Tuesday, November 5, 2024

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI : 5/11/2024 Được ông Joe Rogan tán thành đêm trước bầu cử, ông Trump lên tiếng cảm ơn

 

Vào ngày 4 tháng 11, ông Joe Rogan, người dẫn chương trình podcast Joe Rogan, đã chính thức lên tiếng ủng hộ ông Donald Trump, đề cử viên cho vị trí Tổng thống năm 2024 của Đảng Cộng hòa, đắc cử trở thành Tổng thống thứ 47 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Màn hình điện thoại thể hiện tập podcast của “Joe Rogan experience” trên Spotify với hình ảnh cựu Tổng thống Donald Trump là khách mời. (Ảnh: Rokas Tenys/Shutterstock)
Ông Rogan đã đăng tải tuyên bố ủng hộ trên mạng xã hội X, đính kèm video cuộc trò chuyện giữa ông với ông Elon Musk, trong đó ông Rogan hoàn toàn nhất trí với các luận điểm, tại sao mọi người nên ủng hộ ông Trump, của ông Musk. 

“Lập luận thuyết phục nhất để ủng hộ Trump mà quý vị sẽ nghe được, và tôi hoàn toàn đồng ý với từng điểm [mà ông Musk nêu ra]. Xin khẳng định, đúng vậy, đây là tuyên bố tán thành dành cho Trump. Hãy thưởng thức buổi podcast”
, ông Rogan viết.

Cũng trong ngày 4 tháng 11, tại một buổi vận động tranh cử cuối cùng ở thành phố Pittsburgh, tiểu bang Pennsylvania, ông Donald Trump đã công khai cảm ơn ông Joe Rogan vì lời ủng hộ quý báu khi Ngày Bầu Cử (5/11) đang cận kề. Ông Trump nhấn mạnh rằng tuyên bố tán thành của ông Joe Rogan rất quan trọng, nhất là với uy tín cùng ảnh hưởng vượt bậc của ông Rogan trên toàn cầu. 

“Vừa có tin tức rằng Joe Rogan đã chính thức ủng hộ tôi. Đối với tôi, điều này rất quan trọng, bởi vì theo tôi, Joe Rogan là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới”, ông Trump nói. 

Lời ủng hộ của ông Rogan cùng phản hồi biết ơn của ông Trump đều xuất hiện vào thời điểm quyết định trước Ngày Bầu Cử, khiến sự kiện này có tác động không nhỏ đến kết quả cuối cùng của kỳ bầu cử năm 2024 khi vẫn còn rất nhiều cử tri quyết định tham gia bỏ phiếu vào đúng Ngày Bầu Cử (5/11).

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn2.net. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự  cho phép của Trí Thức VN.
Ông Trump không loại trừ việc cấm một số loại vắc-xin nếu ông thắng cử
 
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, cựu Tổng thống Donald Trump không loại trừ việc cấm một số loại vắc-xin nếu ông thắng cử.
“Được thôi, tôi sẽ nói chuyện với ông ấy và những người khác, và tôi sẽ đưa ra quyết định“, ông Trump trả lời NBC vào cuối tuần khi được hỏi liệu việc cấm vắc-xin có phải là một lựa chọn hay không.

Ông Trump đang ám chỉ đến ông Robert F. Kennedy Jr., một luật sư, người đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận ‘Children’s Health Defense’ [‘Bảo vệ Sức khỏe Trẻ em’].

“Ông ấy là một người rất tài năng và có quan điểm mạnh mẽ“, ông Trump nhận xét và nói thêm rằng ông Kennedy sẽ “có vai trò lớn trong chính quyền” nếu ông thắng cử.

Ông Kennedy đã chỉ trích quy trình phê duyệt vắc-xin tại Hoa Kỳ và nêu lên mối lo ngại về cách các nhà sản xuất thuốc miễn dịch với nhiều vụ kiện theo luật năm 1986.

“Về cơ bản, họ khẳng định với các bác sĩ rằng đây là những công nghệ kỳ diệu. Chúng đã cứu hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu sinh mạng, nhưng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó“, ông Kennedy nói với chương trình “American Thought Leaders” của Epoch TV vào năm 2023. “Đơn giản là không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó. Có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh thực tế, giả định rằng hầu hết các loại vắc-xin này, không phải tất cả, nhưng hầu hết, đang gây ra nhiều tổn hại đến thân thể và tử vong hơn là ngăn ngừa“.

Children’s Health Defense cũng đã phản đối một số loại vắc-xin có sẵn tại Hoa Kỳ.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nơi lập kế hoạch cho các loại vắc-xin được các cơ quan quản lý liên bang thông qua với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, tuyên bố rằng vắc-xin đã ngăn ngừa vô số trường hợp mắc các bệnh mà vắc-xin nhắm tới, và cứu sống hàng triệu sinh mạng.

Ông Kennedy là ứng cử viên tổng thống độc lập cho đến tháng 8/2024 khi ông đình chỉ chiến dịch tranh cử và chuyển sang ủng hộ ông Trump.

Vai trò chính xác của ông Kennedy trong chính quyền lần thứ hai của ông Trump vẫn chưa được tiết lộ, nhưng ông Howard Lutnick, đồng chủ tịch nhóm chuyển giao của ông Trump, gần đây đã nói rằng ông ấy không nghĩ ông Kennedy sẽ được chọn làm bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh Hoa Kỳ, cơ quan cấp trên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm.

“Ông [Kennedy] nói, nếu bạn đưa cho tôi dữ liệu, tất cả những gì tôi muốn là dữ liệu và tôi sẽ lấy dữ liệu và chứng minh rằng nó không an toàn. Và sau đó, nếu bạn quy kết trách nhiệm sản phẩm, các công ty sẽ rút ngay những loại vắc-xin này ra khỏi thị trường. Đó là quan điểm của ông [Kennedy]”,  ông Lutnick nói khi được hỏi về những lo ngại trước những quan điểm của ông Kennedy về vắc-xin.

Ông Trump đã tuyên bố tại một cuộc mít tinh vào tháng Mười rằng ông sẽ để ông Kennedy “làm những gì mình muốn về y tế” và “về thuốc men“.

Sau khi ông Kennedy nói rằng chính quyền Trump sẽ ngay lập tức ban hành khuyến cáo loại bỏ florua khỏi nước máy, ông Trump cũng nói với NBC rằng đề xuất này “có vẻ ổn với tôi” và “có thể thực hiện được“.

Trong một tuyên bố vào ngày 4 tháng 11, ông Kennedy nêu rõ: “Tôi muốn ở vị trí mà tôi có hiệu quả nhất trong việc chấm dứt đại dịch bệnh mãn tính“.

Trong một podcast được phát hành vào Chủ Nhật (3/11) sau khi người dẫn chương trình nêu ra việc ông Kennedy có quyền lực trong chính quyền Trump, Phó Tổng thống Kamala Harris, đề cử viên của Đảng Dân chủ, cho biết: “đó là lý do tại sao tôi làm việc chăm chỉ như vậy, bởi vì tôi biết những gì đang bị đe dọa“.

Thẩm phán Philadelphiabác yêu cầu chặn chương trình tặng thưởng 1 triệu USD của ông Musk

Vào hôm thứ Hai (4/11), trước Ngày Bầu cử chỉ một ngày, ông Angelo Foglietta, Thẩm phán của Tòa Án Quận tại Thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania đã đưa ra phán quyết dài một trang bác bỏ yêu cầu của ông Larry Krasner (Đảng Dân chủ), Biện lý Quận của Philadelphia, về việc ngăn chặn chương trình tặng thưởng trị giá 1 triệu USD của ông Elon Musk và Siêu Ủy ban Hành động Chính trị America PAC ủng hộ ông Trump, nhằm tác động đến cử tri Hoa Kỳ trước Ngày Bầu cử (5/11).

Ông Krasner lập luận rằng chương trình tặng thưởng của ông Elon Musk là một “hình thức xổ số bất hợp pháp” gây phiền toái công cộng, đồng thời vi phạm các đạo luật bảo vệ người tiêu dùng tại tiểu bang Pennsylvania. Ông Krasner cũng không ngần ngại nhận định rằng mối quan hệ giữa chương trình tặng thưởng và những cá nhân tham gia thiếu minh bạch.

Ông Chris Gober, luật sư đại diện của Siêu Ủy ban Hành động Chính trị America PAC, đã lên tiếng bảo vệ chương trình tặng thưởng, đồng thời giải thích rằng những cử tri chiến thắng không được lựa chọn ngẫu nhiên mà từ một nhóm cá nhân đã được xác định, những người này phục vụ như là phát ngôn viên cho Ủy ban PAC, khiến chương trình tặng thưởng này giống như một chương trình xin việc hơn là một chương trình xổ số.

“Những cá nhân nhận giải thưởng 1 triệu USD không được lựa chọn ngẫu nhiên. Chúng tôi biết chính xác cá nhân nào sẽ được công bố là người trúng thưởng 1 triệu USD vào hôm nay và ngày mai“, ông Gober khẳng định rõ ràng, theo hãng tin AP. 

Thêm nữa, ông Gober cũng lưu ý rằng các phần thưởng cuối cùng của Ủy ban America PAC sẽ dành cho các cá nhân đã đăng ký tại tiểu bang Arizona và tiểu bang Michigan và sẽ không ảnh hưởng đến tiểu bang Pennsylvania.

Tuy nhiên, ông John Summers, một luật sư đại diện cho văn phòng của ông Krasner, đã  lập luận rằng việc thực tế chương trình không lựa chọn người trúng thưởng ngẫu nhiên không phải là một lý lẽ bào chữa hợp lý. Ông Summers, cũng nhắc đến lời khai của ông Chris Young, Giám đốc Ủy ban America PAC, rằng ông ngạc nhiên khi nghe ông Musk gọi chương trình tặng thưởng là ngẫu nhiên cho thấy sự mâu thuẫn giữa các tuyên bố của ông Musk và lời khai của Giám đốc Ủy ban America PAC.

Phía ông Elon Musk, bị đơn trong vụ kiện, lập luận rằng quyết định của Tòa án Quận ở  Philadelphia về việc ngăn chặn chương trình tặng thưởng sẽ vi phạm quyền tự do ngôn luận chiểu theo Tu Chính án thứ Nhất, bằng cách ngăn cản người dân Hoa Kỳ đặt bút ký kết vào một bản kiến nghị do ông Elon Musk khởi xướng ủng hộ quyền tự do ngôn luận và quyền sở hữu súng.

Ông Summers lập luận rằng vấn đề cốt lõi của vụ kiện không phải là về quyền tự do ngôn luận, mà là về việc chương trình tặng thưởng có dấu hiệu lừa đảo.

“Không [có cá nhân nào] bị tước đoạt quyền chiểu theo Tu Chính án thứ Nhất”, ông Summers khẳng định.

