Đức
chúc mũi phi cơ nhắm mục tiêu, bấm nút thả trái bom cuối cùng. Ánh lửa
loé sáng và đất cát cày lên bụi mù. Nhẹ nhàng nhấc bổng thân tàu, Đức
quay mũi chiếc chiến đấu cơ ra biển, bỏ lại đàng sau đất nước Iraq đang
mịt mù khói lửa.
Trời trong và xanh, chiếc hàng không mẫu hạm bên dưới nhỏ như chiếc lá im lìm trên mặt nước. Đức hạ dần cao độ, đổi hướng bay ngược với chiều gió, nhắm sàn tàu lao xuống. Khi chiếc hook sau lái phi cơ móc được sợi dây cable giăng ngang trên sàn tàu, và phi cơ rùng mình ngừng hẳn lại, Đức mới thở ra một hơi thật dài:
- Mission accomplished! Không biết đây là lần thứ bao nhiêu rồi.
Ra khỏi phòng hành quân sau khi tường trình về phi vụ của mình, Đức húyt sáo nho nhỏ, lách mình qua những hành lang chật hẹp trở về phòng ngủ dành cho mình và một người bạn đồng ngũ. Henry vẫn còn đang nằm trên giường đọc sách, chắc là chờ tới phiên bay đêm. Đức mặc nguyên áo bay, ném mình xuống giường:
- Hi Henry. Mày khoẻ chứ?
Henry ngồi thẳng dậy:
- Hi Doug. Tao bình thường. Còn mày, mệt hả?
- Ừ. Bây giờ tao cần ngủ nguyên một ngày!
Henry nhoẻn miệng cười:
- OK. À, có một lá thư cho mày để trên bàn viết đó.
- Thư cho tao? Tao đâu có …
- Thực ra thì tên phát thư đưa cho tao lá thư của học trò một trường trung học viết gửi lính tráng đang ở ngoài mặt trận nhân dịp cuối năm. Tao thấy tên người gửi hình như là người Việt nên tao dành cho mày.
- Thế à? Thôi, cứ để đấy. Bây giờ tao ngủ đây.
Đức nhắm mắt, giấc ngủ tới dần, người Đức lâng lâng như đang cùng phi cơ bay bổng trên trời, nhưng bỗng dưng Đức giật mình ngồi bật dậy vì trong giấc mơ Đức thấy phi cơ do mình lái lao vào một đám cháy, và nổ tung. Đức ôm ngực hồi hộp. Chỉ là một giấc mơ thế nhưng trái tim vẫn còn như đập liên hồi. Đức đứng dậy thay quần áo, bước vào phòng tắm, bỏ hẳn ý định ngủ thêm một giấc miệt mài.
Trời trong và xanh, chiếc hàng không mẫu hạm bên dưới nhỏ như chiếc lá im lìm trên mặt nước. Đức hạ dần cao độ, đổi hướng bay ngược với chiều gió, nhắm sàn tàu lao xuống. Khi chiếc hook sau lái phi cơ móc được sợi dây cable giăng ngang trên sàn tàu, và phi cơ rùng mình ngừng hẳn lại, Đức mới thở ra một hơi thật dài:
- Mission accomplished! Không biết đây là lần thứ bao nhiêu rồi.
Ra khỏi phòng hành quân sau khi tường trình về phi vụ của mình, Đức húyt sáo nho nhỏ, lách mình qua những hành lang chật hẹp trở về phòng ngủ dành cho mình và một người bạn đồng ngũ. Henry vẫn còn đang nằm trên giường đọc sách, chắc là chờ tới phiên bay đêm. Đức mặc nguyên áo bay, ném mình xuống giường:
- Hi Henry. Mày khoẻ chứ?
Henry ngồi thẳng dậy:
- Hi Doug. Tao bình thường. Còn mày, mệt hả?
- Ừ. Bây giờ tao cần ngủ nguyên một ngày!
Henry nhoẻn miệng cười:
- OK. À, có một lá thư cho mày để trên bàn viết đó.
- Thư cho tao? Tao đâu có …
- Thực ra thì tên phát thư đưa cho tao lá thư của học trò một trường trung học viết gửi lính tráng đang ở ngoài mặt trận nhân dịp cuối năm. Tao thấy tên người gửi hình như là người Việt nên tao dành cho mày.
