"Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả, cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau." President Ronald Reagan
Wednesday, July 1, 2009
Trận Chiên Bí Mật / Lời Giới Thiệu
Trận Chiến Bí Mật - NKT/TTM
Trong chiến tranh Việt-Nam, một đơn-vị tối mật được ít người biết đến với danh hiệu Nha-Kỹ-Thuật thuộc bộ Tổng-Tham-Mưu, Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa. Những quân-nhân trong đơn-vị bí mật này thường được gọi là Lôi-Hổ hoặc xếp họ vào hàng lính Biệt-Kích thuộc binh-chủng Lực-Lượng Ðặc-Biệt. Người Hoa-Kỳ cho rằng Nha-Kỹ-Thuật là một huyền thoại trong cuộc chiến tranh Ðông-Dương. Cả hai đơn-vị NKT và LLÐB đều được Hoa-Kỳ yểm trợ mạnh mẽ, NKT có tổ chức riêng biệt dựa theo cơ-cấu tổ chức của LLÐB. Các 'Sở' hoặc Bộ-Chỉ-Huy (CCN, CCC, CCS - Command & Control North, Central, South) tương đương với các Bộ-Chỉ-Huy 'C' (C1, C2, C3, C4) của LLÐB. Các 'Căn-cứ Hành-Quân Tiền-phương' (FOB – Forward Operation Base) tương-đương với các BCH 'B' (B50, B52, B57, v.v...). Các toán 'Lôi-Hổ' tương-đương với các toán 'A' biên-phòng. Bài viết này theo tài liệu trong cuốn 'SOG – The Secret Wars of America's Commandos in Vietnam', tác giả John L. Plaster. Tháng Hai 1961, môt chiếc thuyền đóng theo kiểu những thuyền đánh cá khác ở Bắc Việt-Nam trôi bềnh bồng ngoài khơi vịnh Bắc Việt, lặng lẽ hướng về Cẩm-Phả, một thành phố nhỏ ven biển. Hai đêm trước, họ đã lướt qua hải cảng Hải-Phòng một cách êm-thấm. Ðêm nay lúc hoàng hôn, họ có thể thấy mờ-mờ những rặng núi trong tỉnh Quảng-Ðông của Trung-Hoa vào khoảng 40 dặm về phiá bắc. Trường hợp không may xẩy ra, nếu họ bị bao vây, sẽ không có một chiếc tầu nào của phe ta đến tiếp cứu họ. Chiếc thuyền con không được đóng ở ngoài Bắc mà ở Vũng- Tàu cách xa 800 dặm, những người lái tầu đã được cơ-quan tình báo CIA Hoa-Kỳ bí-mật tuyển mộ và huấn luyện để đưa một người Việt-Nam tuổi khoảng trung tuần đem theo máy truyền tin xâm nhập vào miền Bắc. Ðiệp viên bí danh Ares đã đặt chân lên miền Bắc thành công mỹ-mãn. Dưới thời tổng-thống Kenedy, điều-khoản số 52 trong Hội Ðồng An-Ninh Quốc-Gia chấp thuận cho cơ-quan CIA xư ûdụng quân Biệt-Kích Mũ- Xanh (Special Forces) và đơnvị Người Nhái Hải Quân (Navy SEALs) để huấn-luyện, cố-vấn quân-nhân Việt-Nam
Trận Chiến Bí Mật - NKT/TTM Trang 5
