Từ năm 1967 về sau, chiến tranh càng
lúc thêm ác liệt, lan rộng tới tận miền Bắc, khiến Hà Nội phải xây thêm căn cứ
D-67, vừa làm nơi trốn bom đạn oanh tạc của các chóp bu, thật vô cùng khủng
khiếp do Mỹ thả. Ðây cũng là nơi họp tuyệt mật, của Bộ Chính Trị và Quân Ủy
Trung Ương Ðảng. Theo Võ Nguyên Giáp viết trong “Tổng hành dinh trong mùa xuân
toàn thắng”, thì từ tháng 4-1973 Bộ Thống soái tối cao, đã giao cho Bộ Tổng
tham mưu, lập một tổ đặc biệt gồm Lê Trọng Tấn, Vũ Lăng, Võ Quang Hồ và Lê Hữu
Ðức, nghiên cứu kế hoạch tổng tấn công cưỡng chiềm VNCH. Bản dự thảo đầu tiên
ra đời ngày 5-6-1973 và sau đó qua bảy lần xét duyệt, cuối cùng vào ngày
30-9-1974, mới được Bộ Chính trị nghị quyết “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối
năm 1975, thì lập tức tổng tấn công Miền Nam”.
Ngày 18-12-1974 tới 8-1-1975, Hội
nghị Bộ Chính trị mở rộng, để quyết định lần cuối cùng kế hoạch trên. Sau khi
chiếm được Thường Ðức (Quảng Nam) và Phước Long, mà không thấy phản ứng nào từ
Mỹ, nên ngày 9-1-1975, Quân ủy trung ương họp với quyết định mở chiến dịch 275,
tấn chiếm Ban Mê Thuột, do Văn Tiến Dũng, từ Bắc vào Nam chỉ huy trực tiếp trận
địa.
Sau khi Cao nguyên và Quân đoàn 1
của VNCH thất thủ, tại Hà Nội vào ngày 31-3-1975, Cộng Sản Bắc Việt quyết định
lập Bộ Chỉ huy và Ðảng Ủy Sài Gòn, do Lê Ðức Thọ, Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng
chỉ huy. Ngày 7-4-1975, Võ Nguyên Giáp ban lệnh bằng mọi cách phải đánh chiếm
cho được Miền Nam. Ngày 14-4-1975, mở chiến dịch HCM. Ngày 25-4-1975, Quân Ðoàn
1 Cộng sản từ Bắc Việt vào và đúng 17 giờ ngày 26-4-1975, mở đầu cuộc tấn công
vào Sài Gòn bằng 5 cánh quân. Ngày 28-4-1975, Ðại tướng Dương Văn Minh thay
Trần Văn Hương làm Tổng thống, để trưa ngày 30-4-1975, ra lệnh toàn dân, toàn
quân VNCH buông súng đầu hàng Cộng sản.
Trong lúc đó Miền Nam VN đã bị Hoa
Kỳ và Thế giới tự do bỏ rơi tức tưởi, phải một mình đơn độc tiếp tục cuộc chiến
chống xâm lăng trước mặt. Ðồng lúc lại phải hứng chịu những đòn thù thê thảm,
của bọn con buôn chính khứa, cứ tàn nhẩn đạp bừa trên xác lính, để múa rối bỉ ổi
trên sân khấu chính trị. Dữ dằn nhất vẫn là bọn trí thức khoa bảng, tự xưng là
thành phần thứ ba, đã đi đêm với Bắc Việt từ lâu, gồm có Hồ Ngọc Nhuận, Vũ Văn
Mẫu, Lý Quý Chung, Hồ Văn Minh, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Oánh.. Tháng
3-1975, tình hình VNCH trở nên nguy ngập sau khi Ban Mê Thuột thất thủ. Ngô
Công Ðức, dân biểu Quốc hội VNCH phản bội đất nước, sống lưu vong tại Pháp, đã
vội vã sang Mỹ đòi chấm dứt viện trợ, thay ngựa bằng lá bài Dương Văn Minh, để
chuẩn bị đầu hàng. Ðó là lý do truất phế Trần Văn Hương sau 5 ngày làm Tổng
thống, kế vị TT.Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngày 21-4-1975.
Ngày 27-4-1975, đúng 17 giờ 5 phút,
trong phòng khánh tiết của Dinh Ðộc Lập, đang diễn ra buổi lễ bàn giao chức vụ
tổng thống VNCH, giữa Trần Văn Hương và Dương Văn Minh. Ðây là lần bàn giao
tổng thống lần thứ hai xảy ra chưa đầy 10 ngày, trong chính quyền Nam VN, giữa
lúc đất nước đã mất hơn hai phần ba lãnh thổ và nguy ngập nhất là nửa triệu
quân Bắc Việt đã ập sát Sài Gòn.. Theo phóng viên Ðài Phát Thanh Sài Gòn, mô tả
hôm đó, thấy có sự hiện diện của ba Phó Thủ Tướng Trần Văn Ðôn, Nguyễn Văn Hảo,
Dương Kích Ngưỡng, Quốc Vụ Khanh Nguyễn Xuân Phong, thêm Chủ Tich Thượng Viện
Trần Văn Lắm và nhiều Nghị Sĩ, Dân Biểu như Tôn Thất Ðính, Nguyễn Văn Ân, Trần
Cao Ðể, Mã Sái, Hồ Ngọc Cứ, Ðinh Văn Ðệ, Huỳnh văn Cao, Nguyễn Văn Huyền, Vũ
Văn Mẫu.. và cả Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện là Trần Văn Tiết. Ngoài ra còn có
hơn 100 phóng viên và nhiếp ảnh tham dự, làm cho quang cảnh buổi lễ bàn giao
thật sôi nổi. Vậy mà Tân Tổng Thống chỉ mới giữ chức chưa đủ hai ngày, thì đã
vội vã đầu hàng giặc, khiến cho đất nước và đồng bào, suốt ba mươi hai năm qua,
sống kiếp nô lệ mới cay đắng ngậm ngùi, dưới ách thống trị siêu phong kiến của
bọn đầu sỏ Cộng Sản Bắc Việt, gìa nua độc ác. Vì thế có thể nói rằng, chưa có
đời nào trong giòng sử Việt, cả nước phải chịu nhiều đau khổ như hiện tại.
Là người của một giai đoạn lịch sử
cận đại, Tướng Dương Văn Minh, chỉ trong vòng 12 năm ngắn ngủi, đã là nhân vật
chủ chốt, hai biến cố quá ư trọng đại của cận sử VN. Ngày 1-11-1963 làm sụp đổ
nền Ðệ Nhất Cộng Hòa Miền Nam, ra lệnh hạ sát anh em Tổng thống Ngô Ðình Diệm.
Ngày 30-4-1975, lợi dụng chức vụ tổng thống và quyền Tổng tư lệnh quân đội, bắt
cả nước đầu hàng đế quốc đệ tam cộng sản. Nay ngồi đọc lại lời phát biểu của TT
Trần Văn Hương, trong buổi lễ bàn giao hôm đó, mới thấy thương xót tận cùng cho
người lính chiến VNCH
“Một
trang sử mới được mở ra, do Ðại Tướng Dương Văn Minh viết. Ông Minh nhậm chức
lúc này, không những chỉ vì thiện chí, mà còn là CAN ÐẢM TỪ BỎ GIẢI PHÁP QUÂN
SỰ, vì đã chọn con đường Hòa Giải, Hòa Hợp để có Hòa Bình..”