- Thế à? Thôi, cứ để đấy. Bây giờ tao ngủ đây.
Đức nhắm mắt, giấc ngủ tới dần, người Đức lâng lâng như đang cùng phi cơ bay bổng trên trời, nhưng bỗng dưng Đức giật mình ngồi bật dậy vì trong giấc mơ Đức thấy phi cơ do mình lái lao vào một đám cháy, và nổ tung. Đức ôm ngực hồi hộp. Chỉ là một giấc mơ thế nhưng trái tim vẫn còn như đập liên hồi. Đức đứng dậy thay quần áo, bước vào phòng tắm, bỏ hẳn ý định ngủ thêm một giấc miệt mài.
Nước
lạnh làm Đức tỉnh táo hẳn. Ngồi xuống bàn viết, Đức với tay cầm lấy lá
thư, nhủ thầm: Người gửi là Loan Nguyễn! Chắc chắn là Việt Nam rồi.
Đức mỉm cười, xé cạnh phong bì, lôi tờ giấy hình như từ một tập note book, đưa mắt đọc thoáng qua. Cũng không có gì đặc biệt, chỉ là những lời thăm hỏi bình thường của một học sinh năm cuối của một trường trung học tham dự phong trào viết ra tiền tuyến để cám ơn những người đang bảo vệ tự do cho đất nước, nhưng cuối thư cô gái ghi lại địa chỉ của mình, và một dòng tái bút:
“Cha tôi một thời cũng từng là quân nhân của Việt Nam Cộng Hoà. Sau cuộc chiến, chúng tôi được đất nước này đón nhận, và cho chúng tôi đã có một đời sống yên lành. Chúng tôi biết ơn Hoa Kỳ, và xin cám ơn những người lính như anh”.
Đức mỉm cười, xé cạnh phong bì, lôi tờ giấy hình như từ một tập note book, đưa mắt đọc thoáng qua. Cũng không có gì đặc biệt, chỉ là những lời thăm hỏi bình thường của một học sinh năm cuối của một trường trung học tham dự phong trào viết ra tiền tuyến để cám ơn những người đang bảo vệ tự do cho đất nước, nhưng cuối thư cô gái ghi lại địa chỉ của mình, và một dòng tái bút:
“Cha tôi một thời cũng từng là quân nhân của Việt Nam Cộng Hoà. Sau cuộc chiến, chúng tôi được đất nước này đón nhận, và cho chúng tôi đã có một đời sống yên lành. Chúng tôi biết ơn Hoa Kỳ, và xin cám ơn những người lính như anh”.
Những
dòng chữ hình như viết với chân tình chứ không phải là khách sáo khiến
Đức nghĩ ngợi vẩn vơ. Cha Đức cũng là cựu quân nhân của VNCH, năm 1975
theo đoàn người di tản qua đất này, nhưng lúc nào cũng mong một ngày về
vinh quang, cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Đức lớn lên tại nơi này, và
ngày tốt nghiệp trung học, được nhận vào University Of California at San
Diego và Naval Academy tại Annapolis, Đức đã băn khoăn không biết là
nên theo học USD để được ở gần nhà hay chọn binh nghiệp theo bước chân
của cha ngày xưa. Ông Nhân, cha Đức, không ép uổng con trở thành bác sĩ,
nha sĩ hay luật sư như đa số các gia đình VN, nên để mặc cho con lựa
chọn, tuy nhiên ông khuyên Đức là lúc nào cũng nên nhớ ơn đất nước đã
cưu mang gia đình mình trong
cơn hoạn nạn, và nếu phải hy sinh cho quốc gia này thì cũng nên. Đức
chọn binh nghiệp vì những lời tâm tình của cha, và cũng vì muốn bay bổng
ở những chân trời xa lạ, quyến rũ những người trẻ tuổi vừa mới bước
chân vào đời.
Thư của Loan làm Đức nhớ tới cha và tâm huyết của một người suốt đời chỉ biết hy sinh. Đức cầm thư Loan đọc lại thêm một lần, thẫn thờ cầm bút viết thư trả lời để cám ơn một người lạ đã nghĩ tới những người lính xa nhà vào dịp cuối năm.