Sau khi đội ngũ luật sư của ông Musk nỗ lực tìm cách chuyển vụ kiện lên tòa án liên bang, ông Gerald Pappert, Thẩm phán Tòa án Liên bang Hoa Kỳ, đã nhanh chóng chuyển vụ án trở lại tòa án cấp tiểu bang, cho phép phiên điều trần vụ án diễn ra ngay trước Ngày Bầu Cử (5/11).

Ông Krasner đã thẳng thắn tuyên bố rằng ông đang nỗ lực ban hành các khoản phạt tài chính đối với ông Musk và Ủy ban Hành động Chính trị America PAC của ông ta vì chương trình tặng thưởng này. Bất chấp những lập luận biện hộ của đội ngũ luật sư của ông Musk, ông Krasner cho rằng chương trình tặng thưởng này đã đánh lừa công chúng Hoa Kỳ.

Chương trình tặng thưởng trị giá 1 triệu USD của ông Musk, bắt đầu vào cuối tháng Mười, nhắm đến các cử tri Hoa Kỳ đã đăng ký bầu cử tại bảy tiểu bang chiến trường quan trọng, trong đó có Pennsylvania. Ủy ban America PAC đã trao thưởng cho những cá nhân may mắn 16 tấm séc trị giá 1 triệu USD mỗi tấm, trong đó những cá nhân tại Pennsylvania nhận được 4 tấm séc. Những tấm séc cuối cùng sẽ được trao thưởng vào ngày 5 tháng 11.

Ông Elon Musk đã lên tiếng ủng hộ đồng thời vận động tranh cử cùng ông Donald Trump, đề cử viên tranh cử cho vị trí Tổng thống năm 2024 của Đảng Cộng hòa, từ tháng Bảy đến bây giờ. Siêu Ủy ban Hành động Chính trị America PAC của ông Musk đã nỗ lực hỗ trợ ông Trump thu hút lá phiếu của từng cử tri tại bảy tiểu ban chiến trường quan trọng.

Monday, November 4, 2024

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI : 4/11/2024 Máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã đến Trung Đông

Các oanh tạc cơ B-52 của Mỹ đã đến Trung Đông. Bộ Quốc Phòng Mỹ hôm qua 02/11/2024 loan tin như trên, chỉ 1 hôm sau khi Lầu Năm Góc thông báo sẽ triển khai thêm lực lượng đến Trung Đông để bảo vệ Israel và cảnh cáo trực tiếp Iran về ý đồ trả đũa Nhà nước Do Thái.


Theo AFP, trong một tin nhắn gắn gọn trên các mạng xã hội, quân đội Mỹ cho biết có nhiều máy bay ném bom chiến lược B-52 từ căn cứ Minot của Không quân Hoa Kỳ (tại Bắc Dakota) được đặt dưới sự chỉ đạo của Centcom, tức bộ chỉ huy trung tâm của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ ở Trung Đông.

Theo AFP, lãnh đạo tối cao của Iran, giáo chủ Ali Khamenei, hôm qua, cũng tuyên bố Teheran sẽ đáp trả một cách « nghiêm khắc » mọi cuộc tấn công của Hoa Kỳ và Israel.

Về tình hình chiến sự ở Trung Đông, hôm qua, không quân Israel khẳng định đã tiến hành 120 vụ oanh tạc nhắm vào dải Gaza và Liban trong vòng 24 giờ.

Lực lượng đặc nhiệm Israel đột kích Liban, bắt một thành viên cấp cao của Hezbollah
Riêng về Liban, hôm nay 03/11/2024, quân đội Israel thông báo đã bắt được một « thành viên cấp cao của Hezbollah » trong một cuộc đột kích. Chiến dịch đổ bộ này do một đơn vị tinh nhuệ của Israel tiến hành trong đêm thứ Sáu 01 rạng sáng thứ Bảy 02/11 tại phía bắc Beyrouth, Liban.

Theo thông tín viên RFI, Michel Paul, tại Jérusalem, đây là vụ đột kích đầu tiên kiểu này của quân đội Israel vào Liban, một nơi cách biên giới Israel khoảng 140km, tính từ ngày 07/10/2023. Người đàn ông bị bắt đã được đưa đến Israel và đang bị điều tra.

Truyền thông Liban và Israel đều khẳng định người này tên là Imad Fadel Amhaz, hoặc là 1 thuyền trưởng dân sự nắm giữ nhiều thông tin quan trọng về trang thiết bị vũ khí của phong trào Hezbollah, hoặc là 1 thành viên cấp cao trong hàng ngũ Hezbollah.

Về phía Liban, cả chính quyền lẫn Hebollah đều chưa cung cấp thông tin chính thức về vụ việc. Danh tính người bị bắt cũng chưa được công bố chính thức. Từ Beyrouth, thông tín viên Paul Khalifeh gửi về bài tường trình :

« Cả Hezbollah và các cơ quan an ninh Liban đều không có phản ứng gì về vụ bắt cóc xảy ra vào đêm thứ Sáu rạng sáng thứ Bảy vừa qua, nhắm vào một người ở thị trấn ven biển Batroun, cách Beyrouth 55 km về phía bắc.

Nhà báo Hassan Alleik của Liban là người đầu tiên nói về chuyện này. Nhà báo chuyên về các vấn đề an ninh đã đăng tải trên trang web của ông những hình ảnh trích từ camera giám sát, trong đó mọi người có thể trông thấy rõ một nhóm người có vũ trang, trong bộ quân phục, cùng với một số thường dân, rời khỏi một ngôi nhà. Họ giải đi một người, tay bị trói quặt sau lưng. Nhà báo Hassan Alleik khẳng định đây là một toán biệt kích của Israel, gồm 25 người, đến rồi rời đi theo đường biển.

Một nhà báo khác là Radwan Mourtada, cũng chuyên về các vấn đề an ninh, khẳng định rằng người bị nhóm biệt kích Israel bắt đi là một thuyền trưởng và người này có liên hệ với phong trào Hezbollah.

Bộ trưởng Giao Thông Liban, Ali Hamiyyé, một người thân cận với Hezbollah, chỉ nói đơn giản rằng ông đang chờ kết quả điều tra và nhấn mạnh bờ biển Liban nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng hải quân của Liên Hiệp Quốc, do Đức chỉ đạo.

Chiến dịch đột kích diễn ra tại Batroun, một thành phố mà đa phần dân cư là người Thiên Chúa giáo, nằm ở miền bắc Liban, nơi có rất ít sự hiện diện của lực lượng Hezbollah ».

Mỹ - Nhật - Hàn huy động B-1B tập trận sau vụ thử tên lửa ICBM của Bắc Triều Tiên

Không quân Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tiến hành tập trận chung ngày 03/11/2024, huy động ít nhất một oanh tạc cơ B-1B cùng nhiều chiến đấu cơ hộ tống. Cuộc tập trận diễn ra chỉ ít ngày sau khi Bắc Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo tầm xa ICBM được cho là đời mới nhất và mạnh nhất.

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết cuộc tập trận ba bên diễn ra trên vùng biển phía tây đảo Jeju, miền nam Hàn Quốc, nơi giáp ranh giữa các vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc và Nhật Bản. Oanh tạc cơ B-1Bcủa Mỹ tập tấn công một mục tiêu giả định để thể hiện năng lực « áp đảo ». Ba nước cũng đã điều nhiều chiến đấu cơ hộ tống oanh tạc cơ của Mỹ, trong đó có bốn chiếc của Hàn Quốc.

Theo Yonhap, đây là cuộc tập trận chung ba bên lần thứ hai kể từ đầu năm 2024. Trong thông cáo, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc khẳng định « cuộc tập trận lần này là nhằm đáp trả vụ phóng tên lửa ICBM của Bắc Triều Tiên ngày 31/10 ». Ba nước đồng minh « sẽ tăng cường phối hợp để cùng nhau ngăn chặn và ứng phó với các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên ».

Chính quyền Bình Nhưỡng luôn coi hoạt động tập trận, hợp tác giữa Hàn Quốc và các đồng minh là mối đe dọa cho an ninh và càng « thôi thúc (Bắc Triều Tiên) dự trữ vũ khí hạt nhân với cấp số nhân và phát triển hơn nữa khả năng tấn công hạt nhân ». Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng bị nêu đích danh trong lời đe dọa nằm trong Sách trắng Quốc phòng Bắc Triều Tiên và được KCNA đăng ngày 03/11.

Hàn Quốc là một trong những đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Á. Chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ứng viên đảng Dân Chủ Kamala Harris đã khẳng định liên minh Mỹ-Hàn là một « trụ cột » cho an ninh, thịnh vượng ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương và trên thế giới. Trả lời phỏng vấn Yonhap ngày 02/11, bà tái khẳng định cam kết « sắt đá » của Washington về an ninh đối với Seoul và hứa giữ vững vai trò lãnh đạo của liên minh trên thế giới.

Trong bối cảnh Bắc Triều Tiên gửi quân giúp Nga chống Ukraina, Liên Hiệp Châu Âu sẽ tăng cường hợp tác quân sự và quốc phòng với Hàn Quốc. Người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Âu Josep Borrell đến Seoul sáng 03/11 và sẽ đồng chủ trì Đối thoại Chiến lược song phương đầu tiên với ngoại trưởng Cho Tae-Yul. Vấn đề lính Bắc Triều Tiên và cách đáp trả chung cũng sẽ được đưa ra thảo luận.
Lũ lụt : Tây Ban Nha cầu viện Liên Âu, huy động thêm 10.000 binh lính, cảnh sát và dân phòng tham gia cứu hộ

Theo số liệu mới được cập nhật và công bố hôm nay 03/11/2024, số người chết do lũ lụt tại Tây Ban Nha đã lên tới 213 người. Riêng tại Valencia, số người thiệt mạng là 204 người. Con số này còn có thể tăng thêm do vẫn còn nhiều người bị mất tích. Theo trang tin Châu Âu EuroNews, tình hình nghiêm trọng đến mức đích thân thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez, hôm qua 02/11, đã phải yêu cầu sự trợ giúp của Liên Hiệp Châu Âu (EU).

Theo thủ tướng Sánchez, đây là trận lũ lụt khốc liệt nhất mà Châu Âu từng trải qua tính từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Trong buổi họp báo tại thủ đô Madrid, thủ tướng Sánchez cho biết đang liên hệ với Ủy Ban Châu Âu và đã bắt đầu các thủ tục yêu cầu sự hỗ trợ của Quỹ Đoàn Kết Châu Âu cũng như các nguồn lực khác của Liên Hiệp.

Madrid cũng đã huy động thêm 10.000 binh sĩ và cảnh sát, thành viên lực lượng phòng vệ dân sự đến hỗ trợ người dân các vùng chịu tác động nặng nề từ lũ lụt.

Từ Madrid, thông tín viên François Musseau gửi về bài tường trình :

« Thủ tướng Pedro Sánchez phát biểu : ‘‘Thật đáng tiếc là thảm họa thiên nhiên lần này lại khủng khiếp đến mức các biện pháp chúng tôi đưa ra vẫn không đủ. Chúng tôi biết rằng hàng cứu trợ đến chậm trễ tại nhiều điểm và rằng vẫn còn những ngôi nhà và ga-ra còn đang bị phong tỏa, những cộng đồng dân cư đang bất lực và những người dân đang phải tự thân vận động’’.

