Sau khi Hiệp Định Paris được ký kết tại Paris vào
cuối tháng 1/1973, tình hình chiến cuộc Việt Nam tạm lắng dịu. Hai
sư đoàn Tổng trừ bị (Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến) vẫn còn bị lưu
giữ tại Quân Khu 1. Lấy Quốc Lộ 1 làm ranh giới, Sư Đoàn Nhảy Dù
trấn giữ phía Tây, dọc theo hành lang dãy Trường Sơn, và trách nhiệm
luôn phần bảo vệ an ninh Quốc Lộ 1, từ cây số 17 ra tới bờ sông
Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị). Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) trấn
giữ phía Đông từ Quốc Lộ 1 ra đến bờ biển, đến tận Cổ Thành Quảng
Trị ở phía Bắc. Các đơn vị thuộc Sư Đoàn Nhảy Dù chiếm những cao địa
tới tận chân dãy Trường Sơn, các căn cứ Anne (Động Ông Đô), Barbara
(đã giành lại được trong cuộc tổng phản công tái chiếm Quảng Trị).
Đây là 2 căn cứ chiến lược chế ngự toàn vùng hành quân.
Từ An Lổ,cây số 17 (căn cứ Hiệp Khánh, Bộ Tư Lệnh
Sư Ðoàn Nhảy Dù) về phía Nam là trách nhiệm của các đơn vị cơ hữu
thuộc Quân Ðoàn 1. Sư Đoàn 1 Bộ Binh trấn đóng ở phía Bắc đèo Hải
Vân. Phía Nam là trách nhiệm của Sư Đoàn 3 và Sư Ðoàn 2 Bộ Binh. Cả
hai khu vực Bắc và Nam đèo Hải Vân đều có các đơn vị Biệt Động Quân,
Địa Phương Quân, và Nghĩa Quân trấn giữ.
Đối đầu với Sư Đoàn Nhảy Dù là Sư Ðoàn 325 Trị
Thiên của Bắc Việt. Tuy danh xưng là Sư Ðoàn Trị Thiên, nhưng thực
ra bộ đội của sư đoàn này rất trẻ và nói toàn giọng Bắc. Tình hình
tổng quát tại Quân Khu 1 sau ngày ký hiệp định tương đối yên tĩnh.
Vào những tháng cuối năm 1974, sau khi trao đổi
tù binh với Hoa Kỳ xong xuôi, Bắc Việt không ngần ngại bắt đầu vi
phạm Hiệp Định Ba Lê để thực hiện ý đồ xâm lăng thôn tính miền Nam
bằng võ lực.
Qua các cuộc trắc nghiệm xem phản ứng của Hoa Kỳ
bằng cách mở cuộc tấn công vào tỉnh Phước Long cuối năm 1974, và một
số thị trấn khác thuộc Quân Khu 3. Thấy Hoa Kỳ không có phản ứng,
Cộng Sản Bắc Việt bắt đầu tung các đơn vị chủ lực vào cuộc xâm lược
Miền Nam Việt Nam. Bộ đội, pháo binh, cơ giới của họ ngang nhiên di
chuyển hàng hàng lớp lớp giữa ban ngày, không cần ngụy trang ẩn nấp
như xưa.
Cộng Sản Bắc Việt mở mặt trận lớn đầu tiên tại
Vùng 1 Chiến Thuật với ý đồ cầm chân các đơn vị tổng trừ bị của
QL-VNCH đồng thời ào ạt di chuyễn bộ đội trên đường mòn HCM vào các
quân khu 2 và 3. Hai sư đoàn 304 và 324 Bắc Việt, cùng các trung
đoàn pháo, chiến xa bất thần đánh chiếm quận Thường Đức thuộc tỉnh
Quảng Nam. Là một điểm chiến lược vì địa thế núi rừng hiểm trở dễ
thủ khó công.
Thường Đức nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Nam trong
thung lủng Hà Tân, một khu vực nghèo nàn khô cằn sỏi đá ở phía Tây
Nam Đà Nẵng khoảng 50 cây số, và phía Tây là vùng rừng núi trùng
điệp chạy dài tới biên giới Lào. Đây là tiền đồn chiến lược bảo vệ
căn cứ quân sự và phi trường Đà Nẵng, một trong những căn cứ lớn
nhất của VNCH.
Địa hình Thượng Đức rất hiểm yếu, ba bề là núi
cao, có nhiều dốc dựng đứng, phía Đông bằng phẳng, là nơi hợp lưu
của hai con sông Côn và sông Vu Gia nước sâu, chạy dài từ Tây sang
Đông.
Trước kia Lực Lượng Ðặc Biệt (LLĐB) Hoa Kỳ đã xây
dựng và để lại một căn cứ phòng thủ chiến lược với hệ thống giao
thông hào liên hoàn trong căn cứ cùng với 35 lô cốt nửa chìm nửa
nổi, mỗi lô cốt rộng bốn mét, xây dựng bằng xi măng cốt thép bao bọc
hai lớp bao cát đặt ngang ở giữa, nhiều công sự có nắp và một hệ
thống nhà hầm và hầm ngầm. Khu thông tin, chỉ huy pháo binh, bệnh
viện, kho đều nằm sâu trong lòng đất. Trong khu vực nhà ngầm được
chia thành nhiều phòng. Lực lượng VNCH ở Thượng Đức có Tiểu Đoàn 79
Biệt Động Quân Biên Phòng, hai đại đội Địa Phương Quân, một đại đội
Cảnh Sát Dã Chiến, một trung đội Viễn Thám và 16 trung đội Nghĩa
Quân, tất cả đặt dưới sự chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Quốc Hùng, quận
trưởng.
Về mặt chiến lược Thường Đức còn là một vị trí
quan trọng xuất phát các cuộc hành quân trinh sát, khống chế con
đường tiếp liệu Trường Sơn Đông mà CSBV vừa mới khai dựng sau ngày
ký hiệp định 27/1/1973. Từ phía Bắc quân dụng và chiến cụ theo đường
mòn HCM đưa từ A-Lưới đến A-Shau qua Trào đến Bến Giàng nằm trên LTL
4 cách Thường Đức không xa. Tại đây quân CSBV có những kho lẳm tồn
trử quân dụng tiếp tế cho mặt trận Quân Khu Năm.
Về chính trị, với việc chiếm đóng Thường Đức, Hà
Nội có thể đánh giá được phản ứng của Hoa Kỳ và khả năng tăng viện
viện trợ quân sự cho Sàigòn. Về quân sự, Hà Nội có thể đánh giá khả
năng phản kích, cơ động và hỏa lực yểm trợ của chủ lực VNCH ở Quân
Khu 1, đặc biệt là lực lượng tổng trừ bị cơ động chiến lược (Nhảy
Dù).
Đối với Việt Nam Cộng Hòa, trận chiến Thượng Đức
đánh dấu việc vi phạm ngưng bắn của CSBV đã đến một mức độ nghiêm
trọng mới. Thường Đức trở thành quận lỵ đầu tiên của VNCH rơi vào
tay cộng sản sau ngày ngưng bắn. Đại Lộc và Đà Nẵng sẽ bị đe dọa
nghiêm trọng từ hướng Tây chỉ cách thung lũng sông Vu Gia.
Lực lượng địch tham chiến gồm có:
-
SĐ324B gồm các Trung Đoàn 29, Trung Đoàn 6 & Trung Đoàn 803 di chuyển từ phía Tây tỉnh Quảng Trị xuống tỉnh Quảng Nam.
-
SĐ304 Điện Biên, Tư lệnh là Trương Công Phê, Chính ủy là Trần Bình chỉ huy trực tiếp trận chiến. gồm 3 Trung Đoàn 66, 24 & 36 vừa tham gia trận đánh chiếm căn cứ Dak Pek ở phía Bắc tỉnh Kontum vào giữa tháng Năm đã bí mật di chuyển vào khu vực Thượng Đức.
-
Trung Đoàn 31 thuộc SĐ2 CSBV tăng viện vào lúc cuối trận chiến.
-
2 Tiểu Đoàn bộ đội địa phương Quảng Đà.
-
Một Trung đoàn Pháo và Trung đoàn Chiến Xa.
Lực lượng địch quân tham gia tác chiến chủ yếu ở
Thường Đức là Sư Đoàn 304 với Trung Đoàn 66 được tăng cường Trung
Đoàn 29 (còn gọi là Trung Đoàn 3) /Sư Đoàn 324, Tiểu Đoàn 1/Lữ Đoàn
219 Công Binh, một đại đội tên lửa A72 (SA-7) và một đại đội tên lửa
B72 (AT-3), tất cả từ Quân Đoàn 2 cùng hai tiểu đoàn bộ đội địa
phương Quảng Đà. Các đơn vị của Quân Đoàn 2 đã được cơ giới trên con
đường chiến lược mới mở Đông Trường Sơn từ thung lũng Ba Lòng (Quảng
Trị) xuống. Riêng Trung Đoàn 3/ Sư Đoàn 324 vừa mới được cơ giới từ
thung lũng A Shau (Thừa Thiên) xuống tham gia đánh trận Dak Pek, sau
đó đã cơ động trở lại Quảng Nam đễ tham gia chiến dịch Thường Đức.
SA-7 và AT-3 đều được gọi là "tên lửa" (hỏa
tiển), nhưng công dụng khác nhau. SA-7 là hỏa tiển phòng không,
chống máy bay hoặc trực thăng, nhỏ gọn, dài khoảng 1.47 mét với
đường kính 70mm nằm trong một ống phóng ngắn có thể bắn từ trên vai.
AT-3 được chế tạo để chống thiết giáp (xe tăng, thiết vận xa) hoặc
bắn vào các công sự chiến đấu kiên-cố.
Trận Thường Đức do cán bộ Sư Đoàn 304CSBV trực
tiếp chỉ huy. Trong cuộc họp chuẩn bị giữa Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 304
với bộ chỉ huy Quân Khu 5 CSBV, đã có việc trao đổi kinh nghiệm sử
dụng pháo bắn thẳng có hiệu lực cao ở Nông Sơn. Tư lịnh Sư Đoàn 304
CS khẳng định sẽ tiêu diệt Thường Đức với hỏa lực hùng hậu của BộTư
Lệnh B5 yểm trợ gồm cấp số trang bị pháo 85 ly và 105 ly gấp đôi của
Sư Đoàn 2 CSBV lại có thêm súng cối 160 ly có sức công phá lớn, yểm
trợ đắc lực cho bộ binh xung phong.
Quân Đoàn 2 CS tổ chức một bộ phận tiền phương đi
cùng với Sư Đoàn 304 do Ðại Tá VC Hoàng Đan, phó tư lệnh quân đoàn
phụ trách.
Với nhiệm vụ tấn công chi khu quận lỵ Thường Đức,
thử thách quan trọng đối với Sư Đoàn 304 là việc chuyển vận đưa vũ
khí đạn dược vào trận chiến. Hai tổ trinh sát từ hai hướng hoạt động
gởi về báo cáo các kế-hoạch mở đường. Sau khi cân nhắc, cán bộ chỉ
huy Quân Đoàn 2 CSBV và Sư Đoàn 304 quyết định mở đường từ Trào vào
bến Hiên. Con đường này Cộng Sản Bắc Việt phải làm mới 45km, còn
21km dựa vào con đường VNCH làm dở dang đã bỏ từ lâu, sửa lại là xe
pháo đi được, việc bảo đảm bí mật đưa lực lượng vào chiến dịch cũng
tốt hơn. Ngoài việc ghép thuyền chở pháo, và các loại vũ khí cộng
quân còn đóng nhiều bè chuối, bè nứa để vận chuyển đạn và gạo vào
chiến dịch
Đoạn đường từ bến Hiên vào Thượng Đức dài 17km,
phía VNCH thường đưa thám báo ra phục kích, cộng quân chưa thể sửa
ngay được. Giai đoạn đầu, cộng quân phải dùng thuyền, bè chở pháo
đạn xuôi sông Côn rồi dùng sức người đưa pháo lên chiếm lĩnh trận
địa. Quân Đoàn 2 CSBV và Sư Đoàn 304 hạ quyết tâm đến ngày 20-7 phải
làm xong đường để đưa các lực lượng chính yếu vào đánh chiếm Thường
Đức.