Thư của Loan làm Đức nhớ tới cha và tâm huyết của một người suốt đời chỉ biết hy sinh. Đức cầm thư Loan đọc lại thêm một lần, thẫn thờ cầm bút viết thư trả lời để cám ơn một người lạ đã nghĩ tới những người lính xa nhà vào dịp cuối năm.
oOo
Bà
Tâm thấy Loan dạo này hình như rất lạ. Con bé vui ra mặt, nhiều lúc liú
lo như chim, nhưng cũng có những lúc thẫn thờ, đưa mắt nhìn ra ngoài
khung cửa như thể là đang nhớ tới một người. Nhiều đứa con trai, mà Loan
nói là bạn, thường ghé qua nhà thăm hỏi nhưng bà Tâm thấy hình như Loan
chẳng chú ý tới ai. Bà cũng không mong gì hơn, chỉ muốn Loan chú tâm
vào học hành vì ngày thi tốt nghiệp cũng gần kề. Con gái 18 tuổi, không
còn bé bỏng nhưng bà vẫn chưa hết lo âu. Đêm hôm nhiều lúc bà tỉ tê với
chồng, băn khoăn cho tương lai con cái nhưng ông Tâm hình như không mấy
quan tâm:
- Chúng nó lớn cả rồi, mai mốt vào đại học xa nhà, tốt nghiệp, lấy chồng hoặc đi làm xa, tự chúng sẽ biết lo thân. Chúng nó khôn ngoan và giỏi giang hơn chúng mình nhiều, bà đừng lo.
Vẫn biết thế nhưng bà vẫn không yên tâm. Hôm nay thấy Loan nhận một lá thư, vui mừng ôm vào ngực chạy tuốt vào phòng, bà muốn chạy theo hỏi xem là thư của ai nhưng dằn lòng đợi cho tới lúc cả nhà quây quần trong bữa cơm tối bà mới làm như vô tình hỏi Loan:
- Chiều nay con nhận thư gì mà vui vậy? Được nhận vào đại học nào hả con?
Loan lắc đầu, nhoẻn miệng cười:
- Thư của bạn con.
- Bạn hả? Đứa nào vậy?
- Ở xa. Mẹ không biết đâu.
- Ờ, thì mẹ hỏi vậy cho biết mà.
Loan tần ngần nhìn ông Tâm:
- Bố! Ngày xưa lúc còn ở quân đội, bố có nhận được thư của người lạ bao giờ không?
Ông Tâm ngơ ngác, nghĩ ngợi rồi chợt hỏi:
- Con muốn nói là những lá thư thăm hỏi chiến sĩ vào những dịp đặc biệt như Tết?
- Dạ.
Ông Tâm mỉm cuời:
- Có một lần.
- Rồi sao bố?
- Sao là sao?
- Bố có trả lời, có liên lạc với người gửi thư sau đó không?
Ông Tâm buông đũa cười lớn:
- Không. Cô nữ sinh đó không để lại địa chỉ, chỉ ghi tên trường. Khi bố đóng ở Đông Hà có một phái đoàn nữ sinh ra thăm tiền đồn, ủy lạo chiến sĩ, nhưng chỉ thăm rồi thôi. Đâu có cô nào muốn kết thân với lính, nhất là lính mang cấp bậc Chuẩn Úy như bố thì đâu có ai thèm.
Loan lắc đầu, mỉm cười chỉ bà Tâm:
- Ớ ờ! Thế ai đây Bố?
Ông Tâm cười hì hì:
- Cái này là duyên số. Bố và mẹ là con nhà hàng xóm. Mà sao hôm nay con lại hỏi bố chuyện này?
Loan có vẻ ngập ngừng, cúi đầu ấp úng:
- Con quen một người trong trường hợp tương tự.
Bà Tâm hỏi dồn:
- Sao? Quen bao giờ? Có thân không?
- Cũng đến gần một năm rồi rồi mẹ… Bạn thôi, nhưng con quí anh ấy lắm.
- Anh ấy là ai?
- Người Mỹ gốc Việt mẹ à, lớn lên ở bên này cũng như con, qua đây mới vào trung học.