Ðúng lúc lễ bàn giao bắt đầu, thì
trên bầu trời, phản tặc Nguyễn Thành Trung, lái và hướng dẫn 5 phản lực A37 của
VNCH bỏ lại, oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất, đồng thời đặc công Bắc Việt cũng
lội vào bờ, chiếm kho tiếp liệu của Usaid bỏ lại, sát chân cầu Sài Gòn. Nhiều
người lúc đó, cho là Ðại Tướng Dương Văn Minh bị bệnh tâm thần, nên mới tin
tưởng là cộng sản Hà Nội sẽ ngưng bắn, trong khi chúng sắp chiếm được miền Nam.
Ngây thơ hơn hết, là việc Dương Văn Minh, đêm 27-1-1975, đã mời Ngô Công Ðức
lúc đó đang lưu vong bên Pháp, về làm Bộ trưởng thi hành Hiệp định Ba Lê 1973.
Hỡi ôi, khi người Mỹ còn chiến đấu ở
VN, với tiềm năng quân sự to lớn, nên lúc nào nếu muốn, cũng có thể san bằng
tiêu diệt Bắc Việt dễ dàng bằng bom đạn kể cả bom nguyên tử. Thế nhưng trong
các lần hội nghị, để tìm giải pháp chấm dứt chiến tranh bằng con đường hòa
bình. Trăm lần như một, người Mỹ đều bị Bắc Việt lừa bịp, tới lần cuối cùng bị
TT Nixon ra lệnh oanh tạc và phong tỏa Miền Bắc kinh khiếp chưa từng có. Vậy mà
sau khi hết bom rơi, Hà Nội vẫn xạo dù chịu ký vào bản hiệp ước ngưng bắn tại
Paris tháng 2-1973, khi mấy trăm ngàn bộ đội, được Mỹ cho phép ở lại tại chỗ,
để tiếp tục xâm lăng Miền Nam.
Trong lúc đó, khi Ðại Tướng Dương
Văn Minh lên nắm quyền Tổng Thống VNCH vào chiều ngày 28-4-1975, thì đất nước
đang ở vào giờ thứ 25 hấp hối. Vậy chúng ta có điều kiện gì để mà bắt cộng sản
chịu ngưng bắn, để hòa hợp có hòa bình ?. Nham nhở nhất, là từ sáng ngày
29-4-1975, đài VC lên tiếng phủ nhận luôn chính phủ Dương Văn Minh mới lên tối
hôm qua, đồng thời ra lệnh đánh chiếm Gia Ðịnh-Sài Gòn.
Sau này Trần Văn Hương có tiết lộ
với tác giả “L’Adieu à Sài Gòn” cũng là sử gia người Pháp Jean Larteguy, rằng
sự thật Dương Văn Minh cũng giống như ông, chẳng có liên lạc được ai bên phía
Bắc Việt, để mà hòa hợp hòa giải. Còn Ðại Tướng Minh cho biết là mình đã tin
vào lời của Vũ Văn Mẫu. Rốt cục tất cả đều là những người mù rờ voi, sau đó ảo
tưởng đẻ ra kế hoạch vĩ đại đề cứu nước cứu dân, trong khi mặt thật là chẳng
nắm được gì hết, ngoài bên cạnh có một đám quân sư xôi thịt xúi bậy làm càn.
Nhân ngày kỷ niệm 17 năm quốc hận
vào năm 1992, tờ nguyệt san Phụ Nữ Diễn Ðàn của người Việt Hải Ngoại, số đặc
biệt, có đăng những bài bút chiến, của Bùi Tín, Bùi văn Tùng, Nguyễn Trần
Thiết, Bùi Biên Thuỳ,.. quanh hai chủ đề : “Ai là người đầu tiên vào Dinh Ðộc
Lập ? và Ai là người có thực quyến lúc đó, nhận sự đầu hàng của TT và Nội Các
Dương Văn Minh ?”
Mượn lại danh từ của những người
cộng sản, trong cuộc đấu võ mồm vô duyên trên, là họ đã biếm xưng lịch sử. Vì
thật ra cả bọn chẳng có ai là người đầu tiên bước vào Dinh Ðộc Lập. Mà từ xa
lắc xa lơ, nơi này đã có hằng tá điệp viên cao cấp Bắc Việt như Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh
Văn Trọng, Phạm Ngọc Thảo, Trần Ngọc Hiển, Lê Ðình Ẩn, Ðinh văn Ðệ đã bước chân
vào rồi..
Riêng việc đầu hàng cộng sản của
Dương Văn Minh, thì cũng chẳng có gì là lạ, vì Ðại Tướng là Thủ Lãnh của Lực
Lượng Thứ Ba, có chủ trương Phản Gián qua lớp vỏ Hòa Giải, để đầu hàng giặc từ
lúc chưa được lên ngôi Tổng Thống vào những ngày cuối tháng 4-1975. Có khác
chăng, là phải đóng kịch đầu hàng như thế nào, để sau này trước Tòa Án Lương
Tâm và trên trang lịch sử, Tổng Thống Dương Văn Minh, được trắng án và tiếng
thơm là người yêu nước, vì đã dám hy sinh ở lại giữa chốn ba quân, trong lúc
giặc xâm lăng đã ập sát biên thành.
Vì vậy từ lúc nhận lời đuổi Mỹ, tới
khi lên đài ra lệnh cho quân đội buông súng rã ngũ, thời gian từ trưa 29-4-1975
cho tới trưa 30-4-1975, tổng thống không hề chợp mắt. Ðây là thời gian dài nhất
trong đời làm chính trị của một vị nguyên thủ cuối cùng của VNCH, tuy ngắn ngủi
nhưng lại bị tai tiếng nhất trong dòng Việt Sử cận đại.
Nhân ngày kỷ niệm 30 năm (4/1975 -
4/2005), cả nước VN được sống trong thiên đàng xã nghĩa. Dịp này, trên các báo
Khoa Học Phổ Thông (18) và Thế Giới Mới (631-632), xuất bản tại thành Hồ, có
Phùng Bá Ðạm lớn tiếng về cái gọi “Bắt Tổng thống Dương Văn Minh và Nội các
Chính quyền Sài Gòn” vào trưa ngày 30-4-1975 tại Dinh Ðộc Lập. Ðặc biệt trong
những bài viết trên, không hề nhắc tới nhân vật Bùi Tín, một thời qua tập sách
“Sài Gòn Trong Ánh Chớp Chói Lọi Của Lịch Sử” , lúc nào cũng to tiếng, nhận là
mình cho Dương Văn Minh đầu hàng.
