Các em thuộc Hội Bảo Tồn Truyền Thống QLVNCH và một số các em hiện đang tại ngủ trong quân lực Hoa Kỳ , các Đồng Môn Đồng Đế Khóa 4/72, các Sỉ Quan Thủ Đức , thân Hữu Nha Kỹ Thuật và rất đông quan khách và thân hữu thuộc Quân Chủng Hải Quân, anh chị Lưu Anh Dũng Hội Phó Đồng Đế cùng Chiến Hữu, thân hữu và tháp tùng nhiều ca sĩ hùng hậu góp vui cho chương trình.

Bên giữa căn phòng 4 cái bàn tròn dành riêng cho anh em khóa 10B72 và gia đình, những tiếng cưòi nói mỗi mỗi lúc một lớn hơn theo nhịp độ của số ngươì tham dự trong phòng, những chào hỏi và gìới thiệu nhau lúc ban đầu, bây giờ chuổi trí nhớ hiện về kéo dài, từ những ngày đầu nhập ngủ tại trung tâm 3, rồi căn bản quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung với Alpha giả định để đi Chiến Dịch, ven Đô Sàigòn lần di chuyển bằng xe GMC hơn ngàn khóa sinh từ Quang Trung ra Đồng Đế Nha Trang, lễ gắn Alpha thực thụ rồi đi Chiến Dịch lần thứ hai trong Hiệp Định Ngừng Bắn 27 tháng giệng 1973, rồi Lễ ra trưòng và những cánh chim toả khắp bốn Quân Khu từ miền địa đầu giới tuyến cho đến tận Cà mau, ngoài những người tại địa phương hầu hết anh em ở xa về đây là lần đầu tiên gặp gỡ nhau sau 35 năm dài, làm sao cho đủ thời gian để tâm sự nhau và đây ly rượu xin dâng lên và tưỡng nhớ đến những bạn mình đã anh dũng hy sinh nằm xuống trên quê mẹ thân yêu, từ ngày chia tay nơi quân trường Đồng đế Nha trang, hầu hết đều được thuyên chuyễn về các đơn vị tác chiến của QLVNCH cung cấp cho chiến trường sôi động thời bấy giờ. Nghị Định thăng cấp Thiếu Úy vào đầu năm 1975 Khóa 10B72 lúc ra trường với 1086 tân Sĩ Quan nay vỏn vẹn còn khoãng 700 và 35 năm sau chỉ còn khoãng 30 anh em tại Việt Nam và hơn 70 anh em tại Hoa Kỳ con số Tử Vong 300 vẫn còn là con số khiêm nhường, một số quan khách đã đến chia sẽ và tỏ lòng tri ân khi biết được sự hy sinh chỉ một khóa SQTB điển hình trong số 12 ngàn Sĩ Quan trừ bị xuất thân từ Quân Trường Đồng Đế Nha Trang hy vọng sẽ gặp lại những Chiến Hữu của mình trong những ngày tháng tới.


Anh Nguyễn Phương Hùng đã đếnvới chiếu phim và slide show và Ca Sĩ Lệ Hằng với những bản nhạc lính khơi lại bao kỹ niệm buồn vui, các mạnh thuờng quân Tick Tock yểm trợ quà tặng cho sồ xố giúp thương Binh Khóa 10B72 tại quê nhà, anh Nguyễn Trọng Hùng đến từ Denver Colorado đã yễm trợ tối đa cho họp mặt tiền Đại Hội hôm tối thứ bảy truớc đó, cùng các nghệ sĩ thân hữu hợp cùng Ban Nhạc KBC4311 đã đóng góp một chương trình văn nghệ thật vui nhộn và ấm cúng như sum họp của đại gia đình quân đội năm xưa chương trình kéo dài đến 10 gìờ đêm nhưng không ai chịu về ban tổ chức đã đáp lại tấm thạnh tình quan khách dành cho anh em Khóa 10B72 nên đã triễn hạn mãi đến 12 gìờ đêm mới chấm dứt.