- Thế hả? Anh ta đóng ở đâu, và con đã gặp mặt bao giờ chưa?
Châu, em gái của Loan, chen vào câu chuyện:
- Trời ơi, mẹ tra vấn kỹ thế, cứ từ để chị con kể cho nghe đi mẹ.
Bà Tâm lườm con:
- Học không lo học. Quen biết vớ vẩn làm gì cho mất thì giờ.
Ông Tâm cười an ủi vợ con:
- Bà cứ lo xa. Các con đều ngoan và học giỏi cả. Bố nghĩ là các con đều biết suy nghĩ chín chắn. Thế anh gì đó bây giờ đóng ở đâu hả Loan?
Loan nhìn bố biết ơn:
- Dạ, anh ấy tên là Đức, cấp bậc đại úy, hiện phục vụ trên một hàng không mẫu hạm đang tham chiến tại vùng biển Iraq. Con chưa gặp mặt bao giờ, chỉ thư từ trao đổi, và nói chuyện qua điện thoại vài ba lần.
- Thế ra là Hải Quân.
- Dạ, anh Đức bay phi cơ chiến đấu đó bố.
Châu kêu lên:
- Ah! Pilot.
Loan cười lắc đầu:
- No. Aviator!
- Là sao?
Loan nhớ lại một lần nghe Đức hãnh diện giải thích sự khác biệt giữa hai danh từ này nên cười với Châu:
- Pilot lái máy bay đáp xuống phi trường, nhưng aviator, và chỉ có aviator, mới cất cánh và đáp xuống hàng không mẫu hạm. Khó hơn đáp xuống phi trường trên đất liền nhiều!
Châu gật đầu, vịn vai chị hỏi nhỏ:
- Đẹp trai không? Có hình đem cho cả nhà xem đi.
Loan chỉ cười, không trả lời. Bà Tâm nhè nhẹ thở dài, nghĩ thầm. Biết ngay mà. Vui buồn thất thường thế này thì “yêu” rồi chứ không chỉ “quí” thôi đâu! Bà nghĩ tới những ngày tháng cũ ở quê nhà, mỗi lần ông Tâm đi hành quân, bà ngồi đứng không yên, lo sợ là niềm bất hạnh có thể ập đến bất cứ lúc nào. Bà không muốn các con bà phải rơi vào hoàn cảnh như bà năm xưa. Trời ơi, thiếu gì kỹ sư, bác sĩ ở cái xứ yên bình này. Yêu ai không yêu lại đi yêu người lính ngoài chiến trường! Tội nghiệp, con bé còn ngây thơ quá. Bà đưa mắt nhìn con, nhưng thấy nét mặt như đang reo vui của Loan, bà chỉ biết kín đáo giấu nỗi buồn.
- Chúng nó lớn cả rồi, mai mốt vào đại học xa nhà, tốt nghiệp, lấy chồng hoặc đi làm xa, tự chúng sẽ biết lo thân. Chúng nó khôn ngoan và giỏi giang hơn chúng mình nhiều, bà đừng lo.
Vẫn biết thế nhưng bà vẫn không yên tâm. Hôm nay thấy Loan nhận một lá thư, vui mừng ôm vào ngực chạy tuốt vào phòng, bà muốn chạy theo hỏi xem là thư của ai nhưng dằn lòng đợi cho tới lúc cả nhà quây quần trong bữa cơm tối bà mới làm như vô tình hỏi Loan:
- Chiều nay con nhận thư gì mà vui vậy? Được nhận vào đại học nào hả con?
Loan lắc đầu, nhoẻn miệng cười:
- Thư của bạn con.
- Bạn hả? Đứa nào vậy?
- Ở xa. Mẹ không biết đâu.
- Ờ, thì mẹ hỏi vậy cho biết mà.
Loan tần ngần nhìn ông Tâm:
- Bố! Ngày xưa lúc còn ở quân đội, bố có nhận được thư của người lạ bao giờ không?
Ông Tâm ngơ ngác, nghĩ ngợi rồi chợt hỏi:
- Con muốn nói là những lá thư thăm hỏi chiến sĩ vào những dịp đặc biệt như Tết?
- Dạ.
Ông Tâm mỉm cuời:
- Có một lần.
- Rồi sao bố?