trong những nhiệm-vụ bí-mật do ông trùm Xịa CIA Colby tổ chức. Tại thành phố bờ biển Nha-Trang, Lực-Lượng Ðặc-Biệt Hoa-Kỳ huấn luyện cho Biệt- Kích quân Việt-Nam thuộc Liên-Ðoàn 1 Quan-Sát để dòthám đường mòn Hồ-Chí- Minh. Trong năm 1961-1962, Liên-Ðoàn 1 Quan-Sát tổ chức 41 cuộc hành-quân viễnthám, tìm kiếm dấu vết đường xâm-nhập cuả địch qua ngã Lào. Trong khi đó, ngoài Ðà- Nẵng, toán người-nhái Hoa- Kỳ huấn luyện thủy-thủ Việt- Nam, chuyên chở người xâm nhập miền Bắc bằng đường biển. Ngoài ra tổ chức thêm những toán Biệt-Hải với nhiệm-vụ mở những cuộc tấn công bất ngờ các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc. Sau vài chuyến thành công, Hải- Quân Bắc Việt đã đề phòng, ngăn chận đánh chìm một số hải thuyền. Sau khi nhận định lại tình hình, cơ-quan CIA đổi hướng xâm nhập miền Bắc bằng đường hàng-không qua sự tiếp tay của Không-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa. Các nhân-viên (Trong giai đoạn này họ là dân-sự) xắp
xâm nhập miền Bắc được huấn luyện trong căn cứ ở Long-Thành, cách Saigon khoảng 20 dặm về hướng đông. Quân Mũ-Xanh và nhân viên CIA huấn luyện họ về ngành tình-báo, kỹ-thuật pháhoại, xử-dụng vũ-khí, nhẩy dù, đánh morse và mưu-sinh. Những khả năng để họ có thể hoạt động trong nhiều năm ngoài Bắc.
Ðến cuối muà Xuân 1961, điệp-viên Ares vẫn thường gửi những điện văn morse đến trung tâm truyền tin viễn thông của CIA ở Phi-Luật-Tân để báo cáo. Không như điệp viên Ares, ra đi đơn độc. Bây giờ đến giai đoạn thả những toán biệt kích xâm-nhập từ 3 đến 8 người. Họ không được may mắn như điệp-viên Ares.
Chuyến đầu tiên thả toán Atlas, toán này không có cơ hội để gửi điện văn báo cáo là đã đến nơi, chiếc máy bay chở họ cũng biến mất luôn! Tướng Kỳ đích thân lái phi vụ thứ hai thả toán Castor sâu vào miền Bắc Việt-Nam. Ba tháng sau, Hà-Nội làm rùm beng vụ đem xét-xử ba người sống sót trong toán Atlas. Ít lâu sau toán Castor cũng mất liên-lạc, rồi đến hai toán Dido và Echo cũng nằm trong tay địch quân. Toán cuối cùng thả xuống miền Bắc trong năm 1961 là toán biệt kích Tarzan cũng mất tích. Trong mùa hè 1962, cơ-quan CIA đồng-ý bàn giao các hoạt động trong vùng Ðông-Nam- Á cho quân-đội trong vòng 18 tháng. Chương trình bàn giao có tên là Kế-Hoạch Trở-Lại (Operation Switchback). Rồi thì chính-biến 1-11-1963 xẩy ra và nhiều biến đổi trong miền Nam Việt-Nam làm cho kế-hoạch chậm trễ. Quân-đội Hoa-Kỳ vẫn chưa có một đơn vị đặc biệt nào để đảm nhận chương trình của CIA bàn giao.
Hà-Nội gia tăng mức độ xâm nhập vào miền Nam làm cho bộ-trưởng Quốc-Phòng Mc Namara ra lệnh thả nhiều toán 'Biệt-Kích' ra ngoài Bắc phá hoại 'Giới lãnh-đạo miền Bắc nên biết rằng họ sẽ phải trả giá nếu còn tiếp tục nuôi dưỡng, cho quân xâm nhập vào miền Nam'. Kế-hoạch 34A (OPLAN-34A) ban-hành ngàỵ 15 tháng 12 năm 1963 giới hạn cho một số mục tiêu. Mặc dầu Mc Namara thúc đẩy, kế-hoạch 34A bắt đầu từ ngày 1 tháng Hai 1964, Bộ- Chỉ-Huy Quân-Viện (MACV) mới lập xong một đơn vị cho các hoạt động bí mật của CIA.