Sau hơn một tháng vật lộn với con đường, đêm 17
tháng 7/1974, các xe pháo của cộng quân đã bí mật kéo vào tập trung
ở thôn Hiên. Các đại pháo 122 mm của Sư Đoàn 304 được bố trí trong
các làng bản không có người ở, vì dân đã bỏ đi từ lâu, nay biến
thành rừng. Cối 160 mm vào tới vị trí an toàn cách căn cứ Thượng Đức
3 km. Bộ đội và dân công lại đưa pháo 85 mm vượt qua một bãi sình
lầy lên điểm cao 118 để bắn trực tiếp vào Thượng Đức.
Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 304 đặt tại phía Đông Nam núi
Hà Sống, tại đây có thể quan sát rõ bộ binh xung phong lên Thượng
Đức. Sư Đoàn 304 chia thành ba mũi tiến công vào Thượng Đức: Trung
Đoàn 66 với Tiểu Đoàn 7,8 và 9 tấn công vào các vị trí VNCH ở trung
tâm chi khu quận lỵ , bộ đội địa phương, dân quân du kích tấn công
vào các thôn xung quanh quận lỵ, Trung Đoàn 29 của Sư Đoàn 324 chiếm
lỉnh các cao điểm ngăn chận viện binh ở vòng ngoài dọc theo phía Bắc
LTL 4.
Lực lượng bạn:
Lực lượng bạn:
-
Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân Biên Phòng.
-
Hai Đại Đội Địa Phương Quân.
-
Một Đại Đội Cảnh Sát Dã Chiến.
-
Một Trung Đội Viễn Thám.
-
16 Trung Đội Nghĩa Quân.
-
LĐ1 ND do Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh làm Lữ Đoàn Trưởng gồm 3 Tiểu Ðoàn 1,8,9 ND và TÐ1PBND
* Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù, Thiếu Tá Ngô Tùng Châu làm Tiểu Đoàn Trưởng
* Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù , Thiếu Tá Nguyễn Quang Vân làm Tiểu Đoàn Trưởng
* Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù, Thiếu Tá Nguyển Văn Nhỏ làm Tiểu Đoàn Trưởng
* Tiểu Ðoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù , Thiếu Tá Nguyễn Văn Nghi làm Tiểu Đoàn Trưởng. -
LĐ3ND do Trung Tá Lê Văn Phát làm Lữ Đoàn Trưởng gồm 3 Tiểu Ðoàn 2,3,6 ND và TÐ3PBND
* Tiểu Ðoàn 2 Nhảy Dù, Thiếu Tá Trần Công Hạnh làm Tiểu Đoàn Trưởng
* Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù, Thiếu Tá Võ Thanh Đồng làm Tiểu Đoàn Trưởng
* Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù, Thiếu Tá Nguyển Hửu Thành làm Tiểu Đoàn Trưởng
* Tiểu Ðoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù Thiếu Tá Nguyển Văn Thông làm Tiểu Đoàn Trưởng
Diển Tiến:
Khởi sự ngày 29/7/1974 Trung đoàn 29/324CSBV bắn
hoả tiển vào phi trường Đà Nẳng,cùng lúc pháo kích vào quận lỵ
Thường Đức đễ triệt hạ các công sự phòng thủ và tấn công các vị trí
tiền đồn do các đơn vị Nghĩa Quân và ĐPQ trấn giữ. Kho đạn của quận
lỵ bị bốc cháy, Chi Khu Thượng Đức mất liên lạc với ba vị trí tiền
đồn của Nghĩa Quân, Điạ Phương Quân và hai vị trí tiền đồn của Biệt
Ðộng Quân nhưng pháo binh từ Đồi 52 gần Đại Lộc yểm trợ hữu hiệu,
gây nhiều thiệt hại cho quân Cộng Sản.
Trung Đoàn 66 CSBV dùng bộc phá mở hàng rào ở
hướng chính, Tiểu Đoàn 7 CSBV bị một Trung Đội ĐPQ chận đứng với một
khẩu đại liên 50 (đại liên 12.7 mm) ở Trúc Hà. Cộng quân dùng pháo
85 ly bắn trực xạ diệt được khẩu đại liên 50 của trung đội ĐPQ, Tiểu
Đoàn 7 CSBV tiếp tục đưa lực lượng vào đột phá nhưng cũng không
thành công.
Hướng Tiểu Đoàn 9 CSBV, mặc dù chiến đấu rất dữ
dội, nhưng mở đến hàng rào thứ tư thì bị lính BĐQ đánh trả mạnh mẽ.
Cộng quân bị thương vong quá nhiều phải dừng lại. Phía VNCH phản ứng
rất nhanh, Không Quân VNCH từ Đà Nẵng bay lên đã ném bom chính xác
vào ngay hàng rào. Khi Bắc quân bắn nát một lô cốt và chuyển sang lô
cốt khác, TĐ79 BĐQ lập tức đưa quân bám lấy lô cốt sập, bắn chận
không cho quân Bắc Việt tiến lên.
Sáng sớm hôm sau, ngày 30/7/1974 CSBV pháo dử dội
và tấn công vào chi khu Thượng Đức, Chi Khu Trưởng bị thương nặng
nhưng quân ta vẫn giử vửng được phòng tuyến, các binh sĩ VNCH tiếp
tục anh dũng đánh bật các đợt tấn công của Bắc quân. Phi cơ quan sát
của VNCH phát hiện một đoàn quân xa và pháo binh của VC di chuyển
trên liên Tỉnh Lộ số 4 phiá Tây Thượng Đức, Không quân VNCH từ Đà
Nẵng đã được gọi đến oanh kich tiêu diệt 3 chiến xa của địch.
Đây là trận đánh hiệp đồng binh chủng cường tập
rất mạnh của Trung Đoàn 66 CSBV và sau nhiều đợt pháo bắn yểm trợ
cho nhiều đợt bộ binh tấn công nhưng vẫn không thành công trước sự
chống trả vô cùng anh dũng, quyết liệt của những người lính VNCH
được Không Quân từ Đà Nẳng lên yểm trợ đắc lực.
Sau hai ngày đêm tấn công quyết liệt, Trung Đoàn
66 vẫn không “mở cửa” được trong khi bị thiệt hại nặng nề, phài dừng
lại cũng cố đội hình. Đêm 30/07 Nguyễn Chánh, Tư lịnh phó Quân Khu
5, phải ra mặt trận để chấn chỉnh lại đội ngũ và quyết định đưa pháo
vào gần để bắn trực xạ.
Ngày 31/7/1974 sau những đợt pháo tập khũng
khiếp, Trung Đoàn 66 CSBV liên tục đưa lực lượng tiến sát vào vòng
đai phòng thủ nhưng Tiểu Đoàn 79 BĐQ cùng ĐPQ/NQ Thượng Đức chống
trả rất dữ dội khiến cộng quân bị thương vong rất nhiều mà hàng rào
vào quận lỵ vẫn chưa mở được. Tiểu Đoàn Trưởng 79 BĐQ yêu cầu dội
pháo ngay lên hầm chỉ huy của ông. Các công sự phòng thủ cũng như hệ
thống giao thông hào đều sụp đổ dưới những đợt pháo kích liên tục
của quân CSBV nhưng lính mũ nâu vẫn giữ được căn cứ và sau cùng Cộng
quân cũng chiếm được bải đáp trực thăng phiá ngoài đồng thời bố trí
quân trên các cao điểm để chế ngự Tỉnh lộ 4 ở phía Đông Thượng Đức
chờ quân đội VNCH phản công theo đúng chiến thuật "đánh điểm diệt
viện." Trước sự thiệt hại nặng nề của Trung Đoàn 66, Sư Đoàn 304
phải ra lệnh cho Trung đoàn ngừng tiến công và chuyển sang phòng ngự
giữ bàn đạp đã chiếm được.
Trong ngày nầy Quân cộng sản cũng pháo vào các vị
trí của Trung Đoàn 2 BB và Pháo Binh đóng tại Đại Lộc. Sau khi tổn
thất nặng ở trận Đức Dục vài tuần trước Trung Đoàn 2 BB đang được
tái bổ sung và huấn luyện ở phía tây Đại Lộc, một pháo đội 175 ly
được di chuyển ra quận Hiếu Đức để yểm trợ cho Thượng Đức. Sau đợt
tấn công đầu tiên của quân CS, Trung Tá Quận Trưởng Nguyễn Quốc Hùng
tuy bị thương gãy chân nhưng vẫn báo cáo về Đà Nẵng là giữ được
Thượng Đức và yêu cầu tăng viện. Bộ Chỉ Huy Chi Khu Thượng Đức ráo
riết huy động binh lính cũng cố các công sự phòng thủ. Phát hiện
được lực lượng đang bao vây Thượng Đức là bộ đội chủ lực CSBV vừa di
chuyển từ Quảng Trị vào, Không Quân VNCH đã được gọi tới oanh kích
dữ dội vào đội hình vây lấn của địch quân.
Tại chi khu Thượng Đức, tổn thất của Biệt Ðộng
Quân và các đơn vị trú phòng ngày càng gia tăng trong khi việc tải
thương không thực hiện được do hỏa lực phòng không ác liệt của cộng
quân. Tướng Trưởng điều động một Chi đoàn chiến xa M-48 từ Tân Mỹ
phía Bắc Hải Vân vào Đà Nẵng làm trừ bị cho Tướng Hinh khi tình hình
trở nên nghiêm trọng.
Ngày 1/8/1974 để giải toả áp lực địch, Tướng
Nguyễn Duy Hinh, Tư Lịnh Sư Đoàn 3 BB đã thành lập một Chiến đoàn
đặc nhiệm gồm Trung Đoàn 2BB và Thiết Đoàn 11 Kỵ Binh từ Đại Lộc đi
dọc theo Tỉnh lộ 4 tiến về Thượng Đức.
Ngày 3/8/1974, Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 2BB
bắt được một tù binh Bắc Việt ở phía Đông Thượng Đức, theo cung từ
cuả tù binh nầy cho biết Trung đoàn 29 CSBV đã chiếm giữ các cao
điểm 1235 và 1062 để chế ngự tỉnh lộ 4 giữa Thượng Đức và Đồi 52 ở
phía Tây Đại Lộc, con đường tiếp liệu và tiếp viện cho Thượng Đức
trong khi Trung Đoàn 66 của Sư Đoàn 304 được tăng cường lực lượng
chuẩn bị dứt điểm Thượng Đức.
Bắt đầu đợt tấn công mới. Pháo binh CS, đã hạ nòng bắn tập trung diệt từng lô cốt một của căn cứ. Không Quân VNCH đã gởi phi pháo đến yểm trợ và trọng pháo tác xạ dữ dội vào các vị trí quân CS. Nhưng rút được kinh nghiệm của đợt tấn công trước, đội hình bộ binh cộng quân áp sát mục tiêu hơn và có công sự chu đáo nên tránh được thương vong nặng như lần trước. Đạn pháo bắn thẳng phá tung những lô cốt còn lại, sau đó cối 160 mm nện chính xác vào khu trung tâm rồi pháo chuyển lần hướng dẩn cho bộ đội tiến tới.
Mặc dầu được tăng cường Tiểu Đoàn 1/57, Chiến
đoàn của Trung Đoàn 2 tiến rất chậm trước sự kháng cự của Trung Đoàn
29 CSBV và hỏa lực pháo binh hùng hậu của Cộng quân dọc theo các cao
điểm 1235 và 1062 cạnh LTL4. Trong khi tại Thường Đức, tình hình trở
nên nguy kịch khi lính Biệt Ðộng Quân sắp cạn kiệt đạn dược cũng như
lương thực. Không Quân VNCH cố gắng thả dù tiếp tế khẩn cấp vào ngày
5 tháng 8 nhưng do hỏa lực phòng không ác liệt của Bắc Việt, tám
kiện hàng tiếp tế đều rơi ngoài chu vi phòng thủ. Một oanh tạc cơ
A-37 bị bắn rớt khi định tiêu diệt các kiện hàng tiếp tế không may
rơi vào khu vực do quân CSBV kiểm soát.
Lo ngại về mối đe dọa nguy hiểm lớn cho Đà Nẵng
từ hướng Tây của Đại Lộc, Tướng Trưởng khẩn cầu trực tiếp với Đại
Tướng Cao Văn Viên cho Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù từ Sàigòn ra tăng viện đồng
thời ra lệnh cho Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù đang phòng thủ phía tây Huế chuẩn
bị di chuyển vào Quảng Nam, nhưng các hoạt động này đã không còn kịp
đễ cứu vãn tình thế cho Thượng Đức.
Mặc dầu liên tục pháo vào Thường Đức từ ngày 29
tháng 7, cường độ pháo trong đêm 6 tháng 8 gia tăng mạnh với trên
1,200 đạn pháo. Ở hướng chính của căn cứ, Cộng quân dùng bộc phá
liên tục để mở ngỏ, nhưng binh sĩ VNCH trong hầm ngầm chui ra các lô
cốt đã bị sập, bắn trả quyết liệt. Đến 7 giờ sáng ngày 6 tháng
8/1974, Địch quân vẫn chưa vào được quận lỵ.
Suốt một ngày và đêm 6 tháng 8/1974 chiến đấu
liên tục, Tiểu Đoàn 9 CSBV đã mở được cửa đột phá và đánh chiếm được
một số lô cốt tuyến chiến hào thứ nhất. Nhưng khi phát triển vào
trung tâm, các mũi tiến công của Cộng quân bị khựng lại trước hệ
thống hỏa lực dày đặc của Binh Sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Tiểu Đoàn 79
BĐQ cùng lính Ðịa Phương Quân/Nghĩa Quân ở Thượng Đức quyết không
đầu hàng nên đã chiến đấu vô cùng quyết liệt, đánh trả các cuộc xung
phong của bộ đội CSBV đến người lính cuối cùng và viên đạn cuối
cùng.
Trên trời, máy bay A-37 của Không Quân VNCH liên
tục quần đảo bắn phá và bổ nhào trúc bom đánh ngay vào khu vực hàng
rào căn cứ, chi viện cho quân đồn trú ở Thượng Đức giữ vững khu vực
còn lại. Những người lính mũ nâu anh hùng của Tiểu Đoàn 79 BĐQ tiếp
tục đẩy lui một đợt tấn công nữa vào đêm này.
Đến 1 giờ ngày 7-8, cộng quân chuyển hướng tiến công của Tiểu Đoàn 9 thành hướng chủ yếu. Đến 5 giờ 30 phút ngày 7 tháng 8 năm1974, sau khi củng cố lực lượng và bố trí lại đội hình, Trung Đoàn 66 mở đợt tấn công cuối cùng đánh chiếm quận lỵ Thượng Đức. Hỏa lực của pháo binh CS bắn chi viện cho Tiểu Đoàn 8 tiếp tục mở cửa. Bộc phá nổ cuốn theo lớp hàng rào cuối cùng. Những người lính BĐQ, ĐPQ và NQ còn sống sót rút vào lô cốt ngầm bắn ra như điên như dại, chống cự quyết liệt.
Đến 1 giờ ngày 7-8, cộng quân chuyển hướng tiến công của Tiểu Đoàn 9 thành hướng chủ yếu. Đến 5 giờ 30 phút ngày 7 tháng 8 năm1974, sau khi củng cố lực lượng và bố trí lại đội hình, Trung Đoàn 66 mở đợt tấn công cuối cùng đánh chiếm quận lỵ Thượng Đức. Hỏa lực của pháo binh CS bắn chi viện cho Tiểu Đoàn 8 tiếp tục mở cửa. Bộc phá nổ cuốn theo lớp hàng rào cuối cùng. Những người lính BĐQ, ĐPQ và NQ còn sống sót rút vào lô cốt ngầm bắn ra như điên như dại, chống cự quyết liệt.
Tiểu Đoàn 9 đã chiếm được khu Địa Phương Quân và
phát triển xuống khu cảnh sát, quận lỵ. Tiểu Đoàn 7 từ hướng tây bắc
đã sang hướng Tiểu Đoàn 9, đột phá vào khu Biệt Ðộng Quân. Lúc 8 giờ
30 phút ngày 7 tháng 8/1974, Sư Đoàn 304 đã tràn ngập cứ điểm Thượng
Đức. Tiểu đoàn trưởng BĐQ báo cáo mở đường máu rút lui trước khi
liên lạc bị mất vào trưa ngày 7 tháng 8.
Thượng Đức trở thành quận lỵ đầu tiên của Việt
Nam Cộng Hòa rơi vào tay quân Bắc Việt sau ngày ngừng bắn và một cơ
hội cho Hà Nội đánh giá phản ứng và khả năng yểm trợ cho VNCH của
Hoa Kỳ khi chiến sự bắt đầu leo thang.
Do chủ quan về khả năng chiến đấu của chủ lực cơ
động cùng pháo binh hùng hậu yểm trợ, Trung Đoàn 66 của Sư Đoàn 304
đã phải trả một giá khá đắt, thiệt hại nặng nề với 75% quân số
thương vong khi bị Tiểu Đoàn 79 BĐQ cùng các người lính ĐPQ/NQ và
CSDC của chi khu Thượng Đức được sự yểm trợ tích cực và hữu hiệu của
Không Quân VNCH từ phi trường Đà Nẳng đã chận đứng và đánh bật hàng
loạt các đợt tấn công kéo dài suốt 9 ngày đêm. Các người lính VNCH
đã không chịu đầu hàng mà chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng, cho
đến giọt máu cuối cùng. Nhưng sự hy sinh anh dũng này đã đi vào quên
lãng do địa thế hẻo lánh, không được nhiều người biết đến.
Sư Đoàn Nhảy Dù tham chiến:
Ngày 8/8/1974, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù cùng 3 Tiểu Đoàn
trực thuộc 1, 8, & 9ND được khẩn cấp không vận đến vùng hành quân
Đại Lộc bằng phi cơ C130, một ngày sau khi Thường Đức thất thủ,
trong khi các thiết bị nặng như đại bác 105-ly và xe cộ được đưa ra
bằng tàu của Hải Quân. Sau khi nghỉ đêm tại Quận Hiếu Đức, sáng hôm
sau Lữ Đoàn I ND di chuyển bằng đoàn xe GMC hướng về quận Đại Lộc,
qua Ái Nghĩa, cầu Chìm. Đoàn xe dừng tại đây, mọi người ba lô súng
đạn gọn ghẽ, triển khai đội hình từ từ tiến vào vùng hành quân.
Ngày 11/8/1974 Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù cùng 3 tiểu đoàn
2, 3 & 6 được lệnh di chuyển bằng phi cơ từ phi trường Phú Bài xuống
phi trường Đà Nẵng trách nhiệm án ngử ở quận Hiếu Ðức sau khi bàn
giao khu vực trách cho Liên Ðoàn 15 Biệt Động Quân / Quân Khu 1.
Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù và Chuẩn Tướng Lê
Quang Lưỡng (Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù) cũng di chuyển đến Đà Nẵng.
bản doanh tại phi trường Non Nước ở phía Nam Đà Nẵng.
Trên vùng đồi núi chập chùng nằm phía bắc thung
lũng sông Vu Gia, Liên Tỉnh Lộ 4 nối liền Thường Đức với khu vực
đồng bằng duyên hải, 2 bên trái phải là 2 dãy núi cao chót vót trùng
điệp chạy chụm lại, 2 dãy núi gặp nhau tại một khe núi rất hẹp, có
tên là Ba khe, với ngọn đồi 52 trọc đỏ ối nằm ngay yết hầu con đường
độc đạo chạy từ Đại Lộc vào Thường Đức, vào sâu nữa là vùng Bến
Giàng rồi Khâm Đức.
Dọc hai bên sườn đồi, địch quân như có ý đồ từ
lâu, hầm hố được dựng rất kiên cố. Họ cưa cột nhà của dân chúng đem
gác thành khung chữ A, tháo tôn trên mái nhà đặt lên mặt, rồi tấn
đất cát chặt lên trên. Từng chiếc hầm kiên cố, nếu một quả đạn 105
ly có nổ trên nắp hầm cũng chả ăn thua gì, địch vẫn ngồi bên dưới
ung dung kéo thuốc lào.
Địch đã xây dựng hệ thống phòng thủ này từ lâu
lắm rồi. Họ đã khống chế toàn vùng từ khuya, nhưng vẫn để cho con
đường độc đạo này thông thương qua lại, dân chúng vẫn ra vào, quân
ta vẫn đi lại lui tới tưởng như vô sự. Nhưng nếu thử tung một toán
trinh sát lấn sâu sang bên lộ thử xem, địch quân đang nằm trong đó.
Cho nên khi địch lật úp bàn tay thì toàn bộ lực lượng Sư đoàn 3BB và
Biệt Động Quân tan tác trong nháy mắt. Vị sĩ quan Đại đội trưởng
ĐĐ/BĐQ trấn thủ đồi 52 khi chạy thoát về gặp Nhảy Dù, chỉ còn có một
người lính mang máy PRC-25 đi theo, ông ta vẫn chưa kịp hoàn hồn.
Cách Liên Tỉnh Lộ 4 khoảng 6 km về phía Bắc, đồi
1235 nằm ở phía đông Thường Đức là đỉnh cao nhất, trong khi Đồi 1062
cách đó khoảng 2 km về phía Nam có vị trí chiến lược quan trọng có
thể quan sát khống chế toàn bộ khu vực Liên Tỉnh Lộ 4 và thung lũng
sông Vu Gia từ Thường Đức kéo dài cho đến Đại Lộc. Theo con đường
độc đạo ngoằn ngoèo, những toán quân của Sư Đoàn 3 Bộ Binh, của Biệt
Động Quân đang nhớn nhác di tản từ Thường Đức ra. Nương theo đoàn
binh lính là những dân lành, gồng gánh bồng bế nhau tìm đường thoát
hiểm. Những loạt đại bác 130 ly của địch từ núi sâu bắn rải theo
đoàn người dọc trên mặt lộ. Mỗi khi một cụm khói bốc lên, đoàn người
lại ngã xô xuống. Khi cụm khói tan đi, có dáng người loạng choạng
đứng lên lê lết bước, có dáng người vẫn nằm yên một chỗ phơi thây
trên mặt đường.
Trung Đoàn 29 CSBV đã đóng chốt trên những ngọn
đồi nằm sát Liên Tỉnh Lộ 4 và đã thiết lập một đài quan sát pháo
binh ở trên đỉnh 1062 để có thể pháo chính xác vào các vị trí của
Việt Nam Cộng Hòa trong khu vực Đại Lộc và kiểm soát tất cả mọi
chuyển động trên Tỉnh lộ 4.
Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù được giao cho nhiệm vụ chiếm
lại đồi 1062 cùng các ngọn đồi lân cận tiếp giáp với Liên Tỉnh Lộ 4
trong khi Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù bảo vệ Đà Nẵng ở hướng Tây qua quận Hiếu
Đức. Các Tiểu Đoàn Nhảy Dù thay phiên nhổ từng chốt Cộng quân bám
chặt trong những hốc núi trong suốt một tháng trời, Lữ Đoàn 1 Nhảy
Dù tiến dần lên Đồi 1062.
Sau khi các cánh quân của Nhảy Dù đã vào tuyến xuất phát. Chuẩn Tướng Lê Quang Lưởng, Tư Lịnh SĐND cho các đơn vị tiến dọc theo đường đỉnh dãy núi Sơn Gà rồi trực chỉ Thường Đức. Nỗ lực chính là Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù. Trong khi đó Lữ đoàn 3 lục soát xung quanh thung lũng Đại Lộc, và làm thành phần trừ bị sẵn sàng tiếp ứng.
Giai đoạn I của cuộc hành quân:
Sau khi các cánh quân của Nhảy Dù đã vào tuyến xuất phát. Chuẩn Tướng Lê Quang Lưởng, Tư Lịnh SĐND cho các đơn vị tiến dọc theo đường đỉnh dãy núi Sơn Gà rồi trực chỉ Thường Đức. Nỗ lực chính là Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù. Trong khi đó Lữ đoàn 3 lục soát xung quanh thung lũng Đại Lộc, và làm thành phần trừ bị sẵn sàng tiếp ứng.
Giai đoạn I của cuộc hành quân:
Ngày 18/8/1974 Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù bắt đầu xung
trận, tuyến xuất phát khởi từ làng Hà Nha. Hà Nha là một dải đồng
bằng hẹp, bên trái là con đường độc đạo dẫn vào Thường Đức, bên phải
giáp với chân của rặng Sơn Ya ( còn gọi là Sơn Gà) cao ngất trời
xanh. Các đơn vị Nhảy Dù chia thành từng toán nhỏ đeo bám trên các
sườn núi để diệt các chốt Cộng Sản bằng lựu đạn, vừa vượt tuyến xuất
phát khoảng 1 cây số, thì chạm mạnh với đich quân, họ phải giành
giựt từ ngôi nhà, từng gốc cây trên con đường độc đạo dẫn vào quận
Thường Đức. Đoạn đường 5 cây số vô cùng gian nan hiểm trở, với nhiều
bẫy và pháo tập gài sẵn của địch. Đoàn quân Nhảy Dù súng hờm trên
tay, cẩn trọng trải rộng đội hình dấn bước vào lò lửa đang sôi sục
Đây quả thật là một thử thách, đo lường sự can đảm, kinh nghiệm và
kỹ thuật chiến đấu của các chiến sĩ Nhảy Dù trước khi họ thực sự
tham dự một trận đánh để đời quanh ngọn đồi đẫm máu 1062.
Về phía CSBV,Trung Đoàn 29 bị tổn thất quá nặng
phải lùi dần về sau nên Quân Khu 5 Cộng Sản phải điều động Trung
Đoàn 31 của Sư Đoàn 2 CSBV vào thay cho Trung Đoàn 66 đang giữ
Thường Đức để đơn vị này ra tăng cường cho Trung Đoàn 29 để làm chậm
lại bước tiến của những người lính Nhảy Dù. Cộng quân cũng đã đưa
Trung Đoàn 24 của Sư Đoàn 304 từ Quảng Trị vào đến chiến trường vào
đầu tháng 9/1974 để tăng cường cho mặt trận.
Sáng ngày 18/8, ba Tiểu Đoàn 1ND, 8ND và 9ND vượt
tuyến xuất phát, BTL/SĐ Nhảy Dù cũng đã tung các đơn vị Đại Đội 19,
21 và 27 Đa-Năng hoạt động để đánh lạc hướng tình báo địch.( 12 Đại
Đội Đa Năng là những Đại Đội thiện chiến ưu tú của SĐND, được tổ
chức ngoài bản cấp số. Quân số rút ra từ các đơn vị thống thuộc và
được huấn luyện khả năng tác chiến như một Đại Đội độc lập).
Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh, LĐT/LĐIND ra lệnh Tiểu
Đoàn 8 tiến theo Tỉnh Lộ 4, dọc bờ sông Vu-Già bảo vệ cánh trái trục
tiến quân tiến chiếm làng Hà Nha 1 và Hà Nha 2 ở phía Đông đồn Địa
Phương Quân cũ (trên cao điểm 52). Thiếu Tá Nguyễn Quang Vân, Tiểu
Đoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 8 chuyển lệnh cho Đ/U Phạm Văn Hiệu dàn Đại
Đội 83 xung phong thần tốc tấn công thẳng vào làng Hà Nha để giải
tỏa đồn Địa Phương Quân.
Khi Trung đội 1/83, Trung Đội Trưởng là Thiếu Úy
Hoàng Văn Tiến vào gần tới bờ làng thì quân CS Bắc Việt đồng loạt
khai hỏa. Các binh sĩ Dù bắn trả mãnh liệt. Trung Ðội 2 do Thiếu Úy
Nghiêm Sỉ Thành chỉ huy nhào vô cứu bồ vừa bắn vừa hô xung phong
vang rền làm địch hoảng hốt bỏ chạy hết. Nhờ đó tổ khinh binh của
Tiến nhảy vào chiếm được bờ làng, Đại Úy Hiệu bảo Thành ngưng tác
xạ, và Thiếu Úy Tiến dẫn toàn bộ Trung Đội vào mục tiêu và bung rộng
về phía Tây bờ làng.
Sau
40 phút giao tranh, Ðại Ðội 83 hoàn toàn làm chủ làng Hà Nha. Đ/U
Hiệu cho bố trí, binh sĩ canh gác cẩn mật, đào hầm hố củng cố vị trí
chiến đấu. Kết quả tịch thu vài súng cá nhân vì quân số địch cỡ một
trung đội, Cộng quân chỉ chống trả yếu vì thấy các binh sĩ Dù đánh
giặc hăng hái và bị nhiều mặt tấn công. Địch tức giận thua trận nên
dùng đại bác không giật từ các cao điểm bên kia bờ sông bắn trực xạ
vào làng Hà Nha. Xạ trường quan sát của địch thật là chính xác.
Trong khi binh sĩ Ðại Ðội 83 đào hầm hố, gài mìn
Claymore, mìn chiếu sáng, đặt lính gác giặc, Đ/U Phạm Văn Hiệu điều
chỉnh hỏa tập cận phòng với sĩ quan tiền sát, anh cận vệ dọn cơm cho
Hiệu ăn ở cái bàn nhỏ trước một ngôi nhà tranh. Hiệu thấy trời sáng
trăng, sợ địch ở đỉnh cao bên kia sông trông thấy, nên bảo dọn vào
nhà. Vừa ăn được nửa chén cơm thì nghe "đùng" một tiếng, cái bàn gỗ
trước nhà bị nguyên một trái SKZ-57 ly không giật. Hiệu giật mình!
Nếu sớm chừng 5 phút thì nguyên tổ chỉ huy của Ðại Ðội 83 đã bị tan
tành.
Sau đó địch khai hỏa tứ phía, sơn pháo trực xạ từ
các đỉnh núi bên kia sông, hỏa tiễn 122 ly, đại bác 130 ly liên tục
pháo kích vào làng Hà Nha. Dứt tiếng pháo thì cả tiểu đoàn địch đồng
loạt tấn công biển người vào Đại đội 83.
Nhờ đã chuẩn bị hố chiến đấu vững chắc, các binh
sĩ Nhảy Dù đã bắn trả mãnh liệt. Hiệu cho súng cối 60 ly bắn yểm trợ
sơ khởi, sĩ quan tiền sát gọi bắn các hỏa tập cận phòng. Thiếu Úy
Hoàng Văn Tiến và Thiếu Úy Nghiêm Sĩ Thành ra lệnh bấm mìn claymore,
hàng loạt địch ngã gục, súng đại liên M-60 và súng cá nhân AR-15 bắn
tới tấp. Hết lớp này tới lớp khác, quân CS Bắc Việt cứ nhào tới định
tràn ngập mục tiêu làng Hà Nha. Tiến và Thành thật can đảm, hai Sỉ
quan nầy ra ngay tuyến ngoài đốc thúc binh sĩ chống cự. Nhưng những
loạt đạn vô tình đã kết liễu đời hai người hùng trai trẻ của Ðại Ðội
83. Đây là hai sĩ quan đầu tiên của Tiểu đoàn 8 ND ngã xuống trên
mặt trận Thường Đức, mở đường cho năm sĩ quan Trung Đội Trưởng sau
đó theo chân Tiến ra đi không hẹn ngày về.
Đ/U Hiệu điều động Trung Ðội 3 của Thiếu Úy Lê
Mậu Sức qua trám lỗ hổng, nhưng Sức cũng bị thương nặng (phải di
tản). Chỉ còn Chuẩn úy Thạch Huôn và Đại Úy Hiệu đốc thúc các binh
sĩ Dù cố thủ. Cầm cự đến trời sáng thì địch rút lui để lại rất nhiều
vũ khí, xác địch và một số tù binh.
Trong lúc đó, Tiểu Ðoàn 1 do Thiếu Tá Ngô Tùng
Châu chỉ huy, đi cánh phải của Lữ Đoàn, tiến chiếm mục tiêu đầu là
cao điểm Đông Lâm, rồi theo đường đỉnh dãy Sơn Ya tiến về hướng Tây
tới 1062. Đây là một đồn bót cũ, địa thế xung quanh trống trải, dọc
dài xuống tận chân núi. Các đại đội tiến quân dưới cơn mưa pháo của
quân CS Bắc Việt, họ phải xung phong thần tốc bám sát và đánh cận
chiến để địch không sử dụng được các bãi pháo mà họ đã chuẩn bị sẵn.
Thiếu Tá Nguyễn Văn Quý (Tiểu Đoàn Phó) chỉ huy 2 Đại Đội thanh toán
các tổ cảm tử quân Việt Cộng đang đóng chốt trên những điểm cao,
những hốc đá cheo leo dọc theo dãy Sơn Gà. Một trở lực lớn là quá
nhiều mìn bẫy (thuộc loại "mìn hơi" làm bằng nhựa nhỏ cỡ hộp thịt ba
lát). Loại mìn này có thể hủy diệt 2 chân nếu dẫm phải. Tại đây Ðại
Ðội 11 bị tổn thất 2 chiến sĩ vì mìn hơi này.
Hôm sau, Lữ Đoàn phải tăng phái toán rà mìn của
Đại Đội 1 Công Binh Dù để mở đường. Mục tiêu Đông Lâm được chiếm
lĩnh dễ dàng vì không có lực lượng phòng ngự của địch. Tuy nhiên các
chiến sĩ Dù vẫn gặp khó khăn trước những tấn công lẻ tẻ bằng súng
đại bác không giật từ những hốc đá. Một toán tiền quân của Đại Đội
11 đã diệt được toán tiền sát viên pháo binh của địch gồm 2 người đã
chết do cụt chân vì mìn hơi và một người còn sống với đầy đủ máy
truyền tin, bản đồ, và địa bàn. Từ đó vị trí các lực lượng bạn không
còn bị pháo kích chính xác nữa. Sau khi chiếm được Đông Lâm, hai Đại
Đội 11 và 14 trực chỉ tới mục tiêu B.
Tiểu Ðoàn 9 ND giữ trục chính, đi dọc theo cánh
đồng rộng phía Bắc sông Vu Gia, chiếm lĩnh dãy đồi thấp có rừng chồi
che phủ. Từ dãy đồi thấp phía Nam dãy Sơn Gà, Trung Úy Nhơn, Đại Đội
Trưởng Ðại Ðội 92, Trung Úy Thăng, Đại Đội Trưởng Ðại Ðội 94, Đại Úy
Trọng, Đại Đội Trưởng Ðại Ðội 91, cùng Đại Đội 93 của Đại Úy Tửu
phải băng qua một cánh rừng tràm để đến đồi 383 rồi mới tiến sát tới
đỉnh 1062, . Các chiến sĩ của Tiểu Ðoàn 9 không sao qua đến được bìa
rừng dưới chân núi Đông Lâm, vì hỏa lực từ cứ điểm B1 trên sườn núi
chế ngự. Cứ điểm này vô cùng kiên cố, vừa ở cao, vừa được che chở
bởi các tảng đá lớn chồng lên nhau. Tiểu Ðoàn 9 đã dùng rất nhiều
phi pháo nhưng vẫn không tiêu diệt được. Đại Úy Tửu bị thương chân
nên Đại Úy Tường từ Ðại Ðội 90 ra thay thế.
Từ đỉnh Đông Lâm, Tiểu Ðoàn 1 nhờ lợi thế hơn 2
cánh quân bạn, nên tiến quân tốc độ cũng nhanh hơn. Do đó Tiểu Ðoàn
1 từ cao điểm đã bảo vệ hữu hiệu sườn phải cho Lữ Đoàn. Qua sự phối
hợp hàng ngang với Tiểu Ðoàn 9, Tiểu Ðoàn 1 đã cho lệnh Đại Ðội 11
đánh bọc hậu phía sau xuống cứ điểm B1, nơi địch đang cầm chân tiền
quân của Tiểu Ðoàn 9.