- Sao là sao?
- Bố có trả lời, có liên lạc với người gửi thư sau đó không?
Ông Tâm buông đũa cười lớn:
- Không. Cô nữ sinh đó không để lại địa chỉ, chỉ ghi tên trường. Khi bố đóng ở Đông Hà có một phái đoàn nữ sinh ra thăm tiền đồn, ủy lạo chiến sĩ, nhưng chỉ thăm rồi thôi. Đâu có cô nào muốn kết thân với lính, nhất là lính mang cấp bậc Chuẩn Úy như bố thì đâu có ai thèm.
Loan lắc đầu, mỉm cười chỉ bà Tâm:
- Ớ ờ! Thế ai đây Bố?
Ông Tâm cười hì hì:
- Cái này là duyên số. Bố và mẹ là con nhà hàng xóm. Mà sao hôm nay con lại hỏi bố chuyện này?
Loan có vẻ ngập ngừng, cúi đầu ấp úng:
- Con quen một người trong trường hợp tương tự.
Bà Tâm hỏi dồn:
- Sao? Quen bao giờ? Có thân không?
- Cũng đến gần một năm rồi rồi mẹ… Bạn thôi, nhưng con quí anh ấy lắm.
- Anh ấy là ai?
- Người Mỹ gốc Việt mẹ à, lớn lên ở bên này cũng như con, qua đây mới vào trung học.
- Thế hả? Anh ta đóng ở đâu, và con đã gặp mặt bao giờ chưa?
Châu, em gái của Loan, chen vào câu chuyện:
- Trời ơi, mẹ tra vấn kỹ thế, cứ từ để chị con kể cho nghe đi mẹ.
Bà Tâm lườm con:
- Học không lo học. Quen biết vớ vẩn làm gì cho mất thì giờ.
Ông Tâm cười an ủi vợ con:
- Bà cứ lo xa. Các con đều ngoan và học giỏi cả. Bố nghĩ là các con đều biết suy nghĩ chín chắn. Thế anh gì đó bây giờ đóng ở đâu hả Loan?
Loan nhìn bố biết ơn:
- Dạ, anh ấy tên là Đức, cấp bậc đại úy, hiện phục vụ trên một hàng không mẫu hạm đang tham chiến tại vùng biển Iraq. Con chưa gặp mặt bao giờ, chỉ thư từ trao đổi, và nói chuyện qua điện thoại vài ba lần.
- Thế ra là Hải Quân.
- Dạ, anh Đức bay phi cơ chiến đấu đó bố.
Châu kêu lên:
- Ah! Pilot.
Loan cười lắc đầu:
- No. Aviator!
- Là sao?
Loan nhớ lại một lần nghe Đức hãnh diện giải thích sự khác biệt giữa hai danh từ này nên cười với Châu:
- Pilot lái máy bay đáp xuống phi trường, nhưng aviator, và chỉ có aviator, mới cất cánh và đáp xuống hàng không mẫu hạm. Khó hơn đáp xuống phi trường trên đất liền nhiều!
Châu gật đầu, vịn vai chị hỏi nhỏ:
- Đẹp trai không? Có hình đem cho cả nhà xem đi.
Loan chỉ cười, không trả lời. Bà Tâm nhè nhẹ thở dài, nghĩ thầm. Biết ngay mà. Vui buồn thất thường thế này thì “yêu” rồi chứ không chỉ “quí” thôi đâu! Bà nghĩ tới những ngày tháng cũ ở quê nhà, mỗi lần ông Tâm đi hành quân, bà ngồi đứng không yên, lo sợ là niềm bất hạnh có thể ập đến bất cứ lúc nào. Bà không muốn các con bà phải rơi vào hoàn cảnh như bà năm xưa. Trời ơi, thiếu gì kỹ sư, bác sĩ ở cái xứ yên bình này. Yêu ai không yêu lại đi yêu người lính ngoài chiến trường! Tội nghiệp, con bé còn ngây thơ quá. Bà đưa mắt nhìn con, nhưng thấy nét mặt như đang reo vui của Loan, bà chỉ biết kín đáo giấu nỗi buồn.
oOo
Loan mở email, chăm chú đọc lại lá thư cuối cùng của Đức thêm một lần.