Ðơn vị này do một đại-tá chỉ huy và bao gồm nhiều đơn vị, từ LLÐB, Người Nhái, Không-Ðoàn Cảm-Tử (Air Commando). Ðơn vị mới này lấy tên là SOG (Special Operation Group) Liên-Ðoàn Hành-Quân Ðặc-Biệt. Sau đó đổi tên để bảo mật mặc dầu vẫn viết tắt là SOG (Study and Observation Group) Ðoàn Nghiên-Cứu, Quan-Sát, tên mới nghe có vẻ chỉ gồm những chuyên-gia hoặc những nhà giáo.
Ðơn-vị mới SOG không trực thuộc cơ-quan MACV hoặc cấp chỉ huy của MACV là tướng William Westmoreland, mà nhận lệnh thẳng từ bộ TTM/QLHK (JCS) trong Ngũ- Giác-Ðài và thường nhận lệnh từ tòa Bạch Ốc. Chỉ có 5 sĩ quan cao cấp Hoa-Kỳ ở Saigon được báo cáo về những hoạt động bí-mật của SOG: Tướng Westmoreland, tham-mưu-trưởng của ông ta, trưởng phòng Nhì, tư-lệnh Ðệ- Thất Không-Lực, và viên tưlệnh lực-lượng Hải-Quân HK tại Việt-Nam. SOG được chấp thuận mở những cuộc hành quân phát xuất từ miền Nam Việt-Nam, và Thái-Lan vào đất Ai-Lao, Miên, Bắc Việt và có thể ở phiá bắc Miến-Ðiện, Quảng Ðông, Quảng Tây, Hồ-Nam và đảo Hải-Nam bên Tầu. Ngân khoản dành cho SOG sẽ
dấu trong ngân khoản dành cho Hải-Quân Hoa-Kỳ. Trùm SOG là một sĩ-quan thuộc binh-chủng Nhẩy-Dù trong trận Thế-Chiến thứ Hai, sau đó chuyển qua Lực-Lượng Ðặc-Biệt trong thập niên 50. Ðại-Tá Clyde Russell đã từng theo sư-đoàn 82 Dù nhẩy xuống Pháp, Hòa-Lan, sau đó chỉ-huy Liên-Ðoàn 10 LLÐB bên Âu-châu, sau đó là LiênÐoàn 7 LLÐB trong căn-cứ Fort Bragg, North Carolina. Trong kế-hoạch 34A, đại-tá Russell và ban tham-mưu thay đổi cơ-cấu tổ chức của LiênÐoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát dựa theo tổ chức OSS xâm nhập với sở Không yểm, Hải yểm và một đơn-vị Tâm-lý chiến. Cơ-quan CIA cho SOG xử-dụng hệ-thống tiếp-liệu đặc biệt với những đồ chơi 'Xa-xỉ phẩm' như vũ-khí tối tân, dụng cụ câu dây điện thoại để nghe lén. Ðồ tiếp liệu bí mật này có trong căn cứ Chinen ở Okinawa. Ngoài ra còn có thêm văn phòng chuyên lo việc tiếp liệu cho đơn vị SOG và LLÐB. CIA bàn giao thêm cho SOG một phi đội C-123 từ Ðài- Loan do các phi-công Ðài- Loan lái để thay thế các máy bay C-47 của Không-Lực VNCH. Phi-đội này có tên là Ðệ Nhất gồm bốn chiếc C- 123. Mỗi chiếc có một phi hành đoàn phụ Hoa-Kỳ để bay những phi vụ trong miền Nam, các phi-công Ðài-Loan bay những phi vụ ra Bắc hoặc qua đất Miên. Những phi công Ðài-Loan này không biết tiếng Việt, có thẻ căn-cước Việt-Nam nhưng chỉ một số rất ít viên chức Việt-Nam mới biết họ là ai. CIA cũng bàn giao thành quả 3 năm hoạt-động của họ cho tới năm 1964. Tất cả 22 toán