Với giọng điệu trang trọng, người đứng đầu chính phủ, Pedro Sánchez, đã lý giải cho việc điều động ồ ạt nhiều cảnh sát và binh lính đến hỗ trợ những người dân còn bị mắc kẹt tại Valencia, trong các khu công nghiệp hoặc ở nhiều nơi khác. Tay cầm máy tính, nhà lãnh đạo thuộc đảng Xã Hội cho biết đã điều tổng cộng 7.000 binh sĩ đến các nơi, đặc biệt để làm nhiệm vụ thu dọn, tìm kiếm người mất tích và thi thể các nạn nhân. Ngoài ra, còn có 10.000 cảnh sát và dân phòng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ trực tiếp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng.

Thủ tướng cho biết chưa bao giờ trong thời bình tại Tây Ban Nha lại có những đội quân đông đảo như vậy được điều động đến một khu vực để ứng phó với thảm họa thiên nhiên.

Thủ tướng cũng để cho mọi người hiểu là ông sẵn sàng điều động mọi nguồn lực cần thiết, nhưng chưa nhận được yêu cầu từ chủ tịch vùng, ông Carlos Mazón, thuộc đảng Bảo Thủ.

Vấn đề gây tranh cãi là ở chỗ đó, và chắc chắn là rồi sẽ có những vụ thanh toán chính trị và tranh cãi về trách nhiệm của mỗi bên. Nhưng hiện tại, chính quyền trung ương nói rằng họ chỉ quan tâm đến việc cứu trợ khẩn cấp cho những người có nhu cầu được cứu giúp ».
COP16 đa dạng sinh học bế mạc với kết quả nửa vời

Trong ngày họp cuối cùng 02/11/2024 của COP16 về đa dạng sinh học, 196 nước thành viên đã nhất trí về việc các công ty dược phẩm và mỹ phẩm phải trả kinh phí sử dụng thông tin di truyền thu thập được từ đa dạng sinh học trong hoạt động nghiên cứu và phát triển của họ. Khoản tiền có thể lên tới vài tỉ đô la sẽ được chuyển vào một quỹ chịu trách nhiệm phân phối đến các dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương để bảo vệ thiên nhiên.

Tuy nhiên, thỏa thuận tài trợ cho lộ trình ngăn ngừa phá hủy thiên nhiên từ nay đến năm 2030, được coi là chủ đề quan trọng nhất và căng thẳng nhất tại COP16, đã không được thông qua vì thiếu người bỏ phiếu. Nhiều đại biểu đã rời phòng họp để lên máy bay về nước do cuộc họp bị kéo dài thêm nhiều tiếng sau thời hạn ấn định là ngày 01/11.

Trả lời đặc phái viên RFI Lucile Gimberg tại Cali, giáo sư Aleksandar Rankovic, Trường Khoa học chính trị Pháp, kiêm sáng lập viên tổ chức tư vấn The Common Initiative, thuật lại :

« Sau suốt đêm trắng đàm phán không ngừng nghỉ, đến lúc văn bản mà mọi người chờ đợi, văn bản khó khăn nhất, đề cập đến các khoản tài trợ, đang được thảo luận và người ta bắt đầu chờ cuộc đối đầu giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển thì đồng hồ điểm và máy bay cất cánh. Phòng họp bắt đầu trống dần, và đại biểu đến từ Panama nhắc đến quy định thủ tục và yêu cầu đếm xem có đủ đại biểu còn lại trong phòng để có thể tiếp tục thông qua văn bản hay không.

Thủ tục quy định số đại biểu tối thiểu, có nghĩa là phải có 2/3 số đại biểu có mặt để có thể tiếp tục. Nhưng không có đủ, do đó COP bị gián đoạn. Để hình dung ra rõ hơn, thì giống như trận chung kết Vô địch Bóng đá Thế giới phải dừng ở phút 89 vì hàng loạt lý do, vì không có điện, nên phải dừng trận đấu và dời số phút còn lại sang vài ngày sau. Nhưng ở đây là phải lùi lại vài tháng và chúng ta sẽ xem là các phái đoàn sẽ chuẩn bị như thế nào để kết thúc trận chung kết ».

Saturday, November 2, 2024

Xạo Sự "Lộng Giả Thành Chân Hay Lộng Chân Thành Giả"

Từ trước đến giờ, xạo tôi ít khi đề cập đến chuyện của một quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á Châu mang tên là "Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên". Bởi lẽ, dưới nhãn quan chính trị của xạo tôi, sau chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên năm 1953 kết thúc, đất nước này bị chia cắt làm đôi thông qua Hiệp Định Đình Chiến Bàn Môn Điếm năm 1953, Bắc Triều Tiên như một cây "tầm gửi", cha Nga mẹ Tàu, cha giáo mẹ dưỡng. Cũng tương tự như Việt Nam, lãnh đạo i tờ rít từ hang Pát Pó nhảy lên cầm quyền dẫn dắt dân tộc mình nằm mơ giữa ban ngày đến một thiên đàng "xạo hết chỗ nói".

Hiện nay, năm 2024, Chủ Tịch Bắc Triều Tiên là Ông Kim Jong Un, đới thứ ba của dòng họ Kim Cộng Sản.
Tiểu sử của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un luôn là một "ẩn số" đối với giới truyền thông.
Kim Jong Un là con trai út của Kim Jong IL và vợ thứ ba Ko Yong Hui. Theo nhiều nguồn tin, Un sinh ngày 8/1/1983, năm nay 42 tuổi. Cũng giống như các anh trai của mình, ông Kim Jong Un được giáo dục tại Thụy Sĩ. Sau khi trở về Bình Nhưỡng, ông tiếp tục học Đại học Quân sự Kim Nhật Thành (Kim Il Sung, Ông Nội của Kim Jong Un). Mẹ của Un (Ko Yong Hui) là người vợ được ông Kim Jong IL yêu thương nhất. Tất nhiên, bà luôn muốn con trai mình là người kế nhiệm. Bà buộc Un phải học trường quân sự, nơi Un được các quan chức hàng đầu của Triều Tiên huấn luyện về pháo binh. Chính quá trình học tập đó đã khiến Kim Jong Un trở nên rất mạnh mẽ, thành một người hoàn hảo để kế nhiệm vị trí lãnh đạo Triều Tiên của Cha mình.

Tháng 4 năm 2009, Kim Jong Un, 26 tuổi, được cha bổ nhiệm vào Ủy Ban Quốc Phòng, sửa soạn cho con đường lên nắm quyền. Ngày 28/9/2010, Kim Jong Un được cha thăng cấp bậc Đại Tướng và chỉ định vào chức vụ Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, một cơ quan quyền thế nhất trong Đảng Lao Động Triều Tiên khi mới khoảng 27 tuổi. 
Đây được xem là những bước quan trọng để dọn đường cho Kim Jong Un lên kế vị cha làm lãnh tụ Triều Tiên. Ngày 19/12/2011, hai ngày sau khi Kim Jong IL qua đời, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Đảng ủy Quân sự Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Hội đồng Quốc phòng Triều Tiên, Ủy ban thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao và Chính phủ công bố "Thư gửi toàn thể đảng viên, quan binh Quân đội Nhân dân và nhân dân Triều Tiên", yêu cầu toàn thể "trung thành với sự lãnh đạo của đồng chí Kim Jong Un tôn kính. Đảng và Quân đội Nhân dân cùng với nhân dân duy trì đoàn kết".
Các phương tiện truyền thông Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ngay sau đó gọi Kim Jong Un là "nhà lãnh đạo vĩ đại", "người kế thừa vĩ đại". Ngày 29/12/2011 thì ông Kim Jong Un chính thức trở thành Tư lệnh tối cao của quân đội Nhân dân Triều Tiên.
Đại Tướng Kim Jong Un,Tư Lệnh Tối Cao của Quân Đội Nhân Dân Triều Tiên mới 28 tuổi đầu (1983-2011), lúc đó Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam là Nguyễn Văn Linh. Đúng là một "đứa con nít"!!!
Ngày 15/4/2012, Kim Jong Un đọc một bài diễn văn đầu tiên trước công chúng nhân ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của ông nội mình là Kim IL Sung, trong bài diễn văn đầu tiên này, Kim Jong Un hết lời ca ngợi và cổ súy học thuyết "Quân Đội Trên Hết" của Triều Tiên và Un khẳng định, thời đại đất nước ông bị ngoại ban đe dọa đã qua rồi.

Chỉ lấy mốc thời gian sau Đệ Nhị Thế Chiến, nhất là sau khi Nhật ký lệnh đầu hàng vô điều kiện với Hoa Kỳ ngày 2 tháng 9 năm 1945. 
Thời gian này, Nga và Mỹ là "đồng minh hờ" trên mặt trận Âu Châu chống Đức Quốc Xã, lúc bấy giờ Mao Trạch Đông còn vất vả vạn lý trường chinh, có nghĩa là khi thắng Nhật Bản, Mỹ trở thành nhân vật số một (number one) của Thái Bình Dương, Mỹ yêu cầu "giải thực" là phải giải thực, dĩ nhiên Nhật trao trả độc lập lại cho Triều Tiên ngay.
Cái mốc lịch sử đau buồn cho hai dân tộc Triều Tiên và Việt Nam nó nằm ở đây. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, tham vọng của Stalin là vùng Đông Á để bước ra Thái Bình Dương, Stalin nuôi dưỡng tối đa cho phong trào cộng sản của Mao Trạch Đông ở Tàu, kết quả nhanh chóng là chỉ bốn năm sau, năm 1949 Mao Trạch Đông (Cộng Sản) nhuộm đỏ Hoa Lục. Với sự ủy nhiệm của Stalin, Mao hà hơi tiếp sức cho Kim IL Sung (Kim Nhật Thành) bắc Triều Tiên và Hồ Chí Minh ở Bắc Việt Nam.

Chế độ cha truyền con nối của giòng họ Kim tồn tại 72 năm nay "Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên" (1948-2024) là nhờ "công ơn dưỡng dục của Cha Nga Mẹ Tàu". Kim IL Sung (Ông Nội của Kim Jong Un) là một nô bộc cúc cung tận tụy với Mạc Tư khoa nhờ sự tiếp tế khí tài của Stalin, những khí tài này, Stalin đã gom nhóp từ các nước chư hầu Đông Âu chứ có tử tế cái con mẹ gì đâu, rồi hô hoán lên nào là "thế giới đại đồng", "tình đồng chí đại đồng" để giúp cho các dân tộc nhỏ yếu nổi dậy làm cuộc cách mạng giải phóng, thực chất là chỉ để cướp chính quyền từ tay tư bản (quân chủ, phong kiến, thực dân).