“Em yêu,
Từ ngày quen em tiếng Việt của anh tiến bộ nhiều lắm rồi đó, em thấy không? Và bây giờ em là “Em yêu” chứ không phải là “Honey” nữa, em bằng lòng chưa?
Anh sẽ về gặp em, sẽ đưa em đi dự senior prom như em muốn, và không chỉ như thế đâu, anh sẽ còn tới thăm em hàng ngày, để rồi khi phải trở về đơn vị anh sẽ không bao giờ quên những giây phút bên em.
Em, anh có những ước mơ đội đá vá trời, muốn bay bổng lên trời xanh và hoà mình vào vũ trụ, nhưng anh cũng có những ước vọng rất tầm thường như được vuốt mái tóc người con gái mình yêu thương. Anh đợi ngày về phép để được dắt tay em đi trên con đường ven biển, được ôm em trong vòng tay, đứng trên bờ đá nhìn sao đêm lấp lánh trên trời, và thủ thỉ với nhau về chuyện chúng mình.
Ừ, chúng mình còn trẻ như em nói. Em còn những tháng năm đại học, và anh cũng còn những tháng ngày lênh đênh nên lúc này chưa thể có nhau trong vòng tay, thế nhưng không ai cấm chúng mình ước mơ, vẽ cho nhau một trời hạnh phúc vì sẽ được sống với nhau đời đời.
Mỗi lần mở cell phone là anh nhìn thấy hình em, cô con gái VN tóc dài e ấp mỉm cười. Anh mang phone trong túi áo gần trái tim, kể cả khi phải mặc đồ bay, để luôn luôn cảm thấy có em bên mình, và anh đang đếm từng ngày, đợi đến mùa hè rực rỡ để gặp em.
Yêu và thương nhớ em.
Anh Đức.”
“Em yêu,
Từ ngày quen em tiếng Việt của anh tiến bộ nhiều lắm rồi đó, em thấy không? Và bây giờ em là “Em yêu” chứ không phải là “Honey” nữa, em bằng lòng chưa?
Anh sẽ về gặp em, sẽ đưa em đi dự senior prom như em muốn, và không chỉ như thế đâu, anh sẽ còn tới thăm em hàng ngày, để rồi khi phải trở về đơn vị anh sẽ không bao giờ quên những giây phút bên em.
Em, anh có những ước mơ đội đá vá trời, muốn bay bổng lên trời xanh và hoà mình vào vũ trụ, nhưng anh cũng có những ước vọng rất tầm thường như được vuốt mái tóc người con gái mình yêu thương. Anh đợi ngày về phép để được dắt tay em đi trên con đường ven biển, được ôm em trong vòng tay, đứng trên bờ đá nhìn sao đêm lấp lánh trên trời, và thủ thỉ với nhau về chuyện chúng mình.
Ừ, chúng mình còn trẻ như em nói. Em còn những tháng năm đại học, và anh cũng còn những tháng ngày lênh đênh nên lúc này chưa thể có nhau trong vòng tay, thế nhưng không ai cấm chúng mình ước mơ, vẽ cho nhau một trời hạnh phúc vì sẽ được sống với nhau đời đời.
Mỗi lần mở cell phone là anh nhìn thấy hình em, cô con gái VN tóc dài e ấp mỉm cười. Anh mang phone trong túi áo gần trái tim, kể cả khi phải mặc đồ bay, để luôn luôn cảm thấy có em bên mình, và anh đang đếm từng ngày, đợi đến mùa hè rực rỡ để gặp em.
Yêu và thương nhớ em.
Anh Đức.”
Tình
yêu đến quá mau làm Loan nhiều lúc thấy ngỡ ngàng. Ban đầu thì chỉ là
những lá thư/email thăm hỏi, và rồi từ thăm hỏi qua tâm tình. Niềm cô
đơn của của những tháng ngày dài trên biển của người con trai phương xa
đã làm Loan xúc động, và không chỉ có thế, Loan cũng như những người con
gái mới lớn của thành phố nhỏ, không thể nào không mơ mộng về những bến
bờ chưa một lần đặt chân. Đức cũng gửi về những tấm hình của những nơi
Đức đã đi qua, và cả những tấm hình Đức mặc áo bay bên chiếc phi cơ
trước giờ cất cánh, trông oai phong và lãng mạn làm rung động lòng
người.