Vậy đâu là sự thật vì Tổng Thống
Dương Văn Minh giờ đã mất, còn đồng bào cả nước từ ấy đến nay, sống dưới thiên
đàng xã nghĩa, sau hàng rào kẽm gai, lưỡi lê, họng súng, nên chỉ dám nói viết
những lời đảng dạy, để mà giữ lấy cái mạng cùi rất mong manh. Vì vậy làm sao,
có ai dám nói hết lời, cho dù rất muốn nói, ngoại trừ những kẻ cò mồi được đảng
dựng lên làm đối lập.
1- TỔNG THỐNG DƯƠNG
VĂN MINH ÐI TÌM HÒA BÌNH Ở CUỐI ÐƯỜNG HẦM :
Ba muơi bảy năm qua, kể từ ngày Tổng
Thống Dương Văn Minh ra lệnh cho QLVNCH buông súng rã ngũ, giúp cho cộng sản
Bắc Việt, có cơ hội kết thúc sớm cuộc chiến xâm lăng Miền Nam. Cũng kể từ đó,
đã có nhiều tài liệu của mọi phía liên hệ tới lịch sử, bật mí vén màn bí mật
những uẩn khúc một thời, mà nguời Việt đọc tới, cứ tưởng như đang trong mộng,
vì tất cả đều do bàn tay lông lá của ngoại bang dàn dựng.
Riêng về sự nghiệp của tổng thống
cuối cùng của VNCH là Dương Văn Minh, cũng có rất nhiều nhưng chỉ có các bài
viết của ký giả Pierre Denicron, “SaiGon et Moi” của cựu đại sứ Pháp là
J.M.Mérilon và “Decent Interval” của Frank Sneep.. là viết rõ ràng nhất.
Theo “Những Ngày Cuối Cùng VNCH” của
Nguyễn Khắc Ngữ xuất bản sau năm 1975 tại Canada, thì ngay khi Bắc Việt vừa
chiếm được Cao Nguyên Trung Phần (QĐII) ngày 24-3-1975. Nhận thấy thời cơ đã
tới, Phạm Văn Ðồng lúc đó là Thủ tướng Bắc Việt, đã ra lệnh cho bọn phản tặc ăn
cơm Quốc Gia thờ ma Hồ, với cái gọi Lực Lượng Thứ Ba (LLTB) ở Sài Gòn, công
khai ra mặt chống đối Chính Phủ VNCH, qua trung gian Ðại Sứ Pháp ở Hà Nội là
Phillipe Richer. Ðồng noí : “ thế nào ? bao giờ người Pháp mới hành động ? giờ
đã đến lúc các bạn ông trong phe thứ ba ở Sài Gòn, ra khỏi sự dè dặt, công khai
lật đổ Nguyễn VănThiệu, để lập chính phủ mới trung lập, mới có đủ tư cách nói
chuyện thương thuyết với chúng tôi”. Ðó chính là lý do mà Ðại sứ Pháp tại Sài
Gòn, J.M.Mérillon, tiếp xúc với LLTB, áp lực Mỹ thay ngựa hết TT. Thiệu tới
TT.Hương và tìm đủ mọi cách đưa Dương Văn Minh lên ghế Tổng Thống VNCH.
-NHỮNG NGÀY CHUẨN BỊ LÊN NGÔI TT :
Người Pháp hết bị Nhật rồi tới VN
đánh đuổi ra khỏi Ðông Dương một cách nhục nhã và thảm bại vào năm 1955, nhưng
De Gaule và thực dân lúc nào cũng hằng nuôi ảo vọng trở lại làm trùm miền đất
này. Bởi vậy không lúc nào chúng bỏ quên mọi cơ hội, rình rập và chợp thời cơ
để trục lợi. Ðó cũng lý do Hòa đàm Paris được tổ chức trên đất Pháp . Ngoài ra
đây cũng là nơi dung thân của các chính khứa lưu vong, sào huyệt của phong trào
trí thức sinh viên tôn giáo thân Cộng Sản. Vì vậy suốt cuộc chiến, Hà Nội đã
lập ra tại đây 4 Tổ Tuyên truyền, thuộc thành phần MTGPMN, Phòng Thông tin Bắc
Việt và Hội Việt kiều yêu nước XHCN, nhưng tất cả đều đặt dưới sự chỉ đạo của
Trung ương cục miền Nam, một tổ chức nối dài của Ðảng Cộng Sản .
Ý đồ lưu manh trên, đã được Mérillon
nói một cách công khai và hãnh diện, trong tác phẩm của mình. Ðó chính là những
ngày cuối tháng 4-1975, giữa lúc VNCH đang hấp hối vì Hoa Kỳ phản bội, đại bàng
bỏ trốn, Việt gian đâm sau lưng, tạo dịp tốt ngàn năm một thuở, cho Pháp nhảy
vào ăn ké hốt hụi chót, được hay thua, cũng không bị lỗ vốn.
Cũng theo lời kể của vị cựu đại sứ
Pháp, kể từ ngày 18-4-1975, Hoa Kỳ coi như đã dứt khoát bỏ VN, qua vai trò của
đại sứ Martin. Nóí chung người Mỹ nhờ Pháp thay thế, lo giùm hậu sự cho cái xác
của VNCH, đang hấp hối chờ chôn. Bởi vậy Mérilon đã liên hệ khắp nơi, kể cả
phái đòan của Bắc Việt trá hình là VC, do Phan Hiền cầm đầu, được Mỹ bảo vệ và
cho ở làm gián điệp, nơi trại David nằm trong phi trường Tân Sơn Nhất, để xúc
tiến thành lập một chính phủ MA mới tại VNCH, gồm ba thành phần Quốc Gia, Cộng
sản và Trung Lập, như lệnh của Phạm Văn Ðồng.
Ðảng đối lập tức Lực lương thứ ba
lúc đó, gồm có Thủ Lãnh là Ðại Tướng Dương Văn Minh, hợp với Huỳnh Tấn Mẩm,
Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Bá Thành, Huỳnh Liên, Vũ Văn Mẫu, Lý Quý Chung.. được
Mérilon tiếp kiến ngày 22-4-1975 nhưng tất cả lũ đều là bọn hề, không có một
chút tiếng tăm gì trên trường chính trị lúc đó, ngoài vai trò làm tay sai phá
hoại, nên bị đuổi về vì không đủ điều kiện để lọt vào mắt của Bắc Bộ Phủ. Riêng
Dương Văn Minh được giữ lại, chờ nói chuyện với Hà Nội, qua đường dây chuyển
tiếp của Toà đại sứ Pháp tại Sài Gòn-Tân Gia Ba-Bắc Việt, do Võ Ðông Giang làm
trung gian.
Trong lúc chờ đợi, Ðại sứ Pháp dâng
lên tổng thống tương lai, kế sách bình thiên hạ, trung lập hóa miền Nam, chung
qui cũng vẫn là vai trò của Pháp, Trung Cộng và Nhật sẽ thay chân Mỹ làm chủ
nhân ông VNCH.
Ðể Miền Nam mau chết, Hoa Kỳ đã
quyết định cắt đứt hết mọi quân viện, khiến Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng
cắt đứt luôn sự liên hệ với Tòa Ðại Sứ. Bởi vậy, trong đêm 20-4-1975, thân hành
đại sứ Martin phải vào Dinh Ðộc Lập, áp lực TT phải từ chức tức khắc, bằng tối
hậu thư của CS Bắc Việt gửi Mỹ.