Năm 1993, Cha Nga (Cộng Sản Liên Bang Xô Viết) ngủm cù tèo, Kim Jong Un lúc đó chỉ có 10 tuổi, nhưng nhờ cha ruột của mình là Kim Jong IL nhìn thấy được bối cảnh chính trị rất phức tạp vì địa chính trị bất lợi giữa hai gọng kìm Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, nên chỉ hai thập niên sau chiến tranh, Hán Thành (Nam Triều Tiên) trở thành một trong bốn con rồng Đông Nam Á, dòng họ Kim, đại diện cho Bình Nhưỡng (Bắc Triều Tiên) trở thành con gà gáy quanh năm suốt tháng "hỏa tiễn...hỏa tiễn... hỏa tiễn...liên lục địa mang tên Kim Chi sẽ san bằng đế quốc Mỹ trong vòng một hai ngày, trong khi "hoan hỷ" nhận tiếp tế gạo từ nhân dân Nam Hàn. Tuyên bố những điều nảy lửa chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Năm 2011, Ông Con nhà họ Kim là Jong Un thay cha, cũng rập theo gương mẫu của Cha mình "hỏa tiễn...hỏa tiễn...hỏa tiễn..."
Mẹ bà...hỏa tiễn đâu không thấy, chỉ thấy bong bóng của cậu ấm Jong Un bay qua biên giới xả rác cho dân Nam Hàn hốt rác mệt nghỉ.

Sau khi Đảng Cộng Sản Nga sụp đổ, Pyongyang cũng tương tự như Hà Nội. Đứng trước ngã ba đường, không biết "đi" Washington hay hãy "về" với Bắc Kinh? Cho đến khi Kim Mao Sư Vương tóc vàng xuất hiện, xuất chiêu Thất Thương Quyền, khiến Tập Cận Bình và Tử Cấm thành Thất Chao Bát Đảo, Un bèn lân la với Donald Trump theo lời rò rỉ của Mao Putin (không phải Mao Tôn Cương). 
Kết quả :
Trước sau Kim Jong Un đã gặp gỡ Donald Trump ba lần.
Lần Thứ Nhất : Tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa (Singapore) tháng 6-2018
Lần Thứ Hai : Tại Hà Nội (Việt Nam) trong một buổi cơm thân mật đêm 27-2-2019
Lần Thứ Ba : Ngày 30-6-2019, cái bắt tay lịch sử giữa Trump và Un tại Khu Phi Quân Sự (DMZ) Bàn Môn Điếm ranh giới giữa Nam-Bắc Triều Tiên, đánh dấu lần đầu tiên một lãnh tụ Hiệp Chủng Quốc đặt chân lên lãnh thổ một quốc gia suốt ngày suốt tháng chỉ biết nguyền rủa và mạ lỵ Hoa Kỳ.
Donald Trump và Kim Jong Un thảo luận hay hứa hẹn cam kết gì với nhau, chỉ có hai Ông biết, chứ không phải gặp nhau khơi khơi bắt tay nhau rồi...về.

Cục diện Nam Bắc Triều Tiên biến đổi từ đây. Xin thưa : "biến" chứ không phải "thay". Nay vầy mai khác, lộng giả thành chân, lộng chân thành giả, khó mà lường trước những gì Kim Jong Un nói và làm. Nhưng có một điều xạo tôi có thể khẳng định rằng Pyongyang trung thành và thuần phục với Mạc Tư Khoa chứ không phải Bắc Kinh. 

Hai lãnh tụ thù nghịch gặp nhau, nói gì, hứa hẹn gì, cam kết gì với nhau, nếu chỉ dựa vào truyền thông mà tin vào đó thì chỉ có đi bán lúa giống mà ăn. Sau đó thì Trump và Un nhà ai nấy ở, cơm ai nấy ăn. Báo chí truyền thông không ai đá động gì đến chuyện gặp gỡ và cái bắt tay lịch sử này nữa.

Bước qua năm 2020, Trump ra đi, Joe Biden thay thế. Dân Chủ thay thế Cộng Hòa. Vladimir Putin mở : "Chiến Dịch Quân Sự" tấn công Ukraine.
Biden (Dân Chủ) kêu gọi Nato, Eu, Liên Hiệp Quốc và cả thế giới dân chủ yểm trợ tối đa cho sự sống còn và tồn tại của Ukraine. Ngoài việc tiếp tế khí tài, Mỹ còn vận động các quốc gia dân chủ "cấm vận và trừng phạt" Mạc Tư Khoa vì tội "xâm lược".
Cuộc chiến "quái đản" này kéo dài gần ba (3) năm, ai ai cũng cho rằng chưa biết sẽ còn kéo dài bao lâu nữa và chọn lựa thái độ trung dung "chờ thời", chờ sau ngày 5/11/2024 của Hoa Kỳ (còn vài ngày nữa thôi)..."quái đản" là ở chỗ chỉ có Kim Jong Un không chờ thời mà "cướp cơ" gửi quân sang Nga để cùng chen vai sát cánh với quân đội Nga...chiếm Ukraine !!!!
Cái này mới là chuyện khó tin nhưng có thật hay giả cũng chưa ai biết. Khó tin bởi vì Bình Nhưỡng đã "don't care" Bắc Kinh, mặc dù sông liền sông núi liền núi như Việt Nam.

Trong suốt gần hai tuần vừa qua, xạo tôi tò mò theo dõi biến cố kỳ lạ này thì trăm bài viết loan báo tin này đầy rẫy những ngôn từ "dường như", "có thể", "có lẽ", "nếu chúng tôi không lầm thì..." vân vân và vân vân...Điển hình như :
Theo tin tức của Ngũ Giác Đài , dường như có 10.000 binh sĩ Bắc Triều Tiên được điều động tới miền đông nước Nga, tăng 7.000 người so với ước tính trước đó, cách đây gần một tuần.
Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ ước tính có 3.000 lính Bắc Triều Tiên trong các trại huấn luyện trên lãnh thổ Nga. Theo thống kê của Lầu Năm Góc, công bố hôm qua, con số này đã tăng lên 10.000 người. Và thậm chí là 12.000 người, theo tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky. Ông cũng cho biết một số binh sĩ này có thể sẽ ra mặt trận trong vài ngày tới.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte nhấn mạnh hoạt động này dường như được thực hiện ở khu vực Kursk của Nga, nơi quân đội Ukraine đã tiến vào từ nhiều tháng qua. Cách đây mấy hôm, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby giải thích nếu binh sĩ Bắc Triều Tiên thực sự xuất hiện trên chiến trường, thì đương nhiên họ sẽ trở thành mục tiêu. 

Những thông tin này bị Bình Nhưỡng cực lực bác bỏ và phía Mocow phủ nhận (tuy yếu ớt hơn), ngày càng có nhiều nguồn tin (vịt!?) xác nhận hàng ngàn binh lính Bắc Triều Tiên đã được gởi sang Nga để được huấn luyện chuẩn bị tham chiến chống Ukraina, thậm chí một số binh lính hiện đã có mặt ở vùng biên giới Kursk.
Ngành ngoại giao Hoa Kỳ (chỉ nói ngành mà không nói rõ cơ quan ngoại nào của Mỹ, bày tỏ sự lo ngại việc Bắc Triều Tiên gửi quân qua Nga, và Hoa Kỳ hy vọng chỉ có tiếng nói của Bắc Kinh mới có thể thuyết phục được Kim Jong Un và chính quyền Pyongyang. Washington kêu gọi Bắc Kinh nên tỏ ra quan ngại trước hành động gây bất ổn của hai nước láng giềng và đồng minh. Đồng thời cũng có một nguồn tin cho rằng Bộ Quốc Phòng Mỹ, hôm qua 28/10/2024, tuyên bố sẽ không áp đặt những giới hạn mới với Ukraine trong việc sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp, nếu binh sĩ Bắc Triều Tiên hỗ trợ quân đội Nga trong cuộc xâm lăng Ukraine.

Xạo tôi chỉ gạn lọc và tóm tắt một vài dữ kiện quan trọng để nhận định rằng thật là vô lý hết sức khi một nhà lãnh đạo như Kim Jong Un lại có một động thái nông cạn và ấu trĩ như vậy, nếu quả Kim Jong Un thật sự quyết định này. 
Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết. Hiện thời trâu bò chưa húc nhau, Mỹ-Nga-Tàu chưa húc nhau, các khối liên minh quân sự có tầm vóc chưa húc nhau, chỉ có Nga đang đánh Ukraine te tua, cả thế giới dân chủ đang giúp Ukraine dù nhiều dù ít để quốc gia này còn tồn tại là một quốc gia dân chủ và còn là một tiền đồn thế giới tự do trước bạo lực của độc tài của Mạc Tư Khoa. Hoa Kỳ đang chống lưng cho Do Thái để trừ gian diệt bạo chớ có đánh ai đâu. 

Thế thì câu hỏi được đặt ra là "nguyên động lực sâu xa nào khiến cho Kim Jong Un có quyết định như thế!?"
Có một sự trùng hợp không biết ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt trước. Mới đây ngày 24/10/2024, ngày tin tức quân lính Triều Tiên có mặt ở Nga cũng là ngày Viện Duma (Hạ Viện Của Nga) vừa thông qua hiệp ước về “đối tác chiến lược toàn diện” giữa Nga và Bắc Triều Tiên. Hiệp ước này dự trù là nước này sẽ ứng cứu nước kia trong trường hợp bị một quốc gia thứ ba tấn công.
Nước này sẽ ứng cứu nước kia trong trường hợp bị một quốc gia thứ ba tấn công.
Trong trường hợp này ai đúng ai sai. Nga có bị Ukraine tấn công và trong tình trạng cần phải được Triều Tiên cứu hay không? Dĩ nhiên là không, câu hỏi đứa con nít nó trả lời cũng được.
Chúng ta hãy nghe chính Tổng Thống Ukraine Zelensky tuyên bố "Quân lính Triều Tiên có mặt ở Nga đang đẩy cuộc xung đột Nga- Ukraine kéo dài gần 3 năm vượt ra ngoài biên giới của các bên tham gia. Chỉ có một kết luận duy nhất: Cuộc xung đột này đã bị quốc tế hóa và vượt ra khỏi biên giới của Ukraine và Nga..."

Nhóm chuyên gia thượng thặng của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Và Quốc Tế (CSIS) cho rằng số lượng quân Triều Tiên gửi qua Nga (nếu có) thì chỉ là một sự kiện mang tính biểu tượng, họ có thể đóng vai trò hỗ trợ nhưng chỉ chiếm chưa đến 1% lực lượng của Nga. Nói một cách khác, Nga đâu có cần Triều Tiên tăng cường lực lượng cho Nga. Phản bác lại lập luận này, thì lại có người cho rằng Nga rất cần thêm lực lượng và đây là một yếu tố giúp Nga bổ sung thêm hàng ngũ mà không cần tổng động viên lần thứ hai.

Một lập luận có thể hợp lý và dễ thuyết phục nhất là : "Kim Jong Un muốn gửi đi một thông điệp chính trị củng cố vị thế của Nga và Triều Tiên trong mối quan hệ với Bắc Kinh, đồng thời gửi thông điệp tới Washington và các đồng minh Tây Phương rằng Bình Nhưỡng và Moscow càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thì có thể Bắc Triều Tiên càng có thêm công cụ mặc cả với Mỹ cũng như Trung Quốc trong tương lai". Kim Jong Un tự định vị cho mình?