Lâu
lâu Đức được phép gọi điện thoại từ biển khơi về cho Loan. Những lời
ngập ngừng từ lúc ban đầu dần dần trở thành thiết tha, nhớ nhung, và
cuối cùng là hẹn hò thương yêu, nhất là sau khi Đức nhận được những tấm
hình của Loan. Tình yêu đến thật nhẹ nhàng nhưng cũng thật thiết tha của
những tâm hồn Việt Nam trên xứ lạ. Loan vui, và ngày nào Loan cũng đợi
chờ.
Thế
nhưng đã hơn một tháng nay không thấy Đức gọi điện thoại hay gửi email.
Loan biết là có những lúc vì lý do an ninh mọi người phải im lặng tuyệt
đối, nên dù Loan có gửi hàng chục cái emails cũng không có hồi âm, tuy
thế chưa bao giờ Loan phải chờ đợi lâu như lúc này. Lá thư cuối cùng làm
Loan náo nức bao nhiêu thì sự đợi chờ mong tin làm Loan bồn chồn bấy
nhiêu, nhất là Loan không thể gọi điện thoại tới một con tàu lênh đênh
ngoài khơi, chỉ có Đức mới có thể gọi về qua một hệ thống viễn liên đặc
biệt mà thôi.
Tắt
máy laptop, bỏ vào backpack, Loan thẫn thờ dời thư viện nhà trường.
Loan muốn về nhà ngay xem có thư từ gửi qua bưu điện hay không, nhưng
lại ngại ngùng sợ thất vọng và buồn thêm. Hay là anh ấy đã gặp một người
con gái khác, và không còn yêu mình nữa? Loan lắc đầu không tin cái ý
nghĩ vừa thoáng qua đầu. Anh ở đâu, anh có biết là Loan đang nhớ anh lắm
không!
oOo
Đêm
đã khuya lắm, cả nhà hình như đã ngủ yên, chỉ còn mình Loan ngồi thẫn
thờ. Trang sách mở rộng nhưng Loan chẳng đọc thêm được chữ nào. Bỗng
dưng màn hình PC chớp sáng và hàng chữ “You got mail” nhấp nháy báo tin.
Loan mừng rỡ mở hộp thư, thế nhưng rồi thất vọng tràn trề. Không phải
là thư của Đức mà của một người nào đó có cái tên “tonyl”!
Loan đã định nhấn nút “delete” xoá bỏ vì nghĩ chắc lại là một lá thư rác rưởi như hàng chục emails Loan vẫn nhận hàng ngày, thế nhưng hàng chữ tiêu đề ghi rất rõ là “Gửi chị Kim-Loan” nên Loan tò mò mở ra xem.
Loan đã định nhấn nút “delete” xoá bỏ vì nghĩ chắc lại là một lá thư rác rưởi như hàng chục emails Loan vẫn nhận hàng ngày, thế nhưng hàng chữ tiêu đề ghi rất rõ là “Gửi chị Kim-Loan” nên Loan tò mò mở ra xem.
“Thưa chị,
Tên tôi là Tony Lê, một trong số ít người Mỹ gốc Việt phục vụ trên chiếc hàng không mẫu hạm với hàng ngàn nhân viên này. Tôi không phải là bạn của anh Đức, thế nhưng đã gặp nhau một vài lần trên boong tàu, nên có thể nói là quen biết nhau.
Tôi làm việc trong ngành I.T., đặc trách hệ thống email của chiến hạm, và là người “clean up” những hộp thư mỗi khi có người thuyên chuyển hay không còn ở với chúng tôi. Anh Đức không còn ở với chúng tôi, và đêm nay tôi đã ngập ngừng trước khi xóa bỏ account của anh. Tôi thấy trong hộp thư hơn 10 lá thư của chị, và tất cả đều được flagged là thư mới, chưa đọc lần nào.
Thưa chị, tôn trọng sự riêng tư nên dù có khả năng, tôi không bao giờ đọc thư người không gửi cho mình. Tuy nhiên hơn mười lá thư gửi cho người không còn trên chiến hạm nên tôi nghĩ là chị chưa được tin tức gì, và nghĩ tình người Việt với nhau, nên tôi xin được gửi tới chị thư này.