Phần sổ số gìúp thương binh cũng được hưởng ứng nồng nhiệt, một cựu SVSQ 10B72 buổi sáng cũng đã đóng góp $1,000 dollars cho Thương Binh QLVNCH, những Quan Khách Chiến Hữu và Thân Hữu khi ra về mang theo ngọn nến đỏ trong giờ truy điệu và tiếng kèn Mặc Niệm văng vãng đâu đây nhắc nhớ hơn 350,000 quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu anh dũng hy sinh và hơn 145,000 quân nhân và Công Chức đã bõ mình trong các trại tù cải tạo sau cuộc chiến. Xin hãy tri ân những anh hùng cũa Việt Nam Cộng Hòa quên thân mình đem lấy tự do và an bình cho nhân loại trong đó có Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Khóa 10B72 .
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Phạm Hòa
Cựu SVSQ Khoá 10B72 SQTB
Hội Trưởng Hội Ái Hữu Quân Trường Đồng Đế Nha Trang (THSQ-QLVNCH)




Saturday, January 3, 2009

Tâm Tình


Cùng tất cả các bạn 10B72 và Gia Đình,
Hôm nay nhân ngày đầu tiên trong năm, mọi công việc của năm 2008 đã qua nhất là buổi họp mặt vừa qua đã là một gạch nối của tất cà anh em và gia đình 10B72, chúng ta đã cùng ngồi lại bên nhau, cùng nhau làm một công việc rất nhiều ý nghĩa cho cuộc sống hiện tại. Các bạn và gia đình từ phương xa về tham dự Hội Ngộ và sự tiếp đón nồng hậu của anh em và gia đình tại địa phương, từ ngày đến Nam Cali cho đến ngày đi tiễn đưa tận phi trường chắc hẵn những bạn của chúng ta và gia đình cũng rất hãnh diện cho chính mình hiện đang có một gia bảo thật qúy giá đó là tình huynh đệ chi binh và sau bao thăng trầm của cuộc đời những bạn hữu chiến hữu của chúng ta thời niên thiếu cho đến lúc tóc đã ngả màu.
Khi anh em chúng ta và gia đình cùng quan khách yên lặng nhìn ngọn nến đỏ do anh Vũ Duy Thêm và Hậu duệ Thế hệ 2 QLVNCH cùng thắp lên có ai biết đươc đó là công lao của anh Lê Minh Quang đi mua trước vài giờ hôm ấy, tấm biễn ngữ tân xuân hội ngộ 10B72 trên sân khấu củng chính anh Lê Minh Quang thực hiện và đến tại nhà hàng thật sớm để treo lên, những bì thư trên bàn cũng chính anh Quang đi mua , nhũng quân trang quân dụng do chính các em trong Hội Bảo Tồn Truyền Thống QLVNCH mang lại , và các em đến thật sớm để trang trí. Cơ bản thao diễn đoạn đường Chiến Binh Lươĩ Lê Cận Chiến do Trung Úy Bác Sĩ Vũ Thanh Vân trình bày, mặc dầu năm nay anh cũng ngoài 60 , trên sân khấu ban nhac do anh Trần Anh Tuấn anh Tần Nam và anh Nguyễn Hữu Phú đồng phục với Beret Đồng Đế , suốt 7 gìờ đồng hồ liên tục, và cống hiến cho một chương trình ca nhạc thật sống động và hào hùng chương trình đóng góp do Chị Tuyết Hạnh Phu nhân anh Trần Anh Tuấn chuẩn bị từ nhiều tuần lể trước và sắp xếp chương trình thật chu đáo tất cả mọi người đều có cơ hội đóng góp lời ca ý nhạc của mình một chương trình còn dài hơn cà chương trình cùa Thúy Nga hoạc Trung Tâm Asia, đó cũng là kết tựu bao công sức và kinh nghiệm. Các anh chị ca sĩ của Khóa 10B72 và thân hữu cũng tập luyện từ nhiều ngày trước. Anh Phạm Hòang Minh phụ giúp gia đình anh Nguyễn Phi Bằng mướn Hotel và chuẩn bị đón tiếp từ tháng trước.