Theo luật pháp quốc gia, cũng như
Hiến Pháp và Quốc Hội qui định, nên Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay thế
chức vụ TT. Nhưng cụ Trần Văn Hương, từ trước tới nay vốn nổi tiếng Diều Hâu,
điếc không sợ sấm dù là sấm Chúa hay Phật, một nhân vật chống Cộng cực đoan,
tuổi tuy già nhưng đầu óc tỉnh táo và cương quyết. Cho nên ông đâu phải là nhân
vật tuyển của thực dân Pháp và giặc xâm lăng Bắc Việt. Bởi vậy Dương Văn Minh
được mời ra cứu nước, đó cũng là bài bản tuồng tích đã được sắp xếp, đâu có gì
lạ.
Ðể áp lực với tổng thống Hương
nhường ngôi cho Dương văn Minh, tối 24-4-1975, cộng sản lại ra thông cáo :
1- Trần Văn Hương bù nhìn của Nguyễn
Văn Thiệu, phải ra đi.
2-Mỹ phải rút khỏi VN.
3-Không chấp nhận các cơ cấu của
VNCH hiện tại.
Như vậy việc Dương Văn Minh lên làm
tổng thống, theo thông cáo trên, là do ý của cộng sản Hà Nội, chứ không phải do
Hiến Pháp VNCH quyết định. Ý đồ cướp nước của giặc đã công khai rõ ràng như ban
ngày, vậy mà Tướng Minh và phe nhóm vẫn mù tịt. Khôi hài nhất là việc ông đại
sứ Pháp, cứ liên tục thúc hối Tổng thống Trần Văn Hương mau từ chức, để Dương
Văn Minh kịp cứu dân cứu nước ?
Nhưng cụ Hương tuy tuổi già chứ
không lẫm cẫm, hơn nữa lại là thầy của Dương Văn Minh, nên đâu có lạ gì tánh
tình và nhân phẩm của người học trò mình. Theo “Saigon et Moi”, chính cụ Hương
đã trả lời thẳng với Mérilon như sau “Nước Pháp luôn hái nho trái mùa, tưởng
chọn ai, chứ Dương Văn Minh không phải là hạng người dùng được, trong lúc dầu
sôi lửa bỏng”.
Do các lý do trên, TT Hương không
muốn trở thành một tội nhân thiên cổ đối với lịch sử, nên đã khôn khéo trao
quyền quyết định cho Quốc Hội và Tối Cao Pháp Viện. Cuối cùng Tướng Minh được
chỉ định làm Tổng Thống thứ tư của VNCH, vào lúc 20 giờ 45’ đêm 27-4-1975, với
tỷ số 132/02. Rồi lễ bàn giao được diễn ra tại Phòng khánh tiết, Dinh Ðộc Lập
lúc 17 giờ 01 phút, chiều ngày 28-4-1975. Lần nữa Việt Sử cận đại lại được lật
sang trang nhưng vô cùng ngắn ngủi, vì tổng thống Dương Văn Minh, chỉ nắm quyền
chưa tới 48 giờ, thì mất nước.
-30-4-1975, NGÀY
DÀI NHẤT CỦA TỔNG THỐNG DƯƠNG VĂN MINH :
Theo các tác phẩm dẫn thượng, thì
suốt 40 giờ tham chính, TT Minh và Nội Các của ông, hoàn toàn làm việc tại Dinh
Hoa Lan và dưới sự chỉ đạo kiểm soát của Ðại sứ Pháp gần như 24/24. Jean
Larteguy, tác giả “L’adieu à Saigon”, có viết rằng cụ Hương trước khi mất, cho
tác giả biết, cả ông, Dương Văn Minh lẫn Vũ Văn Mẫu, đều chẳng liên lạc được gì
với cộng sản Bắc Việt.
Ðiều này cho thấy ông Dương Văn Minh
cùng phe nhóm, chẳng có một kế hoạch nào để giải quyết cuộc chiến, mà mặt thật
chỉ là những người bị cộng sản Bắc Việt lừa bịp, phỉnh gạt mà thôi. Bởi vậy khi
Dương Văn Minh vừa đăng quang xong lúc 17 giờ ngày 28-4-1975, lập tức VC cho
Nguyễn Thành Trung oanh tạc phi trường, đồng thời trở mặt tức khắc.
Trong trại David vào đêm 28-4-1975,
Võ Ðông Giang bảo thẳng với phái đoàn thương thuyết của Dương Văn Minh, gồm
Chân Tín, Châu Tâm Luân và Trần Ngọc Liễng “giờ tấn công đã sẵn sàng, nên Dương
Văn Minh chỉ có hai điều kiện : Ðầu hàng hay không Ðầu hàng”. Cả ba sứ giả bị
giữ lại làm con tin. Sáng sớm ngày 29-4-1975, Hà Nội lập tức ra thông cáo, đòi
tổng thống Minh cùng nội các từ chức, giao Miền Nam cho chúng, ban lệnh đuổi
Mỹ, ngưng bắn và đầu hàng vô điều kiện.
Trong lúc ngoài vòng đai thủ đô, các
đại đơn vị còn lại của QLVNCH đang tử chiến, để ngăn giặc khắp năm cửa ô, thi
Sài Gòn đã hỗn loạn vì sự trốn chạy của Mỹ bằng trực thăng trên mái nhà. Nhiều
phi công vì ham sống, đã bỏ chiến đấu, bỏ đồng đội đang tử chiến dưới đất, để
bay sang tận Thái Lan, trả máy bay cho Mỹ để được tới định cư ở Hoa Kỳ. Theo
W.W.Monyer trong “Vietnammese Airforce (1955-1975)”, thì Mỹ đã thu hồi lại được
132 phi cơ đủ loại, theo lệnh của Phụ tá Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, lúc đó là
R.Armitage và E.V Marbod. Các đại bàng lớn nhỏ lần lượt chắp cánh tung trời, từ
TT Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Ðại Tướng Viên, Quang rồi Ðồng Văn Khuyên, Vĩnh Lộc,
Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Văn Toàn.. đều ra đi.
Tóm lại giặc đang còn tận Biên Hòa, Bến Cát,
Long Thành, Củ Chi và Long An.. thì Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư Lệnh KQ, HQ, BTL
QĐIII và Biệt Khu Thủ Ðô đã tan hàng, khiến Tổng Thống Minh như cua gãy càng,
đành gọi bọn sâu bọ Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Hữu Hạnh, Triệu Quốc Mạnh vào dinh,
cho mang lon trở lại, để giúp ngài có đủ can đảm đầu hàng giặc. Tổng thống đã
thức trọn đêm, cho tới sáng 30-4-1975, để quyết định một sự kiện lịch sử, mà
thật ra khả năng của ông, vốn không bao giờ có thể vói tới được.