Anh Đức đã ra đi rồi chị! Anh không trở về trong chuyến bay cuối cùng. Phi cơ anh trúng hoả tiễn phòng không, nổ tung trên vòm trời Iraq, và dù đã cố gắng hết sức, toán cấp cứu cũng không tìm được một dấu vết gì trong sa mạc hoang vu. Anh ra đi là một sự mất mát lớn lao cho đơn vị, và bạn bè đồng ngũ trên chiến hạm này đều rất xót thương. Gia đình anh đã được thông báo, nhưng tôi nghĩ có lẽ chị là một người thân bị sót tên nên tôi …”
Tên tôi là Tony Lê, một trong số ít người Mỹ gốc Việt phục vụ trên chiếc hàng không mẫu hạm với hàng ngàn nhân viên này. Tôi không phải là bạn của anh Đức, thế nhưng đã gặp nhau một vài lần trên boong tàu, nên có thể nói là quen biết nhau.
Tôi làm việc trong ngành I.T., đặc trách hệ thống email của chiến hạm, và là người “clean up” những hộp thư mỗi khi có người thuyên chuyển hay không còn ở với chúng tôi. Anh Đức không còn ở với chúng tôi, và đêm nay tôi đã ngập ngừng trước khi xóa bỏ account của anh. Tôi thấy trong hộp thư hơn 10 lá thư của chị, và tất cả đều được flagged là thư mới, chưa đọc lần nào.
Thưa chị, tôn trọng sự riêng tư nên dù có khả năng, tôi không bao giờ đọc thư người không gửi cho mình. Tuy nhiên hơn mười lá thư gửi cho người không còn trên chiến hạm nên tôi nghĩ là chị chưa được tin tức gì, và nghĩ tình người Việt với nhau, nên tôi xin được gửi tới chị thư này.
Anh Đức đã ra đi rồi chị! Anh không trở về trong chuyến bay cuối cùng. Phi cơ anh trúng hoả tiễn phòng không, nổ tung trên vòm trời Iraq, và dù đã cố gắng hết sức, toán cấp cứu cũng không tìm được một dấu vết gì trong sa mạc hoang vu. Anh ra đi là một sự mất mát lớn lao cho đơn vị, và bạn bè đồng ngũ trên chiến hạm này đều rất xót thương. Gia đình anh đã được thông báo, nhưng tôi nghĩ có lẽ chị là một người thân bị sót tên nên tôi …”
Loan
oà lên khóc, và không thể nào đọc hết lá thư. Nước mắt nhạt nhòa lăn
trên má, Loan ôm mặt nức nở, mặc cho niềm đau vỡ oà. Mẹ ơi, ngày xưa mẹ
lo lắng mỗi lần bố đi hành quân. Bố trở về an toàn, mẹ khóc vì mừng vui
trong lúc bạn của mẹ có chồng tử trận ôm quan tài khóc như đứt từng khúc
ruột. Mẹ không muốn con chịu niềm đau chia lìa, có ngờ đâu…
oOo
Cơn
bão trái mùa đã đi qua thành phố nhưng trời vẫn còn u ám. Bãi biển hẻo
lánh chỉ lác đác vài bóng người. Trên cầu tàu người con gái mặc áo đen
cầm bông hồng đứng cúi đầu trầm lặng. Gió lạnh thổi mái tóc tung bay, và
thân hình người con gái rung lên từng cơn. Cô ta ném bông hoa xuống
nước, đứng nhìn thật lâu cho đến khi đoá hồng nhung theo nước thủy triều
trôi xa bờ. Người đàn bà đứng tuổi tới gần, ôm vai cô gái dỗ dành. Cô
gái gục trên vai người đàn bà, chắc là mẹ, khóc nức nở. Người đàn bà thở
dài, đưa mắt nhìn ra khơi. Bà mẹ thì thầm với con, và dìu nhau về hướng
thành phố. Trên không mây đen vẫn trôi lững lờ, và một cánh chim hải âu
lẻ loi bay về hướng cuối trời.
Trần Quang Thiệu
Trần Quang Thiệu
No comments:
Post a Comment