Xem ra thì cần gì phải thông điệp này thông điệp nọ, ai ai cũng biết từ lâu "Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên" là "Công Công" của Điện Cẩm Linh từ năm 1953 tới bây giờ lận. Khởi từ khởi thủy, Kim Il Sung đối với Mao Trạch Đông chỉ bề mặt, chứ không bằng lòng, có lần Kim nói bóng nói gió là khí tài của Stalin viện trợ cho Tổ Chức Cộng Sản Triều Tiên, Mao đã "ăn chặn" một phần tương tự với Đảng Cộng Sản Đông Dương của Hồ. Lại nữa dân tộc Cao Ly vốn không ưa gì tính khí Thiên Triều Chủ Nghĩa của Hán Tộc.
Xạo tôi không phải là nhà tướng số, nhưng nhìn tướng đi "tà tà chậm chạp ủn ỉn", gương mặt tròn quay phốp pháp với cái miệng lợn của đang kiêm Chủ Tịch Kim Jong Un, trong tướng pháp có ghi rõ ràng khi tướng cầm thú đã thành hình cục thì tính chất phú quý hay bần tiện, thọ yểu càng thể hiện rõ rệt. Về mặt cá tính, người tướng miệng lợn tượng trưng cho tính nết hung hăng, đầu óc ngu độn, hành động theo bản năng hơn là lý trí.
Trường hợp này ứng nghiệm 100% với Kim Ủn Ỉn.

Như xạo tôi đã từng thưa rằng, chuyện Việt Nam không cần nhắc tới nữa, có nhắc là nhắc chuyện Tàu Cộng, vì Ba Tập đã từng tuyên bố rằng "Tàu-Việt cùng chung một số phận..." hay sao. Còn Bắc Triều Tiên thì không, bởi số phận của Bắc Triều Tiên nằm trong tay Nga chứ không phải Tàu Phù, bởi từ trước đến sau, Pyongyang vẫn một lòng với Điện Cẩm Linh, còn Hà Nội thì đu giây tiền hậu bất nhất như ngọn tre ngã theo chiều gió.
Cái lắc léo trong chính trị là ở chỗ đó. 
Bắc Triều Tiên tăng cường quân số cho Nga, chẳng lẽ Mỹ xúi Nam Triều Tiên đem quân qua giúp Ukraine? Nếu như thế thì thế nào rồi cũng có lúc quân Nam Triều Tiên đánh nhau với quân Bắc Triều Tiên trên lãnh thổ của Ukraine, quả là một điều "không tưởng", thế giới bước vào hỗn loạn ngoài tầm kiểm soát (Out Of Control) của các Siêu Cường hùng mạnh giàu có như Mỹ-Nga-Tàu, hoặc các Liên Minh Quân Sự có tầm vóc quốc tế...thì chẳng khác nào...Thế Chiến bắt buộc sẽ phải bùng nổ. Điều này có ai muốn?

Xạo chơi cho vui rồi bỏ. Chỉ còn mấy ngày nữa, Tân Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ giải quyết thế nào về Ukraine và Trung Đông.
Ngày 05/11/2024, cử tri Mỹ phải phân định ai sẽ là tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ.

Ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hay Donald Trump, ứng viên đảng Cộng Hòa, hiện đang bám gót trong các cuộc thăm dò. Tuy nhiên, bất kể ai là người chiến thắng, Bắc Kinh vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Washington. Và trong cuộc đọ sức « dài hơi » này, Đông Nam Á sẽ giữ một vai trò quan trọng.

Út Bạch Lan 

Friday, November 1, 2024

ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 01/11/2024 Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 : Cử tri gốc Ả Rập phẫn nộ với Kamala Harris

Nhân ngày Lễ Các Thánh, hôm nay 01/11/2024, chỉ có các báo Le Monde và Le Figaro ra số mới, cùng với Libération ra số kép từ hôm qua.

Biểu tình ủng hộ Palestine ở Dearborn, tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ, ngày 19/05/2024. REUTERS - Rebecca Cook
Phan Minh

Nhật báo Le Monde chạy tựa trang nhất “Cử tri gốc Ả Rập phẫn nộ với Kamala Harris”. Chưa đầy một tuần trước cuộc bầu cử tổng thống 2024 ngày 05/11, bầu không khí ở thành phố Dearborn, bang Michigan rất căng thẳng, với nhiều người Mỹ gốc Ả Rập lên án chính quyền Joe Biden ủng hộ Israel trong cuộc chiến ở dải Gaza và tuyên bố sẽ không bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Dân Chủ. Trong đó có Sam Baydoun, một trong những quan chức thuộc đảng Dân Chủ ở Dearborn, đã khẳng định “sẽ bỏ phiếu theo lương tâm, vì nhân quyền và chống lại nạn diệt chủng ở Gaza”.

Một cử tri trẻ tuổi khác, không tiết lộ danh tính, nhấn mạnh : “Harris và Trump kinh khủng như nhau. Sự tàn phá ở Gaza được trả bằng tiền thuế của tôi, thật đáng hổ thẹn. Làm sao chúng ta có thể quyết định bỏ phiếu cho Harris nhân danh nữ quyền, khi phụ nữ ở Gaza thậm chí không thể sinh con trong điều kiện nhân phẩm được tôn trọng ?”

Osama Siblani, tổng biên tập của tuần báo The Arab American News, có trụ sở tại Dearborn, còn tỏ ra gay gắt hơn : “Joe Biden có thể ngăn chặn nạn diệt chủng ở Gaza trong vòng 24 phút, chứ đừng nói là 24 giờ. Nói rằng không thể làm bất cứ điều gì để ngăn chặn Netanyahu là nói nhảm nhí. Với tất cả những gì ông ấy cung cấp cho thủ tướng Israel, từ vũ khí, thông tin tình báo hay những khoản hỗ trợ tài chính… Joe Biden là một tên tội phạm.” Đối với ông Siblani, việc Joe Biden quyết định rút lui khỏi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng và tiến cử Kamala Harris thay thế hồi tháng 7 không thay đổi được gì : “Bà Harris càng phát biểu nhiều, chúng ta càng thấy giọng điệu của bà ấy không khác gì Biden.”

Các cử tri gốc Ả Rập, vốn ủng hộ đảng Dân Chủ, giờ đây không còn tìm được tiếng nói chung. Hồi tháng 02/2024, rất nhiều người đã gửi lời cảnh báo tới đảng cánh tả trong cuộc bầu cử sơ bộ, với việc từ chối bỏ phiếu ủng hộ Joe Biden. Nhân dịp này, họ nhắc lại đã ủng hộ ông một cách ồ ạt trong cuộc bầu cử hồi năm 2020 và giúp ông đánh bại Donald Trump.

Tại Michigan, một trong những bang dao động then chốt với 15 đại cử tri, ứng viên đảng Dân Chủ đã giành được nhiều hơn đối thủ bên đảng Cộng Hòa 150.000 phiếu bầu hồi năm 2020, trong khi Donald Trump chiến thắng trước bà Hillary Clinton bên đảng Dân Chủ 4 năm trước đó với chênh lệch dưới 11.000 phiếu.

Donald Trump : “Dân Mỹ không phải là rác rưởi”

Tờ Le Figaro cũng dành trang nhất quan tâm đến bầu cử tổng thống Mỹ. Sau khi tổng thống Joe Biden gọi những người ủng hộ Donald Trump là “rác rưởi”, cựu tổng thống đã không bỏ lỡ cơ hội để phản công. Đến vận động cử tri ở bang Wisconsin hôm 30/10, nhà tỷ phú đã cởi áo khoác và mặc lên người chiếc áo màu cam có viền màu vàng mà những người thu gom rác mặc và lên án luận điệu mang tính xúc phạm của Joe Biden, trong bối cảnh ứng viên Kamala Harris kêu gọi người dân “đoàn kết”.

Trước làn sóng chỉ trích dữ dội, chủ nhân Nhà Trắng đã cải chính và nói rằng đó là một sự hiểu lầm, song lời giải thích của Joe Biden dường như không đủ sức thuyết phục trong mắt cử tri. Phát biểu trước báo giới trên một chiếc xe chở rác mang tên ông và cắm lá cờ Hoa Kỳ, Donald Trump đã khẳng định “một người không thể lãnh đạo nước Mỹ nếu người đó ghét người Mỹ” và nhắc lại phát biểu của Hillary Clinton hai tháng trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Lúc đó, bà ví những người ủng hộ Trump là “một lũ đáng thương hại”. Sau này, cựu ngoại trưởng đã thừa nhận phát biểu này đã góp phần khiến bà thất bại.

Nhật báo thiên hữu nhắc lại phát biểu gần đây nhất của Joe Biden nối tiếp hàng loạt những chỉ trích mà hai bên không ngừng đưa ra để lăng mạ nhau trong thời gian qua. Donald Trump thường xuyên gọi Kamala Harris là “kẻ nói dối”, “điên rồ” hoặc “theo chủ nghĩa cộng sản”, và mô tả những người ủng hộ bà là “kẻ thù từ bên trong”. Vào tuần trước, phe Dân Chủ đã đả kích gay gắt Donald Trump khi ám chỉ cựu tổng thống là “một tên phát xít”.

Mỹ : Số vụ hành quyết tử tù gia tăng
Vẫn tại Hoa Kỳ, Le Monde có bài viết nói về xu hướng hành quyết tử tù gia tăng. Từ nay đến cuối năm, sẽ có bảy người bị xử tử ở bảy bang khác nhau, đều do đảng Cộng Hòa lãnh đạo. Chủ đề này không hề được đề cập trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ lần này.

Hôm nay, 01/11, nếu không được ân xá vào phút chót, tử tù Richard Moore sẽ bị hành quyết ở bang Nam Carolina, nâng tổng số những vụ hành quyết ở Hoa Kỳ lên 21 vụ kể từ đầu năm nay. Trước đó, hôm 17/10, tư pháp bang Alabama đã xử tử Derrick Dearman, sát hại 5 người vào năm 2016.

Kể từ khi án tử hình được khôi phục vào năm 1976, đã có 1.602 người bị xử tử ở Hoa Kỳ. Kể từ năm 2000, số vụ hành quyết đã giảm mạnh (từ 98 vụ vào năm 1999 xuống còn 11 vụ vào năm 2021). Tuy nhiên, xu hướng này đang tăng trở lại với ít nhất 20 vụ hành quyết nội trong năm nay.

Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố giải thích cho sự trỗi dậy trở lại của án tử hình ở Hoa Kỳ. Đầu tiên phải kể đến những thành viên của Tối Cao Pháp Viện. Đa số những thẩm phán này theo phe bảo thủ và không ủng hộ việc ân xá vào phút chót. Ngoài ra, môi trường chính trị cũng là điều cần phải đề cập đến. Vào thời điểm đất nước đang muốn tỏ ra cứng rắn về các vấn đề an ninh, các thống đốc và tổng chưởng lý bên đảng Cộng Hòa thường sẽ không giảm án hay quan tâm đến sự khác biệt về chủng tộc giữa bồi thẩm đoàn và bị cáo. Ở Nam Carolina, những luật sư bào chữa cho Richard Moore đã lập luận rằng anh bị một bồi thẩm đoàn toàn người da trắng xét xử và tội sát hại một nhân viên cửa hàng mà anh phạm lẽ ra không phải nhận mức án tử hình nếu anh không phải là người da đen.

Một nguyên nhân khác khiến những vụ hành quyết gia tăng là sự đa dạng hóa của phương pháp tử hình. Cách đây 10 năm, các phòng thí nghiệm dược phẩm, chủ yếu ở châu Âu, đã ngừng cấp phép cho Mỹ sử dụng thuốc của họ để tiêm cho tử tù. Tuy nhiên, những bang vẫn áp dụng án tử hình đã tìm ra những hỗn hợp mới để tiếp tục hành quyết tù nhân. Một số bang hiện đang xem xét sử dụng fentanyl và ketamine. Vào tháng 07/2022, Alabama đã hành quyết một tử tù bằng cách cho người này hít khí nitơ, phương pháp bị Liên Hiệp Quốc lên án.

Trong những chiến dịch tranh cử năm 2016 và 2020, chủ trương của đảng Dân Chủ là “tiếp tục ủng hộ việc bãi bỏ án tử hình”. Trong chiến dịch tranh cử năm 2020, chính ứng viên Joe Biden đã cam kết sẽ đấu tranh chống lại án tử hình, nhưng không mang lại kết quả cụ thể. Phó tổng thống Kamala Harris cũng chưa bày tỏ quan điểm về chủ đề này trong trường hợp đắc cử tổng thống.

Lụt lội kinh hoàng ở Tây Ban Nha

 Nhìn sang châu Âu, trang nhất của nhật báo thiên tả Libération chú ý đến hiện tượng mưa xối xả gây lũ tràn vào Valencia, bên bờ biển Địa Trung Hải, khiến ít nhất 158 người thiệt mạng và rất nhiều người mất tích. Chính quyền khu vực bị cáo buộc đã không lường trước được thảm kịch.


Đêm 29 rạng sáng 30/10, người dân của thành phố lớn thứ ba Tây Ban Nha (800.000 dân) đã trải qua một đêm kinh hoàng, sau những trận mưa xối xả khiến thành phố ngập trong nước. Ngày 30/10, các tuyến đường giữa Valencia với phần còn lại của Tây Ban Nha, như đường cao tốc, đường sắt hay đường hàng không, đều bị tê liệt. Lúc đi làm về, nhiều tài xế bị mắc kẹt trên đường.

Miguel, một tài xế xe tải, nói trên đài phát thanh khu vực : “Tôi bị kẹt trên đường cao tốc phía nam Valencia. Tất cả tài xế xe tải đều bất động, xe của họ bị lật. Tôi đã giải cứu nhiều đồng nghiệp, sau đó, cùng với những người khác, chúng tôi đi tìm trẻ em phải trèo lên những mái nhà ven đường.”

Vừa trở về sau chuyến thăm chính thức Ấn Độ, thủ tướng Pedro Sánchez cảnh báo tình hình “thảm khốc” này có thể chưa kết thúc. Ông nói “sẽ không bỏ rơi người dân” và kêu gọi mọi người tiếp tục cảnh giác. Trước đó, vua Felipe VI đã bày tỏ “sự choáng ngợp trước những tin tức mới nhất” và gửi lời chia buồn tới gia đình của các nạn nhân.

Người Pháp tiếp tục hoài nghi về hiện tượng biến đổi khí hậu
Vẫn về biến đổi khí hậu, tờ Le Monde trích dẫn một cuộc khảo sát của tổ chức phi chính phủ Parlons Climat, cho biết những hoài nghi của người Pháp về nguồn gốc của hiện tượng hâm nóng toàn cầu không xuất phát từ sự thiếu hiểu biết hay mất lòng tin vào các nhà khoa học, mà đơn giản là họ không muốn thay đổi lối sống.

Điều này giống như một nghịch lý kỳ lạ, vào thời điểm các thảm họa khí hậu gia tăng, điển hình là trận lũ lụt tàn phá vùng đông nam Tây Ban Nha, số lượng những người hoài nghi về biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục gia tăng. Tại Pháp, bất chấp việc phải đối mặt với lũ lụt, tình trạng nắng nóng liên tục gây ra hỏa hoạn, những thông điệp gieo rắc sự hoài nghi về nguồn gốc hoặc sự tồn tại của hiện tượng hâm nóng toàn cầu vẫn tràn lan ở khắp mọi nơi, từ mạng xã hội cho đến những hiệu sách.

Dân biểu Nghị Viện châu Âu, Marion Maréchal, hôm 25/10, nhấn mạnh trên kênh BFMTV rằng  “câu hỏi duy nhất cần được đặt ra là trách nhiệm của con người là gì” đối với hiện tượng trái đất bị nóng lên. Sau đó một hôm, trên kênh CNews, tổng biên tập của tạp chí Capital Social, Joseph Thouvenel, cũng đã khẳng định thế giới “luôn phải đối mặt với biến đổi khí hậu, kể cả từ thời Trung Cổ”.

Tờ báo kết luận rằng sự hoài nghi về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến toàn xã hội. Tuy nhiên, nó mạnh hơn ở những người trên 65 tuổi, trong tầng lớp lao động, những người có trình độ học vấn thấp và có tư tưởng bảo thủ.

 

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :01/11/2024 Israel mở rộng oanh kích tại Liban, dập tắt hy vọng ngừng bắn theo đề xuất của Mỹ

Sáng sớm hôm nay, 01/11/2024,  không quân Israel đã tiến hành ít nhất mười đợt không kích nhắm vào vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beyrouth, thành trì của lực lượng Hezbollah, đồng thời tiếp tục các đợt tập kích dày đặc vào những vùng ở nam và đông Liban.

Lửa và khói bốc lên sau các vụ không kích của Israel vào Dahiyeh, ngoại ô thủ đô Beyrouth, Liban, ngày 01/11/2024. © AP - Hussein Malla
Anh Vũ

Các vụ tấn công nói trên diễn ra vào lúc hai đặc phái viên của tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua, 31/10, đã tới Israel trong nỗ lực tìm một lối thoát cho xung đột giữa Israel và Hezbollah từ đầu tháng 10. Thủ tướng Israel, Benyamin Netanyahu khẳng định với các đặc phái viên Mỹ rằng hưu chiến phải ưu tiên bảo đảm an ninh cho Israel.

Dư luận tại Israel đánh giá đề xuất hưuchiến của Mỹ không đủ để bảo vệ Israel trước mối đe dọa thường trực của Hezbollah. 

Thông tín viên RFI tại Jerusalem, Sami Boukhelifah cho biết chi tiết:

Nhiệm vụ của hai đặc phái viên Mỹ là tìm được điểm nhất trí giữa Israel và Hezbollah để hai bên ký thỏa thuận hưu chiến. Washington đặt lên bàn một đề xuất : Rút các lực lượng Hezbollah và Israel ra khỏi miền nam Liban. Nhưng Nhà nước Do Thái vẫn giữ quyền tiến hành mọi chiến dịch quân sự mà họ cho là « cần thiết » đối với  Liban. « Như thế chưa đủ », theo đánh giá của bà Sarit Zehavi, chủ tịch ALMA, cơ quan tư vấn về các vấn đề an ninh ở miền bắc Israel.

Chuyên gia này giải thích: «Theo quan điểm của tôi, Israel đòi hỏi chưa đủ. Tôi sống ở miền bắc, cách biên giới Liban 9 km. Tại đó mối đe dọa là trực tiếp và có thực. Hezbollah sẽ có thể tàn sát chúng tôi ».

Israel cũng đòi được quyền bay vào không phận Liban để có thể theo dõi thường xuyên các vị trí của Hezbollah. Điểm này, bà Zehavi khẳng định « cũng không đủ để bảo đảm an ninh cho Israel ».

Bà nói : « Bay bên trên Liban là một chuyện, nhưng thực tế sẽ cần phải phá hủy toàn bộ kho vũ khí của Hezbollah. Khi cuộc chiến tranh 2006 giữa Israel và Hezbollah kết thúc, chính phủ của chúng tôi khi đó đã hứa rằng nếu điều gì xảy ra, chúng tôi sẽ biết cách hành động. Nhưng rồi chính phủ đã không làm gì ».

Bởi vì trong vòng 18 năm qua, không quân Israel vẫn thường xuyên xâm phạm không phân Liban, bay trên các vị trí của Hezbollah, tuy nhiên, « việc đó không ngăn được đội quân Hồi giáo hệ phái Shia lớn mạnh », chuyên gia này kết luận.
Mỹ, Hàn Quốc kêu gọi Trung Quốc tác động đến hợp tác quân sự Bắc Triều Tiên-Nga
Trước việc Bình Nhưỡng đưa hàng nghìn quân hỗ trợ Matxcơva trong cuộc chiến chống Ukraina, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã kêu gọi Trung Quốc dùng ảnh hưởng của mình tác động với Nga và Bắc Triều Tiên để tránh leo thang căng thẳng.
 
Ảnh do chính phủ Bắc Triều Tiên cung cấp: Lãnh đạo Kim Jong Un gặp gỡ các binh sĩ đang thao dượt ở Bắc Triều Tiên ngày 13/03/2024. AP
Anh Vũ

Hãng tin AP ngày 01/11/2024 dẫn nguồn tin ngoại giao Mỹ ẩn danh cho hay, trong tuần này, ba quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ đã gặp đại sứ Trung Quốc tại Washington để bày tỏ mối quan ngại và hối thúc Bắc Kinh dùng ảnh hưởng của mình đối với Bắc Triều Tiên để hạn chế hợp tác quân sự giữa Bình Nhưỡng và Matxcơva.

Hôm thứ Năm (31/10), tại cuộc họp báo cùng với bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin và các đồng cấp Hàn Quốc, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Hoa Kỳ hy vọng Bắc Kinh dùng ảnh hưởng của mình để ngăn cản Bắc Triều Tiên đưa quân đến hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Ukraina.

Hoa Kỳ khẳng định 8.000 lính Bắc Triều Tiên đã được triển khai tại Nga, gần biên giới với Ukraina, để sẵn sàng tham chiến chống Ukraina trong những ngày tới.

Liên quan đến thông tin này, hôm nay, 01/11, phát ngôn viên Ngoại Giao Trung Quốc, Lâm Kiếm (Lin Jian) tuyên bố : « Bắc Triều Tiên và Nga là hai quốc gia độc lập. Cách họ phát triển mối quan hệ chỉ liên quan đến hai nước ».

Trước các nhà báo, ông Lâm Kiếm khẳng định Bắc Kinh « không biết cụ thể về các trao đổi song phương và hợp tác giữa Nga và Bắc Triều Tiên » và « Trung Quốc hy vọng các bên tạo điều kiện làm dịu tình hình và tìm kiếm giải pháp chính trị cho khủng hoảng Ukraina. Lập trường này không thay đổi ».

Trước đó, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky chỉ trích các đồng minh phương Tây đã không hành động gì trước việc quân đội Bắc Triều Tiên được triển khai tại Nga, cũng như ông thấy ngạc nhiên về sự « im lặng » của Trung Quốc.
Nhật Bản - Liên Âu ký thỏa thuận đối tác an ninh quốc phòng mới
Theo AFP, hôm nay, 01/11/2024, tại Tokyo, Nhật Bản và Liên Hiệp Châu Âu đã ký hiệp định quan hệ đối tác mới trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, tăng cường các cuộc tập trận chung và đẩy mạnh hợp tác công nghiệp quân sự.
 
Lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Josep Borrell (T) và ngoại trưởng Nhật Takeshi Iwaya họp báo chung tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 01/11/2024. via REUTERS - KYODO
Anh Vũ
Thỏa thuận được hai bên đánh giá là "lịch sử". Lãnh đạo ngoại giao châu Âu Josep Borrell, và ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya thông báo thỏa thuận có hiệu lực từ tháng 1 năm 2025.

Hiệp định đối tác mới này được ký kết « vào thời điểm Nhật Bản và Liên Hiệp Châu Âu đang phải đối mặt với một môi trường an ninh ngày càng khó khăn ». Tokyo lo ngại đặc biệt tình trạng gia tăng sức mạnh cùng sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại các khu vực đang có tranh chấp lãnh thổ, cũng như việc Bắc Kinh không loại trừ khả năng chiếm đảo Đài Loan bằng vũ lực.

Thứ ba 29/10, ngoại trưởng Nhật cho biết, hiệp định đối tác an ninh quốc phòng giữa Nhật Bản và Liên Hiệp Châu Âu « nhằm phát triển, làm sâu sắc thêm và củng cố hợp tác, đối thoại trong tất cả các lĩnh vực an ninh và quốc phòng, đặc biệt an ninh hàng hải, lĩnh vực không gian, an ninh mạng và các mối đe dọa hỗn hợp, bao gồm bóp méo thông tin và can thiệp của nước ngoài ».

Sau Nhật Bản, lãnh đạo ngoại giao châu Âu Josep Borrell sẽ tới Hàn Quốc. Trong một thông cáo trước chuyến công du Đông Bắc Á, ông Borrell khẳng định : « Chuyến thăm của tôi tới hai đối tác gần gũi nhất của chúng ta trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương là giai đoạn mấu chốt trong các nỗ lực được triển khai trong 5 năm qua nhằm gia tăng cam kết tích cực của Liên Âu ».

Đương kim thủ tướng Nhật Ishiba từng kêu gọi thành lập một liên minh quân sự kiểu « NATO châu Á » với các nguyên tắc an ninh tập thể, chủ yếu để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên ý kiến này đã làm dấy lên nhiều tranh luận trong vùng. 

Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ về an ninh và trang thiết bị quân sự. Gần đây, Nhật Bản bắt đầu hợp tác với Ý và Anh Quốc để chế tạo chiến đấu cơ. 

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI : 1/11/2024 Times of Israel: Ông Trump đã yêu cầu ông Netanyahu chấm dứt chiến tranh

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nói với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng ông muốn chiến tranh ở Gaza kết thúc trước khi nhậm chức vào tháng 1/2025, tờ Times of Israel đưa tin hôm thứ Tư (30/10).

Trích dẫn “một cựu quan chức chính quyền Trump và một quan chức Israel“, Times of Israel cho biết ông Trump đã đưa ra yêu cầu này với ông Netanyahu khi hai người gặp nhau tại tư dinh Mar-a-Lago của ông Trump ở Florida vào tháng Bảy.

Bốn tháng trước cuộc gặp, ông Trump nói với hãng tin Israel Hayom rằng “ông [Netanyahu] phải kết thúc cuộc chiến của mình“, gọi việc phá hủy nhà dân ở Gaza là “một bức tranh rất tồi tệ cho thế giới“. Ông Trump vốn thường ca ngợi mối quan hệ thân thiết với ông Netanyahu và sự ủng hộ của ông dành cho Israel, đã nói một tuần trước cuộc gặp rằng Israel nên chấm dứt chiến tranh “nhanh chóng… vì người dân đang bị sát hại một cách công khai [tiêu cực] này“.

Trong các tuyên bố công khai của mình, ông Trump chưa bao giờ đặt ra mốc thời gian để ông Netanyahu chấm dứt các hoạt động quân sự.

Phát biểu với tờ Times of Israel, các quan chức này nhấn mạnh rằng ông Trump không định nghĩa điều gì ông ấy sẽ coi là chấm dứt xung đột. Một nguồn tin từ Mỹ cho biết Đảng Cộng hòa rất có thể sẽ ủng hộ hoạt động “còn lại” của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ở Gaza.

Ông Netanyahu đã nhiều lần tuyên bố rằng IDF sẽ tiếp tục tiến hành chiến tranh cho đến khi đạt được “chiến thắng hoàn toàn” trước Hamas và rằng Israel sẽ duy trì “quyền kiểm soát an ninh hoàn toàn” đối với dải đất này sau đó.

Phát biểu trước các nhà lập pháp từ đảng Likud vào đầu tuần này, ông Netanyahu tuyên bố ông “không thể đồng ý” với yêu cầu của Hamas rằng IDF phải rút khỏi Gaza để đổi lấy việc thả khoảng 100 con tin vẫn bị các chiến binh Palestine bắt giữ.

Vị quan chức Mỹ cho biết bất kỳ chiến thắng nào trước ngày tân tổng thống Mỹ nhậm chức, đều phải bao gồm việc thả những con tin này.

Các vấn đề phức tạp hơn nữa là thực tế rằng các đối tác cứng rắn trong liên minh của ông Netanyahu đã nhiều lần báo hiệu rằng họ sẽ rút khỏi chính phủ ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của bất kỳ lệnh ngừng bắn nào với Hamas. Điều đó sẽ phá hỏng sự nghiệp chính trị của ông Netanyahu.

Có những ràng buộc chính trị nội bộ đối với việc chấm dứt chiến tranh nhanh chóng”, một quan chức an ninh Israel nói với tờ Times of Israel hồi đầu tháng này, dường như ám chỉ đến khả năng tan rã liên minh nêu trên.

Bất chấp lập trường ủng hộ Israel, ông Trump đã thâm nhập vào các cử tri người Mỹ gốc Ả Rập bằng cách hứa sẽ chấm dứt giao tranh ở Gaza và Liban. Trong một bài đăng trên mạng xã hội vào thứ Tư (30/10) nhắm vào người Mỹ gốc Liban, ông Trump tuyên bố rằng cuộc xung đột ở quê hương họ là “do bà Kamala Harris và ông Joe Biden gây ra”, và nói ông ấy sẽ đảm bảo “bạn bè và gia đình của các bạn ở Liban… được sống trong hòa bình, thịnh vượng và hòa thuận với những người hàng xóm của mình”.

Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk đưa ra dự đoán bất ngờ về nước Mỹ

Ông Musk viết: "Nhiệm kỳ thứ hai của Trump sẽ là khoảng thời gian vui vẻ nhất của nước Mỹ… Sẽ thật tuyệt vời".

Trước đó ngày 29/10, ông Musk đã dự đoán một chiến thắng áp đảo cho đảng Cộng hòa và ứng cử viên của họ trong cuộc bầu cử tháng 11.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 5/11. Đảng Dân chủ sẽ do Phó Tổng thống Kamala Harris đại diện và Đảng Cộng hòa sẽ do cựu Tổng thống Donald Trump đại diện.

Chiến dịch tranh cử của ông Trump phần lớn phụ thuộc vào các nhóm bên ngoài để vận động cử tri, nghĩa là siêu PAC do ông Musk thành lập — người giàu nhất thế giới — đóng vai trò to lớn trong cuộc bầu cử được dự đoán là rất sít sao giữa ông Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris.

Riêng chiến dịch của ông Trump cho biết đã chi hơn 88 triệu đô la cho quảng cáo trong nửa đầu tháng, khiến ông còn 36 triệu đô la trong ngân hàng cho giai đoạn cuối của chiến dịch, theo một hồ sơ riêng gửi đến Ủy ban Bầu cử Liên bang.

Chiến dịch của ông Trump đã huy động được 16 triệu đô la trong giai đoạn này.

Chiến dịch của bà Harris, vốn đã huy động và chi tiêu nhiều hơn chiến dịch của ông Trump trong những tháng gần đây, báo cáo đã chi hơn 130 triệu đô la cho quảng cáo vào đầu tháng 10. Chiến dịch của bà Harris đã huy động được 97 triệu đô la trong nửa đầu tháng và có 119 triệu đô la trong ngân hàng vào ngày 16/10.

Thursday, October 31, 2024

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI : 31/10/2024 Cựu Đệ nhất Phu nhân Melania Trump nói chồng bà ‘không phải là Hitler’

Cựu Đệ nhất Phu nhân Melania Trump hôm thứ Ba (29/10) khẳng định trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News, rằng ông Donald Trump, chồng bà “không phải là Hitler“.

Những thành viên Đảng Dân chủ như cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và Thống đốc Minnesota Tim Walz, đề cử viên phó tổng thống năm 2024, đã so sánh cuộc mít tinh của ông Trump tại Madison Square Garden, Thành phố New York với một cuộc mít tinh của những người ủng hộ Đức Quốc xã diễn ra tại cùng địa điểm này 85 năm trước.

Thật khủng khiếp. Ông ấy không phải là Hitler, và tất cả những người ủng hộ ông ấy, [họ] ủng hộ ông ấy vì họ muốn [thấy] đất nước thành công, và chúng ta thấy các loại hình thức ủng hộ mà ông ấy có như thế nào”, bà nói trong cuộc phỏng vấn trên chương trình Fox & Friends. 

Ông ấy yêu đất nước của mình và muốn đất nước thành công và vì tất cả mọi người“, bà Melania khẳng định

Ông Donald Trump đã chỉ trích chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Kamala Harris vì đã so sánh một sự kiện mà ông tổ chức tại Madison Square Garden của New York vào tuần trước với một cuộc biểu tình của những người ủng hộ Đức Quốc xã tại cùng địa điểm vào năm 1939, nơi những người phát biểu ca ngợi nước Đức của Hitler.

Ông Trump đã đáp trả bằng cách nói với đám đông những người ủng hộ ở Atlanta, Georgia rằng: “Câu nói mới nhất từ bà Kamala và chiến dịch của bà ấy là bất kỳ ai không bỏ phiếu cho bà ấy đều là Đức Quốc xã. Chúng ta là Đức Quốc xã. Tôi không phải là Đức Quốc xã. Tôi là người đối lập với Đức Quốc xã“.

Ông Trump cho rằng bà Harris và những thành viên Đảng Dân chủ khác đang nhắc đến Adolf Hitler và Đức Quốc xã vì lý lịch “tồi tệ” của bà Harris.

Trong khi đó, ứng cử viên phó tổng thống của Trump, Thượng nghị sĩ Ohio J.D. Vance, đã phát biểu tại cùng một cuộc mít tinh ở Atlanta, Georgia: “Tôi hình dung rằng hầu như mọi người trong căn phòng này đều có người thân đã phục vụ trong Thế chiến thứ hai. Gia đình chúng ta thực sự đã đi và đánh bại Đức Quốc xã. Gọi chúng ta là Đức Quốc xã, là một sự ô nhục“.

Ông Vance tuyên bố rằng những người lính Hoa Kỳ tham gia cuộc đổ bộ Normandy vào tháng 6 năm 1944 sẽ bị xúc phạm bởi các chính sách do chiến dịch của Đảng Dân chủ đề xuất.

Thượng nghị sĩ Vance sẽ xuất hiện trên podcast “Joe Rogan Experience
Một phát ngôn viên của Thượng nghị sĩ (TNS) Đảng Cộng hòa JD Vance, người đồng hành tranh cử cùng với cựu Tổng thống Donald Trump, cho biết, ông Vance sẽ sớm xuất hiện trên chương trình “The Joe Rogan Experience”.

Vị phát ngôn viên này tiết lộ với The Epoch Times rằng vào ngày 30/10, TNS Vance sẽ đến thành phố Austin của tiểu bang Texas để ghi âm một chương trình podcast với người dẫn chương trình Joe Rogan. Sự xuất hiện của TNS Vance sẽ diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc phỏng vấn kéo dài gần ba giờ của cựu Tổng thống Trump trên chương trình nổi tiếng này.

Theo số liệu YouTube thu thập vào ngày 29/10, chương trình podcast với sự có mặt của cựu Tổng thống Trump đã thu hút hơn 38 triệu lượt xem trong chưa đầy một tuần.

Không rõ chính xác thời điểm nào trong ngày thứ Tư (30/10) TNS Vance sẽ ngồi trò chuyện với ông Rogan và cuộc phỏng vấn sẽ được công bố nhanh như thế nào. Đoạn ghi âm cuộc phỏng vấn với cựu Tổng thống Trump đã được công bố cùng ngày.

Tính đến thời điểm phát hành bài báo này, ông Rogan vẫn chưa đăng bất kỳ điều gì về cuộc phỏng vấn với TNS Vance trên mạng xã hội. Các bài đăng mới nhất của ông Rogan tập chung vào phiên bản của ông ấy về các sự kiện xung quanh cuộc phỏng vấn tiềm năng với Phó Tổng thống Kamala Harris.

Trên nền tảng mạng xã hội X, ông Rogan cho biết, chiến dịch vận động tranh cử của bà Harris, đề cử viên tranh cử tổng thống của Đảng Dân chủ, đã đề xuất một cuộc phỏng vấn vào thứ Ba (29/10) nhưng kèm theo điều kiện là ông Rogan phải đến gặp bà Harris và vị đề cử viên của Đảng Dân chủ sẽ chỉ có mặt trong một giờ.

Trong bài đăng trên nền tảng tảng X hôm 28/10, ông Rogan nhấn mạnh: “Tôi thực sự cảm thấy cách tốt nhất để làm điều đó [cuộc phỏng vấn] là trong phòng thu ở Austin. Mong muốn chân thành của tôi là có một cuộc trò chuyện vui vẻ và tìm hiểu bà ấy như một con người”. 

Một phát ngôn viên của chiến dịch vận động tranh cử của bà Harris trước đó đã lưu ý giới báo chí rằng Phó Tổng thống Harris sẽ không thể chấp nhận lời mời xuất hiện trên podcast bởi vì “đã lên lịch trình cho giai đoạn này của chiến dịch vận động tranh cử”. 

Chỉ còn một tuần nữa là cuộc tổng tuyển cử ngày 5/11 sẽ diễn ra, vì vậy cả hai chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump và Bà Harris đều đang tập trung vận động mạnh mẽ tại các tiểu bang chiến trường.

Theo trang web của chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump, TNS Vance đã xuất hiện hai lần ở tiểu bang Michigan vào ngày 29/10. Vào buổi sáng ông đã có mặt ở thành phố Saginaw, nơi Phó Tổng thống Kamala Harris xuất hiện chưa đầy 24 giờ trước đó. Vào buổi chiều, ông đã đến phát biểu tại thành phố Holland.

TNS Vance dự kiến sẽ phát biểu tại thị trấn Bedford của tiểu bang Pennsylvania vào buổi chiều ngày 30/10.

Theo lịch trình công khai hiện tại, cựu Tổng thống Trump sẽ đến thành phố Allentown của tiểu bang Pennsylvania, thành phố Rocky Mount của tiểu bang Bắc Carolina, thành phố Green Bay của tiểu bang Wisconsin, thành phố Albuquerque của tiểu bang New Mexico, thành phố Henderson của tiểu bang Nevada, thành phố Milwaukee của tiểu bang Wisconsin, và thành phố Salem của tiểu bang Virginia trong tuần tới.

Phó Tổng thống Harris sẽ có bài phát biểu tại công viên The Ellipse gần Nhà Trắng và công viên National Mall vào tối thứ Tư(30/10).  Bà dự kiến sẽ đưa ra “lý lẽ kết thúc” chiến dịch vận động tranh cử của mình đến người Mỹ. Vào ngày 6/1/2021, ông Trump, tổng thống Mỹ khi đó, đã phát biểu tại cùng địa điểm này trước khi cuộc bạo loạn xảy ra tại Đồi Capitol.

Hôm 29/10, bà Harris vận động tranh cử tại tiểu bang Michigan, trong khi người đồng hành tranh cử với bà, Thống đốc Tim Walz của tiểu bang Minnesota đến thăm tiểu bang Wisconsin. Vào ngày 30/10, Thống đốc Walz sẽ đến thành phố Savannah của tiểu bang Georgia, trong khi cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama dự kiến sẽ thay mặt bà Harris phát biểu tại thành phố College Park của tiểu bang Georgia.

Vào ngày 30/10, bà Harris dự kiến sẽ vận động tranh cử tại các tiểu bang Pennsylvania và Wisconsin, trong khi ông Walz sẽ vận động tranh cử tại tiểu bang Bắc Carolina.
Tòa án Phần Lan ra lệnh tịch thu 4,25 tỷ USD tài sản của Nga

Tòa án Phần Lan đã ra phán quyết tịch thu 4,25 tỷ USD tài sản của Nga tại quốc gia này, theo yêu cầu từ công ty năng lượng Naftogaz của Ukraine.

Theo hãng tin Reuters, nội dung phán quyết được tòa án ở thủ đô Helsinki của Phần Lan đưa ra hồi tháng 8, trong đó yêu cầu tịch thu số tài sản trị giá 4,25 tỷ USD của Nga tại Phần Lan để đảm bảo khoản tiền mà tập đoàn năng lượng Naftogaz của Ukraine đáng được nhận.

“Giá trị tài sản bị tịch thu và phong tỏa rất đáng kể”, Aki Virtanen, quan chức tòa án, cho biết. Cơ quan Thực thi Pháp luật Phần Lan xác nhận đã thi hành phán quyết của tòa, nhưng chưa cung cấp thông tin chi tiết về những tài sản bị đóng băng và tịch thu.

Naftogaz hôm 27/10 cho biết tài sản Nga bị Phần Lan phong tỏa bao gồm bất động sản và các tài sản trị giá hàng chục triệu USD. “Đây cũng là lần phong tỏa tài sản thành công đầu tiên được biết đến rộng rãi bên ngoài Ukraine, sau khi các công ty Ukraine khởi kiện Nga vì tịch thu tài sản ở Crimea năm 2014”, tập đoàn thông báo.

Đại sứ quán Nga tại Phần Lan đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Phần Lan, bày tỏ phản đối quyết liệt và kêu gọi xem xét lại phán quyết.

“Chúng tôi đã nhận được danh sách từ giới chức Phần Lan về hơn 40 tài sản bị tịch thu. Hơn nửa số này là tài sản ngoại giao, trong đó có nhà ở của quan chức ngoại giao. Chúng được sử dụng cho mục đích công vụ và mang tính đại diện của đại sứ quán, nên được hưởng quy chế bảo vệ theo Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao và luật pháp Phần Lan”, đại sứ quán Nga cho biết.

Điện Kremlin tuyên bố phản đối phán quyết và sẽ đưa vụ tranh chấp ra tòa. “Nga đương nhiên sẽ sử dụng mọi cơ chế pháp lý để bảo vệ lợi ích của mình”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay.

Naftogaz đệ đơn lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hà Lan vào năm 2016, trong đó kiện Nga vì tịch thu tài sản của tập đoàn này khi sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014. Hồi tháng 4/2023, PCA ra phán quyết yêu cầu Nga bồi thường cho Naftogaz 4,22 tỷ USD kèm lãi suất và chi phí pháp lý, tổng cộng là 5 tỷ USD.

Tàu tuần tra Đài Loanxua đuổi 4 tàu tuần duyên Trung Quốc

Các tàu tuần tra của Đài Loan đã tiếp cận và phát đi cảnh báo yêu cầu 4 tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển Kim Môn.

Hôm 29/10, bốn tàu tuần duyên Trung Quốc đã tiến vào vùng biển hạn chế của Đài Loan xung quanh đảo Kim Môn trong ngày thứ hai liên tiếp.

Sau vụ việc, bốn tàu khác lại xâm nhập vào vùng biển hạn chế này vào sáng 30/10. 

Chi nhánh Kim Môn – Mã Tổ – Bành Hổ của Cục Tuần duyên Đài Loan cho biết, họ đã điều động bốn tàu tuần tra để xua đuổi các tàu này trong hơn hai giờ.

Theo Chi nhánh này, radar đã phát hiện ba tàu tuần duyên Trung Quốc khởi hành từ Hạ Môn và một tàu từ Tuyền Châu vào khoảng 8 giờ sáng theo giờ địa phương. 

Bốn tàu này tập trung ở phía nam Kim Môn, tiến gần đến ranh giới vùng biển hạn chế, khiến Đài Loan phải khai triển bốn tàu tuần tra.

Cơ quan này cho biết các tàu Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển Đài Loan ở Kim Môn.

Các tàu tuần tra của Đài Loan đã tiếp cận và phát đi cảnh báo yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực. Họ đã rời khỏi khu vực vào lúc 11 giờ sáng cùng ngày.

Chi nhánh Kim Môn – Mã Tổ – Bành Hổ của Cục Tuần duyên Đài Loan cho biết, đã có 48 trường hợp xâm nhập vào vùng biển Kim Môn, Mã Tổ trong năm nay. 

Chi nhánh này kêu gọi Bắc Kinh ngừng các hành động làm suy yếu hòa bình xuyên eo biển.