Từ 7 giờ sáng ngày 30-4-1975, Nguyễn
Hữu Thái tới Chùa Ấn Quang, yêu cầu Thượng Tọa Trí Quang, dùng uy tín khuyên
Dương Văn Minh đầu hàng. Chính cuộc điện đàm ngắn ngủi giữa Trí Quang, Nguyễn
Hữu Thái và bộ ba Minh, Mẫu và Lý Quý Chung, khiến Dương Văn minh, quyết định
đầu hàng giặc sau một đêm dài thức tron đủ năm canh.
- NGUYỄN ÐÌNH ÐẨU
LÀM SỨ GIẢ HÒA BÌNH :
Vào ngày 30-4-2005 tại Sài Gòn, VC
có đưa bốn nhân vật liên quan tới những giờ phút cuối cùng của VNCH vào tháng
4-1975 lên TV phỏng vấn : Ðó là Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Hữu Hạnh, Phạm Quốc Mạnh
và Nguyễn Ðình Ðẩu. Trong 4 người, Có, Hạnh và Mạnh là sĩ quan cao cấp của
QLVNCH. Riêng Ðẩu là một nhà nghiên cứu địa bạ rất nổi tiếng, qua các sách đã
xuất bản.
Trong một hồi ký đăng trên “Thế Giới
Mới số 385”, xuất bản tại thành Hồ vào năm 2000, cho biết mình là một trong 4
sứ giả hòa bình, vào những ngày cuối tháng 4-1975, được Phó Tổng thống Nguyễn
Văn Huyền, mời vào phái đoàn, đến trại David là nơi đóng quân của Phái đoàn Bắc
Việt, trong phi trường Tân Sơn Nhất, để thương thuyết ngưng bắn. Ðẩu viết :
Ngày 29-4-1975 : Lúc 6 giờ 30 sáng,
Ðẩu đi tìm Nguyễn Văn Huyền, mới được TT Minh phong chức “Phó Tổng thống đặc
trách hòa đàm”. Theo Ðẩu, lúc đó chính phủ Dương Văn Minh chưa có ai liên lạc
hay tiếp xúc với phía bên kia. Do đó Ðẩu xung phong, cùng với Nguyễn Văn Diệp
(Tổng trưởng kinh tế thương mại vừa mới phong), Nguyễn Văn Hạnh (Nhà thầu), Tô
Văn Cang (kỹ sư). Lúc 11 giờ 15 cả bọn vào trại David bằng công xa của Bộ
trưởng Diệp, có cận vệ, nhưng trống không vì phái đoàn VC đã rút đi hết. Lúc 13
giờ 30, theo lệnh Nguyễn Văn Huyền, Ðẩu viết lời tuyên bố của Chính phủ VNCH,
chấp nhận điều kiện của VC đòi hỏi ngày 25-4-1975, sau đó được đọc trên đài
phát thanh Sài Gòn vào lúc 14 giờ 30’.
Lúc 19 giờ cùng ngày, Ðẩu cùng
Nguyễn Văn Huyền vào Dinh Hoa Lan gặp Tổng Thống Minh và cho biết “Giải pháp
chính trị chấm dứt chiến tranh” đã không thể thực hiện được, vì Bắc Việt không
chấp nhận trong lúc đang thắng thế quân sự.. Ngày 30-4-1975, lúc 7 giờ 30 sáng,
Ðẩu lại theo Nguyễn Văn Huyền, đi trên công xa của Tổng thống, tới họp tại Văn
phòng Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, ở số 7 đường Thống Nhất. Theo Ðẩu, ngay trên xe lúc
đó, Huyền nói với đượng sự bằng tiếng Pháp “Phải đầu hàng”.
Tại Phủ Thủ tướng lúc 8 giờ 30 sáng,
bộ ba Minh, Huyền, Mẫu hợp kín. Lúc 9 giờ 15, cũng tại đây, TT Minh dùng điện
thoại, đọc lệnh ngưng bắn đơn phương trên Ðài Phát thanh Sài Gòn, Quân Ðội. Lúc
9 giờ 30 cùng ngày, bộ ba Minh-Huyền-Mẫu và nhiều người trong nội các, dùng
công xa kéo về Dinh Ðộc Lập, chờ Cộng Sản Bắc Việt tới giao quyền hành. Dịp này
Ðẩu cũng tháp tùng nhưng lại bỏ về nhà, nên cho biết không chứng kiến những gì
đã xảy ra tại Dinh Ðộc Lập, vào lúc 11 giờ 30 khi xe tăng Bắc Việt có mặt ở
đây.
3-NGÀY 30-4-1975
TẠI DINH ÐỘC LẬP, TT DƯƠNG VĂN MINH ÐẦU HÀNG HAY BỊ QUÂN CỘNG SẢN BẮC VIỆT BẮT
? :
Theo Nguyễn Khắc Ngữ, thì sau khi
cuộc di tản của người Mỹ trên mái nhà chấm dứt vào 7 giờ sáng. Lúc đó Tổng
thống Dương Văn Minh cũng chưa biết là mình phải làm gì trước giờ thứ 25 của
VNCH. Tuy nhiên xung quanh lại có nhiều thành phần trở cờ, thân hay là VC nằm
vùng xúi giục, nhất là Vũ Văn Mẫu, Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Hữu
Hạnh, Phạm Quốc Mạnh.. bởi vậy đã ra TUYÊN CÁO ÐẦU HÀNG, thâu băng ở Dinh Thủ
rtướng và được Ðài phát thanh Sài Gòn, phát lúc 9 giờ sáng, với nội dung :
“Ðường
lối chủ trương của chúng tôi là Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc, để cứu vãn sinh
mệnh của đồng bào. Chúng tôi tin tưởng sâu-xa vào sự hòa giải của người VN với
nhau, để phải khỏi phí phạm xương máu của người VN chúng ta . Vì lẽ đó, tôi yêu
cầu tất cả các anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó .
Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Lâm thời miền Nam VN hãy ngưng
nổ súng. Chúng tôi đang ở đây chờ gặp Ðại diện Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền
Nam VN, để cùng nhau thảo luận, về việc bàn giao chính quyền, trong vòng trật
tự và tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào .”
Sau đó Nguyễn Hữu Hạnh, mới được
TT.Dương Văn Minh gắn lon Chuẩn tướng và phong chức Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng
QLVNCH , thế Trung tướng Vĩnh Lộc vừa ra đi , để đọc NHẬT LỆNH , bắt QLVNCH
phải tức khắc tuân lệnh TT. Dương Văn Minh, buông súng đầu hàng Cộng Sản Bắc
Việt, làm tan rã ngay QLVNCH, một Quân đội hào hùng, dũng liệt, lúc đó dù đã bị
Hoa Kỳ bán đứng và bỏ rơi nhưng vẫn can trường tiếp tục chiến đấu với kẻ thù
xâm lăng phương Bắc. Những tướng lãnh Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn
Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Lê Minh Ðảo, Lý Tòng Bá, Trần Quang Khôi, Lê
Văn Thân, Ðổ Kế Giai.. người quyên sinh chết, kẻ vào tù khổ sai tại các trại
giam ở tận biên giới Việt Bắc. Riêng đồng bào cả nước cũng cùng người linh,
chịu chung số phận hẳm hiu, lầm than suốt ba mưoi hai năm qua, dưới chế độ tham
tàn bạo ngược, mà Tổng thống Dương Văn Minh và phe nhóm, đã vô tình hay cố ý,
lót đường, trải thảm, rước giặc vào tàn sát đồng đội, đồng bào.qua danh từ hoa
mỹ “Hòa hợp, hòa giải dân tộc”.
Ðầu hàng để bom đạn khỏi tàn phá Sài
Gòn và tránh bớt đổ máu cho đồng bào, vào những ngày cuối tháng tư quốc hận.
Nhưng Sài Gòn và cả nước vẫn bì tàn phá hủy diệt, đồng bào cả nước vẫn đổ máu
gục ngã, ngay sau khi Cộng Sản Bắc Việt chiếm được cả nước ngày 1-5-175. Chết
nào cũng chết, tàn phá nào cũng là hủy diệt. Vậy tại sao không để cho QLVNCH và
đồng bào chết một cách oanh liệt khi đối mặt với giặc thù, mà lại bắt họ và đất
nước phải chết đau hận nhục. dưới gót giầy xâm lược của Ðế quốc Ðệ tam Cộng Sản
?
Có một sự kiện lịch sử cần phải viết
nhớ, là lúc Dương Văn Minh cùng phe nhóm vừa từ Dinh Thủ tướng về Dinh Ðộc lập,
đã thấy trong sân cỏ có rất nhiều Chiến xa M48 của VNCH nhưng đã bị Tổng thống
ra lệnh trở về đơn vị, để chờ đầu hàng. Cũng vì vậy mà Tăng 54 của Bắc Việt mới
phách lối ủi xập được cửa sắt của Dinh Ðộc lập và những trận giặc miệng trên
báo chí trong và ngoài nước, của Bùi Tín, Bùi Văn Tùng, Bùi Biên Thùy và mới
đây thêm Nguyễn Ðình Ðẩu, Phùng Bá Ðạm, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Khang Thái..
về cái gọi là “Bắt Dương Văn Minh tại Dinh Ðộc Lập”.
Ngày nay đọc ba quyển hồi ký của Võ
Nguyên Giáp và Bộ Chung Một Bóng Cờ của Tập đoàn Giải Phóng Miền Nam gồm Nguyễn
Hữu Thọ,, Trần Nam Trung, Trần Bạch Ðằng, NguyễnThị Bình.. viết chung, do Nhà
xuất bản Chính trị của Ðảng độc quyền phát hành, qua những tiết lộ về các bí
mật hậu trường chính trị miền Nam trước năm 1975. Nhờ đó ta mới biết chân tướng
của Nguyễn Xuân Oánh, Phó Thủ tướng “Tôi cảm thấy sống rất thoải mái và phấn
chấn, vì trong mấy chục năm qua nằm vùng trong Chính quyền miền Nam, tôi cũng
đã giúp Ðảng ta nhiều công lớn”. Còn Nguyễn Hữu Có, nguyên Tổng trưởng Quốc
phòng thì nói “Ðảng ta mau tuyên truyền ra hải ngoại, để Việt kiều biết tìm cơ
hội cống hiến yêu nước XHCN”. Nhưng nhức nhối hơn cả vẫn là Nguyễn Khánh, trong
lúc Miền Nam đã nguy ngập vào tháng 3-1975, chẳng những không tìm cách giúp đỡ,
mà còn đâm sau lưng chiến sĩ, bằng cách đòi hỏi Mỹ phải chấm dứt ngay quân viện
cho VNCH. Ngày 17-4-1975 khi Cộng Sản đang vây khổn Sài Gòn, thì Khánh viết
“The Peace must be Vietnamized - Phải VN hóa hòa bình”, đăng trên tờ New York
Times. Cuối cùng, khi được tin Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Khánh lại
liên lạc với MTGPMN hỏi là “Mình phải tiếp tục làm gì ?”
Còn Ðại tướng Dương Văn Minh, Tổng
thống hai ngày cũng là tổng thống chót của VNCH, ngoài việc dùng quyền hành vua
nước và tổng tư lệnh quân đội, bắt QLVNCH buông đầu hàng rã ngũ. Sau ngày
1-5-1975, còn Họp báo công bố “Chính Sách Khoan Hồng Của Cách Mạng” và nói
“Riêng cá nhân tôi rất hân hoan, vì cho tới năm 60 tuổi, tôi mới được trở thành
công dân của một nước VN độc lập, tự do”.
Về chuyện gì đã xảy ra trong Dinh
Ðộc Lập, vào trưa này 30-4-1975, hiện đã có rất nhiều tài liệu của cả hai phía,
cũng như ngoại quốc ghi nhận. Nói chung tất cả sự kiện gần giống nhau, chỉ có
khác biệt là ai cũng dành công, việc bắt TT Dương Văn Minh và Nội các VNCH, là
của mình.
+ NGUYỄN KHẮC
NGỮ :
Viết trong “Những ngày cuối cùng của
VNCH” cho biết vào lúc 12 giờ 30 ngày 30-4-1975, lúc quân Bắc Việt do Bùi Văn
Tùng chỉ huy, đã vào được bên trong Dinh Ðộc Lập. Về phía VNCH, tại phòng Khánh
Tiết, hầu như có đủ các nhân vật thuộc phe nhóm DVM và nội các của Thủ tướng Vũ
Văn Mẫu, tất cả đang ngồi trên ba hàng ghế chờ. Chính TT.Minh đã ra đón cán
binh Bắc Việt, tận cửa Phòng Khánh Tiết và nói về việc bàn giao. Nhưng chúng
nhất định không chịu, đòi Dương Văn Minh phải đầu hàng VÔ ÐIỀU KIỆN và cho biết
TUYÊN CÁO phía VNCH do Minh và Hạnh vừa đọc, không có giá trị. Sau cùng Lê Văn
Minh nói thẳng là Dương Văn Minh đã bị bắt, thì còn gì để bàn giao.
Biết mình đã lỡ dại, nên TT Minh,
Thủ tướng Mẫu đành để cho giặc áp giải tới Ðài phát thanh, ra lệnh cho QLVNCH
buông súng đầu hàng vô điều kiện, đồng thời tuyên bố giải tán Chính quyền VNCH,
từ trung ương trở xuống địa phương. Còn Vũ Văn Mẫu thì nhân danh Thủ tướng
chính phủ, kêu gọi đồng bào hoan hỉ đón giặc vào.
+ BÙI TÍN CÓ BẮT
ÐƯỢC DƯƠNG VĂN MINH ?
Ðây là bài viết của Bùi Văn Tùng,
trả lời Thành Tín, tức Bùi Tín qua “Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch
sử”, được VC in và phát hành năm 1978. Trong bài viết của Thành Tín, cho biết
Bùi Văn Tùng, Chính Ủy Lữ Ðoàn Thiết giáp 203, đã áp giải TT Minh và Thủ tướng
Mẫu, từ Dinh Ðộc Lập tới Ðài phát thanh Sài Gòn, rồi tự Tùng và Thệ viết “Bản
Tuyên bố đầu hàng” đưa cho Tổng thống đọc nhưng Minh không muốn dùng chức vụ
“Tổng thống”, mà chi muốn xưng danh hiệu “Ðại tướng”. Cuối cùng trước mũi súng,
Tổng thống kiêm Ðại tướng Dương Văn Minh, đã phải tuân hành theo mọi mệnh lệnh.
Năm 1992, Bùi Văn Tùng có viết một
bài liên quan tới các sự kiện trưa ngày 30-4-1975 tại Dinh Ðộc Lập, Sài Gòn.
Trong bài viết, Tùng cho biết sau năm 1975, Bùi Tín có làm một Bộ phim về chiến
tranh VN nhưng Tùng đã tố Tín, cố tình đạo diễn, để cho mọi ngưởi tưởng lầm,
chính Tín đã bắt và buộc Dương Văn Minh đầu hàng. Cuối cùng Bùi Văn Tùng xác
nhận Bùi Tín đã có mặt tại Dinh Ðộc Lập vào chiều ngày 30-4-1975, qua tư cách
một nhà báo phóng viên. Nhưng theo Tùng, thì việc bắt Tổng Thống Minh đầu hàng
vào lúc 13 giờ 15 “tại Ðài phát thanh Sài Gòn, chứ không phải Dinh Ðộc Lập”.
Hỡi ôi, sự thật biết đâu mà mò.
+ NGUYỄN TRẦN
THIẾT :
Thiết là một nhà báo Bắc Việt, cho
biết vào lúc 12 giờ 12 ‘, Ðại tá CS Nam Long lúc đó đang có mặt Trong Dinh Ðộc
Lập, đã tiếp phái đoàn báo chí phe mình, trong đó có Bùi Tín. Thiết cho biết
mình vào Dinh ĐL, với nhiệm vụ phỏng vấn TÙ BINH VNCH có mặt tại chỗ lúc đó,
gồm TT kiêm Ðại tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu.. Theo
Thiết, vì chỉ trong mấy ngày, mà VNCH đã thay đổi ba lần nội các, qua các Thủ
tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Bá Cẩn, cuối cùng là Vũ Văn Mẫu, nên quá nhiều
ông lớn, nên chẳng biết đâu mà mò.
Trong bài của Thiết, có nhắc tới
việc Bùi Tín chửi Dương Văn Minh khi Tổng thống đòi bàn giao Chính quyền với
MTGPMN “Nhưng ông đâu có chính quyền để bàn giao ? Người ta không thể giao cái
gì không có trong tay. Ngụy quyền cũ từ dưới lên trên đã sụp đổ hoàn toàn”.
Nhưng Minh vẫn có cãi ‘Các ông có thấy Sài Gòn không đổ máu ? đó là mơ ước của
tôi”. Và đã được Bùi Tín trả lời “Ðúng, Sài Gòn gần như không đổ máu, không bi
tàn phá. Ðó là do sức áp đảo và khí thế thần tốc của cách mạng”.
Mai mỉa nhất là Nguyễn Văn Hảo lúc
đó đòi được bắt tay với bộ đội Bắc Việt và khoe chính mình đã ngăn cản không
cho bất cứ kẻ nào phá hoại nguồn lợi kinh tế của nước ta. Kho bạc còn, vàng dự
trữ còn. Công lao của tụi này đấy..
Tóm lại, tại Dinh Ðộc Lập ngày
30-4-1975, theo Nguyễn Trần Thiết thì chính Sáu Hoàng Cao Minh Chiếm, mới là
người Ðại diện chính thức của Bắc Việt, chấp nhận sự đầu hàng của Tổng Thống
Dương Văn Minh và nội các.
Riêng Nguyễn Hữu Hạnh nhờ năm vùng,
nên sau tháng 5-1975 được Cộng Sản thưởng công làm Ủy viên Ủy Ban Mặt Trận
GPMN, thành phố Sài Gòn-Gia Ðịnh rồi lên Ủy viên Ủy Ban Trung Ương Mặt trận Tổ
Quốc VN.
+ PHÙNG BÁ ÐẠM :
Tháng 4-2005, trên báo Khoa học phổ
thông số 18 xuất bản tại Thành Hồ, có đăng bài “Gặp lại một nhân chứng lịch sử”
của Nguyễn Khang Thái”. Bài viết ghi lại lời kể của Phùng Bá Ðạm, tự nhận thuộc
Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoan 2, là đơn vị đã vào Dinh Ðộc Lập đầu tiên
ngày 30-4-1975. Theo Ðạm kể, khi xe tăng Bắc Việt còn cách Dinh Ðộc Lập khoảng
300m, thì Tô Văn Thành,thuộc Ðại đội 3, Tiểu đoàn 7, ngồi trên xe tăng trúng
đạn chết. Vì vậy khi tới gần Dinh ĐL, xe tăng VC đã mở hết tốc lực ủi sập cổng
và tiến vào sân cỏ trước dinh.
Nhờ các nhà báo hướng dẫn, Phạm Xuân
Thệ, Phùng Bá Ðạm, Ðào Ngọc Vân.. với lá cờ của MTGPMN chạy lên lầu và gặp
Nguyễn Hữu Hạnh ở tầng 2, đón đưa vào phòng khánh tiết, lúc đó đã có TT Minh và
nội các đang ngồi chờ đầu hàng. Do Ðài phát thanh Sài Gòn lúc đó đã ngưng hoạt
động, nên Thệ, Ðạm áp giải TT Minh và Vũ Văn Mẫu, tới nơi để lên đài, mặc dù
Ðại tướng cố từ chối.
Trên đường tới Ðài phát thanh, ngồi
trên xe Jeep do Ðào Ngọc Vân lái. Ở băng trước TT Minh ngồi với Phạm Xuân Thệ.
Còn Vũ Văn Mẫu, Phùng Bá Ðạm, Ðinh Thái Quang cùng 2 bộ đội, ngồi phía sau.
Ðài phát thanh Sài Gòn lúc đó đã bị
Tiểu đoàn 8 Bắc Việt chiếm. Chính bản văn “Tuyên bố đầu hàng”, mà TT Dương Văn
Minh đọc trên đài, là do Phạm Xuân Thệ, Ðinh Thái Quang, Trịnh Ngọc Ước và
Phùng Bá Ðạm đạo diễn. Lúc này Trung tá Bùi Văn Tùng, Chính Ủy Lữ đoàn 203
Thiết giáp cũng vừa tới. Theo Ðạm kể, vì lúc đó trong bọn, Bùi Văn Tùng có cấp
bậc cao nhất, nên thay mặt quân Bắc Việt, chấp nhận lời đầu hàng của TT Dương
Văn Minh, vào lúc đồng hồ chỉ 11 giờ 30 ‘, ngày 30-4-1975.
Kể từ giờ phút đó Sài Gòn tan hoang
và thê thảm nhất là tại Tòa Ðại sứ Mỹ, nằm trên đường Thống Nhất-Mạc Ðỉnh Chi.
Phủ Thủ tướng Mẫu, cả con dấu cũng lăn lóc dưới sàn gạch. Trong Bộ Quốc Phòng,
Tổng Nha Cảnh Sát, Bộ Tổng Tham Mưu.. đâu đâu cũng ngổn ngang xe Jeep, súng
ngắn.. mà người xưa đã đi đâu mất.
Từ đó người VN chịu cảnh đổi đời.
Tất cả đều bị Rợ Hồ gọi là Nguỵ, lính tráng là Ngụy quân, công chức là Ngụy
quyền và đồng bào Miền Nam cũng thành Ngụy Dân. Nhờ Tổng Thống Minh kịp thời
đầu hàng, tránh cho Sài Gòn còn nguyên vẹn, kể cả 16 tấn vàng của Ngân hàng
quốc gia do Nguyễn Văn Hảo giữ, giúp cho Bắc bộ Phủ, thâu tóm trọn vẹn tài sản
của dân chúng và công khố nhà nước một cách đầy đủ. Tóm lại, nhờ công cách mạng
giải phóng, nên người Việt từ Bắc vào Nam, chịu chung cảnh người thành vượn,
đói rách thảm thê, không có bút mực nào diễn tả cho trọn vẹn.
Cũng từ đó dân chúng căm hờn, đổ hết
mọi trách nhiệm cho ông Dương Văn Minh, một tổng thống cuối cùng của VNCH, vì
ngu muội khiến cho dân chúng lầm than dưới chế độ bạo tàn của đệ tam quốc tế,
tạo cợ hội cho đảng cộng sản VN, đem đất đai biển đảo, tài nguyên quốc gia,
nhượng bán cho kẻ thù không đội trời chung của Dân Tộc là Trung Cộng. Thế là
cuộc bút chiến xảy ra công khai trên báo chí hải ngoại giữa hai phe thương và
ghét Dương Văn Minh.
Người ta trách ông Minh không phải
là trách ông đã ra lệnh cho QLVNCH buông súng đầu hàng giặc, nhưng trách ông,
tự biết mình là người rất ấu trĩ về chính trị, từng là bại tướng của Khánh,
Khiêm, Thiệu nhiều lần. Tài năng như vậy, mà dám xưng phong ra nhận lãnh trách
nhiệm cứu nước trong giờ thứ 25, khiến cho nước non phải thảm nhục.
Người ta trách ông Minh ham sống sợ
chết, không biết hành xử xứng đáng với cương vị và thân phận của mình. Ðường
đường là một Ðại tướng, Lãnh tụ phe thứ ba và trên hết là Tổng thống của một
nước nhưng ông Dương Văn Minh, đã cố tình làm ngơ, các gương trung liệt nghĩa
khí của người xưa, gương anh hùng bất khuất của thuộc hạ trước mắt “Chết để giữ
tròn khí tiết, chết vinh hơn sống nhục”.
Thật vậy hoàn cảnh của tướng Minh,
đâu khác gì thảm trạng của hai tướng giữ thành Bình Ðịnh, vào năm Tân Dậu 1801.
Lúc đó thành bị Tây Sơn vây hãm lâm vào cảnh tuyệt lộ, trong không lương ngoài
chẳng binh cứu. Trong nỗi tuyệt cùng, Võ Tánh và Ngô Tùng Chu đã viết thư cho
tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu “Phận ta làm chủ tướng, thì đành liều chết dưới
cờ. Còn tướng sĩ không có tội tình gì, không nên giết hại”.Sau đó Võ Tánh tự
đốt chết, còn Ngô Tùng Châu uống thuốc độc chết.
Trưa 30-4-1975, khi TT Minh ra lệnh
QLVNCH buông súng đầu hàng. Nhiều binh sĩ đang chiến đấu tại mặt trận đã tự tử
chết, vì họ không muốn đối mặt với kẻ thù tàn ác dã man. Các tướng lãnh Phạm
Văn Phú (Tư Lệnh QĐ2), Nguyễn Khoa Nam (Tư lệnh QĐ4), Lê Văn Hưng (Tư Lệnh Phó
QĐ4), Lê Nguyên Vỹ (Tư lệnh SĐ5BB), Trần Văn Hai (Tư Lệnh SĐ7BB).. kẻ trước
người sau, quyên sinh để bảo toàn khí tiết cho quân đội Miền Nam nói chung và
danh dự của một cấp chỉ huy, lúc sa cơ thất thế.
Trái lại Ðại Tướng cũng là Tổng
thống Dương Văn Minh, khúm núm ra trình diện trước các tên cán binh tép riu của
Bắc Việt như Bùi Quang Thận, Ðại Ðội Trưởng, ĐĐ Chiến Xa, để rồi bị tên chủ
nhiệm chính trị của đoàn xe tăng mang số 203, tên Lê Văn Minh nạt nộ : “các anh
đã bị bắt, không có bàn giao gì cả”.
Mới đây đào hát cởi truồng một thời
phản chiến Jane Fonda, vì muốn quảng cáo cho một tuỳ bút nói về chuyện tình của
mình, đã lên đài CBS, nhỏ những giọt nước mắt cá sấu, để nhận tội phản quốc với
Hoa Kỳ, khi ả sang Bắc Việt, vào năm 1972, ngồi trên các khẩu cao xạ chửi Mỹ.
Câu chuyện khôi hài của đám con buôn chính trị thập thành cũng chẳng có gì lạ
nhưng đối với người Việt tị nạn, thì lại có một ý nghĩa, vì ít ra cô đào hát
còn có can đảm nhận sự sai lầm của mình. Trong lúc đó thử hỏi những kẻ từng đâm
sau lưng người lính đã hy sinh cho họ, hiện nay đang sống nơi hải ngoại, có ai
dám muối mặt như Fonda để nhận sai trái năm nào, dù thời gian tới 31 năm và mặt
nào phản chiến, phản tặc, tới nay ai cũng đều biết.
Thanh niên nam nữ, miền Nam VN, thế
hệ sinh từ 1900 về sau, thường mượn tư tưởng làm trai của Nguyễn Công Trứ, để
làm hành trang xử thế khi vào đời :
“Ðã mang tiếng đứng trong trời đất
phải có danh gì với núi sông”
Còn ông Dương Văn Minh lại là một
nhân vật lớn của lịch sử, tại sao không vì lịch sử, mà lưu lại cho hậu thế cái
khí tiết “Nhất Tướng Công Thành, Vạn Cốt Khô ?”
Thì ra con người cũng có năm bảy
hạng người ./-
TÀI
LIỆU THAM KHẢO :
-
Những ngày cuối cùng của VNCH -Nguyễn Khắc Ngử
-
VN. Niên Biểu Nhân vật Chí của Chánh Ðạo
-
Nam Kỳ Lục Tỉnh (IV) của Hứa Hoành
-Ðôi
dòng ghi nhớ của Phạm Bá Hoa
-QLVNCH
trong giai đoạn hình thành của Bộ TTM.
-Những
bí mật cuộc cách mạng 1-11-1963 của Lê Tử Hùng
-Hồi
ký của Nguyễn Chánh Thi
-Les
Guerres du VietNam của Trần Văn Ðôn
-Saigon
et Moi của Mérilon
-sách
vở bao chí KBC,PNDD,TP..
Xóm
Cồn
Quốc
Hận năm thứ 37
MƯỜNG
GIANG
No comments:
Post a Comment