Anh Nguyển Công Vinh và anh Trần Anh Tuấn chọn lựa những thức ăn ngon để đãi khách và không giống như nhũng menu tiêu chuẩn như hội đoàn thừơng đặc hàng dĩ nhiên phải có phụ trội, trên sân khấu anh Vũ Duy Thêm vừa cố gắng chung vui anh em 10B72 và quan khách vừa phải lo nhiệm vu chu toàn trên sân khấu, anh chị Tần Nam phụ gíup văn nghệ và bán vé sổ số cùng các chị trong 10B72 , anh chị Hội Trưởng Nguyễn Công Vinh tiếp đón tiệc tiền Đại Hội vào thứ sáu chuẩn bị những tô bún bò huế, thịt nướng và những món ăn ngon cho bạn hữu và gia đình ở xa về, mua bia dự trử cho anh em trong ngày hội ngộ, tất cả anh em địa phương thu xếp công việc làm ăn để có thì giờ chung vui với anh em và gia đình ỏ xa về, anh Nguyễn Thành Đức sống nhờ qủa thận của người chị từ New York hẹn gặp anh Võ Ngọc Thử từ Portland Oregon tại nam cali , anh chị Trần Công Định lái xe từ Bắc Cali về đến L8 bị tắp pi mấy ly BLUE ngã ngữa , anh Nguyễn Ngọc Chuyên bỏ dỡ nhà hàng cho chị Chuyên về chung vui cùng anh em, anh chị Nguyễn Phi Bằng cùng hai cháu lần đầu tiên rời bỏ xứ Cowboy tiếu ngạo giang hồ tại Nam Cali. Anh Chị Minh Cụt tiếp đón gần 20 ngươì tại tư gia anh trước giờ COUNT DOWN anh Vũ Hãi bỏ hết tất cà công việc làm ăn bề bộn từ Las Vegas Nevada về tham dự mang từ món quà từ phương xa về tặng bạn bè, nhưng cãm động nhất gia đình anh Nguyễn Trọng Cường cùng bạn hữu và tất cả bốn anh em về tham dự và mời gọi thân hữu địa phương đến chung vui, cũng như bao quản phí tổn trong đêm tiền đại hội 27.12.2008 mang lại những niềm vui và tấm thạnh tình cho anh em tại điạ phương và nhũng ly ruợu tình cãm của anh Cường anh Hùng anh Dủng và em Sơn đã đượm thắm tình huynh đệ chi binh và chắc chắn phải rất là “ Rượu Ngon lại có bạn Hiền”
Thưa tất cả các bạn và gia đình,
Bài viết trên đây không chải chuốt , không đọc lại viết xong vào đêm thứ bảy và gữi đi ngay, và đến lúc phải chấm dứt vì không sao kể hết những tình cãm cũa anh em và gia đình dành cho nhau ngay cã những anh chị và gia đình vì kế sinh nhai tuy đã chuẩn bị nhiều tuần lễ trước nhưng đến cuối cùng không tham dự được, và đã điện thoại yễm trợ tinh thần anh em tại địa phương và mong sao buỗi hội ngộ được thành công mỹ mãn .
Xin gữi nơi đây lời cãm ơn đến ban tổ chức anh em họp hành chuẩn bị từ nhiều tháng trước , anh em Khóa 10B72 và gia đình khắp mọi nơi tuy không về tham dự được nhưng đã yễm trợ tinh thần và tài lực và mong tình cãm gắn bó 10B72 sống mãi trong tâm tư của chúng ta và như tâm tình của một phu nhân 10B72 “Em Rất Hãnh Diện Là Một Thành Viên trong Đại Gia Đình 10B72” mỗi khi được ngưòi ngòai hỏi đến.
Thân Kính Mến.
Xin Tặng Những baì thơ thời Chinh Chiến của anh Lê Chiến
và không quên gưĩ lời cám ơn đến anh Phạm Minh Hùng những đóng góp đầu tiên tạo dựng Blog 10B72 và nhửng anh em 10B72 có ý định thành lập nhóm thân hữu 10B72 từ lúc ban đầu.