Xuyên qua thung lũng, Ðại Úy Thể dẫn quân tấn
công vào phía sau B1 một cách bất ngờ ở ngay sau lưng địch. Đối diện
với Cộng quân là Tiểu Ðoàn 9 Dù đang bị cầm chân ở tại dốc đá. Nhờ
lợi thế cao, Đại Ðội 11 để lại một trung đội ở B để đóng chốt và giữ
ba lô cho các trung đội khác. Thành phần còn lại tập trung hỏa lực,
xung phong đánh thần tốc và tràn ngập cứ điểm B1.
Quân CS Bắc Việt hoảng hốt xả chốt chạy tán loạn,
chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ, Ðại Ðội 11 đã kiểm soát hoàn toàn
các đỉnh đá ở phía Nam của B. Chốt B1 được giải tỏa dễ dàng với
chiến lợi phẩm là 1 súng cối 61 ly, 1 thượng liên, 7 súng AK, 4 khẩu
B-40, 1 điện thoại, một số đạn 72 ly nhưng không tìm được súng. Sau
này Tiểu Ðoàn 11 của Trung Tá Lê Văn Mễ dùng nơi đây làm chỗ đóng
quân tạm thời cho Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn.
Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù tấn công 1062:
Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù tấn công 1062:
Trời sẩm tối, chờ bắt tay với Tiểu Ðoàn 9 không
được, Ðại Ðội 11 phải tạm đóng quân đêm tại B và B1. Đêm đó, đặc
công địch bò trở lại đột kích B1 bằng B-40 rồi bỏ chạy. Chuẩn Úy
Tuyến Trung Đội Trưởng bị hy sinh. Sáng hôm sau 20/8/1974, địch pháo
kích mạnh mẽ bằng đạn 122 ly vào B và B1 nhưng không chính xác nên
không bị tổn thất. Khoảng 11 giờ trưa, Thiếu Tá Quý và Ðại Ðội 14
bắt tay với Tiểu Ðoàn 9 cũng xuất hiện và đóng chốt tại B2.
Kế đó, TĐ1ND tiếp tục tiến về cứ điểm C, một tiền
đồn mạnh mẽ của quân CS Bắc Việt. Ðại Ðội 14 đi đầu và chạm địch.
Thiếu Tá Nguyễn Văn Quý đi với cánh quân bọc hậu là Ðại Ðội 11 của
Đại Úy Thể. Một phần vì địa thế hiểm trở, thêm vào đó yếu tố bất ngờ
không còn nữa. Địch đã chuẩn bị sẵn sàng với hầm hố kiên cố để đón
Ðại Ðội 14. Lại thêm rừng cây cổ thụ cao lớn, ta sử dụng pháo binh
rất khó vì sợ đạn chạm ngọn cây nổ từ cao gây thương tích cho quân
bạn.
Suốt 3 ngày cầm cự, Ðại Ðội 14 không thể tiến lên
được đành phải án binh tại chỗ. Thiếu Tá Quý đẩy Ðại Ðội 11 thọc sâu
về phía Tây rồi từ đó tiến đánh C bằng hướng Nam. Quân Bắc Việt trên
cao, quân ta dưới thấp, nhưng nhờ hốc đá nên Ðại Ðội 11 bám sát tiến
lần vào cách mục tiêu C khoảng 200 thước, và phải dừng lại vì sợ lọt
vào tầm lựu đạn. Tiểu Ðoàn 1 sử dụng đại bác 57 ly và súng cối 81 ly
để có thể bắn chính xác vào mục tiêu. Thiếu Tá Quý cho tập trung 5
khẩu đại liên M-60 chờ cho Tiểu Đoàn bắn hơi cay để địch chạy ra
khỏi hầm trú ẩn, thì tập trung hỏa lực mạnh mẽ bắn phủ đầu địch.
Ðại Ðội 14 bất thần xuyên nhanh qua yên ngựa để
chiếm C, từng tổ 3 người bò dưới hỏa lực tiến vào mục tiêu dùng lựu
đạn ném vào phòng tuyến địch, rồi lập tức xung phong chiếm hầm hố
địch làm đầu cầu. Kế đó họ bung rộng ra đánh chiếm từng hầm một.
Thừa thắng Thiếu Tá Quý đẩy Ðại Ðội 14 qua thẳng 1062, nhưng mọi dự
tính không xảy ra như mong muốn, và cũng từ đó Ðại Ðội 11 và Ðại Ðội
14 phải trả giá rất đắt.
Sau khi địch tháo chạy vì sự tấn công quá dũng mãnh của các chiến sĩ thiện chiến Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù, hai Ðại Ðội 11 và 14 chia nhau bố trí lập vị trí phòng thủ sơ khởi để ngăn ngừa địch phản công. Một trận mưa cối sơn pháo 120 ly của Bắc quân bủa xuống, tiếng nổ vang khắp rừng già, khói phủ mù mịt trận địa. Nhờ bung rộng và hầm hố kiên cố của địch để lại, nên binh sĩ ta tránh được thiệt hại nặng nề bởi trận mưa pháo tập trung và chính xác này.
Sau khi địch tháo chạy vì sự tấn công quá dũng mãnh của các chiến sĩ thiện chiến Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù, hai Ðại Ðội 11 và 14 chia nhau bố trí lập vị trí phòng thủ sơ khởi để ngăn ngừa địch phản công. Một trận mưa cối sơn pháo 120 ly của Bắc quân bủa xuống, tiếng nổ vang khắp rừng già, khói phủ mù mịt trận địa. Nhờ bung rộng và hầm hố kiên cố của địch để lại, nên binh sĩ ta tránh được thiệt hại nặng nề bởi trận mưa pháo tập trung và chính xác này.
Càng tiến gần về 1062, địa thế càng hiểm trở,
rừng rậm hơn, cây to nhiều hơn, sườn càng dốc đứng hơn. Từ cứ điểm C
nhìn lên mục tiêu, ở cao hơn 2 vòng cao độ (theo bản đồ quân sự
tương đương 20 thước). Cách xa chừng 150 thước, ta thấy rõ địch đang
lố nhố chạy tới chạy lui tăng cường phòng thủ. Thiếu Tá Quý gọi xin
pháo binh bắn "cắm chỉ" lên mục tiêu đó ngày và đêm. Đây được gọi là
mục tiêu D, một trong 5 đỉnh của 1062. Giữa C và D là một thung lũng
(eo yên ngựa) sâu khoảng hơn 20 thước. Như vậy quân ta nếu tấn công
mục tiêu D, ít nhất phải vượt lên một dốc đứng cao tới hơn 40 thước.
Từ D, địch thỉnh thoảng bắn trực xạ bằng đại bác và thượng liên
xuống mục tiêu C, nhưng không gây thiệt hại đáng kể nào cho quân
bạn.
Lúc nầy Tiểu Ðoàn 8 và 9 còn cách quá xa 1062,
chỉ có Tiểu Ðoàn 1 là gần và đang ở cao địa, không ai bảo vệ cạnh
sườn để tiếp ứng kịp thời. Địa thế địch hiểm trở dễ thủ khó công.
Địch chuẩn bị chiến trường đợi ta với những trận địa pháo và hầm hố
kiên cố.
Đỉnh 1062, có 5 đỉnh nhỏ. Năm đỉnh nhỏ này nằm
theo thế liên hoàn, yểm trợ cho nhau bằng hỏa lực dễ dàng. Diện tích
rộng khoảng 2 đại đội mới bao phủ nổi. Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù quyết
định đột kích đêm và lợi dụng gió Đông làm một trận hỏa công. Lực
lượng xung kích gồm 2 Trung Đội với Thiếu Úy Lê Văn Bá chỉ huy một
Trung Đội thuộc Ðại Ðội 14 và Thiếu Úy Trần Thanh Quang chỉ huy một
Trung Đội của Ðại Ðội 11. Đây là 2 Sĩ Quan xuất sắc đã từng lập
nhiều thành tích chiến thắng cho Tiểu Đoàn. Ðại Ðội 11 làm thành
phần trừ bị sẵn sàng tiếp ứng kịp thời cho lực lượng tấn công. Tần
số liên lạc thuộc nội bộ của Ðại Ðội 11 do Thiếu Tá Quý trực tiếp
chỉ huy. Hỏa lực yểm trợ gồm súng cối 60 ly và 81 ly đã được chuẩn
bị yếu tố tác xạ sẵn sàng.
Sáu giờ chiều, ánh sáng mặt trời trong rừng già
đã tắt hẳn. Hai Trung Đội bắt đầu xuất phát. Thiếu Úy Quang dẫn
trung đội đi bên trái, trung đội Thiếu Úy Bá bên phải. Họ giữ đội
hình đi song song và cách nhau khoảng từ 30 đến 40 thước. Pháo Binh
105 ly của ta vẫn đều đều bắn cắm chỉ trên mục tiêu để địch lo trốn
trong hầm, không ngóc đầu lên quan sát quân ta đang di chuyển. Một
giờ, hai giờ, rồi 3 giờ trôi qua. Tình hình vẫn yên tỉnh, một thứ im
lặng ngộp thở, vì mọi người đều lo cho số phận của đồng đội của
mình. Hệ thống liên lạc vẫn tốt, Thiếu Úy Quang thì thầm trong máy:
- Rất gần địch, tiếng chửi thề của chúng nó nghe
rõ mồn một, đích thân.
- Được! Cẩn thận nghe Quang! Thiếu Tá Quý trả lời
nho nhỏ trong máy với giọng Huế chay.
Bỗng nghe một loạt đạn nổ bên phải rồi im lặng.
Pháo Binh ngưng tác xạ, hai cánh quân vừa bắn vừa hô xung phong vang
rền cả núi rừng hoang vu. Lửa bắt đầu cháy trên mục tiêu, nhiều nhất
là bên cánh Thiếu Úy Quang. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù xin Pháo
Binh chuyển tác xạ về hướng Tây để bắn chận quân địch. Tiếng của
Quang vang trong máy:
- Chiếm được đỉnh rồi đích thân! Hầm quá nhiều và
kiên cố, làm toàn bằng cây to. Mấy đứa con đang bung rộng chờ cánh
quân bên phải!
Trời tối đen như mực, vẫn chưa liên lạc được
Thiếu Úy Bá. Mười lăm phút sau, Thiếu Tá Quý đứng dưới mục tiêu C
thấy trên D có từng cụm lửa lóe lên chen lẫn trận địa pháo bằng súng
cối sơn pháo 120 ly của địch.
Tiếng của Quang vang lên trong máy:
Tiếng của Quang vang lên trong máy:
- Chúng pháo dữ quá đích thân, nhưng hầm hố kiên
cố, không sao!
Rồi hàng loạt tiếng đạn AK-47 kêu rít, tiếng
Quang hét trong máy:
- Chúng nó phản công, đông lắm! Cho Pháo Binh bắn
trên đầu tôi, tụi nó đông như kiến! Mau lên! Pháo! Pháo mau lên!
Ban đêm trời tối, Ðại Ðội 11 trừ bị cho Quang và
Bá đang ở lưng đồi yên ngựa. Trung đội Thiếu Úy Bá thì không liên
lạc được ngay từ loạt đạn đầu, sau này mới biết được Bá và 4 binh sĩ
đã hy sinh vì mìn claymore (Việt Cộng lấy của Sư Ðoàn 3 Bộ Binh)
ngay từ lúc đó.
Thiếu Tá Ngô Tùng Châu (Tiểu Đoàn Trưởng) bảo Quý:
Thiếu Tá Ngô Tùng Châu (Tiểu Đoàn Trưởng) bảo Quý:
- Nếu thấy không được thì bảo Quang rút về, đừng
hy sinh nhiều, ta sẽ tìm cách khác.
Nhưng Quang không nghe lệnh (hoặc không thể nghe
lệnh!). Hai Trung Đội đột kích của Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù đã gặp sự
kháng cự phản công quá mãnh liệt, quân số địch rất đông. Từ đỉnh
cao, khe núi, và các địa đạo trong rừng cây ùa ra như đàn ong vỡ tổ!
Lính Nhảy Dù ria bắn không nghỉ tay. Trước khi gần hết đạn, Quang
gọi Thiếu Tá Quý phải kêu Pháo Binh bắn đạn nổ chụp ngay trên đầu
thí quân, quyết liều sống chết với quân Cộng Sản Bắc Việt (CSBV).
T/U Quang đã tập trung đạn của các binh sĩ bị thương, bảo họ rút,
còn Quang thì ở lại bắn tới hết đạn và anh dũng hy sinh trên mục
tiêu D. Đáng phục thay một Sĩ-Quan can trường, biết hy sinh bảo vệ
thuộc cấp và làm tròn bổn phận với núi sông.
Các đạn pháo CVT đã sát hại 10 phần địch và 3
phần quân bạn. Xác địch và ta nằm ngổn ngang trên đỉnh đồi 1062.
Trung Đội của Thiếu Úy Quang có 15 chiến sỉ anh dũng hy sinh.
Ðại Ðội 14 của Trung Úy Vệ bị kẹt cứng ở yên ngựa
nhỏ hẹp giữa mục tiêu C và mục tiêu D, hỏa lực Việt Cộng phủ kín từ
D và 1062. Ðại Ðội 14 tổn thất mỗi lúc một nhiều mà không tiến được
bước nào. Pháo Binh Dù được sử dụng tối đa nhưng địa thế núi cao cây
rậm Pháo Binh phải bắn góc độ cao mới "gõ" vào 1062 được, nhưng với
độ chính xác thật ít.
Thiếu Tá Quý lại dùng kế cũ, dương đông kích tây,
đẩy Ðại Ðội 11 về Tây để tấn công 1062 từ chính Nam nhằm giải tỏa áp
lực Ðại Ðội 14 như trường hợp đánh mục tiêu C. Nhưng lần này sự việc
không như lần trước, Ðại Ðội 11 vừa mới đến triền núi phía Nam của
1062 thì địch dùng súng cối 82 ly từ góc đồi phía Tây bắn một cách
dữ dội, Ðại Ðội 11 bị hy sinh một tiền sát viên và 4 binh sĩ chưa kể
một số bị thương.
Rạng sáng, sau khi sử dụng Pháo Binh và súng cối
81 ly tối đa tối đa, Ðại Ðội 11 dàn 3 trung đội tấn công 1062 từ
chính Nam. Hai bên quần thảo gần 6 tiếng đồng hồ, cuối cùng Ðại Ðội
11 chiếm được đỉnh 1062. Nhưng chưa đầy 10 phút, quân Bắc Việt đã từ
D1 và D2 đồng loạt khai hỏa bằng đủ loại vũ khí phủ trùm 1062. May
nhờ hệ thống giao thông hào của địch để lại nên cũng giảm bớt phần
nào tổn thất.
Thượng liên Cộng quân bắn liên hồi từ nhiều vị
trí, và nhất là đạn súng cối 61 ly của địch. Ngay đợt pháo đầu Thiếu
Úy Huệ đã bị thương. Đỉnh 1062 trước đó đã bị phi pháo quần nát từ
rậm rạp nay chỉ còn lại một đồi trọc với đất cát vàng cày xới tung
tóe. Ðại Ðội 11 không chịu nổi phải rút về triền núi phía Nam, Huệ
kéo xuống được còn xác Thiếu Úy Quang bị cháy đen..
Tổn thất Ðại Ðội 11: Thiếu Úy Quang và 15 binh sĩ
hy sinh. Ba mươi bảy bị thương trong đó có hai Sỉ Quan Trung Đội
Trưởng là Thiếu Úy Huệ và Thiếu Úy Quách An.
Trong khi đó Ðại Ðội 14 cũng cố gắng xuyên thủng
chốt địch trong hốc đá ở yên ngựa để lên 1062 bắt tay với Ðại Ðội
11, nhưng mọi dự tính không thành. Trung Úy Vệ bị thương, Trung Úy
Bằng, Ðại Ðội Phó Ðại Ðội 11 qua thay, hai ngày sau cũng bị tử
thương vì lựu đạn địch. Eo yên ngựa giống như một khúc xương kẹt
ngay cổ họng, thật khó nuốt vô cùng.
Riêng Ðại Ðội 12 của Trung Úy Thọ và Ðại Ðội 15
của Đại Úy Lộc đi với Thiếu Tá Ngô Tùng Châu vẫn lục soát và làm
thành phần trừ bị ở Đông Lâm. Trung Úy Thọ bị thương do pháo kích,
Trung Úy Khánh (Truyền Tin) ra thay cũng bị tử thương. Vài hôm sau,
Tiểu Ðoàn 8 của Thiếu Tá Vân vào thay. Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù rút về Hà
Nha dưỡng quân và bổ sung quân số.
Xa Luân Chiến, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù xông trận:
Xa Luân Chiến, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù xông trận:
Theo kế hoạch, Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù được điều động
lên thay thế Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù để tiếp tục đánh chiếm 1062. Cuộc
chiến trở nên khốc liệt hơn khi Tiểu Đoàn 8 bỏ Hà Nha, chuyển lên
núi để thay thế cho đơn vị bạn tấn công địch quân trên các cao điểm.
Địch vào trận với lợi thế trên sân nhà, họ lợi
dụng tối đa địa thế, địa hình. Khi quân ta vừa băng qua một trảng
trống thì bị địch nghênh cản rất mạnh mẽ, nếu nhìn chung quanh có
những tảng đá lớn chênh vênh trên sườn núi thì đừng có dại dột chạy
vào ẩn nấp, sau lưng tảng đá là một bãi mìn gài sẵn. Địch từ vị trí
thuận lợi trên cao nhìn xuống thấy rõ từng người lính đang hút
thuốc, đang nấu nướng, địch dùng súng cối 61 ly bắn vào quân ta.
Khi TĐ8ND lên thay thế TĐ1ND để tiến chiếm cao điểm 1062, sức lực của đơn vị cũng đã sức mẻ phần nào, còn lại bao nhiêu sinh lực ta dồn vào cú chót, được ăn cả ngã về không. Đỉnh 1062 là một nấm mộ tập thể khổng lồ, chôn không biết bao nhiêu sinh mạng của cả hai bên. Mỗi khi quân ta vừa chiếm được 1062, thì lập tức địch dội pháo, điên cuồng xông lên quyết chiếm lại cho bằng được. Cả hai bên mất đi dành lại đỉnh 1062 nhiều lần, cứ như hai gã thanh niên cùng tranh dành một cô gái thơm như múi mít, bên nào cũng đòi quyền sở hữu em gái, không ai chịu nhường ai.
Khi TĐ8ND lên thay thế TĐ1ND để tiến chiếm cao điểm 1062, sức lực của đơn vị cũng đã sức mẻ phần nào, còn lại bao nhiêu sinh lực ta dồn vào cú chót, được ăn cả ngã về không. Đỉnh 1062 là một nấm mộ tập thể khổng lồ, chôn không biết bao nhiêu sinh mạng của cả hai bên. Mỗi khi quân ta vừa chiếm được 1062, thì lập tức địch dội pháo, điên cuồng xông lên quyết chiếm lại cho bằng được. Cả hai bên mất đi dành lại đỉnh 1062 nhiều lần, cứ như hai gã thanh niên cùng tranh dành một cô gái thơm như múi mít, bên nào cũng đòi quyền sở hữu em gái, không ai chịu nhường ai.
Thiếu Tá Tiểu Ðoàn Trưởng Nguyễn Quang Vân, cho
Đại Ðội 84 của Minh và 83 của Hiệu làm 2 mũi dùi tấn công sườn phải
phía Đông 1062. Chờ phi pháo dập nát đỉnh đồi, rồi trời vừa chợp
sáng Thiếu Tá Vân dẫn Ðại Ðội 81 của Võ Thế Hùng và Ðại Ðội 82 của
Nam, xuất phát từ chân đèo Thường Đức leo lên dọc theo đường đỉnh về
hướng Bắc, mục tiêu là đồi 1062.
Các binh sĩ Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù leo dốc đứng (độ
nghiêng 70 độ) đồng loạt tiến về mục tiêu. Đứng trên 1062, ta thấy
có 5 đỉnh nhỏ nằm gần nhau, làm thành hình tròn theo thế liên hoàn;
mặt hướng về Tỉnh Lộ 4 thì dốc thẳng đứng, rất khó leo. Cộng quân
thường dùng giàn thung ném một lần hàng chục quả lựu đạn xuống mỗi
khi quân ta tấn công vào mặt này. Còn các hướng khác thì có 4 đỉnh
nhỏ che chở nên 1062 quả là một địa thế dễ thủ khó công. Từ Tỉnh Lộ
4 muốn leo lên 1062 phải qua những đỉnh nhỏ 126, 383, xuyên qua
những yên ngựa chập chùng như sóng gợn.
Hai Đại Ðội 83 và 84 do Thiếu Tá Trần Toán chỉ
huy đi băng qua khu vực Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù tới mục tiêu C của Tiểu
Ðoàn 1 Nhảy Dù, bọc vòng lên đỉnh cao bên dãy Sơn Gà để từ mục tiêu
C băng qua yên ngựa đánh lên 1062. Đại đội 81 của Đại Úy Hùng và 82
của Nam lợi dụng đêm tối lén bò lên đánh vào sườn dốc đứng (vì mặt
này địch chỉ phòng thủ hời hợt chúng cho là ta không thể nào dám vào
hướng nầy, vì sẽ làm mồi cho lựu đạn.
Ba giờ khuya xuất phát tấn công, sau khi cho phi
pháo dập nát đỉnh đồi, Hiệu, Minh, và Hùng dẫn đầu các cánh quân
trèo lên ngọn 1062, Ðại Ðội 84 của Trung Úy Hùng "ốm" làm thành phần
trừ bị. Đoạn đường gai gốc hiểm trở. Những binh sĩ Dù dùng kế dương
đông kích tây, lợi dụng địch đang đang phân tán phòng thủ và bị phi
pháo dập liên tục, Hùng, Minh, và Hiệu chia từng tổ 3 người bò lên
đỉnh núi, diệt từng chốt nhỏ, rồi leo lên. Đây là những giây phút
đùa với tử thần, mà cái chết đến với họ bất cứ lúc nào. Nếu một trái
lựu đạn của địch thả trúng, hay bị trượt chân xuống, họ có thể chết
tan xác. Trèo lên vách đá dựng đứng, cao hàng trăm thước, trước khi
tới miệng hầm, họ dùng lựu đạn tiêu diệt các chốt địch.
Những người binh sĩ Nhảy Dù gan dạ, anh hùng của
các Đại Ðội 81, 83, và 84 nầy đã phải tránh được từ 5 đến hàng chục
quả lựu đạn do địch từ trên cao ném xuống. Muốn sống, muốn chiếm
được đồi 1062, họ phải vừa quan sát, vừa trèo, và vừa tránh né, làm
sao để những trái lựu đạn đừng nổ trên nón sắt hay nổ ở lưng chừng
núi.
Không phải ai cũng được bình an lên tới đỉnh núi.
Một quả lựu đạn đã rơi trúng nơi trú ẩn của Thiếu Úy Đoàn Tấn và
Chuẩn Úy Đến thuộc Ðại Ðội 81 khiến hai anh bị thương vong. Lúc quả
lựu đạn vừa rơi tới, Thiếu Úy Tấn định nhào lại lấy thân mình che
cho đồng đội, nhưng không kịp nữa. Quả lựu đạn đã tung nổ, khiến hai
người bị trúng nhiều mảnh vào chỗ hiểm. Riêng Trung Úy Thạch và
Thiếu Úy Hà Mai Trường, thuộc Đại Đội 84 của Minh, vì hăng hái leo
lên nên cũng bị thương.
"Cái giá" để chiếm được đồi 1062 thực sự là một
cái giá rất cao, cao nhất của chiến trận mà các chiến sĩ Dù đã gặp
phải từ trước tới nay. Năm tiểu đoàn Dù bị tổn thất nặng, nặng nhất
là Tiểu Ðoàn 3 của Thiếu Tá Võ Thanh Đồng, quân số hao hụt gần 50
phần trăm.
Đại Úy Hiệu dẫn đại đội 83 xuyên qua Tiểu Ðoàn 9
Nhảy Dù, tiến về mục tiêu C thay thế Ðại Ðội 11 của Đại Úy Trần Văn
Thể. Thể bảo Hiệu:
- Sư Ðoàn Điện Biên 304 đó, phải cẩn thận vì địch
có lợi thế cao và hầm hố kiên cố.
Trên trục tiến quân có rất nhiều chướng ngại vật,
cây cối um tùm, và địch đã gài nhiều mìn bẫy. Cộng quân dùng giàn ná
phóng hàng chục quả lựu đạn xuống thật nguy hiểm vô cùng. Địch cũng
bắn trực xạ bằng đại bác hoặc sơn pháo, vì thế các Ðại Ðội 81 (cánh
trái), Ðại Ðội 84 (cánh phải), cùng Ðại Ðội 83 đã thử đột kích đêm
nhưng không kết quả.
Địch chỉ ngồi trên cao đạp những tảng đá và liệng
lựu đạn chày xuống làm những chốt đóng gần bị thương hằng ngày. Quân
số các đại đội cứ hao hụt dần. Thiếu Tá Nguyễn Quang Vân thường gọi
máy đốc thúc nhưng vì địa thế quá hiểm trở nên các đại đội cứ dậm
chân tại chỗ.
Sang ngày thứ 4 sau ngày thay Tiểu Ðoàn 1 Nhảy
Dù, vì không thể theo đường đỉnh yên ngựa tấn công, nên lợi dụng ban
ngày địch không chú ý, Đại Úy Hiệu dẫn quân tiến theo đường thông
thủy giữa 2 đỉnh 1062 và đồi Không Tên ở phía Nam 1062. Khi tiền
quân Ðại Ðội 83 tiến còn cách 1062 khoảng 50 thước thì địch nghe
động nhưng không phát giác là có nguyên đại đội. Cộng quân bắn dọa
(vì không ngờ quân ta dám leo dốc cao) xuống thung lũng với thượng
liên, B-40, nhưng vô hiệu nhờ các tản đá lớn 2 bên sườn núi che chở,
và đồng thời các Ðại Ðội 81, Ðại Ðội 84 bắn yểm trợ khiến địch phải
phân tán mỏng để phòng thủ.
Vị trí đóng quân giửa TĐ8ND và địch quân chỉ cách
nhau khoảng 50m, đôi bên giử thế cài răng lược gờm nhau đã suốt 2
tuần lể, chờ cho đối phương sơ hở là thịt ngay. Tinh thần mọi người
luôn căng thẳng, chỉ sơ suất một giây lát là vong mạng.
Lúc 8.30 tối, Cộng quân từ cao điểm hai ngọn đồi
1062 bất thần tấn công xuống 2 mặt, các chiến sỉ Nhảy Dù phản công
quyết liệt, và gọi Pháo Binh tác xạ cận phòng dội ngay lên đầu địch.
Quân CS thấy Nhảy Dù chống trả quyết liệt và pháo binh tác xạ dữ dội
nên chúng rút lui.
Sáng hôm sau địch quân tấn công ban ngày, vì biết
Nhảy Dù ở sát nách, chúng cần phải bứng gốc mới mong giữ được 1062.
Các Đại Đội 81,83 và 84 cho các chốt bung rộng ra và bám sát tuyến
địch. Tất cả các tuyến đều chạm địch. Trung Úy Vũ Đức Tiềm, một
Trung Đội Trưởng bị tử thương. Đại Úy Đồng Văn Minh và Trung Úy Hà
Mai Trường bị thương nặng phải di tản.
Gần 1 tháng quần thảo Ta và địch đều bị tổn thất
nặng quanh đỉnh 1062. Chiếm xong lại mất, mất rồi thì chiếm lại bằng
mọi giá. Ngày 19/9/1974 LĐ1ND quyết định tấn chiếm đỉnh đồi 1062, ra
lịnh cho các đơn vị lui lại 200m để phi pháo và pháo binh tác xạ
liên tục từ 6.00 đến 7.30 giờ cho địch quân không ngốc đầu nổi. Sau
đó tất cả đơn vị xung kích Nhảy Dù xung phong tràn lên mục tiêu. Một
số lớn cộng quân run rẩy qùy lạy đầu hàng. Họ được đối xử tử tế,
băng bó vết thương, cho ăn uống và thuốc hút. Họ nói “chúng tôi nghe
tuyên truyền rằng lính Dù các anh ác ôn hung dữ lắm, sao hôm nay các
Anh đối xử tốt với chúng tôi quá vậy?”
Sau đó TĐ8ND bung rộng ra lục soát quanh đỉnh đồi
tìm thấy trên 300 xác giặc bắt sống thêm 7 tù binh tịch thu gần 200
khẩu súng đủ loại… Sau khi thu dọn chiến trường, TĐ8ND phối trí các
đơn vị chiếm giữ các cao điểm và cho binh sỉ bố phòng chuẩn bị địch
quân tấn công trả đủa. Nhờ vào địa thế cộng quân làm sẳn các công sự
nên các chiến sỉ Dù cũng đở phải vất vả.
Khoảng 2.00 giờ chiều, địch quân bắt đầu pháo tập
dữ dội vào 1062 cho đến chiều tối, sau đó tung 3 Trung Đoàn 29, 24
và 66 của SĐ Điện Biên, đơn vị thiện chiến số một của Tướng Giáp,
tăng cường Trung Đoàn 31 thuộc SĐ2 CSBV quyết tâm tràn ngập và chiếm
lại cứ điểm 1062, khắp các tiền đồn đều chạm địch.
Đến 1.00 giờ đêm ngày 20/9, Cộng quân ào ạt tấn
công vào 1062. Nhờ chuẩn bị trước, TĐ8ND gọi pháo binh tác xạ vào
các điểm hỏa tập tiên liệu cận phòng nên các chiến sỉ Tiểu Đoàn 8
vẫn giữ vững phòng tuyến. Đến 4 giờ chiều, Trung Đoàn Sông Hồng tung
thêm lực lượng trừ bị cuối cùng vào trận chiến. Vào giờ nầy, lực
lượng địch bu quanh 1062 dầy đặc như ruồi bu quanh viên kẹo.
Lữ Đoàn 1ND ra lịnh TĐ8ND lui binh về sau khoảng
200 thuớc, dùng phi pháo tiêu diệt địch quân đang bao quanh đỉnh
1062 đông như kiến. Sau các phi vụ oanh kích của Không Quân VNCH,
TĐ8ND trở lại tấn kích tái chiếm ngọn đồi chiến lược nầy, đồng thời
tung thêm các đơn vị Đa Năng và Trinh sát xâm nhập sâu vào các hốc
đá, khe núi chỉ điểm các vị trí đặt pháo của địch nên pháo binh và
không quân phản pháo chính xác tiêu diệt được Bộ chỉ huy Trung Đoàn
Sông Hồng đầu nảo của VC tại phía Đông Bắc của đồi 1062 khiến địch
quân phải tháo lui, bỏ lại chiến trường trên 200 xác chết, nhiều
súng cộng đồng và cá nhân, bắt sống 40 tù binh thuộc Trung Đoàn Sông
Hồng.
Ngày 2/10/1974 quân CSBV dự định thêm một lần nửa
tấn công biển người để tái chiếm căn cứ 1062 nhưng bị Không quân
VNCH và pháo binh ND yểm trợ hoả tập kịp thời và chính xác vào các
ngọn đồi 383 và 126 gây tổn thất cho địch trên 250 nhân mạng.
Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù tham chiến:
Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù tham chiến:
Sau đó, áp dụng chiến thuật xa luân chiến, Tiểu
Ðoàn 3 ND do Trung Tá Võ Thanh Đồng (Tiểu Đoàn Trưởng) và Thiếu Tá
Trương Văn Vân (Tiểu Đoàn Phó), được lệnh vào thay Tiểu Ðoàn 8. Vừa
ở đồi 1062 khoảng một vài ngày thì Tiểu Ðoàn 3 ND bị địch trở lại
phản công ào ạt. Phía Bắc Việt định tái chiếm đồi nầy bằng chiến
thuật tiền pháo hậu xung. Một số sơn pháo của họ bắn trực xạ từ sườn
núi đối diện.
Ngày 29/10/1974, chiều hôm đó trận địa im tiếng
sung, tình hình các nơi yên tỉnh, nhưng binh sĩ canh gác tiền đồn
thấy nhiều lá cây di động trông rất khả nghi. Thiếu Tá Vân ra lịnh
cho các đơn vị trực thuộc báo động đề cao cảnh giác, kiểm soát các
tuyến phòng thủ, gài mìn Claymore và canh gác cẩn thận, sẵn sàng tư
thế đề phòng địch tấn công bất ngờ.
Bỗng súng nổ liên hồi ở khu vực của Đại Đội 31
của Đ/U Ngụy Văn Đàng. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đứng trên đỉnh 1062 theo
dõi châm chú trận đánh. Cối 75 ly và sơn pháo của địch từ những cao
độ phía Tây Bắc bắn từng nhịp 4 trái và bộ đội Bắc Việt từ hướng đó
đồng loạt tiến vào. Cộng quân dùng chiến thuật biển người, chẳng
điều động, ẩn núp gì cả. Lính Nhảy Dù đồng đứng dậy khỏi giao thông
hào bắn trả mãnh liệt. Súng bắn không cần nhắm, lựu đạn ném không
cần lấy đà. Hàng hàng lớp lớp cộng quân rơi rụng.
Cuộc tấn công kéo dài trong nhiều đợt. Bộ đội Bắc
Việt đồng loạt tấn công vào tuyến phòng thủ của Đại Đội 31 đang đóng
tiền đồn tại đỉnh yên ngựa 1062 và ngọn đồi không tên. Hằng trăm
lính của Sư Đoàn Điện Biên cùng ào lên 1062 một lượt. Họ giành giật
trên mảnh đất cằn cổi, tan hoang để tìm kiếm thức ăn. Họ tìm những
bịch gạo sấy, thịt hộp, C Ration, cuối đường của giải phóng "Mỹ
ngụy" là sự tranh giành những hộp thịt được làm tại Mỹ!
Thiếu Tá Vân nghe tiếng Đ/U Đàng hét trong máy xin pháo binh và phi cơ bắn lên đỉnh đồi, vì địch đã tràn ngập! Hai bên phải đánh cận chiến bằng lưỡi lê và lựu đạn, nhưng địch nhiều quá, cứ liều chết nhào tới tấn công. Đ/U Đàng và anh em trong đại đội cầm cự, xông xáo, tả xung hữu đột, người nào trên mình cũng bị nhiều vết thương, áo ướt đầy máu. Đàng nguyên là sĩ quan cận vệ của Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh.
Thiếu Tá Vân nghe tiếng Đ/U Đàng hét trong máy xin pháo binh và phi cơ bắn lên đỉnh đồi, vì địch đã tràn ngập! Hai bên phải đánh cận chiến bằng lưỡi lê và lựu đạn, nhưng địch nhiều quá, cứ liều chết nhào tới tấn công. Đ/U Đàng và anh em trong đại đội cầm cự, xông xáo, tả xung hữu đột, người nào trên mình cũng bị nhiều vết thương, áo ướt đầy máu. Đàng nguyên là sĩ quan cận vệ của Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh.
BCH Tiểu đoàn gọi 3 phi tuần khu trục dội bom
Napalm xuống đốt cháy sườn đồi. Sau đó, từng đợt pháo binh bắn hỏa
tập trợ chiến. Sau khi pháo dứt, những cán binh Bắc Việt lại tràn
lên thấy Đàng bị thương nặng còn ngất ngư vì trúng nhiều mảnh, anh
dùng hơi tàn rút súng định tự sát, thì người anh bị đạn ghim như
lông nhím. Đàng ngồi chết trân mà đôi mắt hãy còn trợn trừng không
khuất phục.
