“Con biết bây giờ mẹ chờ em trông.
Nhưng nếu con về bạn bè thương mong.
Bao lứa trai cùng chào Xuân chiến trường.
Không lẽ riêng mình êm ấm.
Mẹ ơi con xuân này vắng nhà.
Mẹ thương con xin đợi ngày mai…”
..,và bài hát sắp tới ad gửi tới quý vị chính là bài hát “Xuân này con không về” của Nhạc Sỹ Trịnh Lâm Ngân qua phần trình bày của cố danh ca “Duy Khánh” , bài hát bất hủ này đã không còn gì xa lạ đối với tất cả quý vị
Đôi dòng về cố danh ca “Duy Khánh”
Duy Khánh sinh năm 1936 và mất năm 2003, ông tên thật Nguyễn Văn Diệp, còn có nghệ danh Tăng Hồng, Hoàng Thanh, là một nam ca sĩ người Việt, ông nổi danh từ thập niên 1960, ban đầu với những bài hát mang âm hưởng dân ca và “dân ca mới” của Phạm Duy, nhạc về quê hương, về sau ông được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu (“tứ trụ nhạc vàng”), ba người còn lại là: Nhật Trường, Hùng Cường, Chế Linh , ông còn được biết đến như một nhạc sĩ tài năng với hơn 30 ca khúc, nổi tiếng phải kể đến “Xuân Này Con Không Về ,Thương về miền Trung, Lối về đất mẹ, Ai ra xứ Huế, Xin anh giữ trọn tình quê…
Năm 1952, Duy Khánh đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế với bài hát Trăng thanh bình. Sau đó ông chuyển vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát, vào Sài Gòn, ông bắt đầu ghi âm đĩa nhựa và đi diễn khắp nơi, dần nổi tiếng với tên Hoàng Thanh. Ông trở thành một trong ba giọng nam được yêu thích nhất thời đó cùng với Duy Trác, Anh Ngọc. Thời kỳ này tên tuổi của ông gắn liền với những bài có âm hưởng dân ca và “dân ca mới” của Phạm Duy: Vợ chồng quê, Ngày trở về, Nhớ người thương binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền trung… rồi đổi nghệ danh là Duy Khánh. Chữ “Duy” trong Phạm Duy, còn “Khánh” là tên một người bạn thân của ông, năm 1965, ông cùng với nữ danh ca Thái Thanh thu thanh bản trường ca Con đường cái quan của Phạm Duy. Sau đó cả hai người cùng hát trường ca Mẹ Việt Nam. Cho đến nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với giọng hát Thái Thanh, Duy Khánh, ôg bắt đầu viết nhạc từ năm 1959, nhạc ông thường nói về tình yêu quê hương, mang hơi dân ca xứ Huế và được đón nhận nồng nhiệt, ngay từ hai sáng tác đầu tay: Ai ra xứ huế, Thương về miền trung. Ngoài ra, từ những năm cuối thập niên 1960 cho đến năm 1975, Duy Khánh còn lập nhóm chủ trương xuất bản tờ nhạc mang tên 1001 Bài Ca Hay quy tụ được nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ như Trịnh Lâm Ngân, Đỗ Kim Bảng, Duy Khánh, Trúc Phương… Tờ nhạc do nhóm xuất bản được giới mộ nhạc đánh giá cao vì in ronéo bản đẹp và minh họa công phu do chính Duy Khánh chỉ đạo thực hiện.
Xin hết.
No comments:
Post a Comment