Thursday, January 1, 2009

Còn Một Chút Gì Để Nhớ Để Thương

Sau gần 25 năm định cư tại Little saigon, lần đầu tiên nhận lời mời tham dự dạ tiệc của khóa 10B/72 Đồng Đế Nha Trang.
Cám ơn anh Vinh, không xuống phố,không tham dự thì làm sao có cơ hội gặp lại những bạn lính,bạn tù...năm xưa...
tôi muốn chia xẻ những cảm xúc, ngậm ngùi ...những nụ cười thân quen ..của một thời...để nhớ...để thương...

mở đầu là hợp ca của 10B/72 Đồng Đế và nhóm Hoa Biễn HQ

Đặc biệt có màn biểu diễn của cựu trung úy Bác Sĩ BĐQ Vân với các thể đánh cận chiến,xáp lá cà

bác sĩ Bolsa thì nhiều lắm, tuy nhiên tìm 1 MD văn võ song toàn và có tình chiến hửu thì hơi hiếm

anh Vân là cựu tr/úy Bác sĩ BĐQ đóng ởBồng Sơn,Bình Định 72-74,hiện anh có phòng mạch ở Bolsa.

BĐQ...sát....

Anh Vinh hội trưởng ngậm ngùi: mùa hè đỏ lửa 72,chúng tôi bị động viên vào khóa 10B/72 Đồng Đế
khóa có khoãng 1080 svsq, sau 18 tháng ra trường chỉ còn lại khoãng 700 được gắn cấp bậc th/úy
......thật là một mất mát quá lớn....hôm nay chúng ta may mắn hội ngộ nơi đây....xin nghiêng mình và một
phút mậc niệm tưởng nhớ đến những nhười bạn đã nằm xuống.....cho quê hương.....

Tiếp đến là phần văn nghệ,nhảy đầm và xổ số,
Ca sĩ phương Hồng Kong ( nghe giới thiệu tên, hổng biết có phải tên thiệt ?) là được ái mộ nhất

đại siêu huynh trưởng yêu cầu Bis hai lần.....

anh Hải trúng số một nồi cơm điện....khoe : từ ngày qua Mỹ được vợ cho rửa chén, giặt giủ,
bây giờ có nồi cơm điện, đở quá khỏi lo thồi lửa.....
hừmuummu, có hông đó, các bà đừng tin các quan đồng Đế nói.....hồi đó svsq hải quân và svsq
Đồng đế chia nhau cua hết gái Nha trang....nhưng bây giờ hỏi thiệt nghe, trong số mấy phu nhân
ở đây có ai là người Nha trang thủa đó......
" Hot " như thế nầy mà nhìn ở đâu dzậy ông....an toàn, nhìn ...thì nhìn sợ gì...

anh Huy : thống thiết hát : anh còn nợ em....vợ Vinh hát :Em như cô gái vẫn còn xuân....

tình cờ hai nữ tennis players ngồi gần nhau

WOW ...USTA 4.0 dám cá các quan 10B/72 chầu phở nếu đánh thắng...!!!!
Em hâu phương,còn anh nơi tiền tuyến...


nó đó, thằng bạn tù trên đồi Phượng vĩ K3,Z30A khốn nạn ngày xưa, cựu giáo sư đệ I cấp ,
bị đông viên...rồi bị cọp liếm ,30 tháng lính ,gần 8 năm tù.....
cuộc đời vẫn còn may, được Tư Nghĩa bạn tù giới thiệu và gã em gái cho....

Oh my friend, we're older, but no wiser
for in our hearts the dreams are still the same


bài hát này dài lắm...xỉn.....để nó hát hết 400 chiều chủ nhật trong tù nhớ em thì.....chắc tới sáng....
tiếng vổ tay nồng nhiệt.....và bạn bè lên ...cõng nó xuống....

anh chỉ lo chơi cho người ta,còn em Tông gì quên rồi hả !?
Tuấn : ừ em chỉ có tông " La'

nảy giờ đứng cả buổi , muốn Đơ người....
Hạnh : đơ thì đơ ,nhưng tối nay phải làm sao cho em ...chuyễn từ tông La qua Rê... mới chịu hà nha...

Ngất ngây bên anh..

nhắm mắt ...cho tôi tìm một thoáng hương xưa....

Còn một chút gì
Để nhớ, để thương !