Đại Ðội 34 của Trung Úy Thư, lên tiếp ứng thì gặp
địch tràn tới đánh tơi bời thật hung hiểm vô cùng! Ðịch hô: "Hàng
sống chống chết," nhưng Thư cứ hăng máu lấy AR-15 quạt và kêu pháo
binh bắn đạn nổ chụp lên đầu để cùng chết chung với 5 phần địch 1
phần bạn. Một mình Tiểu Ðoàn 3 ND mà phải cầm cự với cả trung đoàn
của Sư Ðoàn 304, địch cho các đơn vị thay phiên tấn công gần một
ngày. Các sĩ quan dũng mãnh của Tiểu Ðoàn 3 ND như Đại Úy Phạm Văn
Thư, Thiếu Úy Tô Văn Nhị đã gọi pháo binh bắn lên đầu để cùng chết
chung với hằng trăm xác địch.
Do áp lực địch quá mạnh, lực lượng phòng thủ 1062
của Nhảy Dù phải rút khỏi cứ điểm nầy (2 ĐĐ 31ND, ĐĐT là Đ/U Ngụy
Văn Đàng và 34ND, ĐĐT là Trung Úy Phạm Văn Thư cùng 7 Sỉ Quan Trung
Đội Trưởng và trên 140 HSQ&BS bị hy sinh vì pháo địch ). Mặc dù có
những công sự do Cộng quân đã chuẩn bị các "lô cốt" bằng những khúc
cây kiên cố, tuy nhiên địch quân quá đông, phía Nhảy Dù rút lui để
cho dụ địch tập trung vào đỉnh 1062, sau đó dùng "hỏa công" đốt cháy
toàn khu ác liệt nầy bằng bom Napalm và bằng các viên đạn lửa bắn
vào bãi lau sậy.
Ngày 1/11/1974, CSBV tái chiếm đỉnh đồi 1062.
Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù được lịnh vào vùng tiếp ứng cho TĐ3ND. Tiểu Đoàn
9 dàn quân thành hai mũi ĐĐ93 của Đ/U Hồ Tường và ĐĐ 92 của Trung Úy
Nhơn tấn công từ trên cao đánh xuống. Trong lúc đó, bên sườn dốc
đứng phía dưới, Trung Tá Nhỏ cùng Đại Úy Trần Ngọc Chỉ bày trận thế
nghi binh để cho địch quân tưởng là ta tấn công mặt nầy. Địch quân
dùng giàn thung bắn thư rơi khiêu chiến “ Thách ngụy Dù lên đánh”.
Vì biết địch quân lợi dụng hầm hố kiên cố trên
đỉnh 1062, pháo binh của ta không làm gì được, Đại Úy Tường cho
phóng lựu đạn cay lên buộc địch quân phải chui ra khỏi hầm sau đó
gọi phi pháo thả bom Napalm hỏa thiêu đỉnh đồi 1062 đồng thời xua
quân bao vây nguồn tiếp tế và nước. khiến địch quân chịu không nổi
phải bỏ chạy. Ta và địch giằng co đỉnh đồi nầy nhiều lần, quân số
đôi bên đều bị tiêu hao nhiều. Trung Úy Nhơn bị thương cả hai chân
vì đạp phải mìn hơi.
Ngày 8/11/1974 lực lượng Nhảy Dù phản công tái
chiếm lại 1062 và lập tuyến phòng thủ quanh sườn núi. Dẹp tan các
chốt lẻ tẻ cuả địch và thu nhặt xác các quân nhân Nhảy Dù bị tử trận
trong thời gian trước đó. Nhờ thời tiết giá lạnh nên các xác không
bị hư hủy..
Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù sau hai tuần nghỉ ngơi và
chỉnh trang lại được đưa vào vùng phía Bắc của 1062, Thiếu Tá Phú
(biệt hiệu Phú "đen") sử dụng tối đa các phi tuần A-37 oanh kích tối
đa mục tiêu và áp dụng chiến thuật đánh địch bất ngờ và kín đáo bằng
cách tung hai Đại Đội 11 & 15 duyên theo đường thông thủy tiến vòng
lên phía Bắc thay vì đi theo yên ngựa rồi bất thần quay lại tấn công
chớp nhoáng vào D1 và D2.
Vì hướng tấn công ngoài sự tiên liệu, Bắc quân
chỉ chú trọng phòng thủ hướng về 1062, nên chỉ tới trưa là Đại Đội
15 thanh toán xong D1 và Đại Đội 11 chiếm xong D2 với tổn thất được
xem như nhẹ, Đại Đội 15 bắt sống 2 tù binh, tịch thu 2 thượng liên,
và một số súng cá nhân. Đại Đội 11 thu được 1 súng cối 61 ly và một
số súng cá nhân.
Sau đó Bắc quân tháo lui vì chịu không nổi phi
pháo của Việt Nam Cộng Hòa ngày đêm dập vào các điểm trú quân của
họ. Bộ chỉ huy cộng quân thấy khó giữ 1062, nên ra lệnh rút lui
trong đêm tối, rồi bọc qua sông Vu Gia, đánh bất ngờ vào Bộ Chỉ Huy
của Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù đóng gần Hà Nha.
Thiếu Tá Trần Công Hạnh tân Tiểu Đoàn Trưởng, cùng Tiểu Đoàn trừ đóng ở làng Hà Nha 1. Còn Thiếu Tá Nguyễn Văn Phương (Tiểu Đoàn Phó), chỉ huy 2 đại đội ở bên kia sông, phải tả xung hữu đột mới phá được vòng vây.
Thiếu Tá Trần Công Hạnh tân Tiểu Đoàn Trưởng, cùng Tiểu Đoàn trừ đóng ở làng Hà Nha 1. Còn Thiếu Tá Nguyễn Văn Phương (Tiểu Đoàn Phó), chỉ huy 2 đại đội ở bên kia sông, phải tả xung hữu đột mới phá được vòng vây.
Sáng hôm sau, Thiếu Tá Phương cho các Đại Đội
tung ra lục soát, Chuẩn Úy Tạ Thái Bảo dẫn Trung Đội tiến chiếm vị
trí chốt mà địch đã đặt thượng liên bắn vào Tiểu Đoàn 2. Vừa báo cáo
chiếm chốt xong thì nghe tiếng "Ầm," tiếp theo là bụi cát bay mù nơi
anh vừa chiếm. Chuẩn Úy Bảo hy sinh bởi quả đạn pháo kích từ đỉnh
đồi cao gần chân đèo Thường Đức. Thiếu Tá Phương phái Thiếu Úy Tăng
Thành-Lân chỉ huy trung đội chiếm lại chốt trên đồi nhỏ đó. Lân gọi
pháo binh bắn nát rồi dẫn quân xung phong tiêu diệt toàn bộ địch
trên cao địa nầy. Anh chuẩn bị lại hầm hố cẩn thận đề phòng địch
phản công. Nhưng khoảng 20 phút sau, địch lại bắn sơn pháo ngay đồi
và Thiếu Úy Lân cũng bị hy sinh. Thiếu Tá Phương lập tức kêu phi
pháo đánh vào điểm đặt súng của địch, hai bên giằng co nhưng không
ai đến vùng tử địa đó nữa.
Vài hôm sau, khi Tiểu Đoàn 2 được lệnh chiếm đỉnh
126 để bảo vệ đèo Thường Đức và gặp sự kháng cự mạnh mẽ của Bắc quân
đang bám trụ tại đây. Sau nhiều đợt xung phong của các chiến sĩ Tiểu
Đoàn 2, địch đành phải rút chạy bỏ lại hàng chục vũ khí đủ loại.
Phía bên Nhảy Dù cũng bị hy sinh ba sĩ quan tài giỏi là Trung Úy
Thịnh, Thiếu Úy Trần Đại Thanh, và Thiếu Úy Lê Hải Bằng. Sau đó
Thiếu Tá Trần Công Hạnh lên làm Tiểu đoàn trưởng thực thụ và bạn
cùng khóa 20 là Trần Tấn Hòa về làm Tiểu Đoàn Phó.
Tiểu Đoàn 7 ND do Thiếu Tá Nguyễn Lô (Tiểu Đoàn
Trưởng), và Thiếu Tá Nguyễn Văn Quý, từ Tiểu Đoàn 1 trở về, làm Tiểu
Đoàn Phó, được lệnh nửa đêm cấp tốc tiến đánh suối Ba Khe. Các chiến
sĩ Nhảy Dù dùng chiến thuật dương Đông kích Tây cho chủ lực đánh bọc
phía sau lưng khiến địch rối loạn hàng ngũ, rút chạy chém vè, để lại
hơn 200 vũ khí đủ loại, hậu cần bị phá hủy, và toàn bộ tiểu đoàn bị
tiêu diệt.
Đại Úy Tú Trinh, người hùng diệt tăng ở Quảng
Trị, đã bị thương trong trận này. Trước đó Nguyễn Lô đã đứng trên
đỉnh Đông Lâm thuộc dãy Sơn Gà tuyên bố nhất định chiến thắng để
mừng Tết và anh đã thực hiện lời nói một cách quá xuất sắc. Tiểu
Đoàn 11 ND tiến lên đỉnh 1062 thay cho Tiểu Đoàn 9 rút về Non Nước
dưỡng quân và tái trang bị.
Đến cuối năm 1974 thì Sư Đoàn Nhảy Dù rút quân về
quận Đại Lộc nghĩ ngơi, bổ sung thiệt hại và chuẩn bị cho chiến dịch
kế tiếp, chỉ để lại Tiểu Đoàn 1 và 7 Dù đóng ở khu vực Đồi 52 và núi
Đông Lâm cách Đồi 1062 khoảng 4 km về phía đông, thường xuyên đưa
các toán tuần tiểu vào khu vực Đồi 1062 và sử dụng hỏa lực pháo binh
để ngăn chận sự xâm nhập của Cộng quân. Kể từ đây,tình hình quân sự
tại cả hai phía Nam và Bắc đèo Hải Vân hoàn toàn yên tỉnh cho đến
khi SĐND bắt đầu rút quân khỏi Quân Khu I khoảng trung tuần tháng
3/1975.
Tổng Kết tổn thất trong 3 tháng giao tranh:
Tổng Kết tổn thất trong 3 tháng giao tranh:
Từ khi khởi đầu chiến dịch Thường Đức vào ngày 15
tháng 8 liên tục trong ba tháng chiến đấu ác liệt quanh khu vực đồi
1062, các đơn vị Nhảy Dù đã bị thiệt hại đến 50 phần trăm quân số,
với gần 500 chết và 2,000 bị thương. Sư Đoàn Nhảy Dù sử dụng luân
phiên tổng cộng 7 Tiểu Đoàn trong chiến dịch này và đến giữa tháng
11 có đến 6 tiểu đoàn hoạt động trong khu vực Đồi 1062. Ba trung
đoàn CSBV (24, 29, 66) gần như bị xóa tên với 2,000 bộ đội chết và
5,000 bị thương. Cả hai bên đều kiệt sức sau một chiến dịch đẫm máu
.
Nhảy Dù : 500 chiến sỉ hy sinh 2000 bị thương.Cộng Sản : 2000 chết, 5000 bị thương ( tài liệu :Col.William E. Le Gro trong VietNam from Cease Fire to Capitulation )
Tài liệu tham khảo:
- Đời Chiến Binh của Trương Dưởng xuất bản tại California ngày 15/5/1999
- Chiến Tranh Việt Nam toàn tập của Nguyễn Ðức Phương Làng Văn Canada xuất bản 2001
- Bạo Lực Cách Mạng Và Chiến Dịch Ðột Kích Chiến Lược Năm 1974 của Mê Kông trên trang nhà vietnam.ictglobal.net
- Phỏng vấn các chiến hữu Nhảy Dù.
Đại Úy Võ Trung Tín
Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
Đại Úy Nguyễn Hữu Viên
Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-724-8933
Chúng tôi rất mong được đón nhận những ý kiến bổ chính của các chiến hữu cho những sai sót vì vấn đề thời gian đã trên 30 năm và tài liệu tham khảo hạn hẹp.Email: votrungtin@hotmail.com
No comments:
Post a Comment