thả ra ngoài Bắc, chỉ còn liên-lạc được 4 toán Bell, Remus, Easy, Tourbillon và Ares. Trong căn-cứ Long- Thành gần Saigon, SOG nhận được khoàng hơn 20 nhân viên đang thụ-huấn. Các sĩ quan SOG không tin tuởng nơi họ và phải loại trừ những quân nhân đó. SOG cũng không thể trả họ về cho QL/VNCH vì họ đã biết những nhiệm-vụ, hoạt động bí mật của cơ-quan ở ngoài Bắc. Cách giải quyết dễ dàng nhất là... cứ thả họ ra ngoài Bắc (Bỏ rơi cho địch quân). Trong tháng Năm, Sáu, Bảy 1964, các toán Boone, Buffalo, Lotus và Scorpion nhẩy dù xuống miền Bắc và đều bị bắt hết. Ngoài ra một số nhân viên khác cũng được gửi ra ngoài Bắc để tăng cường cho hai toán Remus và Tourbillon. Sau khi thanh toán xong các toán do CIA để lại, SOG bắt đầu tuyển mộ nhân viên mới cho một chương trình huấn luyện dài 21 tuần lễ. Danh từ 'LÔI-HỔ' có từ đây. Ðể yểm trợ cho kế-hoạch 34A tấn công bất ngờ bờ biển Bắc Việt, trong đêm 16 tháng 2 năm 1964, ba thủy thủ người Na-Uy lái chiếc tầu Nasty (chạy rất nhanh, hỏa lực mạnh do Na-Uy chế tạo) chở theo người nhái Việt-Nam dự tính phá hủy một chiếc cầu, bị địch phát giác phải quay trở lại. Mấy đêm sau, một toán phá hoại người nhái khác xâm nhập miền Bắc bị thất bại, mất đi 8 quân nhân thuộc Lực- Lượng Người Nhái HQVN. Qua tháng 7, các tốc đỉnh Nasty và Biệt-Hải dùng chiến thật tấn công bất ngờ rồi chạy, phá hủy được năm mục tiêu ngoài Bắc trong hai ngày 9 và 25 tháng Bảy.
Ngày 30 tháng 7, SOG xử dụng 5 chiếc tốc đỉnh Nasty tấn công những dàn ra-đa gần Hải-Phòng gây nhiều tiếng nổ phụ. Trong tháng Tư 1964, bộ trưởng quốc-phòng Mc. Namara ra lệnh thám-thính phần đất bên Ai-Lao. Chương trình 'Leaping Lena' bắt đầu thả toán đầu tiên qua Lào ngày 24 tháng Sáu, đến 1 tháng Bảy, năm toán Biệt- Kích Việt-Nam nhẩy dù qua biên giới Lào để dò-thám các hoạt động của quân-đội Bắc Việt Chương trình 'Leaping Lena' tới tai cố-vấn của tổngthống Hoa-Kỳ, ông William Bundy qua bản báo cáo 'Tất cả các toán đều bị địch tìm ra vị-trí, chỉ còn bốn người sống sót chạy thoát trở về'. Ðầu năm 1965, phi công Jim Ryan của Air America (CIA), chụp được một số hình ảnh, những con đường mới làm từ đèo Mụ-Già qua phần đất Ai- Lao, hệ thống đường mòn Hồ- Chí-Minh gia tăng. Ngày 8 tháng Ba năm 1965, SOG có một cấp chỉ huy mới là Ðại-Tá Donald Blakburn, một huyền thoại trong ngành Lực-Lượng Ðặc-Biệt.
Theo tài liệu:
SOG The Secret Wars Of America's Commandos in Vietnam, John L. Plaster.
Dallas 20-11-1999
VÐH
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment