Cuộc sống tỵ nạn sau ngày 30 tháng 4 – Đời Tỵ Nạn, sau tháng tư đen
1975 những chiến hữu Nha Kỹ Thuật di tản sang Hoa Kỳ, đông đảo nhất là
Quân Nhân thuộc Sờ Công Tác Nha Kỹ Thuật Bộ Tồng Tham Mưu. Đơn vị sở
Công Tác gồm có 5 Đoàn Công Tác, Đoàn 11 và 71 đóng tại Sơn Trà, Đà
Nẵng, Đoàn 72 căn cứ Tiên Sa trước Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải NKT
cạnh Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải bên kia là đèo Hải Vân, Đoàn 75 căn cứ
tại Phi Trường Cù Hanh Pleiku và Đoàn 68 nằm trong khu cấm tại Trung Tâm
Huấn Luyện Yên Thế, Long Thành, Biên Hòa.
Cuối tháng 3 năm 1975 sau biến cố Di tàn miền trung Bộ Chỉ Huy Sờ
Công Tác từ Sơn Trà Đà Nẵng xuôi Nam về Sàigòn bằng “Hải Lộ Kinh Hoàng”
theo những chuyến xà lan, những chuyến tàu đủ loại, những chiếc tàu kéo
về đến Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu, Làng Cô Nhi Long Thành và cuối
cùng là Kho 18 Khánh Hội, Quân 4 Sàigòn chứng kiến hàng ngàn quân nhân
và đồng bào đã bỏ mạng trên đoạn đường Hải Lộ Kinh Hoàng này.
Tháng 3 năm 1975, Đoàn Công Tác 75 đóng tại Pleiku chịu chung số phận
với cuộc triệt thoái lịch sữ Cao nguyên, bằng đủ mọi phương tiện, Bộ
Chỉ Huy, các Toán cùng khu gia binh, đi tản đường bộ băng rừng những phụ
nữ và trẻ em chân tả tơi, giày dép rách nát còn lại những đôi vớ rách
nát bao chân, không tiếp tục hành trình, cuối cùng tá túc lại những buôn
Thượng, một số khác đã được Phi Đoàn 219 đón giữa rừng và đưa về Tuy
Hòa. rồi gặp nhau tại Nha Trang, có người tìm đủ mọi phương tiện cuối
cùng số quân nhân còn lại về tập trung tại kho 18 và sát nhập vào các
Đoàn thuộc Sở Công Tác tiếp tục nhận lãnh trách nhiệm hành quân thu thập
tin túc cho Quân Đoàn 3 cũng như Biệt Khu Thủ Đô.
Vòng đai thủ đô Sàigòn lúc này đã bị vây chặt bỡi nhiều sư đoàn của
cộng quân, cùng chung số phận này Đoàn Công Tác 68 đồn trú tại Long
Thành cũng về tại Kho 18 Khánh Hội và tiếp tục hành quân với tất cả các
Đoàn khác của Sở Công Tác khu vực hành quân trong thời gian này là vòng
đai của Sàigòn giáp ranh vơí Tỉnh Bình Dương, như Ấp Đồn, Bình Triệu, và
một số công tác khác thuộc Quận Gò Vấp tỉnh Gia định khu vưc vòng đai
Phi Trường Tân Sơn Nhất, phía ngoài Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung,
Hốc Môn và Xa Lộ Đại Hàn, ngoài một số toán chịu trách nhiệm bảo vệ yếu
nhân thuộc Bộ Tổng Tham Mưu và một số toạ độ bí mật được giao phó tại
Biệt Khu Thủ Đô và các quận của Tỉnh Gia Định
Tối 29 tháng 4 năm 1975 BCH Sở Công Tác cùng các Đoàn Công Tác rời
sông Sàigòn bằng Đoàn tàu Quân Vận tại Kho 18 cùng với đoàn tàu của Hải
Quân, một số toán trong vùng Hành Quân vẫn chưa có phương tiện để về
cùng triệt xuất cùng đi, cũng như lần di tản miền Trung khi đoàn tàu rời
bải biển Tiên Sa ra khơi một số toán vẫn còn hành quân trên đèo Hãi Vân
và sau này hình ảnh lại được xuất hiện trên phim “Mưòi Ngàn Ngày Chiến
Tranh Việt Nam” hai tay trên đầu từng ngưòi một ung dung trong thân phận
tù binh chiến tranh. Những hình ảnh này về sau lưu lại trên tập Sách
Lịch Sữ Chiến Tranh Việt Nam toàn tập 20 cuốn đuưoọ thấy trong các Thư
viện Hoa Kỳ. lần này tất cả đoàn tàu trong đêm tối âm thâm di chuyển
không một ánh sáng ngoại trừ những ánh sáng lóe lên và tiếng nổ chập
chùng của kho đạn thành Tuy Hạ bên kia sông Sàigòn. Trên những chiếc LCM
loại đổ bộ có hầu hết Bộ Chỉ Huy Sở Công Tác cùng các đoàn Công Tác
được lệnh di tản ra khỏi khu vực Sàigòn đến Hải Phận Quốc Tế.
Vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 tất cà được di chuyễn qua các Xà
lan (loại vận tải tiếp tế đạn dược cho Cam Bốt ) chung quanh có bọc bao
cát và lưới kẽm cao quá đầu, cũng vừa lúc ông Dương Văn Minh trên hệ
thống truyền thanh tuyên bố bàn giao với chính quyền phía bên kia ( Việt
Cộng) lúc ấy vào khoãng 10 giờ sáng. Chấm dứt 5 năm từ ngày thành lập
Sở Công Tác tại Nha Trang , 11 năm từ ngày thành lập Nha Kỹ Thuật Tại
Thủ Đô Sàigòn và 10 năm trưóc đó của Sở Kỹ Thuật cũng như các hoạt động
Quân Sự Tình Báo của đơn vị này từ ngày chia cắt đất nưóc 20 tháng 7 năm
1954 và trước đó.
Vào trưa ngày 1 tháng 5 từng đoàn tàu hướng về phi luật tân và bỏ lại
sau lưng những bom đạn, những chiến tranh và quê hương thân yêu và
những ngày tháng sắp đến cho cuộc đời vô định và những tối tăm bao phủ
trước mặt, chung quanh và sau lưng, sau những tai nạn như sập xà lan
ngoài Hải Phận Quốc Tế, người chết và bị thương, cảnh hổn loạn ngoài
biễn đông vào giờ thứ 25 những chiếc tàu ma không người lái zig zag
ngoài biễn khơi cuối cùng trực thăng hoa kỳ phải bắn chìm trước khi gây
tai nạn, những trực thăng di tản tìm cách đậu vào xà lan chật hẹp và có
thể nổ tung khi cánh quạt đụng vào lưới thép bọc bao cát cao quá đầu,
những thuyền bè đầy nhóc binh sĩ di tản từ chiến trường Xuân Lộc tìm
cách cập vào xà lan để lên tàu Mỹ.
Vào chiều tối ngày 1 tháng 5 tất cả đã được lên những tàu trên đó có
sự bào vệ của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trực chỉ xuôi nam về Subic Bay
căn cứ Quân Sự của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân một trong những chuyến tàu đó
là chiếc GREEN FOREST sau khi cập bến Subic Bay một số tàu có vận tải
lớn hơn và đi xa hơn đã đậu sẵn và tất cả được chuyễn sang chiếc tàu mới
Chiếc AMERICAN RACER có thể chuyên chở đến 5,000 người, và tiếp tục
hành trình Subic Bay là nơi một số các tàu Hải Quân VN cập bến làm lễ Hạ
Kỳ và bàn giao cho Hải Quân Hoa Kỳ, Chính phủ Phi Luật Tân hạn chế số
ngưòi trên Subic Bay là 5,000 ngưòi trong lúc chờ đợi lên Tàu để về Guam
số còn lại phải di chuyển qua những hòn đảo khác lân cận
Chặng đầu tiên chiếc American Racer cập đến Đảo Guam, thuộc lãnh thổ
của Hoa Kỳ thuộc Quần Đảo Thái Bình Dương nơi đây những căn lều dã chiến
được dựng nên và cũng là trung tâm lập thủ tục cho ngưòi tỵ nạn như I94
đây là một loại thẻ đặc biệt cho ngưòi tỵ nạn như thẻ căn cước thời bấy
giờ (không có hình) và có đóng dấu có thể làm việc tại Hoa Kỳ, nơi đây
dấu tích của Căn cứ Không Quân Anderson và những phi vụ B52 oanh tạc
trong chiến tranh Việt Nam. Sau khi thiết lập thủ tục và thẻ căn cước
một số người tỵ nạn được đưa thẳng đến các trại tỵ nạn tại Hoa Kỳ.
Một số khác được vận chuyển bằng phi cơ quân sự C141 đến Đảo Wake
(khoảng cách giữa Guam và Hawaii) có khỏang vài ngàn ngưòi tạm trú tại
đây trong khi những trại tỵ nạn tại những căn cứ Quân Sự Hoa Kỳ tìm
những ngưòi bảo lãnh để có chổ trống di chuyễn những ngưòi bên đão vào
đất liền, thời gian ở đảo wake có ngưòi ở khoảng vài tháng, lúc bây giờ
có 4 trại tiếp nhận ngưòi Tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam và đã có 50,424 ngưòi
đi qua trại nầy và có một lúc trại này đã tiếp nhận 19 ngàn ngưòi, tồng
số ngưòi tỵ nạn Cộng Sản vào thời điểm 30 tháng 4 năm 1975 là 133,000
người và người tỵ nạn đầu tiên đến Hoa Kỳ đầu tiên vào ngày 2 tháng 5
năm 1975, riêng các em bé mồ côi Việt Nam và Cam Bốt đã được di chuyển
bằng máy bay đến Căn Cứ Bộ Binh tại Presidio of San Francisco,
California Fort Benning, Georgia và Fort Lewis, Washington State cũng
như căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Camp Pendleton, California .
Trong các trại tỵ nạn hoàn tất các thủ tục giấy tờ và được bảo lãnh
bởi những ngưòi Hoa Kỳ giàu lòng nhân ái và qua trung gian của những Cơ
Quan Thiện Nguyện gọi là VOLAG và cơ quan cuối cùng là Persons Granted
Asylum, hai trại tỵ nạn đông đảo anh em Sở Công tác Nha Kỹ Thuật là Fort
Chaffee Tiểu bang Arkansas và Camp Pendleton Ocenside, California, tiêu
chuẩn xuất trại cho những anh em có thân nhân và gia đình được ra sớm ,
số còn lại đa số lúc ra trại cũng vừa lúc trại sắp đóng cửa, có anh em
mãi đến tháng 9 hoặc tháng 10 năm 1975 mới ra khỏi các trại tỵ nạn.
Xin hết.
No comments:
Post a Comment